Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 303

THƯ VIỆN ĐH NHA TRANG

HỌC VA KỸ THUÂT
NGUYÊN VĂN ĐẠM

T IllẾ T K Ể
CÁC MẠNG

VÀ HỆ• THÔNG ĐIỆN

In lần th ứ 3, có sửa chữa

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


HÀ NỘI - 2006
LÒI NÓI ĐẦU

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta trong giai đoạn hiện nay yêu
cầu tăng không ngừng sản lượng điện. Để thực hiện điêu đó cần phát triển và mở rộng các
nhả máy điện cũng như các mạng và hệ thống điện công suất lớn. Điéu này đặt ra những
nhiệm vụ quan trọng đối với các kỹ sư ngành hệ thống điện. Một trong những nhiệm vụ đó
là thiết kế các mạng và hệ thống điện.

Thiết kế là một lĩnh vực quan trọng và khó khăn trong công việc của người kỹ sư nói
chung, đặc biệt đối với các kỹ sư hệ thống điện.

Thiết kế các mạng và hệ thống điện đòi hỏi phải biết vận dụng tốt những kiến thức lý
thuyết và kinh nghiệm để giải quyết những vấn đé có tính chất tổng hợp, phức tạp thường
gặp trong thực tế.

Thiết kế các mạng và hệ thống điện liên quan chặt chẽ với các bài toán kinh tế và kỹ
thuật. Vì vậy cuốn sách "Thiết kế các mạng và hệ thống điện” này được biên soạn nhằm
mục đích cung cấp những kiến thức lý thuyết vế tính toán các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và
luận chứng kinh tế của các giải pháp kỹ thuật. Sách còn trình bày các phương pháp tính
toán các chỉ tiêu chủ yếu vê độ tin cậy cung cấp điện cũng như các phương pháp tính độ
tin cậy khi so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án; các phương pháp tính kinh tế - kỹ thuật
để chọn phương án tối ưu trong thiết kế và phương pháp tính các thông số chê' dộ của mạng
và hệ thống điện. Các giải pháp nâng cao các chỉ tiêu chất lượng điện, nâng cao hiệu quả
kinh tế và khả năng tải của mạng điện cũng được trinh bày trong cuốn sách.

Cuốn “ Thiết kế các mạng và hệ thống điện” này được biên soạn dành cho sinh viên
chuyên ngảnh “ Hệ thống điện" trong các trường Đại học và Cao đẳng, hy vọng nó cũng sẽ
có ích đối với các cán bộ kỹ thuật, các kỹ sư và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Tác giả rất mong nhận được nhiéu ý kiến nhận xét và phê bình của bạn đọc.

Tác giả

3
Chương Một

NHỮNG NG UYÊN TA C t h iế t kê '


CÁC M Ạ N G Đ IỆ N V À HỆ THỐNG Đ IỆN

1.1. NHŨNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ NĂNG LƯỢNG CỦA KHU v ự c


Trong giai đoạn đầu chuẩn bị thiết kế các mạng và hệ thống điện cần chỉ rõ
các vấn đề phải giải quyết trong thiết kế. Các vấn đề đó được quyết định bởi đặc
điểm của khu vực có các hộ tiêu thụ điện năng và tính chất của các hộ tiêu thụ
điện. Vì vậy trước khi thiết kế cần có những sô' liệu cơ bản đặc trưng của khu
vực phân bố các hộ tiêu thụ điện năng, cũng như các nguồn điện, các nhà máy
điện địa phương và các nguồn năng lượng dự trữ. Đặc biệt cần xác định rõ
những vấn đề sau:
1. Vị trí địa lý của khu vực được điện khí hoá, diện tích của khu vực, dân
số, số lượng các khu dân cư và các khu vực sản xuất;
2. Những đặc điểm khí hậu của khu vực, nhiệt độ cao, thấp và trung bình
trong năm, tốc độ gió và hướng gió, giông sét, mức độ ô nhiễm khồng khí;
3. Các sô' liệu về hộ tiêu thụ điện năng, vị trí địa lý, công suất tiêu thụ có
xét đến sự phát triển từ 5 đến 10 năm;
4. Những tài nguyên thiên nhiên của khu vực, việc sử dụng chúng hiện tại
và trong tương lai;
5. Những số liệu về các nguồn năng lượng của khu vực.
Nếu nhiệm vụ thiết kế là phát triển mạng điện hiện có thì cần phải có sô'
liệu về các thông số của mạng.
Để tiến hành thiết kế môn học “Mạng lưới điện” và thiết kế tốt nghiệp cần
có thêm những sô' liệu ban đầu sau:
a. Trung tâm cung cấp điện (nhà máy điện, trạm biến áp khu vực của hệ
thống) được sử dụng để cung cấp cho các hộ tiêu thụ (cần chỉ rõ sơ đồ và các
cấp điện áp định mức: 35, 110, 220 kV và V.V.); điện áp duy trì trên thanh góp

5
của các trung tâm cung cấp trong các chế độ khác nhau (chế độ phụ tải cực đại
và cực tiểu, cũng như chế độ sau sự cố).
b. Giá 1 kW công suấl đặt trong các nhà máy điện của hệ thống.
c. Giá 1 kW.h điện năng tổn thất trong các mạng điện và giá thành các thiết
bị bù.

1.2. NHIỆM VỤ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ MẠNG


VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
Nhiệm vụ thiết kế mạng và hệ thống điện là nghiên cứu và lập luận chứng
kinh tế - kỹ thuật các giải pháp quyết định sự phát triển của mạng và hệ thống
điện, đảm bảo cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ với chi phí nhỏ nhất khi thực
hiện các hạn chế kỹ thuật về độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng.
Trong thiết kế các hệ thống điện, thông thường không bắt đầu từ “số
không”. Các hệ thống điện được tạo thành từ các nhà máy điện, các nút năng
lượng, thường là các hệ thống điện nhỏ hơn đã có. Vị trí địa lý của chúng, giá
trị kinh tế và kế hoạch phát triển trong tương lai là các yếu tô' quan trọng, là các
tiền đề kinh tế để thiết kế. Nhiệm vụ chính của thiết kế hệ thống điện là chọn
cấu trúc tối ưu của nó, nghĩa là chọn phương án phát triển tối ưu các công suất
phát của hệ thống, kết hợp với các đường dây tạo thành hệ thống truyền tải điện.
Trong thiết kế cần dự kiến xây dựng các nhà máy điện và đường dây truyền tải
mới như thế nào để có thể đạt được các chỉ tiêu kinh tế tốt nhất cho hệ thống
điện xây dựng.
Trong các điểu kiện kinh tế đê thiết kế các hệ thống điện, ngoài các yếu tô
có tính nguyên tắc chung, được xác định bằng các quy luật kinh tế, còn có hàng
loạt các yếu tố phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể. Để xác định các tiền đề kinh
tế cụ thể cần tiến hành phân tích sơ bộ theo ba hướng:
1. Phát hiện nhu cầu điện năng, số lượng và sự phân bô' cũng như sự thay
đổi của nhu cầu điện năng theo thời gian (đồ thị phụ tải);
2. Phân tích các nguồn nhiên liệu, khả năng xây dựng các nhà máy nhiệt
điện, nhu cầu năng lượng nhiệt cho công nghiệp và dân dụng;
3. Khảo sát các nguồn nước, tiến hành các tính toán thuỷ năng và kinh tê'
thuỷ năng, phân tích sự cần thiết xây dựng các nhà máy thuỷ điện.

6
Nghiên cứu chi tiết các vấn đề trên cho phép phát hiện và chứng minh các
điều kiện kinh tế của sự phát triển hệ thống điện.
Nhiệm vụ thiết kê các hệ thống điện là tìm giải pháp tốt nhất để phát triển
các công trình năng lượng mới và thời hạn khai thác chúng, có chú ý đến các
chi tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp lý nhất. Thiết kế các hệ thống điện cần có các
luận chứng kinh tê' - kỹ thuật của sự phát triển các nhà máy điện, các mạng điện
và các phương tiện vận hành chúng, bao gồm cả các phương tiện điều khiển.
Thiết kế các hệ thống điện được tiến hành theo trình tự sau:
Trước hết cần chuẩn bị báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trong đó dự kiến các
nguyên tắc giải quyết những vấn đề trong tương lai 15 - 20 năm. Trong báo cáo
kinh tê - kỹ thuật quy định:
1. Tỷ lệ tối ưu các loại nhà máy điện (nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuý
điện, nhà máy điện nguyên tử, các thiết bị tiêu chuẩn chuyên ngành), điểu kiện
sử dụng và các thông số cơ bản của chúng;
2. Những nguyên tắc chủ yếu của xây dựng hệ thống điện (xác định hướng
v à các thông số của các đường dây dài, chọn hệ thống điện áp của mạng điện
chính V.V.), cũng như những vấn đề nguyên tắc tổ chức và điều khiển hệ thống;
3. Tổng vốn đầu tư và các nguồn nguyên vật liệu cần thiết để phát triển
năng lượng.
Trên cơ sở báo cáo kinh tế - kỹ thuật sẽ hình thành các yêu cầu đối với các
ngành công nghiệp liên quan (chế tạo máy điện, kỹ thuật điện, nhiên liệu), triển
khai các hướng nghiên cứu khoa học, chuẩn bị luận chứng kinh tế - kỹ thuật,
chọn thông số các thiết bị năng lượng và kỹ thuật điện mới.
Công việc tiếp theo là dựa trên cơ sở của báo cáo kinh tế - kỹ thuật, dự kiến
các sơ đồ phát triển (của hệ thống, các đường dây truyền tải, các mạng phân
phối, tổ chức vận hành, trong đó có điều độ) và thiết kế kỹ thuật, kể cả vấn đề
thiết bị tự động hoá hệ thống.
Các sơ đồ của hệ thống điện độc lập và các hệ thống điện hợp nhất thông
thường được dự tính đến 5 - 7 năm sau. Các sơ đồ đó chỉ rõ các số liệu thiết kế, trên
cơ sở đó phân bổ kinh phí cho thiết kế các nhà máy điện, các đường dây truyền
tải điện và các trạm của mạng điện chủ yếu, và chuẩn bị kế hoạch xây dựng.

7
Trong nhiệm vụ lập các sơ đồ có yêu cầu xác định vị trí, công suất và trình
tự xây dựng các nhà máy điện riêng biệt trong tương lai đến 10 năm, chọn hình
dạng, các thông số và trình tự phát triển mạng điện chủ yếu, để ra những yêu
cầu cơ bản đối vói thiết bị tự động chống sự cố. Trên cơ sở các sơ đồ nhận được,
sơ bộ xác định yêu cầu vể vốn đầu tư, về nhiên liệu và thiết bị.
Sơ đồ phát triển của hệ thống điện riêng biệt được chuẩn bị sau khi thành
lập sơ đồ của hệ thống điện độc lập và hệ thống điện hợp nhất. Ghúng thường
được lập chi tiết hơn đến 5 năm, đồng thời tính đến sự phát triển của chúng
trong 5 năm sau (đôi khi 2 đến 3 năm).
Lập sơ đồ phát triển của hệ thống điện cần thực hiện các công việc sau:
1. Cân bằng công suất tác dụng, công suất phản kháng và năng lượng. Chọn
các nguồn năng lượng tối ưu, đảm bảo độ tin cậy cao;
2. Tính các chi tiêu cơ bản của năng lượng;
3. Xác định hình dạng, thông số và trình tự xây dựng các mạng điện;
4. Sơ bộ đánh giá vốn đầu tư cần thiết về thiết bị của tất cả các loại nhà
máy điện và các trạm.
Hướng phát triển của các mạng phân phối của hệ thống thường là các thành
phố, các vùng nông thôn, các đường sắt điện khí hoá, các trung tâm công
nghiệp. Chúng là các số liệu ban đầu để thiết kế các đường dây tải điện riêng
biệt, các trạm, mạng điện thành phố, mạng điện nông thôn và các công trình
khác liên quan với sự phát triển và thiết kế cải tạo mạng điện. Khi lập sơ đồ cần
giải quyết những nhiệm vụ sau:
1. Chọn hình dạng các mạng phân phối;
2. Chọn các thông sô' của mạng;
3. Xác định các thông số của trạm;
4. Sơ bộ xác định vốn đầu tư cần thiết;
5. Trình tự xây dựng.
Các sơ đồ tổ chức vận hành của hệ thống điện được thực hiện phù hợp với
các sơ đồ phát triển toàn bộ hệ thống. Khi lập chúng cần dự kiến các phương án
phục vụ sửa chữa, vận hành thao tác, cách tổ chức điều độ, các kênh thông tin
liên lạc và hệ thống điều khiển từ xa, thiết lập cơ cấu quản lý hành chính của hệ
thống điện. Trên cơ sở đó sơ bộ xác định vốn đầu tư các thiết bị kỹ thuật cần

8
thiết để vận hành. Sau khi thực hiện các công việc trên cần lập kế hoạch phát
triển các thiết bị quản lý hành chính và điều độ. Trong giai đoạn này của thiết
kế, cần có luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho tổ chức và phát triển các thiết bị
điểu chỉnh tự động, kỹ thuật máy tính, điều khiến từ xa và thông tin liên lạc,
đồng thời cần xét:
1. Cấu trúc điều độ và thiết bị chính của các trạm điều độ;
2. Các dạng điều chỉnh tự động cần thiết, điều khiển từ xa, kỹ thuật máy
tính và thông tin liên lạc;
3. Các sơ đồ kênh thông tin liên lạc, điều khiển từ xa và điều chỉnh tự
động;
4. Vốn đầu tư.
Thiết kế kỹ thuật thiết bị tự động chống sự cố của hệ thống được tiến hành
sau khi thông qua các sơ đồ phát triển. Khi thực hiện thiết kế kỹ thuật cần
nghiên cứu sơ đồ cấu trúc của thiết bị tự động chống sự cố và sơ đổ bố trí các
thiết bị trên công trình. Thiết kế kỹ thuật được thực hiện sau khi tính chế độ của
hệ thống điện, phân tích ổn định tĩnh và ổn định động của hệ thống, các phương
tiện nâng cao ổn định. Thiết kế kỹ thuật là cơ sở để chuẩn bị các bản vẽ thi
công, khai thác thiết bị tự động chống sự cố, bảo vệ rơle và điểu khiển.
Luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các giải pháp được chấp nhận khi thiết
kế các hệ thống điện phải so sánh các phương án thực hiện các sơ đồ của thiết
kế đối vói hệ thống nói chung hay đối với các phần tử riêng biệt của nó. Các
phương án so sánh về kỹ thuật cho phép thực hiện nhiệm vụ cần thiết khi thoả
mãn các yêu cầu kỹ thuật, được quy định bằng các định mức tương ứng, đồng
thời bảo đảm độ tin cậy cần thiết. Các phương án so sánh về kinh tế phải cho
hiệu quả sản xuất như nhau (kể cả sản phẩm không năng lượng, nếu các công
trình tổng hợp được xem xét) và tính tất cả các chi phí kinh tế liên quan (chi phí
đầu tư vào các bộ phận liên quan của năng lượng và các ngành liên kết). Các
phương án được đánh giá cả về các chỉ tiêu, cần so sánh theo quan điểm tính
đầy đủ các điều kiện cụ thể của xây dựng và vận hành công trình, mức giá và
thuế áp dụng, trình độ kỹ thuật của công nhân xây dựng v.v.
Khi tiến hành so sánh các phương án cấu trúc hệ thống điện và các sơ đồ
của mạng điện chính, thời hạn tính toán là 10 năm, còn với các phương án của

9
các mạng phân phối là 5 năm. Trong tính toán, các tổn thất điện năng chỉ được
tính đối với các công trình năng lượng xây dựng mới và đánh giá sự khác nhau
của các tổn thất đó trong mạng điện đối với các phương án so sánh. Thông
thường đối với các công trình năng lượng (hệ thống điện, nhiệt...) các đặc tính
kinh tế gần cực tiểu thường biến đổi chậm. Vì vậy có thể xuất hiện các phương
án khác nhau về các chi phí quy đổi không lớn hơn khoảng 3 đến 5%. Các
phương án như thế được cho là bằng nhau vể kinh tế, và trong trường hợp này
phương án tốt nhất được chọn không theo các chi tiêu kinh tế, mà theo các chỉ
tiêu chất lượng của phương án, các chỉ tiêu này không được tính khi so sánh
kinh tế (triển vọng trong tương lai, độ tin cậy, thị trường thiết bị, mức độ ánh
hưởng đến môi trường, các yếu tố xã hội V . V . ) .

1.3. XÁC ĐỊNH NHU CẦU ĐIỆN NÀNG


Số liệu về điện năng tiêu thụ và các phụ tải điện là những dữ liệu ban đầu
quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết các nhiệm vụ thiết kế. Các lời
giải sẽ hợp lý nếu như sự phát triển của các phụ tải theo thời gian và của các hệ
thống cung cấp điện được chú ý đến trong các tính toán. Khi thiết kế các nhà
máy điện, các trạm và các đường dây mới cần dự kiến sự phát triển của các hệ
thống năng lượng trong thời hạn khá dài, từ 10 đến 20 năm, có xét đến sự thay
đổi của tất cả các thông số tính toán. Do đó cần tìm phương án phát triển dần
dần, trình tự vận hành các công trình năng lượng mới có công dụng khác nhau,
đảm bảo khả năng cung cấp điện tin cậy cho tất cả các hộ tiêu thụ, đồng thời
đảm bảo chi phí thấp nhất trong thòi gian đã cho.
Thiết kế hệ thống điện liên quan đến một tổ hợp rất phức tạp các công trình
năng lượng được tiến hành trước khi thiết kế các công trình công nghiệp mà nó
cung cấp năng lượng. Vì vậy rất khó nhận được các số liệu ban đầu đủ tin cậy
về tốc độ tăng trưởng tương đối điện năng tiêu thụ của các phụ tái.
Trong từng trường hợp cụ thể, việc dự báo nhu cầu điện năng và lập các đồ
thị phụ tải theo chỉ dẫn chung của cơ quan hoạch định kinh tế và các viện
nghiên cứu - thiết kế. Cần xác định các chi tiêu cơ bản về chi phí để cân bằng
điện năng như điện năng tiêu thụ, cực đại phụ tải của hệ thống và chế độ phụ
tải.

Dự báo sự phát triển năng lượng chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các

10
dự báo kinh tế của mỗi quốc gia. Một trong những nhiệm vụ chính của dự báo
phát triển năng lượng là dự báo nhu cầu điện năng (tiêu thụ điện năng) của nền
kinh tế quốc dân. Điểm quan trọng nhất của dự báo là thời gian dự báo. Các thời
gian dự báo nhu cầu điện năng của nền kinh tê quốc dân bao gồm:
1. Các dự báo vận hành (thời gian đến 1 năm) được dùng để xác định thực
hiện kế hoạch dự đoán về điện năng tiêu thụ trong một ngày, một tháng, một
quý;
2. Các dự báo ngắn hạn (thời gian từ 2 đến 5 năm), thông thường liên quan
đến độ chính xác kế hoạch năm của nhu cầu điện năng cũng như thực hiện kế
hoạch tương lai;
3. Các dự báo trung hạn (thời gian từ 5 đến 10 năm): Thời gian cúa các dự
báo trung hạn trùng với thời gian cần thiết để nghiên cứu các tài liệu thiết kế đối
với các công trình năng lượng lớn, xây dựng và đưa các công trình vào vận
hành, nghĩa là thời gian để tạo ra các nguồn năng lượng mới. Kết quả của dự
báo trung hạn có thể được sử dụng trong dự báo dài hạn nhu cầu điện năng;
4. Dự báo dài hạn (thời gian từ 5 đến 20 năm): Trong thời gian này có thể
xảy ra những thay đổi quan trọng về các xu hướng phát triển của các quá trình
sản xuất và tiêu thụ điện năng, như áp dụng những phát minh khoa học lớn
trong năng lượng, ví dụ kỹ thuật laser, các đường dây siêu dẫn v.v.
Dự báo nhu cầu điện năng của các ngành kinh tế khác nhau trong nền kinh
tế quốc dân có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển tương lai
của nền kinh tế. Các kết quả của dự báo nhu cầu điện năng ảnh hưởng quan
trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện điều kiện sống của nhân dân.
Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà dự báo trong các điều kiện này là chọn đúng
phương pháp dự báo. Các phương pháp dự báo hiện nay qó thể chia thành ba
loại: ngoại suy, chuyên gia và mô hình hoá.
Đê chọn đúng phương pháp dự báo cần dựa trên cơ sở phân tích các đặc
điểm cơ bản và so sánh các lĩnh vực áp dụng các phương pháp, có chú ý đến các
điều kiện cụ thể của sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Sau đây chúng ta xét một số phương pháp dự báo nhu cầu điện năng và xác
định các phụ tải.

11
1.3.1. Phương pháp tính trực tiếp
Phương pháp tính trực tiếp dựa trên cơ sở xác định nhu cầu điện năng dự
tính (dự đoán) cho từng lĩnh vực riêng biệt của nền kinh tế, sau đó lấy tổng các
kết quả nhận được. Nhu cầu điện năng của từng lĩnh vực riêng biệt có thể tính
theo phương pháp suất tiêu hao điện năng cho một đơn vị sản phẩm. Các suất
tiêu hao điện năng có chú ý đến sự tiến bộ công nghệ, việc áp dụng các thiết bị
mới, sự hoàn thiện các phương pháp tổ chức điều hành công nghiệp.
Có thể xác định tổng nhu cầu điện năng dự đoán trong hệ thống điện trong
thòi gian t theo công thức:

A ,= Ẻ A 0ilSit (1.1)
i=i
trong đó:
n - số lượng các nhóm hộ tiêu thụ;
A0 ị - suất tiêu hao điện năng cho một sản phẩm trong nhóm thứ i của
các hộ tiêu thụ trong năm tứ t;
s it - khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong năm thứ t của
nhóm thứ i của các hộ tiêu thụ.
Khi tính nhu cầu điện năng của hệ thống thường phân chia thành các nhóm
các hộ tiêu thụ như sau: Công nghiệp: Acn ; giao thông: Agt ; nông nghiệp: Ann
và bộ phận tiêu thụ sinh hoạt dân dụng: Ash. Tổng nhu cầu điện năng khi đó
bằng:
A, = Acn + Agt + Ann + Ash (1.2)
Đối với các nước công nghiệp phát triển, nhu cầu điện năng của công
nghiệp và giao thông chiếm khoảng 70 đến 80% tổng nhu cầu điện năng trong
các hệ thống điện hiện đại. Sai sô' của phương pháp tính trực tiếp không vượt
quá 5 4- 10%.
1.3.2. Phương pháp ngoại suy trực tiếp
Phương pháp ngoại suy trực tiếp có thể áp dụng khi có số liệu thống kê về
điện năng tiêu thụ trong những năm đã qua. Trong trường hợp này để dự báo
nhu cầu điện năng người ta cố gắng sử dụng các công thức đơn giản nhất, cho
phép xác định nhu cầu điện năng của hệ thống điện nói chung hay của các nút

12
phụ tải riêng biệt. Điện năng tiêu thụ đã biết trong thời kỳ nào đó của sự phát
triển của hệ thống điện và tốc độ tăng trung bình năm của điện năng tiêu thụ,
tính được theo các số liệu thống kê của những năm trước thường được biểu thị
bằng các công thức này. Nhu cầu điện năng trong năm tính toán thứ t được xác
định theo công thức:
t-t 0
At - A0 (1.3)
V
trong đó:
A0 - điện năng tiêu thụ đã biết (cơ sở);
n - tốc độ tăng trung bình nám của điện năng tiêu thụ, %;
t0 - năm cơ sở, khi đó điện năng tiêu thụ là A0.
Đôi khi dự báo nhu cầu điện năng được tính theo biểu thức:

A, = A0 ^ ( t - t 0) (1.4)

hay:

At - A0 ,1 + 7 n~ ( ,t - t 0) (1.5)
100
Phương pháp ngoại suy dựa trên sự phụ thuộc hàm số giữa điện năng tiêu
thụ và một hay một số chỉ tiêu đặc trưng trạng thái phát triển của nền kinh tế.
Các chỉ tiêu được sử dụng để dự báo nhu cầu điện năng có thể là các chỉ tiêu
kinh tế và dân số. Ví dụ chỉ số sản xuất công nghiệp, thu nhập quốc dân, khối
lượng sản phẩm công nghiệp, dân số mỗi nước v.v.
Để dự báo nhu cầu điện năng trong thời hạn 5 năm, có thể sử dụng công
thức:
A5 = A0J5 k5 (1.6)
trong đó:
J5 - chí sô' sản xuất công nghiệp trong thòi gian 5 năm;
k, - hệ số dự báo trong 5 năm, thông thường k5 = 1,58 -ỉ- 0,34 J5.
Ngoài ra ở các nước khác trên thế giới người ta còn dùng một số công thức
khác đổ dự báo nhu cầu điện năng. Ví dụ ở Pháp người ta sử dụng công thức:
c T V-4
A, - A0. J 1 .1,05' (1.7)
v^o )

13
trong đó:
J0 và J, - các chỉ số cơ sở và tương lai của sản xuất công nghiệp;
t - thời gian tính toán.
Để dự báo nhu cầu điện năng, ở Mỹ người ta sử dụng quan hệ tương quan
với chi số sản xuất công nghiệp I, điện năng tiêu thụ c và chi phí lao động trong
công nghiệp M:
£ 0 .5 0 3 ^ ị 0.657

Quan hệ trên nhận được trong điều kiện hiệu suất lao động không đổi.
1.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp dự báo này được tiến hành trên cơ sở phân tích so sánh các xu
hướng tương đồng ở các nước khác nhau. Phương pháp so sánh được áp dụng để
phân tích trạng thái hiện có của điện năng và tương lai phát triển của nó ở nhiều
nước phát triển trên thế giói.
Nguyên tắc so sánh các kết quả của phương pháp ngoại suy trực tiếp được
sử dụng trong phương pháp so sánh để dự báo nhu cầu điện năng.
ỉ . 3.4. Phương pháp chuyên gia
Để tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia, ngưòi ta mời các
chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng. Các chuyên gia phải là những người có
linh cảm tốt, trình độ chuyên môn cao, đồng thời cần có nhiều kinh nghiệm
trong công tác.
Sử dụng phương pháp chuyên gia có thể nhận được các đánh giá dự báo về
nhu cầu điện năng, cũng như thiết lập mức độ phù hợp các ý kiến của chuyên
gia về vấn đề này.
Phương pháp chuyên gia được áp dụng nhiều ở Mỹ và ở các nước thuộc
Liên Xô trước đây.
1.3.5. Phương pháp mô hình toán học
Sử dụng phương pháp mô hình toán học trong dự báo trước hết là mô hình
toán học các hiện tượng và các quá trình.
Mục đích xây dựng mô hình toán học là thiết lập sự phụ thuộc số lượng và
logic giữa các phần tử khác nhau của hiện tượng nghiên cứu.

14
Đê dự báo nhu cầu điện năng theo phương pháp này đòi hỏi sử dụng các
phương pháp toán - kinh tế hiện đại và máy tính.
Các mô hình toán học thiết lập quan hệ tương hỗ giữa điện năng tiêu thụ và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cua năng lượng. Ví dụ, để dự báo nhu
cầu điện năng của ngành khai thác than, ngưòi ta thiết lập các mối liên quan
giữa suất điện năng tiêu thụ cho một đơn vị công suất đặt của các thiết bị truyền
động điện và hiệu suất lao động của thợ mỏ.
Sau khi xác định tổng nhu cầu năm về điện năng của tất cả các nhóm hộ
tiêu thụ trong năm dự báo, cần tiến hành cân bằng điện năng theo công thức:
Ap = A, + AA + Atd ( 1.9)
trong đó:
Ap - tổng điện năng cần phát ra của các nhà máy điện trong hệ thống;
A, - tổng điện năng tiêu thụ năm của tất cả các nhóm hộ tiêu thụ;
AA - tổn thất điện năng trong các mạng điện của hệ thống điện;
Atd - tổng điện năng tự dùng của các nhà máy điện.
Dự tính quy hoạch các suất tổn thất điện năng gặp rất nhiều khó khăn.
Mức độ chính xác của chúng càng thấp khi thời gian tính càng dài; giá trị của
chúng có thể quy định trên cơ sở dự báo công nghệ chuyên môn. Trong các cơ
quan thiết kế, các giá trị AA và Atd thường được tính theo phần trăm của A„
được xác định trên cơ sở kinh nghiệm thiết kế và vận hành có lưu ý đến việc áp
dụng kỹ thuật mới và các đặc điểm cấu trúc của hộ thống điện.
Để xác định các phụ tải điện, ngoài phương pháp suất tiêu hao điện năng
cho một đơn vị sản phẩm kể trên, chúng ta xét thêm một số phương pháp sau.
1. Phương pháp đồ thị công nghệ
Phương pháp này được áp dụng đối với các thiết bị lớn (lò ủ trong chế tạo
máy, máy cán kim loại, máy hàn điểu khiển tự động). Đối với các nhà máy đó,
đổ thị phụ tải điện được xây dựng trên cơ sở đồ thị công nghệ làm việc cúa tất
cả các thiết bị riêng biệt và công suất tương ứng của chúng. Phụ tải tính toán
được xác định từ đồ thị tổng các phụ tải điện.
2. Phương pháp suất phụ tải trên 1 m2 diện tích sản xuất.
Phương pháp này thường áp dụng đối với phụ tải động lực của các cơ sở
chế tạo máy và được sử dụng phổ biến trong các cơ quan thiết kế khi tính toán

15
sơ bộ đối với quá trình sản xuất có công nghệ chưa xác lập (chế tạo máy). Phụ
tải không đổi lớn nhất trên 1 m2 diện tích của phân xưởng chính là phụ tải chiếu
sáng. Kinh nghiệm thiết kế cho phép thiết lập các số liệu khá chính xác về phụ
tải chiếu sáng của các ngành sản xuất khác nhau.
Nếu lấy suất phụ tải trên 1 m2 sản xuất bằng Pn với diện tích F m2 thì phụ
tải cực đại tính toán bằng:

p„= - ^ L , kW (1.10)
1000

trong đó P0 là công suất phụ tải trên 1 m 2, w / m 2.


ì..Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng để xác định phụ tải điện của các khu vực
thanh phố. Thống kê tiến hành tính chi tiết lượng tiêu thụ điện năng của các loại
hộ tiêu thụ khác nhau. Các định mức tiêu thụ được hình thành: các giá trị về
suất điện năng tiêu thụ cho 1 người hay công suất đặt cho 1000 người có tính ổn
định lớn hơn hay nhỏ hơn. Những hộ tiêu thụ như thế là: tàu điện, chiếu sáng
đường phố, phụ tải động cơ nhỏ thành phố.
Phụ tải tính toán đối với các khu dân cư được tính trên cơ sở các suất phụ
tải tính toán của các nhà ở và giá trị của hệ số đồng thời tuỳ theo số lượng căn
hộ. Giá trị chính xác của các suất phụ tải cho một căn hộ đối với các nhà ở của
các thành phố ở CHLB Nga cho trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Các suất phụ tải điện cho một căn hộ, kW

Số lượng căn hộ
Loại bếp
1 5 10 20 40 60 100 200 400 600

Gaz 1,2 1,0 0,9 0,75 0,55 0,5 0,45 0,42 0,41 0,40

Lửa 1,7 1,4 1,3 1,1 0,85 0,7 0,65 0,57 0,55 0,55

Điện 3,0 2,5 2,1 1,8 1,40 1,2 0,95 0,85 0,80 0,80

Suất phụ tải cho trong bảng 1.1 chỉ tính cho phụ tải sinh hoạt và chiếu sáng,
còn phụ tải điểu hoà không khí, bình đun nước nóng và thiết bị sưởi điện không
được xét.

16
Các phụ tải điện tăng theo thời gian. Tốc độ tăng mỗi năm đối với các khu
nhà ở có bếp gaz là 4%, đối với các khu nhà có bếp lửa là 2,5%. Đối với các phụ
tải của các mạng phân phối 6 -ỉ- 20 kV, tốc độ tăng mỗi năm có thể lớn hơn do
điện khí hoá của các cơ sở phục vụ công cộng và nhà trẻ.
Giá trị cực đại của tổng các phụ tải điện trong hệ thống điện Pmax có ý
nghĩa quan trọng trong thiết kê các hệ thống điện. Khi tổng phụ tải vượt quá
Pmax dẫn đến tăng công suất đặt tổng của các nhà máy điện và chi phí không hợp
lý về tài chính, còn hạ thấp hơn sẽ dẫn đến thiệt hại vì thiếu công suất cần thiết
cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tính trực tiếp Pmax theo số giờ sử dụng cực đại của phụ tải của hệ thống
điện Tmax như sau:
Ap
P m a ^ Y 1- (111)
í max

Giá trị chính xác hơn của Pmax có thể tính trên cơ sở xây dựng đồ thị phụ tải
tổng của hệ thống điện.

1.4. D ự BÁO CÁC CHẾ Đ ộ TIÊU THỤ ĐIỆN NĂNG


Chế độ tiêu thụ điện năng của các hộ tiêu thụ riêng biẹi và của hệ thống nói
chung được đặc trưng bằng các đồ thị phụ tải điện, phản ánh sự thay đổi công
suất tiêu thụ trong một ngày hay trong một năm. Chế độ tiêu thụ điện được phán
ánh bằng đồ thị tổng phụ tải của hệ thống. Hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến
chế độ này là: thành phần của các ngành kinh tế quốc dân; thời gian của tuần
làm việc và số lượng ca làm việc trong ngày; mức độ tải của các ca riêng biệt
của các xí nghiệp công nghiệp và các xu hướng thay đổi nó. Thành phần các hộ
tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với hình dáng các đồ thị phụ tải.
Đồ thị phụ tải ngày công suất tác dụng của hệ thống định rõ đặc tính tổng
hợp của tất cả các hộ tiêu thụ. Nếu hệ thống điện có phụ tải sinh hoạt nhiều thì
cực đại buổi chiều lớn hơn cực đại buổi sáng (hình 1.la). Sự khác nhau đó thấy
rõ đặc biệt trong mùa hè. Cực đại mùa hè đến chậm hơn so với mùa đông. Phụ
tải cực tiểu bằng 50 -í- 60% phụ tải cực đại. Nếu phụ tải cồng nghiệp chiếm
nhiều hơn trong các hệ thống điện thì sẽ có hai cực đại thể hiện rõ ràng: buổi
sáng và buổi chiều (hình l.lb). Đồ thị phụ tải ngày của các hệ thống điện như
thế bằng phẳng hơn, phụ tải cực tiểu bằng 70 -r 80% phụ tải cực đại. Trong

17
nhiều hệ thống điện lớn, một phần đáng kế cứa điện năng tiêu thụ là phần của
công nghiệp dùng nhiều năng lượng có quá trình công nghệ liên tục. Trong một số
hệ thống điện, phụ tái cực đại buổi sáng có thể lớn hơn so với cực đại buổi chiều.

Hình 1.1. Đồ thị ngày của các phụ tải tác dụng của hệ thống điện:
a- Có nhiều phụ tải sinh hoạt; b- Có phụ tải công nghiệp (1- ngày đông; 2- ngày hè)

Độ chiếu sáng và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến hình dáng đồ thị phụ
tải ngày. Khi độ chiếu sáng ít trong một ngày phụ tải sẽ tăng và đỉnh buổi sáng
trở nên dài hơn (hình 1.2a). Nếu nhiệt độ không khí thấp, phụ tải cũng tăng, đặc
biệt ban ngày mùa đông (hình 1.2b).

Hình 1.2. Đồ thị phụ tải tác dụng của hệ thống điện:
a- Khi độ chiếu sáng khác nhau (1- ngày sáng; 2- ngày u ám)-
b- Với nhiệt độ không khí khác nhau (1- ngày ấm; 2- ngày lạnh)
Những điểm quan trọng nhất của đổ thị phụ tải là chế độ của các phụ tải
cưc đại và cực tiểu. Kinh nghiệm cho thấy, tỷ số của phụ tải cực tiểu và cực đại
trong các hệ thống điện thường nằm trong khoảng 0,5 đến 0 8.

18
Các đồ thị phụ tải phản kháng ngày của hệ thống điện chủ yếu được xác
định bằng dòng điện từ hoá và từ tản của các động cơ không đồng bộ (khoảng
60%), cũng như tổn thất công suất phản kháng trong đường dây và các máy biến
áp (gần 40%). Ánh hưởng đến các đồ thị phụ tải ngày cùa phụ tải phản kháng là
chế độ làm việc của các đường dâv điện áp từ 220 kV và cao hơn, cũng như của
các dòng công suất trong các hệ thống khác và mức độ bù công suất phản kháng.
Trong các hệ thống điện có phụ tải tác dụng giống nhau trong các đỉnh
buổi sáng và buổi chiều, đỉnh buổi sáng của công suất phản kháng cao hơn buổi
chiều (hình 1.3a), bởi trong trường hợp này phụ tái cùa các động cơ được nối
nhiều hơn. Nếu phụ tải tác dụng buổi chiều lớn hơn nhiều phụ tải buổi sáng thì
thông thường đỉnh buổi chiều của phụ tải phản kháng lớn hơn đáng kế đỉnh buổi
sáng (hình 1.3b). Đồng thời tổn thất công suất tác dụng trong các mạng điện có
giá trị lón hơn. Trong tất cả các trường hợp, phụ tải phản kháng của hệ thống
điện phụ thuộc vào mức điện áp và tăng lên khi điện áp tăng.

Hình 1.3. Đồ thị phụ tải tác dụng và phản kháng của hệ thống điện:
a- có phụ tải công nghiệp; b- có nhiều phụ tải sinh hoạt.

Dự báo các đồ thị phụ tải ngày của ngày làm việc được tiến hành trên cơ sở
đồ thị của ngày hôm trước và thông tin dự báo thời tiết. Đồ thị phụ tải của các
ngày nghỉ và các ngày lễ, cũng như của các ngày sau ngày nghỉ, khác cơ bản
các đổ thị phụ tải của những ngày làm việc bình thường. Đổ thị phụ tái cúa
những ngày sắp đến được xây dựng trên cơ sở các đồ thị của những ngày nghi
đã qua và những ngày sạu các ngày nghỉ, cũng như trên cơ sở dự báo thời tiết và
những yếu tố ảnh hưởng khác.

19
Mức độ chính xác khi xây dựng đồ thị trong những ngày tiếp theo phần nào
phụ thuộc vào kinh nghiệm của kỹ sư và thường có sai số vào khoảng 2 đến 3%.
Xây dựng các đồ thị tương lai của phụ tải trong hệ thống điện được tiến hành
theo các đồ thị đặc trưng của các hộ tiêu thụ riêng biệt có chú ý đến những tổn
thất trong các mạng điện và chi phí cho các phụ tải tự dùng.
Đồ thị phụ tải ngày có các chỉ tiêu đặc trưng cho chế độ làm việc: cực đại
của phụ tải tác dụng Pmax ; cực đại của phụ tải phản kháng Qmax ; hệ số công
suất cực đại cosọmax ; tiêu thụ ngày của năng lượng tác dụng Apng ; tiêu thụ ngày
của năng lượng phản kháng Aqng.
Hệ số trung bình của công suất trong ngày:

( 1. 12)
A png

Hệ số điền kín phụ tải ngày của năng lượng tác dụng:
•^png
Kp = 24.pmax (1.13)

Hộ số điền kín phụ tải ngày cụa năng lượng phản kháng:
A
_ qng
(1.14)
q 24.Q~ax

Khi biết đồ thị phụ tải tác dụng và phản kháng của các ngày làm việc và
ngày lễ ở các thời điểm khác nhau của một năm, có thể xây dựng các đồ thị phụ
tải năm. Các đồ thị này được xây dựng theo thời gian. Các đồ thị phụ tải năm
được đặc trưng bằng các đại lượng sau:
Số giờ sử dụng cực đại của phụ tải tác dụng:

T = (1.15)
p
Số giờ sử dụng cực đại của phụ tải phản kháng:

(1.16)

Hệ số năm trung bình của công suất:

(1.17)

20
Mặc dù các chỉ tiêu trên được sử dụng hữu ích trong thiết kế và vận hành
các hệ thống điện, song chúng không thể thay thế hoàn toàn các đồ thị phụ tải.
Các đổ thị phụ tải có chú ý đến các dự trữ sửa chữa và sự cố của các công
suất phát, khi thiết kế các hệ thống điện cho phép chọn đúng công suất đặt tống
của các nhà máy điện, các thành phần của chúng, đảm bảo độ tin cậy cao với
các chỉ tiêíi kinh tế tốt nhất.
Để dự báo các chế độ tiêu thụ điện năng, thông thường người ta sử dụng hai
nhóm phương pháp:

7. Phương pháp thống kê


Theo phương pháp thống kê, chế độ tiêu thụ điện năng được xác định trên
cơ sở các đồ thị đã biết của phụ tải trong những năm trước bằng phương pháp
ngoại suy.
Để thống nhất và so sánh các đồ thị ngày trong những năm khác nhau, các
phụ tải giờ được biểu thị ở hệ đơn vị tương đối là Poị, được xác định theo công
thức:

Poi = — xl00% (1.18)


P(b

trong đó: Pj là phụ tải thực trong một giờ của một ngày;
Ptb là công suất trung bình ngày.
Biết hình dáng của đồ thị phụ tải ở hệ đơn vị tương đối và tiêu thụ điện
tương lai, dễ dàng nhận được đồ thị dự báo phụ tải trong hệ đơn vị có tên.

2. Phương pháp tổng hợp

Theo phương pháp này, chế độ tiêu thụ điện tính được bằng phương pháp
phân tích cơ cấu nhu cầu điện năng và chế độ tiêu thụ của mỗi nhóm hộ tiêu thụ.
Sau khi tổng hợp các đồ thị ngày của phụ tải tác dụng^ của từng ngành khác
nhau, có thể tìm được đồ thị tổng phụ tải của cả hệ thống.
Giá trị điện năng tiêu thụ và hình dáng của đồ thị phụ tải ngày phụ thuộc
vào mỗi ngày của tuần lễ. Trong dự báo chế độ phụ tải ngày của hệ thống điện,
các ngày cúa tuần lễ được chia thành 4 loại: ngày làm việc bình thường, ngày
thứ hai, thứ bảy và chủ nhật.

21
1.5. CHỌN CÁC NGUỔN NĂNG LƯỢNG
Sự phát triển của năng lượng dựa trên cơ sở sử dụng các nguồn năng lượng
đã biết và nguồn năng lượng vừa được phát hiện. Vấn đề chọn các nguồn năng
lượng sơ cấp và các phương pháp sử dụng hiệu quả chúng được nghiên cứu
trong kế hoạch cân bằng năng lượng tương lai.
Việc xây dựng sự cân bằng nãng lượng chỉ cua một khu vực không có quan
hệ V Ớ I các khu vực khác và sử dụng tuỳ ý các nguồn năng lượng là điểu không
cho phép. Trong giai đoạn hiện nay, quan hệ năng lượng giữa các khu kinh tế và
các hệ thống điện ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Cân bằng năng lượng của
mỗi quốc gia và của cả hệ thống điện cần phải được xây dựng thống nhất trong
cả nước trên cơ sớ nghiên cứu các kế hoạch tương lai và sự cân bằng của các
vùng kinh tế.
Khi thiết kế phát triển hệ thống điện cho tương lai, chọn các nguồn năng
lượng cần dưa vào cơ cấu có thế của sự cân băng nhiên liệu, phạm vi có thể khai
thác các dạng nhiên liệu có trong khu vực và khả năng sử dụng các nguồn năng
lượng địa phương.
Các nhà máy điện của hệ thống điện được chọn từ điều kiện cần thoả mãn
các hộ tiêu thụ cả vể công suất cũng như về năng lượng. Điểu kiện chọn công
suất đặt của các nhà máy điện là tin cậy cung cấp điện với chi phí vốn đầu tư và
vận hành năm nhỏ nhất. Tuy nhiên chọn công suất đặt của các nhà máy điện vẫn
khó đảm bảo đồng thời cả độ tin cậy cung cấp điện và cả cực tiểu các chi phí.
Các chi tiêu này phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của hệ thống điện - thành phần
các nhà máy điện và sơ đồ các mạng điện. Các chi phí quy đổi về phát triển hệ
thống điện phụ thuộc vào các loại nhà máy điện xây dựng, việc phân bố chúng
và các chi tiêu kinh tế của nhiên liệu sử dụng. Để đảm bảo độ tin cậy, ngoài các
giá trị yêu cầu dự trữ, cần có các máy phát và các nhà máy điện có tính linh
hoạt cao, được dùng để thực hiện chức năng dự trữ.
Khó khăn lớn nhất thường gặp phải trong phân phối đồ thị phụ tải trong các
chế độ phụ tải cực đại và cực tiểu. Để đảm bảo cung cấp điện trong các chế độ
đó, các nhà máy điện của hệ thống cần phải có tính linh hoạt cao. Khi phân phối
phụ tải giữa các nhà máy điện khác nhau trong hệ thống cần phải chú ý đến các
đặc điểm chế độ công nghệ của chúng. Hình 1.4. cho các phương án có thể
phân phối đồ thị phụ tải của hệ thống điện. Tuỳ theo khá năng đảm báo nước
cua các nhà máy thuỷ điện (TĐ), phần đỉnh của đồ thị phụ tải được phân phôi
cho các nhà máy thuỷ điện hay các nhà máy nhiệt điện. Khi không đú nước cho
các nhà máy thuỷ điện, phần thấp nhất cùa đồ thị phụ tải sẽ phân phối cho các
nhà máy nhiệt điện rút hơi (NĐRH) có phụ tái, được xác định bằng các hộ tiêu
thụ nhiệt, và các nhà máy thuỷ điện không điêu tiết (hình 1.4a). Phần đinh cưa
đồ thị phụ tải được phân phối cho các nhà máy thuý điện có điều tiết, các nhà
máy nhiệt điện ngưng hơi (NĐNH), cũng như các nhà máy điện nguyên tứ,
chúng làm việc với toàn bộ công suất trong các cực đại của phụ tải. Khi thừa
nước trong các nhà máy thuỷ điện, ví dụ trong mùa mưa, phần thấp nhất cua đổ
thị phụ tải được phân phối cho các nhà máy nhiệt điện rút hơi và tất cá các nhà
máy thuỷ điện, chúng làm việc với toàn bộ công suất theo dòng chảy (hình
1.4b). Trong trường hợp này các nhà máy điện tuabin khí cùng với các nhà máv
nhiệt điện ngưng hơi sẽ làm việc ở phần đỉnh cua đồ thị phụ tai. Có thê có ca
những phương án khác phân phối các đồ thị phụ tải tuỳ theo tổ hợp các loại nhà
máy điện khác nhau trong hệ thống.

0 t — >- 24 h ũ t — >■ 24 h
a) b)

Hình 1.4. Phân phối các đồ thị phụ tải của hệ thông điện.
a- khi thiếu nước ở thuỷ điện; b- khi thừa nước ở thuỷ điện.

Nói chung, cần phân phối phụ tải giữa các nhà máy điện trong hệ thống sao
cho đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Khi thiết kế hệ thống điện cần chú ý đến giá trị cực tiểu kỹ thuật quan
trọng của phụ tải đối với các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi công suất lớn. Vận
hành khối 300 MW với các thông số hơi 240 at và 565°c gặp những khó khăn
đáng kể trong các chế độ thay đổi. Khởi động khối từ trạng thái lạnh được thực
hiện trong 8 giờ 30 phút.
Các thiết bị tuabin khí trong các nhà máy nhiệt điện có tính linh hoạt cao
nhất và thích hợp đối với các đỉnh của đồ thị phụ tải. Tuỳ theo tính phức tạp
cua sơ đồ nhiệt và công suất của các máy phát, thời gian khởi động thiết bị
tuabìn khí từ 3 đến 30 phút, còn đối với các máy phát tuabin hơi khoảng vài giờ.
Các thiết bị khí - hơi có ý nghĩa quan trọng do có tính linh hoạt và khả
năng tham gia điêu chỉnh đồ thị của hệ thống điện. Các thiết bị khí - hơi với các
nồi hơi áp lực cao được quan tâm chủ yếu ở Liên Xô (trước đây). Ớ Mỹ sơ đồ
của các thiết bị khí - hơi được sử dụng, trong đó xả khí thải tuabin khí vào nồi
hơi. Các thiết bị khí - hơi của cả hai loại trội hơn về tính linh hoạt so với các
thiết bị chạy bằng hơi nước. Ví dụ, khởi động thiết bị khí - hơi đầu tiên ở Liên
Xô (cũ) được thực hiện trong 1 giờ 20 phút.
Ở một số nước trên thế giới (Liên Xô (cũ), Áo, Thuỵ Sĩ, Italia), để xoá đỉnh
của các đồ thị phụ tải người ta sử dụng các nhà máy thuỷ điện tích năng. Trong
những giờ cực tiểu của phụ tải và khi trong hệ thống có công suất tự do, các
máy phát ,của các nhà máy đó làm việc trong chế độ của các máy bơm bơm
nước vào thượng lưu của nhà máy điện, sau đó trong các giờ đỉnh các máy phát
làm việc trong chế độ phát để cung cấp điện năng cho hệ thống. Như vậy, các
nhà máy điện tích năng san bằng đồ thị phụ tải ngày và đảm bảo chế độ làm
việc của các nhà máy nhiệt điện ổn định hơn.
Các nhà máy điện nguyên tử (NT) có vai trò quan trọng trong hệ thống
điện. Ngoài các điểu kiện năng lượng tổng quát ban đầu, khi xét những vấn đề
về lợi ích xây dựng các nhà máy điện nguyên tử cần phải xét hiệu quả kinh tế
của chúng. Kinh nghiệm vận hành của các nhà máy điện nguyên tử hiện có trên
thế giới chỉ ra rằng, khi thực hiện tất cả những giải pháp vận hành và kỹ thuật
đã biết, an toàn phóng xạ hoàn toàn được bảo đảm đối với dân cư ở khu vực
xung quanh và đối với các nhân viên vận hành của nhà máy. Theo các điều kiện
dam bao trong sạch môi trường không khí, các nhà máy điện nguyên tử có ưu

24
thế hơn so với các nhà máy nhiệt điện lớn, làm việc với các dạng nhiên liệu
thông thường. Các nhà máy điện nguyên tử không thải ra môi trường xung
quanh các hợp chất chứa lưu huỳnh và khí axit cacbonic. Khi nhà máy điện
nguyên tử vận hành, các phương tiện giao thông quan trọng được giải phóng,
đổng thời không cần xây dựng các kho nhiên liệu lớn. Suất chi phí của một
kilôoat công suất đặt trong các nhà máy điện nguyên tử cao hơn nhiều so với
các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi thông thường, song giá thành cua một kilôoat
giờ thấp hơn vì giá thành nhiên liệu để sản xuất điện năng, nhận được từ năng
lượng hạt nhân nhỏ hơn nhiều. Vì vậy các nhà máy điện nguyên tử đã và đang
được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới.
Chọn phương án tối ưu phát triển hệ thống điện được tiến hành bằng giái
pháp so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án phát triển của hệ thống điện. Các
phương án so sánh phát triển các công suất phát cần phải được hình thành từ các
kiểu nhà máy điện hiện đại nhất đối với hệ thống điện thiết kế. Hiện tại việc lựa
chọn khá dễ dàng nhờ kỹ thuật máy tính. Trong quá trình chọn lựa để tìm thành
phần của các nhà máy điện cần giải quyết những vấn để sau: Phân bố chúng
theo lãnh thổ khu vực, xác định dạng nhiên liệu sử dụng, chọn công suất đặt và
kiểu máy phát điện. Đồng thời cần chú ý đến sự phát triển động của các kiểu
nhà máy điện khác nhau.
Thiết kế phát triển hợp lý nhất các công suất phát của hệ thống điện cần
tiến hành theo trình tự sau:
Trước hết trên cơ sở tối ưu hoá cơ cấu cùa hệ thống điện độc lập và cân
bằng năng lượng - nhiên liệu trong hệ thống điện hợp nhất của cá nước, v ể cơ
bản trong hệ thống điện hợp nhất cần xác định: cơ cấu cân bằng nhiên liệu của
các nhà máy điện, tổng công suất đặt của các nhà máy điện ngưng hơi với các
dạng nhiên liệu khác nhau, thành phần và công suất của các nhà máy thuỷ điện
lớn nhất, tổng công suất của các thiết bị đỉnh đặc biệt, các dòng tối ưu của công
suất giữa các hệ thống điện hợp nhất. Đồng thời trong giá thành nhiên liệu phải
tính đến các chi phí trực tiếp về khai thác nhiên liệu và vận chuyển, có chú ý
đến những hạn chế về sử dụng các dạng nhiên liệu.
Trong phần tiếp theo chú ý đến các điều kiện cụ thể phát triển hệ thống
điện hợp nhất. Thiết kế cần giải thích rõ: Cơ cấu của các công suất phát theo các

25
loại nhà máy điện, phân bố của chúng, công suất đặt, loại thiết bị đặt và các chế
độ sử dụng các nhà máy điện riêng biệt, cũng như cơ cấu nhiên liệu tiêu thụ của
các nhà máy điện trong hệ thống điện hợp nhất.
Trình tự phát triển các nhà máy điện ngưng hơi và phân bố chúng được xác
định rõ hơn'từ các tính toán liên quan với kỳ vọng đạt được cực tiểu các chi phí
quy đổi tổng trong các nhà máy điện và các mạng điện của hệ thống.
Trong số các phương án nghiên cứu phân phối các nhà máy điện, cần có
các phương án phát triển từng thiết bị riêng biệt đến công suất giới hạn kỹ thuật
với điều kiện rằng, công suất của mỗi nhà máy điện riêng biệt không cần vượt
quá 15 4- 20% tống công suất đặt trong các nhà máy điện của hệ thống trong
từng giai đoạn.
Trong các nhà máy điện ngưng hơi, công suất đơn vị của các máy phát
được lấy bằng khả năng cực đại từ các công suất định mức của các khối năng
lượng, được chế tạo đối với dạng nghiên cứu của nhiên liệu.
Công suất đơn vị của các máy phát được luận chứng bằng cách so sánh hiệu
quả kinh tế có được qua việc tăng thêm của các máy phát và các chi phí bổ
sung, xuất hiện do tăng dự trữ sự cố của hệ thống. Thông thường người ta giả
định rằng, công suất của một máy phát không cần lớn hơn 5% công suất của hệ
thống. Đồng thời cần tính ảnh hưởng có thể có của sự phát triển hệ thống thiết
kế và khả nãng hợp nhất với các hệ thống khác.
Thông số của các trung tâm thuỷ điện lớn và tiến trình xây dựng chúng
(thời hạn đưa vào vận hành...) được chọn từ nghiên cứu các phương án cạnh
tranh công suất đặt và thời gian vận hành các máy phát thuỷ điện có chú ý ảnh
hưởng đến các ngành khác của nền kinh tế và các điều kiện khu vực xung
quanh. Khi so sánh cần xét đến tiến trình khai thác công suất đặt của các nhà
máy thuỷ điện theo các điều kiện xây dựng và sử dụng trong đồ thị phụ tải của
hệ thống điện.
Công suất, thành phần các nhà máy điện linh hoạt và đỉnh được chọn có
chú ý đến kinh tế nhiệt của các thiết bị và ảnh hưởng của chúng đến chế độ của
hệ thống điện.

Các trung tâm nhiệt điện (NĐRH) được phát triển có xét đến nhiệm vụ cung
cấp nhiệt cho các thành phố, các nút công nghiệp và các hộ tiêu thụ nhiệt riêng biệt.

26
Để xác định công suất phát và các dòng cộng suất trao đổi của hệ thống với
các hệ thống khác, cần lập cân bằng nãng lượng và công suất của các hệ thống.
Cân bằng công suất được tính đối với cực đại năm của phụ tải.

1.6. CÂN BẰNG CÔNG SUÂT TÁC DỤNG

Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình sản xuất điện năng là sản xuất,
truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong hệ thống được tiến hành đồng
thời, do không thể tích luỹ điện năng sản xuất thành số lượng có thế lưu trữ. Tại
mỗi thời điểm luôn có sự cân bằng giữa điện năng sản xuất ra và điện năng tiêu
thụ, điều đó cũng có nghĩa là tại mỗi thời điểm cần phải có sự cân bằng giữa
công suất tác dụng và phản kháng phát ra với công suất tác dụng và phán kháng
tiêu thụ. Nếu sự cân bằng trên bị phá vỡ thì các chi tiêu chất lượng điện năng bị
giảm, dẫn đến giảm chất lượng của sản phẩm hoặc có thể dẫn đến mất ổn định
hoặc làm tan rã hệ thống.
Công suất tác dụng của các phụ tải liên quan với tần số của dòng điện xoay
chiều. Tần số trong hệ thống sẽ thay đổi khi sự cân bằng công suất tác dụng
trong hệ thống bị phá vỡ. Giảm công suất tác dụng phát ra dẫn đến giảm tần số
và ngược lại, tăng công suất tác dụng phát ra dẫn đến tăng tần số. Vì vậy tại mỗi
thời điểm trong các chế độ xác lập của hệ thống điện, các nhà máy điện trong
hệ thống cần phải phát công suất bằng công suất của các hộ tiêu thụ, kể cả tổn
thất công suất trong hệ thống.
Cân bằng sơ bộ công suất tác dụng được thực hiện trong chế độ phụ tái cực
đại của hệ thống. Phương trình cân bằng công suất tác dụng có dạng tổng quát sau:

P đ + Pn h + P k s = Pp, max + p , d + Pcc + Pd, + A P (1 .1 9 )

trong đó:
Pđ - tổng công suất đặt của các nhà máy điện trong hệ thống;
Pnh - tổng công suất nhận từ các hệ thống điện khác;
Pks - tổng công suất khổng sử dụng trong hệ thống (nếu sử dụng tất cả
công suất đặt của các máy phát thì Pks = 0);
Ppi max■tổng công suất của tất cả các phụ tải trong chế độ cực đại của hệ
thống;
Ptd - tổng công suất tự dùng trong các nhà máy điện;

27
P.. - tổng công suất cung cấp cho các hệ thống điện khác;
Pdt - tổng công suất dự trữ cần thiết trong hệ thống;
AP - tổng các tổn thất công suất trong hệ thống.
Trường hợp hệ thống điện thiết kế không trao đổi các dòng công suất với hệ
thống khác thì Pnh = 0 và Pcc = 0.
Công suất đặt của các nhà máy điện Pđ trong phương trình cân bằng (1.19)
được lấy bằng tổng công suất đặt của chúng sau khi trừ đi ba thành phần sau:
1. Công suất của các máy phát không tham gia vào thời điểm xuất hiện cực
đại của phụ tải (các mẫu đầu tiên của thiết bị, các máy phát đầu tiên của các nhà
máy điện vừa đưa vào vận hành trong năm tính toán, trong đó không lớn hơn
một máy phát được đưa vào vận hành trong năm tính toán);
2. Tổn thất công suất của các nhà máy điện do những hạn chế về phát công
suất, do không có các phụ tải nhiệt (đối với các tuabin đối áp) hay do rút hơi tăng;
3. Công suất của các nhà máy thuỷ điện không có thể sử dụng trong đồ thị
phụ tải của hệ thống (có xét đến thực hiện chức năng dự trữ) trong các điều kiện
của năm (thời gian) ít nước tính toán.
Tổng tổn thất công suất trong hệ thống khi tính sơ bộ có thể lấy bằng
(8 -1 0 % ) Pptmax.
Dự trữ công suất trong hệ thống là vấn đề quan trọng, liên quan đến vận
hành và phát triển của hệ thống. Có thể chia dự trữ cần thiết của công suất thành
các loại sau: dự trữ phụ tải, dự trữ sửa chữa, dự trữ sự cố và dự trữ kinh tế.
Dự trữ phụ tải Ppt dùng để dự phòng các dao động ngẫu nhiên và tăng đột
ngột của phụ tải, cao hơn giá trị tính toán cực đại thường xuyên của phụ tải. Giá
trị Ppl có thể lấy bang (1 -T- 3%) Ppt max (giá trị lón thuộc về các hệ thống điện
riêng biệt, giá trị nhỏ thuộc về các hệ thống điện hợp nhất lớn), hoặc có thể tính
theo công thức:

Ppt = 0,01 Ppt max + 1,26 ( 1.20)

Dự trữ sửa chữa Psc dùng để tiến hành các sửa chữa lớn (đại tu) và sửa chữa
thường kỳ thiết bị chính của các nhà máy điện.

28
Dự trữ công suất để sửa chữa thường kỳ các máy phát điện P(k trong thời
gian xuất hiện phụ tải cực đại được xác định theo các định mức sau (tính theo
phần trăm của tổng công suất đặt của thiết bị):
Các nhà máy nhiệt điện có các quan hệ ngang (không có
các lò hơi dự trữ)................................................................ 3,0
Các nhà máy điện ngưng hơi có công suất:
100 —300 MW ................................................................... 5,0 - 5,5
5 0 0 -1 2 0 0 M W ................................................................. 6 ,0 - 7 ,0
Các nhà máy điện nguyên tử................................................... 6,5
Đối với các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện ngưng hơi có các lò hơi dự trữ và
nhiệt điện tuabin khí (gaz), dự trữ công suất để tiến hành sửa chữa thường kỳ
không được dự tính.
Trong thời gian tiến hành các sửa chữa lớn và thường kỳ thiết bị, trước hết
cần sử dụng dự trữ có của công suất, được tính bằng diện tích F (hình 1.5). Diện
tích F được tạo thành từ các diện tích tương ứng với các công suất phân phối (có
thể sử dụng) của các nhà máy điện I và phụ tải 2.

Hình 1.5. Đồ thị các cực đại tháng của phụ tải hệ thống điện.

Nếu diện tích này không đủ, cần phải dự kiến dự trữ sửa chữa. Trường hợp
F lớn hơn diện tích cần thiết để tiến hành sửa chữa lớn thì không cần phải dự
kiến dự trữ riêng để tiến hành các sửa chữa trong thời gian xuất hiện cực đại của
phụ tải.
Dự trữ cần thiết của công suất để tiến hành các sửa chữa lốn được xác định
theo công thức:

29
iP itp , -F .k
Fc -F .k j=Ị_____
P f= ( 1. 21)
365 365
trong đó:
Pj - công suất của tổ máy thứ i trong hệ thống, MW;
t I - định mức ngừng để sửa chữa lớn, ngày;
n - số lượng các máy phát điện trong hệ thống;
Ff - diện tích cần thiết để sửa chữa lớn, MW.ngày;
F - diện tích chênh lệch giữa công suất có thể sử dụng của các nhà máy
điện và đồ thị các cực đại tháng cùa phụ tải hệ thống;
k - hệ số sử dụng diện tích F của đồ thị (được lấy bằng 0,90 + 0,95).
Thời gian dự kiến ngừng các máy phát để sửa chữa lớn như sau:
Thiết bị Ngừng trung bình năm để sửa chữa lớn, ngày
Các máy phát thuỷ đ iệ n ...................................................................................... 15
Các máy phát nhiệt điện...................................................................................... 15
Các khối năng lượng có công suất, MW:
50 200 ...................................................................................................... 18
300 .......................................................................................................... 24
500 + 800 ................................................................................................... 30
1200 ......................................................................................................... 36
Các máy phát của nhà máy điện nguyên tử ..................................................... 45

Diện tích F của đồ thị phụ tải đối với các hệ thống điện lớn và hợp nhất
được xác định bằng hiệu số giữa công suất sử dụng (phân phối) quy ước của hệ
thống và phụ tải cực đại của nó trong mỗi tháng của năm.
Như vậy, tổng công suất dự trữ để sửa chữa bằng:
P sc = P f + P tk

Dự trữ kinh tế PkI được dùng để dự phòng khả năng vượt quá có thể của
điện năng tiêu thụ so với mức quy hoạch, và có thể lấy bằng 1 đến 2% phụ tải
cực đại.

Dự trữ sự cố dùng để thay thế các máy phát bị hư hỏng vì sự cố. Dự trữ sự
cố cần thiết của công suất được xác định trên cơ sở các phương pháp lý thuyết
xác suất (xem mục 4.3).

30
Khi tính sơ bộ có thể lấy công suâ't dự trữ sự cố Pa bằng (10 + 12%) p,
trong hệ thống.
Như vậy tổng công suất dự trữ trong hệ thống bằng:

P d . = P p. + P sc + P k , + Pa

Xác định công suất dự trữ tối ưu là vấn để tương đối phức tạp, được nghiên
cứu và giải quyết trên cơ sớ so sánh kinh tế - kỹ thuật.
Trong điều kiện không thế tính chính xác được công suất dự trữ, có thể lấy
công suất dự trữ Pdl = (10 + 15%) Ppl max , đồng thời đổi với các hệ thống không
lớn Pdt phải thoả mãn điều kiện:

Pdl^ P đm max ( 1. 22)

trong đó PcImmax là công suất định mức của tố máy phát lớn nhất trong hệ thống.
Chi phí điện năng tự dùng của các nhà máy điện phụ thuộc vào loại nhà
máy điện.
Chi phí điện năng tự dùng của các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào kiểu
và công suất đơn vị của các máy phát trong nhà máy, cũng như dạng nhiên liệu
và phương pháp đốt cháy nhiên liệu.
Phụ tải cực đại tự dùng có thể lấy gần đúng theo cồng suất đặt cúa các loại
nhà máy điện như sau:
Nhà máy điện Phụ tải cực đại, %

Nhiệt điện rút hơi:

than bột................ .............. 8-:- 14


dầu mazut............ .............. 5 + 7
Nhiệt điện ngưng hơi:

than bột................ ................ 6+8


dáu mazut............ .............. 3 + 5
Thuỷ điện có cống suất:

đến 200 MW......... .............. 3+2


lớn hơn 200 MW... .............. 1+0,5
Nguyên tử..................... .............. 5 + 8

31
1.7. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG
Để đảm bảo chất lượng điện áp cần thiết ở các hộ tiêu thụ trong hệ thống
điện và trong các khu vực riêng biệt của nó, cần có đầy đủ công suất của các
nguồn công suất phản kháng. Vì vậy trong giai đoạn đầu của thiết kế phát triến
hệ thống điện hay các mạng điện của các vùng riêng biệt cần phải tiến hành cân
bằng sơ bộ công suất phản kháng.
Đối với các hệ thống điện tập trung có các mạng điện phát triển mạnh và
khả năng tải cao, cân bằng công suất phản kháng được tiến hành chung đối với
cả hệ thống.
Trong các hệ thống điện kéo dài, nơi có các phần của mạng điện cách xa
nguồn năng lượng, ngoài cân bằng chung của công suất phản kháng, cần kiểm
tra cân bằng trong các khu vực ở xa và ở các điểm nút lớn.
Cân bằng công suất phản kháng thông thường được tiến hành đối với chế độ
cực đại của hệ thống điện và phương trình cân bằng trong trường hợp này có dạng:
Qp + Qc + Qb + Qdt + QId ằ Qpt + AQr + ÀQba ± Q (1.23)
trong đó:
Qp - tổng công suất phản kháng của các máy phát trong các nhà máy điện;
Qc - công suất điện dung của các đường dây;
Qb - công suất của các thiết bị bù;
Qđl - công suất dự trữ trong hệ thống;
Qtd - công suất tự dùng trong các nhà máy điện;
Qp( - tổng công suất phản kháng của các phụ tải;
AQf - tổng tổn thất công suất phản kháng trong các đường dây;
AQba - tổng tổn thất công suất phản kháng trong các máy biến áp;
Q - công suất phản kháng của các đường dây liên kết giữa các hệ thống
nó có thể chạy vào hệ thống đang xét hay ngược lại.
Dự trữ công suất phản kháng khi cân bằng sơ bộ có thể lấy bằng 15 đến
17% tổng công suất phản kháng ở phần bên phải của công thức (1.23).
Từ phương trình cân bằng công suất phản kháng sẽ xác định được công
suât cân thíêt của các thiết bị bù, từ đó xác định phụ tải tính toán của các nút
trong hệ thống. Các phụ tải phản kháng nhận được khi cân bằng được sử dụng
để lập sơ đồ mạng điện và xác định các thông số của các phần tử mạng điện.

32
Trong các bước tính tiếp theo của thiết kế. công suất và vị trí đặt của các thiết bị
bù được xác định rõ.
Nếu không có các số liệu chính xác về phụ tải phản kháng của các nút
trong hệ thống điện, có thể xác định chúng theo các phụ tải tác dụng.
Bởi trong giai đoạn đầu của thiết kế, các thông số của mạng không biết,
những tổn thất công suất phản kháng trong các đường dây, trong các máy biến
áp và công suất điện dung của các đường dây chi có thế đánh giá gần đúng.
Có thế tính sơ bộ các tổn thất công suất phán kháng trong từng máy biến
áp theo công thức:
AQbi = (0,08 -r 0,10) Sbi (1.24)
trong đó Shi là phụ tải cực đại của máy biến áp thư i.
Sau khi xét chế độ công suất phản kháng của đường dây, có thể nhận thấy
sự phụ thuộc của nó vào chế độ của các điện áp. Khi tăng điện áp thì tổn thất
công suất phản kháng giảm và đồng thời tăng công suất điện dung của đường
dây. Nhưng trong các tính toán sơ bộ người ta thường giả thiết rằng điện áp trên
đường dây bằng điện áp định mức, đồng thời cũng giả thiết rằng tất cả các
đường dây sẽ làm việc trong chế độ công suất tự nhiên. Do đó khi cân bằng
công suất phản kháng có thể lấy gần đúng AQ, ~ Qc.

Chiều của dòng công suất phản kháng trên các đường dây liên kết giữa các
hệ thống thường được lấy trùng với chiều của các dòng công suất tác dụng và hệ
số của công suất phản kháng tgcp đối với các đường dây 110 -r 220 kV giả thiết bằng
0 48 -r 0,33; đối với các đường dây 330 kV và cao hơn được lấy bằng 0,33 -r 0,0.
Đối với các hệ thống điện tập trung có thể cho rằng công suất phản kháng
của các nhà máy điện được sử dụng hoàn toàn. Công suất phản kháng của các
máy phát điện trong các nhà máy nhiệt điện ngưng hơi, các nhà máy điện
nguyên tử và các nhà máy nhiệt điện rút hơi lớn được xác định với cosọ = 0',85;
còn đối với các nhà máy thuỷ điện và các nhà máy nhiệt điện còn lại được xác
định với coscp = 0,80. Khi nhà máy điện ở cách xa hệ thống khoảng 100 -ỉ- 200
km, cosọ được lấy trong khoảng 0,90 H- 0,95.
Công suất phản kháng tự dùng trong các nhà máy điện được xác định theo
hệ số công suất coscp của các thiết bị tự dùng trong nhà máy. Khi tính sơ bộ có
thể lấy coscp = 0,70 -r 0,80.

