LeDinhHung THS 2016

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ ĐÌNH HÙNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG MỘT SỐ MẪU


TRÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

Tp. Hồ Chí Minh - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ ĐÌNH HÙNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ TRONG MỘT SỐ MẪU


TRÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao

Mã số chuyên ngành: 60 44 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN THIỆN THANH

Tp. Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp chương trình
cao học tại Bộ môn Vật lý Hạt nhân, Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến:
Thầy Trần Thiện Thanh đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong Bộ môn Vật lý Hạt nhân và
các bạn cao học khoá K24 đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ths. Phan Long Hồ, Ths. Vũ Tuấn Minh và
các đồng nghiệp đang công tác tại Khoa Xét nghiệm, Viện Y tế Công cộng Tp. Hồ
Chí Minh đã hết sức giúp đỡ tôi trong công việc cũng như trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn động viên và hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016

Học Viên

Lê Đình Hùng
MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐƠN VỊ .......................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của luận văn .......................................... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 5
1.2. Trà và phóng xạ trong trà ................................................................................. 6
1.3. Tác hại sinh học của bức xạ ion hóa đối với cơ thể con người ........................ 8
1.4. Giới hạn hoạt độ phóng xạ trong thực phẩm và nước uống ........................... 10
1.5. Nhận xét chương 1 ......................................................................................... 11
Chương 2 - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 12
2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 12
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 13
2.2.1. Phương pháp xác định tổng hoạt độ alpha-beta....................................... 13
2.2.2. Phương pháp phân tích phổ gamma ........................................................ 20
2.2.3. Phương pháp đánh giá tương quan .......................................................... 31
2.3. Nhận xét chương 2 ......................................................................................... 32
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 33
3.1. Tổng hoạt độ alpha-beta trong các mẫu trà .................................................... 33
3.1.1. Tổng hoạt độ alpha-beta theo kỹ thuật tiêu huỷ mẫu và pha chế mẫu .... 33
3.1.2. Nồng độ hoạt độ phóng xạ alpha-beta trong mẫu nước trà ..................... 36
3.2. Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà........................................... 38
3.2.1. Kết quả phân tích hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà........ 38
3.2.2. Tương quan hoạt độ phóng xạ của các đồng vị trong mẫu trà ................ 40
i
3.3. Đánh giá kết quả ............................................................................................. 42
3.4. Suất liều hiệu dụng hằng năm của các đồng vị có trong mẫu nước trà.......... 44
3.5. Nhận xét chương 3 ......................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 48
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 53

ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên tiếng anh Tên tiếng việt
IAEA International Atomic Energy Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Agency Quốc tế
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
ISO International Organization for Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
Standardization
LOD Limits of Detection Giới hạn phát hiện
ICRP International Commission on Ủy ban Quốc tế về An toàn Bức xạ
Radiological Protection
CPM Counts Per Minute Số đếm trên phút

iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐƠN VỊ

Ký hiệu Định nghĩa Đơn vị


Asα Hoạt độ nguồn chuẩn alpha Bq

rs Tốc độ đếm nguồn chuẩn alpha cpm


 Tốc độ đếm nguồn alpha trung bình cpm
 Hiệu suất đếm alpha %
r Tốc độ đếm beta khi đo nguồn chuẩn alpha cpm
rβ Tốc độ đếm beta trung bình khi đo nguồn chuẩn alpha cpm

 Hệ số xuyên âm (alpha-beta) %


A sβ Hoạt độ nguồn chuẩn beta Bq

rs Tốc độ đếm nguồn beta cpm

rsβ Tốc độ đếm nguồn chuẩn beta trung bình cpm

 Hiệu suất đếm beta %


f aα Hệ số tự hấp thụ alpha

ε aα Hiệu suất đếm alpha của các mẫu chuẩn %

A aα Hoạt độ alpha của các mẫu chuẩn Bq

ma Khối lượng mẫu đo tổng hoạt độ alpha


cα Tổng hoạt độ alpha Bq/kg

rgα Tốc độ đếm alpha của mẫu phân tích cpm

r0α Tốc độ đếm phông alpha cpm

mTro Khối lượng tro sau nung mg

mđo Khối lượng tro trên khay đếm mg


mTea Khối lượng trà sử dụng g
u  cα  Độ không đảm bảo đo tổng hoạt độ alpha Bq/kg

u 2rel  w  Độ không đảm bảo chuẩn tương đối của w

c*α Ngưỡng quyết định tổng hoạt độ alpha Bq/kg

iv
Ký hiệu Định nghĩa Đơn vị

LODα Giới hạn phát hiện tổng hoạt độ alpha Bq/kg

tg Thời gian đo mẫu giây

t0 Thời gian đo phông giây

cβ Tổng hoạt độ beta Bq/kg

rgβ Tốc độ đếm beta của mẫu phân tích cpm


r0β Tốc độ đếm phông beta cpm
f aβ Hế số tự hấp thụ beta

u  cβ  Sai số tổng hoạt độ beta Bq/kg

c*β Ngưỡng quyết định tổng hoạt độ beta Bq/kg

LODβ Giới hạn phát hiện tổng hoạt độ beta Bq/kg


E Năng lượng keV
Ch Số kênh Kênh
Pd1,d2,d3 Diện tích đỉnh các đồng vị trong các mẫu chuẩn Số đếm
Pd Diện tích đỉnh trung bình của đồng vị trong mẫu chuẩn Số đếm

PBlank Diện tích đỉnh của các đồng vị trong mẫu trắng Số đếm

εd Hiệu suất ghi của detector

Ad Hoạt độ của đồng vị phóng xạ trong mẫu chuẩn Bq/kg

md Khối lượng mẫu trà chuẩn kg


b Xác suất phát gamma
td Thời gian đo mẫu chuẩn gamma giây
Z-score Chỉ số Z-score
CAna Hoạt độ của đồng vị phân tích được trong mẫu chuẩn Bq/kg

CCef Hoạt độ thực tế của đồng vị có trong mẫu chuẩn Bq/kg

σ Độ lệch chuẩn trong trong mẫu phân tích Bq/kg


Cγ Hoạt độ của đồng vị phóng xạ trong mẫu trà Bq/kg

v
Ký hiệu Định nghĩa Đơn vị
Pγ Diện tích đỉnh phổ của các đồng vị trong mẫu trà Số đếm

m Khối lượng mẫu trà phân tích phổ gamma kg


t Thời gian đo mẫu trên hệ phổ kế gamma giây
λ Hằng số phân rã hạt nhân giây -1
ts Khoảng thời gian từ khi nhận mẫu đến khi đo mẫu giây
U Cγ Độ không đảm bảo đo của các đồng vị trong mẫu trà Bq/kg

uP Độ không đảm bảo diện tích đỉnh phổ Số đếm

u mγ Độ không đảm bảo khối lượng mẫu trà phân tích kg

u εd Độ không đảm bảo hiệu suất đo

ub Độ không đảm bảo của xác suất phát gamma

LODγ Giới hạn phát hiện của các đồng vị phát gamma Bq/kg

B Số đếm phông tương ứng tại vùng năng lượng quan Số đếm
tâm dùng để xác định giới hạn phát hiện
NB Số đếm diện tích đỉnh quan tâm trên phổ phông Số đếm
NSc Số đếm liên tục tại vùng đỉnh quan tâm trên phổ mẫu Số đếm
đo đã trừ phông
r Hệ số tương quan
n
cα,β Hoạt độ phóng xạ alpha, beta trong mẫu nước trà Bq/L

Vp Thể tích nước được sử dụng cho mỗi lần pha trà Lít
DR i Suất liều hiệu dụng hằng năm của đồng vị i Sv/năm

IR Lượng trà tiêu thụ trung bình hằng năm kg


IDi Hệ số chuyển đổi liều của đồng vị i Sv.Bq-1

Ci Hoạt độ phóng xạ của đồng vị i trong mẫu nước trà Bq/L
γ Hệ số tách chiết tổng hoạt độ alpha, beta

vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Giới hạn hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong thực phẩm [8] ............10
Bảng 2.1: Chi tiết các mẫu trà sử dụng trong phạm vi luận văn ..............................12
Bảng 2.2: Các thông số kỹ thuật của hệ đo WPC – 1050 ........................................13
Bảng 2.3: Hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn alpha ...................................................14
Bảng 2.4: Hệ số xuyên âm alpha-beta ( χ αβ )...........................................................15

Bảng 2.5: Hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn beta .....................................................15
Bảng 2.6: Số liệu xây dựng đường cong tự hấp thụ alpha .......................................16
Bảng 2.7: Các thông số kỹ thuật của hệ phổ kế gamma HPGe (GEM-50) ..............21
Bảng 2.8: Số liệu xây dựng đường chuẩn năng lượng .............................................21
Bảng 2.9: Hoạt độ riêng của các đồng vị có trong các mẫu chuẩn ..........................22
Bảng 2.10: Kết quả đo diện tích đỉnh của ba mẫu chuẩn trà ....................................24
Bảng 2.11: Độ sai biệt của các mẫu chuẩn trà so với giá trị trung bình ...................25
Bảng 2.12: Hoạt độ và diện tích đỉnh trung bình trong ba mẫu chuẩn trà ...............26
Bảng 2.13: Số liệu xây dựng đường cong hiệu suất nền mẫu trà .............................26
40 137
Bảng 2.14: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của K, Cs trong mẫu
chuẩn tham khảo IAEA-330 (SPINACH) ................................................ 28
Bảng 2.15: Đỉnh năng lượng và xác suất phát của các đồng vị trong mẫu trà .........30
Bảng 2.16: Ý nghĩa của hệ số tương quan ................................................................32
Bảng 3.1: Tổng hoạt độ alpha và tỉ lệ tách chiết alpha trong 20 mẫu trà .................33
Bảng 3.2: Tổng hoạt độ beta và phần trăm tách chiết beta của 20 mẫu trà ..............34
Bảng 3.3: Nồng độ hoạt độ alpha-beta trong các mẫu nước trà ...............................36
Bảng 3.4: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của hai đồng vị 40K và 137Cs ..........38
Bảng 3.5: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của đồng vị 238U và 232Th ...............39
Bảng 3.6: So sánh tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta trong mẫu trà ..............42
Bảng 3.7: So sánh hoạt độ phóng xạ các đồng vị phát gamma trong mẫu trà .........43
Bảng 3.8: Lượng trà tiêu thụ của một số quốc gia năm 2013 ..................................45
Bảng 3.9: Suất liều hiệu dụng hằng năm của các đồng vị trong nước trà ................45

vii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Hệ đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta WPC-1050 ..............................13


Hình 2.2: Đường cong tự hấp thụ alpha theo khối lượng mẫu ................................17
Hình 2.3: Quy trình xử lý mẫu trà theo kỹ thuật tiêu hủy mẫu và pha chế mẫu ......17
Hình 2.4: Hệ phổ kế gamma HPGe và bộ phân tích đa kênh DSPEC jr 2.0TM......20
Hình 2.5: Giao diện phần mềm Maestro 32 .............................................................20
Hình 2.6: Đường chuẩn năng lượng của hệ phổ kế gamma HPGe (Gem-50) .........22
Hình 2.7: Quy trình tạo mẫu chuẩn xây dựng đường cong hiệu suất ......................23
Hình 2.8: Đường cong hiệu suất của các đồng vị phát gamma trong mẫu trà ........27
Hình 2.9: Hình học đo của các mẫu trà ....................................................................29
238
Hình 3.1: Biểu đồ tương quan giữa hoạt độ phóng xạ của các đồng vị U,
232
Th với tổng hoạt độ alpha trong 20 mẫu trà ......................................... 41
Hình 3.2: Biểu đồ tương quan hoạt độ phóng xạ của các đồng vị 238U, 232Th
với tổng hoạt độ beta trong 20 mẫu trà ..................................................... 41
40 137
Hình 3.3: Biểu đồ tương quan hoạt độ phóng xạ của đồng vị K, Cs
với tổng hoạt độ beta trong 20 mẫu trà .................................................... 42

viii
MỞ ĐẦU

Thế giới chúng ta đang sống có chứa rất nhiều chất phóng xạ và điều này đã
xảy ra ngay từ khi hình thành trái đất. Hiện nay có trên 60 nhân phóng xạ đã được
tìm thấy trong tự nhiên. Dựa trên nguồn gốc hình thành, người ta phân chia các
đồng vị phóng xạ này thành hai nhóm: nhóm các đồng vị phóng xạ tự nhiên và
nhóm các đồng vị phóng xạ nhân tạo. Những đồng vị này có mặt ở khắp mọi nơi
trong các môi trường như đất, nước, không khí…Theo nghiên cứu của Ủy ban Khoa
học Liên hiệp quốc, hơn 98% liều bức xạ mà dân chúng nhận được hàng năm (ngoại
trừ chiếu xạ y học) bắt nguồn từ chiếu xạ tự nhiên. Trong đó có hơn 12% liều nhận
được thông qua ăn uống [17].
Trà là một loại thức uống rất phổ biến và được ưa chuộng ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Theo ước tính, lượng trà tiêu thụ trà trung bình năm 2013 của thế giới
vào khoảng 0,68 (kg/người/năm) và ở Việt Nam là 0,35 (kg/người/năm) [9], [15].
Nhiều đề tài nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà có nhiều lợi ích và tác dụng tích cực đến
sức khỏe của con người [18]. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thực phẩm và thức
uống mà con người sử dụng thì trà và các sản phẩm từ trà luôn luôn chứa đựng một
lượng nhỏ các đồng vị phóng xạ. Khi đi vào cơ thể con người, các bức xạ phát ra từ
các đồng vị này gây ra sự chiếu xạ trong lên các cơ quan nội tạng và ảnh hưởng lớn
tới sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của Ủy ban Quốc tế về An toàn Bức xạ
(ICRP), với mức liều hàng năm khoảng 2 (mSv) có thể gây ra khoảng hơn 80 trong
tổng số 1 triệu trường hợp tử vong do bệnh ung thư [12]. Do vậy, việc xác định hoạt
độ của các đồng vị có trong trà có vai trò rất quan trọng, đó là một trong những tiêu
chí để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phóng xạ trong trà lên sức khoẻ con người.
Trên cơ sở đó, mục tiêu chính của luận văn là khảo sát hoạt độ của các đồng vị
phóng xạ trong một số mẫu trà trên hệ đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta và hệ
phổ kế gamma HPGe từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của phóng xạ thông qua
suất liều hiệu dụng hằng năm trong các mẫu trà tới sức khỏe của người dân khi sử
dụng trà làm thức uống.

1
Nơi thực hiện nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Vật lý Môi trường, khoa Xét
Nghiệm, Viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu là các mẫu trà trên thị trường.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp thực nghiệm
sử dụng hai hệ đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta WPC-1050 và hệ phổ kế
gamma với đầu dò HPGe (GEM-50).
Nội dung của luận văn bao gồm:
Phần mở đầu: Giới thiệu về mục tiêu của luận văn
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; Sơ lược về
trà và phóng xạ trong trà; Tác hại sinh học của bức xạ đối với cơ thể sống; Các quy
định mức giới hạn hoạt độ trong thực phẩm và nước uống;.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn: Các
mục tiêu cụ thể sẽ thực hiện; Cỡ mẫu trong phạm vi luận văn; Phương pháp xác
định tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta và phương pháp đo phổ gamma.
Chương 3: Kết quả và thảo luận: Trình bày các kết quả đạt được trong quá
trình thực hiện luận văn.
Kết luận và kiến nghị: Trình bày ý nghĩa thực tiễn và khoa học của luận văn
dựa trên những kết quả đã đạt được từ đó đưa ra phương hướng phát triển của các
nghiên cứu tiếp theo.

