Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

CHƯƠNG 6.

CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG


1. Khái niệm và phân loại thị trường
- Thị trường là sự tương tác giữa người mua và người bán nhằm thực hiện trao đổi hàng hóa, dịch
vụ.
- Cấu trúc thị trường: Cách thức tổ chức của thị trường.
- Phân loại thị trường:
Phân loại thị trường
Thị trường cạnh Thị trường độc quyền Thị trường cạnh tranh Thị trường độc quyền
tranh hoàn hảo độc quyền nhóm
2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
- Đặc điểm của thị trường:
+ Có nhiều người mua và người bán độc lập nhau do đó phải “chấp nhận giá” sẵn có trên thị trường.
+ Sản phẩm hoàn toàn đồng nhất: Sản phẩm hầu như không có sự khác biệt. VD: Gạo, ngô, trứng,
đĩa DVD,..
+ Thông tin hoàn hảo: Thông tin về sản phẩm và giá cả được người mua biết rõ.
+ Tự do gia nhập và rút khỏi thị trường: Do không có trở ngại đáng kể khi rút khỏi hoặc gia nhập
+ Huy động nguồn lực hoàn hảo.
- Đặc điểm của hãng cạnh tranh hoàn hảo:
+ Quy mô rất nhỏ so với thị trường: Phải chấp nhận giá nên nó bán số lượng rất nhỏ so với thị
trường.
+ Không có sức mạnh thị trường: “Chấp nhận giá” tức là không có khả năng thay đổi giá.
+ Đối với hãng cạnh tranh hoàn hảo: Doanh thu cận biên MR = (TR)' Q = P.
- Đường cầu của thị trường và của hãng cạnh tranh hoàn hảo:
- Tối đa hóa lợi nhuận: Hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ở mức sản lượng khi MC = P nhằm thu
được lợi nhuận π max
- Lợi nhuận của hãng cạnh tranh hoàn hảo: Trong ngắn hạn là phần chênh lệch giữa giá và tổng chi
phí bình quân nhân với mức sản lượng: π=¿ (P – ATC)*Q
+ Khi P > MC:
Tăng Q sẽ tăng lợi
nhuận
+ Khi P < MC:
GIảm Q sẽ tăng lợi
nhuận

Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, hãng CTHH sẽ lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng Q
theo nguyên tắc: π max = (TR – TC) max  MR = MC hay P = MC
- Điểm hòa vốn, điểm đóng cửa của hãng cạnh tranh hoàn hảo:
Điều kiện Đặc điểm Hãng
P = ATCmin Lợi nhuận kinh tế = 0 Tiếp tục sản xuất. Đây là
điểm hòa vốn
P > ATCmin Lợi nhuận kinh tế > 0 Tiếp tục sản xuất
Doanh số bán vẫn đủ bù đắp Chịu lỗ và tiếp tục sản
Và P > AVCmin chi phí biến đổi và một phần xuất
chi phí cố định
P < ATCmin Không bù đắp được hết VC và Đóng cửa sản xuất. Điểm
Và P < AVCmin cả FC P = AVCmin là điểm đóng
cửa
− Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo:
+ Đường cung của hãng cho biết sản lượng hãng cung cấp tại mỗi mức giá.
+ Là đường chi phí cận biên nằm trên điểm đóng cửa trong ngắn hạn (tức là điểm chi phí biến đổi
bình quân tối thiểu).
− Đường cung ngắn hạn của thị trường: Là tồng theo chiều ngang đường cung ngắn hạn của
tất cả các hãng
- Thặng dư sản xuất (PS): Phản ánh sự chênh
lệch giữa lợi ích biên (P) và chi phí biên (MC)
của nhà sản xuất PS = TR – VC và π=¿ PS –
FC

- Lợi ích ròng xã hội (NSB) = CS + PS. Tại trạng thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng thì
lợi ích ròng của xã hội đạt tối đa.
+ Khi có sự can thiệp làm cho thị trường không cân bằng thì lợi ích ròng không đạt tối đa và xuất
hiện phần mất không (DWL).
VD: Khi có giá trần hoặc giá sàn, thuế hoặc trợ cấp sẽ xuất hiện phần mất không DWL.
 Khi có giá trần:
Trước khi có Sau khi có giá trần
giá trần
CS S AEC S AGFH

