file cuối 3 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TIỂU LUẬN: THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DANH MỤC THUỐC
KHÁNG SINH TRONG KINH DOANH NHÀ THUỐC

Nhóm thực hiện: 19-D5K5

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN

Họ và tên sinh viên:

NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI- MSV:1852010129

NGUYỄN THỊ VÂN- MSV: 1852010131

NGÔ THỊ KIM VIÊN- MSV: 1852010132

NGUYỄN THỊ HỒNG- MSV: 1852010134

ĐÀO HOÀI ANH- MSV: 18520100134

HÀ NỘI – 2022

1
BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TIỂU LUẬN: THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC

TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DANH MỤC


THUỐC KHÁNG SINH TRONG KINH DOANH NHÀ THUỐC

Nhóm thực hiện: 19- D5K5

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN QUÂN

Họ và tên sinh viên:

NGUYỄN THỊ HỒNG TƯƠI- MSV:1852010129

NGUYỄN THỊ VÂN- MSV: 1852010131

NGÔ THỊ KIM VIÊN- MSV: 1852010132

NGUYỄN THỊ HỒNG- MSV: 1852010134

ĐÀO HOÀI ANH- MSV: 18520100134

Nơi thực hiện:

Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược,


Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

HÀ NỘI - 2022

2
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới:
Ban giám đốc, phòng đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn
Quân đã trực tiếp dìu dắt hướng dẫn, bổ sung cho chúng tôi nhiều kiến thức,
kinh nghiệm, đặc biệt là những kỹ năng trong nghiên cứu khoa học, luôn tạo
điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Chúng tôi vô cùng biết ơn đến quý Thầy, Cô giảng viên bộ môn quản lí và
kinh tế Dược đã dìu dắt tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, trang bị cho
tôi kiến
thức vô giá giúp tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, với tất cả lòng kính trọng và biết ơn. Nhóm xin gửi đến gia đình

toàn thể người thân, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi, để tôi có được
sự trưởng thành như ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2021

Nhóm sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Tươi

Nguyễn Thị Vân

Ngô Thị Kim Viên

Nguyễn Thị Hồng

Đào Hoài Anh


LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan các số liệu trong đề tài nghiên cứu này là hoàn toàn
trung thực. Đề tài là một sản phẩm mà chúng tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá
trình học tập tại học viện. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài
liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Quân-Bộ
môn Quản lý và kinh tế dược – Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam.
Chúng tôi xin cam đoan nếu có vấn đề gì chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà nội, ngày 31 tháng 10 năm 2022

Nhóm sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Tươi

Nguyễn Thị Vân

Ngô Thị Kim Viên

Nguyễn Thị Hồng

Đào Hoài Anh


PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Sinh viên Công việc Chữ ký
Nguyễn Thị Hồng Tươi Đặt vấn đề, công việc chung, phần còn
lại.
Nguyễn Thị Vân Chương 3: 3.2 Những yếu tố ảnh
hưởng đến danh mục thuốc kháng
sinh tại nhà thuốc.
Kiến nghị, bàn luận.
Ngô Thị Kim Viên Chương 1: Tổng quan về thực trạng về
danh mục thuốc kháng sinh trong kinh
doanh nhà thuốc.
Nguyễn Thị Hồng Chương 2: Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu.
Chương 3: 3.1. Đặc điểm thuốc kháng
sinh tại cơ sở kinh doanh nhà thuốc.
Đào Hoài Anh Chương 1: Tổng quan khái quát về
kháng sinh.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt, kí hiệu Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa Tiếng Anh

KS Kháng sinh

MRSA Tụ cầu vàng kháng Methicillin -


methicillin resistant Staphylococcus
aureus

TYSDKS Tự ý sử dụng kháng sinh

INN Theo tên chung quốc tế International


Nonproprietary Name

CDC Trung tâm Kiểm soát và


Centers for Disease
Phòng ngừa Dịch bệnh của Control and Prevention
Hoa Kỳ

BYT Bộ Y Tế

GPP Thực hành tốt nhà thuốc  Good Pharmacy Practices

NBT Người bán thuốc


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng

1.1 Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống

1.2 Cơ quan bài xuất chính của một số kháng sinh

1.3 Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải cộng
đồng tại khoa hô hấp bệnh viện Thống Nhất

1.4 Một số các dạng bào chế thuốc cơ bản tối thiểu có tại nhà thuốc

3.1 Danh mục một số kháng sinh có thể bán tại các cơ sở kinh doanh nhà
thuốc

3.3 Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không đơn
tại Việt Nam
MỤC LỤC
Centers for Disease Control and Prevention.......................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................................3
1.1. Khái quát sơ lược về kháng sinh..................................................................................3
1.1.1. Định nghĩa kháng sinh............................................................................................3
1.1.2. Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh.......................................................4
1.1.3. Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh..................................................................7
1.1.4. Những sai lầm khi sử dụng kháng sinh trong cộng đồng....................................9
1.1.5. Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.............................................................................9
1.1.6. Kháng kháng sinh tại Việt Nam:.........................................................................10
1.2. Thực trạng về danh mục thuốc kháng sinh trong kinh doanh nhà thuốc..............12
1.2.1. Kháng sinh là thuốc kê đơn..................................................................................12
1.2.2. Thực trạng việc kê đơn kháng sinh ngoại trú.[8].................................................15
1.2.3 Các dạng kháng sinh thường gặp tại nhà thuốc..................................................19
1.2.4. Thực trạng việc mua bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc................................19
1.2.5 Hậu quả của thực trạng mua bán kháng sinh.....................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................22
2.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................22
2.2 Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................................22
2.3 Thời gian nghiên cứu....................................................................................................22
2.4 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................22
2.4.1 Các biến trong nghiên cứu....................................................................................22
2.4.2 Công cụ và phương tiện nghiên cứu.....................................................................22
2.4.3. Qui trình nghiên cứu............................................................................................22
2.4.4. Hạn chế của tiểu luận...........................................................................................23
2.4.5. Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................24
3.1. Đặc điểm thuốc kháng sinh tại cơ sở kinh doanh nhà thuốc...................................24
3.2. Các thuốc kháng sinh được bán cụ thể tại một số cơ sở kinh doanh nhà thuốc....25
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến danh mục thuốc kháng sinh tại nhà thuốc.............26
3.3.1 Thưc trạng việc mua-bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc................................26
3.3.2 Nhóm kháng sinh hay được sử dụng tại nhà thuốc............................................28
3.3.3 Ảnh hưởng từ người bán thuốc............................................................................29
3.3.4 Ảnh hưởng từ nguồn kinh tế.................................................................................31
3.3.5 Ảnh hưởng từ người mua......................................................................................31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN........................................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN........................................................................................................36
6.1. Đối với người dân.........................................................................................................37
6.2. Đối với cơ quan quản lý...............................................................................................37
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản
để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu, là nhân tố quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế, văn hoá - xã hội của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Ngành Y tế đã có nhiều
đóng góp trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân góp
phần vào những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhiệm vụ của ngành Dược là cần phải cung ứng thuốc đến người bệnh đầy đủ, kịp
thời với chất lượng đảm bảo kèm theo việc tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe mà người dân tiếp cận trực tiếp và đơn giản
nhất hiện nay là nhà thuốc. Trong đó việc kinh doanh thuốc, sử dụng thuốc đặc biệt
là thuốc kháng sinh hợp lí trong các nhà thuốc là vấn đề đang được quan tâm nhất.
Hầu như mọi người có xu hướng tìm đến nhà thuốc mỗi khi có vấn đề về sức khỏe,
và việc sử dụng kháng sinh mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên việc sử dụng
kháng sinh chưa hợp lý sẽ dễ mang đến những hậu quả xấu đến sức khỏe người dân
như vấn đề kháng kháng sinh. Việc phát triển và sử dụng rộng rãi kháng sinh (KS)
là một trong các biện pháp can thiệp y tế công cộng quan trọng nhất trong thế kỷ
qua. Việc sản xuất hàng loạt kháng sinh cho nhân loại là một lợi thế tạm thời trong
cuộc đấu tranh với các vi khuẩn. Tuy nhiên với thực trạng sử dụng lạm dụng kháng
sinh như hiện nay, tình trạng kháng thuốc đã và đang là một vấn đề báo động toàn
cầu.
Đối với vấn đề trên ngày 1 tháng 7 năm 2005 “QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ Y TẾ
SỐ 17/2005/QĐ-BYT VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU
VIỆT NAM LẦN THỨ V” trong đó đề cập đến danh mục thuốc thiết yếu của cơ sở
kinh doanh của Nhà nước và tư nhân phải đảm bảo Danh mục thuốc thiết yếu với
giá cả thích hợp, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. Trước tình
hình đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, trước thực trạng sử dụng kháng sinh
còn chưa hợp lý, việc quản lý sử dụng kháng sinh là rất cần thiết, là một trong

1
những khâu quan trọng của quản lý y tế. Việc quản lý kháng sinh tốt đã được
chứng minh mang lại nhiều hiệu quả trong việc hạn chế kê đơn kháng sinh không
hợp lý trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá
về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới danh mục thuốc kháng sinh trong
kinh doanh nhà thuốc”. được thực hiện với 2 mục tiêu chính:
1. Tổng quan về thuốc kháng sinh.
2. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến danh mục thuốc kháng sinh tại
nhà thuốc.

