Giáo Trình Chăn Nuôi Trâu Bò

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 274

LỜI NÓI ðẦU

Giáo trình Chăn nuôi trâu bò này nhằm cung cấp cho sinh viên ñại học ngành
chăn nuôi những kiến thức chuyên khoa về chăn nuôi trâu và bò. Phát triển chăn nuôi
trâu bò, ñặc biệt là ở nước ta, phải biết khai thác tối ña những ưu thế sinh học ñặc thù
của hai loài gia súc nhai lại này nhằm tận dụng ñược tốt nhất những tiềm năng sẵn có tại
chỗ ñể ñảm bảo tính bền vững cao cả về mặt kinh tế và môi trường sinh thái. Chăn nuôi
trâu bò một cách khoa học, có tính hệ thống và bền vững là mục tiêu chính mà giáo
trình này muốn trang bị cho sinh viên.
Giáo trình xuất bản lần này có 10 chương, trong ñó sau chương mở ñầu giới thiệu
chung về ngành chăn nuôi trâu bò là hai chương hệ thống một số kiến thức ñặc thù về
giống và dinh dưỡng trâu bò. ðặc biệt, trong lần xuất bản này một chương mới về
chuồng trại trâu bò ñược ñưa vào. Các chương tiếp theo về sau ñi cụ thể hơn về các nội
dung chăn nuôi chuyên khoa liên quan ñến từng loại trâu bò gồm trâu bò sinh sản (ñực
và cái giống), bê nghé, trâu bò sữa, trâu bò thịt và trâu bò cày kéo. Cuối mỗi chương
ñều có phần câu hỏi và bài tập nhằm ñịnh hướng cho sinh viên ôn tập cũng như mở rộng
tư duy.
Yêu cầu ñối với sinh viên trước khi học vào học phần này là ñã học xong các học
phần cơ sở của ngành, ñặc biệt là ñã nắm vững ñược các kiến thức về hoá sinh ñộng vật,
sinh lý học vật nuôi, di truyền-giống và dinh dưỡng gia súc. Ngoài giáo trình này, ñể
nắm vững và sâu hơn các kiến thức về chăn nuôi trâu bò sinh viên nên ñọc thêm các tài
liệu tham khảo chính ñã ñược liệt kê ở cuối giáo trình, ñặc biệt là những tài liệu tiếng
Việt số 10, 11, 12, 17 và 30. Hơn nữa, sinh viên phải tham gia ñầy ñủ và viết tường
trình các bài thực tập trong phòng thí nghiệm và thực tập giáo trình ñể củng cố kiến
thức, luyện tập kỹ năng chuyên môn và giải quyết các tình huống trong thực tiễn sản
xuất.
Chắc chắn trong xuất bản lần này giáo trình vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Rất
mong ñược sự ñóng góp ý kiến của các ñồng nghiệp và sinh viên ñể lần xuất bản sau
Giáo trình chăn nuôi trâu bò ñược hoàn thiện hơn.

CÁC TÁC GIẢ

3 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò---------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI NÓI ðẦU 3
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI TRÂU BÒ 5
I. Vai trò và ý nghĩa của chăn nuôi trâu bò 5
II. ðặc thù sinh học và sinh thái của trâu bò 7
III. Tình hình chăn nuôi trâu bò ở nước ta 8
IV. Sơ lược tình hình chăn nuôi trâu bò trên Thế giới 13
Chương 2: GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG 17
I. Các giống trâu bò nội 17
II. Một số giống trâu bò phổ biến của Thế giới 19
III. ðánh giá và chọn lọc trâu bò làm giống 22
IV. Phương pháp nhân giống trâu bò 34
V. Chương trình giống trâu bò 41
VI. Tổ chức và quản lý ñàn 45
VII. Quản lý phối giống 48
VIII. Công tác giống trâu bò ở nước ta 51
Chương 3: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN 57
I. ðặc thù tiêu hoá ở gia súc nhai lại 57
II. Nhu cầu dinh dưỡng của trâu bò 79
III. Các nguồn thức ăn chính của trâu bò 85
IV. Phối hợp khẩu phần ăn cho trâu bò 94
Chương 4: CHUỒNG TRẠI TRÂU BÒ 105
I. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản về chuồng trai 105
II. Các kiểu bố trí chuồng nuôi 107
III. Nguyên tắc xây dựng các chi tiết chuồng trại 109
IV. Vệ sinh chuồng trại 114
V. Các phương thức quản lý trâu bò 115
Chương 5: CHĂN NUÔI TRÂU BÒ ðỰC GIỐNG 117
I. Một số ñặc ñiểm sinh lý sinh dục của trâu bò ñực 117
II. Những nhân tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất tinh 124
III. Nuôi dưỡng ñực giống 125
IV. Chăm sóc và quản lý ñực giống 129
V. Sử dụng trâu bò ñực giống 136
Chương 6: CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN 142
I. Một số ñặc ñiểm sinh lý sinh dục của trâu bò cái 142

