Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

CHƯƠNG 6.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÍ HỌC NHÂN CÁCH


NGƯỜI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
-------------------------------------------------------------------------------
1.1. HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
1.1.1. Hoạt động dạy
a. Khái niệm hoạt động dạy
Hoạt động dạy là hoạt động của người được đào tạo nghề dạy học (giáo viên) tác động có
mục đích,chương trình, kế hoạch nhằm tổ chức và điều khiển hoạt động của người học giúp họ
lĩnh hội tri thức, khái niệm khoa học, nền văn hoá xã hội của nhân loại, tạo ra sự phát triển
tâm lí, hình thành nhân cách.
Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên, có đối tượng là hoạt động học, các quan hệ giao
lưu và do đó là nhân cách của học sinh. Bằng hoạt động dạy, giáo viên tổ chức cho học sinh
thực hiện hoạt động học, tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập. Nói cách khác là
học sinh lĩnh hội đối tượng học tập bằng phương pháp nhà trường với những qui trình kỹ thuật
xác định, hình thành những khái niệm khoa học theo yêu cầu của xã hội đương thời. Trong quá
trình dạy học, chủ thể của hoạt động dạy là người giáo viên và tập thể các nhà sư phạm với mục
đích tái tạo ra cái mới chưa hề có trong kinh nghệm của người học để biến đổi người học, biến
đổi khách thể theo yêu cầu của xã hội. Người giáo viên có nhiệm vụ tái tạo ở người học những
khái niệm khoa học, nền văn hóa xã hội của loài người chứ không sáng tạo ra tri thức mới mà
đứng ra tổ chức và chỉ đạo hoạt động học của học sinh một cách khoa học. Phương tiện của
hoạt động dạy là những công cụ, phương pháp, những hình thức tổ chức tác động sư phạm,
những phương tiện của hoạt động quản lí (bao gồm cả những phẩm chất nhân cách và năng lực
sư phạm của người giáo viên). Kết quả hoạt động dạy là là chất lượng trình độ mới của hoạt
động và giao tiếp của học sinh đã được hoàn thiện và do đó dẫn đến chất lượng và trình độ mới
của sự phát triển nhân cách học sinh cũng như sự hoàn thiện tri thức và khả năng sư phạm, sự
thỏa mãn nhu cầu chính trị - đạo đức và văn hóa, nghiệp vụ của người dạy học. Khái niệm tổ
chức trong hoạt động dạy của giáo viên là đưa học sinh vào quá trình thực hiện các hành động
học bằng hệ thống thao tác(hệ thống việc làm) xác định thông qua những việc cụ thể sau:
- Đưa ra mục đích, yêu cầu, nghĩa là xác định sản phẩm học tập và tiêu chuẩn (mẫu) của
sản phẩm đó (thường gọi là yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ) đối với mỗi tiết học,
bài học (nay còn gọi là mục tiêu của tiết học, bài học. Mỗi tiết học là một đơn vị thời gian sư

1
phạm, thường được quy định khoảng 40 hoặc 45 phút, còn bài học là một đơn vị kiến thức
tươgn đối hoàn chỉnh và có thể thực hiện trong một tiết hoặc vài ba tiết học).
- Cung cấp phương tiện, điều kiện để người học thực hiện hoạt động học. Đó chính là
học liệu bao gồm sách vở, giấy bút, đồ dùng học tập, thiết bị thí nghiệm, thực hành … phù hợp
với nội dung học tập.
-Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác(qui trình) và những quy định
chặt chẽ phải tuân theo khi thực hiện các hành động, các thao tác theo quy trình đó(qui phạm).
- Chỉ dẫn người học làm theo quy trình, quy phạm đồng thời trong quá trình đó, giáo
viên theo dõi, giúp đỡ người học trong trường hợp họ gặp khó khăn.
- Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập(đối chiếu với hệ tiêu
chuẩn đề ra ban đầu).
Đó là năm việc chính trong quá trình thực hiện hoạt động dạy cụ thể của giáo viên. Song
trên thực tế, không phải môn học nào, tiết học nào cũng đều diễn ra như vậy, mà tuỳ thuộc vào
nội dung và phương tiện cụ thể, giáo viên sẽ sử dụng những phương pháp dạy học khác nhau
như phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương phápnêu và giải quyết tình
huống..vv . Nhìn một cách khái quát thì hoạt động dạy của giáo viên được cấu thành bởi ba yếu
tố chính là nội dung, phương pháp và tổ chức. Ba yếu tố này chi phối hoạt động dạy của giáo
viên, trong đó nội dung chương trình là yếu tố có tính pháp quy, không được phép thay đổi, còn
giáo viên có thể chủ động điều khiển phương pháp và phương thức tổ chức dạy học sao cho
hoạt động dạy đạt hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức thực hiện dạy- học phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan có tác động đến quá trình dạy học như đặc điểm người học: trình độ
nhận thức, lứa tuổi, thói quen.., môi trường học tập: địa điểm, khí hậu, ánh sáng..các điều kiện
cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học..Do đó,nội dung dạy học, chương trình, sách giáo khoa cần
phải xây dựng theo hệ thống những nguyên tắc, mục tiêu, quan điểm nhất định. Thực tế có thể
qui về ba nguyên tắc sau: Nguyên tắc phát triển; Nguyên tắc chuẩn mực; Nguyên tắc tối ưu .
Xét về bản chất của hoạt động dạy học, L.X.Vưgôtxki cho rằng có hai kiểu dạy học ứng
với hai kiểu định hướng khác nhau: Dạy học hướng vào mức độ hiện có của người học. Đó là
vùng phát triển hiện có, ở đó người học đã có tri thức, kỹ năng và phương pháp nhất định. Dạy
học hướng vào vùng phát triển hiện có là dạy học hướng vào tri thức, phương pháp học mà học
sinh đã biết, đã nắm vững. Kiểu dạy học này không đem lại cái mới cho người học, mà chỉ
nhằm củng cố những cái đã có ở các em, nghĩa là không tạo được sự phát triển.
Dạy học hướng vào vùng phát triển gần nhất. Đó là vùng của những điều mà học sinh
chưa biết, nhưng các em có thể đạt được nhờ sự giúp đỡ của giáo viên và có thể bằng con đường
khác (do người khác giúp đỡ, tự học, tự tìm hiểu). Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho người
học tri thức, hình thành kỹ năng và phương pháp mới, đó là dạy học phát triển, hay là dạy học

2
dẫn dắt và kéo theo sự phát triển của người học. Theo quan niệm này thì dạy học là tổ chức
quá trình phát triển của người học, dẫn dắt họ đạt tới vùng phát triển gần nhất, đồng thời lại
hình thành vùng phát triển gần nhất kế tiếp, và cứ thế học sinh lớn lên, tiếp tục có sự phát triển.
Đó cũng chính là mục đích của dạy học, là tính quy luật của hoạt động dạy của giáo viên và
hoạt động của học sinh.
Tư tưởng công nghệ đã và đang được vận dụng sâu rộng vào giáo dục. Về bản chất,
dạy - học là quá trình biến nền văn minh của xã hội loài người thành tài sản riêng cho mỗi cá
thể thế hệ trẻ. Quá trình đó có thể được diễn đạt bằng công thức tổng quát: A → a, trong đó một
bộ phận nhất định của A - là toàn bộ tri thức của nền văn minh xã hội loài người, biến thành a
- là tri thức ở mỗi cá thể người học tiếp thu được từ A. Nhưng vấn đề là ai và bằng cách nào để
có thể "biến" được như vậy? Trong nhà trường và xã hội, GV là người được đào tạo và có kỹ
thuật làm việc đó. Tuy nhiên, theo quan điểm tư tưởng công nghệ giáo dục, quá trình A → a là
một quá trình công nghệ đặc biệt, đó là quá trình HS tự biến A thành a cho chính bản thân mình.
Lõi của nó là một thực thể có cấu trúc lôgic, nghĩa là có thể tổ chức và kiểm soát được từ GV
tổ chức cho HS tiến hành những hành động đặc biệt, điều khiển những hành động ấy theo một
kế hoạch định trước, đó là quá trình "Thầy thiết kế - Trò thi công".1.
Theo quan điểm sư phạm tương tác, trong QTDH diễn ra các hoạt động dạy - học và
giáo dục (nghĩa hẹp) và hoạt động học tập trong mối quan hệ sư phạm tương tác giữa ba tác
nhân chủ yếu là: Học - Dạy - Môi trường với các yếu tố cơ bản của từng tác nhân đó (Hình 30).2

HỌC DẠY
- Sự hứng thú - Xây dựng kế hoạch
- Sự tham gia - Tổ chức hoạt động
- Trách nhiệm - Hợp tác

MÔI TRƯỜNG

- Ảnh hưởng
- Thích ứng

Hình 26 : Mối quan hệ sư phạm tương tác giữa ba tác nhân Học - Dạy - Môi trường

b. Cấu trúc tâm lí hoạt động của nhà sư phạm kỹ thuật

1
Hå Ngäc §¹i. CGD - C«ng nghÖ gi¸o dôc. NXB Gi¸o dôc, 1994.
2
Jean - Marrc DenommÐ & Madeleine Roy. TiÕn tíi mét ph-¬ng ph¸p s- ph¹m t-¬ng t¸c. Bé ba Ng-êi häc -
Ng-êi d¹y - M«i tr-êng. NXB Thanh niªn vµ T¹p chÝ Tri thøc & C«ng nghÖ, 2000.

3
Hoạt động dạy của người giáo viên còn là hoạt động sư phạm thực tiễn của người làm
công tác giảng dạy. Cấu trúc tâm lí hoạt động của nhà sư phạm là sự phản ánh độc đáo những
yêu cầu của hệ thống giáo dục. Nó được xác định như là mối quan hệ lẫn nhau và tính kế tục
trong các hành động của nhà sư phạm nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua việc
giải quyết các nhiệm vụ sư phạm.Theo N.V.Kudơminna, trong cấu trúc có 5 thành phần chức
năng: nhận thức, thiết kế, kết cấu, giao tiếp và tổ chức.
- Thành phần nhận thức bao gồm những hành động có liên quan đến việc tích lũy các
tri thức mới về mục đích giáo dục và phương tiện đạt được nó; về tình trạng của khách thể và
chủ thể của các tác động sư phạm. Thành phần này cũng bao gồm cả các kỹ năng tìm tòi tri
thức từ các nguồn khác nhau. Có thể nói đến một số kỹ năng cụ thể sau:
+ Biết nghiên cứu nội dung và phương pháp tác động đến người khác
+ Biết tìm hiểu những đặc điểm lứa tuổi và những loại hình cá thể của người đó.
+Biết tìm hiểu về đặc điểm quá trình và kết quả hoạt động của bản thân ; nhận ra những
ưu điểm và khuyết điểm trong hoạt động của mình .
- Thành phần thiết kế bao gồm những hành động có liên quan tới việc quy hoạch tối
ưu các nhiệm vụ được giao (những nhiệm cụ trước mắt và lâu dài) và cách giải quyết chúng
trong hoạt động tương lai của nhà sư phạm hướng vào việc đạt được các mục đích muốn tìm.
Có thể nêu ra một số kỹ năng sau:
+ Biết dự kiến các hoạt động của học sinh.
+Biết xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy trong suốt cả một thời kỳ công tác nhất
định với học sinh có chú ý đến triển vọng và kết quả của kế hoạch này.
+Biết thiết kế các biện pháp tác động giáo dục hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp
của học sinh.
+Biết xây dựng các biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập độc lập của
học sinh.
-Thành phần kết cấu bao gồm các hành động có liên quan tới việc lựa chọn sắp xếp
nội dung thông tin học tập và giáo dục trong bài giảng, xêmina và các biện pháp khác. Thành
phần này cũng xác định đặc điểm hoạt động của bản thân nhà giáo dục và sinh viên theo các
nội dung nói trên. Nó cũng được biểu hiện ở một số kỹ năng cơ bản sau:
+ Biết lựa chọn và sắp xếp các nội dung thông tin mà người học cần đạt được.
+ Dự kiến các hoạt động của học sinh mà qua đó họ sẽ lĩnh hội được những thông tin
cần thiết.
+ Dự kiến các hoạt động và hành vi của bản thân người giáo viên sẽ phải như thế nào
trong quá trình tác động qua lại với học sinh.

4
- Thành phần giao tiếp là những hành động liên quan tới việc hình thành mối quan hệ
hợp lý có tính chất giáo dục giữa người giáo viên và sinh viên tuân theo mục đích giáo dục. Nó
bao gồm những kỹ năng sau:
+ Biết thiết lập mối quan hệ qua lại đúng đắn với các chủ thể khác mà người giáo viên
cần tác động.
+ Biết xây dựng mối quan hệ qua lại đúng đắn với người lãnh đạo (theo chiều dọc) và
các đồng nghiệp (theo chiều ngang) trong hệ thống giáo dục.
+ Biết phối hợp hoạt động của mình với nhiệm vụ quốc gia đề ra cho người lãnh đạo
với tư cách là một công dân thực hiện nhiệm vụ đó.
- Thành phần tổ chức gồm những hành động thực tiễn tư tưởng giáo dục để tổ chức cụ
thể mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của các hoạt động sư phạm. Hoạt động của chủ thể
và khách thể phải tuân theo thời gian và không gian phù hợp với hệ thống các nguyên tắc và
thời gian biểu mà quá trình giáo giáo dục cần được thỏa mãn để hướng vào việc đạt được các
kết quả giáo dục. Trong thành phần cũng được thể hiện ở kỹ năng cơ bản sau:
+ Biết tổ chức thông tin trong quá trình thông báo cho người nghe.
+ Biết tổ chức các loại hoạt động của học sinh sao cho kết quả phù hợp với mục đích đề
ra.
+ Biết tổ chức hoạt động và hành vi của mình trong quá trình tác động qua lại trực tiếp
với học sinh.
Các thành phần chức năng nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (xem sơ đồ) và
chung cho tất cả những người tham gia vào hệ thống giáo dục (giáo viên, cán bộ quản lý giáo
viên, sinh viên, học sinh...). Trong đó, thành phần nhận thức là cái trục độc đáo trong 5 thành
phần cấu trúc tâm lí của hoạt động sư phạm.

Nhận thức

Kết cấu
Thiết kế
Giao tiếp

Tổ chức

Hình 27 - Sơ đồ: Mối quan hệ lẫn nhau giữa các thành phần chức năng trong quá trình
hoạt động
Đối với người giáo viên thì các kỹ năng nhận thức và thiết kế là quan trọng hơn cả. Các
kỹ năng khác sẽ được hoàn thiện theo tuổi đời và kinh nghiệm nghề nghiệp của người giáo viên.

5
Các kết quả nghiên cứu gân đây cho thấy cá kỹ năng thiết kế và nhận thức ở người giáo viên
tăng lên theo độ tuổi, còn các kỹ năng giao tiếp bị hạ thấp.
Cấu trúc tâm lí của hoạt động sư phạm thay đổi theo trình độ nắm vững tay nghề của
người người giáo viên. Tay nghề sư phạm là trình độ hoạt động nghề nghiệp cao của người giáo
viên. Đó là sự thể hiện độc đáo không chỉ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà của cả những quá
trình, trạng thái và thuộc tính tâm lí nhân cách được phát triển phù hợp với các yêu cầu của hoạt
động nghề nghiệp. Tay nghề sư phạm được biểu hiện ở bề ngoài và trong nhân cách.
- Những biểu hiện ra bên ngoài thể hiện ở việc giải quyết sáng tạo những nhiệm vụ sư
phạm muôn hình muôn vẻ đạt được mục đích giảng dạy và giáo dục một cách có hiệu quả và
theo các chỉ số cụ thể sau:
+ Trình độ cao của việc thực hiện hoạt động sư phạm.
+ Chất lượng công việc người giáo viên.
+ Hành động của người giáo viên phù hợp với các tình huống sư phạm.
+ Mức độ đạt được kết quả giảng dạy và giáo dục sinh viên; sự lôi cuốn họ và công việc
độc lập nghiên cứu khoa học.
- Những biểu hiện bên trong của tay nghề sư phạm bao gồm thấy chỉ số cơ bản.
+ Các phẩm chất nghề nghiệp quan trọng của người giáo viên.
+ Thái độ tích cực đối với lao động sư phạm.
+ Mức độ hứng thú và tình yêu đối với nghề sư phạm.
+ Có năng lực sư phạm.
Như vậy, là muốn hình thành tay nghề sư phạm, người giáo viên phải nắm được một hệ
thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định, phải rèn luyện được những phẩm chất nhân cách đặc
trưng cho nghề sư phạm. Điều kiện để hình thành tay nghề sư phạm là người giáo viên phải
tham gia tích cực vào hoạt động giảng dạy và giáo dục để tích luỹ kinh nghiệm và phát huy
sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ sư phạm. Kết quả hoạt động của người giáo viên
có thể tương quan với một trong 5 mức độ sau(Mức độ tay nghề hay trình độ hoạt động nghiệp
vụ sư phạm):
- Mức độ tối thiểu (trình độ tái tạo): Ở mức độ này, người giáo viên biết nói lại cho
người khác về những cái gì mình biết.
- Mức độ thấp (trình độ thích ứng):người giáo viên không chỉ biết thông báo các thông
tin mà còn biết cải tiến chúng cho phù hợp với đặc diểm lứa tuổi và cá nhân của đối tượng mà
mình giáo dục và giảng dạy.
- Mức trung bình (trình độ mô hình hóa - cục bộ): Ở mức độ này, người giáo viên biết
cách hình thành cho người khác những tri thức, Kỹ năng, kỹ xảo vững chắc theo từng phần của
giáo trình hay từng chuyên đề.

6
- Mức độ cao (trình độ mô hình hóa hệ thống các tri thức): người giáo viên biết hình
thành ở những người khác những tri thức, kỹ năng, xĩ xảo vững chắc theo toàn bộ giáo trình và
chương trình cơ bản thuộc bộ môn mình giảng dạy.
- Mức cao nhất (trình độ mô hình hóa hệ thống hoạt động).
Người giáo viên biết đưa bộ môn của mình thành công cụ để hình thành nhân cách người
khác, có ý thức hình thành ở họ khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng khai thác một cách độc lập
các tri thức mới khái quát và chuyển chúng vào những điều kiện hoạt động mới. Để đạt tới trình
độ tay nghề cao thể hiện tính nghệ thuật và sự sáng tạo sư phạm thì người giáo viên không
những cần nắm vững tri thức khoa học của bộ môn mà còn phải hiểu biết sâu sắc những tri thức
tâm lí học sư phạm nhằm vận dụng chúng trong quá trình hoạt động sư phạm ở nhà trường.
c. Sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong nhà trường dạy nghề
Dạy - học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường, bao gồm hoạt động
giảng dạy và hoạt động học tập đều là những hoạt động đặc trưng có ý thức của con người,
trong đó học tập là trung tâm, giảng dạy không chỉ là truyền đạt mà còn là tổ chức, chỉ đạo và
điều khiển hoạt động học tập.
Hoạt động dạy và hoạt động học kết hợp tạo thành hoạt động sư phạm. Hoạt động sư
phạm có hai chủ thể hoạt động đó là thầy và trò. Hoạt động của chủ thể này chỉ có thể thực hiện
được khi có hoạt động của chủ thể kia. Hoạt động của hai chủ thể qui định lẫn nhau. Đây là đặc
điểm quan trọng của hoạt động sư phạm. Hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập đều là hoạt
động đặc trưng có ý thức của con người. Để hoạt động được diễn ra và tạo được sản phẩm nhất
định của hoạt động, con người cần có động cơ ứng với hoạt động, có mục đích ứng với hành
động và có công cụ, phương tiện ứng với thao tác cụ thể. Hoạt động của thầy có hai chức năng
cơ bản: thầy truyền đạt nội dung khoa học đến trò và bằng sự truyền đạt đó mà tổ chức cho trò
tiến hành hoạt động học để chiếm lĩnh được khái niệm khoa học.
Người giáo viên giỏi vừa biết truyền đạt có kết quả cái mà học sinh cần lĩnh hội, vừa
biết dạy học sinh cách học, cao hơn là biết tự học. Nếu như hoạt động học có mục đích chiếm
lĩnh khái niệm thì hoạt động dạy có nhiệm vụ phải điều khiển tốt quá trình chiếm lĩnh khái niệm
ở từng học sinh. Giáo viên đóng vai trò là chủ thể tổ chức, điều khiển hợp lí hoạt động học.
Hoạt động của trò có hai chức năng cơ bản: Lĩnh hội tri thức khoa học mà thầy truyền
đạt, đồng thời tự điều khiển sự chiếm lĩnh của bản thân nhằm đạt mục đích dạy học. Học tốt
không những biết tận dụng sự giảng dạy và điều khiển của thầy mà còn biết dựa vào logic của
khái niệm khoa học, tự lực vận động để tổ chức sự chiếm lĩnh của bản thân để đi tới đích là lĩnh
hội được nội dung khoa học. Học sinh vừa đóng vai trò là khách thể vừa đóng vai trò là chủ thể
tích cực, chủ động và tự lực. Hai hoạt động trên có sự khác biệt về vị trí chủ thể, khách thể của
từng hoạt động, có sự khác biệt về cơ chế của tổ chức hoạt động. Tuy có sự khác biệt như vậy

