Nhóm 04 - Chủ Đề Basel II

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

THÀNH VIÊN NHÓM 4

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Võ Thị Minh Hạnh 22A4011427

2 Nguyễn Văn Hưng 22A4010630

3 Nguyễn Lê Phương Anh 22A4011422

4 Hồ Phương Thảo 22A4011068

5 Lê Thuỳ Trang 22A4010074

6 Nguyễn Thị Mai 22A4010651

7 Hà Minh Hoàng
CHỦ ĐỀ: ỨNG DỤNG TRỤ CỘT 1 CỦA BASEL II VÀO QUẢN LÝ RỦI
RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK

PHẦN 1: Giới thiệu khái quát về ngân hàng Agribank và trụ cột 1 của Basel II
1. Giới thiệu về Ngân hàng Agribank
1.1. Tổng quan về Agribank
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Tên gọi tắt: Agribank.
Trụ sở chính: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.
Loại hình kinh tế: Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngành nghề chính: Hoạt động trung gian tiền tệ khác.
Hotline: 024.38313717 – 1900558818
Fax: 024.38313719
Mã số thuế: 0100686174
Mail: info@agribank.com.vn
Website: http://www.agribank.com.vn/
Logo:

(Nguồn - http://www.agribank.com.vn/)
Ý nghĩa của logo:
Logo của Agribank là một hình vuông được chia làm ba phần với ý nghĩa đại
diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam; ở giữa là hình chín hạt lúa uốn lượn thành hình
chữ S đại diện cho hình dáng đất nước Việt Nam. Hình vuông của logo còn là hình
ảnh mô phỏng của chiếc bánh chưng trong truyền thuyết “Sự tích bánh Chưng, bánh
Dày”. Màu sắc chủ đạo của logo gồm bốn màu. Màu đỏ đô dùng cho mảng giữa và
đường viền của hạt lúa tượng trưng cho màu của phù sa. Màu xanh lá cây tượng trưng
cho cây cối và sự phát triển sinh sôi nảy nở. Màu trắng dùng cho hai dòng kẻ chéo là
màu của bầu trời, sông suối. Màu vàng được dùng cho chín hạt lúa là màu của sự phồn
thịnh và phát triển của đất nước, của khách hàng và của Agribank.
1.2. Lịch sử hình thành
Ngày 26/03/1988, Ngân hàng được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam, và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1988 trên phạm vi cả nước.
Ngày 14/11/1990, quyết định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc
Thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã đổi tên Ngân hàng Phát triển nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, quyết định số 280/QĐ-NHNN của NHNN đổi tên NHNo Việt
Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank),
hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước theo quy định tại Quyết định số
90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Tới ngày 31/1/2011, Quyết định số 214/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN
chuyển đổi mô hình hoạt động của Agribank sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Đến 31/12/2020, tổng tài sản đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,45
triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, trong đó gần
70% dư nợ dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Năm 2020, Agribank tiếp tục được khẳng định là Quán quân các NHTM được
vinh danh vị trí thứ 8 trong Bảng xếp hạng VNR500; được tổ chức xếp hạng tín nhiệm
quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba3, tương đương mức tín
nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam.
Agribank đứng thứ 190 – xếp hạng cao nhất trong các ngân hàng Việt Nam tại bảng
xếp hạng Brand Finance Banking 500.
1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
❖ Tầm nhìn:
Agribank phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại “tăng trưởng - an toàn - hiệu
quả - bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn; đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
❖ Sứ mệnh:
Agribank là NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực và chủ đạo
trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm góp phần phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam

❖ Giá trị cốt lõi:


“Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu quả”
❖ Bản sắc văn hóa Agribank: “Trung thực, Kỷ cương, Sáng tạo, Chất lượng, Hiệu
quả”.
❖ Đặc trưng văn hóa Agribank: “Gắn kết, Thân thương, Nghĩa tình, Địa phương,
Tam nông”.
2. Khái quát về Basel II và trụ cột 1 của Basel II
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó
được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ
thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%.
Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn được phổ biến
ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm 1996, Basel I
được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn
chế.
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất
ra khung đo lường mới với ba trụ cột chính được gọi là basel II , trong đó đưa ra các
nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân
hàng.Basel II không chỉ là giải pháp giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, sử dụng tối
ưu các nguồn vốn, mà còn giúp các ngân hàng đứng vững và giảm thiểu các thiệt hại
gây ra bởi các yếu tố biến động của nền kinh tế.Dưới đây , em xin trình bày về trụ cột
1 trong basel 2 . 
Trụ cột thứ 1 liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
(CAR) vẫn là 8% của Tổng tài sản có rủi ro như Basel I, tuy nhiên yếu tố rủi ro được
tính trên 3 yếu tố chính đó là rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay còn gọi là rủi ro
hoạt động) và rủi ro thị trường . 
PHẦN 2: Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động  theo trụ cột 1 của Basel II tại
ngân hàng Agribank
1. Rủi ro hoạt động
Theo quy định tại Khoản 27 Điều 2 Thông tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu lực từ
ngày 01/01/2020) quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì:
Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có
sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên
ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính đối với ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả rủi ro pháp lý). Rủi ro hoạt động không bao
gồm:
- Rủi ro danh tiếng
- Rủi ro chiến lược
Còn theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: “Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra
tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt
các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài”.
Đặc điểm: nếu rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường chỉ liên quan đến một hoặc một số
bộ phận của ngân hàng thì rủi ro hoạt động có liên quan đến toàn bộ các bộ phận.
2. Quản trị rủi ro hoạt động
Trên thực tế, bên cạnh quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường thì quản trị
rủi ro hoạt động là một trong ba trụ cột chính trong cơ chế quản lý rủi ro tổng thể của
mỗi ngân hàng thương mại hiện nay. Với hệ thống chi nhánh trải rộng và khối lượng
tiền lưu thông lớn, đội ngũ nhân viên đông đảo, các ngân hàng thương mại hiểu rằng
thời gian và chi phí để giám sát, ngăn ngừa toàn bộ rủi ro hoạt động chắc chắn sẽ cao
hơn con số thực tế phát sinh. Do đó, việc theo dõi và thống kê xu hướng diễn biến của
các tổn thất gây ra bởi rủi ro hoạt động để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp là
bước đi tất yếu của quản trị ngân hàng hiện đại. Đó là tiến hành nhận dạng, đo lường,
theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 42
Thông tư 13/2018/TT-NHNN (sửa đổi tại Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-NHNN). Cụ
thể đó là:

Thứ nhất, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nhận
dạng đầy đủ rủi ro hoạt động trong tất cả các sản phẩm, hoạt động kinh doanh, quy
trình nghiệp vụ, hệ thống công nghệ thông tin và các hệ thống quản lý khác. Đây là
bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc quản trị rủi ro hoạt động vì chỉ khi nhận
diện được rủi ro hoạt động thì ngân hàng mới có thể thực hiện được các bước tiếp
theo. Tất cả các bộ phận trong hệ thống ngân hàng đều phải có trách nhiệm thực hiện
đánh giá và nhận diện rủi ro hoạt động thông qua hình thức: xác định khả năng xảy ra
rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây ra rủi ro, hệ quả đối với ngân hàng
nếu rủi ro xảy ra.
Thứ hai, Việc nhận dạng rủi ro hoạt động được thực hiện đối với các trường hợp
sau đây:

- Gian lận nội bộ do hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, vi phạm các chiến lược,
chính sách và quy định nội bộ liên quan đến ít nhất một cá nhân của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hành vi không đúng
chức trách, nhiệm vụ, hành vi vượt thẩm quyền, trộm cắp, lợi dụng thông tin
nội bộ để trục lợi);
- Gian lận bên ngoài do các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản do đối tượng bên
ngoài gây nên mà không có sự trợ giúp, cấu kết của cá nhân, bộ phận của ngân
hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả hành vi trộm
cắp, cướp, giả mạo thẻ ngân hàng, chứng từ ngân hàng, xâm nhập hệ thống
công nghệ thông tin để chiếm đoạt dữ liệu, tiền);
- Chính sách về lao động, an toàn nơi làm việc không phù hợp hợp đồng lao
động, quy định của pháp luật về lao động, bảo vệ sức khỏe và an toàn nơi làm
việc;
- Vô ý vi phạm quy định liên quan đến khách hàng, quy trình cung cấp sản phẩm
và đặc tính sản phẩm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo thẩm
quyền đối với khách hàng (bao gồm cả hành vi vi phạm bảo mật thông tin
khách hàng, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, cung cấp sản phẩm
dịch vụ trái quy định);
- Hư hỏng, mất mát tài sản, công cụ, thiết bị do các sự kiện bất khả kháng, tác
động của con người và các sự kiện khác;
- Gián đoạn hoạt động kinh doanh do hệ thống công nghệ, thông tin gặp sự cố;
- Hạn chế, bất cập của quy trình giao dịch, kiểm soát giao dịch và quản lý giao
dịch;
- Các trường hợp khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có công cụ đo
lường rủi ro hoạt động thông qua việc lượng hóa tổn thất đối với các trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này theo 06 nhóm hoạt động kinh doanh trên cơ sở áp dụng tối
thiểu hai trong số các phương pháp sau đây:

- Sử dụng các phát hiện của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
- Thu thập và phân tích số liệu tổn thất nội bộ và bên ngoài để xác định tổn thất
nội bộ và của toàn hệ thống ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài;
- Tự đánh giá kiểm soát rủi ro hoạt động để xác định hiệu quả của hoạt động
kiểm soát đối với rủi ro hoạt động trước và sau khi kiểm soát;
- Sơ đồ hóa các quy trình nghiệp vụ để xác định mức độ rủi ro hoạt động của
từng quy trình nghiệp vụ, rủi ro hoạt động chung của các quy trình nghiệp vụ
và mối liên hệ của các rủi ro này;
- Chỉ số kết quả kinh doanh và chỉ số rủi ro trọng yếu để theo dõi yếu tố tác động
đến rủi ro hoạt động và xác định các hạn chế, tồn tại và tổn thất tiềm ẩn;
- Phân tích kịch bản để xác định nguồn phát sinh rủi ro hoạt động và các yêu cầu
kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động trong các kịch bản và sự kiện có thể xảy
ra.

Thứ tư, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm
soát rủi ro hoạt động thông qua hoạt động kiểm soát quy định tại Điều 15 Thông tư
này và các biện pháp khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Trường hợp tổn thất thực tế vượt hạn mức rủi ro hoạt động,
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có biện pháp tăng cường
để kiểm soát, giảm thiểu rủi ro hoạt động đó trong tương lai.

3. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động theo trụ cột 1 tại ngân hàng

3.1. Thực trạng về tổ chức quản trị rủi ro hoạt động của Agribank

● Tổ chức QTRR tại Agribank bao gồm 3 tuyến bảo vệ và có quy chế tổ chức,
hoạt động của từng bộ phận trong các tuyến bảo vệ (vai trò, chức năng, nhiệm
vụ giữa các đơn vị tạo ra rủi ro, đơn vị quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ dần
được tách bạch và độc lập)

+ Tuyến thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
+ Tuyến thứ hai xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về
quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật
+ Tuyến thứ ba thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm toán nội bộ
● Tổ chức QTRRHĐ tại Agribank áp dụng cấu trúc QTRRHĐ theo “ba tầng bảo
vệ” và cấp quản trị giám sát để tăng cường hiệu quả công tác QTRRHĐ nhưng
chức năng, nhiệm vụ của các tuyến 1 và tuyến 2 còn chưa độc lập trong
QTRRHĐ.
3.2. Thực trạng về quy trình quản trị rủi ro hoạt động của Agribank

● Nhận diện rủi ro

Agribank đã nhận diện RRHĐ thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán và giám sát từ xa và phát hiện rủi ro theo nghiệp vụ kinh doanh. Từ năm 2019,
Agribank thực hiện báo cáo sự kiện rủi ro theo quy định của NHNN và hướng đến
chuẩn Basel II. Việc nhận diện rủi ro của Agribank hầu hết được thực hiện tại Trung
tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro ở Trụ sở chính, các dạng rủi ro được nhận diện, đo
lường. Trụ sở chính sẽ phát đi các công văn cảnh báo, hướng dẫn, hoặc các quy định
cụ thể hướng dẫn tác nghiệp trong từng thời kỳ