4 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò---------------------------------------
II. Phát hiện ñộng dục, phối giống và khám thai 156
III. Nuôi dưỡng trâu bò cái sinh sản 159
IV. Chăm sóc trâu bò cái sinh sản 160
V. ðánh giá khả năng sinh sản của trâu bò cái 162
VI. ðiều khiển sinh sản ở trâu bò cái 165
Chương 7: CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ 174
I. Sự phát triển của bê nghé 174
II. Chăn nuôi bê nghé sơ sinh 177
III. Chăn nuôi bê nghé trước cai sữa 180
IV. Cai sữa 188
V. Chăn nuôi bê nghé sau cai sữa 191
Chương 8: CHĂN NUÔI TRÂU BÒ SỮA 193
I. Bầu vú và tuyến sữa 193
II. Thành phần và sự hình thành sữa 197
III. Sinh lý tiết sữa 200
IV. Các nhân tố ảnh hưởng ñến sản lượng sữa 203
V. Các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng sữa 205
VI. Nuôi dưỡng trâu bò cái trong thời gian cho sữa 206
VII. Vắt sữa 209
VIII. Cạn sữa và nuôi dưỡng trâu bò cạn sữa 213
IX. ðánh giá và quản lý thể trạng bò sữa 216
Chương 9: CHĂN NUÔI TRÂU BÒ THỊT 221
I. Sự phát triển của các mô trong thân thịt 221
II. Năng suất và chất lượng thịt 222
III. Những nhân tố ảnh hưởng sức sản xuất thịt 227
IV. Nuôi bê trước vỗ béo 229
V. Vỗ béo 230
VI. Các mô hình tổ chức chăn nuôi bò thịt 234
VII. Các hình thức marketing sản phẩm chăn nuôi bò thịt 237
Chương 10: CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CÀY KÉO 241
I. Cơ sở khoa học của sự co cơ 241
II. ðánh giá khả năng lao tác của trâu bò 244
III. Những nhân tố ảnh hưởng ñến sức lao tác của trâu bò 247
IV. Nuôi dưỡng trâu bò cày kéo 249
V. Chăm sóc sức khoẻ cho trâu bò cày kéo 252
VI. Chọn lọc và sử dụng trâu bò cày kéo 254

5 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò---------------------------------------
VII. Các biện pháp nâng cao sức kéo và năng suất cày kéo 258
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 261
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1. Chenost M. and Kayouli C. (1997) Roughage Utilization in Warm Climates.


FAO Animal and Health Paper 135. Rome.
2. ðinh Văn Cải, Nguyễn Quốc ðạt, Bùi Thế ðức, Nguyễn Hoài Hương, Lê Hà
Châu, Nguyễn Văn Liêm (1995) Nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp-Tp Hồ Chí
Minh.
3. Hafer, E. S. E. (1993) Reproduction in farm animals (6th Ed.). Lea & Febiger.
Philadelphia. 526 pp.
4. Hoàng Kim Giao, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Xuân Trạch, Phùng Quốc
Quảng, Trương Văn Dung, Nguyễn Văn Kiểm, Bùi Quang Tuấn, Phạm
Kim Cương, Tăng Xuân Lưu (2005) Cẩm nang chăn nuôi bò sữa. NXB Nông
nghiệp-Hà Nội.
5. Hội chăn nuôi Việt Nam (2001) Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm Tập 3
(Phần chăn nuôi trâu và bò). NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
6. Lê Viết Ly (chủ biên) (1995) Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước
ñầu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
7. Mai Văn Sánh và Lê Viết Ly (2004) Sổ tay chăn nuôi trâu bò cày kéo. NXB
Nông nghiệp-Hà Nội.
8. McDonald P., Adwards R.A., Greenhagh J.F.D. and Morgan C.A. (2002)
Animal Nutrition (6th Ed.). Longman.
9. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban
(2001) Giáo trình chăn nuôi trâu bò. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005) Chăn nuôi bò sinh sản. NXB Nông
nghiệp-Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005) Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi
gia súc nhai lại. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) Giáo trình chăn nuôi trâu bò
(Cao học). NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
13. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Văn Hoan (2000) Giáo trình Sinh lý sinh sản gia
súc (Cao học). NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Thưởng (1999) Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia ñình. NXB
Nông nghiệp-Hà Nội.
15. Orskov E. R. (1994) Recent advances in understanding of microbial
transformation in ruminants. Livestock Production Science 39: 53-60.
16. Orskov E. R. (1998) Feed evaluation with emphasis on fibrous roughages and
fluctuating supply of nutrients: A review. Small Ruminant Research 28: 1-8.

6 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò---------------------------------------
17. Orskov E. R. (2005) Nuôi dưỡng gia súc nhai lại: Những nguyên lý cơ bản và
thực hành. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
18. Orskov E. R. and M. Ryle (1990) Energy nutrition in ruminants. Elsevier.
19. Owen J. (1995) Cattle Feeding. Farming Press. United Kingdom.
20. Philips C. J. C. (2001) Principles of Cattle Feeding. CABI Publishing.
21. Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch (2002) Khai thác sữa năng suất-
chất lượng-vệ sinh. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
22. Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch (2003) Thức ăn và nuôi dưỡng bò
sữa. NXB Nông nghiệp- Hà Nội.
23. Pozy P. và Vũ Chí Cương (2002) Phương pháp tính nhu cầu dinh dưỡng cho
bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp-
Hà Nội.
24. Pozy P., D. Dehareng và Vũ Chí Cương (2002) Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc
Việt Nam: Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. NXB
Nông nghiệp- Hà Nội.
25. Preston T. A. (1995) Tropical animal feeding - A manual for research worker.
FAO animal production and health paper 126. Rome.
26. Preston T. R. and R. A. Leng (1987) Matching ruminant production systems
with available resources in the tropics and subtropics. PENAMBUL Books Ltd.
Armidale. NSW. Australia.
27. Theodorou M. K. and France J. (ed.) (2000) Feeding Systems and Feed
Evaluation Models.CABI Publishing.
28. Trần Tiến Dũng, Dương ðình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) Giáo trình
Sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
29. Van Soest P. J. (1994) Nutritional Ecology of the Ruminant (2nd ed.). Cornell
University Press. Ithaca and London.
30. Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (chủ biên) (2005) Nâng cao các kỹ
năng về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt ñới. NXB Nông nghiệp-
Hà Nội.