2
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của luận văn
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam vấn đề về an toàn phóng xạ trong
lương thực và thực phẩm ngày càng được chú trọng, đặc biệt sau những tai nạn về
rò rỉ phóng xạ nhà máy điện Fukushima ở Nhật Bản, thử nghiệm bom hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên hay sự cố mất các nguồn phóng xạ ra do sự quản lý lỏng lẻo của
cơ sở sử dụng nguồn bức xạ, điều này làm gia tăng lo ngại về nhiễm bẩn phóng xạ
trong thực phẩm và nguồn nước sinh hoạt. Trên thế giới đã có rất nhiều đề tài
nghiên cứu liên quan đến khảo sát hoạt độ phóng xạ trong lương thực thực phẩm và
nước uống đặc biệt là trong trà và các sản phầm chế biến từ trà. Sau đây luận văn sẽ
khái quát một số công trình nghiên cứu về hoạt độ phóng xạ trong trà.

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Năm 2007, Harb và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về “Đo hoạt độ phóng xạ
238 226 210 228 232 228 137
của U, Ra, Pb, Th, Th, Ra, Cs và 40K trong trà sử dụng hệ phổ kế
gamma”. Trong nghiên cứu này Harb đã tiến hành xác định hoạt độ của các đồng vị
phóng xạ trong 10 mẫu trà trên thị trường Ai Cập sử dụng hệ phổ kế gamma với đầu
dò bán dẫn HPGe hiệu suất 35%. Khối lượng mỗi mẫu trà là 250 (g), các mẫu trà
được lưu trữ trong cốc đếm bằng nhựa polypropylene trong khoảng thời gian tối
thiểu 30 ngày trước khi đo. Thời gian đo mỗi mẫu là 72 giờ. Kết quả cho thấy hoạt
độ trung bình của các đồng vị phóng xạ 238U, 226Ra, 210Pb, 228Ra, 228Th, 232Th, 40K và
137
Cs có giá trị lần lượt là 16,0  5,3 (Bq/kg), 3,1  0,7 (Bq/kg), 24,9  1,8 (Bq/kg),
3,4  1,2 (Bq/kg), 3,0  0,6 (Bq/kg), 3,1  0,8 (Bq/kg), 623  25 (Bq/kg) và 0,9 
0,2 (Bq/kg) [16].
Năm 2008, Lasheen và cộng sự thực hiện tính toán “Suất liều hiệu dụng hằng
năm và hàm lượng các kim loại nặng trong các mẫu trà ở Ai Cập”. Trong tính toán
này Lasheen đã tiến hành xác định tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta của 7
mẫu trà lấy từ các siêu thị trên thị trường Ai Cập và sau đó phân tích dựa trên kỹ

3
thuật đo mẫu nước sau pha chế và đo trực tiếp mẫu tiêu hủy trên hệ đo nhấp nháy
lỏng TRICAB 2770 TR/SL (LSC). Kết quả cho thấy, theo kỹ thuật tiêu hủy mẫu
tổng hoạt độ alpha trong 7 mẫu trà có giá trị trung bình là 101,0 ± 26,5 (Bq/kg) và
tổng hoạt độ beta có giá trị trung bình là 405 ± 90 (Bq/kg). Đối với kỹ thuật pha chế
mẫu, tổng hoạt độ alpha có giá trị trung bình là 32,5 ± 3,0 (Bq/kg) và tổng hoạt độ
beta có giá trị trung bình là 170 ± 55 (Bq/kg). Trong đó, phần trăm tách chiết trung
bình đối với tổng hoạt độ alpha là 20,7% và tổng hoạt độ beta là 48,1% [20].
Năm 2009, Kilic và cộng sự thực hiện nghiên cứu “Khảo sát hoạt độ phóng xạ
232 238 40 137 137
của Th, U, K, Cs và suất liều của Cs trên một số mẫu trà ở thị trường
Thỗ Nhĩ Kỳ”. Trong nghiên cứu này Kilic đã thực hiện phân tích hoạt độ phóng xạ
của 10 mẫu trà sử dụng hệ phổ kế gamma với đầu dò bán dẫn HPGe hiệu suất 20%.
Các mẫu trà được lưu trữ trong khoảng thời gian 4 tuần trước khi đo để các đồng vị
238 232
trong hai chuỗi U và Th đạt tới trạng thái cân bằng. Kết quả nghiên cứu cho
232 238
thấy hoạt độ trung bình của các đồng vị Th, U, 40K và 137
Cs trong các mẫu trà
có giá trị lần lượt là 2,7 ± 1,0 (Bq/kg), 0,9 ± 0,4 (Bq/kg), 501 ± 42 (Bq/kg) và 45,04
± 2,6 (Bq/kg). Bên cạnh đó, hệ số tương quan của hai đồng vị 40K và 137Cs là 0,82,
điều đó cho thấy có mối tương quan rất tốt giữa hoạt độ của đồng vị 40K và 137
Cs
137
trong các mẫu trà. Ngoài ra, suất liều hiệu dụng trung bình hằng năm của Cs có
giá trị trung bình khoảng 385 (nSv/năm) đối với người trưởng thành và mức suất
liều này không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người [14].
Năm 2011 Görür và cộng sự thưc hiện nghiên cứu “Xác định hoạt độ phóng xạ
và hàm lượng một số kim loại nặng trong một số mẫu trà trên thị trường Thổ Nhĩ
Kỳ”. Trong nghiên cứu này Görür đã tiến hành phân tích hoạt độ phóng xạ của 30
mẫu trà sử dụng hệ phổ kế gamma với đầu dò bán dẫn HPGe hiệu suất 50%. Các
mẫu trà được đo trong khoảng thời gian là 100.000 (giây). Kết quả phân tích cho
thấy hoạt độ của các đồng vị phóng xạ 232Th, 226Ra, 40K và 137Cs có giá trị lần lượt là
3,2  0,6 (Bq/kg), 6,4  0,7 (Bq/kg), 445,6  17,8 (Bq/kg) và 42  1,4 (Bq/kg).
Trong đó hoạt độ phóng xạ của đồng vị 40K có giá trị cao hơn so với hoạt độ của các
đồng vị khác [11].

4
Năm 2011, Desideri và cộng sự thực hiện nghiên cứu “Xác định đồng vị
phóng xạ tự nhiên và nhân tạo trong trà, trà thảo dược và trà hoa cúc bằng hệ phổ kế
alpha và hệ phổ kế gamma trên thị trường Italy”. Trong nghiên cứu này Desideri đã
tiến hành phân tích và xác định hoạt độ phóng xạ của các đồng vị 228Ac, 214Pb, 214Bi,
210
Pb, 40K và 137
Cs có trong 18 mẫu trà lấy trên thị trường Italy. Kết quả phân tích
228
cho thấy hoạt độ phóng xạ của đồng vị Ac có giá trị trong khoảng từ 0,6 đến 9,0
214 214 210
(Bq/kg); Pb và Bi từ 0,7 đến 4,9 (Bq/kg); Pb có giá trị trong khoảng từ nhỏ
40
hơn 10 (Bq/kg) đến 58,9 (Bq/kg); K từ 463 đến 936 (Bq/kg) và một lượng nhỏ
hoạt độ phóng xạ của đồng vị 137Cs có giá trị từ <0,3 đến 2,6 (Bq/kg). Bên cạnh đó,
kết quả phân tích trên hệ phổ kế alpha cho thấy phần trăm tách chiết của đồng vị
210
Po trong kỹ thuật pha chế mẫu có giá trị là 20,7 ± 7,5% [7].

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam


Năm 2009, Nguyễn Quang Long và cộng sự thực hiện đề tài nghiên cứu về
“Điều tra độ phóng xạ trong một số mặt hàng lương thực, thực phẩm xuất nhập
khẩu chủ yếu nhằm tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về độ phóng xạ lương thực, thực
phẩm Việt Nam” của Bộ Khoa học Công nghệ. Trong khuôn khổ đề tài này tác giả
Nguyễn Quang Long đã phân tích tổng hoạt độ phóng xạ alpha, tổng hoạt độ phóng
xạ beta và hoạt độ của các đồng vị phát gamma trong 9 mẫu trà trên thị trường Việt
Nam. Kết quả phân tích từ đề tài này cho thấy giá trị tổng hoạt độ alpha trung bình
trong các mẫu trà là 82,52  28,12 (Bq/kg) và giá trị tổng hoạt độ beta trung bình
trong các mẫu trà là 682,04  62,08 (Bq/kg). Bên cạnh đó, hoạt độ phóng xạ trung
137
bình của một số đồng vị có trong các mẫu trà đo được có giá trị như sau: Cs là
0,93  0,20 (Bq/kg), 40K là 488,82  30,79 (Bq/kg), 228Th là 7,68  0,76 (Bq/kg) và
214
Bi là 2,92  0,37 (Bq/kg) [4].
Năm 2013, Nguyễn Ngọc Lệ thực hiện nghiên cứu “Xác định hoạt độ phóng
xạ riêng của các nguyên tố phóng xạ trong mẫu thực vật bằng phương pháp phổ
Gamma”. Trong đề tài này, Nguyễn Ngọc Lệ đã phân tích tổng cộng 11 mẫu thực
vật, trong đó có 3 mẫu trà bằng hệ phổ kế gamma HPGe. Kết quả phân tích của đề

5
tài này cho thấy, hoạt độ trung bình của các đồng vị 214Pb, 214Bi, 40K, 208Tl trong ba
mẫu trà có giá trị lần lượt là 7,4  0,2 (Bq/kg), 7,9  0,2 (Bq/kg), 637,1  6,0
(Bq/kg) và 10,9  0,6 (Bq/kg). Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy một
mẫu trà có phát hiện đồng vị 137Cs với hoạt độ là 1,5 ± 0,1 (Bq/kg) [2].
Dựa trên tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy rằng
các nghiên cứu về phóng xạ trong trà trước đây mới chỉ thực hiện việc đo tổng hoạt
độ alpha, beta hoặc xác định hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trên phổ kế gamma,
chưa có nghiên cứu nào thực hiện đồng thời trên cả hai hệ đo tổng alpha-beta và hệ
phổ kế gamma. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ sử dụng đồng thời hai hệ đo tổng hoạt độ
alpha-beta và hệ phổ kế gamma – HPGe để xác định hoạt độ phóng xạ của các mẫu
trà trên thị trường Việt Nam.

1.2. Trà và phóng xạ trong trà


Trà được chế biến từ lá và cành của cây chè có tên khoa học là Camelia
Sinensis đây là một trong những thức uống lâu đời và được sử dụng rất phổ biến ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Theo ước tính lượng tiêu thụ trà trên thế giới đứng thứ
hai chỉ sau lượng tiêu thụ nước uống đóng chai [18]. Dựa trên số liệu báo cáo của
Tổ chức Lương thực và Thực phẩm Thế giới năm 2013 và số liệu của Cục Điều tra
Dân số năm 2013 thì lượng trà tiêu thụ trung bình năm 2013 của thế giới là khoảng
0,68 (kg/người/năm) và ở Việt Nam là khoảng 0,35 (kg/người/năm) [9], [15]. Bên
cạnh những công dụng giải khát thì trà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con
người. Nhiều đề tài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trà chứa hàng trăm hoặc thậm chí
hàng ngàn hợp chất có hoạt tính sinh học cao như amino acids, caffeine, lignins,
proteins, xanthines và flavonoids,…Trong đó, flavonoids trong trà là hợp chất có
hoạt tính sinh học cao đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe như khả năng ngăn ngừa
bệnh ung thư, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh
liên quan đến tim mạch và tác dụng tích cực lên hệ thần kinh con người [18].
Tương tự nhiều loại thực phẩm và thức uống mà con người sử dụng, trà và các
sản phẩm từ trà luôn chứa đựng một lượng nhỏ các đồng vị phóng xạ. Dựa trên

6
nguồn gốc hình thành, người ta chia các đồng vị phóng xạ này thành hai nhóm:
Nhóm các đồng vị phóng xạ tự nhiên và nhóm các đồng vị phóng xạ nhân tạo. Đồng
vị phóng xạ tự nhiên hay NORM (Naturally occurring radioactive materials) xuất
hiện cách đây hàng tỉ năm cùng với quá trình hình thành trái đất hoặc được sinh ra
trong quá trình tương tác của bức xạ vũ trụ năng lượng cao với tầng khí quyển của
trái đất và được chia làm hai loại: Đồng vị phóng xạ nguyên thuỷ và đồng vị phóng
xạ có nguồn gốc vũ trụ [1].
Đồng vị phóng xạ nguyên thủy hay đồng vị phóng xạ sơ cấp có thời gian bán
rã (T1/2) rất lớn từ 108 đến 1015 năm, ví dụ 235
U, 238
U, 40
K, 232
Th…Các đồng vị
phóng xạ nguyên thủy là những đồng vị không bền, chúng phát ra các tia bức xạ
như alpha, beta và gamma…để trở về các đồng vị bền hơn, quá trình này tạo nên
các chuỗi phóng xạ. Trong tự nhiên tồn tại ba chuỗi phóng xạ chính là chuỗi
Thorium, chuỗi Uranium và chuỗi Actinium. Chuỗi Thorium với hạt nhân đầu tiên
232
là Th có thời gian bán rã bằng 1,4.1010 năm trải qua 10 lần dịch chuyển với 6
208
phân rã alpha tới hạt nhân con cuối cùng là đồng vị bền Pb. Chuỗi Uranium với
238
hạt nhân đầu tiên là U có thời gian bán rã 4,5.109 năm, đồng vị cuối cùng trong
chuỗi này là 206Pb. Chuỗi Actinium với đồng vị đầu tiên là 235
U có thời gian bán rã
7.108 năm vì vậy có 235
U có hàm lượng tương đối thấp cho tới ngày nay (Hàm
lượng của 235U trong tự nhiên nhỏ hơn 140 lần so với hàm lượng của đồng vị 238U).
Những đồng vị trung gian trong các chuỗi phóng xạ này được gọi là các đồng vị thứ
cấp, nhóm đồng vị này có thời gian bán rã ngắn hơn nhiều so với đồng vị phóng xạ
nguyên thủy (khoảng từ vài nano giây cho tới vài ngàn năm). Một số các đồng vị
226 228 210 222
phóng xạ thứ cấp đặc trưng như Ra, Ra, Pb, Rn…Bên cạnh đó, đồng vị
phóng xạ có nguồn gốc vũ trụ là những đồng vị được tạo thành khi xảy ra sự tương
tác giữa các bức xạ vũ trụ năng lượng cao trong khoảng từ hàng chục MeV đến 10 14
MeV như proton, neutron, electron, alpha (79% tia vũ trụ là proton và khoảng 20%
là alpha còn lại là các electron, photon và neutron) với các nguyên tố trong bầu khí
quyển trái đất. Có rất nhiều đồng vị phóng xạ có nguồn gốc vũ trụ, tuy nhiên chỉ có
bốn đồng vị phổ biến tồn tại trong tự nhiên là: 14C, 3H, 22Na, 7Be [1].

7
Nhóm đồng vị phóng xạ thứ hai là nhóm các đồng vị có nguồn gốc nhân tạo
(Artificial Radionuclides). Đây là những đồng vị được tạo ra trong quá trình hoạt
động sản xuất của con người bao gồm cả yếu tố chủ quan hoặc yếu tố khách quan
như: Vụ ném bom hạt nhân tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nổ nhà máy
điện Chernobyl, rò rỉ phóng xạ ở máy điện Fukushima…Trong môi trường tự nhiên
tồn tại một số đồng vị phóng xạ nhân tạo phổ biến như 134Cs, 137Cs, 60Co, 131I, 90Sr...
Các đồng vị này có thời gian bán rã thấp từ vài giây đến vài trăm năm ví dụ: 137Cs là
30,05 (năm), 131I là 8,02 (ngày) và 241Am (432,6 năm)…[1].
Các đồng vị phóng xạ tự nhiên và nhân tạo phát tán vào môi trường thông qua
các dòng chảy, mưa hoặc lẫn vào khói bụi. Theo thời gian chúng được hấp thụ và
lắng đọng vào các sinh vật sống trên trái đất trong đó có cây chè, qua quá trình chế
biến và sử dụng các đồng vị này tiếp tục đi vào cơ thể con người và gây ra sự chiếu
xạ trong lên các cơ quan nội tạng mà nó khu trú. Theo nghiên cứu của Ủy ban Khoa
học Liên hiệp quốc, hơn 98% liều hiệu dụng mà dân chúng nhận được hàng năm
(ngoại trừ chiếu xạ y học) bắt nguồn từ các nguồn chiếu xạ trong tự nhiên với tổng
liều chiếu trung bình vào khoảng 2,4 (mSv/năm), trong đó có khoảng 0,3 (mSv) liều
nhận được qua ăn uống [17].