PS S BEC S BFH

NSB S AEB S AGFB

DWL Không có SGEF

 Khi có thuế:

Trước khi có Sau khi có thuế


thuế
CS S AEC S AGH

PS S BEC S BIF

NSB S AEB S AGFB

DWL Không có SGEF

Chú ý: Lợi nhuận dương khi các hãng mới gia nhập thị trường hoặc các hãng hiện có mở rộng sản
xuất. Trong dài hạn, hãng cạnh tranh hoàn hảo có lợi nhuận bằng 0. Do: Khi lợi nhuận dương, ngày
càng có nhiều hãng tham gia vào thị trường vì TT CTHH không có rào cản gia nhập thị trường. Nên
trong dài hạn lợi nhuận kinh tế sẽ giảm đến 0.
3. Thị trường độc quyền
− Đặc điểm của thị trường:
+ Chỉ có một hãng duy nhất trên thị trường.
+ Sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần gũi. VD: Điện, nước sinh hoạt,…
+ Hàng rào ngăn cản sự gia nhập thị trường là rất cao.
+ Hãng có sức mạnh thị trường lớn, là người ấn định giá.
− Nguyên nhân dẫn đến độc quyền: Kiểm soát yếu tố đầu vào, do chính phủ quy định, bản
quyền bằng phát minh, sáng chế, tính kinh tế của quy mô.
- Hãng độc quyền: Có khả năng tự đặt giá thông qua việc điều chỉnh mức sản lượng và có
đường cầu dốc xuống
- Doanh thu cận biên của hãng độc quyền (MR): Luôn nhỏ hơn giá bán hàng hóa, đường MR
luôn nằm dưới đường cầu.
- Hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng thỏa mãn: π max  MR = MC sau
đó sử dụng đường cầu để xác định mức giá cao nhất có thể đặt.
MC
P* = 1+ 1 và π = Q(P – ATC)
Ed

-
-
-
-
-
-
- Phân biệt đối xử bằng giá:
Là việc đặt các mức giá khác nhau cho những người mua khác nhau hoặc cho những lượng
mua khác nhau  Chiếm thêm một phần thặng dư tiêu dùng. Phân biệt giá cấp 1 (Phân biệt
giá hoàn hảo).
− So sánh với hãng cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường độc quyền có mức sản lượng thấp hơn và
mức giá cao hơn.
P−MC −1
- Hệ số Lerner về sức mạnh độc quyền: L = = với 0 < L < 1
P E DP
 Khi L càng gần 1 thì sức mạnh của nhà độc quyền càng lớn.
 Chú ý: Quyết định sản lượng của hãng độc quyền không thể tách rời với đường cầu của
hãng và hãng độc quyền không có đường cung.

- Mất không từ sức mạnh độc quyền:


- So với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị
trường độc quyền tạo ra một phần lợi ích ròng
xã hội NSB (CS + PS) ít hơn. Phần NSB bi
mất gọi là phần mất không DWL.
- Trong hình vẽ nhà độc quyền bán tại mức
sản lượng Qm với giá Pm; còn điểm C là cân
bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Như vậy phần mất không chính là diện tích
tam giác ABC

* Chú ý: Độc quyền bán không có đường cung (do không có mối quan hệ 1: 1 giữa giá và sản
lượng).
4. Thị trường cạnh tranh độc quyền
− Đặc điểm của thị trường:
 Có số lượng lớn các hãng
 Mỗi hãng sản xuất ra sản phẩm có sự khác biệt nhưng thay thế ở mức độ cao.
 Sự khác biệt sản phẩm: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lợi thế địa điểm, bao bì và xúc tiến
bán hàng
 Gia nhập và rút lui khỏi thị trường tương đối dễ dàng
 Cạnh tranh phí giá cả, sử dụng quảng cáo và khác biệt giá cả.
 Hãng cạnh tranh độc quyền: Có đường cầu dốc xuống
- Sự khác biệt hóa sản phẩm hình thành đường cầu dốc xuống hãng quyết định giá cho sản
phẩm của mình.
- Sản phẩm không khác hoàn toàn nên giới hạn sức mạnh của hãng cạnh tranh độc quyền và
có thể thay thế cho nhau do đó đường cầu thoải hơn (co giãn hơn) so với hãng độc quyền.
- Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền:
+ Trong ngắn hạn:
 Tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Q: MR = MC.
 Giá được xác định bởi đường cầu của hãng và theo nguyên tắc: P = MC/(1 + 1/Edp)
 Cân bằng trong ngắn hạn: P* > ATC*  lợi nhuận max
 Hãng không sản xuất tại ATCmin do không đạt hiệu quả phân bổ