7 Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò---------------------------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I HÀ NỘI

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRẠCH (Chủ biên)


PGS.TS. MAI THỊ THƠM - GVC. LÊ VĂN BAN

GIÁO TRÌNH
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 5
Chương mở ñầu
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
Chương mở ñầu này nhằm khái quát về tầm quan trọng của ngành chăn nuôi trâu bò
trong ñời sống kinh tế-xã hội, những ñặc thù về sinh học và sinh thái cơ bản của trâu bò mà
con người có thể khai thác nhằm sản xuất ra những sản phẩm có giá trị cao dựa trên những
nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh nhất. Mặt khác, chương này cũng nhằm cung cấp cho sinh viên
một tầm nhìn tổng thể về tình hình và xu thế của ngành chăn nuôi trâu bò trong nước và trên
Thế giới trước khi ñi vào những vấn ñề kỹ thuật cụ thể trong các chương sau ñó.

I. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHĂN NUÔI TRÂU BÒ


1.1. Cung cấp thực phẩm
Trâu bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao ñối với con người là thịt và sữa. Thịt
trâu bò ñược xếp vào loại thịt ñỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trâu béo cung cấp 2558
Kcal/kg, loại trung bình là 2080 Kcal/kg. Sữa ñược xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì nó
hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Năm 2004 toàn thế giới sản xuất trên 62 triệu tấn
thịt trâu bò và khoảng 620 triệu tấn sữa, trong ñó 80-90% từ trâu bò. Trâu bò là những gia súc
nhai lại có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phần khác
nhau của thịt và sữa. Mức sống càng ñược cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt và sữa
trâu bò càng tăng lên.
1.2. Cung cấp sức kéo
Trâu bò ñược sử dụng từ lâu ñời nay vào mục ñích cung cấp sức kéo ñể làm ñất phục vụ
trồng trọt. Ngoài việc làm ñất, trâu bò còn ñược sử dụng ñể kéo xe vận chuyển hàng hoá và
các mục ñích lao tác khác như kéo gỗ, kéo nước, kéo cối xay, v.v... Lợi thế của sức kéo trâu
bò là có thể hoạt ñộng ở bất kỳ ñịa bàn nào và sử dụng tối ña nguồn thức ăn tự nhiên tại chỗ
và các phụ phẩm nông nghiệp làm nguồn cung cấp năng lượng. Trâu bò tạo ra sức kéo nhờ
năng lượng lấy từ cỏ và các phụ phẩm cây trồng, mà năng lượng trong cây cỏ (hoá năng) lại
ñược cố ñịnh trực tiếp nguồn năng lượng vô tận của mặt trời thông qua quá trình quang hợp.
Do vậy, sử dụng sức kéo của trâu bò giúp tránh ñược các cuộc khủng hoảng gây ra bởi các
nguồn năng lượng hoá thạch ñang ñược khai thác cạn kiệt dần. Thực tế với tốc ñộ tăng giá
dầu ngày càng tăng cao như hiện nay thì sức kéo của trâu bò lại trở nên có nhiều ưu thế so với
sức kéo cơ giới và việc khai thác trâu bò cày kéo sẽ có tính bền vững cao.
1.3. Cung cấp phân bón và chất ñốt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có khối lượng ñáng kể. Khoảng 1/3 khối lượng vật chất
khô trâu bò ăn vào ñược thải ra ngoài dưới dạng phân. Hàng ngày mỗi trâu trưởng thành thải
ra từ 15-20 kg phân, bò trưởng thành 10-15 kg. Phân trâu bò chứa khoảng 75-80% nước, 5-
5,5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali, 0,2% canxi. Mặc dù chất lượng không cao như
phân lợn, nhưng nhờ có khối lượng lớn phân trâu bò ñã ñáp ứng một phần rất lớn nhu cầu
phân hữu cơ cho nền nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay ở nhiều vùng, nhất là những vùng trồng
cà phê phân trâu bò ñược bán với giá khá cao ñể làm phân bón. Nhiều nơi người ta nuôi trâu
bò với ñích lấy phân là chính. Ngoài việc dùng làm phân bón, trên Thế giới phân trâu bò còn
ñược dùng làm chất ñốt. Tại một số nước Tây Nam Á như Ấn ðộ, Pakistan, phân ñược trộn
với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụng làm chất ñốt quanh năm.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 6
1.4. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ché biến và thủ công mỹ nghệ
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho nông nghiệp,
ngành chăn nuôi trâu bò còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con người có thể khai tác sử
dụng. Sừng trâu nếu ñược gia công chế biến cẩn thận có thể trở thành nhiều mặt hàng mỹ
nghệ khác nhau. Sừng trâu có nhiều hình dạng, có màu từ ñen tuyền ñến màu mật ong nhạt.
Sừng trâu ñầm lầy rất to và rộng có khả năng cung cấp cho các nghệ nhân và các thợ thủ công
một số lượng nguyên liệu ñáng kể ñể tạo ra các mặt hàng như cúc áo, trâm cài, lược, thìa, dĩa,
cán và bao da, các vòng số ñeo, ñồ trang trí, kim ñan, móc áo…Sừng trâu còn ñược dùng làm
tù và. Tại viện bảo tàng Raffles ở Singapo có một ngai sừng trâu của vua Kenlautan Sultan
Mohamed, mặt ngai làm bằng sừng trâu, ghép từ nhiều mảnh gọt dũa, chạm trổ và phải mất 3
năm mới làm xong cái ngai này. Da trâu bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy
thuộc da. Da trâu bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp… Ở
nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực phẩm. Nhờ ñộ dày, sức bền và khả
năng uốn mềm của nó mà lông trâu thích hợp cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi
một số máy móc quang học.
1.5. Ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hoá của chăn nuôi trâu bò
Với việc khai thác những vai trò nói trên của trâu bò thì chăn nuôi trâu bò trước kết là
một hoạt ñộng kinh tế. Trong hoạt ñộng kinh tế này trâu bò có thể coi như là ”nhà máy sinh
học” với nguyên liệu là cây cỏ và sản phẩm là thịt, sữa, sức kéo, phân bón kèm theo các phụ
phẩm khác. Nguyên liệu cho hoạt ñộng này dễ sản xuất còn thị trường sản phẩm thì hết sức
rộng lớn. ðẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bò cho phép khai thác tối ña các nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những nguồn năng lượng có thể tái tạo ñang bị bỏ phí gây ô
nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác, ñể tạo ra những sản phẩm có
giá trị cao cho xã hội. Chăn nuôi trâu bò do vậy mà ñã trở thành kế sinh nhai, là một phương
tiện xoá ñói giảm nghèo, là công cụ ñể góp phần phát triển bền vững. Thực tế ñã cho thấy ñối
với nhiều người nghèo thì cho vay tiền họ không biết làm sao ñể cho tiền ”ñẻ” ra ñược, nhưng
khi cho ”vay” trâu bò thì họ lại dần dần thoát ñược nghèo nhờ số bê nghé hàng năm ñược ñẻ
ra.
Ở một trình ñộ cao hơn, nếu biết ñầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ sở khoa học thì chăn
nuôi trâu bò sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm,
tăng thu nhập trên một ñợn vị diện tích ñất ñai, tạo ñiều kiện làm giàu bền vững cho nhiều hộ
nông dân. Tuy nhiên. ñiều ñó không có nghĩa là chăn nuôi trâu bò càng thâm canh, quy mô
chăn nuôi càng lớn và càng ”hiện ñại hoá” thì mới càng có lợi về mặt kinh tế. Ý nghĩa kinh tế
có ñược khi biết sử dụng trâu bò ñể khai thác một cách bền vững nhất những nguồn lợi sẵn
có.
ðối với nhiều vùng nông thôn và miền núi trâu bò còn ñược coi như một loại tài sản cố
ñịnh, là phương tiện tích lỹ tài chính hay một ngân hàng sống ñể ñảm bảo an ninh kinh tế cho
hộ gia ñình, có thể chuyển thành tiền mặt bất cứ lúc nào gia ñình cần cho những nhu cầu lớn
như xây nhà, ma chay, cưới xin, chữa bệnh v.v... Cũng chính vì thế mà uy tín và vị thế của
một người trong thôn bản nhiều khi phụ thuộc vào số lượng trâu bò mà họ có ñược.
Bên cạnh ý nghĩa kinh tế-xã hội như trên, trâu bò ñã từng gắn bó với ñời sống văn hoá
và tâm linh của người dân nông thôn Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Con trâu cùng với
cây tre ñã làm nên biểu tượng của làng quê ñất Việt tự lực tự cường. Các hội thi trâu, chọi
trâu, ñâm trâu, các chợ trâu bò, v.v... là những sinh hoạt mang tính văn hoá truyền thống sâu
sắc của các dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam càng ñi xa càng nhớ về hình ảnh làng quê
của mình và không thể không có trong ñó hình bóng của con trâu. Chính con trâu ñã góp phần