33
1.8. CÂN BẰNG ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

Phương trình cân bằng điện năng trong hệ thống điện có dạng tổng quát sau:
Ap + Anh - A, + Acc + AA + Atd (1.25)
trong đó:
A, - điện năng tiêu thụ trong năm;
A.c - điện năng cung cấp cho các hệ thống điện khác;
AA - tốn thất điện năng trong hệ thống;
Anh - điện năng nhận từ các hệ thống khác;
A - điện năng sản xuất của các nhà máy điện trong hệ thống, trong đó
có các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện rút hơi, nhiệt điện ngưng hơi và
nhà máy điện nguyên tử;
Atd - điện năng tự dùng của các nhà máy điện.
Sản xuất điện năng của các nhà máy thuỷ điện được tính theo giá trị trung
bình trong nhiều năm.
Việc phân phối tổng điện năng sản xuất hàng năm giữa các nhà máy nhỉệt
điện được tiến hành xuất phát từ tính kinh tế của chúng, của các nguồn dự trữ và
giá thành các dạng nhiên liệu khác nhau.
Đối với các nhà máy điện ngưng hơi và các nhà máy nhiệt điện rút hơi, số
giờ sử dụng công suất trung bình năm thường lấy bằng 7500 h, còn đối với các
nhà máy điện nguyên tử là 6800 h.
Tổn thất điện năng trong các mạng điện dao động trong các giới hạn đáng
kể tuỳ theo mật độ phụ tải, đối với các hệ thống điện hiện đại có thể từ 5 đến
10% tổng điện năng tiêu thụ trong hệ thống. Tổn thất trong các mạng 6 - 10 k v
chiếm phần đáng kể của các tổn thất điện năng. Các tổn thất điện năng trong
các mạng 35 kV và cao hơn phụ thuộc vào số lượng của các cấp biến áp của các
mạng điện. Giá trị sơ bộ của các tổn thất trong các mạng điện áp khác nhau tính
theo phần trăm tổng điện năng tiêu thụ như sau:
Điện áp, kV Các tổn thất
750 - 500 0,5 - 1,0
3 3 0 -2 2 0 2,5 - 3,0
1 5 0 - 110 3 ,5 - 4 ,0
35 - 20 0,5 - 1,0

34
Chi phí về điện năng tự dùng của các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào
kiểu và công suất đơn vị của các máy phát trong nhà máy điện, cũng như dạng
nhiên liệu và phương pháp đốt cháy nhiên liệu.
Giá trị trung bình chi phí điện nãng tự dùng cua các nhà máy điện tính theo
phần trám tóng điện năng sản xuất cho trong các báng 1.2 -r- 1.4. Các số liệu này
có thế sứ dụng khi lập cân bằng điện năng trong hệ thống khi không có các số
liệu báo cáo hay thiết kế của mỗi nhà máy cụ thể.

Bảng 1.2. Chi phí điện năng tự dùng của các nhà máy nhiệt điện ngưng hoi.

Phụ tải Nhiên liệu


Kiêu tuabin của khối, Than đá Than nâu Khí đốt Mazut
% Ký hiệu AT Các ký hiệu khác

K-160-130 100 6,8 6,5 6,6 4,9 5,2

70 7,3 7,1 7,1 5,3 5,6

K-200-130 100 6,8 6,1 6,8 4,6 5,7

70 7,3 6,7 7,3 5,1 6,1

K-300-240 100 4,4 3,7 4,2 2,4 2,6

70 4,9 4,1 4,7 2,8 3,0

K-500-240 100 - 4,4 3,7 - -

70 - 4,9 4,1 - -

K-800-240 100 4,2 3,7 3,9 - -

70 4,6 4,1 4,3 - -

Bảng 1.3. Chi phí điện năng tự dùng của các trung tâm nhiệt điện, %

Kiểu tuabin

Nhiên liệu Có đối á 3, kg/cm2 Có rút hơi

0,8 1,2 và ngưng hơi

Than 13,1 9,6 8,0

Khí đốt, mazut 10,8 7,8 6,6

35
Bảng 1.4. Chi phí điện năng tự dùng của các nhà máy
điện nguyên tử, tuabin khí và thuỷ điện, %

Nhà máy điện

Công suất, Tuabin khí


MW Nguyên tử Thuỷ điện
Khi làm việc ở Khi làm việc ở
phẩn gốc phần đỉnh

-F*.
- -

CO
•I-
đến 25 2,0-ỉ-1,5

o
o
trên 25 - 0,9 -r 0,4 1,7 ị 0,6 -
đến 200 9,0 H- 8,0 - 2,0 -r 0,5
-^1
•1*

- 0,5 -ỉ- 0,3*


cn

trên 200
o

* Các giá trị lớn tương ứng với công suất đơn vị nhỏ của các máy phát.

36
Chương Hai
CHỌN Sơ BỘ CÁC Sơ ĐỒ M Ạ N G ĐIỆN

2.1. CẤU TRÚC CÁC S ơ ĐỒ MẠNG ĐIỆN


Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện phụ thuộc rất nhiều vào sơ đồ
của nó. Vì vậy các sơ đồ mạng điện cần được chọn sao cho có chi phí nhỏ nhất,
đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cần thiết, đảm bảo chất lượng điện năng yêu
cầu cúa các hộ tiêu thụ, thuận tiện và an toàn trong vận hành, khá năng phát
triển trong tương lai và tiếp nhận các phụ tải'mới.
Chọn hình dáng tối ưu của mạng điện là bài toán phức tạp, chi có thê giải
quyết tốt nhất khi sử dụng máy tính.
Trong thiết kế hiện nay, để chọn được sơ đồ tối ưu của mạng điện, người ta
sử dụng phương pháp nhiều phương án. Từ các vị trí đã cho của các phụ tải, cần
tiến hành dự kiến một số phương án và phương án tốt nhất sẽ được chọn trên cơ
sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án. Mạng điện cần có độ tin cậy cao,
tính kinh tế và linh hoạt cần thiết.
Các phương án dự kiến không phải là ngẫu nhiên. Mỗi phương án cần có tư
tưởng chủ đạo về cấu trúc (mạng điện hở, mạng điện kín V . V . ) .
Theo yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện, các phụ tải loại I phải được cung
cấp điện từ hai nguồn độc lập, và ngừng cung cấp điện cho các phụ tải loại I chí
được cho phép trong thời gian đóng tự động nguồn dự trữ. Trong nhiều trường
hợp, đường dây hai mạch không đáp ứng yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện của
các hộ tiêu thụ loại I, bới khi các cột bị hư hỏng có thể dẫn đến ngừng cung cấp
điện hoàn toàn. Vì vậy, đế cung cấp điện cho các hộ loại I cần dự kiến không ít
hơn hai đường dây riêng biệt.
Đối với các hộ tiêu thụ loại II, trong đa số các trường hợp người ta cũng
thường dự kiến cung cấp bằng hai đường dây riêng biệt hoặc bằng đường dây
hai mạch. Nhưng sau khi xét đến thời gian sửa chữa sự cố ngắn các đường dây
trên không, người ta cho phép cung cấp điện cho các phu tải loại II bằng đường
dây trên không một mạch. Các hộ tiêu thụ loại II cho phép ngừng cung cấp điện
trong thời gian cần thiết để nhân viên trưc nhật đóng nguồn dự trữ.

37
Các phụ tải loại III được cung cấp điện bằng đường dây một mạch. Đối với
các hộ tiêu thụ loại III, cho phép ngừng cung cấp điện trong thời gian cần thiết
để sửa chữa sự cố hay thay thế các phần tử hư hỏng của mạng điện, nhưng
không quá một ngày.
Đê giảm giá thành của mạng điện và các chi phí kim loại khi xây dựng
mạng điện, hiện người ta sử dụng rộng rãi các sơ đồ đơn giản của mạng, được
trang bị các thiết bị tự động khác nhau, vì vậy nâng cao được độ tin cậy vận
hành của mạng. Các mạng điện được trang bị các thiết bị đóng, cắt như: điện áp
dưới 1 kv có các cầu dao, cầu chảy và aptomat; điện áp cao hơn có các máy cắt
điện, các dao cách ly và dao cách ly tự động, các cầu cháy. Những thiết bị cầu
dao, aptomat và máy cắt điện dùng để thao tác đóng và cắt mạch điện. Các dao
cách ly và dao cách ly tự động được chế tạo ở Liên Xô (cũ) chỉ cho phép đóng
và cắt các mạch điện với dòng điện phụ tải tương đối nhỏ (không lớn hơn một
vài ampe), ví dụ các dòng điện không tải của các máy biến áp công suất. Các
aptomat hoặc các cầu chảy cắt tự động mạch điện khi quá tải hay ngắn mạch
trong các mạng điện áp thấp. Đối với các mạng điện áp cao, để thực hiện nhiệm
vụ đóng cắt người ta dùng máy cắt điện được trang bị các bảo vệ rơle thích hợp,
còn cầu cháy dùng cho các mạch điện có phụ tải không lớn.
Sau đây ta xét những sơ đồ chính của các mạng điện, phân tích những đặc
điểm chính và phạm vi áp dụng của chúng.
Dựa vào sơ đồ có thế chia các mạng điện thành mạng điện hớ (hình 2.1) và
mạng điện kín (hình 2.2). Mạng điện hở và mạng điện kín có thể thực hiện theo
những cấu trúc khác nhau và có những đặc điểm riêng cúa chúng. Các sơ đồ
mans điên có thê có dự phòng hay không có dư phòng.
Trong các mạng điên hở. dư phòng tương ứng với sứ dụng hai đường dày
song song hay đường dây hai mạch (hình 2. ld, e, g).
Các mạng hở không dư phòng được thưc hiện bằng các đường dây một
mạch (hình 2. la. b. c). Các mạng điện hớ không dư phòng có cấu trúc đơn gián
và ré tiền nhất, thường được sử dụng đè cunu cấp điện cho các phụ tái loại III.
Nhưng trong một sô trường hợp, các mạng hớ không dư phòng còn được dùng
đế cung cáp điện cho các hộ tiêu thụ loại II nếu khoảng cách truyền tải không
lớn và phu tái có công suất nhó.

38
Hình 2.1. Sơ đồ của các mạng điện hở
a, b, c- Các sơ đồ hở không dự phòng trục chính, phân nhánh và hình tia;
d, e, g- Các sơ đồ hở có dự phòng trục chính, phân nhánh và hình tia.

Hình 2.2. Sơ đồ của các mạng điện kín

Các mạng điện hở được chia thành mạng điện truc chính, mạng điện hình
tia và mạng điện phân nhánh. Hình 2 .la là sơ đồ mạng trục chính không dư
phòng dùng đê cung cấp cho một sô phu tải phân bố theo một hướng. Nhược
điểm chính cùa sơ đổ này là độ tin cậy thấp. Ví dụ. khi cắt đoạn đầu NI (hình

39
2. la), tất cá các phụ tải nối với đường dây đều bị ngừng cung cấp điện. Trong
mạng điện hình tia (hình 2.1c), mỗi hộ tiêu thụ được cung cấp điện bằng một
đường dây riêng biệt. Ví dụ, hộ tiêu thụ 1 được cung cấp điện bằng đoạn N l, hộ
tiêu thụ 2 được cung cấp bằng đoạn N2 v.v. Mạng điện phân nhánh (hình 2.1b)
gồm có các đường dây trục chính, cũng như các đường dây hình tia.
Các mạng điện hở không dự phòng được sử dụng để cung cấp điện cho các
hộ tiêu thụ ít quan trọng trong các mạng phân phối nông nghiệp, cũng như đê
cung cấp điện cho các phụ tải sinh hoạt của các thành phố, khu dân cư không
lớn và các phụ tải công nghiệp loại III. Nhưng trong một số trường hợp các
mạng hở không dự phòng có thể dùng để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại
II nếu đường dây có phụ tải nhỏ và khoảng cách truyển tải không lớn. Các mạng
hở không dự phòng dùng cho các mạng điện trên không sẽ hợp lý hơn so với các
mạng cáp, do sửa chữa các đường dây trên không được tiến hành trong thời gian
tương đối ngắn. Giảm thời gian ngừng cung cấp điện có thể đạt được bằng các
giải pháp: dùng dây chống sét, các thiết bị tự đóng lại, tiến hành sửa chữa có
điện áp. Các mạng hở không dự phòng được dùng cả trong các mạng cung cấp
điện áp 110 kV và đôi khi cả 220 kV.
Các mạng hở có dự phòng được dùng để cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ
loại I và loại II. Các mạng điện này được thực hiện bằng hai đường dây song
song hay đường dây hai mạch. Khi một mạch ngừng, mạch còn lại vẫn làm việc
và các hộ tiêu thụ loại I (và trong nhiều trường hợp các hộ tiêu thụ loại II) tiếp
tục được cung cấp điện. Các mạng hở có dự phòng có thể phân thành mạng trục
chính (hình 2.1d), mạng hình tia (hình 2 .lg) và mạng điện phân nhánh (hình
2 .le).
Những ưu điểm chính của các sơ đồ mạng hở có dự phòng là: bảo vệ rơle
đơn giản, sơ đồ rõ ràng, có thể nối các đường dây riêng biệt với các thanh góp
khác nhau cùa một nguồn cung cấp hay thậm chí các nguồn khác nhau. Các sơ
đồ này dùng thuận tiện khi phát triển và thiết kế cải tạo các mạng điện hiện có.
Các sơ đồ mạng hở có dự phòng thường dùng trong các trường hợp khi không có
thế vận hành song song các đường dây và các máy biến áp vì các dòng điện
ngắn mạch có giá trị lớn. Trong các mạng hở có dự phòng, bình thường các
đường dây và máy biến áp cung cấp làm việc độc lập, mỗi mạch cung cấp cho
phụ tải riêng của nó.

40
Những nhược điểm của các mạng hở có dự phòng gồm: tổn thất công suất
và điện năng trong mạng điện tương đối lớn so với tổn thất khi các đường dây
vận hành song song hay khi dùng các sơ đồ mạng kín với các nguồn cung cấp
có điện áp bằng nhau; giá thành của mạng điện cao đáng kể, vì cần phải dự trữ
lớn vể khả năng tải của mạng điện trong các chế độ sau sự cố; có thể phải ngừng
cung cấp điện mặc dù trong thời gian rất ngắn, điều này không cho phép đối vói
các hộ tiêu thụ đặc biệt quan trọng.
Các sơ đồ mạng hở có dự phòng được áp dụng rộng rãi trong các mạng
cung cấp, cũng như trong các mạng điện công nghiệp và thành phố.
Các sơ đỗ mạng điện kín có thế rất đa dạng (hình 2.2). Các mạng điện kín
là các mạng có dự phòng. Trong chê độ làm việc bình thường, mỗi phụ tải trong
mạng kín có thể được cung cấp điện từ hai hay nhiều nhánh. Khi cắt một nhánh
bất kỳ, hộ tiêu thụ vẫn được cung cấp từ nhánh thứ hai. Khi xảy ra hư hỏng ở
đoạn đầu nào đó của mạng kín, cung cấp điện không bị gián đoạn, lúc này các
phụ tải được cung cấp điện từ đoạn đầu còn lại. Vì vậy khả năng tải cùa mỗi
đoạn đầu cần phải được tính theo phụ tải toàn phần của cả mạng. Điều đó dẫn
đến tăng chi phí kim loại và tăng giá thành xây dựng mạng điện. Trong chế độ
làm việc bình thường của các mạng kín, mỗi phụ tải có thể được cung cấp theo
đường đi ngắn nhất. Do đó tổn thất công suất và điện năng có thể nhỏ nhất khi
các nguồn cung cấp có điện áp bằng nhau. Như vậy, các mạng kín có độ tin cậy
cung cấp điện cao hơn so với các mạng điện hớ, đổng thời tốn thất công suất
trong các mạng kín nhỏ hơn. Nhược điểm chính cùa các mạng kín là phức tạp
trong vận hành. Bảo vệ rơle trong mạng kín phức tạp hơn so với các mạng hớ.
Trong một số trường hợp, các bảo vệ rơle, các cầu chảy và aptomat nhiệt có thế
tác động khỏng đúng và không chọn lọc.
Các mạng kín có thể chia thành mạng kín đơn gián và mạng kín phức tạp.
Trong các mạng kín đơn giản, mỗi phụ tải được cung cấp điện từ hai nhánh
(hình 2.2a b d e). Các mạng kín đơn giản nhất là mạng kín chỉ có một mạch
vòng (hình 2.2b, e) hay đường dây được cung cấp hai phía (hình 2.2a, d). Các
đường dây trong các mạng kín có thể thực hiện bằng các đường dây một mạch
(hình 2.2a, b), cũng như bằng hai đường dây song song hay đường dây hai mạch
(hình 2.2d, e). Các mạng điện kín đơn giản được sử dụng rộng rãi trong các
mạng phân phối nông nghiệp và thành phố.

41
Do tính chất phức tạp của tự động hoá và bảo vệ, các mạng kín đơn giản
cung cấp cho các phụ tải thành phố và nông nghiệp được vận hành trong chê độ
hơ. Các mạng điện kín, nhưng lại vận hành trong chế độ hở được gọi là mạng
điện nửa kín (hình 2.2c, g). Hình 2.2c là sơ đồ mạng phân phối kín điện áp 6 -H
35 kV có một mạch vòng. Trong chế độ bình thường, dao cách ly CL cắt và
mạng điện làm việc hở. Khi sự cố đoạn đầu, ví dụ đoạn N l, cung cấp điện cho
các hộ tiêu thụ trên đoạn N3, nghĩa là các hộ tiêu thụ /, 2 và 3 bị ngừng cung
cấp điện trong thời gian cần thiết đế nhân viên trực nhật tiến hành thao tác
chuyến mạch. Sau khi chuyển mạch, các hộ tiêu thụ 1 , 2 và 3 được cung cấp
điện bằng đường dây N4, 5, 6, 3, 2, 1. Trong chế độ bình thường, các mạng điện
nửa kín làm việc trong chế độ hở, có thể dễ dàng tự động hoá và bảo vệ, vận
hành chúng đơn giản. Khi sự cố, các hộ tiêu thụ cho phép ngừng cung cấp trong
thời gian chuyển mạch. Như vậy, độ tin cậy cùa các mạng điện nửa kín cao hơn
so với các mạng hớ. Để cải thiện chế độ điện áp và giảm các tổn thất công suất
và điện năng, cần chọn hợp lý điểm cắt hở mạch điện.
Để giảm dự trữ khả năng tải của đường dây, người ta thường dùng những sơ
đồ mạng kín phức tạp hơn. Những mạng kín phức tạp thường có nhiều mạch
vòng (hình 2.2h).
Khi các mạng kín được cung cấp từ những nguồn khác nhau có điện áp
khác nhau về môđun và góc pha, trong mạng kín sẽ xuất hiện các dòng điện cân
bằng. Đồng thời tổn thất cóng suất và điện năng có thể tăng, các chỉ tiêu kinh tế
của mạng kín có thê xấu hơn so với khi các nguồn cung cấp có điện áp bằng
nhau. Vì vậy cần áp dụng các giái pháp đế tối ưu hoá chế độ của các mạng kín
trong trường hợp này.
Các sơ đổ m¿uig kín nói chung, cũng như các sơ đổ mạng hớ có dư phòng
được sứ dung rộng rãi trong các mạng cung cấp và phàn phối. Nhưng các mạng
kín phức tạp chi dùng cho các mạng cung cấp điện áp từ 1 10 kV trớ lên
Ngoài ra có thế sứ dụng cá phương án hỗn hợp các sơ đồ. Một phần cua
mạng điện có thê thực hiện theo sơ đổ có dự phòng, còn phần khác thực hiện
theo sơ đổ không dự phòng.

Các đường dây truyền tái điện áp cao có thể thực hiện theo sơ đồ khôi (hình
2.3) hoặc sơ đồ liên kêt (hình 2.4). Trong sơ đồ khối, các máy phát, các máy
biến áp tăng áp, hạ áp và cả các đường dây ỉà một khối duy nhất. Khi sử dụng
sơ đồ truyền tải điện năng như thế, hệ thống cần phải có công suất dự trữ lớn để
thay thế một khối bị cắt trong thời gian sự cố.

Hình 2.3. Sơ đồ khối của hệ thông truyền tải

Hình 2.4. Sơ đồ liên kết của hệ thống truyền tải

Trong sơ đồ liên kết (hình 2.4), các đường dây truyền tải điện năng được
chia thành một số đoạn trong các trạm đóng cắt. Đối với sơ đồ này, sự cỏ' trên
đường dây song song bất kỳ sẽ dẫn đến chỉ cắt đoạn hư hỏng, và tất cả công
suất có thể được truyền tải trên các đoạn còn lại của đường dây. Sơ đổ liên kết
cần số lượng lớn các máy cắt điện và các thiết bị khác. Nhưng vì độ tin cậy cao
và những ưu điểm vế đảm báo ổn định nên sơ đồ liên kết được áp dụng rộng rãi
Sơ đồ chọn cua mạng điện ánh hướng rất nhiêu đến sơ đồ cua các trạm khu
vực. Vì vậy để chọn p h ư ơ n g án hợp lý nhất cua mạng khu vực, cần phái tính giá
thành thiết bị cứa các trạm. Do đó, đối với mỗi phương án của sơ đồ mạng điện,
cần dự kiến cả các sơ đổ nối điện của các trạm nối với mạng.
Có thể thực hiện sơ đổ mạng hớ. cũng như mang kín đối với các sơ đổ nối
các đường dây cứa mạng điện. Các sơ đồ khác nhau có những đặc điếm khác
nhau và các chi tiêu kinh tê - kỹ thuật khác nhau LỜI giai tôt nhất chi có thế tìm
được trên cơ sớ so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án khác nhau cua sơ đồ.
So sánh các phương án cua sơ đồ nổi các đường dây của mạng là vấn để khá
phức tạp. Đổng thời số lượng các phương án có thế tăng rất nhiều khi tăng số
lượng các nút phụ tái. Ví du khi có hai phụ tái, số lượng các phương án có thế là
bốn. Bới vì sô' lượng các phương án có thể rất nhiểu, do đó khỏng thế tiến hành

43
so sánh tất cả các phương án đó. Để giảm khối lượng tính toán, cần so sánh các
phương án hợp lý nhất. Các phương án hợp lý nhất có thể xác định được trên cơ
sở lập luận, kinh nghiệm và năng lực sáng tạo của người thiết kế.
Thực tế không thể tìm được một sơ đồ duy nhất thích hợp đối với tất cả các
điều kiện có thể. Chọn hợp lý sơ đồ này hay sơ đồ kia của mạng điện phụ thuộc
vào các giá trị và vị trí các phụ tải, loại hộ dùng điện, thực hiện cấu trúc của
mạng v.v. Trong các điều kiện cụ thể, chọn sơ đồ mạng điện được tiến hành trên
cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án khác nhau của các sơ đồ sử dụng.
Những vấn đề liên quan đến chọn sơ đồ nhà máy điện và các trạm được
nghiên cứu trong môn học “Nhà máy điện”. Vì vậy trong thiết kế mạng và hệ
thống điện, chọn các sơ đồ của các trạm được tiến hành trên cơ sở những kiến
thức được trang bị, đồng thời cần chú ý những điểm sau:
Khi chọn sơ đồ trạm cần tính đến sô' lượng các phần tử nối của trạm (các
đường dây, các máy biến áp), yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện của các hộ
tiêu thụ và đảm bảo khả năng truyền tải dòng công suất trên các đường dây trục
chính và các đường dây liên kết các hệ thống qua trạm, khả năng phát triển của
trạm trong tương lai. Các sơ đồ trạm cần phải bố trí như thế nào để có thể mở
rộng và đáp ứng các yêu cầu của bảo vệ rơle và tự động hoá trạm. Số lượng và
loại thiết bị chuyển mạch được chọn sao cho đảm bảo khả năng tiến hành sửa
chữa lần lượt các phần tử riêng biệt của trạm mà không cần phải cắt các phần tử
nối bên cạnh.
Đổng thời cần đơn giản hoá tối đa sơ đồ trạm, bởi giá thành của các máy
cắt điện chiếm một phần đáng kể trong giá thành của trạm. Vì vậy trước hết cần
phải xét khả năng sử dụng ít nhất các máy cắt điện ờ phía điện áp cao.
Trong thiết kê phát triển các mạng điện, thông thường người ta sử dụng các
sơ đồ tiêu chuẩn hoàn chinh. Các trạm có thê nối với mạng điện bằng các đường
dây riêng biệt, cũng như bằng các đường dày nhánh cùa các đường dây hình tia
và trục chính. Theo các điểu kiên vể độ tin cậy cung cấp điện đối với các trạm
điện áp 35 -r 220 kV, cho phép có từ 3 đến 6 nhánh từ một đường dây số lượng
nhỏ các nhánh thuộc về các đường dây điện áp cao.
Các trạm giảm áp được dùng để phân phôi điện năng trong các mạng hạ áp
và tạo ra các trạm chuyển mạch cúa mạng điện áp cao.

44
Sơ đồ của mạng điện hạ áp là yếu tố quyết định đê chọn vị trí của các theo
giảm áp. Công suất tối ưu và bán kính hoạt động của trạm được xác định bằng
mật độ của các phụ tải trong khu vực bố trí trạm và sơ đồ của mạng hạ áp. Với
mật độ phụ tải lớn, mạng hạ áp phức tạp và phân nhánh, cần xét đến tính hợp lý
của sự chia nhỏ các trạm cao áp để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm
giá thành xây dựng mạng điện hạ áp.
Phương pháp nối của trạm với mạng điện, điện áp và số lượng các đường
dây nối, cũng như loại thiết bị chuyển mạch sẽ quyết định sơ đồ của trạm giảm
áp và giá thành của trạm.
Theo phương pháp nối với các mạng cao áp, các trạm được chia thành các
trạm cuối hay trạm cụt, các trạm trung gian và các trạm trung tâm.
Các trạm cuối có thể nối với mạng điện bằng các đường dây riêng biệt,
cũng như bằng các nhánh từ các đường dây cuối và các đường dây trục chính.
Các trạm trung gian được bố trí giữa hai trung tâm cung cấp, hoặc giữa
trung tâm cung cấp và đường dây. Sơ đồ nối của các trạm trung gian với mạng
điện được chọn có xét đến tính chất quan trọng và các giá trị của phụ tải, đồng
thời cần phải đảm bảo chuyển tiếp.
Các trạm trung tâm nối với mạng điện không ít hơn ba đường dây trên
không, các đường dây này đi vào trạm theo những hướng khác nhau, đồng thời
cả ba đưòng dây cần phải liên kết với các nguồn cung cấp. Các đường dây này
cung cấp công suất cho các trạm trung tâm.
Những sơ đổ khối cho trên hình 2.5 là các sơ đồ đơn giản nhất của các trạm.
3 5 . . . 3 3 0 kV 35 kV 3 5 . . . 2 2 0 kV 3 5 . . . 2 2 0 kV

Hình 2.5. Những sơ đồ khối đơn giản của các trạm.

45
Trong những sơ đồ này, các trạm được thực hiện không có máy cắt điện ở
phía điện áp cao của các máy biến áp. Các trạm trong sơ đồ trên hình 2.5a được
cung cấp bằng các đường dây riêng biệt, còn trong các sơ đổ trên hình 2.5b, c, d
được cung cấp bằng các đường dây nhánh của các đường dây trục chính hay
hình tia.
Sơ đồ đơn giản nhất cho trên hình 2.5a. Nhưng chỉ cho phép sử dụng sơ đồ
này trong các trường hợp khi bảo vệ rơle đặt ở đầu đường dây có đủ độ nhạy để
bảo vệ máy biến áp, hoặc khi bảo vệ của máy biến áp tác động, xung cắt được
truyền đạt đến trạm cung cấp. Trong trường hợp ngược lại, cần sử dụng các sơ
đồ trong đó máy biến áp được bảo vệ bằng cầu chảy (hình 2.5b) hoặc bảo vệ của
máy biến áp được thực hiện bằng dao ngắn mạch (hình 2.5c). Trong sơ đồ ở
hình 2.5c, khi máy biến áp hư hỏng, bảo vệ rơle của nó tác động và ngắn mạch
nhân tạo được gây ra bởi dao ngắn mạch K, sau đó bảo vệ rơle của đường dây ở
phía cung cấp sẽ cắt máy cắt. Để đóng dao ngắn mạch trong một trạm nào đó
không dẫn đến ngừng cung cấp điện cho các trạm khác được cung cấp từ đường
dây này, trong các mạch của các máy biến áp có các dao cách ly tự động (TĐ).
Sau khi cắt đường dây cung cấp, dao cách ly tự động sẽ cắt máy biến áp hư
hỏng, sau đó nhờ thiết bị tự đóng lại (TĐL) của đường dây, điện áp được cung
cấp cho tất cả các máy biến áp, trừ máy biến áp hư hỏng.
Nếu mạng điện được thực hiện bằng hai đường dây trục chính có dự phòng,
khi đó sơ đồ sử dụng của các trạm cho trên hình 2.5d. Trong trường hợp này có
thể dự kiến cung cấp cho hai máy biến áp bằng một đường dây. Điều đó được
thực hiện bằng các dao cách ly phân đoạn CL1 và CL2. Đặt nối tiếp hai dao
cách ly ở đây là cần thiết để sửa chữa lần lượt chúng.
Mỗi sơ đồ trên hình 2.5 được sử dụng cho các cấp điện áp khác nhau từ 35
đến 220 kV.
Đối với các trạm có hai máy biến áp được nối vào hai đường dây có một
hay hai phía cung cấp, người ta thường sử dụng các sơ đồ cầu (hình 2.6).
Nếu đồ thị phụ tải ngày đêm của trạm không bằng phẳng, để giảm tổn thất
công suất và điện năng trong trạm nên cắt một trong các máy biến áp trong một
ngày đêm. Trong trường hợp này nên dùng sơ đồ ở hình 2.6a.
Trong sơ đồ ờ hình 2.6b, các máy cắt đặt trong các mạch của các đường

46
dây, còn phía máy biến áp đặt các dao cách ly. Sơ đồ này thường dùng cho các
trạm có đồ thị phụ tải ngày đêm bằng phảng.
Xét theo quan điểm thuận tiện khi cắt các đường dây thì sơ đồ ở hình 2.6b
là tốt nhất. Cho nên sơ đồ này được áp dụng rộng rãi khi các đường dây dài
(đường dây càng dài, càng hư hỏng nhiều). Ngược lại, khi phải cắt thường
xuyên các máy biến áp, thuận lợi hơn cả là dùng sơ đổ ở hình 2.6a.

a) bl

Hình 2.6. Những sơ đồ cầu của các trạm

Hình 2.7. Các sơ đồ tứ giác

Khi truyền tải công suất qua thanh góp của các trạm 220 -r 750 kV và công
suất của các máy biến áp 125 MVA và lớn hơn với điện áp 220 kV và công suất
bất kỳ vớí điện áp 330 H- 750 kV, nên sử dụng các sơ đồ tứ giác (hình 2.7). Hình

47
2.7a là sơ đồ có hai đường dây và hai máy biến áp. Tất cả các phần tử được nối
qua các máy cắt điện. Trong sơ đồ cho trên hình 2.7b, có bốn đường dây đi ra,
còn các máy biến áp được nối với đường dây qua các dao cách ly.

48
Khi có nhiều phần tử nối, cần sử dụng sơ đồ có nhiều hệ thống thanh góp.
Đối với các trạm điện áp 35 kV, có đến 10 phần tử nối nên dùng sơ đổ có một
hệ thống thanh góp, một máy cắt phân đoạn (hình 2.8a). Trong các trạm điện áp
cao 110 4- 220 kV, có đến 6 phần tử nối, dùng sơ đồ có một hệ thống thanh góp
phân đoạn và một hệ thống thanh góp vòng, có máy cắt điện phân đoạn và máy
cắt vòng chung nhau sẽ hợp lý hơn (hình 2.8b). Khi số lượng các phần tử nối
nhiều (7 đến 15), nên dùng sơ đồ có hai hệ thống thanh góp làm việc và một hệ
thống thanh góp vòng (hình 2.8c). Các sơ đồ trên cũng được áp dụng cho các
tram điện áp 35 -í- 220 kV.
Khi xét đến vai trò rất quan trọng cúa các trạm 330 4- 750 kV, người ta sứ
dụng sơ đồ được thực hiện với hai và một rưỡi máy cắt trong một phần tử nối.
Nguyên tắc cấu trúc của các sơ đồ đó cho ở hình 2.9. Sơ đồ “các máy biến áp -
các thanh góp”, trong đó các đường dây được nối qua hai máy cắt điện (hình 2.9a).

33Ơ...7S0ẮTV 330...750kV

f
4. I í1 1
—T

a)

I }
J.-------- L

Hình 2.9. Các sơ đồ có hai và một rưỡi máy cát điện trên đường dây

49
Sơ đồ này được sử dụng khi có 3 đến 4 đường dây. Nếu số phần tử nối có từ 5
đến 8, nên dùng sơ đồ “các máy biến áp - các thanh góp” có một rưỡi máy cắt
của các đường dây (hình 2.9b). Khi trong trạm có từ 8 phần tử nối trở lên, cần
sử dụng sơ đồ một rưỡi đầy đủ (hình 2.9c).
Nguyên tắc nối các phần tử vào phía điện áp trung và hạ của các trạm cho
trên hình 2.10. Khi trong trạm có một máy biến áp cần sử dụng sơ đồ một hệ
thống thanh góp không phân đoạn (hình 2.10a). Đối với trạm hai máy biến áp,
nên dùng sơ đồ một hệ thống phân đoạn thanh góp (hình 2. lOb, c).

Hình 2.10. Sơ đồ của các thiết bị phân phối điện áp trung và hạ

Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của các loại sơ đồ khác nhau, cũng
như phạm vi ứng dụng của chúng được giới thiệu cụ thể hơn trong môn học
“Nhà máy điện”.

2.2. CÁC PHẦN TỬ THỰC HIỆN CÂU TRÚC CỦA MẠNG ĐIỆN
Các mạng điện 35 -ỉ- 1150 kV được thực hiện chủ yếu bằng các đường dây
trên không. Nếu trên tuyến đường dây gặp phải chướng ngại vật nào đó (khu
dân cư, sân bay V.V.), người ta thường bố trí đường dây cách xa chướng ngại vật.
Các phần tử cơ bản của đường dây trên không là các dây dẫn, dây chống sét,
cột, cách điện và phụ kiện đường dây. Vì vậy trong thiết kế cần chỉ rõ các số
liệu chính vể cấu trúc của mạng điện: vật liệu dây dẫn, vật liệu và cấu trúc cột,
tư liệu về cách điện đường dây.

Các cột của đường dây trên không được chê tạo bằng gỗ, bêtông cốt thép

50
hoặc thép và hợp kim nhôm. Cột gỗ và bêtông cốt thép được sử dụng cho các
đường dây 110 kV. Cột kim loại dùng cho các đường dây trên không điện áp từ
35 kV trở lên.
Khoảng cách giữa các dây dẫn được chọn theo các điểu kiện phối hợp cách
điện của đường dây và các điều kiện làm việc trong khoảng vượt.
Khoảng cách trung bình D giữa các dây dẫn có thể lấy sơ bộ đế tính toán
như sau:
o

đến 1
co

u , kV 20 35 110 22C 330 SCO

D, m 0,5 1 1,5 3,5 5 8 I3,!i 1

Khi chọn vật liệu và cấu trúc của dây dẫn, cần xét đến các yếu tô: giá
thành, tính dẫn điện của dây dẫn, khả năng chống lại những tác động của khí
quyển và hoá chất, tình hình cung cấp kim loại, công dụng và điện áp của đường
dây.
Trong số vật liệu để chế tạo dây dẫn, có thể sử dụng đồng, nhôm, thép hoặc
hợp kim nhôm. Ngoài các dây dẫn một kim loại, còn có các dây dẫn hỗn hợp,
đó là các dây nhôm lõi thép và hợp kim nhôm lõi thép.
Khi xét đến tất cả những yếu tố kể trên, sử dụng các dây nhôm lõi thép là
hợp lý nhất. Các dây nhôm lõi thép có tỷ số khác nhau giữa tiết diện phần nhôm
và thép.
Các dây nhôm và thép được sử dụng cho các đường dây điện áp 35 kV và
thấp hơn trong các khu vực có mật độ phụ tải nhỏ. Ớ những nơi gần biển và
vùng nước mặn và ở những vùng có nhà máy hoá chất, cần sử dụng dây dẫn có
lớp mạ chống ăn mòn.
Theo điều kiện vể độ bển cơ, đối với các đường dây điện áp trên 1000 V chỉ
dùng các dây dẫn nhiều sợi. Các đường dây trên không điện áp không lớn hơn
220 k v thông thường sử dụng một dây dẫn cho một pha. Đối với các đường dây
điện áp cao hơn 220 kV, để giảm tổn thất công suất do vầng quang và giảm cám
kháng của đường dây, có thể dùng dây dẫn phân pha, dây dẫn rỗng và dây dẫn
có đường kính mở rộng. Các dây dẫn phân pha được dùng phổ biến nhất. Số
lượng dây dẫn trong một pha phụ thuộc vào điện áp của đường dây.

51
Các đường dây 330 kV có hai dây dẫn trong một pha; đường dây 500 kV có
từ hai đến năm dây dẫn; đường dây 750 kV có từ bốn đến năm dây dãn; đường
dây 1 150 kV có tám dây dẫn trong một pha.

2.3. CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN VÀ s o SÁNH


S ơ BỘ CÁC PHƯƠNG ÁN
Chọn phương án tốt nhất của sơ đồ mạng điện thiết kế là một trong những
bước quan trọng nhất của thiết kế, bởi phương án tìm được cần phải là kết quả
lao động sáng tạo của người thiết kế. Chọn sơ đồ mạng điện không hoàn toàn
chỉ là chọn cấu trúc hình học của nó.
Khi chọn sơ đồ cần phải có những quan điểm rõ ràiỉg về phương diện cung
cấp điện tốt nhất cho các hộ tiêu thụ với hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy khi dự
kiến các sơ đồ cần chú ý đến tính kinh tế của chúng. Không cần dự kiến quá
nhiểu phương án. Sau khi phân tích tương đối cẩn thận có thể dự kiến 4 đến 5
phương án được cho là hợp lý nhất. Đồng thời cần chú ý chọn các sơ đồ đơn
giản. Các sơ đồ phức tạp hơn được chọn trong trường hợp khi các sơ đồ đơn giản
không thoả mãn những yêu cầu kinh tế và kỹ thuật.
Những phương án được chọn để tiến hành so sánh về kinh tế phải là những
phương án thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của mạng điện.
Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu đối với mạng điện là độ tin cậy và chất
lượng cao của điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Khi dự kiến sơ đồ của
mạng thiết kế, trước hết cần chú ý đến hai yêu cầu trên. Để thực hiện yêu cầu về
độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại I, cần đảm bảo dự phòng 100%
trong mạng điện, đồng thời dự phòng được đóng tự động. Đối với các hộ tiêu
thụ loại II, cho phép ngừng cung cấp điện trong thời gian cẩn thiết để nhân viên
trực nhật đóng nguồn cung cấp dự phòng. Để cung cấp cho các hộ tiêu thụ loại
II cho phép dùng đường dây trên không không có dự phòng khi điện áp cao.
Nếu có dự phòng tập trung, cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại II bằng một
máy biên áp được cho phép. Các hộ tiêu thu loai III cho phép ngừng cung cấp
điện trong thời gian cần thiêt để sửa chữa hay thay thê phần tử hư hỏng, nhưng
không quá một ngày.

Điện năng cung cấp cho các hô tiêu thu được đăc trưng bằng tần số của

52
dòng điện và độ lệch của điện áp so với điện áp định mức trên các cực cùa thiết
bị dùng điện. Khi thiết kế mạng điện thường giả thiết rằng hệ thống điện có đú
công suất đê cung cấp cho các phụ tải trong khu vực thiết kế. Vì vậy những vấn
đề duy trì tần số không cần xét. Do đó các chi tiêu chất lượng cùa điện năng là
các giá trị của độ chênh lệch điện áp ở các hộ tiêu thụ so với điện áp định mức
cua mạng điện thứ cấp. Trong quá trình chọn sơ bộ các phương án cung cấp
điện, có thể đánh giá chất lượng điện năng theo các giá trị của tổn thất điện áp.
Khi không có đủ kinh nghiệm, dự kiến một số phương án xác đáng là một
vấn để phức tạp. Nhưng bước này là một trong những bước quan trọng nhất
trong thiết kế. Cẩn nhấn mạnh rằng, các phương án dự kiến không cần phái
ngẫu nhiẻn. Mỗi phương án cần có quan điếm chi đạo vể cấu trúc của mạng
điện (mạng hình tia, mạng kín V . V . ) .
Dự kiến các phương án cung cấp điện có thế thực hiện theo trình tự sau:
1- Lựa chọn các trạm có các hộ tiêu thụ yêu cầu 100% dự phòng về mạng.
Xét sơ bộ các giải pháp có thế thực hiện yêu cầu đó.
2- Lựa chọn các trạm đặt gần nhau và gần trung tâm cung cấp, cũng như
các trạm ớ xa nhất. Việc phân chia như vậy cho phép dự kiến các trạm nối hợp
lý mạng điện thiết kế. Cung cấp điện cho các trạm ở xa có thê’ thực hiện bằng
các đường dây riêng biệt.
3- Xác định gần đúng dòng công suất trên các đường dây riêng biệt. Không
nên đê các đường dây mang tải nhó. bới điêu đó chi ra rằng phương án chọn
không phù hợp.
4- Đánh giá các chế độ sau sự cố. Để thực hiện điều này cần phái cắt đường
dây dự phòng cúa mang có công suất lớn nhất chạy qua trong chê độ bình
thường.
5- Xác định gần đúng tổn thất lớn nhất của điện áp trong mạng điện trong
các chế độ làm việc bình thường và sau sự cố.
Để tính các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật, trước hết cần chọn điện áp định mức
của mạng điện, tiết diện dây dẫn, số lượng và công suất các máy biến áp v.v.
Nhữnơ chi dẫn về chọn tiết diện dây dẫn và các phương pháp thích hợp
được trình bày trong mục 2.5.

53
Trong trường hợp mạng hình tia, để chọn tiết diện dây dẫn, các dòng tính
toán của công suất tìm được trên cơ sờ xác định phụ tải của các nút theo các
phương pháp trình bày trong Chương Một hoặc đã biết.
Đối với các mạng điện kín, dòng công suất được sơ bộ xác định theo chiều
dài và số mạch của các đoạn đường dây. Tiết diện chọn của các dây dẫn được
kiểm tra theo phụ tải cho phép, theo các điều kiện phát nóng có xét đến các
dòng công suất lớn nhất có thể xảy ra, theo các điểu kiện về vầng quang và độ
bền cơ của dây dẫn. Những vấn đề này được phân tích kỹ hơn trong mục 2.5.
Từ các phương án dự kiến các sơ đồ mạng điện, trên cơ sở các tính toán, sơ
bộ tiến hành chọn 2 đến 3 phương án hợp lý nhất để so sánh kinh tế - kỹ thuật
chi tiết hơn.
Trong quá trình tính sơ bộ, mức điện áp trong các trạm hạ áp có thể chấp
nhận là phù hợp nếu trong chế độ phụ tải cực đại tổn thất điện áp lớn nhất của
mạng điện một cấp điện áp không vượt quá 10 đến 15% trong chế độ làm việc
bình thường; còn trong các chế độ sau sự cố, tổn thất điện áp lớn nhất không
vượt quá 15 4 20%.
-

Đối với các mạng kín phức tạp, có thê chấp nhận tổn thất điện áp lớn nhất
15 đến 20% trong các chế độ bình thường và 20 đến 25% trong các chế độ sau
sự cố. Đối với các tổn thất điện áp như thế, cần sử dụng các máy biến áp điều
chỉnh điện áp dưới tải trong các trạm hạ áp.
Khi các mạng điện có cùng điện áp định mức, chọn các phương án được
tiến hành trên cơ sở so sánh: chiểu dài của các đường dây, chiểu dài của đường
dây chống sét, chiều dài của các đường dây hai mạch, số lượng các máy cắt điện
trong các trạm, giá trị tổn thất lớn nhất của điện áp, độ tin cậy cung cấp điện
cho các hộ tiêu thụ, tính linh hoạt của mạng điện, nghĩa là khả năng tiến hành
chuyển mạch không ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, và tương lai phát
triển của mạng điện.

Chiểu dài các đường dây và dây chống sét được xác định có chú ý đến sư
không thăng cùa chúng. Chiều dài thưc được lấy lớn hơn 10% so với chiều dài
đo theo chiều thẳng.

Nêu các phương án so sánh có điện áp khác nhau, cần tính vốn đầu tư bố
sung đê thực hiện chúng (giá thành cua đường dây, các tú máy cắt và giá thành

54
các máy biến áp trong trạm). Để so sánh kinh tế - kỹ thuật chi tiết hơn cần chọn
2 đến 3 phương án, đảm bảo độ tin cậy cần thiết, tính linh hoạt cung cấp điện và
yêu cầu vốn đầu tư xây dựng nhỏ nhất.

2.4. CHỌN ĐIỆN ÁP ĐỊNH MỨC CỦA MẠNG ĐIỆN


Điện áp định mức cúa mạng điện ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật, cũng như các đặc trưng kỹ thuật của mạng. Ví dụ, khi tăng điện áp
định mức, tổn thất công suất và điện năng sẽ giảm, nghĩa là giảm chi phí vận
hành, giảm tiết diện dây dẫn và chi phí về kim loại khi xây dựng mạng điện, đổng
thời tăng công suất giới hạn truyền tải trên đường dây, đơn giản hoá sự phát
triến tương lai cũa mạng điện, nhưng tăng vốn đầu tư để xây dựng mạng điện.
Mạng điện áp định mức nhỏ yêu cầu vốn đầu tư không lớn, nhưng chi phí vận
hành lớn vì tổn thất công suất và điện năng đều lớn, ngoài ra khả năng truyền tái
nhỏ. Vì vậy chọn đúng điện áp định mức của mạng điện khi thiết kế cũng là một
bài toán kinh tế - kỹ thuật.
Điện áp của mạng điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công suất cúa các phụ
tải, khoảng cách giữa các phụ tải và các nguồn cung cấp, vị trí tương đối giữa
các phụ tải với nhau, sơ đồ của mạng điện... Như vậy chọn điện áp định mức
cua mạng được xác định chủ yếu bằng các điều kiện kinh tế. Đế chọn được điện
áp tối ưu cần tiến hành so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án khác nhau cúa
điện áp mạng.
Điện áp định mức của mạng điện thiết kế được chọn đồng thời với sơ đổ
cung cấp điện. Điện áp định mức sơ bộ cùa mạng có thế xác định theo giá công
suất truyền tải và khoảng cách truyền tái công suất trên mỗi đoạn đường dây
trong mạng điện.
Chọn sơ bộ điện áp của mạng có thế tiến hành theo kinh nghiệm thiết kế
mạng điện ớ nhiều nước trên thế giới. Điện áp của mạng có thể chọn sơ bộ theo
các phương pháp sau [4]:
I - Theo khả năng tái và khoảng cách truyền tải cùa đường dây;
2- Theo các đường cong thực nghiệm:
3- Theo các công thức kinh nghiệm.
Khả năng tải và khoáng cách truyền tái cùa các đường dây 110 -ỉ- 1150 kV

55
cho ớ báng 2.1. Giá trị công suất truyền tai được xác định theo kinh nghiệm
thiết kế đối với các tiết diện dây dẫn, có tổng trở sóng tương ứng trong cột 2. Từ
báng 2.1 có thể thấy rằng, giá trị công suất truyền tải được xác định theo kinh
nghiệm thiết kế gần bằng hay bằng công suất tự nhiên của đường dây.
Bắng 2.1. Khả năng tải và khoảng cách truyền tải
của các đường dây 110 -r 1150 kV

Điện áp Cõng suất tự nhiên, MW, khi tổng Công suất truyền Chiểu dài lớn nhất
của đường trở sóng, Q tải lớn nhất trên của đường dây
dây, kV một mạch, MW truyền tải, km
400 300-f 315 250 - 275

cn

cn
■I-
110 30 25 ^ 50

o
- -

04
o
o
o
o
220 120 160 150 -c 250

•I-
-

330 270 350 - 300 -=- 400 200 -r 300


cn

-I-
400 400 500 580 o
o 600 -r 1000

o
o
500 600 - 900 700 -r- 900 800 -s 1200

750 - - 2100 1800 H- 2200 1200 -r 2000

1150 - - 5200 400 0 -=- 6000 3000

Đường cong phân biệt giới hạn các vùng hợp lý kinh tế cứa điện áp định
mức cho trên hình 2.1 1. Những đường cong này được xây dựng trên cơ sớ các
hàm chi phí quy đổi giống nhau đối với hai điện áp định mức gần nhau (ví du,
35 và 1 10 kV hay 110 và 150 kV). Các vùng kinh tê giới hạn bằng các đường
cong được sư dụng đế chọn sơ bộ điện áp khi truyèn tài công suất p với khoáng
cách /. Từ hình 2.1 1 nhận thấy răng, khi tăng công suất truyền tai, chiêu dài hợp
lý kinh tế của đường dây giảm. Các vùng kinh tê ớ hình 2.1 1a được xác định đối
với các đường dây truyền tái có công suất đến 2000 MW và chiểu dài đến 2400
km khi thời gian tổn thất lớn nhất băng 3000 h. giá thành điện nâng tốn thất
băng 0,6 copêc/kVV.h và mật độ kinh tê cua dòng điện bằng 1 A/mm: . Hệ số
cóng suất cua các hô tiêu thụ bằng 0,90.
Đường cong và các vùng điện áp kinh tê được xày dựng với hàng loạt các
giá thiẽt, do đó dẫn dên giảm độ chính xác cua các kết quả tính toán. Những giá
thiết đưa ra gốm: mật độ như nhau cua dòng điện đối với các đường dây điện áp

56
khác nhau, giá thành trung bình của các thiết bị trong trạm và cúa các cột của
đường dây truyền tải ...

Hình 2.11. Vùng sử dụng kinh tê các điện áp định mức


1) 1150 và 500 kV; 2) 500 và 220 kV; 3) 220 và HOkV;
4) 110 và 35 kV; 5) 750 và 330 kV; 6) 330 và 150 kV; 7) 150 và 35 kV

Điện áp định mức có thể xác định sơ bộ theo công suất truyền tải đã biết p
(MW) và theo chiều dài cua đường dây truyền tái / (km) với cóng thức Still:
Uđm = 4.34 VT+TóP (2.1)
Công thức này được áp dụng cho các đường dây có chiểu dài đến 220 km
và công suất truyền tải p < 60 MW.
Trường hợp công suất lớn và khoảng cách truyền tải đến 1000 km, cần sử
dụng công thức sau đây của A. A. Zalesski:

57
V p (1 0 0 + 15 Võ (2.2)

Ngoài ra có thể xác định sơ bộ điện áp định mức theo công thức của G. A.
Illarionov:
1000
u (2.3)

Khác với các công thức (2.1) và (2.2), công thức (2.3) cho các kết quả phù
hợp đối với tất cả các điện áp định mức từ 35 đến 150 kV.
Các phương án của mạng điện thiết kế hay các đoạn đường dây riêng biệt
của mạng điện có thể có các điện áp định mức khác nhau. Thông thường, trước
hết chúng ta xác định điện áp định mức của các đoạn đầu có công suất truyền
tải lớn hơn. Các đoạn đường dây trong mạng kín, theo thường lệ, cần được thực
hiện ở một cấp điện áp định mức.
Giá trị điện áp tìm được theo bảng 2.1 hay hình 2.11, hoặc theo một trong
các công thức trên cần được làm tròn đến điện áp định mức gần nhất. Cả ba
phương pháp nêu trên chỉ cho phép xác định giá trị sơ bộ điện áp định mức theo
công suất và khoảng cách truyền tải công suất đó. Sau khi xác định giá trị sơ bộ
điện áp định mức, đối với mỗi mạng điện cụ thể cần dự kiến số lượng hạn chê
các phương án của các điện áp định mức khác nhau để tiến hành so sánh kinh tế
- kỹ thuật các phương án. Dựa vào kết quả so sánh các hàm chi phí quy đổi cùa
các phương án mạng điện đôi với các điện áp định mức khác nhau, có thể chọn
chính xác điện áp định mức của mạng hay cua các đoạn đường dây riêng biệt
của mạng. Nếu mức sai khác của các hàm chi phí quy đổi nhỏ hơn 5% cần phải
chọn phương án có điện áp định mức cao hơn.
Như vậy, so sánh kinh tê - kỹ thuật hàng loạt các phương án của mạng có
các điện áp định mức khác nhau là phương pháp chính để chọn đúng điện áp
định mức cùa mạng điện thiết kế.
Giá trị điện áp định mức lớn hơn 1000 V của các mạng điện ở CHLB Nga
đã được tiêu chuẩn hoá cho ớ bảng 2.2. Những điện áp định mức đặt trong dấu
ngoặc không được sứ dụng để thiết kê các mạng điện trong giai đoạn hiện nay.

58
Bảng 2.2. Điện áp định mức giữa các pha, kV

Mạng Các máy Các máy biến áp và biến áp Các máy biến áp và biến Điện áp
điện và phát và tự ngẫu không có thiết bị áp tự ngầu có thiết bị làm việc
các thiết máy bù điểu chỉnh dưới tải điều chỉnh dưới tải lớn nhất
bị điện đồng bộ Cuộn dây sơ Cuộn dây Cuộn dây Cuộn dây của các
cấp thứ cấp sơ cấp thứ cấp thiết bị

(3) (3,15) (3)/(3,15) (3,15); (3,3) - (3,15) (3,6)


6 6,3 6/6,3 6,3; 6,6 6/6,3 6,3; 6,6 7,2
10 10,5 10/10,6 10,5; 11 10/10,5 10,5; 11 12
20 21 20 2,2 20/21 22 24
35 - 35 38,5 35; 36; 75 38,5 40,5
110 - - 121 110; 115 115; 121 126
(150) - - (165) (158) (158) (172)
220 ~ - 242 220; 230 230; 242 252
330 - 330 347 330 330 363
500 - 500 525 500 - 525
750 ~ 750 787 750 - 787
1150 - - - 1150 - 1200

u ỷ ban kỹ thuật Điện quốc tế đã đưa ra các điện áp tiêu chuẩn lớn hơn
1000 V đối với hệ thống điện tần số 50 Hz (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Điện áp định mức giữa các pha, kV

Điện áp định mức Điện áp cao hơn của Điện áp định mức Điện áp cao hơn
của mạng điện các thiết bị của mạng điện của các thiết bị

3,3; 3,0 3,6 132; 138 145

6,6; 6,0 7,2 150; 161 (170)

11; 10 12 220; 230 245

15 (17,5) 275;287 300

22; 20 24 330; 345 362

33; 30 36 380; 400 420

47; 45 (52) 500 525

66; 69 72,5 700 -r 750 765

110; 115 123 - -

59
Mức điện áp 6 22 kV được sử dụng cho các mạng phân phối trong các
- 7-

thành phố, các vùng nông thôn và các xí nghiệp công nghiệp; phổ biến nhất là
điện áp 10 kV; mạng điện 6 kV được áp dụng khi trong các xí nghiệp có nhiều
động cơ điện áp 6 kv.
Điện áp 35 kV được sử dụng rộng rãi ở các trung tâm cung cấp của các
mạng điện 6 và 10 kV. Các máy biến áp có tỷ số biến đổi 35/0,4 kV được sử
dụng hạn chế. Khi có sự phát triển nhanh mật độ phụ tải điện trong các khu vực,
cần hạn chế phát triển các mạng điện 35 kV và thay thế chúng bằng các mạng
110 kV.
Điện áp 110 kV được dùng phổ biến nhất trong các hệ thống điện. Chức
năng của các mạng 110 IcV là phân phối điện năng giữa các hộ tiêu thụ v,ới các
khoảng cách 30 H- 100 km và các phụ tải tương ứng 15 65 MW.
Điện áp 220 kV và lớn hơn dùng cho các đường dây truyền tải liên kết các
nhà máy điện và các điểm tiêu thụ, khoảng cách giữa chúng khoảng 100 km hay
các dòng công suất lớn hơn 100 MW.
Các đường dây điện áp từ 330 kV trở lên được sử dụng để truyền công suất
lớn từ các nhà máy điện lớn đến các trung tâm phụ tải hay liên kết các hệ thống
điện trên phạm vi quốc gia, hoặc giữa các quốc gia trong khu vực.

Ví dụ 2.1.
Hình 2.12 là sơ đồ một phương án cùa mạng điện thiết kế. Chiểu dài các
đường dây (km) cho trên hình vẽ. Phụ tái cực đại của các trạm: p, = 28 MW,
P: = 40 MW, p, = 38 MW, P4 = 42 MW. Xác định giá trị sơ bộ điện áp định
mức của mạng điên.
N

Hình 2.12. Sơ đồ mạng điện

60
Giải:
Xác định các dòng công suất chạy trên các đoạn đường dây của mạng điện.
Theo định luật Kirchhoff thứ nhất, công suất trên các đường dây bằng:
PN| = p, + p: = 28 + 40 = 68 MW;
P|2 = P2 = 40 MW;
PN3 = p3 + p4= 38 + 42 = 80 MW;
p34 = p4 = 42 MW.
Điện áp định mức trên các đoạn đường dây có thế xác định sơ bộ theo công
thức (2.1). Như vậy điện áp đối với các đường dây của mạng điện bằng:
UNI = 4,34745 + 16x68 = 146,08 kV
Ul2 = 4,34736+16x40 = 112,84 kV
UN3 = 4,34750+16x80 = 158,27 kV
u ,4 = 4,34 740 + 16x42 = 115,80 kV
Theo các đường cong trên hình 2.1 lb nhận thấy rằng, các giá trị p và / nằm
trong vùng cao hơn đường cong 7, như vậy điện áp định mức sơ bộ cúa mạng
điện bằng 150 kV.
Các kết quả tính theo công thức (2.1) và bảng (2.1) cho các giá trị sơ bộ
của điện áp định mức bằng 110 và 150 kV. Nhưng trong giai đoạn hiện nay điện
áp định mức 150 kv không được sử dụng trong các mạng điện thiết kế mới. Vì
vậy cần phải so sánh các chi phí quy đổi của mạng khi sử dụng điện áp 110 và
220 kV.

2.5. CHỌN CẤU TRÚC VÀ TIẾT DIỆN DÂY DẪN CÚA MẠNG ĐIỆN

Dây nhôm lõi thép được sử dụng hợp lý nhất đối với các mạng điện và đường
dây truyền tải điện năng. Dây dẫn nhôm thường dùng trong các mạng điện áp
đến 35 kV, song chủ yếu được dùng trong các mạng điện áp 0,4; 6 và 10 kv,
cũng như các đường dây phụ tải nhỏ điện áp 35 kV có khoảng cách không lớn.
Các mạng điện và đường dây truyền tải điện áp từ 110 kv trở lên thưòng
dùng dây nhôm lõi thép, đồng thời các đường dây truyền tái điện áp 330 kV và

61
c a o h ơ n sử d ụ n g c á c d â y dãn c ó tiế t d iệ n lớ n , tr o n g đ ó tiế t d iệ n p h ầ n n h ô m
k h ô n g n h ỏ hơn 2 4 0 -ỉ- 3 0 0 m m .

Khi chọn cấu trúc dây nhôm lõi thép, kích thước lõi thép có ý nghĩa quan
trọng. Tăng tiết diện của lõi thép trong các dây nhôm lõi thép dãn đến tăng giá
thành của dây dẫn, phức tạp hoá cấu trúc cột và có thể tăng giá thành của đường
dây.
Hiện nay các dây hợp kim nhôm không có lõi thép bắt đầu được sử dụng
rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Các dây hợp kim nhôm có độ bẻn cơ rất tốt
và lớn hơn nhiều so với độ bền cơ của dây nhôm. Các dây hợp kim nhôm đắt
hơn dây nhôm lõi thép, nhưng rất nhẹ, do đó cho phép giảm giá thành cột của
đường dây truyền tải điện năng. Điện trở của dây hợp kim nhôm nhỏ hơn so với
dây nhôm lõi thép.
Khi chọn sơ bộ cấu trúc dây dẫn cần căn cứ vào các chỉ dẫn trong quy trình
trang bị điện (quy phạm) của mỗi quốc gia.
Các đường dây điện áp cao hơn 1000 V theo điều kiện về độ bền cơ cần sử
dụng các dây chống sét và dây dẫn nhiều sợi có tiết diện không nhỏ hơn 35 mm2
đối với dây nhôm và 25 mm2 đối với dây nhôm lõi thép. Đối với đường dây 35
kV và nhỏ hơn, được phép dùng dây nhôm lõi thép tiết diện 16 mm2 và dây
nhôm tiết diện 25 mm2.
Sử dụng dây nhôm lõi thép có độ bền cơ khác nhau phụ thuộc vào các điều
kiện khí hậu của khu vực đường dây được xây dựng.
Các đường dây 330 kV và cao hơn, theo điều kiện vầng quang cần sử dụng
dây dẫn có tiết diện lớn. Ví dụ, đối với đường dây 330 kV tiết diện dao động
trong giới hạn từ 500 đến 1000 mm2; đối với đường dây 500 kV tiết diện từ
1000 đến 1500 mm2. Để giảm tổn thất vầng quang và giảm cảm kháng của
đường dây với mục đích tăng khả năng tải, các dây dẫn phân pha được sử dụng
cho các đường dây từ 330 kV trở lên. Số lượng dây dẫn trong một pha phụ thuộc
vào điện áp của đường dây và được lựa chọn tối ưu trên cơ sở so sánh kinh tế -
kỹ thuật.

Trong nhiều trường hợp để nâng cao khả năng tải của đường dây, dây dẫn
phân pha được sử dụng cho cả đường dây 220 kV.

62
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phân thành hai dây dẫn, khả năng tái
của đường dây tăng 21%; khi phân thành ba dây dản, khả năng tải tăng 33%.
Cảm kháng của các đường dây cũng thay đổi tương tự. Các đường dây 330 kV
có hai dây dẫn trong một pha; các đường dây 400 -V- 500 kV có từ 2 đến 4 dây
dẫn trong một pha, các đường dây 750 kV có 4 dây dẫn trong một pha, đường
dây 1150 kV có 8 dây dẫn trong một pha.
Chọn tiết diện dây dẫn của mạng điện thiết kế được tiến hành có chú ý đến:
các chi tiêu kinh tế - kỹ thuật; khả năng tải của dây dẫn theo điều kiện phát
nóng trong các điểu kiện sau sự cố; độ bển cơ của các đường dây trên không;
các điểu kiện tạo thành vầng quang điện. Trong thiết kế môn học và tốt nghiệp
về “Mạng và hệ thống điện”, kiểm tra ổn định đối với các dòng điện ngắn mạch
có thể không được tiến hành, nếu như không biết hay không cho các giá trị của
chúng. Chúng ta xét chọn tiết diện dây dẫn đối với mỗi một trong trong các điều
kiện đã chỉ ra ở trên.
Tiết diện dây dẫn của mạng điện cần phải chọn như thế nào để chúng phù
hợp với quan hệ tối ưu giữa chi phí đầu tư xây dựng đường dây và chi phí về tổn
thất điện năng. Khi tăng tiết diện dây dẫn, chi phí đầu tư sẽ tăng, nhưng chi phí
về tổn thất điện năng sẽ giảm. Xác định quan hệ tối ưu này là vấn đề khá phức
tạp và trở thành bài toán tìm tiết diện dây dẫn tương ứng với các chi phí quy đổi
nhỏ nhất. Nhưng trong thực tế người ta thường dùng giải pháp đơn giản hơn để
xác định tiết diện dây dẫn. Đó là phương pháp chọn tiết diện dây dẫn theo mật
độ kinh tế của dòng điện:

trong đó;
I- dòng điện tính toán chạy trên đường dây trong chế độ phụ tái lớn nhất, A
Jk - mật độ kinh tế của dòng điện đối với các điều kiện làm việc đã cho của
đường dây, A/mm2.
Các giá trị mật độ kinh tế của dòng điện cho trong bảng 2.4.

63
B ản g 2.4. Mật độ kinh tê của dòng điện, A/mm2

Thời gian sử dụng phụ tải cực đại, h


Các dây dẫn
1000 - 3000 3000 - 5000 5000 - 8700

Dây dẫn trán và thanh góp:


đồng 2,5 2,1 1,8
nhôm 1,3 1,1 1,0
Dây cáp với cách diện giấy, dây dẫn
cách điện bằng caosu và vật liệu tổng
hợp có các lõi:
đồng 3,0 2,5 2,0
nhõm 1,6 1,4 1,2

Dây cáp lõi đồng cách điện bằng caosu


3,5 3,1 2,7
và vật liệu tổng hợp

Dựa vào tiết diện dây dẫn tính được theo công thức (2.4), tiến hành chọn
tiết diện tiêu chuẩn gần nhất.
Các giá trị mật độ kinh tế của dòng điện cho trong bảng 2.4 có thể sử dụng
khi xác định tiết diện dây dẫn của đường dây điện ấp không lớn hơn 500 kV.
Chọn tiết diện dây dẫn của các đường dây điện áp 750 kV và cao hơn cần
được tiến hành trên cơ sở tính toán kinh tế - kỹ thuật hàng loạt các phương án,
đồng thời sử dụng phương pháp các.chi phí quy đổi.
Cần lưu ý rằng, phương pháp chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ kinh tế của
dòng điện có nhiều nhược điểm. Những nhược điểm cơ bản nhất của phương
pháp này như sau:
1- Thang tiêu chuẩn của các tiết diện dây dẫn là gián đoạn (ví dụ, 150, 185,
240, 300 mm2), trong khi xác định tiết diện dây dẫn theo mật độ kinh tế của
dòng điện thường nhận được giá trị nằm gữa hai giá trị tiêu chuẩn. Quy tròn tiết
diện tính toán đến tiết diện tiêu chuẩn gần nhất trong nhiều trường hợp, đặc biệt
đối với các đường dây điện áp cao và khoảng cách lớn là vấn đề khá phức tạp;
2- Theo các số liệu của bảng 2.4, giữa giá thành của đường dây và tiết diện
dây dẫn có quan hệ đường thẳng, nhưng trong thực tế quan hệ này phức tạp hơn;

64
3- Sự phụ thuộc của giá thành đường dây vào tiết diện dây dẫn được lấy
như nhau đối với các đường dây của tất cả các điện áp định mức và các cột có
cấu trúc bất kỳ; .
4- Các chi phí tính toán đê bù vào tốn thất điện năng trên đường dây truyền
tải được lấy giống nhau đối với tất cá các khu vực;
5- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư bổ sung lấy bằng 5 năm thay cho 8 năm
theo phương pháp chung của các tính toán kinh tế - kỹ thuật trong nâng lượng
hiện nay;
6- Khi xác định giá trị mật độ kinh tế của dòng điện không xét ảnh hưởng
của sự thay đối công suất truyền tải từ thời điếm bắt đầu vận hành đến thời điếm
phụ tải đạt giá trị tính toán khi chọn tiết diện dây dẫn.
Có thể nhận thấy rằng, chọn các tiết diện dây dẫn theo mật độ kinh tế cùa
dòng điện không cho phép nhận được các chi phí quy đối nhỏ nhất của mạng
điện thiết kế.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp mật độ dòng điện kinh tế, đê
chọn tiết diện dây dẫn cho các đường dây truyền tái và các mạng điện áp cao,
hiện nay người ta sử dụng phương pháp các khoảng chia kinh tế của công suất
hay dòng điện.
Các khoảng chia kinh tế của công suất để chọn tiết diện dây dẫn được xác
định như sau: Đối với các tiết diện dây dẫn tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng
trong các mạng điện 110 -ỉ- 750 kV, sự phụ thuộc của giá thành tính toán vào
công suất truyền tải trên đường dây được xây dựng (hình 2.13). Hình 2.13
là đường cong các chi phí quy đổi đối với các tiết diện khác nhau, trong đó
F, > F2 > F|. Các đường cong này cắt nhau tại các điểm a và h. Rõ ràng rằng
trong các khoảng công suất từ 0 đến Pị, tiết diện hợp lý kinh tế của dây dẫn là
F,. Trong khoảng công suất từ P| đến P2, tiết diện F2 là kinh tế; còn trong
khoảng sau điểm P2, tiết diện kinh tế của dây dẫn là F3.
Có thể nhận xét như sau đối với sự lựa chọn tiết diện dây dản theo các
chi tiêu kinh tế. Với các mạng điện và các đường dây truyền tải điện áp đến 220
kv, tiết diện dây dẫn cần được chọn theo mật độ kinh tế của dòng điện. Tiết
diện dây dẫn của đường dây truyền tải điện áp 330 kV và lớn hơn được xác định
trên cơ sở tính toán kinh tế - kỹ thuật, nghĩa là so sánh các chi phí quy đổi đối

65
v ớ i c á c đ ư ờ n g d â y đ ư ợ c th ự c h iệ n b ằ n g c á c d â y d ẫn tiế t d iệ n k h á c n h a u .

Đối với các mạng điện và các đường dây truyền tải của tất cả các điện áp,
nếu có đủ các số liệu thích hợp nên tiến hành chọn các tiết diện dây dẫn theo
các khoảng kinh tế của công suất.