● Đánh giá, đo lường rủi ro hoạt động

Sau khi nhận diện rủi ro, các đơn vị chức năng thực hiện, đánh giá, đo lường
mức độ ảnh hưởng của các loại rủi ro, nhận diện rủi ro có thể chấp nhận được và rủi ro
không thể chấp nhận được. Hiện nay, Agribank chỉ sử dụng phương pháp định tính,
thống kê xác định mức độ thiệt hai, phân tích đánh giá, nhận xét chủ quan của mỗi
đơn vị về mức độ, tính nghiêm trọng của các rủi ro liên quan mô hình tổ chức cán bộ,
an toàn nơi làm việc, quá trình tác nghiệp, chính sách và các quy trình nội bộ thông
qua các báo cáo kiểm toán, kiểm tra tại Chi nhánh.
● Báo cáo và giám sát rủi ro hoạt động

Công tác báo cáo rủi ro tại Agribank được thực hiện đồng bộ theo cả chiều
ngang và chiều dọc với tần suất và độ chi tiết khác nhau. Các chi nhánh báo cáo về
các vụ việc, tổn thất (nếu có) định kỳ hàng tháng, 6 tháng và hàng năm lên Tổng giám
đốc, Ban Kiểm soát, HĐTV. Hàng năm, các Đơn vị/Bộ phận phải thực hiện rà soát
đánh giá hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm tra nội bộ và báo cáo kịp thời
về Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ theo đúng quy định hiện hành của NHNN. Trên cơ
sở đó, Ban lãnh đạo chỉ đạo đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa những sơ
hở, bất cập nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng.
Công tác QTRRHĐ tại Agribank không được quản lý tập trung, phân tán tại
các đơn vị khác nhau. Trung tâm quản lý rủi ro của Agribank chủ yếu theo dõi, phân
loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và một phần công việc của rủi ro tín dụng, không
thực hiện QTRRHĐ. Ban Kiểm tra, giám sát nội bộ thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm
tra dựa trên các đề xuất của các đơn vị khác, tham gia kiểm tra, tổng hợp kết quả và có
bộ phận tham mưu, đề xuất về QTRRHĐ.
3.3. Thực trạng về các công cụ QTRRHĐ của Agribank
Agribank chưa ban hành quy định và xây dựng các tiêu chí để theo dõi, hợp
nhất dữ liệu tổn thất và rủi ro trên góc độ từng đơn vị; chưa sử dụng công cụ hỗ trợ để
các đơn vị thực hiện xác định, đánh giá rủi ro đối với từng mảng hoạt động tại từng
đơn vị nên công tác QTRRHĐ của Agribank chưa tiến hành khoa học, chuyên nghiệp,
thường xuyên và liên tục. Hiện tại, Agribank đang thu thập sự kiện tổn thất do RRHĐ
thông qua các cách thức sau: Các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, báo cáo sự kiện
tổn thất, theo dõi, thu thập thông tin, số liệu từ xa, cảnh báo sớm thông qua phân tích
các chỉ tiêu số liệu trong hệ thống IPCAS; thu thập, phân tích dữ liệu của Ban Kiểm
tra, giám sát nội bộ.
3.4. Thực trạng về năng lực và đào tạo của cán bộ làm nghiệp vụ kiểm tra
kiểm soát, quản trị rủi ro và tuân thủ.
Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát và tuân thủ đã được quan
tâm. Để được làm việc trong nghiệp vụ này, cán bộ phải đáp ứng được các yêu cầu về
trình độ và số năm kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, Agribank chưa tuyển dụng
nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về QTRRHĐ, việc tổ chức đào tạo về QTRRHĐ
chưa được thường xuyên. Agribank đã ban hành quy định nội bộ về luân chuyển,
chuyển đổi vị trí công việc nhưng do mạng lưới Agribank khá rộng nên việc chuyển
đổi vị trí công tác gặp nhiều khó khăn. Chính sách nghỉ phép bắt buộc là giải pháp hạn
chế RRHĐ, được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp nhưng chưa triển khai tại Agribank.
3.5. Thực trạng về nguồn cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ
trợ hoạt động kiểm toán, giám sát trong quản trị rủi ro hoạt động.
Thông tin về sự kiện RRHĐ được lưu trữ tại các đơn vị phụ trách riêng lẻ, chưa
được lưu trữ tập trung trên hệ thống CNTT của Agribank và các đơn vị cũng không
báo cáo kịp thời, đầy đủ, phân tán ở nhiều đơn vị khác nhau nên tính chính xác, đầy
đủ của dữ liệu RRHĐ còn hạn chế. Agribank phải tổng hợp báo cáo, số liệu RRHĐ
thủ công. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 61,2% người được khảo sát đánh giá mức
độ hỗ trợ của hệ thống tự động tổng hợp báo cáo, số liệu trong công tác QTRRHĐ tại
Agribank đạt từ mức trung lập trở xuống. “Thông tin từ công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo” là những loại thông tin khó tiếp cận với 81,5% đến 92% người được khảo sát
đánh giá từ mức trung lập trở xuống.
4. Mức vốn an toàn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động
Về mức vốn an toàn tối thiểu đối với rủi ro hoạt động được NHNN quy định tại
điều 16 của thông tư 41/2016/TT-NHNN. Vốn yêu cầu cho cho rủi ro hoạt động KOR
được xác định bằng công thức:

Trong đó:
+ BI năm thứ n: Chỉ số kinh doanh được xác định theo quý gần nhất tại
thời điểm tính toán;
+ Bl năm thứ n-1, Bl năm thứ n-2: Chỉ số kinh doanh được xác định theo quý
tương ứng của 2 năm liền kề trước năm tính toán.
BI được tính bằng công thức: BI = ΣIC + SC + FC, với:
● IC: Giá trị tuyệt đối của Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự trừ Chi phí lãi và các khoản chi phí tương
tự;
● SC: Tổng giá trị của Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Chi
phí từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập hoạt động khác, Chi
phí hoạt động khác;
● FC: Tổng của giá trị tuyệt đối Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh
và mua bán chứng khoán đầu tư.
Thay vì sử dụng nhiều hệ số tính toán khác nhau trong dải giá trị từ 10%  đến
30% tương ứng với từng mức BI như công thức gốc của Basel II, NHNN Việt Nam
đã có một điểm điều chỉnh là chỉ sử dụng một hệ số tính toán duy nhất là 15%.

Cấu phần Khoản mục Khoản mục chi tiết

IC Thu nhập lãi và các khoản thu Thu lãi tiền gửi
Interest Component nhập tương tự Thu nhập lãi cho
(Lãi) vay khách hàng

Thu lãi từ chứng


khoán đầu tư

Thu từ nghiệp vụ
bảo lãnh

Thu từ nghiệp vụ
mua bán nợ

Thu khác từ hoạt


động tín dụng

Chi phí lãi và các khoản chi phí Trả lãi tiền gửi
tương tự
Trả lãi tiền vay

Trả lãi phát hành


giấy tờ có giá

Chi phí hoạt động


tín dụng khác

SC Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu từ dịch vụ


thanh toán
Service component
(dịch vụ)
Thu từ dịch vụ
ngân quỹ

Thu từ kinh
doanh dịch vụ tư
vấn, bảo hiểm

Thu khác

Chi phí hoạt động dịch vụ Bưu điện, viễn


thông

Chi về dịch vụ
thanh toán
Chi về ngân quỹ

Chi về tư vấn
nghiệp vụ ủy
thác, đại lý

Chi khác

Thu nhập từ hoạt động khác Thu nhập từ nợ


đã xử lý rủi ro

Thu từ thanh lý
tài sản

Thu nhập khác

Chi phí hoạt động khác Chi phí khác

FC Lãi/Lỗ thuần từ việc kinh doanh Thu nhập, chi phí


ngoại hối (gồm cả vàng tiêu từ hoạt động kinh
 
chuẩn) doanh ngoại hối
Financial component
(Tài chính)