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 7
làm cho người Việt gắn bó với nhau trên một nền văn hoá và truyền thống ñậm ñà bản sắc dân
tộc.

II. ðẶC THÙ SINH HỌC VÀ SINH THÁI CỦA TRÂU BÒ


2.1. Ưu thế sinh học và ý nghĩa sinh thái của trâu bò
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ, trâu bò và gia súc nhai lại nói chung có 2
ñặc thù sinh học nổi bật là khả năng phân giải thức ăn xơ chứa liên kết β-1,4 glucozit và sử
dụng nitơ phi protein (NPN).
a. Khả năng phân giải liên kết β -1,4 glucozit
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng phân giải liên kết β-1,4 glucozit trong các ñại phân tử
xenluloza và hemixenluloza của vách tế bào thức ăn thực vật. Chính nhờ khả năng ñặc thù
này mà gia súc nhai lại có khả năng sử dụng các loại thức ăn xơ thô mà người và các loài dạ
dày ñơn không sử dụng làm thức ăn ñược. ðiều này có ý nghĩa sinh thái rất lớn, cho phép
chăn nuôi gia súc nhai lại trên những nguồn thức ăn ít bị cạnh tranh như cây cỏ và phụ phẩm
nông nghiệp và do vậy mà có thể phát triển bền vững.
b. Tổng hợp protein từ nitơ phi protein
Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ nitơ phi protein (NPN).
Protein VSV dạ cỏ là nguồn cung cấp protein quan trọng cho vật chủ. Nhờ khả năng khai thác
NPN này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức ăn protein chất lượng cao có thành phần
axit amin cân ñối như với các loài dạ dày ñơn. Trái lại, người chăn nuôi có thể sử dụng các
nguồn NPN công nghiệp như urê ñể thoả mãn một phần quan trọng nhu cầu protein của gia
súc nhai lại. ðiều này cũng có ý nghĩa kinh tế và sinh thái rất quan trọng do giảm ñược giá
thành và sự cạnh tranh thức ăn trong chăn nuôi.
2.2. Hạn chế của trâu bò
Bên cạnh những ưu thế sinh học nói trên trâu bò có những hạn chế cơ bản riêng so với
các gia súc và gia cầm khác như sau:
a. Sinh khí mêtan
Khác với ñộng vật dạ dày ñơn, ñộng vật nhai lại có quá trình lên men ở dạ cỏ. ðây là
một lợi thế cho phép chúng sử dụng ñược thức ăn xơ. Tuy nhiên, quá trình lên men dạ cỏ sinh
ra một phụ phẩm khí mêtan thải ra ngoài qua ợ hơi. Như vậy, ngoài việc tiêu tốn năng lượng
mang dạ cỏ, việc thải khí mêtan này làm lãng phí năng lượng của thức ăn (6-12%). Mặt khác,
khí mêtan này cũng là nguồn khí gây ra hiệu ứng nhà kính, không có lợi cho môi trường. Bởi
vậy, ngoại trừ thức ăn xơ và NPN, gia súc nhai lại chuyển hoá thức ăn bột ñường kém hiệu
quả hơn gia súc dạ dày ñơn.
b. Tốc ñộ sinh sản chậm
Trâu bò là gia súc ñơn thai và có thời gian mang thai dài (trung bình trâu 320 ngày, bò
280 ngày). Chính vì vậy mà việc nhân giống trâu bò gặp nhiều khó khăn hơn so với các loại
gia súc và gia cầm khác.
c. ðòi hỏi cao về ñồng cỏ
Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ cho nên muốn chăn nuôi trâu bò phải có ñất trồng
cỏ hay bãi chăn thả tự nhiên. Mõi hecta ñồng cot thâm canh thu cắt chỉ cho phép nuôi ñược
khoảng 10 con bò sữa, còn 1 hecta ñồng cỏ chăn thả chỉ cho phép nuôi ñược 3-4 con. ðây là
một trở ngại lớn trong ñiều kiện của những nơi có diện tích ñất nông nghiệp thấp. Mặt khác
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 8
nếu trâu bò ñược chăn thả trên ñồng cỏ thì sự dẫm ñạp của trâu bò trong quá trình chăn thả sẽ
gây ra sự xói mòn ñất, ảnh hưởng xấu ñến môi trường.

III. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ Ở NƯỚC TA


3.1. Tình hình chăn nuôi trâu bò thịt
Về truyền thống chăn nuôi trâu bò thịt ở nước ta thực chất là chăn nuôi bò ñịa phương
kết hợp lấy thịt với khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngày nay,
trong khi ñàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bò theo hướng lấy thịt
ñang ngày càng phát triển mạnh hơn ñể ñáp ứng nhu cầu về thịt ngày càng tăng của nhân dân.
Bảng 1.1 cho thấy diễn biến ñàn trâu bò qua một số năm gần ñây ở nước ta.
Bảng 1.1: Số lượng ñàn trâu bò của cả nước trong những năm qua (1000 con)

Năm Trâu Bò

1980 2 313 1 664


1985 2 590 2 598
1990 2 854 3 121
1995 2 963 3 638
2000 2 960 4 127
2005 2 922 5 541
2007 2 990 6 720
Nguồn: FAO Statistics (2005)
Phân bố của ñàn trâu bò theo các vùng sinh thái ñược trình bày ở bảng 1.2. Khoảng
45% tổng số ñàn bò của cả nước tập trung ở các tỉnh miền trung Việt Nam, ñây là vùng cung
cấp bò cày cho vùng ñồng bằng sông Cửu Long và vùng ñồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Khoảng 54,5% số lượng ñàn bò ñược phân bố trên 5 vùng sinh thái khác nhau của ñất nước, là
nguồn sức kéo chủ yếu của nông nghiệp cho các vùng trên. Tây Nguyên là vùng ñất rộng lớn,
có nhiều ñất ñai và ñồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi bò nhưng tại ñây số lượng bò chỉ chiếm
khoảng 10,7% tổng số bò của cả nước và ñàn trâu rất ít.
Bảng 1.2: Phân bố ñàn trâu bò theo vùng sinh thái (năm 2004)

Vùng sinh thái ðàn trâu (%) ðàn bò (%)

1. Miền núi phía bắc 58,3 16,9


2. ðồng bằng Sông Hồng 5,1 12,3
3. Bắc Trung bộ 23,9 20,2
4. Nam Trung bộ 4,2 18,8
5. Tây Nguyên 1,8 11,1
6. Miền ðông Nam bộ 3,9 12,2
7. ðồng bằng Sông Cửu long 1,6 8,5
Tổng số 100 100