1.3. Tác hại sinh học của bức xạ ion hóa đối với cơ thể con người
Thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm và nước uống con người đã vô
tình đưa các đồng vị phóng xạ vào trong cơ thể, các tia bức xạ ion hóa (alpha, beta,
gamma) phát ra từ những đồng vị phóng xạ này gây ra quá trình chiếu xạ trong lên
các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe con
người. Chúng làm thay đổi liên kết của các phân tử (chủ yếu là phân tử nước) bên
trong cơ thể con người, điều này tạo ra các loại hợp chất gây hại cho nhiễm sắc thể
của tế bào. Sự hủy hoại này thể hiện thông qua sự biến đổi về cấu trúc và chức năng
của phân tử. Trong cơ thể con người điều này biểu lộ qua các triệu chứng bệnh lý
như ốm mệt do phóng xạ, đục thủy tinh thể hoặc về lâu dài là các bệnh ung thư. Khi
bị chiếu xạ, các tổ chức sống trong cơ thể con người trải qua hai giai đoạn biến đổi:
Giai đoạn hóa lý và giai đoạn sinh học.
8
Giai đoạn hóa lý xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn, trong giai đoạn này
các phân tử sinh học cấu tạo nên tổ chức sống chịu tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
của bức xạ phát ra từ các đồng vị phóng xạ có trong cơ thể. Bức xạ ion hóa trực tiếp
truyền năng lượng và gây ra quá trình kích thích và ion hóa các phân từ sinh học
dẫn đến tổn thương các phân tử, quá trình này kéo dài trong khoảng thời gian ngắn
từ 10-16 đến vài giây. Trong giai đoạn này bức xạ sẽ phá hủy các liên kết của các
phân tử trong các tế bào trong đó chủ yếu là phân tử nước để tạo ra các gốc tự do và
các tác nhân ion hóa mạnh như: H2O, H2, H2O2-,…Các tác nhân này có thể tấn công
các phân tử phức tạp là thành phần của các nhiễm sắc thể, ví dụ như chúng có thể
gắn vào một phân tử hoặc làm gãy các liên kết trong các phân tử cấu tạo nên các
nhiễm sắc thể.
Giai đoạn sinh học kéo dài trong khoảng từ vài giây đến vài chục năm sau quá
trình chiếu xạ của các bức xạ ion hóa. Các tổn thương hóa sinh ở giai đoạn đầu nếu
không hồi phục sẽ dẫn đến những rối loạn về chuyển hóa về lâu dài. Các hiệu ứng
bức xạ xảy ra trên cơ thể con người sau quá trình chiếu xạ là kết quả của các tổn
thương trong từng tế bào đơn lẻ. Những hiệu ứng này có thể chia thành hai loại hiệu
ứng Soma và hiệu ứng di truyền. Các hiệu ứng Soma là hiệu ứng gây tổn thương lên
các tế bào bình thường của cơ thể và chỉ ảnh hưởng đến người bị chiếu xạ, trong khi
đó hiệu ứng di truyền là do những tổn thương bên trong các tế bào của cơ quan sinh
dục, những tổn thương này có thể truyền cho thế hệ con cháu của người bị chiếu xạ
[5]. Những loại đồng vị phóng xạ khác nhau sẽ gây ra quá trình tổn thương lên các
cơ quan nội tạng khác nhau. Trong khi đó, liều chiếu của các bức xạ có liên quan
trực tiếp đến mức độ tổn thương đối với cơ quan bị chiếu xạ. Đối với những người
bị phơi nhiễm một lượng nhỏ phóng xạ vào trong cơ thể và bị chiếu xạ liên tục với
khoảng thời gian dài nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời cơ thể sẽ mắc các
bệnh phóng xạ mãn tính như ung thư hoặc biến đổi cấu trúc di truyền. Theo nghiên
cứu của tổ chức ICRP, với suất liều hàng năm khoảng 2 (mSv) sẽ gây ra khoảng
hơn 80 trường hợp trong số 1 triệu trường hợp tử vong do mắc bệnh ung thư [12].

9
1.4. Giới hạn hoạt độ phóng xạ trong thực phẩm và nước uống
Đối với các mẫu lương thực và thực phẩm, tổ chức Lương thực và Thực phẩm
Thế giới (FAO) quy định mức giới hạn hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong tiêu
chuẩn Codex Stan 193-1995 [8]. Giới hạn hoạt độ phóng xạ của các đồng vị trong
lương thực thực phẩm được quy định như trong bảng 1.1.

Bảng 1.1: Giới hạn hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong thực phẩm [8]

Tổng hoạt độ
Tên thực
Đồng vị phóng xạ phóng xạ tối đa Ghi chú
phẩm
(Bq/kg)
238
Pu, 239Pu, 240Pu, 241Am 1
Thực 90
Sr, 106Ru, 129I, 131I, 235U 100
phẩm 35
S*, 60Co, 89Sr, 103Ru,
dành cho 134
1000
Cs, 137Cs, 144Ce, 192Ir
trẻ em 3
* Quy định cho lưu
H**, 14C, 99Tc 1000
238
huỳnh liên kết hữu cơ
Pu, 239Pu, 240Pu, 241Am 1
90
** Quy định cho triti
Các loại Sr, 106Ru, 129I, 131I,235U 100
35
liên kết hữu cơ
thực S*, 60Co, 89Sr, 103Ru,
134
1000
phẩm Cs, 137Cs, 144Ce, 192Ir
3
khác H**, 14C, 99Tc 10000
3
H**, 14C, 99Tc 1000

Đối với nước uống, hoạt độ của các đồng vị phóng xạ được đánh giá thông qua
tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra mức khuyến
cáo đối với giá trị tổng hoạt độ alpha không được vượt quá 0,5 (Bq/L) và tổng hoạt
độ beta không được vượt quá 1 (Bq/L) [19]. Trong trường hợp tổng hoạt độ alpha
hoặc tổng hoạt độ beta trong mẫu nước vượt quá giá trị giới hạn cho phép của
WHO, mẫu nước sẽ được tiến hành phân tích để xác định hoạt độ của các đồng vị
phóng xạ từ đó tính toán suất liều thông qua lượng nước sử dụng trung bình hằng
năm. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giới hạn suất liều trung

10
bình hằng năm đối với các đồng vị phóng xạ trong nước uống đóng chai phải nhỏ
hơn 0,1 (mSv/năm) [19].

1.5. Nhận xét chương 1


Trong chương 1 luận văn đã trình bày tổng quan tình hình về trà và các đồng
vị phóng xạ trong trà. Sơ lược về tác hại của bức xạ tới cơ thể con người và các tiêu
chuẩn quy định về nồng độ hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong thực phẩm và
nước uống. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số nghiên cứu về phóng xạ trong
trà ở Việt Nam và trên thế giới.

11
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu


Dựa trên mục tiêu chính và tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận
văn sẽ thực hiện những vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:
Phân tích xác định tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta của 20 mẫu trà trên
hệ đo WPC-1050.
Xác định hoạt độ phóng xạ của các đồng vị trong 20 mẫu trà trên hệ phổ kế
gamma phông thấp với đầu dò bán dẫn siêu tinh khiết HPGe.
Uớc lượng suất liều hiệu dụng hằng năm của các đồng vị trong mẫu trà.
Trên cơ sở các mục tiêu của luận văn, đối tượng được sử dụng để phân tích
xác định hoạt độ phóng xạ trong là các mẫu trà đang lưu hành trên thị trường Việt
Nam. Trong đó 20 mẫu trà có nhãn mác được chọn thuận tiện, phù hợp với các loại
mẫu trà phổ biến trên thị trường.

Bảng 2.1: Chi tiết các mẫu trà sử dụng trong phạm vi luận văn

STT Ký hiệu Loại trà STT Ký hiệu Loại trà


1 Tea1 Trà sen 11 Tea11 Trà xanh
2 Tea2 Trà bắc 12 Tea12 Trà sen
3 Tea3 Trà lài 13 Tea13 Trà sen
4 Tea4 Trà đen 14 Tea14 Trà túi lọc
5 Tea5 Trà xanh 15 Tea15 Trà túi lọc
6 Tea6 Trà lài 16 Tea16 Trà túi lọc
7 Tea7 Trà Oolong 17 Tea17 Trà túi lọc
8 Tea8 Trà Oolong 18 Tea18 Trà túi lọc
9 Tea9 Trà Oolong 19 Tea19 Trà túi lọc
10 Tea10 Trà móc câu 20 Tea20 Trà túi lọc
Các mẫu trà sau khi lấy trên thị trường được lưu trữ và bảo quản tại tại phòng
lưu mẫu ở nhiệt độ 20 - 250C và độ ẩm từ 60 - 65%.
12
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xác định tổng hoạt độ alpha-beta
2.2.1.1. Thiết bị phân tích tổng hoạt độ alpha-beta
Thiết bị chính được dùng để xác định tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta là hệ
đo WPC-1050 sử dụng đầu dò tỉ lệ khí P10 của hãng Protean Instrument (Mỹ). Hệ
đo được kết nối và vận hành trực tiếp trên máy tính thông qua phần mềm điều khiển
Vista 2000. Hệ đo tổng hoạt độ alpha-beta WPC-1050 và các thông số đặc trưng
được thể hiện như trong hình 2.1 và bảng 2.2.

Hình 2.1: Hệ đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta WPC-1050

Bảng 2.2: Các thông số kỹ thuật của hệ đo WPC – 1050

Th ng ố Đặc tính kỹ thuật


Chế độ đo (Counter mode) Tự động (Automatic)
Hệ vận chuyển mẫu (Sample transport) 50 mẫu
Loại đầu dò (Detector type) Tỷ lệ dòng khí (90% Ar + 10% CH4)
Cửa sổ đầu dò (Detector Window) 80 g
Môi trường vận hành (Operating) t0: 10 – 400C; Hr%: 20 – 90%

13
2.2.1.2. Các thông số thực nghiệm trên hệ đo WPC-1050
Phông alpha và phông beta:
Phông alpha (r0) và phông beta (r0) được xác định bằng cách đo khay đếm
sạch trên hệ đo trong khoảng thời gian 3600 (phút). Kết quả đo cho thấy tốc độ đếm
phông alpha là 0,03  0,01 (cpm) và tốc độ đếm phông beta là 1,43  0,02 (cpm).
Hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn alpha và hệ số xuyên âm ( χ αβ ):

Hiệu suất đếm tổng hoạt độ alpha và hệ số xuyên âm ( χ αβ ) được xác định

bằng cách đo ba nguồn chuẩn alpha (241Am), hoạt độ Asα = 10,04  0,03 (Bq) trong
khoảng thời gian 120 (phút) trên hệ đo tổng alpha-beta để đạt trên 10.000 số đếm.
Hiệu suất đếm alpha được xác định theo công thức:

 rsα  r0α 
εα =   100% (2.1)
 Asα × 60 
Hệ số xuyên âm ( χ αβ ) được xác định theo công thức:
 rβ  r0β 
χ αβ =   ×100% (2.2)
 r  r 
 sα 0α 

Trong đó: Asα là hoạt độ nguồn chuẩn alpha (Bq)

rsα là tốc độ đếm trung bình của ba nguồn chuẩn alpha (cpm)
r0α , r0β là tốc độ đếm phông alpha, phông beta (cpm)

rβ là tốc độ đếm beta trung bình khi đo nguồn chuẩn alpha (cpm)

Kết quả xác định tốc độ đếm alpha, beta và tính toán hiệu suất đếm alpha, hệ
số xuyên âm của ba nguồn chuẩn alpha được thể hiện trong bảng 2.3 và bảng 2.4.
Bảng 2.3: Hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn alpha

Tốc độ đếm alpha (cpm) Hiệu uất đếm alpha (%)


Lần đo
rsα rsα εα
1 150,30  1,12
2 151,32  1,12 151,24  1,12 25,11 0,19
3 152,36  1,13

14
Bảng 2.4: Hệ số xuyên âm alpha-beta ( χ αβ )

Tốc độ đếm beta (cpm) Hệ ố xuyên âm (%)


Lần đo
rβ rβ χ αβ
1 42,82  0,60
2 42,63  0,60 42,78  0,60 27,35  0,38
3 42,88  0,60
Hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn beta:
Hiệu suất đếm tổng hoạt độ phóng xạ beta được xác định bằng cách đo ba
nguồn hiệu chuẩn beta sử dụng đồng vị 40K với hoạt độ A sβ = 1,67  0,01 (Bq) trên

hệ đo tổng alpha-beta WPC-1050 trong khoảng thời gian 300 (phút) để đạt được
trên 10.000 số đếm. Hiệu suất đếm beta được xác định theo công thức:
 rsβ  r0β 
εβ =   100% (2.3)
 
 Asβ × 60 
Trong đó: rsβ là tốc độ đếm trung bình của ba nguồn chuẩn beta (cpm)

r0β là tốc độ đếm phông tổng beta (cpm)

Asβ là hoạt độ nguồn chuẩn beta (Bq)

Kết quả đo các nguồn chuẩn beta rsβ và tính toán hiệu suất đếm beta được thể

hiện trong bảng 2.5.


Bảng 2.5: Hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn beta

Tốc độ đếm beta (cpm) Hiệu uất đếm beta (%)


Lần đo
rsβ rsβ εβ
1 35,13  0,34
2 35,69  0,34 35,24  0,34 33,74  0,32
3 34,91  0,33
Đường cong tự hấp thụ alpha:
Đường cong tự hấp thụ alpha được xây dựng bằng cách tạo một dãy gồm bảy
241
nguồn chuẩn alpha sử dụng dung dịch chuẩn Am có cùng hoạt độ 4,07 ± 0,08
15
(Bq) với khối lượng mẫu chuẩn tăng dần từ 0 đến 100 (mg) để xây dựng mối liên hệ
giữa khối lượng mẫu và hiệu suất đo tổng hoạt độ alpha. Hệ số hấp thụ alpha theo
khối lượng ( f aα ) trong các mẫu chuẩn được tính theo công thức:

ε aα
f aα = (2.4)
εα
Trong đó: ε α là hiệu suất đếm nguồn hiệu chuẩn alpha
ε aα là hiệu suất đếm alpha của các mẫu chuẩn trong dãy chuẩn và
được tính theo công thức:
 r r 
ε aα =  aα 0α  100% (2.5)
 A aα × 60 
Với: A aα là hoạt độ alpha của các mẫu chuẩn trong dãy chuẩn (Bq)
raα là tốc độ đếm alpha của các mẫu chuẩn trong dãy chuẩn (cpm)
r0α là tốc độ đếm phông tổng alpha (cpm)
Dựa trên kết quả đo các nguồn hiệu chuẩn tự hấp thụ alpha trên hệ đo tổng
alpha-beta WPC-1050. Số liệu xây dựng đường cong hiệu suất hấp thụ alpha theo
khối lượng được cho trong bảng 2.6.