Hình 2.13. Sự phụ thuộc của các chi phí quy đổi vào công suất truyền tải

Tiết diện dây dẫn chọn được theo các chỉ tiêu kinh tế cần được kiểm tra về
khả năng tải cho phép trong các điều kiện sau sự cố.
Trong các chế độ sau sự cố, dòng điện chạy trên các dây dẫn của đường
dây có thể vượt đáng kể dòng điện làm việc trong chế độ bình thường. Trường
hợp như thế có thể xảy ra trên đường dây hai mạch, khi một mạch ngừng cung
cấp điện, và cũng như trên đường dây có hai phía cung cấp, khi cung cấp điện từ
một trong hai điểm cung cấp bị ngừng. Trong các trường hợp như vậy, tiết diện
dây dẫn được chọn cần phải thoả mãn các điều kiện phát nóng cho phép giới
hạn khi các dòng điện của chế độ sau sự cố chạy qua. Điều kiện kiểm tra về
dòng điện tải lâu dài cho phép theo phát nóng như sau:

I.V ^ Icp (2 .5 )
trong đó:
Ilv- dòng điện tính toán đê kiểm tra các dây dẫn theo phát nóng, đồng
thời các chê độ tính toán có thê là chế độ làm việc bình thường và
chế độ sau sự cố;
ICp- dòng điện làm việc lâu dài cho phép.

66
Khi chọn tiết diện dây dẫn cần chú ý đến các điều kiện về độ bền cơ.
Tiết diện dây dẫn chọn theo các chí tiêu kinh tế cần được kiểm tra về điều
kiện tạo thành vầng quang. Khi lựa chọn kinh tế - kỹ thuật phương án của mạng
điện, cần đánh giá khả năng tạo thành vầng quang bằng phương pháp xác định
điện áp tới hạn. Nếu điện áp làm việc (định mức) của mạng điện thiết kế hay
của đường dây truyền tải nhỏ hơn điện áp tới hạn, có thể giả thiết rằng hiện
tượng vầng quang sẽ không xuất hiện.
Để xác định điện áp tới hạn có thể sử dụng một vài công thức khác nhau.
Điện áp tới hạn (điện áp giữa các pha) có thể tính theo công thức Peek:

Uth = 84,6.m,.m2.5.r.lg^!tL (2.6)


r
trong đó:
m,- hệ số, xét đến trạng thái bề mặt của dây dẫn. Đối với các dây dẫn
nhiều sợi mới piị = 0,83 -7- 0,87; đối với các dây dẫn đang vận hành
m, = 0,80-í-0,85;
ra,- hệ số, tính đến trạng thái của thời tiết. Khi thời tiết khô và sáng m2
= 1; khi có sương mù, mưa, ẩm, băng và tuyết m2 = 0,80;
r- bán kính của dây dẫn, cm;
Dlb- khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn của các pha, cm;
5- hệ số hiệu chỉnh mật độ của không khí, phụ thuộc vào áp suất khí
quyển và nhiệt độ môi trường:
3,926.p
5= (2.7)
273 + t°
trong đó:
p- áp suất khí quyển, mmHg;
t°- nhiệt độ môi trường, °c.
Khi áp suất khí quyển p = 760 mmHg và t = +25°c thì 6 = 1 .
Để xác định áp suất khí quyển có thể sử dụng£ông thức Halley:
p = 760.(1 - 10~4h) (2.8)
trong đó h là độ cao so với mặt biển, m.
Để xác định điện áp tới hạn đối với các đường dây dùng dây dẫn phân pha,
có thể sử dụng công thức:

67
Uth = 84,6.m1.m-,.S.r.n. lg -^ - (2.9)
R ,d

trong đó:
n- số lượng các dây dẫn trong một pha;
Rtd- bán kính tương đương của các dây dẫn trong một pha, cm, được xác
định theo công thức;
Rtd= Vr.a<n_l) (2.10)
trong đó a là khoảng cách trung bình giữa các dây dẫn trong một pha (a = 300 -r
600 mm).
Các công thức (2.6) và (2.9) đúng trong trường hợp dây dẫn của đường dây
ba pha đặt trên các đỉnh của tam giác đều. Trường hợp dây dẫn của các pha đặt
ngang, vầng quang xuất hiện khi điện áp pha nhỏ hơn 4% điện áp pha tới hạn
đối với dây dẫn ở giữa; còn các dây dẫn bên ngoài điện áp lốn hơn 6% điện áp
pha tới hạn.
Nếu điện áp tới hạn nhận được nhỏ hơn điện áp làm việc (định mức), cần
dùng các giải pháp để tăng điện áp tới hạn. Để tăng điện áp tới hạn cần chọn tiết
diện dây dẫn lớn hơn.
Kiểm tra theo điều kiện vầng quang được thực hiện đối với các đường dây
trên không điện áp 110 kV và cao hom. Vầng quang điện sẽ không xuất hiện nếu
tiết diện và đường kính của dây dẫn trong một pha bằng hay lớn hơn các giá trị
trong bảng 2.5. Vì vậy kiểm tra tiết diện chọn theo điện áp tới hạn hay cường độ
điện trường trên bể mặt của dây dẫn là bắt buộc.

Bảng 2.5. Các tiết diện và đường kính tối thiểu của dây dẫn
theo các điều kiện vầng quang

Điện áp định Số lượng các dây dẫn Đường kính dây Tiết diện dây nhôm lõi
mức, kV trong một pha dẫn, mm thép, mm2
110 1 11,3 70
150 1 15,2 120
220 1 21,6 240
330 2 23,5* 300
500 3 25,2* 330
750 4 29,0* 400

* Khi khoảng cách giữa các dây dẫn trong một pha bằng 300 -r 600 mm.

68
Trên các đường dây truyền tải điện áp không lớn hơn 220 kV, trong trường
hợp sử dụng dây dẫn được chọn theo mật độ kinh tê của dòng điện hay khoảng
kinh tế của các công suất, tổn thất điện năng về vầng quang có giá trị không
lớn. Vì vậy trong các tính toán kinh tế - kỹ thuật các đường dây như thế nói
chung tổn thất vầng quang không được xét.
Đối với các đường dây truyền tải điện áp 330 kV và cao hơn, cần xác định
tổn thất điện năng về vầng quang khi thiết kế, và cũng như trong các tính toán
kinh tế - kỹ thuật, liên quan đến chọn tiết diện các dây dẫn.
Theo quy định của CHLB Nga, cường độ lớn nhất của điện trường trên, bể
mặt các dây dẫn của các đường dây trên không điện áp 35 kv và cao hơn không
cần vượt quá 0,9Eo (E0 là cường độ điện trường bắt đầu xuất hiện vầng quang),
kV/cm:
/ 0,299
E0 = 30,3.m. 1 + ( 2. 11)
V ì
trong đó:
m- hệ số không trơn đối với dây vặn xoắn, bằng 0,82;
r- bán kính của dây dẫn, cm.
Trên các đường dây 330 - 500 kv, giá trị lớn nhất cúa cường độ điện
trường trên bể mặt dây dẫn không cần vượt quá 26 kVmax/crn.
Để xác định tổn thất điện năng về vầng quang cần xác định cường độ điện
trường trên bề mặt dây dẫn. Cường độ làm việc của điện trường trên bề mặt dây
dẫn của các đường dây phân pha có thể xác định theo công thức:
0,354.u.(l + 0,251gn)
E= ( 2 . 12)
n.r.lg” J-
R,
trong đó:
Ư- điện áp giữa các pha, kV;
Dtb- khoảng cách trung bình hình học giữa các pha, cm.
Đối với các đường dây không phân pha (n = 1), công thức (2.12) có dạng:
0,354U
E= (2.13)
rlg ^

69
Các công thức (2.12) và (2.13) cho phép xác định cường độ điện trường đối
với các dây dẫn bên ngoài của đường dây trong trường hợp các dây dẫn đặt
ngang. Cường độ điện trường của dây dẫn ở giữa được lấy lớn hơn 10% so với
cường độ điện trường của các pha ngoài.
Tổn thất vầng quang phụ thuộc vào thời tiết và có thể xác định theo công
thức đơn giản của Peek:

trong đó:
f- tần số của dòng điện xoay chiều, Hz;
u - điện áp pha làm việc (định mức), kV;
u th- điện áp pha tới hạn, kV;
AP0- tổn thất vầng quang trên 1 km đường dây của một pha, kw/km.
Khi tính kinh tế - kỹ thuật của phương án mạng điện, có thể sử dụng các
phương pháp đơn giản để xác định các dòng công suất: các tính toán được tiến
hành theo chiều dài của đưòng dây, mà không theo tổng trở của chúng; không
tính tổn thất công suất trong các đường dây, trong các máy biến áp và công suất
phản kháng do đường dây phát ra; sử dụng điện áp định mức trong quá trình
tính toán.

2.6. CHỌN SỐ LƯỢNG VÀ CÔNG SUẤT CÁC MÁY BIẾN ÁP


Chọn số lượng các máy biến áp (biến áp tự ngẫu) phụ thuộc vào các yêu
cầu về độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ của trạm và như vậy là một
bài toán kinh tế - kỹ thuật.
Trong các trạm có điện áp từ 220 k v trở lên, thường đặt các máy biến áp tự
ngẫu. Các máy biến áp tự ngẫu có nhiều ưu điểm so với các máy biến áp (trọng
lượng, giá thành và các tổn thất nhỏ hơn khi có cùng công suất).
Công suất của các máy biến áp cần đảm bảo cung cấp điện năng cho tất cả
các hộ tiêu thụ của trạm trong các điều kiện vận hành bình thường. Ngoài ra còn
chú ý đến sự cần thiết phải đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng
(hộ loại I và II) cả trong trường hợp sự cố một trong các máy biến áp đặt trong
trạm. Cần chú ý rằng, hư hỏng các máy biến áp đặt trong trạm giảm áp dẫn đến

70
cắt chúng xảy ra rất hãn hữu, nhưng cần phải tính đến khã năng đó, đặc biệt nếu
như trạm cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại I và II, không cho phép mất
điện. Vì vậy, nếu trạm cung cấp cho các hộ tiêu thụ thuộc các loại trên, trong
trạm cần phải đặt không ít hơn hai máy biến áp. Trường hợp sự cố một trong các
máy biến áp, máy biến áp thứ hai cần đảm bảo toàn bộ công suất của các hộ loại
I và II. Thực tế điều đó có thể đạt được bằng giải pháp đặt hai máy biến áp trong
trạm, công suất định mức của mỗi máy biến áp được chọn bằng 0,65 đến 0,70
phụ tải cực đại của trạm đê đảm bảo cung cấp đu cho tất cả các hộ tiêu thụ khi
có sự cố một máy biến áp.
Khi chọn công suất của máy biến áp cần xét đến khả nãng quá tải cùa máy
biến áp còn lại trong chế độ sau sự cố. Xuất phát từ điều kiện quá tải cho phép
trong thời gian phụ tải cực đại bằng 40% (không lớn hơn 6 giờ trong một ngày
và trong năm ngày), đồng thời hệ số tải không được lớn hơn 0,75 [4] (hệ số tải
hay hệ số điền kín đồ thị phụ tải, là tý số của đòng điện trung bình ngày của phụ
tải với dòng điện lớn nhất trong ngày). Quá tải như thế cho phép trong điều kiện
hệ thống có dự trữ lưu động các máy biến áp. Cần chú ý rằng, khi sự cố một
trong các máy biến áp làm việc song song, cho phép cắt các hộ tiệu thụ loại III.
Thực tế điều này có thể thực hiện được trong trường hợp nếu các hộ tiêu thụ loại
III được cung cấp bằng các đường dây riêng biệt.
Nếu phụ tải của trạm chi là các hộ tiêu thụ loại III, trong trạm có thể đặt
một máy biến áp, công suất của máy biến áp được xác định bằng phụ tải cực đại
của trạm. Một số hộ tiêu thụ loại II cho phép mất điện tạm thời, cũng có thể
được cung cấp từ trạm một máy biến áp, đặc biệt khi trong hệ thống có dự trữ
lưu động các máy biến áp. Máy biến áp là phần tử tin cậy của hệ thống điện, sự
cố máy biến áp xảy ra thường không quá một lần trong 10 -r 15 năm.
Như vậy công suất của mỗi máy biến áp trong trạm n máy biến áp có thể
xác định theo công thức:
s > k Smax
( n - l)
(2.15)
trong đó:
s ax- phụ tải cực đại của trạrọ;
k- hệ số quá tải của máy biến áp trong chế độ sau sự cố, k = 1,4;
n- số máy biến áp đặt trong trạm.

71
Đối với trạm một máy biến áp, công suất của máy biến áp được chọn theo
điểu kiện:
s > s max (2 . 16)
trong đó Smax là công suất cực đại của trạm.
Dựa vào các giá trị tính được theo các cống thức (2.15) và (2.16), tiến hành
chọn công suất định mức của các máy biến áp trong trạm.
Khi chọn số lượng các máy biến áp trong các trạm tăng áp của nhà máy
điện, cần chú ý đến đặc điểm của nhà máy điện thiết kế, công suất của các tổ
máy và quan hệ của nhà máy với hệ thống điện. Nếu nhà máy phát tất cả công
suất vào mạng điện áp cao (trừ công suất tự dùng), người ta thường nối các máy
biến áp (hay biến áp tự ngẫu) theo sơ đồ khối máy phát - máy biến áp hoặc hai
máy phát - máy biến áp.
Trong giai đoạn hiện nay, các máy phát điện có công suất tương đối lớn, vì
vậy các sơ đồ khối máy phát - máy biến áp (biến áp tự ngẫu) được sử dụng rất
phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới.
Trong trường hợp nối bộ máy phát - máy biến áp (biến áp tự ngẫu), công
suất của máy biến áp được xác định theo công thức:
s > s fđm (2.17)
trong đó s fđm là công suất định mức của máy phát.
Các máy biến áp (biến áp tự ngẫu) một pha được sử dụng trong các trạm có
công suất rất lớn.
Các cuộn dây của các máy biến áp (biến áp tự ngẫu) một pha được nối
thành các tổ ba pha. Khi sử dụng các tổ máy biến áp một pha cần phải có máy
biến ăp một pha dự phòng.

72
Chương Ba

PHƯƠNG PHÁP TÍNH KINH TẾ - KỸ THUẬT

3.1. HIỆU QUẢ KINH TÊ


Hiệu quả kinh tế là vấn đề quan trọng nhất của mỗi nền kinh tế quốc dân.
Các chỉ tiêu chính của hiệu quả kinh tế là: hiệu suất lao động xã hội cao, giảm
vật liệu tiêu hao cho đơn vị sản phẩm, sử dụng tốt nhất các phương tiện sản xuất.
Thuật ngữ "hiệu quả kinh tê" chính là kết quả của các giải pháp kinh tế,
khoa học kỹ thuật trong hoạt động kinh tế. Khi xét hiệu quả kinh tế cần phải xét
tất cá các hoạt động của hệ thống: khảo sát, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo, xây
dựng và vận hành, phân phối, kế hoạch hoá...
Mục đích các tính toán kinh tế - kỹ thuật trong năng lượng là tìm lời giải
tối ưu về kinh tế của bài toán năng lượng đặt ra, bằng cách so sánh hàng loạt
các phương án có thể thực hiện được, theo các chỉ tiêu kinh tế của công trình
năng lượng. Những vấn đề này được giải quyết trong thiết kế các nhà máy điện,
các mạng điện, các đường dây truyền tải điện năng và các công trình khác, và
cũng như khi thiết lập các kế hoạch và sơ đồ phát triển và cải tạo các hệ thống
điện, các mạng điện và các phần tử khác trong lĩnh vực năng lượng.
Hiệu quả của vốn đầu tư được xác định bằng cách sô sánh kết quả nhận
được với các chi phí sản xuất. Những đặc trưng chất lượng và số lượng của mỗi
phương án cần phải được đánh giá trong biểu thức của giá thành.
Người ta chia hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư thành hai loại: hiệu quả kinh
tế chung (tuyệt đối) và hiệu quả kinh tế so sánh. Hiệu quả kinh tế chung (tuyệt
đối) là tỷ số của hiệu quả ở dạng thu nhập quốc dân, thu nhập dòng hay lợi
nhuận với tổng các vốn đầu tư. Hiệu quả kinh tế so sánh giữa các phương án chỉ
rõ phương án này tốt hơn phương án kia bao nhiêu, có thể biểu thị hay là ở
dạng các chi phí quy đổi của mỗi một phương án, hay là tỷ số của các vốn đầu
tư bổ sung với hiệu quả, do sự tiết kiệm của các chi phí vận hành hàng năm của
sản xuất.

73
Khi xác định hiệu quả kinh tế tuyệt đối và hiệu quả kinh tế so sánh, người
ta sử dụng các chỉ tiêu giá thành như sau: tổng vốn đầu tư; các chi phí hàng năm
của sản xuất và lợi nhuận. Các chỉ tiêu này được đánh giá là quan trọng nhất.
Mục đích chú yếu của tính toán kinh tế - kỹ thuật trong thiết kế là xác định
các thông số tối ưu và sơ đồ cung cấp điện tối ưu cho các hộ tiêu thụ.
Để phân tích kinh tế của các giải pháp kỹ thuật khác nhau và để chọn được
giải pháp tối ưu, điều quan trọng là phải biết sử dụng các chỉ tiêu kinh tế và áp
dụng các phương pháp tính kinh tế - kỹ thuật chính xác.

3.2. VỐN ĐẦU TƯ VÀ C ơ CÂU CỦA CHÚNG

Kinh phí dùng để tái sản xuất mở rộng các vốn cố định của hoạt động kinh
tế được gọi là vốn đầu tư hay chi phí vốn đầu tư.
Vốn cố định được chia thành vốn sản xuất và vốn không sản xuất. Vốn sản
xuất là các phương tiện lao động tham gia vào các quá trình sản xuất hay tạo
điều kiện để thực hiện sản xuất. Vốn không sản xuất là những vốn không tham
gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chỉ góp phần gián tiếp vào tiến trình sản
xuất bình thường.
Vốn sản xuất cố định trong năng lượng gồm có: hạ tầng cơ sở của các công
trình, các thiết bị động lực (máy phát tuabin, nồi hơi, máy nén khí, máy phát
thuỷ điện, tuabin, máy bù đồng bộ, các động cơ điện, các máy cắt điện V.V.),
những thiết bị sản xuất (máy dập, máy công cụ), các thiết bị truyền động, các
thiết bị vận chuyển, dụng cụ, đồ nghề. . Vốn không sản xuất là các công trình
phụ trợ như nhà ở, trưòng học, nhà trẻ, câu lạc bộ...
Như vậy, chi phí để tạo ra và tái tạo các vốn cố định hiện có là các vốn
đầu tư:
K = Kxd + Ktb (3.1)
trong đó:
Kxd - các chi phí về xây dựng - lắp đặt;
Ktb - các chi phí về thiết bị và dụng cụ.

Quan hệ giữa các chi phí vể xây dựng - lắp đặt và chi phí về thiết bị đối với
các công trình năng lượng chủ yếu ở Liên Xô (cũ) cho trong bảng 3.1.

74
Bảng 3.1.

Tổng vốn dầu tư Trong số đó (gần đúng)


Tên các công trình xây dựng
K, % Xây dựng - lắp đặt Thiết bị

h-1
co

CO
o
Các nhà máy nhiệt điện 100 27-40

•I-
Các nhà máy thuỷ điện 100 70-77 30-23

Các mạng điện (có các trạm) 100 70-93 30-7

Khi tăng điện áp định mức của các mạng điện, phần chi phí của thiết bị
tăng và phần chi phí về xây dựng - lắp đặt giảm. Đối với các mạng cáp điện áp
( 6 - 1 0 kV) chi phí của thiết bị chiếm 7 đến 10%; còn đối với các đường dây
dài các chi phí về thiết bị từ 27 đến 30%.
Nguồn tài chính của các vốn đầu tư nói chung và xây dựng - lắp đặt nói
riêng gồm:
a- Cấp phát từ ngân sách nhà nước;
b- Các khấu hao;
c- Kinh phí từ vốn phát triển của xí nghiệp;
d- Tín dụng của các ngân hàng.
Vốn đầu tư được xác định trên cơ sở kết quả khảo sát - thiết kế. Giá thành
xây dựng được tính trong dự toán. Dự toán quy định phạm vi của các chi phí để
xây dựng công trình. Dự toán là tài liệu kinh tế chủ yếu khi khởi sự công trình.
Dự toán cần giải thích rõ ràng các chi phí lao động, vật tư và nguồn tài
chính cần thiết để thực hiện công trình; là văn bản ban đầu để triển khai thực
hiện, là cơ sở để cấp vốn và áp dụng hạch toán kinh tế, là tài liệu cơ bản để ký
hợp đồng với các đơn vị xây dựng - lắp đặt nhận thầu và các đơn vị cung cấp
thiết bị.
Khi so sánh vốn đầu tư của các phương án trong các mạng và hệ thống
điện, cần phải biết suất vốn đầu tư xây dựng của các nhà máy điện. Điều đó
được giải thích rằng, trong các phương án so sánh có thể có các tổn thất khác
nhau của công suất và điện năng; bù các tổn thất trong các phần tử thiết kế của
các hệ thống điên đòi hỏi tăng công suất của các nhà máy điện. Vì vậy, khi thiêt
kế cần giải đáp vấn đề, có cần chi phí bổ sung cho công trình để giảm tổn thất
điện năng trong nó hay là dự kiến tăng công suất của các nhà máy điện mới với

75
mục đích bù các tổn thất trong các công trình thiết kế. Cho nên các suất vốn đầu
tư phải được lấy theo các chỉ tiêu của công suất vừa mới đưa vào trong hệ thống
điện.
Chúng ta áp dụng các chỉ tiêu đã nêu trong ví dụ xác định chi phí vốn đầu
tư của các phần tử trong các mạng và hệ thống điện. Chi phí vốn đầu tư đối với
các mạng điện được xác định bằng tổng các vốn đầu tư trực tiếp trong công
trình thiết kế, các vốn đầu tư trong xây dựng các nhà máy điện để bù các tổn
thất công suất trong công trình dự kiến, cũng như việc cung cấp và vận chuyển
nhiên liệu cho công trình. Tổng các chi phí vốn đầu tư được xác định theo biểu thức:
K = K0 + kmax k, k2 k3 AP + k4 b AA (3.2)
trong đó:
Kn - vốn đầu tư trực tiếp vào công trình, đ;
kmax - hệ số rơi vào phụ tải tính toán của công trình thiết kế với cực đại
của hệ thống điện;
k, - hệ số tính đến dự trữ công suất trong hệ thống;
k2 - hệ số phản ảnh sự tăng công suất đặt của nhà máy để cung cấp cho
tự dùng;
kj - các suất đầu tư về xây dựng các nhà máy điện;
AP - các tổn thất cực đại của công suất trong đường dây thiết kế hay
trong trạm, kW;
k4 - các suất đầu tư vào cung cấp và vận chuyển nhiên liệu, đ/T;
b - suất chi phí nhiên liệu trong hệ thống điện, T/(kW.h) (nhiên liệu quy
ước);
AA - tổn thất điện năng trong năm trên đường dây thiết kế hay trong
trạm, kW.h.
Hệ số kmax phụ thuộc vào đồ thị phụ tải; khi cực đại của phụ tải của công
trình tính toán trùng với cực đại của hệ thống điện kmax = 1. Đối với hệ số k, và
k2 , Viện thiết kế điện CHLB Nga giới thiệu các giá trị: kị = 1,1 và k, = 1,07.
Vốn đầu tư trực tiếp trong thiết kế cụ thê được xác định bằng phương pháp
lập dự toán - tài chính của giá thành xây dựng.
Khi thiết kế dài hạn, K0 được tính tương tự ngay từ khi thiết kế hay xây
dựng thiêt kê; cũng có thể sử dụng bảng giá thành xây dựng các trạm 110 500

76
kV trong các tài liệu tra cứu.
Những phương án có thời hạn xây dựng khác nhau được so sánh theo giá trị
của vốn đầu tư quy đổi trên cơ sở công thức [4]:
K = K0 ( l + a tc)' (3.3)
trong đó:
K - chi phí quy đổi sau t năm;
Kn - chi phí tương ứng với ban đầu của thời kỳ tính toán;
atc - hệ số định mức của hiệu quả, đó là giá trị ngược cúa thời hạn hoàn
vốn.
Khi xác định và nghiên cứu các thông số kinh tế của các hệ thống điện, đôi
khi sử dụng các biểu thức giải tích để xác định vốn đầu tư các phần tử riêng biệt
của hệ thống sẽ thuận tiện hơn.
Vốn đầu tư về xây dựng đường dây truyền tải điện phụ thuộc vào tiết diện F
của dây dẫn, có thể xác định theo công thức:
Kđ = [K0đ + n (a + b) F ] I' (3.4)
trong đó:
K0đ - giá thành của 1 km đường dây không phụ thuộc vào tiết diện của
dây dẫn, đ/km;
n - số mạch của đường dây;
a - hệ số, phụ thuộc vào điện áp cúa đường dây, đ/km;
b - hệ số, phản ảnh sự phụ thuộc của giá thành đường dây vào tiết diện
dây dẫn, đ/(km.mm2);
F - tiết diện của dây dẫn, mm2;
í - chiều dài đường dây, km.

3.3. XÁC ĐỊNH TổN THÂT CÔNG SUẤT VÀ ĐIỆN NÀNG


Mạc dù đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn năng
lượng, nhưng hiệu suất này hãy còn thấp và thường không vượt quá 29 4- 30%.
Tổn thất trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế chiếm khoảng 70% tổng
lượng nhiệt của các nguồn năng lượng sử dụng. Tổn thất nhiệt, nhiên liệu và
điện năng chủ yếu xảy ra trong các động cơ và hệ thống vận chuyển sử dụng
trực tiếp nhiên liệu chiếm khoảng 35 4- 40% tổng các tổn thất; 25% trong các
nhà máy điện; 17% trong các lò đốt công nghiệp.

77
Hiệu suất sử dụng năng lượng của các nhà máy nhiệt điện hiện đại không
vượt quá 40%. Quá trình truyền tải năng lượng từ trục của máy phát đến trục
của động cơ có tổng tổn thất năng lượng trong các máy phát, các mạng điện, các
máy biến áp và các động cơ chiếm khoảng 30% toàn bộ năng lượng phát ra
trong nhà máy; trong số đó khoảng 18% xảy ra trong các mạng điện.
Từ những số liệu nêu trên nhận thấy rằng, một phần đáng kể công suất đặt
của các nhà máy điện được dùng để bù các tổn thất công suất và điện năng
trong các hệ thống điện. Do vậy cần phải đặt bổ sung các máy phát tuabin, nồi
hơi v.v. Điều đó được giải thích rằng, trong các công thức của vốn đầu tư (3.2) có
thành phần chi phí để bù các tổn thất công suất và điện năng. Vì vậy các phương
pháp xác định tổn thất công suất và điện năng có ý nghĩa quan trọng. Sau đây
chúng ta xét các công thức xác định tổn thất công suất trong các phần tử chủ
yếu của các mạng điện.
Tổn thất công suất tác dụng và phản kháng trên các đường dây truyền tải
khi xét đến sự phân bố đều các thông số của đường dây có thể xác định theo các
công thức sau:
^sinh2P(/ sin2a0íO u£ sinh2poC sin2a0í;
AP=-^Ì
4U i V Po a0 4Z l Po a0 ;
Q2Z c +P2X c
+ P2Z C Q 2 ^ c_ro (cosh2p 0(! - 1) _ r0 ( l- c o s 2 a 0C);
2P0Z 2 a 0Z c2

AQ = —% x 0
s2
'sinh2PoÊ sin2a0gNỊ u| sinh2p0£ sin2a0£
4U ị V Po a0 J 4ZÍ Po a0 J
P2Z c - Q 2X c
x0 (cosh2P06 - l ) - Q2Z c +P2Xc x0 (1-c o s 2 a 0£) (3.7)
2P0Z 2 a 0Z"

trong đó:
AP, AQ - tổn thất công suất tác dụng và phản kháng trên đường dây;
ƯT - điện áp ở cuối đường dây;
r0, x0 - điện trở tác dụng và điện kháng cảm trên một đơn vị chiều dài
đường dây;
Po, cc0 - các hệ số tắt dần của sóng và thay đổi pha của sóng dòng điện
và điện áp trên một đơn vị chiều dài đường dây;

78
Zc, Xc - môđun và thành phần phản kháng tương ứng của tổng trở sóng
của đường dây;
P2, Q2 - công suất tác dụng và phản kháng tương ứng ở cuối đường dây
ỉ' - chiều dài đường dây.
Đối với các khoảng cách không lớn, có thế cho phép tính sinh2poíỉ 2poí!,
sin2a0i; » 2a0í , cosh2po(! « 1, cos2a0l! ~ 1, các phương trình (3.7) sẽ trớ thành
đơn giản hơn:
AP = S2R /U 2 ; (3.8)
AQ = S2X /U 2 ; (3.9)
trong đó R = r0l!; X = X0Í .

Đối vói các đường dây truyền tải điện, kể cá các đường dây dài, hoàn toàn
cho phép lấy sính2poể « 2poÊ. Ví dụ, đối với đường dây có chiều dài í = 2500
km và dây dẫn 3xACO-500 có: p0 = 0 ,00004,2p0l'= 0,201.

Vì vậy các phương trình (3.7) có thể viết dưới dạng:

AP= J l L R + S2r0sin2a0C | P,nR | Ptnr0sin2a0C |


2U; 4U^a0 2ZC 4 a 0Zc

+ r0 (cosh2p0£-1) - r0 (1-c o s2 a 0(ĩ) (3.10)


2P0ZC
2 2 a 0Zc2

AỌ= s2 x , S2x0sin2a0e | P,nX Ptnx0sin2a0l! +


2 uỊ 4U2a 0 2ZC 4 a 0Zc

+ x0 (cosh2p0lỉ-1) - x0 (] _ cos2a0Ê) (3.11)


2p0Zc2 2 a 0Z2
trong đó p, là công suất tự nhiên của đường dây truyền tải.
Từ các phương trình (3.10) và (3.11) thấy rằng, tổn thất công suất trên
đường dây có ba thành phần: tổn thất công suất trong chế độ không tải không
phụ thuộc vào phụ tải; hai thành phần khác phụ thuộc vào phụ tải.
Đối với các khoảng cách í < 300 km, khi xác định tổn thất công suất có thể
dùng các công thức gần đúng (3.8) và (3.9). Sai sô' của các kết quả nhận được
không lớn hơn 1%.

79
Các công thức trên đúng đối với đường dây đồng nhất. Nếu sử dụng các
thông số của mạng bốn cực sẽ cho phép nhận được các quan hệ tổng quát nhất
đê xác định tổn thất công suất đối với một phần tử bất kỳ của hệ thống, kể cả
đối với đường dây truyền tải có các thiết bị trung gian.
Công suất tác dụng ở đầu đường dây truyền tải:
p, = R e ( ủ , í , ) (3.12)

Biết rằng:
ủ , = Ằ ú 2 + b "i 2 ; i, = c ủ 2 + Ò i2 (3.13)
Thay các phương trình (3.13) vào phương trình (3.12) sẽ nhận được:
p, = Re ( Ả c u 2 + À d Í 2ủ 2 + BCÌ2U 2 + BDI2) (3.14)

Chúng ta ký hiệu:
A = A| + j A t :
B = B, + jB->;
c = C| + jC-> ;
D = D ,+ jD 2 . (3.15)
Như vậy, sau khi biến đổi phương trình (3.14) ta nhận được:
P| = (A|C| + A-,C->) Uĩ + (B,D| + Bi D t) !-> + (A| D| + A tDt +
B ,c, + B2C2) P2 + (A,D2 - A2D, + B2C, - B,C2) Q2 (3.16)
Đối với các mạng bốn cực đối xứng:
Ằ D -B C = 1 (3.17)
Thay các phương trình (3.15) vào (3.17) và biến đổi sẽ nhận được hai
phương trình các giá trị thực của A, B, c và D:
A|D, - A2D2 - B,C| + B2C2 = 1 (3.18)
A,D2 + A2D, - B,C2 - B2C, = 0 (3.19)
Xét đến các biểu thức (3.18) và (3.19), công suất ở đầu đường dây được xác
định theo phương trình sau:
p, = (A,c, + A2C2) U 2 + (B,D, + B2D2) I; +
+ (2A2D2 + 2B,C, + 1) p2 + 2(B2C, - A2D,) Q2 (3.20)

80
Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây truyền tái điện năng bằng:
AP = (A ,c , + A2C2) U; + (B,D, + B2D2) I; +
+ (2A,D2 + 2B,C,) p2 + 2(B2C i - A2D,) Q2 (3.21)
Chú ý đến các quan hệ trong phương trình (3.19), ta có:
AP = (A,c, + A2C2) U; + (B,D| + B:D;) I; +
+ 2(A2D2 + B ,c,) p : +2(A,Dj - B ,c2> Q, (3.22)
Các thành phần thứ nhất và thứ hai cúa phương trình (3.22) là các tốn thất
cóng suất trong các chế độ không tải khi điện áp ở cuối đường dây là U2 và chế độ
ngấn mạch khi dòng điện là T. Các tốn thất công suất trong các chế độ đó bằng:
APkt = Re (ÂCÙ2U2 ),

hay: APkt = (A ,c, + A2C2) U;


và APnm= Re ( BDÌ2I2 ).

hay: APnm= (B,D, + B2D2) I2

So sánh các phương trình nhận được của các tổn thất công suất tác dụng với
các phương trình tương tự đối với đường dây đồng nhất cho thấy chúng có cấu
trúc giông nhau.
Tổn thất công suất trong các máy biến áp hai cuộn dây được xác định theo
công thức:

í s V
APha = APo + AP, (3.23)
>đm j

trong đó:
AP0 - tổn thất công suất không tải trong máy biến áp, kW;
APn - tổn thất ngắn mạch trong các cuộn dây của máy biến áp, kW;
s - phụ tải tính toán của máy biến áp, MVA;
Sđ - công suất định mức cua máy biến áp, MVA.
Tổn thất công suất trong máy biến áp ba cuộn dây có thế xác định như sau:

APba = AP0 + APC + AP, + AP„


í s , V1 (3.24)
s điry ^ SctmJ Sđm2

trong đó:

81
AP0 - tổn thất không tải trong máy biến áp, kW;
APnc , APn J , APn h - các tổn thất ngắn mạch trong các cuộn dây điện áp
cao, trung và hạ của máy biến áp, kW;
Sc , s, , s h - phụ tải tính toán của các cuộn dây điện áp cao, trung và hạ
của máy biến áp, MVA;
Sdm - công suấf3ĩnh mức của máy biến áp, MVA.
Nếu biết các tổn thất ngắn mạch giữa các cuộn dây của máy biến áp là
APn(c_t), APn(c_h), APn(t.h), thì tổn thất trong mỗi cuộn dây được xác định theo các
công thức sau:
APn.c = (APn(c-t) + APn(c_h) —APn(t.h)) / 2;
APn, = APn(c.„ - APnc ; APnh = APn(c.h) - APnx (3.25)
Các công thức trên có thể dùng để tính tổn thất công suất trong các máy
biến áp tự ngẫu nếu như không yêứcầu độ chính xác cao.
Tổn thất công suất trong các tụ tĩnh nối song song có thể xác định theo
biểu thức:
AP,s = kt Qđm (3.26)
trong đó:
kị - hệ số tổn thất, kW/kVAr (đối với các tụ do Liên Xô trước đây chế
tạo kị = 0,003 kW/kVAr);
Qđfo - công suất định mức của bộ tụ, kVAr.
Tổn thất công suất trong các tụ bù nối tiếp có giá trị:
AP,„ = K Qdm m áJ 2 (3.27)
trong đó:
I- dòng điện chạy qua bộ tụ trong chế độ làm việc bình thường;
Iđm - dòng điện định mức của bộ tụ.
Tổn thất công suất trong các máy bù đồng bộ có thể xác định theo công
thức sau:
APđb = k APn + ( 1 - k) APn (Qmax/Qđm)2 (3.28)
trong đó:
k - hệ số tổn thất không phụ thuộc vào phụ tải, thông thường k = 0,3 -T- 0,5:
APn - tổn thất công suất trong máy bù khi Qđm (đối với các máy bù công
suất lớn: APn = 1 -ỉ- 1,5% Qđm);

82
- hệ số tải trong chế độ cực đại Qm„;
Q m ax/Q đm

Qđm - công suất định mức của máy bù.


Tổn thất công suất trong các kháng điện nối song song (kháng shun) có thể
tính là:
APk = kk Qđm (3.29)
trong đó:
kk - hệ số tổn thất, kW/kVAr (đối với các kháng chế tạo ở Liên Xô trước
đây, điện áp 35 và 40 kV có kk = 0,005 kW/kVAr, đối với kháng
500 kV thì kk = 0,006 kW/kVAr);
Qdm - công suất định mức của kháng.
Tổn thất điện năng trong các phần tử khác nhau của mạng điện được xác
định trên cơ sở các tổn thất công suất tác dụng trong các phần tử đó.
Để xác định tổn thất điện năng do đốt nóng dây dẫn, đôi khi người ta sử
dụng khái niệm dòng điện trung bình bình phương I,2b, đó là dòng điện quy ước,
có giá trị không đổi và chạy trên đường dây trong thời gian đã cho t, gây ra tổn
thất điện năng bằng tổn thất điện năng do dòng điện làm việc theo đồ thị thực tế
gây ra trên đường dây. Nếu ký hiệu dòng điện trung bình bình phương là lfb,
khi đó tổn thất điện năng trên đường dây được xác định theo công thức:

AA = j3I2Rdt.= 3lfbRt
0

do đó:

(3.30)

Thời gian làm việc một năm lấy t = 8760 h.


Vì vậy:
8760
| ỉ :dt
0
I,b = (3.31)
8760
Dòng điện Itb có thể dễ dàng xác định từ đồ thị năm của phụ tải theo thời
gian.

83
Nếu đồ thị phụ tải cho theo công suất, trước hết cần xác định công suất
trung bình bình phương s 2h , sau đó tính tổn thất điện năng theo công thức:

S ỈR .t
A A = - Í ° 22_ ( 3 . 32)
u2
Phương pháp thứ hai dùng để xác định tổn thất điện năng xuất phát từ khái
niệm thời gian tổn thất và thời gian sử dụng cực đại của phụ tải.
Thời gian tổn thất X, hay thời gian tổn thất cực đại, là số giờ trong đó dòng
điện cực đại chạy liên tục trên đường dây sẽ gây ra tổn thất điện năng, bằng tổn
thất thực của điện năng trong năm:
8760
AA = |3 I 2R.dt = 3I^axR.T (3.33)
0

hay:

AA = ^¿-axR-T (3.34)
u2
Khi biết đồ thị phụ tải có thể xác định T theo công thức:
8760
j l 2d t
(3.35)
T

Trong trường hợp này dòng điện IIb có giá trị:

I,b = u V i/8760 (3.36)

Thời gian sử dụng phụ tải cực đại Tm„ là số giờ trong đó nếu hộ tiêu thụ
làm việc với phụ tải cực đại Pmax thì điện năng hộ tiêu thụ nhận được bằng điện
năng trong năm khi làm việc theo đồ thị thực của phụ tải. Theo định nghĩa trên
có thể viết:
8760

A = p max T max = Jpdt ( 3 . 37 )


(1
Do đó: 8760

Tx max 0 (3.38)
inax

84
Mỗi nhóm hộ tiêu thụ có đồ thị đặc trưng của phụ tải và giá trị tương ứng
Tmax của nó. Ví dụ, các thiết bị chiếu sáng trong nhà có Tmax = 1500 -r 2000 h'
chiếu sáng ngoài trời từ 2000+3000 h, các xí nghiệp công nghiệp: một ca từ
2000 -ỉ- 3000 h; hai ca từ 3000 -h 4500 h; ba ca từ 4500 -ỉ- 8000 h.
Thời gian tổn thất T phụ thuộc vào đồ thị phụ tái và tính chất của các hộ
tiêu thụ.
Biết Tmax có thể xác định thời gian tổn thất cực đại theo công thức:
T= (0,124 + Tmax. 1(T4)2- 8760 h (3.39)
Ngoài ra có thể tính thời gian tổn thất theo đường cong X = f(T a ) cho trên
hình 3.1.
X,h
8000

6000

4000

2000

0
2000 4000 6000 8000 ĩ mẮ, h
Hình 3.1. Quan hệ giữa X và Tmax

Đối với đồ thị phụ tải ngày điển hình có cực đại vào buổi sáng hay buổi
chiều và giảm vào ban đêm, có thể xác định Xtheo bảng 3.2.

Bảng 3.2. Sự phụ thuộc của thời gian tổn thất vào thời gian sử dụng cực đại, h

T"max T Tmax T "^max T

4000 2500 5500 4000 7000 5900

4500 3000 6000 4600 7500 6600

5000 3500 6500 5200 8000 7400


8760 8760

85
Khi đồ thị phụ tải chỉ có một cấp thì thời gian tổn thất bằng thời gian sử
dụng cực đại (x = Tmax). Trong trường hợp phụ tải bằng nhau có cực đại biến đổi
đột ngột không lâu, thời gian tổn thất T = T^ax /8760. Khi có đồ thị đặc trưng
xác định Xcần được tiến hành trên cơ sở của đổ thị này.
Sự phụ thuộc của thời gian tổn thất vào các thông số, đặc trưng cho hình
dáng của đổ thị năm của công suất tác dụng truyền tải (Tmax và Pmin/Pmax) được
xág định như sau:

8760 - T „ ị p .
T = 2Trnax - 8760 + ----- ------------ amí----X 1- -Lmi".
V (3.40)
I+ _ 2 Gm ■. P|TWX )
8760 p...

Với các đường dây truyền tái điện áp u < 220 kV, tổn thất điên năng
thường được xác định bằng nhiệt lượng đốt nóng dây dẫn. Đối với các đường
dây điện áp 330 kV và cao hơn, cần tính cả tổn thất vầng quang. Khi tính sơ bỏ
các tổn thất về vầng quang có thể xác định theo bảng 1 I của Phu ìuc
Tổng các tổn thất điện năng trong năm đối với các đường dây trên không
được xác định theo công thức sau:
AAd = APvq X 8760 + APmax-x (3.41)
trong đó:
APvq - tổn thất trung bình năm cua công suất vé vầng quang;
APmax - tổn thất công suất khi phu tải cực đai.
Tổn thất điện năng trong các đường dây cáp truyển tái điên áp 110 kV và
cao hơn bàng:
AAC= APcđ X 8760 + APmax-x (3.42)
trong đó APcđ là tổn thất trong cách điện của cáp (tổn thất điện môi).
Tổn thất công suất tác dụng trong cách điện của cáp được tính theo công thức
APcd= U L B tg ô = UảmG (3.42)

Từ phương trình (3.42) nhận được:


G = Btgổ (3.43)
Trị sô tgõ lấy theo các sô liệu của nhà chê tạo và thường nằm trong giới
hạn 0,003 0,006.

86
Tổn thất điện năng trong các máy biến áp có thể chia thành hai phần: phụ
thuộc và không phụ thuộc vào phụ tải.
Tổn thất điện năng trong lõi thép của máy biến áp không phụ thuộc vào phụ
tải, chỉ phụ thuộc vào công suất của máy biến áp và được tính theo công thức:
AA, = AP0 t (3.44a)
trong đó:
AP0 - tổn thất công suất trong lõi thép của máy biến áp, thông thường
được xác định theo các số liệu về máy biến áp;
t ' thời gian làm việc của máy biến áp.
Thành phần tổn thất phụ thuộc vào phụ tải của máy biến áp là tổn thất trong
các cuộn dây cúa máy biến áp. Các tổn thất này cũng được xác định theo thời
gian tổn thất, như các tổn thất do đốt nóng dây dẫn, và có thể tính theo công
thức:
/
AẠ2 = APn ^max T (3.44b)
V S(Jm/
trong đó:
APn - tổn thất ngắn mạch;
Smax - phụ tải của máy biến áp trong chế độ cực đại;
s đm- công suất định mức của máy biến áp.
Như vậy tổn thất điện năng trong máy biến áp bằng:

AAba = APn t + AP„ (3.45)


V đm )

Nếu trong trạm có k máy biến áp giống nhau làm việc song song, khi đó
tôn thất điện năng trong trạm được xác định theo công thức:

AAba —kAP0 t + APn (3.46)


k V ^đm

Khi một số máy biến áp làm việc song song có công suất bằng nhau, một
phần của chúng được cắt định kỳ, cần sử dụng công thức:

AAba = k|AP0 t, + k2AP0 ụ +


AP„ í s ' ì t,+' —APk, í s’ ì t2 (3.47)
1,b<tmì Vbđm/

87
trong đó:
k, - số lượng máy biến áp làm việc trong tị giờ;
k2 - số lượng máy biến áp làm việc trong u giờ;
S| - công suất của k| máy biến áp làm việc trong thời gian t,;
Sa - công suất của ka máy biến áp làm việc trong thời gian ta.
Tổn thất điện năng trong máy biến áp ba cuộn dây, các máy biến áp tự ngẫu
tính theo công thức:
\- \2
AAba = AP0 t + AP,1X 'h max (3.48)
% + A P n.t + AP„.h
1đm ' đm J V 13 đm

trong đó:
s c max , s, max , s h max - phụ tải của các cuộn dây cao áp, trung áp và hạ áp
trong chế độ cực đại;
Tc , Tt , Th - thời gian tổn thất của các cuộn dây cao áp, trung áp và hạ áp,
khi tính thường lấy Tc = T, = Th = T.
Tổn thất điện năng trong máy bù đồng bộ có thê xác định theo công thức:

AAdb = kAPn T + (l -k )A P n Qma? (3.49)


I Q đm )
trong đó:
T - thời gian làm việc của máy bù;
T - thời gian tổn thất của máy bù, X = 0,2T.
Tổn thất điện năng trong các bộ tụ nối song song;
AA,S= APts.T (3.50)
trong đó T là thời gian làm việc của bộ tụ. Đối với các bộ tụ không điều chỉnh
T = 7000 h và đối với các bộ tụ điểu chỉnh T = 5000 4- 6000 h.
Tổn thất điện năng trong các kháng điện bằng:
AAk = APk Tk (3.51)
trong đó:
APk - tổn thất công suất trong kháng điện;
Tk - thời gian làm việc của kháng điện trong năm, h.

88
3.4. TÍNH DÒNG ĐIỆN ĐIỆN DUNG CỦA CÁC ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI KHI XÁC ĐỊNH TổN THẤT ĐIỆN NĂNG

Trên các đường dây truyền tải điện áp từ 110 kV trớ lên, tốn thất công suất
và điện năng do dòng điện điện dung của đường dây gây ra có giá trị đáng kể.
Đối với các đường dây 750 kV chiểu dài 400 km, sai số do không tính dòng
điện điện dung khi tính tổn thất điện năng chiếm khoáng 20 đến 40% tống giá
trị tổn thất điện nãng do đốt nóng dây dẫn.
Chúng ta xét phương pháp tính dòng điện điện dung khi xác định tổn thất
điện năng trong dây dẫn cúa các đường dây truyền tải điện năng.
Tổn thất công suất do đốt nóng dây dẫn do dòng điện làm việc và dòng
điện điện dung của đường dây không phân nhánh có thể xác định theo công
thức:

(3.51)

trong đó:
Ia và I - thành phần tác dụng và phản kháng của dòng điện làm việc
không đổi dọc theo đường dây; Ip được lấy với dấu cộng khi nó có
tính điện dung và dấu trừ khi có tính điện cám;
I - dòng điện điện dung của đường dây, được xem như là phụ tải phân
bố đều dọc theo chiểu dài đường dây;
I (í
— - dòng điện điện dung chạy qua một phần tử rất nhỏ d/, ở cách điểm

cuối đường dây một đoạn /.


Lấy tích phân phương trình (3.51) và biến đổi sẽ nhận được:

AP = 3(I: ± ụ c + y ) r 0L (3.52)

Tổn thất điện năng do đốt nóng dây dẫn có thể tính chính xác hơn nếu biết
đồ thị làm việc của đường dây truyền tải và sự phân bố của dòng điện chạy dọc
đường dây. Khi đó tổn thất điện năng trong thời gian t có thể tính theo biểu
thức:

89
t L

AA = 3 J J l2r0d/d/ (3.53)
00
Giá trị lớn của dòng điện điện dung trên các đường dây truyền tải điện áp
cao hơn 220 kV gây ra những thay đổi đáng kể của dòng điện dọc các đường
dây, do đó sử dụng công thức (3.53) rất khó và không hợp lý trong thực tế. Có
thể nhận thấy những khó khăn khi sử dụng biểu thức (3.52) trong trường hợp
xác định tổn thất điện năng theo phương pháp tính thời gian tổn thất. Vì những
khó khăn đã nêu trên, người ta sử dụng khái niệm thời gian tổn thất điện năng
đối với dòng điện điện dung Tc và áp dụng phương pháp xác định các tổn thất
công suất tác dụng và điện năng theo dòng công suất phản kháng.
Tổn thất điện năng trong năm do các dòng công suất phản kháng có xét đến
các dòng điện điện dung có thể xác định theo công thức sau:
AAq — AP qC tc (3.54)
trong đó:
AP qC - tổn thất công suất tác dụng của dòng điện điện dung của đường
dây;
t c - thời gian tổn thất đối với dòng điện điện dung cúa đường dây; trong
trường hợp tổng quát Tc tính đến khả năng bù dòng điện điện dung
của đường dây và các dòng công suất phản kháng.
Giá trị tổn thất công suất tác dụng do dòng điện điện dung của đường dây
sinh ra APqC có thể nhận được từ biểu thức (3.52), viết cho chế độ không tải (I =

(3.55)

Có thể biểu diễn APqC theo công suất điện dung của đường dây Qc:

(3.56)

trong đó:
u,h ■giá trị trung bình của điện áp đường dây;
R - điện trở của đường dây.

90
Trường hợp xét dòng điện ở cuối đường dây bằng không, và tất cả dòng
điện điện dung của đường dây chạy vào các máy phát của nhà máy điện nối ớ
đầu đường dây truyền tải.
Bây giờ chúng ta xét chế độ đối xứng của đường dây khi không có phụ tải
tác dụng, khi điện áp ở các đấu bằng nhau (Ư| = U-, = ư) và giá trị tuyệt đối cúa
công suất phản kháng ở đầu và cuối đường dây bằng nhau (Q, = -Q t). Khi đó
đối với mỗi nửa đường dây có thể áp dụng công thức (3.56) và đối với tổn thất
công suất tác dụng do dòng công suất phản kháng trên cả đường dây nói chung
có thể viết:
R
2- Qc
2 Ị
APq -
3U

hay : APq = (3.57)

Trong trường hợp này một nửa công suất điện dung của đường dây truyên
vào hệ thống nhận điện, còn một nửa chạy vào các máy phát cua nhà máy điện
nôi ớ đầu đường dây
Chúng ta chuyển sang trường hợp tổng quát - trên đường dây truyến t à i
công suất tác dụng. Các điên áp và các dòng công suất phán kháng ở các đâu
đường dây không bằng nhau, ớ đây. cũng như trong trường hợp ché đó d ố i
xứng, để xác đinh tổn thất công suất tác dụng do các dòng công suất phán
kháng có thể sử dụng công thức (3.57). Đường dây truyén tái có thê' được xem
như l à có hai đoạn, mỗi đoạn có dòng cháy một phía cùa công suất phản kháng,
v à các tốn thất công suất tác dung do các dòng công suất phản kháng đ ố i VỚI c a

đường dây đươc tính như sau

AP0 = - ^ V R ( l - k ) + - ^ r R ( l - k l (3.58)
Q 6Ư; 6Ư2:

trong đó ở mỗi đoạn thứ nhất của đường dây điện áp u,b được thay bằng điện áp
Uị, còn ở đoạn thứ hai là U2;
Qj Q2 - các dòng công suất phản kháng ở đầu và cuối đường dây tương ứng;
k - hệ số không đối xứng cúa chế độ đường dây truyền tái. Hệ sô' này được
tính theo công thức:

91
k= Qii-Qi (3.59)
q U q,
Trong chế độ đối xứng của đường dây: Ư| = Ui, Q, = -Q-), k = 0.
Để xác định tổn thâ't điện năng do các dòng công suất phản kháng gây ra,
cần tính các giá trị Tc đối với các đồ thị đặc trưng của phụ tải. Chúng ta xét
thuật toán xác định Tc . Số liệu ban đầu để tính toán là đồ thị năm của phụ tải
theo thời gian (hình 3.2).

Hình 3.2. Đồ thị năm của phụ tải của đường dây theo thời gian:
a) Tmax = 7200 h ; b) Tmax = 4000 h.

Hình 3.3. Đồ thị năm của tổn thất công suất do các dòng phản kháng:
a) Tmax = 7200 h; b) Tmax = 4000 h.

92
Tính toán được tiến hành theo trình tự sau:
1. Tính công suất phán kháng Q| và Q2 đối với thời điểm ban đầu t = 0 và
đối với các suất công suất tác dụng truyền tải cưc đại;
2. Tính hệ số không đối xứng cúa chế độ cúa đường dây tái điện k theo
công thức (3.59);
3. Xác định tổn thất công suất tác dụng APọ của các dòng công suất phán
kháng, tương ứng với phụ tải xét theo công thức (3.58);
4. Giá trị tìm được APọ được đặt vào đồ thị các tổn thất công suất tác dụng
(hình 3.3).
Tiếp theo tính toán được tiến hành tương tự với tất cá các điếm đối với các
giá trị khác nhau của công suất tác dụng. Cuối cùng chúng ta có đổ thị tổn thất
công suất tác dụng do các dòng công suất phán kháng gây ra. Diện tích bị giới
hạn bởi đường cong của đồ thị này biếu thị tốn thất điện nãng trên đường dây do
các dòng công suất phản kháng với tý lệ nào đó. Khi đó Tc được xác định như là
thương số của diện tích này với giá trị của các tổn thất công suất tác dụng do
các dòng điện điện dung của đường dây trong chế độ không tải phù hợp với biếu
thức (3.54).
Đồ thị của các tổn thất công suất ở hình 3.3 được xây dựng đối với những
giá trị khác nhau của dòng cực đại tính toán cùa công suất tác dụng trên đường
dây (0,5Pmax; Pmax; 1,5Pmax), đặc trưng cho các vùng phụ tải tính toán thường gập
của các đường dây 750 kV ở Liên Xô (cũ), có số giờ sử dụng dòng công suất
lớn nhất 4000 4- 7200 h.
Hình 3.4 cho các đường cong biểu diễn sự phụ thuộc cùa Tt vào số giờ sứ
dụng dòng công suất cực đại trên đường dây, cùa phụ tái cực đại tính toán của
đường dây ở hệ đơn vị tương đối P/Ptn, của độ chênh lệch trung bình của điện áp
k, mà đường dây làm việc trong năm. Từ các đường đặc tính ở hình 3.4 có thế
nhận thấy rằng, khi giảm phụ tải tính toán cùa đường dây và số giờ sứ dụng nó,
thì thời gian tổn thất Ic tăng, nghĩa là tăng tổn thất điện năng.

93
11000
10000

3000
BOOO
7000

6000
5000
WOO

3000

2000

1000

WOO WOO 5000 6000 7000 rmax

H ình 3.4. Các quan hệ Tc = f(Tmax)


1) p = 0,5Pmax; 2) p = Pmax; 3) p = 1,5Pm„ ; ------- k = 0;------- k = 5%.

3.5. C H I PH Í VẬN HÀNH HÀNG NÃM


Chi phí vận hành hàng năm là chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng của
mạng điện và cần thiết để vận hành các thiết bị và các mạng điện trong một
năm. Chi phí vận hành hàng năm được hình thành từ những khấu hao hao mòn,
các chi phí về sửa chữa thường xuyên và phục vụ mạng điện, cũng như chi phí
về các tổn thất điện năng hàng năm.
Những khấu hao về hao mòn được dùng để sửa chữa lớn (đại tu) các thiết bị
và công trình và để thay thế các tài sản chính sau khi đã hư hỏng hay lạc hậu về
kỹ thuật. Các định mức khấu hao về hao mòn phụ thuộc vào thời hạn phục vụ
của thiết bị và của công trình, cũng như các chi phí định kỳ của sửa chữa lớn.
Khi tính các chi phí về hao mòn phải xét đến hao mòn vật lý cũng như các hao
mòn vô hình của thiết bị. Người ta thường giả thiết rằng, quá trình mất giá của
các tài sản chính theo thời gian được biểu diễn bằng quan hệ tuyến tính, và các

94
khấu hao vể hao mòn được tính bằng một phần hay theo phần trăm của vốn đầu
tư. Trong thực tế các quá trình hao mòn vật lý và vô hình của các công trình xảy
ra không theo quy luật tuyến tính mà được đặc trưng bằng các quan hệ phức tạp
hơn, khó dự đoán trong khi thiết kế. Ngoài ra, các quan hệ này rất không thuận
tiện trong khi tính. Vì vậy xác định đúng thời hạn phục vụ của thiết bị trên cơ sở
kinh nghiệm vận hành và thiết kế các thiết bị của các hệ thống điện là điều quan
trọng.
Các định mức khấu hao cần được định kỳ kiếm tra chính xác và phân biệt
theo các loại khác nhau của thiết bị. Các định mức khấu hao do nhà nước quy
định và tính theo phần trăm giá thành của các tài sán chính. Các khấu hao về
hao mòn được xác định đối với mỗi năm theo tổng vốn đầu tư của năm trước.
Khấu hao càng lớn thì thời hạn phục vụ của công trình càng nhỏ. Ví dụ, các
khấu hao về hao mòn đối với các đưòng dây điện trên không với các cột gỗ
khoảng 4 đến 6%; các đường dây trên không với các cột thép và bêtông cốt thép
khoảng 3%; đối với các thiết bị trong trạm 6%. Định mức khấu hao đối với các
thiết bị điện và các thiết bị phân phối không phụ thuộc vào điện áp, còn đối với
các đường dây trên không được phân biệt theo điện áp của các đường dây và vật
liệu chế tạo cột.
Khấu hao về hao mòn được xác định theo công thức:
Yh = ahK (3.52)
trong đó: ah - khấu hao về hao mòn tính theo phần trăm;
K - vốn đầu tư vào công trình.
Khấu hao về sửa chữa thường xuyên dùng để duy trì khả năng làm việc
bình thường của các thiết bị. Trong thời gian sửa chữa thường xuyên người ta
thay cách điện, sơn cột và các thiết bị trong trạm, sửa chữa những hư hỏng
không lớn. Để phòng ngừa các hư hỏng, tất cả các phần tử của mạng điện cần
được kiểm tra, thử nghiệm và định kỳ bảo dưỡng.
Trong các chi phí về sửa chữa thường xuyên có tiền lương của cán bộ nhân
viên sửa chữa và các chi phí về nguyên vật liệu cần thiết để tiến hành sửa chữa.
Những khấu hao về sửa chữa thường xuyên không lớn, khoảng 0,5 đến 1%.
Các chi phí về phục vụ dùng để trả lương cho các cán bộ và nhân viên vận
hành, cũng như các chi phí về các phương tiện giao thông, nhà ở của cán bộ,

95
công nhân v.v. Những khấu hao về phục vụ chiếm khoảng 2 đến 3% đối với các
đường dây trên không dùng cột gỗ, 1 đến 2% đối với các đường dây trên không
dùng cột thép và bêtông cốt thép, cũng như các đường dây cáp; 2,5% đối với các
trạm.
Chi phí về sửa chữa thường xuyên và phục vụ gọi là các chi phí phục vụ.
Trong tính toán kinh tế - kỹ thuật, các chi phí phục vụ thường tính theo phần
trăm vốn đầu tư vào công trình. Như vậy, các chi phí phục vụ được tính theo
công thức:
Yp = ap K (3.53)
trong đó ap là khấu hao về phục vụ.
Nếu kết hợp các chi phí về hao mòn và các chi phí phục vụ sẽ nhận được:
Yh + Yp = ah K + ap K = avhK (3.54)
trong đó avh là khấu hao hàng năm vể hao mòn và phục vụ, %.
Những định mức trung bình của các chi phí vể hao mòn và phục vụ cua các
phần tử trong các mạng điện, cũng như tổng các chi phí vận hành hàng năm cho
ớ bảng 3.3.
Các chi phí về tổn thất điện năng trong năm được xác định theo công thức:
Y \A= C.AA (3.55)
trong đó:
c - giá điện năng tổn thất, đ/k\Vh;
AA - tổn thất điện năng trong năm.
Như vậy, các chi phí vận hành hàng năm bằng:
Y = avh K + Y \A (3.56)
Giá thành truyền tải điện năng là một trong các chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật quan trọng của mạng điện. Giá thành truyền tải điện năng được xác định
theo công thức:
ß = Y/A (3.57)
trong đó A là điện năng hộ tiêu thụ nhận được trong năm, kWh (A = PmaxTmax).
Suất vốn đầu tư cho 1 kW công suất truyền tải k0 được xác định như sau:
k() = K/Pmax (3.58)

96
tron g đ ó Pmax là tổn g c ô n g suất truyền tải cúa m ạn g điện trong c h ế đ ộ cự c đại, kW .

Bảng 3.3. Khấu hao hàng năm về hao mòn và phục vụ các phần tử
của hệ thống điện, tính theo phần trăm vốn đầu tư

Tổng các chi


Tên phần tử trong hệ thống điện Khấu hao vể Chi phí
phí về hao mòn
hao mòn phục vụ
và phục vụ
Các đường dây trên không điện áp 35 kV và
cao hơn:
- đặt trên các cột thép vả bêtông cốt thép 2,4 0,4 2,8
- đặt trên cột gỗ 4,9 0,5 5,4
Các đường cáp đến 10 kV:
- có vỏ chì (đặt trong đất và trong các phòng) 2,3 2,0 4,3
- có vỏ nhôm (đặt trong đất) 4,3 2,0 6,3
- có vỏ nhôm (đặt trong phồng) 2,3 2,0 4,3
- có vỏ chất dẻo (đặt trong đất và các phòng) 5,3 2,0 7,3
Các đường dây cáp 20 -ỉ- 30 kV 3,4 2,0 5,4
Các đường dây cáp 110 + 220 kV đẩy dầu (dặt
trong đất và trong các phòng) 2,5 2,0 4,5
Thiết bị điện lực và các thiết bị phân phổi (trừ TĐ):
- đến 150 kV 6,4 3,0 9,4
- 220 kV và cao hơn 6,4 2,0 8,4
Thiết bị điện lực và các thiết bị phân phối của TĐ:
-đến 150 kV 5,8 3,0 8,8
- 220 kV và cao hơn 5,8 2,0 7,8

TĐ = thuỷ điện

3.6. CÁC CHI PHÍ QUY Đ ổ i HÀNG NĂM

Các chi phí quy đổi (hay tính toán) là chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, được sứ
dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế so sánh của các vốn đầu tư.
Khi các vốn đầu tư một lần (thời hạn xây dựng công trình không lớn hơn
một năm) và các chi phí vận hành hàng năm không đổi, thì các chi phí quy đổi
được xác định theo công thức:
z = atc K + Y (3.60)

97
trong đó:
K - vốn đầu tư một lần;
a, - hệ số định mức hiệu quả so sánh của các vốn đầu tư, có thể lấy bằng
0 , 12;
Y - chi phí vận hành hàng năm.
Phưcmg án có các chi phí quy đổi nhỏ nhất sẽ là phương án hợp lý nhất về
kinh tế (phương án tối ưu).
Để hiểu rõ bản chất của các chi phí quy đổi, chúng ta xét hai phương án so
sánh I và 2, có vốn đầu tư là K, và Ki, và chi phí vận hành hàng năm là Y| và
Y2 . Khi so sánh phương án 7 và 2, trong kinh tế năng lượng có thể xảy ra những
trường hợp sau:
1. Phương án 1 có vốn đầu tư và chi phí hàng năm nhỏ hơn phương án 2,
nghĩa là K2 > K| và Y, > Y,. Trong trường hợp này phương án 1 hiệu quả hơn
phương án 2.
2. Các vốn đầu tư của hai phương án bằng nhau, còn chi phí vận hành hàng
năm của phương án l lớn hơn phương án 2, nghĩa là Kị = K, và Y, > Y t Đối
với trường hợp đã cho, phương án 2 hiệu quả hơn phương án ỉ .
3. Vốn đầu tư của phương án 1 nhỏ hơn phương án 2, còn chi phí vận hành
hàng năm của phương án 1 lớn hơn phương án 2, nghĩa là Kj < K-,, còn Y, > Y2.
Trong trường hợp này không thể tiến hành so sánh trực tiếp các phương án.
Hiệu quả kinh tế giữa các phương án so sánh được đánh giá theo phương pháp
các chi phí quy đổi và phương pháp thời hạn hoàn vốn (thời hạn thu hồi vốn đầu tư).
Thời hạn hoàn vốn là thời hạn trong đó vốn đầu tư sản xuất được thu hồi
toàn bộ bằng giải pháp tiết kiệm các chi phí vận hành hàng năm.
Đối với hai phương án so sánh 1 và 2, thòi gian hoàn vốn đầu tư phụ được
xác định bằng biểu thức:

T = K ' ~ K2 (3.61)
Y2 -Y ,

Giá trị của thời gian hoàn vốn T tính được theo công thức (3.61) cần được
so sánh vứi thời gian tiêu chuẩn hoàn vốn Ttc. Nếu T = Ttc, các phương án so
sánh có giá trị kinh tế bằng nhau. Khi T < Ttc , phương án có vốn đầu tư lớn và
các chi phí vận hành hàng năm nhỏ là phương án kinh tế (K| và Y,). Nếu T > Ttc,

98
phương án có vốn đầu tư nhỏ và chi phí vận hành hàng năm lớn sẽ là phương án
kinh tế (K-, và Y7). Thời hạn tiêu chuẩn hoàn vốn đối với các công trình năng
lượng ở CHLB Nga trong những năm gần đây được quy định là 8,3 năm.
Như vậy, so sánh thời hạn hoàn vốn nhận được theo biểu thức (3.61) với
thời hạn tiêu chuẩn hoàn vốn phù hợp với những điều kiện:
T :*T,C (3.62)

hay: Kz ~ K| ^ T,c (3.63)


Y, - Y2

Từ (3.62) nhận được:


K ,+ T tcY , ĩ K , + TtcY2

hay: — K, + Y ,^ — K2 + Y, (3.64)
Ttc Ttc

Phương án có tổng chi phí về xây dựng và vận hành nhỏ hơn sẽ là phương
án kinh tế, nghĩa là thoả mãn điều kiện:

z = - Ị -K + Y = atcK + Y = min (3.65)


T„.

trong đó: atc = 1/TIC.


Công thức (3.65) cho phép xác định giá trị của các chi phí quy đổi của mỗi
phương án, có thể sử dụng khi so sánh số lượng bất kỳ các phương án. Vì vậy
công thức (3.65) thuận lợi hơn công thức (3.61).
Phương pháp thời hạn hoàn vốn có thể được sử dụng thích hợp chỉ đối với
trường hợp có hai phương án so sánh. Do đó so sánh kinh tế - kỹ thuật các
phương án cần tiến hành theo phương pháp các chi phí quy đổi.
Sử dụng hàm các chi phí quy đổi (3.65) có thể dễ dàng xác định phương án
tối ưu khi có nhiều phương án so sánh.
Suất các chi phí quy đổi cho 1 kW.h điện năng truyền tải đến các hộ tiêu
thụ xác định giá thành tính toán của truyền tải điện năng:
_ z_ _ z
(3.66)
c' ~ **
A ~ pmax Tmax

Khi so sánh các phương án và chọn thông số của các mạng điện cần xét

99
điều kiện giống nhau của hiệu quả về năng lượng, công suất và độ tin cậy cung
cấp điện. Trong trường hợp này có thể sử dụng công thức chi phí quy đổi (3.60).
Khi so sánh chi phí quy đổi của các phương án có độ tin cậy cung cấp điện khác
nhau, ngoài vốn đầu tư và chi phí vận hành hàng năm, cần tính đến thiệt hại
kinh tê quốc dân có thể xảy ra do ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Khi
đó chi phí quy đổi được xác định theo công thức:
Z = atcK + Y + H (3.67)
trong đó H là thiệt hại kinh tế hàng năm có thể xảy ra (hay là kỳ vọng toán của
tổn thất) do ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Giá trị của H được xác
định theo công thức:
H = h0At (3.68)
trong đó:
At - điện năng cung cấp thiếu cho các hộ tiêu thụ;
h0 - suất thiệt hại trung bình.
Nếu các phưomg án so sánh không đảm bảo chất lượng giống nhau của điện
áp ở các hộ tiêu thụ, thì điều đó cần phải tính trong biểu thức của các chi phí
tính toán, và hàm các chi phí tính toán có dạng:
Z = atcK + Y + H + Hđ (3.69)
trong đó Hđ là kỳ vọng toán của thiệt hại kinh tế do chất lượng điện áp không
đảm bảo. Có thể xác định Hd theo công thức sau:
Hd = (a,ÕUtb + a25Ubp)A (3.70)
trong đó:
a,, a2 - các hệ số phụ thuộc vào loại hộ tiêu thụ điện;
ô u tb và 6Ưbp - độ lệch trung bình và trung bình bình phương của điện áp
trên thanh góp của các hộ tiêu thụ trong năm;
A - điện năng tiêu thụ trong năm.
Các công thức trên được sử dụng trong các trường hợp khi vốn đầu tư được
thực hiện một lần, còn chi phí vận hành hàng năm không thay đổi.
Trong thực tế các phương án thiết kế các công trình năng lượng thường có
giá trị khác nhau về vốn đầu tư, các thời gian xây dựng khác nhau, các vốn đẩu
tư không giống nhau theo các năm và thời gian đưa vào vận hành khác nhau của

100
các thiết bị động lực (các máy biến áp, các máy phát hay các đoạn đường dây
riêng biệt của mạng điện). Tất cả những yếu tô' đó cần được xét đến và đồng
thời phải được đánh giá.
Khi so sánh các phương án có sự khác nhau vế thời gian xây dựng, về phân
phối vốn đầu tư theo các năm V . V . , cần tính hiệu quả kinh tê' do thay đổi thời
gian xây dựng và thời gian công trình được đưa vào vận hành trên cơ sở hiệu
quả kinh tê' có thể nhận được trong lĩnh vực này khi sứ dụng hiệu suất vốn dầu
tư. Ngoài ra cũng cần phải tính đến kết quả kinh tế của sự phân phối vốn đầu tư
theo các năm của thòi gian xây dựng.
Tính toán kinh tế trong trường hợp này được thực hiện bằng phương pháp
quy đổi các vốn đầu tư và các chi phí khác về một năm nào đó.
Các kết quả tính toán chỉ ra rằng, chuyến vốn đầu tư vào những năm cuối
cùng của thời gian xây dựng có lợi hơn so với trường hợp phần lớn vốn' đầu tư
được thực hiện vào những năm đầu của dự án.
Chúng ta xét các công thức quy đổi khi các phương án so sánh có độ tin
cậy và chất lượng điện áp giống nhau.
Nếu vốn đầu tư được thực hiện liên tiếp trong một số năm, còn các chi phí
vận hành hàng năm không thay đổi theo các năm của thời gian xét, thì chi phí
quy đổi có tính đến yếu tố thời gian được xác định theo công thức:

z = ¿ ( a , cK ,+A Y ,)(l + ađm)T^ ' (3.71)


t=i
trong đó:
z - chi phí quy đổi có tính đến yếu tố thời gian;
Kt - vốn đầu tư vào năm thứ t;
T - thời gian xây dựng công trình (thời gian tính toán), sau thời gian đó
công trình vận hành bình thường, nghĩa là cóng trình không yêu cầu
vốn đầu tư, còn các chi phí vận hành không thay đổi theo các năm và
bằng Y, ;
Tqđ - năm quy đổi;
ađ - hệ số định mức quy đổi các chi phí tính toán, được lấy bằng 0,08;
AY = Y, - Y,.| - sự thay đổi chi phí của một nãm so với năm trước.