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái quát sơ lược về kháng sinh
1.1.1. Định nghĩa kháng sinh
Kháng sinh là thuốc chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Kháng sinh
có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách
đặc hiệu. Kháng sinh có nhiều nguồn gốc khác nhau, có thể tổng hợp bằng
phương pháp hóa học, trích từ đọng vật, thực vật hoặc vi sinh vật.[1]
Kháng sinh không có bất kì tác dụng nào trên các bệnh do vi rút gây ra, chẳng
hạn như: cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng (trừ khi do Streptoccocus). Nếu vi
rút là nguyên nhân gây bệnh, dùng kháng sinh có thể gây hại nhiều hơn ích lợi.
Mỗi khi dùng kháng sinh, vi khuẩn trong cơ thể lại có cơ hội tăng khả nằng
kháng thuốc. Sau đó, chúng ta có thể bị nhiễm hoặc tự mình lây lan nhiễm
khuẩn do các loại vi trùng kháng thuốc mà kháng sinh không thể chữa trị được
nữa. Ví dụ như vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA)
gây nhiễm trùng có khả năng kháng một số kháng sinh thông thường.[1], [2].
Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu nghĩa là một loại kháng sinh sẽ tác động lên
một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định. Như vậy thuốc kháng sinh
không có cùng một hoạt tính như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn.
Sử dụng đúng cách, kháng sinh có thể cứu sống con người. Khi dùng kháng
sinh, nên tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn điều trị. Điều quan trọng là phải hoàn
thành đủ liệu trình kháng sinh ngay cả khi bản thân đã cảm thấy khỏe hơn. Nếu
ngừng điều trị quá sớm, một số vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại và gây bẹnh trở
lại. Không giữ lại kháng sinh sau một đợt điều trị hoặc sử dụng thuốc theo đơn
của người khác.
 Phân loại kháng sinh
Có nhiều cách để phân loại kháng sinh:

- Dựa vào nguồn gốc: Tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp.
- Dựa vào cấu trúc phân tử: Lipid, peptid, nucleosid.
- Dựa vào khả năng tác dụng: Kháng sinh diệt khuẩn, kháng sinh kiềm
khuẩn.
3
- Dựa vào cơ chế tác dụng: Ức chế tổng hợp thành hay màng tế bào, tổng
hợp protein, sao chép gen, ức chế chuyển hóa.
- Dựa vào phổ tác dụng: Kháng sinh phổ rộng (tác dụng trên cả vi khuẩn
gram âm và gram dương), Kháng sinh phổ hẹp (tác dụng trên một loại vi
khuẩn), kháng sinh phổ giới hạn (chỉ tác dụng trên vi khuẩn gram dương).
1.1.2. Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh
 Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng để có quyết định sử dụng
kháng sinh. Nếu không có điều kiện xét nghiệm thì phải dựa vào kinh nghiệm
của người có chuyên môn để có dự đoán tối ưu về tác nhân gây bệnh như: bị thú
vật cắn có thể là do Pasteurella multocida, viêm phổi, viêm phế quản có thể do
Pneumococcus, Haemophilus Influenzae.[2]
Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng do tác nhân vi khuẩn:
viêm phổi, viêm tai, nhiễm trùng tiểu, viêm mô mềm , nhiễm trùng vết thương...
Không dùng kháng sinh cho các bệnh do vi rút gây ra: (cúm, sởi, bại liệt...)
hoặc do cơ thể suy nhược, thiếu máu, dị ứng , bướu cổ.
 Chọn đúng kháng sinh
Muốn chọn đúng kháng sinh phải xác định đúng nguyên nhân gây bệnh.
Để biết vi khuẩn nhạy cảm với loại kháng sinh nào ta có thể làm kháng sinh
đồ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể làm kháng sinh đồ. Chỉ làm
kháng sinh đồ khi có điều kiện, hoặc ca bệnh nặng, hoặc nghi có đề kháng kháng
sinh. Mặt khác phải nắm vũng được phổ kháng khuẩn, độc tính, chống chỉ định
của các khánh sinh. Tránh lạm dụng các kháng sinh phổ rộng. Nên chọn các
kháng sinh diệt khuẩn cho bệnh nhân nhiễm khuẩn nhẹ và còn sức đề kháng[3].
 Chọn dạng thuốc thích hợp
Căn cứ vào vị trí và mức độ nhiễm trùng để chọn kháng sinh ở dạng tiêm hay
dạng uống. Nên hạn chế sử dụng kháng sinh tại chỗ vì dễ gây dị ứng hoặc hiện
tường kháng kháng sinh. Chỉ nên dùng kháng sinh tại chỗ như nhiễm trùng mắt.

4
Đối với những nhiễm trùng ngoài da nên dùng thuốc sát khuẩn. Đường tiêm
được dùng trong các trường hợp sau:
+ Khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa bị ảnh hưởng (do bệnh lý đường
tiêu hóa, khó nuốt, nôn nhiều….)
+ Khi cần nồng độ kháng sinh trong máu cao khó đạt được bằng đường
uống: điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức khó thấm thuốc (viêm màng não, màng
trong tim, viêm xương khớp nặng…), nhiễm khuẩn trầm trọng và tiến triển
nhanh. Tuy nhiên cần xem xét chuyển sang đường uống khi có thể.
Đường uống là đường dùng được ưu tiên vì tính tiện dụng, an toàn và giá
thành rẻ. Cần lưu ý lựa chọn kháng sinh có sinh khả dụng cao và ít bị ảnh hưởng
bởi thức ăn (bảng 1.1)
Kháng sinh Sinh khả dụng Ảnh hưởng của thức
ăn đến hấp thu
Ampicillin 40 ↓
Amoxicilin 90 ±
Lincomycin 30 ↓
Clindamycin 90 ±
Erythromycin 50 ↓
Azithromycin 40 ↓
Tetracyclin 50 ↓
Doxycyclin 90 ±
Pefloxacin 90 ±
Ofloxacin 80 ±
Bảng 1.1. Sinh khả dụng của một số kháng sinh đường uống
Ghi chú: ↓: giảm hấp thu.
±: không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể.
 Dùng đúng thời gian quy định
Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào mục đích điều trị. Có thể gợi ý
khoảng thời gian điều trị bằng kháng sinh:

5
- Nhiễm khuẩn thông thường: Dùng kháng sinh từ 5-7 ngày.
- Viêm amidan: 1 tuần.
- Viêm phổi, phế quản: 2 tuần.
- Viêm màng trong tim: 4-6 tuần.
- Nhiễm trùng huyết: 4-6 tuần.
- Nếu điều trị lao có thể dùng kháng sinh 6-18 tháng.
Không nên thay đổi kháng sinh trước thời hạn quy định và nên tuân thủ thời
gian dùng kháng sinh cho mỗi loại bệnh lý. Bệnh nhân có thể hết triệu chứng
lâm sàng sau vài ngày đầu dùng kháng sinh nhưng không có nghĩa là đã diệt hết
tác nhân gây bệnh. Vì vậy sau khi hết triệu chứng, phải tiếp tục dùng kháng sinh
cho đủ thời gian quy định, điều trị không ngắt quãng hay dừng thuốc đột ngột,
không giảm liều từ từ.[3],[1]
 Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lí
Chỉ nên dùng kháng sinh để dự phòng khi: phòng bội nhiễm trong phẫu thuật
hay phòng nguy cơ viêm màng trong tim do liên cầu khuẩn trong bệnh thấp
khớp.
 Chỉ phối hợp kháng sinh khi thật cần thiết
Ngày nay ít dùng phối hợp vì có nhiều kháng sinh phổ rộng. Về lý luận sự
phối hợp kháng sinh nhằm mục đích:
- Ngăn chặn đề kháng của vi khuẩn khi sử dụng lâu dài: Phồi hợp thuốc kháng
lao.
- Trong các bệnh nặng đe dọa tính mạng mà nguyên nhân chưa được biết:
Viêm màng não do nhiễm khuẩn.
- Có những loại nhiễm trùng do vi khuẩn hỗn hợp: Viêm màng bụng do vỡ
nội tạng sẽ nhiễm nhiều vi khuẩn như Enterobacteriaceae hiếu khí, cầu khuẩn
Gram (+) trường hợp này để mỗi kháng sinh nhắm vào một vi khuẩn.
- Tăng hiệu lực của kháng sinh: Chữa nhiễm Enterococci dùng
Vancomycin hoặc Ampicillin chỉ ức chế chứ không tiêu diệt được vi khuẩn, để
có tác dụng diệt khuẩn nên phối hợp một trong hai thuốc trên với Gentamicin.

6
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường nên hạn chế phối hợp
kháng sinh. Nhưng trong trường hợp điều trị lao phải phối hợp kháng sinh để
hạn chế hiện tượng kháng thuốc.
- Càng dùng nhiều kháng sinh đồng nghĩa với tăng tác dụng phụ, chi phí cao
hơn nhưng đôi khi hiệu quả trị liệu không tăng. Không nên phối hợp hai kháng sinh
cùng cơ chế tác động vì có thể gây đề kháng chéo. Tốt nhất là nên tìm cho ra tác
nhân gây bệnh để chỉ sử dụng một kháng sinh mạnh nhất và hiệu quả nhất .[4],[3]
1.1.3. Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh
Phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh, biểu hiện bằng nhiều
cách khác nhau: [3],[4]
 Phản ứng tại chỗ (hiện tượng không dung nạp thuốc tại chỗ)
- Thuốc tiêm bắp gây đau, viêm cơ.
- Thuốc tiêm mạnh gây viêm tĩnh mạch, huyết khối.
- Thuốc uống gây kích thích dạ dày.
 Gây độc các cơ quan
Bản thân kháng sinh có ảnh hưởng lên các cơ quan khác nhau
- Gây tổn thương dây thần kinh: Streptomycin gây điếc, rối loạn tiền đình,
Isoniazid gây viêm dây thần kinh.
- Gây tai biến máu như: Nhóm Cephalosporin gây giảm dòng bạch cầu
hạt, Chloramphenicol gây suy tủy.
- Gây tổn thương chức năng gan như: Tetracycline, Rifampin,
Novobiocin.
- Gây tổn thương chức năng thận với các biểu hiện protein niệu, huyết
niệu, suy thận cấp: Cephalosporin, Aminoglycoside, Polymycin, Sulfonamid.
- Gây tổn hại xương, răng: Tetracyclin làm hại răng trẻ em.
- Gây tai biến cho thai nhi (tổn hại, quái thai, dị tật thai): Sulfamid,
Chloramphenicol, Imidazol.
- Gan và thận là hai cơ quan chính thải trừ thuốc, do đó sự suy giảm chức
năng những cơ quan này dẫn đến giảm khả năng thải trừ của kháng sinh, kéo dài

7
thời gian lưu của thuốc trong cơ thể, làm tăng nồng độ thuốc dẫn đến tăng độc
tính. Do đó phải thận trọng khi kê đơn kháng sinh cho người cao tuổi, người suy
giảm chức năng gan- thận vỉ tỉ lệ gặp phản ứng bất lợi và độc tính cao hơn người
bình thường. Vị trí bài xuất chính chỉ nơi kháng sinh đi qua ở dạng còn hoạt
tính. Từ bảng 1.2 cho thấy hai kháng sinh có thể cùng một nhóm nhưng dược
động học không giống nhau. Đặc điểm này giúp cho việc lựa chọn kháng sinh
theo cơ địa người bệnh.