Bảng 2.6: Số liệu xây dựng đường cong tự hấp thụ alpha

Khối lượng Hoạt độ Tốc độ đếm Hiệu uất ghi Hệ ố hấp


Mẫu
ma (mg) A aα (Bq) ra (cpm) a (%) thụ fa
1 0,4 4,07  0,08 62,15  0,46 25,46  0,19 1,01  0,01
2 14,7 4,07  0,08 48,48  0,40 19,86  0,16 0,79  0,01
3 25,7 4,07  0,08 42,22  0,38 17,30  0,15 0,69  0,01
4 47,8 4,07  0,08 30,07  0,32 12,32  0,13 0,49  0,01
5 64,0 4,07  0,08 24,22  0,28 9,92  0,12 0,40  0,01
6 80,3 4,07  0,08 20,26  0,26 8,30  0,11 0,33  0,01
7 99,6 4,07  0,08 14,81  0,22 6,07  0,09 0,24  0,02
Dựa vào số liệu hệ số hấp thụ và khối lượng mẫu trên khay đếm trong bảng
2.6. Đường cong tự hấp thụ alpha được biễu diễn và làm khớp như hình 2.2.
16
1
faα= 0,99104  Exp (- 0,014132  ma)
Hệ ố hấp thụ (faα)

0,8 R² = 0,998

0,6

0,4

0,2

0
0 20 40 60 80 100
Khối lượng mẫu ma (mg)

Hình 2.2: Đường cong tự hấp thụ alpha theo khối lượng mẫu
Qua việc làm khớp giữa hệ số tự hấp thụ và khối lượng cho thấy sự suy giảm
của bức xạ alpha theo khối lượng mẫu tăng dần có dạng đồ thị hàm e mũ như sau:
faα = 0,99104 × Exp (- 0,014132 × ma ) (2.6)
2.2.1.3. Phương pháp phân tích tổng hoạt độ alpha-beta trong mẫu trà
Quy trình kỹ thuật xử lý các mẫu trà trước khi phân tích tổng alpha-beta được
thể hiện như trong hình 2.3.

Kỹ thuật pha chế Kỹ thuật tiêu hủy

Cân 4g trà vào chén sứ Cân 8g trà vào chén sứ

Thêm 200 ml nước 1000C Tro hoá (4500C, 2 giờ)

Để nguội, lọc bỏ phần cặn Cân 100mg vào khay đếm

Cô cạn bằng bếp hồng ngoại Đo tổng alpha-beta

Hình 2.3: Quy trình xử lý mẫu trà theo kỹ thuật tiêu hủy mẫu và pha chế mẫu

17
2.2.1.4. Tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta trong mẫu trà

Tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta trong các mẫu trà được tính toán dựa
theo tiêu chuẩn ISO 10704:2009 [13]. Trên cơ sở đó, tổng hoạt độ alpha c(Bq/kg)
trong mẫu trà được tính theo công thức:

cα 
rgα  r0α   η
w (2.7)
60
1 1000 mTro
Trong đó: w và η = 
ε α  f aα mTea mđo
rgα là tốc độ đếm alpha trong mẫu phân tích (cpm)

r0α là tốc độ đếm phông alpha (cpm)


mTro là khối lượng tro sau nung (mg)
mđo là khối lượng tro trên khay đếm (mg)
mTea là khối lượng trà sử dụng trong kỹ thuật tiêu huỷ hoặc pha
chế mẫu (g)
Độ không đảm bảo đo tổng hoạt độ alpha u(c) (Bq/kg) trong mẫu trà được
xác định theo công thức:

r r 
u  cα   η  w 2  gα  0α  + cα2 u 2rel  w  (2.8)
t 
 g t0 
Ngưỡng quyết định tổng hoạt độ alpha c*α (Bq/kg) trong trà tính theo công thức:

r0α r0α
c*α = k1-α  w  η + (2.9)
tg t0

Trong đó: α = 0,05 và k1- = 1,65


Giới hạn phát hiện tổng hoạt độ alpha LODα (Bq/kg) trong mẫu trà được xác
định theo công thức:
2c*α   k 2 w  / t g
LODα  η (2.10)
1  k 2 u rel
2
w

18
Tổng hoạt độ beta cβ (Bq/kg) trong mẫu trà được xác định theo công thức:

 rgβ  r0β  χ   rgα  r0α    η


cβ    w (2.11)
60
1 1000 mTro
Trong đó: w và η = 
εβ  f aβ mTea mđo

rgβ là tốc độ đếm beta mẫu phân tích (cpm)

r0β là tốc độ đếm phông beta (cpm)


mTro là khối lượng tro sau nung (mg)
mđo là khối lượng tro trên khay đếm (mg)
mTea là khối lượng trà dùng trong tiêu huỷ hoặc pha chế mẫu (g)
Hệ số hấp thụ f aβ  1 do khối lượng cặn lắng trên khay đếm nhỏ hơn 100 mg

nên hiện tượng tự hấp thụ đối với tia beta được bỏ qua.
Độ không đảm bảo tổng hoạt độ beta u  cβ  (Bq/kg) trong các mẫu trà được

tính theo công thức:

r 
u  cβ   η  w 2  gβ  0β  T(χ)   cβ2 u 2rel  w 
r
(2.12)
t 
 g t0 

r r 
T(χ) =  rgα - r0α  u 2  χ  + χ 2  gα + 0α 
2
Trong đó:
t 
 g t0 
Ngưỡng quyết định c*β (Bq/kg) được tính theo công thức:

χ(rgα - r0α )  r0β r0β


c*β = k1α  w  η   T(  ) (2.13)
tg t0

Với: α = 0,05 và k1- = 1,65


Giới hạn phát hiện tổng hoạt độ beta LODβ (Bq/kg) trong các mẫu trà được

xác định theo công thức:


2c*β +  k 2 w  /t g
LODβ = η (2.14)
1-k 2 u rel
2
w
19
2.2.2. Phương pháp phân tích phổ gamma
2.2.2.1. Thiết bị trong phân tích phổ gamma trong trà
Thiết bị chính sử dụng trong phân tích các đồng vị phát gamma trong mẫu trà
là hệ phổ kế gamma phông thấp HPGe (GEM50 P4-83) của hãng ORTEC và phần
mềm điều khiển Maestro 32. Hình ảnh của hệ đo và giao diện của phần mềm được
thể hiện như trong hình 2.4 và hình 2.5. Các thông số kỹ thuật của hệ đo được cho
trong bảng 2.7.

Hình 2.4: Hệ phổ kế gamma HPGe và bộ phân tích đa kênh DSPEC jr 2.0TM

Hình 2.5: Giao diện phần mềm Maestro 32


20
Bảng 2.7: Các thông số kỹ thuật của hệ phổ kế gamma HPGe (GEM-50)

Th ng ố Đặc tính kỹ thuật

Loại Detector (Detector type) Bán dẫn siêu tinh khiết HPGe
Hiệu suất ghi (Efficiency) 50%
Độ phân giải (Resolution) Tại 1,33MeV: 2,0 – 2,2keV
Tỷ số đỉnh/Tán xạ Compton (P/C) 66:1

2.2.2.2. Các định các thông số đặc trưng của hệ phổ kế gamma (HPGe)
Phương pháp xây dựng đường chuẩn năng lượng:
Đường chuẩn năng lượng trong hệ phổ kế gamma phông thấp HPGe được xây
dựng bằng cách đo mẫu chuẩn IAEA-RGU trong khoảng thời gian 300 (phút), Số
liệu xây dựng đường chuẩn năng lượng được cho trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Số liệu xây dựng đường chuẩn năng lượng

STT Đồng vị Kênh đỉnh (Ch) Năng lượng (keV)


1 Th-234 369 63,30
2 Ra-226 1087 186,21
3 Pb-214 1413 241,99
4 Pb-214 1724 295,22
5 Pb-214 2056 351,93
6 Bi-214 3563 609,31
7 Bi-214 4494 768,36
8 Bi-214 6554 1120,29
9 Bi-214 7244 1238,11
10 Bi-214 10326 1764,49
11 Bi-214 12900 2204,21

Từ bảng dữ liệu về số kênh và diện tích đỉnh phổ của từng đồng vị trong bảng
2.8, đường chuẩn năng lượng theo số kênh được biểu diễn dưới dạng đường thẳng
tuyến tính như trong hình 2.6.

21
2000
E = 0,171× Ch + 0,596
Năng lượng E (keV)

R² = 1
1500

1000

500

0
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000
Số kênh (Ch)

Hình 2.6: Đường chuẩn năng lượng của hệ phổ kế gamma HPGe (Gem-50)

Phương trình đường chuẩn năng lượng sử dụng cho phân tích phổ gamma có
dạng hàm bậc nhất như sau:
E = 0,171  Ch + 0,596 (2.15)
Phương pháp xây dựng đường chuẩn hiệu suất trên nền mẫu trà:
Đường chuẩn hiệu suất trên nền mẫu trà được xây dựng bằng cách tạo các mẫu
137
chuẩn trà từ các chất chuẩn của IAEA là RGU, RGK và dung dịch chuẩn Cs của
Eckert & Ziegler với hoạt độ riêng của các đồng vị cho trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Hoạt độ riêng của các đồng vị có trong các mẫu chuẩn

STT Chất chuẩn Đồng vị Hoạt độ riêng


238
1 Chuẩn RGU-IAEA U 4940 ± 30 (Bq/kg)
40
2 Chuẩn RGK-IAEA K 14000 ± 400 (Bq/kg)
3 Eckert & Ziegler (137Cs) 137
Cs 238,58 ± 7,35 (Bq/ml)

Quy trình tạo các mẫu chuẩn để xây dựng đường cong hiệu suất trên nền mẫu
trà được thực hiện như trong hình 2.7.

22
Cân 400g trà

Sấy khô, nghiền mịn và chia


làm 2 phần

Phần 1: 100g Phần 2: 276g


(mẫu trắng) (mẫu chuẩn)

Cho vào cốc đếm mẫu đã Cho vào cốc đựng 500 ml
được dán nhãn

Dàn đều và đảm bảo hình Thêm 18g RGU, 6g RGK


học mẫu đo giống nhau và 300l 137Cs

Dãn kín miệng cốc bằng keo Sấy khô mẫu và chuẩn
silicon bằng đèn hồng ngoại

Lưu trữ trong thời gian 30 Dùng muỗng trộn thô phần
ngày mẫu và chuẩn

Trộn đều bằng máy trộn


mẫu trong 5 giờ

Đo mẫu trên hệ phổ


kế gamma HPGe Chia làm 3 phần,
mỗi phần khối lượng 100g

Hình 2.7: Quy trình tạo mẫu chuẩn xây dựng đường cong hiệu suất

Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mỗi mẫu trà sử dụng làm mẫu chuẩn
238 40
có giá trị tương ứng như sau: U là 296,4 ± 1,82 (Bq/kg), K là 280,0 ± 8,03
23
137
(Bq/kg) và Cs là 238,7 ± 7,35 (Bq/kg). Số liệu đo điện tích đỉnh năng lượng của
các đồng vị dùng để xây dựng đường cong hiệu suất trên hệ phổ kế gamma HPGe
của ba mẫu chuẩn trà và mẫu trắng cho trong bảng 2.10. Trong đó, diện tích đỉnh
trung bình của các đồng vị phóng xạ trong ba mẫu chuẩn trà được xác định theo
công thức:
Pd1 + Pd2 + Pd3
Pd = (2.16)
3
Trong đó: Pd1, Pd2, Pd3 là diện tích đỉnh của các đồng vị phóng xạ trong ba
mẫu chuẩn trà (Số đếm).

Bảng 2.10: Kết quả đo diện tích đỉnh của ba mẫu chuẩn trà

Năng lượng Diện tích đỉnh (Số đếm)


Đồng
vị E (keV) Pd1 Pd2 Pd3 Pd
Th-234 63,30 1576  87 1680  108 1595  98 1617  98
Ra-226 186,21 10131  168 9962 167 9517  160 9870  168
Pb-214 241,99 9480  140 10148  145 9381  130 9670  138
Pb-214 295,22 21895  190 21877  186 21605  189 21792  188
Pb-214 351,93 38492  225 38095  220 37290  225 37959  123
Bi-214 609,31 28953  192 28908  190 28252  190 28704  191
Cs-137 661,66 47227  230 46520  229 46632  229 46793  229
Bi-214 768,36 2899  90 2691  94 2695  92 2762  92
Bi-214 1120,29 6218  101 6345  99 6353  102 6305  101
Bi-214 1460,82 11108  124 11063  116 10830  118 11000  119
K-40 1764,49 5398  78 5293  79 5124  82 5272  80

Từ kết quả đo diện tích đỉnh của các đồng vị có trong ba mẫu chuẩn trà, ta xác
định sự đồng nhất của các mẫu chuẩn trà thông qua độ sai biệt giữa diễn tích đỉnh
của các đồng vị trong mẫu chuẩn trà và diện tích đỉnh trung bình. Số liệu độ sai biệt
của các mẫu chuẩn trà so với giá trị trung bình được cho trong bảng 2.11.

24
Bảng 2.11: Độ sai biệt của các mẫu chuẩn trà so với giá trị trung bình

Năng lượng Độ ai biệt (%)


Đồng vị
E (keV) Pd1/ Pd Pd2/ Pd Pd3/ Pd
Th-234 63,30 2,54 3,90 1,36
Ra-226 186,21 2,64 0,93 3,58
Pb-214 241,99 1,96 4,95 2,99
Pb-214 295,22 0,47 0,39 0,86
Pb-214 351,93 1,40 0,36 1,76
Bi-214 609,31 0,87 0,71 1,58
Cs-137 661,66 0,93 0,58 0,34
Bi-214 768,36 4,97 2,56 2,41
Bi-214 1120,29 1,39 0,63 0,76
K-40 1460,82 0,98 0,57 1,55
Bi-214 1764,49 2,40 0,40 2,80
Trung bình 1,87 1,45 1,42
Dựa vào kết quả tính trong bảng 2.11 có thể thấy rằng độ sai biệt giữa diện
tích đỉnh của các đồng vị phóng xạ trong ba mẫu chuẩn trà với giá trị trung bình đều
nhỏ hơn 5%. Do đó các mẫu chuẩn trà đã tạo có thể được coi là đồng nhất với nhau.
Hiệu suất ghi d trong mẫu chuẩn trà được xác định theo công thức:
Pd - PBlank
εd = (2.17)
A d × md × b × t d

Trong đó: Pd là diện tích đỉnh trung bình của 3 mẫu chuẩn trà (Số đếm)

PBlank là diện tích đỉnh của mẫu trắng (Số đếm)


A d hoạt độ của đồng vị phóng xạ trong mẫu chuẩn (Bq/kg)
md là khối lượng mẫu trà (kg)
b là xác suất phát của đồng vị phóng xạ
td là thời gian đo mẫu chuẩn (giây)
Số liệu đường cong hiệu suất mẫu trà được cho trong bảng 2.12 và bảng 2.13.