7
nhưng hoạt động dạy và hoạt động học trong nhà trường lại có sự thống nhất chặt chẽ với nhau,
thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau. Hoạt động của chủ thể này chỉ có thể thực hiện được
khi có hoạt động của chủ thể kia. Cả hai hoạt động đều nhằm một mục đích cơ bản là tạo ra sự
biến đổi ở người học, biến đổi chủ thể của hoạt động học. Sự tác động qua lại giữa hoạt động
dạy và hoạt động học chính là hoạt động cùng nhau, hoạt động cộng tác nhằm làm cho học sinh
đạt được đạt được mục đích dạy học. Đặc điểm này qui định bản chất của hoạt động dạy.
Tóm lại : Dạy học là một hoạt động chuyên biệt(dạy học theo phương thức nhà trường) do người
lớn (người được đào tạo nghề dạy học) đảm nhiệm nhằm giúp người học lĩnh hội nền văn hóa
xã hội, phát triển tâm lí thông qua tái tạo nền văn hóa đó. Sự tái tạo nền văn hóa phải dựa trên
cơ sở hoạt động tích cực của người học. Để tiến hành hoạt động dạy có hiệu quả cao đòi hỏi
người dạy (thầy giáo) phải có những yếu tố tâm lí cần thiết (những phẩm chất và năng lực tương
ứng trong hoạt động dạy học)
1.1.2. Hoạt động dạy nghề
a. Khái niệm đào tạo nghề
Trước hết, đào tạo nghề được hiểu là toàn bộ các quá trình học tập của con người và những
tích lũy của cá nhân (kiến thức, kỹ xảo, các đặc điểm tâm lí). Ngoài ra, đào tạo nghề còn được
hiểu là toàn bộ các hoạt động, được triển khai theo cá nhân hay tập thể, một cách ngẫu nhiên
hay có tổ chức.
+ Các hình thức đào tạo nghề
Rõ ràng, khái niệm đào tạo nghề đã xuất hiện trên cơ sở tồn tại sự phân công xã hội của lao
động. Nghề nghiệp là một loại lao động nhất định, lúc đầu chỉ có một loại hình lao động đơn
giản, không phân biệt, sơ đẳng. Sau đó, do kết quả của sự phát triển công cụ lao động và của sự
xuất hiện sự phân công lao động xã hội, các nghề (với tư cách là lao động được chuyên môn
hóa) đã được tách ra. Nhìn chung, có thể có các hình thức đào tạo nghề sau đây
a) Dạy nghề;
b) Hoàn thiện nghề nghiệp;
c) Chuyên môn hóa nghề nghiệp;
d) Đào tạo bằng kinh nghiệm (trực tiếp trong sản xuất);
e) Thông tin nghề nghiệp.
Ba hình thức đầu có thể được xem như là các giai đoạn của việc đào tạo nghề chính quy.
Hai hình thức sau có thể gặp cả trong việc đào tạo nghề chính quy lẫn trong đào tạo nghề phi
chính quy (không được thể chế hóa). Trong tất cả các hình thức này, quan trong nhất là hình
thức dạy nghề. Vì vậy, nó thường được gọi là việc dạy nghề từ cơ bản hay dạy nghề theo đúng
nghĩa. Bằng việc dạy nghề, người ta nhằm trang bị cho người công nhân những kiến thức tối
thiểu, các kỹ xảo và những đặc điểm nhân cách để thực hiện tốt một nghề nghiệp nhất định.

8
Hoàn thiện nghề nghiệp là giai đoạn hai của quá trình đào tạo nghề chính quy, thực chất là
việc nâng cao tay nghề cho công nhân. Giai đoạn này nhằm trang bị một cách thường xuyên
các kiến thức nghề nghiệp, dạy cho họ các phương pháp và biện pháp hiện đại để điều khiển và
tổ chức một cách khoa học quá trình sản xuất. Nhưng việc hoàn thiện nghề nghiệp được thực
hiện không chỉ bằng các hình thức đào tạo chính quy mà còn bằng kinh nghiệm, tức là bằng
chính việc tiến hành một số hoạt động lao động. Đối với việc hoàn thiện kỹ thuật nghề nghiệp,
có rất nhiều hình thức khác nhau thường được sử dụng, chẳng hạn: các chương trình hoàn thiện
được phân chia theo các chuyên môn khác nhau và được tổ chức ở mức độ xí nghiệp, phân
xưởng hay tổ sản xuát (một hình thức quan trọng là việc hướng dẫn (được tiến hàng trong nhiều
ngày) cách sử dụng, vận hành một chiếc máy mới, giới thiệu một công nghệ mới với những tiêu
chuẩn về an toàn lao động v.v…); các chương trình học được tổ chức ở mức độ các trung tâm
hoặc các việc đào tạo nâng cao; các chương trình tự hoàn thiện cho cá nhân với việc kiểm tra
các kiến thức một cách định kỳ ( đặc biệt đối với những công nhân có trình độ trung cấp hoặc
trình độ đại học); các đợt gửi đi thực tập ở các xí nghiệp khác hoặc ở nước ngoài (đặc biệt khi
đưa vào quá trình sản xuất những máy móc loại mới hoặc các quá trình công nghệ mới); các
chương trình sau đại học. Hoàn thiện nghề nghiệp được tổ chức cả trong việc đào tạo lẫn trong
việc tuyên truyền kỹ thật.
Trong phạm vi đào tạo hoàn thiện nghề nghiệp, người ta trang bị cho công nhân các
kiến thức hiểu biết, kỹ năng kỹ xảo của riêng từng nghề hay từng chuyên môn. Còn trong phạm
vi tuyên truyền kỹ thuật, người ta sẽ thông tin về các kiến thức khác nhau, như: hội nghị, các
bài giảng, các chuyên đề, hội thảo, thông báo khoa học, tư vấn kỹ thuật, phim tài liệu về kỹ
thuật, các chương trình phát trên đài phát thanh, trên truyền hình, các cuộc triển lãm kinh tế -
kỹ thuật, các bản tin về khoa học – kỹ thuật v.v…
Chuyên môn hóa nghề nghiệp. Giai đoạn cuối cùng của đào tạo nghề chính qui. Thực
chất đó là sự đào sau tay nghề cho công nhân vào một phạm vi hoạt động rất hẹp so với những
gì họ đã có được trong giai đoạn đào tạo cơ bản. Sự chuyên môn hóa nghề nghiệp có chỗ cả
trong phạm vi đào tạo tay nghề (bởi vì, hiểu được một nghề cũng có nghĩa là phải hiểu được
một chuyên môn) lẫn trong phạm vi hoàn thiện nghề nghiệp (làm giầu thêm kinh nghiệm nghề
nghiệp bằng cách thực hiện một hoạt động nào đó). Các chương trình chuyên môn hóa nghề
nghiệp nhằm mục đích phát triển các hiểu biết, các kỹ xảo nghề nghiệp nhằm mục đích phát
triển các hiểu biết, các kỹ xảo nghề nghiệp của công nhân hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp
phức tạp hơn, phù hợp với những yêu cầu cụ thể của nơi làm việc. Khác với các công nhân kỹ
thuật, các kỹ sư có thể được chuyên môn hóa cả bằng việc học nghiên cứu sinh, một hình thức
đào tạo sau đại học.

9
Đào tạo bằng kinh nghiệm (đào tạo nghề nghiệp trong sản xuất):. là việc hình thành
các hiểu biết, kỹ xảo và các đặc điểm nhân cách cho người lao động bằng chính việc tiến hành
một hoạt động nghề nghiệp. Việc dạy nghề, hoàn thiện nghề và chuyên môn hóa nghề nghiệp
có thể trở lên sáo rỗng và không có hiệu quả. Với tư cách là một hình thức đào tạo nghề phi
chính quy, kinh nghiệm nghề nghiệp góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao khả năng của
tất cả mọi người đang tiến hành hoạt động nghề nghiệp mà họ đã được đào tạo. Dưới góc độ
này thì kinh nghiệm nghề nghiệp góp phần bổ sung cho hình thức đào tạo nghề có tổ chức.
Thông tin nghề nghiệp. Thông tin nghề nghiệp, ở đây được hiểu như là một hình thức
đào tạo nghề phi chính quy là những thông tin ít nhiều phân tán, được cá nhân tiếp nhận từ bên
ngoài chương trình học, đôi khi từ những kênh rất khác nhau, những thông tin này có thể gắn
với nghề mà cá nhân đó đang được đào tạo hay đang thực hiện, hoặc có thể gắn với bất cứ một
nghề nào khác...
Như vậy, những điều vừa được trình bày trên đây cho thấy, khái niệm đào tạo nghề
nghiệp không đồng nghĩa với khái niệm dạy nghề vì nó bao hàm một phạm vi rộng hơn nhiều
so với khái niệm dạy nghề.
b. Vấn đề dạy nghề:
+Khái niệm dạy nghề:
Dạy nghề là hoạt động của giáo viên nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn
thành khoá học.
Bằng dạy nghề người ta trang bị cho người học nghề những kiến thức tối thiểu, các kỹ xảo và
các đặc điểm nhân cách để thực hiện tốt một nghề nghiệp nhất định. Trong các trường kỹ thuật
và dạy nghề ngày nay, người giáo viên thường có những hoạt động chủ yếu: Hoạt động giảng
dạy; Hoạt động giáo dục học sinh; Hoạt động nghiên cứu triển khai tiến độ khoa học kỹ thuật,
công nghệ; Hoạt động bồi dưỡng, phổ biến khoa học kỹ thuật; Hoạt động tự bồi dưỡng; Hoạt
động xã hội Đồng thời người giáo viên thường xuyên giao tiếp trong các quan hệ sau: Quan
hệ với các cá nhân học sinh ; Quan hệ với các nhóm, tập thể học sinh; Quan hệ với các cá nhân
đồng nghiệp; Quan hệ với tổ bộ môn và tập thể sư phạm; Quan hệ với cha mẹ học sinh- Quan
hệ giao tiếp xã hội rộng rãi. Trong phạm vi phần này, chỉ đề cập đến riêng hoạt động giảng dạy
nghề.
+ Đặc điểm của dạy nghề.
Dạy nghề là hoạt động đào tạo đặc thù, khác với các loại hình dạy học và đào tạo khác ở
những đặc điểm chủ yếu sau: Dạy nghề gắn chặt với với sản xuất, với doanh nghiệp, với việc
làm, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo để người học
trở thành người lao động trong các doanh nghiệp. Dạy nghề là hoạt động đào tạo mang tính

10
thực hành kỹ thuật cao, chiếm khoảng 80% thời gian học tập, có những nghề chiếm tới 90-
100%. Vì thế lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề từ khâu chuẩn bị giáo án, thực
hiện bài giảng lí thuyết hoặc thực hành hay sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ cho đến các hoạt
động khác diễn ra rất phong phú và đa dạng, mang tính đặc thù.
Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên dạy lý thuyết là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống các tri
thức chung và tri thức lý thuyết nghề nghiệp, trên cơ sở đó phát triển năng lực trí tuệ cũng như
giáo dục thế giới quan khoa học, hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh. Giáo viên
dạy thực hành nghề có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo và
những kinh ghiệm lao động nghề nghiệp. Tuy nhiên giáo viên dạy thực hành cũng phải thực
hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh. Đối tượng học nghề chủ yếu là
thanh niên, những người đã trưởng thành, thậm chí đã lớn tuổi. Sự quan tâm đến mục tiêu, nội
dung, phương pháp cũng chỉ nhằm tạo ra được sản phẩm giáo dục đào tạo (học sinh) đáp ứng
mong đợi của xã hội,của người học. Nhiệm vụ của dạy nghề. Việc dạy nghề cho thanh niên phải
giải quyết được hai nhiệm vụ cơ bản là: Trang bị cho họ những tri thức, kỹ xảo nghề nghiệp
phù hợp với những yêu cầu của sự tiến bộ kỹ thuật và hình thành những phẩm chất tâm lí – đạo
đức cần thiết như: lòng yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, óc sáng tạo, tinh
thần dám nghĩ dám làm v.v… Mục đích của dạy nghề: Giáo dục cho học sinh hình thành hứng
thú, tình yêu đối với nghề nghiệp của mình và phát triển nhận thức về lợi ích xã hội của lao
động, phát triển thái độ sáng tạo đối với lao động. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong dạy
nghề. Việc hình thành hứng thú và tình yêu đối với nghề góp phần giúp học sinh nắm vững tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, hình thành thái độ đúng đối với lao động, biến lao động thành
một nhu cầu của con người. Phát triển nhận thức về lợi ích xã hội của lao đọng và phát triển
thái độ sáng tạo đối với lao động Việc tạo nên ở học sinh một thái độ có ý thức đối với công
việc của bản thân như là đối với một hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội và do đó, việc giáo
dục cho họ một thái độ sáng tạo khi giải quyết các nhiệm vụ lao động là một vấn đề quan trọng
trong quá trình dạy nghề. Rõ ràng là, thái độ sáng tạo đối với lao động chỉ có thể có khi người
ta yêu quý công việc, yêu quý nghề nghiệp của mình, thể hiện ở sự quan tâm, hứng thú đối với
nó. Mục đích cuối cùng của dạy nghề là hinh thành tay nghề cao cho người học. Muốn có tay
nghề cao phải có được những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cần thiết cho người học.
* Để hình thành thái độ sáng tạo đối với lao động cần phải có những điều kiện sau: Tạo
cho học sinh có tính độc lập tối đa khi thực hiện công việc được giao; Tạo cho học sinh có khả
năng tổ chức nơi làm việc của mình trên cơ sở những thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiến
tiến; Cần có sự chỉ dẫn, nhưng chỉ chỉ dẫn khi thực sự cần thiết và phải thúc đẩy học sinh đi tới
sự tìm tòi tích cực, tới sự quyết định một cách độc lập; Cần giải thích cho học sinh những
nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong hoạt động lao động; Rèn cho học sinh kỹ năng phân

11
tích đánh giá quá trình lao động, đánh giá chất lượng công việc của mình; Giáo dục cho học
sinh năng lực tổ chức, kỹ năng chỉ đạo công việc theo nhóm; Giáo dục tinh thần đoàn kết, giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập và lao động; Tạo không khí không khoan nhượng với những thái độ
lười biếng, thụ động, nguyện vọng mở rộng tầm hiểu biết, muốn vận dụng các kinh nghiệm tiên
tiến.
+ Các hành động dạy nghề gắn liền với quá trình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm vào
những mục đích gần, những hoạt động cụ thể như dạy vẽ kỹ thuật, dạy cơ kỹ thuật, dạy điện kỹ
thuật…vv. Đó là sự triển khai cụ thể hoá hoạt động giảng dạy. Những nhiệm vụ, công việc của
người giáo viên kỹ thuật- nghề nghiệp cần quan tâm thực hiện để nâng cao nghề nghiệp của
mình là:Thu thập và xử lý thông tin về môn học, về phưong pháp giảng dạy học sinh... là việc
không thể thiếu; Thiết kế nội dung chương trình, kế hoạch, phương pháp giảng dạy; Tổ chức,
điều khiển quá trình sư phạm; Nghiên cứu, thử nghiệm sư phạm; Kiểm tra và đánh giá học
sinh; Kích thích tính tích cực học tập của học sinh; Thu thập, phân tích thông tin phản hồi và
kịp thời điều chỉnh quá trình sư phạm; Giao tiếp ứng xử sư phạm. Hoạt động day cụ thể sẽ được
người giáo viên thực hiện qua các hành động dạy. Có ba lọai hành động chuẩn bị dạy, hành
động tiến hành thực hiện nhiệm vụ dạy và hành động kiểm tra- đánh giá quá trình cuãng như
kết quả theo mục đích của bài để có biện pháp hiệu chỉnh cần thiết. Các hành động day sẽ được
thực hiện bằng hệ thống các thao tác dạy. Khi dạy kỹ thuật, người giáo viên phải có kỹ năng sử
dụng các thao tác trí tuệ cũng như động tác đối tượng cảm tính như tay- máy; tay- máy điều
khiển- máy sản xuất và động tác tay- chân- cơ thể…vv. Trong khi thực hiện các hành động dạy
ở trên lớp, người giáo viên sẽ phải chú ý thực hiện tốt các động tác giao tiếp, quan sát lớp học,
viết bảng, trình bày trực quan, theo dõi tiến độ dạy theo chương trình đã xác định trong giáo án,
kết hợp hài hòa giữa thao tác dạy của mình với thao tác học của học sinh, thực hiện những cử
động – thao động tác cho phù hợp với nội dung dạy và tổ chức bài học. Mỗi hành động của giáo
viên đều hướng vào để đạt những mục đích cụ thể. Các mục đích thực hành việc dạy được xác
định theo một cấu trúc – hệ thống, phù hợp với nhiệm vụ dạy thực hành hay lý thuyết, vận dụng
và kiểm tra- đánh giá một khi đã đạt được sẽ góp phần vào việc thực hiện mục đích dạy. Động
cơ dạy luôn chi phối mục đích dạy và các mục đích dạy khi đã thực hiện được sẽ tạo điều kiện
tâm lí cần thiết cho động cơ dạy trở lên hiện thực. Khi thực hiện các hành động dạy, giáo viên
sẽ có đầy đủ các phương tiện vật chất- tinh thần nhất định cùng các điều kiện tâm sinh lí cá
nhân thuận lợi, tâm lí – xã hội tích cực và tiềm lực con người. Mục đích dạy sẽ chi phối việc sử
dụng các phương tiện, điều kiện dạy của người giáo viên .
c. Những trình độ chuyên môn được đòi hỏi để thực hiện một nghề
Về phương diện này, các nghề được phân thành: không chuyên môn hóa; nửa chuyên môn hóa;
chuyên môn hóa.

12
+ Các nghề không chuyên môn hóa. Những nghề này chỉ cần một sự thích ứng trong
khoảng thời gian ngắn với những yêu cầu của lao động (chỉ cần đạt đưuọc một số ít tri thức và
kỹ xảo nghề nghiệp): bốc, dỡ, đặt vào các phương tiện vận chuyển; vận chuyển nguyên liệu,
vật liệu, các bán thành phẩm v.v… bằng cách mang vác trực tiếp hay nhờ các phương tiện nửa
cơ giới hay cơ giới (đòn bẩy, trục lăn, ròng rọc, băng tải…).
+ Các nghề nửa chuyên môn hóa là những nghề đòi hỏi một trình độ chuyên môn hạn
chế: các tri thức và kỹ xảo nghề nghiệp chỉ đủ để thực hiện những thao tác đơn giản hay những
thao tác được chuyên biệt hóa một cách chặt chẽ (một số hoạt động ở băng chuyền…).
+ Các nghề chuyên môn hóa: là những nghề đòi hỏi một sự đào tạo nghề chính quy, cá
nhân được nhận chứng chỉ công nhận tay nghề do những cơ sở đào tạo đặc biết cấp (các trường,
các viện v.v…) và trên cơ sở đó mà được nhân vào làm việc thuộc lĩnh vực nghề nghiệp tương
ứng. Các chứng chỉ nghề nghiệp có thể chứng nhận một trình độ chuyên môn ở mức cơ sở,
trung cấp và đại học. Căn cứ vào các trình độ này, các cán bộ kỹ thuật có ta nghề sẽ bao gồm:
Các công nhân có tay nghề;; Cán bộ kỹ thuật trung cấp gồm: công nhân có tay nghề cao; thợ
cả; kỹ thuật viên; Các cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học: kỹ sư thực hành và kỹ sư. Có một
vấn đề trong thực tế là, đôi khi, trình độ chuyên môn được chứng nhận trong bằng (chứng chỉ)
tốt nghiệp lại không đúng với trình độ tay nghề có thực ở một cán bộ kỹ thuật. Thường khi một
cá nhân có một tấm bằng về một nghề, anh ta được coi là người đã được đào tạo về nghề đó.
Nhưng cá nhân này có thể không thực hiện nghề nghiệp đó của mình đúng với trình độ đã đào
tạo đã được chứng nhận trong chứng chỉ nghề nghiệp hoặc do học kém, hoặc do bị mất chuyên
môn (sau một thời gian dài không làm việc, tiếp nhận cái mới quá yếu và chậm v.v…). Như
vậy, về mặt hình thức thì anh ta là người được đào tạo, nhưng trong thực tế anh ta là người yế
về chuyên môn hay không có chuyên môn.. Ngược lại, một cá nhân khác, không có chứng chỉ
nghề nghiệp nhưng lại có thể thực hiện một nghề chuyên môn hóa tốt hơn so với một người có
chứng chỉ. Nói cách khác, anh ta không đưuọc đào tạo chuyên môn một các chính thức, nhưng
lại có một trình độ chuyên môn thực, giống như một sự am hiểu nghề nghiệp nhất định (điều
này có thể xác định được bằng các quan sát, các nhận xét hoặc các phép thử tâm lí thuộc lĩnh
vực nghề nghiệp, nhưng sau đó được tuyển dụng vào làm việc trong một nghề nghiệp có chuyên
môn hoàn toàn khác và do vậy mà trở thanh người nửa chuyên môn (chẳng han, một người lái
máy kéo vào làm việc trong ngành công nghiệp với tư cách là một thợ cơ khí). Như vậy, trong
thực tế, giữa những người có chuyên môn và những người không có chuyên môn tồn tại rất
nhiều sự di chuyển, đan xen, chồng chéo lẫn nhau.
Nhìn chung, sự am hiểu nghề nghiệp có được là do quá trình học tập, đào tạo trong nhà
trường dạy nghề và phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn đào tạo cơ bản. Tuy nhiên, cũng có thể
có được khả năng này bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và được thể hiện một cách khách quan ở

