Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TÊN CHỦ ĐỀ: Trên cơ sở nhận thức của Hồ Chí Minh về nguyên tắc xây
dựng đạo đức “ Nói đi đôi với làm”. Anh chị hãy nêu các giải pháp cụ thể về
tinh thần tự học của sinh viên.

Họ và tên sinh viên : Ngô Huỳnh Trà Giang


Mã số sinh viên : 050607190115
Lớp, hệ đào tạo : HQ7-GE13 QTKD

CHẤM ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: .......................................................................................... 1

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TÁC ĐỘNG ĐẾN HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM “NÓI
ĐI ĐÔI VỚI LÀM” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: .................................... 1
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN TÁC ĐỘNG HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM “ NÓI ĐI
ĐÔI VỚI LÀM” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH: ......................................... 2
1.3. TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG QUAN ĐIỂM ....................... 3

2. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
“ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM ” TRONG VIỆC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN. .... 4

2.1 THÀNH TỰU: ............................................................................................. 5


2.2 HẠN CHẾ : .................................................................................................. 6

3.GIẢI PHÁP: ..................................................................................................... 7

4. KẾT LUẬN: .................................................................................................... 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


1

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1.1 Cơ sở lý luận tác động đến hình thành quan điểm “ Nói đi đôi với làm”
của chủ tịch Hồ Chí Minh:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước nhằm tiếp thu tinh hoa văn
hóa dân tộc và nhân loại của nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, lý luận Mác –
Lênin được chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng cho đường lối phát triển
đất nước . Quan điểm “ Nói đi đôi với làm” là một trong những phong cách sống
của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó bắt nguồn từ học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng
dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông". Tuy nhiên, nó cũng nhiều cách diễn đạt khác nhau để mọi người dễ
hiểu hơn : "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý
luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực
tế”. Nghĩa là thực tiễn và lý luận phải đi cùng nhau, hỗ trợ song song cho nhau,
bổ sung cho nhau.

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, “nói đi đôi với làm” thực chất không chỉ là nguyên
tắc đạo đức mà còn là cách sống, phương châm hoạt động mà còn là xác định sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa lời nói và hành động, giữa tư tưởng đạo
đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Bên cạnh đó “Nói đi đôi với làm” còn
mang hai khía cạnh là nói sao làm vậy tránh lạc đề hoặc hứa là phải làm. Ngoài
ra, nguyên tắc “ nói đi đôi với làm” cũng được đề cập trong tư tưởng tự học của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những phương châm đã ra đời “học đi đôi với hành”,
“học tập kết hợp với lao động sản xuất” đây đồng thời cũng là phương pháp tự
học mà Hồ Chí Minh mong muốn mỗi nhân dân sẽ tiếp thu được. Có thể thấy cả
cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, Bác đã tự học, tự mài mò
tìm ra lý tưởng để cứu nước. Bác là một tấm gương lớn trong việc tự học.
2

1.2. Cơ sở thực tiễn tác động đến hình thành quan điểm “ Nói đi đôi với
làm” của Hồ Chí Minh:

Mỗi người dân Việt Nam luôn luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
chủ tịch Hồ Chí Minh , trong đó có “ nói đi đôi với làm” lời nói và hành động phải
song song với nhau. Học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì nhất định phải đạt
được sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, thì như vậy mới là học đúng tinh thần
Hồ Chí Minh. Nguyên tắc “ nói đi đôi với làm “ đã được áp dụng vào thực tiễn ở
các thời điểm lịch sử khác nhau. Trong quá khứ, nạn đói 1945 diễn ra sau khi
Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước kêu gọi toàn dân tiết kiệm để giúp
đồng bào bị đói. Các cán bộ đã nhịn ăn làm gương cho người dân, dân ăn gì cán
bộ ăn như thế. Những hành động trên cho thấy Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện
đúng nguyên tắc “ Nói đi đôi với làm”. Nhờ vậy, mà nước ta đã vượt qua nạn đói
dưới sự dẫn dắt đúng đắn của Đảng. Những người Cộng sản Việt Nam luôn luôn
kiên trì thực hiên nguyên tắc “ Nói đi đôi với làm” thông qua đó ta đã giành được
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác để trở thành một đất nước tự do và độc lập như
hiện tại.