25
Bảng 2.12: Hoạt độ và diện tích đỉnh trung bình trong ba mẫu chuẩn trà

Xác uất Hoạt độ Diện tích đỉnh (Số đếm)


Đồng vị
b (%) Ad (Bq/kg) PBlank Pd
296,4  1,82 25  28 1617  98
234
Th 3,75
296,4  1,82 237  28 9870  168
226
Ra 3,55
296,4  1,82 92  35 9670  138
214
Pb 7,27
296,4  1,82 324  31 21792  188
214
Pb 18,41
296,4  1,82 492  39 37959  123
214
Pb 35,60
296,4  1,82 460  34 28704  191
214
Bi 45,49
238,7  7,35 373  34 46793  229
137
Cs 84,99
296,4   1,82 52  26 2762  92
214
Bi 4,89
296,4  1,82 91  25 6305  101
214
Bi 14,91
40
K 10,55 280,0  8,03 7235  93 11000  119
214
Bi 15,31 296,4  1,82 34  16 5272  80
Bảng 2.13: Số liệu xây dựng đường cong hiệu suất nền mẫu trà

Năng lượng Hiệu uất


Đồng vị
E (keV) d
0,0166  0,0010
234
Th 63,30
226
Ra 186,21 0,0604  0,0011
0,0515  0,0008
214
Pb 241,99
0,0455  0,0005
214
Pb 295,22
0,0411  0,0003
214
Pb 351,93
0,0242  0,0002
214
Bi 609,31
0,0265  0,0008
137
Cs 661,66
0,0216  0,0007
214
Bi 768,36
0,0163  0,0005
214
Bi 1120,29
0,0148  0,0003
40
K 1460,82
214
Bi 1764,49 0,0134  0,0002
26
Đường cong hiệu suất ghi theo năng lượng trên nền mẫu trà được biểu diễn
dưới dạng hàm logarit như trong hình 2.8.
Ln(E)
4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8
-2,5

-3
Ln(d)

-3,5

-4

-4,5
Ln(d) = 0,035260Ln(E)5 – 1,117982Ln(E)4 + 14,233621Ln(E)3
– 90,926250Ln(E)2 + 290,549497Ln(E) – 373,012874
-5 R² = 0,995

Hình 2.8: Đường cong hiệu suất của các đồng vị phát gamma trong mẫu trà

Phương trình đường cong hiệu suất ghi trên nền mẫu trà có dạng như sau:
Ln(d) = 0,035260Ln(E)5 – 1,117982Ln(E)4 + 14,233621Ln(E)3
– 90,926250Ln(E)2 + 290,549497Ln(E) – 373,012874 (2.18)

2.2.2.3. Đánh giá phương pháp phân tích phổ gamma trên nền mẫu trà:
Để kiểm soát quy trình phân tích và đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân tích
hoạt độ của các đồng vị phóng xạ phát gamma trong mẫu trà, luận văn đã tiến hành
phân tích mẫu chuẩn tham khảo IAEA-330 (SPINACH) và đánh giá kết quả phân
tích hoạt độ phóng xạ của hai đồng vị 40K và 134
Cs so với giá trị được chứng nhận
thông qua chỉ số Z-score theo công thức:

CAna - CCef
Z-score = (2.19)
σ

Trong đó: CAna là hoạt độ của đồng vị phân tích được trong mẫu chuẩn

27
CCef là hoạt độ của đồng vị có trong mẫu chuẩn tham khảo
σ là độ lệch chuẩn trong mẫu phân tích
Nếu: Z-score  2: Kết quả phân tích phù hợp với giá trị chứng nhận
2 < Z-score  3: Kết quả phân tích cần xem xét lại
Z-score > 3: Kết quả phân tích khác với giá trị chứng nhận
Kết quả phân tích mẫu chuẩn tham khảo IAEA-330 (SPINACH) trên hệ phổ
kế gamma và tính toán chỉ số Z-score được cho trong bảng 2.14:

Bảng 2.14: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của 40K, 137Cs trong mẫu chuẩn
tham khảo IAEA-330 (SPINACH)

Giá trị chứng nhận Kết quả phân tích Chỉ ố


STT Đồng vị
(Bq/kg) (Bq/kg) Z-score
40
1 K 1188 ± 15 1226 ± 33 0,95
137
2 Cs 1052 ± 15 1045 ± 40 0,71

Kết quả phân tích từ bảng 2.14 cho thấy chỉ số Z-score của hai đồng vị 40K và
137
Cs trong mẫu tham khảo IAEA-330 (SPINACH) có giá trị nhỏ hơn 2 do đó có thể
kết luận rằng kết quả phân tích hoạt độ của hai đồng vị 40K và 137Cs mẫu tham khảo
phù hợp với giá trị chứng nhận. Từ đó cho thấy rằng đường cong hiệu suất ghi đã
xây trên nền mẫu trà hoàn toàn đáp ứng được quy trình phân tích hoạt độ của các
đồng vị phóng xạ có trong các mẫu trà sử dụng trong luận văn.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích các đồng vị phát gamma trong mẫu trà
Mẫu trà được sấy khô bằng đèn hồng ngoại sau đó được nghiền mịn bằng máy
nghiền. Cân 100 (g) mẫu trà sau nghiền cho vào cốc đếm đã dán nhãn. Dùng thìa
hoặc đũa thuỷ tinh dàn đều mẫu trà trong cốc đếm, đảm bảo hình học của các mẫu
trà phân tích giống với hình học của mẫu chuẩn trà dùng để xây dựng đường cong
chuẩn hiệu suất. Sử dụng băng keo hoặc silicon dán kín miệng cốc đếm. Lưu giữ
cốc đếm chứa các mẫu trà phân tích trong khoảng thời gian 30 (ngày) để các đồng
238 232
vị trong chuỗi U và Th cùng đạt tới trạng thái cân bằng. Mẫu trà sau đó được
đo trên hệ phổ kế gamma HPGe (Gem-50) trong khoảng thời gian 1 (ngày). Hình

28
học sử dụng để đo mẫu chuẩn và mẫu phân tích trà trên hệ phổ kế gamma được sử
dụng như trong hình 2.9.

Hình 2.9: Hình học đo của các mẫu trà


a-Mặt trên; b-Mặt đáy; c-Mẫu chuẩn và mẫu phân tích

2.2.2.5. Xác định đỉnh năng lượng của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà
Các mẫu trà được lưu trữ trong khoảng thời gian 30 (ngày) trước khi phân tích
238 232
phổ gamma nên các đồng vị phóng xạ trong hai chuỗi U, Th đạt tới trạng thái
238 232
cân bằng. Do đó hoạt độ của hai đồng vị U và Th có thể được xác định thông
qua các đỉnh năng lượng của các đồng vị con. Bên cạnh đó, hoạt độ của hai đồng vị
40 137
K và Cs được xác định trực tiếp thông qua các đỉnh năng lượng phát ra từ hai
đồng vị này. Số liệu đỉnh năng lượng và xác suất phát của các đồng vị được sử dụng
để xác định hoạt độ trong mẫu trà được cho trong bảng 2.15.
29
Bảng 2.15: Đỉnh năng lượng và xác suất phát của các đồng vị trong mẫu trà

Chu kỳ bán rã Năng lượng Xác suất


Đồng vị
T1/2 E (keV) b (%)
137
Cs 30,05 năm 661,66 84,99
40
K 1,28109 năm 1460,82 10,55
232 228
Th Ac 6,13 giờ 911,20 26,20
214
238
Bi 0,332 giờ 609,31 45,49
U 214
Pb 0,447 giờ 351,93 35,60
2.2.2.6. Công thức tính hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà
Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ có trong mẫu trà được tính toán dựa theo
tiêu chuẩn WEAC.RN.Method.3.0 của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa
Kỳ (FDA) [10] và được xác định theo công thức:

Cγ  Bq / kg  = × eλt s
(2.20)
mγ × εd × b × t γ

Trong đó: P là số đếm diện tích đỉnh của đồng vị quan tâm trên phổ mẫu đo
đã trừ phông (Net Area)
m là khối lượng của mẫu đo (kg)
ε d là hiệu suất ghi nhận đã hiệu chỉnh mật độ đối với đỉnh năng
lượng quan tâm
b là xác suất phát gamma của đồng vị quan tâm
t là thời gian đo mẫu (giây)
λ là hằng số phân rã hạt nhân
ts là khoảng thời gian từ khi nhận mẫu đến khi đo mẫu (giây)
Độ không đảm bảo đo hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà U C γ

(Bq/kg) được tính theo công thức:


2
 uP   um   uε   ub 
2 22

UC  Cγ  P    m    ε    b 
γ d
(2.21)
 γ   d 
γ

30
Giới hạn phát hiện hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu phân tích
LOD (Bq/kg) được tính theo công thức:

LOD γ 
 2,71  4,65 B   e λt s
(2.22)
mγ × εd × b × t γ

Trong đó: B là số đếm phông tương ứng tại vùng năng lượng quan tâm dùng
để xác định giới hạn phát hiện LOD

2.2.3. Phương pháp đánh giá tương quan


Mục đích của đánh giá hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ giữa
các biến độc lập đến biến phụ thuộc, hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau.
Để mô tả mức độ liên hệ giữa hai biến này chúng ta cần phải xác định hệ số tương
quan giữa chúng (Coefficient correlation).
Hệ số tương quan của hai biến x, y được xác định theo công thức:

  x - x  y - y 
n

i i
i =1
r= (2.23)
 x - x   y - y
n 2 n 2
i i
i =1 i =1

Trong đó: r là hệ số tương quan giữa hai biến x và y


x , y là các giá trị trung bình của biến x và y
Giá trị của r sẽ thay đổi trong khoảng từ 0 đến ± 1 tương ứng với mức độ
không tương quan đến tương quan hoàn chỉnh. Trong đó, dấu của r chỉ chiều của sự
tương quan.
Nếu r > 0, thì đa số các giá trị lớn của y tương ứng với các giá trị lớn của x và
ngược lại tức là tỉ lệ thuận với x, đây là tương quan dương hoặc tương quan tỉ lệ
thuận.
Nếu Nếu r < 0, ta có tương quan âm hay tương quan tỉ lệ nghịch.
Nếu r = 0, thì hai biến x và y không có sự tương quan hay độc lập với nhau.
Hệ số tương quan thường được dùng để đánh giá mức độ liên quan giữa hai
biến hay hai bộ số liệu và được chia làm 4 mức độ như trong bảng 2.16.

31
Bảng 2.16: Ý nghĩa của hệ số tương quan

STT Hệ ố tương quan r Mức độ tương quan


1 < 0,7 Tương quan nghèo nàn
2 0,7 đến 0,8 Tương quan khá
3 0,8 đến 0,9 Tương quan tốt
4 > 0,9 Tương quan xuất sắc

Trên thực tế, do sai số đo đạc thực nghiệm nên rất khó có hệ số tương quan
r = ± 1, do đó trong thực tế nếu r > 0,8 thì có thể coi là mối quan hệ tuyến tính giữa

hai biến đang xét. Trong Excel, để xác định hệ số tương quan r có thể sử dụng hàm
CORREL(Array1; Array2) [3].

2.3. Nhận xét chương 2


Trong chương này, luận văn đã trình bày đầy đủ về những mục tiêu nghiên
cứu sẽ thực hiện và đối tượng nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Bên cạnh đó, luận
văn cũng đã trình bày những phương pháp và kỹ thuật sẽ sử dụng trong luận văn để
xử lý và phân tích hoạt độ của các đồng vị phóng xạ có trong các mẫu trà.

32
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng hoạt độ alpha-beta trong các mẫu trà


3.1.1. Tổng hoạt độ alpha-beta theo kỹ thuật tiêu huỷ mẫu và pha chế mẫu
Kết quả phân tích tổng hoạt độ alpha, tổng hoạt độ beta và tỉ lệ tách chiết tổng
hoạt độ alpha-beta của 20 mẫu trà theo hai kỹ thuật tiêu hủy mẫu và kỹ thuật pha
chế mẫu được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2.

Bảng 3.1: Tổng hoạt độ alpha và tỉ lệ tách chiết alpha trong 20 mẫu trà

Tên Tiêu hủy Pha chế Tỉ lệ tách


STT
mẫu c (Bq/kg) LOD c (Bq/kg) LOD chiết (%)

1 Tea1 101,69  14,34 14,34 12,27  3,83 8,43 12,06


2 Tea2 25,50  7,79 15,58 < LOD 8,53 --
3 Tea3 61,3  10,86 14,05 < LOD 6,45 --
4 Tea4 155,6  19,28 14,63 16,94  4,52 8,28 10,88
5 Tea5 54,31  9,93 12,85 7,31  2,86 6,99 13,46
6 Tea6 35,27  8,14 14,92 < LOD 8,38 --
7 Tea7 19,63  6,13 13,50 < LOD 6,40 --
8 Tea8 < LOD 12,69 < LOD 6,47 --
9 Tea9 < LOD 14,37 < LOD 6,02 --
10 Tea10 22,76  6,69 14,73 < LOD 11,41 --
11 Tea11 88,90  13,78 15,16 13,87  4,12 8,25 15,61
12 Tea12 27,77  6,67 12,22 < LOD 6,70 --
13 Tea13 49,65  9,31 13,66 < LOD 6,97 --
14 Tea14 41,92  8,89 13,97 < LOD 9,38 --
15 Tea15 61,11  11,17 14,46 16,46  4,42 8,83 26,94
16 Tea16 77,79  11,93 12,49 15,93  4,15 7,62 20,47
17 Tea17 67,46  10,77 12,47 13,84  3,90 7,80 20,50

33
Bảng 3.1: Tổng hoạt độ alpha và tỉ lệ tách chiết alpha trong 20 mẫu trà (tiếp theo)

Tên Tiêu hủy Pha chế Tỉ lệ tách


STT
mẫu c (Bq/kg) LOD c (Bq/kg) LOD chiết (%)
18 Tea18 101,00  13,20 11,17 22,22  4,57 6,70 22,00

19 Tea19 26,27  6,72 13,44 < LOD 8,74 --


20 Tea20 22,00  6,54 13,08 < LOD 8,60 --
Nhỏ nhất 19,63  6,13 11,17 7,31  2,86 6,02 10,88
Lớn nhất 155,60  19,28 15,58 22,22  4,57 11,41 26,94
Trung bình 57,77  10,12 13,69 14,85  4,05 7,85 17,74
Dựa trên kết quả phân tích tổng hoạt độ alpha trong bảng 3.1 có thể thấy: Số
mẫu trà có phát hiện tổng hoạt độ alpha theo kỹ thuật tiêu hủy mẫu là 18/20 mẫu.
Trong đó giá trị hoạt độ alpha trung bình đối với các mẫu có phát hiện là 57,77 
10,12 (Bq/kg). Số mẫu trà có phát hiện tổng hoạt độ alpha theo kỹ thuật pha chế
mẫu là 8/20 mẫu. Giá trị tổng hoạt độ alpha trung bình đối với các mẫu có phát hiện
là 14,85  4,05 (Bq/kg). Tỉ lệ tách chiết tổng hoạt độ alpha của các mẫu trà từ kỹ
thuật pha chế mẫu so với kỹ thuật tiêu hủy mẫu là 17,74%.

Bảng 3.2: Tổng hoạt độ beta và phần trăm tách chiết beta của 20 mẫu trà

Tên Tiêu hủy Pha chế Tỉ lệ tách


STT
mẫu c (Bq/kg) LOD c (Bq/kg) LOD chiết (%)

1 Tea1 700,12  16,30 13,04 497,21  10,73 7,28 71,02


2 Tea2 740,55  16,99 14,16 508,80  10,86 7,37 68,71
3 Tea3 650,72  15,33 12,77 359,22  7,91 5,57 55,20
4 Tea4 728,13  16,62 13,96 489,64  10,54 7,15 67,25
5 Tea5 602,07  14,02 11,68 428,29  9,21 6,04 71,14
6 Tea6 724,32  16,96 13,56 495,36  10,66 7,23 68,39
7 Tea7 633,03  14,72 12,27 333,21  7,57 5,53 52,64
8 Tea8 609,28  14,42 10,96 343,68  7,65 5,59 56,41

34
Bảng 3.2: Tổng hoạt độ beta và phần trăm tách chiết beta của 20 mẫu trà (tiếp theo)

Tên Tiêu hủy Pha chế Tỉ lệ tách


STT
mẫu c (Bq/kg) LOD c (Bq/kg) LOD chiết (%)
9 Tea9 697,63  16,33 12,41 339,04  7,82 5,72 48,60
10 Tea10 726,23  16,73 12,72 546,10  12,97 10,89 75,20
11 Tea11 762,84  17,23 13,78 488,17  10,50 7,12 63,99
12 Tea12 561,60  13,33 10,55 368,71  8,22 5,79 65,65
13 Tea13 617,56  14,90 12,41 406,21  8,87 6,02 65,78
14 Tea14 650,39  15,24 12,70 530,57  11,52 8,10 81,58
15 Tea15 617,63  15,11 13,14 502,29  10,84 7,63 81,33
16 Tea16 605,88  14,20 11,36 444,86  9,69 6,58 73,42
17 Tea17 605,01  14,18 11,34 451,60  9,93 6,74 74,64
18 Tea18 533,90  12,69 10,15 393,54  8,52 6,09 73,71
19 Tea19 643,18  15,27 11,61 529,79  11,13 7,55 82,37
20 Tea20 620,63  14,27 11,30 511,16  10,95 7,43 82,36
Nhỏ nhất 533,90  12,69 10,15 333,21  7,57 5,53 48,60
Lớn nhất 762,84  17,23 14,16 546,10  12,97 10,89 82,37
Trung bình 651,54  15,24 12,29 448,37  9,80 6,87 68,97

Dựa vào kết quả phân tích tổng hoạt độ beta của 20 mẫu trà trong bảng số liệu
3.2 cho thấy tất cả các mẫu trà phân tích trong luận văn đều phát hiện tổng hoạt độ
beta. Trong đó, giá trị tổng hoạt độ beta trung bình theo kỹ thuật tiêu hủy mẫu là
651,54  15,24 (Bq/kg) và theo kỹ thuật pha chế là 448,37  9,80 (Bq/kg). Tỉ lệ
tách chiết tổng hoạt độ beta trung bình của 20 mẫu trà từ kỹ thuật pha chế so với kỹ
thuật tiêu hủy mẫu là 68,97%.
Từ tỉ lệ tách chiết tổng hoạt độ alpha-beta trong mẫu trà theo hai kỹ thuật pha
chế mẫu và tiêu huỷ mẫu có thể thấy rằng trong mẫu trà các đồng vị phát bức xạ

35
beta có tỉ lệ khuếch tán trong môi trường nước lớn hơn so với các đồng vị phát bức
xạ alpha khoảng 4 lần.