13
chất lượng sản phẩm của phần lớn các hoạt động chuyên biệt thuộc lĩnh vực nghề nghiệp đó.
Sự am hiểu nghề nghiệp đạt được bằng kinh nghiệm nghề nghiệp có cơ sở là hàng loạt yếu tố
tâm lí như: trình độ phát triển trí tuệ, năng lực vận động phát triển, tinh thần trách nhiệm và óc
sáng tạo, tinh thân hợp tác, tin tưởng vào khả năng của bản thân v.v…
d. Hình thức tổ chức dạy nghề . Việc dạy nghề có các hình thức cơ bản sau:
- Dạy kỹ thuật tổng hợp cho học sinh phổ thông. Việc dạy kỹ thuật tổng hợp cho học sinh phổ
thông trong giai đoạn hiện nay chú trọng tới nội dung giáo dục kỹ thuật – công nghệ phù hợp
với trình độ phát triển kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đồng thời phân hóa nội dung giáo dục kỹ
thuật – công nghệ để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ dân trí về kỹ thuật công nghệ, đào tạo
đội ngũ lao động kỹ thuật cho các ngành sản xuất, các lĩnh vực kinh tế - dịch vụ, chuẩn bị nguồn
tuyển chọn để đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và công nghệ trong hệ thống các trường cao đẳng
và đại học.
- Đào tạo lao động chuyên môn hóa trong hệ thống giảng dạy chuyên nghiệp kỹ thuật.,
bao gồm: Dạy nghề dài hạn; Dạy nghề ngắn hạn: Dạy nghề theo modul; Dạy nghề kèm cặp;
Dạy nghề lưu động…
- Đào tạo trực tiếp trong lao động sản xuất, dạy kèm cặp, dạy theo nhóm, dạy theo
từng giáo trình trong một thời gian tập trung tách khỏi sản xuất hay không tách khỏi sản xuất.
d. Các phương pháp dạy nghề . Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học lao động, có thể
có các phương pháp dạy nghề sau đây:
+ Tự học: là phương pháp trong việc nắm lấy tay nghề được thực hiện bằng sự bắt
chước. Phương pháp này ít kinh tế (vì phải mất nhiều thời gian), nhưng lại thúc đẩy học sinh tự
tìm tòi sáng tạo. Không nên coi phương pháp này như là một phương pháp độc lập, mà chỉ nên
coi nó như là một phương pháp độc lập, mà chỉ nên coi nó như là một giai đoạn trong quá trình
nắm vững tay nghề.
+ Phương pháp có đối tượng: đây là một phương pháp phổ biến khá rộng rãi. Theo
phương pháp này thì việc dạy được tiến hành bằng cách đặt ra cho học sinh nhiệm vụ phải chế
tạo một sản phẩm nào đó đối với người học. Nhiệm vụ giao cho người học lúc đầu đơn giản
thôi, nhưng sau đó ngày càng phức tạp hơn lên. Phương pháp này đòi hỏi phải giao nhiệm vụ
phù hợp với khả năng của người học. Nếu nhiệm vụ đặt ra quá cao hoặc quá thấp có thể làm
người học mất đi sự hứng thú đối với công việc hoặc thụ động, tiêu cực.
+ Phương pháp dạy theo thao tác: bản chất của phương pháp này là ở chỗ học sinh lĩnh
hội không phải các thao tác hay hành động theo quan niệm thông thường của từ này, mà là các
động tác riêng lẻ, tách rời nhau. Nó đòi hỏi người học phải thuộc những động tác nào đó mà
không có sự liên hệ nào với việc đạt tới một kết quả công việc, hữu ích.

14
+ Phương pháp tổ hợp: là phương pháp sử dụng tất cả các mặt tốt của những phương
pháp kể trên. Hiện nay, phương pháp này thường được sử dụng để dạy nghề. Theo phương pháp
này, quá trình dạy nghề có thể chia làm hai giai đoạn: Trong giai đoạn thứ nhất, học sinh phải
lĩnh hội các kỹ xảo cần thiết đối với nghề nghiệp phải học. Học sinh phải thực hiện công việc
nhằm mục đích để làm sao nắm được các thủ thuật và thao tác; Giai đoạn thứ hai,học sinh phải
nắm vững dần dần các công việc tổ hợp có mức độ phức tạp tăng dần theo mức độ đạt được của
người thợ về các chỉ số chất lượng lẫn số lượng.
+ Dạy học dạy học chương trình hóa. Thời gian gần đây, người ta sử dụng một phương
pháp mới đươc gọi là dạy học chương trình hóa. Thực chất, đó là phương pháp dạy học được
điều khiển, trong đó học sinh phải lĩnh hội được từng bước của quá trình dạy nghề, phải qua
bước trước mới tiến tới bước tiếp theo. Đây là phương pháp dạy có hiệu quả cao, giúp rút ngắn
được thời gian nắm vững tài liệu so với những phương pháp thông thường.
+ Đào tạo nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện(NLTH)
Hiện nay, trong giáo dục nghề nghiệp có xu hướng thống nhất dạy - học lý thuyết chuyên
môn nghề với dạy - học thực hành nghề cơ bản, đó là việc tổ chức dạy - học thực hành nghề
theo phương pháp tích hợp lý thuyết và thực hành. Nói đến năng lực (competency) là nói đến
khả năng thực hiện thành công một hoạt động nào đó. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng
lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua
thực tiễn. Năng lực được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, thông thường, người ta phân ra
hai trình độ của năng lực bao gồm: năng lực tái tạo và năng lực sáng tạo. Ở trình độ tái tạo, chủ
thể chỉ tiến hành hoạt động theo cách thức mới với hiệu quả cao hơn. Dĩ nhiên trong tái tạo có
ít nhiều sáng tạo và trong sáng tạo không phải không có những yếu tố tái tạo.
Trong dạy nghề, nhiều tác giả dùng thuật ngữ "năng lực thực hiện" dịch từ thuật ngữ
tiếng Anh "competency" để chỉ khái niệm năng lực thực hiện với định nghĩa tương đối thống
nhất như sau: Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm vụ, công
việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc đó. Năng lực thực hiện
được coi là sự tích hợp, sự kết tinh nhuần nhuyễn của ba thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ
để hoàn thành được những công việc nào đó. Người ta nhấn mạnh đến năng lực thực hiện là
muốn nói đến sự thực hiện của con người đối với những yêu cầu công việc cụ thể của một nghề
nào đó và để làm được điều đó, bộ ba kiến thức, kỹ năng và thái độ phải được tập trung vào
việc thực hiện những công việc của một nghề cụ thể. Đào tạo theo năng lực thực hiện chứa
đựng trong nó những yếu tố cải cách, thể hiện ở chỗ nó gắn rất chặt chẽ với yêu cầu của chỗ
làm việc, của người sử dụng lao động, của các ngành kinh tế (gọi chung là ngành nghề).
Theo quan điểm của thuyết "học thông thạo" ("Theory of Mastery Learning") thì hầu
hết những ai có trí tuệ phát triển bình thường đều có thể học bất cứ cái gì đạt đến trình độ "thông

15
thạo" nhưng với hai điều kiện: (1) có sự hướng dẫn tốt và (2) có đủ thời gian cho từng người
học. Vì vậy, dạy học theo năng lực thực hiện, người ta không quy định cứng nhắc về thời gian
học. Mỗi người học đạt được sự thông thạo việc gì đó sau một thời gian học tập dài, ngắn khác
nhau tùy thuộc chủ yếu vào khả năng, nhịp độ học của người ấy. Người học thực sự được coi
là trung tâm và có cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động của mình. Đây là sự khác biệt cơ bản
so với triết lý đào tạo truyền thống định hướng vào chương trình học tập theo niên chế cố định
về thời gian. Trong các tài liệu nước ngoài, khái niệm "competency - năng lực thực hiện" cũng
có những nội hàm rộng, hẹp khác nhau chút ít, những về cơ bản không có gì mâu thuẫn lớn, mà
từ các giác độ tiếp cận khác nhau, chính chúng lại bổ sung cho nhau.
Đào tạo theo NLTH chứa đựng trong nó những yếu tố cải cách, thể hiện ở chỗ nó gắn
rất chặt chẽ với yêu cầu của chỗ làm việc, của người sử dụng lao động, của các ngành kinh tế
(gọi chung là ngành nghề). Triết lý của đào tạo theo NLTH có thể tóm tắt theo sơ đồ ở (Hình
30)

16
LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP ĐÀO TẠO NGHỀ

NGHỀ / VIỆC LÀM ĐÀO TẠO THEO NLTH

(OCCUPARTION/JOB) (CBT)

PHÂN TÍCH NGHỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

(Nhiệm vụ - công việc) (Các NLTH)

NĂNG LỰC THỰC HIỆN Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ


(Kiến thức - Kỹ năng - Thái độ)

Mục tiêu tiền đề


Hoạt động Điều kiện Tiêu chuẩn

Hành vi Cho trước Tốc độ


 cái gì  Mục tiêu thực hiện
Sự thực  Sự chính
hiện Ở đâu? xác
  Hoạt Điều Tiêu
Khi nào?
Chất lượng động kiện chuẩn

ĐÁNH GIÁ THEO ĐÁNH GIÁ THEO

TIÊU CHUẨN NGHỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Hình 28. Triết lý dào tạo theo NLTH


* Đặc điểm của quá trình đào tạo theo năng lực thực hiện
+ Định hướng đầu ra . Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa trung tâm của đào tạo theo
NLTH là nó định hướng và chú trọng vào sản phẩm, vào kết quả đầu ra của quá trình đào tạo,
làm sao để khi kết thúc quá trình đào tạo, người học đạt được các "chuẩn đầu ra", có nghĩa là
từng người học: (1) làm được việc gì đó theo tiêu chuẩn đề ra (điều này có liên quan tới xây
dựng và thực hiện nội dung chương trình dạy - học); (2) làm được việc đó tốt như mong đợi
(điều này có liên quan tới việc đánh giá và xác nhận kết quả học tập của người học dựa vào tiêu
chuẩn NLTH). Vì vậy, quá trình đào tạo theo NLTH ba gồm hai thành phần chủ yếu tương ứng
là: (1) Dạy và học các NLTH; (2) Đánh giá, xác nhận các NLTH. Hai thành phần chủ yếu của
quá trình đào tạo theo NLTH

17
- Dạy và học các NLTH. Để xác định được các NLTH cần thiết đối với người lao động,
người ta phải tiến hành Phân tích nghề (Occupational Analysis). Việc phân tích nghề thực chất
là nhằm xác định được mô hình hoạt động của người lao động, bao hàm trong đó những Nhiệm
vụ (Duties), và những Công việc (Tasks) mà người lao động phải thực hiện trong lao động nghề
nghiệp. Để thực hiện được những nhiệm vụ, công việc đó có kết quả như mong đợi, người lao
động phải có những NLTH (tổ hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ) tương ứng.
- Đánh giá và xác nhận các NLTH. Đánh giá trong đào tạo theo NLTH là một quá trình
thu thập chứng cứ và đưa ra những phán xét về một NLTH nào đó đã đạt được hay chưa ở người
học tại một thời điểm nhất định theo những yêu cầu thực hiện đã xác định trong tiêu chuẩn
NLTH hoặc chuẩn đầu ra.
Để đánh giá và xác nhận NLTH, người ta thường sử dụng kết hợp các dạng chứng cứ
trực tiếp, gián tiếp và phụ trợ trong một phạm vi rộng thu thập được trong quá trình đào tạo
thông qua các hoạt động sau: Quan sát sự thực hiện công việc tại chỗ làm việc hoặc ở những
hoàn cảnh tương tự; Đo lương các sản phẩm hoặc quan sát, theo dõi các dịch vụ, các quá trình
được thực hiện trong thực tế; Quan sát, lượng giá các thái độ được thể hiện; Kiểm tra, trắc
nghiệm kiến thức và hiểu biết; Thu thập các chứng cứ phụ trợ bao gồm những thông tin về
người học từ hồ sơ, sổ sách giáo vụ, các báo cáo,... và từ những người có liên quan đến sự học
tập của người học. Việc đánh giá trong đào tạo theo NLTH phải được thực hiện theo tiêu chí
(Criteria Referenced Assessment), nghĩa là nó đo sự thực hiện hay thành tích của một cá nhân
người học trong mối liên hệ so sánh với các tiêu chí, tiêu chuẩn chứ không có liên hệ so sánh
gì với sự thực hiện hay thành tích của người khac. Các tiêu chí đánh giá NLTH được xác định
từ các tiêu chuẩn NLTH.
* Mối quan hệ của quá trình dạy - học theo năng lực thực hiện với thị trường lao
động
Quá trình dạy học(QTDH) trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có mối quan hệ chặt
chẽ với thị trường lao động (TTLĐ) thông qua hệ thống tiêu chuẩn và công nhận kỹ năng nghề.
Những yêu cầu đối với người lao động ở từng bậc trình độ nghề được phản ánh trong các tiêu
chuẩn kỹ năng nghề tương ứng. Trong hệ thống đào tạo, QTDH được tiến hành từ khâu phát
triển chương trình dạy - học dựa vào bộ tiêu chuẩn kỹ năng đến khâu đánh giá NLTH của người
tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo hay chuẩn đầu ra. trong TTLĐ có hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng
nghề, đánh giá và công nhận kỹ nănng nghề, nó giúp cho việc tuyển dụng, sử dụng và trả lương
cho người lao động, trong đó có những người mới tốt nghiệp ở các cơ sở GDNN.

18
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN Phát triển chương trình dạy - học
KỸ NĂNG NGHỀ

Thẩm định chương trình dạy - học

Thực hiện chương trình dạy - học

ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN Đánh giá NLTH người tốt nghiệp
THEO TIÊU CHUẨN KỸ theo mục tiêu đào tạo/chuẩn đầu ra
NĂNG NGHỀ

CẤP CHỨNG CHỈ KỸ


NĂNG NGHỀ CHO NGƯỜI
ĐẠT YÊU CẦU

Hình 29 : Khái quát về mối quan hệ giữa QTDH theo NLTH và TTLĐ
Tóm lại. Dạy học trong giáo dục nghề nghiệp có liên quan chặt chẽ với quá trình lao
động. Mục đích và nhiệm vụ dạy - học cơ bản trong giáo dục nghề nghiệp được xây dựng từ
những yêu cầu của quá trình lao động thực tế, đặc biệt là trong dạy - học thực hành, tính chất
của sự lĩnh hội chuyển từ hoạt động có tính học tập thuần túy sang tính chất học tập - lao động
rồi đến tính chất lao động - học tập và cuối cùng, trong giai đoạn thực tập ở vị trí người lao
động, hoạt động của học sinh hầu như hoàn toàn mang tính chất lao động. Trong lao động sư
phạm kỹ thuật - nghề nghiệp, nguyên lý giáo dục "học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với
xã hội" thể hiện rất rõ nét. Trong QTDH theo NLTH, người ta không quy định cứng nhắc về
thời gian học. Mỗi người học đạt được sự thông thạo việc gì đó sau một thời gian học tập dài,
ngắn khác nhau tùy thuộc chủ yếu vào khả năng, nhịp độ học của người ấy. Người học thực sự
được coi là trung tâm và có cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động của mình. Đây là sự khác
biệt cơ bản so với triết lý đào tạo truyền thống định hướng vào chương trình học tập theo niên
chế cố định về thời gian.

19
1.2. VẤN ĐỀ CHỌN NGHỀ VÀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP
Có hai con đường cơ bản để giúp con người thích ứng với kỹ thuật và công việc, đó là
chọn nghề và dạy nghề.
1.2.1. Vấn đề chọn nghề
a. Ý nghĩa của chọn nghề. Chọn nghề là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng không chỉ
với cá nhân, mà còn cả với xã hội nữa.“Chọn nghề” không chỉ có nghĩa là chọn một công việc
làm cụ thể nào đó, mà đó còn là việc chọn một cách sống cho tương lai, chọn một con đường
sống mai sau bởi vì trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay một bộ phận khá đông học sinh
sau khi tốt nghiệp phải tham gia lao động sản xuất trực tiếp hoặc đi vào hệ thống các trường
nghề. Nếu chọn nghề đúng con người sẽ phát huy được năng lực, sở trường của mình, cống
hiến được nhiều cho xã hội. Ngược lại nếu chọn nghề sai sẽ nảy sinh thất vọng nặng nề cho cá
nhân họ. dẫn tới chán nghề, bỏ nghề hoặc không phát huy được năng lực, sở trường của bản
thân, có ảnh hưởng không tốt cho xã hội.
b. Những nguyên nhân dẫn đến chọn nghề không chính xác. Trong thực tế, không
phải bao giờ người thanh niên cũng có thể giải quyết một cách chính xác vấn đề chọn nghề của
mình. Theo giáo sư, tiến sĩ Tâm lí học E.A.Climốp, có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến sự chọn
nghề không chính xác là: Tháí độ không đúng đối với các tình huống khác nhau của việc chọn
nghề và sự thiếu tri thức, kinh nghiệm, thông tin cần thiết về những nghề và cách chọn nghề
➢ Thuộc về loại lý do thứ nhất có những nguyên nhân sau:
- Thái độ không đúng của chủ đối với việc chọn nghề. Việc chọn chọn nghề như là
chọn một nơi cư trú suốt đời, thường thì họ định hướng vào một nghề có chuyên môn cao nhất,
mà quên rằng, muốn đi tới đó phải qua nhiều bậc thang và phải bước từ những bậc thấp nhất);
- Những thành kiến vế tiếng tăm nghề nghiệp;
- Chọn nghề do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của bạn bè, người thân;
- Do có sự di chuyển thái độ đối với người - đại diện cho một nghề nào đó sang chính
bản thân nghề đó;
- Sự say mê chỉ xuất phát từ mặt bên ngoài hay một mặt cục bộ nào đó của nghề nghiệp.
➢ Thuộc vào loại lý do thứ hai gồm những nguyên nhân sau: Chủ thể có sự đồng nhất
nội dung môn học với nghề nghiệp; Chủ thể chỉ có những biểu tượng lỗi thời về tính chất lao
động trong lĩnh vực sản xuất vật chất; Chủ thể không hiểu biết và không biết cách đánh giá
đúng tính chất của những năng lực và nội dung tâm lí của động cơ chọn nghề và đặc điểm thể
chất – thiếu sót đang có của mình khi chọn nghề; Chủ thể không có năng lực chọn nghề và
không biết những hành động, thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề.
Do đó ba câu hỏi mà người học sinh, thanh thiếu niên cần trả lời khi chọn nghề : " Tôi
thích nghề gì ? " Tôi làm được nghề gì ? " Tôi cần làm nghề gì ? Ba câu hỏi trên cần được mỗi

20
người giải đáp trong sự cân nhắc đồng thời. Việc chọn nghề quan trọng và khó khăn, phức tạp
như vậy, nên về phía cá nhân người chọn nghề cần phải có sự lựa chọn một cách tự giác, độc
lập, tích cực và có suy nghĩ chín chắn; Về phía xã hội cần có sự hướng dẫn, định hướng nghề
nghiệp (hướng nghiệp) cho thanh niên sao cho kết hợp một cách lý tưởng được ba yếu tố:
Nguyện vọng - năng lực cá nhân với những đòi hỏi của nghề nghiệp và những yêu cầu đòi hỏi
của xã hội
1.2.2. Công tác hướng nghiệp trong quá trình phát triển nghề nghiệp
a. Khái niệm hướng nghiệp
Hướng nghiệp là một hệ thống công tác giảng dạy và giáo dục được tổ chức một cách
đặc biệt, nhằm hình thành ở học sinh xu hướng nghề nghiệp, giúp họ tự xác định nghề nghiệp
của mình trên cơ sở có tính đến những nhu cầu của xã hội.
Hướng nghiệp được hiểu là một hệ thống biện pháp tác động định hướng hoạt động tư
duy của chủ thể vào đối tượng nghề nhằm tìm hiểu để họ có những hiểu biết thấu đáo về nghề,
làm nảy sinh khuynh hướng, hứng thú, nguyện vọng nghề nghiệp và động cơ chọn nghề tự do.
Vì vậy nó đã trở thành vấn đề quan trọng, là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà
trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và xác định
phương hướng chọn nghề, chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề,
tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực của cá
nhân. Khái niệm “hướng nghiệp” đã được truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế năm 1921 ở
Barcelona. Phòng hướng nghiệp đầu tiên đã được thành lập ở Boston từ năm 1915. Từ 1916,
những cơ quan chuyên môn về hướng nghiệp đã được thành lập ở Đức, Pháp, Anh, Ý. Chẳng
hạn, ở Đức, năm 1925-1926 đã có 567 phòng tư vẫn nghề nghiệp đặc biệt, đã nghiên cứu gần
400 nghìn thanh thiếu niên trong một năm. Vào thời kỳ này công tác tư vấn đã rất được chú ý
ở Anh, là nơi đã thành lập được một Hội đồng Quốc gia đặc biệt nghiên cứu về vấn đề này. Ở
Việt nam hướng nghiệp được quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ XX. Ngày nay hướng
nghiệp đã trở thành nhu cầu bức thiết ở nước ta .
b. Mục đích công tác hướng nghiệp
Hình thành năng lực nhận thức nghề, khuynh hướng và động cơ chọn nghề tự do. Mục
đích chủ yếu của công tác hướng nghiệp là phát hiện, phát triển và bồi dưỡng tiềm năng sáng
tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, định hướng họ đi vào những nghề
mà nhà nước đang cần nhân lực. Tạo ra sự thống nhất lý tưởng giữa ba mặt: Hứng thú và năng
lực cá nhân; Những đòi hỏi của nghề nghiệp; Yêu cầu của xã hội..
c. Bản chất công tác hướng nghiệp
Xét theo quan điểm điều khiển học thì bản chất công tác hướng nghiệp là điều khiển động
cơ chọn nghề của học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường,

21
nhu cầu nguyện vọng của cá nhân và nhu cầu của xã hội. Tham gia vào quá trình điều khiển
động cơ chọn nghề của học sinh có các thành phần sau:
+ Chủ thể điều khiển: Bao gồm nhà trường, đoàn thể, xã hội, gia đình, bạn bè
+ Chủ thể sử dụng các phương tiện điều khiển sau: Nhà trường thông qua các giờ sinh
hoạt hướng nghiệp, lồng ghép qua các giờ dạy, giao lưu với những người lao động giỏi trong
các lĩnh vực nghề nghiệp…gia đình thông qua trò chuyện
+ Đối tượng điều khiển là định hướng giá trị nghề và động cơ chọn nghề của học sinh
+ Kết quả của quá trình điều khiển: là sự sẵn sàng với một nghề
Trong quá trình điều khiển động cơ chọn nghề có những luồng thông tin ngược cung cấp
thông tin cho chủ thể nhằm điều chỉnh quá trình điều khiển động cơ chọn nghề của học sinh

Chủ thể điều khiển


Các công trình
nghiên cứu về định Cung cấp thông tin về
hướng giá trị nghề. nhu cầu lao động của
động cơ chọn nghề Phương tiện điều khiển xã hội

Định hướng giá trị nghề

Động cơ chọn nghề

Sự sẵn sàng đối với


một nghề

Hình 30 : Sơ đồ mô tả bản chất công tác hướng nghiệp ( Theo K.K Platônốp)

d. Nội dung của công tác hướng nghiệp


K.K.Platônốp đã đưa ra “Tam giác hướng nghiệp” để biểu thị nội dung và hình thức
của công tác hướng nghiệp. Là sơ đồ trình bày giải quyết những cơ sở chủ yếu để hướng nghiệp,
đó là: Tri thức về nghề, các yêu cầu về các nghề và những tri thức về thị trường lao động. Cho
nên theo K.K.Platônốp công tác hướng nghiệp phải nhằm làm cho học sinh thấy rõ được ba mặt
sau:

22
- Các nghề, những yêu cầu, đặc điểm của các nghề nghiệp
- Những nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề (thị trường lao động của xã hội)
- Những đặc điểm về nhân cách, đặc biệt là năng lực, năng khiếu cũng như phẩm chất của
cá nhân.
Ba mặt đó cũng chính là nội dung của công tác hướng nghiệp và để thực hiện được các
nội dung đó, công tác hướng nghiệp có các hình thức sau: giáo dục nghề, tuyên truyền nghề, tư
vấn nghề và tuyển chọn nghề.