Kháng sinh Vị trí bài xuất chính


Cefotaxim Thận
Cefoperazol Gan
Lincomycin Gan
Clindamycin Gan
Erythromycin Gan
Azithromycin Gan
Tetracyclin Thận
Doxycyclin Gan
Pefloxacin Gan
Ofloxacin Thận
Bảng 1.2. Cơ quan bài xuất chính của một số kháng sinh

 Phản ứng dị ứng


Khi vào cơ thể, thuốc phản ứng với protein huyết tương và trở thành một
kháng nguyên cho cơ thể tạo phản ứng dị ứng. Các phản ứng quá mẫn này khác
nhau tùy liều dùng hoặc cách dùng, có thể xảy ra chậm sau một thời gian dùng
thuốc và cũng có thể nặng, cấp tính, biểu hiện ngay sau khi dùng thuốc như:
- Phát ban, nổi mề đay, ngứa, nổi hạch, đau khớp.
- Hội chứng Stevens Johnson: Viêm da quanh các lỗ tự nhiên.
- Xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng.

8
- Nặng nhất là sốc phản vệ, thường gặp nhất là với Penicillin, có thể gây
tử vong cần phòng tránh.[3],[4]
 Loạn khuẩn đường ruột
Kháng sinh đường uống, vào hệ tiêu hóa, sẽ kìm hãm các vi khuẩn sống cộng sinh,
gây rối loạn hấp thu, biểu hiện bằng tiêu chảy. Đây là tác dụng phụ thường gặp. Đối
với trẻ em, có thể gây mất nước nghiêm trọng hoặc thiếu vitamin.
1.1.4. Những sai lầm khi sử dụng kháng sinh trong cộng đồng
Một sai lầm khá phổ biến: có sốt → có nhiễm trùng → dùng kháng sinh. Hậu
quả là: Nhiều bệnh sốt do vi rút đã dùng kháng sinh, nhiều bệnh nội khoa có sốt
không do nhiễm trùng vẫn được dùng kháng sinh.[6]
 Dùng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng
- Dùng liều thấp hơn so với liều chuẩn/ngày
- Không điều chỉnh liều phù hợp với tình trạng bệnh nhân (cân nặng, chức
năng thận)
 Dùng thuốc kháng sinh không đúng thời gian
- Quá ngắn: Dùng kháng sinh chưa đủ liệu trình điều trị.
- Quá dài: Kéo dài thời gian điều trị kháng sinh ở bệnh nhân nằm viện lâu.
- Số lần dùng kháng sinh/ngày và khoảng cách giữa các lần dùng không
hợp lí.
- Thời điểm dùng kháng sinh: Uống thuốc lúc nào trong ngày, có liên quan
đến bữa ăn hay không.[7]
 Phối hợp kháng sinh chưa đúng
- Phối hợp kháng sinh khi không cần thiết.
- Phối hợp quá nhiều kháng sinh.
- Phối hợp kháng sinh có tương tác làm giảm tác dụng của nhau.[6]
1.1.5. Tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
 Định nghĩa sử dụng thuốc kháng sinh
Tự ý sử dụng kháng sinh (TYSDKS) là sử dụng kháng sinh không có chỉ định
hoặc không đúng chính xác như sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ, bao gồm:
9
- Tự chuẩn đoán các triệu chứng và tự mua thuốc kháng sinh về chữa trị.
- Ngừng kháng sinh sớm hơn liệu trình khi thấy triệu chứng vừa thuyên
giảm.
- Tự tăng liều kháng sinh để nhanh khỏi bệnh.
- Sử dụng lại đơn thuốc cũ cho đợt bệnh mới có những triệu chứng tương
tự.
 Hậu quả của việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
WHO cảnh báo việc TYSDKS gây ra các tác hại:[8]
- Lạm dụng kháng sinh làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn. Số lượng
thuốc chống lại bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả sẽ giảm xuống. Tình trạng kháng
thuốc kháng sinh sẽ tăng cao và đe dọa nền ý học nhân loại.
- Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn là một trong các loại thuốc quan trọng
không thể thiếu ở nhiều quy trình phẫu thuật và liệu pháp điều trị ung thư. Nếu
tình trạng kháng kháng sinh tăng, chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong điều trị
bệnh và kéo dài thời gian nằm viện (chi phí điều trị tăng cao từ 4-5 tỉ đô la mỗi
năm tại Hoa Kỳ và 9 tỉ ơ-rô mỗi năm ở châu Âu), thâm chí có thể gây tử vong.
1.1.6. Kháng kháng sinh tại Việt Nam:
Kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm
hoặc ký sinh trùng sinh trưởng với sự hiện diện của một loại thuốc mà thông
thường có thể giết chết hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Kết quả là các liệu
pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả. Nhiễm khuẩn do đó trở nên
nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian bị bệnh lâu hơn, chi phí điều trị cao hơn và
nguy cơ tử vong cao hơn. Bởi tình trạng kháng kháng sinh, nên ngày càng có
nhiều bệnh nhiễm khuẩn thông thường như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết
niệu, bênh lao và các bệnh do thực phẩm gây ra càng trở nên khó điều trị hơn và
đôi khi không thể điều trị được.
Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, ảnh
hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân, sự phát triển tổng thể, bền
vững của cả một quốc gia.Việt Nam là một trong những quốc gia, trong những
năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng sinh,
10
do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức
khỏe.
Bảng 1.3 sau đây cho thấy sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm
phổi mắc phải cộng đồng tại khoa hô hấp bệnh viện Thống Nhất [9]
Kháng S. S.aureus S.aeruginos A.baumanni K.pneumoniae E.coli
sinh pneumonia (%) a (%) (%) (%) (%)
(%)
PEN 66,7 100
AMP 75,8 100 100
OXA 88,9
PIP 46,1 50 100 37,5
PIT 33,3 41,7 77,8 37,5
AMK 35,7 44,4 37,5
GEN 87,5 45,5
CTX 35,7 66,7 44,4 42,8
CAZ 30,8 41,7 33,3 25
CRO 26,7
FEP 7,7 41,7 33,3 42,8
CIP 87,5 40 50 37,3 33,3
LVX 23,3 33,3 41,7 37,3 33,3
MXX 13,3 100 40 37,3 33,3
ATM 58,3
IPM 83,3 23,1 41,7 33,3 33,3
MEM 15,2 33,3
ERY 94,3 100
CLI 71,4 77,8
PEN: penicillin, AMP: ampicillin, OXA: oxacillin, PIP: piperacillin, PIT:
piperacillin/ tazobactam, AMK: amikacin, GEN: gentamicin, CTX: cefotaxime,
CAZ: ceftazidime, CRO: ceftriaxone, FEP: Cefepime, CIP: ciprofloxacin, LVX:

11
levofloxacin, MXX: moxifloxacin, ATM: aztreonam, IPM: imipenem, MEM:
meropenem, ERY: erythromycin, CLI: clindamycin.

1.2. Thực trạng về danh mục thuốc kháng sinh trong kinh doanh nhà thuốc
1.2.1. Kháng sinh là thuốc kê đơn
Kháng sinh thuộc danh mục thuốc kê đơn, vậy nên việc kê đơn cũng như kinh
doanh kháng sinh tại nhà thuốc cần tuân thủ theo Thông tư 52/2017/TT-BYT
“Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị
ngoại trú”:

Điều 4. Nguyên tắc kê đơn thuốc

1. Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.

2. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.

3. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên
kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.

4. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:

a) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về
tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong
trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

b) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.

c) Dược thư quốc gia của Việt Nam;

5. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa
không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9
Thông tư này.

12
6. Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm
sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau
khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân
công bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.

7. Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa
bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục kỹ
thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt).

8. Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1, 2 Điều
2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người
bệnh.

9. Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6
Luật dược, cụ thể:

a) Các thuốc, chất không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;

b) Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,

c) Thực phẩm chức năng;

d) Mỹ phẩm.

Điều 5. Hình thức kê đơn thuốc

1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh:

Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y
bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.

2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
13
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người
bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.

3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:

a) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến
đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ
khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý
người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì
kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.

4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện
theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.

Điều 6. Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc

1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.

2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ
dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng
minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ
của trẻ.

4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:

a) Thuốc có một hoạt chất

- Theo tên chung quốc tế (INN, generic);

14
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc
như sau: Paracetamol 500mg.

- Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là
A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.

b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.

5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc
độc trước khi ghi các thuốc khác.

6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.

8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sữa.