101
Chi phí của các phương án so sánh cần phải được quy đổi về cùng một năm
của thời gian tính toán.
Trong thực tế các chi phí thường được quy đổi vể năm thứ nhất của thời
gian tính toán và được xác định theo công thức:

¿ ( a tcK t +AYt )
Z = ^ -------- - - (3.72)
(1 + ađm )
trong đó 1/(1 + a đ m ) 1 là hệ số quy đổi, các giá trị của nó cho trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Giá trị của hệ số quy đổi các chỉ phí không đồng thời (khi ađm= 0,08)

t, năm (1 + adm)' 1 / ( 1 + ađj ' t, năm (1 + ađm)' 1 / ( 1 + ađm)‘

1 1,08 0,926 • 11 2,33 0,429


2 1,17 0,857 12 2,52 0,397
3 1,26 0,794 13 2,72 0,368
4 1,36 0,735 14 2,94 0,341
5 1,47 0,681 15 3,17 0,315
6 1,59 0,630 16 3,43 0,292
7 1,71 0,584 17 3,70 0,270
8 1,85 0,540 18 4,00 0,250
9 2,00 0,500 19 4,32 0,232
10 2,16 0,463 20 4,66 0,215

Ngoài những chỉ tiêu đã nêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của các
phương án có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:
I . Giá trị hiện tại của lãi (NP V):

Tổng giá trị hiện tại của lãi được xác định theo công thức:

NPV= ¿ ( B , - c , ) ( l + i)-' (3.73)


t=0
irong đó: Bt - thu nhập trong năm thứ t;
Ct - tống các chi phí trong năm thứ t;
i - hệ số chiết khấu;
N - thời gian thực hiện dự án

102
Từ công thức (3.73) có thể thấy rằng, phương án đầu tư chỉ có hiệu quả khi
NPV > 0.
2 . H ệ s ố th u h ồ i vốn n ộ i tạ i (IRR).

Hệ số thu hồi vốn nội tại chính là hệ số chiết khấu khi NPV = 0, được biểu
thị bằng công thức:

NPV= ¿ ( B ,- C ,) ( 1 + IRR) ' = 0 (3.74)


t=0
Phương án đầu tư chỉ có lợi khi IRR lớn hơn hệ sô hoàn vốn cho phép.
3 . T h ờ i qian h o à n vốn ( T ỈIV):

Thời gian hoàn vốn là năm kỳ vọng thu hồi toàn bộ vốn đầu tư vào phương
án và được tính theo công thức:

^ ( B , - C t)(l + i)-' = 0 (3.75)


1=0
Có thể thấy rằng, phương án đầu tư chỉ có hiệu quả khi Thv nhỏ hơn thời
gian thu hồi vốn tiêu chuẩn Ttc.
4 . T ỳ s ô ý ữ a lợ i ích và c h i p h i (B /C ).

Tỷ số B/C được xác định theo biểu thức:


N

„ £ B , ( ] + i>-'
^ __ 1=0________ (3.76)
r N
Ẽ c . d + i)-
t=0
Nếu B/C > 1 thì phương án đầu tư được chấp nhận.

103
Chương Bốn
Đ Á N H G IÁ Đ Ộ TIN C Ậ Y CUNG C Â P Đ IỆ N
KHI TH IẾ T KẾ CÁ C M Ạ N G V À HỆ TH Ố N G Đ IỆ N

4.1. KHÁI NIỆM CHUNG


Độ tin cậy của hệ thống điện được xác định bằng độ tin cậy của các phần tử
và các liên kết giữa chúng trong hệ thống.
Khi đánh giá độ tin cậy cung cấp điện, cần phân biệt dự trữ cần thiết phải
đảm bảo trong các nhà máy điện và trong mạng điện. Dự trữ có về công suất
trong nhà máy điện sẽ không thể’ thực hiện được nếu khả năng tải của mạng điện
tương ứng không đủ, và ngược lại.
Khi đánh giá dự trữ cần thiết không chi tính các chế độ làm việc bình
thường, mà cả các chế độ sau sự cố và sửa chữa. Tất cả các phần tử của hệ thống
cần phải được cắt định kỳ để tiến hành các sửa chữa dự phòng hay theo kế
hoạch cũng như các sửa chữa lớn. sửa chữa các máy phát được tiến hành trong
các chế độ phụ tải.nhỏ. Để phòng ngừa cắt cáe hộ tiêu thụ khi sửa chữa các
mạng điện, cần dự tính dự trữ về mạng điện, nghĩa là có các đường dây và các
máy biến áp dự trữ.
Ngoài ra cần chú ý đến khả năng hư hòng của mỗi phẩn tứ của hệ thống:
máy phát, đường dây, máy biến áp, máy cắt điện... trong quá trình vận hành.
Những hư hỏng này liên quan trước hết đến các điều kiện bên ngoài cùa các
dường dây và thiết bị làm việc. Những nguyên nhàn gây ra sự cô' có thê là khí
hậu, thời tiết, quá điện áp chuyên mạch và khí quyển... Đồng thời cũng cần chú
ý đến những khuyêt tât bên trong do chế tạo hay lắp đặt. do lão hoá cách điện,
cũng như các thòng sô chê độ khác rất nhiêu so với các thông sô cho phép. Do
đó những phán tư hư hỏng cần được phát hiện nhanh nhất có thê và căt trong
thời gian khác phục sư có. Thời gian sửa chữa sự cố có thế tính đến một vài giờ.
ví dụ, thay thế các chuỗi sứ cách diện hư hỏng. Đôi khi sứa chữa sự cố có thế
tiên hành trong một sô ngày hay thậm chí một tuần, ví dụ khi hư hỏng cách điện

104
các cuộn dây của máy biến áp hay máy phát. Để đảm bảo cung cấp điện cho các
hộ tiêu thụ cũng cần phải sử dụng các phần tử dự trữ.
Phát hiện và cắt các phần tử hư hỏng, đóng các phần tử dự trữ và tiến hành
những thao tác bổ sung về thay đổi các sơ đồ của mạch điện... cần được đảm
bảo bằng các thiết bị bảo vệ và tự động hoá. Khi các thiết bị đó làm việc nhanh,
chính xác và đúng, có thể giảm nhiều thời gian ngừng cung cấp điện cho các hộ
tiêu thụ trong trường họp hư hỏng các phần tử của các mạng và của hệ thống.
Sự phức tạp của bài toán đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện phụ thuộc vào
mức độ điểu khiển hệ thống và thời gian tiến hành thiết kê phát triển nó.
Khi thiết kế phát triển các hệ thống điện riêng biệt và hệ thống điện hợp
nhất, cần xác định các giá trị cần thiết của công suất phát dự trữ và phân phối
chúng trong hệ thống điện; chọn sơ đồ tối ưu của các mạng điện chính và chọn
sơ đồ phân phối công suất của các nhà máy điện trong hệ thống; chọn dây dẫn
liên kết giữa các hệ thống với khả năng tải phù hợp; chi rõ khả năng tải của các
đường dây truyền tải và của các mạng điện có xét đến các điều kiện ổn định;
chọn các thiết bị tự động chống sự cố.
Khi thiết kế hệ thống cung cấp điện cho các khu vực riêng biệt, xuất hiện
hàng loạt vấn đề liên quan đến bảo đảm độ tin cậy: chọn sơ đổ của các mạng
phân phối, sơ đồ chuyển mạch của các trạm riêng biệt; đánh giá khả năng tải
của mạng điện và các phẩn tử riêng biệt của nó; chọn các thiết bị bảo vệ các
phần tử của mạng điện trong các chế độ sự cô' và các thiết bị tự động chống sự
cố.
Sau đây ta xét các bài toán riêng biệt, liên quan đến độ tin cậy của các
mạng và hệ thống điện nói chung.

4.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐỘ TIN CẬY VÀ CÁC TIÊU CHUẨN CÚA c h ú n g
Chọn các chỉ tiêu độ tin cậy trong thiết kế phát triến các mạng và hệ thống
điện được tiến hành có xét đến mức độ phức tạp cùa đối tượng cần đánh giá độ
tin cậy và thời gian tiến hành thiết kế.
Nếu đối tượng xét là hệ thống điện nói chung thì quan tâm chú yếu đến
chọn các dự trữ họp lý vể công suất; còn đối với các hệ thống cung cấp điện,
nhiệm vụ là bảo đảm cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ với mức độ hợp lý cùa

105
độ tin cậy. Độ tin cậy cung cấp điện là yêu cầu quan trọng nhất, đặt ra đối với
các hệ thống điện nói chung, cũng như các phần tử của chúng.
Khi đánh giá độ tin cậy có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau đây.
Phương pháp thứ nhất là xác định cực tiểu các chi phí quy đổi có xét đến kỳ
vọng toán của thiệt hại do ngừng cung cấp điện và các chi phí liên quan đến dự
trữ trong hệ thống hay mạng điện. Rõ ràng rằng, khi tăng dự trữ ndt (ví dụ, công
suất dự trữ trong các nhà máy điện, số lượng các đường dây cung cấp v.v...)
thiệt hại H do ngừng cung cấp điện giảm, còn các chi phí vể dự trữ Zdl tăng
(hình 4 .la). Giá trị dự trữ ndt sẽ là tối ưu khi tổng Zdt + H cực tiểu.
Quy định tiêu chuẩn của độ tin cậy bằng phương pháp như thế gây ra những
khó khăn, liên quan đến đánh giá số lượng chính xác của thiệt hại. Vì vậy quan
hệ Zdt + H đỏi khi được xây dựng không phải đối với một giá trị nào đó của
suất thiệt hại, mà đối với giá trị giới hạn có thể của nó là H’ và H” . Kết quả là
một vùng nào đó n ’ - n” của các giá trị tối ưu của chí tiêu độ tin cậy nhận
được.

Hình 4.1. Sự phụ thuộc của các chi phí vào mức độ dự trữ:
a- Có xét đến thiệt hại do ngừng cung cấp điện;
b- Không xét thiệt hại
(1- sự phụ thuộc của các chi phí vào dự trữ; 2, 3, 4- quan hệ của các
tổn thất H, H ’, H”; 5, 6, 7- quan hệ của Zdt + H; Zdl + H’; Zd, + H”).

106
Phương pháp thứ hai dựa vào việc thiết lập các tiêu chuẩn quy định cụ thể,
được thiết lập trên cơ sở các tính toán nghiên cứu đặc biệt hoặc kinh nghiệm
trước đó. Đồng thời sự tăng vừa phải của các chi phí quy đổi vé dự trữ Zdl sẽ bắt
nguồn chỉ từ giá trị xác định n’ của chỉ tiêu độ tin cậy ndt (hình 4. lb). Sự tăng
tiếp theo của các chi phí cũng không dẫn đến tàng rõ ràng chỉ tiêucủa độ tin
cậy. Khi đó vùng n ’ - n” có thể chấp nhận là chi tiêu quy định.
Khi xét hệ thống điện nói chung, người ta thường lấy giá trị dự trữ của
công suất tính theo phần trăm của phụ tải cực đại của hệ thống điện hoặc chỉ số
của độ tin cậy là chi’ tiêu quy định của độ tin cậy.
Độ tin cậy của hệ thống điện được xác định theo xác suất nhận liên tục
điện năng cần thiết với chất lượng thích hợp của các hộ tiêu thụ. Độ tin cậy
cung cấp điện N có thể tính theo công thức:

N = A ~'A| 100% (4.1)


A
trong đó:
A- điện năng cần thiết cho các hộ tiêu thụ trong năm;
At- kỳ vọng toán của điện năng thiếu trong năm.
Nếu hệ thống cung cấp điện của một nút nào đó của phụ tải được thiết kế,
người ta thường quy định tổng thời gian cho phép cắt điện của các hộ tiêu thụ
trong năm. Đổng thời thời gian cắt được quy định theo tính chất của các hộ tiêu thụ.
Khi quy hoạch phát triển hệ thống điện trong thời gian 10 -ỉ- 20 năm, cũng
như trong thời gian ngắn (5 -ỉ- 7 năm) độ chính xác của thông tin ban đầu không
cao. Vì vậy ở đây hướng vào những yêu cầu quy định là hợp lý.
Đối với các hệ thống cung cấp điện có các hộ tiêu thụ loại I, cũng như các
hộ tiêu thụ cần có những yêu cầu quy định về độ tin cậy, nghĩa là cần đảm bảo
liên tục cung cấp điện. Trong trường hợp này cần chọn phương án có chi phí
quy đổi nhỏ nhất trong hàng loạt các phương án phát triển mạng điện, bảo đảm
các yêu cầu quy định.
Đối với sơ đồ của các mạng điện có các hộ tiêu thụ loại II và III, phương
pháp đánh giá độ tin cậy là luận chứng rõ ràng nhất, đồng thời mức độ tối ưu
của nó được xác định trên cơ sở tính toán kinh tế - kỹ thuật có xét đến những
thiệt hại do ngừng cung cấp điện.

107
Chúng ta xét các đặc trưng kỹ thuật được sử dụng để đánh giá độ tin cậy
của các sơ đồ mạng điện và các phần tử của chúng.
Hỏng hóc là sự kiện, trong đó hệ thống hay một phần tử bị mất hoàn toàn
hay không hoàn toàn khả năng thực hiện các chức năng của chúng. Nếu các đối
tượng xét là đường dây truyền tải điện, máy biến áp, máy cắt điện, thì hư hỏng
bất kỳ phần tử nào trong số đó được xếp loại hư hỏng hoàn toàn. Khi đối tượng
xét là mạng điện hư hỏng một trong các đường dây của nó có thể dẫn đến cắt
chí một phần các hộ tiêu thụ, hư hỏng như vậy được gọi là không hoàn toàn hay
cục bộ.
Tần suất hỏng hóc hay tần suất sự cố của một phần tử của hệ thống điện là
trị số trung bình của các hỏng hóc của phần tử k trong năm:
m
^k = (4.2)
nT
trong đó: n - số lượng của các phần tử cùng loại được quan sát;
m - số lần hỏng hóc của n phần tử trong T năm quan sát.
Tần suất (cường độ) của các hỏng
hóc (sự cố) thay đổi theo thời gian
làm việc (phục vụ) của phần tử.
Đường cong đặc trưng của cưòmg độ
hỏng hóc cho trên hình 4.2. Đường
cong X = f(t) có ba đoạn: bắt đầu làm
việc (từ 0 đến t,); làm việc bình
thường (từ t, đến t2); lão hoá (từ ti và
tiếp tục). Trong giai đoạn bắt đầu
làm việc, cường độ các hỏng hóc Xk Hình 4.2. Sự phụ thuộc của cường
giảm dần đến giá trị ổn định, cường độ hỏng hóc các phán tử vào
thời gian làm việc t
độ hỏng hóc dường như không thay
đổi vể giá trị trong thời gian làm việc bình thường. Trong giai đoạn lão hoá, giá
trị lại bắt đầu tăng. Đối với các phần tử của các mạng điện có điện áp 35 kV
và lớn hơn, thời hạn bắt đầu làm việc bằng 2 đến 3 năm, còn thời gian làm việc
bình thường gần 50 năm. Thời kỳ làm việc bình thường của các khối máy phát
chú yếu được xác định bằng thời gian kinh tế, thông thường 30 nãm.

1 08
Các kết quả nghiên cứu đặc biệt được tiến hành trong các mạng điện chỉ ra
rằng, tần suất của các hỏng hóc phụ thuộc không những vào thời gian vận
hành, mà còn vào điện áp của thiết bị mạng điện:

M tu ) = M L Ì = ^ . Ầk (4.3a)
a (ù
trong đó:
>Lk- tần suất trung bình của các hỏng hóc của phần tử k của mạng điện
trong năm đầu tiên vận hành;
a- thông số, tính đến tốc độ biến đổi Xk theo điện áp định mức của thiết
bị; a có giá trị như sau:

Diện áp định mức, kV 500 330 220 110 35 6 -2 0

Giá trị a 0,50 0,60 0,70 0,85 1,0 ’ 1,0

co,- hệ số biến đổi của tần suất các hỏng hóc (sự cố) phụ thuộc vào thời gian
vận hành (năm) và cấp điện áp định mức của thiết bị, kV (hình 4.3):
a>,= t r ' (4.3b)
Thời gian trung bình của một lần
ngừng sự cố (thời gian phục hồi) của
phần tử k của mạng điện được xác
định theo công thức:

Jkị_ (4.4)
mT

trong đó tki là thòi gian ngừng sự cố Hình 4.3. Đường cong các hệ sỏ
thứ i. biến đổi theo thời gian vận hành và
điện áp định mức của mạng điện
Thời gian xác suất tính toán của
phần tử k của mạng điên khi ngừng sự c ố có thể xác định như sau:

Ysck = V 1- c ) (4.5)
Thời gian trung bình của tất cả các hỏng hóc của phần tử k trong năm, tính
ở hệ đơn vị tương đối bằng:

ltb - (4.6)
8760

1 09
Đối với các đường dây truyền tải điện, thông số thường được cho đối
với 100 km đường dây. Khi đó với đường dây có chiểu dài / ta có:

^d=^d-— (4.7)
d d 100
Sự cố có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân ngẫu nhiên: giông bão, gió,
quá điện áp bên trong, thiếu sót của các cấu trúc, khuyết tật chế tạo và lắp ráp,
chất lượng thấp của sửa chữa, thiếu sót của nhân viên vận hành v.v.
Vì có rất nhiều nguyên nhân sự cố cho nên các số liệu thống kê về độ tin
cậy của các phần tử và của các hệ thống của chúng không phải luôn có độ tin
cậy cao. Những phương pháp toán học chủ yếu được sử dụng để xác định độ tin
cậy là: thống kê toán học, lý thuyết xác suất và lý thuyết độ tin cậy. Vì vậy các
tính toán (sự cố) có đặc trưng xác suất và trong nhiều trường hợp có những độ
lệch đáng kể so với thực tế.
Để đánh giá độ tin cậy của các mạng và hệ thống điện, cần biết cả những
chỉ tiêu sửa chữa kế hoạch của các phần tử trong các mạng và hệ thống: tần suất
sửa chữa kế hoạch \ h, 1/năm, và thời gian trung bình của những sửa chữa kế
hoạch (thời gian ngừng) tkh, 1/năm.
Những giá trị của ?ik, tk và các chỉ tiêu khác của độ tin cậy các phần tử khác
nhau của các hệ thống điện ở Liên Xô (cũ) cho trong bảng 4.1.
Chỉ tiêu độ tin cậy của các phần tử của hệ thống điện được xác định trên cơ
sở nghiên cứu các số liệu thống kê vể hoạt động và các sửa chữa thiết bị. Để
đánh giá sơ bộ có thể sử dụng các số liệu trong bảng 4.1.

4.3. CHỌN D ự TRỮ TỐI ƯU CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN


Dự trữ công suất cần thiết trong hệ thống điện được hình thành từ các dạng
sau của dự trữ: phụ tải, sửa chữa, sự cố và kinh tế.
Chọn dự trữ công suất tối ưu trong hệ thống điện được tiến hành trên cơ sở
so sánh các chi phí tính toán về dự trữ và kỳ vọng toán của thiệt hại do ngừng
cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ. Do đó để xác định giá trị tối ưu của dự trữ
cần phải xác định kỳ vọng toán của thiệt hại do ngừng cung cấp điện đối vói các
giá trị rời rạc khác nhau của công suất dự trữ. Khi tính kỳ vọng toán của thiệt
hại kinh tế cần biết dãy phân phối các xác suất gây ra những thiếu hụt khác
nhau của công suất trong hệ thống.'

110
Bảng 4.1. C ác ch ỉ tiêu đ ộ tin cậy và ngừng k ế hoạch
các phần tử của hệ thống điện
Cắt sự cố Ngừng ki hoạch
Các phần tử của hệ thống Thông số của Thời gian Thông số của Thời gian
khi điện áp, kV các dòng trung bình các dòng ngừng trung bình
hỏng hóc A.k, khôi phục tk, h kế hoạch A.kh, ngừng kế
1/năm 1/năm hoạch tkh, h
1 2 3 4 5
Các đường dây truyền tải điện
(trên 100 km):
1150 0.40 14,0 ~ —

750 0,45 L5 15 12,0

500 11 10.2 10 11,0


0,4 0,5 0,2 12,0
330 1.25 8JL 12 7,6
0,8 0,5 0,4 7,2
110 LI 12 15 Lê
0,6 0,5 0,4 5,0

35 IẪ 5*6 !Ọ L2
0,9 0,6 0,5 6,0
CM
o

1,3 4,5 3,0 6,5


Một mạch - 10 4,0 4,2 65 4,5
L 0.4 9,5 2,5 6,0 3,5

Các đường dây cáp:


đến 10 2,5 12,0 0,5 8,0
đến 1 5,0 12,0 0,5 6,0

Các máy biến áp (cho 100 cái):


500 5,0 300 1,0 8Q
330 3,0 200 1,0 6Q

220 2,0 150 1,0 50

110 2,0 100 1,0 40

35 1,8 90 1,0 30

20 14 8 0,5 8

6 -10 2,3 16 10 8

111
B ả n g 4 .1 . (tiếp th eo )

1 2 3 4 5
Các máy cắt không khí (cho 100
cái):
500 8,0 60 0,5 400
330 5,0 60 05 300
220 6,0 40 05 150
110 4,0 30 05 100
35 20 24 0 1 24
6 -2 0 2,0 20 0,5 24
Các máy cắt dầu (cho 100 cái):
220 2,0 24 0,5 60
110 0,5 20 05 60
35 0,5 10 1,0 12
6 -2 0 0,5 10 0,5 8
Các dao cách ly và ngắn mạch
(cho 100 cái):
220 3,0 15 0,5 8
110 2,0 15 0,5 8
35 1,0 10 0,5 4
Các dao cách ly (cho 100 cái):
110 3,0 15 0,5 8
35 2,0 10 0,5 4
20 1,7 8 0,5 4
CM
o
CO

1,2 8 -0,5 4
1

Các thanh góp (cho 100 đơn vị):


500 1,0 6,0 0,5 12
330 3,0 5,0 0,5 10
220 4,0 3,5 0,5 10
110 5,0 3,0 0,5 8
35 0,2 4,0 0,5 8
20 0,2 2,5 0,5 4
6 -1 0 1,0 4,0 0,5 4

Chú ý: Số liệu ở tử sô' dùng cho đường dây một mạch, ở mẫu số dùng cho đường dây
hai mạch khi cắt cả hai mạch.

112
Những sự kiện ngẫu nhiên ảnh hưởng đến xác suất thiếu công suất trong hệ
thống gồm:
• Giảm công suất phát vì sự cố các máy phát điện riêng biệt;
• Giảm công suất của phụ tải so với phụ tải cực đại năm;
• Sai số của dự báo nhu cầu.
Xác suất thiếu hụt công suất là đại lượng ngẫu nhiên liên tục, nhưng để đơn
giản trong tính toán ta thay bằng đại lượng ngẫu nhiên rời rạc tương đương với
bậc công suất bằng b. Nghĩa là giả thiết các công suất thiếu hụt biến đổi rời rạc
với bậc công suất b. Vì vậy ta sẽ tiến hành phân tích dãy rời rạc của các xác
suất giảm công suất vì sự cố các máy phát, giảm công suất của các phụ tải và
các sai số của dự báo cùng với một bậc công suất b.

4.3.1. Tính xác suất giảm công suất phát vì sự cố các máy phát trong hệ
thống điện
Xác suất giảm công suất phát do sự cố các máy phát trong hệ thống tạo
thành dãy rời rạc:
s„“ , s sbc , s r b,... (4.8)

trong đó ký hiệu “sc” chỉ giảm công suẩt vì sự cố; chí số dưới chỉ giá trị công
suất giảm vì sự cố. Rõ ràng rằng tổng của tất cả các thành phần của dãy (4.8)
bằng một. Bởi vì chúng tạo thành một nhóm biến cố đủ.
Dãy rời rạc của xác suất giảm công suất phát vì sự cố các máy phát trong
hệ thống phụ thuộc vào cấu trúc của các máy phát điện, nghĩa là phụ thuộc vào
số lượng các máy phát và công suất cúa chúng, cũng như vào xác suất thống kê
xảy ra sự cố q. Giá trị q được xác định như là giá trị trung bình đối với các máy
phát riêng biệt của kiểu đã cho:
q = Ts/T (4.9)
trong đó:
T - thời gian sự cố, kể cả thời gian sửa chữa sự cố;
T- thời gian quan sát.
Xác suất để tổ máy phát làm việc tốt trong thời gian quan sát T có giá trị:
p=l-q (4.10)

11 3
Nếu trong hệ thống có tất cả các máy phát cùng một kiểu, nghĩa là chỉ có
một nhóm các máy phát có công suất giống nhau và xác suất thống kê xảy ra sự
cố như nhau, thì dãy phân số xác suất giảm công suất phát vì sự cố được xác
định từ khai triển nhị thức sau:

(p + q)" = p" + np'"- ‘>q + +


1X 2
+ --------------------p O i-m jq tii + ... + = ! (4.11)
m!(n - m)!
Thành phần thứ nhất là xác suất không xảy ra một sự cố nào, thành phần
thứ hai là xác suất xảy ra sự cố một máy phát trong tổng số n máy phát, thành
phần thứ ba là sự cố hai máy phát trong tổng số n máy phát và v.v.
Ví dụ, nếu công suất của mỏi máy phát bằng 2b, thì:
; = p ; s; = 0 ; s^b = np q ; ...

Ví dụ, trong hệ thống điện có bốn tổ máy phát, mỗi tổ máy có công suất b
và q = 0,01, p = 0,99. Như vậy xác suất để tất cả các tổ máy làm việc bình
thường bằng:
s s; = p4 = 0,994 = 0,960
Các xác suất khi xảy ra sự cố một, hai, ba và bốn tổ máy có các giá trị
tương ứng như sau:
s bc = 4p3q = 4 X 0,993 X 0,01 = 0,0388

_ i ũ l x 0,992 x 0,012 - 0 000588


2b 1X2

S“ = - x- 3x-2 x 0,99x0,013 = 3,9204.10~6


1x2x3
4x 3x 2 X1 _n , _
s?b = ---- — - X0,99° X0,014 = 1,0.10 8
Ix 2 x 3 x 4
Từ ví dụ trên nhận thấy rằng, xác suất xảy ra sự cố đồng thời trên m tổ máy
giảm rất nhanh khi m tăng.
Khi số tổ máy n trong hệ thống rất nhiều, có thể xác định xác suất xảy ra
sự cố đồng thời trên m tổ máy theo công thức:
OSC (nq) - nq
~ m!I c

1 14
Sai số tính theo công thức trên tương đối nhỏ. Ví dụ, nếu n = 10 thì sai số
s = 2%.
Trường hợp các tổ máy trong hệ thống có công suất khác nhau và xác suất
sự cố q cũng khác nhau, để đơn giản khi tính toán có thế sử dụng các giá trị
trung bình của công suất và xác suất sự cố.
Trị số trung bình của công suất:
p
p - £ht_

Giá trị trung bình của xác suất sự cố:


1 JI_
q,b = f i y .
ht i = I

trong đó:
q¡, Pj- xác suất sự cố và công suất của tổ máy thứ i trong hệ thống;
Pht- công suất của hệ thống.
Công suất Pht được xác định theo công thức:

Ph.= È pi
i= i

Khi giá trị công suất của các tố máy và xác suất sự cố của chúng khác nhau
nhiều, cần phân chia các máy phát trong hệ thống thành các nhóm có công suất
và xác suất sự cố giống nhau. Dãy phân bố xác suất giảm vì sự cô có thê nhận
được bằng phương pháp khai triển tích của các nhị thức:
(Pi +qi)n'-(P: + q2)”: =1 (4.12)
trong đó:
n,, n;,...- số lượng các máy phát trong các nhóm /, 2, ... ;
q,, q2,...- xác suất tương ứng cùa trạng thái sự cố cùa các máy phát trong
các nhóm /, 2,...
Ví dụ trong hệ thống có hai máy phát công suất 100 MW có q : = 0,02, hai
máy phát công suất 50 MW có q2 = 0,015 và bốn máy phát công suất 25 MW có
q2 = 0,010. Như vậy số máy phát trong các nhóm 1 , 2 vầ 3 có giá trị n, = 2, n-, =
2 và n, = 4. Sau khi khai triển biểu thức (4.12) sẽ nhận được:
(P, + q , ) 2. ( p 2 + q 2 ) 2. ( p 3 + q 3) 4 = ( P ? + 2 p ,q , + q? ) X ( p ỉ + 2 p 2q 2 + qị ) X
X(PÍ + 4 p 2q3 + 6 p 2 p2 + 4p3q3 + q 3 )

Nếu chọn bậc công suất b = 25 MW, khi đó:


Sbc = p2 p; 4 p 3q3 = 0,9802 X 0,9852 X 4 X 0,992 X 0,010 = 0,0361

S2b = p2 2p2q2p3 + P2 p26 p 2 q3 =0,02775

S3b = P7 2q2p2 4q3p3 + p2 p2 4 q 3p3 = 0,0005

và v.v.
Ở đây Sb là xác suất xảy ra sự cố một máy phát 25 MW trong khi ba máy
phát 25 MW, hai máy phát 100 MW và hai máy phát 50 MW vẫn làm việc bình
thường.
Trong biểu thức đối với S“b , thành phần thứ nhất là xác suất xảy ra sự cố
một máy phát 50 MW, còn một máy 50 MW, hai máy phát 100 MW và bốn
máy phát 25 MW vẫn làm việc bình thường; thành phần thứ hai là xác suất xảy
ra sự cố đồng thời hai tổ máy 25 MW trong khi hai tổ máy 25 MW còn lại, hai
tổ máy 100 MW và hai tổ máy 50 MW vẫn làm việc bình thường.

4.3.2. Tính xác suất giảm phụ tải


Dãy phân bố xác suất giảm công suất của phụ tải trong hệ thống so với phụ
tái cực đại có dạng:
Sgob, s?b, S!2b, ... (4.13)

Tổng các thành phần của dãy (4.13) cũng bằng một.
Dãy phân bố xác suất giảm công suất phụ tải của hệ thống có thể xác định
theo đồ thị năm của phụ tải theo thòi gian T khi thay nó bằng đưòng bậc thang
với bậc cao nhất bằng b (hình 4.4).
Từ đường bậc thang (hình 4.4), dễ dàng tìm được số giờ làm việc của hệ
thống đối với từng công suất khác nhau.
Nếu với phụ tải cực đại, hệ thống làm việc T0 giờ, phụ tảl nhỏ hơn b MW là
T| gib và v.v. Khi đó xác suất giảm phụ tải của hệ thống bằng:

Sỉ„ = T ; = i ; s«,„ = i ; ... (4.14)

1 16
Trong thực tế chỉ cần xét đến
phần đồ thị phụ tải tương ứng với phụ
tải cực đại và phụ tải giảm từ 15 đến
20% phụ tải cực đại Pmax. Bởi với
những mức giảm phụ tải lớn hơn nữa
thì khả năng thiếu công suất trong hệ
Hình 4.4. Đồ thị năm của phụ tải theo
thống rất nhỏ. thời gian có các bậc công suất b

4.3.3. Xác định xác suất của sai sổ' dự báo


Dãy phân bố xác suất sai số dự báo có thể biểu diễn như sau:
s í b , s íbb , s t l , S* , s f2b ,... (4.15)

Tổng các thành phần của dãy này cũng bằng 1.


Nếu biết các số liệu thống kê về giá trị của sai số trung bình bình phương
của dự báo là ơ, và giả thiết rằng sai số dự báo tuân theo luật phân bố chuẩn,
như vậy có thể xác định được các giá trị của dãy sai sô' dự báo:

(4.16)

trong đó <t>(x) = —r = ■Je 2 .dt là tích phân xác suất và được xác định theo
■\2k 0
bảng trong các sách tra cứu.
Do tính chất đối xứng của tích phân xác suất, cho nên:
Sdb
+b
_ çdb
- ừ -b
odb _ odb
’ D +2b ~ °-2 b ’

Thông thường chỉ xét sai số dự báo ở phần đồ thị phụ tải cực đại và ở gần
phụ tải cực đại (phụ tải giảm từ 15 đến 20%).
Giá trị ơ có thể xác định theo công thức:

117
ơ= (4.17)

trong đó:
pdb- sai số dự báo quan sát được, tính theo hệ đơn vị tương đối;
n- số lần quan sát.
Ồ t)
Sai số Pdb nằm trong khoảng —; + —

Tính sai số dự báo đối với quy hoạch phát triển dài hạn khó thực hiện, bởi
vì phụ tải biến động nhiều.

4.3.4. Xác định xác suất thiếu công suất trong hệ thống điện
Theo định lý xác suất của tổng một nhóm biến cố đủ bằng một, phương
trình tổng hợp cho phép tính xác suất thiếu công suất bất kỳ có dạng:

t e + Sbc + S“ + ...) - f e + S!b + s?2b + ...)• (... + s db + s db + s+


db + ...)= 1 (4 . 18 )

Từ (4.18) có thể tìm được xác suất thiếu công suất trong hệ thống.
Để tổng quát ta tính xác suất thiếu công suất khi hệ thốrig có dự trữ và
không có dự trữ vào những giờ phụ tải cực đại.

a. Hệ thống không có dự trữ công suất vào những giờ phụ tải cực đại
Để tìm được xác suất toàn phần thiếu công suất b, 2b, ..., kb, cần tập hợp
các thành phần của vế trái phương trình (4.18) có tổng các chi số dưới bằng b,
2b, ..., kb và nhân chúng. Như vậy, xác suất thiếu công suất b, 2b, ..., kb bằng:

s ì = S v t e . S f b + S ^ S Ìb + . . . ) + S V f e s ? !b +S“ .Sfb + ...)+ ... (4.19)

s?t = S*, .(s“b.s fa + s ? ,s ? b + ...)+ SĨ„ -te -S ÍS b + s * b.s?2b +...)+... (4.20)

S» - Sà, -(s“ . s l +S“ .S * _ „ b + ...)+ Síb - f e .S® , „ b + s ; - . s l +...)+ ...(4.21)

b. Hệ thống có dự trữ rb vào những giờ phụ tải cực đại


Các xác suất thiếu công suất trong trường hợp này có giá trị:
sĩ = s;b-(srb.sf,k.„b+s“.s ĩ +...)+s'b.(ss.si,,ll+s-b'.s“ (4.22)

1 18
sc odb QS C Q- iddb odb osc odb
ss, = S ỉb •(s o b - ° ( r + k ) b + ừ b - ừ (r + k - ))b - ) + S '„ f e •^(r + k + Db + • ° ( r + k)b ^ -)-
(4.23)
Công thức (4.23) là dạng tổng quát nhất; khi r = 0 nó trở thành công thức
(4.21).
Nếu không tính đến sai số dự báo, xác suất thiếu công suất trong hệ thống
có thể xác định theo công thức sau:

Skb = +k+ (4.24)


¡=0
trong đó:
S^ib- xác suất giảm phụ tải của hệ thống với giá trị ib so với phụ tải cực
đại năm (i- số chẵn) (xem hình 4.4);
1- số bậc của đổ thị phụ tải năm của hệ thống theo thời gian, trong đó
bậc công suất bằng b;
5>(S?+k + i)b - xác suất sự cố đồng thời (r + k + i) tổ máy.

Xác suất sự cô' đồng thời m = r + k + i tổ máy được xác định theo luật phân
phối nhị thức:
CISC __
^mb - (4.25)
m!(n -m )!
trong đó:
n- số lượng tất cả các tổ máy đặt trong hệ thống;
p, q- các xác suất tìm được của một tổ máy khi sự cố và tương ứng khi
làm việc, đồng thời p + q = 1.

4,3.5. Xác định công suất dự trữ tôi ưu trong hệ thống


Để xác định kỳ vọng toán của thiệt hại, chúng ta xét trường hợp phổ biến
nhất. Đó là trường hợp các suất thiệt hại có giá trị khác nhau đối với các nhóm
hộ tiêu thụ. Giả thiết hệ số thiệt hại có giá trị a, đối với nhóm thứ nhất của hộ
tiêu thụ với công suất thiếu là b, đối vói nhổm tiếp theo có cùng công suất b là
a, và v.v. Đồng thời a, < a2 < a3 < ... Khi đó kỳ vọng toán của thiệt hại kinh tế
trong khoảng thời gian T khi công suất dự trữ trong hệ thống là rb được xác
định theo công thức:

1 19
H = T s bha ib + S,2hb(a 1b + a 2b) + ... (4.26)

trong đó tất cả các giá trị SỊ.hb được tính khi hệ thống có dự trữ rb, hay là:

H = bT[a,(S'h + s ị + ...) + a2(S?b + s*hb +...) +...] (4.27)

Chúng ta sử dụng khái niệm xác suất tích phân thiếu công suất J*b, đó
chính là xác suất thiếu bằng kb và lớn hơn. Khi đó:
n h = s ;h + s * + ...

Tth o lh , c í h ,
J 2b ~~ *^2b • +

n t - s ^ + s (t +lịb+... (4.28)

H = bTÍaiJ|,h + a 2J^b -f...' (4.29)

Khi công suất dự trữ của hệ thống thay đổi từ rb đến (r + 1)b, sự thay đổi
của thiệt hại kinh tế 5H bằng:
ÔH(r+l) = bT[alC > + a2C + . . . - a 1J1bh(r +n - a 2n hb(r +" - ...]

= b ĩỊa , (S ^ 0 + s íb(r) + ... - S^h(r +11 - SỊ£r+1> - ...) +


+ a2(S ^ r'+ S 'hb<r)+ ...-S Íbu +1,- S ^ r +1)-...)] (4.29)

Khi bậc công suất b khá nhỏ so với công suất của hệ thống, có thể tính gần
đúng:
Ỵth(r ) ^ |th (r+ l) . Tth(r) r l h ( r + l) . N Tt h(r) fth(r+!)
J 2b ~ J b * J 3b ~ J 2b » v a J ( k + I>b Ä J kb

Vì vậy, từ công thức (4.29) nhận được:


8H(r+ „ * b T i a .S ^ + a2S'hb,r>+...) (4.30)

Chỉ tiêu tối ưu của công suất dự trữ rb được xác định theo bất đẳng thức:
bT(a,Sbh(M )+ a 2S^b(r- 1)+...) > z > bT(aIS Í,n + a2S ^ r’ +...) (4.31)

trong đó z là chi phí tính toán do đặt thêm một tổ máy mới để dự trữ; thành
phần bên trái của z là đô giảm thiệt hại kinh tế khi dự trữ của hệ thống tăng từ
(r - l)b đến rb; thành phần bên phải của z là độ giảm thiệt hại kính tế của hệ
thống khi dự trữ tăng từ rb đến (r + 1)b.

120
Như vậy tiêu chuẩn (4.31) cho thấy rằng đặt công suất dự trữ rb là tối ưu.
Trong trường họp đặc biệt, khi suất thiệt hại như nhau đối với tất cả các hộ
tiêu thụ thì thiệt hại kinh tế H có giá trị:
H = abT(jỊ,h + J?b + ...) (4.32a)

và 5H = abT( J*ln + JÍ,<r) + ... - Jb,r"n - JÍb(r +l) - ...) (4.32b)

Khi bậc công suất b khá nhỏ so với công suất của hệ thống, có thể tính gần
đúng:
Tth(r) ^ Ỵth(r+|) . Tth(r) rth<r + lj
J 2b ^ Jb -Mb J 2b ’ •*■ (4.33)

Ịth(r) ^ rth(r+ ỉ )
và J ík + I>b ~ J kb (4.34)

S H ( r + n := abTJbhư’ (4.35)

Tiêu chuẩn dự trữ công suất tối ưu trong trường họp này được xác định theo
bất đẳng thức:
abTJ?(r"" > Z > abTJỊ,h<r) (4.36)

trong đó:
abTJb<r~u - độ giảm thiệt hại kinh tế khi tăng dự trữ từ (r - l)b đến rb;
abT Jbh<rl - độ giảm thiệt hại kinh tế khi tăng dự trữ từ rb đến (r + 1)b;
Z- chi phí tính toán do đặt thêm một tổ máy dự trữ;
Bất đẳng thức abTJ*<r_l> > z chỉ ra rằng, chi phí tính toán z do đặt thêm
một tổ máy để tăng dự trữ từ (r - l)b đến rb nhỏ hom độ giảm thiệt hại kinh tế
khi tăng dự trữ b MW;
Bất đẳng thức z > abT jỊ,h(r) cho thấy rằng, đặt dự trữ rb có lợi hom đặt dự
trữ (r + l)b.
Tiêu chuẩn (4.36) cho thấy đặt dự trữ rb là tối ưu.
Chi phí tính toán vể đặt một tổ máy dự trữ trong thời gian T có thể xác định
theo công thức gần đúng sau đây:
z = atck0PđT / 8760 (4.37)
trong đó:
at - hệ số hiệu quả của vốn đầu tư;

121
k0- suất đầu tư cho một kW công suất đặt của tổ máy dự trữ, đ/kW;
Pđ- công suất đặt của tổ máy dự trữ, kW;
T- thời gian tính toán, h.
Ngoài các tiêu chuẩn (4.31) và (4.36), có thể xác định giấ trị tối ưu của tổ
máy dự trữ sự cố trong hệ thống theo tiêu chuẩn sau.
Điểu kiện tính toán hợp lý đặt tổ máy dự trữ bổ sung có dạng:

stch > —tc ị av^-'k-° (4.38)


T.cosc
trong đó:
S“b - xác suất trạng thái của hệ thống trong đó xuất hiện thiếu công suất
b và lớn hơn;
atc- hệ số định mức hiệu quả vốn đầu tư;
avh- hệ số khấu hao về hao mòn và sửa chữa thường kỳ các tổ máy dự
trữ;
k0- suất chi phí vồn đầu tư cho các máy phát dự trữ, đ/kW;
T- thời gian tính toán, h;
cosc- suất thiệt hại sự cố ở hộ tiêu thụ do ngừng cung cấp điện, đ/kW.h.
Đối với các hệ thống điện tập trung, khi thay các tổ máy thực bằng các tổ
máy tương đương có công suất b, giá trị xác suất s>cb được xác định theo công
thức:

s>cb = Ề s £ , (4.39)
k=I

trong đó:
SỊ.hb - xác suất hiện thiếu công suất kb;
k- số chẵn;
h- sô' lượng các máy phát tham gia phủ cực đại năm của phụ tải của hệ
thống.
Giá trị SỊ.b được xác định theo công thức (4.24).

Nếu không sử dụng thiệt hại kinh tế để xác định dự trữ tối ưu của công
suất, mà sử dụng chỉ tiêu cho trưóc cua độ tin cậy, thì chọn dự trữ được tiến
hành như sau:

1 22
Biết chỉ tiêu của độ tin cậy cho theo công thức (4.1). Khi đó giá trị A,,
tương ứng với chi tiêu định mức cua độ tin cậy, được xác định theo công thức:
A, = (1 -N ).A (4.40)
Chúng ta lấy tuỳ ý công suất dự trữ nào đó p = rb và xác định kỳ vọng toán
cúa điện năng thiếu theo công thức:
ll
Arb= 2 > .P .T .S '1; (4.41)
k=l

trong đó Sk’b được xác định theo công thức (4.24).

Khi đó có thế xác định giá trị dự trữ APdl, trong đó cần thay đổi (tăng hay
giảm) các tổ máy dự trữ chọn tuỳ ý rb:
APdt = (Arb - A,) / Td, (4.42)
trong đó Tdt là thời gian sơ bộ sử dụng công suất đặt các tố máy dự trữ.
Nếu APdt > 0, cần phải tăng công suất dự trữ; nếu APdl < 0, cần phải giảm
công suất dự trữ.
Cùng với các suất thiệt hại và các suất chi phí hiện nay về công suất dự trữ
đối với các hệ thống điện ở CHLB Nga, chỉ tiêu độ tin cậy N bằng 0,996.
Tính dự trữ tối ưu công suất trong hệ thống điện được tiến hành theo thuật
toán sau:
1. Xác định dãy phân phối xác suất giảm công suất phát vì sự cố:
QSC çs c ÇSC
a ob ’ “^ b ’ ’ •••

2. Xác định dãy phân phối xác suất giảm công suất cúa phụ tải so với phụ
tải cực đại năm:
Sg cg cg
ob » ° -b > ° - í b ’

3. Xác định dãy phân phối xác suất cúa sai số dự báo:
S-d 2b b ’
çdb
ừ -b ’
çdb
^ob ’
çdb
^ +b ’
çdb
à + 2b ’

4. Xác định dãy phân phối xác suất thiếu công suất SỊ.hb và xác suất tích
phân thiếu công suất J*b khi dự trữ rb có trong hệ thống điện;

5. Xác định kỳ vọng toán của thiệt hại kinh tế H trong năm;

123
6. Đưa thêm một tổ máy mới vào dự trữ. Tính lại các mục 1, 4 và 5;
7. Xác định mức độ giảm tổn thất kinh tế 5H do đặt thêm tổ máy để dự trữ;
8. So sánh SH với chi phí tính toán z do đặt thêm tổ máy để dự trữ trong hệ
thống.
Nếu chi phí tính toán z nhỏ hơn mức độ giảm thiệt hại kinh tế (ỖH > Z) thì
cần phải đặt thêm một tổ máy mới để dự trữ, và ngược lại, nếu z > ÔH thì không
cần đăt thêm tổ máy mới để dự trữ trong hệ thống.
Tiếp tục đặt thêm các tổ máy mới vào hệ thống cho đến khi chi phí tính
toán z lớn hơn ÔH thì dừng.

Ví dụ 4.1
Xác định giá trị dự trữ tối ưu của công suất đối với hệ thống điện có 10 tổ
máy phát giống nhau và có cùng công suất p = 100 MW. Công suất cực đại tiêu
thụ bằng 1000 MW. Phụ tải của hệ thống cho ở bảng 4.2.
Những số liệu cần thiết khác: Xác suất sự cố mỗi tổ máy q = 0,02; hệ số
hiệu quả của vốn đầu tư alc = 0,125; hệ số vận hành avh = 0,10; suất đầu tư cho 1
kW công suất đặt của tổ máy dự trữ k0 = 15.106 đ/kW; suất thiệt hại sự cố do
ngừng cung cấp điện cho hộ tiêu thụ a = 600 đ/kW.h; thời gian sử dụng công
suất đặt của các tổ máy dự trữ TdI = 100 h; thời gian tính toán T = 8760 h;
không xét đến sai số dự báo phụ tải.

Bảng 4.2. Phụ tải năm của hệ thống theo thời gian

Phụ tải của hệ thống, MW 1000 900 800 700

Giảm pnụ tải so với phụ tải cực đại, MW 0 100 200 300

Thời gian của phụ tải, h 1500 2000 2500 2760

G iả i:

Chúng ta lấy bậc thay đổi của công suất bằng b ( b = 100 MW).
Tính xác suất giảm phụ tải so với số phụ tải cực đại năm theo công thức
(4.14):
Sg _T„ _1500
= 0,172
°b T 8760

124
2000
= 0,228
~h 8760
s 2500 = 02g5
~2b 8760
s 2760 = 0 3 1 5
-b 8760
Theo công thức (4.25) tính xác suất giảm công suất do sự cố m = 0, 1 ,2 ,...,
10 máy phát:
ose
^Ob = pn = 0,98'° = 0,817
ÇSC 10!
0,02‘d - 0,02)*1 0,167
11(10-1)!
ÇSC 10!
•0,02 2(1 --0,02) = 0,01 5
21(10-2)!
Tính tương tự ta có:
s ;cb =0,001 ; ss4cb =0,000 ... * 0

Các kết quả tính toán như sau:


S sc ose ose oSC ose ÇSC
0b ù lb °2b ữ Jb a 4b a l0b

0,817 0,167 0,015 0,001 «o


Chúng ta xét sự hợp lý khi đặt một tổ mấy dự trữ trong trường hợp hệ thống
không có dự trữ, nghĩa là r = 0. Để thực hiện điểu đó, theo công thức (4.24)
chúng ta xác định các xác suất phát sinh thiếu công suất lb, 2b, và v.v:
e<h _ og CSC 4. e g C sc J. e g CSC . cg CSC
ừ lb - ^ O b ^ l O + l + Olb + o - 1 b ° ( 0 + l + l)b T '3 - 2 b o ( 0 + I + 2)b + + I + J)b

= 0,172 X 0,167 + 0,228 X 0,015 + 0,285 X 0,001 + 0,315 X 0


= 0,0324
çth _ eg esc* , eg esc eg esc
a 2b ~ ^ 0 b ^ ( 0 + 2 + 0)b + o -lb'-, (0 + 2+ I>b ^ ° - 2 b ° ( 0 + 2 + 2)b

= 0,172 X 0,015 + 0,228 X 0,001 + 0 = 0,0028


c ,h _ eg esc
°3b ~ ° 0 b ° ( 0 + 3 + O)b

= 0,172 X 0,001=0,0001 * 0
Theo công thức (4.39) xác định xác suất gây ra thiếu công suất với giá trị b

125
và lớn hơn:
S“b = 0,0324 + 0,0028 + 0 = 0,0352

Chúng ta tính phần bên phải của công thức (4.38):

= 0,6421
8760x600
Bời vì 0,0352 < 0,6421, do đó không đặt tổ máy dự trữ là hợp lý.

4.4. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC MẠNG ĐIỆN
Độ tin cậy cung cấp điện là một trong những yêu cầu chủ yếu của các mạng
và hệ thống điện. Đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của các mạng điện thiết kế
được tiến hành trên cơ sở các đặc trưng kỹ thuật cùa các phần tử trong mạng
điện.
Những đặc trưng kỹ thuật được sứ dụng đê đánh giá độ tin cậy của các
mạng điện và các phẩn tử của chúng là tần suất hỏng hóc (cường độ hòng hóc)
và thời gian xác suất ngừng cung cấp điện. Các đặc trưng này được quy định có
xét đến những yêu cầu của các hộ tiêu thụ nối với mạng điện.
Để tính các đặc trưng của độ tin cậy của mạng điện có hàng loạt các phần
tử song song - nối tiếp, cần thiết lập sơ đồ tính toán độ tin cậy đối với các nút
phụ tải của mạng điện (hình 4.5). Trong sơ đồ có những phần tử chính của mạng
điện: các đường dầy, các máy biến áp, các thanh góp, các máy cắt điện. Đồng
thời khi các phần tử này được mắc nối tiếp trong một nhánh thì hư hỏng một
trong các phần tử đó dẫn đến ngừng các phần tử còn lại, nhưng khi nối song
song các phần tử đó trong các nhánh, hư hỏng một trong các phần tử không ảnh
hưởng đến ngừng các phần tứ khác. Sơ đồ như thế cho phép xác định ảnh hướng
cúa mỗi phần tử đến độ tin cậy của mạng điện nói chung. Các sơ đồ tính độ tin
cậy được thành lập đối với các chế độ làm việc bình thường và sứa chữa của
mạng điện.
Hư hỏng một phần tử nào đó cùa mạng điện có thế dẫn đến sự cố. Ví dụ.
khi hư hòng máy cắt điện có thể xảy ra ngắn mạch trên các thanh góp. Vì vậy
điều này cần được xét đến trong sơ đồ tính độ tin cậy. Trên hình 4.5b, những
phần tử có ký hiệu một dấu phảy cần được tính bằng số lượng cúa các hỏng hóc
có dẫn đến sự cố. Những phần tử có ký hiệu hai dấu pháy được tính bằng số

126
lượng các hỏng hóc không kéo theo sự cố. Số lượng các hỏng hóc không kèm
theo sự cố được xác định bằng hiệu giữa tống số lượng các hỏng hóc và sô
lượng các hỏng hóc dẫn đến sự cố.

Hình 4.5.
a- Sơ đồ mạng điện;
b- Sơ đồ tính độ tin cậy cung cấp điện đối với
hộ tiêu thụ n trong chế độ bình thường;
c- Sơ đồ tính độ tin cậy cung cấp điện đối với
hộ tiêu thụ n khi sửa chữa đường dây 8.

127
Với những đặc trưng kỹ thuật đã biết về độ tin cậy của mỗi một phần tử của
mạng điện trên sơ đồ tính độ tin cậy, có thể xác định các chỉ tiêu tương ứng của
độ tin cậy với mạng điện nói chung và đối với các nút phụ tải theo thứ tự sau.
Khi nối liên tiếp các nhánh (các phần tử) trong sơ đổ độ tin cậy, tần suất
của các hỏng hóc sẽ là:

r '= ¿Ằ k (4.43)
k=\
trong đó:
Ả,k- tần suất hỏng hóc của phần tử k;
n- số lượng các phần tử nối liên tiếp.
Then gian xác suất ngừng sự cố của mạch nối tiếp được xác định theo công thức:

ys" I = l - n ( l - y sck) (4.44)

trong đó ysck là thời gian xác suất ngừng sự cố tính được của phần tử k trong
mạch nối tiếp. Nếu ysck ắ 0,01, có thể sử dụng công thức gần đúng:

Y"c = ẳYsck (4.45)


k=!
Để xác định thời gian của các sửa chữa, người ta thiết lập đồ thị quy ước
với sự chỉ rõ thời gian sửa chữa của mỗi phần tử. Dựa vào đồ thị phụ tải này tính
được thời gian ngừng lớn nhất T,max của mạch nối tiếp trong mỗi năm t. Khi đó
thời gian của các sửa chữa theo kế hoạch:
ymax

r (4.46)
V ' =>
trong đó Tpmax là thời gian cực đại giữa chu kỳ sửa chữa, được chọn đối với các
phẩp tử trong mạch nối tiếp.
Thòi gian xác suất ngừng tổng của mạch nối tiếp:

Ym=Ysn:+Ykh (4.47)
Khi nối song song hai nhánh:

^5S= ^ iYsc2 + ^2YSC| (4.48)

128
Thời gian xác suất ngừng sự cố:

Yss = y[c2 + Ỵ « ì + Ykh2 + yíthi (4.49)


trong đó:
y['c\ và Ykh") - thời gian xác suất ngừng sự cố của nhánh thứ nhất trong
thời gian ngừng sự cố và kế hoạch nhánh thứ hai cúa
mạch;
yS và ỴÍThi ' thời gian xác suất ngừng sự cố nhánh thứ hai trong thời

gian ngừng sự cố và kế hoạch nhánh thứ nhất;


A.) và Aọ- tần suất hỏng của mỗi một nhánh song song, gồm có các phần
tử nối tiếp, được xác định theo công thức (4.43).

Các giá trị trong công thức (4.49) được xác định theo các phưomg trình sau:

,0 ) _ ^1^“2
y;;; = —- = - f - - t | . ( t , - 0 , 5 t | ) - ( i - e
+ /. 1 ) '
Ằ.Ị + Ằt
> (4.50)

Àị +

YÍ*2 = ^ - ■ t 1-(tp 2 -°’5ti)-(1- e' >M) khi t, < tp2


l p2
> (4.51)
YÍch^ = k h it,> tp2

YÍchi = “ V ơ p i -0 ,5 t2) - ( l - e “^ ) khi t2 < t,pỉ


Lpl
1 (4.52)
ĩ £ = 0 , 5 ~ - t ị , . ( l - e - l! ) khil2 >l „

trong đó:
t, và V thời gian trung bình ngừng sự cố của mỗi phần tử trong các
nhánh song song (các công thức trên được áp dụng trong điều
kiện t| < ti);
t , và tp2 được xác định theo công thức (4.46); các giá trị Tpl và TpỊ được
lấy bằng 1 (theo Viện Thiết kế điện CHLB Nga);
Các giá trị tị và t2 được tính theo các cồng thức sau:

1 29
£ t lk( l - e - ;- )
k=1__________
> (4.53)
£ t 2k( l - e - ^ )
_ k=1
t")
- e J

Thực tê cho thấy rằng, tần suất hỏng hóc của các dây dẫn thường lớn hơn
tần suất hỏng hóc của các máy biến áp và các máy cắt. Ngoài ra, thời gian trung
bình ngừng sự cố của các máy biến áp và các máy cắt thường lớn hơn so với các
đường dây. Vì vậy các giá trị của thời gian xác suất ngừng sự cố tính được của
các phần tử là những giá trị thông ước. Song bởi vì trong các trạm những máy
cắt hỏng hóc thường có thể thay bằng những máy cắt khác (các máy cắt vòng),
khi đánh giá độ tin cậy trước hết cần tính các đường dây và các máy biến áp.
Từ các tính toán cũng nhận thấy rằng, sự cố đồng thời hai máy biến áp song
song hay ba đường dây song song, chạy trên các tuyến khác nhau, có thể không
tính khi đánh giá độ tin cậy.
Bởi vì các đường dây truyền tải điện là các phần tử tin cậy nhỏ nhất, trong
các tính toán sơ bộ cho phép tiến hành đánh giá độ tin cậy cung cấp điện theo
các sơ đồ chỉ có các đường dây của mạng điện (hình 4.6).

Hình 4.6. a- Sơ đồ mạng điện; b- Sơ đồ tính độ tin cậy cung cấp điện;
c- Sơ đồ biến đổi.

4.5. TH IỆT HẠI DO NGỪNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO CÁC HỘ


TIÊU THỤ
Khi thiết kế các mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ loại II và III, các
sơ đồ cung cấp điện thông thường được lựa chọn trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ

130
thuật về các chi phí qụy đổi, trong đó có thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp
điện.
Sau đây chúng ta xét phương pháp xác định thiệt hại kinh tế trong các tính
toán thiết kế đang được sử dụng ở CHLB Nga. Tống thiệt hại kinh tế hàng năm
do ngừng cung cấp điện cho cáe hộ tiêu thụ được xác định theo công thức:
H = Hsc + Hkh + Hc (4.54)
trong đó:
Hsc- thiệt hại kinh tế do ngừng cung cấp điện vì sự cố;
Hkh- thiệt hại do ngừng cung cấp điện theo kế hoạch;
Hc- các chi phí liên quan đến sửa chữa sự cố thiết bị trong hệ thống.
Thiệt hại do ngừng sự cố phần tử k bất kỳ của mạng điện, tính trong hệ đơn
vị tương đối, được xác định theo công thức:
H*k = c l ,e.p0.ysck.k,.kn (4.55)
trong đó:
Ysck- thời gian xác suất tính được của phần tử k khi ngừng sự cố, được
xác định theo công thức (4.5);
p - phần cực đại trùng nhau của các phụ tải của các hộ tiêu thụ Pmix,
trong đó xuất hiện thiệt hại do cực đại trùng nhau của các phụ tải
của mạng điện P0 = Pmax/ Pmaxc;
kt, k - các mật độ của đồ thị ngày và tháng của phụ tải, được lấy theo
bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đặc trưng của các đồ thị phụ tải

Mật độ của các đổ thị phụ tải


Các hộ tiêu thụ
tháng, k, ngày, k„

Sinh hoạt dân dụng và nông nghiệp 0,95 0,56


Công nghiệp:

- Nhẹ, dệt, chế tạo máy 0,90 0,70


- Tất cả các ngành còn lại 0,97 0,95
- Hỗn hợp 0,95 0,70 -ỉ- 0,80
Giá trị trung bình của suất thiệt hại trong hệ đơn vị tương đối bằng:

C c = -T^-ÈgiC osc, (4.56)


'-''omax i=i
trong đó:
Comax- giá trị cực đại của suất thiệt hại khi sự cố;
Cosci- suất thiệt hại của hộ tiêu thụ i;
g j- phần phụ tải của hộ tiêu thụ i từ phụ tải tổng của các hộ tiêu thụ s.

Hệ sô 8 đặc trưng sự hạn chế của các hộ tiêu thụ khi cắt sự cố phần tử k của
mạng điện. Hệ sô s được xác định theo kết quả tính toán của mạng điện có xét
đến quá tải cho phép của đường dây và các máy biến áp:

8 = -^SSL. (4.57)
pmax
,

trong đó Pcal là công suất bị cắt khi sự cố.


Khi ngừng hoàn toàn cung cấp điện 8 = 1 ; còn khi có dự phòng đầy đủ 8 = 0.
Nếu mạng điện cung cấp cho các hộ tiêu thụ, gồm có n phần tử nối tiếp,
xác suất thiệt hại bằng:

HIcm = 1 - ¿ (1 - H‘ck) (4.58)

Thiệt hại tính ở hệ đơn vị tuyệt đối có giá trị:


H L = Comax.Pmaxc. H L, .8760 (4.59)

Thiệt hại do ngừng cung cấp điện theo kế hoạch khi các phần tử nối tiếp
được xác định theo công thức:

Hkhm = Q)kh-e-d-Po-krkn
H |(hnt = 8760.C0max.Pmaxc. Hkhnl (4.60)

Giá trị Cokh được xác định theo công thức (4.5Ộ).
Hệ số d tính đến khả năng tiến hành đồng thời các sửa chữa theo kế hoạch
của các xí nghiệp công nghiệp và của mạng điện. Giá trị của nó hiện nay không
xác định. Vì vậy thiệt hại do ngừng kế hoạch chỉ cần tính trong các trường hợp
khi hệ số d được xác định.

132
Khi nối song song hai nhánh, và trong các nhánh có các phần tử nối tiếp
thiệt hại do ngừng sự cố bằng:

H « =Po-kt.k n. { C scl.[e ,.y sc, + (1 -£ ,)■ ( Y ỉc2 + Ykh2 )] +

+ C Sc2-[£2-Ysc2 + ( 1 - S2)-C YÍ.cl’ + Ykh! )1 ỉ (4.61)


trong đó:
£| và e2- hệ số hạn chế của phụ tải cua các hộ tiêu thụ khi cắt các phần
tử của các nhánh thứ nhất và thứ hai tương ứng;
Ysci v à Ysc2~ thời gian xác suất ngừng sự cố của nhánh thứ nhất và thứ hai
tương ứng, được xác định theo công thức (4.44).
Các giá trị y(s[2, ykh2, y^|\ Y^! được xác định theo các công thức (4.50) -
(4.52).
Thiệt hại ở hệ đơn vị tuyệt đối được xác định theo công thức (4.59) khi thay H's,.
Các chi phí trong hệ thống điện, liên quan đến sửa chữa thiết bị hư hóng,
được xác định theo công thức:

Hc = Ề Cpk-Mk( I - e - ,-t ) (4.62)


k=I

trong đó:
h- số loại thiết bị;
Cpk- suất chi phí về sửa chữa loại k của thiết bị;
Mk- số thiết bị cùng loại.
Nếu thời gian tính toán T, lớn hơn một năm thì giá trị trung bình cua thiệt
hại, quy đổi về năm đầu của thời kỳ tính toán, được xác định theo công thức:

H - 1 y H sc,
(4.63)
Tt - l tf 2(l + a J '- '

trong đó Hsct là tổng thiệt hại trong năm t.


Những giá trị số của các đại lượng cần thiết để tính các thiệt hại cho trong
các tài liệu tra cứu.

Ví dụ 4.2
Xác định các chỉ tiêu độ tin cậy của sơ đồ mạng điện 110 kV (hình 4.7) và
suất thiệt hại do ngừng cung cấp điện vì sự cố đối với các hộ tiêu thụ n , và EU.

133
Khả năng tải Pnc của các đường dây 4 vạ 5 bị hạn chế bằng các giá trị tượng
ứng 50 MW và 40 MW. Suất hỏng hóc của các đường dây Ấ' - 1,22x l/(năm. 100
krp), thờị gian ngừng sự cố t = 0,502.10-2 1/năm.
Các đường dây 1, 2, 3 đặt trên các cột bêtông cốt thép, các đường dây 4 , 5,
ổ đặt trên các cột thép.
Thời gian ngừng để sửa chữa lớn đối với các đường dây 1 - 6 là tkp =
27,4.10 3 1/năm. Thời gian ngừng để sửavchữa thường kỳ đối với các đường dây
/ - 3 là ttp = 3,2.10 3 1/năm; đối với các đường dây 4 - 6 thi ttp = 1,48.10~3
1/năm. Sửa chữa lớn được tiến hành một lần trong 6 năm, sửa chữa thường kỳ
được thực hiện một lần trong nám. Giá thành sửa chữa 0,5.103 rup/hỏng hóc.
Suất thiệt hại ở các hộ tiêu thụ Coscl = 1,37 rup/kW.h, C osc-, = 0,85 rup/kW.h.
Chiều dài của đoạn đường dây (km) và công suất của các phụ tải n , và n 2
(MW) cho trên hình (4.7) [4],

J}z
ĨOMBr

a)

g) - H ^ H D — ©

Hinh 4.7. Sơ đô mang diên (a), sơ đổ đơn giản tính đô tin cậy
cung cấp điện (b) và các sơ đô bién dổi (c H- g)
Gicỉi:

Xác định tần suất hỏng hóc đối với mỗi đường dây theo công thức (4.7)
nghĩa là:

Tần suất hỏng hóc đối với đường dây ỉ có giá trị:

\ = y . Ả - = 122 X — =0,122
100 100
Tưcrng tự, ta nhận được tần suất hỏng hóc của các đường dây còn lại:
x 2= 0,305 ; *.3 = 0,549 ; *.4 = 0,244 ;
*.5 = 0,366 ; Â6 = 0,061 .
Thời gian xác suất ngừng sự cố của mỗi đường dây được xác định theo
công thức (4.5):
ySck = tk-0 - e " ' 1 )

Thời gian xác suất ngừng sự cố của đường dây l bằng:


yscl =0,502.10“2.(1 - e " 0l22) = 0,06.10“3
Sau khi tính đối với các đường dây khác, chúng ta có:
Ysc2 = 0,13.10~3 ; Ysc3 = 0,21.10”3 ; ysc4 = 0,11.10"3 ;
Ysc, = 0.16.10-3 : Y,cft = 0.03.10-’
Tính các thông số độ tin cậy cúa mạch nối tiếp 1 - 2 (hình 4.8a):
Theo công thức (4.43), ta tính tần suất hỏng hóc của mạch nổi tiếp I - 2:
A.7 = à i2 = ằ , + Ằ2 = 0,122 + 0,305 = 0,427
Thời gian xác suất ngừng sự cố của mạch được xác định theo công thức
(4.44):

y,.2« = 1 - 0 - y Sci)-0 -y.sc2>


= 1 - 0 - 0,06.10-3) X (1 -0,13.10 3) = 0,19.10 1
Từ công thức (4.46) tính được thời gian cúa các sứa chữa kê hoạch cùa
mạch nối tiếp ì - 2:

135
----- 6 = 7,23.10 3

Thời gian xác suất ngừng tổng của mạch 1 - 2 có giá trị:

77 — y 1.2 — Yl.2sc + 71,2kh


= (0,19 + 7,23). 10“3 = 7,42.10-3
Chúng ta xét các mạch song song (hình 4.8b, c):
Theo công thức (4.48) ta xác định được tần suất hỏng hóc của mạch 7 - 3 :

Ys = 77.3 = Y7-Ysc3 + Y3-Y.C7

= 0,427 X 0,21.10 '3 + 0,549 X 0,19.10“3 = 0 ^ 14.10 '3


Thòi gian xác suất ngừng sự cố của mạch 7 - 3 được xác định theo công
thức (4.48). Để thực hiện điều đó cần tính sơ bộ thời gian truns bình ngừng sự
cố và thời gian sửa chữa kế hoạch của mỗi một trong các nhánh.
Theo công thức (4.55), ta tính thời gian trung bình ngừng sự cố của mỗi
một trong các nhánh song song. Đối với nhánh 7:
0,502.10~2.(1 - e-0'122) + 0,502.(1 - e“0-305
= 0,55.10~3
( l - e - 0-427 )
t3 = 0,502.10 2
Thời gian các sửa chữa kế hoạch được xác định theo công thức (4.46):
p7 — 7 \.2kh —"7,23.10

_ 27,4.10~3 + 5x3,2.10~3
:P3 - 6 = 7,23.10~3

Từ các công thức (4.50) - (4.52), ta xác định được các thành phần trong
biểu thức (4.49) khi t3 < t7, t3 < tp7 và t7 < tp3:
(3, _ 0,549x0,427
X 0,502.10 3 X (0,55.10~3 - 0,5 X 0,502.10~3) X
7“ " 0,549 + 0,427
x ( Ị _ e + 0 .5 4 9 + 0.427)-
') = 0,0224.10‘ 6
0,549x0,427 “ (0.549 + 0.427)
7 sc3 = 0,5 X X (0,502.10~3)2 X (1 - e ')
0,549 + 0,427

= 0,0188.10~6

136
y ^7 = 0,502. IO' 3 X (7,23.10 3 - 0,5 X 0,502.10'3) X (1 - e_0'S49)
= 1,47.10'6
y%l = 0,55.10“3 X (7,23.10~3 - 0,5 X 0,55. IO“3) X (1 - e^0-427)

= 1,34.10^6

Như vậy theo công thức (4.44) ta có:


y gse = y 7 , sc = (0,0244 + 0,0188 + 1,47 + 1,34).10“6 = 2,85.10"fi0“6
Đối với các sửa chữa theo kế hoạch y8kh = 0, bởi vì sửa chữa đổng thời các
mạch / - 2 và .? sẽ không được thực hiện.
Đối với mạch nối tiếp 8 - 4 (hình 4.8d, e), ta có:
= Ằ.84 = 0,214.10'3 + 0,244 » 0,244
Ầ9sc = ^8.4sc = 2,8510"6 + 0,11.10"3 = 0,113.10~3
, _7 _ (27,4 + 5x 1,48). 10-3 ,
^9kh - A 4kh - 7 - J ,Ö .I U

Khi cộng song song các mạch 9 - 5 ta nhận được:


A.,0 = Xgj = 0,244 x 0,16.10~3 + 0,336 X 5,91. HT3 = 2,03.10“3
. _ 2,87.10“6 + 0,11.10”3 in-3
lọ - -0,458 —8,1)5. IU
1~e
t5 = 0,502.10~3
lp9 = Ip4 = 0,502.10”3
tp5 = 5,8.10”3
Theo các công thức (4.50) - (4.52), khi t5 < t9, t, > tp9, t9 > tp5, ta có:
y (5 > = 0,366 X 0,458 x 0 502 10“3 X
sc9 0,366 + 0,458
X (8,05.10-3 - 0,5 X 0,502.10~3) X (1 - c-<0-3“ +0-4ss>) = 0,445.10“6
..,9) 0,366x0,458 X (0 ,5 0 2 .1 0 3) 2 X ( 1 - e - (0-366 + 0 -4 5 8 >)
^sc 0,366 + 0,458

= 0,014.10 6
Yth9 = 0,5 X (0,502.10~3)2 X (1 - e-0-366) = 0,039.10~6

137
Y(kh5 = 0,5 X (5 ,8 .10'-y X (1 - e °-458) = 6,22.10 6

Do đó:
Ỵ|0 = y95 = (0,445 + 0,014 + 0,039 + 6,22). 10'6
= 6.7Ị.10 6
Ẹ)ối với sơ đổ cuối cùng (hình 4.8g) ta nhận được:
A.,0,6 = 2,03.10“3 + 0,061 =0,0631
Yio.&c = 0,00671.10“-’ + 0,03.10'3 = 0,03671.10“-’
(27,4 + 5x1,48). 10“
Y lO .ék h — ^-6kh - = 5,8.10“

7,0,6 * (0,03671 + 5,8), 10'3 » 5.84.10“3


Thời gian xác suất ngừng cung cấp điện đối với hộ tiêu thụ II-,:
h2 = yl06 X 8760
= 5,84.10“3 X 8760 = 51,2 h/năm.
Xác định thiệt hại do ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ Ĩ I ị v à n , vì
sự cố, gây ra khi cắt các đường dây 4 ,5 ,6 . Các phần phụ tải của các hộ tiêu thụ
n , và n 2 từ phụ tải tổng bằng:
40 20
gi = = 0,67 ; g2 = = 0,33
40 + 20 40 + 20
Theo công thức (4.51), giá trị trung bình của suất thiệt hại ở hệ đơn vị
tương đối bằng:

c ; sc5 = c ; sc4 = — X (0,67 X 1,37 + 0,33 X 0,85) = 0,88

0,85
c 0sc6 = 1
0.85

Tính những thiệt hại do ngừng sư cô' cùa mỗi đường dây theo công thức
(4.20) khi p„ = 1, k, = 0,95, k, = 0 75:
H,,4 = 0,88 X 0.5 X 1 X 0.1 1.10 ‘ X0.95 X 0.75 = 0.034.10

H „ = 0.88 X 0.33 X I X 0.16.10 ' X 0,95 X 0.75 =0,033 10

H . - 1 - I * I » U.03.10 3 X 0,y5 . 0.75 = 0,021.10 '

«^
Suất thiệt hại do cật điện các mạch song song 4 - 5 tính theo công thức
(4=61):
Hs*p4 5 = 1 X 0,95 X 0,75 X {0,88 X [0,33 X 0,16.10 '3 + (1 - 0,33) X

X (0,445 + 0,Q39).10"6ị + 0,88 X [0,5 X 0, Ị Ị3.1Q 3 é-


+ (1 - 0,5) X (0,028 + 6,22). 10~6] Ị
= 0,07.10 3
Tính thiệt hại ở hệ đơn vị có tên theo công thức (4.59):
Hss4 ,= 1,37 X 60.103 X 0,Q7.1Q 3 X 8760 = 50,4.1 ọ3 rup/năn)
Hsc6 = 0,85 X 20. ỉ o3 X 0,021.10”3 X 8760 = 3,1.1 o3 rup/nặm
Những chi phí trong hộ thống theo công thức (4.62) đốỉ với đường dây 1 - 6
bằng:
Hc = 0,5.103 X 6 X [(1 - e~0'122) + (1 - e-0-305) + ( 1 - e~n-549) +
+ (1 - e“0-244) + ( 1 - e 0 366) + (1 - e“0-00')]
= 4,2.103 rup/nãm.
Tổng thiệt hại bằng:
Hsc = Hss4 <5+ Hscfi + Hc
= 50,4.103 + 3,1.103 + 4,2.103
= 57,7.103 rup/năm.