Còn trong hiện tại, Nhà Nước khuyến khích yêu cầu các đảng viên tích cực học
tập và thực hiện theo phong cách “nói đi đôi với làm” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điển hình là Đảng ta yêu cầu “ Nói không với tham nhũng ” nên buộc lựa chọn
những người đứng đầu cấp cao của tổ chức phải là người có đạo đức tốt, có lối
sống lành mạnh, đi đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, sa hoa,
lãng phí nhằm làm gương cho người dân. “Nói đi đôi với làm” còn được thực hiện
qua việc tự học, Hồ Chí Minh là một dẫn chứng cho việc áp dụng nguyên tắc “
Nói đi đôi với làm” qua việc tự học. Điển hình, khi Bác tự học tư tưởng Mác – Lê
Nin và áp dụng ngay vào việc đưa ra con đường đúng đắn cho Đảng. Phương pháp
tự học Hồ Chí Minh là tự mình trải nghiệm, qua hoạt động thực tế tích luỹ kinh
nghiệm, từ đó đúc kết ra lý thuyết. Trong thời đại công nghiệp hoá, tư tưởng tự
3

học của Hồ Chí đóng góp to lớn giúp cho mỗi cá nhân tự làm giàu thêm vốn tri
thức của mình. Giúp cho thế hệ trẻ sinh viên có thể tự mình học hỏi, tìm tòi và
sáng kiến ra các nghiên cứu khoa học đóng góp cho nước nhà.

1.3. Trình bày và phân tích nội dung quan điểm

Theo quan điểm tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh dựa trên tư tưởng Mác-Lênin
về nguyên tắc “ nói đi đôi với làm”, lời nói và việc làm phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau. Ở Người, nói đi đôi với làm, nói với làm là một. Cho nên, đối với
quan điểm của Người, chỉ có lý thuyết thì không giúp đất nước và nhân dân phát
triển. Vì vậy ta phải áp dụng vào thực tế nếu không sẽ bị xem là lý thuyết suông.
Bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ quan điểm một cách khách quan rằng: "lý luận
rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó,
trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: Lý luận phải liên hệ với thực
tế”. Điều này cho ta thấy lý luận được gắn với thực tiễn vì lý thuyết thường được
hình thành trên nền tảng thực tế và ngược lại thực tế cũng được thực hành dựa
trên nền tảng lý thuyết. Ví dụ như không có thực tiễn cách mạng thì không có lý
luận cách mạng và không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách
mạng. Đây là minh chứng cho mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn,
giữa học và hành được Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh. Người cũng chỉ rõ:
“Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc
thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Đồng thời người
cũng nhấn mạnh: ”Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế... Có kinh nghiệm
mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”. Theo quan điểm “
Nói đi đôi với làm” của chủ tịch Hồ Chí Minh thì nói đi đôi với làm không được
phạm phải hai điều cơ bản nói một đằng làm một nẻo và nói mà không làm. Theo
Người, “ Nói một đằng làm một nẻo” là nói người khác đừng tham nhũng phải
liêm chính trong khi bản thân mình thì tham nhũng, luôn tìm cách bòn rút tiền dân
một cách không chính đáng. Thế thì những lời nói như vậy được xem là không có
giá trị mà còn làm mất đi giá trị nguyên vẹn của “ nói đi đôi với làm”. Còn “ nói
4