Đặc điểm cá nhân

Hình 31: Sơ đồ tam giác hướng nghiệp và các hình thức hướng nghiệp
( K. K. Platônôp)
Như vậy có thể nói cơ sở của công tác hướng nghiệp chủ yếu thể hiện ở mối quan hệ giữa
các nghề, con người và thị trường lao động. Việc xác định các nghề, bậc nghề đào tạo, số lượng
lao động ở nghề đó, phải dựa vào nhu cầu của xã hội, vào kế hoạch và những dự báo về phát
triển kinh tế xã hội, vào kế hoạch và những dự báo về phát triển kinh tế xã hội. Tri thức về đặc
điểm nhân cách trong đó những yếu tố về năng lực, sở trường là quan trọng để định hướng nghề
nghiệp. Tri thức về thị trường lao động như nhu cầu về lao đọng ở từng khu vực, địa phương
và toàn xã hội nhất là trong điều kiện nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển theo cơ chế thị
trường.
e. Các hình thức của công tác hướng nghiệp
+ Công tác giáo dục nghề nghiệp bao gồm cả công tác tuyên truyền nghề nghiệp. Là sự
tác động có mục đích, có kế hoạch vào thế hệ thanh niên làm cho họ hiểu về các nghề, hiểu
được nhu cầu về cán bộ, lao động, qua đó mà hình thành hứng thú và khuynh hướng nghề
nghiệp nhất định, lôi cuốn sự chú ý của thanh niên đến các nghề mà xã hội và nhà nước đang
cần đến, trong đó có đề cập đến sự thiếu hụt cán bộ. Mục đích của giai đoạn này là làm cho học

23
sinh làm quen với các nghề, hình thành cho các em hứng thú nghề và tự giác đi vào những nghề
mà xã hội đang cần nhân lực .Giáo dục nghề nghiệp còn bao gồm cả sự hình thành hứng thú và
khuynh hướng nghề nghiệp của thanh niên. Nội dung chủ yếu của giáo dục nghề nghiệp: Qua
việc tuyên truyền nghề nghiệp chủ yếu do các đoàn thể xã hội, các tổ chức xã hội đảm nhiệm,
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (vô tuyến, đài, sách báo…) làm nhiệm vụ tuyên
truyền, động viên, huy động, lôi cuốn, hấp dẫn thanh niên vào những nghề mà xã hội đang cần
nhân lực, những nghề nằm trong “mũi nhọn” của chiến lược kinh tế. Làm cho thanh niên hiểu
được đặc điểm của các nghề, phạm vi ứng dụng của các nghề trong nền kinh tế quốc dân; Giáo
dục cho thanh niên thấy được trách nhiệm họ phải tham gia vào những nghề mà nhà nước đang
cần đến; Làm cho họ thấy được niềm vinh dự, tự hào của người lao động trong mọi nghề, thấy
được vai trò, vị trí của nó trong sự phát triển kinh tế của đất nước;
Để thực hiện tốt vấn đề này giáo viên cần cung cấp cho thanh niên các tri thức: Thông
tin về thị trường lao động xã hội, họa đồ nghề nghiệp nhằm mô tả đặc điểm chung của nghề,
mô tả quá trình công việc, những tri thức về sự chuẩn bị cần phải có, đặc điểm kinh tế của nghề
và triển vọng phát triển của nó. Bản đồ hoạ nghề nghiệp (Professiographie) để cung cấp cho
học sinh những tri thức cần thiết về các nghề nghiệp, trong tâm lí học lao động có một ngành
chuyên mô tả đặc điểm, yêu cầu của các nghề nghiệp khác nhau gọi là ngành đồ hoạ nghề
nghiệp (Professiographie). Ngành này sẽ đa ra những đồ hoạ nghề nghiệp cụ thể
(Professiogramme) cho từng nghề. Một bản đồ hoạ nghề nghiệp cần phải bao hàm tất cả các tri
thức về nghề nghiệp: Đặc điểm chung của nghề; Mô tả quá trình công việc; Những tri thức cần
chuẩn bị phải có; Những đặc điểm sinh lý và vệ sinh; Những điều cần tránh về mặt y học; Đặc
điểm kinh tế của nghề; Những triển vọng phát triển của nghề; Những đặc điểm tâm lí của nghề;
Sự mô tả đặc điểm tâm lí của nghề được thể hiện ở hoạ đồ tâm lí nằm trong hoạ đồ nghề nghiệp.
Ở nhiều nước trên thế giới, hướng nghiệp đã trở thành truyền thống và có những bộ hoạ đồ
nghề nghiệp nhiều tập, những bộ từ điển nghề rất đồ sộ, những sách tra cứu tỷ mỷ đề cập tới
hàng trăm, hàng nghìn nghề. Những người làm công tác tư vấn hướng nghiệp có điều kiện thuận
lợi, chỉ cần mở sách tra cứu là nắm ngay được những yêu cầu cụ thể do nghề đặt ra đối với
người lao động. Trên cơ sở đó lựa chọn phép đo, xử lý và đưa ra những lời khuyên xác đáng
đối với từng học sinh, thanh niên đang có nhu cầu chọn nghề.
+ Tư vấn nghề nghiệp là một hệ thống những biện pháp tân lý - giáo dục học, y học để
phát hiện và đánh giá toàn diện những năng lực về nhiều mặt của thanh niên, nhằm giúp các em
chọn nghề có cơ sở vững chắc, khoa học. Hay nói cách khác là tiến hành các tác động góp ý
nghề gọi là tư vấn nghề. Góp ý nghề khác tuyên truyền nghề ở chỗ người góp ý nghề - nhà
chuyên môn sẽ nói chuyện với từng em đang gặp khó khăn trong việc chọn nghề. Mục đích nói
chuyện để xác định sơ bộ hứng thú, khuynh hướng, nguyện vọng của người đang chọn nghề và

24
họ cho lời khuyên nên học ngành gì. Tuyên truyền giáo dục nghề giới hạn chỉ trong các hình
thức kể chuyện về nghề được tiến hành không phải với một người mà với một nhóm hoặc nhiều
người . Góp ý nghề đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn tân lý học, giáo dục học, y
học,..vv, trong khi đó việc phát biểu trước học sinh về một nghề cụ thể trong tuyên truyền nghề
hoàn toàn là công việc vừa sức với giáo viên lý thuyết và giáo viên thực hành ở trương dạy
nghề. Mục đích của tư vấn nghề nghiệp sẽ đạt được bằng cách nghiên cứu những năng lực sở
trường của của một cá nhân cụ thể đồng thời với tuyên truyền, hướng nghiệp. Công tác này cần
được tiến hành ngay khi học sinh đang học các trường phổ thông. Công việc tư vấn nghề nghiệp
cho học sinh được thực hiện theo hai bước:
+ Bước 1: Giúp học sinh lựa chọn những hoạt động (môn học) mà học sinh sẵn có hứng
thú và năng lực tương ứng.
+ Bước 2: Giúp học sinh lựa chọn dứt khoát ngành nghề tương lai của họ và chỉ ra cho
các em những con đường để trau dồi nghề nghiệp.
Tư vấn nghề nghiệp đòi hỏi phải xác lập được sự tương xứng giữa đặc điểm nhân cách
của con người cụ thể với những nghề xác định trong xã hội. Kết quả của việc xác lập đó là đưa
ra những lời khuyên bổ ích về việc chọn nghề đối với những người được tư vấn. Em nên chọn
nghề gì, không nên làm nghề nào, tại sao lại như vậy ? Đồng thời cũng chỉ cho học sinh rõ
muốn đi vào một nghề định chọn nào đó, em đã có những gì về phẩm chất, năng lực tương ứng
và cần thiết phải tiếp tục học tập, rèn luyện những vấn đề gì. Qua tư vấn nghề nghiệp người
chọn nghề có được một bức tranh chung bao gồm những nghề có thể lựa chọn cho mình. Căn
cứ vào hứng thú và năng lực của bản thân, cân nhắc các mức độ cấp thiết về mặt nhân lực của
các nghề có thể lựa chọn, người chọn nghề sẽ đi đến một quyết định có cơ sở lý giải về nghề
tương lai. Chúng ta không quyết định thay học sinh, cho học sinh tiếp cận với một dải nghề để
lựa chọn.
Công tác tư vấn nghề rất hệ trọng và khoa học, do đó trong những tổ chức tư vấn nghề
nghiệp, người ta thường bố trí một tập thể các chuyên gia nhiều lĩnh vực, bao gồm tâm lý học,
giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học…Những chuyên gia này nghiên cứu những đặc
điểm nhân cách của từng người cụ thể và đối chiếu với hệ thống những yêu cầu tâm sinh lý do
nghề đặt ra, từ đó mà chỉ những nghề phù hợp với người được tư vấn..Thông thờng người ta
chia ra 4 kiểu tư vấn nghề :

Tư vấn thông tin hướng dẫn Tư vấn chẩn đoán

Các kiểu tư vấn nghề


25
Hình 32 : Các kiểu tư vấn nghề
◆ Tư vấn thông tin hướng dẫn : Nhằm giới thiệu với thanh thiếu niên nội dung nghề
mà mình định chọn. Cán bộ tư vấn sẽ giới thiệu về những yêu cầu do nghề đề ra đối với những
phẩm chất cá nhân của con người, đồng thời chỉ ra con đường để đạt được nghề nghiệp và triển
vọng nâng cao tay nghề.
◆ Tư vấn chẩn đoán: Nhằm làm bộc lộ hứng thú, thiên hướng, năng lực và những phẩm
chất nghề chuyên biệt của con người trên cơ sở nghiên cứu và đo đạc nhân cách con người một
cách toàn diện. Mục đích của tư vấn chẩn đoán là xác định trong những lĩnh vực hoạt động nào
con nguời có thể lao động thành công nhất, có nghĩa là đem lại lợi ích tối đa cho xã hội, đồng
thời đem lại niềm vui và sự hài lòng cho bản thân người lao động.
◆ Tư vấn y học: Nhằm làm bộc lộ sự phù hợp giữa trạng thái sức khoẻ, của con người
với yêu cầu của nghề mà con người lựa chọn. Nếu như con người mắc phải một trong những
bệnh thuộc loại chống chỉ định của nghề thì người cán bộ tư vấn sẽ khuyên nên chọn một nghề
khác gần gũi với thiên hướng và hứng thú, đồng thời phù hợp với trạng thái sức khoẻ của người
đó.
◆ Tư vấn hiệu chỉnh : được tiến hành trong trường hợp ý định nghề nghiệp của con
người không phù hợp với khả năng và năng lực thực tế của họ. Trong trờng hợp này, kế hoạch
nghề nghiệp của cá nhân cần được xem xét và uốn nắn lại cho phù hợp với khả năng.
+Tuyển chọn nghề nghiệp. Khâu tuyển chọn nghề nghiệp được tiến hành sau khi đã qua
giai đoạn định hướng nghề và tư vấn nghề nghiệp. Đây là công việc xuất phát từ nhu cầu nhân
lực của những nghề cụ thể để đi tìm những nhân cách mang những đặc điểm tương ứng với yêu
cầu của những nghề đó. Công tác tuyển chon nghề nghiệp phải được dựa vào những tư liệu đã
thu thập trong quá trình định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.Tuyển chọn nghề nghiệp
là nhiệm vụ của Ban tuyển sinh chuyên nghiệp, cơ quan hoặc tư nhân có nhu cầu tuyển lao
động. Mục đích tuyển chọn nghề là xác định mức độ phù hợp giữa sức khỏe, lứa tuổi, giới tính
và trình độ học vấn cùng các đặc điểm tâm lí của người dự tuyển với yêu cầu và đặc điểm của
nghề nghiệp, lĩnh vực lao động nào đó. Ở đây, sự phù hợp nghề nghiệp được hiểu theo nghĩa
những yêu cầu của thị trường lao động. Tuyển chọn nghề nghiệp, người được lựa chọn để học
một nghề hoặc một việc mà ở đó đang cần nhân lực, các cán bộ chuyên môn tuyển chọn phải
trả lời được câu hỏi người đó có phù hợp hay không phù hợp với nghề mà anh ta thích. Đối với

26
tư vấn nghề là phải nghiên cứu đặc điểm con người trên cơ sở đó giới thiệu cho họ một nghề
tương ứng. Cần chú ý rằng chỉ một số nghề phức tạp, làm việc trong những điều kiện đặc biệt,
đòi hỏi phải có sức khỏe thì mới cần tuyển chọn kỹ lưỡng theo đúng nghĩa của nó, còn số lớn
các nghề chỉ cần sơ tuyển
Như vậy là, hướng nghiệp có hai nhiêm vụ cơ bản: tìm một nghề phù hợp nhất với những
khả năng của các cá nhân và thỏa mãn nhu cầu nhân sự cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở
cấp độ quốc gia. Cá nhân cần phải được thông tin đầy đủ về những yêu cầu, những sự thỏa mãn,
những khó khăn của mỗi một nghề mà anh ta đang quan tâm bằng nhiều cách khác nhau: tham
quan các nhà máy, nghiên cứu các tàu liệu, chuyên khảo có liên quan tới nghề, tham dự các
cuộc hội thảo, các cuộc họp của nhà máy.
Ba mặt trong nội dung của công tác hướng nghiệp nêu trên cho thấy, giữa việc hướng
nghiệp và việc tuyển chọn nghề nghiệp không có ranh giới rõ rệt, đăc biệt trong lĩnh vực nghiên
cứu các khả năng của cá nhân thì cả hai quá trình này sử dụng cùng một hệ thống phương pháp.
Ngoài ra, một loạt điều kiện gắn liền với sự phát triển của các xí nghiệp công nghiệp làm cho
các vị trí lao động ngày càng được mở rộng, phong phú hơn và điều này khiến cho việc tuyển
chọn nghề nghiệp ngày càng xích lại gần với việc hướng nghiệp. Trong khi tuyển chọn, nhìn
chung người ta không đặt vấn đề chấp nhận một số thí sinh và loại bỏ một số khác, mà đặt vấn
đề phân bố cho phù hợp với các vị trí lao động tương ứng căn cứ vào các năng lực vốn có của
họ.
g. Ý nghĩa của công tác hướng nghiệp
Các nội dung và hình thức của công tác hướng nghiệp sẽ đưa đến việc nâng cao hiệu
suất kinh tế: rút ngắn thời gian dạy nghề, hạn thấp sự thuyên chuyển cán bộ, làm giảm tai nạn
chấn thương, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Góp phần giải quyết những
vấn đề kinh tế xã hội, thu xếp công việc hợp lý cho mọi người, sử dụng một cách tối đa những
khả năng và năng lực của cán bộ phù hợp với nhu cầu và quyền lợi của toàn xã hội nói chung
và của mỗi người công dân nói riêng. Góp phần hình thành thái độ đúng đối với lao động.
Việc tuyển chọn nhân sự ngày càng được xem như là một chức năng hệ thống và những
thay đổi trong nghiên cứu phản ánh điều này. Trong khi tiến hành việc tuyển chọn, các nhà
chuyên môn không chỉ lưu ý đến vấn đề chuẩn đoán cá nhân mà còn lưu ý đến vẫn đề liên quan
tới việc bố trí phân công công việc một cách hợp lý, phát triển và hình thành nghề nghiệp. Vì
vậy, việc tuyển chọn nghề nghiệp cần phải được tiếp tục xa hơn, bao hàm cả nghiên cứu khả
năng về mặt tổ chức và xây dựng một số chương trình đặc biệt cho việc dạy nghề (hình thành
nghề nghiệp).

27
1.3. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ NGƯỜI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TRONG XÃ
HỘI HIỆN ĐẠI
1.3.1. Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong xã hội hiện đại
GDNN có tính mở và phổ cập, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên và người lao động có
thể cần gì học nấy và học suốt đời để tìm kiếm việc làm. GDNN là con đường quan trọng để
phát triển xã hội và có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trong đào
tạo lao động kỹ thuật. Giáo dục nghề nghiệp là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân,
với chức năng đào tạo người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật- nghiệp vụ trình độ sơ
cấp và trung cấp, có trình độ học vấn tương đương trung học hoặc sau trung học để tham gia
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…theo nhu cầu của thị trường lao động và có thể
tiếp tục học bổ sung hoặc nâng cấp trình độ lên cao nếu có nhu cầu và điều kiện. Đề cập đến
việc dạy và học các Kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức có liên quan đến một lĩnh
vực cụ thể để người học lĩnh hội và nắm vững kiến thức, Kỹ năng, thái độ nghề nghiệp một
cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận
được một công việc nhất định. Giáo dục nghề nghiệp là khu vực đào tạo đa dạng về đối tượng
tuyển sinh, loại hình và cơ cấu ngành nghề , giáo dục nghề nghiệp có quan hệ chặt chẽ và chịu
sự chi phối của nhu cầu và trình độ phát triển kinh tế xã hội, thị trường lao động và việc làm
trên toàn quốc và từng địa phương, từng ngành kinh tế xã hội.
GDNN là một loại hình hoạt động cơ bản của đời sống xã hội loài người, một bộ phận
của thực tiễn xã hội bao gồm trong thực tiễn xã hội nói chung, được xem là quá trình tổ chức
có ý thức, hướng tới mục đích khơi dậy, biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của chủ
thể giáo dục và đối tượng được giáo dục theo hướng tích cực, nghĩa là góp phần hoàn thiện
nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài góp phần đáp ứng các nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Các quá trình giáo dục diễn ra
trong giáo dục nghề nghiệp luôn gắn liền một cách hữu cơ và chặt chẽ với các quá trình lao
động xã hội ở một nghề nhất định. Do đó có mối quan hệ với phạm trù nghề với tính chất là
một hiện tượng xã hội phức hợp, bao gồm những thành tố quan trọng của quá trình lao động xã
hội đặt ra những yêu cầu mà giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng, thể hiện ở nội dung, phương
thức giáo dục - đào tạo cũng như đánh giá kết quả giáo dục nghề nghiệp. Thực tế lao động xã
hội bao gồm rất nhiều nghề khác nhau, được học, được đào tạo cũng như được hành ở mọi bậc
trình độ từ thấp đến cao trong cấu trúc trình độ lao động xã hội, từ lao động đơn giản đến lao
động qua đào tạo ở trình độ đào tạo đại học và sau đại học, đáp ứng nhu cầu con người, nâng
cao năng lực thực hiện nhu cầu, mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người thực hiện nhu cầu để
phát triển con người.

