KTĐT2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2.2.

Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam


2.2.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
- Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết vói mọi quyết
định và hành vi đầu tư. Vậy nên, để đối phó với tình hình kinh tế, chính trị thế giới
diễn biến phức tạp, giá xăng, dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao. Trong
nước, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ nên ban hành
nhiều nhiều cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ kịp thời cho phục hồi và
phát triển kinh tế-xã hội, chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Cụ thể là hỗ
trợ doanh nghiệp, công nhân, người lao động, người dân gặp khó khăn do dịch
Covid-19; tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ tín dụng,
duy trì sản xuất và phục hồi sau đại dịch.
- Với chính sách tiền tệ, Chính phủ ổn định kinh tế vĩ mô thông qua lãi suất, tỉ giá
hối đoái.
- Với chính sách tài khóa, Chính phủ đối phó với những bất ổn kinh tế vĩ mô
thông qua các tác động đến khoản mục thu và chi của ngân sách, cụ thể là thuế và
các khoản chi thường xuyên và chi cho hoạt động đầu tư phát triển.
- Để tạo tâm lí an toàn cho nhà đầu tư thì phải sử dụng linh hoạt chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa, sử dụng công cụ lãi suất một cách thận trọng để có thể thu hút
đầu tư trong và ngoài nước.
2.2.2. Giải pháp về quy hoạch
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng phải căn cứ vào
chiến lược phát triển kinh tế xã hội
- Quy hoạch dựa vào lợi thế quốc gia và vùng
- Phải gắn với nhu cầu thị trường, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với các hiệp định
quốc tế
2.2.3. Môi trường chính sách, pháp luật
- Đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, thống nhất của văn bản pháp luật,
phù hợp với các hiệp định quốc tế.
- Xem xét rà soát các văn bản, chính sách về đầu tư kinh doanh doanh để bổ sung,
sửa đổi các nội dung không rõ ràng, thiếu sự đồng bộ, từ ngữ gây hiểu nhầm.
2.2.4. Nguồn nhân lực
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và
nhân dân về vị trí, vai trò và sự cần thiết của công tác cải thiện môi trường đầu tư,
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
- Kịp thời nắm bắt, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại…có liên quan đến
doanh nghiệp. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách hỗ
trợ, khuyến khích thành lập doanh nghiệp để người dân nhận thức được hiệu quả
và lợi ích trong việc thành lập, phát triển doanh nghiệp và chuyển đổi doanh
nghiệp.

2.2.5. Cơ sở hạ tầng
- Phải đầu tư có trọng điểm, từng bước căn cứ vào nhu cầu phát triển có tính tới
khả năng cân đối các nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng
- Phải đảm bảo tính đồng bộ, đi trước đón đầu, có tầm nhìn dài hạn, đảm bảo tính
liên kết với vận tải quốc tế.
- Mở rộng phương thức đầu tư: nguồn vốn tư nhân, đầu tư nước ngoài, ODA, ngân
sách, phải thực hiện những dự án có tính hiệu quả cao trước
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư như xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT), xây
dựng chuyển giao (BT)

You might also like