Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ TUYỂN CHỌN | TYHH 2022

LIÊN TRƯỜNG QUẢNG NAM (LẦN 1)


(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Chất nào sau đây tan trong nước, tạo thành dung dịch có màu vàng?
A. Fe(OH)3. B. CuSO4.5H2O. C. Fe2(SO4)3.9H2O. D. Na3PO4.12H2O.

Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?


A. KOH. B. C2H5OH. C. H2O. D. CH3COOH.

Câu 3: Polime nào sau đây được sử dụng làm chất dẻo?
A. Poliacrilonitrin. B. Polibutadien. C. Xenlulozơ. D. Polietilen.

Câu 4: Chất nào sau đây vừa phản ứng với HCl, vừa phản ứng với NaOH?
A. CH3CH2NH2. B. H2NCH2COOH. C. C2H5NH2. D. CH3COOH.

Câu 5: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào
sau đây?
A. Na. B. Ca. C. Zn. D. Ag.

Câu 6: Phản ứng giữa metanol với axit axetic (có mặt của axit sunfuric đặc, đun nhẹ) thu được este có công
thức hóa học là
A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.

Câu 7: Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M là kim loại nào
sau đây?
A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Ca.

Câu 8: Chất nào sau đây dễ tan trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch có môi trường kiềm?
A. NaCl. B. Mg(OH)2. C. Al2O3. D. K2O.

Câu 9: Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Br2. B. Na. C. NaHCO3. D. NaOH.

Câu 10: Trong tất cả các kim loại, vonfam (W) là kim loại
A. cứng nhất. B. có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
C. có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. D. có tính dẫn điện tốt nhất.

Câu 11: Chất nào được điều chế bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit?.
A. Amoniac. B. Axit photphoric. C. Axit nitric. D. Muối amoni.

Câu 12: Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt với bột lưu huỳnh sinh ra muối có công thức là
A. FeS2. B. Fe2S3. C. FeSO4. D. FeS.

Câu 13: Phương trình nào sau đây giải thích được cách làm mềm nước cứng tạm thời
A. CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl. B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O. D. MgSO4 + Na2CO3 → MgCO3 + Na2SO4.
1|TYHH
Câu 14: Cho CaCO3 vào dung dịch HCl, thấy có khí X thoát ra. Khí X là
A. CO2. B. O2. C. H2. D. Cl2.

Câu 15: Kim loại Fe tác dụng với lượng dư dung dịch chất nào sau đây sinh ra kim loại?
A. HNO3 đặc, nóng. B. AgNO3. C. H2SO4 loãng. D. Fe(NO3)3.

Câu 16: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn?
A. Ar. B. Zn. C. Al. D. Be.

Câu 17: Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?
A. Trimetylamin. B. Anilin. C. Alanin. D. Triolein.

Câu 18: Saccarozơ là đisaccarit có nhiều trong mật mía. Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H14O6. B. (C6H10O5)n. C. C6H12O6. D. C12H22O11.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây đúng với chất béo?
A. Chỉ ở trạng thái rắn trong điều kiện thường. B. Có thành phần nguyên tố là C, H, O.
C. Không tham gia phản ứng thủy phân. D. Tan tốt trong nước.

Câu 20: Thành phần chính của hỗn hợp tecmit được sử dụng để hàn đường ray là
A. Al và Fe2O3. B. Al và Al2O3. C. Al2O3 và Fe. D. Al2O3 và Fe3O4.

Câu 21: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không
thể là
A. C3H5COOH. B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. HCOOH.

Câu 22: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO bởi CO dư ở nhiệt độ cao thu được 8,96 lít khí CO2
(đktc) và 17,6 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 11,2. B. 12. C. 35,2. D. 24.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
B. Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2.
C. Glucozơ phản ứng với H2 sinh ra sobitol.
D. Thủy phân tinh bột thu được glucozơ.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Những phân tử polime trong tơ có mạch phân nhánh, kém bền với nhiệt.
B. Cao su có tính đàn hồi, gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
C. Hầu hết polime dễ bay hơi, dễ nóng chảy.
D. Tơ lapsan, tơ nilon-6,6 đều tạo từ phản ứng trùng hợp.

Câu 25: Cho 0,2 mol axit amino axetic tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung
dịch X, cô cạn X thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị m là
A. 28,25. B. 25,4. C. 22,6. D. 19,4.

2|TYHH
Câu 26: Nhiệt phân 53,135 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 45,135 gam hỗn hợp chất
rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,66 mol HCl đặc, đun nóng. Thể tích khí Cl2
thu được (đktc) có giá trị là
A. 4,48. B. 6,72. C. 22,4. D. 11,2.

Câu 27: Từ 81,0 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo
xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 148,5. B. 133,65. C. 120,29. D. 165,0.

Câu 28: Cho 23,4 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (có tỉ lệ mol 3: 2) tan hết trong dung dịch HCl dư, thu
được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36. C. 5,6. D. 5,242.