3.1.2. Nồng độ hoạt độ phóng xạ alpha-beta trong mẫu nước trà


Theo hướng dẫn của Viện Tiêu chuẩn Anh về phương pháp chuẩn bị mẫu
nước trà cho các thí nghiệm cảm quan, thể tích nước được sử dụng để pha khối
lượng 2 (g) trà là 100 (ml) [6]. Trên cơ sở đó, tổng nồng độ hoạt độ alpha và tổng
nồng độ hoạt độ beta trong các mẫu nước trà được tính theo công thức:
cα,β
cαn,β  (3.1)
Vp × 500
Trong đó: Vp là thể tích nước được sử dụng cho mỗi lần pha trà (Lít)
cα,β (Bq/kg) là tổng hoạt độ alpha, beta trong mẫu trà theo kỹ thuật

pha chế mẫu.


Kết quả tính tổng nồng độ hoạt độ alpha và tổng nồng độ hoạt độ beta trong
mẫu nước trà được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Nồng độ hoạt độ alpha-beta trong các mẫu nước trà

Tổng alpha Tổng beta


STT Tên mẫu n n
c (Bq/L)
c (Bq/L)
α LOD β LOD
1 Tea1 0,25 ± 0,08 0,17 9,94 ± 0,22 0,15
2 Tea2 <LOD 0,17 10,18 ± 0,22 0,15
3 Tea3 <LOD 0,13 7,18 ± 0,16 0,11
4 Tea4 0,34 ± 0,09 0,17 9,79 ± 0,21 0,14
5 Tea5 0,15 ± 0,06 0,14 8,57 ± 0,18 0,12
6 Tea6 <LOD 0,17 9,91 ± 0,21 0,15
7 Tea7 <LOD 0,13 6,66 ± 0,15 0,11
8 Tea8 <LOD 0,13 6,87 ± 0,15 0,11
9 Tea9 <LOD 0,12 6,78 ± 0,16 0,11
10 Tea10 <LOD 0,23 10,92 ± 0,26 0,22
11 Tea11 0,28 ± 0,08 0,17 9,76 ± 0,21 0,14
36
Bảng 3.3: Nồng độ hoạt độ alpha-beta trong các mẫu nước trà (tiếp theo)

Tổng alpha Tổng beta


STT Tên mẫu
c αn (Bq/L) LOD cβn (Bq/L) LOD
12 Tea12 <LOD 0,13 7,37 ± 0,16 0,12
13 Tea13 <LOD 0,14 8,12 ± 0,18 0,12
14 Tea14 <LOD 0,19 10,61 ± 0,23 0,16
15 Tea15 0,33 ± 0,09 0,18 10,05 ± 0,22 0,15
16 Tea16 0,32 ± 0,08 0,15 8,90 ± 0,19 0,13
17 Tea17 0,28 ± 0,08 0,16 9,03 ± 0,20 0,14
18 Tea18 0,44 ± 0,09 0,13 7,87 ± 0,17 0,12
19 Tea19 <LOD 0,16 10,60 ± 0,22 0,15
20 Tea20 <LOD 0,17 10,22 ± 0,22 0,15
Nhỏ nhất 0,15 ± 0,06 0,12 6,66 ± 0,15 0,11
Lớn nhất 0,44 ± 0,09 0,23 10,92 ± 0,26 0,22
Trung bình 0,30 ± 0,08 0,16 8,97 ± 0,20 0,14
Giới hạn WHO  0,5 1

Từ kết quả tính tổng nồng độ hoạt độ alpha-beta trong 20 mẫu nước trà sau
pha chế trong bảng 3.3 có thể thấy rằng trong các mẫu nước trà luôn chứa một
lượng nhỏ đồng vị phóng xạ phát alpha-beta. Trong đó, tổng nồng độ hoạt độ alpha
của 20 mẫu nước trà có giá trị trung bình là 0,30 ± 0,08 (Bq/L), giá trị này nhỏ hơn
so với giới hạn tổng nồng độ hoạt độ alpha trong nước uống tham khảo theo đề nghị
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khoảng 1,7 lần ( 0,5 Bq/L) [19].
Tuy nhiên kết quả tính toán tổng nồng độ hoạt độ beta cho thấy 20/20 mẫu
nước trà sau pha chế có giá trị tổng beta vượt mức giới hạn theo đề nghị của WHO
( 1 Bq/L) [19]. Trong đó, tổng nồng độ hoạt độ beta trung bình của 20 mẫu nước
trà sau pha chế là 8,97 ± 0,20 (Bq/L) cao hơn ngưỡng giới hạn tổng nồng độ hoạt độ
beta đối với nước uống đóng chai tham khảo theo đề nghị của WHO khoảng 9 lần.

37
3.2. Hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà
3.2.1. Kết quả phân tích hoạt độ của các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà

Bảng 3.4: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của hai đồng vị 40K và 137Cs

Đồng vị phóng xạ
40 137
STT Tên mẫu K Cs
C (Bq/kg) LOD C (Bq/kg) LOD
1 Tea1 544,61 ± 8,46 3,18 2,01 ± 0,15 0,29
2 Tea2 676,86 ± 9,95 3,57 1,81 ± 0,13 0,23
3 Tea3 607,95 ± 9,25 3,76 1,90 ± 0,14 0,22
4 Tea4 604,82 ± 9,25 3,83 1,56 ± 0,17 0,34
5 Tea5 538,81 ± 8,43 3,13 1,27 ± 0,14 0,31
6 Tea6 679,22 ± 9,96 3,96 3,46 ± 0,16 0,19
7 Tea7 577,73 ± 9,03 4,91 0,59 ± 0,13 0,34
8 Tea8 570,71 ± 8,92 4,41 0,83 ± 0,09 0,17
9 Tea9 613,75 ± 9,31 4,08 1,18 ± 0,13 0,29
10 Tea10 719,96 ± 10,45 4,21 3,16 ± 0,15 0,19
11 Tea11 549,49 ± 8,07 1,78 1,61 ± 0,14 0,22
12 Tea12 539,81 ± 8,44 3,02 1,08 ± 0,16 0,33
13 Tea13 576,05 ± 8,90 4,21 2,23 ± 0,16 0,32
14 Tea14 577,70 ± 9,36 3,81 2,12 ± 0,16 0,37
15 Tea15 550,86 ± 9,40 5,59 1,43 ± 0,12 0,26
16 Tea16 529,06 ± 9,54 3,55 0,88 ± 0,14 0,45
17 Tea17 474,83 ± 8,29 5,28 1,14 ± 0,17 0,39
18 Tea18 423,19 ± 8,05 6,22 0,68 ± 0,10 0,29
19 Tea19 598,94 ± 9,50 4,55 0,76 ± 0,17 0,27
20 Tea20 586,75 ± 9,48 4,66 0,29 ± 0,13 0,35
Nhỏ nhất 423,19 ± 8,05 1,78 0,29 ± 0,13 0,17
Lớn nhất 719,96 ± 10,45 6,22 3,46 ± 0,16 0,45
Trung bình 577,05 ± 9,10 4,09 1,50 ± 0,14 0,29

38
Bảng 3.5: Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của đồng vị 238U và 232Th

Đồng vị phóng xạ
238
STT Tên mẫu U (214Pb, 214Bi) Th (228Ac)
C (Bq/kg) LOD C (Bq/kg) LOD
1 Tea1 4,90  0,30 0,67 24,77 ± 0,91 1,08
2 Tea2 4,01  0,28 0,48 11,88 ± 0,70 1,10
3 Tea3 6,12  0,34 0,66 24,95 ± 0,95 1,31
4 Tea4 3,76  0,26 0,51 30,22 ± 1,08 1,74
5 Tea5 0,96  0,17 0,46 10,45 ± 0,72 1,48
6 Tea6 3,71  0,26 0,50 9,90 ± 0,77 1,30
7 Tea7 <LOD 0,49 5,73 ± 0,46 0,89
8 Tea8 0,76  0,17 0,46 6,45 ± 0,49 0,83
9 Tea9 0,57  0,14 0,36 1,98 ± 0,39 1,19
10 Tea10 2,01  0,24 0,60 7,83 ± 0,75 1,39
11 Tea11 3,74  0,24 0,56 24,16 ± 0,82 0,91
12 Tea12 6,22  0,30 0,48 19,15 ± 0,74 0,73
13 Tea13 5,28  0,31 0,69 22,10 ± 1,01 1,90
14 Tea14 2,34  0,25 0,57 10,43 ± 0,87 1,67
15 Tea15 3,37  0,30 0,66 12,60 ± 0,87 1,72
16 Tea16 3,69  0,33 0,66 24,84 ± 1,11 1,36
17 Tea17 2,86  0,30 0,64 20,30 ± 0,95 1,49
18 Tea18 3,21  0,25 0,51 17,59 ± 0,94 1,57
19 Tea19 <LOD 0,62 5,91 ± 0,57 1,11
20 Tea20 0,76  0,16 0,45 6,49 ± 0,51 0,76
Nhỏ nhất 0,57  0,14 0,36 1,98 ± 0,39 0,73
Lớn nhất 6,22  0,34 0,69 30,22 ± 1,08 1,90
Trung bình 2,97  0,25 0,55 14,89 ± 0,78 1,28

39
Dựa trên kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ các đồng vị trong mẫu trà bằng
phương pháp phân tích phổ gamma trong bảng 3.4 và bảng 3.5 có thể thấy: Hoạt độ
phóng xạ của đồng vị 40K của 20 mẫu trà có giá trị trong khoảng từ 423,19 ± 8,05
40
đến 719,96 ± 10,45 (Bq/kg) với giá trị hoạt độ K trung bình là 577,05 ± 9,10
137
(Bq/kg). Hoạt độ phóng xạ của đồng vị Cs có giá trị trong khoảng từ 0,29 ± 0,13
137
đến 3,46 ± 0,16 (Bq/kg). Hoạt độ Cs trung bình trong 20 mẫu trà là 1,50 ± 0,14
137
(Bq/kg), giá trị này nhỏ hơn giới hạn hoạt độ theo quy định đối với đồng vị Cs
trong thực phẩm theo tiêu chuẩn Codex Stan 193-1995 ( 1000 (Bq/kg) [8].
Bên cạnh đó, hoạt độ phóng xạ của đồng vị 238U tính theo 214Pb và 214Bi trong
các mẫu trà có giá trị trong khoảng từ 0,57  0,14 đến 6,22  0,34 (Bq/kg) với giá
trị hoạt độ 238
U trung bình là 2,97  2,25 (Bq/kg). Hoạt độ phóng xạ của đồng vị
232
Th tính theo đồng vị 228Ac có giá trị trong khoảng từ 1,98 ± 0,39 đến 30,22 ± 1,08
(Bq/kg) với giá trị hoạt độ trung bình là 14,89 ± 0,78 (Bq/kg). Ngoài ra, kết quả
phân tích còn cho thấy có 2/20 mẫu trà có giá trị hoạt độ 238U nhỏ hơn giới hạn phát
hiện, với giá trị giới hạn phát hiện trung bình của đồng vị 238U là 0,55 (Bq/kg).

3.2.2. Tương quan hoạt độ phóng xạ của các đồng vị trong mẫu trà

Tổng hoạt độ alpha và các đồng vị phát alpha


Tương quan giữa giá trị tổng hoạt độ alpha theo kỹ thuật tiêu huỷ mẫu và hoạt
238 232
độ phóng xạ của hai đồng vị U và Th được biểu diễn dưới dạng biểu đồ như
238
trong hình 3.1. Trong đó hệ số tương quan r giữa đồng vị U với tổng hoạt độ
alpha trong các mẫu trà có giá trị là 0,43. Điều này cho thấy rằng không có sự tương
238
quan giữa hoạt độ của các đồng vị phát alpha trong chuỗi U với tổng hoạt độ
alpha trong các mẫu trà. Do đó có thể coi mức độ đóng góp của các đồng vị phát
238
alpha trong chuỗi U vào tổng hoạt độ alpha trong các mẫu trà là không đáng kể.
232
Trong khi đó, đồng vị Th có mức độ tương quan khá tốt với tổng hoạt độ alpha
trong các mẫu trà với giá trị hệ số tương quan r là 0,82. Điều này cho thấy rằng
nguyên nhân chính gây ra tổng hoạt độ alpha của các mẫu trà chủ yếu xuất phát từ
các đồng vị phát alpha trong chuỗi 232Th.

40
8 40
r = 0,43; p = 0,06 r = 0,82; p< 0,001
6 30

Th-232 (Bq/kg)
U-238 (Bq/kg)

4 20

2 10

0 0
0 40 80 120 160 0 40 80 120 160
Tổng alpha (Bq/kg) Tổng alpha (Bq/kg)

Hình 3.1: Biểu đồ tương quan giữa hoạt độ phóng xạ của các đồng vị 238U, 232Th
với tổng hoạt độ alpha trong 20 mẫu trà

Tổng hoạt độ beta và các đồng vị phát beta


Tương quan giữa tổng hoạt độ beta theo kỹ thuật tiêu hủy mẫu và hoạt độ của
137
Cs, 40K và các đồng vị phát beta trong hai chuỗi 238U và 232Th được biểu diễn như
238 232 137
hình 3.2 và hình 3.3. Có thể thấy rằng các đồng vị U, Th và Cs có mức độ
tương quan khá nghèo nàn với tổng hoạt độ beta, hệ số tương quan r lần lượt là
0,04; 0,04 và 0,59. Trong khi đó, đồng vị 40K có mối tương quan khá tốt với tổng
hoạt độ beta, giá trị hệ số tương quan r tính được là 0,71. Điều này cho thấy rằng
đồng vị 40K là nguyên nhân chính gây ra tổng hoạt độ beta trong 20 mẫu trà.

