Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

50 câu hỏi “xoắn não” - PHẦN 3

1. Mít dai, mít ướt, mít mật đâu là tên của loại quả.
2. Bươm bướm, chuồn chuồn, châu chấu, cào cào có điểm gì giống nhau? ( cùng là côn
trùng/ đều biết bay/ đều cấu tạo bằng hai tiếng giống nhau hoặc gần giống nhau).
3. Chuột túi là chuột có túi vậy chuột cống là chuột thế nào?
4. Chuột túi mẹ hay chuột túi bố có túi phía trước?
5. Tím lịm, tim tím màu nào đậm hơn?
6. Khi sốt ruột thì mình sẽ nhún nha nhún nhảy, nhấp nha nhấp nhổm hay nhõng nha
nhõng nhẽo?
7. Thình thịch, lịch kịch, thì thùng từ nào chỉ tiếng tim đập khi hồi hộp?
8. Lách tách, lách cách, tí tách từ nào chỉ tiếng mưa rơi? ( lách tách, tí tách)
9. Mưa rào, bờ rào, tường rào từ nào có liên quan đến hàng rào?
10. Trong các loại mưa sau, mưa nào nhanh làm ướt người nhất: mưa rào, mưa phùn, mưa
dầm.
11. Trong các loại mưa sau, mưa nào có thể làm ướt đầu: mưa rào, mưa dầm, mưa đá?
12. Từ “bị” trong câu nào là chỉ cái túi: Câu 1: Tôi bị ốm; Câu 2: Thị ơi thị đựng bị bà.
13. Sấm và chớp cái nào có trước?
14. Mắt cá chân là chỉ mắt của con cá có đúng không?
15. Tớ chả ăn chả, chả chả ngon. Bạn nhỏ có ăn chả không? Vì sao?
16. Từ nào chỉ tên của loại quả: việt quất, quất, việt dã
17. Quả nào dùng để vắt lấy nước uống: cam, chanh, quất, bưởi.
18. Quả nào có múi: cam, mít, sầu riêng, măng cụt ( cả bốn loại)
19. Con tép và múi bưởi có gì giống nhau? ( có ‘tép”)
20. Lưỡi mèo, lưỡi gà, lưỡi bò đâu là tên của một loại bánh.
21. Đâu là tên gọi chỉ cách thức làm bánh: bánh rán, bánh tráng, bánh bèo ( bánh rán,
bánh tráng).
22. Từ “chỉ” trong câu nào có nghĩa là “ít”: Tôi chỉ có một con/ Tôi chỉ có sợi chỉ này/
Tôi chỉ sang bên phải.
23. Từ nào có thể thay được từ “quá” trong câu: Ánh trăng sáng quá: vằng vặc, mờ mờ,
nhờ nhờ
24. Mưa đá là hạt mưa có hình viên đá vậy mưa rào có phải hạt mưa có hình hàng rào
không?
25. Em đi học không đóng cửa mà không bị mắng, vì sao vậy? (vì có người ở nhà)
26. Đâu là tên của loại giầy: cao gót, thấp gót, nhón gót
27. Tên gọi nào chỉ chất liệu của giầy: giầy cao su, giầy cao cổ, giầy da
28. Giầy cao cổ và hươu cao cổ có điểm gì giống nhau?
29. Cao su, cao cao, cao dán cái nào dùng để làm lốp xe?
30. Đồ vật có hình nào sẽ dễ lăn nhất: hình vuông, hình tròn, hình tam giác?
31. Những miếng gỗ có hình nào sẽ dễ xếp chồng lên nhau nhất: hình vuông, hình tròn,
hình tam giác
32. Cây nào sau đây là cây cổ thụ: cây đại, cây đề, cây đa
33. Cái nào thuộc về ngày xưa: truyện cổ, bình cổ, mông cổ
34. Cái nào có cổ: cổ tích, hươu cao cổ, bình cổ
35. Cái nào thì cần phải trèo: lên núi hay xuống núi?
36. Cái nào thì cần chèo: thuyền, núi, đò
37. Cây ngay không sợ chết đứng là chỉ cái cây như thế nào?
38. Cây nào không có lá: cây cầu, cây kim, cây chò
39. Đâu là tên gọi của loại cá: cá chim, cá kiếm, cá ngựa ( cả ba)
40. Cá cờ là cá hay là cờ?
41. Cua, cáy, cá có điểm gì giống nhau?
42. Đèn nào sau đây có hình tròn: đèn giao thông, đèn pin, đèn tuýp
43. Từ nào nói về bóng tối: bóng đêm, bóng đèn, bóng đen
44. Một người đi trên đường lúc 12h trưa mà không có bóng trên mặt đất, hỏi tại sao? ( vì
trời râm)
45. Đâu là tên môn thể thao: chiếu bóng, trận bóng, đập bóng ( không có cái nào)
46. Đâu là tên dụng cụ làm bếp: xẻng, cuốc, liềm ( có thể là xẻng)
47. Con nào bò: bò sát, bò tót, bò mộng
48. Hoa mắt có phải là một loại hoa không?
49. Đâu là tên nước: nước khoáng, nước ngoài, nước Nhật ( nước khoáng, nước Nhật)
50. Muối làm ở biển hay ở sông mặn hơn? ( sông không có muối)

You might also like