I 3w
Chương Năm

TÍNH KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐE c h ọ n p h ư ơ n g á n


TỐI ƯU CỦA CÁC MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN

5.1. CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU


Phương ári tối ưu được xác định trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các
phương án đã lựa chọn theo các chỉ tiêu sơ bộ. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
chủ yếu và các công thức cần thiết để xác định chúng được trình bày trong
Chương Ba. Có thể đơn giản hoá trong khi tính các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đối
với các phương án so sánh của mạng điện thiết kế. Phương pháp xác định các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu các phương án so sánh của các mạng điện
được giới thiệu trong các phần tiếp theo.
Từ các phương án so sánh cần chọn phương án có vốn đầu tư nhỏ nhất và
chi phí vận hành hàng năm thấp nhất. Nếu phương án như thế không có trong số
các phương án so sánh, khi đó để chọn phương án tối ưu cần sử dụng các chi phí
quy đổi hàng năm.
Khi so sánh các chi phí quy đổi của các phương án cần chú ý đến sự tồn tại
của một vùng, được gây ra bởi sự khác nhau của các chi phí quy đổi, trong giới
hạn của vùng đó các phương án so sánh được cho là bằng nhau về kinh tế. Các
phương án so sánh được xem như bằng nhau về kinh tế khi sự khác nhau về chi
phí quy đổi bằng ±5%.
Trong các giới hạn kinh tế bằng nhau chọn phương án tối ưu được tiến hành
trên cơ sở đánh giá bổ sung của kỹ sư về chất lượng của các phương án, không
có thể tính trong công thức của giá thành. Đó là tính linh hoạt trong vận hành,
khả năng phát triển trong tương lai, khả năng cung cấp thiết bị v.v.

5.2. XÁC ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ XÂY DỤNG MẠNG ĐIỆN

Nếu các phương án so sánh của mạng điện khác nhau vế sơ đồ, cũng như về
điện áp định mức, thì vốn đầu tư gồm có những thành phẩn sau: giá thành của

140
các đường dây trong mạng điện; giá thành của các trạm, trong đó có giá thănh
của các máy biến áp, các tủ máy cắt, các dao cách ly và các dao ngắn mạch; giá
thành của các thiết bị điểu chỉnh điện áp. Trong trường hợp này tổng vốn đầu tư
của mỗi phương án được xác định theo công thức sau:
K = Kđ + Kt (5.1)
trong đó:
Kđ - tổng vốn đầu tư về đường dây trong mạng điện;
Kt - tổng vốn đầu tư vể các trạm biến áp.
Trong trường hợp các phương án so sánh có cùng điện áp định mức, có thể
không cần tính giá thành của các máy biến áp trong các trạm hạ áp. Do đó tổng
vốn đầu tư của mỗi phương án so sánh được xác định theo công thức:
K = Kd (5.2)
trong đó Kd là tổng vốn đầu tư để xây dựng đường dây của mạng điện.
Để đơn giản so sánh các phương án có thể tiến hành chỉ đối với những
phần tử khác nhau của các sơ đồ mạng điện. Những phần tử chung của các sơ đồ
có thể không cần so sánh. Ví dụ, trong các phương án có số lượng giống nhau
của các đường dây đi ra từ các trạm có cùng điện áp định mức, nói chung cho
phép không tính giá thành của các trạm này khi so sánh các phương án.
Như vậy chi phí cho các phần tử giống nhau có thể không cần xác định.
Xác định vốn đầu tư để xây dựng các mạng điện và các trạm được tiến hành
bằng phương pháp lập dự toán. Trong dự toán thống kê giá thành của thiết bị và
tất cả các chi phí về xây dựng và lắp đặt, cần thiết để xây dựng mạng điện.
Song lập bảng dự toán - tài chính đối với hàng loạt các phương án so sánh
của mạng điện đòi hỏi rất nhiều thòi gian. Vì vậy khi so sánh kinh tế - kỹ thuật
một số phương án cùa mạng điện hay của các đưòng dây truyền tải, các vốn đầu
tư được xác định theo các chỉ tiêu quan trọng của giá thành, chúng cho biết giá
trị toàn bộ của các vốn đầu tư cho một kilômét đường dây, cho một trạm biến
ap, cho một tủ máy cắt điện v.v. Tổng các vốn đầu tư được xác dịnh bằng cách
nhân chỉ tiêu quan trọng của giá thành với số lượng đơn vị xây dựng (ví dụ, giá
thành của 1 km đường dây nhân với chiểu dài của đường dây xây dựng). Đổng
then chiều dái thực củá đường dây không thẳng của tuyến được lấy lớn hơn
chiều dài đo theo đường thẳng là 10%.

141
5.3. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VẬN HÀNH HÀNG NÃM CỦA MẠNG
VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN
Các chi phí vận hành hàng năm của mạng điện gồm có:
1. Khấu hao về hao mòn các thiết bị của các đường dây truyền tải, của các
trạm biến áp và của những phần tử khác trong mạng điện;
2. Các chi phí về sửa chữa và phục vụ các đường dây truyền tải, của các
trạm và của những phần tử khác của các mạng điện;
3. Chi phí vế tổn thất điện năng trong các mạng điện.
Những thành phần kể trên và các chi phí vận hành hàng năm của các mạng
điện được xác định trên cơ sở phương pháp, các công thức và các số liệu đã nói
trong mục 3.5.
Nếu các phương án so sánh của mạng điện khác nhau vẻ sơ đồ và điện áp
định mức, đồng thời tổng các vốn đầu tư được xác định theo công thức (5.1), thì
chi phí vận hành hàng năm của mỗi phương án được tính theo công thức:
Y = avhđKđ + a^, K, + AA.C (5.3)
trong đó:
avhd - khấu hao hàng năm về hao mòn và phục vụ đối với các đường dây
trong mạng điện, %;
avht - khấu hao hàng năm về hao mòn và phục vụ đối với các thiết bị
trong trạm biến áp, %;
AA - tổng tổn thất điện năng trong mạng điện;
c - giá thành 1 kw.h điện năng tổn thất.
Tổng tổn thất điện năng ttồng mạng điện được xác định theo công thức:
AA = AAd + AAb (i.4)
trỡng đố;
AAđ - tổng tổn thất điện năng trến các đường đấy trong mạng điện;
AÀb - tổng tổn thất điện năng trong các trạm biến áp.
Khi các phương án so sánh có cùng điện áp định mức và các vốn đầu tư
được xác định theo công thức (5.2) thì các chi phí vận hành hàng nặm của mạng
điện được xác định theo công thức:

142
Y = avhđ Kđ + AAd.c (5.5)
trong đó AAd là tổng tổn thất điện năng trên các đường dây của mạng điện.

5.4. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ QUY Đ ổ i HÀNG NĂM CỦA CÁC MẠNG
VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN

Nếu giữa các phương án so sánh có một phương án có các chi phí vận hành
hàng năm nhỏ nhất, nhưng vốn đầu tư lớn, để chọn phương án tối ưu hợp lý nhất
là sử dụng phương pháp các chi phí quy đổi đã trình bày trong mục 3.6.
Trong từng trường hợp cụ thể, để xác định các chi phí quy đổi cần sử dụng
các số liệu ban đầu phù hợp với vùng kinh tế - năng lượng, thời gian tiến hành
thiết kế mạng và hệ thống điện. Khi xác định các vốn đầu tư, các chi phí vận
hành hàng nãm và các chi phí quy đổi của các phương án so sánh cần xét các
phương tiện kỹ thuật đặc biệt được sử dụng để điều chỉnh điện áp.
Nếu tổn thất điện áp trên các đường dây truyền tải trong chế độ vận hành
bình thường không vượt quá 8%, còn trong chế độ sau sự cố không vượt quá 12
13%, thì không cần xét các phương tiện kỹ thuật điều chỉnh điện áp. Trong
trường hợp các tổn thất điện áp lớn hơn các giá trị đó, cần dự kiến các phương
tiện điều chỉnh điện áp. Để so sánh kinh tế - kỹ thuật có thể sử dụng các máy
máy biến áp điểu chỉnh điện áp dưới tải.
Khi so sánh kinh tế, chúng ta thường giả thiết rằng các phương án so sánh
có cùng độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện áp, khi đó các chi phí quy
đổi được xác định theo công thức sau:
Z = alc K + Y (5.6)
trong đó:
a, - hệ sô' định mức hiệu quả so sánh của các vốn đầu tư;
K - tổng các vốn đầu tư về mạng điện;
Y - tổng các chi phí vận hành hàng năm.
Nếu các phương án so sánh khác nhau về điện áp định mức thì các vốn đầu
tư K được xác định theo công thức (5.1), còn các chi phí vận hành Y được tính
theo công thức (5.3). Trường hợp tất cả các phương án có cùng điện áp định
mức thì các vốn đầu tư K được tính theo công thức (5.2), còn các chi phí vận
hành Y được xác định theo công thức (5.5).

143
Nếu các phương ẩn so sánh có độ tin cậy cung cấp điện khác nhau, khi đó
cần tính đến thiệt hại kinh tế có thể xảy ra do ngừng cung cấp điện cho các hộ
tiêu thụ. Trong trường họp này các chi phí quy đổi hàng năm được xác định theo
công thức (3.67) đã được giới thiệu trong chương Ba.

5.5. D ự TOÁN CÔNG TRÌNH

Giá thành xây dựng công trình được xác định bằng dự toán của nó. Dự toán
là giới hạn các chi phí để xây dựng một hạng mục hay toàn bộ công trình (ví dụ,
các đường dây truyền tải điện năng, các trạm biến áp, các mạng điện...). Dự
toán là tài liệu kinh tế cơ sở, dặc trưng của công trình. Không có dự toán thiết
kế công trình kỹ thuật đựợc xem như là chưa hoàn thành và không được phê
duyệt.
Dự toán cần chỉ rõ tất cả những chi phí về lao động, vật tư và các chi phí
khác cần thiết để thực hiện công trình. Dự toán là tài liệu ban đầu để lập kế
hoạch công trình; là cơ sở để cấp phát vốn và thạnh toán trong xây dựng; là tài
liệu cơ sở để ký các họp đổng với các đợn vị xây lắp nhận thầu và các đơn vị
cung cấp thiết bị.
Dự toán có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chung và riêng của công trình. Dự
toán là văn bản cần thiết để tổ chức tính toán, kiểm tra và phân tích hoạt động
kinh tế của các đơn vị xây - lắp, cũng như hoạt động của các chủ thầu xây dựng.
Dự toán đặc trưng mức độ kinh tế - kỹ thuật của các giải pháp thiết kế.
Dự toán thường có dự toán các hạng mục của công trình và dự toán tổng
hợp. Giá thành toàn bộ của công trình về thiết kế kỹ thuật hay thiết kế thi công
được xác định trong dự toán tổng hợp.
Trong phần cuối của dự toán cần xét đến dự phòng về các công việc và các
chị phí không có thể dụ đoán trước được. Nếu thiết kế kỹ thuật có hai giai đoạn
thì chi phí dự phòng thường dự kiến khoảng 10% tổng các chi phí. Trường hợp
thỉết kế kỹ thuật có một giai đoạn, chi phí dự phòng được dự kiến khoảng 5%
tổng các chí phí.
Trong nhiều trường hợp, ngoài dự toán tổng họp, Cần lập thêm cả bảng tổng
hẹp các chi phí.

144
Đơn giá xây dựng cơ bản về đường dây tải điện, về lắp đặt trạm biến áp và
các thiết bị điện, cũng như các chi phí khác được lấy theo quy định của Bộ Công
nghiệp và của các địa phương trong thời gian tiến hành thiết kế.
Thông thường các dự toán không cần phải lập trong các thiết kế môn học
và tốt nghiệp về “Mạng và hộ thống điện”.

145
Chương Sáu

TÍNH CẤC CHẾ Đ ộ LÀM VIỆC ĐẶC TRƯNG


CỦA CÁC MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN

6.1. S ơ ĐỒ THAY THẾ VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA MẠNG ĐIỆN


Chế độ phụ tải lớn nhất, chế độ phụ tải nhỏ nhất và chế độ sự cố là những
chế độ đặc trưng của các mạng và hệ thống điện.
Chế độ làm việc của các mạng và hệ thống điện đặc trưng bằng các thông
số chế độ của chúng: các dòng công suất, các tổn thất công suất, điện áp ở các
nút...
Mục đích tính chế độ của mạng và hệ thống điện là xác định các thông số
chế độ của chúng, nghĩa là tính các dòng công suất tác dụng và phản kháng trên
các phần tử của mạng điện, tính các tổn thất công suất tác dụng và phản kháng
trong mạng điện, xác định điện áp tại các nút trong mạng điện cũng như trên
các thanh góp của các trạm tiêu thụ điện trong các chế độ vận hành bình thường
khi phụ tải cực đại và cực tiểu, và trong chế độ sau sự cố khi phụ tải cực đại.
Tính các chế độ của mạng và hệ thống điện được thực hiện trên các sơ đồ
thay thế (mô hình) của chúng.
Trong sơ đồ thay thế của mạng điện áp cao (U = 110 -ĩ- 220 kV), các đường
dây được thay thế bằng sơ đồ hình n , trong đó tổng trở Z (Z = R + jX) đặt tập
trung ở giữa, còn tổng dẫn Y (Y = jB) được chia thành hai phần bằng nhau và
đặt ở hai đầu đường dây. Đối với các đường dây trung áp (U < 35 kV) được thay
thế bằng tổng trở z . Các máy biến áp được thay thế bằng sơ đồ hình r. Vì vậy
để lập sơ đồ thay thế của mạng và hệ thống điện cần xác định điện trở tác dụng
R, điện kháng X và điện dẫn phản kháng B của mỗi đường dây trong mạng điện.
Đối với các máy biến áp cần tính tổng trở Zb (Zb = Rb + jXb) và tổng dẫn Ỳb (Ỳb
= Gb - jBị,). Thông thường đối với các mạng có điện áp Ư < 220 kV, tổng dẫn
Yb của các máy biến áp được thay thế bằng tổn thất công suất trong lõi thép của
máy biến áp hay tổn thất không tải AS0 (AS0 = AP0 + jAQ0).

146
Xác định các thông sô' của đường dây và của máy biến áp được tiến hành
theo các công thức trong các sách giáo khoa vể môn học “Mạng lưới điện”.
Để thuận tiện khi tính, các thông số của đường dây và của máy biến áp
được tổng hợp trong các bảng. Trong phần thuyết minh thiết kế cần chỉ rõ
phương pháp xác định các thông số của mỗi đoạn đường dây, của mỗi máy biến
áp, và tất cả các tính toán tương tự còn lại được tổng hợp trong các bảng.
Trong một số trường hợp, mạng điện thiết kế có thể có các đoạn đường dây
điện áp khác nhau. Khi đó có thể tính các thông sô' chế độ theo phương pháp
quy đổi tổng trở của tất cả các đoạn đường dây và của các máy biến áp vể một
cấp điện áp cơ sở theo công thức:
u„ u„ V
Rqd = R xqđ= X
V^đm J
Đối với các mạng và hệ thống điện phức tạp, tính các thông sô' chế độ có thể
thực hiện theo các phương pháp được giới thiệu trong sách “Mạng lưới điện” [2],

6.2. TÍNH THÔNG s ố CHẾ ĐỘ CỦA CÁC MẠNG ĐIỆN ĐƠN GIẢN
6.2.1. Mạng điện hở
6.2. U . Xác định dồng công suất trong các mạng điện hở
Trong thiết kế cũng như trong vận hành, thông thường điện áp của các nút
nguồn cung cấp đã biết. Vì vậy tính thông sô' chế độ của mạng điện đơn giản có
thể tiến hành theo phương pháp gần đúng sau đây.
Trước hết chúng ta lấy điện áp ở tất cả các nút trong mạng điện bằng điện
áp định mức của nó ( U| = u đm) và tiến hành tính các dòng công suất, các tổn
thất công suất trong các phần tử của mạng điện.
Đối với sơ đổ tính toán của mạng điện ở hình 6.1b, quá trình tính toán được
thực hiện như sau.
Tổn thất công suất trong tổng trở của máy biến áp B2 được xác định theo
công thức:

AS,b2 ■ APb2 + jAQb2 = ^ Ì ^ - R b2 + j i - ^ i x


'-Mm

147
S ,=P,+jQ i S2=P2 + jQ2

Dòng công suất trước tổng trở Zb2 CÓ giá trị:

Sb 2 = P b 2 + j Q b 2 = (F *2 + A P b2) + K Q 2 + A Q b 2)

Dòng công suất vào cuộn dây cao áp của máy biến áp B2 bằng:

S C2 = f*c2 + j Q c 2 = (f*b2 + AP02) + j ( Q b 2 + AQ02)


Công suất điện dung ở cuối đường dây Đn bằng:

Q .* = u aV Bj

Dòng công suất sau tổng trở Z2 cố giá trị:


S2 = P" + jQ2 = Pc2 + jQc2 - jQc2c = Pc2 + j(Qc2 ~ Q c 2 c )
Các tổn thất công suất trên đoạn 2 bằng:

^ . ¿ I+ J^ s 2 Ị i í 8 £ < R l+ j x 1>
Uắm
Đòng công suất trước tổng trởZ2 được xác định như sau:
s ; = p2 + jQ; = (P2 + AP2) + j(Qĩ + a q 2)

148
Công suất điện dung ở đầu đường dây Đ-y bằng:

Các tổn thất công suất trong tổng trở của máy biến áp Bị có giá trị:

AS(,| = APbl + jAQbl = 1 (Rb, + jXbl)


Ư đm

Dòng công suất trước tổng trở ZbI bằng:


Sbi = Pb. + jQb! =(P. + APbI) + j(Q, + AQbl)

Dòng công suất chạy vào cuộn dây cao áp của máy biến áp Bị được xác
định theo biểu thức:
s „ = P C| + j Q c l = ( P bl + A P 0 I ) + j ( Q bl + A Q o i )

Công suất điện dung ở cuối đường dây £>| có giá trị:

4 „ = u ịâ .

Dòng công suất sau tổng trởz, bằng:


s ; = p ; + j Q ĩ = s ' - j Q c2đ + s cl — j Q c i c » ( P í + P c . ) + K Q 2 - Q « 2 đ - Q c . c + Q c l )

Các tổn thất công suất trong tổng trở Zj có gíá trị:

AS| = AP, + ÌAQ, = — + jXị)

Dòng công suất trước tổhg trở Z| được xác định theo cồng thức:
S;=P/+jQ;=(P,'+APl) + j(QĨ + AQ,)
Công silất điện dung ở đầu đường dây £)| bằng:

o
V c l đ -= Ư2 _—
u đm 2

Dòng công suất từ nút A chạy vào mạng điện có giá trị:
s A = P A + jQ A = p ;+ j(Q ;-Q c .đ )

Kết quả tính các dòng công suất đối với mỗi chế độ của mạng điện được
ghi trên sơ đồ tính toán của nó.

149
6 .2 .1 .2 . T ín h đ iệ n á p c á c n ú t t t o n g m ạ n g đ iệ n

Điện áp ở các nút trong mạng điện được xác định trên cơ sở điện áp của nút
nguồn đã biết và sự phân bố chính xác các dòng công suất trong mạng điện.
Đối với sơ đồ tính toán (hình 6. lb), tính các điện áp nứt trong mạng điện
được tiến hành như sau:
Các thành phần dọc và ngang của điện áp giáng trên đường dây £>, được
xác định theo công thức:
u , AU|i = Ỉ Í Ĩ l Ị Q £ ,
u, UA

Điện áp trên thanh góp điện áp cao của trạm 1 bằng:


ủ = u p ;r .+ q '.x , ¡ p /x . - q ĩ r . _ u ;-ju ĩ
' A UA ƯA
Môđun của điện áp U| bằng:

u ,= V(U',)2 +(U Ĩ)2

Điện áp giáng trong máy biến áp Bị được tính theo biểu thức:

0, ú,
Điện áp trên thanh góp điện áp hạ của trạm / , quy đổi vể phía điện áp cao
có giá trị:
T*J _ ù P,R.M+.Q1X bl. • p ,x bl - Q |R b| _ ...»
Ulq“ Ul ---------- Ịị----------- J-------- ----------- - Ulq - J u iq

Môđun của điện áp u ,q có giá trị:

U |,= A/(U V J + <U ĩq)í


Điện áp trên thanh góp điện áp cao của trạm 2 bằng:
... •. P Ị R ^ Q p í; ; p: x , q .r . ;i,.
U í- U' --------- > - (, - = u i " j u ;

Môđun củà điện áp Ư2 bằng:

u 2= y/(ư2)2 +( UỊ ) 2

150
Điện áp trên thanh góp điện áp hạ của trạm 2, quy đổi về phía điện áp cao
có giá trị:
P 2^ b2+ Q2^b2 ■ ^2^b2 @ 2^2 _ tyr
-j-— ủ , u * - j u ='

Môđun của điện áp U|q có giá trị:

Đối với các mạng điện áp ư < 220 kV, thành phần ngang của điện áp giáng
tương đối nhỏ, vì vậy có thể không xét đến khi tính môđun điện áp của các nút
trong mạng điện.
Tính điện áp các nút cần được thực hiện đối với tất cả các chế độ đặc trưng
của mạng điện.
Để không lặp lại quá nhiều các tính toán cùng loại trong phần thuyết minh
thiết kế, kết quả tính toán được tổng hợp trong các bảng.

6.2.2. Mạng điện kín


6.2.2.I. Quy đổi các phụ tải vê'phứi điện áp cao và lập sơ đồ tính toán
Các phụ tải của mạng điện thưòng được cho trên các thanh góp hạ áp của
các trạm khu vực và các trạm phân phối. Vì vậy để thuận tiện khi phân tích chế
độ xác lập, người ta thường quy đổi các phụ tải về mạng cao áp. Các phụ tải sau
khi quy đổi vế các thanh góp cao áp của trạm được gọi là các phụ tải tính toán
(hay quy đổi) của trạm.
Phụ tải tính toán của trạm 1 (hình 6.2a) được xác định theo công thức:

S|t —S| + ASbJ + AS0| ÌQcai jQci2


trong đó:
s, - công suất phụ tải của trạm 7;
ASị,| - tổn thất công suất ưong các cuộn dây của máy biến áp trong trạm 7;
AS0I - tổn thất công suất trong lõi thép của máy biến áp trong trạm 7;
Qca1 - công suất điện dung ở đầu đường dây A, nối vào trạm 7;
QCp - công suất điện dung ở đầu đường dây 7 2 nối với trạm 7.
Khi xác định phụ tải tính toán của các trạm, tổn thất công suất trong các
cuộn dây của các máy biến áp và công suất điện dung của các đưòng dây được

151
tính theo điện áp định mức của m ạng điện cao áp.

Sau khi đã xác định được tất cả các phụ tải tính toán cùa các trạm, ta lập sơ
đổ tính toán của mạng điện.
Đối với mạng điện cho trên hình 6.2a, sơ đồ tính toán của nó có dạng như
trên hình 6.2b.

B*

a) S, = P,+JQ, S2 = P2 + jQ2

Hình 6.2. <PỐCsơ đồ mạng điện kin:


a. Sơ đồ mạng điện; b. Sơ đồ tính toán của mạng điện.

152
ổ .2 .2 .2 . T ín h g ầ n đ ú n g c á c d ò n g c ô n g s u ấ t tro n g m ạ n g đ iệ n kín

Khi xác định gần đúng các dòng công suất trong mạng điện kín, ta không
xét đến tổn thất công suất trong các tổng trở của đường dây, đồng thòi dùng phụ
tải tính toán của các trạm.
Đối với sơ đồ tính toán ở hình 6.2b, dòng công suất chạy trên các đoạn
đường dây A\ và A2 được xác định theo các công thức đã biết:
ó Slt(Z12 + ZA2) + S2tZA2 * S2t(Z,2 + Z A,) + S„ZA,
oA| — £ ; oA2 ỹ* -K~ 7C
^A l + ^12 + ^A 2 ^A l + ^12 + ^A 2

Dòng công suất chạy trên đường dây 12 được xác định trên cơ sở định luât
Kirchhoff đối với nút 1 hoặc nút 2. Nếu SA| > Slt thì Sp = SA| - S |,.

6.2.23. Tính chính xác dòng công suất trong mạng điện kín
Sau khi xác định các dòng công suất trong mạng điện, có thể dễ dàng tìm
được điểm phân chia công suất của mạng đã cho.
Để đơn giản, khi tính có thể chia mạng kín đã cho thành hai mạng hở tại
điểm phân chia công suất. Khi đó tính chế độ của các đường dây được tiến hành
tương tự như vối mạng hở.
Giả thiết rằng trong mạng kín (hình 6.2) èhỉ cổ một điểm phân chiá công
suất là điểm 2. Như vậy dòng công suất sau tổng trở ZA2 bằng SA1, đồng thời
dòng công suất sau tổng trở z 12 bằng S|2.
Khi đó tổn thất công suất trong tổng trở Zl2 bằng:

AS12 = APỊ2 + jAQ|2 - —2 ~ (k |2 + jX|2)


Uđm

Dòng công suất trước tổng trở Z12 có giá trị:


SJ2 =P|2 + j Q Ỉ 2 = (Pl2 + A P | 2 ) + j ( Q l 2 + AQ|2)
Dòng công suất sau tổng trở ZA1 bằng:
S'AI = p ; , + j Q Ã i = ( P . « + p . ' 2 ) + j ( Q „ + q ;2 )

Tổn thất công suất tròng tổng trở ZAI được xác định theo công thức:

Aó —APA|
ASA| Ap +4. j¡An = ^PÁl^~ + (QÁ.)- (/D
A Q a1 — K A i +. J¡V 'v
X A1)
u đm

153
Dòng công suất trước tổng trở ZA1 bằng:
S'A1 = p ;, + j q 'a, = ( p ;,+ ap a1) + j(Q'A1 + AQA1)

Tổn thất công suất trong tổng trở ZA2 bằng:

ASA2 = APA2+jAQA2 = (Ra2 + jX A2)


U đm

Dòng công suất trưóc tổng trỏ ZA2 có giá trị:


S*A2 = P a 2 + j Q A2 = ( P a 2 + A P A2 ) + . K Q a 2 + A Q a 2 )

Dòng công suất đo nguồn cung cấp vào mạng điện được xác định theo công
thức:
S A = P A + j Q A = (Ĩ*A1 + P a 2 ) J ( Q a I + Q A2 ~ Q c đ A l — Q c đ A 2 )

Ó.2.2.4. Tính chế độ điện áp trong mạng điện kín


Điện áp ở tất cả các nút trong mạrig điện được xác định trên cơ sở điện áp UA
của nguồn cung cấp và sự phân bố chính xác các dòng công suất trong mạng điện.
Đối với sơ đồ tính toán (hình 6.2b), tính căc điện áp được tiến hành theo
thứ tự sau.
Điện áp trên thanh góp cao áp của trạm 2 bằng:
r’i
u 2 _- I TUA Pa2^A 2 + Q
— a2^A 2
J: P a 2 ^ A 2 —
~ :Q a2^A 2 -JT»
— ịut i2 - JU t
U A U A

Môđun của điện áp Ư2 bằng:


u 2= Ặư2Ý+ạj'2)2
Điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm 2, quy đổi vể phía cao, có thể tính
theo công thức:
T*T _ T J P 2 ^b 2 + Q 2 ^b 2 : ^2 ^b 2 “ Q 2 ^b 2 _ Ị Tí - TT»

■ - u f J T ). ■ ' j U*
trong đó:
P2, Q2 -công suất tác dụng và phản kháng của phụ tải của trạm 2;
Rb2, x b2 - điện trở tác dụng và điện kháng cua các máy biến áp trạm 2.
Điện áp hậ trên thanh góp của trạm 1 được xác định theo biểu thức:

154
U , = U A- Pai^A! + Q 'a,X a1 - J .- Pa ip a i Q aiR al _ ỊJÍ - ju "
u, u,
Môđun của điện áp Uị có giá trị:
ư, = V(ư;)2+(ư;)2
Điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm 1, quy đổi vé phía cao áp, được xác
định như sau:
/r tị PiRbi + Q |X b) • PiX b| Q |R bi T r/ TTff
^ J ^ u í , - J u :,

trong đó:
P |, Q| - phụ tải tác dụng và phản kháng của trạm / ;
Rbl, x b) - điện trở tác dụng và điện kháng của các máy biến áp trạm 1.
Môđun của điện áp ulqbằng:

6.3. CHỌN ĐẦU ĐIỂU CHỈNH ĐIỆN ÁP CỦA CÁC MÁY BIẾN ÁP
Biết được điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm trong các chế độ phụ tải
lớn nhất, nhỏ nhất và sự cố quy đổi về phía cao, có thể tìm đầu điều chỉnh tính
toán của máy biến áp. Đầu điều chỉnh được chọn sao cho đảm bảo độ lệch nhỏ
nhất của điện áp trên thanh góp của các trạm trong các chế độ làm việc khác
nhau của mạng điện.
Đối với các máy biến áp hai cuộn dây không điều áp dưới tải của các trạm
hạ áp, đầu điều chỉnh tính toán được chọn theo công thức:
ư' u min Uhđn
Ưđc = ( 6 . 1)
\ U.yc max u yc min J

trong đó:
u' , U' - giá trị quy đổi về phía cao của điện áp trên thanh góp hạ
áp của các trạm đối với các chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất
tương ứng (được lấy theo các số liệu tính toán của điện áp);
u . u c min - giá trị điện áp yêu cầu trên thanh góp hạ áp của trạm
trong các chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất;
u hđ - điện áp định mức của cuộn dây hạ áp của các máy biến áp.

155
Sau đó chọn đầu điểu chỉnh tiêu chuẩn của máy biến áp, gần nhất với đầu
điều chỉnh tính toán theo công thức (6.1).
Để xác định điện áp của đầu điẻu chỉnh tiêu chuẩn, có thể sử dụng công
thức sau:

= ( 6.2)

trong đó:
Ucđm- điện áp định mức của cuộn dây điện áp cao;
n - số thứ tự đầu điẻu chỉnh chọn;
E0 - mức điều chỉnh của mỗi đầu, %.
Đối với các máy biến áp không điéu chỉnh dưới tải, đầu điều chỉnh không
thay đổi trong tất cả các chế độ vận hành của mạng điệri.
Sau khi chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn, cần tính các giá trị thực của điện
áp trên thanh góp hạ áp của mối trạm trong tất cả các chế độ đặc trưng của
mạng điện^cũng như các độ lệch nhận được của điện áp so với điện áp định mức
của các thanh góp u đm.
Các điện áp thực trên thanh góp hạ áp của trạm được xác định theo công
thức tổng quắt sau:

(6.3)
'“'te
trong dó UỊ là giá trị quy đổi về phía điện áp cao của điện áp trên thanh góp hạ
áp của trạm, tương ứng với các chế độ phụ tải lớn nhất, nhỏ nhất và chế độ sau
sự cố.
Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm được tính theo cồng thức:

AU: % = 100 % (6.4)


u đm
trong đó:
UịỊ * điện áp thực trôn thanh góp hạ áp củà trạm đối với các chế độ phụ
tải lớn nhất, nhò nhất và sau sự cố;
u dm- điện áp định mức của mạng hạ áp.
Chọn đầu điểu chỉnh diện áp theo công thức (6.1) thường được áp dụng đối
với các trạm phân phối có yêụ cầu điều chỉnh thường.

156
Nếu các phụ tải trên thanh góp hạ áp của trạm có yêu cầu điều chỉnh điện
áp khác thường, khi đó cần sử dụng các máy biến áp điểu chỉnh dưới tải.
Sử dụng các máy biến áp điều chỉnh dưới tải cho phép thay đổi đầu điều
chỉnh khi máy biến áp đang vận hành. Do đó chất lượng điện áp của các hộ tiêu
thụ được đảm bảo trong cả ngày đêm. Vì vậy cần xác định điện áp của đầu điểu
chỉnh riêng đối với chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất. Bởi vì thời gian xảy ra
sự cố không biết trưóc, do đố cố thể giả thiết rằng chế độ này xuất hiện trong
trường hợp bất lợi nhất, nghĩa là vào những giờ phụ tải lớn nhất.
Nếu biết các giá trị điện áp trên thanh gốp hạ áp của trạm giảm áp trong
các chế độ phụ tải lớn nhất, nhỏ nhất và sau sự cố, quy đổi vẻ phía điện áp cao
là u'max, U'min , U'sc. Đổng thời điện áp yêu cầu trên thanh góp hạ áp của trạm
trong các chế độ phụ tải lớn nhất, nhỏ nhất và sau sự cố có các giá trị tương ứng
là Uyc max , Uyc min , Uyc sc . Như vậy đầu điểu chỉnh trong cuộn dây cao áp khi
phụ tải lớn nhất được xác định theo công thức:

(6.5)

Đối với chế độ phụ tải nhỏ nhất:

( 6. 6)

Trong chế độ sau sự cố:

(6.7)

Từ các giá trị tìm được của điện áp tính toán theo các công thức trên, ta tiến
hành chọn các đầu tiêu chuẩn gần nhất.
Để thuận tiện có thể tính sơ bộ các giá trị điện áp tương ứng với mỏi đậu
điểu chỉnh của máy biến áp đã chọn. 1
Chúng ta ký hiệu điện áp của các đầu điều chỉnh tiêu chuẩn chọn đối với
các chế độ phụ tải lớn nhất, nhỏ nhất và sau sự cố là u tcmax, Ưtcmin và ư,csc. khi
đó các điện áp thực trên thanh góp hạ áp của trạm trong các chế độ được tính
như dưới đây:
Đối với chế độ phụ tải lớn nhất: -

157
TT — ^max^hdm
u [max . I
u te max

Đối với chế độ phụ tải nhỏ nhất:


ỊJ
w t m in
-
UL umin hdm

Đối với chế độ sau sự cố:


n = U~UHdm
tsc u tcsc
Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm đối với mỗi chế độ được xác
định theo công thức tổng quát sau:

■AU}% = U|1- Uđm 100 %


Uđm
trong đó U|ị là điện áp thực trên thanh góp hạ áp của trạm trong chế độ phụ tải
lớn nhất, nhỏ nhất và sau sự cố.
Nếu các máy biến áp điều chỉnh dưới tải không có khả năng đảm bảo các
giá trị thích hợp của điện áp, khi đó cần sử dụng các thiết bị điều chỉnh bổ sung,
ví dụ đặt các bộ tụ bù tĩnh hay các máy bù đồng bộ.
Đối với các máy biến áp hai cuộn dây trong các trạm tăng áp ẹủa các nhà
máy điện, đầu điều chỉnh tính toán trong chế độ phụ tải lớn nhất, được xác định
theo cổng thức:
(6.8)
U Fmax

Đối với chế độ phụ tải nhỏ nhất:

+ '(6.9)
^ F min

trong đó:
UFmax , UFmin - điện áp trên thanh góp điện áp máy phát (hay trên cực
máy phát) trong các chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất tương ứng;
ƯFđm - điện áp định mức của máy phát;
Umax , Umin - điện áp trên thanh góp cao áp của trạm trong các chế độ
phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất; •
AUbmax , AUbmin - tổn thất điện áp trong máỷ biến áp àốỉ với bhế độ phụ
tải lớn nhất và nhỏ nhất.

158
Bởi vì các máy biến áp tăng áp trong các nhà máy điện thường là các máy
biến áp không điểu chỉnh dưới tải, do đó cần phải chọn đầu điểu chỉnh trung
bình:
Ưđc = (Uđcmax + Uđcmin) / 2 (6.10)
Sau đó tiến hành chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn gần nhất với giá trị tính
toán u dc. Đồng thời xác định các giá trị thực của điện áp và kiểm tra các độ lệch
cúa điện áp trên thanh góp điện áp máy phát trong các chế độ phụ tải lớn nhất,
nhỏ nhất và sau sự cố.
Điện áp của đầu điểu chỉnh tiêu chuẩn xác định theo công thức sau:

Ưtc = u cdm± lĩlM dm .


100
Các giá trị thực của điện áp trên thanh góp máy phát được tính theo các
công thức dưới đây:
Đối với chế độ phụ tải lớn nhất:

U p ,...= up'"” u ~ +M J„„ (6.11)

Trong chế độ phụ tải nhỏ nhất:


UFtmin= ^ ^ + AUbmin (6.12)

Độ lệch điện áp trên cực máy phát trong chế độ phụ tải lóm nhất:

AUpmax % = -U f" ^ '~-UFđni 100 %


ƯFđm
Đối với chế độ phụ tải cực tiểu, độ lệch điện áp bằng:

Aưpmin % = - Flniin ~ U Fdrn 100 %


u Fđm
Cần chú ý rằng, khả năng điều chỉnh điện áp của các máy phát chỉ trong
giới hạn ± 5% Updm. Do đó trong chế độ phụ tải lớn nhất điện áp đầu cực máy
phát UFmax = 1,05 ưpdm; còn đối với chế độ phụ tải nhỏ nhất Upmin = 0,95 Updm.
Đồng thời các máy biến áp tăng áp có phạm vi điều chỉnh ±2 X 2,5% Ucdm (Ucdm
là điện áp định mức của cuộn dây cao áp của máy biến áp).
Trong các máy biến áp ba cuộn dây, điều chỉnh điện áp dưới tải được thực
hiện trong cuộn dây cao áp, còn cuộn dây trung áp có thiết bị không điều chỉnh

1 59
dưới tải, vì vậy để thay đỏi các đầu điều chỉnh cần phải cắt phụ tải của cuộn dây
trung áp.
Để chọn các đầu điều chỉnh của máy biến áp ba cuộn dây, trước hết chọn
các đầu điều chỉnh trong cuộn dây cao áp đối với các chế độ phụ tải lớn nhất và
nhỏ nhất trên thanh góp của cuộn dây hạ áp theo các công thức (6.5) và (6.6),
đồng thời khi tính có thể xét máy biến áp như là máy biến áp hai cuộn dây có
các cuộn dây cao áp và hạ áp. Sau đố chọn các đầu điếu chỉnh tiêu chuẩn của
cuộn dây cao áp trong chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất Uctcmax và Uctcmin. Để
chọn đẩu điều chỉnh trong cuộn dây trung áp đối với chế độ phụ tải lán nhất và
nhỏ nhất, có thể sử dụng công thức:
U tyc(U ctcmax ỉn )
^ c tc m in
u tđc = (6.13)
U '_
tmax + u '_ :
tmin

trong đó:
• điện áp của các đầu điều chỉnh tiêu chuẩn trong cuộn
U ctcm ax > U ctcm in

dây cao áp đối với chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất trên thanh
góp hạ áp;
U'Imax, U'tmin - điện áp trên thanh góp trung áp trong các chế độ phụ tải
lớn nhất và nhỏ nhất, quy đổi về phía điện áp cao;
Utyc - điện áp yêu cầu trên thanh góp trung áp.
Sau đó chọn đầu điều chỉnh tiêu chuẩn gần nhất có điện áp u ttc.
Như vậy các điện áp thực trên các thanh góp hạ áp và trung áp của trạm
trong các chế độ phụ tải lớn nhất và nhỏ nhất được xác định:

(6.14)
cicmax

Ư
Ü'hmin IT
htmin — . . u (6.15)
ctc min

TT _
TT
v tm a x I ’
'" 'U m a x I I *"
(6.16)
; V c tc m a x

U'_ :
U - — ¿ala u (6.17)
'-'ttm in ỴT
' ctcmm

160
trong đó:
U - U’hmin - các giá trị điện áp trên các thanh góp hạ áp trong các
’hmax

chế độ lớn nhất và nhỏ nhất, quy đổi vể phía cao áp;
u hđm- điện áp định mức của cuộn dây hạ áp của máy biến áp ba cuộn
dây.
Giá trị điện áp thực trên các thanh góp hạ áp và trung áp trong chế độ sau
sự cố được tính theo các công thức sau:

Uhtsc= - ^ U hdm (6.18)

Ư „ s c = ^ Ư t,c (6.19)
^ctcsc
trong đó:
U’h5C , U ’tsc - giá trị điện áp trên các thanh góp hạ áp và trung áp trong
chế độ sự cố, quy đổi về phía điện áp cao;
Uctcsc - điện áp của đầu điều chỉnh tiêu chuẩn trong cuộn dây cao áp đối
với chế độ sau sự cố.
Điện áp của đầu điều chỉnh của cuộn dây cao áp trong chế độ sau sự cô'
được xác định theo công thức (6.7).
Sau đó tiến hành kiểm tra độ lệch điện áp trên các thanh góp trung áp và hạ
áp trong các chế độ phụ tải lớn nhất, nhỏ nhất và sau sự cố.
Chọn các đầu điều chỉnh điện áp của các máy biến áp tự ngẫu được trình
bày trong tài liệu “Mạng lưới điện” [1].

161
Chương Bảy

C Á C PHƯƠNG PH ÁP N Â N G CAO HIỆU Q U Ả K IN H T Ế


V À KHẢ N Ă N G T Ả I C Ủ A M Ạ N G Đ IỆ N

7.1. KHÁI NIỆM CHUNG


Chỉ tiêu kinh tế của hệ thống điện được đặc trưng bằng các tổn thất công
suất và điện năng trong các mạng điện. Một trong những phương pháp hiệu quả
nhất để giảm các tổn thất là nâng cao điện áp định mức của mạng điện. Điều đó
dẫn đến tăng đáng kể khả năng tải của mạng điện. Một phương pháp hiệu quả
khác để giảm các tổn thất công suất và điện năng là điều chỉnh hợp lý các chế
độ điện áp và các dòng công suất trong các mạng điện bằng giải pháp chọn
thích hợp các thiết bị điều chỉnh và thiết bị bù.
Các hệ thống điện hiện đại có những mạng điện kín, phức tạp với các điện
áp định mức 110 - 750 kV. Những mạng điện kín có một số cấp điện áp định
mức, được đặc trưng bằng mức độ cao của sự không đồng nhất. Trong các mạng
điện đó sự phân phối tự nhiên của công suất khác hẳn sự phân phối kinh tế của
công suất, tương ứng với cực tiểu của tổn thất công suất tác dụng và phản
kháng.
Các chế độ điện áp và các dòng công suất trong mạng điện có thể điều
chỉnh bằng các thiết bị sau: các máy phát của nhà máy điện, các máy bù đồng
bộ, các tụ điện tĩnh, các thiết bị bù điều khiển tĩnh, các máy biến áp và biến áp
tự ngẫu liên kết của các mạng điện kín điện áp định mức khác nhau có thể điều
chỉnh nối tiếp - song song hay chỉ điều chỉnh nối tiếp điện áp, các máy biến áp
điều chỉnh dưới tải của các trạm cuối. Những thiết bị này cải thiện chế độ điện
áp, đồng thời cho phép tăng công suất tác dụng truyền tải.

7.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG TẢI
CỦA MẠNG ĐIỆN
Khả năng tải của mạng điện là công suất tác dụng, cho phép truyền tải nó
theo các điều kiện kỹ thuật hay truyền tải nó hợp lý về kinh tế.

162
Theo điều kiện kỹ thuật của khả năng tải, người ta sử dụng khái niệm giới
hạn của công suất truyền tải. Giới hạn này có thể bị hạn chế bởi các yếu tố cơ
bản sau đây: sự ổn định làm việc song song của các nhà máy điện hay của các
nút phụ tải, dòng điện cho phép về phát nóng, độ lệch cho phép của điện áp ở
các hộ tiêu thụ (tổn thất cho phép của điện áp).
Trong các mạng điện 110 kV và cao hơn, giới hạn của công suất truyền tải
bắt đầu thông thường theo điều kiện về ổn định; còn trong các mạng điện áp
nhỏ hơn 110 kV, theo điều kiện phát nóng hoặc theo độ chênh lệch cho phép
của điện áp.
Trong trường hợp thứ nhất, giới hạn của công suất có thể xác định theo:
D
p =- —
ƯIƯ^=-sinõ
• s 1
X
khi ô = 90° thì sinS = 1, do đó: ► (7.1)
= U|U2 7

PgH=
.x "
trong đó:
U|, U t điện áp ở hai đầu đường dây truyền tải;
S- góc lệch pha giữa các vectơ Ư| và u 2;
X- điện kháng của đưòng dây tải điện.
Từ công thức (7.1) thấy rằng, nâng cao điện áp định mức cho phép tăng khả
năng tải của mạng điện. Với điện áp định mức đã cho, tăng giới hạn của công
suất truyền tải có thể đạt được bằng giải pháp điều chỉnh thích hợp điện áp ở hai
đầu đường dây.
Phương pháp khác để tăng giới hạn công suất truyền tải là giảm điện kháng
của đưòng dây. Sử dụng các dây dẫn phân pha và các thiết bị bù nối tiếp là các
giải pháp phổ biến nhất trong thực tế.
Nếu khả năng tải của mạng điộn bị hạn chế bằng dòng điện cho phép vế
phát nóng, thì tăng khả năng tải có thể cải thiện được bằng biện pháp nâng cao
điện áp định mức của mạng điện. Các phương trình công suất, đối vói các điện
áp định mức khác nhau có thể viết như sau:
P i= V 3U ldm.Icp.cos(p (7.2)
p2 = s U,dm.Icp.cos(p (7.3)

163
Từ các công thức trên nhận thấy rằng, khi u 2đm> u lđnl, giới hạn công suất
truyền tải tãng so với Pt:
P2 = P,.U2dm/ U ldm (7.4)
Khi giá trị dòng điện không thay đổi, có thể tăng công suất tác dụng truyẻn
áp đặt thiết bị bù song song. Từ phương trình:
tải bằng giải pháp

I T s _ V F T q 1 _ yp,2 + (Q t - Q j
(7.5)
cp Vãu V ãụ Vãu
trong đó:
s, p, Q- các công suất ở chế độ ban đầu;
Pt, Q,- các công suất tăng của các hộ tiêu thụ;
Qb- công suất của các thiết bị bù.
Ta thấy khi dòng điện cho phép ICp không thay đổi có thể nhận được Pt > p
bằng cách chọn thích hợp Qb.
Công suất cần thiết của các thiết bị bù được xác định theo phương trình:

Qb = p,-tg<p - Vs 2 - p.2 (7.6)


trong đó tgtp là hệ sô' công suất của phụ tải.
Trong trường hợp khả năng tải bị hạn chê' bằng các tổn thất cho phép của
điện áp AUcp, có thể viết phương trình sau:

A U = A U

p Ư ?dm

_ P2(R + Xtg<p).100r
1 J - 1
u 2đm
trong đó:
R, X- các thông số của mạng điện;
P|, P-,- giới hạn của công suất truyền tải đối v ổ các điện áp định mức
của mạng điện ư ldm và u , dm tương ứng.
Khi ũ 2dm> u ldm ta nhận được:
P2 = P.-(U2dm/ U IdJ 2 (7.8)
nghĩa là công suất truyền tải tỷ lệ bình phương với điện áp định mức của mạng
điện.

164
Ngoài ra có thể tăng khả năng tải của mạng điện bằng phương pháp đặt các
thiết bị bù nối tiếp và song song.
Công suất cần thiết của thiết bị bù song song Qb khi tăng khả năng tải từ p
đến p, được xác định như sau:

AU = AU = R(R + Xtg(p) _ P,-(R + Xtg(p)-QbX


u đm " u dm
Do đó:

Qb= (Pt - P ) . ( | +tgcp) (7.9)

Nếu sử dụng thiết bị bù nối tiếp, có thể nhận được phương trình sau:
AU = AU = P i^ + Xĩẵg) = P2(R+_(_X - X c).tg(p)
u đm u dm
trong đó;
P|, p,- công suất truyền tải trước và sau khi đặt thiết bị bù;
Xc- dung kháng của thiết bị bù nối tiếp.
Từ công thức (7.10) ta có:

Xc = (1 - + X)
?2 tgcp

Biểu diễn Xc theo mức độ bù kc:


x c = kc.x (7.11)
trong đó:
kc = ( l - | L ) . ( J L - + 1) (7.12)
P2 Xtgcp

Công suất cần thiết của thiết bị bù nối tiếp bằng:

Qc = 3I2.X.kc = ^ ặ ^ (7.13)

trong đó I, s là dòng điện và công suất truyền tải trong mạng điện.
Bù nối tiếp có hiệu quả đối với các hệ số tương đối cao của công suất tgcp
và ở các đường dây có tiết diện dây dẫn tương đối lãn. Cùng với nâng cao khả
tải, bù nối tiếp có vai trò điều chỉnh điện áp.

165
7.3. PHÂN PHỐI T ự NHIÊN VÀ KINH TẾ CỦA CÔNG SUẤT
TRONG CÁC MẠNG ĐIỆN KÍN
Xét mạng điện kín không đổng nhất (hình 7.1). Khi phân phối tự nhiên, các
dòng công suất chạy trên đoạn đường dây 12 được xác định theo công thức:

S|: = P|! + j Q|2 = 'S-Ah i ệ í t ệ ẻ a . (7.14)


¿é\*ị -h 4*

Giả thiết rằng Sp > So, như vậy công suất chạy trên đoạn 23 bằng:
S23 = P23 + jQ 23 = s , 3 - s 2 = (P,2 - p2) + j (Q a - Q2) (7.15)
Dòng công suất chạy trên đoạn 13 có thể xác định theo công thức:

S | 3 = P |3 j Q l3 = (S 2 S 3) — S p

= (P2 + P3 - P I2) + j ( Q , + Q3 - Q 12) (7.16)


Tổng tổn thất công suất trong mạng điện bằng:

AP = ÌI í Q L r + .p4 tQ Ỉ3 -R + -Pầ ± g k .R (7.17)


U 'đ Ud2d 25 u d2d
trong đó Udd là điện áp danh định của mạng điện.
Nếu biểu diễn công suất chạy trệrí các đoạn đường dây 23 và 13 theo công
suất chạy trên đoạn 12 và công suất ẹạc phụ tải Sj và s 3 , khi đó biểu thức (7.17)
có dạng sau:

AP. * :r „' 4 :R b ♦
u i u ì . ■
) ( P 2 + P3 ~ p q ) + (Q ĩ + Q 3 ~ Q lĩ) ~ ’ (7 Ịg)

U£ : ;" 1

m
Để xác định các dòng công suất phù hợp với tổn thất cực tiểu, cần lấy các
đạo hàm riêng của AP theo Pp và Qp và cho bằng không:

1 ^ - = - V [2P,2R|2 + 2(P,2 - P2)R23 - 2(P2 + P3 - Pp)Rp] = 0 (7.19)


ÔPp u iđ - - ' ■

— - = —V■[2Q|2R |2 + 2(Qp —Q3)R23 ~ 2(Q2 + Q, —Qp)Rp] = 0 (7.20)


ổQi: udđ
Sau khi giải các phương trình (7.19) và (7.20), ta sẽ tìm dược các giá trị
công suất kinh tế Ppkt và Q pkl:
p = P;(R23 + P-13) + P3R 13 (7.21)
Rp + R->3 + Rị,

_ Q2(R;3 + R ị3) + 03R|3 (7.22)


RJ2+ R 23+R p

Do đó công suất toàn phần:


S-)(R-i3 + R,2) + S3R13
S |2 k i - P |2kt + j- Q l2 k t - (7.23)
Rp + R,J + R |3

So sánh các dòng công suất tính theo các biểu thức (7.14) và (7.23) có thê
kết luận rằng, trong mạng điện không đổng nhất, phân phối tự nhiên của công
suất không phải là phân phối kinh tế. Khi phân phối kinh tế, các dòng công suất
trên các đoạn đường dây được xác định theo các điện trở tác dụng.
Trong trường hợp tổng quát, các dòng công suất kinh tế trên các đoạn đầu
của mạng điện không đổng nhất (hình 7.2) được xác định theo công thức:

p ; R,
S » n , = P » i i , + j Q A , i , = l i t — ( 7 . 2 4 )
Kk

I S jRj
^Ankt = PAnkt + j-Q A nkl = ~ ^ ( 7 . 2 5 )
K k

trong đó:
Sp Sj- phụ tải của các nút i và j tương ứng;
Ẻ - điện trở tác dụng của các nhánh từ nút i đến nút A khi chiều đi vòng
trùng với chiểu công suất SAlkl;

167
R - điện trở của các nhánh từ nút j đến nút A khi chiều đi vòng trùng vối
chiều công suất SAnkt;
Rk- tổng các điện trở của tất cả các nhánh trong mạch vòng;
n- số lượng các nút trong mạch vòng trừ nút cân bằng A.

Hình 7.2. Sơ đồ mạng điện kín

Trong mạng điện không đồng nhất, phân phối dòng tự nhiên không trùng
vói phân phối dòng kinh tế, vì vậy để giảm tổn thất công suất tác dụng trong
mạng cần tiến hành tối ưu hóa chế độ của nó. Tối ưu hóa chế độ của mạng
không đồng nhất có thể thực hiện bằng: các máy biến áp có điều chỉnh nối tiếp
và nối tiếp - song song; các thiết bị bù nối tiếp; cắt hở các mạch vòng của mạng
điện.

7.4. CHỌN THÔNG s ố CỦA CÁC MÁY BIẾN ÁP


CÓ ĐIỂU CHỈNH NỐI TIẾ P - SONG SONG
Chế độ kinh tế của mạng điện kín có thể nhận được nếu thực hiện phân
phối cưỡng bức công suất bằng cách đặt các sức điện động vào mạch vòng. Sức
điện động nối tiếp được tạo ra bằng các đẩu điều chỉnh điện áp của các máy
biến áp trong mạch vòng, còn để nhận được các sức điện động song song hay
các sức điện động nối tiếp - song song người ta thường dùng các máy biến áp
điều chỉnh bổ sung.
Giả thiết rằng, khi phân phối tự nhiên công suất chạy trên một trong các
đoạn của mạng không đồng nhất là Sm (hình; 7.3), còn khi, phân phối kinh tế là
Skt. Tổn thất công suất trong mạng điện được xác định bằng môđun của công
suất toàn phần trên các doạn đường dây. Vì vậy để chuyển từ phân phối tự nhiên
của công suất đến phân phối kinh tế cần thay đổi môđun của công suất toàn

168
phần trên các đoạn đường dây. Nếu Skt > Stn, khi đó cần phải đặt công suất cân
bằng cưỡng bức Scb vào mạch vòng. Môđun của công suất cân bằng cưỡng bức
được xác định theo biểu thức:

Scb= s kt- S tn= 7 p c2b +Q ỉb (7.26)

Từ công thức (7.26) nhận thấy rằng, công suất cân bằng cưỡng bức Scb có
thể tạo ra bằng các phương pháp khác nhau: chỉ bằng công suất phản kháng Qcb
(khi Pcb = 0) hoặc chỉ bằng công suất suất tác dụng Pcb (khi Qcb = 0); đồng thời
bằng công suất P c b và Qcb, Trong đó phương pháp dễ nhất là đặt công suất Qcb
vào mạch vòng. Chúng ta xét phương pháp này.

Hình 7.3. Sơ đồ mạng điện không đồng nhất

Trong trường hợp tổng quát công suất cân bằng Scb được xác định theo
công thức:

Scb=V3UdđÌcb= ^ ! ^ (7.27)

trong đó: Udđ- điện áp danh định của mạng điện;


Ècb- sức điện động đặt vào mạch vòng;
z k- tổng trở của mạch vòng.
Từ công thức (7.27) tính được sức điện động cân bằng Ecb:
• •

Ẽ * = ^ ? r L = E ;b + jE :b (7.28)
Udđ

Nếu công suất cân bằng được tạo ra chỉ bằng công suất phản kháng thì:
Scb = jQcb (7.29)

169
khi đó:
r? T-7' . :r?ff jQ c b ( ^ k J ^ k ) _ Q c b ^ k ; Q c b ^ k ¿H i m
E cb = E cb + JE cb = --------------- 7 7 -------------- --- 77 J 77
u dđ u dđ u dđ
Đối với các đường dây trên không và các máy biến áp điện áp từ 110 kV trở
lên thì X » R, vì vậy có thể tính gần đúng sức điện động cân bằng Ecb như sau:

(7.31)
udd
Từ biểu thức (7.31) nhận thấy rằng, có thể tạo ra giá trị cần thiết của công
suất cân bằng s cb chỉ bằng dòng công suất phản kháng Qcb? để nhận được Qcb chi’
cần đặt sức điện động nối tiếp E ’cb vào mạch vòng. Sức điện động này có thể tạo
ra bằng các máy biến áp trong mạch vòng. Sức điện động E ’ Cb được xác định
theo công thức:

E;b= u dđ( i - n k i) (7.32)


i=l
trong đó: ki - tỷ số biến áp của nhánh thứ i trong mạch vòng;
n - số nhánh trong mạch vòng.
Sử dụng sức điện động nối tiếp - song song cho phép thay đổi không những
các dòng công suất tác dụng, mà còn thay đổi các dòng công suất phản kháng
và phân phối lại chúng, sao cho mỗi một dòng công suất là dòng công suất kinh tế.
Công suất cân bằng do máy biến áp điều chỉnh bổ sung tạo ra để chuyển từ
phân phối tự nhiên đến phân phối kinh tế được xác định theo công thức:
S Cb = S|(t - Stn = (Pkt - Pln) + j (Qkl - Qtn) = Pcb + jQ cb (7.33)
trong đó S);,, s,„ là công suất khi phân phối kinh tế và tự nhiên.
Các thông số cần thiết của máy biến áp điểu chỉnh bổ sung là:

Ècb = E ; b + j E ; b (7 .3 4 )
u dđ u dd

Sau khi khai triển nhận được:


P' _ ^*cb^k + Qcb^k . ^cb^k —Qcb^k
E‘‘ --------ũ dd
...... ; E:" u
dd
Đối với các mạng điện trong đó X » R, cỏ thể tính gần đúng Ecbvà E’c’b
theo các biểu thức:
p ' — Q cb^k . p» _ £ * X k
cb u cb U
(7.35)
u dd u ‘dđ

170
Dấu của các sức điện động nối tiếp và song song phụ thuộc vào chiểu yêu
cầu của công suất cân bằng cưỡng bức Pcb và Qcb. Ví dụ đặt các sức điện động
dương E ’eb và E ” b vào một trong các pha của sơ đồ (hình 7.3) cho trên hình 7.4.
Để giảm cấp điện áp danh định và
công suất danh định của máy biến áp
điều chỉnh bổ sung, các máy biến áp này
thường được đặt ở các nhánh có khả năng
tải nhỏ của mạng điện hạ áp. Vị trí đặt
hợp lý của máy biến áp điều chỉnh bổ
sung là nhánh của máy biến áp liên kết
giữa hai cấp điện áp danh định khác nhau
của mạng điện. Công suất danh định của
máy biến áp điều chỉnh bổ sung được
Hình 7.4. Đồ thị vectơ điện áp
chọn theo các chế độ làm việc bình
thường, cũng như chế độ sau sự cố.
Trong nhiều trường hợp vị trí đặt hợp lý của máy biến áp điều chỉnh bổ
sung có điều chỉnh nối tiếp - song song là trung tính của các máy biến áp liên
kết hay máy biến áp tự ngẫu.
Một trong các sơ đồ nối máy biến áp điều chỉnh bổ sung cho ở hình 7.5.
Máy biến áp điểu chỉnh bổ sung / được cung cấp từ máy biến áp điều chỉnh //.
Máy biến áp điều chỉnh II nối với cuộn dây hạ áp của máy biến áp chính.

Hình 7.5. Sơ đồ nguyên lý nối máy biến áp điều chỉnh bổ sung


vào trung tính của máy biến áp điện lực

171
7.5. CHỌN THÔNG s ố CỦA THIẾT BỊ BÙ N ổ i TIẾP
Bù nối tiếp là một trong các giải pháp tối ưu dòng phân phối tự nhiên trong
mạng điện không đồng nhất. Bù nối tiếp có tác dụng giảm sự không đồng nhất
của mạng điện, vì vậy phân phối dòng tự nhiên sẽ gần với phân phối dòng kinh
tế. Kết quả là tổn thất công suất giảm.
Để giảm sự không đồng nhất của mạng, có thể tiến hành bù nối tiếp điện
dung vào các nhánh có điện kháng lớn hay bù điện cảm đối với các nhánh có
điện kháng nhỏ. Trong thực tế bù nối tiếp điện dung được áp dụng rộng rãi.
Nếu mạng điện kín có hai nhánh (hình 7.6) thì các thông số cần thiết của
bộ tụ bù nối tiếp có thể tính được sau khi cân bằng các dòng công suất khi phân
phối tự nhiên và kinh tế của công suất:
1 Rị _ g Z->
SlkI -S,,„
Itn
-S (7.36)
R, + R-I Z| + Z i- jX c
trong đó: s - công suất của phụ tải;
Z|, z , - tổng trở của các đường dây 1 và 2 tương ứng;
Xc - dung kháng của bộ tụ.
Từ (7.36) tìm được dung kháng cần thiết của bộ tụ bù nối tiếp như sau:

x c = x , - * L X ,- (7.37)
Rị

Khi số nhánh trong mạch vòng lớn hom hai, bù nối tiếp trong một số trường
hợp có thể không bảo đảm chính xác đồng thời phân phối kinh tế của công suất
tác dụng và phản kháng. Trong trường hợp này cần phải chọn dung kháng của
bộ tụ để đạt được phân phối tối ưu công suất tác dụng, còn phân phối lại công
suất phản kháng được thực hiện bằng các sức điện động nối tiếp, được tạo ra khi
thay đổi các đầu điều chỉnh của các máy biến áp liên kết trong mạng điện.

Sun ^ >1» ,

H 3 D -

Hình 7.6. Mạng điện kín có thiết bị bù nối tiếp

172
Dung kháng cần thiết của bộ tụ bù nối tiếp trong nhánh j có thể xác định
gần đúng theo công thức:

Xc j = - ^ - ẳ Pk.jXi (7.38)
‘ ktj i=l
tròng đó:
Pk,j, Pkti - công suất tác dụng khi phân phối kinh tế trong các nhánh j và i
tương ứng;
n - số nhánh trong mạch vòng;
Xị - điện kháng của nhánh i.

7.6. HỞ CÁC MẠCH VÒNG CỦA MẠNG ĐIỆN KÍN

Hở các mạch vòng của mạng điện là giải pháp phổ biến nhất được áp dụng
để giảm tổn thất công suất trong các mạng cung cấp và phân phối kín.
Để giảm tổn thất công suất và điện năng có thể thay đổi cưõmg bức sự phân
phối dòng bằng phương pháp hở mạng điện kín không đồng nhất. Để thấy rõ
hiệu quả của phương pháp này trước hết chúng ta xét trường hợp lý tưởng nhất.
Giả thiết khi phân phối kinh tế trong mỗi một mạch vòng của mạng điện có một
đường dây không mang tải. Như vậy sau khi cắt các đường dây đó phân phối
dòng trong mạng hở nhận được sẽ hoàn toàn trùng với phân phối dòng kinh tế
trong mạng điện, còn ở các vị trí cắt hở mạch sẽ xuất hiện hiệu điện thế, có giá
trị bằng sức điện động cân bằng. Trong các mạng điện thực tất cả các đường dây
thường có tải. Vì vậy cần phải chọn đúng các điểm hở mạch vòng để đạt được
cực tiểu của tổn thất công suất trong mạng. Hở mạng điện được tiến hành ở các
điểm phân công suất khi xác định dòng công suất kinh tế trong sơ đồ. Hiệu quả
lớn nhất của phương pháp này có thể nhận được khi thực hiện tính theo thuật
toán sau:
1. Xác đinh phân phối dòng kinh tế trong mạng điện;
2. Tính giá trị của các sức điện động cân bằng trong tất cả các mạch vòng
độc lập của sơ đồ;
3. Chọn đường dây cần cắt hở trong mạch vòng có sức điện động cân bằng
lớn nhất. Đưcmg dây hở mạch vòng là đường dây nối vái điểm phân công suất và
có tải nhỏ nhất.

173
Sau đó quá trình tính lặp lại theo thứ tự như trên đối với các mạch vòng còn
lại của mạng điện, trừ các mạch vòng có các sức điện động cân bằng rất nhỏ-
Để giảm khối lượng tính trong mỗi giai đoạn có thể tiến hành hở nhiều
mạch vòng, nếu như các sức điện động cân bằng gần giống nhau và lớn hơn sức
điện động của các mạch vòng còn lại.
Nhược điểm của phương pháp hở mạng điện là giảm độ tin cậy của sơ đồ
Đê đảm bảo cung cấp điện tin cậy và liên tục cần phải đặt các thiết bị tự động
đóng lại các đường dây đã hở mạch khi sự cố.

7.7. TỐ I ƯU HÓA CÔNG SUẤT CỦA CÁC TH IẾT BỊ BÙ


Bù công suất phản kháng trong hệ thống điện được sử dụng không những
chi để đảm bảo điều kiện cân bằng công suất phản kháng, mà còn là một trong
các phương pháp quan trọng để giảm tổn thất công suất và điện năng, cũng như
để điều chỉnh điện áp.
Tối ưu hóa công suất của các thiết bị bù là xác định công suất tối ưu và vị
trí đặt các thiết bị bù. Mục tiêu của bài toán là tìm công suất của các thiết bị bù
để đạt được hiệu quả kinh tế cực đại khi thỏa mãn tất cả các điều kiện kỹ thuật
trong chế độ làm việc bình thường của các mạng và các thiết bị sử dụng điện.
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là các chi phí quy đổi. Các yêu cầu kỹ thuật là các hạn
chế về độ lệch điện áp, vể khả năng tải của các phần tử tròng mạng điện và vể
công suất của các thiết bị bù.
Khi xét bài toán tối ưu hóa công suất của các thiết bị bù, chúng ta giả thiết
rằng:
1. Điện áp tại các nút trong mạng điện được lấy bằng điện áp danh định của
mạng điện. Đồng thời các phương trình của chê độ xác lập là tuyến tính và dòng
điện tại các nút có giá trị không đổi, nghĩa là không phụ thuộc vào điện áp nút.
2. Không xét ảnh hưởng của các thiết bị bù đến chế độ điện áp.
3. Không xét sự thay đổi giá của tổn thất công suất C0 khi tăng công suất
của thiết bị bù, nghĩa là c 0 được lấy cô' định.
4. Giá của các thiết bị bù được lấy tỷ lệ thuận với công suất của chúng.
Ghúng ta xẻt bài toán tối ưu hóa công suất của thiết bị bù đối với sơ đồ
đơn giản cho trên hìĩỉh 7.7a. Đường dây có điện áp danh địhh là Uáđ và tổng
trở z = R + jx . Công suất của phụ tải Si = P-, + jQ.,.