+ Trong dài hạn:


 Lợi nhuận của hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn bằng 0 do sự gia nhập và rút lui tự
do của các hãng (P* = ATC*  lợi nhuận = 0)
 Đường cầu dài hạn D LR sẽ tiếp xúc với đường chi phí trung bình (AC) của doanh nghiệp.
- Hình vẽ:
Ngắn hạn Dài hạn
− Cạnh tranh độc quyền và hiệu quả kinh tế:
 Xuất hiện phần mất không của xã hội nhưng thấp hơn nhiều so với thị trường độc quyền
 Sản phẩm không được tiêu thụ hết do công suất thừa. Sản lượng của cạnh tranh độc quyền
thấp hơn sản lượng ở mức chi phí trung bình tối thiểu ATCmin như trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo.
 Tổng chi phí trung bình dài hạn không được tối thiểu, lạm dụng quảng cáo
 Thị trường cạnh tranh độc quyền không hiệu quả hơn cạnh tranh hoàn hảo nhưng tạo ra sự
đa dạng sản phẩm.
5. Thị quyền độc quyền tập đoàn

− Các đặc điểm của thị trường:


 Chỉ có một số ít các hãng sản xuất phần lớn mức cung của thị trường. Sản phẩm có thể đồng
nhất hoặc phân biệt, thông tin không hoàn hảo. VD: Ô tô, viễn thông, hàng không,…
 Sức mạnh thị trường của các hãng là tương đối lớn
 Các cản trở đối với sự xâm nhập và rút lui khỏi thị trường tương đối lớn: Rào cản về vốn,
công nghệ sản xuất,…

− Chiến lược của các hãng:


 Cạnh tranh giá cả và cạnh tranh phi giá cả
 Cấu kết hoặc Cartel
− Các cản trở đối với việc cấu kết: Luật chống độc quyền, sự gian lận, khó khăn trong theo
đuổi mục tiêu chung,…
- LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI: với giả định là người chơi và cả đối thủ đều “duy lý” – cố gắng
tìm chiến lược để tối đa hóa lợi ích của riêng họ. Các hành vi chiến lược mà các hãng độc
quyền tập đoàn (người chơi) quyết định sẽ được lý thuyết trò chơi dự đoán và từ đó xác định
trạng thái cân bằng thị trường.
+ Chiến lược trội: Là chiến lược mang lại lợi ích lớn nhất cho người chơi dù hành vi của đối thủ
như thế nào
+ Cân bằng Nash: Là cân bằng xảy ra khi điều tốt nhất có thể trên cơ sở hành vi của các đối thủ
cạnh tranh
CHƯƠNG 7. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Các khái niệm căn bản:
− Lợi thế tuyệt đối: Khả năng sản xuất ra một sản phẩm ít sử dụng đầu vào hơn các nhà sản
xuất khác.
− Lợi thế so sánh: Khả năng sản xuất ra một hàng hóa có chi phí cơ hội ít hơn các nhà sản
xuất khác.
− Thương mại có thể đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trong xã hội vì nó cho phép con
người có thế chuyên môn hóa vào hoạt động mà họ có lợi thế so sánh.
+ Xuất khẩu: Một quốc gia nên thực hiện xuất khẩu nếu mức giá cân bằng trong nước thấp hơn so
với mức giá thế giới (tức là nước đó có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa đó so với các
nước khác).
+ Nhập khẩu: Một quốc gia nên thực hiện nhập khẩu nếu mức giá cân bằng trong nước cao hơn so
với mức giá thế giới (tức là các nước khác có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hóa đó so với
nước đó).
- Lợi ích của thương mại quốc tế:
 Xuất nhập khẩu làm tăng lợi ích ròng của xã hội.
 Tăng tính đa dạng của hàng hóa.
 Lợi thế kinh tế nhờ tính kinh tế của quy mô.
 Thúc đẩy cạnh tranh, tăng cường đổi mới, sáng tạo.
- Các yếu tố ảnh hưởng xuất nhập khẩu:
 Thuế xuất nhập khẩu.
 Hạn ngạch xuất nhập khẩu.
 Hàng rào kĩ thuật bảo vệ thuế quan khi nhập khẩu.
 Trợ cấp cho xuất khẩu.
- Lý do bảo hộ thương mại:
 Bảo vệ việc làm cho lao động trong nước.
 Bảo đảm anh ninh chính trị, xã hội quốc gia.
 Hỗ trợ các ngành còn non trẻ.
 Bảo đảm cạnh tranh công bằng.
 Hành vi tìm kiếm lợi ích của các doanh nghiệp nội địa.