Lãi/Lỗ thuần từ việc mua bán Lợi nhuận sau


chứng khoán kinh doanh thuế chứng khoán
kinh doanh

Lãi/lỗ thuần từ việc mua bán Thu nhập, chi phí


chứng khoán đầu tư từ hoạt động mua
bán chứng khoán
đầu tư

PHẦN 3: Đánh giá quản trị rủi ro hoạt động theo Basel II tại Agribank
1. Thành tựu
Chương trình thí điểm Basel tại Việt Nam diễn ra từ tháng 2/2016. Nhưng đến
nay chỉ một số ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II khi đã hoàn thành cả 3 trụ cột, còn các
Ngân hàng còn lại mới chỉ dừng chân tại trụ cột 1. Và Agribank cũng là một trong số
đó.
Vì là ngân hàng thuộc vốn nhà nước 100% nên vốn điều lệ chỉ có thể được bổ
sung từ ngân sách, tuy nhiên, 9 năm qua Agribank chưa được tăng vốn điều lệ. Do
chưa đáp ứng chuẩn mực Basel II nên Agribank đang được thực hiện tỷ lệ an toàn vốn
theo quy định cũ. Vốn điều lệ của Agribank hiện đạt 30.591 tỷ đồng, thấp nhất trong
nhóm ngân hàng có vốn nhà nước, và tỷ lệ an toàn vốn vào cuối 2019 là 9,2%, cận kề
ngưỡng tối thiểu theo quy định là 9% ( thông tư 22/2019/TT-NHNN).
Tuy vậy, Agribank đã thiết lập một cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động, tương đối
hoàn thiện với sự tham gia của tất cả các cấp lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc.
Việc truyền thông và chỉ đạo về văn hóa Agribank được quán triệt và thực hiện
trong toàn hệ thống. Cùng với đó hệ thống CNTT của Agribank cũng được nâng cấp
hơn, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, tránh những rủi ro từ công
nghệ.
Ngoài ra, Agribank đã có sản phẩm bảo hiểm bảo an tín dụng và quy định về các
tài sản cố định của Agribank phải mua bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó,
còn ban hành hệ thống các cơ chế, quy chế nội bộ và có bộ phận rà soát, theo dõi đánh
giá việc ban hành quy định nội bộ nhằm đảm bảo đầy đủ, kịp thời phân cấp rõ trách
nhiệm của từng bộ phận trong quá trình tác nghiệp.
Đối với việc đào tạo thế hệ mới, Agribank đã quan tâm tuyển dụng, đào tạo, bố
trí nhân sự kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ nên các sai sót trong hoạt động kinh
doanh từng bước được hạn chế những rủi ro.
2. Hạn chế
Mặc dù đã đạt được rất nhiều thành tựu, tuy nhiên, để hệ thống quản lý rủi ro
hoạt động của Ngân hàng Agribank được hoàn thiện hơn nữa, đáp ứng những tiêu
chuẩn của Hiệp ước Basel II, ngân hàng cần nỗ lực khắc phục và xử lý những hạn chế
sau:
- Chính sách quản trị rủi ro hoạt động: cần đưa ra những chính sách rõ ràng.
Nhanh chóng cập nhật những tổn thất từ thông tin nội bộ
- Mô hình tổ chức quản trị rủi ro hoạt động: còn chưa hoàn thiện, không tập
trung, QTRRHĐ còn phân tán ở nhiều đầu mối kiểm soát và báo cáo; chưa
thành lập Ban/Phòng theo dõi rủi ro trọng yếu; chức năng, nhiệm vụ của tuyến
bảo vệ thứ nhất và thứ hai còn bị nhầm lẫn
- Quy trình quản trị rủi ro hoạt động: chưa ban hành đầy đủ quy định, quy trình
về QTRRHĐ, trong đó quy định cụ thể về nhận diện, đánh giá, đo lường, báo
cáo giám sát RRHĐ. Chưa xây dựng hệ thống thu thập sự kiện/tổn thất RRHĐ
và chưa thiết lập mức chấp nhận RRHĐ cho các hoạt động kinh doanh, quản trị
tiềm tàng rủi ro cao, còn phụ thuộc kết quả báo cáo từ các bộ phận kiểm tra.
- Về nhân sự và công tác đào tạo: tuy được đào tạo cơ bản nhưng nhiều chi
nhánh còn thiếu sự chuyên sâu về nghiệp vụ. Một số cán bộ thiếu khả năng
phán đoán và nhận diện nhu cầu thực tế.
- Về cơ sở dữ liệu và hệ thống CNTT: các dữ liệu còn nhập thủ công nên dễ dẫn
đến những sai sót