9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký
tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

1.2.2. Thực trạng việc kê đơn kháng sinh ngoại trú.[8]

1.2.2.1. Trên thế giới


Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh ngoại trú là một vấn đề đang được cả thế
giới quan tâm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tình trạng lạm dụng
kháng sinh và kê đơn bất hợp lý còn rất phổ biến, Trung tâm Kiểm soát và
Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Hoa Kỳ đã ước tính rằng có tới 50% trong
tổng số đơn kháng sinh được kể là không cần thiết hoặc không phù hợp. Việc
lạm dụng kháng sinh là một yếu tố chính dẫn đến sự xuất hiện của các mầm
bệnh đa kháng thuốc, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe [9]
. Ước tính có khoảng
30% kháng sinh ngoại trú được kê đơn ở Hoa Kỳ trong năm 2010 - 2011 là
không cần thiết. Kế hoạch hành động quốc gia về chống vi khuẩn kháng kháng
15
sinh đặt ra mục tiêu giảm 50% việc sử dụng kháng sinh ngoại | trú không phù
hợp cho bệnh nhân ngoại trú vào năm 2020 [10]
. Ở Đức, khoảng 85% thuốc
kháng sinh được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú. Sử dụng thuốc kháng sinh
không phù hợp ở bệnh nhân ngoại trú được coi là nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng kháng kháng sinh [11].

Ở Hoa Kỳ, tình trạng lạm dụng kháng sinh trên bệnh nhân ngoại trú là | khá
phổ biến. Các trường hợp được kể kháng sinh thường gặp là nhiễm trùng đường
hô hấp trên, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm tai giữa... và khoảng một nửa
những đơn kháng sinh này là không cần thiết, vì nguyên nhân chủ yếu gây ra
những tình trạng này là do virus hoặc những tác nhân khác không đáp ứng với
kháng sinh. CDC gần đây đã ước tỉnh rằng khoảng 30% số tiền sử dụng kháng
sinh được kê trong các lần khám cấp cứu trong năm 2010 và 2011 là không phù
hợp [12]. Tuy nhiên, tỷ lệ kế đơn kháng sinh ngoại trú, đặc biệt là các kháng sinh
phổ rộng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tỷ lệ kế đơn kháng sinh
đường uống giảm 5%, từ 877 đơn thuốc trên 1000 người năm 2011 xuống 836
đơn thuốc trên 1000 người năm 2016, Tỷ số kháng sinh phổ rộng so với phổ hẹp
giảm từ 1,62 (năm 2011) xuống 1,49 (năm 2016), do giảm sử dụng các kháng
sinh nhóm macrolid và fluoroquinolone [13].

Một nghiên cứu tại Đức cũng cho thấy việc sử dụng kháng sinh toàn thân ở
bệnh nhân ngoại trú đã có xu hướng giảm. Từ năm 2010 đến năm 2018, số
lượng kháng sinh trong bảo hiểm được kể cho các đối tượng này đã giảm 21%,
từ 562 trên 1000 người xuống 446 trên 1000 người. Tỷ lệ kê đơn giảm rõ rệt
nhất được thấy ở nhóm trẻ em và vị thành niên (41%). Ở các nhóm tuổi khác tỷ
lệ giảm lần lượt là 17% (nhóm đối tượng từ 15 đến 64 tuổi) và 12% (nhóm đối
tượng trên 64 tuổi) [14].

Một nghiên cứu khác tại vùng Bắc Ý được thực hiện với mục đích đánh giả
những thay đổi trong việc sử dụng kháng sinh ngoại trú trong 19 năm (từ năm
2000 đến năm 2019). Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được kê đơn kháng sinh
16
vẫn ở mức cao từ năm 2000 (33,8%) đến năm 2019 (32,6%). Tỷ lệ sử dụng
kháng sinh lựa chọn hàng đầu (phối hợp penicillin với chất ức chế beta-
lactamase, cephalosporin thế hệ thứ ba và thứ tư, macrolide) tiếp tục tăng, chỉ có
fluoroquinolone giảm vào năm 2019 (19%) so với năm 2018 (26%) [15].

Nhìn chung, số lượng kháng sinh được kể cho bệnh nhân ngoại trú trên thế
giới vẫn đang ở mức khá cao. Tình trạng này tiếp diễn kéo dài sẽ dẫn đến những
hệ lụy nghiêm trọng như xuất hiện những chủng vi khuẩn đa khủng, tăng tỷ lệ
xuất hiện những tác dụng không mong muốn trong điều trị và thiệt hại về kinh
tế. Tuy nhiên, xu hướng giảm trong việc sử dụng kháng sinh ngoại trị của một số
nước phát triển những năm gần đây đã cho thấy một tín hiệu tích cực trong công
cuộc chống lại vi khuẩn kháng thuốc của thế giới.

17
1.2.2.2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn rất cao, đứng hàng thứ hai
(16,7%) chỉ sau các bệnh lý về tim mạch (18,4%) [16]. Vì vậy, nhu cầu và mức độ
sử dụng kháng sinh là rất cao, đặc biệt trên những bệnh nhân ngoại trú.

Trong một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy thực trạng sử dụng
thuốc kháng sinh ở một số khoa lâm sàng còn chưa hợp lý. Tỷ lệ kê đơn kháng
sinh cho điều trị ngoại trú của bệnh viện là 29%. Tỷ lệ này tuy có thấp hơn so
với kết quả nghiên cứu về kê đơn điều trị nội trú (43%) và đã thấp hơn kết quả
nghiên cứu năm 2011 (32,3%) nhưng vẫn là con số tương đối cao so với giới
hạn báo động của WHO. Đặc biệt, một số khoa có tỷ lệ kê đơn kháng sinh cho
bệnh nhân điều trị ngoại trú khá cao: Khoa Răng-Hàm-Mặt (92,78%), Khoa Sản
(76,97%), Khoa Tai-Mũi-Họng (67,98%), Khoa mắt (66,94%). Khoa Da liễu
(51,92%), Khoa Hô hấp (40%). Các nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến
nhất là Beta-Lactam (44,98%), Macrolid (20%), Quinolon (14,01%) [17][33].

Kết quả này khá tương đồng với kết quả thu được trong một nghiên cứu khác
tại Bệnh viện Nhi đồng 2: Tỷ lệ kế đơn kháng sinh ngoại trú tại Bệnh viện Nhi
đồng 2 ở các khoa Tai Mũi Họng và Hô Hấp lần lượt là 56,0% và 46,0%, Kháng
sinh được sử dụng nhiều nhất là nhóm Penicillin, trong đó Amoxicillin -
Clavulanate chiếm 39,2% trong tổng số kháng sinh được kế, Ngoài ra, còn có
Cephalosporin thế hệ 2,3 và Macrolid cũng là 2 nhóm kháng sinh được sử dụng
phổ biến với tỷ lệ lần lượt là 21,9% và 20,9% [18].

Qua một vài nghiên cứu có thể thấy rằng tỷ lệ kê đơn kháng sinh ngoại trú
chưa hợp lý tại Việt Nam còn ở mức cao. Với một số khoa lâm sàng có tỷ lệ sử
dụng kháng sinh cao, cần có biện pháp can thiệp để giảm thiểu số lượng đơn
không hợp lý và không cần thiết, đồng thời cần phải xây dựng, cập nhật các
chương trình quản lý kháng sinh để bảo vệ các thuốc dự phòng một cách hiệu
quả.

18
1.2.3 Các dạng kháng sinh thường gặp tại nhà thuốc
Các dạng thuốc kháng sinh thường gặp tại nhà thuốc có thể có sự khác biệt
tùy vào khu vực của nhà thuốc, nhu cầu khách hàng quanh khu vực,.. Như nhà
thuốc tại trung tâm, gần bệnh viện, gần khu đô thị sẽ đa dạng các dạng bào chế
của thuốc kháng sinh hơn so với nhà thuốc ở khu vực có mật độ dân cư thấp,
khu vực xa trung tâm, xa bệnh viện.
Thuốc Dạng thuốc
Betalactam: Amoxcillin, Ampicillin, Viên nang, viên nén, viên
Cephalexin, Cefuroxim, Cefixim, Cepodoxim, nén bao phim, bột, cốm pha
Cefdinir hỗn dịch uống,…
Macrolid: Erythromycin, Clarithromycin, Viên nén bao phim, bột pha
Azithromycin, Spiramycin, Roxithromycin hỗn dịch.
Lincomycin, Clindamycin Viên nang, gel bôi ngoài da
Quinolon : Ciprofloxacin, Levofloxacin Viên nén bao phim
Tetracyclin : Tetracyclin, Doxycyclin Mỡ tra mắt, viên nang cứng,

Bảng 1.4 Một số các dạng bào chế thuốc cơ bản tối thiểu có tại nhà thuốc

Đa phần các nhà thuốc đều sẽ có các dạng thuốc cơ bản như bảng 2.4 đã nêu.
Với những nhà thuốc gần bệnh viện, nhà thuố sẽ có thêm dạng thuốc tiêm
truyền, có thêm các nhóm kháng sinh khác như aminoglycoside, rifamycin,…

Vậy nên có thể thấy dạng thuốc nào có mặt tại nhà thuốc phụ thuộc nhiều vào
yếu tố thị trường và khách hàng.