28
GDNN nhằm vào truyền đạt và tiếp thu môi trường tự nhiên và xã hội, trước hết là các
giá trị tinh thần (truyền thống, kinh nghiệm, tri thức, Kỹ năng ..) thông qua từng cá thể riêng rẽ,
truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển lịch sử xã
hội loài người là nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội, một
loại hình cơ bản của xã hội loài người. Nếu không có việc đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm
lao động và sinh sống giữa các thế hệ thì xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.
Như vậy giáo dục đã tái sản xuất ra sức lao động xã hội, tạo ra sức lao động mới khéo léo hơn
để thay thế sức lao động cũ bị mất đi bằng cách phát triển những năng lực chung và năng lực
chuyên biệt của con người, tạo ra một năng suất lao động ngày một cao hơn, thúc đẩy sản xuất
và khoa học ngày một phát triển. Sự tác động của xã hội vào con người diễn ra trong suốt toàn
bộ cuộc đời của mỗi con người, giáo dục và giáo dục nghề nghiệp là một hiện tượng có tính
chất phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển của xã hội loài người và tồn tại vĩnh hằng cùng với
xã hội loài người.
GDNN bao gồm việc dạy và việc học là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm
ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Dạy- học là hình thức giáo dục đặc
biệt quan trọng và cần thiết cho phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách người học. Luật giáo
dục (2005) qui định mục đích của GDNN như sau: “Mục tiêu của GDNN là đào tạo người lao
động có kiến thức, Kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp, có ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao
động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Dạy
nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ có năng lực thực hành
nghề tương xứng với trình độ đàò tạo.”
GDNN gắn liền chặt chẽ với thị trường lao động, việc làm. Với mục tiêu hàng đầu là
tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm thông qua đào tạo
bồi dưỡng năng lực từng người học, từng người lao động cho phù hợp với nhu cầu và yêu cầu
của thị trường lao động về số lượng, về cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền với nhu cầu
học tập và việc làm của người lao động đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội cả trong phạm vi toàn quốc lẫn vùng miền, địa phương. Nhu cầu của thị trường lao động,
lực lượng lao động qua đào tạo bồi dưởng ở hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chủ yếu là dạy
nghề ngày càng tăng lên ở các quốc gia theo qui luật cung – cầu của thị trường lao động. Qui
luật giá trị, qui luật hay cơ chế cạnh tranh của thị trường lao động buộc giáo dục nghề nghiệp
phải lấy chất lượng đào tạo là sự sống còn, coi đào tạo là sự gia tăng giá trị đích thực của nhân
lực được đào tạo tạo để giành lợi thế trong thị trường lao động vì thế một mặt phải tập trung

29
mọi nỗ lực trang thiết bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động mà người
sử dụng lao động đang cần tuyển dụng, mặt khác phải thường xuyên điều chỉnh nội dung chương
trình để đào tạo các kiến thức và kỹ năng nghề đảm bảo tính linh hoạt và khả năng thích ứng
cao hơn cho người lao động.
GDNN với nhiều trình độ đào tạo là một hệ thống liên thông nội tại từ trình độ sơ cấp
đến trung cấp và cao đẳng tạo điều kiện cho người lao động có thể học suốt đời, vươn lên đỉnh
cao nghề nghiệp mà không phải học lại những điều đã học nhờ có tính liên thông nội tại với
giáo dục phổ thông và giáo dục đại học và công nhận lẫn nhau. Việc đào tạo rộng với những
kiến thức và Kỹ năng cơ bản, cốt lõi, người lao động cần phải có một học vấn phổ thông trước
khi học nghề nhất là trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng dịch vụ công nghệ cao mở ra triết lý
giáo dục “học thường xuyên, suốt đời” với các mục tiêu học để biết, học để làm, học để làm
người, học để cùng sống với nhau…Mỗi thời kì lịch sử cụ thể, giáo dục và giáo dục nghề nghiệp
mang những tính chất và hình thái cụ thể khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một
truyền thống lịch sử và văn hóa riêng. Giáo dục của mỗi nước phản ánh trình độ phát triển của
nước đó và có những nét độc đáo, bản sắc riêng thể hiện nội dung, phương pháp vào trong sản
phẩm giáo dục của mình. Chính vì lẽ đó giáo dục nghề nghiệp cũng mang tính lịch sử, tính giai
cấp và tính dân tộc.
Tóm lại GDNN đang thâm nhập ngày càng sâu vào giáo dục đại học như là một xu
hướng thực tế xất phát từ nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học tập của người dân,
góp phần đưa giáo dục đại học chuyển nhanh từ giai đoạn tinh hoa sang giai đoạn phổ cập, đáp
ứng kịp thời nhu cầu nhân lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá độ
sang kinh tế tri thức. Hoạt động học nghề bình đẳng cho tất cả mọi người, nâng cao trình độ
học vấn chung đã làm cho tất cả các tầng lớp xã hội được xích lại gần nhau. Làm cho các thành
viên của xã hội ngày càng được nâng cao về hiểu biết, kiến thức, Kỹ năng nghề nghiệp ở các
trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỉ luật, tác phong công
nghiệp, phát triển trí tuệ và được chuẩn bị tốt về các mặt tâm sinh lí cho mọi hoạt động xã hội,
thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu về học hành, được hiểu biết, được lao
động sản xuất, được phát triển nhân cách. Vì lẽ đó việc tổ chức dạy học và giáo dục nghề nghiệp
cho thanh niên hết sức linh hoạt, tạo điều kiện cho người học có cơ hội học tập theo nhu cầu,
điều kiện và nhịp độ của mình, đặt nền móng cho sự sáng tạo, chủ động và độc lập. Những yêu
cầu đối với GDNN, ảnh hưởng của giáo viên, cán bộ quản lý và người được giáo dục là rất lớn.
1.3.2. Người giáo viên (GV) dạy nghề trong nền giáo dục hiện đại
Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, người thầy được xem như người cha và có vị
trí rất quan trọng trong đời sống cộng đồng làng xã. Đối với bất cứ một cá nhân nào trong xã
hội muốn trưởng thành và thành đạt trong xã hội ngoài sự nuôi dạy của gia đình đều cần đến sự

30
dạy bảo của người thầy. Cũng từ thời xưa, nhân dân ta vẫn quan niệm “Không thầy đố mày làm
nên”. Đây là sự kết thúc và khẳng định vai trò to lớn và không thể thiếu được của người thầy
đối với sự phát triển cá nhân trong đời sống xã hội và hoạt động lao động nghề nghiệp. Như
vậy từ xa xưa vai trò của người thầy không chỉ đóng khung trong hoạt động dạy học và giáo
dục mà có vị trí quan trọng trong đời sống cộng đồng.
Trong xã hội hiện đại với quá trình công nghiệp hóa, tin học hóa dưới tác động trực tiếp
và mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã làm thay đổi cơ bản đời sống xã
hội từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng. vai trò, chức năng của người giáo viên đã có
những thay đổi lớn và căn bản. Đội ngũ giáo viên ngày càng đông đảo hơn, cơ cấu đội ngũ giáo
viên ngày càng đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo và trở thành tầng lớp lao động trí óc
chiếm tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao động xã hội. Giáo viên là cầu nối giữa nền văn hóa dân
tộc và nhân loại với sự tái sản xuất nền văn hóa ấy trong mỗi người học. Người giáo viên phải
đảm nhiệm nhiều chức năng hơn bên cạnh chức năng cơ bản là dạy học và giáo dục thế hệ trẻ.
Ngay cả chức năng cơ bản đó cũng có nhiều thay đổi. GV không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri
thức, Kỹ năng đơn thuần cho học sinh, quan trọng hơn nhiều là phải trang bị cho họ cách học,
cách tiếp thu và vận dụng kiến thức, Kỹ năng, cách thích ứng và đáp ứng với các tình huống đa
dạng luôn thay đổi trong thực tế cuộc sống. GV là những người tiên tiến của xã hội. Giáo viên
và đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo nói chung,
trong GDNN nói riêng, là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, tạo ra nguồn
nhân lực cho xã hội.
Người giáo viên dạy nghề cũng là người lao động mà loại hình lao động này có đặc thù
riêng so với nhiều loại hình lao động khác, mang tính chất đặc thù của các loại hình lao động
trí óc và lao động thể lực, đòi hỏi một sự tiêu hao năng lượng thần kinh, trí óc và năng lượng
thể lực, cơ bắp. Hoạt động của người giáo viên dạy nghề gồm có giảng dạy một chuyên ngành
nhất định, hoạt động giáo dục và chuẩn bị nghề nghiệp cho thanh niên, hoạt động tự hoàn thiện
chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động xã hội. Các khâu chuẩn bị giáo án, thực hiện bài giảng lý
thuyết, thực hành, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ… diễn ra phong phú và đa dạng. Người
giáo viên dạy nghề làm việc trong nhiều môi trường lao động với nhiều điều kiện, phương tiện
lao động, đối tượng giao tiếp khác nhau như trên lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập,
khu trồng trọt, vườn trường ..và trực tiếp ở xí nghiệp, xưởng thực hành, các cơ sở sản xuất –
dịch vụ với nhiều hình thức tổ chức khác nhau như lớp học, nhóm học sinh, cá nhân. Nội dung
hoạt động bao gồm việc giảng dạy: thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học của người
học; hướng dẫn xemina; thi; hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên; hướng dẫn thực
tập, thực hành sản xuất; tổ chức công tác học tập độc lập và tác động tích cực đến sự hình thành
nhân cách học sinh. Giúp tư vấn cho hoạt động học, kích thích hứng thú, khơi dậy tiềm năng

31
của người học, giúp học sinh biết cách học, cách tự rèn luyện.. Ngoài ra, giáo viên dạy nghề
còn phải tham gia tích cực các hoạt động khác của nhà trường như hoạt động nghiên cứu khoa
học, hoạt động chính trị xã hội..vv. Giáo viên dạy nghề phải có tính tích cực công dân, ý thức
trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng. Giáo viên dạy nghề phải có
lòng yêu nghề, biết hợp tác với người học. Phải tô đậm tính nhân văn của nghề nghiệp, hướng
vào sự phát triển nhân cách học sinh, chú ý đến sự phát triển của tập thể học sinh, giáo viên,
nhà trường nhưng không bỏ qua sự phát triển riêng, nét bản sắc riêng của mỗi học sinh. Tính
chất đa dạng và phức tạp của hoạt động sư phạm đòi hỏi người giáo viên dạy nghề, các nhà
quản lý cần có kiến thức, Kỹ năng cần thiết về tổ chức khoa học lao động sư phạm, nghiên cứu
khoa học công nghệ, hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội, là nhân tố phản ánh trình độ
và năng lực của người giáo viên.
Quá trình liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội, giữa học tập và lao động sản xuất,
các loại hình hoạt động xã hội, loại hình lao động sản xuất trực tiếp của người giáo viên đang
càng trở lên phong phú và đa dạng. Những hoạt động trên đòi hỏi người giáo viên trong xã hội
hiện đại phải thường xuyên mở rộng các tri thức mới về xã hội, nâng cao và phát triển về năng
lực sản xuất và kinh tế đáp ứng các nhu cầu thực tiễn xã hội, góp phần nâng cao vị trí xã hội,
nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động sư phạm của mình. Hơn nữa những thay đổi nhanh
chóng vốn tri thức, kinh nghệm trong xã hội hiện đại đòi hỏi giáo viên dạy nghề không được
phép lão hóa kiến thức mà phải thường xuyên cập nhật để mở rộng vốn tri thức và năng lực
nghề nghiệp với tư cách là người đại diện cho trí tuệ thời đại, giáo viên dạy nghề cần phải
thường xuyên tham gia nghiên cứu và tự rèn luyện đồng thời tự học suốt đời để nâng cao trình
độ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Chính công tác nghiên cứu và tự rèn luyện của người giáo
viên có tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao trình độ và năng lực nghề nghiệp, là một trong
những chức năng vô cùng quan trọng của người giáo viên dạy nghề trong xã hội hiện đại. Trong
thời đại ngày nay người giáo viên dạy nghề phải là nhà khoa học, nhà sư phạm – giáo dục, nhà
hoạt động chính trị - xã hội- văn hóa và nhà quản lý. Giáo viên dạy nghề không những phải
được đào tạo cơ bản mà còn phải thường xuyên, liên tục được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để
nâng cao trình độ về mọi mặt.
1.3.3. Đặc điểm lao động của người giáo viên dạy nghề
Nhà giáo dục K.D. Usinxki nói: “Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách
người giáo dục”. Điều này nói lên đặc điểm lao động của nghề dạy học.
a. Lao động sư phạm nghề nghiệp có đối tượng là con người
Nghề nào cũng có đối tượng quan hệ trực tiếp riêng của mình. Ví dụ nghề quan hệ với
kỹ thuật như thợ chế tạo và lắp ráp các loại máy, sửa chữa các loại máy …vv. Nghề quan hệ
với động vật và thiên nhiên như nghề chăn nuôi, thú ý…vv. Nghề quan hệ trực tiếp với con

32
người như nhân viên bán hàng, bác sĩ, giáo viên …Những nghề có đối tượng quan hệ trực tiếp
là con người đều đòi hỏi người hoạt động trong nghề đó phải có những phẩm chất nhất định khi
thực hiện mối quan hệ giữa con người với con người như sự tôn trọng và lòng tin ở con người,
tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị.
Đối tượng lao động trực tiếp của người giáo viên dạy nghề là thanh niên học nghề, có
độ tuổi từ 14 đến 24, 25 tuổi. Đó là những con người đang trong thời kỳ chuẩn bị để trở thành
những công dân tương lai có phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Đối
tượng đào tạo nghề nghiệp là những con người trẻ tuổi, lứa tuổi thanh niên thường có vốn sống,
vốn hiểu biết xã hội nhất định, có những đặc điểm tâm - sinh lý và xã hội riêng. Đó là những
con người đang chuẩn bị tiềm lực để tham gia lao động sản xuất. Họ không phải là những con
người thụ động, chờ đợi, trái lại họ có tính tích cực, chủ động. Đặc biệt, có nhiều học viên tham
gia các khóa đào tạo và bồi dưỡng nghề là những người đã lớn tuổi, đã có ít nhiều vốn sống xã
hội và những hiểu biết, kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Xã hội tương lai
mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ tùy thuộc vào nội dung và chất lượng của thời kỳ chuẩn bị
này. Để tạo ra những công dân tương lai có phẩm chất và năng lực phù hợp với sự phát triển
của xã hội thì người giáo viên phải là người tổ chức và điều khiển quá trình lĩnh hội kiến thức,
hình thành kỹ năng, kỹ xảo tương ứng ở người học. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong GDNN
được luật Giáo dục năm 2005 và luật dạy nghề năm 2006 qui định như sau:
*Đối với giáo viên dạy lí thuyết: Nghiên cứu, nắm vững đặc điểm nhân cách học sinh;
Lập kế hoạch và chuẩn bị tốt giáo án, tài liệu giảng dạy và phương tiện, đồ dùng day – học;
Thâm nhập thực tế để làm cho nội dạy - học phong phú và sát thực; Tiến hành giảng dạy làm
cho học sinh nắm vững các tri thức, Kỹ năng, kỹ xảo thuộc môn mình phụ trách; Giáo dục chính
trị tư tưởng và đạo đức cho học sinh trên lớp thông qua môn học và ngoài giờ lên lớp; Tổ chức
và kiểm tra việc tự học của học sinh; Rèn luyện kỉ luật học tập, thống kê kết quả học tập va tình
hình đi học của học sinh; Kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh; Đề xuất
những khuyến nghị, khuyến cáo về việc hoàn thiện quá trình dạy – học và giáo dục.
* Đối với giáo viên dạy thực hành:Nghiên cứu, nắm vững đặc điểm nhân cách của học
sinh ; Lập kế hoạch chuẩn bị giáo án, tài liệu dạy- học, các thiết bị vật liệu cho thực tập cũng
như các phương tiện dạy – học cần thiết ; Lập kế hoạch công tác, học tập, sản xuất của các lớp
theo học kì phù hợp với chương trình thực tập; Tiến hành các bài hướng dẫn thực hành, thực
tập nhằm rèn luyện Kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh; Sử dụng các phương pháp dạy-
học thực hành phù hợp với những đặc điểm cá nhân của đối tượng học sinh; Phát hiện và hỗ
trợ học sinh khắc phục các sai sót khi thực tập ở xưởng trường; Áp dụng kịp thời công nghệ sản
xuất tiên tiến, hiện đại, biết tổ chức lao động khoa học, hợp lí ; Rèn luyện cho học sinh thói
quen và tác phong lao động công nghiệp tính chủ động, sang tạo trong công việc; Đảm bảo an

33
toàn trong thực hành, thực tập, đảm bảo và duy trì tình trạng làm việc của các thiết bị, máy móc
mà người học nghề sử dụng, kịp thời xử lý những sự cố nếu có; Thực hiện đầy đủ mọi qui định
đối với giáo viên dạy thực hành; Trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất của nhà trường, chuẩn
bị hợp đồng đưa học sinh xuống các cơ sở sản xuất; Đi thực tế nắm bắt kịp thời cái mới, những
tiến bộ khoa học – kỹ thuật nhằm bổ sung cho nội dung dạy – học; Tham gia nghiên cứu, cải
biến qui trình công nghệ, chế tạo thiết bị, đồ dùng dạy- học
Từ các nhiệm vụ của người giáo viên dạy nghề như trên, đòi hỏi người làm công tác dạy
nghề phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng dạy học và giáo dục của mình, tôn trọng và phát
huy vai trò chủ thể của học sinh trên cơ sở nắm vững vai trò chủ đạo của mình. Có tình thương
yêu học sinh, lòng tin và sự tôn trọng, đối xử công bằng, dân chủ, lạc quan và tế nhị trong cách
ững xử mềm dẻo nhưng lại kiên quyết.
b. Lao động sư phạm nghề nghiệp có công cụ chủ yếu là trí tuệ và phẩm chất nhân
cách của chính mình
Nghề nào cũng bằng công cụ để gia công vào vật liệu tạo ra sản phẩm. Công cụ càng
tốt, càng hiện đại thì kết quả gia công càng cao. Trong dạy học và giáo dục, người giáo viên
phải dùng công cụ lao động là trí tuệ của mình để tác động vào đối tượng, dùng nhân cách đã
ổn định của mình tác động lên nhân cách đang cần được rèn luyện. Đó là vốn kiến thức khoa
học về một lĩnh vực, một ngành nghề nhất định là công cụ cần thiết của họ, phẩm chất chính
trị, lối sống, trình độ học vấn, sự thành thạo tay nghề, kỹ năng giao tiếp, trình độ ngôn ngữ của
người giáo viên.. Khả năng sử dụng các hình thức khác nhau để thực hiện mục đích giáo dục
của mình (nhân cách học sinh được hình thành qua hoạt động). Đây cũng chính là lý do mà
K.D. Usinxki khẳng định dùng nhân cách để giáo dục nhân cách. Hơn nữa, nghề dạy học là
nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm chứ chưa nói tới phế phẩm như
một số nghề khác. Có người đã từng nói làm hỏng một đồ vàng ta có thể nấu lại, một viên ngọc
quý ta có thể bỏ đi nhưng làm hỏng một con người là một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc
lại được. Vàng, ngọc, kim cương đều quý nhưng không thể so sánh chúng với tâm hồn, nhân
cách một trẻ thơ, một con người. Người giáo viên tác động đến người học bằng nhân cách của
mình nên phải là người có phẩm chất nghề nghiệp, tận tụy với nghề, sáng tạo trong mọi hoạt
động nghề nghiệp. Phải là người am hiểu sâu sắc về nghề, giỏi trình độ chuyên môn nghề, nắm
vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng thành thạo các phương
tiện kỹ thuật trong giảng dạy, thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ và vững
vàng về nghiệp vụ sư phạm, tham gia tích cực vào công tác công tác nghiên cứu khoa học, sáng
kiến kinh nghiệm cũng như và đời sống xã hội. Công cụ lao động của người giáo viên sẽ có
hiệu quả khi có uy tín cao, tức là phẩm chất và năng lực, đức và tài của người giáo viên càng
cao thì sức thuyết phục học sinh càng lớn. Nhà giáo cần sống mô phạm nhưng nhà giáo cũng là

