Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đây là lần đầu tiên em tham gia buổi tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nhờ

học phần Chủ


nghĩa xã hội khoa học. Em nhận thấy rằng đây là một cơ hội để em có thể sống trong giai đoạn
huy hoàng của lịch sử dân tộc. Em tự nhận thấy rằng bản thân mình khá thích không khí trong
những Bảo tàng nhưng để gác lại công việc hành chính, việc học tại trường và thời gian nghỉ
ngơi để đi tìm hiểu lịch sử thì rất ít xảy ra với em. Cảm ơn thầy cô đã sắp xếp tiết học ngoại
khóa bổ ích này cho sinh viên chúng em.
Bởi vì lần đầu được đến đây cho nên những ấn tượng của em về Bảo tàng chính là sự kinh ngạc
và vô cùng tự hào. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được khánh thành vào ngày 1 tháng 1 năm 1929;
tọa lạc tại số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Bảo
tàng được xây theo lối kiến trúc "Đông Dương cách tân" (styleindochinois), do kiến trúc sư
người Pháp Delaval thiết kế, và do hãng thầu Etablissements Lamorte Saigon thực hiện trong ba
năm: 1926-1927-1928. Khi khởi xây (1926), tòa nhà này dự kiến làm Viện Triển lãm Mễ cốc
(Musée du Riz), sau định làm Viện Triển Lãm Kinh tế (Musée économique), nhưng cuối cùng lại
quyết định làm Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Phần giữa Bảo tàng có một khối bát giác có 2
nóc mái lợp ngói ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả
cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều
yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau
một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây
cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với hai lớp mái, có gắn đầu
rồng kiểu gặm trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng
bày khá thoáng mát và sáng sủa.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật cả trong nhà lẫn ngoài trời,
được kết cấu thành từng chuyên đề, phản ánh toàn diện Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử cho
đến hết thời nhà Nguyễn và văn hóa Việt Nam cũng như một số nước châu Á.
Bảo tàng như một cuốn sử sống có tác dụng rất to lớn đến việc giáo dục truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta cho người Việt Nam, cho thế hệ trẻ. Bảo tàng còn giúp cho khách nước ngoài
hiểu rõ về Việt Nam ta, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta và về nét đẹp mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, bảo tàng luôn tạo điều kiện tốt nhất dành cho khách tham
quan. Và sau chuyến tham quan này em thực sự đã cảm nhận được sự tận tâm với sự nghiệp
tôn vinh lịch sử chiếnđấu trong từng ánh mắt của các anh/chị/cô/chú tại Bảo tàng. Từ chú bảo
vệ, người soát vé hay những người dọn dẹp bảo tàng, mọi người đềuniềm nở, quan tâm đến
chúng em. Bảo tàng trưng bày hiện vật cả trong nhà và ngoài trời. Chỉ trong 1 buổi chiều thì
chúng em không thể đi thăm được toàn bộ Bảo tàng nhưng vẫn đủ để đọng lại trong em những
ấn tượng vô cùng sâu sắc. Điều em ấn tượng ấn tượng trong buổi tham qua đó là tượng thần
YAMA.

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đang lưu giữ và trưng bày 1 tượng thần Yama mang
số hiệu BTLS.5839 có niên đại thế kỷ IX-X. Tượng thể hiện thần Yama đang cưỡi trâu với tư thế
ngồi theo kiểu Ấn Độ, hai chân xếp bằng trên lưng trâu. Thần có mái tóc búi cao, được thắt
bằng những dải tóc tết, các đầu mối của các dải tóc buông xuống hai bên. Gương mặt của
tượng tuy bị phong hóa nhiều nhưng vẫn thấy rõ các chi tiết: Đôi mắt mở to, lông mày cong
giao nhau ở đầu sống mũi, cánh mũi rộng, miệng rộng môi dày và hơi nở nụ cười. Hai tay của
tượng bị mất nên không rõ tư thế. Phần thân dưới tượng thể hiện quấn sampot với hoa văn là
các vạch dọc theo thân, phía sau lưng là một đoa hoa sen đang nở rộ.
Để chiêm ngưỡng pho tượng này, tìm hiểu câu chuyện thần thoại của thần Yama cũng như
tham quan và tìm hiều về lịch sử, nét đẹp văn hóa Việt Nam thì e nghĩ mỗi người chúng ta nên
tới bảo tàng lịch sử một lần - nó thực sự sẽ làm bạn ngạc nhiên và cuốn hút bạn.

You might also like