1.2.4. Thực trạng việc mua bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc
1.2.4.1 Trên thế giới

Có bài báo đã cho thấy thực trạng cung cấp kháng sinh không có đơn tại cơ
sở bán lẻ thuốc đã ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới (27 quốc gia bao
gồm cả quốc gia thu nhập thấp, trung bình, cau, trong đó tập trung tại các vùng
Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á, Trung Đông Đông Nam Phi, Nam Âu, Mỹ La
tinh. Phương pháp đồng vai khách hàng được sử dụng nhiều nhất và cho kết quả
về tỷ lệ kháng sinh cung cấp không có đơn cao hơn 13,5 % so với phương pháp
quan sát (P<0,05).Các kháng sinh cung cấp không có đơn chủ yếu kháng sinh
đường uống với các bệnh/triệu chứng trên hệ hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu-sinh
dục, trong đó phổ biến là amoxicilin, fluoroquinolon. Thông tin khai thác về tiền
sử dị ứng thuốc của người bệnh và tư vấn tác dụng không mong muốn của
kháng sinh chưa được người bán thuốc chú ý. Ước tính tỷ lệ cung cấp kháng
sinh không có đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới là 62,1 % (95% CI54,1-
19
70,1), trong đó khi loại bỏ các yếu tố khác, vùng địa lý của các quốc gia và
phương pháp thu thập dữ liệu có ảnh hưởng đến tỷ lệ gộp này (R2 =83,9 %,
p=0049). Nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan cần tăng cường giám
sát chặt chẽ và thực hiện các giải pháp phù hợp ở cấp độ quốc gia để đảm bảo
quy định được thực thi và cần giải quyết tận gốc tình trạng cung cấp kháng sinh
không đơn tại cơ sở bán lẻ thuốc hiện nay. [19].

1.2.4.2 Việt Nam [20]

Trong năm 2019, kháng sinh (amoxicillin, ampicillin + sulbactam và


cefuroxim); thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chống dị ứng (chymotripsin,
fexofenadine, desloratadine, paracetamol); corticoid (betamethasone,
methylprednisolone) và thuốc ức chế bơm proton (esomeprazole) là các thuốc có
số lượt bán ra và doanh thu cao nhất tại các nhà thuốc tư nhân ở Nam Định. Kết
quả này cũng phần nào nói lên các bệnh như nhiễm khuẩn, sốt, dị ứng, bệnh
đường tiêu hoá là các bệnh phổ biến trong cộng đồng. Tại Senegal, các loại
thuốc bán chạy nhất ở các cửa hàng thuốc bao gồm kháng sinh (amoxicillin +
acid clavulanic) và giảm đau (acetylsalicylic acid); tại các chợ thuốc là các thuốc
giảm đau, chống viêm (paracetamol, piroxicam ) [21]. Tại Rajshahi, Bangladesh,
nhóm thuốc kháng khuẩn cũng là nhóm thuốc bán chạy nhất năm 2016 ở các nhà
thuốc tư nhân [22]. Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng histamin, kháng sinh cũng là
những loại thuốc không kê đơn được bán ra nhiều nhất năm 2014 tại Bangalore
[23]
. Trong số 1.027 mặt hàng được bán ra trong năm 2019, 21,7 % số mặt hàng
và 21,2 % tổng doanh thu của các nhà thuốc ở Nam Định đến từ các loại kháng
sinh, đặc biệt là các betalactam và macrolid. Kết quả thu được tương tự với một
nghiên cứu được thực hiện tại 30 nhà thuốc tư nhân tại thành phố Hà Nội: kháng
sinh chiếm 24 % và 18 % tổng doanh thu của các nhà thuốc, tương ứng cho khu
vực thành thị và khu vực nông thôn. Đáng chú ý là 88 % các kháng sinh ở khu
vực thành thị và 91 % kháng sinh ở khu vực nông thôn được bán mà không có
đơn [24]. Trong nghiên cứu này, việc bán kháng sinh có kê đơn hay không có đơn
đã không được thực hiện vì sự thiếu hụt dữ liệu. Tuy nhiên, việc nhóm kháng
sinh chiếm tỷ trọng cao cả về số mặt hàng bán ra lẫn doanh thu của các nhà
thuốc ở tỉnh Nam Định cũng là một điều cần lưu ý trong công tác quản lý phân
phối kháng sinh. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy rằng
kháng sinh là một nhóm thuốc được bán ra mà không có đơn rất phổ biến. Một
nghiên cứu tổng quan hệ thống dựa trên dữ liệu của 50 nghiên cứu trước đó cho
thấy rằng tất cả các nghiên cứu này đều ghi nhận việc bán kháng sinh mà không
cần đơn ở các cửa hàng thuốc. Các yếu tố góp phần cho việc cung cấp kháng
sinh không theo đơn là các quy định về thuốc của các quốc gia còn kém, số
lượng dược sĩ có trình độ cao còn chạn chế, áp lực thương mại/doanh thu đối với
nhân viên của các nhà thuốc, nhu cầu của người tiêu dùng, thực hành kê đơn
không phù hợp và thiếu nhận thức về kháng kháng sinh [25]. Nghiên cứu tại các
cơ sở bán thuốc tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cho thấy tình trạng bán
kháng sinh không có đơn còn phổ biến vì lợi ích kinh tế, tính cạnh tranh của các

20
cơ sở bán lẻ, công tác quản lý giám sát còn chưa cao và cũng do người bán
thuốc còn thiếu kiến thức cơ bản về kháng sinh và bán kháng sinh (32,5 %).[26]

1.2.5 Hậu quả của thực trạng mua bán kháng sinh
Qua một vài nghiên cứu có thể thấy rằng tỷ lệ kê đơn kháng sinh ngoại trú chưa
hợp lý tại Việt Nam còn ở mức cao. Nhóm kháng sinh là một trong những nhóm
thuốc chiếm tỷ lệ cao về số mặt hàng bán ra và doanh thu của Nhà thuốc. Điều
này cần được lưu ý trong việc quản lý và phân phối kháng sinh. Việc chưa quản
lý được chặt chẽ và quy chuẩn hóa việc kê đơn cũng như kinh doanh kháng sinh
đã để lại những hậu quả đáng cân nhắc:

- Kháng kháng sinh: WHO đã liệt Việt Nam vào danh sách nước có tỷ lệ
kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu. BYT chỉ ra, có tới 76% bác sĩ kê
toa kháng sinh không phù hợp. Đây là nguyên nhân khiến 33% người bệnh
bị kháng thuốc.

- Cạn kiệt tài nguyên kháng sinh: Kể từ đầu thế kỷ cho tới nay, có 12 loại
thuốc kháng sinh mới được phê duyệt, nhưng đa phần là các kháng sinh
không mạnh. Nhiều Công ty dược quốc tế rút khỏi nghiên cứu kháng sinh:
Novartis (Thụy Sĩ), AstraZeneca (Anh), Sanofi (Pháp), Eli Lilly (Mỹ) và
Allergan (Ireland).

- Lãng phí tài nguyên kháng sinh: Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tỷ lệ
sử dụng kháng sinh tăng mạnh nhất. Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc
kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Trong khi
các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam
đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.

- Tăng chi phí điều trị: Chi phí kháng sinh trong điều trị chiếm tới 17% trên
tổng chi cho phí dịch vụ Khám chữa bệnh của người dân. [27]

21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng tới danh mục thuốc kháng sinh trong kinh doanh nhà
thuốc.
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
2.3 Thời gian nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện từ ngày 8 tháng 10 năm 2022 đến ngày 31 tháng 10
năm 2022.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu.
Phương pháp thống kê, phân tích.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính giúp tìm hiểu rõ hơn
các vấn đề ảnh hưởng tới danh mục thuốc kháng sinh trong kinh doanh nhà
thuốc.
2.4.1 Các biến trong nghiên cứu
Danh mục thuốc kê đơn hoặc không kê đơn.
Nhu cầu khách hàng.
Thực trạng sử dụng.
Kỹ năng kiến thức của người mua bán.
2.4.2 Công cụ và phương tiện nghiên cứu
Sử dụng máy tính điện thoại để nghiên cứu.
Sử dụng các tài liệu là sách báo có thông tin về kháng sinh, bệnh.
Sổ ghi chép và công cụ hỗ trợ khác.
Sử dụng hệ thống bảng và sơ đồ để khái quát và đánh giá.
2.4.3. Qui trình nghiên cứu

22
Xác định đối tượng nghiên cứu

Xây dựng các mục tiêu

Tìm hiểu về kháng sinh tại nhà Các yếu tố ảnh hưởng tới danh mục thuốc
thuốc kháng sinh trong kinh doanh nhà thuốc

Kết quả nghiên cứu

Kết luận, bàn luận và kiến nghị

Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu


2.4.4. Hạn chế của tiểu luận
Các chỉ tiêu nghiên cứu mới đánh giá được một phần vê mức độ ảnh hưởng
đến danh mục thuốc kháng sinh trong kinh doanh nhà thuốc.
2.4.5. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành theo đúng nguyên tắc về đạo đức trong
nghiên cứu y học.
- Tôn trọng đối tượng nghiên cứu về mọi mặt, không có thái độ coi thường.
- Nghiên cứu không có tác động trực tiếp tới đối tượng.
- Số liệu hoàn toàn khách quan trung thực.