34
con người bình thường nên họ cũng cần có cuộc sống bình thường. Thực tế đó đòi hỏi nhân
cách người giáo viên dạy nghề, người làm nghề dạy nghề phải công phu rèn luyện mới có thể
đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
c. Lao động sư phạm nghề nghiệp tạo ra sản phẩm là nhân cách người lao động kỹ
thuật
Lao động sư phạm của người giáo viên dạy nghề là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao
động kỹ thuật ở các ngành nghề khác nhau, chuẩn bị cho thế hệ trẻ những phẩm chất và năng
lực cần thiết của nghề để ra nhập lực lượng lao động kỹ thuật, có trình đọ tay nghề, đáp ứng
yêu cầu của xã hội ở những giai đoạn phát triển của đất nước. Hoạt động đào tạo nghề là một
loại hình chuyển giao và phát triển các kiến thức, Kỹ năng lao động chuyên biệt, hình thành
nhân cách nghề nghiệp của con người trong một loại hình lao động nhất định. Người giáo viên
tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học hướng tới mục đích hình thành nhân
cách con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử.
Kết quả lao động của người giáo viên dạy nghề không phải là những sản phẩm vật chất mà là
hình thành nhân cách nghề nghiệp năng động sáng tạo, có ý chí vươn lên mạnh mẽ trong lao
động nghề nghiệp để thành đạt trong cuộc sống làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Nói
cách khác, lao động sư phạm của người giáo viên là lao động sản xuất ra những nhân cách, sản
xuất ra giá trị nhân loại với sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Sản phẩm lao động của
nhà giáo gắn với tương lai của dân tộc không như sản phẩm có thể sử dụng ngay như các ngành
nghề khác mà cần có thời gian mới sử dụng được. Kết quả lao động sư phạm cách xa với thời
gian với bản thân quá trình lao động. Mỗi giáo viên cần chú ý mục tiêu của từng bậc học, biết
định hướng những yêu cầu của xã hội đối với thanh niên.
d. Lao động sư phạm nghề nghiệp có ý nghĩa chính trị và kinh tế bởi vì giáo dục tạo
ra nguồn nhân lực hay nói cách là là nghề tái sản xuất, tạo ra sức lao động mới cho từng cá
nhân và mở rộng sức lao động cho xã hội. Với những phẩm chất và năng lực được đào tạo, con
người sẽ trực tiếp tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần. Trước mắt chúng ta, kết quả lao
động sư phạm của người giáo viên có chức năng là tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Nguồn nhân
lực đó chính là toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần ở trong cá nhân mỗi học sinh, trong thế
hệ trẻ của chúng ta ngày hôm nay. Vì thế người giáo viên dạy nghề phải thực hiện nhiệm vụ
bồi dưỡng và phát huy năng lực nghề nghiệp cho mỗi người học, đó là lòng yêu lao động, lao
động có tổ chức, có kỹ thuật và năng suất cao,tính cần cù, sáng tạo, đó là các tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo nghề và năng lực làm chủ thiên nhiên, xã hội và bản thân… . Trong thiên niên kỷ trước,
nguồn nhân lực nông nghiệp được đào tạo đơn giản bằng con đường truyền khẩu (truyền kinh
nghiệm qua ngôn ngữ nói) và truyền tay nghề. Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì nguồn nhân lực cần được đào tạo

35
để đạt trình độ quốc tế. Do đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật này mà ngày
càng dẫn đến sự thay đổi vị trí của người lao động trong sản xuất. Nếu như trước đây người lao
động người lao động dùng cơ bắp dùng cơ bắp để gia công các tạo ra vật phẩm cho xã hội thì
ngày nay vị trí đó được thay thế dần bằng máy móc và như vậy người lao động từ vị trí là người
gia công, nay ở vị trí là người chỉ huy gia công. Công việc chính của họ là dùng “năng lượng
thần kinh” để “bấm nút”, để lập chương trình cho máy móc gia công tạo ra sản phẩm cho xã
hội , nói cáh khác họ lao động chủ yếu bằng sức mạnh tinh thần, sức mạnh trí tuệ. Trong nhà
trường, người giáo viên là nơi tạo ra sức mạnh cho người học theo phương thức tái sản xuất mở
rộng, cho nên giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy năng lực ở mỗi học
sinh trong quá trình tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Nguồn nhân lực này vừa
có trình độ chuyên môn, vừa có những phẩm chất của người lao động thời kỳ mới như có tổ
chức, có kỷ luật, tính sáng tạo cao trong công việc. Giáo viên các bậc học là người tham gia
trực tiếp và quyết định chất lượng của nguồn nhân lực tương lai. Vì vậy, hơn ai hết chính người
giáo viên phải là nguồn nhân lực được đào tạo chuẩn để có thể thực hiện tốt vai trò tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cho xã hội.
e. Lao động sư phạm nghề nghiệp đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng
tạo
Nhà sư phạm học người Đức đã viết: “Người thầy giáo tồi là người mang chân lý đến
sẵn, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi tìm chân lý”. Nhà bác học vạch ra
chân lí khoa học, bằng ngôn ngữ và các phương tiện tác động sư phạm khác, nhà sư phạm làm
cho người học tiếp cận được với các chân lý đó. Muốn dạy học đạt kết quả cao người giáo viên
phải nắm vững khoa học bộ môn, biết sắp xếp nội dung thông tin khoa học vào các bài giảng
theo những chủ đề nhất định. Vạch ra chân lý khoa học.. Nắm vững qui luật tâm lí của người
học, qui luật và mục đích giáo dục trên cơ sở đó lựa chọn tri thức khoa học và sử dụng ngôn
ngữ, các phương tiện dạy học đem đến cho học sinh phù hợp để hình thành nhân cách theo muc
tiêu cấp học. Vì thế lao động của người giáo viên đòi hỏi tính khoa học, đòi hỏi sự kế thừa có
chọn lọc đồng thời sử dụng các khoa học khác căn cứ khoa học cho hoạt động dạy học của
mình.
+Tính khoa học: Người giáo viên nắm vững bộ môn khoa học mình phụ trách, nắm
vững quy luật phát triển tâm lí của học sinh để hình thành nhân cách theo mục đích cấp học của
chúng.
Trong công việc sắp xếp nội dung thông tin khoa học này, lao động của người giáo viên
cũng giống như lao động của một nhà văn, bằng ngôn ngữ của mình, người giáo viên tác động
vào người học để làm thay đổi các quan điểm, thái độ tâm thế của họ. Nhưng về một số mặt thì
lao động của nhà sư phạm lại khó khăn và phức tạp hơn. Lao động sư phạm đòi hỏi người giáo

36
viên phải huy động sự chú ý đến người nghe, phải làm việc với tài liệu chương trình, SGK,
giáo án, phải xây dựng lại bài giảng của mình phù hợp với phản ứng của người nghe, cần có
giọng tốt, đọc tốt, có sức biểu cảm cao trong ngôn ngữ, biết khéo léo đối xử sư phạm,thiết lập
mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp với học sinh, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy hoc vào
từng tình huống, từng con người cụ thể. Phải Phải văn minh trong giao tiếp, biết tác động khoa
học đến toàn bộ tâm lí học sinh,tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà sư phạm, tập thể sư phạm
và học sinh. Do đó nghề dạy học không chỉ cần có cơ sở khoa học mà còn phải tiến hành một
cáh nghệ thuật.
+Tính nghệ thuật: Giáo viên phải khéo ứng xử sư phạm, biết vận dụng các phương pháp
dạy học một cách sáng tạo và phải có phương pháp giáo dục vào từng tình huống, từng con
người cụ thể. Người giáo viên phải có lý tưởng của nghề dạy học: yêu nghề, yêu người ...có khả
năng truyền đạt tư tưởng, tình cảm, sự tinh tế, văn minh trong giao tiếp, biết tác động khoa học
đến tâm lí học sinh.
Học sinh là đối tượng của hoạt động giáo dục cũng đồng thời là chủ thể của hoạt động
giáo dục. Mỗi học sinh là một nhân cách đang hình thành, hát triển theo những qui luật tâm sinh
lí đặc trưng riêng nên kết quả lao động không chỉ phụ thuộc vào lao động của bản thân người
giáo viên, vào thái độ với học sinh, với công việc mà còn phụ thuộc vào thái độ của học sinh
với thầy giáo, với yêu cầu của thày giáo và lao động của chính học sinh vì thế lao động của
người giáo viên không cho phép dập khuôn máy móc mà đòi hỏi phải có nội dung phong phú,
cách thức tiến hành sáng tạo trong các tình huống và đối với từng cá nhân cụ thể.
+ Tính sáng tạo: Mỗi một học sinh là một nhân cách đang trưởng thành, khả năng phát
triển đang bỡ ngỡ, sự phát triển đầy biến động, vì thế lao động của giáo viên không được phép
dập khuôn máy móc mà phải có nội dung phong phú, cách thức sáng tạo trong các tình huống
dạy học và giao tiếp với từng cá nhân. Tính sáng tạo trọng dạy học có nội hàm rộng hơn tính
nghệ thuật trong day học. Người giáo viên hình thành nhân cách cho học sinh giống như nhà
điêu khắc tạo ra tác phẩm của mình nhưng với “vật liệu”sống và không phải là sáng tác một
mình mà cùng với những người khác và trong những môi trường khác nữa vì thế hoạt động sư
phạm mang tính sáng tạo giống như một loại hình nghệ thuật cao nhất vậy. Để thực hiện được
chức năng của mình theo yêu cầu của xã hội thì giáo viên còn phải có tính khoa học và tính
sáng tạo cao tới mức như là một người thợ cả lành nghề, một nghệ sỹ của quá trình sư phạm.
f. Lao động sư phạm nghề nghiệp có đặc điểm nghề lao động trí óc chuyên biệt
Lao động của người giáo viên dạy nghề được tổ chức trong những thời gian và không
gian đặc biệt. Thời gian lao động của người giáo viên dạy nghề được chia làm hai phần: Phần
chuẩn bị và phần tiến hành một hoạt động sư phạm, tiến hành giờ lên lớp ở trên lớp hoặc ngòai
lớp. Để có một giờ lý thuyết hay một giờ hướng dẫn thực hành có chất lượng hay một tác động

37
giáo dục có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị tìm tòi, nghiên cứu về mọi
mặt. Sau giờ leen lớp giáo viên vẫn còn suy nghĩ, trăn trở về kết quả bài dạy của mình, về học
sinh về những gì đã làm được và chưa làm được… Mỗi giáo viên khác nhau thì tương quan
giữa hai phần này là khác nhau, nó phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ đào tạo, kinh nghiệm công
tác, mức độ sẵn sàng với từng công việc cụ thể của giáo viên. Loại lao động này có 2 đặc điểm
nổi bật sau:
Có một thời kỳ khởi động (là thời kỳ để lao động đi vào nề nếp), tạo ra hiệu quả. Ở thời
kỳ này, hiệu quả lao động thấp hoặc chưa có hiệu quả nhất là khi phải giải quyết những tình
huống sư phạm phức tạp và có tính chất quyết định. Khác với người công nhân, thời gian làm
việc của người giáo viên lao động trí óc trăn trở đêm ngày, có khi hàng tháng vẫn chưa ra sản
phẩm nào. Ngay cả khi làm công việc gia đình người giáo viên vẫn không ngừng suy nghĩ về
những giờ học tới, về những học sinh của mình.
Có quán tính trí tuệ. Những diễn biến trong giờ học, những vấn đề học tập chưa được
giải quyết đều không mất đi khi giờ học kết thúc.
Với hai đặc điểm nổi bật ở trên nên công việc của người giáo viên không đóng khung
trong không gian lớp học và thời gian xác định mà khó định lượng về thời gian, công sức, nó
thể hiện ở khối lượng, chất lượng và tính sáng tạo trong công việc. Những phân tích trên cho
thấy lao động sư phạm đặt ra nhiều đòi hỏi trong phẩm chất và năng lực sư phạm người giáo
viên, tuy nhiên cũng đặt ra cho xã hội phải dành cho nhà giáo dục một vị trí tinh thần và sự ưu
đãi vật chất xứng đáng như đã từng vinh danh “Nghề cao quí nhất trong những nghế cao quí,
nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”Phạm Văn Đồng
1.4. PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH NGƯỜI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ VÀ NĂNG LỰC SƯ
PHẠM NGƯỜI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ
1.4.1. Một số phẩm chất nhân cách của người giáo viên dạy nghề
Nhân cách người giáo viên dạy nghề là nhân cách của người tri thức hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục, nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng
thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình
độ nghiệp vụ của mình, sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của mình và tham gia tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học. Đó là người tiên tiến của
xã hội. Kinh nghiệm sống của họ phụ thuộc vào tuổi đời còn kinh nghiệm hoạt động giáo dục
phụ thuộc vào thâm niên công tác giảng dạy. Người giáo viên dạy nghề cũng là những công
dân cho nên nhân cách người giáo viên dạy nghề bao gồm rất nhiều những phẩm chất tư tưởng
chính trị, đạo đức, năng lực và tri thức, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hoạt động giảng dạy,
giáo dục, tự hoàn thiện và hoạt động xã hội.., những phẩm chất đạo đức chung cho mọi người
trong xã hội người giáo viên cũng phải có.Tuy nhiên mỗi thành phần trong cấu trúc ở mỗi loại

38
hình hoạt động nghề nghiệp khác nhau có những nội dung, tính chất và yêu cầu khác nhau.
Trong cấu trúc nhân cách người giáo viên dạy nghề phải kể đến những thành phần sau:
Các phẩm chất: Tư tưởng chính trị, đạo đức và các phẩm chất tâm lí khác nhưng những
phẩm chất thể hiện ý nghĩa đối với hoạt động giáo dục là xu hướng nghề sư phạm ( thế giới
quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng trẻ, lòng yêu nghề, các phẩm chất đạo đức phù
hợp với hoạt động của nghề), có tính cách và khí chất phù hợp với những hoạt độngtrong nghề
dạy học. Xu hướng nghề nghiệp được hiểu đó là có hứng thú đối với nghề và có khuynh hướng
chiếm lĩnh nó
Xu hướng sư phạm biểu hiện ở lòng yêu người và yêu nghề, ở ý muốn làm việc với
thanh niên, muốn giảng dạy và hứng thú với bộ môn khoa học mình giảng dạy. Ngoài ra một
số yếu tố quan trọng là là động cơ hoạt động sư phạm. Việc hình thành động cơ hoạt động sư
phạm trong nhà trường lại diễn ra dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố như việc nắm vững hệ thống
tri thức khoa học theo bộ môn; nắm vững lí luận dạy học, thực tiễn sư phạm và kết quả học tập
của sinh viên v.v...Thiếu những phẩm chất này thì nhân cách nhà giáo sẽ không được hoàn
thiện, họ sẽ không có được bản lĩnh nhà giáo do vậy sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người.
a. Thế giới quan khoa học. Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách, nó không
những quyết định niềm tin chính trị, mà còn quyết định toàn bộ hành vi cũng như ảnh hưởng
của giáo viên tới người học. Thế giới quan của người giáo viên là thế giới quan duy vật biện
chứng bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của tự nhiên,
xã hội và tư duy. Nó chi phối thái độ và cách thức hoạt động của giáo viên đối với việc lựa chọn
nội dung và phương pháp dạy học - giáo dục, việc kết hợp giáo dục và nhiệm vụ chính trị xã
hội, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống cũng như cách nhìn nhận và đánh giá mọi
biểu hiện tâm lí của người.
Thế giới quan khoa học không phải là bản tính tự nhiên của nhà giáo, nó được hình
thành trong quá trình học tập của họ và dưới nhiều ảnh hưởng khác nhau. Đó là quá trình học
tập trong trường phổ thông, trường sư phạm và tự học suốt đời; học trong trường học và học
trong trường đời; trong quá trình học các môn khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và
công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là triết học. Có thể nói, thế giới quan khoa
học là kim chỉ nam giúp nhà giáo đi đúng hướng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hoạt động giảng
dạy và giáo dục của người giáo viên. Điều này có thể thấy rõ trong điều 16, Luật Giáo dục:
“Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục
khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị-xã
hội, của lực lượng vũ trang nhân dân”.
b. Lý tưởng nghề nghiệp. Giáo viên không phải là thợ dạy mà phải là nhà giáo thực
thụ. Nếu chỉ là thợ dạy thì trong chừng mực nào đó có thể dùng máy móc, các phương tiện kỹ

39
thuật hiện đại để thay thế, nhưng nhà giáo thực thụ thì chỉ có thể thay thế bằng nhà giáo khác
và họ đều đạt chuẩn nhà giáo ở cấp học, bậc học cụ thể. Nhà giáo có những tiêu chuẩn chung,
trước hết họ đều là những người có lý tưởng nghề nghiệp.
Lý tưởng nhà giáo là lý tưởng về sự nghiệp quốc sách hành đầu, là lý tưởng về sự nghiệp
trồng người. Lý tưởng nghề nghiệp của giáo viên nói chung là đem lại hạnh phúc cho người đi
học. Nó là cái hồn, là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên. Người có lý tưởng
đối với nghề dạy học là người có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ (nghĩa vụ và
quyền lợi, trách nhiệm và vinh dự.. ) của nhà giáo trong xã hội, trên cơ sở đó có tình cảm sâu
sắc với nghề dạy học và thể hiện quyết tâm cao để đạt được mục đích đã đề ra. Như vậy lý
tưởng nghề dạy học được thể hiện ở ba mặt: Về nhận thức, phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về
vị trí, vai trò, nhiệm vụ của nghề dạy học; Về tình cảm, phải có thái độ đúng đắn đối với hoạt
động sư phạm được thể hiện ở hứng thú nghề nghiệp, ở lòng yêu nghề, quí mến học sinh, lương
tâm nghề nghiệp, tận tụy đối với công việc; Về hành động sư phạm, thể hiện sự nỗ lực vượt khó
khăn trở ngại về tinh thần và vật chất để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo những con người cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lý tưởng nghề nghiệp biểu hiện ở niềm say mê nghề nghiệp,
tận tụy, hy sinh vì công việc, tác phong làm vệc cần cù, có trách nhiệm, có lối sống giản dị, gần
gũi và thân tình. Những điều này sẽ để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí học sinh, nó
có tác dụng hướng dẫn, điều khiển và điều chỉnh quá trình hình thành và phát triển nhân cách
của họ. Vì lẽ đó ta có thể nói rằng người giáo viên chân chính, thực sự , trước hết phải có lý
tưởng sư phạm. Lý tưởng nghề nghiệp không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong
quá trình hoạt động tích cực của người giáo viên, bằng những công việc dạy học. Chính trong
quá trình đó, nhận thức về nghề ngày càng được nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng
được sâu sắc.
Vì tác dụng to lớn của lý tưởng nghề nghiệp cho nên mọi việc làm trong trường sư phạm
phải nhằm xây dựng lý tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh. Nếu trường sư phạm không giáo dục
lý tưởng nghề nghiệp cho giáo sinh thì cũng như A.X.Makarencô đánh giá là không giáo dục
gì hết.
c. Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề
Yêu quý và tin yêu con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao quý của con
người, riêng đối với người giáo viên thì đây là phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của họ. Có
phẩm chất đặc trưng này, người giáo viên sẽ nhận ra đúng những ưu điểm và hạn chế của người
học để từ đó có những biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp với các em.
Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề gắn bó với nhau và tạo thành động lực hoạt
động của người giáo viên. Phẩm chất này một khi đã hình thành ở người giáo viên sẽ thôi thúc
họ hành động vì mục tiêu giáo dục học sinh. Họ đầu tư sức lực và thời gian để trau dồi chuyên

