Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÔNG NGHỆ

Câu1 :Nêu triển vọng của nghề điện dân dụng


- Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước.
- Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện
và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.
- Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà
còn ở nông thôn, miền núi.
- Do sự phát triển của cách mạng khoa học và kĩ thuật, luôn xuất hiện nhiều thiết bị
mới có nhiều tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng
cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
Câu 2 :Nêu đối tượng lao động của nghề điện dân dụng
Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm:
-Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện
-Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
-Thiết bị đo lường điện
-Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện
-Các loại đồ dùng điện

Trả lời thêm nếu câu hỏi đề cập:


Nội dung lao động của nghề điện dân dụng:
-Lắp mạng điện chiếu sáng trong nhà
-Lắp đặt máy điều hòa không khí
-lắp đặt đường dây hạ áp
-Sửa chữa quạt điện
-Lắp đặt máy bơm nước
-Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt
Câu 3 :Sửa chữa quạt điện, máy bơm nc, lắp đặt dây dẫn thuộc những chuyên
ngành nào của nghề điện dân dụng
Sửa chữa quạt điện Lắp đặt máy bớm nước Lắp đặt dây dẫn
Chuyên ngành Vận hành, bảo dưỡng Lắp đặt thiết bị và đồ Lắp mạng điện
và sửa chữa mạng dùng điện sản xuất và sinh
điện, thiết bị và đồ hoạt
dùng điện

Câu 4: Nêu yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động trong
nghề
-Kiến thức: Tốt nghiệp tối thiểu THCS, có kiến thức cơ bản các lĩnh vực của kỹ
thuật điện như an toàn điện, nguyên lí làm việc và cấu tạo của máy điện, thiết bị
điện và những đặc tính vân hành của chúng. Hiểu được một số quy trình kĩ thuật
trong nghề điện dân dụng.
-Kỹ năng: Đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và
mạng điện
-Thái độ: yêu thích những công việc của nghề điện dân dụng, có ý thức bảo vệ môi
trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
-Về sức khoẻ: Đủ điều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh: Tim mạch, huyết
áp, thấp khớp...
Câu 5 : Có mấy cách phân loại dây điện. Nêu cấu tạo dây đẫn điện
*Có 4 cách phân loại dây điện
-Theo đặc tính lõi dẫn
-Theo số lõi
-Theo tiết diện dây dẫn điện
-Theo hình dáng của vỏ bọc
* Cấu tạo của dây dẫn điện gồm 2 phần là lõi và lớp vỏ cách điện:
+ Lõi dây bằng đồng (nhôm ): Lõi bằng đồng hoặc bằng nhôm, chế tạo thành một
sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau (dây mềm)
+ Lớp vỏ cách điện: gồm một lớp hoặc nhiều lớp, thường bằng cao su, chất cách
điện tổng hợp (PVC)
+ Vỏ bảo vệ cơ học: Ngoài lớp cách điện một số loại dây dẫn còn có thêm lớp vỏ
bảo vệ chống va đập cơ học, ảnh hưởng của độ ẩm, nước và các chất hóa học.
Câu 6: Nhà bạn An có 1 chiếc quạt treo tường bị đứt dây. Bạn An ở lớp mới
thực hành nối dây nên hôm nay đang có ý định nối dây chiếc quạt đó cho bố
mẹ. Em có nhắn nhở bạn lưu ý gì để đảm bảo an toàn trong quá trình nối dây
không?
 Em sẽ nhắc bạn cần lưu ý 1 số điều sau để đảm bảo an toàn trong quá trình
nối dây
 Cần ngắt nguồn điện hoặc sử dụng các dụng cụ cách điện để đảm bảo an
toàn khi đấu nối dây điện.
 Lựa chọn dây điện còn nguyên vỏ cách điện, không quá cũ. Dây điện phải có
tiết diện và trọng lượng phù hợp để đảm bảo việc truyền tải điện cho các
thiết bị.
 Cần rà soát vị trí nối, đầu dây nối có chính xác chưa.
 Tìm vị trí lắp đặt dây thông thoáng, ít vật cản và người qua lại gây ảnh
hưởng đến việc nối dây và lắp đặt.
 Sau khi nối dây điện xong, cần phải kiểm tra lõi dây có bị nhô ra quá nhiều
gây mất thẩm mỹ hay không. Sau đó kiểm tra độ chắc của mối nối và dùng
bút thử điện, đồng hồ vạn năng để xem nó có hoạt động tốt hay không.
 Sau khi nối dây, hãy tiến hành bảo vệ mối nối bằng băng keo cách điện để
bảo đảm an toàn lao động, tránh cháy nổ.
Câu 7: Giải thích kí hiệu M(n×F)
M(n×F) là kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện
 M là lõi đồng
 n là số lõi dây
 F là tiết diện của lõi dây dẫn (mm2)
Câu 8. Nêu đại lượng cần đo của các đông hồ đo điện mà em đã học
Đồng hồ đo điện Đại lượng đo
Ampe kế Cường độ dòng điện (Ampe-A)
Oắt kế Công suất (Oát-W)
Vôn kế Điện áp (Vôn-V)
Công tơ Điện năng tiêu thụ (kWh)
Ôm kế Điện trở mạch điện (Ôm-Ω)
Đồng hồ vạn năng Điện áp, điện trở, dòng điện (Ampe,vôn và ôm)

Câu 9 Đềt đo chính xác đường kính của lõi dây điện, ta cần đung loại thước
nào?
Thước cặp (hay còn gọi là thước kẹp)
*nếu đáp án k có thước cặp thì ta chọn đáp án: Pan me*

Câu 9. Chỉ số công tơ tháng 1 là 7895 số, chỉ số công tơ tháng 2 là 8763 số. Hỏi
tháng 2 tiêu thụ bao nhiêu số điện?
Tháng 2 tiêu thụ số điện là: 8763-7895=868 (kWh)
Câu 10. Nêu quy trình chung nối dây dẫn điện. Làm sách lõi dây khi nối để
làm gì ?
*Nêu quy trình chung nối dây dẫn điện.
Bóc vỏ cách điện => Làm sạch lõi => Nối dây => Kiểm tra mối nối => Hàn mối
nối => Cách điện mối nối
*Làm sạch lõi dây bằng giấy ráp khi nối để để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn
điện

lht@1218

You might also like