23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm thuốc kháng sinh tại cơ sở kinh doanh nhà thuốc

Nhóm kháng sinh Tên kháng sinh


Thuốc nhóm beta- Penicilin Amoxicilin, Amoxicilin + Acid
lactam Clavulanic, Ampicilin,
Benzylpenicilin, Cloxacilin (natri),
Imipenem (+ cilastatin )
Cephalosprin Cephalexin, Cefazolin (natri),
Cefixim, Cefolaxim (natri),
Ceftriaxon (natri), Cefuroxim (axetil),
Cefuroxim (natri), Cefpodoxim,
cefdinir
Thuốc nhóm Amikacin, Gentamicin (sulfat),
aminoglycosid Spectinomycin, Vancomycin,
Streptomycin (sulfat), Kanamycin
Phenicol chloramphenicol Cloramphenicol, Cloramphenicol
(palmitat), Cloramphenicol (natri
succinat)
Nitroimidazol Metronidazol, Metronidazol (benzoat)
Lincosamid Clindamycin Clindamycin (hydroclorid),
Clindamycin (palmitat), Clindamycin
(phosphat), lincomycin
Macrolid Azithromycin, Clarithromycin,
Erythromycin, Erythromycin (stearat
hoặc ethyl
succinat), spiramycin, roxithromycin
Quinolon Ciprofloxacin (hydroclorid),
Ciprofloxacin (base hoặc
hydroclorid), Levofloxacin, Ofloxacin
24
Sulfamid Sulfamethoxazol + Trimethoprim
Nitrofuran Nitrofurantoin
Tetracyclin Doxycyclin (hydroclorid),tetracylin
Rifamycin Rifampicin, Rifabutin
polypeptid Capreomycin
Kháng sinh chống Griseofulvin, Nystatin, Fluconazol,
nấm Clotrimazol, Amphotericin B
Các kháng sinh Clofazimin, Ethambutol hydroclorid,
khác Isoniazid, Pyrazinamid, Ethambutol,
Ethionamid, , p- aminosalicylic acid,
Metronidazol
Bảng 3.1 Danh mục một số kháng sinh có thể bán tại các cơ sở kinh doanh
nhà thuốc
Có thể thấy các kháng sinh có thể được mua và bán tại các cơ sở kinh doanh
rất đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu mua bán của người tiêu dùng, vị trí của nhà
thuốc,cơ sở vật chất trang thiết bị kinh doanh,...Tuy các nhiên có một số kháng
sinh điều trị lao như Isoniazid, Streptomycin, Kanamycin, Amikacin,
Amikacin...thuộc danh mục các thuốc hạn chế bán lẻ, nếu muốn bán phải tuân
thực hiện đầy đủ các qui định tại điều 34 của Luật Dược 2016. [28]
3.2. Các thuốc kháng sinh được bán cụ thể tại một số cơ sở kinh doanh nhà
thuốc
- Theo nghiên cứu về khảo sát các nhà thuốc đạt chuẩn GPP ở thành phố Hồ Chí
Minh thuốc kháng sinh được bán chủ yếu là không có đơn chiếm (78%) với
bệnh đường hô hấp (77,2%), trong đó hoạt chất bán nhiều gồm Amoxicilin +
Acid Clavulanic, Clarithomycin, Cefuroxim.
Cũng như kết quả nghiên cứu bằng phương pháp quan sát tại các cơ sở kinh
doanh trên địa bàn Hà Nội năm 2017 cho thấy hầu hết khách hàng được bán
kháng sinh không có đơn khi kể bệnh/triệu chứng liên quan đường hô hấp với
thời gian chỉ 2-3 ngày. [29]

25
Các kháng sinh được bán chủ yếu là amoxicillin + acid clavulanic 32,3%, tiếp
đến là azithromycin và erythromycin với tổng tỷ lệ 23,5%, ciprofloxacin 11,8%
và 5,9% levofloxacin; 26,5% khách hàng được bán thuốc kháng sinh phổ rộng:
cefuroxim, cefixim, cefdinir (các Cephalosporin thế hệ 2,3). Trường hợp khách
hàng yêu cầu kháng sinh cụ thể thường là các hoạt chất: amoxicillin + acid
clavulanic, ampicillin, azithromycin, ciprofloxacin, penicillin. [30]
=> Các kháng sinh được bán chủ yếu là các kháng sinh cho bệnh đường hô hấp.

3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến danh mục thuốc kháng sinh tại nhà
thuốc
3.3.1 Thưc trạng việc mua-bán thuốc kháng sinh tại nhà thuốc
Trong số 1.027 mặt hàng được bán ra trong năm 2019, 21,7 % số mặt hàng và
21,2 % tổng doanh thu của các nhà thuốc ở Nam Định đến từ các loại kháng
sinh, đặc biệt là các betalactam và macrolide[31].. Theo kết quả khảo sát về việc
bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía
Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc
và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Trong tổng số 2953 nhà thuốc
được điều tra: có 499/2083 hiệu thuốc ở thành thị (chiếm tỷ lệ 24%) và 257/870
hiệu thuốc ở nông thôn (chiếm tỷ lệ 29,5%) có bán đơn thuốc kê kháng sinh.
Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng
doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà không có đơn 88%
(thành thị) và 91% (nông thôn). Người dân thường yêu cầu được bán kháng
sinh mà không có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn) [32].

26
BIỂU ĐỒ SỐ NHÀ BIỂU ĐỒ BÁN THUỐC KHÁNG
THUỐC PHÂN SINH TẠI CÁC HIỆU THUỐC Ở
THEO KHU VỰC Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2010
CÁC TỈNH MIỀN Bán theo đơn Bán không theo đơn Doanh thu
BẮC NĂM 2010
88% 91%

Nông thôn
29%

Thành thị 29.50%


71% 24.00%
18.70%
13.40%

Thành thị Nông thôn

3.1. BIỂU ĐỒ SỐ NHÀ THUỐC PHÂN THEO KHU VỰC Ở CÁC TỈNH
MIỀN BẮC NĂM 2010
3.2. BIỂU ĐỒ BÁN THUỐC KHÁNG SINH TẠI CÁC HIỆU THUỐC Ở
CÁC TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2010

Hay ở một nghiên cứu khác vào năm 2015 kết quả khảo sát tại nhà thuốc tại 6
tỉnh cho thấy nhóm thuốc kháng sinh có tại nhà thuốc chiếm 65%, trong đó bán
theo đơn là 15% và bán không theo đơn là 50%. [19]
Như vậy ta thấy tỷ lệ bán kháng sinh không theo đơn chiếm tỷ lệ cao gấp 3,3
lần so với bán kháng sinh theo đơn. Thực tế việc bán kháng sinh không đơn trên
cả nước hiện nay ra diễn rất phổ biến tại hầu hết các cơ sở bán lẻ thuốc. Kết quả
một số nghiên cứu cho thấy thực trạng vi phạm như sau:

27
STT Địa điểm nghiên Thời gian Cỡ mẫu Tỷ lệ bán
cứu nghiên cứu kháng sinh
không có đơn
1 Hà Nội 2003 200 người chăm sóc 83,0
trẻ
2 Hà Nội 2005 30 nhà thuốc cộng 96,5(4)
đồng 96,3(4)
30 nhà thuốc tư nhân

3 Hà Nội 2009 30 nhà thuốc tư nhân 96,7(1)


GPP
4 Quảng Ninh 91 nhà thuốc 92,3(1)
5 Hà Nội 2010 15 nhà thuốc (quận 88,0(2)
Đống Đa)
15 nhà thuốc (huyện 91,0(2)
Ba Vì)
6 Nghệ An 2013 59 nhà thuốc GPP 70,1(2)
7 Vĩnh Phúc 30 nhà thuốc GPP 96,7(1)
8 Hà Nội 2016 9 nhà thuốc và 5 quầy 61,3(3)
thuốc 100,0(4)
9 Tây Ninh 2017 1 nhà thuốc và 1 quầy 100,0(4)
thuốc
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát việc bán kháng sinh không
đơn tại Việt Nam [34]
Chú thích (1): % tính theo số lượng nhà thuốc; (2): % tính theo số lượng
thuốc kháng sinh được bán; (3): % tính theo số lượng khách hàng kể bệnh/triệu
chứng liên quan đường hô hấp; (4): % tính theo số lượng khách hàng yêu cầu
kháng sinh.

28
3.3.2 Nhóm kháng sinh hay được sử dụng tại nhà thuốc
Theo một nghiên cứu việc mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành thị) và
sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là
ampicillin/amoxicillin (29,1%), cephalexin (12,2%) và azithromycin (7,3%)[32].
Hay trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Hằng (2017),”Khảo sát kiến
thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về việc bán kháng sinh tại nhà
thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2017”, Trường đại học Dược Hà Nội, trên
địa bàn Hà Nội năm 2016 các kháng sinh chủ yếu được bán là amoxicillin + acid
clavulanic 32,3%, tiếp đến là azithromycin và erythromycin với tỷ lệ 23,5% và
26,5% khách hàng được bán kháng sinh phổ rộng.
3.3.3 Ảnh hưởng từ người bán thuốc
3.3.3.1 Kiến thức của người bán thuốc
Tại khảo sát kiến thức về kháng sinh của NBT tại các cơ sở bán lẻ thuốc
thành phố Chí Linh , Hải Dương. Chỉ có 36,1% người bán thuốc biết được
kháng sinh được chia thành 9 nhóm theo cấu trúc hóa học, 73,8% người biết
chính xác vai trò của kháng sinh, 83,6% người biết các cơ chế tác dụng của
kháng sinh. 98,4% các dược sĩ đều nắm rõ nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh.
Tuy nhiên chỉ có 62,3% người trả lời đúng các yếu tố để lựa chọn liều dùng của
kháng sinh và nguyên tắc không dùng phối hợp kháng sinh. Trong câu hỏi liên
quan đến thời gian đạt kết quả điều trị cho một bệnh nhiễm khuẩn thông thường
cũng chỉ có 62,3% người cho đáp án đúng. Có tới 86,9% NBT đã trả lời đúng về
các trường hợp cần sử dụng kháng sinh dự phòng. Phần lớn dược sĩ (93,4%) biết
đến các trường hợp phải phối hợp kháng sinh [34].
Với các quy định về bán kháng sinh, 96,7% người cho rằng được cung cấp
kiến thức về quy định bán kháng sinh trong quá trình đi học. Về quy định bán
kháng sinh ở Việt Nam, chỉ có 75,4% chọn ở nước ta có quy định bán kháng
sinh. Có 93,4% người biết kháng sinh là thuốc bắt buộc bán theo đơn, nhưng chỉ
có 88,5% biết rằng việc bán kháng sinh không có đơn có thể bị phạt hành chính.
Thêm vào đó 95,1% NBT lựa chọn phải tư vấn thêm về cách sử dụng cho người
bệnh trong quá trình bán thuốc.