40
môn, năng lực sư phạm nhằm đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Lòng tin yêu
học sinh và lòng yêu nghề tạo niềm vui hạnh phúc nghề nghiệp cho người giáo viên. Lao động
sư phạm của người giáo viên không đem lại lợi nhuận cho bản thân người giáo viên nhưng lại
có lợi ích lớn hơn nhiều vì đó là loại hình lao động luôn hướng tới chất lượng - hiệu quả giáo
dục và sự phát triển nhân cách người học. Chính vì vậy, càng tin yêu học sinh thì người giáo
viên càng có lòng yêu nghề và càng yêu mến học sinh, càng yêu nghề thì chính người giáo viên
cũng được hưởng niềm vui, hạnh phúc từ công việc, từ nghề nghiệp của mình.
Lòng tin yêu học sinh và lòng yêu nghề của người giáo viên được biểu hiện ở những
điểm cơ bản sau: Say sưa, làm việc hết mình, khi cần sẵn sàng hy sinh cả lợi ích cá nhân cho
công việc dạy học và giáo dục. Có những biện pháp cụ thể để khắc phục khó khăn, quyết tâm
thực hiện bằng được kế hoạch giáo dục của trường, của lớp mình phụ trách. Gần gũi, yêu thường
học sinh, có sự quan tâm, chăm sóc cụ thể đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
những học sinh tật nguyền và tin tưởng vào khả năng và sự tiến bộ của học sinh. Sống và làm
việc theo tinh thần Tất cả vì học sinh thân yêu. Vì học sinh, vì nghề dạy học, người giáo viên
luôn học tập tu dưỡng để nâng cao trình độ nghề giáo của mình, đồng thời quan tâm giúp đỡ,
hợp tác với đồng nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
d.Đạo đức - lối sống
Khác với các ngành nghề khác, nghề dạy học có công cụ hành nghề là nhân cách của
người giáo viên, đó là phẩm chất và năng lực, hay là đạo đức - lối sống và năng lực của người
giáo viên. Giáo viên tác động đến người học không những bằng những hành động trực tiếp của
mình mà còn bằng sự mẫu mực, bằng thái độ và hành vi của chính mình đối với thế giới xung
quanh. Để làm được điều đó, giáo viên phải biết lấy các quy luật khách quan làm chuẩn mực
cho mọi tác động sư phạm của mình, mặt khác phải có những phẩm chất đạo đức và phẩm chất
ý chí cần thiết. Những phẩm chất đạo đức và phẩm chất ý chí đó là tinh thần nghĩa vụ; tinh thần
mình vì mọi người; tinh thần nhân đạo; lòng tôn trọng con người; thái độ công bằng; tính ngay
thẳng, giản dị, khiêm tốn; tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tính tự kiềm chế, biết
chiến thắng thói hư tật xấu; kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng của bản thân cho phù hợp
với tình huống sư phạm.
Trong thời đại mới, một số phẩm chất nhân cách dưới đây không những cần thiết đối
với giáo viên mà còn cần được hình thành ở người học:
- Lý tưởng nghề nghiệp.
- Tính trung thực trong cuộc sống và trong hoạt động nghề nghiệp.
- Lòng tin, trước hết là tin vào đạo học và tin vào chính mình.
Trình độ nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên phụ thuộc không chỉ vào các động cơ
chọn nghề, vào thái độ đối với công việc với học sinh mà còn phụ thuộc vào năng lực sư phạm.
41
Những đặc điểm đó phù hợp với yêu cầu của hoạt động sư phạm do đó ảnh hưởng tới kết quả
của hoạt động sư phạm. Năng lực sư phạm gắn bó các đặc điểm về tính cách của người giáo
viên. Người giáo viên có tính cách sư phạm cao là người có thái độ đúng đắn đối với hiện thực
mà mình đang sống và được thể hiện bằng hệ thống hành vi tương ứng. Những nét tính cách
quan trọng nhất đối với nhà giáo tài năng là sự lôi cuốn bởi công việc của mình, tính yêu cầu
cao, tính công bằng, tính chú ý tới mỗi người học, tính tự kiểm tra. Thái độ bao trùm và đặc
trưng của người giáo viên là là thái độ đối xử khéo léo sư phạm trong mối quan hệ giao tiếp với
học sinh, với đồng nghiệp, với các tổ chức đoàn thể có liên quan đến giáo dục. Sự khéo xử sư
phạm kết hợp với các tính cách nói trên đòi hỏi người giáo viên phải có đầy đủ phẩm chất của
tính cách sư phạm. Hoạt động sư phạm của người giáo viên rất đa dạng nên việc ứng xử của
người giáo viên cũng phải hết sức linh hoạt. Có lúc công việc đòi hỏi linh hoạt, có lúc đòi hỏi
phải điềm đạm, bình tĩnh, kiên quyết, dứt khoát, thận trọng…Tuy nhiên hành vi của người giáo
viên đòi hỏi phải mô phạm, mẫu mực ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoàn cảnh khác nhau. Nét
điển hình của khí chất là tính công bằng. Muốn làm tốt công tác sư phạm người giáo viên phải
cần rèn luyện, khắc phục những nhược điểm khí chất của mình và rèn luyện hình thành những
đặc điểm khí chất phù hợp với hoạt động sư phạm.Sự thành công trong việc dạy học và giáo
dục học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có thế giới quan tiên tiến, những phẩm chất đạo đức
cao quí, trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cao, trình độ văn hóa chung và xu hướng
sư phạm cao. Nhưng chỉ có thế không thôi thì chưa đủ mà còn cần phải có một số đặc điểm về
trí tuệ, tình cảm và ý chí nữa.
1.4.2. Năng lực sư phạm của người giáo viên dạy nghề
Năng lực sư phạm khác kỹ năng sư phạm ở chỗ năng lực sư phạm là thuộc tính, đặc
điểm của nhân cách, kỹ năng sư phạm là những hành động riêng lẻ của hoạt động sư phạm do
con người thực hiện. ví dụ: kỹ năng tổ chức và tiến hành kiểm tra kiến thức, kỹ năng sử dụng
giáo cụ trực quan…vv. Các năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học
và giáo dục, tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, năng
lực ngôn ngữ, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực giao tiếp sư phạm,
năng lực “cảm hóa” học sinh, năng lực đỗi xử khéo léo sư phạm, năng lực tổ chức các hoạt
động sư phạm. Nhưng trong cấu trúc năng lực sư phạm có thể phân biệt được một loạt các thành
tố cơ bản, có bản chất là năng lực riêng. Năng lực của người giáo viên có thể phân chia thành
ba mức độ:
- Năng lực bình thường.
- Năng lực khá.
- Năng lực tốt (tài năng)

42
(Không đề cập tới năng lực yếu vì đã là giáo viên thì không thể có giáo viên yếu kém
về năng lực.) Như vậy, yêu cầu nhà sư phạm phải có tài năng chung biểu hiện trong các năng
lực chung cũng như các năng lực chuyên biệt, thể hiện ở đặc điểm ngôn ngữ tư duy, tưởng
tượng, biểu hiện trong các nét ý chí, tính cách của người giáo viên và bị lôi cuốn bởi các hoạt
động chuyên môn khác nhau.
Trong hoạt động sư phạm, người giáo viên cần giải quyết những nhiệm vụ của mình
trên cơ sở của việc tìm tòi, khám phá: Phân tích các tình huống sư phạm( chẩn đoán); Dự kiến
và thiết kế sản phẩm cần đạt tới(dự đoán); Phân tích các biện pháp và phương tiện để thực hiện
mục tiêu đã đề ra; Triển khai quá trình sư phạm; Đánh giá kết quả thu được, đối chiếu với mục
tiêu đã đề ra và xây dựng nhiệm vụ mới; Việc giải quyết các nhiệm vụ này đòi hỏi người giáo
viên phải có năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
Năng lực chung: Năng lực chẩn đoán trước (phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác,
kịp thời sự phát triển của học sinh và những đặc điểm cua sự phát triển đó, những nhu cầu được
giáo dục của từng học sinh); Năng lực đáp ứng (Năng lực đưa ra những nội dung, biện pháp
giáo dục phù hợp với yêu cầu của mục tiêu giáo dục và nhu cầu của học sinh. Đáp ứng kịp thời,
chính xác, có tác động to lớn đến việc gây hứng thú học tập và rèn luyện, tạo dựng và củng cố
động lực cho học sinh, thúc đẩy sự phát triển của học sinh); Năng lực đánh giá (Năng lực nhìn
thấy sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của học sinh và kết quả dạy học và
giáo dục của bản thân); Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là mối
quan hệ với học sinh (Năng lực có quan hệ chặt chẽ với phẩm chất tư tưởng, đạo đức, lòng yêu
nghề, hứng thú làm việc với học sinh và có tác động tích cực đến học sinh.); Năng lực kết hợp
các lực lượng xã hội vào thực hiện mục tiêu giáo dục (Năng lực này làm cho giáo viên huy động
sức mạnh giáo dục của các tổ chức xã hội của cả cộng đồng)
Năng lực chuyên biệt. Các nhà tâm lí học đã tách bạch được các năng lực sư phạm (năng
lực chuyên biệt.) thành ba nhóm. Nhóm năng lực thuộc về nhân cách, nhóm năng lực dạy học,
nhóm năng lực tổ chức- giao tiếp. Sau đây ta xét những yếu tố hợp thành các nhóm của năng
lực sư phạm
a. Nhóm năng lực dạy học
* Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học
Năng lực hiểu học sinh là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong của người học, có
thể hiểu biết tường tận về nhân cách và biết quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lí của các em
trong quá trình dạy học và giáo dục.
Năng lực hiểu học sinh được biểu hiện: Khi chế biến và trình bày tài liệu học tập, giáo
viên biết đặt mình vào địa vị người học, xác định được khối lượng, nội dung bài học, mức độ
khó khăn và hình thức trình bày sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh; Căn cứ vào một loạt

43
dấu hiệu quan sát được trong giờ học, giáo viên có thể hiểu được những biến đổi nhỏ nhất trong
tâm hồn học sinh, dự đoán được mức độ hiểu bài và phát hiện được mức độ hiểu sai lệch của
chúng; Giáo viên có thể dự đoán được những thuận lợi và khó khăn thi thực hiện các nhiệm vụ
nhận thức.
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học là kết quả của một quá trình lao động
đầy trách nhiệm, thương yêu và đi sâu tìm hiểu học sinh, nắm vững môn học mình dạy, am
hiểu tâm lí học sinh, tâm lí học sư phạm, có các phẩm chất tâm lí cần thiết như sự tinh ý sư
phạm (quan sát), óc tưởng tượng, khả năng phân tích - tổng hợp …
* Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên
Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là phát triển nhân cách người học nhờ một phương tiện
đặc biệt là tri thứcmà lời người đã tích luỹ được, nhất là những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực
giảng dạy của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung, bản chất cũng như con đường nghiên
cứu khoa học mà loài người đã đi qua. Chỉ có trong điều kiện ấy, giáo viên mới có thể tổ chức
cho người học tái tạo và lấy lại những gì cần thiết cho sự phát triển tâm lí và nhân cách của
mình, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành phẩm chất và năng lực của con người mới.
Vì công việc của người giáo viên đồng thời cũng là công việc nhà nhà giáo dục nên đó
là một dạng lao động phong phú và đa dạng. Họ vừa dạy một môn học, lại vừa bồi dưỡng cho
thế hệ trẻ một nhãn quan rộng rãi, những hứng thú và thiên hướng thích hợp. Do đó, giáo viên
cần có một tầm hiểu biết rộng, chứa đựng vốn tinh hoa văn hoá của dân tộc, của cuộc sống và
của khoa học. Tri thức và tầm hiểu biết của người giáo viên được thể hiện ở:
- Nắm vững và hiểu biết môn học mình giảng dạy.
- Thường xuyên theo dõi những xu hướng, những phát minh trong khoa học liên quan
tới môn dạy, biết tiến hành nghiên cứu khoa học và có những hững thú lớn lao đối với
hoạt động này.
- Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.
Để có tri thức và tầm hiểu biết, người giáo viên cần có hai yếu tố cơ bản: Có nhu cầu về sự mở
rộng tri thức và tầm hiểu biết (đây là nguồn gốc của tính tích cực và là động lực của việc tự
học); Có những kỹ năng để làm thoả mãn nhu cầu đó (phương pháp tự học).
Tri thức và tầm hiểu biết có tác dụng mạnh mẽ để tạo ra uy tín cho người giáo viên. Vì
vậy, đây là yếu tố hết sức quan trọng để người thầy giáo thực hiện vai trò của nhà giáo dục.
* Năng lực chế biến tài liệu học tập
Năng lực chế biến tài liệu học tập là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên
đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá
nhân học sinh, trình độ kinh nghiệm của các em và đảm bảo lôgic sư phạm.
Năng lực chế biến tài liệu học tập được thể hiện:
44
- Giáo viên biết đánh giá đúng tài liệu học tập. Việc đánh giá đúng này sẽ giúp giáo
viên xác lập được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương trình với trình độ nhận thức
của học sinh để vừa đảm bảo yêu cầu chung về kiến thức của chương trình, vừa làm cho tài liệu
học tập trở nên vừa sức với sự tiếp thưc của người học.
- Giáo viên biết chế biến tài liệu học tập nhằm làm cho nó vừa đảm bảo lôgic của sự
phát triển khoa học, vừa phù hợp với lôgic sư phạm và thích hợp với trình độ nhận thức của
người học. Để có được năng lực này, giáo viên cần có tri thức và tầm hiểu biết tốt; Có khả năng
phân tích - tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; Có óc sáng tạo. Cụ thể:
• Giáo viên biết trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cung cấp cho học
sinh những kiến thức cô đọng, chính xác, liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ và kiến thức
mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, biết liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc
sống.
• Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng có sức lôi cuốn
và giàu cảm xúc tích cực.
• Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy
năng lực chế biến tài liệu học tập.
* Nắm vững kỹ thuật dạy học. Nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững cách tổ chức và
điều khiển hoạt động nhận thức của người học qua bài giảng. Để nắm vững kỹ thuật dạy học
người giáo viên phải nắm vững các yếu tố tâm lí của việc thiết kế, thi công bài học, giao tiếp
sư phạm cũng như phương thức sử dụng phương tiên hiện đại. Điều này được thể hiện ở những
điểm cơ bản sau:
- Nắm vững kỹ thuật dạy học mới, tạo cho người học có vị trí là người phát minh trong
quá trình dạy học.
- Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu, làm cho nó trở nên vừa sức đối với người học.
- Gây hứng thú, kích thích người học tự tìm tòi, suy nghĩ một cách tích cực và độc lập.
- Tạo ra tâm thế có lợi cho việc học tập lĩnh hội kiến thức.
Trong quá trình dạy học, việc hình thành năng lực này không dễ dàng, nó là két quả
của một quá trình học tập nghiêm túc (cả lý luận cơ bản và lý luận nghiệp vụ) và rèn luyện tay
nghề công phu.
* Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của
mình bằng lời nói cũng như bằng hành vi cử chỉ, nét mặt và điệu bộ.
Có thể khẳng định rằng, giáo viên không thể có năng lực dạy học nếu không có năng
lực sử dụng ngôn ngữ. Trong dạy học và giáo dục, ngôn ngữ của giáo viên thường hướng vào

45
việc giải quyết một nhiệm vụ nhất định nào đó như truyền đạt kiến thức mới, kiểm tra kiến thức
cũ, biểu thị sự đồng tình hay không đồng tình …
Năng lực ngôn ngữ của người giáo viên được biểu hiện ở cả nội dung và hình thức, do đó ngôn
ngữ của giáo viên phải sâu sắc về nội dung, giản dị về hình thức.
➢ Về nội dung
- Từ mỗi đơn vị biểu đạt đến toàn bài giảng, ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông
tin lớn.
- Lời nói phản ánh được tính kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin được liên
tục, lôgic.
- Nội dung và hình thức ngôn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác
nhau.
- Nhân cách của người giáo viên là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của
mình.

➢ Về hình thức
Ngôn ngữ của người giáo viên có năng lực thường giản dị, sinh động, giầu hình ảnh, có
ngữ điệu, trong sáng, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc, trong đó không có những sai phạm
vềmặt tu từ học, về ngữ pháp, về ngữ âm. Vì thế giáo viên nên trình bày dễ hiểu, có chiều sâu
về tư tưởng, có sức lay động tâm hồn người học. Những lời nói cầu kỳ thường không gây được
ấn tượng tốt với người học. M.I.Calinin đã viết: “Cái tâm trạng bên trong của con người bạn,
bạn hãy cố gắng dùng lời lẽ thông thường để diễn tả. Bằng lời lẽ giản dị, không dùng công thức
có sẵn thì lời nói của bạ sẽ đi thẳng vào tâm hồn trẻ em ”.
Năng lực ngôn ngữ của người giáo viên còn thể hiện ở chỗ nó thúc đẩy một cách tối đa
sự suy nghĩ và hướng sự chú ý của người học vào bài giảng. Vì thế, giáo viên nên tránh những
câu dài, có cấu trúc phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu. Ngược lại, giáo viên
cũng nên cân nhắc không nói những lời quá ngắn, quá vắn tắt làm cho học sinh khó hiểu. Ngoài
ra, người ta còn thấy rằng sự khôi hài đúng chỗ, sự pha trò nhẹ nhàng, sự châm biếm dí dỏm,
có thiện ý sẽ có tác dụng giúp học sinh tích cực suy nghĩ, học tập sôi nổi và tiếp thu tốt. Nhịp
độ ngôn ngữ của giáo viên cũng có một ý nghĩa nhất định. Nếu ngôn ngữ của giáo viên đều đều,
đơn điệu sẽ gây mệt mỏi rất nhanh chóng, làm cho học sinh chán chường, uể oải, thờ ơ. Nhịp
độ quá gấp cũng gây khó khăn cho các em trong việc lĩnh hội kiến thức, căng thẳng thần kinh.
Ngược lại, nhịp độ quá chậm cũng gây ra nhàm chán, tẻ nhạt. Ngoài ra, chúng ta còn thấy, nói
quá to, quá mạnh hoặc ngược lại quá yếu cũng gây ảnh hưởng không tốt. Cho nên, nhịp độ tối
ưu đối với sự lĩnh hội của học sinh là nhịp độ trung bình, hoạt bát.

46
b. Nhóm năng lực giáo dục
* Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh là năng lực biết dựa vào mục đích
giáo dục và yêu cầu đào tạo để hình dung trước cần phải giáo dục cho từng học sinh những
phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình tới đâu để đạt được hình mẫu trọn vẹn
của con người mới.
Năng lực này thường được biểu hiện ở chỗ:
- Giáo viên phải vừa có kỹ năng tiên đoán sự phát triển của những thuộc tính này hay
thuộc tính khác ở từng học sinh, vừa phải nắm được nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ phát
triển của từng thuộc tính đó.
- Có hình mẫu rõ ràng về biểu tượng nhân cách của những học sinh khác nhau sẽ thu
được trong tương lai dưới ảnh hưởng của những dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng.
- Hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục nhằm hình thành nhân cách theo
dự án.
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh được tạo nên bởi nhiều yếu tố tâm lí
như óc tưởng tượng sư phạm, tính lạc quan sư phạm, óc quan sát sư phạm, niềm tin vào sức
mạnh giáo dục và niềm tin vào con người. Nhờ có năng lực này mà công việc của người giáo
viên trở nên có kế hoạch, chủ động và sáng tạo.
* Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên
ngoài và những diễn biến tâm lí bên trong của học sinh và bản thân, biết sử dụng hợp lý các
phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, đồng thời biết cách tổ chức, điều khiển và điều chỉnh
quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp.
Năng lực giao tiếp sư phạm thường được biểu hiện ở các kỹ năng chính như:
➢ Kỹ năng định hướng giao tiếp: Kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự
biểu lộ bên ngoài nào đó như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ,
động tác, thời gian và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối
quan hệ giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
➢ Kỹ năng định vị: Một điều kiện quan trọng để hiểu biết lẫn nhau trong quá trình giao
tiếp là sự đồng cảm giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Kỹ năng định vị đảm bảo cho việc có
được sự đồng cảm này vì đây là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của
mình vào vị trí của đối tượng để tạo ra điều kiện cho đối tượng chủ động, thoải mái giao tiếp
với mình.
➢ Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Kỹ năng này thể hiện ở chỗ biết thu hút đối
tượng, tìm ra đề tài giao tiếp phù hợp duy trì nó và xác định được hứng thú, nguyện vọng của

47
đối tượng. Kỹ năng này còn thể hiện ở các khả năng biết làm chủ trạng thái cảm xúc của bản
thân và biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp. Cụ thể là:
- Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân: Kỹ năng này biểu hiện ở chỗ biết kiềm chế
trạng thái cảm xúc mạnh, khắc phục những tâm trạng có hại, khi cần thiết chỉ bộc lộ những tình
cảm có lợi cho việc giáo dục học sinh, nói cách khác là biết điều khiển và điều chỉnh các diễn
biến tâm lí của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. A.X.Macarencô đã nhận xét: “Một
số bậc cha mẹ và nhà giáo thường không biết kiềm chế, họ để cho giọng nói của họ phản ánh
tâm trạng của bản thân. Điều đó hoàn toàn không được phép… Mỗi nhà giáo dục trước khi nói
chuyện với trẻ cần phải uốn lưỡi vài lần để cho mọi tâm trạng của mình lắng xuống”.
- Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp: Phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người
là lời nói (ngôn ngữ). Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: nếu nội dung của lời
nói tác động vào ý thức thì ngữ điệu của nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của con người.Về
điều này, V.A.Xukhômlinxki viết: “Từ là sự tác động mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có thể trở
nên mềm mại như bông hoa đang nở chuyển từ niềm tin và sự đôn hậu … Một từ thông minh
và hiền hoà tạo ra niềm vui, một từ ngu xuẩn hay tàn ác, không suy nghĩ và không lịch sự đem
lại điều tai hoạ, từ đó có thể giết chết niềm tin và là giảm sức mạnh của tâm hồn”. Do đó, việc
lựa chọn các từ ngữ một cách có văn hoá, có giáo dục hết sức quan trọng trong giao tiếp. Mặt
khác, ngữ điệu phát ra từ các từ đó cũng có ý nghĩa không kém thậm chí nó có thể làm tăng hay
giảm tính sâu sắc của từ. Có thể nói với giọng nói dịu dàng hay nghiêm khắc, ra mệnh lệnh hay
biểu lộ sự phẫn nộ … nhưng phải phù hợp với những tình huống giao tiếp nhất định.
Ngoài ngôn ngữ diễn đạt, các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
nụ cười, ánh mắt … có thể bổ sung, hỗ trợ cho thái độ của người giáo viên trong quan hệ tiếp
xúc với học sinh.
Năng lực giao tiếp sư phạm còn được thể hiện trong giao tiếp với đồng nghiệp, với phụ
huynh học sinh, với các tổ chức xã hội. Thông qua sự giao tiếp này, giáo viên đóng góp công
sức của mình vào việc gắn giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, làm cho giáo
dục xã hội tiến triển cùng chiều với giáo dục nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự
nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.
*Năng lực cảm hoá học sinh
Năng lực cảm hoá học sinh là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của mình đối với
học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Nói cách khác, đó là khả năng làm cho học sinh nghe, tin và
làm theo mình bằng tình cảm, bằng niềm tin.
Năng lực cảm hoá học sinh phụ thuộc vào một tổ hợp các phẩm chất nhân cách của
người giáo viên như tinh thần trách nhiệm đối với công việc, niềm tin vào sự chính nghĩa, khả

48
năng truyền đạt niềm tin, sự tôn trọng học sinh, sự chu đáo và đối xử khéo léo sư phạm, lòng
vị tha và các phẩm chất của ý chí.
Để có năng lực này, người giáo viên phải phấn đấu và tu dưỡng để có vốn văn hóa chung
cao, một phong cách mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính. Ngoài ra, người giáo viên cần
xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp: vừa nghiêm túc, vừa thân mật; có thái độ yêu thương và
tin tưởng vào người học; biết đối xử dân chủ và công bằng, chân thành và giản dị; biết phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Giáo viên phải có tư thế, tác phong gương
mẫu, ăn nói lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng mọi người, luôn có cử chỉ đẹp, phong thái đàng hoàng.
Tóm lại, sức hút của sự cảm hoá hoàn toàn bắt nguồn và hiện thân từ chính phẩm chất
chính trị đạo đức và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên.
* Năng lực khéo léo đối xử sư phạm
Trong quá trình giáo dục, giáo viên thường gặp nhiều tình huống sư phạm khác nhau.
Điều đó, một mặt đòi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết tâm lí người học, mặt khác phải biết
giải quyết linh hoạt và sáng tạo các tình huống sư phạm . Do vậy, muốn ứng xử tốt cần có tài
ứng xử sư phạm.
I.V.Xtrakhôp cho rằng: “Cái chủ yếu trong sự khéo léo đối xử sư phạm là kỹ năng tìm
ra phương thức tác động đến học sinh một cách hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những
nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập
thể học sinh trong từng tình huống sư phạm cụ thể”. Nói cách khác, sự khéo léo đối xử sư phạm
là kỹ năng trong bất kỳ trường hợp nào cũng tìm ra được những tác động sư phạm đúng đắn
nhất.
Tóm lại, năng lực khéo léo ứng xử sư pham là một thành phần của nghệ thuật sư phạm.
Để hình thành năng lực này cần có lương tâm nghề nghiệp, niềm tin yêu và sự tôn trọng nhân
cách người học.
1.4.3. Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
Giáo viên vừa là người tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể học sinh trong những
điều kiện sư phạm khác nhau, vừa là hạt nhân gắn kết học sinh thành một tập thể, vừa là người
tuyên truyền và liên kết, phối hợp với các lực lượng giáo dục khác. Vì vậy, giáo viên cần có
năng lực tổ chức- quản lý hoạt động sư phạm.
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm có các biểu hiện cụ thể sau:
- Biết tổ chức và cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của công tác dạy
học và giáo dục.
- Biết đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành mạnh, có kỷ luật, có nề
nếp, đảm bảo cho mọi hoạt động của lớp diễn ra một cách thuận lợi, tạo dựng tập thể học sinh
thành một thầy giáo thương trực (thầy giáo thứ hai).