7 r = 0,04; p = 0,87 40 r = 0,04, p = 0,86


6
Th-232 (Bq/kg)

30
U-238 (Bq/kg)

5
4
20
3
2 10
1
0 0
500 600 700 800 500 600 700 800
Tổng beta (Bq/kg) Tổng beta (Bq/kg)

Hình 3.2: Biểu đồ tương quan hoạt độ phóng xạ của các đồng vị 238U, 232Th
với tổng hoạt độ beta trong 20 mẫu trà
41
800 r = 0,71, p < 0,001 4
r = 0,59, p = 0,007
K-40 (Bq/kg)

Cs-137 (Bq/kg)
3
650
2
500
1

350 0
500 600 700 800 500 600 700 800
Tổng beta (Bq/kg) Tổng beta (Bq/kg)

Hình 3.3: Biểu đồ tương quan hoạt độ phóng xạ của đồng vị 40K, 137Cs
với tổng hoạt độ beta trong 20 mẫu trà

3.3. Đánh giá kết quả


Kết quả so sánh tổng hoạt độ phóng xạ alpha, tổng hoạt độ beta và hoạt độ của
các đồng vị phóng xạ trong mẫu trà với một số nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế
giới được thể hiện trong bảng 3.6 và bảng 3.7.

Bảng 3.6: So sánh tổng hoạt độ alpha và tổng hoạt độ beta trong mẫu trà

Phương pháp Phương pháp Tỉ lệ tách


tiêu hủy (Bq/kg) pha chế (Bq/kg) chiết (%)
Tác giả
Alpha Beta Alpha Beta Alpha Beta
Lasheen [20] 101,0 ± 26,5 405 ± 90 32,5 ± 3,0 170 ± 55 20,7 48,1

N.Q.Long [4] 82,5  8,1 682,0  62,1 -- -- -- --

Luận văn 57,8  10,1 651,5  15,2 14,9  4,1 448,4  9,8 17,7 69,0

Từ số liệu trong bảng 3.6 có thể thấy rằng kết quả phân tích tổng hoạt độ
alpha-beta trong luận văn này có sự tương tương đồng nhất định với kết quả của
những nghiên cứu phóng xạ trong trà trước đây. Đối với đề tài của tác giả Lasheen
thực hiện trên thị trường Ai Cập. Giá trị tổng hoạt độ alpha theo kỹ thuật tiêu huỷ
mẫu cao hơn so với giá trị phân tích được trong luận văn khoảng 2 lần, trong khi đó
tổng hoạt độ beta thấp hơn so với tổng hoạt độ beta trong luận văn khoảng 1,5 lần.
42
Điều này có thể là do sự khác biệt về thỗ nhưỡng vùng nguyên liệu trà dẫn đến sự
khác biệt về sự phân bố hoạt độ của các đồng vị phóng xạ. Trong khi đó, đối với
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang Long, tác giả chỉ khảo sát tổng hoạt độ
alpha-beta dựa trên kỹ thuật tiêu huỷ mẫu, tuy nhiên số liệu cho thấy tổng hoạt độ
alpha và tổng hoạt độ beta về trà trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Long và luận
văn gần bằng nhau. Điều này có thể do các mẫu trà được lấy trên cùng một vùng
nguyên liệu trồng trà nên sự phân bố hoạt độ các đồng vị phóng xạ gần như nhau.

Bảng 3.7: So sánh hoạt độ phóng xạ các đồng vị phát gamma trong mẫu trà

Đồng vị phóng xạ (Bq/kg)


Tác giả Quốc gia 137 40 238 232
Cs K U Th
S. Harb [16] Ai Cập 0,90  0,20 623  25 3,10  0,70 3,10  0,80
O. Kilic [14] Thổ Nhĩ Kỳ 45,04  2,60 501  42 0,90  0,40 2,70  1,00
F. Görür [11] Thổ Nhĩ Kỳ 42,00  1,55 445,63  17,83 6,37  0,82 3,19  0,66
Desideri [7] Italy 1,30 ± 0,80 572,00 ± 49,60 2,80 ± 0,70 4,80 ± 1,80
N.Q Long [4] Việt Nam 0,93  0,20 488,82  30,79 7,68  0,76 2,92  0,37
Luận văn Việt Nam 1,50 ± 0,14 577,05 ± 9,10 2,97  0,25 14,89 ± 0,78

Từ kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của các đồng vị trong mẫu trà bằng
phương pháp phân tích phổ gamma trong bảng 3.7 cho thấy hầu hết các nghiên cứu
238 232
trong mẫu trà đều có sự xuất hiện của bốn đồng vị U, Th, 137Cs và 40K. Trong
40
đó đồng vị phóng xạ K có hoạt độ lớn nhất với giá trị hoạt độ trong các nghiên
cứu trước đây dao động trong khoảng từ 445,63  17,83 (Bq/kg) đến 623  25
(Bq/kg), trong khi đó kết quả phân tích 40K trong luận văn là 577,05 ± 9,10 (Bq/kg).
137
Đối với đồng vị Cs, ngoại trừ hai nghiên cứu của O. Kilic và F. Görür có giá trị
137
hoạt độ Cs tương đối cao do vùng nguyên liệu trà ở Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng
nặng bởi phóng xạ phát ra từ vụ nổ lò phản ứng Chernobyl (> 40 Bq/kg) thì trong
các nghiên cứu trước đây đều có phát hiện một lượng nhỏ hoạt độ của đồng vị 137Cs
137
trong trà với giá trị hoạt độ nhỏ hơn 2,0 (Bq/kg), kết quả phân tích Cs của luận
238
văn là 1,50 ± 0,14 (Bq/kg). Đối với hai đồng vị U và 232Th, hoạt độ của hai đồng
43
238 232
vị này chủ yếu do sự đóng góp từ các khoáng chất chứa U và Th trong vùng
đất nguyên liệu trồng trà. Theo đó, hoạt độ của 238U trong các nghiên cứu trước đây
có giá trị trong khoảng từ 0,90  0,40 đến 7,68  0,76 (Bq/kg) và trong luận văn là
232
2,97 2,25 (Bq/kg). Hoạt độ của Th trong các nghiên cứu trước đây dao động
trong khoảng từ 2,70  1,00 (Bq/kg) đến 4,80 ± 1,80 (Bq/kg) tuy nhiên trong luận
văn hoạt độ của 232Th phân tích được là 14,89 ± 0,78 (Bq/kg), nguyên nhân có thể là
do các mẫu trà sử dụng trong luận văn được trồng ở những vùng đất có chứa các
khoáng chất giàu thorium như monazite, allanite, thorianite với hàm lượng tương
đối lớn.

3.4. Suất liều hiệu dụng hằng năm của các đồng vị có trong mẫu nước trà
Theo Uỷ ban Quốc tế về An toàn Bức xạ (ICRP), suất liều hiệu dụng trung
bình hằng năm mà người dân nhận được thông qua ăn uống được tính toán dựa trên
lượng thực phẩm và nước uống tiêu thụ trung bình hằng năm và nồng độ hoạt độ
của các đồng vị phóng xạ có trong loại thực phẩm và nước uống mà người dân sử
dụng [12]. Trên cơ sở đó, suất liều hiệu dụng trung bình hằng năm của các đồng vị
phóng xạ trong mẫu nước trà được tính theo công thức (3.2) [14].

DR i = Ciγ × IR × IDi × γ (3.2)

Trong đó: DR i là suất liều hiệu dụng hằng năm của đồng vị i (Sv/năm)
IR: Khối lượng trà tiêu thụ hằng năm (kg)
IDi: Hệ số chuyển đổi liều tương đương nhận được qua ăn uống
đối với đồng vị phóng xạ i (Sv.Bq-1) (phụ lục 3)
Ci Hoạt độ phóng xạ của đồng vị i trong mẫu trà (Bq/kg)
: Tỉ lệ tách chiết tổng hoạt độ alpha, beta trung bình các mẫu trà
Dựa trên số liệu của Cục điều tra dân số thế giới năm 2013 [15] và báo cáo của
nhóm Liên Chính phủ về tình hình tiêu thụ và xuất nhập khẩu trà trên thế giới năm
2013 [9]. Khối lượng trà tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm của một số quốc
gia năm 2013 được cho trong bảng 3.8.

44
Bảng 3.8: Lượng trà tiêu thụ của một số quốc gia năm 2013

Tổng lượng trà tiêu Dân ố Lượng trà tiêu thụ


Quốc gia
thụ (nghìn tấn) (triệu người) (kg/người/năm)
Anh 116,2 64,1 1,81
Ai Cập 99,0 84,7 1,17
Mỹ 127,4 316,2 0,40
Nhật Bản 119,1 127,3 0,94
Trung Quốc 1614,2 1357,4 1,19
Thỗ Nhĩ Kỳ 228,0 76,1 3,00
Việt Nam 31,7 89,7 0,35
Thế Giới 4842,1 7137 0,68

Từ lượng trà tiêu thụ hằng năm và hoạt độ của các đồng vị trong trà, suất liều
hiệu dụng trung bình hằng năm mà người dân Việt Nam nhận được từ ba đồng vị
phóng xạ 238U, 232Th và 40K trong mẫu trà được cho trong bảng 3.9.
Bảng 3.9: Suất liều hiệu dụng hằng năm của các đồng vị trong nước trà

Suất liều (Sv/năm)


STT Tên mẫu 238 232 40
U Th K Tổng cộng
1 Tea1 0,01 ± 0,01 0,36 ± 0,01 0,82 ± 0,01 1,19 ± 0,03
2 Tea2 0,01 ± 0,01 0,17 ± 0,01 1,02 ± 0,01 1,20 ± 0,03
3 Tea3 0,02 ± 0,01 0,36 ± 0,01 0,92 ± 0,01 1,29 ± 0,03
4 Tea4 0,01 ± 0,01 0,44 ± 0,02 0,91 ± 0,01 1,36 ± 0,03
5 Tea5 0,01 ± 0,01 0,15 ± 0,01 0,81 ± 0,01 0,97 ± 0,02
6 Tea6 0,01 ± 0,01 0,14 ± 0,01 1,03 ± 0,02 1,18 ± 0,03
7 Tea7 <LOD 0,08 ± 0,01 0,87 ± 0,01 0,96 ± 0,02
8 Tea8 0,01 ± 0,01 0,09 ± 0,01 0,86 ± 0,01 0,96 ± 0,02
9 Tea9 0,01 ± 0,01 0,03 ± 0,01 0,93 ± 0,01 0,96 ± 0,03
10 Tea10 0,01 ± 0,01 0,11 ± 0,01 1,09 ± 0,02 1,21 ± 0,03
11 Tea11 0,01 ± 0,01 0,35 ± 0,01 0,83 ± 0,01 1,19 ± 0,02

45
Bảng 3.9: Suất liều hiệu dụng hằng năm của các đồng vị trong nước trà (tiếp theo)

Suất liều (Sv/năm)


STT Tên mẫu 238 232 40
U Th K Tổng cộng
12 Tea12 0,01 ± 0,01 0,28 ± 0,01 0,81 ± 0,01 1,11 ± 0,02
13 Tea13 0,02 ± 0,01 0,32 ± 0,01 0,87 ± 0,01 1,20 ± 0,03
14 Tea14 0,01 ± 0,01 0,15 ± 0,01 0,87 ± 0,01 1,03 ± 0,03
15 Tea15 0,01 ± 0,01 0,18 ± 0,01 0,83 ± 0,01 1,02 ± 0,03
16 Tea16 0,01 ± 0,01 0,36 ± 0,02 0,80 ± 0,01 1,17 ± 0,03
17 Tea17 0,01 ± 0,01 0,29 ± 0,01 0,72 ± 0,01 1,02 ± 0,03
18 Tea18 0,01 ± 0,01 0,25 ± 0,01 0,64 ± 0,01 0,90 ± 0,03
19 Tea19 <LOD 0,09 ± 0,01 0,90 ± 0,01 0,99 ± 0,03
20 Tea20 0,01 ± 0,01 0,09 ± 0,01 0,89 ± 0,01 0,98 ± 0,02
Nhỏ nhất 0,01 ± 0,01 0,03 ± 0,01 0,64 ± 0,01 0,90 ± 0,03
Lớn nhất 0,02 ± 0,01 0,44 ± 0,02 1,09 ± 0,02 1,36 ± 0,03
Trung bình 0,01 ± 0,01 0,21 ± 0,01 0,87 ± 0,01 1,10 ± 0,03
Giới hạn WHO  0,1 (mSv/năm)

Dựa trên số liệu về suất liều hiệu dụng trung bình hằng năm của các đồng vị
phóng xạ trong bảng 3.9 có thể thấy suất liều trung bình hằng năm mà người dân
Việt Nam nhận được từ các đồng vị phóng xạ 238U, 232Th và 40K trong 20 mẫu nước
trà là 1,10 ± 0,03 (Sv/năm). Trong đó đồng vị 40K có mức đóng góp suất liều lớn
nhất với suất liều trong khoảng từ 0,64 ± 0,01 đến 1,09 ± 0,02 (Sv/năm), giá trị
40 232
suất liều trung bình của K là 0,87 ± 0,01 (Sv/năm). Đồng vị Th có suất liều
trong khoảng từ 0,03 ± 0,01 đến 0,44 ± 0,02 (Sv/năm) với suất liều trung bình là
238
0,21 ± 0,01 (Sv/năm). Đồng vị U có suất liều trong khoảng từ 0,01 ± 0,01 đến
0,02 ± 0,01 (Sv/năm) với giá trị suất liều trung bình là 0,01 ± 0,01 (Sv/năm).

Ngoài ra, kết quả tính toán suất liều còn cho thấy rằng suất liều trung bình của
238 232 40
các đồng vị U, Th và K trong 20 mẫu nước trà nhỏ hơn giới hạn suất liều

46
tham khảo theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định đối với
nước uống đóng chai khoảng 90 lần ( 0,1 mSv/năm)[19].

3.5. Nhận xét chương 3


Trong chương 3, luận văn đã tiến hành đo thực nghiệm và xác định hoạt độ
phóng xạ của một số đồng vị có trong 20 mẫu trà theo phương pháp đo tổng hoạt độ
phóng xạ alpha-beta và đo phổ gamma. Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày đầy đủ
số liệu tổng hoạt độ alpha-beta và hoạt độ của các đồng vị có trong mẫu trà và mẫu
nước trà thông qua các bảng số liệu và biểu đồ. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã tiến
hành tính toán suất liều hiệu dụng của các đồng vị phóng xạ có trong mẫu trà dựa
trên lượng trà tiêu thụ hằng năm của người dân Việt Nam.