29
Khi phân loại kiến thức theo thang đo trong nghiên cứu cho thấy 100,0%
NBT có kiến thức đạt và có kết quả mức độ kiến thức từ trung bình đến tốt. Đa
số NBT đạt mức kiến thức: Tốt 60,6%, tiếp theo là Khá 39,5% và Trung bình là
9,9%. [34]
Trung Bình; 9.9

Khá; 29.5

Tốt; 60.6

3.4. Phân loại mức kiến thức của NBT

3.3.3.2 Thực trạng bán kháng sinh của NBT tại nhà thuốc [34]
Theo kết quả trong khóa luận của tác giả Phạm Thùy Linh “Khảo sát kiến
thức và thực trạng về bán kháng sinh của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn
GPP tại hành phố Chí Linh, Hải Dương năm 2020, Các trường hợp ho và đau
họng có tần suất bán kháng sinh cao nhất với 60,6% NBT thường xuyên chủ
động bán kháng sinh. Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh/triệu chứng được 57,3%
NBT luôn luôn chủ động bán kháng sinh. Có 44,3% NBT thường xuyên bán
kháng sinh cho triệu chứng viêm mũi. Với trường hợp cảm lạnh và cúm, 37,7%
NBT thỉnh thoảng chủ động bán kháng sinh. Các trường hợp có triệu chứng tiêu
chảy, tần suất bán kháng sinh thấp, chỉ 3,3% NBT luôn luôn chủ động bán
kháng sinh và 6,6% NBT thường xuyên chủ động bán kháng sinh.
Tần suất NBT chủ động bán các hoạt chất và phối hợp kháng sinh:
Amoxicilin là kháng sinh được 54,1% NBT thường xuyên chủ động bán. Các
hoạt chất Amoxicillin + Clauvulanate, Cefpodoxim, Cefuroxim, Azithromycin
30
được bán với tỷ lệ thấp hơn, từ 37,7% đến 63,9% NBT chủ động thỉnh thoảng
chủ động bán các loại kháng sinh này. Với hoạt chất Ciprofloxacim, có 44,2%
hiếm khi chủ động bán. Có 37,8% NBT thỉnh thoảng chủ động phối hợp kháng
sinh khi bán thuốc.
3.3.4 Ảnh hưởng từ nguồn kinh tế

Với các nhà thuốc lớn với vốn đầu tư lớn thì sẽ có một danh mục thuốc
kháng sinh đa dạng ví dụ như chuỗi nhà thuốc An Khang với số lượng kháng
sinh lên đến 182 chế phẩm, trong đó phân theo lứa tuổi thì trẻ em chiếm 92 chế
phẩm và người lớn là 156 chế phẩm được sử dụng; bên cạnh đó dạng bào chế
cũng đa dạng từ dạng viên với 145 chế phẩm và dạng bột là 33 chế phẩm [35]. Đối
với các nhà thuốc truyền thống việc có được một số lượng lớn thuốc kháng sinh
như vậy là rất ít. Mặt khác yếu tố nền kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến danh
mục thuốc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhà thuốc.
3.3.5 Ảnh hưởng từ người mua

31
3.5. Kết quả về kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng thuốc kháng
sinh của người dân tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP. Hà Nội
năm 2019 – 2020

Tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành yếu tương đối cao (các tỷ lệ này lần
lượt là 28,6%; 40,9% và 25,3%). Tỷ lệ có thái độ và thực hành tốt rất thấp (2,3%
và 3,9%) [36]
. Cùng với yếu tố hiểu biết thì yếu tố kinh tế của người mua cũng
ảnh hưởng đến việc mua kháng sinh từ đó ảnh hưởng đến danh mục thuốc kháng
sinh tại nhà thuốc.
Việc người dân tự ý mua và sử dụng kháng sinh gây những hậu quả khôn
lường, nhiều trường hợp người bệnh tự ý dùng thuốc, sau đó phải nhập viện, nhẹ
thì bị kích ứng da, nổi mẩn da, nặng thì sốt, hôn mê…  sử dụng kháng sinh bừa
bãi còn gây ra những phản ứng phụ như dị ứng, mẫn cảm, thậm chí là phản ứng
phản vệ nguy hiểm có thể gây tử vong, loạn khuẩn đường ruột. Nhiều loại kháng
sinh còn có tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng liều cao hoặc kéo dài như suy
tủy, ví dụ trường hợp sử dụng chloramphenicol ở trẻ em… Thêm vào đó là làm
gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

Kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh nếu được kê
đơn và sử dụng đúng cách. Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây
là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh
đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, hiện nay, kháng
sinh đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi, kéo dài, lạm dụng. Thực tế, tại
các nhà thuốc, việc người bán thuốc bán kháng sinh cho khách hàng gần như đã
trở thành thói quen [31]
. Đây là một yếu tố quan trọng gây nên tình trạng kháng
kháng sinh cao như hiện nay. Như trên phần khái quát sơ lược về kháng sinh
nhóm em có trình bày kháng sinh chỉ là thuốc có tác dụng trên vi khuẩn và
không có bất kì tác dụng nào trên các bệnh do virus gây ra, chẳng hạn như: cảm
lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng (trừ khi do Streptocococus). Nhưng hầu như
khách hàng khi tới nhà thuốc yêu cầu mua thuốc điều trị các bệnh thông thường
như viêm họng, ho hay cúm thông thường đều được người bán thuốc bán kháng
sinh kết hợp với các loại thuốc khác mà không có bất kỳ đơn thuốc nào cả. Khi
sử dụng kháng sinh trong các bệnh do virus không những không khỏi bệnh mà
ngược lại còn làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn. Vì kháng sinh có tác
dụng đặc hiệu trên một loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định nên bác
sĩ cũng như người bán thuốc cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị do
BYT ban hành. Bên cạnh việc lựa chọn đúng loại thuốc thì thời gian điều trị
cũng là một yếu tố cần quan tâm. Nếu ngừng điều trị quá sớm ngay khi bản thân
cảm thấy khỏe, một số vi khuẩn vẫn có thể còn tồn tại và gây bệnh trở lại. Vì
vậy khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo nguyên tắc điều trị, lựa chọn đúng
thuốc, dùng đúng và đủ thời gian theo hướng dẫn.
Kháng sinh là thuốc thuộc danh mục thuốc kê đơn vậy nên các yếu tố ảnh
hưởng đến thuốc kê đơn tại nhà thuốc đều ảnh hưởng trực tiếp lên danh mục
thuốc kháng sinh tại nhà thuốc. Sự đa dạng của các biệt dược trong danh mục
thuốc là vô cùng quan trọng giúp người bán linh hoạt trong tư vấn cho các đối
tượng bệnh nhân khác nhau, cũng như phù hợp với chi phí chi trả của bệnh
33
nhân. Như vậy kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến chủ nhà thuốc mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến người mua từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến danh mục thuốc
kháng sinh tại nhà thuốc. Trong thời điểm nền kinh tế biến động như hiện nay,
tỷ lệ lạm phát ra tăng chi phối lẫn nhau. Các yếu tố đều mang tính khách quan,
đa dạng đòi hỏi người nghiên cứu phải có cái nhìn tổng thể nhất.
Đối với phía nhà thuốc, mô hình bệnh tật xung quanh nhà thuốc cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến danh mục thuốc đặc biệt là danh mục thuốc kháng sinh do
tỷ lệ kháng kháng sinh đang tăng cao gây nhiều bệnh hơn. Như vậy vị trí nhà
thuốc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến danh mục thuốc kháng sinh. Đối với người
bán nhà thuốc, đa số người bán thuốc tại các nhà thuốc đều có kiến thức cơ bản
về kháng sinh, nhưng một số người nhận định thiếu vai trò của kháng sinh chỉ
là kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây mà không biết đến một số kháng
sinh được xếp vào nhóm thuốc chống nấm nhưng bản chất nó là kháng sinh hoặc
vai trò của kháng sinh trong việc ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư.
Người bán thuốc thích bán kháng sinh có đơn vì khá đơn giản và không phải
chịu nhiều trách nhiệm trước các phản ứng không mong muốn khi bệnh nhân sử
dụng thuốc. Nhìn chung với việc bán thuốc theo đơn của bác sĩ, phần lớn người
bán thuốc đều có kỹ năng tốt, tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc đầy
đủ. Bên cạnh đó cũng có nhiều người bán thuốc nhưng không theo đơn, theo
như nghiên cứu Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về
việc bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội năm 2017 không một
ai chưa từng bán kháng sinh cho bệnh nhân có triệu chứng ho và đau họng.
Nhiễm trùng tiết niệu là bệnh/triệu chứng được nhiều người bán thuốc bán với
tần suất luôn luôn. Như về phía nhà thuốc danh mục thuốc không chỉ ảnh hưởng
bởi vị trí mà còn ảnh hưởng từ người bán thuốc tại nhà thuốc. Vì vậy cần đánh
giá thêm kiến thức, thái độ, khả năng tư vấn của người bán đối với khách hàng
trong mọi tình huống.
Về phía người mua thuốc kháng sinh, bên cạnh những người mua thuốc theo
đơn thì còn rất nhiều khách hàng mua kháng sinh mà không theo đơn của bác sĩ.
Từ đó làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc dẫn đến ảnh hưởng đến danh mục thuốc
34
kháng sinh tại nhà thuốc. Họ tự ý sử dụng kháng sinh mà không cần sự tư vấn
của bác sĩ hay dược sĩ: tự mua chẩn đoán các triệu chứng và tự mua thuốc kháng
sinh về chữa trị; ngừng sử dụng kháng sinh khi thấy triệu chứng vừa thuyên
giảm; tự tăng liều kháng sinh để nhanh khỏi bệnh; sử dụng lại đơn thuốc cũ cho
đợt bệnh mới có những triệu chứng tương tự.
Đa số các dạng bào chế của kháng sinh được bán tại nhà thuốc chủ yếu là
dạng viên hoặc dạng bột chứ không có dạng tiêm nên nó cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến danh mục thuốc kháng sinh tại nhà thuốc. Mặc dù kháng sinh đường
tiêm có ưu điểm: Thuốc hấp thu trực tiếp và hoàn toàn vào máu, nhanh chóng
đến được ổ nhiểm khuẩn để có tác dụng và đạt hiệu quả cao. Nhưng nhược
điểm: Cần phải có dụng cụ thích hợp như bơm tiêm, dụng cụ tiêm truyền, bơm
tiêm điện…; Cần có sự giúp đỡ của cán bộ y tế có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ nhất định vì bệnh nhân không thể tự tiêm cho mình; Tiêm gây đau đớn cho
bệnh nhân. Vì có tác dụng nhanh, hấp thu trực tiếp vào máu, nên kháng sinh
đường tiêm có thể gây tai biến rất nặng nề nếu cơ thể không dung nạp thuốc, nếu
tiêm sai quy cách, hoặc do bệnh nhân dị ứng thuốc gây shock phản vệ có thể tử
vong. Khi dùng đường tiêm có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, lây chéo viêm
gan virus B, C, hoặc HIV..., tạo ổ abces nơi tiêm… Vì vậy với nhà thuốc thì
danh mục thuốc kháng sinh sẽ chủ yếu gồm các dạng bào chế như dạng viên hay
dạng bột để khách hàng dễ sử dụng cũng như tránh những tác dụng không mong
muốn.

