Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Xét một dự án điển hình dưới đây để minh họa cho quá trình cân băng gió

Yêu cầu: lưu lượng qua các cửa gió 500m3/h (sai số 10~20%)

Để thuận tiện cho việc cân bằng thì mỗi nhánh nên có VD, Cân bằng từ nhánh đến từng cửa gió rồi lại
làm ngược lại.

Bắn test hole vào đường ống gió của từng nhánh (mục đích là để đo lưu lượng nhánh)

Test hole dùng để đó vận tốc gió qua từng nhánh từ đó tính ra lưu lượng qua nhánh đó (Vị trí test hole
phải đúng tiêu chuẩn mới đảm bảo độ chính xác của phép đo) với ống gió vuông nên có nhiều hơn 2 test
hole ống lớn hơn thì phải cần nhiều hơn sao cho khoảng cách giữ các test hole từ 10-15cm

Dùng thiết bị đo gió đo vận tốc trong ống gió để đo vài vị trí trong tiết diện ống lấy trung bình cộng vận
tốc của các vị trí đó
Tiến hành cân bằng lưu lượng

1. Cân bằng từng nhánh: đảm bảo lưu lượng qua từng nhánh đúng như thiết kế

Nhánh 1 và 2: 3000 CMH => Nhánh 3: 2000CMH: từ lưu lượng này tính ra vận tốc gió qua từng ống
nhánh giả sử là V1, V2, V3

Cho quạt chạy và mở 100% toàn bộ VD trên nhánh và cửa gió, đo vận tốc gió thông qua test hole, giả sử
kết quả đo cho ra vận tốc gió ở nhánh nào cao hơn thì phải đóng bớt VD ở nhánh đó (vận tốc vượt nhiều
thì đóng nhiều, vượt ít thì đóng ít, cái này dựa vào kinh nghiệm thôi không có quy luật nào cả), tiếp tục
đo cho đến khi cá nhánh về vận tốc thiết kế=> có thể phải đo đi đo lại đến vài lần.

2. Cân bằng các cửa gió trong nhánh

Xét nhánh 1: Lưu lượng cho mỗi cửa cần đảm bảo 500CMH. Thiết bị đo lưu lượng cho cửa gió khuyến
cao dùng cái này sẽ cho kết quả là lưu lượng luôn

- Đo lưu lượng của tất cả các cửa gió: giả sử cửa D1.1 = 1000CMH, D1.2 = 600CMH, D1.3=500
D1.4=100CMH, D1.5=200CMH, D1.6=300CMH. Lúc này cần đóng van VD1.1, VD1.2 sao cho lưu lượng
dưới lưu lượng tính toán (400CMH, 450CMH chẳng hạn) lý do để lưu lượng dưới lưu lượng tính toán vì
khi bạn chỉnh các van còn lại thì lưu lượng này sẽ lại tăng, khi đóng bớt VD1.1, VD1.2 thì các cửa còn lại
không còn có giá trị D1.3=500 D1.4=100CMH, D1.5=200CMH, D1.6=300CMH nữa mà lưu lượng của
chúng sẽ tăng, do đó khi đóng VD1.1, VD1.2 thì lại phải đo lại tất cả các cửa gió khác để tìm ra cửa gió có
giá trị lớn nhất và chỉnh nhỏ bớt => Quá trình này cứ tiếp tục cho đến khi các cửa gió có lưu lượng gần
bằng nhau (chỉ là gần bằng nhau thôi nhé, không phải bằng 500), đến khi có được kết quả này rồi thì
tổng lưu lượng của nhánh 1 có thể không được 3000 như dự tính vì trong quá trình đóng van của các
cửa gió tổng lưu lượng bị giảm sút, và lưu lượng nhánh 2 và 3 tăng hơn so với ban đầu (không còn là
3000 và 2000 nữa).

- Tiếp tục tiến hành cân bằng nhánh 2 và 3 (chú ý lúc này lưu lượng không còn giống như lúc cân bằng
nhánh nữa nên để cân bằng nhánh này phải tiến hành đo test hole lại để xác định lưu lượng cho nhánh
Giả sử đo được lưu lượng ở nhánh 2 là Q2 lúc này lấy Q2 chia cho 6 cửa gió để ra con số chuẩn (tương
đối), rồi tiếp tục đo từng cửa gió trong nhánh này => xác định các cửa gió có lưu lượng lớn nhất rồi đóng
bớt van => đo lại tất các cửa => đóng bớt van các cửa có lưu lượng lớn vượt quá. Quá trình cứ tiếp diễn
cho đến khi cân bằng

=> Chú ý trong quá trình cân bằng gió cho các cửa gió trong nhánh thì phải đảm bảo có ít nhất 1 VD mở
100%. Sau khi các cửa gió trong từng nhánh đã cân bằng thì lưu lượng cho 3 nhánh lại không cân bằng
nữa lúc này lại tiến hành cân bằng cho 3 nhánh lại lần nữa. Sau lần cân bằng này thì giá trị đã tương đối
ổn.
 Cân bằng gió rất hại não, trường hợp không có VD1, VD2 và VD3 thì việc cân bằng sẽ càng khó
do đó các nhánh nên có VD thì sẽ giảm khó khăn cho việc cân bằng sau này. Vị trí bắn test hole
cũng rất quan trọng vì nó đảm bảo độ chính xác của phép đo (tham khảo tiêu chuẩn sau đây).

You might also like