1.1 Hoạt động xuất khẩu


Trước khi xuất khẩu Sau khi xuất khẩu
CS A+B CS A
PS C PS C+B+D
NSB A+ B + C NSB A+B+C+D

1.2 Hoạt động nhập khẩu

Trước khi nhập khẩu Sau khi nhập khẩu


CS A CS A+B+D
PS B+C PS C
NSB A+ B + C NSB A+B+C+D

2. Thuế và trợ cấp đến các hoạt động xuất nhập khẩu
- Ngoài thuế và trợ cấp còn có các hạn ngạch, tuy nhiên thường thì bài tập chỉ hỏi đến thuế và trợ
cấp
2.1 Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu:
- Thuế nhập khẩu là thuế trên sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài
 Làm tăng giá sản phẩm trong nước (cao hơn mức giá thế giới)
 Làm giảm lượng nhập khẩu
Trước khi có thuế nhập khẩu Sau khi có thuế nhập khẩu
CS A+B+C+D+E+F CS A+B
PS G PS C+G
DT thuế 0 DT thuế E
NSB A+B+C+D+E+F+G NSB A+B+C+E+G
DWL D+F

2.2 Ảnh hưởng của trợ cấp xuất khẩu


- Là việc chính phủ trợ cấp cho các nhà sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Trước khi có trợ cấp xuất khẩu Sau khi có trợ cấp xuất khẩu
CS G+C+D CS G
PS A+B PS A+B+C+D+E
DT thuế 0 Trợ cấp D+E+F
NSB A+B+C+D+G NSB A+B+C+D+G–
(D+F)
DWL D+F
2.3 Ảnh hưởng của thuế xuất khẩu
- Là việc chính phủ đánh thuế đối với
những nhà sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu.
- Chính sách này thường được sử
dụng khi chính phủ muốn tránh tình
trạng khan hiếm hàng hóa trong
nước.