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 9
Nguồn: Niên giám thống kê (2005)
Từ năm 1990 ñến nay, ñàn bò của nước ta phát triển với tốc ñộ tăng ñàn hàng năm trên
4%. Miền Bắc có ðồng Bằng Sông Hồng và miền Nam có ðông Nam Bộ là hai vùng có tốc
ñộ phát triển ñàn bò nhanh nhất so với các vùng sinh thái khác với tỷ lệ tương ứng là 7,61%
và 9,85%. Tuy nhiên, khoảng gần 70-75% tổng ñàn bò của cả nước hiện nay vẫn là bò vàng
ñịa phương, sinh trưởng chậm, khối lượng thấp, trung bình con ñực là 180-200 kg và bò cái
từ 150-160 kg. Bò vàng có tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 40-44% so với khối lượng sống. Thịt trâu
bò trên thị trường chủ yếu là thịt của trâu bò nội (kiêm dụng lao tác-thịt). Hiện nay (năm
2004), sản lượng thịt hơi trâu bò hàng năm của ta chỉ ñạt khoảng trên 170 nghìn tấn trong
tổng số 2,5 triệu tấn thịt hơi của các loại gia súc gia cầm. Lượng thịt tiêu thụ bình quân
khoảng 30 kg thịt hơi/người/năm, trong ñó chỉ có khoảng 2,2 kg là thịt trâu bò.
Xuất phát từ yêu cầu tiêu dùng và ñể từng bước xây dựng ñàn bò thịt ở Việt Nam, từ
những năm 1960 Nhà nước ñã có chương trình cải tiến ñể nâng cao năng suất của ñàn bò ñịa
phương bằng cách cho lai với các giống bò Zêbu như bò Red Sindhi. Thực tế bò Red Sindhi
ñã ñược nhập vào nước ta từ ñầu những năm 20 của thế kỷ trước và ñã tạp giao với bò ñịa
phương tạo ra bò Lai Sin có khả năng cho thịt tốt hơn bò ñịa phương rất nhiều. Vào những
năm 70 ngoài các giống bò thịt nhiệt ñới như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman ra thì một
số bò ôn ñới như Limousin, Hereford, Simmental, Santa Gertrudis, v.v… cũng ñã ñược nhập
nội ñể tăng cường việc lai tạo và cải tiến ñàn bò ñịa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn.
Các loại bò lai hướng thịt có tốc ñộ tăng trọng và khối lượng trưởng thành khá cao (45-47%).
Tuy nhiên, cho ñến nay ñàn bò lai mới chiếm khoảng 25-30% tổng ñàn bò của cả nước.
ðể phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, trong các năm 2002-2004 khoảng 2500
con bò thịt nhiệt ñới giống Brahman và Droughtmaster của Australia ñã ñược nhập vào nước
ta. Một số trang trại chăn nuôi bò thịt cao sản hàng trăm con ñã ñược hình thành tại các ñiạ
phương như: Sơn La, Lai Châu, ðiện Biên, Tuyên Quang, Hà Tây, Nghệ An, Thừa Thiên-
Huế, Bình ðịnh, Phú Yên, Tp. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu. Kết quả bước ñầu cho thấy
các giống bò thịt cao sản này có khả năng thích nghi với ñiều kiện thời tiết và khí hậu của ta.
Tuy nhiên vấn ñề phối giống nhân tạo và chăn nuôi tập trung trong ñiều kiện thiếu bãi chăn
cho tỷ lệ ñậu thai thấp và tuổi ñẻ lứa ñầu cao.
Các cơ sở chăn nuôi bò thịt thuần nhập nội ở các ñịa phương nói trên là mô hình chăn
nuôi bò thịt thâm canh, ñồng thời là nơi sản xuất và cung cấp bò giống chất lượng cao ñể ñáp
ứng nhu cầu phát triển bò thịt cho các ñịa phương. Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam hiện
cũng có một số cơ sở nuôi khoảng trên 300 bò cái giống Red Sindhi, Brahman và Sahiwal.
Tuy nhiên các cơ sở này chưa ñáp ứng ñược việc cung cấp ñủ số lượng bò thịt chất lượng cao
cho nhu cầu chăn nuôi bò thịt hiện nay.
Hiện nay trong cả nước ñã hình thành nhiều trang trại phát triển chăn nuôi bò thịt thâm
canh. Một số tỉnh ñã có các trang trại tư nhân phát triển chăn nuôi bò giống ñịa phương quy
mô lớn hàng trăm con ñến 500 con như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước và
Lâm ðồng. Năm 2005, cả nước có 3404 trang trại chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt, trong ñó
miền Bắc có 1064 trại (chiếm 31,26%) và miền Nam 2340 trại (chiếm 68,74%). Tuy vậy, việc
tổ chức ngành hàng và quản lý công tác giống bò thịt của nước ta vẫn chưa có hệ thống, chưa
ñi vào quy cũ.
Nhờ mức sống của người dân ngày càng ñược nâng cao nên nhu cầu tiêu thụ thịt trâu và
thịt bò ngày càng tăng, giá thịt trâu bò cũng như giá con giống ñang tăng lên nhanh chóng.
ðiều ñó ñang thúc ñẩy và là cơ hội ñể ngành chăn nuôi trâu bò thịt trong nước phát triển.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 10
3.2. Tình hình chăn nuôi trâu bò sữa
Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi trâu bò sữa truyền thống nên không có các
giống trâu bò sữa chuyên dụng ñặc thù nào. Chăn nuôi bò sữa xuất hiện ở Việt Nam từ những
năm ñầu của thế kỷ XX, dưới thời kỳ Pháp thuộc. Trong những năm 1920-1923 người Pháp
ñã ñưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi (thường gọi là bò Sin) và bò Ongole
(thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và Hà Nội ñể nuôi thử và lấy sữa phục vụ
người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên số lượng bò sữa thời ñó còn ít (khoảng 300 con) và năng
xuất sữa thấp (2-3 kg/con/ngày). Từ ñó ñến nay bò Red Sindhi ñã ñược lai tạo với bò ñịa
phương hình thành nên loại bò Lai Sin kiêm dụng ñược nuôi rộng rãi trong cả nước.
Ở miền Nam, trong những năm từ 1937-1942 ñã hình thành một số trại chăn nuôi bò
sữa ở Sài Gòn-Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất ñược hàng nghìn lít sữa và tổng sản lượng sữa ñạt
trên 360 tấn/năm. Có 6 giống bò sữa ñã ñược nhập vào miền Nam lúc ñó là Jersey, Ongole,
