Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

Câu 1: Trong các kim loại: Ag, Mg, Fe và Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Al.


Câu 2: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag. B. Na. C. Al. D. Fe.
Câu 3: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Ca2+. B. Zn2+. C. Fe2+. D. Ag+.
Câu 4: Cho dãy các ion : Fe2+, Ni2+, Cu2+, Sn2+. Trong cùng điều kiện, ion có tính oxi hóa mạnh nhất trong
dãy là
A. Fe2+. B. Sn2+. C. Cu2+. D. Ni2+.
Câu 5: Cho dãy các ion kim loại: K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là
A. Ag+. B. Fe2+. C. K+. D. Cu2+.
Câu 6: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
2+ + 2+ 2+
A. Cu . B. Ag . C. Ca . D. Zn .
+ 2+ 2+ 3+
Câu 7: Trong các ion sau: Ag , Cu , Fe , Au . Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
+ 2+ 2+ 3+
A. Ag . B. Cu . C. Fe . D. Au .
Câu 8: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al. B. Mg. C. Na. D. Cu.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?
A. HCl. B. HNO3 loãng. C. H2SO4 loãng. D. KOH.
Câu 9: Dung dịch loãng (dư) nào sau đây tác dụng được với kim loại sắt tạo thành muối sắt(III)?
A. HNO3. B. H2SO4. C. FeCl3. D. HCl.
Câu 10: Kim loại sắt tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo ra muối sắt(II)?
A. CuSO4. B. HNO3 đặc, nóng. C. MgSO4. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 11: Kim loại sắt không tan trong dung dịch
A. HNO3 đặc, nóng. B. H2SO4 đặc, nóng. C. HNO3 đặc, nguội. D. H2SO4 loãng.
Câu 12: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. MgCl2. B. FeCl3. C. AgNO3. D. CuSO4.
Câu 13: Cho kim loại Na vào lượng dư dung dịch CuCl2, thu được kết tủa có màu
A. xanh. B. trắng. C. đỏ. D. đen.
Câu 14: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4?
A. Fe. B. Al. C. Ag. D. Zn.
Câu 15: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Chất X là
A. HNO3. B. H2SO4. C. HCl. D. CuSO4.
Câu 16: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Al, Mg, Cu. B. Zn, Mg, Ag. C. Mg, Zn, Fe. D. Al, Fe, Ag.
Câu 17: Dãy kim loại nào sau đây đều không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội?
A. Al, Fe, Au, Mg. B. Zn, Pt, Au, Mg. C. Al, Fe, Zn, Mg. D. Al, Fe, Au, Pt.
Câu 18: Dãy gồm các ion kim loại có tính oxi hóa giảm dần là
A. Fe3+, Fe2+, Cu2+. B. Cu2+, Fe3+, Fe2+. C. Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe2+, Cu2+, Fe3+.
Câu 19: Dãy gồm các ion kim loại có tính oxi hóa giảm dần là
A. Fe3+, Cu2+, Ag+. B. Ag+, Cu2+, Fe3+. C. Cu2+, Fe3+, Ag+. D. Ag+, Fe3+, Cu2+.
Câu 20: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là A.
Pb2+, Sn2+, Fe2+, Ni2+, Zn2+. B. Sn2+, Ni2+, Zn2+, Pb2+, Fe2+.
C. Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. D. Pb2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Zn2+.
Câu 21: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
Câu 22: Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2  Fe(NO3)3 + Ag
(2) Mn + 2HCl  MnCl2 + H2
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
Câu 23: Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. Cr3+ là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa. B. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa.
C. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử. D. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa.
Câu 24: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 1: Loại phản ứng xảy ra trong sự ăn mòn kim loại là
A. Trung hòa. B. oxi hóa - khử. C. trao đổi ion. D. phân hủy.
Câu 2: Trong quá trình ăn mòn điện hóa, xảy ra
A. sự oxi hóa ở cực dương và sự oxi hóa ở cực âm.
B. sự khử ở cực dương và sự khử ở cực âm.
C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
D. sự khử ở cực dương và sự oxi hóa ở cực âm.
Câu 3: Một vật làm bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi khi vật này tiếp
xúc với không khí ẩm thì
A. Fe bị oxi hóa. B. Fe bị khử. C. Sn bị oxi hóa. D. Sn bị khử.
Câu 4: Biết rằng ion Pb trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được
2+

nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa. B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.
C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.
Câu 5: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá. B. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa. D. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 6: Nếu vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn A.
sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá. B. thiếc đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
C. sắt đóng vai trò catot và bị oxi hóa. D. thiếc đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Câu 7: Khi đặt các ống thép trong lòng đất, cứ cách nhau vài chục mét, người ta lại nối ống thép với tấm
nhôm hoặc kẽm. Mục đích của việc làm này là
A. chống lại sự ăn mòn hóa học vì ống thép nằm trong lòng đất dễ bị ăn mòn.
B. chống lại sự ăn mòn điện hóa vì ống thép nằm trong lòng đất dễ bị ăn mòn.
C. tạo ra cặp điện cực, trong đó nhôm hoặc kẽm đóng vai trò anot tan, ống thép được bảo vệ.
D. tạo ra cặp điện cực, trong đó nhôm hoặc kẽm đóng vai trò catot tan, ống thép được bảo vệ.
Câu 8: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước) tấm kim loại
A. Sn. B. Cu. C. Zn. D. Fe.
Câu 9: Để bảo ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào
mặt ngoài của ống thép những khối kim loại
A. Pb. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 11: Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì
A. phản ứng ngừng lại. B. tốc độ thoát khí tăng.
C. tốc độ thoát khí giảm. D. tốc độ thoát khí không đổi.
Câu 12: Ngâm một lá Fe vào dung dịch axit HCl sẽ có hiện tượng sủi bọt khí, H2 thoát ra. Bọt khí sẽ sinh
ra nhiều hơn khi thêm chất nào vào dung dịch trên?
A. nước. B. CuSO4. C. NaCl. D. ZnCl2.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl. D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
Câu 14: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch
chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và IV. B. I, III và IV. C. I, II và III. D. II, III và IV.
Câu 15: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và
Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16: Có 4 dung di ̣ch riêng biê ̣t: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung di c̣ h một thanh
Ni.
Số trường hợp xuất hiê ̣n ăn mòn điê ̣n hoá là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 17: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung
dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 1: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C.oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
Câu 2: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ) thì:
A. tại catot Na+ bị khử, tại anot Cl- bị oxi hóa.
B. tại catot Cl- bị khử, tại anot Na+ bị oxi hóa.
C. tại catot Na+ bị oxi hóa, tại anot Cl- bị khử.
D. tại catot Cl- bị oxi hóa, tại anot Na+ bị khử.
Câu 3: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì:
A. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.
B. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.
C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xả ra quá trình khử ion Cl-.
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
Câu 4: Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thì lúc đầu
A. tại catot thu được Na, tại anot thu được Cl2.
B. tại catot thu được H2, tại anot thu được O2.
C. tại catot thu được H2, tại anot thu được Cl2.
D. tại catot thu được Cl2, tại anot thu được H2.
Câu 6: Điện phân dung dịch AgNO3, điện cực trơ thì lúc đầu
A. tại catot thu được Ag, tại anot thu được H2.
B. tại catot thu được H2, tại anot thu được O2.
C. tại catot thu được O2, tại anot thu được Ag.
D. tại catot thu được Ag, tại anot thu được O2.
Câu 7: Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là: A.
KOH, O2 và HCl. B. KOH, H2 và Cl2. C. K và Cl2. D. K, H2 và Cl2.
Câu 8: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
MgO. B. CuO. C. CaO. D. Al2O3.
Câu 9: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là H 2?
A. K. B. Na. C. Fe. D. Ca.
Câu 10: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. Ca. B. Cu. C. K. D. Ba.
Câu 11: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại
nào sau đây?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 12: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Ca. C. Cu. D. Na.
Câu 13: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. Mg + FeSO4  MgSO4 + Fe. B. CO + CuO t Cu + CO2.
o

