KTĐT1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HÌNH 1: XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG FDI VÀO VIỆT

NAM, GIAI ĐOẠN 2016-2020


4500 80000
4000
60000
3500
3000 40000
2500
20000
2000
1500 0
1000
-20000
500
0 -40000
2016 2017 2018 2019 2020

Số dự án Tổng số vốn đăng kí (Triệu USD)


Tổng số vốn thực hiện (Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam


Tác động của các yếu tố môi trường đầu tư đến môi trường đầu tư đang được cải
thiện theo chiều hướng tích cực. Thứ nhất, Việt Nam có tiềm năng về tài nguyên
thiên nhiên như dầu khí nên thu hút nhiều công ty lớn có tiềm lực tài chính đầu tư.
Thứ hai, Việt Nam có dân số đông, quy mô thị trường lớn cùng với nền chính trị
ổn định nên sau khi được cấp phép, những công ty rót vốn FDI đẩy mạnh quá trình
sản xuất nhằm chiếm lĩnh thị trường. Thứ ba, lao động nhiều, chi phí thấp là
nguyên nhân ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Bằng chứng là thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm gần
đây. Các số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuận
chiều với tốc độ tăng thu hút FDI thực hiện hàng năm ở Việt Nam. Vốn FDI chiếm
một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc gia tăng vốn FDI
được giải ngân sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo
điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Vốn FDI thực hiện tăng dần qua từng năm,
đạt cao nhất là 20,38 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và
đóng góp 20,35% trong giá trị GDP năm 2019 và sau đó bị suy giảm bởi dịch
COVID-19 vào năm 2020). Nhờ có sự tham gia của khu vực FDI trong nhiều
ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự tập trung vốn FDI trong ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo và một số ngành công nghiệp khác, là nhân tố quan trọng thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường
kinh tế năng động và gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất
xám cao trong nền kinh tế. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng
hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu.

You might also like