174
+KQ2 ~ Qb)
1
S2 = P2 * J^2 P2+ jQ2
a) b)

Hình 7.7. Sơ đồ mạng điện đơn giản


a- đường dây; b - sơ đồ tính bù công suất phản kháng của đường dây.

Tìm công suất tối ưu Qbt của thiết bị bù đặt tại thanh góp 2 của sơ đồ.
Ký hiệu công suất của thiết bị bù đặt ở thanh góp 2 (hình 7.7b) là Qb, như
vậy chi phí về thiết bị bù có thể xác định theo công thức:
z , = k0.Qb (7.39)
trong đó: k0 - suất đầu tư cho thiết bị bù, đ/kVAr;
Qb - công suất của thiết bị bù, kVAr.
Chi phí vể tổn thất công suất tác dụng trong thiết bị bù được tính theo biểu
thức:
Z2 —AP0.Qb.C0 (7.40)
trong đó:
AP0 - suất tổn thất công suất tác dụng trong thiết bị bù, kW/kVAr ;
c 0 - suất chi phí về tổn thất công suất tác dụng.
Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện sau khi bù công suất phản
kháng bằng:
AP = pỉ +(Qị -Qt>) R (7.41)
u dđ
p-
Bởi vì thành phần •R dường như không thay đổi theo công suất Qb ,
Udđ
cho nên không cần xét đến trong biểu thức của AP. Vì vậy chi phí về tổn thất
công suất tác dụng trên đường dây sau khi bù có giá trị:

z 3= U l .r .c 0 (7.42)
u.dd
Hàm mục tiêu gồm có chi phí về thiết bị bù, chi phí về tổn thất công suất

175
tác dụng trong thiết bị bù và chi phí về tổn thất công suất tác dụng trong mạng
điện sau khi đặt bù công suất phản kháng, nghĩa là bằng:

z = k0Qb + AP0QbC0 + -2- . R . c 0 (7.43)


Udđ
Giải bài toán tối ưu hóa công suất của thiết bị bù đối với mạng điện ờ hình
7.7 là xác định giá trị cổng suất Qbt của thiết bị bù tương ứng với cực tiểu của
hàm mục tiêu (7.43). Giá trị tối ưu Qbt được xác định từ điều kiện:

~ = ko + AP0C0 - 2(Q, - Qbt) ^ =0 (7.44)


ổQb u dđ
Giải phương trình (7.44) ta nhận được:

Qb = Q, - (7.45)
b' - 2R.C0
Phương trình (7.45) cho phép xác định giá trị tối ưu Qbt của thiết bị bù đặt
ở thanh góp 2 của mạng điện đã cho.
Nếu Qbt có giá trị âm (Qbt < 0), trong trường hợp này đặt thiết bị bù là
không hợp lý vể kinh tế. Khi Qbt > , chỉ nên bù đến hệ số công suất coscp =
0,95 -ỉ- 0,97. Bởi vì sau đó công suất phản kháng ảnh hưởng không đáng kể đến
tổn thất công suất tác dụng trên đường dây.
Bài toán tối ưu hóa công suất của căc thiết bị bù đối với các mạng điện
phức tạp được giải quyết tương tự.
Với những giả thiết đã nêu trên, tối ưu hóa công suất của các thiết bị bù là
bài toán quy hoạch toán học bình phương - tìm cực tiểu của hàm mục tiêu phụ
thuộc vào bình phương của công suất các thiết bị bù ở các nút Qtb. Sau khi giải
bài toán này chúng ta sẽ tìm được các giá trị công suất tối ưu Qbt ở tất cả các nút
có thể đặt thiết bị bù.
Trong thực tế các sơ đồ mạng điện phức tạp hơn nhiều so với sơ đồ ở hình
7.7. Các kiểu thiết bị bù khác nhau cố thể đật ở hàng loạt nút. Các bộ tụ đặt
trong các nút khác nhau có suất đầu tư khác nhau. Nếu không xét đến các giả
thiết đã nêu trên, bài toán tối ưu hóa trở nên không tuyến tính và phức tạp bởi vì
phải tính đến điện áp và quan hệ phi tuyến của giá thành các thiết bị bù. Trong
trưòng hợp tổng quát đây là bài toán tối ưu hóa rời rạc vì công suất của các thiết
bị bù, ví dụ, các bộ tụ thay đổi rời rạc.

176
Ví dụ 7.1
Xác định công suất bù tối ưu của bộ tụ đặt ở thanh góp 10 kV của mạng
điện (hình 7.8a). Công suất của phụ tải (MVA), chiểu dài đường dây (km) và
tiết diện dây dẫn cho trên hình 7.8. Máy biến áp hạ áp có ký hiệu TĐH
25000/110. Suất tổn thất công suất tác dụng trong bộ tụ AP0 = 0,005 kW/kVAr.
Suất đầu tư cho bộ tụ k = 150.103 đ/kVAr. Suất chi phí cho tổn thất công suất
tác dụng c 0 = 15.106 đ/kW.
1 1 0 kV 2 10 kV
60
-K 3 D -H -1
A C -1 5 0
2 5 0 0 0 /1 1 0 I

a) 20 + j 15 b)

Hình 7.8. Sơ đồ mạng điện


a- Sơ đồ nối điện; b- Sơ đồ thay thế khi tính bù.

G iá 7:

Tính điện trở tác dụng của đường dây và máy biến áp. Theo bảng B.2 ở Phụ
lục, dây dẫn AC-150 có điện trở đơn vị r0 = 0,21 Q/km. Vì vậy điện trở tác dụng
của đường dây bằng:
Rd = r0./ = 0,21 X 60 = 12,6
Theo bảng B.16 của Phụ lục, máy biến áp TĐH-25000/110 có điện trở tác
dụng Rb = 2,54 Q.
Sớ đồ thay thế khi tính, bù của mạng điện đã cho có dạng như ở hình 7.8b.
Ký hiệu cồng suất của bộ tụ bù đặt ở thanh góp 10 kV cùa mạng điện là Qb ,
MVAr, như vậy chi phí về thiết bị bù có giá trị:
Z| = k0.Q| = 150.106Qb
Chi phí về tổn thất công suất tác dụng trong bộ tụ bằng:
z 2 = AP0.Qb.C0 = 0,005 X15.109.Qb = 75.106Qb
Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện sau khi đặt thiết bị bù bằng:

AP= (Q ~ 9 j¿ , ( R j t R b). = (15~ Q, b)2 -(12,6 + 2,54) =


Ưẳđ 1102
q 5 - Q b)2
• 15,14 MW
1102

177
Chi phí vể tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện sau khi đặt bù có
giá trị:

Z, = AP.C0 = (15~-% -)- x 15,14 X 15.109 = 18,76.106 (15 - Qb)2


1102
Hàm mục tiêu z có giá trị:
Z = Z, + Z2 + z 3 = 150.106Qb + 75.106Qb + 18,76.106(15 - Qb)2 =
= 225.106Qb + 18,76.106(15 - Qb)2
Công suất bù tối ưu Qbt của bộ tụ được xác định từ điều kiện:

— = 225.106 - 2 [18,76.10ỏ (15 - Qbt)] = 0


ổQb

Giải phương trình trên ta nhận được:


Qb, = 9 MVAr
Như vậy công suất tối ưu của bộ tụ đặt trên thanh góp 10 kV của mạng điện
bằng 9 MVAr.
Công suất của phụ tải sau khi đặt bù có giá trị:
S = 20 + j (15 - 9) = 20 + j 6 MVA

Ví dụ 7.2
Xác định công suất tối ưu của các bộ tụ đặt trên thanh góp 10 kV của các
trạm hạ áp của mạng điện (hình 7.9a). Công suất của các phụ tải (MVA), chiểu
dài các đoạn đường dây (km) và các ký hiệu dây dẫn cho trên hình vẽ. Điện áp
định mức của mạng điện cao áp bằng 110 kV. Các máy biến áp trong trạm l có
ký hiệu TPDH-25000/110 và trong trạm 2 là TDH-16000/110. Các giá trị AP0 ,
k0 và C0 cho trong ví dụ 7.1.

Giải:
Kết quả tính điện trở tác dụng của các phần tử trong sơ đồ thay thế của
mạng điẹn (hình 7.9b) như sau:
R ai = 10,53 f ì ; R 12 = 9,2 Q ; Rbl = 1,27 n ; Rb2 = 2,19 n.
Ký hiệu công suất của các bộ tụ đặt trên thanh góp 10 kV của các trạm 1 và
2 tương ứng là Qbl và Qb2.

1 78
78 40
--------------------------------------------------- — v
-QD— I »
1 2A C -120 1 2A C -70 21 "OD—
v Ts7= 2 0 + J8.S

a)

s,
r
= 24 + J'10,2 MVA

Hình 7.9. Sơ đồ mạng điện


a- Sơ đồ nguyên lý của mạng điện; b- Sơ đổ thay thế khi tính bù.

Như vậy hàm mục tiêu z bằng:

z = ự Q bì + Qb2) + AP0C 0(Qb| + Qb2) + — -Ị q , +Q: - Qbi - Qb2)2R A, +

+ (Q, - Q b,)2R bl + (Q 2 - Q b2)2(R I2 + R b2)ị


Sau khi thay thế các giá trị bằng số vào và rút gọn lại nhận được:
Z = 225.106 (Qb| + Qb2) + 13,05.106 (18,7 - Qb, - Qb2)2 +
+ 1.575.106 (10,2 - Qbl)2 + 14,1.106 (8,5 - Qb2)2
Công suất bù tối ưu Qb, và Qb, được xác định từ điều kiện:

¿ - = 0 :^ = 0 .
ỔQbl dQb2

Sau khi lấy đạo hàm riêng và rút gọn ta có:


- 295,2 + 29,25 Qbl + 26,1 Qb2 = 0
- 502,77 + 26,1 Qb| + 54,3 Qb2 = 0
Giải hệ phương trình trên nhận được:
Qbl = 3,2 MVAr ; Qb2 = 7,71 MVAr.
Như vậy theo quan điểm kinh tế cần phải bù công suất tại các trạm / và 2.

179
Đối với phụ tải / , công suất phản kháng bù tối ưu Qb| =3,2 MVAr, như vậy
sau khi bù phụ tải nút 1 có giá trị:
s, = 24 + j7 MVA, costp, = 0,96
Bởi vì công suất bù tính được ở trạm 2 tương đối lớn, cho nên chỉ bù công
suất phản kháng tương ứng với cos(p2 = 0,97. Như vậy công suất phản kháng cần
đặt bù ở nút 2 bằng 3,50 MVAr vằ sau khi bù phụ tải nút 2 bằng:
Si = 20 + j 5 MVA , cosọ, = 0,97.

7.8. BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG MẠNG ĐIỆN


PHÂN PHỐI

Một trong các giải pháp thường được áp dụng để giảm tổn thất công suất và
điện năng trong các hệ thống điện là bù công suất phản kháng trong các mạng
điện phân phối. Do đó xuất hiện bài toán phân phối tối ưu công suất của các
thiết bị bù giữa các nút trong mạng điện.
Xét sơ đồ của mạng điện phân phối

có một cấp điện áp danh định (hình 7.10).
4 1 1
Biết tổng công suất của các thiết bị bù là
Qbv, cần phân phối Qbi giữa các nút trong
mạng điện sao cho tổn thất công suất tác '' '
dụng trong mạng đạt cực tiểu. H ình 7.10. Sơ đồ mạng điện
phân phôi hình tia
Hàm mục tiêu của bài toán tối ưu
hoá sự phân phối các thiết bị bù trong mạr ; điện có dạng:
AP= AP(Qb| , 1 Íb2’ Qbn) (7.46)
trong đó:
AP - tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện sau khi đặt các thiết bị bù;
Qbl, Qb2, ..., Qbn - công suất phản kháng củạ các thiết bị bù ở các nút phụ tải;
n - số nút trong mạng điện.
Vì vậy có thể diễn đạt bài toán tối ưu hoậ như sau:
minAP = minẢP(Qbl, Qb2, ., Qbn) (7.47)
Với các hạn chế:

ẳQ bi =QbX (7.48)
2.1

180
Qbi * 0 (7.49)
u imin < u¡ < u imax (7.50)
Qbi — Qim ax (7.51)
Điều kiện (7.48) có nghĩa là, công suất của tất cả các thiết bị bù cần phải
bằng công suất tổng đã cho. Hạn chế (7.49) chỉ ra rằng, công suất của thiết bị
bù không âm. Điều kiện (7.50) được sử dụng để kiểm tra điện áp ở các nút. Hạn
chế (7.51) dùng trong trường hợp không cho phép quá bù công suất phản kháng
ở các nút.
Để giải bài toán này cần áp dụng các phương pháp quy hoạch phi tuyến.
Nhưng đối với các mạng điện hình tia đơn giản có thể giải bài toán trên theo
phương pháp sau.
Trước hết chúng ta giải bài toán này đối với mạng điện đơn giản gồm có n
đường dây hình tia với các phụ tải ở cuối đường dây (hình 7.1 la). Giả thiết cần
phân phối công suất tổng của các thiết bị bù Qbx giữa các nút phụ tải để tổn thất
công suất tác dụng trong mạng đạt giá trị cực tiểu.
Nếu mạng điện chỉ có hai đường dây hình tia, khi đó tổn thất công suất tác
dụng do các phụ tải phản kháng gây ra trohg mạng được xác định theo công thức:

AP= —f - [ ( Q , - Q b,)2R, +(Q2 - Q b2)2R2] (7.52)


Uắm
trong đó:
Q„Q2- phụ tải phản kháng của hộ tiêu thụ ở các nút 1 và 2 của mạng điện;
■công suất phản kháng cần tìm của các thiết bị bù ở các nút ỉ
Q bi> Q b ’

và 2;
Rị, R-, - điện trở tác dụng của các đường dây.
Từ điều kiện (7.48) có thể viết được biểu thức:
Qbi = Qbi + Qb2 (7.53)
Do đó:
Qb2 = Qbi - Qbi '7.54)
Sau khi thay (7.54) vào (7.52) sẽ nhận được:

AP = —I— [cQt - Q bl)2R, +(Q2 -Q bi +Qbi)2R2 ] -(7.55)


Uđm

181
Công suất tối ưu Qb| tìm được từ biểu thức:

^ = - ? - [ - < Q i -Q bi )R 1 + (Q2 -(Q b i -Q b ,))R 2] = 0 (7.56)


^ u đm
Từ (7.56) có:
(Q| ~ Qbi)R ! = (Q2 - Qb2)R2 (7.57)
Sau khi biến đổi biểu thức (7.57) ta nhận được:
QL Q b l+ l = ^ - + 1
Q 2 ~Qb2 R,

hay: Q, + _Q 2 - _Qbi —Q b2 _ R| +_Ri (7.58)


(Qi "Q b’ )'Ri R |.R i
Chúng ta ký hiệu:
Qi + Q2 = Q (7.59)
Sau khi thay (7.53) và (7.59) vào (7.58) nhận được:
Q -Q b s _ 1 +. 1 i (7.60)
(Qi —Qbi).R i R, Ri' R
Từ công thức (7.60) chúng ta có quan hệ:
(Q - Qbi )Rtd = (Q2 —Qb2)R2 (7.61)
Vì vậy :
(Qi - Qbi)R i = (Q2 - Qb2)R2 = (Q - QbS )R,d (7.62)
Đối với mạng điện có n đường dây hình tia (hình 7 .1 la), ta có quan hệ sau:
(Q, - Qbi)R i = (Q2 - Qb2)R2 = - = (Q„ - Qbn)Rn = (Q - QbS )R,d (7.63)
trong đó: (7.64)
Ri R.
Khi đó công suất tối ưu của các thiết bị bù ở các nút mạng điện được xác
định theo công thức:

Qbi = Qi - (Q - Q bi)-^1 ;
K ,

Qb2 = Q2 - ( Q - Q b i ) ^ ; „ (7.65)
K5 Ị

Qbn = Qn - (Q - Qbi) ~
Rn

182
n-1
R(n-1)n

Rn-,

p <■
Ql
b)

Hình 7.11. Các sơ đồ của mạng điện hình tia

ỉ 83
Nếu công suất tối ưu ở một nút i nào đó có giá trị âm (Qbi < 0), thì điều đó
chỉ ra rằng, đặt thiết bị bù ở nút này là không hợp lý về kinh tế. Khi đó cần tính
lại điện trở tương đương Rtđ không có đường dây thứ i và tính lại công suất của
các thiết bị bù.
Thuật toán xét ở trên có thể áp dụng để giải bài toán phân phối hợp lý các
thiết bị bù trong mạng điện chính có các đường dây nhánh (hình 7.1 lb).
Điện trở tương đương đối vói mỗi một nút của mạng điện này được xác
định theo công thức:

Rtdn ~ Rji

1 1 1
------------ -------------- 1---------------- -----
Rt d( n- l ) R(n-I) R|i(n-I)+ Rn

1 1 1
----- —------1---------------------; (7.66)
Rfdi R¡ R ¡ ( i +1) "^"Rtd(¡ + I)

_ L -_ L 1
Rfdl R 1 R 1 2 + R td2

Từ biểu thức (7.63) đối với nút 1 có thể nhận được quan hệ:

( Q ,- Q b ,) R i = (Q -Q b i)R «di (7.67)

trong đó Q = ¿ Q ¡ .
¡=1

Đối với nút 2:

( Q 2 - Qb2>R 2 = Í ( Q - Q i ) - ( Q b s - Qbi ) ] R>d2 = ( q ; - q ; > ) R , d2 ( 7 . 6 8 )

Đối với nút thứ i:

( Q i - Q b i ) R i = (QÒ-1) - Q l ( i . i , ) R , d , (7.69)
trong đó:
Qj - phụ tải nối vào cuối đường dây có điện trở Rj và đường dây đi ra từ
nút thứ i;
Q.’-J - phụ tải nối sau nút (i - 1) của mạng điện chính;
Qb(i-I) - công suất của thiết bị bù để phân phối sau nút (i - 1);

R(di - diện tr|r từơng đương ở nứt thứ i.

Công suất tối ưu của các thiết bị bù được xác định theo các công thức sau:
Qb. = Q - ( Q - Q b x ) ^ -
K I

Qb2 = Q 2 - ( Q ’ i - Q ’b , ) ^ > (7.70)

Q bi = Q r ( Q ’, i - „ - Q V „ ) v L
Kị J

Trong trường hợp đặc biệt của mạng điện chính, khi R, = Rt = ... = Rn = 0,
nghĩa là các phụ tải nối trực tiếp vào mạng điện chính, sự phân bố kinh tế của
các thiết bị bù được xác định như sau: Trước hết cần bù toàn bộ công suất Qn ở
nút xa nhất, sau đó nếu như Qbi > Qn tiến hành bù công suất Qn.| ...
Phương pháp xét ở trên cũng có thể áp dụng để giải bài toán phân phối các
thiết bị bù trong mạng điện hỗn hợp (hình 7.11c). Để xác định điện trở tương
đương của đường dây chính D 1 có các nhánh cần áp dụng công thức (7.66), còn
đối với đường đây chính D-> không có các nhánh, điện trở tương đương có thể
xác định theo công thức:
p Q32R2 3- K Q 3 + Q 2 ) 2R l 2 + ( Q 3 + Q 2 ^ Q l)2Rol í77n
K tdD2 - ■ T Z 7775 V' • / u
(Q 3 + Q 2 + Q i )

Điện trở tương đương của các đường dây chính có số phụ tải lớn hơn ba
được xác định tương tự.

Ví dụ 7.3
Hình 7.12 là sơ đồ mạng điện
có ba phụ tải. Công suất phản
kháng của các phụ tải cho trên
hình vẽ. Công suất phản kháng do
hệ thống cung cấp cho các phụ tải
trong chế độ phụ tải cực đại là Q
= 49 MVAr. Chiều dài và tiết diện
các đường dây cho trên hình 7.12.
Xác định sự phân phối tối ưu công
Hình 7.12. Sơ đồ mạng đỉện
suất của các thiết bị bù giữa các
có ba phụ tải
hộ tiêu thụ trong mạng điện.

185
Giải:
Tính điện trở tác dụng của các đường dây 1, 2 và 3. Từ bảng B.2 của Phụ
lục tìm được:
r0| = 0,21 íí/km; r(p = 0,23 fì/km; r03 = 0,65 Q/km.
Như vậy điện trở tác dụng của các đường dây có giá trị:
R, =0,21 X 80= 16,8 Q.
R ị = 0,33 X 70 = 23,1 Q
R? = 0,65 X 40 = 26 fì.
Tính điện trở tương đương của mạng điện:
1 1 1 1 1 1 1
-------- — — — I- •—— + — — — ---------------1------------H---------- — 0 ,1 4 o
R ld R, R , R , 16,8 23,1 26
Do đó điện trở tương đương của mạng điện có giá trị:
R,đ = 7,14 Q
Tổng công suất của các thiết bị bù được tính theo biểu thức:
QbS = (Qt + Q 2 + Qj) - Qc =
= (45 + 21,7 + 15,7) - 49 = 33 MVAr
Theo công thức (7.65) chúng ta xác định được công suất tối ưu của các
thiết bị bù ở các nút mạng điện. Đối với nút 1:

Qbi = Q , - ( Q - Q b X )
K,
trong đó: Q = Q, + Q, + Q3 = 45 + 21,7 + 15,7 = 82,4 MVAr
Vì vậy :

Qbi = 45 - (82,4 - 33) — = 24 MVAr


16,8
Tương tự tính được công suất tối ưu ở các nút 2 và 3:
Qb2 = 7 MVAr ; Qb3 = 2 MVAr.

186
Chương Tám

V Í DỤ• THIẾT KẾ HỆ• THỐNG ĐIỆN


ĐỂ BÀI
Thiết kế hệ thống điện có hai nguồn cung cấp và 9 phụ tải (xem hình 8.1 ).
Nguồn cung cấp thứ nhất là hệ thống điện vô cùng lớn. Hệ sô' costp trên thanh
góp 110 kV của hệ thống bằng 0,85. Nguồn cung cấp thứ hai là nhà máy nhiệt
điện có 3 tổ máy phát. Mỗi tổ máy phát có công suất định mức Pđm = 100 MW,
cosọđm = 0,85, u dm= 10,5 kV. Số liệu về phụ tải cho trong bảng 8.1. Thời gian
sử dụng phụ tải cực đại của các hộ tiêu thụ bằng 5000 h trong năm. Phụ tải cực
tiểu bằng 70% phụ tải cực đại. Giá 1 kW.h điện năng tổn thất bằng 500 đ. Giá
1 kVAr công suất thiết bị bù bằng 150.000 đ.

20 40 60 80 100 120 140 km

Hình 8.1. Sơ đồ mặt bằng của hệ thống điện thiết kế

187
Bảng 8.1. Các số liệu về p h ụ tải

Các hộ tiêu thụ


Các số liệu
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Phụ tải cực đại, MW 40 38 36 40 38 36 40 36 40
Hệ số cũng suất cosq> 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90 0,90
Loại hộ tiêu thụ điện I I I I I I I I I
Yẻu cẩu điểu chỉnh điện áp KT KT KT KT KT KT KT KT KT
Điện áp định mức của mạng điện
ha áp, kV 10 10 10 10 10 10 10 10 10

8.1. PHÂN TÍCH ĐẬC ĐIỂM CỦA CÁC NGUỔN CUNG CẤP VÀ
CÁC PHỤ T ả i

Để chọn được phưởilgán tôi ưu cần tiến hành phân tích những đặc điểm
của các nguổn cung cấp điện và Các phụ tải. Trên cơ sở đó xác định công suất
phát của các nguồn cuhg cấp và dự kiến cắc sơ đồ nối điện sao cho đạt được
hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao nhất.

8.1.1. Nguồn cung cấp điện


Trong hệ thống điện thiết kế có hai nguồn cung cấp, đó là hệ thống điện và
nhà máy nhiệt điện.
1. Hệ thống điện
Hê thống điện (HT) có công suất vô cùng lớn, hệ số công suất trên thanh
góp 110 kV của HT bằng 0,85. Vì vậy cần phải có sự liên hệ giữa HT và nhà
máy điện 4ể có thể trao đổi công suất giữa hai nguồn cung cấp khi cần thiết,
đảm bảo cho hệ thống thiết kế làm việc bình thường trong các chế độ vận hành.
Mặt khác, vì hệ thống cổ cỏng suất vô cùng lớn cho nên chọn HT là nút cân
bằng công suất và nứt cơ sở về điện áp. Ngoài ra, do hệ thống có công suất vô
cùng lổm cho nên khống cẩn phải dự trữ công suất trong nhà mầy nhiệt điện, nói
cách khác công suất tác dụng và phản kháng dự trữ sẽ được lấy từ hệ thống
điện.
* 2. Nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện (NĐ) có ba tổ máy phát. Mỗi máy phát có công suất
định mức pđw *=400 MW, costp - #,85, = 10,5 kV .‘Như vậý tổng công suất

188
định mức của NĐ bằng 3 X 100 = 300 MW.
Nhiên liệu của NĐ có thể là than đá, dẫu và khí đốt. Hiệu suất của các nhà
máy nhiệt điện tương đối thấp (khoảng 30 -r 40%). Đồng thời công suất tự dùng
của NĐ thường chiếm khoảng 6 đến 15% tuỳ theo loại nhà máy nhiệt điện.
Đối với nhà máy nhiệt điện, các máy phát làm việc ổn định khi phụ tải p >
70% Pdm; khi phụ tải p < 30% Pđm, các máy phát ngừng làm việc.
Công suất phát kinh tế của các máy phát NĐ thường bằng (80 90%) Pđm.
Khi thiết kế chọn công suất phát kinh tế bằng 85% Pdm> nghĩa là:
pkl = 85%pdm
Do đó khi phụ tải cực đại cả ba máy phát đều vận hành và tổng công suất
tác dụng phát ra của NĐ bằng:

p = — X 3 X 100 = 255 MW
k' 100

Trong chế độ phụ tải cực tiểu, dự kiến ngừng một máy phát để bảo dưỡng,
hai máy phát còn lại sẽ phát 85% f*đm’ nghĩa là tổng công suất phát của NĐ bằng:

pkt = — X 2 X 100 = 170 MW


k' 100
Khi sự cố ngừng một máy phát, hai máy phát còn lại sẽ phát 100% ^đm» như
vậy:
Pp = 2 ' X 100 = 2 0 0 MW
Phần công suất thiếu trong các chế độ vận hành sẽ được cung cấp từ hệ
thống điện.

8.1.2. Các phụ tải điện


Trong hệ thống điện thiết kế có 9 phụ tải. Tất cả các phụ tải đẻu là hộ loại
I và có hệ số cosẹ = 0,90. Thời gian sử dụng phụ tải cực đại Tmax = 5000 h. Các
phụ tải đều có yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường. Điện áp định mức của
mạng điện thứ cấp của các trạm hạ áp bằng 10 kV. Phụ tải cực tiểu bằng 70%
phụ tải cực đại.
Kết quả tính giá trị công suất của các phụ tải trong các chế độ cực đại và
cực tiểu cho trong bảng 8.2.

189
Bảng 8.2. T h ô n g s ố củ a các p h ụ tải

Hộ tiêu Smax ” Pmax * J Qmax1 swmax1 ™ ^min * J Qmin* ®mỉn>


thụ MVA MVA MVA MVA

1 40 + j 19,20 44,37 28 +j 13,40 31,05


2 38 + J 18,24 42 15 26,6 + ) 12 77 29,50
3 36 + 117,28 39,93 25,2+ j 12,1 0 27,95
4 40 + j 19,20 44,37 28 +j 13,40 31,05
5 38 + ) 18,24 42,15 26,6 + ) 12,77 29 50
6 36 + j 17 28 39 93 25,2+ j 12,1 0 27,95
7 40 + j 19,20 44,37 28 +j 13,40 31,05
8 36 + ] 17 28 39,93 25,2+ j 12,1 0 27 95
9 40 + j 19,20 44 37 28 +j 13,40 31,05
Tổng 344+ j 165,12

8.2. CÂN BẰNG CÔNG SUẤT TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN


8.2.1. Cân bằng công suất tác dụng
Đặc điểm rất quan trọng của các hê thống điện là truyền tải tức thời điện
năng từ các nguồn đến các hộ tiêu thụ và không thể tích trữ điện nãng thành sô'
lượng nhận thấy được. Tính chất này xác định sự đồng bộ của quá trình sản xuất
và tiêu thụ điện năng.
Tại môi thời điểm trong chế độ xác lập của hệ thống, các nhà máy của hệ
thống cần phải phát công suất bằng với công suất của các hộ tiêu thụ, kể cả tổn
thất công suất trong các mạng điện, nghĩa là cần phải thực hiện đúng sự cân
bằng giữa công suất phát và công suất tiêu thụ.
Ngoài ra để đảm bảo cho hệ thống vận hành bình thường, cần phải có dự trữ
nhất định của công suất tác dụng trong hệ thống. Dự trữ trọng hệ thống điện là một
vấn đề quan trọng, liên quan đến vận hành cũng như sự phát triển của hệ thống.
Vì vậy phương trình cân bằng cồng suất tác dụng trong chế độ phụ tải cực
đại đối vói hệ thống điện thiết kế có dạng:
PNĐ + Pht = p„ = mSPmax + SAP + ptd + pdl (8.1)
trong đó:
Pnđ - tổng công suất do nhà máy nhiệt điện phát ra;

190
Pht - công suất tác dụng lấy từ HT;
m - hệ số đồng thời xuất hiện các phụ tải cực đại (m = 1);
SPmax - tổng công suất của các phụ tải trong chế độ cực đại;
SAP - tổng tổn thất trong mạng điện, khi tính sơ bộ có thể lấy SAP =
5%¿pmax ;
Pld - công suất tự dùng trong nhà máy điện, có thể lấy bằng 10% tổng
công suất đặt của nhà máy;
Pdl - công suất dự trữ trong hệ thống, khi cân bằng sơ bộ có thể lấy Pdl =
10% SPmax , đồng thời công suất dự trữ cẩn phải bằng công suất
định mức của tổ máy phát lớn nhất đối với hệ thống điện không
lớn. Bởi vì hệ thống điện có công suất vô cùng lớn, cho nên công
suất dự trữ lấy ở hệ thống, nghĩa là PdI = 0;
Plt - công suất tiêu thụ trong mạng điện.
Tổng công suất tác dụng của các phụ tải khi cực đại được xác định từ báng
8.2. bằng:
SPmax = 344MW
Tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện có giá trị:
AP = 5% SPmax = 0,05 X 344 = 17,2 MW
Công suất tác dụng tự dùng trong nhà máy điện bằng:
PId = 10% pđm= 0,1 X 300 = 30 MW
Do đó công suất tiêu thụ trong mạng điện có giá trị:
Plt = 344 + 17,2 + 30 = 391,2 MW
Trong mục 8.1.1 đã tính được tổng công suất do NĐ phát ra theo chế độ
kinh tế bằng:
PNĐ= PkI = 255 MW
Như vậy, trong chế độ phụ tải cực đại hệ thống cần cung cấp công suất cho
các phụ tải bằng:
PHT= p„ - PNĐ= 391,2 - 255 = 136,2 MW
Nếu trong mạng điện thiết kế có hai nhà máy điện, khi đó cần chọn một
nhà máy điện làm nhiệm vụ cân bằng công suất trong HT, nhà máy điện còn lại
sẽ phát công suất theo dự kiến. Trong thực tế thưòng chọn các nhà máy điện có

191
công suất ỉớn và có khả năng điều chỉnh nhanh cồng suất tác dụng là nút cân
bằng công suất, ví dụ các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện tuabin khí, ...
Để thuận tiện khi tính, nút cơ sở về điện áp thường được chọn trùng với nút cân
bằng công suất.

8.2.2. Cân bằng công suất phản kháng


Sản xuất và tiêu thụ điện năng bằng dòng điện xoay chiều đòi hỏi sự cân
bằng giữa điện năng sản xuất ra và điện năng tiêu thụ tại mỗi thời điểm. Sự cân
bằng đòi hỏi không những chỉ đối với công suất tác dụng, mà cả đối với công
suất phản kháng.
Sự cân bằng công suất phản kháng có quan hệ với điện áp. Phá hoại sự cân
bằng công suất phản kháng sẽ dẫn đến thay đổi điện áp trong mạng điện. Nếu
công suất phản kháng phát ra lớn hơn công suất phản kháng tiêu thụ thì điện áp
trong mạng sẽ tăng, ngược lại nếu thiếu công suất phản kháng điện áp trong
mạng sẽ giảm. VI vậy để đảm bảo chất lượng cần thiết của điện áp ở các hộ tiêu
thụ trong mạng điện và trong hệ thống, cần tiến hành cân bằng sơ bộ công suất
phản kháng.
Phương trình cân bằng cộng suất phản kháng trong mạng điện thiết kế có dạng:
Q f + Q ht = Q t t = m S Q max + E A Q L - S Q C + X A Q b + Q tđ + Q dt (8 .2 )

trong đó:
Qf - tổng công suất phản kháng do NĐ phát ra;
Qht - công suất phản kháng do HT cụng cấp;
Qị, - tổng công suất phản kháng tiêu thụ;
EAQl - tổng tổn thất công suất phản kháng trong cảm kháng của các
đường dấy tròng mạng điện;
EQC- tỏng công suất phản kháng do điện dung của các đường dây sinh
ra, khi tính sơ bộ lấy £QL = IQ C;
EAQb - tổng tổn thất cộng suất phản kháng trong các trạm biến áp, trong
tính toán sơ bộ lấy EAQb = 15% EQmax;
Qid - công suất phản kháng tự dùng trong nhà máy điện;
Qdt - cồng suất phản kháng dự trữ trong HT, khi cân bằng sơ bộ có thể
lấy bằng 15% tổng công suất phản kháng ở phần bên phải của
phương trình (8.2).
Đối với mạng điện thiết kế, công suất pd, sẽ lấy ở hệ thống, nghĩa là Qd, = 0.

192
Như vậy, tổng công suất phản kháng do NĐ phát ra bằng:
Qp = PF tgcpF = 255 X 0,62 =158,1 MVAr
Công suất phản kháng do hệ thống cung cấp bằng:
Q ht = P HT tgcpHT = 136,2 X 0,62 = 84,44 MVAr
Tổng công suất phản kháng của các phụ tải trong chế độ cực đại được xác
định theo bảng 8.2 bằng:
IQ max= 165,12 MVAr
Tổng tổn thất công suất phản kháng trong các máy biến áp hạ áp bằng:
EAQb = 0,15 X 165,12 = 24,78 MVAr
Tổng công suất phản kháng tự dùng trong các nhà máy điện có giá trị:
Q,d = p.d-tg<p,d
Đối với coscptd = 0,75 thì tg(ptd = 0,88. Do đó:
Qtd = 30 X 0,88 = 26,40 MVAr
Như vậy tổng công suất tiêu thụ trong mạng điện:
Q„ = 165,12 + 24,78 + 26,40 = 216,3 MVAr
Tổng công suất phản kháng do HT và NĐ có thể phát ra bằng:
Qp + Qht = 158,10 + 84,44 = 242,54 MVAr
Từ các kết quả tính toán trên nhận thấy rằng, công suất phản kháng do các
nguồn cung cấp lớn hơn công suất phản kháng tiêu thụ. Vì vậy không cần bù
công suất phản kháng trong mạng điện thiết kế.

8.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN T ố i ƯU


8.3.1. Dự kiến cắc phương án
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện phụ thuộc rất nhiểu vào sơ đồ
của nó. Vì vậy các sơ đồ mạng điện dần phải có các chi phí nhỏ nhất đảm bảo
độ tin cậy cung cấp điện cần thiết và chất lượng điện năng yêu cầu của các hộ
tiêu thụ, thuận tiện và an toàn trong vận hành, khả năng phát triển trong tương
lai và tiếp nhận các phụ tải mới.
Trong thiết kế hiện nay, để chọn được sơ đồ tối ưu của mạng điện người ta
sử dụng phương pháp nhiểu phương án. Từ các vị trí đã cho của các phụ tải và
các nguồn cung cấp, cẩn dự kiến một số phương án và phương án tốt nhất sẽ
chọn được trên cơ sở so sánh kinh thế - kỹ thuật các phương án đó. Không cần
dự kiến quá nhiều phương án. Sau khi phân tích tương đối cẩn thận có thể dự

193
kiến 4 đến 5 phương án hợp lý nhất. Đồng thời cần chú ý chọn các sơ đồ đơn
giản. Các sơ đồ phức tạp hơn được chọn trong trường hợp khi các sơ đồ đơn giản
không thoả mãn những yêu cầu kinh tế - kỹ thuật.
Những phương án được lựa chọn để tiến hành so sánh về kinh tế chỉ là
những phương án thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật của mạng điện.
Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu đối với các mạng là độ tin cậy và chất
lượng cao của điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Khi dự kiến sơ đồ của
mạng điện thiết kế, trước hết cần chú ý đến hai yêu cầu trên. Để thực hiện yêu
cầu về độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại I, cần đảm bảo dự
phòng 100% trong mạng điện, đồng thời dự phòng đóng tự động. Vì vậy để
cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ loại I có thể sử dụng đường dây hai mạch hay
mạch vòng.
Đối với các hộ tiêu thụ loại II, trong nhiều trường hợp được cung cấp bằng
đường dây hai mạch hoặc bằng hai đường dây riêng biệt. Nhưng nói chung cho
phép cung cấp điện cho các hộ loại II bằng đường dây trên không một mạch, bởi
vì thời gian sửa chữa sự cố các đường dây trên không rất ngắn.
Các hộ tiêu thụ loại III được cung cấp điện bằng đưòng dây một mạch.
Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của các nguồn cung cấp và các phụ tải,
cũng như vị trí của chúng, có 5 phương án được dự kiến như ở hình 8.2a, b, c, d, e.

194
Hình 8.2b. Sơ đồ mạch điện phương án II

Hình 8.2c. Sơ đồ mạch điện phương án III

195
8

H ình 8.2d. Sơ đồ mạch điện phương án IV

Hình 8.2e. Sơ đồ mạch điện phương án V

196
Để tính các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện, trước hết cần chọn
điện áp định mức của mạng điện, chọn tiết diện các dây dẫn, tính các chỉ tiêu
chất lượng của điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ của các phương án so
sánh.

a. Phương án I
Sơ đồ mạng điện của phương án I cho trên hình 8.3.

1. Chọn điện áp định mức của mạng điện


Điện áp định mức của mạng điện ảnh hưởng chủ yếu đến các chỉ tiêu kinh
tế - kỹ thuật, cũng như các đặc trưng kỹ thuật của mạng điên.
Điện áp định mức của mạng điện phụ thuộc vào nhiểu yếu tố: công suất của
phụ tải, khoảng cách giữa các phụ tải và các nguồn cung cấp điện, vị trí tương
đối giữa các phụ tải với nhau, sơ đồ mạng điện.
Điện áp định mức của mạng điện thiết kế được chọn đồng thời với sơ đồ
cung cấp điện. Điện áp định mức sơ bộ của mạng điện có thể xác định theo giá
trị của công suất trên mỗi đường dây trọng mạng điện-
Các phương án của mạng điện thiết kế hay là các đoạn đường dây riêng biệt
của mạng điện có thể có điện áp định mức khác nhau. Trong khi tính toán,
thông thường, trước hết chọn điện áp định mức của các đoạn đường dây có công
suất truyền tải lớn. Các đoạn đường dây trong mạng kín, theo thường lệ, cần
được thực hiện với một cấp điện áp đinh mức.
Có thể tính điện áp định mức của đưòng dây theo công thức kinh nghiệm
sau:
u đm = 4,34 VP + 16.P , k v (8.3)
trong đó:
íỉ- khoảng cách truyển tải, km;
p - công suất truyền tải trên đường dây, MW.
Tính điện áp định mức trên đường dây NĐ-5-HT.
Công suất tác dụng từ NĐ truyển vào đường dây NĐ-5 được xác định như sau:
PN5 = Pkf- P , d - P N-A P N (8.4)
trong đó:
Pkt - tổng công suất phát kinh tế của NĐ;
p.d - công suất tự dùng trong nhà máy điện;
PN - tổng công suất của các phụ tải nối với NĐ (PN = P| + P-, + P3 + P6 +
p7);
APN - tổn thất công suất trên các đường dây do nhiệt điện cung cấp (APN
= 5% PN).
Theo các kết quả tính toán trong phần 8.1, ta có:
pk, = 255 MW ; Ptd = 30 MW
Từ sơ đồ mạng điện ở hình 8.3 ta có:
PN= P| + p2 + p 3 + p 6 + p 7 = 40 + 38 + 36 + 36 + 40 = 190 MW
APN = 0,05 X 190 = 9,5 MW
Do đó: *
PN5 = 255 - 30 - 190 - 9,5 = 25,5 MW
Công suất phán kháng do NĐ truyển vào đựờng dây NĐ-5 có thể tính gần
đúng như sau:
Q n5 = PN5-tg<f>5 = 25,5 X 0,48 = 12,24 MVAr

198
N h ư vậy:

SN5 = 25,5 + j 12,24 MVA


Dòng công suất truyền tải trên đường dây HT-5 bằng:
Shs = S5 - SN5 =
= 38, + j 18,24-25,5 - j 12,24
= 12,5 + j 6,0 MVA
Điện áp tính toán trên đoạn đường dây NĐ-5 bằng:
ƯNS = 4,34 -761 + 16x25,5 = 93,98 kV
Đối với đường dây HT-5:
UHS = 4,34 751 + 16x12,5 = 68,75 kV
Đối với đường dây NĐ-1:
u, =4,34 767+ 16 x 40 = 115,4 kV
Tính điện áp của các đoạn đường dây còn lại được tiến hành tương tự như
đối với các đường dây trên.
Kết quả tính điện áp định mức của các đường dây trong phương án I cho
trong bảng 8.3.

Bảng 8.3. Điện áp tính toán và điện áp định mức của mạng điện

Đường dây Công suất truyền Chiều dài đường Điện áp tính Điện áp định mức
tải s, MVA dảy í , km toán u, kV của mạng uđm, kV
NĐ-1 4 0 + j 19,20 67,0 115,40
NĐ-2 3 8 + j 18,24 61,0 112,30
NĐ-3 3 6 + J17,28 56,6 109,20
NĐ-5 2 5 + j 12,24 61,0 93,98
ND-6 36 + 117,28 67,0 110,05 110.0
NĐ-7 40 + 119,20 730 115,90
HT-4 4 0 + J19,20 60,0 114,80
HT-5 12,5 + j 6,0 51 0 68,75
HT-8 36 + j 17,28 76,2 110,80
HT-9 4 0 + j 19,20 61,0 114,90

Từ các kết quả nhận được trong bảng 8.3, chọn điện áp định mức của mạng
điện u đm= HOkV.

199
2. Chọn tiết diện dây dẫn
Các mạng điện 110 kV được thực hiện chủ yếu bằng các đưòng dây trên
không. Các dây dẫn được sử dụng là dây nhôm lõi thép (AC), đồng thời các dây
dẫn thường được đặt trên các cột bêtông ly tâm hay cột thép tuỳ theo địa hình
đường dây chạy qua. Đối với các đường dây 100 kV, khoảng cách trung bình
hình học giữa dây dẫn các pha bằng 5 m (Dtb = 5 m).
Đối với các mạng điện khu vực, các tiết diện dây dẫn được chọn theo mật
độ kinh tế của dòng điện, nghĩa là:

F= (8.5)
T
J kt

trong đó:
Imax - dòng điện chạy trên đường dây trong chế độ phụ tải cực đại, A;
Jkt - mật độ kinh tế của dòng điện, A/mm2. Với dây AC và Tmax = 5000 h
thì Jkl =1,1 A/mm2.
Dòng điện chạy trên đường dây trong các chế độ phụ tải cực đại được xác
định theo công thức:

10V A (8.6)
"V 3U đm
trong đó:
n- số mạch của đường dây (đường dây một mạch n = 1 ; đường dây hai
mạch n = 2 );
u đm- điện áp định mức của mạng điện, kV;
Smax - công suất chạy trên đường dây khi phụ tải cực đại, MVA.
Dựa vào tiết diện dây dẫn tính được theo công thức trên, tiến hành chọn tiết
diện tiêu chuẩn gần nhất và kiểm tra các điều kiện về sự tạo thành vầng quang,
độ bổn cơ của đưòng dây và phát nóng dây dẫn trong eác chế độ sau sự cố.
Đối với đường dây 110 kV, để không xuất hiện vầng quang các dây nhôm
lõi thép cần phải có tiết diện F > 70 mm2.
Độ bền cơ của đường dây trên không thường được phối hợp với điều kiện
vẽ vầng quang của dây dẫn, cho nên không cần phải kiểm tra điều kiện này.
Để đảm bảo cho đường dây vận hành bình thường trọng các chế độ sau sự
eố, cần phải có điểu kiên sau:

200
I.„ < I,cp (8.7)
trong đó:
Isc - dòng điện chạy trên đường dây trong chế độ sự cố;
Icp - dòng điện làm việc lâu dài cho phép của dây dẫn.
Khi tính tiết diện các dây dẫn cần sử dụng các dòng công suất ở bảng 8.3.
a. Chọn tiết diện các dây dẫn của đường dây NĐ-5.
Dòng điện chạy trên đường dây khi phụ tải cực đậi bằng:

I n5 = — 103 = 73.13 A
2x V3 X 110
Tiết diện dây dẫn:
E _ ^N5 _ 73,13
Fn, = = —-t— = 64,48 mm2
JTkt 11
1,1

Để không xuất hiện vầng quang trên đường dây, cần chọn dây AC có tiết
diện F = 70 mm 2 và dòng điện Icp = 265 A.
Sau khi chọn tiết diện tiêu chuẩn cần kiểm tra dòng điện chạy trên đường
dây trong các chế độ sau sự cố. Đối với đường dây liên kết NĐ-5-HT, sự cố có
thể xảy ra trong hai trường hợp sau:
- Ngừng một mạch trên đường dây;
- Ngừng một tổ máy phát điện.
Nếu ngừng một mạch của đường dây thì dòng điện chạy trên mạch còn lại bằng:
I lsc = 2 IN5 = 2 X 73,13= 146,26 A
Như vậy :
^ lsc ^ ^cp

Khi ngừng một tổ máy phát điện thì hai máy phát còn lại sẽ phát 100%
công suất. Do đó tổng công suất phát của NĐ bằng:
PF = 2 X 100 = 200 MW
Công suất tự dùng trong nhà máy bằng:
Ptd = 0,10 X 200 = 20 MW
Công suất chạy trên đường dây bằng:
P N5 = P F — P td ~ P n “ A P N

201
Trong mục 8.1 đã tính được:
PN = 190 MW ; APn = 9,5 MW
Do đó:
PN5 = 200 - 20 - 190 - 9,5 = - 19,5 MW.
Như vậy trong chế độ sự cố này hệ thống cần cung cấp cho nhà máy điện
bằng 19,5 MW.
Công suất phản kháng chạy trên đường dây có thể tính gần đúng như sau:
Q sn = P5 N tgcpF = 19,5 X 0,62 = 12,09 MVAr
Do đó:
S,.N= 19,5 + j 12,09 MVA
Dòng công suất từ hệ thống truyền vào đường dây HT-5 bằng:
SH.5 = S5 + S5N = 38 + j 18,24 + 19,5 + j 12,09
= 5 7 ,5 + j 30,33 MVA
Dòng điện chạy trên đường dây NĐ-5 bằng:
J _ Vl9,52 + 12,092 - in3
* 2 s c ------------------ T = 60,3 A
2 x V 3 x ll0
Các kết quả tính cho thấy rằng:

^2sc < ^cp


b. Tính tiết diện đường dây HT-5
Dòng điện chạy trên đường dây trong chế độ phụ tải cực đại bằng:
T _ Vl2,5 2 + 62 i n 3 .
I H5 = - — 7=--------10 = 36,43 A
2 x-v/3 X110
Tiết diện dây dẫn bằng:

F = 3 6 ’4
“ — —3 =—33,1
17 1 mm
1,1

Chọn dây AC-70 có Icp = 265 A.


Khi ngừng một mạch đường dây, dòng điện chạy trên mạch còn lại có giá trị:
I lsc = 2 X 36,43 = 72,86 A

202
N h ư vậy:

^ I s c ^ ^cp

Trường hợp ngừng một tổ máy phát, dòng điện chạy trên đường dây bằng:
T _ V57,52 +30,33: 1a3
_sc — 7= 1U - 170 A
2 X -v/3 X 110
Có thể nhận thấy rằng Ksc < Icp.
c. T ín h tiế t d iệ n củ a đườnÍỊ d â v N Đ -1
Dòng điện chạy trên đường dây bằng:
T _ V402 + 19,22 ,n3
I. = ------p-------- 10 = 116,57 A
2x-v/3 xl 10
Tiết diện của đường dây có giá trị:
16,57
F ,= = 105,97 mm2
u
Chọn dây AC-120 có Icp = 380 A.
Khi ngừng một mạch của đường dây, dòng điện chạy trên mạch còn lại
bằng:
Isc = 2 X 116,57 = 233,14 A
Như vậy:
. Isc<Icp

Sau khi chọn các tiết diện dầy dẫn tiêu chuẩn, cần xác định các thông số
đơn vị của đường dây là r0, x0, b0 và tiến hành tính các thông số tập trung R, X
và B/2 trong sơ đồ thay thế hình n của các đường dây theo các công thức sau:

R = -ự ; X = - U 0Í' ; ^ = ^ n b 0l' ( 8.8)


n n 2 2

trong đó n là số mạch của đường dây. Đối với đường dây có hai mạch thì n = 2.
Tính toán đối với các dường dây còn lại được tiến hành tương tự như đối
với đưòng dây NĐ-1.
Kết quả tính các thông số của tất cả các đường trong mạng điện cho ở bảng 8.4.

203
Bảng 8*4. Thông số của các đường dây trong mạng điện

Đường s, I M. Ftc t Iep> I»c»; í, Xo b0 .10-6, R, X, -B10-'


5
dây MVA A mm2 mm2 A A km Q/km Q/km s/km n D. zs

NĐ-1 4 0 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 67 0,27 0,423 2,69 9,05 14,17 1,80

NĐ-2 38 + j 18,24 110,8 100,7 120 380 221,6 61 0,27 0,423 2,69 8,24 12,90 1,64

NĐ-3 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 56,6 0,33 0,429 2,65 9,34 12,14 1,50

NĐ-5 2 5 + j 12,24 73,1 66,45 70 265 146,2 61 0,46 0,440 2,58 14,03 13,42 1,57

NĐ-7 40 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 73 0,27 0,423 2,69 9,86 15,44 1,96

NĐ-6 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 67 0,33 0,429 2,65 11,06 14,37 1,78

HT-4 4 0 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 60 0,27 0,423 2,69 8,10 12,69 1,60

HT-5 12,5+ j 6,0 36,43 33,1 70 265 72jB6 51 0,46 0,440 2,58 11,73 11,22 1,30

HT-8 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 76,2 0,33 0,429 2,65 12,57 16,34 2,01

HT-9 40 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 61 0,27 0,423 2,69 8,24 12,90 1,64
3. Tính tổn thất điện áp trong mạng điện
Điện năng cung cấp cho các hộ tiêu thụ được đặc trưng bằng tần số của
dòng điện và độ lệch điện áp so vói điện áp định mức trên các cực của thiết bị
dùng điện. Khi thiết kế các mạng điện thường giả thiết rằng hệ thống hoặc các
nguồn cung cấp có đủ công suất tác dụng để cung cấp cho các phụ tải. Do đó
không xét đến những vấn đề duy trì tần số. Vì vậy chỉ tiêu chất lượng của điện
năng là giá trị của độ lệch điện áp ở các hộ tiêu thụ so với điện áp định mức ở
mạng điện thứ cấp.
Khi chọn sơ bộ các phương án cung cấp điện có thể đánh giá chất lượng
điện năng theo các giá trị của tổn thất điện áp.
Khi tính sơ bộ các mức điện áp trong các trạm hạ áp, có thể chấp nhận là
phù hợp nếu trong chế độ phụ tải cực đại các tổn thất điện áp lớn nhất của mạng
điện một cấp điện áp không vượt quá 10 15% trong chế độ làm việc bình
thường, còn trong các chế độ sau sự cố các tổn thất điện áp lớn nhất không vựợt
quá 15 -ỉ- 20%, nghĩa là:
AUmaxbt% = 1 0 + 1 5 %
AUmaxsc% = 10 + 20%.
Đối với những mạng điện phức tạp, có thể chấp nhận các tổn thất điện áp
lớn nhất đến 15 + 20% trong chế độ phụ tải cực đại khi vận hành bình thưòng và
đến 20 -r 25% trong chế độ sau sự cố, nghĩa là:
AUmaxbt% = 15 + 20%
AUmaxsc% = 20 + 25%.
Đối với các tổn thất điện áp như vậy, cần sử dụng các máy biếq áp điều
chỉnh điện áp dưới tải trong các trạm hạ áp.
Tổn thất điện áp trên đường dây thứ i nào đó khi vận hành bình thttờng
được xác định theo công thức:
P|R i + Q i X ;
AUibt = 100 ím
u 2đm
,
trong đó:
Pị, Qj - công suất chạy trên đường dây thứ i;
R , X - điện trở và điện kháng của đường dây thứ i.

205
Khi tính tổn thất điện áp, các thông số trên được lấy trong bảng 8.4.
Đối với đường dây có hai mạch, nếu ngừng một mạch thì tổn thất điện áp
trên đường bằng:
AUisc% = 2AUibl%
T ín h tổ n th ấ t đ iệ n á p tr ê n đ ư ờ n g d â y N Đ - I

Trong chế độ làm việc bình thường, tổn thất điện áp trên đường dây bằng:
40x9,05 + 19,2 X 14,17
AU, b, % = X 100 = 5,24%
102

Khi một mạch của đường dây ngừng làm việc, tổn thất điện áp trên đường
dây có giá trị:
AU, sc % = 2AU, bt % = 2 X 5,24 = 10,48%
Tính các tổn thất điện áp trên các đường dây còn lại được tiến hành tương
tự như với đưèmg dây trên.
Kết quả tính tổn thất điện áp trên các đường dây cho trong bảng 8.5.

B ản g 8.5. Các giá t r ị tổn th ấ t điện áp tro n g m ạng điện

Đường dây AUbt>% AU«, % Đường dầy AUbị , % AU«, %

NĐ-1 5,24 10,48 NĐ-7 5,71 11,42


NĐ-2 4,53 9,06 HT-4 4,69 9,38
NĐ-3 4,51 9,02 HT-5 1,76 3,52
NĐ-5 4,25 8,50 HT-8 6,07 12,14
NĐ-6 5,34 10,68 HT-9 4,77 9,54

Từ các kết quả trong bảng 8.5 nhận thấy rằng, tổn thất điện áp lớn nhất của
mạng điện trong phương án I có giá trị:
AUmaxbt% = AUH8bl% = 6,07%
Tổn thất điện áp lớn nhất khi sự cố bằng:
AUmax sc % = AUH8 sc % = 12,14%
Tính toán đối với các phương án còn lại được tiến hành tương tự như với
phương án I.

206
Để thuận tiện, trong mỗi phương án còn lại chi trình bày phương pháp xác
định các thông sô' chế độ đối với những trường hợp đặc biệt có trong sơ đồ mạng
điện.

b. Phương án II
Hình 8.4 là sơ đồ mạng điện của phương án II.

Hình 8.4. Sơ đồ mạng điện phương án II

1. Chọn điện áp định mức của mạng điện


Dòng công suất chạy trên đoạn đường dây NĐ-3 có giá trị:
SN.3 = £, + S2 = 36 + j 17,28 + 38 + j 18,24
= 7 4 + j 35,52 MVA
Dòng công suất chạy trên đoạn đường dây 3-2 bằng:
s,.2 = S2 = 38 + j 18,24 MVA
Kết quả tính điện áp trên các đoạn đường dây và chọn điện áp định mức
của mạng điện cho ở bảng 8.6 .

207
Bảng 8.6. Đ iệ n áp tín h to á n v à đ iệ n áp đ ịn h m ứ c c ủ a m ạ n g đ iện

Công suất truyền Chiều dài đưdng Điện áp tính Điện áp định mức
Đường dây
t ả i, MVA d â y , km toán, kV của mạng, kV

NĐ-1 40 + j 19,20 67,0 115,40


NĐ-3 74 + J35 52 56,6 152 80
3-2 38 + j 18,24 36,0 110,10
NĐ-6 76 + J36 47 67 0 155 40
6-7 4 0 + J19,20 51,0 114,10 110
NĐ-5 2 5 + J12,24 61,0 93,98
HT-4 4 0 + j 19,20 60,0 114,80
HT-5 12,5+ i 6,0 . 51,0 68,75
HT-9 76 + j 36,47 61,0 155,10
9-8 3 6 + j 17 28 41,0 107 80

2. Chọn tiết diện dây dẫn


quả tính các thông sô' của các đường dây trong mạng điện cho ở bảng 8.7.
3, Tính tổn thất điện ắp trong mạng điện
Tính tổn thất điện áp trên đường dây NĐ-3-2 trong chế độ làm việc bình
thường:
Tổn thất điện áp trên đoạn đường dây NĐ-3 bằng:
AUN.3 % = PN3_R3 t .QN3X 3 , 100 = 74x4,81 + 35,52x11,6 x ! 10 _ 6j34%
uL 1102
Tổn thất điện áp trên đoạn đường dây 3-2 có giá trị:
AU .3 % = ^ 4 , 8 6 + ^ 2 4 x 7 ,6 1 ^ 10 =
1102
Như vậy, tổn thất điện áp trên đường dây NĐ-3-2 bằng:
AUn.3.2 % = AUN3 % + AU3.2 % = 6,34% + 2,67% = 9,01%
Tính tổn thất điện áp trên đường dây trong chế độ sau sự cố:
Khi tính tổn thất điện áp trên đường dây ta không xét các sự cố xếp chồng,
nghĩa là đồng thòi xảy ra trên tất cả các đoạn của đường dây đã cho, chỉ xét sự
cố ở đoạn nào mà tổn thất điện áp trên đưòng dây có giá trị cưc đại.

20 8
Bảng 8.7. Thông số của các đường dây trong mạng điện

Đường s, Ibt * F„, F,c, Icp 1 Isc 1 t, r0 . x0 bo .10-6, R, X, B -10VÍ


dây MVA A mm2 mm2 A A km Q/km Q/km s/km Q Q s

NĐ-1 4 0 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 67 0,27 0,423 2,69 9,05 14,17 1,80

NĐ-3 74 + j 35,52 215,4 195,8 185 510 430,8 56,6 0,17 0,409 2,84 4,81 11,60 1,60

3-2 38 + j 18,24 110,6 100,5 120 380 221,2 36 0,27 0,423 2,69 4,86 7,61 0,97

NĐ-6 76 + j 36,47 221,2 201,1 185 510 442,4 67 0,17 0,409 2,84 5,69 13,73 1,90

6-7 40 + j 19,20 116,57 105,8 120 380 233,14 51 0,27 0,423 2,69 6,89 10,79 1,37

NĐ-5 25 + j 12,24 73,1 66,4 70 265 146,2 61 0,46 0,440 2,58 14,03 13,42 1,57

HT-5 12,5 + j 6,0 36,4 33,1 70 265 72,8 51 0,46 0,440 2,58 11,73 11,22 1,30

HT-4 4 0 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 60 0,27 0,423 2,69 8,10 12,69 1,60

HT-9 76 + j 36,47 222,1 201,1 185 510 444,2 61 0,17 0,409 2,84 5,18 12,47 1,73

9-8 36 + j 17,28 104,9 95,3 95 330 209,8 41 0,33 0,429 2,65 6,76 8,79 1,08
209
Đối với đường dây NĐ-3-2, khi ngừng một mạch trên đoạn NĐ-3 sẽ nguy
hiểm hơn so với trưòng hợp sự cố một mạch trên đoạn 3-2. Khi ngừng một mạch
trên đường dây NĐ-3, tổn thất điện áp trên đoạn này bằng:
AUN3 sc % = 2.AUN3 % = 2 X 6,34% = 12,68%
Trường hợp ngừng một mạch trên đoạn 3-2 thì:
AU3.2sc % = 2.AU3_2 % = 2 X 2,67% = 5,34%
Như vậy tổn thất điện áp lớn nhất trong chế độ sau sự cố đối vối đường dây
bằng:
AUN3 sc % = 12,68% + 2,67% = 15,35%
Kết quả tính tổn thất điện áp trên các đoạn đường dây cho trong bảng 8.8.

Bảng 8.8. Tổn thát điện áp trên các đoạn đường dây trong mạng điện

Đường dây AUb tI% AUiC,% Đường dây AUbt, % AU,C, %

NEM 5,24 10,48 N0-5 4,25 8,50


NĐ-3 6,34 12,68 HT-5 1,76 3,52
3-2 2,67 5,34 HT-4 4,69 9,38
NĐ-6 7,41 14,82 HT-9 7,01 14,02
6-7 3,99 7,98 9-8 3,26 6,52

Từ các kết quả trong bảng 8.8 nhận thấy rằng, tổn thất điện áp lớn nhất
trong chế độ vận hành bình thường bằng:
A U max bt = AUN6bt % + AUN6_7bt % =
= 7,41%+ 3,99%= 11,4%
Tổn thất điện áp lớn nhất trong chế độ sau sự cố bằng:
AUmaxsc% = AUN6sc % + AUn6_7bị % =
= 14,82% + 3,99% = 18,81%

c. Phương án n i
Sơ đồ mạng điện phương án III cho trên hình 8.5.

210
8 7

Hình 8.5. Sơ đồ mạng điện phương án III

Kết quả tính toán của phương án III cho trong các bảng 8.9, 8.10, 8.11.

Bảng 8.9. Điện áp tính toán và điện áp định mức của mạng điện

Công suất truyền Chiểu dài đường Điện áp tỉnh Điện áp định mức
Đường dây
tả i, MVA dây, km toán, kV của mạng, kV

NĐ-1 78 + j 37,44 67 157,40

1-2 38 + j 18,24 40 110,50

NĐ-3 3 6 + j 17,28 56,6 109,20

NĐ-5 25 + j 12,24 61 93,98

NĐ-6 36 + J 17 28 .67 110,05 110

NĐ-7 40 + j 19,20 73 115,90

HT-4 40 + J 19,20 60 114,80

HT-6 12,5 + j 6,0 51 68,75

HT-9 7 6 + j 36,47 61 155,10

9-8 3 6 + j 17,28 41 107,80

211
Bảng 8.10. Thông số của các đường dây trong mạng điện

Đường s, Ib»i F „, F ,c Icp » Isc 1 h, Xo b0 .10-6, R, X, -B.10-4


2
dây MVA A mm2 mm2 A A km Q/km Qlkm s/km Q Q s

NĐ-1 78 + j 37,44 227 206,3 185 510 454 67 0,17 0,409 2,84 5,70 13,70 1,90

1-2 3 8 + j 18,24 110,6 100,5 120 380 221,2 40 0,27 0,423 2,69 5,40 4,86 1,08

N0-3 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 56,6 0,33 0,429 2,65 9,34 12,14 1,50

NĐ-5 25 + j 12,24 73,1 66,45 70 265 146,2 61 0,46 0,440 2,58 14,03 13,42 1,57

NĐ-6 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 67 0,33 0,429 2,65 11,06 14,37 1,78

NĐ-7 40 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 73 0,27 0,423 2,69 9,86 15,44 1,96

HT-4 40 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 60 0,27 0,423 2,69 8,10 12,69 1,60

HT-5 , 12,5 + j 6,0 36,43 33,1 70 265 72,86 51 0,46 0,440 2,58 11,73 11,22 1,30

HT-9 76 + i 36,47 222,1 201,1 185 510 444,2 61 0,17 0,409 2,84 5,18 12,47 1,73

9-8 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 41 0,33 0,429 2,65 6,76 8,79 1,08
Bảng 8.11. Tổn thất điện áp trên các đường dây trong mạng điện

Đường dây AUW,% AU,C, % Đường dây AUbt, % AU,C, %


NĐ-1 7,91 15,82 N0-7 5,71 11,42
1-2 297 5,94 HT-4 4,96 9,38
NĐ-3 459 902 HT-9 7 01 14,02
NĐ-5 4,25 8,50 9-8 3,26 6,52
NĐ-6 534 10,68 HT-5 1 76 352

Từ các kết quả ở bảng 8.11 nhận thấy rằng, tôn thất điện áp cực đại khi vận
hành bình thường bằng:
AƯmnx bt% = AUnđ_| b|%> + AU|2 b|%
= 7,91%+ 2,97%= 10,88%
Trong chế độ sự cố, tổn thất điện áp lớn nhất bằng:
Aưmax sc% = Aư no.| sc% + AU|2 b,%
= 15,82% + 2,97% = 18.79%
d. Phương án IV
Sơ đồ mạng điện phương án IV cho trên hình 8.6 .

Hình 8.6. Sơ đồ mạng điện phương án IV


Tính dòng công suất chạy trên các đoạn đường dây trong mạch vòng
HT-9-8-HT. Để thuận tiện ta ký hiệu chiều dài các đoạn đường dây như ở hình 8.6 .

213
Để xác định các dòng công suất ta cần giả thiết rằng, mạng điện đồng nhất
và tất cả các đoạn đường dây đều có cùng một tiết diện. Như vậy dòng công suất
chạy trên đoạn HT-9 bằng:
o _ ^9(^2 + 63) + Sg63
^HQ “ ' T "
61+61+63
_ (40 + j 19,2) X (41 + 76,2) + (36 + j 17,27) X 76,2
61 + 41 + 76,2
= 41,7 + j 20 MVA
Dòng công suất chạy trên đoạn HT-8 bằng:
Shs == (S9 + Sg) —SH9
= (40 + j 19,2 + 3 6 + j 17,27)- (41,7 + j 20)
= 34,3 + j 16,47 MVA.
Công suất chạy trên đoạn 9-8 bằng:
S9-8 = SH9 - Sọ
= 4 1 + j 2 0 - 4 0 - j 19,2
= 1 , 7 + j 0,8 MVA.
Kết quả tính điện áp của phương án này cho ở bảng 8.12.

Bảng 8.12. Điện áp tính toán và điện áp định mức của mạng điện

Đường Công suất truyền Chiều dài Điận áp Điện áp định mức
dây tải, MVA dưỡng dây, km tính, kV của mạng điện, kV

NĐ-1 40 + j 19,2 67 115,4


NĐ-3 7 4 + j 35,52 56,6 152,8
3-2 3 8 + j 18,24 36,0 110,1
NĐ-5 25 + j 12,24 61 93,98
NĐ-6 3 6 + j 17,26 67 110 05 110
NĐ-7 4 0 + j 19,20 73 115,9
HT-4 40 + J 19 2 60 ‘ 114,8
HT-5 12,5 + j 6,0 51 68,75
HT.-8 34,3 + ị 16,47 76,2 108,5
HT-9 41,7 + ) 200 61 1171
9-8 1 ,7 + j 0,8 41 36,8

214
Tính tiết diện các đoạn đường dây trong mạch vòng HT-9-8-HT.
Dòng điện chạy trên đoạn HT-9 bằng:
V41,72 + 202
I hT-9 - • 103 = 242,7 A
73x110
Tiết diện dây dẫn bằng:
c _ 242,7 2
r HT-9 = ------- = 220,67 mm
1,1
Chọn dây AC-240 có Icp = 605 A.
Dòng điện chạy trên đoạn 9-8 bằng:

^ . 3/ ũ ^ ặ r |0 ,
* 9-8 Ị—
73x110

Tiết diện dây dẫn bằng:

^9-8 - = 8,96 mm2


u
Chọn dây AC-70 có Icp = 265 A.
Dòng điện chạy trên đoạn HT-8 bằng:
734 ,32 +16,472
IhT-8 - 103 = 199,64 A
73x110

Tiết diện dây dẫn có giá trị:


„ _ 199,64 . 2
Pht-8 = —~— = 181,5 mm

Chọn dây AC-185 có Icp = 510 A.


Kiểm tra dây dẫn khi sự cố:
Đối với mạch vòng đã cho, dòng điện chạy trên đoạn 8-9 sẽ có giá trị lớn
nhất khi ngừng đường dây HT-9. Như vậy:

I8.9SC= ^ 4° ỉ +19’— -103 = 233,1 A


V3 x l l 0
Dòng điện chạy trên đoạn HT-8 bằng:
V782 + 36,482
I,HT-8 sc 103 = 451,96 A
73x110

215
Trường hợp sự cố đoạn HT-8, dòng điện chạy trên đoạn HT-9 có giá trị
bằng dòng điện chạy trên đoạn HT-8, nghĩa là:
w = 451,96 A
Kết quả tính tiết diện các đoạn đường dây cứa mạng điện cho trong bảng
8.13.