Red Sindhi, Tharpara, Sahiwal và Haryana. Các giống bò nhiệt ñới này ñã ñược nuôi ở vùng
ngoại ô của Sài Gòn và các vùng lân cận. Vào những năm 1960-1968, quy mô ñàn cao nhất
ñạt 1200 con và sản lượng sữa ñạt 2000 lít/ngày. Cũng ở miền Nam trong thời kỳ ñó, Chính
phủ Australia ñã giúp ñỡ xây dựng Trung tâm bò sữa thuần Jersey tại Bến Cát với số lượng 80
bò cái, nhưng do ñiều kiện chiến tranh Trung tâm này sau ñó ñã giải thể. Bò lai hướng sữa và
bò sữa nhiệt ñới về sau ñược nuôi tại Tân Bình, Gò Vấp, Thủ ðức tại những trại bò sữa do tư
nhân quản lý với qui mô nhỏ từ 10-20 con, sản xuất sữa tươi cung cấp cho các nhà hàng và
trực tiếp cho người tiêu dùng là chính.
Ở miền Bắc, ngay sau khi hoà bình lập lại, từ năm 1954 ñến năm 1960 Nhà nước ta
bắt ñầu quan tâm ñến phát triển chăn nuôi, trong ñó có bò sữa. Các Nông trường quốc doanh
ñược xây dựng như Ba Vì (Hà Tây), Mộc Châu (Sơn La), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam
ðường (Lào Cai), Hữu Nghị (Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hoá)... cùng với các trạm trại
nghiên cứu về giống và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Năm 1960, giống bò sữa lang trắng ñen
Bắc Kinh lần ñầu tiên ñã ñược ñưa vào nước ta nuôi thử nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa và Mộc
Châu. ðến thập kỷ 70, nước ta ñã ñược Chính phủ Cu Ba viện trợ 1000 con bò sữa Holstein
Friesian (HF) về nuôi thử nghiệm tại Mộc Châu. ðồng thời chính phủ Cu Ba cũng ñã giúp ta
xây dựng Trung tâm bò ñực giống Môncada ñể sản xuất tinh bò ñông lạnh.
Sau giải phóng miền Nam, từ năm 1976 một số bò sữa HF ñược chuyển vào nuôi tại
ðức Trọng (Lâm ðồng). Bên cạnh ñó phong trào lai tạo và chăn nuôi bò sữa cũng ñược phát
triển mạnh thêm ở các tỉnh miền ðông Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho ñến
những năm ñầu thập kỷ 1980, ñàn bò sữa của nước ta chỉ ñược nuôi tại các nông trường quốc
doanh và các cơ sở trực thuộc sở hữu Nhà nước. Quy mô các nông trường quốc doanh thời ñó
phổ biến là vài trăm con, quy mô lớn nhất là Nông trường Mộc Châu với khoảng 1000 con.
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý không phù hợp, ñiều kiện chế
biến và tiêu thụ sữa khó khăn nên nhiều nông trường ñã phải giải thể do chăn nuôi bò sữa
không có hiệu quả. ðàn bò sữa cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng.
Trong những năm 1970 nước ta cũng ñã nhập một số trâu sữa Murrah từ Ấn ðộ. Số trâu
này ñược nuôi ở Phùng Thượng, Sông Bé và một số nới khác. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu sữa
tỏ ra chưa phù hợp với ñiều kiện của nước ta và vì thế ñến nay số lượng trâu Murrah còn lại
không nhiều.
ðồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội, chương trình lai tạo bò sữa Hà-Ấn (HFx Lai
Sin) cũng ñược triển khai song song với chương trình Sin hoá ñàn bò Vàng nội. Trong thời
gian 1985-1987 nước ta nhập bò Sin (cả bò ñực và bò cái) từ Pakistan về nuôi ở nông trường
Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ và Trung tâm tinh ñông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây). ðồng
thời năm 1987, bò Sahiwal cũng ñã ñược nhập từ Pakistan về nuôi tại Trung tâm tinh ñông
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 11
lạnh Moncada và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà). Những bò Sin
và Sahiwal này ñã ñược dùng ñể tham gia chương trình Sin hoá ñàn bò Vàng Việt Nam nhằm
tạo ra ñàn bò Lai Sin làm nền cho việc gây HF khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF), F2
(3/4 HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF).
Trong thời gian trên Việt Nam cũng ñã nhập tinh ñông lạnh bò Jersey và Nâu Thuỵ Sĩ
dùng ñể lai với bò cái Lai Sin (LS), bò Vàng và bò cái lai F1, F2 (HF x LS). Tuy nhiên do
năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai với bò Holstein, hơn nữa do màu lông không
hợp với thị hiếu của người nuôi, nên việc lai tạo với bò này không có hướng phát triển thêm.
Từ năm 1986 Việt Nam bắt ñầu phong trào ðổi mới và chỉ sau 3 năm từ một nước thiếu
lương thực nước ta ñã có lương thực xuất khẩu. Kinh tế phát triển ñã tạo ra nhu cầu dùng sữa
ngày càng tăng. Do vậy, ñàn bò sữa ở TP HCM, các tỉnh phụ cận như Bình Dương, ðồng Nai,
Long An, ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phụ cận cũng tăng nhanh về số lượng. Từ năm 1986
ñến 1999 ñàn bò sữa tăng trưởng trung bình 11%/năm. Phong trào chăn nuôi bò sữa tư nhân
ñã hình thành và tỏ ra có hiệu quả. Trước tình hình ñó Chính phủ ñã có chủ trương ñẩy mạnh
phát triển ngành sữa của Việt Nam với việc thông qua Quyết ñịnh 167/2001/Qð/TTg về chính
sách phát triển chăn nuôi bò sữa trong giai ñoạn 2001-2010. Theo chủ trương này từ năm
2001 ñến 2004 một số ñịa phương (TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hoá,
Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, …) ñã nhập một số lượng khá lớn (trên 10 nghìn
con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New Zealand về nuôi. Một số bò Jersey cũng ñược nhập
từ Mỹ và New Zealand trong dịp này.
Bảng 1.3: Số lượng bò sữa và sản lượng sữa ở Việt Nam kể từ năm 1990