mà không làm” thì cũng tương tự như hứa suông, hứa để làm yên lòng dân chứ
không làm. Lời hứa chỉ có giá trị khi đi đôi với hành động chứng minh. Như Hồ
Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng
hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt
chước”. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong việc “nói đi đôi với làm”,
Người luôn lấy lý luận để soi rọi vào thực tiễn, và từ thực tiễn khái quát thành lý
luận. Quan trọng hơn, Hồ Chí Minh đã áp dụng nguyên tắc lời nói đi đôi với thực
hành trong việc tự học. “Học phải đi đôi với hành” – đây là quan điểm mà Người
cho rằng để kết quả tự học hiệu quả, thành công thì phải áp dụng các kiến thức tự
bản thân mình lĩnh hội được và áp dụng vào thực tế. Tự học là một quá trình bản
thân tìm tòi, tìm hiểu hay học hỏi các kiến thức, kỹ năng. Sau khi tích luỹ được
kiến thức ta phải thực hành, áp dụng kiến thức ấy vào thực tế thì việc tự học mới
có ý nghĩa. Ví dụ như học lý thuyết xong ta thường áp dụng vào việc giải bài tập.
Phương pháp tự học là một trong những cách học phổ biến của sinh viên hiện nay.
Thế hệ trẻ sinh viên mà tài giỏi hầu hết đều xuất phát từ việc tự học, tự rèn luyện
bản thân. Trong nên giáo dục hiện tại của Việt Nam vẫn còn sử dụng rất nhiều
quan điểm Hồ Chí Minh về tự học dựa trên nguyên tắc “ nói đi đôi với làm”.

2. THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
“ NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM ” TRONG VIỆC TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN.

“Tự học” không còn là điều quá xa lạ đối với thế hệ trẻ đặc biệt là tầng lớp
sinh viên trong môi trường đại học. Hiện nay, ngoài giờ lên lớp có giáo viên giảng
dạy thì sinh viên phải tự mình chủ động tự học ở nhà. Vì học trên lớp kiến thức
mà giảng viên cung cấp cho sinh viên không bao giờ là đủ, thời gian trên lớp
không đủ để khai thác hết kiến thức của môn học. Sinh viên phải chủ động tìm
tòi, tự học là một phương pháp tuyệt vời để đạt được nhiều thành quả. Tự mình
học đôi khi có thể chán nản nhưng nếu như bạn tự học, nghiên cứu về môn hay
thứ mình yêu thích thì nó dễ dàng hơn.
5

Số lượng sinh viên tự giác, tự học chiếm 60% số lượng sinh viên. Ta có
thể thấy các bạn sinh viên bách khoa hay ngoại thương là những hình mẫu điển
hình cho việc tự học sau đó là áp dụng lí thuyết đã học vào các thực tiễn. Bằng
chứng là các nghiên cứu khoa học đều do các bạn sinh viên giỏi cùng các giảng
viên tự tìm tòi và thực hiện lý thuyến để làm ra. Các bạn sinh viên đó về tự mình,
tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng vào thực tế nhằm mục đích đóng góp cho đất
nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số thành phần sinh viên còn lại thụ động không tự
học, chỉ học đối phó khi có kiểm tra. Thường xuyên áo dụng cách học “ vẹt” chỉ
học những phần sẽ có trong bài kiểm tra.
2.1 Thành tựu:
Nhờ việc tự học dựa trên “ Nói đi đôi với làm” – quan điểm của Hồ Chí Minh đã
có nhiều thành tựu ra đời. Sinh viên tự học, tìm đòi và nghiên cứu chế tạo ra các
sáng chế có ích cho xã hội và cộng đồng.

Trong mùa covid hiện nay, các sản phẩm dành cho việc chống Covid đã ra đời
như sáng kiến của ba nữ sinh về khẩu trang hoạt tính từ bã mía. Khẩu trang hoạt
tính vừa tốt có sức khoẻ và vừa có thể tái sử dụng bã mía. Ngoài ra, còn có sáng
chế về áo làm mát cho y bác sỹ chống covid trong mùa nắng nóng. Đây là sáng
chế của sinh viên Bách khoa Hà Nội, ba bạn sinh viên đã tự học và nghiên cứu ra
dựa vào lý thuyết của vật lý và bắt đầu thí nghiệm thành nhiều mô hình. Qua nhiều
cuộc thử nghiệm thất bại đã cho ra một sản phẩm rất có ích đối với đội ngũ y bác
sĩ trong thời kì dịch Covid. Đặc biệt, sinh viên cùng giảng viên trường đại học
Bách khoa Hà Nội nói muốn chung tay chống dịch nên đã chế tạo máy thở BK-
vent . Vì tình hình dịch căng thẳng số lượng mắc Covid ngày càng tăng nên việc
tổ chức sản xuất máy thở để kịp thời cung cấp là điều không thể. Theo đó, máy
thở BK-Vent được chế tạo dựa theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, các
khuyến cáo của Hiệp hội phát triển hiết bị y tế thế giới AAMI ban hành, hoạt động
đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước. Thời
gian nghiên cứu chế tạo ngắn, có khả năng sản xuất số lượng lớn khi có yêu cầu.
6