Câu 29: Đem cracking một lượng butan thu được một hỗn hợp gồm 5 khí hiđrocacbon. Cho hỗn hợp khí này sục
qua dung dịch nước brom dư thì lượng brom tham gia phản ứng là 24 gam và sau thí nghiệm khối lượng
bình brom tăng thêm 5,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí còn lại sau khi qua dung dịch nước brom
thu được 6,272 lít khí CO2 (đkc). Khối lượng butan ban đầu là
A. 9,86. B. 4,06. C. 8,7. D. 14,5.

Câu 30: Phản ứng nào sau đây sai?


A. Al + NaOH → NaAlO2 + H2. B. Al(OH)3 → Al2O3 + H2O.
C. Al(OH)3 + HCl → AlCl3 + H2O. D. Al + Cl2 → AlCl3.

Câu 31: Cho các phát biểu sau:


(1) Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
(2) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được kết tủa.
(3) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
(4) Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu.
(5) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 32: Cho các phát biểu


(1) Thủy phân tripanmitin và etyl axetat đều thu được ancol.
(2) Mỡ động vật và dầu thực vật chứa nhiều chất béo.
(3) Hiđro hóa triolein thu được tripanmitin.
(4) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng gương.
(5) Phân tử axit glutamic có 5 nguyên tử cacbon.
(6) Hợp chất Ala-Gly hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu tím.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
3|TYHH
Câu 33: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian thu được
dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản
ứng kết thúc, khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối. Khối lượng
của Fe trong hỗn hợp X là
A. 0,28. B. 1,4. C. 1,12. D. 1,68.

Câu 34: Cho sơ đồ chuyển hoá:

Các chất X và T lần lượt là


A. FeO và NaNO3. B. Fe2O3 và Cu(NO3)2. C. Fe2O3 và AgNO3. D. FeO và AgNO3.

Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng sau:


E + NaOH (t°) → X + Y
F + NaOH (t°) → X + Z
X + CuO (t°) → T + Cu + H2O
Biết E, F đều là hợp chất hữu cơ, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức este (được tạo thành từ axit cacboxylic
và ancol, ME < MF < 165). Đốt cháy hoàn toàn Y hoặc Z trong khí oxi, chỉ thu được sản phẩm gồm
Na2CO3 và khí CO2. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử chất E có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(2) Dùng Y để điều chế khí CH4 trong phòng thí nghiệm.
(3) Chất F có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
(4) Nhiệt độ sôi của X cao hơn nhiệt độ sôi của axit axetic.
(5) Chất T có phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 36: Hỗn hợp E gồm chất béo X và hai axit béo Y và Z (MY < MZ, nY > nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn
hợp E thu được 6,66 mol CO2 và 6,44 mol H2O. Mặt khác, xà phòng hoá m gam E cần vừa đủ 370 ml
dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 108,98 gam hỗn hợp 3 muối gồm natri panmitat, natri
oleat, natri stearat. Khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12,3. B. 5,6. C. 86. D. 13.

Câu 37: Hòa tan hết 8,56 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO (tỉ lệ mol tương ứng là 3: 2) trong lượng vừa đủ
dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ có màng ngăn, hiệu suất
100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, đến khi khối lượng dung dịch giảm 11,18 gam thì dùng
điện phân và thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,1M
trong H2SO4 loãng. Giá trị của V là
A. 180. B. 1200. C. 240. D. 60.
4|TYHH
Câu 38: Hòa tan hết 27,04 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Mg(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch NaNO3 và 2,16 mol
HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 6,272 lít (đktc)
hỗn hợp khí X gồm N2O và H2. Tỷ khối của Z so với oxi bằng 0,625. Dung dịch Y tác dụng tối đa với
dung dịch chứa 2,28 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được
19,2 gam chất rắn. Tổng khối lượng của kim loại trong hỗn hợp X là
A. 17,04. B. 7,5. C. 8,52. D. 11,52.

Câu 39: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, chưa no (một nối đôi C=C, MX < MY); Z là ancol
có cùng số nguyên tử C với X; T là este ba chức tạo bởi X, Y và Z. Chia 40,38 gam hỗn hợp E gồm X,
Y, Z, T làm 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 0,5 mol CO2 và 0,53 mol H2O.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 0,05 mol Br2 phản ứng.
Phần 3: Cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và NaOH 3M rồi cô cạn được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,66. B. 5,18. C. 5,04. D. 6,80.

Câu 40: Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau:
- Bước 1: Thêm 4 ml ancol isoamylic và 4 ml axit axetic kết tinh và khoảng 2 ml H2SO4 đặc vào ống
nghiệm khô. Lắc đều.
- Bước 2: Đưa ống nghiệm vào nồi nước nóng (65 – 70°C) từ 10-15 phút. Sau đó lấy ra và làm lạnh.
- Bước 3: Rót thêm vào ống nghiệm 10ml dung dịch NaCl bão hòa. Cho các phát biểu sau:
(a) Tại bước 2 xảy ra phản ứng este hóa.
(b) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng tách thành hai lớp.
(c) Có thể thay nước lạnh trong cốc 3 bằng dung dịch NaCl bão hòa.
(d) Sau bước 3, hỗn hợp chất lỏng thu được có mùi chuối chín.
(e) H2SO4 đặc đóng vai trò chất xúc tác và hút nước để chuyển dịch cân bằng.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

5|TYHH

You might also like