Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Âm nhạc thường thức lớp 8

HÁT BÈ
Phần I: âm nhạc thường thức: hát bè
1. Hát bè là gì ?
- Hát bè là kỹ thuật hát cần sự trình bày của 2 người trở lên trong ca khúc (ví dụ song ca, tốp
ca, đồng ca và hợp xướng), trong đó phải đảm bảo sự hòa hợp giữa 2 hay nhiều giọng ca đan
xen với nhau và tuân theo quy tắc phối bè đã được quy định, bao gồm 1 bè chính và 1 bè phụ
hoặc 1 bè chính và nhiều bè phụ.
- Người hát bè là người hát phụ họa cho ca sĩ chính, thể hiện những bè hát quá cao, quá thấp
hay chỉ là lời hát ngang để làm đẹp thêm cho giai điệu chính. Một ca khúc có bè thường chứa
những đoạn để phải từ hai giọng ca trở lên – với cao độ khác nhau – cùng hoà quyện làm nên
những sắc thái đẹp đẽ lạ lùng về hòa âm, về giai điệu, có khi cả về tiết tấu.
-  Khi giọng hát của các bè cùng vang lên, có lúc tiết tấu giống nhau, cũng có lúc khác nhau.
Mỗi bè tuy có sự độc lập nhất định song vẫn cần có sư kết hợp hòa quyện chặt chẽ với nhau,
bè phụ hỗ trợ cho bè chính để tạo nên những âm thanh đầy đặn, nhiều màu sắc. Đa phần bè
được chia thành 2, 3 hoặc 6 bè, đôi khi lên tới 8 bè nhưng ít gặp hơn.

- Có 2 kiểu hát bè: + Bè hòa âm


+ Bè phức âm
2. Bè hòa âm
- Bè hòa âm: bao gồm 2 hoặc nhiều người hát cùng lúc, bao gồm có giọng trầm và giọng bổng.
- Bè ''hòa âm'' là nhiều người hát cùng lúc nhưng khác cao độ.

+ bè quãng 8: dễ nhất, hát thấp // cao hơn hẳn 1 quãng 8 so với giọng chính. Thường
là hát khi song ca nam + nữ.

+ bè quãng 5, bè quãng 3: Nếu bè quãng 3 thì luôn giữ giọng bè cao hơn giọng chính
1 quãng 3, và quãng 5 tương tự. Cũng tương tự với các bè thấp hơn.
3. Bè phức âm
- Bè phức âm : khác với bè hòa âm, bè phức điệu sẽ hát không cùng một lúc, gồm người đảm
nhận hát trước và người đảm nhận hát sau và hát trước , hay còn gọi là “Hát bè đuổi”. có thể
hát cùng lời hoặc khác lời, không trùng nhau về trường độ, cao độ.
4. Tính chất:: Hát bè là sự kết hợp hòa quyện chắt chẽ với nhau, bè phụ hỗ trợ bè chính để tạo
nên những âm thành đầy đặn, nhiều màu sắc
5. Phân loại giọng hát :Dù hát bè kiểu nào thì sự hoà hợp âm thanh vẫn là tiêu chuẩn cao nhất
để đánh giác cách trình diễn đầy tính nghệ thuật này. Người ta chia giọng hát thành các loại
như sau:
+ Giọng nữ cao
+ Giọng nữ trung
+ Giọng nữ trầm
+ Giọng nam cao
+ Giọng nam trung
+ Giọng nam trầm
6. Phân loại hợp xướng :Từ các loại giọng hát, người ta đã tạo ra các hình thức hát 2 bè, 3 bè,
4 bè. Trên cơ sở giọng hát và cách phân chia bè hát, có thể xây dựng dàn hợp xướng các kiểu;
+ Hợp xướng giọng nữ
+ Hợp xướng giọng nam
+ Hợp xướng giọng nam và nữ
+ Hợp xướng thiếu nhi
7. Quy tắc phối bè khi thực hiện hát bè
 Có 3 quy tắc phối bè thường gặp khi hát:
+ Bè quãng 8: là kỹ thuật hát bè đơn giản nhất,  người đảm nhận phần bè chính và bè phụ sẽ hát
giai điệu có trong bài hát cùng lúc với nhau với cao độ cách nhau một quãng 8.
(Trong văn hóa âm nhạc, phần biểu diễn song ca nam nữ, chúng ta sẽ thường bắt gặp kỹ thuật hát bè
này khá nhiều vì giọng nam và giọng nữ được cấu tạo sẵn đã có cao độ cách nhau một quãng 8 nên việc
thực hiện sẽ rất dễ dàng. )
+ Bè quãng 3:  kỹ thuật hát bè này sẽ phải đòi hỏi quá trình luyện tập cảm nhận và hát với cao
độ nâng cao hơn,  người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè
chính bằng cao độ cách nhau một quãng 3.
+ Bè quãng 5: giống như với bè quãng 3, khi bè quãng 5 người đảm nhận phần bè phụ sẽ hát
giai điệu có trong bài hát cùng lúc với bè chính đảm bao cao độ cách nhau một quãng 5 
+ Bè tùy ý theo 1 giai điệu biệt lập: Đối với kỹ thuật này thì cần phải có mức độ chuyên môn
cao bởi nó mang tính sáng tạo rất nhiều. Họ cần có khả năng xác định quãng, lắng nghe hợp âm
phải thật tốt.
Phần II: Giao lưu trả lời câu hỏi ( có quà nha bà con )
Câu 1: Có mấy loại hát bè hãy kể tên những kiểu hát bè chính .
Đáp án: 2 kiểu hát bè. Hát bè hòa âm và hát bè phức âm
Câu 2: Bè hòa âm là gì ?
Đáp án: bao gồm 2 hoặc nhiều người hát cùng lúc, bao gồm có giọng trầm và giọng bổng
Câu 3: Bè phức âm là gì ?
Đáp án: là không cùng một lúc, gồm người đảm nhận hát trước và người đảm nhận hát sau và
hát trước , hay còn gọi là “Hát bè đuổi”. có thể hát cùng lời hoặc khác lời, không trùng nhau
về trường độ, cao độ.
Câu 4: Có mấy kiểu giọng chính và kể tên những kiểu giọng đó
Đáp án: + Giọng nữ cao
+ Giọng nữ trung
+ Giọng nữ trầm
+ Giọng nam cao
+ Giọng nam trung
+ Giọng nam trầm
Câu 5: Căn cứ vào giọng hát thì có bao loại hợp xướng và kể tên .
Đáp án: + Hợp xướng giọng nữ
+ Hợp xướng giọng nam
+ Hợp xướng giọng nam và nữ
+ Hợp xướng thiếu nhi
Câu 6: Có mấy quy tắc phối bè bình thường khi hát ? Kể tên các quy tắc
Đáp án: + Bè quãng 3
+ Bè quãng 5
+ Bè tùy ý

You might also like