Sinh viên và giảng viên đã tự học các lý thuyết có sẵn về y học cũng như các lý
thuyết liên quan đến kỹ thuật để chế tạo ra máy thở BK-Vent càng nhanh càng tốt.
Đây là một sản phẩm rất thiết thực và rất có ích trong tình hình dịch như hiện nay.
Ta có thể thấy nhờ việc áp dụng “Nói đi đôi với làm” vào tự học mà sinh viên đã
đóng góp rất to lớn cho đất nước.

Ngoài ra, đã có nhiều sinh viên thực hiện được ước mơ đi du học bằng học bổng
của mình nhờ quan điểm này. Chẳng có thành quả nào mà không có nỗ lực, các
bạn sinh viên lấy được học bổng nhờ đâu. Sinh viên tự học thêm các kiến thức về
ngành mà mình theo đuổi sau đó vận dụng vào giải quyết các vấn đề. Nhờ vào
quá trình nỗ lực tự học sau đó tự mình áp dụng lí thuyết vào thực tế và giành được
suất học bổng thực hiện ước mơ của bản thân.

Nhờ việc nói đi đôi với làm trong quá trình tự học, sinh viên rèn luyện được kĩ
năng nhanh nhạy, biết đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhanh
chóng.
2.2 Hạn chế :

Ngược lại, vẫn còn vài mặt hạn chế trong việc tự học dựa trên quan điểm
“ Nói đi đôi với làm”:

Sinh viên tự học các lý thuyết ở nhà nhưng lại không biết các vận dụng vào
thực tế. Cứ đăm đăm học lý thuyết mà không bao giờ áp dụng hoặc không áp dụng
thường. Dẫn đến việc học như vậy tốn thời gian mà lại kém hiệu quả và vô ích.
Sinh viên tự mình học thực hành nhưng lại không đúc kết được mình đã học về
cái gì, lý thuyết về môn học là cái gì. Sinh viên vẫn chưa học được cách tự học
dựa trên mối quan hệ học đi đôi với hành.

Sinh viên tự học các lý thuyết và áp dụng vào thực tế nhưng lại không biết
là mình đang học cái gì vì bản thân chưa nắm được cách tự học. Sinh viên học các
lý thuyết một cách qua loa và áp dụng nó ngay khi chưa nắm rõ thì dẫn đến việc
tự học bị vô nghĩa.
7

Đôi khi, sinh viên tự học, tự mình hiểu rõ vấn đề và đã thực hành nó không
thường xuyên nên việc phản xạ của các bạn sinh viên giải quyết vấn đề vẫn còn
khá chậm và chưa chính xác.

3.GIẢI PHÁP:

o Cần tích cực tuyên truyền việc tự học dựa trên quan điểm “ Nói đi
đôi với làm”, nói về các lợi ích khi tích cực tự học theo “ Học đi đôi
với hành” thì sinh viên sẽ đạt được gì. Đưa ra các tấm gương cho các
sinh viên theo dõi và noi theo.
o Tổ chức các buổi truyền cảm hứng, khợi gợi sự tìm tòi, tự học và
nghiên cứu của sinh viên.
o Tổ chức các cuộc thi về sáng kiến hoặc nghiên cứu khoa học với các
giải thưởng lớn nhỏ để khuyến khích các sinh viên tham gia.
o Dạy cho sinh viên cách tự học theo phương pháp “ Nói đi đôi với
làm”. Kỹ năng tìm, đọc, nghiên cứu các tài liệu sao cho chính xác.
Kỹ năng áp dụng lý thuyết vào thực tế, sử dụng kiến thức đã học vào
giải quyết vấn đề.
o Tạo hứng thứ cho sinh viên về việc học đi đôi với hành trong tự học.
o Hỗ trợ sinh viên lập kế hoạch cho việc tự học. Lập kế hoạch cho việc
tự học sao cho phù hợp với thời gian biểu.