T ín h tổ n th ấ t đ iệ n á p tro n iỊ m ạ c h v ò m ị đ a x é t

Bởi trong mạch vòng này chỉ có một điểm phân chia công suất là nút 8, do
đó nút này sẽ có điện áp thấp nhất trong mạch vòng, nghĩa là tổn thất điện áp
lớn nhất trong mạch vòng bằng:
ATJm;lx% = ÀUHT.8%
34,29x12,95 + 16,47x31,17
X 100
1102

= 7,91%
Khi ngừng đoạn HT-9, tổn thất điện áp trên đoạn HT-8 bằng:
AIT 76x12,95 + 36,48x31,17
AUHT_gsc% = ----------------- -------------- X 100 = 17,53%

Tổn thất điện áp trên đoạn 8-9 bằng:

- 4 ° * ' ^ + ' « > » » ■ < * x ,00.9.1%

Trong trường hợp ngừng đoạn HT-8, tổn thất điện áp trên đoạn HT-9 bằng:

AUht„ sc% = 76-x 7,93- 3^ 48x 23,8 X 100= 12,15%

Tổn thất điện áp trên đoạn 9-8 bằng:


_ 36 X 18,86 + 17,28 X 18,04 , „„ t) „ r/
A 9-8 sc % = = ------------ ^
------------------------------— --------------- X 100=8,2%
no2
Từ các kết quả trên nhận thấy rằng, đối với mạch vòng đã cho, sự cố nguy
hiểm nhất xảy ra khi ngừng đoạn HT-9. Trong trường hợp này tổn thất điện áp
lớn nhất bằng:
AƯmax 5C% = 17,53% + 9,1 % = 26,54%

216
Bảng 8.13. T h ô n g s ố của các đường dây tron g m ạng điện

Đường s, ^bt 1 F„, F ,c, I Cp 1 Is c , r, ro . Xo b„ .10-6, R, X, B AOị


dây MVA A mm2 mm2 A A km Q/km Q/km s/km Q Q s

NĐ-1 4 0 + i 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 67 0,27 0,423 2,69 9,05 14,17 1,80

NĐ-3 74 + j 35,52 215,4 195,8 185 510 430,8 56,6 0,17 0,409 2,84 4,81 11,60 1,60

3-2 3 8 + j 18,24 110,6 100,5 120 380 221,2 36 0,27 0,423 2,69 4,86 7,61 0,97

NĐ-5 25 + j 36,47 73,1 66,4 70 265 146,2 61 0,46 0,440 2,58 14,03 13,42 1,57

NĐ-6 3 6 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 67 0,33 0,429 2,65 11,06 14,37 1,78

NĐ-7 4 0 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 73 0,27 0,423 2,69 9,86 15,44 1,96

HT-4 4 0 + j 19,20 116,57 105,9 120 380 233,14 60 0,2Ĩ 0,423 2,69 8,10 12,69 1,60

HT-5 1 2,5 + j 6,0 36,43 33,1 70 265 72,86 51 0,46 0,440 2,58 11,73 11,22 1,30

HT-8 34,3 + j 16,47 199,6 181,5 185 510 451,96 76,2 0,17 0,409 2,84 12,95 31,17 1,07

HT-9 4 1 ,7 + j 20 243,0 220 240 605 451,96 61 0,13 0,390 2,86 7,93 23,80 0,87

9-8 1,7 + j 0,8 9,86 8,96 70 265 233,1 41 0,46 0,423 2,69 18,86 18,04 0,53
2 17
Kết quả tính tổn thất điện áp trên các đoạn đường dây trong chế độ vận
hành bình thường và sau sự cố cho trong bảng 8.14.

Bảng 8.14. Giá trị tổn thát điện áp trong mạng điện

Đường dây AUb„ % AU,eI % Đường dây AUbt, % AUte> %


NĐ-1 5,24 10,48 HT-4 4,96 9,38
NĐ-3 6,34 12,68 HT-5 1,76 3,52
3-2 2,67 5,34 HT-8 7,91 17,53*
NĐ-5 4,25 8,50 HT-9 6,62 12,15*
NĐ-6 5,34 10,68 8-9 0,38 8,20*
NĐ-7 5,71 11 42
* Các giá trị tổn thất điện áp trong các chế độ sự cố đã xét.

Từ các kết quả ở bảng 8.14 nhận thấy rằng, tổn thất điện áp cực đại trong
chế độ vận hành bình thường bằng:
AƯmaxbt % = AUnđ.3% + AU,.3%
= 6,34% + 2,67% = 9,01%
Tổn thất điện áp cực đại trong chế độ sự cố khi ngừng đoạn đưòng dây
HT-9 trong mạch vòng, nghĩa là:
AUmaxsc % = AUHT_gsc% + AUg_9sc%
= 17,53% + 9,1% = 26,63%

e. Phương án V
Hình 8.7 là sơ đồ mạng điện của phương án V.

21 8
7

Hình 8.7. Sơ đồ mạng điện của phương án V

Bảng 8.15. Điện áp tính toán và điện áp định mức của mạng điện

Đường Công suất truyền Chiểu dài đường Điện áp Điện áp định mức
dây tải, MVA dây, km tính, kv của mạng điện, kV

NĐ-2 78 + j 37,44 61 157,4

2-1 40 + j 19,2 40 115,9

NĐ-3 3 6 + j 17,28 56,6 110,5

NĐ-6 76 + j 36,47 67 155,4

6-7 4 0 + j 19,2 51 114,1 110

NĐ-5 25 + j 12,24 61 93,98

HT-5 12,5 + j 6 51 68,75

HT-4 4 0 + j 19,2 60 114,8

HT-9 7 6 + j 36,47 61 155,1

9-8 3 6 + j 17,28 41 107,8

219
Bảng 8.16. Thòng sô của các đường dày trong mạng điện

Đường s, Ibti F,„ F,c ^cp * Isc 1 íí, ■o> *0 b„.10-6, R, X, B.10*
dây MVA A mm2 mm2 A A km Q/km Q/km s/km n Q s

NĐ-2 7 8 + j 37,44 227,1 206,4 185 510 454 61 0,17 0,409 2,84 5,18 12,47 1,74

2 -1 ; 40 + j 19,20 116,57 105,8 120 380 233,14 40 0,27 0,423 2,69 5,46 8,46 1,08

NĐ-3 36 + j 17,28 104,9 95,4 95 330 209,8 56,6 0,33 0,429 2,65 9,34 12,14 1,50

NĐ-6 76 + i 36,47 2 2 1 ,2 201 ,1 185 510 442,4 67 0,17 0,409 2,84 5,69 12,73 1,90

6-7 40 + ị 19,20 116,57 105,8 120 380 233,14 51 0,27 0,423 2,69 6,89 10,79 1,37

NĐ-5 2 5 + j 12,24 73,1 66,4 70 265 146,2 61 0,46 0,440 2,58 14,03 13,42 1,57

HT-5 12,5 + j 6,0 36,4 33,1 70 265 72,8 51 0,46 0,440 2,58 11,73 11,22 1,30

HT4 40 + j 19,20 116,57 105,8 120 380 233,14 60 0,27 0,423 2,69 8,10 12,69 1,60

HT-9 76 + i'36,47 222 ,1 201 ,1 185 510 442,2 61 0,17 0,409 2,84** 5,18 12,47 1,73

9-8 36 + j 17,28 104,9 95,3 95 330 209,8 41 0,33 0,429 2,65 6,76 8,79 1,08
Bảng 8.17. Tổn thất điện áp trên các đoạn đường dây trong mạng điện

Đường dây AUbt, % AU,et % Đường dây AUbtl % AU,e, %


NĐ-2 4,94 9,88 NĐ-5 4,25 8,50
2-1 3,12 6,24 HT-5 1,76 3,52
NĐ-3 4,51 9,02 HT-4 4,69 9,38
NĐ-6 7,41 14,82 HT-9 7,01 14,02
6-7 3,99 7,98 9-8 3,26 6,52

Từ các kết quả trong bảng 8.17 nhận thấy rằng, tổn thất điện áp lớn nhất
trong chế độ vận hành bình thường bằng:
bt% = AƯN6bl% + AU6_7bl%
= 7,41% + 3,99%= 11,4%
Trong chế độ sau sự cố, tổn thất điện áp lớn nhất bằng:
AUmaxsc% = AƯN6sc% +AƯ6_7hl%
= 14,82%+ 3.99%= 18,81%
Đê’ thuận tiện khi so sánh các phương án về kỹ thuật, các giá trị tổn thất
điện áp cực đại của các phương án được tổng hợp ở bảng 8.18.

Bảng 8.18. Chỉ tỉéu kỹ thuật của các phương án so sánh

Tổn thất Phương án


điện áp I II III IV V

AUmaxbt, % 6,07 11,4 10,88 9,01 11,4

AUmaxsCl ^ 12,14 18,81 18,79 26,63 18,81

8.3.2. So sánh kinh tế các phương án


Từ các kết quả tính toán ở bảng 8.18, chọn ba phương án I, IIỈ và V đế tiến
hành so sánh kinh tế - kỹ thuật.
Vì các phương án so sánh của mạng điện có cùng điện áp định mức, do đó
để đơn giản không cần tính vốn đầu tư vào các trạm hạ áp.
Chỉ tiêu kinh tế được sử dụng khi so sánh các phương án là các chi phí tính
toán hàng năm, được xác định theo công thức:

221
z = (a,c + avhđ).K đ + AA.C (8.9)
trong đó:
atc- hệ số hiệu quả của vốn đầu tư (atc = 0,125);
avhd - hệ số vận hành đối với các đưòng dây trong mạng điện
(avhd = 0,04);
Kd- tổng các vốn đầu tư về đường dây;
AA- tổng tổn thất điện năng hàng năm;
c - giá 1 kW.h điện năng tổn thất (c = 500 đ/kW.h).
Đối với các đường dây trên không hai mạch đặt trên cùng một cột, tổng vốn
đầu tư để xây dựng các đường dây có thể xác định theo công thức sau:
Kd = E l, 6 .koi. lị ( 8. 10)
trong đó:
koi- giá thành 1 km đường dây một mạch, đ/km;
i j- chiều dài đường dây thứ i, km.

Tổn thất điện năng trên đường dây được xác định theo công thức:
AA = £APimax.x (8.11)
trong đó:
APimax- tổn thất công suất trên đường dây thứ i khi phụ tải cực đại;
T- thời gian tổn thất công suất cực đại.
Tổn thất công suất trên đường dây thứ i có thể tính như sau:

£APimax= ^ -^ 2Q' W . R[ (8.12)

trong đó:
p¡max, Qimax- công suất tác dụng và phản kháng chạy trên đường dây
trong chế độ phụ tải cực đại;
Rr điện trở tác dụng của đường dây thứ i;
Udm- điện áp định mức của mạng điện.
Thời gian tổn thất công suất cực đại có thể tính theo công thức:
X = (0,124 + Tmax.10'4)2 X 8760 (8.13)
trong đó Tmax là thời gian sử dụng phụ tải cực đại trong năm.

222
Bây giờ tiến hành tính các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của các phương án so
sánh.

8.3.2.1. Phương án I
1. Tính tổn thất công suất tác dụng trên các đường dây
Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây được xác định theo các số liệu
ở bảng 8.4.
Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây NĐ-1:

_ 402 +19 22 x 9 05 = 1,472 MW


1102
Tính tổn thất công suất trên các đường dây còn lại được tiến hành tương tự.
Kết quả tính tổn thất công suất tác dụng trên các đường dây được tổng hợp
ở bảng 8.19.
2. Tính vốn đầu tư xây dựng mạng điện
Giả thiết rằng các đường dây trên không hai mạch được đặt trên cùng cột
thép (cột kim loại). Như vậy vốn đầu tư xây dựng đường dây NĐ-I được xác
định như sau:
K, = l, 6 .k01. i , (8.14)
trong đó:
í r chiểu dài đường dây ( 6, = 67 km);
k01- được xác định theo bảng 8.39 (k0| = 354.106 đ/km).
Như vậy:
K, = 1,6 X 354.106 X 67 = 37.948,4.106 đ
Kết quả tính vốn đầu tư xây dựng các đường dây cho trong bảng 8.19.
Các kết quả trong bảng 8.19 cho thấy rằng, tổng tổn thất công suất tác dụng
trong mạng điện bằng:
AP= 12,362 MW
Tổng vốn xây dựng các đường dây có giá trị:
Kđ = 310.123,84.106 đ

223
Bảng 8.19. T ổn th ấ t c ô n g su ấ t v à vốn đ ầ u tư xây d ự n g
các đ ư ờ n g dây củ a p h ư ơng án I

Đường dây Kỷ hiệu t. R, p, Q, AP, M O 6, K.10®


dây dẫn km fì MW MVAr MW đ/km d
NĐ-1 AC-120 67 9,05 40 19,2 1,472 354 37.948,40
NĐ-2 AC-120 61 8,24 38 18,24 1,228 354 34.550,40
NĐ-3 AC-95 56,6 9,34 36 17,28 1,228 283 25.628,48
NĐ-6 AC-95 67 11,06 36 17,28 1,455 283 30.337,60
NĐ-7 AC-120 73 9,86 40 19,2 1,604 354 41.347,20
NĐ-5 AC-70 61 14,03 25,5 12,24 0,890 208 20.300,80
HT-5 AC-70 51 11,73 12,5 6,0 0,186 208 16.972,60
HT-4 AC-120 60 8,10 40 19,2 1,317 354 33.984,00
HT-8 AC-95 76,2 12,57 36 17,28 1,654 283 34.503,36
HT-9 AC-120 61 8,24 40 19,2 1,340 354 34.550,40
Tổng 12,362 310.123,84

3 . X á c đ ịn h c h i p h í v ậ n h à n h hàniỊ n ă m

Tổng các chi phí vận hành hàng năm được xác định theo công thức:
Y = avhđ.Kj+AA.c (8.12)
Thời gian tổn thất công suất lớn nhất bằng:
T= (0,124 + 5.000.10'4)2 X 8.760 = 3.411 h
Tổn thất điện năng trong mạng điện có giá trị:
AA= 13,362 X 3.411 =42.166,782 MW.h
Chi phí vân hành hàng năm bằng:
Y = 0,04 X 310,123,84.106 + 42.166,782.103 x 500
= 33.488,35.106 đ
Chi phí tính toán hàng năm bằng:
z = atc.Kj+ Y
= 0,125 X 310.Í23,84.106 + 33.488,35.106
= 72.253,83.106 đ

224
8.3.2.2. Phương án III
Các kết quả tính tổn thất công suất và vốn đầu tư của phương án này cho ở
bảng 8.20.

Bảng 8.20. Tổn thất công suất và vốn đầu tư xây dựng
các đường dảy của phương án I I I

Đường dây Kỷ hiệu dây e, R, p, Q, AP, M O 6, K.106


dẫn km Q MW MVAr MW đ/km đ '

NĐ-1 AC-185 67 5,7 78 37,44 3,526 441 47.275,20


1-2 AC-120 40 5,4 38 18,24 0,792 354 22.656,00
NĐ-3 AC-95 56,6 9,34 36 17,28 1,228 283 25.628,48
NĐ-6 AC-95 67 11,06 36 17,28 1,455 283 30.337,60
NĐ-7 AC-120 73 9,86 40 19,2 1,604 354 41.347,20
NĐ-5 AC-70 61 14,03 25,5 12,24 0,890 208 20.300,80
HT-5 AC-70 51 11,73 12,5 6,0 0,186 208 16.972,80
HT-4 AC-120 60 8,1 40 19,2 1,317 354 33.984,00
HT-9 AC-185 61 5,18 76 36,48 3,040 441 34.041,60
9-8 AC-95 41 6,76 36 17,28 0,890 283 18.564,80

Tổng 14,928 300.108,48

Như vậy tổng tổn thất công suất tác dụng trên các đường dây bằng:
AP = 14,928 MW
Tổng vốn đầu tư về đường dây có giá trị:
Kd = 300.108,48.106 đ
Tổn thất điện năng trong mạng điện bằng:
AA = 14,928 X 3.411 = 50.919,41 MWh
Chi phí vận hành hàng năm bằng:
Y = 0,04 X 300.108,48.106 + 50.919,41.10' X 500
= 37.464,04.106 đ
Chi phí tính toán hàng năm có giá trị:
z = 0,125 X 300.108,48.106 + 37.464,04.106
= 74.977,6.106 đ

225
8 .3 .2 3 . Phương án V

Các kết quả tính toán của phưomg án này cho ở bảng 8.21.

B ả n g 8.21. Tổn thất công suất và vốn đầu tư của phương án V

Đường dây Kỷ hiệu e, R, p, Q, AP, ko-10% K.106,


dây dẫn km Q MW MVAr MW đ/km đ

NĐ-2 AC-185 61 5,18 78 37,44 3,200 441 43.041,60


2-1 AC-120 40 5,46 40 19,20 0,888 354 22.656,00
NĐ-3 AC-95 56,6 934 36 17,28 1,228 283 25.628,48
NĐ-6 AC-185 67 5,69 76 36,48 3,340 441 47.275,20
6-7 AC-120 51 6,89 36 17,28 1,104 354 28.886,40
NĐ-5 AC-70 61 14,03 25,5 12,24 0,890 208 20.300,80
HT-5 AC-70 51 11,73 12,5 6,0 0,186 208 16.97280
HT-4 AC-120 60 8,10 40 19,20 1,317 354 33.984,00
HT-9 AC-185 61 5,18 76 36,48 3,040 441 34.041,60
9-8 AC-95 41 6,76 36 17,28 0,890 283 18.564,80

Tổng 16,080 300.351,68

Từ bảng 8.21 nhận được;


AP = 16,08 MW ; Kđ = 300.351,68.1 o6 đ
Chi phí vận hành hàng năm bằng:
Y = 0,04 X 300.351,68.106 + 16,08 X 3.411.1 o3 X 500
= 39.438,5.106 đ
Chi phí tính toán hàng năm của phương án này có giá trị:
z = 0,125 X 300.351,68.106 + 39.438,5.106
= 76.982,46.106 đ
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của cả 3 phương án so sánh được tổng hợp
trong bảng 8.22.

226
Bảng 8.22. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
của các phương án so sánh

Các chỉ tiêu Phương án


I III V
AUmaxbl, % 6,07 10,88 11,4

^Umaxsc, % 12,14 18,79 18,81

z. 106 đ 72.253,83 74.977,6 76.982,46

Từ các kết quả tính toán trong bảng 8.22 nhận thấy rằng, phương án I là
phương án tối ưu.

8.4. CHỌN SỐ LƯỢNG, CÔNG SUẤT CÁC MÁY BIẾN ÁP TRONG


CÁC TRẠM, Sơ ĐỔ CÁC TRẠM VÀ s ơ Đ ổ HỆ THỐNG ĐIỆN

8.4.1. Chọn số lượng, công suất các máy biến áp trong các trạm tăng
áp của nhà máy điện
Do nhà máy điện phát tất cả công suất vào mạng điện áp 110 kV (trừ công
suất tự dùng), do đó nối các máy biến áp theo sơ đồ khối máy phát điện - máy
biến áp. Trong trường hợp này công suất của mỗi máy biến áp được xác định
theo công thức:

s>sđ > — = 117,64 MVA


đm 0,85

trong đó sđm là công suất định mức của mỗi máy phát điện.
Chọn máy biến áp TDU, - 12500Ó/110 có các thông số cho trong bảng 8.23.

Bảng 8.23. Các thông số của máy biến áp tăng áp

Các số liệu kỹ thuật Các số liệu tính


®đm1
<

R, X,
>

, kV AP„,
óo

MVA lo.
o

Udm U n.

Cao Hạ % kW kW % Q n kVAr

125 121 10,5 10,5 520 120 0,55 0,33 11,1 678

227
8 .4 .2 . C họn s ố lượng và côn g su ấ t m áy biến áp tron g các trạm hạ áp

Tất cả các phụ tải trong hệ thống điện đều là hộ loại I, vì vậy để đảm bảo
cung cấp điện cho các phụ tải này cần đặt hai máy biến áp trong mỗi trạm.
Khi chọn công suất của máy biến áp cần xét đến khả năng quá tải của máy
biến áp còn lại ở chế độ sau sự cố. Xuất phát từ điều kiện quá tải cho phép bằng
40% trong thời gian phụ tải cực đại. Công suất của mỗi máy biến áp trong trạm
có n máy biến áp được xác định theo công thức:
ç N
s m ax

k (n -l)
trong đó:
Smax- phụ tải cực đại của trạm;
k- hệ số quặ tải của máy biến áp trong chế độ sau sự cố, k = 1,4;
n- số máy biến áp trong trạm.
Đối với trạm có hai máy biến áp, công suất mỗi máy biến áp bằng:

s >
s max
1,4
Tính công suất của máy biến áp trong trạm 1.
Từ bảng 8.1 ta có Sraílx = 44,37 MVA, do đó:
44 37
s = —-11— = 31 69 MVA
1,4
Chọn máy biến áp TPDH-32000/110.
Kết quả tính toán đối với các trạm còn lại cho thấy rằng, các máy biến áp
trong các trạm hạ áp đềụ chọn kiểu máy biến áp TPDH-32000/110 với các
thông số cho trong bảng 8.24.

Bảng 8.24. Các thông số của máy biến áp hạ áp

Gác số liệu kỹ thuậ Các số liệu tính toán


oT
<1

MVA uđm, kV ■ u„, AP0 , R, X, AQ0 ,


■e

lo,

Cao Hạ % kW kW % Q Q kVAr

32 11:5 11 10,5 145 35 0,75 1,87 43,5 240

228
NỊ Hình 8.8.S ơđồ hệ thống điện thiết kê
to
8.4.3. Chọn sơ đồ trạm và sơ đồ hệ thống điện
Sơ đồ trạm tăng áp của nhà máy nhiệt điện, trạm trung gian 5, các trạm
cuối và sơ đồ hệ thống điện thiết kế cho trên hình 8.8. Trong đó các máy cắt
điện 110 kV được chọn là máy cắt SF6, còn phía 10 kV sử dụng các máy cắt hợp
bộ. Các máy phát trong nhà máy nhiệt điện là máy phát điện đồng bộ tuabin hơi
kiểu TB<D 100-2.

8.5. TÍNH CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA MẠNG ĐIỆN


Để đánh giá các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện thiết kế, cần xác
định các thông số chế độ xác lập trong các trạng thái phụ tải cực đại, cực tiểu và
sau sự cố khi phụ tải cực đại. Khi xác định các dòng công suất và các tổn thất
công suất, ta lấy điện áp ở tất cả các nút trong mạng điện bằng điện áp định
mức Uj = Uđm= 110 kV.

8.5.1. Chế độ phụ tải cực đại

8.5.1.1. Đường đây NĐ-1


Sơ đồ nguyên lý và thay thế của mạng điện cho trên hình 8.9a, b.

NĐ 67 km
u¿7—
's, =40+ j 19,2 MVA
2AC-120
a)
TPDH-32000/110

kin .I S^
ni S’ ,___ S"
1___ 1 p * S b = 40 + j19,2 MVA
1 ị
_▲ ▼ ¿b
-t z‘ -
- T Qcd - - T qcc aS0
b) J
Hình 8.9. Tính chế độ mạng diện
a- Sơ đồ mạng điện; b- Sơ đổ thay thế của mạng điện.

Trong Chương Ba và Bốn có các thông số của đường dây:

zd= 9,05 +j 14,17 Q ; - = 1,8.10~4 S


ỉ2

230
Đối với MBA:
AS0 = 2(AP0 + j AQ0) = 2 X (35 + j 240). 10“3 = 0,07 + j 0,48 MVA

Zb = ^ -(R b + jX b)= ~ (1,87 + j 43,5) = 0,935 + j 21,75 Q

Tốn thất công suất trong tổng trở MBA có thể tính theo công thức:

402 +19 2:
= ----- — p — X (0,935 + j 21,75) = 0,152 + j 3,538 MVA
1102
Công suất trước tổng trở MBA bằng:
sb = s +ASb = 4 0 + j 19,2 + 0,152 + j 3,538
= 40,152 + j 22,738 MVA
Dòng công suất vào cuộn dây cao áp của MBA có giá trị:
sc = s b + AS0 = 40,152 + j 22,738 + 0,07 + j 0,48
= 40,222 + j 23,218 MVA
Công suất điện dung ở cuối đường dây bằng:

Qcc = u đ2 ■- = 1102 X 1,8.10'4 = 2,18 MVAr

Công suất sau tổng trở đưòng dây có giá trị:


s‘” = S ^ - jQ cc = 40,222+ j 23,218- j 2,18
= 40,222 + j 21,04 MVA
Tổn thất công suất trên tổng trở đường dây bằng:
(40,222)2 +(21,04)2
X (9,05 + j 14,17)
1102
= 1,539+ j 2,411 MVA
Dòng công suất trước tổng trở đường dây có giá trị:
S’ = S” + ASdl = 40,222 + j 21,04 + 1,539 + j 2,411
= 41,761 + j 23,451 MVA

231
Công suất điện dung đầu đường dây bằng:
Q cd = Q cc = 2,18 MVAr
Công suất từ nhà máy điện truyền vào đường dây có giá trị:
SN, = S’ - j Qcđ = 41,761 + j 23,451 - j 2,18
= 41,761+ j 21,271 MVA.

8.5.I.2. Các đường dây NĐ-2, NĐ-3, NĐ-6 và NĐ-7


Tính chế độ của các đường dây NĐ-2, NĐ-3, NĐ-6 và NĐ-7 được tiến hành
tương tự. Để đơn giản có thể biểu diễn các kết quả tính toán trong các bảng.
Thống số của các phần tử trong các sơ đồ thay thế của các đường dây cho
trong bảng 8.25, còn các dòng công suất và các tổn thất công suất trên các phần
tử của mạng điện cho ở bảng 8.26.

Bảng 8.25. Thông số các phần tử trong sơ đồ thay thế


các đường dây nối với nhà máy nhiệt điện

Đường I -1 0 -.S
Zd,í7 AS0>MVA Zb,Q S = p + j Q, MVA
dây 2
NĐ-1 9,05 + j 14,17 1,80 0 ,0 7 + j 0,48 0,935+ j 21,75 4 0 + j 19,20
NĐ-2 8 ,2 4 + j 12,9 1,64 0 ,0 7 + j 0,48 0,935 +.j 21,75 38 + j 18,24
NĐ-3 9,34 + j 12,14 1,50 0,07 + j 0,48 0,935 + j 21,75 3 6 + j 17,28
NĐ-6 11,06 + j 14,37 1,78 0,07 + j 0,48 0,93 5 + j 21,75 3 6 + j 17,28
NĐ-7 9,86 + j 15,44 1,96 0 ,0 7 + j 0,48 0,93 5 + j 21,75 4 0 + j 19,20

23 2
Bảng 8.26. Các dòng cồng suất và tổn thất công suất trong tổng trở MBA
và trên đường dây nối với nhà máy điện

Đường Sni 1 s\ ASd, S” , Qc. sb, ASd,


dây MVA MVA MVA MVA MVAr MVA MVA

NĐ-1 41,761 + j 21,271 41,761 + j 23,451 1,539 + j 2,411 40,222 + j 21,04 2,180 40,152 + j 22,738 0,152 + i 3,538

NĐ-2 39,464 + j 19,92 39,464 + j 19,903 1,264 + j 1,980 38,207 + j 19,924 1,984 38,137 + j 21,433 0,137 + j 3,193

NĐ-3 37,454 + j 18,551 37,454 + j 20,426 1,281 + j 1,665 36,173 + j 18,761 1,875 36,123 + j 20,156 . 0,123 + j 2,876

NĐ-6 37,751 + i 18,355 37,751 + i 20,508 1,558 + j 2,025 36,193 + j 18,483 2,153 36,123 + j 20,156 0,123 + j 2,876

NĐ-7 41,892 + j 21,092 41,892 + j 23,463 1,672 + j 2,620 40,222 + j 20,844 2,371 40,152 + j 22,738 0,152 + j 3,538

Tổng 198,322 + i 99,19 7,314+ j 10,701 0,687+ j 16,021


8.5.1.3. Đường dây NĐ-5-HT
Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế của đường dây cho trên hình 8.10a, b.

Hình 8.10. Tính chế độ mạng điện


a- Sơ đổ mạng điện ; b- Sơ đồ thay thế của mạng điện.

Trong Chương Ba và Bốn tính được các thông số của các phần tử trong
mạng điện như sau:
- Máy biến áp có:
AS0 = 0,07 + j 0,48 MVA
z b = 0,935 + j 21,75 Q
- Đường dây NĐ-5:
ZN= 14,03 + j 13,42 Q
BN/2 = 1,67.10-4 s
- Đucmg dậy HT-5:
ZH= 11,73 + j 11,22 Q
Bh/2= 1,3.10"4 s

23 4
a. Tính dòng công từ NĐ chạy vào ĐD-5:

Trong Chưomg Ba đã tính được công suất phát kinh tế của nhà máy nhiệt
điện và công suất tự dùng trong nhà máy. Như vậy công suất truyển vào thanh
góp hạ áp của trạm tăng áp của nhà máy bằng:
s h = s kt - Slđ = 255 + j 158 - 30 + j 26,4
= 255 + j 131,6 MVA
Tổn thất công suất trong trạm tăng áp bằng:

ASb = 3x0,12 +
0,52 ị 260,65 Y + j 3x0,678 +
10,5x260,652
3 { 125 , 2x100x125

= 1,11 + j 21,06 MVA


Công suất truyền vào thanh góp cao áp của trạm tăng áp bằng:
Sc = Sh-A S b = 225 + j 131,6- 1,11 - j 21,06
= 223,89+ j 110,54 MVA
Theo bảng 8.26 tính được tổng công suất các phụ tải lấy từ thanh góp cao
áp của NĐ bằng:
SN= 198,322+ j 99,227 MVA
Như vậy công suất từ NĐ truyền vào ĐD-5 có giá trị:
SN5 = SC- S N= 223,89 + j 110,54- 198,322 - j 99,19
= 25,668+ j 11,313 MVA
Công suất điện dung ở đầu và cuối ĐD-5 bằng:
QcNd = Qcnc = 1102 X 1,57.10_4 = 1,899 MVAr
Công suất trước tổng trở đường dây:
S'N = 25,668+ j 11,313 + j 1,899
= 25,668+ j 13,212 MVA
Tổn thất công suất trên đường dây bằng:
25,6682 + 13,2122
ASn5 - x ( 14,03+ j 13,42)
110-
= 0,964+ j 0,924 MVA

235
Công suất sau tổng trở đường dây có giá trị:
s ; = 25,668 + j 13,212 - 0,964 - j 0,924

= 24,704 + j 12,288 MVA


Công suất chạy vào nút 5 bằng:
S" = 24,704 + j 12,288 + j 1,899

= 24,704+ j 14,187 MVA


h. Tính dòng công suất chạy vcto cuộn dây cao áp trạm 5:
Tổn thất công suất trong tổng trở MBA bẳng:
102 , 1 o yA}
ASb5 = — - ị - - X (0,935 + j 21,75)
1102
= 0 ,1 3 7 + j 3,193 MVA
Công suất trước tổng trở MBA:
Sb = 38 + j 18,24 + 0,137 + j 3,193
= 38,137+ j 21,433 MVA
Dòng công suất chạy vào cuộn dây cao áp MBA:
s c = 38,137 + j 21,433 + 0,07 + j 0,48
= 38,207+ j 21,913 MVA
c. Tính dòng công suất từ hệ thống chạy vào nút 5:
Áp dụng định luật Kirchhoff đối với nút 5 (hình 8.10b) ta có:
s* = S£ - s c = 38,207 + j 21,913 - 24,704 - j 14,187

= 13,50+ j 7,726 MVA


Công suất điện dung ở đầu và cuối đường dây HT-5 bằng:
QcHd = Q ch = 1102 X 1,3.10~4 = 1,573 MVAr
Công suất sau tổng trở đường dây bằng:
S'h = 13,50+ j 7 ,726- j 1,573

= 13,50+ j 6,15 MVA


Tổn thất công suất trên tổng trở đường dây:

236
AO 13,52 + 6,152 , „
ASH5= --------------- X (11,73+ j 11,22)
1102
= 0,21+ j 0,20 MVA
Công suất trước tổng trở đường dây:
S'H = 13,5 + j 6,15+ 0,21 + j 0,20

= 13,71 + j 6,35 MVA


Công suất từ hệ thống chạy vào đường dây này bằng:
SH5 = 13,71 + j 6,35 - j 1,573
= 13,71 + j 4,77 MVA

8.5.1.4. Các đường dây HT-4, HT-8 và HT-9


Tính chế độ của các đường dây này được tiến hành tương tự như trên. Kết
quả tính chế độ của các đường dây còn lại cho trong bảng 8.27.

8.5.1.5. Cân bằng chính xác công suất trong hệ thống


Từ các bảng 8.26 và 8.27 tính được tổng công suất yêu cầu trên thanh góp
110 kV của hệ thống và nhà máy điện bằng:
s yc = 358,376 + j 176,241 MVA
Để đảm bảo điều kiện cân bằng công suất trong hệ thống, các nguồn điện
phải cung cấp đủ công suất theo yêu cầu. Vì vậy tổng công suất tác dụng do hệ
thống và nhà máy cần phải cung cấp bằng:
pcc = 358,376 MW
Khi hệ số công suất của các nguồn bằng 0,85 thì tổng công suất phản
kháng của hệ thống và nhà máy điện có thể cung cấp bằng:

Q c c = p cc-tg (p

= 358,376 X 0,62 = 222,478 MVAr


Như vậy: Scc = 358,376 + j 222,478 MVA
Từ các kết quả trện nhận thấy rằng, công suất phản kháng do các nguồn
cung cấp lớn hơn công suất phản kháng yêu cầu. Vì vậy không cần bù công suất
phản kháng trong chế độ phụ tải cực đại.

237
238

Bảng 8.27. Các dòng công suất và tổn thất công suất trong tổng trở MBA
và trên đường dây nối với hệ thống điện

Đường ASd , Ç» ASb ,


Sni I S’h , a H 1 Qc- Sb-
dây MVA MVA MVA MVA MVAr MVA MVA

HT-4 41,608 + j 21,517 41,608 + j 23,453 1,386 + j 2,171 40,222 + j 21,282 1,936 40,152 + j 22,738 0,152 + j 3,538

HT-8 37,898+ j 17,991 37,898 + j 20,423 1,705 + j 2,219 36,193 + j 18,204 2,432 36,123 + j 20,156 0,123 + j 2,876

HT-9 41,63 + j 21,46 41,6 3 + j 23,44 1,408 + j 2,205 40,222 + j 21,234 1,984 40,152 + j 22,738 0,152 + j 3,538

HT-5 13,71+ j 4,77 1 3 ,7 1 + j 6,35 0,21 + j 0,22 13,50 + j 6,15 1,573


38,137 + j 21,433 0,137 + j 3,193
NĐ-5 25,688 + j 11,313 25,688 + j 13,212 0,964 + j 0,924 24,704 + j 12,288 1,899

Tổng 160,054 + j 77,051 5,673 + j 7,739 0,564 + j 13,145


8.5.2. Chế độ phụ tải cực tiểu
Công suất của các phụ tải trong chế độ cực tiểu cho trong bảng 8.28.

Bảng 8.28. Công suất của các phụ tải trong chế độ cực tiểu

Hộ tiêu thụ Srol„, mva Hộ tiốu thụ s ra.n. MVA


1 2 8 + j 13,44 6 25,2 + j 12,10
2 26,6+ j 12,77 7 2 8 + j 13,44
3 25,2+ j 12,10 8 25,2+ j 12,10
4 28 + j 13,44 9 2 8 + j 13,44
5 26,6+ j 12,77

Khi phụ tải cực tiểu sẽ cho một máy phát của nhà máy điện ngừng làm việc
để bảo dưỡng, đồng thời hai máy phát còn lại sẽ phát 85% công suất định mức.
Như vậy tổng công suất do nhà máy nhiệt điện phát ra bằng:
Pp = 2 X 0,85 X 100= 170 MW
Qp = 170 X 0,62 = 105,4 MVAr
Sp= 170 + j 105,4 MVA
Tổng công suất tác dụng tự dùng trong nhà máy điện bằng:
ptd = 0,l X 2 X 100 = 20 MW
Qtd = 20 X 0,88 = 17,6 MVAr
Std = 20 + j 17,6 MVA
Công suất chạy vào cuộn dây hạ áp của trạm tăng áp nhà máy điện:
sh = Sp - s td = 170 + j 105,4 - 20 - j 17,6
= 150 + j 87,8 MVA
Tổn thất công suất trong trạm tăng áp của nhà máy điện bằng:

0,52 173,8 >2 10,5 X173,82


ASị, = 2x0,12 + + j 2 X 0,678 +
125 2x lOOx 125

= 0,74 + j 14,04 MVA


Công suất phát vào thanh góp cao áp của trạm tăng áp bằng:

239
sc= sh- ASb = 150 + j 87,8 - 0,74 - j 14,04
= 149,26 + j 73,76 MVA
Xét chế độ vận hành kinh tế các trạm hạ áp khi phụ tải cực tiểu.
Trong chế độ phụ tải cực tiểu có thể cắt bớt một máy biến áp trong các
trạm, song cần phải thoả mãn điều kiện sau:
m.(m - 1).AP0
Sp. < S*H- Sđm-
i ãp7

Đối với trạm có hai máy biến áp thì:


2AP0
Sgh - Sđm. .
AP„

Kết quả tính các giá trị công suất phụ tải Spt và công suất giới hạn Seh cho
trong bảng 8.29.

Bảng 8.29. Giá trị Spt và Sgh của các trạm hạ áp

Phụ tải 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Sgh, MVA 22,3 22,3 22,3 22,3 22,3 22,3 22,3 22,3 22,3
s’„ MVA 31,05 29,5 27,95 31,05 29,5 27,95 31,05 27,95 31,05

Các kết quả tính toán ở trên cho thấy rằng, trong chế độ phụ tải cực tiểu tất
cả các trạm đều vận hành hai máy biến áp.
Tính chế độ của mạng điện khỉ phụ tải cực tỉểu được tiến hành tương tự như
chế độ cực đại. Các kết quả tính toán cho trong bảng 8.30.

8.5.3. Chế độ sau sự cố


Sự cố trong mạng điện thiết kế có thể xảy ra khi ngừng một máy phát,
ngừng một mạch trèn đường dây hai mạch liên kết nhà máy điện với hệ thống,
ngừng một mạch trên cáp đường dây hai mạch nối từ các nguồn cung cấp đến
các phụ tải. Khỉ xét sự cố chúng ta không gỉả thiết sự cố xếp chồng, đồng thời
chỉ xét trường hợp ngừng một mạch trên các đường dây nối từ hệ thống và nhà
máy điện đến các phụ tải khi phụ tải cực đại, và tất cả các máy phát của nhà
máy điện vận hành bình thường, phát 85% công suất định mức.

240
Bắng 8.30. K ết q u ả tín h các th ô n g số c h ế độ khi phụ tải cực tiếu

Đtlỡng Su S’ , A S ,, S" , Q«. s b. ASb ,


dây MVA MVA MVA MVA MVAr MVA MVA

NĐ-1 28,86+ j 12,42 28,86 + j 14,60 0 ,7 2 + j 1,13 28,14+ j 13,47 2,18 28,07+ j 15,17 0 ,0 7 + j 1,73

NĐ-2 27,33 + j 11,89 2 7,33+ j 13,87 0,60 + j 0,94 26,73 + j 12,93 1,98 26,66 + j 14,33 0 ,0 6 + j 1,56

NĐ-3 2 5,93+ j 10,03 25,93 + j 12,90 0 ,0 6 + j 0,79 25,33 + j 12,11 1,87 25,26 + j 13,50 0 ,0 6 + j 1,40

NĐ-6 26,04 + j 10,61 26,04 + j 12,76 0,71 + j 0,93 25,33 + j 11,83 2,15 25,26 + j 13,50 0,06 + j 1,40

NĐ-7 28,93 + j 12,14 28,93 + j 14,51 0 ,7 9 + j 1,23 28,14 + j 13,28 2,37 28,07 + j 15,17 0 ,0 7 + j 1,73

NĐ-5 12,17 + j 5,84 12,17+ j 7,73 0,24 + j 0,23 12,41 + j 7,96 1,89
26,66+ j 14,33 0 ,0 6 + j 1,56
HT-5 14,53 + j 2,12 14,53+ i 3,69 0,21 + j 0,20 14,32 + i 3,49 1,57

HT-4 28,67+ j 12,62 28,67 + j 14,55 0,53 + j 0,83 28,14+ j 13,72 1,93 28,07+ j 15,17 0 ,0 7 + j 1,73

HT-8 26,13 + j 10,18 26,13 + j 12,61 0 ,8 0 + j 1,06 25,33 + j 11,55 2,43 25,26 + j 13,5 0 ,0 6 + j 1,40

HT-9 2 8,80+ j 11,67 28,80 + j 13,65 0 ,6 6 + j 1,04 28,14+ j 13,67 1,98 28,07 + j 15,17 0 ,0 7 + j 1,73
Bảng 8.31. K ết q u ả tín h các th ôn g số c h ế độ sau sự cố

Đường 8 ,. s \ ASd , S” , Qc. sb, AS b,

dây MVA MVA MVA MVA MVAr MVA MVA

N 0-Í 4 3,37+ j 25,97 43,37 + j 27,06 3 ,15 + j 4,93 40,22 + i 22,13 1,09 40,152+ i 22,738 0 ,152+ j 3,538

NĐ-2 40,791 + j 23,977 40,791 + 124,967 2,584+ j 4,044 38,207+ j 20,923 0,99 38,137+ j 21,433 0 ,137+ j 3,193

NĐ-3 38,813 + j 22,156 38,813+ j 23,096 2 ,6 2 + j 3,40 36,193 + j 19,696 0,94 36,123+ j 20,156 0 ,123+ j 2,876

NĐ-6 39,28 + j 22,49 39,28 + j 23,57 3,09 + j 4,02 36,193+ j 19,556 1,08 36,123 + j 20,156 0 ,123+ j 2,876

NĐ-7 43,352 + ] 26,115 43,352 + j 27,295 3,132 + j 4,46 40,222 + j 22,215 1,18 40,152 + j 22,738 0 ,152+ j 3,538

NĐ-5 18,284 + j 10,168 18,284+ j 8,269 0,466 + j 0,446 17,818+ j 8,715 1,899
38,137+ j 21,433 0 ,137+ j 3,193
HT-5 21,41 + j 26,683 21,41 + j 28,256 1,12 + 31,07 20,389 + i 27,156 1,573

HT-4 42,387 + j 24,691 42,387 + j 25,561 2 ,1 6 5 + ] 3,393 40,222+ j 22,258 0,96 40,152 + j 22,738 0,152 + j 3,538

HT-8 39,693 + j 22,766 39,693 + j 23,769 3,50 + j 4,55 36,193+ j 19,426 1,21 36,123 + j 20,156 0,123 + j 2,876

HT-9 43,10 + j 25,73 4 3,10+ j 26,727 2,876 + ]' 4,502 40,222 + j 22,228 0,99 40,152 + j 22,738 0 ,152+ j 3,538
Trong mục 8.1 đã tính được công suất nhà máy điện truyền vào thanh góp
cao áp bằng:
sc = 223,89 + j 110,54 MVA
Kết quả tính các thông số chế độ sau sự cố cho ở bảng 8.31.

8.6. TÍNH ĐIỆN ÁP CÁC NÚT VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP TRONG


MẠNG ĐIỆN

8.6.1. Tính điện áp các nút trong mạng điện


Trong mạng điện thiết kế có hai nguồn cung cấp, nhưng vì hệ thống có
công suất vô cùng lớn cho nên chọn thanh góp 110 kV của hệ thống là nút điện
áp cơ sở.
Trong các chế độ phụ tải cực đại và chế độ sau sự cố, chọn điện áp Ư s =
121 kV; còn trong chế độ cực tiểu lấy Ucs = 115 kV.
Bây giờ ta tính điện áp các nút trong mạng điện trong các chế độ đã xét.

8.6.1.1. Chê'độ phụ tải cực đại (Ucs = 121 kV)


ỉ . Đường dây NĐ-5-HT:
Để tính điện áp trên thanh góp cao áp trong trạm tăng áp của nhà máy điện,
trước hết cần tính điện áp trên thanh góp cao áp của trạm trung gian 5.
Điện áp trên thanh góp cao áp trạm 5 bằng:

„ „ H . - S ì l ì S iỊ l
5 cs u cs
13,71x11,73 + 6,35x11,22
= 119,08 kv
121
Điện áp trên thanh góp hạ áp trạm 5 quy về cao áp bằng:

38,137 X 0,935 + 21,433 X 21,75


= 114,86 kV
119,08

Điện áp trên thanh góp cao áp của nhiệt.điện bằng:

243
p ¿ .r n + q ;.x n
UN= ư 5 +
U,
= , 19 0 8 + 2 4 , 7 0 4 X 1 4 , 0 ^ 1 2 , 2 8 8 X 1 3 , 4 2 = 123 kV
11 9 ,0 8

2. Đườny dây NĐ-1


Trên cơ sở điện áp trên thanh góp cao áp của nhiệt điện vừa tính được, tiến
hành tính điện áp trên đường dây NĐ-1.
Điện áp trên thanh góp cao áp của trạm 1 bằng:
P'.Rd + Q'.Xd
Ư , = U N-
u,
= 12 3 ,3 7 - 4 1 .7 6 1 X 9 ^ 2 3 ^ X 1 4 ^ 7 = , kv
123,37

Điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm quy về cao áp:


40,152 X 0,935 + 22,7 8 X 2 1,75
U lq= 117,60- = 113,06 kV
1 1 7 ,6 0

3. Đường dây HT-4


Điện áp trên thanh góp cao áp trạm 4 có giá trị:
P'.Rd + Q'.Xd
u 4 = u cs-
u.

= 121- = 115,75 kV
121
Điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm quy về cao áp bằng:
= _ 40.152,0,935,22,738x21,75 = , , u 5 k v
' 115,75
Tính điện áp trên các đường dây còn lại được thực hiệp tương tự,
Kết quả tính điện áp trên thanh góp hạ áp của các trạm đã quy về điện áp
cao trong chế độ phụ tải cực đại cho trong bảng 8.32.

Bảng 8.32. Giá trị điện áp trên thanh góp hạ áp quy về cao áp

Trạm biến áp 1 2 3 4 5 6 7 8 9
uq, kV 113,06 113,42 114.53 111,15 114,86 113,84 112,53 110,50 110,05

244
8.6.I.2. C hế độ phụ tải cực tiểu (UC!Í = 115 kV)
1. Đường dây NĐ-5-HT:
Tính điện áp trên thanh góp cao áp trạm sô' 5 :
kv
115
Điện áp trên thanh góp hạ áp quy về cao áp bằng:

’ 113,15
Điện áp trên thanh góp cao áp của nhiệt điện có giá trị:
lT _ , n K l 12,41x14,03 + 7,96x13,42 11C£,
UN= 113,15 + ------------ —----------------- = 115,63 kV
N 113,15

2. Đường dây NĐ-1


, . „ « « 28,86x9,05 + 14,6x14,17 _ , , , co
U, = 115,63---------------;---- :-------------= 111,58 kV
1 115,63
Điện áp trên thanh góp hạ áp của trạm quy về cao áp bằng:
28,07x0,935 + 15,17x21,75
U lq= 111,58 = 108,387 kV
111,58

3. Đường dây HT-4


Điện áp trên thanh góp trạm 4 bằng:
28,67 X8 ,l: 1 4 ^ 5 x l2 ,fflg |1 3 v
4 115
Điện áp trên thanh góp hạ áp quy vể cao áp có giá trị:
^ _ U W 7 . 28,07 X 0,935 +J 5,17 X 21,75 _ , 1M 2 kv

Tương tự tính điện áp trên các đường dây còn lại.


Giá trị điện áp trên thanh góp hạ áp quy về phía điện áp cao của các trạm
khi phụ tải cực tiểu cho trong bảng 8.33.

Bảng 8.33. Giá trị điện áp trẽn thanh góp hạ áp quy về cao áp của các trạm

Trạm biến áp 1 2 3 4 5 6 7 8 9
uq, kV 108,39 109,88 110,11 110,22 110,17 109,47 108,79 107,45 108,20

245
8.6.1.3. Chế độ sau sự cố (Ucs = 121 kV)
Chế độ sự cố có thể xảy ra khi ngừng một máy phát điện, ngừng một mạch
trên đường dây liên kết nhà máy điện với hệ thống, ngừng một mạch trên các
đường dây nối từ các nguồn cung cấp đến các hộ tiêu thụ. Trong phần này chì
xét trường hợp sự cố khi ngừng một mạch trên các đường dây nối từ các nguồn
cung cấp đến các phụ tải và không xét sự cố xếp chồng.

1. Đường dây NĐ-5-HT


Từ bảng 8.31 chúng ta có dòng công suất trước tổng trở của đường dây HT-
5 bằng:
S'H =21,41 + j 28,256 MVA

Dòng cỏng suất sau tổng trở đường dây NĐ-5 có giá trị:
S"N = 17,818 - j 8,175 MVA

Điện áp trên thanh góp trạm 5 bằng:


. 12E _ 2 Ị ,41X11,73 + 28,256 X11,22
121
Điện áp trên thanh góp hạ áp quy về cao áp có giá trị:
u 5 = 116,3- 38.137 x 0,935 + 21,433 x 21,75 . kv
’ 116,3

Điện áp trên thanh góp cao áp của nhà máy điện bằng:
TT \ 17,818x14,03-8,715x13,42
UN = 116,3 + ------------------------------- *---- = 117,6 kV
116,3

2. Đường dây NĐ-1


Điện áp trên thanh góp ẹao áp trạm 1 bằng:

u , = 117,6^- = 102,97 kV
117,6

Điện áp trên thanh góp hạ áp quy yể cạo .áp bằng:

r » 102.97 - ạ 97 8 :liv
- 102,97

246
3. Đi(ờm> dây HT-4
Điện áp trên thanh góp cao áp trạm 4 bằng:
_ 4 2 ,3 7 8 » 6.2+ 25.65ỊX25,38 . , kv
121
Điện áp trên thanh góp hạ áp quy vể cao áp bằng:

I0M 4- B I ỉ l ^ ĩiỉĩ^ }^ . kv
4q 109,94

Tính điện áp trên các đường dây còn lại được tiến hành tương tự.
Kết quả tính điện áp của mạng điện trong chế độ sau sự cô' cho trong bảng
8.34.

Bảng 8.34. Giá trị điện áp trên thanh góp hạ áp quy về cao áp

Trạm biến áp 1 2 3 4 5 6 7 8 9

u „ kV 97,8 100,1 100,75 105,1 111,98 98,41 97,35 101,82 104,56

8.6.2. Điều chỉnh điện áp trong mạng điện


Tất cả các phụ tải trong mạng điện thiết kế đểu là hộ tiêu thụ loại I và có
yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường. Đồng thời các giá trị điện áp trên thanh
góp hạ áp quy vể cao áp của các trạm trong các chế độ phụ tải cực đại, cực tiếu
và sau sự cố khác nhau tương đối nhiếu. Do đó đê’ đảm bảo chất lượng điện áp
cung cấp cho các hộ tiêu thụ cần sử dụng các máy biến áp điều chỉnh điện áp
dưói tải.
Tất cả các trạm đều dùtlg MBA loại TPDH-32000/110 có phạm vi điều
chỉnh ± 9 x 1 , 7 8 %! u cđm=115 kV, Ưhđm= 11 kV.
Đối Với trạm có yêu cầu điều chỉnh điện áp khác thường, độ lệch điện áp
trên thantì góp hạ áp của trạm quy định như sau:
• Trong chế độ phụ tải cực đại: dUmax,/r = +5%
• Trong chế độ phụ tải cực tiểu: d ư min,/f = 0%
• Trong chê độ sau sự cố: d ư sc% = 0 -í- +5%.

247
Điện áp yêu cầu trên thanh góp hạ áp của trạm được xác định theo công
thức sau:
U y c = u đm + dU%.UAm
trong đó u đmlà điện áp định mức của mạng điện hạ áp.
Đối với mạng điện thiết kế Uđm = 10 kV. Vì vậy điện áp yêu cầu trên thanh
góp hạ áp của trạm khi phụ tải cực đại bằng:

Uvcmax = 10+ —
ycmax Ị0 0
X 10= 10,5 kV

Khi phụ tải cực tiểu:

u yvcmin=
cmm 10+ —
100 X 10= 10 kV

Trong chế độ sau sự cố:

Uvcsc= 1 0 + — X 10= 10,5 kV


ycsc 100
Kết quả tính điện áp trên thanh góp hạ áp của các trạm, quy đổi về phía
điện áp cao trong các chế độ phụ tải pực đạị, cực tiểu và sau sự cô' cho trong
bảng 8.35.

Bảng 8.35. Chế độ điện áp trên các thanh góp hạ áp quy đổi về phía cao áp

Trạmbiến áp 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Uqra„.kV 113,06 113,42 114,53 111,15 114,86 113,84 112,53 110,50 110,05
uqml„, kV 108,39 109,88 110,11 110,22 110,17 109,47 108,79 107,45 108,20
U,icIkV 97,80 100,10 100,75 105,10 111,98 98,41 97,35 101,82 104,56

Sử dụng ẹác máy .biến áp điểu chỉnh điện Ập. dưới tải cho phép thay đổi các
đầu điều chỉnh không cần cắt các máy biến áp. Dọ đó cần chọn đầu điều chỉnh
riêng cho chế độ phụ tải cực đại, cực tiểu và sau sự cố.
Để thuận tiện có thể tính trưóe điện áp, tương ứng với mỗi đầu điểu phỉnh
của MBA. Kết quả tính đối với MBA đã chọn cho trong bảng 8.36.

248
Bảng 8.36. T h ông s ố điều ch ỉn h cua M BA điều chỉnh dưới tải

Thứ tự đẩu Điện áp bổ sung, Điện áp bổ sung, Điện áp đầu điểu chỉnh,
điều chỉnh % kV kV
1 +16,02 +18,45 133,45
2 +14,24 +16,40 131,40
3 +12,46 +14,35 129,35
4 +10,68 +12,30 127,30
5 +8,90 +10,25 125,25
6 +7,12 +8,20 123,20
7 +5,34 +6,15 121,15
8 +3,56 +4,10 119,10
9 +1 78 +2,05 117,05
10 0 0 115,00
11 -1,78 -2,05 112,95
12 -3,56 -4,10 110,90
13 -5,34 -6,15 108,85
14 -7,12 -8,20 106,80
15 -8,90 -10,25 104,75

16 -10,68 -12,30 102,70


17 -12,46 -14,35 100,65
18 -14,24 -16,40 98,60
19 -16,02 -18,45 96,55

8.6.2.1. Chọn các đầu điều chỉnh trong máy biến áp trạm 1
1. Chế độ phụ tái cực đại
Điện áp tính toán của đầu điều chính của máy biến áp được xác định theo
công thức:
.u = Uqmax-lV = 113,06-*-11 = 118,44 kv
dcmax u ycmax 10,5
Chọn đầu điểu chỉnh tiêu chuẩn n = 8, khi đó điện áp của đầu điều chỉnh
tiêu chuẩn u,emj = 119,10 kV (xem bảng 8.36).
Điện áp thực trên thanh góp hạ áp bằng:
IJ _ _ 113,06x11 _ 10 44 kV
,max Ưlcmax 119,10

249
Độ lệch điện áp trên thanh góp hạ áp bằng:

AU % = U ^ ? .~-Udm. . 100 = -10’44 ~ — X 100 = 4,4%


u đm 10

Như vậy đầu điểu chỉnh tiêu chuẩn đã chọn là phù hợp.
2. Chế độ phụ tái cực tiểu
Điện áp tính toán của đầu điểu chỉnh của máy biến áp bằng:
= u qm jn;u . hdm_ = ]0%¿9 x U = J Ị9 22 k V
U ycm in 10

Chọn n = 8, Utcmjn= 119,1 kV.


Điện áp thực trên thanh góp hạ áp có giá trị:
108,39x11
l^tmin = 10,01 kV
119,1
Độ lệch điện áp bằng:
10,01 -10
AU„in% = X 10 = 0,1%
10
3. C hế độ sau sự cô'
Điện áp tính toán của đầu điểu chỉnh của máy biến áp bằng:

Uđcsc = U^ Uhd" = 97’8° * i 1 = 102,45 kV


u y CSC 10,5

Chọn n = 16, Ulcsc = 102,70 kV.


Điện áp thực trên thanh góp hạ áp bằng:
97,80 X11
u tsc = 10,47 kV
102,7
Độ lệch thưc của điện áp trên thanh góp hạ áp có giá trị:

AUSC% » X 100 = 4,7%


10
8.6.2.2. Chọn các đầu điều chỉnh trong các máy biến áp cửa các trạm
còn lại
Chọn các đầu điều chỉnh của các máy biến áp còn lại được tiến hành tương tự.
Các kết quả tính toán điều chỉnh điện áp trong mạng điện cho ở bảng 8.37.

250
Bảng 8.37. T h ô n g số củ a các đường dây tron g m ạn g điện

Trạm Utc nu« > ^ lc min * ^ t c »c í max * mln » u ,« , AUm, x , A lL in , AU«,


biến áp kV kV kV kV kv kV % % %

1 119,10 119,10 102,70 10,44 10,10 10,45 4,40 0,01 4,50

2 119,10 121,15 104,75 10,47 9,97 10,51 4,70 -0,24 5,10

3 119,10 121,15 106,80 10,57 9,99 10,37 5,70 -0,10 3,70

4 117,05 121,15 110,90 10,44 10,00 10,42 4,40 0,0 4,20

5 121,15 121,15 117,05 10,42 10,03 10,52 4,20 0,30 5,20

6 119,10 121,15 104,75 10,51 9,94 10,33 5,10 0,60 3,30

7 117,05 119,10 10Z,27 10,57 10,04 10,47 5,70 0,40 4,70

8 115,0 117,05 106,80 10,56 10,09 10,48 5,60 0,90 4,80

9 115,0 119,10 108,85 10,52 10,00 10,56 5,20 0,0 5,60


8.7. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỶ THUẬT CỦA MẠNG ĐIỆN

8.7.1. Vốn đầu tư xây dựng mạng điện


Tổng các vốn đầu tư xây dựng mạng điện được xác định theo công thức:
K = Kd + K,
trong đó:
Kd- vốn đầu tư xây dựng đường dây;
K,- vốn đầu tư xây dựng các trạm biến áp.
Ở mục 8.3 đã tính vốn đầu tư xây dựng các đưòmg dây có giá trị:
Kd = 245,97.109 đ
Vốn đầu tứ cho các trạm hạ áp và tăng áp được xác định theo bảng 8.40.
Trong hệ thống điện thiết kế có 9 trạm hạ áp, đồng thời mỗi trạm có 2 máy
biến áp, do đó vốn đầu tư cho các trạm hạ áp bằng:
Kịị, - 9 X 1,8 X 22.000.106 - 356,4.109 đ
Đối với trạm tăng áp của nhà máy điện, vốn đầu tư bằng:
K tl = 3 X 5 2 .0 0 0 .106 = 156.1 o 9 đ

Như vậy tổng các vốn đầu tư xây dựng trạm biến áp có giá trị:
Kt = Kth + Kị,
= 356,4.109 + 156.109
= 512,4.109 đ
Do đó tổng các vốn đầu tư để xây dựng mạng điện bằng:
K = 245,97.109 + 512,4.109
= 758,37.109 đ .

8.7.2. Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện
Tổn thất công suất tác dụng tròng mạng điện gồm có tổn thất công suất trên
đường dây và tổn thất công suất tác dụng trong các trạm biến áp ở chế độ phụ
tải cực đại.
Theo kết quả tính toán ở các bảng 8.26 và 8.27 trong mục 8.5, tổng tổn thất
công suất tác dụng trên các đường dây bằng:

252
APd = 7,314 + 5,673 = 12,987 MW
Và tổng tổn thất công suất tác dụng trong các cuộn dây của các MBA có
giá trị:
APb = 0,687 + 0,564 = 1,251 MW
Tổng tổn thất công suất trong lõi thép của các máy biến áp được xác định
theo công thức sau:
AP0 = £APjo = 9 X 2 X 0,35 = 0,63 MW
Như vậy tổng tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện bằng:
AP = APd + APb + APn
= 12,987+ 1,251 +0, 63= 14,868 MW
Tổn thất công suất tác dụng trong mạng điện tính theo phần trăm (%) bằng:

AP% = • 100 = X 100 = 4,32%


IX x 344

8.7.3. Tổn thất điện nảng trong mạng điện


Tổng tổn thất điện năng trong mạng điện có thể xác định theo công thức sau:
AA = (APd + APb).ĩ + AP0.t
trong đó:
X- thời gian tổn thất công suất lớn nhất;
t- thời gian các máy biến áp làm việc trong năm.
Bởi vì các máy biến áp vận hành song song trong cả năm cho nên t = 8760 h.
Thời gian tổn thất công suất lớn nhất có thể tính theo công thức sau:
T = (0,124 + Tmax.10~4)2 X 8.760
= (0,124 + 5.000.10'4)2 X 8.760 = 3.411 h
Do đó tổng tổn thất điện năng trong mạng điện bằng:
AA = (12,987 + 1,251) X 3.411 + 0,63 X 8.760
= 54.084,618 MW.h
Tổng điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong năm bằng:

253
A = IP max.Tmax = 344 x 5.000
= 1.720.103 MW.h
Tổn thất điện năng trong mạng điện tính theo phần trăm (%) bằng:
AA 100_ 54.084,618
AA% = X100 =3,14%.
A 1.720.103

8.7.4. Tính chi phí và giá thành

8.7.4.1. Chi p h í vận hành hàng năm


Các chi phí vận hành hàng năm trong mạng điện được xác định theo công
thức:
Y = avhd.Kd + avht.K, + AA.C
trong đó:
avhd- hệ số vận hành đường dây (avhd = 0,04);
avh,- hệ số vận hành các thiết bị trong các trạm biến áp (avht = 0,10);
c- giá thành 1 kw.h điện năng tổn thất.
Như vậy:
Y = 0,04 X 245,97.109 + 0,1 X 512,4.109 + 54.084,618.1 o 3 X 500
= 88,12.109 đ.

8.7.4.2. Chi p h í tính toán hàng năm


Chi phí tính toán hàng năm được xác định theo công thức:
Z = atc.K + Y
trong đó atc là hệ số định mức hiệu quả của các vốn đầu tư (atc = 0,125).
Do đó chi phí tính toán bằng:
z = 0,125 X 753,37.109 + 88,12.109
= 182.91.109 đ.

8.7.4.3. Giá thấnh truyền tải điện năng


Giá thành truyền tải điện năng được xác định theo công thức:
- J Y 88.12.109
p= —=— • • =51,23 đ/kW.h
A 1.720.106

254
8.7.4.4. Giá thành xây dụng 1 MW công suất phụ tải trong chế độ cực đại
Giá thành xây dựng 1 MW công suất phụ tải được xác định theo biểu thức:

K =

Kết quả tính các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của hệ thống điện thiết kế được
tổng hợp trong bảng 8.38.

Bảng 8.38. Các chỉ tiẻu kỉnh tế - kỹ thuật của hệ thống điện thiết kế

Các chỉ tiêu Đơn vỊ Giá trị

1. Tổng công suất phụ tải khi cực đại MW 344

2. Tổng chiêu dài dường dây km 633,8

3. Tổng công suất các MBA hạ áp MVA 576

4. Tổng vốn dáu tư cho mạng diện 109d 753,37

5. Tổng vốn đầu tư về đường dây 109 đ 245,97

6. Tổng vốn dầu tư vé các trạm biến áp 109 d 512,40

7. Tổng điện năng cắc phụ tải tiêu thụ MWh 1,72.10®

8- AUroubi % 6,07

9- AUmaxsc % 12,14

10.Tổng tổn thất công suất AP MW 14,868

11. Tổng tổn thất công suất AP % 4,32

12. Tdng tổn thất điện năng AA MWh 54.084,62

13. Tổng tổn thất điện năng AA % 3,14

14. Chi phí vận hành hàng năm 109đ 88,12

15. Chi phí tính toán hàng năm 109đ 182,91

16. Giá thành truyén tải điện năng p đ/kW.h 51,23

17. Giá thành xây dựng 1 MW công suất phụ tải khi cực đại 109đ/MW 2,19

255
Bảng 8.39. Giá thành đường dây trên không
một mạch điện áp 110 kV (106 đ/km)

Kỷ hiệu dây dẩn AC-70 AC-95 AC-120 AC-150 AC-185 AC-240

Cột bê tông ly tâm 168 224 280 336 392 444

Cột thép 208 283 354 403 441 500

Ghi chú: Giá thành đường dây hai mạch bằng 1,6 lần giá thành đường dây một mạch.

Bảng 8.40. Giá thành trạm biến áp truyền tải có


một máy biến áp điện áp 110/10 - 20 kV

Công suất định mức, MVA 16 25 32 40 63 125

Giá thành, 106 đ/trạm 13.000 19.000 22.000 25.000 35.000 61.000

Ghi chú: Giá thành trạm hai máy biến áp bàng 1,8 lần giá thành trạm có một máy biên áp.

25 6
PHỤ LỤC

Bảng 1. Điện trở v à điện kháng đơn v ị của dây dẫn v à dây cáp
lõi đồng, nhôm dùng trong mạng điện dưới 1000 V , Q/km

h x„
Tiết
Lõi đổnc Lõi nhôm Cáp ba Dẳy dẫn Dây dẫn Dây
diên
lõi cách đặt đặt trốn dẫn
lõi,
30 40 50 32 45 điện trong con lăn trên
mm2
bằng ống và sứ không
giấy

1,5 12,300 12,800 13,300 0,1130 0,1260 0,374 -

2,5 7,400 7,800 8,000 12,500 13,300 0,1040 . 0,1160 0,358

4 4,630 4,810 5,000 7,810 8,340 0,0950 0,1070 0,343 -

5 3,090 3,200 3,340 5,210 5,560 0,0900 0,0990 0,330 -

10 1,850 1,920 2,000 3,120 3,330 0,0730 0,0970 0,307 -

16 1,160 1,200 1,250 1,950 2,080 0,0675 0,0947 0,293 0,354

25 0,740 0,770 0,800 1,250 1,330 0,0662 0,0912 0,278 0,339

35 0,530 0,550 0,572 0,894 0,951 0,0637 0,0879 0,268 0,330

50 0,370 0,385 0,400 0,625 0,666 0,0625 0,0854 0,256 0,317

70 0,265 0,275 0,286 0,447 0,474 0,0612 0,0819 0,245 0,307

95 0,195 0,202 0,210 0,329 0,351 0,0602 0,0807 0,236 0,297

120 0,154 0,160 0,167 0,261 0,278 0,0600 0,0802 0,229 0,293

257
Bảng 2. Đ ậ c tín h d ây n h ô m tr ầ n và d ây n h ô m lõ i th ép
Kỷ hiệu Trọng lượng Đường kính Dòng điện tải lâu dài Điện trỏ đơn vị
dây dẫn 1 km dây ngoài của dây, cho phép, A khi nhiệt độ
dẫn, kG mm đặt ngoài trời đặt trong nhà 20°c, nimm
Dây nhôm
A-16 44 5,1 105 75 1,98
A -25 68 6,4 135 105 1,28
A -35 95 7,5 170 130 0,92
A -50 136 9,0 215 165 0,64
A-70 191 10,7 265 210 0,46
A -95 257 12,4 320 155 0,34
A -120 322 14,0 375 300 0,27
A -150 407 15,8 440 355 0,21
A -185 503 17,5 500 410 0,17
Dây nhôm lõi thép
AC-10 36 4,4 80 50 3,120
AC-16 62 5,4 105 75 2,060
AC-25 92 6,6 130 100 1,380
AC -35 150 8,4 175 135 0,850
AC -50 196 9,6 210 165 0,650
AC -70 275 • 11,4 265 210 0,460
AC-95 386 13,5 330 260 0,330
AC-120 492 19,2 380 305 0,270
AC -150 617 17,0 445 365 0,210
AC -185 771 19,0 510 425 0,170
ACO* 240 937 21,6 605 505 0,130
ACO-300 1098 23,5 690 580 0,108
ACO-400 1501 27,2 825 710 0,080
ACO-500 1836 30,2 945 815 0,065
ACO-600 2206 33,1 1050 920 0,055
ACO-700 2756 > 37,1 1220 1075 0,044
ACY-120 530 15,5 375 - 0,280
ACY-150 678 17,5 450 - 0,210
ACY-185 850 19,6 515 - 0,170
ACY-240 1111 22,4 610 - 0,131
ACY-300 1390 25,2 705. - 0,016
ACY-400 1840 29,0 850 - 0,079

258
Bảng 3. Đ iện khán g đơn vị của dây dẫn, Q /km

Khoảng cách Ký hiệu dây dẫn


trung bình
A-15 A-25 A-35 A-50 A-70 A-95 A-120 A-150 A-165
giữa các dây,
m

0,4 0,333 0,319 0,308 0,297 0,283 0,274 - - -

0,6 0,358 0,345 0,336 0,325 0,309 0,300 0,292 0,287 0,280

0,8 0,377 0,363 0,352 0,341 0,327 0,318 0,310 0,305 0,298

1,0 0,391 0,377 0,366 0,355 0,341 0,332 0,324 0,315 0,313

1,25 0,405 0,391 0,380 0,369 0,355 0,346 0,338 0,333 0,327

1,5 0,416 0,402 0,391 0,380 0,366 0,357 0,349 0,344 0,338

2,0 0,345 0421 0,410 0,398 0385 0,376 0,368 0,363 0,357

2,5 0,449 0,435 0,424 0,413 0,399 0,390 0,382 0,377 0,371

3,0 0,460 0,446 0,435 0,423 0,410 0,401 0,393 0,388 0,382

3,5 - - 0,445 0,433 0,420 0,411 0,403 0,398 0,384

4,0 - - - - 0,428 0,419 0,411 0,406 0,400

4,5 - - - - 0,435 0,426 0,418 0,413 0,407

5,0 - - - 0,442 0,433 0,425 0,420 0,414

5,5 - - - - - - 0,431 0,426 0,420

259
(tiếp bảng 3)

Khoảng cách Ký hiệu dây nhôm lõi thép


trung bình
giữa các dây, AC-35 AC-50 AC-70 AC-95 AC-120 AC-150 AC-185 AC-240
m

2,0 0,403 0,392 0,382 0,371 0,365 0,358 -

2,5 0,417 0,406 0,396 0,385 0,379 0,372 - -

3,0 0,429 0,418 0,408 0,397 0,391 0,384 0,377 0,357

3,5 0438 0,427 0,417 0,406 0,400 0,398 0,386 0,366

4,0 - 0,435 0,425 0,414 0,408 0,401 0,394 0,376

4,5 - - 0,433 0,422 0,416 0,409 0,402 0,383

5,0 - - 0,440 0,429 0,423 0,416 0,409 0,390

5,5 - - - - 0429 0,422 0,415 0,396

6,0 - - - - - ■ - - 0,401

6,5 - - - - - - - 0,405

7,0 - - - - - - 0,410

7,5 - - - - - - 0,415

Khoảng cách Ký hiệu dây nhôm lỗi thép


trung bình
giữa các dây, ACO-300 ACO-400 ACO-500 ACO-600 ACO-700 ACY-300 ACY-400
m

6,0 0,396 0,386 - - ■ - 0,402 0,396

6,5 0,402 0,393 - - - 0,407 0,398


7,0 0405 0,396 0,390 0,384 0,378 0,412 0,403
7,5 0,410 0,401 0,394 0,388 0,380 0,417 0,408
8,0 0,416 0,405 0,399 0,393 0,385 0,421 0,412
8,5 0,414 0,407 0,402 0,396 0,388 0,424 0,415
9,0 0,422 0,414 0,405 0,400 0,393 0,427 0,420

260
Bảng 4. Đ iện dẫn phản k h án g đơn vị của đường dây trên k h ôn g
dùn g dây nhôm lõi thép, Ỉ0~6 s/k m

Khoảng cách Kỷ hiệu dây dẫn


giũa các dây,
AC-70 AC-95 AC-120 AC-150 AC-185 AC-240
m

3,0 2,79 2,87 2,92 2,97 3,05 3,11

3,5 2,73 2,81 2,85 2,90 2,96 3,03

4,0 2,68 2,75 2,79 2,85 2,90 2,98

4,5 2,62 2,69 2,74 2,89 2,82 2,90

5,0 2,58 2,65 2,69 2,74 2,84 2,86

5,5 - - 2,67 2,70 2,74 2,86

6,0 - - - - - 2,74

6,5 - - - - - 2,70

7,5 - - - - - 2,68

Khoảng cách Kỷ hiệu dây dẫn

giữa cảc dây,


ACO-300 ACO-400 ACO-500 ACO-600 ACO-700 ACY-300 ACY-400
m

6,0 . 2,80 2,87 - - - 2,84 2,91

6,5 2,76 2,84 - - - 2,80 2,87

7,0 2,72 2,80 - - - 2,77 2,83

7,5 2,70 2,80 2,81 2,86 2,91 2,73 2,80

8,0 2,68 2,74 2,79 2,82 2,88 2,70 2,77

8,5 2,66 2,71 2,76 2,80 2,85 2,68 2,75 .