C. CuCl2 ñpdd Cu + Cl2. D. 2Al2O3 ñpdd 4Al + 3O2.


Câu 15: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2. B. Điện phân dung dịch MgSO4.
C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2. D. Cho kim loại Fe vào dung dịch
MgCl2.
Câu 16: Trong công nghiệp, Ca được điều chế bằng cách
A. điện phân dung dịch CaCl2. B. khử CaO bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
C. điện phân nóng chảy CaCl2. D. cho Na tác dụng với dung dịch CaCl2.
Câu 17: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng
chảy?
A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Ag.
Câu 18: Để khử ion Cu trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
2+

A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba.


Câu 19: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca. B. K. C. Mg. D. Cu.
Câu 20: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2 B. 2Na +2H2O → 2NaOH + H2
t
o

C. H2 + CuO  Cu + H2O D. ZnSO4 + Fe → FeSO4 + Zn


Câu 23: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản
ứng hỗn hợp rắn còn lại là
A. Cu, Fe, Zn, Mg. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, FeO, ZnO, MgO. D. Cu, Fe, Zn, MgO.
Câu 24: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, CuO, Cr2O3. B. FeO, MgO, CuO. C. Fe3O4, SnO, BaO. D. PbO, K2O, SnO.
Câu 25: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, nung nóng. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
+
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag trong dung dịch thành Ag. (d) Cho Mg vào dung
dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Điện phân NaCl nóng chảy.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ).
(c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
(e) Cho Ag vào dung dịch HCl.
(g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Al. B. Rb. C. Ca. D. Mg.
Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là
A. 2p1. B. np1. C. ns1. D. ns2.
Câu 3: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p43s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p63s1.
Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z =19) là
A. 2s1. B. 3d1. C. 4s1. D. 3s1.
Câu 5: Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 6: Thành phần chính của muối ăn là
A. NaCl. B. CaCO3. C. BaCl2. D. Mg(NO3)2.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?
A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Giấm ăn. D. Ancol etylic.
Câu 8: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Na. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 9: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da?
A. NaNO3. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NaOH.
Câu 10: Thứ tự tính khử giảm dần của các kim loại kiềm là:
A. Na, K, Cs, Rb, Li. B. Cs, Rb, K, Na, Li. C. Li, Na, K, Rb, Cs. D. K, Li, Na, Rb, Cs.
Câu 12: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là
A. thủy luyện. B. điện phân dung dịch.
C. nhiệt luyện. D. điện phân nóng chảy.
Câu 13: Trong các phản ứng sau, phản ứng mà ion Na+ bị khử là
A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl.
C. cho K vào dung dịch NaCl. D. dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Câu 14: Oxit kim loại nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. CuO. B. Na2O. C. Cr2O3. D. Al2O3.
Câu 23: Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 24: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là
A. N2. B. O2. C. CO2. D. H2.
Câu 25: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. NH3, SO2, CO, Cl2. B. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
C. NH3, O2, N2, CH4, H2. D. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
Câu 26: Cho dãy chuyển hóa sau: X CO +H2O
2
Y +NaOH
 X . Công thức của X là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. Na2O.
Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO3 → (Y) → NaNO3. (X) và (Y) có thể là
A. NaOH và NaClO. B. Na2CO3 và NaClO. C. NaClO3 và Na2CO3. D. NaOH và Na2CO3.
Câu 28: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
B. trong tự nhiên các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
C. từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
D. kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs.
B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì.
C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ.
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là
A. II, III và VI. B. II, V và VI. C. I, IV và V. D. I, II và III.
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Ba. B. Fe. C. Cr. D. Al.
Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là
A. 1s2. B. 2s1. C. 2p2. D. ns2.
Câu 3: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?
A. Ba. B. Na. C. Be. D. K.
Câu 4: Hai loại đều không tan trong nước ở nhiệt độ thường là
