Tình huống nhom 2, dai dien

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhóm 2: ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU

Tình huống số 1

Ông H là giám đốc công ty X (có tư cách pháp nhân), vì bận đi công tác trong một thời
gian dài nên ông H làm giấy ủy quyền cho ông M thay mặt mình ký kết và thực hiện các
hợp đồng trong thời gian ông đi vắng. Hợp đồng ủy quyền có thời hạn từ 1/1/2009 đến
31/12/2009. Ngày 1/7/2009 ông H chết ở nước ngòai. Hỏi,

1. Hãy phân biệt tư cách đại diện của các chủ thể trong tình huống nói trên?
2. Hãy cho biết có mấy lọai đại diện? Cho các ví dụ tình huống cụ thể về các lọai đại
diện này?
3. Việc ông H chết có làm chấm dứt tư cách đại diện của ông M không? Tại sao?
4. hợp đồng đại diện có thể được xác lập vô thời hạn hay không?

Tình huống số 2:

Ông nguyễn Văn A và bà Thị X là hai vợ chồng sống ở TPHCM. năm 2005 ông
A bỏ nhà ra đi sống chung với bà Thẹo ở Bạc Liêu, trước khi đi ông ủy quyền cho bà X
(bà X nhận nuôi tất cả các con chung của hai ông bà) tòan quyền định đọat tài sản chung
của hai người gồm có nhà và đất (tổng trị giá 4 tỷ đồng). Hỏi:

1. Văn bản ủy quyền của ông A đối với bà X có làm phát sinh tư cách đại diện
của bà X đối với ông A hay không? Tại sao?
2. ủy quyền này có giá trị đến khi nào nếu thời hạn không được đề cập đến trong
ủy quyền?
3. việc ủy quyền của ông A cho bà X có ý nghĩa là thỏa thuận tất cả tài sản
chung của ông A và bà X sẽ thuộc quyền sở hữu của bà X hay không ? Tại
sao?
4. bạn sẽ giải quyết yêu cầu phân chia tài sản như thế nào nếu có yêu cầu được
đưa ra sau khi ông A đã chết và tài sản vẫn còn nguyên vẹn (gồm nhà và đất)

Tình huống số 3

Vợ chồng Ông Nguyễn Văn A và bà Nguyễn Thị B có hai người con trai là C và
D nhưng đều đã chết khi còn bé, hai vợ chồng ông A bà B nhận bà K về làm con nuôi khi
bà K mới 5 tuổi (con nuôi hợp pháp). Năm 1980 ông A chết không để lại di chúc, tài sản
mà vợ chồng ông A bà B có được là 200m2 đất (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở
hữu ruộng đất đứng tên bà B) và một ngôi nhà cấp 4. Bà K lấy chồng nhưng vẫn ở với bà
B đến năm 1984 mới về quê chồng. Năm 1991 bà B chết không để lại di chúc. Sau khi bà
B chết ông H (cháu gọi ông A bằng Bác) đến ở và quản lý toàn bộ tài sản của vợ chồng
ông A bà B để lại. Năm 1993 bà K yêu cầu ông H trả lại toàn bộ tài sản do bố, mẹ bà để
lại nhưng ông H không đồng ý, do ông H chưa có nhà nên bà K đã cho ông H ở nhờ thêm
một thời gian. Tháng 12 năm 2005, do có nhu cầu sử dụng nhà đất nên bà K khởi kiện
yêu cầu ông H trả lại nhà do bố, mẹ để lại.

Hỏi

1. Thời hiệu là gì? Có mấy lọai thời hiệu, hãy cho ví dụ cho từng lọai thời hiệu?

2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

3. Việc khởi kiện của bà K có còn thời hiệu để tòa án thụ lý không? Tại sao?

4. Thời hạn? Cách xác định thời hạn? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hạn?

5. So sánh thời hạn với thời hiệu?

You might also like