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế


- Nguyên nhân khách quan: thiếu những văn bản pháp lý, những điều luật, thông
tư về rủi ro nói chung, và rủi ro hoạt động nói riêng. Thiếu sự hướng dẫn cụ thể
từ NHNN. Nội dung của Basel II khá phức tạp và khó khăn đối với các ngân
hàng ở Việt Nam.
- Nguyên nhân chủ quan: Quy mô và hoạt động của các chi nhánh Agribank
không đồng đều; nguồn nhân lực quản trị rủi ro hoạt động khá mỏng, hạn chế về kiến
thức cũng như kỹ năng trong quản trị rủi ro hoạt động; khối lượng công việc tại
Agribank khá lớn bởi lượng khách hàng của Agribank rất lớn.
3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro hoạt động theo hiệp ước Basel
II tại Ngân hàng
Để đuổi kịp những ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II, Agribank cần tăng tốc việc
hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro ở trụ cột 1 để tiến tới trụ cột 2 và 3. Vấn đề cấp
thiết của Agribank là cần xác định, xây dựng và tuyên bố chiến lược, khẩu vị, nguyên
tắc và đẩy nhanh tiến độ ban hành hệ thống các quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên
quan đến QTRRHĐ theo quy định của NHNN và chuẩn Basel II. Ngoài ra, Agribank
cũng cần hoàn thiện mô hình và quy trình tổ chức quản trị rủi ro hoạt động theo một
hướng chính xác.
Bên cạnh đó, Agribank cần khẩn trương thực hiện các bước để cổ phần hóa,
giảm dần tỷ trọng vốn nhà nước theo lộ trình thích hợp, tìm kiếm đối tác chiến lược là
ngân hàng nước ngoài nhằm học tập kinh nghiệm trong quản trị rủi ro, nâng cao năng
lực cạnh tranh. Giảm chi phí trong việc triển khai quản trị rủi ro hoạt động bằng cách
tái cơ cấu mạng lưới và nâng cao hiệu quả hoạt động các chi nhánh, phòng giao dịch,
và đẩy nhanh việc xử lý các cơ sở kinh doanh kém hiệu quả và giảm thiểu các bộ phận
trung gian.
Agribank cũng cần nâng cao nguồn nhân lực chất lượng và công tác đào tạo
nguồn nhân lực. Hơn nữa, Agribank cũng xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro
hoạt động và sử dụng công nghệ hiện đại trong quản trị rủi ro hoạt động, tránh việc
thông tin quá tải; xây dựng phân hệ tương tác giữa đơn vị tiếp nhận rủi ro để ba tuyến
phòng thủ có thể trao đổi, sử dụng thông tin lẫn nhau, phối hợp tốt hơn cho công tác
QTRRHĐ, cũng như thuận tiện trong việc theo dõi tiến độ để khắc phục sai sót, giải
đáp thắc mắc trong quá trình hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/lich-su-dinh-huong
Rủi ro hoạt động là gì?
Rủi ro hoạt động là gì? Quy định pháp luật về quản lý rủi ro hoạt động của ngân hàng
thương mại?
https://tailieuthamkhao.com/quan-tri-rui-ro-hoat-dong-tai-ngan-hang-nong-nghiep-va-
phat-trien-nong-thon-2-2127
Tin tức
Thông tư 41/2016/TT-NHNN tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng
Quá trình áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

You might also like