4. KẾT LUẬN:

Đúc kết lại vấn đề vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Nói đi đôi
với làm” trong việc tự học của sinh viên. Như đã biết về “ Nói đi đôi với làm ” là
đã nói thì phải làm, nói sao thì phải làm như thế. Thì muốn tự học mà có hiệu quả
thì phải có sự tương tác qua lại giữa lý luận và thực tiễn, học là phải thực hành.
Ta có thể thấy tấm gương tiêu biểu trong việc tự học và áp dụng học đi đôi với
hành là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để có được Hồ Chí Minh tài ba, lỗi lạc mà ta đã
biết thì ngài đã tự mình học tập và áp dụng vào thực tế. Trong quá trình ra đi tìm
8

đường cứu nước, Ngài đã tự học nhiều thứ tiếng và phục vụ cho việc giao tiếp với
các nhà cách mạng ở nước ngoài. Hơn thế nữa, Ngài đã tự mình học và tiếp thu
tư tưởng Mác- Lênin để tìm ra con đường đúng đắn để giành lại tự do cho dân tộc.
Ngài đã tự mình lĩnh hội các lý thuyết cũng như từ các việc trong thực tế và đúc
kết lại dạy cho nhân dân.

Quan điểm này đã đóng góp to lớn trong nền giáo dục của Việt Nam. Sinh viên là
người nắm trong tay vận mệnh của Tổ Quốc nên sinh viên cần phải được bồi
dưỡng. Nhờ áp dụng học đi đôi với hành trong tự học mà nhiều sinh viên đã có
thể cùng nhau hoặc cùng với giảng viên nghiên cứu, sáng chế ra các sản phẩm có
ích cho cộng đồng và xã hội. Các bài nghiên cứu khoa học cũng bắt nguồn từ sinh
viên tự học và nghiên cứu ra. Tự học theo phương pháp “ Nói đi đôi với làm” hỗ
trợ cho sinh viên rất nhiều. Giúp cho sinh viên sau này khi tốt nghiệp và đi làm
có thể dễ dàng thích nghi với công việc. Tự học hỏi kiến thức trong môi trường
mới và áp dụng vào công việc, dễ dàng thăng tiến trong công việc. Tự bản thân
tìm tòi những thứ mới và tạo ra thành tựu cho bản thân.

Qua đó ta cũng thấy tự học theo “ Nói đi đôi với làm” mà học sai cách tự học thì
nó sẽ vô nghĩa. Thông qua các giải pháp được đề ra ở trên, cải thiện được tình
hình tự học của sinh viên.

Sinh viên tự học theo quan điểm “ Nói đi đôi với làm” của chủ tịch Hồ Chí Minh
là một con đường đúng đắn để đi đến thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. NGUYỄN TIẾN - Thực hiện nói đi đôi với làm theo tư tưởng Hồ Chí
Minh
2. Hưng, B. T. (2018). Vận dụng triết lý vô ngôn-hành động của Bác Hồ
trong triển khai “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”.
3. Thắng, M. Q. (2018). Quan điểm, nguyên tắc xây dựng đạo đức trong
Đảng-nhìn từ góc độ văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. (GIA, H., & MINH, H. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC.)
5. Huyền, P. T., & Thủy, V. T. (2018). VẬN DỤNG PHONG CÁCH NÊU
GƯƠNG THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG
PHONG CÁCH LÀM VIỆC ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHỦ CHỐT Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY. TNU Journal of Science and Technology, 183(07), 117-
122.
6. Khái, Đ. V. (2016). HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ TỰ HỌC. Tạp chí
Kinh tế Đối Ngoại, 84(84).
7. Nguyễn Hoa
PHỤ LỤC

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 9, tr. 554
2. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 76
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 8, tr. 500
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 50
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 92
6. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Hà
Nội, 1997, tr. 41
7. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Văn
phòng Trung ương Đảng, Hà nội, 2016, tr. 28

You might also like