CHƯƠNG 8. CÁC THẤT


BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG
1. Hiệu quả thị trường
- Hiệu quả Pareto: Một trạng thái phân bổ được coi là đạt hiệu quả Pareto khi và chỉ khi không có
khả năng cải thiện sự phân bổ đó để làm tăng lợi ích của 1 bên mà không làm giảm lợi ích của bên
khác.
Điểm cân bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo được gọi là đạt hiệu quả Pareto
2. Các thất bại của thị trường
* Gồm 5 ý:
- Độc quyền và sức mạnh thị trường:
 Nhà độc quyền sử dụng sức mạnh thị trường để tối đa hóa lợi nhuận  phần mất không
 Điều tiết tự nhiên: (Giá hoặc sản lượng)  hiệu quả giá (P = MC), công bằng (P = ATC),
hiệu quả sản xuất (ATCmin)
Chính phủ điều tiết độc quyền tự nhiên nhằm tăng sản lượng và giảm giá bán của nhà độc
quyền (vì nhà độc quyền thường bán với giá cao nhưng sản lượng lại ít).
- Ngoại ứng:
Xảy ra khi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng của một chủ thể kinh tế làm ảnh hưởng đến lợi ích,
chi phí của chủ thể khác nhưng không thể hiện thông qua giao dịch của thị trường.
 Ngoại ứng tiêu cực: Khi hoạt động sản xuất hay tiêu dùng của một chủ thể kinh tế áp đặt chi
phí chop chủ thể khác
Ví dụ: Sản xuất xi măng xả khói bụi trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của
người dân xung quanh, gây ô nhiễm môi trường. (Người dân phải chịu chi phí mua thuốc, khám
chữa bệnh,…)
 Ngoại ứng tích cực: Khi hoạt động sản xuất hay tiêu dùng của một chủ thể kinh tế làm tăng
lợi ích cho chủ thể khác.
Ví dụ: Sản xuất túi giấy thay cho túi nilon với giá thành thấp hơn, vừa thu được lợi nhuận vừa
mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, và còn bảo vệ môi trường (mang lại lợi ích cho nhiều
người khác)
Từ hình vẽ ta thấy:
Ngoại ứng tích cực:
 Vì ngoài mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hàng hóa đó thì ngoại ứng tích cực còn mang lại
lợi ích cho nhiều người nên lợi ích xã hội cận biên (MSB) lớn hơn lợi ích tư nhân cận biên
(MPB) đối với những hàng hóa cung ứng trên thị trường tạo ra ngoại ứng tích cực.
 Trong ngoại ứng tích cực, thị trường có xu hướng cung cấp quá ít hàng hóa so với mức mong
muốn của xã hội. (Q1 < Q2)
 Để khắc phục sự không hiệu quả của ngoại ứng tích cực chính phủ có thể sử dụng trợ cấp Pigou
là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra ngoại ứng tích cực sao cho lợi
ích tư nhân cận biên đúng bằng lợi ích xã hội cận biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội (Q2).
Ngoại ứng tiêu cực:
 Vì ngoại ứng tiêu cực làm cho nhiều người phải chịu chi phí kể cả không sử dụng hàng hóa đó
nên chi phí xã hội cận biên (MSC) lớn hơn chi phí tư nhân cận biên (MPC) đối với những
hàng hóa cung ứng trên thị trường tạo ra ngoại ứng tiêu cực.
 Trong ngoại ứng tiêu cực, thị trường có xu hướng cung cấp quá nhiều hàng hóa so với mức
mong muốn của xã hội. (Q1 > Q2)
 Để khắc phục sự không hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực chính phủ có thể sử dụng đánh thuế
Pigou là thuế đánh vào mỗi đơn vị sản xuất đầu ra của hãng gây ngoại ứng tiêu cực, sao cho chi
phí tư nhân cận biên đúng bằng chi phí tư nhân cận biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội (Q2).
+ Biện pháp khắc phục:
 Chính phủ: Điều tiết sản lượng, quy định công nghệ và xử lý chất thải, thuế, trợ cấp,…
 Tư nhân: Định lý Coase
- Hàng hóa công cộng:
Là những hàng hóa, dịch vụ mà tất cả mọi người đều có quyền sử dụng. Có hai thuộc tính:

 Không cạnh tranh trong tiêu dùng: Việc tiêu dùng của người này không ảnh hưởng đến
người khác
 Không có khả năng loại trừ: Ai cũng được sử dụng, không ai có quyền loại trừ
Nếu hàng hóa công cộng có cả hai thuộc tính thì là hàng hóa công cộng thuần túy (Quốc phòng an
ninh, pháp luật trong nước, kiểm soát lũ lụt, bảo vệ môi trường, đèn biển), còn có 1 trong 2 thuộc
tính thì là hàng hóa công cộng không thuần túy (hệ thống đường xá quốc gia, cầu cống, …)
 Biện pháp của Chính phủ:
i) Chính phủ đứng ra cung cấp hàng hóa công cộng
ii) Chính phủ trợ cấp cho cá nhân sử dụng hàng hóa công cộng
 Hàng hóa công cộng là trường hợp đặc biệt của ngoại ứng tích cực.
 Để xác định cầu hàng hóa công cộng của xã hội, phải cộng theo chiều dọc tất cả các đường
cầu (đường lợi ích cận biên) của các cá nhân.
 Hàng hóa công cộng gây ra vấn đề “kẻ ăn không” vì tất cả mọi người đều có quyền sử dụng
hàng hóa công cộng.
- Phân phối thu nhập không công bằng: Chính phủ điều tiết bằng thuế thu nhập cá nhân hoặc trợ
cấp cấp xã hội,…
- Thông tin không hoàn hảo: Thông tin về sản phẩm mà người mua và người bán biết không giống
nhau (ví dụ thị trường thuốc chữa bệnh, bác sĩ, dược sĩ có nhiều thông tin hơn so với người tiêu
dùng).