49
Để có năng lực trên, giáo viên cần phải có các yếu tố tâm lí sau:
- Biết vạch kế hoạch: Giáo viên biết vạch kế hoạch thường suy nghĩ một cách chín
chắn, sâu sắc về các tình huống giáo dục và đặc điểm của đối tượng giáo dục nên trong kế hoạch
vạch ra biết kết hợp yêu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính nguyên tắc và tính linh hoạt của
kế hoạch, biết vạch kế hoạch đi đôi với kiểm tra kế hoạch để đánh giá hiệu quả của việc thực
hiện kế hoạch và sẵn sàng bổ sung các hoạt động hỗ trợ khi cần thiết.
- Biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp dạy học và giáo dục khác nhau
nhằm tổ chức tốt việc học tập và có tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của học sinh.
- Biết xác định mức độ và giới hạn của những biện pháp dạy học và giáo dục khác
nhau.
- Có nghị lực, dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và biện pháp giáo dục.
Tóm lại, chúng ta vừa phân tích xong toàn bộ cấu trúc nhân cách của người giáo viên,
trong đó có hai thành phần cơ bản là các phẩm chất và năng lực cần thiết. Tổ hợp các phẩm
chất và năng lực nêu trên sẽ giúp người giáo viên hoàn thành công tác trồng người nhiều ý
nghĩa này.
1.4.4. Uy tín của người giáo viên dạy nghề
Trong giáo dục, uy tín của người giáo viên có tác dụng giáo dục đặc biệt. Uy tín của
người giáo viên là những phẩm chất nhân cách, là những nét riêng biệt được kết tinh dần trong
quá trình tiến hành hoạt động dạy học và giáo dục. Uy tín của người giáo viên được học sinh,
đồng nghiệp cảm nhận và tin tưởng, nó trở thành sức mạnh, thành công cụ giáo dục vô hình
giúp giáo viên đạt được hiệu quả giáo dục và dạy học. Giáo viên có uy tín thường có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của người học, được các em kính trọng, yêu mến, sẵn sàng
nghe theo và làm theo.
Cơ sở hình thành uy tín của người giáo viên là phẩm chất và năng lực của họ hay nói
cách khác là tấm lòng và tài năng.Vì có tấm lòng nên giáo viên mới có tình yêu thương người
học, tận tụy với công việc, có đạo đức - lối sống trong sáng, chuẩn mực. Vì có tài năng nên
giáo viên đạt được hiệu quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục. Đó là uy tín chân chính.
Uy tín thật của giáo viên được xây dựng bằng phẩm chất và năng lực sư phạm của mình. Uy tín
thật của người giáo viên là nhân tố cực kì quan trọng trong giáo dục và dạy học bởi khi có uy
tín, học sinh sẽ tin, nghe và sẽ làm theo thầy không một sự do dự, nghi ngờ…
Khác với uy tín chân chính là uy tín giả, là quyền uy. Đó là trường hợp giáo viên dùng
thủ thuật để tạo lập uy tín cho mình bằng những nhân tố nằm ngoài nhân cách của mình như
dùng quyền của giáo viên để trấn áp làm cho người học phải phục tùng mình, hoặc bằng lối
sống giả tạo, đóng kịch. Giáo viên nào dựa vào cái mình không có trong nhân cách để tạo quyền

50
uy đối với người học như quyền thưởng phạt, cho điểm, đánh giá người học sẽ không thể có
được uy tín đích thực.
Uy tín của người giáo viên không tự nhiên xuất hiện mà nó được hình thành trong quá
trình học tập, tu dưỡng và hoạt động nghề nghiệp công phu, nghiêm túc. Dưới đây là những yếu
tố góp phần tạo uy tín cho người giáo viên:
- Thương yêu người học, tận tụy với nghề.
- Công bằng trong đối xử với người học, không thiên vị, không thành kiến, không cảm
tính trong ứng xử kiểu yêu nên tốt, ghét nên xấu.
- Tự học, tự tu dưỡng để hoàn thiện nhân cách, nâng cao trình độ tay nghề.
- Nắm vững và sử dụng thích hợp các phương pháp dạy học và giáo dục.
- Mẫu mực trong các hoạt động dạy học và giáo dục cũng như trong cuộc sống, nhưng
vẫn đảm bảo được sự giản dị đời thường.
1.5. Các con đường hình thành nhân cách của người giáo viên dạy nghề
Có những quan điểm khác nhau về việc đào tạo giáo viên song tựu chung lại có 2 quan
điểm chính:
- Đào tạo ở trường sư phạm theo phương thức truyền thống, nghĩa là đào tạo với hệ
thống các môn học, các chuyên đề thuộc: Những môn học cơ sở; Những môn học cơ bản. Những
môn học chuyên ngành.
- Đào tạo chuyên sâu về môn học mà giáo viên sẽ giảng dạy, không cần đào tạo kiểu
như trường sư phạm hiện nay. Những người theo quan niệm này cho rằng, để dạy học môn học
nào đó thì chỉ cần giỏi về môn học học đó mà thôi. Họ cho rằng, có giáo viên giỏi thì mới có
trò giỏi.
Cho dù theo quan điểm nào đi chăng nữa thì khi còn ở trong trường sư phạm giáo sinh
cần tận dung cơ hội để tu dưỡng, lĩnh hội toàn bộ chương trình học về khoa học công nghệ,
chuyên môn nghiệp vụ, hình thành và phát triển nhân cách nhà giáo tương lai. Vì đây là những
cơ sở quan trọng cho sự phát triển trình độ nghề sau này.
1.5.1. Tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình hành nghề
Người giáo viên, hơn ai hết với thiên chức nghề nghiệp của mình càng phải thường
xuyên tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao, hoàn thiện nhân cách của mình. Quá
trình hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp cho học trò, cũng là quá trình người giáo
viên dạy nghề tái tạo lại và giúp họ lĩnh hội những tri thức văn hoá khoa học kỹ thuật và công
nghệ mà nhân loại đã khám phá ra. Vì vậy nhân cách của người thày giáo nói chung và trình độ
văn hoá, tri thức khoa học, công nghệ cùng với tay nghề nói riêng của họ có tính quyết định
đến chất lượng đào tạo nghề nghiệp

51
Người giáo viên dạy nghề vừa dạy người vừa dạy nghề, vừa phải đảm nhiệm dạy một
hoặc một số môn học chuyên môn nghề nghiệp nhất định, đồng thời qua dạy nghề mà bồi dưỡng
cho thế hệ trẻ những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên là
con đường thuận lợi và có hiệu quả nhất để nâng cao trình độ tay nghề và hoàn thiện nhân cách.
Chính trong hoạt động thực sự này giúp cho giáo viên điều chỉnh những hành động của mình,
phát huy những phẩm chất, thuộc tính tốt đẹp, khắc phục những phẩm chất, thuộc tính còn thiếu
hụt, cũng từ đó nhận thức về nghề nghiệp ngày một nâng cao, tình cảm nghề nghiệp ngày càng
sâu sắc, hành động trong nghề càng tỏ rõ ý chí quyêt tâm cao. Do đó, người giáo viên dạy nghề
cần có tri thức về chuyên môn và tay nghề giỏi và vốn văn hoá hiểu biết rộng. Muốn vậy, không
có con đường nào khác là thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng . Ngoài ra, hoạt động này còn
giúp giáo viên luôn đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của xã hội.
Để có năng lực tự học, tự bồi dưỡng, người giáo viên dạy nghề cần có hai yếu tố cơ bản
sau: Thứ nhất là có nhu cầu về sự mở rộng tri thức và tầm hiểu biết, đây chính là nguồn gốc của
tính tích cực tự học và tự bồi dưỡng. Thứ hai là phải có những kỹ năng để tự thoả mãn những
nhu cầu đó (bao gồm những phương pháp và cách thức tự học). Chỉ có như vậy người giáo viên
dạy nghề mới có thể hoàn thiện nhân cách của mình, mới có thể góp phần đào tạo nên những
nhân cách nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Những bểu
hiện cụ thể : Thường xuyên nắm được những xu hướng và sự phát triển của ngành khoa học,
kỹ thuật và công nghệ mà mình giảng dạy; Hiểu biết những tri thức khoa học kỹ thuật và công
nghệ có liên quan đến nghề nghiệp của mình dạy; Thường xuyên rèn luyện tay nghề, không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tham khảo sách, báo về các khoa học xã hội
và nhân văn để có một vốn văn hoá rộng; Tham khảo những tài liệu, tham dự các lớp tập huấn
chuyên đề, tham gia hội giảng…nhằm tiếp thu và vận dụng những phương pháp và cách thức
đào tạo mới nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ
1.5.2. Đào tạo tiếp (đào tạo nâng cao trình độ)
Trong xu thể chuẩn hóa và hiện đại hóa của nền giáo dục thì người giáo viên là nhân tố
được quan tâm đặc biệt vì họ có vị trí quan trong và là người quyết định chất lượng giáo dục.
Theo quy luật đó, Nhà nước ta đã có chủ trương, chính sách về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên. Chủ trương này được cụ thể hóa và được quy định rõ trong Điều 70 Luật Giáo dục:
“Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ
và chuẩn hóa nhà giáo. Nhà giáo được cử đi học để nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ”.
Chủ trương này đã được ngành giáo dục triển khai thực hiện từ nhiều năm nay bằng
cách tạo điều kiện để giáo viên được học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
về trình độ đào tạo đối với giáo viên. Vấn đề tự học, tự đào tạo hoàn thiện và nâng cao trình độ,
năng lực, phẩm chất cho bản thân là vấn đề đặt ra suốt đời với người giáo viên. Việc học suốt

52
đời có thể thông qua các hình thức sau: Tự học, tự rèn luyện; Tham gia các lớp đào tạo tiếp
theo các khóa học bài bản tại các trường đại học và các cơ sở liên kết đào tạo với thời gian học
và hình thức học phù hopwj với điều kiện và hoàn cảnh của người giáo viên. Ngành giáo dục
đã mở ra nhiều phương thức đào tạo cởi mở, linh họat dành cho những giáo viên có nhu cầu,
có điều kiện nhất định học tập để đạt trình độ cao hơn. Hiện nay có các loại hình đào tạo như:
Theo học các khóa đào tạo chính quy tại các trường Đại học hoặc cao đẳng..; Học chính quy tại
chức hoặc học tại chức, học từ xa, tạo điều kiện để giáo viên có thể theo học được thuận lợi vì
phương thức này kết hợp một phần chính quy với một phần tự học. Tự học để tự hoàn thiện của
người giáo viên phụ thuộc vào nhiều điều kiện, lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp, hứng thú, nhu
cầu cá nhân.. Sư tự học, tự hoàn thiện của người giáo viên là điều kiện tất yếu của hoạt động sư
phạm.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của người giáo viên sư phạm kỹ
thuật ?
2. Phân tích sự thống nhất giữa hoạt động dạy và học trong nhà trường dạy nghề.
3. Phân tích đặc điểm của lao động sư phạm của người giáo viên
4. Phân tích sự cần thiết của công tác hướng nghiệp đối với thanh niên học sinh, sinh viên. Mục
đích và nội dung và hình thức của công tác hướng nghiệp
5. Phân tích các nhiệm vụ, hình thức và phương pháp dạy nghề
6. Trình bày những phẩm chất cơ bản trong nhân cách của người giáo viên dạy nghề
7. Phân tích nhóm năng lực dạy học trong nhân cách người giáo viên dạy nghề. Lấy ví dụ minh
họa
8. Nêu các biểu hiện của năng lực tổ chức hoạt động sư phạm của người giáo viên .Để có năng
lực này người giáo viên dạy nghề cần có các điều kiện gì?
9. Trình bày các con đường hình thành nhân cách người giáo viên dạy nghề
10. * Thảo luận:
- Trong xã hội hiện nay có bao nhiêu nghề. Nguyên nhân dẫn đến chọn nghề không chính xác
- Lập bản đồ họa nghề nghiệp mô tả đặc điểm nghề kỹ thuật Điện
- Nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp
- Năng lực sư phạm kỹ thuật cơ bản của người giáo viên
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân học kém của một học sinh trong đó chỉ rõ nguyên
nhân nào thuộc về cá nhân học sinh, những nguyên nhân nào thộc về gia đình, nhà trường.
Bài 2. Vào giờ học, cô giáo tiến hành kiểm tra 5 học sinh, tất cả đều thuộc làu làu bài học
hôm trước. Trong giờ học đó, thầy hiệu trưởng vào dự lớp. Sau tiếng trống hết giờ, cô giáo
hỏi thầy hiệu trưởng: “Anh thấy thế nào?” Thầy hiệu trưởng cười và trả lời: “Học sinh lớp
chị có trí nhớ tuyệt vời! Nhưng đó là tất cả những gì tôi nhận xét về giờ học này.” Cô giáo

53
sửng sốt: “Thế còn cần gì nữa cơ, Thưa anh tôi đã có kiểm tra bài và cho điểm từng em cơ
mà”
- Tại sao thầy hiệu trưởng chưa thích giờ dạy này?
- Có thể nhận xét gì về cách kiểm tra của cô giáo?
Bài 3. Tìm hiểu hứng thú với họcphần giảng dạy của giáo viên
Cách tiến hành: Không ra bài bắt buộc với học sinh phải làm ở nhà. Giáo viên chỉ ra bài tập
tự nguyện về nhà. Các bài tập từ dễ đến khó: 1 bài dễ (học sinh đã biết cách giải), 1 bài khó
hơn một chút, 1 bài lạ về cách giải. Tiến hành thực nghiệm vài lần vào những thời gian khác
nhau.
Cách xử lý: Làm được 1 bài dễ - được 1 điểm, 1 bài khó hơn một chút- được 2 điểm, 1 bài
lạ về cách giải- được 3 điểm. Trung bình cộng các điểm học sinh đạt được nói lên thái độ
của học sinh đối với môn học.
Bài 4. Theo trí nhớ của bạn, hãy mô tả nhân cách của người thầy giáo mà bạn còn giữ ấn
tượng sâu sắc nhất. Hãy phân tích những phẩm chất nhân cách nào của người thầy giáo ấy
còn để lại dấu vết sâu đậm nhất trong tâm hồn bạn? Tại sao?
Bài 5. Người ta tiến hành thực nghiệm sau đây để nghiên cứu năng lực sư phạm:
Người ta yêu cầu học sinh trả lời một loạt câu hỏi về các môn học mà không có giáo viên
của mình. Sau đó qua trò chuyện với các giáo viên bộ môn, người ta vạch ra những câu trả
lời nào do học sinh đưa ra và theo ý kiến giáo viên . Kết quả, những giáo viên dạy giỏi ở
trường có hơn 80% các kết luận đúng về các câu trả lời cuat học sinh, còn những giáo viên
dạy chưa giỏi ở trường có hơn 40% các kết luận đúng về các câu trả lời cuat học sinh. Phẩm
chất nào của năng lực sư phạm được thể hiện đầy đủ nhất trong thực nghiệm này? Nó có ý
nghĩa như thế nào đối với hoạt động của thầy giáo?
Bài 6. Tìm hiểu khả năng ứng xử sư phạm của bản thân (sinh viên học ngành sư phạm)
Cách tiến hành: Cho các tình huống thử như dưới đây. Mỗi tình huống có ba phương án
giải quyết. Bạn hãy suy nghĩ rồi lựa chọn cách giải quyết phù hợp với cách xử sự của bạn.
1. Bạn trừng phạt học sinh phạm lỗi nhưng thực ra học sinh đó không có lỗi. Bạn sẽ hành
động như thế nào?
a. Không đả động gì đến chuyện đó nữa vì sợ mất uy tín.
b. Xin lỗi học sinh đó ngay
c. Nhân dịp nào đó bạn nói với hoc sinh:”Người lớn cũng có lúc sai lầm”
2. Khi sắp hết giờ học, một học sinh nào đó làm bạn bực mình vì những câu thắc mắc “hắc
búa” , ngoài sự chuẩn bị của bạn. Bạn giải quyết như thế nào?
a. Ngắt lời học sinh ngay
b. Diễu cợt câu hỏi của học sinh, từ chối trả lời câu hỏi đó
c. Giải thích cho học sinh rằng chính bạn đang muốn đặt câu hỏi đó cho tất cả các em suy
nghĩ, giờ học sau bạn và các em sẽ cùng tìm cách trả lời.

54
* Bài thí nghiệm: Xác định sở thích nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp và hứng thú học
nghề của sinh viên
Cách tiến hành: Sử dụng trắc nghiệm hoạt động hướng nghiệp và tư vấn nghề:
Bài 1..Sử dụng bộ test nhân cách của EYSENCKE
Bài 2. Sử dụng bộ test hứng thú của học sinh (A.E.Gôlốmtốc)
Bài 3.Sử dụng bộ test chìa khóa nghề nghiêp
Bài 4.Trắc nghiệm” khám phá nghề nghiệp phù hợp qua tính cách của ban”chọn típ người
ISTJ

55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh, Một số vấn đề tâm lí – giáo dục hướng nghiệp ” Thông tin
KHGD” , Viện KHGD, Hà Nội , 1983
2. Phạm Tất Dong, Tâm lí học dạy lao động, Viện KHGD, Hà Nội, 1980
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tâm lí học (Dùng cho giáo viên dạy nghề),
Viện nghiên cứu Đại học - giáo dục chuyên nghiệp và trường Cao đẳng sư phạm
kĩ thuật I, Hà Nội 1991
4. Hồ Ngọc Đại, Tâm lý học dạy học, NXB Giáodục, Hà Nội 1983
5. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc Gia, 2005
6. Trần Khánh Đức. Sư phạm kỹ thuật. Nhà xuất bản giáo dục, 2002.
7. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011.
8. Nguyễn Thị Lan, Tâm lí học sư pham kĩ thuật nghề nghiệp, Trường ĐHSPKT
TP Hồ Chí Minh, 1995
9. Nguyễn Văn Lê, Khoa học lao động, NXB Lao động,1975
10. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999
11. Phan Trọng Ngọ, Các lí thuyết phát triển tâm lí người. NXB Đại học Sư
phạm, 2003
12 . A.V. Pêtrôvxki (Chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Tài
liệu dịch từ tiếng Nga. Nhà xuất bản giáo dục, 1982.
13. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,
1999.
14. Đào Thị Oanh, Tâm lý học lao động. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,
1999.
15. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm
lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
16. Đức Uy, Tâm lí học sáng tạo, NXBGD Hà Nội, 1999
17. Phạm Ngọc Uyển, Những vấn đề tân lí học tư duy kĩ thuật, Viện KHGD, Hà
Nội 1983

56
18. Nguyễn Thạc (chủ biên), Phạm Thành Nghị, Tâm lý học sư phạm đại học-
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.
19. John W Bruke (1995), Compentency Based Education and Training,The
Flalmer Press, London
20. Shirley Fletcher (1997), Designing Compentence - Based Training,2nd
edition, Kogan Page Ltd, London.
21. http://en.wikipedia.org/wiki/Multiple - intelligences

57

You might also like