47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Sau thời gian thực hiện luận văn “Đánh giá hoạt độ phóng xạ trong một số
mẫu trà trên thị trường Việt Nam”, kết quả thu được như sau:
Tổng hoạt độ alpha trung bình của 20 mẫu trà theo kỹ thuật tiêu huỷ mẫu là
57,77  10,12 (Bq/kg), theo kỹ thuật pha chế mẫu là 14,85  4,05 (Bq/kg), tỉ lệ tách
chiết tổng hoạt độ alpha trung bình là 17,74%. Không có mẫu nước trà nào có giá trị
nồng độ hoạt độ alpha vượt quá tiêu chuẩn cho phép tham khảo theo tiêu chuẩn của
tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định đối với nước uống đóng chai ( 0,5 Bq/L),
trong đó giá trị nồng độ hoạt độ alpha trung bình là 0,30 ± 0,08 (Bq/L). Tổng hoạt
độ beta trung bình của 20 mẫu trà theo kỹ thuật tiêu huỷ mẫu là 651,54  15,24
(Bq/kg), theo kỹ thuật pha chế là 448,37  9,80 (Bq/kg), tỉ lệ tách chiết tổng hoạt độ
beta trung bình là 68,97%. Tất cả các mẫu nước trà sau pha chế đều có giá trị nồng
độ hoạt độ beta vượt quá tiêu chuẩn cho phép tham khảo theo tiêu chuẩn của WHO
( 1 Bq/L) quy định đối với nước uống đóng chai, giá trị nồng độ hoạt độ beta trung
bình trong 20 mẫu nước trà là 8,97 ± 0,20 (Bq/L).
Bên cạnh đó luận văn đã tiến hành phân tích hoạt độ của các đồng vị phóng xạ
40 238 232 137
K, U, Th và Cs trong 20 mẫu trà. Kết quả phân tích cho thấy đồng vị 40K
có hoạt độ phóng xạ lớn nhất với giá trị hoạt độ trung bình là 577,05 ± 9,10 (Bq/kg).
Sự có mặt của 40K trong các mẫu trà có thể do sự đóng góp từ Kali có trong tự nhiên
và Kali có trong phân bón do con người sử dụng trong quá trình trồng và sản xuất
trà. Đồng vị 238U và 232Th có hoạt độ phóng xạ tương ứng là 2,97  0,25 (Bq/kg) và
14,89 ± 0,78 (Bq/kg). Hoạt độ của hai đồng vị 238U và 232Th chủ yếu do sự đóng góp
từ các khoáng chất chứa nguyên tố uranium và thorium trong tự nhiên như
monazite, uraninite….có trong đất trồng trà. Đồng vị 137Cs có hoạt độ trung bình là
1,50 ± 0,14 (Bq/kg), sự có mặt của 137Cs trong mẫu trà có thể có nguồn gốc từ vụ nổ
nhà máy điện Chernobyl năm 1986 hoặc rò rỉ từ sự cố nhà máy điện Fukushima ở
Nhật Bản năm 2011. Đồng thời thông qua việc đánh giá mức độ tương quan giữa

48
238 232
hoạt độ các đồng vị U, Th, 40K và 137
Cs với tổng hoạt độ alpha-beta trong 20
mẫu trà có thể kết luận rằng các đồng vị trong chuỗi 232Th là nguyên nhân chính gây
ra tổng hoạt độ alpha và đồng vị 40K là nguyên nhân chính gây ra tổng hoạt độ beta
trong các mẫu trà sử dụng trong luận văn.
Ngoài ra, luận văn cũng đã tính toán được suất liều của các đồng vị phóng xạ
238
U, 232Th và 40K có trong mẫu nước trà dựa trên lượng trà tiêu thụ trung bình hằng
năm ở Việt Nam và thấy rằng giá trị suất liều hiệu dụng trung bình hằng năm mà
người dân Việt Nam nhận được từ các đồng vị phóng xạ này trong 20 mẫu nước trà
là 1,10 ± 0,03 (Sv/năm). Giá trị này nhỏ hơn suất liều giới hạn tham khảo theo
khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định đối với nước uống đóng chai
khoảng 90 lần ( 0,1 mSv/năm). Do đó, có thể kết luận rằng các mẫu trà sử dụng
trong luận văn đảm bảo an toàn về suất liều phóng xạ khi người dân sử dụng làm
thức uống.

Kiến nghị
Luận văn đã phân tích được 20 mẫu trà trên thị trường, tuy nhiên do số lượng
mẫu còn hạn chế nên chưa phân tích được đầy đủ các mẫu trà đang lưu hành trên thị
trường Việt Nam. Do đó để có thể đánh giá một cách chính xác nhất tình hình
phóng xạ trong trà, trong tương lai cần phân tích thêm nhiều các loại trà khác nhau.
Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu để xác định hoạt độ phóng xạ có trong đất
và nước tại nơi trồng và sản xuất trà từ đó tìm hiểu về mối tương quan và hệ số
chuyển đổi phóng xạ từ đất trồng vào trong cây trà.
Cần khảo sát hoạt độ phóng xạ trên nhiều nền mẫu khác nhau (tôm, cá, rau củ,
gạo…) để có thể đánh giá một cách tổng thể về suất liều phóng xạ hằng năm mà
người dân Việt Nam phải nhận thông qua ăn uống.

49
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

HOẠT ĐỘ PHÓNG XẠ VÀ SUẤT LIỆU HIỆU DỤNG HẰNG NĂM TRONG MỘT
SỐ MẪU TRÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Lê Đình Hùng(1), Trần Thiện Thanh(2), Phan Long Hồ(1), Vũ Tuấn Minh(1)
(1) Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh
(2) Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM
Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, hệ đo tổng hoạt độ phóng xạ alpha-beta và hệ phổ kế


gamma phông thấp-HPGe được sử dụng để xác định hoạt độ phóng xạ và suất liều hiệu
dụng hằng năm của các đồng vị trong 20 mẫu trà. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tổng
hoạt độ phóng xạ alpha-beta trong 20 mẫu trà theo kỹ thuật tiêu huỷ mẫu là 57.77 ± 10.12
(Bq/kg) và 651.54 ± 15.24 (Bq/kg) và theo kỹ thuật pha chế mẫu là 448.37 ± 9.80 (Bq/kg)
238
và 14.85 ± 4.05 (Bq/kg) theo thứ tự. Hoạt độ phóng xạ trung bình của các đồng vị U,
232
Th, 40K và 137Cs trong các mẫu trà có giá trị lần lượt là 2.97 ± 0.25 (Bq/kg); 14.89 ± 0.78
(Bq/kg); 577.05 ± 9.10 (Bq/kg) và 1.50 ± 0.14 (Bq/kg) theo thứ tự. Bên cạnh đó, Giá trị
suất liều hiệu dụng trung bình hằng năm của các đồng vị phóng xạ trong 20 mẫu nước trà
là 1.10 ± 0.03 (microSv/năm).

ANNUAL EFFECTIVE DOSE AND RADIOACTIVITY CONCENTRATION


LEVELS IN SOME OF VIET NAM MARKET TEA
Abstract

In this study, ultra-low background alpha-beta counting system and gamma


spectroscopy system – HPGe were used to determine radioactivity concentration levels and
annual effective dose in 20 tea samples. The results showed that gross alpha and gross beta
activity concentration of 20 tea samples in digestion were 57.77 ± 10.12 (Bq/kg) and
651.54 ± 15.24 (Bq/kg) and in infusion were 448.37 ± 9.80 (Bq/kg) and 14.85 ± 4.05
238 232 40 137
(Bq/kg) respectively. The mean activity concentration of U, Th, K và Cs were
found to be 2.97 ± 0.25 (Bq/kg); 14.89 ± 0.78 (Bq/kg); 577.05 ± 9.10 (Bq/kg) and 1.50 ±
0.14 (Bq/kg) respectively. Besides, the mean annual effective dose of 20 tea water samples
was 1.10 ± 0.03 (microSv/year).
_________________________________

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Ngô Quang Huy (2006), “Cơ sở vật lý hạt nhân”, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Nguyễn Ngọc Lệ (2013), “Xác định hoạt độ phóng xạ riêng của các nguyên tố
phóng xạ trong mẫu thực phẩm bằng phương pháp phổ gamma”, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đai học Quốc gia Hà Nội.
[3] Trương Thị Hồng Loan, Châu Văn Tạo, Lê Bảo Trân (2014), Phân tích thống kê
số liệu thực nghiệm trong ghi đo bức xạ, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[4] Nguyễn Quang Long (2009), “Điều tra độ phóng xạ trong một số mặt hàng
lương thực, thực phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu nhằm tiến tới xây dựng cơ sở dữ
liệu về độ phóng xạ trong lương thực thực phẩm Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài
khoa học cấp bộ năm 2007-2008.
[5] Châu Văn Tạo (2004), “An toàn bức xạ ion hóa” Nxb Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh
[6] Bristish Standards Institution (2002), “Preparation of a liquor of tea for use in
sensory tests”, BS 6008:1980.
[7] D. Desideri, M. A. Meli, C. Roseli, L. Feduzi (2011), “Alpha and gamma
spectrometry for determination of natural and artificial radionuclides in tea, herbal
tea and chamomile marketed in Italy”, Microchemical Journal, 98, pp. 170-175.
[8] Food and Agriculture Organization of the United Nations (1995), “Codex
general standard for contamination and toxins in food and feed”, Codex Stan 193-
1995.
[9] Food and Agriculture Organization of the United Nations (2015) “World tea
production and trade Current and future development”, FAO Publications, Geneve.
[10] Food and Drug Administration (2014), “Dertermination of gamma ray emitting
radionuclides in foods by hight purity germanium spectrometry”, WEAC-RN-
Method.3.0.

51
[11] F. K. Görür, R. Keser, N. Akcay, S. Dizman, N. T. Okumuşoğlu (2011), “
Radionuclides and heavy metals concentrations in Turkish market tea”, Food
Control, 22, pp. 2065-2070.
[12] International Atomic Energy Agency (1994), “Recommendations of the
International Commission on Radiological Protection”, ICRP Publication 60, pp.
91-180.
[13] International Organization for Standardization (2009), “Water quality –
Measurement of gross alpha and gross beta activity in non-saline water – Thin
source deposit method”, ISO 10704:2009.
[14] Ö. Kiliç, M. BelivermiŞ (2009), “232Th, 238
U, 40
K, 137
Cs radioactivity
137
concentrations and Cs dose rate in Turkish market tea”, Radiation effects and
defects in solids, pp. 138-143.
[15] Population Reference Bureau (2013), “2013 World Population Data Sheet”.
238 226 210 228
[16] S. Harb (2007), “Measurement of the radioactivity of U, Ra, Pb, Th,
232 228 137 40
Th, Ra, Cs and K in tea using gamma-spectrometry”, Journal of
Radioanalytical and Nuclear chemistry, 274 (1), pp. 63-66 .
[17] United Nations Scientific Committee on the Effects of Atomic Radiation
(2000), “Sources and Effects of Ionizing Radiation” United Nation Publication,
New York.
[18] V. R. Sinija, H. N. Mishra (2008) “Green tea: Health benefits”, Journal of
Nutritional & Environmental Medicine, 17(4), pp. 232-242.
[19] World Health Organization (2011), “Guidelines for drinking-water quality”,
WHO publications, Geneva.
[20] Y. F. Lasheen, N. S. Awwad, A. El khalafawy, A. A. Abdel Rasoul (2008),
“Annual effective dose and concentration levels of heavy metals in different types
of tea in Egypt”, International Journal of Physical Sciences, 3(5), pp. 112-119.

52
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số liệu phân tích tổng alpha-beta của mẫu trà theo kỹ thuật tiêu huỷ

mtr ms mtro mđo mtrà rg rg


Tên
STT
mẫu g g g g g cpm cpm
1 Tea1 70,2794 70,7400 460,6 100,0 7,0657 0,600 23,400
2 Tea2 73,3017 73,7961 494,4 99,4 7,0254 0,167 22,700
3 Tea3 71,2786 71,7244 445,8 99,6 7,0091 0,383 22,225
4 Tea4 72,0086 72,4760 467,4 100,0 7,0290 0,883 23,900
5 Tea5 72,3718 72,7796 407,8 99,7 7,0043 0,375 22,458
6 Tea6 72,2222 72,7002 478,0 99,8 7,0622 0,225 23,167
7 Tea7 72,7385 73,1679 429,4 99,6 7,0284 0,150 22,375
8 Tea8 89,9381 90,3416 403,5 99,6 7,0215 0,108 22,900
9 Tea9 85,3684 85,8256 457,2 99,4 7,0415 0,075 23,133
10 Tea10 84,7438 85,2114 467,6 99,5 7,0211 0,158 22,950
11 Tea11 73,2803 73,7607 480,4 99,4 7,0134 0,508 24,042
12 Tea12 72,7392 73,1283 389,1 100,0 7,0047 0,217 22,008
13 Tea13 73,2801 73,7212 441,1 100,0 7,1069 0,325 21,725
14 Tea14 39,4810 40,0036 522,6 100,0 8,2280 0,275 22,283
15 Tea15 42,6186 43,1565 537,9 99,7 8,2112 0,375 20,608
16 Tea16 38,6207 39,1027 482,0 99,9 8,4969 0,533 23,242
17 Tea17 42,1680 42,6530 485,0 100,0 8,5535 0,467 23,225
18 Tea18 39,7171 40,1286 411,5 99,9 8,1163 0,758 22,983
19 Tea19 44,0941 44,5986 504,5 99,6 8,2927 0,192 22,858
20 Tea20 42,3142 42,7980 483,8 100,0 8,1383 0,167 22,675

53
Phụ lục 2: Số liệu phân tích tổng alpha beta và của mẫu trà theo kỹ thuật pha chế

mtr ms mtro mđo mtea rg rg


Tên
STT
mẫu g g g g g cpm cpm
1 Tea1 42,3150 42,4719 156,9 99,9 4,0969 0,150 27,808
2 Tea2 72,0035 72,1605 157,0 100,0 4,0484 0,033 28,067
3 Tea3 71,2763 71,3924 116,1 98,6 4,0187 0,058 26,333
4 Tea4 39,4817 39,6315 149,8 99,5 4,0003 0,200 27,900
5 Tea5 38,6216 38,7508 129,2 99,8 4,0746 0,117 28,825
6 Tea6 70,2904 70,4424 152,0 99,6 4,0081 0,033 27,842
7 Tea7 38,5755 38,6922 116,7 99,9 4,0141 0,017 24,675
8 Tea8 39,7170 39,8351 118,1 100,0 4,0137 0,050 25,150
9 Tea9 41,3792 41,4908 111,6 92,3 4,0192 0,050 24,325
10 Tea10 73,3019 73,5097 207,8 99,8 4,0149 0,108 23,100
11 Tea11 72,3698 72,5200 150,2 100,0 4,0060 0,167 27,917
12 Tea12 39,4884 39,6109 122,5 100,0 4,0234 0,067 26,033
13 Tea13 71,2823 71,4088 126,5 99,8 4,0035 0,083 27,500
14 Tea14 72,7352 72,9058 170,6 100,0 4,0023 0,067 26,683
15 Tea15 42,1675 42,3273 159,8 99,5 4,0016 0,183 26,883
16 Tea16 36,6980 36,8362 138,2 99,8 4,0015 0,200 27,575
17 Tea17 72,2244 72,3663 141,9 100,0 4,0052 0,175 27,325
18 Tea18 41,3773 41,4988 121,5 99,8 4,0100 0,300 27,758
19 Tea19 44,1003 44,2588 158,5 99,7 4,0029 0,092 28,525
20 Tea20 71,2786 71,4341 155,5 99,4 4,0048 0,092 27,983

54
Phụ lục 3: Hệ số chuyển đổi suất liều của một số đồng vị phóng xạ

Năng lượng Xác suất Hệ số chuyển đổi


Đồng vị Chu kỳ bán rã
(KeV) (%) suất liều (Sv.Bq-1)
137
Cs 30,05 năm 661,66 84,99 1,3  10-8
40
K 1,28109 năm 1460,82 10,55 6,2  10-9
228
Ac 6,13 giờ 911,20 26,20 4,3  10-10
212
Bi 1,01 giờ 727,33 6,65 2,6  10-10
208
Tl 183,48 giây 583,19 85,0 --
212
Pb 10,6 giờ 238,63 43,60 6,0  10-9
224
Ra 3,66 ngày 240,99 4,12 6,5  10-8
228
Ra 5,75 năm 13,52 1,60 6,9  10-7
228
Th 1,9 năm 84,37 1,19 7,2  10-8
232
Th 1,4  1010 năm 63,81 0,259 2,3  10-7
210
Bi 5,01 ngày 304,90 0,00061 1,3  10-9
214
Bi 0,332 giờ 609,31 45,49 1,1  10-10
234
Pa 6,7 giờ 946,0 13,5 5,1  10-10
210
Pb 22,3 năm 46,54 4,252 6,9  10-7
214
Pb 0,447 giờ 351,93 35,60 1,4  10-10
210
Po 138 ngày 803,05 0,00123 1,2  10-6
226
Ra 1,6103 năm 186,21 3,555 2,8  10-7
230
Th 7,7  104 năm 67,67 0,38 2,1  10-7
234
Th 24,1 ngày 63,30 3,75 3,4  10-9
234
U 2,44  105 năm 53,20 0,1253 4,9  10-8
238
U 4,47  108 năm 49,55 0,0697 4,5  10-8

55
Phụ lục 4: Phổ gamma của các mẫu trà chuẩn và trà blank trong luận văn

56
Phụ lục 4: Phổ gamma của mẫu trà chuẩn và trà blank trong luận văn (tiếp theo)

57

You might also like