Dạng 12: Tính toán khi có tự do thương mại


Phân tích: Đề bài thường liên quan đến các yêu cầu
 Mức giá trước và sau khi tham gia thương mại tự do hoặc bị đánh thuế xuất nhập khẩu
 Nhập khẩu, xuất khẩu bao nhiêu
 Thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, lợi ích ròng xã hội
- Để xác định được quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu bao nhiêu, chỉ cần tính cầu hàng hóa và cung
hàng hóa tại mức giá bài cho. Cung lớn hơn cầu thì xuất khẩu, cung nhỏ hơn cầu thì nhập khẩu.
- Biểu diễn sự thay đổi về lượng và về giá lên hình vẽ rồi tính toán dựa vào hình.
VD: Thị trường trong nước của sản phẩm X được cho bởi hàm cầu: (D): P = 200 – 0,5Q, (S):
P = 50 + 0,25Q. Mức giá thế giới của sản phẩm X là 120$, giả sử đây là quốc gia chấp nhận giá
thế giới.
a. Trong TH thương mại tự do quốc gia này sẽ nhập khẩu hay xuất khẩu với số lượng là bao nhiêu
b. Xác định thay đổi trong thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, lợi ích ròng xã hội trước và sau
khi nước này tham gia thương mại tự do
c. Giả sử quốc gia này áp dụng mức thuế 5$/ sản phẩm với hàng hóa xuất hay nhập khẩu xác định
ảnh hưởng của mức thuế này tới thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng
Giải:
Tại điểm cân bằng Ps = Pd
 200 – 0,5Q = 50 + 0,25Q  Q = 200, P = 100
a. Khi giá P = 120 => Qd = 160, Qs= 280
 Dư thừa  Xuất khẩu một lượng
Qs – Qd = 280 – 160 = 120
b. Phần CS giảm = ½ * (120 – 100)*(160 + 200) = 3600
Phần PS tăng = ½* (120 – 100)*(200 + 280) = 4800
Phần NBS tăng = PS tăng – CS giảm
= 4800 – 3600 = 1200
c. Thuế 5$/sp xuất khẩu
 Giá P = 120 – 5 = 115  Qd = 170, Qs = 260
Phần CS tăng = ½ (120 – 115)*(160+170) = 825
Phần PS giảm = ½ (120 – 115)*(260+280) = 1350
* Bài tập tự luyện:
1. Căn cứ vào hình vẽ sau, giả sử đây là nước nhỏ và sau đó nhà nước áp dụng thuế nhập
khẩu 2 đồng/ sản phẩm. PS khi đó sẽ:
A. Giảm 100 đồng
B. Tăng 200 đồng
C. Tăng 300 đồng
D. Tăng 100 đồng
[ ]

− Mô hình đường cầu gãy:

 Nếu các hãng tăng giá bán, đối thủ


không phản ứng lại  bán được ít
hơn trước do luật cầu
 Nếu các hãng giảm giá xuống để
tăng lượng sản phẩm, nhưng đối
thủ cũng giảm làm cho lượng cầu
tăng ít hơn so với kì vọng tạo ra
đường cầu gãy

- Đặc điểm:
Giá cả kém linh hoạt do đường cầu gãy là sự hợp lại của hai đường cầu riêng biệt nên mỗi đường
có doanh thu cận biên riêng do đó đường MR cũng gián đoạn  giá cả “cứng nhắc”. Một hãng
không thế hạ giá mà không bị trả đũa (giảm giá theo) và cũng không thể nâng giá mà không mất
thị phần

You might also like