A. Na và Ca. B. Ca và Ba. C. K và Sr. D. Be và Mg.
Câu 5: Trong nhóm IIA, đi từ Be đến Ba thì
A. tính khử tăng dần. B. tính khử giảm dần. C. tính oxi hóa tăng dần. D. tính oxi hóa giảm dần.
Câu 6: Trong công nghiệp, kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. nhiệt luyện. B. thủy luyện.
C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch.
Câu 7: Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2.
B. Điện phân dung dịch MgSO4.
C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.
D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?
A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3.
Câu 9: Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. KCl. B. KNO3. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 10: Muối nào sau đây dễ bị phân hủy khi đun nóng?
A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.
Câu 11: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. giấm ăn. B. muối ăn. C. nước vôi. D. phèn chua.
Câu 12: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?
A. Muối ăn. B. Thạch cao. C. Phèn chua. D. Vôi sống.
Câu 13: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rải trong trong nhiều ngành công nghiệp như sản
xuất clorua vôi (CaOCl2), vật liệu xây dựng. Công thức của X là
A. KOH. B. Ba(OH)2. C. Ca(OH)2. D. NaOH.
Câu 14: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. boxit. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. thạch cao nung.
Câu 15: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
Câu 16: Khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?
A. thạch cao. B. đá vôi. C. đá phấn. D. đá hoa.
Câu 17: Thành phần chính của quặng đôlômit là
A. CaCO3.MgCO3. B. CaSO4.MgSO4. C. CaCO3.2MgCO3. D. CaSO4.MgCO3.
Câu 18: Để làm sạch lớp cặn trong các dụng cụ đun và chứa nước nóng, người ta dùng
A. nước vôi trong. B. giấm ăn. C. dung dịch muối ăn. D. ancol etylic.
Câu 19: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch
A. Na2CO3. B. HNO3. C. NaNO3. D. KNO3.
Câu 20: Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?
A. O2. B. HCl. C. H2. D. CO2.
Câu 21: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy.
Chất X là
A. CO2. B. SO2. C. NH3. D. O3.
Câu 22: Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn
khí đó, số khí bị hấp thụ là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Canxi hiđroxit là chất rắn, ít tan trong nước.
B. Dung dịch canxi hiđroxit còn gọi là nước vôi.
C. Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O.
D. Thạch cao khan có công thức CaCO3.
Câu 24: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những
hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. Mg(HCO3)2, CaCl2.
C. CaSO4, MgCl2. D. Ca(HCO3)2, MgCl2.
2+ 2+ –
Câu 25: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca , Mg và HCO3 . Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu
nước cứng trên là
A. HCl. B. Na2CO3. C. H2SO4. D. NaCl.
Câu 26: Chất nào sau đây không làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. Ca(OH)2. B. HCl. C. Na3PO4. D. Na2CO3.
Câu 27: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cữu có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. CaCl2. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. KCl.
Câu 28: Phương pháp nào sau đây không làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Dùng Ca(OH)2 vừa đủ. B. Đun nóng nước cứng. C. Dùng dung
dịch Na2CO3. D. Dùng dung dịch BaCl2.
Câu 29: Một mẩu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm
mẫu nước cứng trên là
A. Na2CO3. B. HCl. C. H2SO4. D. NaHCO3.
Câu 30: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị thực phẩm.
D. Gây hao tổn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.
Câu 31: Hai chất đều có thể làm mềm nước cứng vĩnh cữu là:
A. Na2CO3 và Na3PO4. B. Na2SO4 và Na3PO4.
C. HCl và Na2CO3. D. HCl và Ca(OH)2.
Câu 32: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
Câu 33: Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, thấy hiện tượng
A. kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan hết. B. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết.
C. kết tủa trắng, kết tủa không tan. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan một phần.
Câu 34: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4. D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
Câu 35: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy các chất đều tác
dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

BÀI TẬP
Câu 1: Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2
(đktc). Xác định kim loại?

Câu 2: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng với lượng nước dư, thu được 5,6 lít khí hiđro (đktc).
Xác định kim loại?

Câu 3: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 gam kali kim loại vào 362 gam
nước?