35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu cũng như hoàn thiện bài tiểu luận nhóm
chúng em đã thu được một số yếu tố ảnh hưởng đến danh mục thuốc tại nhà
thuốc như :
- Các yếu tố pháp lý
- Nền kinh tế, yếu tố thị trường
- Vị trí địa lý của nhà thuốc
- Kiến thức , thái độ của người bán thuốc
- Kiến thức, nhu cầu của người mua
- Dạng bào chế của thuốc kháng sinh

Các yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến danh mục thuốc kháng
sinh tại nhà thuốc.

36
CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ
6.1. Đối với người dân
- Tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Thay đổi thói quen tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc kê đơn ( thuốc
kháng sinh), tới bệnh viện các cơ sở khám chữa bệnh khi có những vấn đề về
sức khỏe thay vì tới trực tiếp nhà thuốc để mua thuốc.

- Thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh dùng thuốc quá liều hay gây nên tình
trạng kháng thuốc. 2. Đối với nhà thuốc

- Có thái độ tích cực và thực hiện đúng những quy định về mua bán thuốc,
nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc cũng như các quy chế, quy định về hành
nghề Dược.

- Tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên nhà thuốc về kiến thức chuyên
môn, kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng.

6.2. Đối với cơ quan quản lý


- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở
bán lẻ thuốc trên địa bàn quận để phát hiện và xử lý kịp thời những bất cập còn
tồn tại trong các cơ sở bán lẻ thuốc.

- Có biện pháp chấn chỉnh đối với các cơ sở bán lẻ thuốc không tuân thủ các
nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP).

- Đối với các vi phạm nặng cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc.

- Xây dựng phần mềm quản lý sử dụng KS, áp dụng công nghệ trong quản lý,
giám sát việc mua bán thuốc kháng tại cơ sở bán lẻ thuốc.

37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đông Thị Hoài Tâm,
Bệnh truyền nhiễm. (2006). NXB Y học thành phố Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Huy Công, Trần Thị Ngọc Bội, Lê Văn Sơn. Hóa dược – Dược lý
(2006). Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Nguyễn Hồng Hà (2014). Kê đơn thuốc kháng sinh chưa đúng: mức độ và lý
do.
4. CDC (2012). Mission Critical: Preventing Antibioitic Resistance.
5. MayoClinic 2012. Antibiotic: Misuse put you and others at risk.
6. Ngô Thế Hoàng, Bùi Văn Long.”Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây
viêm phổi cộng đồng tại khoa hô hấp bệnh viện thống nhất. (2019)”. Tạp chí y
học thành phố Hồ Chí Minh phụ bản tập 23.
7. https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/antimicrobial-resistance
8. Nguyễn Thị Hải Yến, “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân
ngoại trú tại khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa Hà Đông (2022)”, Luận văn
Dược sĩ chuyên khoa I)
9. Muhammad Salman Ashraf, Paul P. Cook (2016), "Antibiotic Misuse in
Hospital, Outpatient, and Long-Term Care Settings", North Carolina Medical
Journal, 77(5), pp. 346-349
10. Laura M King, Monina Bartoces, et al. (2019), "Changes in US Outpatient
Antibiotic Prescriptions From 2011-2016". Clinical Infectious Diseases, 70(3), pp.
370-337
11. Jakob Holstiege, Maike Schulz, et al. (2020). "The Decline in Outpatient
Antibiotic Use". Published online, 117(41), pp. 679-686
12. Elizabeth D. Hermsen, Erina L.MacGeorge, et al. (2020), "Decreasing the Peril
of Antimicrobial Resistance Through Enhanced Health Literacy in Outpatient
Settings: An Underrecognized Approach to Advance Antimicrobial Stewardship",
Advances in therapy, 37, pp. 928-932

38
13. Laura M King, Monina Bartoces, et al. (2019), "Changes in US Outpatient
Antibiotic Prescriptions From 2011-2016". Clinical Infectious Diseases, 70(3), pp.
370-337
14. Jakob Holstiege, Maike Schulz, et al. (2020). "The Decline in Outpatient
Antibiotic Use". Published online, 117(41), pp. 679-686
15. Carlotta Franchi, Sara Mandelli, et al. (2021), "Antibiotic use and associated
factors in adult outpatients from 2000 to 2019", Wiley Online Library, pp
16. Bộ Y tế (2015), Quyết định 708/QĐ-BYT, ngày 02/3/2015 về việc ban hành tài
liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh", Hà Nội
17. Trần Nhân Thắng (2013), "Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai", Y học thực hành, 82013(878), tr 84-88
18. Huỳnh Thị Như Thủy, Lã Định Hùng (2020), "Khảo sát tình hình sử dụng
thuốc kháng sinh trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 2", Tạp
chí khoa học và công nghệ, (9), tr 84-88.
19. Nguyễn Thị Phương Thúy , Vũ Đình Hòa, Lương Thị Thanh Huyền, Đỗ
Xuân Thắng, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thanh Bình, Cung cấp kháng sinh
không có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên thế giới: Tổng quan hệ thống và
phân tích gộp (2019), Bài báo nghiên cứu.

20. Nguyễn Thị Thanh Hương, Vũ Thị Lan Phương,“Phân tích danh mục các
loại thuốc bán ra của một số nhà thuốc tư nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định
trong năm 2019”, Báo cáo khoa học

21. Pichini S, Rotolo MC, Bellotti P, Minutillo A, Mastrobattista L, Pacifici R


(2015), “Quali-quantitative analysis of best selling drugs from pharmacy, street
market and traditional herbal medicine: a pilot study of market surveillance in
Senegal”, J Pharm Biomed Anal, 104:62-6.].

22. Saha S, Hossain MT (2017), “Evaluation of medicines dispensing pattern of


private pharmacies in Rajshahi, Bangladesh”, BMC Health Serv Res, 17(1):136

39
23. Nagaraj M, Chakraborty A, Srinivas BN (2015), “A Study on the Dispensing
Pattern of Over the Counter Drugs in Retail Pharmacies in Sarjapur Area, East
Bangalore”, J Clin Diagn Res, 9(6):FC11-3

24. Nga TTD, Chuc NT, Hoa NP, Hoa NQ, Nguyen NT, Loan HT, et al (2014),
“Antibiotic sales in rural and urban pharmacies in northern Vietnam: an
observational study”, BMC Pharmacol

25. Sakeena MHF, Bennett AA, McLachlan AJ (2018), “Non-prescription sales


of antimicrobial agents at community pharmacies in developing countries: a
systematic review”, Int J Antimicrob Agents, 52(6):771-782

26. Trần Hồng Luân; Châu Chiên Hòa; Lê Thanh Thảo; Hứa Thanh Thủy
(2020), “Kiến thức, thực hành bán thuốc kháng sinh của người bán hàng tại cơ
sở bán thuốc tư nhân và một số yếu tố ảnh hưởng tại thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long”, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu sức khỏe và Phát triển, 2(4):56-63.

27. TS.BS. Lê Thanh Hải, Tổng quan kháng sinh và kháng thuốc

28. Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật dược số
105/2016/QH13

29. Phạm Xuân Phương (2017), “Khảo sát hoạt động bán kháng sinh: nghiên
cứu trường hợp tại nhà thuốc GPP”, Thành phố Hồ Chí Minh
30. Nguyễn Thúy Hằng (2017), “Khảo sát kiến thức, thái độ,thực hành của
người bán thuốc về việc bán kháng sinh tại nhà thuốc GPP trên địa bàn Hà Nội
năm 2017”

31. Nga TTD, Chuc NT, Hoa NP, Hoa NQ, Nguyen NT, Loan HT, et al (2014),
“Antibiotic sales in rural and urban pharmacies in northern Vietnam: an
observational study”, BMC Pharmacol Toxicol, 15:6

40
32.Nguyễn Văn Kính và cộng sự (2010), "Phân tích thực trạng sử dụng kháng
sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam, 2010 (Situation Analysis on Antibiotic
Use and Resistance in Vietnam, 2010, GARP – Việt Nam)", pp.
33. Trần Nhân Thắng và cộng sự (2012), "Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2011", Y học thực hành, 7-2012(830),
tr24-28.
34. https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/93543/1/KLTN.pdf
35. Phạm Thùy Linh, Khảo sát kiến thức và thực trạng về bán kháng sinh của
các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại thành phố Chí Linh, Hải Dương
năm 2020
36. https://www.nhathuocankhang.com/

41

You might also like