9,0 2,62 2,69 2,72 2,77 2,82 - -


Bảng 5. Số liệu tính toán (trên 1 km) của cáp bọc giấy và tẩm dầu

Tiết R, Q 6kV 10 kV 20 kV 35 kV
diện lỗi, X, q, X, q, X, q, X, q,
2 Đồng Nhôm
mm Q kVAr Q kVAr Q kVAr fì kVAr
10 1,840 3,100 0,110 2,3 - - - - - -

16 1,150 1,940 0,102 2,6 0,113 5,9 - - - -


25 0,740 1,240 0,091 4,1 0,099 8,6 0,135 24,8 - -
35 0,520 0,890 0,087 4,6 0,095 10,7 0,129 27,6 ■ -
50 0,310 0,620 0,083 5,2 0,090 11,7 0,119 31,8 - -
70 0,260 0,443 0,080 6,6 0,086 13,5 0,116 35,9 0,137 86
95 0,194 0,326 0,078 8,7 0,083 15,6 0,110 40,0 0,126 95
120 0,153 0,358 0,076 9,5 0,081 16,9 0,107 42,8 0,120 93
150 0,122 0,206 0,074 10,4 0,079 18,3 0,104 47,0 0,116 112
185 0,099 0,167 0,073 11,7 0,077 20,0 0,101 51,0 0,113 115
240 0,077 0,129 0,071 13,0 0,075 21,5 0,098 52,8 0,110 119

Bảng 6. Sô liệu tính toán của đường dây


trên không 35 - ỉ - 150 kV loại nhôm lõi thép

Ký hiệu R, 35 kV 110 kV 150 kV

dây dẫn n X, B.10'4, X, B.10-4, q. X, B.10"4, q,


Q s s MVAr n s MVAr

AC-35 91 44,5 2,59 - - - - - -

AC-50 63 43,3 2,65 45,0 2,53 3,30 - - -

AC-70 45 42,0 2,73 44,0 2,58 3,40 - - -


AC-95 33 41,1 2,81 42,9 2,65 3,50 44,6 2,56 6,4
AC-120 27 40,3r 2,85 42,3 2,69 3,60 43,9 2,61 6,5
AC-150 21 39,8 2,90 41,6 2,74 3,65 43,2 2,67 6,7
AC-185 17 38,4 2,96 40,9 2,82 3,70 42,4 2,71 6,8
ACO-240 13,1 - - 40,1 2,85 3,75 41,6 2,75 6,9
ACQ-300 10,8 - - 39,2 2,91 3,85 40,9 2,80 7,0
ACO-400 8,0 - - 38,2 3,0 3,95 39,8 2,88 7,2

262
Bảng 7. S ố liệu tín h trên 100 k m đường dây trên k h ôn g
đ iện áp 2 2 0 - 7 5 0 kV d ù n g dây n h ôm lõ i thép

Ký hiệu Số 220 kV 330 kV 500 kV 750 kV


dây R,
dây dẫn X, B. 10'4,
ù q. X, B.10'4, q, X, B.10'4, q. X, B.10'4, q,
trong
một Q s MVAr Q s MVAr Q s MVAr Q s MVAr
pha
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
ACO-240 1 13,0 43,0 2,66 14,1 - - - - - - - -

2 6,5 30,9 3,64 19,3 32,8 3,44 41,7 - - - - _ _

ACO-300 1 10,8 42,2 2,71 14,4 - - - - - - - _ _

2 5,4 30,6 3,70 19,6 32,5 3,47 42,0 - - - . _ _

ACO-330 3 3,1 - - - - - - 29,9 3,47 93,5 _ _

ACO-400 1 8,0 41,4 2,73 14,5 - - - - - - . _

2 4,0 30,1 3,76 19,9 32,1 3,52 42,7 - - - -


I

3 2,6 - - - - - - 29,8 3,76 94,0 - - _

ACY-400 4 2,0 - - - - - - - - - 28,0 3,99 224


263
(tiếp theo bảng 7)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

ACO50Q 1 6,5 41,0 2,79 14,8 42,9 2,67 32,3 - - - - - -

2 3.2 30,5 3,70 19,6 31,8 3,55 43,0 29,5 - - - - -

3 2,2 - - - - - - - 3,79 94,8 - - -

4 1,6 - - - - - - - - - 27,9 4,00 225

ACO-600 1 5,3 40,3 2,84 15,0 42,3 2,71 32,5 - - - - - -

2 2,6 - - - 31,5 3,58 43,0 33,0 4,42 85,6 - - -

3 1,8 - - - - - - 29,3 3,82 95,6 - - -

4 1,3 ... - - - - - - - - - 27,8 4,02 226

AGO-700 2 2,2 - - - - - - 32,6 3,46 86,6 - - -

3 1,5 - - - - - - 29,1 3,85 96,3 - - -

4 1,1 ' - - - - - - - 27,4 4,07 229 l.


Bảng 8. Đ iện trở r„ và đ iện k h án g tron g x" của dây thép m ột sợi

Dòng điện chạy Đường kinh dây dẫn


trên dây dẫn, 3,5 4,0 5,0
A
ro xõ r0 x”o r0 xõ

2 16,1 6,45 12,5 4,38 8,35 3,58


4 18,5 11,9 14,3 9,7 10,8 8,1
6 21,4 16,3 16,5 12,5 13,8 11,2

8 21,7 16,7 18,0 14,2 15,4 13,3

10 21,9 17,1 18,1 14,3 14,6 12,4

15 20,2 18,3 17,3 13,3 13,6 11,4

20 - - - - 12,7 10,5

265
Ò\ Bảng 9. Đ iện tr ở v à đ iệ n k h á n g th e o c h iều d à i c ủ a dây th é p n h iều sợ i, Q /k m
o\
>5
Điện trở, R0 Điện kháng, X 0
Dàng Dòng
điện, Ký hiệu dây dẫn điên, Ký hiệu dây dẫn

A rĩMC-25 nMC-35 nMC-50 riMC-70 ITMC-95 Ã nMC-25 riMC-35 nMC-50 nMC-70 nMC-95
nc-25 nc-35 nc-50 nc-70 nc-95 nc-25 nc-35 nc-50 nc-70 nc-95
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
t 5,25 3,66 2,75 1,70 1,55 1 0,54 0,33 0,23 0,16 0,08
1.5 5,25 3,66 2,75 1,70 1,55 1,5 0,55 0,33 0,23 0,16 0,08
2 5,27 3,66 2,75 1,70 1,55 2 0,55 0,35 0,24 0,17 0,08
3 5,28 3,67 2,75 1,70 1,55 3 0,56 0,36 0,25 0,17 0,08
4 5,30 3,69 2,75 1,70 1,55 4 0,59 0,37 0,25 0,18 0,08
5 5,32 3,70 2,75 1,70 1,55 5 0,63 0,40 0,46 0,18 0,08
6 5,35 3,71 2,75 1,70 1,55 6 0,67 0,42 0,27 0,19 om
7 5,37 3,73 275 1,70 1,55 7 0,70 0,45 ‘ 0,27 0,19 0,08

co
8 5,40 3,75 2,76 1,70 1,55 8 0,77 0,48 0,28 0,20

o
o
9 5,45 3,77 277 1,70 1,55 9 0,84 0,51 0,29 0,20 0,08 !
10 5,50 3,80 2,78 1.70 1,55 10 0,93 0,55 0,30 0,21 0,08
15 617 4,02 2,80 1,7i0 1,55 15 1,33 0,75 I 0,35 0,20 0,08
20 6,70 4,40 2,85 1,72 1,55 20 1,63 1,04 ' 0,42 0,25 0,09
25 6,97 4,89 2,95 1,74 1,55 25 1,91 1,32 0,49 0,27 0,Q9
(T iế p bảng 9 )

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
30 7,10 5,21 3,10 1,77 1,56 30 2,01 1,56 0,59 0,30 0,09
35 7,10 5,36 3,25 1,79 i 1,56 35 2,06 1,64 0,69 0,33 0,09
40 7,02 5,35 3,40 1,83 ! 1,57 40 2,09 1,69 0,80 0,37 0,10
50 6,85 5,25 3,61 1,93 1,58 50 2,07 172 1,00 0,45 0,11
60 6,70 5,13 3,69 2,07 1,58 60 2,00 1,70 1,10 0,55 0,13
70 6,60 5,00 3,73 Z ĩĩ 1,61 70 1,90 1,64 1,14 0,65 0,15
80 6,50 4,89 3,70 1ZỈ 1,63 80 1,79 1,57 1,15 0,70 0,17
90 6,40 4,78 3,68 2,29 1,67 90 1,73 1,50 1,14 0,72 0,20
100 6,32 4,71 3,65 2,33 1,71 100 1,67 1,43 1,13 0,73 0,22
150 - 4,47 3,50 2,38 1,87 150 - 1,27 0,95 0,73 0,34
200 - - - 2,19 1,88 200 - - - 0,69 0,35
Bảng 10. Tiết diện và bán kính nhỏ nhất của dây dẫn
theo điều kiện tổn thất vầng quang

Điện áp danh định, Đường kính dảy dẫn, Tiết diện dây nhôm lỗi thép,
kV mm mm2

110 11,3 70
150 15,2 120
220 21,6 240
330 23,5 300
500 25,2 330
750 29,0 400

Bảng 11. Tổn thất vầng quang đối với các đường dây 220,330, 500 kV
khi atb = 400 mm

Tiết dỉện dây, Số dây dần trong Cường độ điện A P k , ma« 1 A P k , mìn 1
mm2 một pha trường, kV/cm kW/km kW/km

220 kV

240 1 25,2 2,7 1,2


300 1 23,5 2,0 0,8
400 1 20,7 1,0 0,4
5ỜỒ 1 19,0 0,7 0,3

330 kV

240 2 25,7 6,3 2,7


300 2 23,9 4,6 1,9
400 2 21,2 2,5 1,0
500 2 19,3 1,6 05

500 kV
330 3 25,4 11,5 4,9
400 3 240 12,2 5,2
500 3 21,8 7,5 3,0

268
CÁC SỐ LIỆU KỸ THUẬ T c ơ BẢN CỦA
M Á Y BIẾN ÁP V À BIẾN ÁP T ự NGẪU Đ IỆN L ự c
■ • a

Các máy biến áp và biến áp tự ngẫu được ký hiệu bằng các chữ và các số.
Các chữ chỉ số pha, hệ thống làm mát, số cuộn dây, điều chỉnh điện áp dưới tải,
tăng cường chịu sét. Các số chỉ công suất định mức và điện áp cao của các máy
biến áp hay máy biến áp tự ngẫu.
Các ký hiệu chữ của các máy biến áp và biến áp tự ngẫu: TM, TC, TD,
TDH, TDIỊ, TMH, TPDH, TDTH, ATDLỊ, TH, ODIJ,... chữ thứ nhất chỉ số pha
(T - ba pha, o - một pha); chữ thứ hai hoặc chữ thứ hai và ba chỉ hệ thống làm
mát (M - dầu tự nhiên; c - biến áp khô được làm mát tự nhiên bằng không khí;
D - làm mát dầu bằng quạt; EỊ - tuần hoàn cưỡng bức dầu qua nước mát. Những
chữ tiếp theo chỉ số cuộn dây (T - ba cuộn dây), phương pháp điều chỉnh điện áp
(H - điẻu chỉnh điện áp dưới tải), cấu trúc của cuộn dây hạ áp (P - cuộn dây hạ
áp phân chia); A - biến áp tự ngẫu.
Ví dụ, máy biến áp ba pha hai cuộn dây được làm mát tự nhiên bằng dầu
khồng có thiết bị điểu chỉnh điện áp dưới tải, công suất danh định 630 kVA,
điện áp 10 kV có ký hiệu TM - 630/10.

269
270
Bảng 12. M á y b iế n ảp h a i cu ộ n d ây ba p h a 6 và 10 kV

Cống Số liệu kỹ th uậ t Số liệu tính toán


su ất s dd Kiểu
Ud đ , k V u„, APn, APo, lo 1 R, X, AQo,
kVA cao hạ % kW kW % £2 n k VA r

25 TM-25/6 6,3 0,4; 0,23 4 ,5 -4 ,7 0,6 - 0,69 0 ,1 0 5-0 ,12 5 3,2 39,6 54 0,8
25 TM-25/10 10 0,4; 0,23 4 .5 - 4 7 0,6 - 0,69 0 ,1 0 5 -0 ,1 2 5 3,2 110 150 0,8
40 TM-40/6 6,3 0,23 4,5 0,88 0,24 4,5 19,8 35,4 1,8

co
bo
1
40 TM-40/10 10 0,4 4 ,5 -4 ,7 0 ,1 5 -0 ,1 8 3,0 62,5 99

0
1,2

o
o
63 TM-63/6 6,3 0,4; 0,23 4,7 1 ,2 8 -1 ,4 7 0,36 4,5 13,3 23,2 1,76
100 TM-100/6 6,3 0 4; 0 23 4 ,5 -4 ,7 1 ,9 7 -2 ,2 7 0 ,3 1 -0 ,3 6 5 2,6 8,18 14,7 2,6
100 TM-100/10 10 0 ,4:0,23 4 .5 -4 ,7 1 ,9 7 -2 ,2 7 0,31 - 0 365 2,6 22,7 40,8 2,6
160 TM-160/6-10 6,3; 10 0,4; 0,23; 0,69 4,5 - 4,7 2 ,6 5 -3 ,1 0 0,40 - 0,54 2,4 4,35 10,2 3,8
250 TM-250/10 10 0,4; 0,23 4 ,5 -4 ,7 3 ,7 -4 ,2 1,05 2,3 - 3,68 6,7 15,6 9,2
250 TM-250/6 6,3 0,23; 0,4; 0,69 6,5 - 6,8 3,7 - 4,2 0,96 2,3 2,4 9,5 5,7
400 TM-400/10 10 0,23; 0,4; 0,69 4,5 5,5 - 5,9 0 ,9 2 -1 ,0 8 2,1 -3 ,0 3,7 10,6 12,0
630 TM-630/10 10 3,15; 0,23 5,5 5 ,6 -8 ,5 1 ,4 2 -1 ,6 8 2,0 - 3,0 2,12 8,5 18,9
1000 TM-1000/6 6,3 0,4; 0,69; 8 12,2 2 ,3 -2 ,7 5 1,5 0,44 2,84 15
3,15; 0,525
1000 TM-1000/10 10 0,4; 0,69; 5,5 1 2 ,2 -1 1 ,6 2 ,1 -2 ,4 5 1 ,4 -2 ,8 1,22 5,35 26
0,252; 3,15; 6,3
1600 TM-1600/10 10 0,4; 0,69 3,15 5,5 18,0 2 ,8 -3 ,3 1 ,3 -2 ,6 0,7 3,27 41,6
2500 TM-25001/10 10 0,69; -1 0 ,5 0 5,5 25,0 -2 3 ,5 3,9 - 4,6 1,0 0,4 2,16 25
Bảng 13 . M áy b iế n áp h a i c u ộ n d â y b a p h a 10 v à 20 kV

Công Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán


suât S jj Kiểu
Udđ , k V u„, AP„. AP o, lo > R, X, AQo,
kVA % kW kW % Q a kVAr
cao hạ
4,0 TMH(TM)-4000/35 10,5 6,3 6,5 33,5 5,98 0,9 0,24 1,80 36,0
6,3 TMH(TM)-6300/35 10,5 6,3 6,5 46,5 8,33 0,8 0,13 0,14 50,4
10 TD-10000/35 105 6,3 7,5 92 29 3,0 0,1 0,82 300
TDH-10000/35 10,5 6,3 14,4 96 28 4,0 0,1 1,60 400
TDHC-10000/35 10,5 6,3 _ - - - - _ -

16 TDHC-16000/35 10,5 8,3 - . . - - - - . -

0,630 TM- 630/20 20 6,3; 10,5 6,5 6.3 2,45 1,97 7,0 45,5 12,4
TMH-630/20 20 6,3; 10,5 6,5 7,6 2,00 2,00 8,5 45,5 12,6
1,0 TMH(TM)-1000/20 20 6,3; 10,5 6,5 11,90 2,75 1,5 5,24 29,2 15,0
1,6 TMH(TM)-1600/20 20 6,3; 10,5 65 17,25 3,65 1,4 2,96 17 8 22,4
2,5 TMH(TM)-2500/20 20 6,3-11,0 6,5 24,25 5,1 1,1 1,70 11,4 27,5
4,0 TMH{TM)-4000/20 20 6,3; 10,5 7,5 3,50 6,7 1,0 0,91 8,3 40,0
6.3 TMH(TM)- 6300/220 20 6,3; 10,5 7,5 46,50 9,4 0,9 0,52 5,2 56,7
25 TPDH-25000/20 * 20 6,3; 6,3 9,5 145,00 29,0 0,7 0,10 1,6 175
32 TPDH-32000/20 * 20 6,3; 10,5 11,5 180 33 0,7 0,08 1,6 221
40 TPDH-40000/20 ‘ 20 6,3; 6,3 14,0 225 39 0,65 0,06 1,55 260
63 TPDH-63000/20 * 20 10,5; 10,5 11,5 280 55 0,60 0,03 0,80 378
tọ
* Đối với máy biến áp có cuộn dây phân chia (loại TPDH) x c = 0; XH| = XHT= 2X
Bảng 14. Các thông số kỹ thuật của máy biến áp ba pha
hai cuộn dây 6,3 (10) - 22/0,4 kV

Công Thông số kỹ thuật Kích thước, mm Khối lượng . kg


suất, Tổn hao, w Điện áp Dài Rộng Cao Khoảng Ruột Dáu Tổng
kVA ngắn mạch cách
không ngắn
tải p 0 mạch Rị, uk,% bánh xe

31,5 130 700 4 1260 390 1270 520 210 220 600
50 190 1250 4 1280 650 1300 520 285 235 715
75 240 1350 4 1305 655 1340 520 320 260 805
100 320 2050 4 1305 715 1370 520 400 290 950
160 450 2950 4 1355 710 1430 670 525 340 1205
180 480 3150 4 1385 815 1430 670 590 400 1360
250 610 3450 4 1390 810 1510 670 745 400 1545
320 700 4850 4 1410 865 1560 670 845 425 1725
400 840 5750 4,5 1500 960 1620 820 1010 510 2050
560 1000 7200 4,5 1545 1070 1790 820 1300 595 2530
630 1120 8000 4,5 1605 1085 1780 820 1395 650 2790
750 1300 10.000 5,0 1610 1090 1860 820 1550 685 3000
1000 1650 11.500 5,0 1810 1090 2060 1070 2110 940 4150

* Từ 1250 đến 10.000 kVA được chế tạo theo yêu cầu của khảch hàng.

272
Bảng 15. C ác th ôn g số kỹ thuật của m áy biến áp ba pha
hai cu ộn dây 22 - 35/0,4 kV

Công Thông số kỹ thuật Kích thước, mm Khối lượng ,k g


suất, Tổn hao, w Điện áp Dàì Rộng Cao Khoảng Ruột Dấu Tổng
kVA ngắn mạch cách
không ngắn
tải p0 mạch pk uk,% bánh xe

31,5 150 700 5,5 1095 660 1370 520 220 225 610
50 220 1250 5,5 1095 790 1435 520 295 250 740

75 260 1400 5,5 1080 805 1475 520 325 260 820

100 340 2050 5,5 1455 720 1520 520 435 310 1000

160 520 2950 5,5 1490 790 1570 670 540 345 1230

180 550 3150 5,5 1460 795 1570 670 595 370 1330

250 660 4100 5,5 1515 810 1640 670 755 410 1570

320 780 4850 5,5 1545 865 1680 670 875 440 1780

400 880 5750 5,5 1600 940 1720 820 1010 500 2040

560 1200 7500 5,5 1695 1065 1900 820 1330 615 2600

630 1270 8200 5,5 1750 1085 1905 820 1415 675 2840

750 1400 10.500 5,5 1780 1100 1945 820 1540 725 3220

1000 13.000 5,5 1990 1130 2155 1070 1955 880 3970

* Từ 1250 đến 10.000 kVA được chế tạo theo yêu cầu cúa khách hàng.

273
274 Bảng 16 .,M á y b iến áp h ai cu ộ n dâý ba p h a 3 5 k v
Công Số liệu kỹ thuậ Số liệu tính toán
suất s dđ Kiểu Udd, kV AP„, APQ, X, AQo,
u„, > R,
kVA cao hạ % kW kW % n Q kVAr
0,63 TM-63/35 35 6,3; 10,5 6,5 7,06 2,00 2,0 26,0 140,0 12,6
1,0 TMH(TM)-1000/351 35 6,3; 11 (10,5) 6.5 11,90 2,75 1,5 16,0 87,5 15,0
1,06 TMH(TM)-1600/35 35 6,3; 11 (10,5) 6.5 17,25 3,15 1,4 9,1 54,9 22,4
2,50 TMH(TM)-2500/35 35 6,3; 11 (10,5) 6,5 24,25 5,10 1,1 5,2 35,0 275
4,00 TMH(TM)-4000/35 35 63; 11 (10,5) 7,5 33,50 6,70 1,0 2,8 25,2 40,0
6,30 TMH(TM)-6300/35 35 6,3; 11 (10,5) 7,5 46,50 9,40 0,9 1,6 16,1 56,7
TDHC-10000/35 36,75 6,3 14,0 85 14,5 0,8 0,87 10,8
TD-10000/35 36,75 6,3 7.5 65 145 0,8 0,87 10,1 80
16 TDH-16000/35 36,75 (38,5) 6,3; 10,5 8,0 90 21 0,75 0,48 6,75 120
TDHC-1600/35 36,75 6,3 10,0 105 21 0,75 0,55 8,4 120
TDH-25000/35 36,75 6,3; 10,5 8,0 125 29 0,70 0,27 4,3 175
25 TPDH-25000/35 * 36,75 6,3/6,3; 6,3/10,5 9,5 145 29 0,70 0,31 5,1 175
10,5/10,5
32 TPDH-32000/35 * 36,75 6,3/6,3; 6,3/10,5 11,5 180 33 0,70 0,23 4,85 224
10,5/10,5
■ 40 TD-40000/35 * 36,75 6,3/10,5 8,5 180 39 0,65 0,15 2,87 260
TPDH-40000/35 * 36,75 6,3/6,3; 10,5/10,5 8,5 225 39 0,65 0,20 2,90 260
63 TPDH-63000/35 36,75 6,3/6,3; 6,3/10,5; 11,5 280 55 0,60 0,10 2,50 378
10,5/10,5
80 TD-80000/35 38,5 6,3/10,5 9,0 330 65 0,60 0,07 1,53 480
* Đối với máy biến áp có cuộn dây phân chia (loại TPDH) xc = 0; XH| = X H1 = 2X.
Bảng 17. M áy b iến áp b a cu ộ n d ây ba pha 35 kV

Công Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán


suất s dd Kiểu Udd u„, % A P „, APo, lo. R ,Q X ,Q AGo,
MVA cao trung hạ C-T C-H T-H kW kW % cao trung hạ cao trung hạ kVAr

6,3 TMTH- 35 10,5 6,3 7,5 7,5 16,3 55 12 0,85 0,94 0,94 0,94 0 17,8 17,8 53,5
3600/35 13,8 (11) (6,6)

10 TMTH- 36,75 10,5 6,3 16,5 8,0 7,2 75 18 0,85 0,51 0,51 0,51 11,7 10,6 0 85
10000/35 (11) (6,6)
13,8 8,5 16,5 7,2 11,7 0 10,6
(15,75)
16 TMTH- 36,75 10,5 6,3 17 8 7,5 115 23 0,85 0,30 0,30 0,30 7,5 7 0 104
16000/35 (11) (6,6)
13,8 8 17 7,5 7,5 0^ 7
(15,75)

Chủ thích: 1) Phân chia cuộn dây theo GOCT 1920-66.


2) Trong ngoặc là điện áp cho phép theo yêu cẩu đặl hàng.
275
B ảng 18. M á y b iế n á p h a i c u ộ n d â y b a p h a 1 1 0 k V
2 76

Công Số liệu kỹ thuật Số liệu tinh toán


suất s dd Kiểu . Udd,k V u„, AP„, AP 0, lo, R, X, AQo,
kVA cao hạ % kW kw % Q Q kVAr

2,5 TMH-2500/110 110 6,6; 11; 22 10,5 22 5 1,5 46,60 555 37,5
4 TMH-4000/110 115 - - - - - - - -

6,3 TMH-63Q0/110 115 6,6; 11; 22; 38,5 10,5 50 10 1,0 16,60 220 63
10 TDH-10000/110 115 6,6; 11; 22; 38,5 10,5 60 14 0,9 7,95 139 90
16 TDH-16000/110 115 6,6; 11; 22; 27,5; 38,5 10,5 85 21 0,85 438 86,7 136
25 TPDH-25000/110 * 115 10,5 120 29 0,8 254 559 200
32 TPDH-32000/110 ‘ 115 10,5 145 35 0,75 1,87 43,5 240
TPDH-32000/110 * 115 6,3/6,3; 6,3/10,5; 10,5/10,5 16,0 145 35 0,75 1,87 66 240
40 TPDH-40000/110 * 115 10,5 175 42 0,7 1,44 34,8 280
TPDHC-40000/110 * 115 16,0 175 42 0,7 1,44 52,8 280
TD-40000/110 115 6,3; 10,5 10,5 175 52 0,7 1,44 34,8 280
63 TDH-63000/110 * 115 6,3/6 3; 6,3/10,5 10,5 260 59 0,65 0,87 22 410
80 TDH-80000/110 ’ 121 10,5/10,5 10,5 315 70 0,6 0,65 17,3 480
TD-80000/110 121 6,3; 10,5; 13,8 10,5 315 70 0,6 0,65 17,3 480
125 TDLl-125000/110 121 10,513,8 10,5 520 120 0,55 0,33 11,1 678
200 TDU-200000/110 121 1 3,8-20 10,5 700 170 0,5 0,23 6,95 1000
250 T D U .-2 5 0 0 0 0 /1 1 0 121 15,75; 20 10,5 790 200 0,5 0,17 .5,55 1250
400 T D li-400000/110 121 20 10,5 1350 230 0,8 0,12 3,47 3200

* Trong máy biến áp TPDH và TPDHC: xc


= 0; XHl = XHỊ = 2X; máy biến áp TPDH cổ thổ chẽ' tạo với cuộn hạ áp không
phân chia 38,5 kV; riêng máy biế áp TPDH-25000/1 10 có thê chế tạo với cuộn hạ áp không phân chia 27,5 kV.
Bảng 19. M áy b iến áp ba cu ộn dày ba pha 110 kV
Công Số liệu kỹ thuật Số liỉ u tính toán
suất s dd Kiểu udd un ,% A P „, APo , io- R,Q X ,Q AQg
MVA cao trung hạ C-T C-H T-H kW kW % cao trung hạ cao trung hạ kVAr

6,3 TMTH-6300/110 115 22 6,6 10,5 17 6 60 14 1,2 10 10 10 225 0 131 75,5


38,5 11
10 TDTH-10000/110 115 22 6,6 10,5 17 6 80 19 1,1 5,3 5,3 5,3 142 0 82 110
38,5 11
16 TDTH-16000/110 115 27,5 6,6 17(10,5) 10,5 6 105 26 1,05 2,7 2,7 2,7 88 0,52 0,52 168
22 11 (17)
38,5
25 TDTH-25000/110 115 11,22 6,6 10,5 17 6 145 36 1,0 1,5 1,5 1,5 54 0 33 250
38,5 11
TDTH-25000/110 115 38,5 6,6 17 10,5 6 145 45 1,0 1,5 1,5 1,5 57 33 0 250
27,5 11
27,5
31,5 TDTH-31500/110 110 38,5 27,5 18,2 10,5 6,6 200 55 1,5 1,3 1,3 1,3 46,5 29,8 0 472
40 TDTH-40000/110 115 11,2 6,6 10,5(17) 17 6 230 50 0,9 0,95 0,95 0,95 35,4 0 20,6 360
27,5 11 (10,5) 20,6 0
38,5
63 TDTH-63000/110 115 38,5 6,6 10,5(17) 17 6 310 70 0,85 0,52 0,52 0,52 22,6 0 13,1 536
11 (10,5) 13,1 (0)
80 TDTH-80000/110 115 38,5 6,6 10,5(17) 17 6 390 82 0,8 0,4 0,4 0,4 17,7 0 10,3 640
11 j m .. 10,3 (0)
277
B ản g 20é M á y b i ế n á p h a i c u ộ n d â y b a p h a 2 2 0 k V

Công Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán


suất s dd Kiểu udđ, kV Un, AP„, AP0, lo - R, X, AQo,
kVA cao hạ % kW kW % Q Q kVAr

32 TPD H -32000/220 * 230 6,6/6,6 12 167 53 0,9 8,66 198,5 288

63 TPDI4H- 63000/230 * 230 6,6/11; 11/11 12 300 82 0,8 4,00 100,0 504

80 TDI4-80000/220 242 6,3; 10,5; 13.8 11 320 105 0,6 2,54 72,8 480

100 TPDUH-100000/220 * 230 11/11 12 360 115 0,7 1,90 62,0 700

125 TDU-125000/220 242 6,3; 10,5; 13,8; 20 11 380 135 0,5 1,27 46,5 625

160 TPDUH-160000/220 ‘ 230 11/11 12 526 167 0,6 1,08 39,7 960

200 TDU-200000/220 242 13,8; 15,75; 18 11 580 200 0,45 0,77 29,0 900

250 TDLị-250000/220 242 13,8; 15,75 11 650 240 0,45 0,55 23,2 1125

400 TDU-400000/220 242 13,8; 15,75; 20 11 880 330 0,4 0,29 14,5 1000

630 T14-630000/220 242 15,75; 20 11 1300 380 0,35 0,17 9,22 2200

* xc = 0; XHI = X H 1 = 2X. Có thê chê' tạo với cuộn hạ áp không phân chia 38,5 kV.
Bảng 21. M áy b iế n áp b a p h a b a cu ộ n d ây và M B A tự n gẫu 2 2 0 kV
Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán
Sd.
Kiểu Udd,kV u „,% A P „, kW AP0 R ,Q X,Q AQo
MVA *0-
cao trung hạ C-T C-H T-H C-T C-H T-H kW % c T H c T H kVAr

25 TDTH-25000/220 230 22; 27,5 6,6:11 125 20 6,5 - 135 - 50 1,2 5,72 5,72 5,72 276 0 148 300
38,5
32 TDTH-40000/220 230 121 6,6; 11; 11 34 21 - 145 - 32 0,6 3,74 3,74 7,5 198 0 364 192
38,5
40 TDTH-40000/220 230 22; 27,5; 6,6; 11 22 12,5 9,5 - 240 - 6,6 1,1 3,97 3,97 3,97 165 126 0 440
38,5 (12.5) 20,0 0 126
63 TDI4TH-63000/220 230 22: 38,5 6,6; 11 24 12,5 10,5 - 320 91 1,0 2,13 2,13 2,13 109 92,5 0 630
.112,5).. J24).. 0 92,5
ATDTH-63000/ 230 121 6,6; 11; 11 35 22 - 215 - 45 0,5 1,43 1,43 2,9 100 0 193 315
220/110 27,5; 38,5
100 ATDUTH-100000/ 230 121 6,6; 11 11 31 19 - 260 - 75 0,5 0,69 0,69 1,38 60,8 0 103 500
220/110 38,5
125 ATDI4TH-125000/ 230 121 6,8; 11 11 31 19 - 290 - 8,5 0,5 0,5 0,5 1,0 48,6 0 82,5 625
220/110 13,8, 38,5
160 ATDUTH-160000/ 230 121 6,6; 11; 11 32 20 - 380 - 100 0,5 0,39 0,39 0,75 38,0 0 68 800
220/100 13,8; 15,75
200 ATDUTH-200000/ 230 6,6; 11; 11 32 20 430 360 320 125 0,5 0,39 0,39 1,5 30,4 0 54 1000
220/110 13,8:38,5
250 ATDUTH-250000/ 230 121 15,75; 38,5 11 32 20 - 520 - 145 0,5 0,20 0,20 0,4 23,8 0 43,2 1250
220/110
279

Chú thích: Đối với MBA lự ngẫu công suất cuộn hạ áp bằng 0,5SlU|
280
B ảng 22. M á y b iế n á p h a i c u ộ n d â y b a p h a 3 3 0 k V

Công Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán

suẳt s dd> Kiểu udđ, kV u„, AP„, AP 0, lũ r R, X, AQ0,


MVA cao hạ % kW kW % Q Q kVAr

32 TPDH-32000/330 * 330 6,3/6,3; 11 170 82 2,0 19,0 412 640


6,3/10,5
63 TPDÍỊH-63000/330 * 330 10,5/10.5 11 265 120 0,8 8,00 210 504
22/38,5
125 TPDUH-125000/330 ‘ 330 10,5/10.5 11 420 180 0,5 3,22 105 625
TDU-125000/330 347 10,5/13.8 11 360 145 0,55 2,78 105 688
200 TD14-200000/330 347 13,8; 15,75; 18 11 560 245 0,5 1,68 66 1000
25Ữ T D U -250000/330 347 13,8; 15,75 11 650 285 0,45 1,25 52,9 1125
400 TDU-400000/330 347 15,75; 20 11 900 340 0,4 0,67 33 1600
630 T U - 630000/330 347 20 11 1320 500 0,35 0,40 21 2200
1000 TU-1000000/330 347 24 11,5 2150 450 0,3 0,26 13,8 3000

* XB= ơ; XHI = XH2 = 2X


Bảng 23. M áy b iến áp tự n g ẫ u ba p h a 3 3 0 kV
Số liệu kỹ thuật Số li ệu tính toán

Kiểu APn, kW R,Q AQo
MVA U« u„,% APo ^0t X,Q
c T H C-T C-H T-H C-T C-H T-H kW % c T H c T H kVAr

63 ATDUTH-63000/ 330 115 10,5: 38,5 10 32 21,5 220 - - 70 0,6 3,30 3,30 6,60 195 0 414 376
330/110
125 ATDTUH-125000/ 330 T15 6,6; 10,5; 10 35 22 370 - - 115 0,5 1,42 1,42 2,84 110 0 221 625
330/110 38,5
ATDUTH-125000/ - - - - - - - - - - - - - - - - - -
330/150
160 ATD14TH-160000/ - - - - - - - - - - - - - - - - - -
330/150
200 ATDUTH-2Õ0000/ 330 115 10,5; 38,5 10 34 22,5 600 - - 180 0,5 0,90 0,90 2,66 64,5 0 140 1000
330/110
240 ATDUTH-240000/ 347 242 11; 38,5 7,6 81 71,5 475 400 305 225 1,5 0,89 0,89 2,4 42,8 0 362 3600
330/220
250 ATDUTH-250000/ 330 150 10,5; 38,5 10 33 23 - 750 - 170 0,7 0,70 0,70 1,40 48,0 0 110 1750
330/150
320 ATDI4TH-320000/ 330 -
330/110
400 ATDUTH-400000/ 347 165 10,5; 10 33 23 - 1000 - 225 0,9 0,37 0,37 0,47 30,3 0 69 1600
330/150 13,8:38,5
ATDUTH-400000/ 330 230 10,5; 38,5 -
330/220

to Chú thích: Đối với MBA tự ngẫu công suất cuộn hạ áp bàng 0,5Sdđ; riêng với MBA tự ngẫu ATUTH-20(XK)0/330/110 và
00 ATDUTH-240Ơ00/330/220 thì công suất cuộn hạ áp sõ bàng 0,4Sdd và 0,25Sdd.
282

B ang 24. M áy biến áp ba pha và m ột pha hai cuộn dây 500 và 750 kV

Công Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán


suất s dd Kiểu udd, kV u„, APn, AP0, lot R, X, AQo,
MVA cao hạ % kW kW % Q Q kVAr
200 TLl-200000/500 525 15,75; 20 12,5 700 175 0,35 4,5 167,0 700
400 TLl-400000/500 525 15.75; 20 12,5 940 370 0,35 1,6 86,0 1400
630 TI4-630000/500 525 15,75; 20 13,5 1350 550 0,3 0,93 59,0 1890
133 ODUr-133000/500 525/V ã 15,8 13,4 513 430 3,0 2,6 92,5 1200
210 ODU-2100Ö0/500 525/V ã 15,75; 20 13,2 630 372 2,0 1,3 57,8 12600
333 ODU- 333000/500 525/V ã 15,75 20 12,5 950 200 0,45 0,8 34,6 4485
417 OU-417000/500 * 525/V ã 15,75; 20 13,0 1180 255 0,40 0,62 28,7 5004
533 OU-533000/500 * 525/ V ã 24 13,5 1400 300 0,35 0,45 23,2 5565
417 OU-417000/750 * 525/V ã 20 13,0 900 300 0,50 1,1 64,0 6255

* Cuộn hạ áp được phân chia thành hai với công suất bằng (),5Sdd khi đó x c = U; X H| = X H-> = 2X
Bảng 25. M áy biến áp tự ngẫu ba pha và m ột pha 500 và 750 kV

, Số liệu kỹ thuật Số liệu tính toán


Kiểu Udđ,kV s ,% u „,% R, Q X,Q AQq,
MVA AP„ AP0, lo. ~

c T H c T H C-T C-H T-H kW kW % c T H c T H kVAr


125 ATDUTH-125000/ 500 121 6,3:10,5; 100 100 50 10,5 24 13 330 150 0,50 2,90 2,90 5,80 231 0 280 625
500/110 38,5
250 ATUTH-25000/ 500 121 10,5:38,5; 100 100 40 10,5 24 13 550 230 0,45 1,21 1,21 3,08 118 0 146 1125
500/110
320 ATDUTH-32000/ 500 230 10,5; 15,8; 100 100 37 10,5 27,5 17 550 220 0,45 0,74 0,74 1,98 90,4 0 146 1140
500/110 38,5
167 AODUTH-167000/ 500 230 10,5; 38,5 100 100 30 9,5 29 17,5 325 125 0,40 0,53 0,53 1,77 58 0 101 2010
500/220 7 7 13,8; 15,8
18:20
40
50
1,32
1,06
AODI4TH-167000/ 500 330 10,5; 38,5 100 100 .15 9,8 67 61 320 70 0,30 0,53 0,53 3,54 44 0 325 1500
500/330 7 7
267 AOUTH-267000/ 500 230 10,5; 38,5 100 100 25 8,5 24 12,5 435 160 0,35 0,29 0,29 1,16 34 0 48 2805
500/220 7 V ĩ 13,8; 18
15,5; 20
31
45
0,94
0,64
533 A014TH-533000/ 500 230 10,5; 13,8 100 100 25 8,5 24 12,5 760 250 0,25 0,12 0,12 0,48 17,2 0 24 3990
500/220 7 7 15,54; 38,5
18,06; 16; 20
31
45
0,39
0,27
333 AODỰĩH-333000/ 750 330 15,75 100 100 25 10 28,2 17,1 760 240 0,34 0,73 0,73 290 65 0 110 3390
750/330 Vĩ 7 10,65 25 9,65 63 51 920 330 0,50 0,55 0,55 2,20 53,5 257 6255
Bảng 26. M á y b iến á p đ ỉều ch ỉn h đ ư ờ n g dây

Công suất s dd Kiểu u, Uo, APn, AP0 , lo.


MVA kV % kW kW %

0,40 LTM-400/10 10,5 - - 0,5 -

0,63 LTM-630/35 35,0 - - 0,9 -

16 LTMH-16000/10 11,0 10,6 35 1 0 -3 ,5 5 -2

25 LTH-25000/10 - - - - -

40 LTDH-40000/10 11,0 10,6 70 2 -7 3,5 - 2,5

63 LTDH-63000/35 38,5 10,9 110 2 8 -1 2 3,1 -2,1

100 LTDH-100000/35 38,5 10,5 140 4 3 -1 6 3 ,5 -1 ,5

Bảng 27. Điện áp danh định của các đầu điều chỉnh của các máy biến áp
khỏng điều chỉnh dưới tải có công suất 25 -ỉ- 630 kVA

M ứt điểu chỉnh Điện áp danh định, kV

+5 6,30 10,50 21,0 36,75


+2,5 6,15 10,25 20,5 35,87
danh định 6,00 10,00 20,0 35,00
-2 ,5 5,85 9,75 19,5 34,13
-5 5,70 9,50 19,0 33,25

284
Bảng 28. Các đầu điều ch ỉn h của m áy biến áp và biến áp tự ngẫu

Kiểu máy biến áp và biến áp tự ngẫu

Cuộn dây hạ áp tăng áp

có thiết bị không thiết bị không thiết bị

điéu chỉnh dưới tải điéu chỉnh dưới tải điéu chỉnh dưới tải

Cao áp 10±8 X 1,25%* 10 ± 2 X 2,5% 38,5 ± 2 X 2,5%


10 ±8 X 1,5%* 20 ± 2 X 2,5% 121 ±2 X 2,5%
20±6x 1,5% 35 ± 2 X 2,5% 165 ± 2 X 2,5%
20±8x 1,5% 110 ± 2 X 2,5% 242 ± 2 X 2,5%
35±6x 1,5% 150 ± 2 X 2,5%
36,75±8x 1,5%
110 ±4x2,5%
115 ± 9 X 1,78%
158 ± 8x1,5%
230 ± 10 X 1,2%
330 ± 12% **
500 ±11,5%**
Trung áp 115 ± 6 X 2% 38,5 ± 2 X 2,5% 38,5 ± 2 X 2,5%
121 ±6x2%
165 ±12%**
230 ±12%**
347 ±12% ‘*
Hạ áp 11 ±10x1,5%
11 ±8x1,5%

* Công suất máy biến áp nhỏ hơn 10 MVA.


** Có từ 6 đến 8 đầu điều chính.

285
Bảng 29. Điện áp danh định của các đầu điều chỉnh của các
máy biến áp không điều chỉnh dưới tải có công suất 25 4- 630 kVA

Mức điều chỉnh, % Điện áp danh định, kV

+ 10 6,6 11,00 29,00 38,50


+ 8,34 6,5 10,83 21,67 37,92
+ 6,67 6,4 10,67 21,83 37,33
+5 6,3 10,50 21,00 36,75
+ 3,34 6,2 10,33 20,67 36,17
+1,67 6,1 10,17 20,33 35,38
danh định 6,0 10,00 20,00 35,00
-1 ,6 7 5,9 9,83 19,67 34,42
-3 ,3 4 5,8 9,67 19,33 33,83
-5 5,7 9,50 19,00 33,25
-6 ,6 7 5,6 9,33 18,67 32,67
-8 ,3 4 5,5 9,17 18,33 32,08
- 10 5,4 9,00 18,00 31,50

Bảng 30. Số liệu kỹ thuật của tụ điện tĩnh

Giá trị danh định Điện dung, Điện trở ở tần


Kiểu tu điên
Điện áp, kV Công suất, kVA Dỏng điện, A nF số 50 Hz, Q

KHM-1-50-1 1,00 50,0 50,00 100,0 29,0


K riM -0 ,6-50-1 0,60 50,0 83,50 442,0 7,2
K n M -0 ,6-25-1 0,60 25,0 41,70 221,0 14,4
KTIM-0,6-12-1 0;60 12,0 20,90 110,0 28,8
KM2-1,05-1 1,05 25,0 23,80 72,2 44,2
KM-1,05-1 1,05 10,0 9,55 29,0 110,0
KM-0,91 0,91 9,5 10,40 36,6 87,0

28t>
Bảng 31. Số liệu kỹ thuật của máy bù đồng bộ

Giá trị danh định Tổn thất công


Kiểu máy bù suất tác dụng,
Công suất phản Công suất tác Điện áp,
kháng, kVAr dụng, kW kV kW

KC-5000-6 5000 2500 6,3 150


KC-7500-5 7500 3750 6,6 200
KC-10000-6 10000 5000 6,6 225
KC-15000-11 15000 7500 6,6 340
KC-15000-11 15000 7500 10,5 340
KC-30000-11 30000 15000 11,0 600
KC-37500-11 37000 18000 11,0 570
KC-50000-11 50000 23000 11,0 760

KC-75000-11 75000 30000 11,0 915


KC-100000-11 100000 45000 11,0 1300

Bảng 32. Thời gian sử dụng phụ tải lớn nhất T|„

Hộ tiêu thụ Số giờ

Nhà máy:
- Ôtô máy kéo 4960
- Phân đạm 7500
- Gia công kim loại 4400

Công nghiệp
- Gia công gỗ 2500
- Giầy, dép 3000
-Thực phẩm 5000
-Dệt 4500
- Chế tạo dụng cụ 3080
- Ngành chế tạo máy cái 4345
- Chế tạo máy nặng 3770
- Chiếu sáng ngoài trời 3600

287
Bảng 33. D ò n g đ iệ n lâu d à i c h o p h ép tr ê n d ây n h ô m trần
và d ây n h ô m lõi th ép (đ ậ t b ên n g o à i ), A

Tiết diện dây dẫn, Kỷ hiệu dây dẫn


mm2 A AC ACO ACY
35 170 175 - -

50 215 210 - -

70 265 265 - -

95 320 330 - -

120 375 380 - 375


150 440 445 450 450
185 500 510 505 515
240 590 610 605 610
300 680 690 690 705
330 - - 730 -

400 815 835 825 850


500 980 - 945 -

600 1070 - 1050 -

700 - - 1220 -

B ản g 34. C ông suất lâ u d à i cho phép theo sự tăng n h iệ t độ của


đường dảy trê n kh ô n g , d ây nhôm và dây nhôm lõi th ép , M V A

Tiết diện dây, Điận á 9 kV .


mm2 35 110 150 220 330 * 500 *
35 10,7 - - - - -

50 14,0 44,0 - - - -
70 17,5 55,0 - - - -
95 21,4 67,0 94 - - -
120 28,2 75,8 107 -

150 32,7 88,8 125 - - -


185 - 103,0 145 - - -

240 ■" - 122,0 171 244 365 -


300 - 142,0 199 276 425 -
330 - - - - - 664
400 - 173,0 242 346 520 786
500 - - - 388 577 870
600 - - - 440 660 995
700 ' ■- - - - - 1110
* Công suất chí ra trên 1 dây và cần tăng theo số dây có trong 1 pha.

288
Bảng 35. C ô n g s u ấ t ch o p h ép lâu d ài (M V A ) th e o sự tă n g củ a n h iệt độ dây cáp 6 ^ 10 kV

Lõi đóng Lõi nhôm


Tiết
6 kV 10 kV 6 kV 10 kV
diện lõi
mm2 trong trong trong trong trong trong trong trong trong trong trong trong
đất không khí nước đất không khí nước đất không khí nước đất không khí nước
10 0,9 0,6 - _ - _
0,7 0,4 _ _ _

16 1,1 0.7 1,4 1,7 1,1 2,2 0,9 0,6 1,1 1,3 0,9 1,7
25 1,4 1,0 1,9 2.2 1,6 2,7 1,1 0,7 1,4 1,7 1,2 2,1
35 1,8 1,2 2,2 2,7 1,9 3,2 1,3 0,9 1,8 2,1 1,4 2,6
50 2,2 1,6 2,8 3,2 2,4 4,0 1,7 1,2 2,1 2,6 1,9 3,1
70 2,7 1,9 . 3,3 3,9 3,0 5,0 2,1 1,4 2,7 3,0 2,3 3,8
95 3,2 2,3 4,1 4,8 3,7 6,2 2,4 1,8 3,1 3.8 2,8 4,7
120 3,7 2,7 4,7 5,7* 4,3 7,1 2,8 2,1 3,6 4,3 3,3 5,6
150 4,2 3,1 5,4 6,4 4,9 8,2 3,2 2,4 4,2 5,0 3,8 6,2
185 4,8 3,6 5,9 7,2 5,6 9,2 3,7 2 ,7 ___ 4,6 5,7 4,2 7,1
240 5,6 4,1 6,8 8,3 6,3 10,7 4,2 3,1 5,2 6,4 4,9 8,2

* Đối với cáp trong vỏ chì.


2 89
Bảng 36. .Công suất cho phép lâu dài (MVA) theo sự tăng của nhiệt độ dây cáp 20 ^ 35 kV

Lõi đổng Lỗi nhôm


Tiết
20 kV 35 kV 20 kv 35 kV
diện lõi
trong trong trong trong trong trong trong trong trong trong trong trong
Itim 2
đất không khí nước đất không khí nước đất không khí nước đất không khí nước

25 4,0 3,1 4,3 - - -


3,1 2,3 3,2 - - ,

CSI

35 4,9 3,7 - - -
3,7 2,6 4,0 _ . -

50 6,0 43 6,6 - - - 4,6 3,1 5,1


70 7,3 5,4 8,2 12,5 9,2 13,4 5,7 4,2 6,3 9,6 7,0 10,2
95 8,7 6,5 10,0 15,0 11,4 16,2 6,8 5,1 77 11,4 8,9 12,4
120 10,0 7,4 11,4 17,2 13,1 18,4 7,7 5,8 8,9 13,3 10,2 14,3
150 11,4 8,3 12,7 19,8 14,7 - 8,7 6,3 9,8 15,3 11,1 -

185 12,9 9,6 14,2 - 16,9 - 10,0 7,4 10,9 - - -


Bảng 37. Dòng điện cho phép (A) trong dảy cáp lõi nhôm
cách điện bằng giấy tẩm nhựa thông và dầu không chảy,
vỏ chì hay vỏ nhôm, đật trong đất

Tiết diên Cáp 1 lỗi Cáp 2 lõi Cáp 3 lõi Cáp 4 lỗi
lõi, dưới 1 kV dưới 1 kV đến 3 kV đến 6 kV đến 10 kV dưới 1 kV
mm2 M iệt độ cho phép lớn nhất, ’c
80 80 80 65 60 60

2,5 - 35 31 - - -

4 - 60 46 42 - - 38

9 80 60 55 - - 46

10 110 80 75 60 - 65

16 135 110 90 80 75 90

25 180 140 125 105 90 115

35 220 175 145 125 115 135

50 275 210 180 155 140 165

70 340 250 220 190 165 200

95 400 290 260 225 205 240

120 460 335 300 260 240 270

150 520 385 335 300 275 305

185 580 - . 380 340 310 345

240 675 - 440 390 355 -

291
Bảng 38. Dòng điện cho phép trong dây cáp lõi nhôm cách điện
bằng giấy tẩm nhựa thông và dầu không chảy, vỏ chì hay vỏ
nhôm, đặt trong không khí, A

Tiết diện Cáp 1 lõi Cáp 2 lõi Cáp 3 lõi Cáp 4 lõi
lõi, dưới 1 kV dưới 1 kV đến 3 kV đến 6 kV đến 10 ky dưới 1 kV
ram2 Mhiệt độ cho phép lớn nhất, ’C
80 80 80 65 60 60
2,5 31 23 22 - - -

4 42 31 29 - - 27
6 55 42 35 - - 35
10 75 55 46 42 - 45
16 90 75 60 .50 46 60
25 125 110 80 70 65 95
35 155 115 95 85 85 95
50 190 140 120 110 105 110
70 235 175 155 135 130 140
95 275 210 190 165 155 165
120 320 245 220 190. 185 200
150 360 290 255 225 210 230
185 405 - 290 250 235 260
240 470 - 330 290 270 -

Chú thích: Phụ tải cho phép trong dây cáp một lõi được tính với dòng một chiều.

Bảng 39. Dòng điện cho phép trong dây cáp lõi nhôm cách điện bằng
giấy tẩm nhựa thông và dầu không chảy, vỏ chì, đặt trong nước, A

Dây cáp 3 lỗi cảp 4 lỗi


Tiết diên lỗi,
đến 3 kV đến 6 kV đến 10 kV dưới 1 kV
mm2
Nhiệt độ cho phép lớn nhất, °c
80 65 60 80
16 - 105 90 -

25 160 130 115 150


35 198 160 140 175
50 225 195 170 220
70 290 240 210 270
95 340 290 260 315
120 390 330 305 360
150 435 385 345 -

185 475 420 390 -

240 550 450 450 -

292
Bảng 40. Q u á tải cho phép của dảy cáp 6 10 kV trong
-ỉ-

ch ẽ độ làm việc bình thường so với dòng điện tải danh định

Hệ số tải 'hởi gian qua tả . h


Kiểu đặt cáp
ban đầu 0,5 1,0 3,0
Trong đất 1,35 1,30 1,15
0,6 Trong không khí 1,25 1,15 1,10
Trong ống (trong đất) 1,20 1,10 1,00
Trong đất 1,20 1,15 1,10
0,8 Trong không khí 1,15 1,10 1,05
Trong ống (trong đất) 1,10 1,05 1,00

Bảng 41. Quá tải cho phép của dây cáp 6 - ỉ - 10 kV trong
chế độ sự cố so với dòng điện tải danh định

Hệ số tải ■hời gian qua tả . h


Kiểu đặt cáp
ban đầu 1 3 6
Trong đất 1,5 1,35 1,25
0,6 Trong không khí 1,35 1,25 1,25
Trong ống (trong đất) 1,30 1,20 1,10
Trong đất 1,35 1,25 1,20
0,8 Trong không khí , 1,30 1,25 1,25
Trong ống (trong đất) 1,20 1,15 1,10

Bảng 42. Hệ số hiệu chỉnh theo sô lượng cáp làm việc,


đặt trong ống hay không có ống ở trong đất

Khoảng cách giữa Số lượng cáp


các cáp, mm 1 2 3 * 4 5 - 6

100 1,00 0,90 0,85 0,80 0,78 0,75


200 1 00 0,92 0,87 084 0,82 0,81
300 1,00 ' 0,93 0,90 0,87 0,86 0,85

293
294

Bảng 43. Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ đất và không khí đối với cáp, dây dẫn trần và cách điện

Nhiệt độ Nhiệt độ
Hệ sế hiệu chỉnh khi nhiệt độ thực tế môi trường, °c
tính toán cho phép
môi trường, của lỗi, -5 0 +5 +10 +15 +20 +25 +30 +35 +40 +45 +50
°c °c
15 80 1,14 1,11 1,08 1,04 1,00 0,96 0,92 0,88 0,83 0,87 0,73 0,68

25 80 1,24 1,20 1,17 1,13 1,09 1,04 1,00 0,95 0,90 0,85 0,80 0,74

25 70 1,29 1,24 1,20 1,15 1,11 1,05 1,00 0,94 0,88 0,84 0,74 0,67

15 65 1,18 '1,14 1,10 1,05 1,00 0,95 0,89 0,84 0,77 0,74 0,68 0,55

25 65 1,32 1,27 1,22 1,17 1,12 1,06 1,00 0,94 0,87 0,79 0,71 0,64

15 60 1,20 1,15 1,12 1,06 1,00 0,94 0,88 0,82 0,75 0,67 0,57 0,40

25 60 1,36 1,31 1.25 1,20 1,13 1,07 1,00 0,93 0,85 0,76 0,66 0,54

15 55 1,22 1,17 1,12 1,07 1,00 0,93 0,86 0,79 0,71 0,61 0,50 0,36

25 55 1,41 1,35 1,29 1,23 1,15 1,08 1,00 0,91 0,82 0,71 0,68 0,41

15 50 1,25 1,20 1,14 1,07 1,00 0,93 0,84 0,76 0,66 0,54 0,37 -

25 50 1,48 1,41 1,34 1,26 1,18 1,09 1,00 0,89 0,78 0,63 0,45 -
Bảng 44. M ật độ k in h tẻ của dòng điện, A /m m 2
Thời gian sử Dây trần Cáp bọc giấy cách điện và dây Cáp bọc cao
dụng phụ tải và thanh cái dẫn bọc cao su cách điện su cách điện
cực đại, h Đổng Nhổm Đồng Nhôm và lõi đổng
1000 - 3000 2,5 1,3 3,0 1,6 3,5
3000 - 5000 .2,1 1,1 2,5 1,4 3,1
5000 - 8760 1,8 1,0 2,0 1,2 2,7

Bảng 45. Dòng điện danh định của dáy chảy trong cầu chì
Kiểu cầu chì Dòng điện danh định của cầu chì, A Dòng điện danh định của dây chảy, A
nP-2 15 6, 10,15
60 15, 20,25, 35,45,60
100 60,80, 100
200 100,125,160, 200
350 200, 225, 260, 300, 350
600 350, 430, 500, 600
1000 600,700,850,1000
nH-2 40 6,10,15, 20,25,30,40
100 30, 40, 50, 80,100
250 80,100,120,150, 200, 250
400 200, 250, 300, 400
600 300,400, 500, 600

Bảng 46. Chiều dài khoảng vượt theo điện áp đường dây
Điên áp, kV 6 -1 0 20-35 110 220 330 500
Chiéu dài khoảng vượt, m 50 -100 100 - 200 170-250 250 - 350 300 - 400 350 - 450

Bảng 47. Số lượng cách điện trong chuỗi cách điện treo trên
các cột bêtông cốt thép và cột thép
Kiểu Điện áp, kV
cách điện 35 110 220 330 500 750
na>K-B 3 7 14 20 - -

n<t>i6-A - 6 11 17 23 -

nct>20-A - - 10 14 20 -

I1C6-A 3 8 14 21 - -

nC12-A - 7 12 17 25 3 (38-41)
X

nc22-A - - 10 15 21 29-34
Chú thích: í> - cách điện sứ; c - thuỷ tinh; ri- treo.

295
Bảng 48. Định mức khấu hao về hao mòn, sửa chữa và phục vụ, %
Tên các phần tử trong mạng điện Hao mòn Sửa chữa và Tổng
phục vụ
Đường dây cáp đến 10 kV:
Vỏ chì đặt trong đất 0,023 0,015 0,038
Vỏ nhôm đặt trong đất 0,043 0,015 0058
Vỏ chất dẻo đặt trong đất 0,053 0,015 0,068
Đường dây cáp đến 35 kV vỏ chì đặt trong đất 0054 0,020 0,054
Đường dây cáp 110 - 220 kV chứa đầy dầu đặt
trong đất và trong phồng 0,024 0,020 0,044
Đường dây trên không đến 20 kV, cột thép và 0,036 0003 0 039
bêtông cổt thép
Đường dây trên không đến 35 kV và cao hơn,
cột thép hay bêtông cốt thép 0,025 0,003 0,028
Thiết bị động lực:
đến 20 kV 0,064 0,04 0,104
35 - 150 kv 0,064 0,03 0,094
220 kV và cao hơn 0,064 0,02 0,084

Bảng 49. Phụ tải cho phép lâu dài của dây dẫn, thanh dẫn và
cáp lõi nhôm đến 1000 kV
Dòng điện cho phép lâu dài, A
Tiết diên lõi, Dây dẫn và thanh dẫn câch điện bằng Cáp cách điện bằng giấy tẩm,
mm2 cao su hoặc nhựa tổng hợp, đặt: vỏ chì hoặc nhôm, đặt:
trong một ống
hà trong không khí trong đất
hai lõi ba lỗi
2,5 24 20 19 - -

4 32 28 28 27 38
6 39 36 32 35 46
10 55 50 47 45 65
16 80 60 60 60 90
25 105 85 80 75 115
35 130 100 95 .95 135
50 165 140 130 110 165
70 210 175 165 140 200
95 255 215 200 165 240
120 295 245 220 200 270

296
Bảng 50. Dây dẫn và thanh dẫn cách điện bằng cao su
và vật liệu tổng hợp, lõi đồng và nhôm

Dòng điện cho phép lâu dài, A, của các dây dần đặt trong ống
Tiết diện,
mm2 hở hai dây ba dây bốn dây một dây một dây
môt lõi một lõi một lõi một lỗi ba lõi
0,5 11 - - - - -
0,75 15 - - - - '
1,0 17 16 15 14 15 14
1,5 23 19 17 16 18 15
25 30/24 27/20 25/19 25/19 25 21
4 42/32 38/28 35/28 30/23 32 27
6 50/39 46/36 62/32 40/30 40 34
10 80/55 70/50 80/47 , 50/39 55 50
16 100/80 85/60 90/60 75/55 80 70
25 140/105 115/85 100/80 90/70 100 85
34 170/130 135/100 125/95 115/85 125 100
50 215/165 185/140 170/130 150/120 160 135
70 270/210 225/175 210/165 185/140 195 175
95 330/255 275/215 255/200 225/175 245 215
120 385/295 315/245 290/220 260/200 295 250

150 440/340 360/275 330/255 - - -

185 510/390 - - - - -

240 650/465 - - - - -

300 695/535 - - - - -

400 830/645 - - - - -

Chú thích: Giá trị dòng điện ở trước gạch chéo là cúa lõi đồng, sau gạch chéo là
của lõi nhôm.

297
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyền Văn Đạm. Mạng lưới điện. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Hà Nội, 1999.
2. Nguyễn Văn Đạm. Mạng lưới điện. (Tính chế độ xác lập của các mạng và
hệ thống điện phức tạp). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội,
2000 .

3. N guyễn Văn Đạm. Mạng điện áp cao và siêu cao. Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, 1998.
4. ĩ . E. ỉlocnem e, B. T. 0eờuu. SneKTpHúecKHe CHTeMbi H ceTH.
ĨIpoeKTHpoBaHHe. M h h c k , 1988.
5. c. c. poKomíUiQ, H. M. lỉlanupo. CnpaBOHHHK no npoeKTHpoBâHH
3JieKTpo-3HepreTHHecKHx CHCTeM. MocKBa. 3HepfH5i,1997.

298
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

Chương Một
NHỮNGNGUYÊNTẮCTHIẾT KÊ
CÁCMẠNGĐIỆNVÀHỆ THỐNGĐIỆN 5

1.1. Những đặc điểm kinh tế năng lượng của khu vực 5
1.2. Nhiệm vụ và các phương pháp thiết kế mạng và hệ thống điện 6
1.3. Xác định nhu cầu điện năng 10
- 1.3.1. Phương pháp tính trực tiếp 12
1.3.2. Phương pháp ngoại suy trực tiếp 12
1.3.3. Phương pháp so sánh 14

1.4. Dự báo các chế độ tiêu thụ điện năng 17


1.5. Chọn các nguồn năng lượng 22
1.6. Cân bằng công suất tác dụng 27
1.7. Cân bằng công suất phản kháng 32
1.8. Cân bằng điện năng trong hệ thống điện 34

Chương Hai
CHỌNSơ BỘCÁCSơ ĐỔMẠNGĐIỆN 37

2. ỉ . Cấu trúc các sơ đồ mạng điện 37


2.2. Các phần tử thực hiện cấu trúc của mạng điện 50
2.3. Chọn các phương án cung cấp điện và so sánh sơ bộ các phương án 52
2.4. Chọn điện áp định mức của mạng điện 55
2.5. Chọn cấu trúc và tiết diện dây dẫn của mạng điện 61
2.6. Chọn số lượng và công suất các máy biến áp 70

299
Chương Ba
PHƯƠNG PHÁP TÍNH KINH TẾ - KỸ THUẬT 73

3.1. Hiệu quả kinh tế 73


3.2. Vốn đầu tư và cơ cấu của chúng 74
3.3. Xác định tổn thất công suất và điện năng 77
3.4. Tính dòng điện điện dung của các đường dây truyền tải khi xác định
tổn thất điện năng 89
3.5. Chi phí vận hành lùr'g năm 94
3.6. Các chi phí quy đổi hàng năm 97

Chương Bốn

ĐÁNH GIÁ Đ ộ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN


KHI THIẾT KÊ CAC MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN 104

4.1. Khái niệm chung 104


4.2. Các chỉ tiêu độ tin cậy và các tiêu chuẩn của chúng 105
4.3. Chọn dự trữ tối ưu công suất trong hệ thống điện 110
4.3.1. Tính xác suất giảm công suất phát vì sự cố các máy phát trong hệ
thống điện 113
4.3.2. Tinh xác suất giảm phụ tải 116
4.3.3. Xác định xác suất của sai số dự báo 117
4.3.4. Xác định xác suất thiếu công suất trong hệ thống điện 118
4.3.5. Xác định công suất dự trữ tối ưu trong hệ thống 119
4.4. Tính các chỉ tiêu độ tin cậy của các mạng điện 126
4.5. Thiệt hại do ngừng cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ 130

Chương Năm

TÍNH KINh TẾ - KỸ THUẬT ĐỂ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU


CỦA CÁC MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN 140

5.1. Chọn phương án tối ưu 140


5.2. Xác định vốn đầu tư để xây dựng mạng điện 140

300
5.3. Xác định chi phí vận hành hàng năm của mạng và hộ thống điện 142
5.4. Xác định chi phí quy đổi hàng năm của các mạng và hệ thống điện 143
5.5. Dự toán công trình 144

Chương Sáu

TÍNH CÁC CHẾ Đ ộ LÀM VIỆC ĐẶC TRƯNG


CỦA CÁC MẠNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN 146

6.1. Sơ đổ thay thế và các thông số của mạng điện 146


6.2. Tính thông số chế độ của các mạng điện đơn giản 147
6.2.1. Mạng điện hở 147
6.2.2. Mạng điện kín 151
6.3. Chọn đầu điếu chỉnh điện áp của các máy biến áp 155

Chương Bảy

CÁC PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ


VÀ KHẢ NĂNG TẢI CỦA MẠNG ĐIỆN 162

7.1. Khái niệm chung 162


7.2. Những giải pháp chính để nâng cao khả năng tải của mạng điện 162
7.3. Phân phối tự nhiên và kinh tế của công suất trong các mạng điện kín 166
7.4. Chọn thông số của các máy biến áp có điều chỉnh nối tiếp - song song 168
7.5. Chọn thông số của thiết bị bù nổi tiếp 172
7.6. Hở các mạch vòng của mạng điện kín 173
7.7. Tối ưu hoá công suất của các thiết bị bù 174
7.8. Bù công suất phản kháng trong mạng điện phân phối 180

Chương 8

VÍ DỤ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỆN 187

8.1. Phân tích đặc điểm của các nguồn cung cấp và các phụ tải 188
8.1.1. Nguồn cung cấp điện 188

301
8.1.2. Các phụ tải điện 189
8.2. Cân bằng công suất trong hệ thống điện 190
8.2.1. Cân bằng công suất tác dụng 190
8.2.2. Cân bằng công suất phản kháng 192
8.3. Chọn phương án tối ưu 193
8.3.1. Dự kiến các phương án 193
8.3.2. So sánh kinh tế các phương án 221
8.4. Chọn số lượng, công suất các máy biến áp trong các trạm, sơ đồ các
trạm và sơ đồ hệ thống điện 227
8.4.1. Chọn số lượng, công suất các máy biến áp trong các trạm tăng
áp của nhà máy điện 227
8.4.2. Chọn số lượng và công suất các MBA trong các trạm hạ áp 228
8.4.3. Chọn sơ đồ trạm và sơ đồ hệ thống điện 230
8.5. Tính các chế độ vận hành của mạng điện 230
8.5.1. Chế độ phụ tải cực đại 230
8.5.2. Chế độ phụ tải cực tiểu 239
8.5.3. Chế độ sau sự cố 240
8.6. Tính điện áp các nút và điểu chỉnh điện áp trong mạng điện 243
8.6.1. Tính điện áp các nút trong mạng điện 243
8.6.2. Điều chỉnh điện áp trong mạng điện 247
8.7. Tính các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của mạng điện 252
8.7.1. Vốn đầu tư xày dựng mạng điện 252
8.7.2. Tổn thất công suất tác dụng trongmạng điện 252
8.7.3. Tổn thất điện năng trong mạng điện 253
8.7.4. Tính chi phí và giá thành 254
PHỤ LỤC 257
TÀI LIỆU THAM KHẢO 298
MỤC LỤC 299

302
NGUYÊN VĂN ĐẠ M

THIÊT KÊ
C Á C M ẠNG V À HỆ THỐNG ĐIỆN

C hịu trách n h iệm x u ấ t bản : PGS. TS TÔ ĐẢNG HẢI


B iên tậ p : NGỌC KHUÊ
Vẽ b ìa : TIẾN HÙNG

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


70 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
In 1.000 cuốn, khổ 16 X 24cm, tại Xưỏng in NXB Văn hoá Dân tộc
Quyết định xuất bản số: 409-2006/CXB/71-33/KHKT ngày 6/11/2006
In xong và nộp lưu chiểu tháng 11 năm 2006.

You might also like