Câu 4: Cho 5g Na có lẫn Na 2O và tạp chất trơ tác dụng với H 2O thu được dung dịch X và 1,875 lít khí Y
(đktc). Dung dịch X trung hòa vừa đủ 200ml dung dịch HCl 1M. Tính thành phần % theo khối lượng của
tạp chất trơ trong 5g hỗn hợp trên?

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 3,8 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong dung dịch
HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại?

Câu 6: Hòa tan 2 gam một kim loại M thuộc nhóm IIA trong dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch, thu
được 5,55 gam muối khan. Xác định kim loại?

Câu 7: Dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được m gam muối khan. Giá trị của m?

Câu 8: Cho 2,464 lít CO2 (đktc) đi qua dung dịch NaOH, người ta thu được 11,44 gam hỗn hợp 2 muối
Na2CO3 và NaHCO3. Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?

Câu 9: Cho 18,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm II A ở 2 chu kì liên tiếp tác
dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6 gam muối khan. Xác định
kim loại?

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3, CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít
khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Tìm V?
Câu 11: Hòa tan hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít
khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thấy khối lượng muối khan thu được nhiều hơn khối lượng 2
muối cacbonat ban đầu là m gam. Tìm m?

Câu 12: Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hóa trị II được 1,96 gam chất rắn. Xác
định muối cacbonat của kim loại đã dùng?

Câu 13: Nung hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA tới khối lượng không
đổi thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 4,64 gam hỗn hợp 2 oxit. Xác định hai kim loại trên?

Câu 14: Nhiệt phân hoàn toàn 40 gam quặng đôlomit có lẫn tạp chất trơ sinh ra 8,96 lít khí CO2 (đktc).
Tìm thành phần % về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng trên?

Câu 12: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so
với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

Câu 13: Nhúng thanh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 a (mol/l). Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng
thanh sắt tăng 3,2 gam (toàn bộ đồng sinh ra bám vào thanh sắt). Tìm a?

Câu 14: Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, khối lượng lá đồng tăng 1,52 gam
(toàn bộ bạc sinh ra bám vào lá đồng). Xác định hối lượng Cu đã tham gia phản ứng và khối lượng Ag sinh
ra?

Câu 15: Ngâm một lượng dư bột kẽm vào dung dịch 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với khối lượng bột kẽm ban đầu. Xác định m?

Câu 16: Ngâm một thanh sắt có khối lượng 50 gam trong 100 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thanh sắt có khối lượng m gam (toàn bộ đồng sinh ra bám vào thanh sắt). Tìm m?

Câu 17: Ngâm một lá đồng có khối lượng 8,48 gam vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, lá đồng có
khối lượng 10 gam (toàn bộ bạc sinh ra bám vào lá đồng). Xác định khối lượng lượng Ag sinh ra sau phản
ứng?

Câu 18: Ngâm một lá đồng có khối lượng 6 gam trong 68 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian,
thu được m gam chất rắn và lượng AgNO3 giảm 25%. Tìm m?

Câu 19: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 a (mol/l). Sau phản ứng xảy
ra hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng 4% so với ban đầu (toàn bộ đồng sinh ra bám vào thanh sắt). Tìm
a?

Câu 20: Nhúng thanh sắt có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 24 gam CuSO4. Sau phản ứng xảy ra
hoàn toàn, khối lượng thanh sắt tăng 6% so với ban đầu (toàn bộ đồng sinh ra bám vào thanh sắt). Tìm m?
Câu 21: Ngâm một lá kẽm có khối lượng m gam trong dung dịch chứa 4,16 gam CdSO4. Sau phản ứng xảy
ra hoàn toàn, khối lượng lá kẽm tăng 2,35% so với ban đầu (toàn bộ kim loại sinh ra bám vào lá kẽm). Tìm
m?

Câu 22: Nhúng thanh kim loại M vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, thu được dung dịch
chứa CuSO4 0,3M và MSO4, khối lượng của thanh kim loại M tăng 1,6 gam (toàn bộ đồng sinh ra bám vào
thanh kim loại M). Xác định kim loại M?

You might also like