Năm 1990 1992 1994 1996 2000 2005 2006 2007

Số bò sữa (1000 con) 11,0 13,1 16,5 22,0 35,0 104,1 113,0 99,0
SL sữa ( 1000 tấn) 9,3 13,0 16,2 27,9 52,2 197,7 215,9 234,4
Nguồn: Cục Nông nghiệp (2005), Cục Chăn nuôi (2006)
Trong tổng ñàn bò sữa trong cả nước hiện có, trên 75% tập trung ở TP Hồ Chí Minh và
các tỉnh phụ cận như ðồng Nai, Bình Dương và Long An v.v..., khoảng 20% ở các tỉnh phía
Bắc, dưới 2% ở các tỉnh miền Trung và trên 2% ở Tây Nguyên. Hiện tại, trong cơ cấu giống
ñàn bò sữa cả nước bò HF thuần chiếm khoảng 10% và bò lai chiếm khoảng 90%. Chăn nuôi
bò sữa hiện tại chủ yếu là các hộ gia ñình (95%), ngoài ra có một số ít cơ sở chăn nuôi Nhà
nước và liên doanh.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh từ ñầu những năm 1990 ñến 2004,
nhất là từ sau khi có Quyết ñịnh 167 nói trên (bảng 1.3). Tuy nhiên, hiện tại tổng sản lượng
sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ ñáp ứng ñược khoảng 20-25% lượng sữa tiêu dùng, còn
lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát
triển của ngành chăn nuôi bò sữa cũng ñã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới,
nhất là trong vấn ñề tổ chức quản lý vĩ mô ngành hàng và tổ chức quản lý sản xuất các cơ sở
chăn nuôi “hiện ñại” có quy mô lớn .
3.3. Tình hình chăn nuôi trâu bò cày kéo
Từ ngàn xưa nghề nuôi trâu bò ở nước ta gắn liền với trồng trọt trong các hệ thống
canh tác hỗn hợp. Trâu bò cày kéo là một bộ phận cấu thành của nền văn minh lúa nước. Hệ
thống canh tác kết hợp trồng lúa với chăn nuôi trâu bò rất phổ biến và quan trọng trong lịch sử
phát triển của nước ta, một nước mà cho ñến này nền kinh tế nông nghiệp vẫn ñóng một vai

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 12
trò hết sức quan trọng. Trâu bò cày kéo ñã gắn bó mật thiết với người “thợ cày”, ñã ñi vào tục
ngữ, ca dao, dân ca cũng như trong ñời sống văn hoá, tinh thần và tâm linh của họ. Trong
nông nghiêp, một mặt trâu bò cung cấp sức kéo phục vụ cho việc làm ñất và phân bón ñể làm
tăng ñộ màu mỡ của ñất. Mặt khác, chúng lại dựa vào các phụ phẩm, ñặc biệt là rơm lúa, làm
nguồn thức ăn. Trên cở sở kết hợp chăn nuôi-trồng trọt này mà nền nông nghiệp Việt Nam ñã
tỏ ra rất bền vững qua nhiều ñời nay, giúp nước ta vượt qua ñược nhiều cuộc chiến tranh và
những cơn khủng khoảng năng lượng hoá thạch.
Gần ñây do sự thu hẹp ñất ñai canh tác, do có cơ giới hoá một phần các hoạt ñộng
nông nghiệp nên nhu cầu về trâu bò cày kéo có xu hướng giảm, thể hiện qua sự giảm về ñầu
con trâu bò cày kéo trong những năm vừa qua (bảng 1.4). Tuy vậy, ngày nay công việc làm
ñất nặng nhọc vẫn thu hút gần 70% trâu và 40% bò trong toàn quốc, ñáp ứng khoảng trên
70% sức kéo trong nông nghiệp.
Bảng 1.4: Số lượng ñàn trâu bò cày kéo của cả nước trong những năm qua (1000 con)

Năm Trâu Bò

1990 1 938 1 421


1995 2 065 1 632
2000 1 969 1 627
2002 1 840 1 516

Nguồn: Cục Nông nghiệp (2003)


Mặc dù có sự giảm sút nhất ñịnh gần ñây về nhu cầu ñối với trâu bò cày kéo, nhưng
chắc chắn vai trò của trâu bò cày kéo ở nước ta vẫn quan trọng về lâu về dài nhờ những lợi thế
bền vững của chúng. Các giống trâu và bò nội của ta rất thích nghi với các hoạt ñộng lao tác
trong ñiều kiện sống kham khổ và nóng ẩm. Ngoài việc sử dụng cây cỏ tự nhiên và phụ phẩm
cây trồng sẵn có làm nhiên liệu, trâu bò cày kéo còn có lợi thế hơn máy móc ở chỗ chúng còn
có khả năng tự sinh sản, cung cấp phân bón, không bị han rỉ, và khi cần “thanh lý” thì vẫn có
thể bán như một nguồn thực phẩm có giá trị.
Chính vì thế, ñã có lúc tưởng chừng trâu bò cày kéo sẽ bị thay thế hoàn toàn bởi máy
cày (trâu sắt), thế nhưng chúng vẫn tồn tại “bền vững” với vai trò truyền thống. Thực tế là
hiện nay các hộ nông dân của ta có không nhiều ñất canh tác và lại phân chia thành từng
mảnh nhỏ lẻ. Trong ñiều kiện ñó sử dụng máy móc sẽ không thuận lợi. Hơn nữa, nước ta có
ba phần tư là ñồi núi, ñất dốc, ruộng nhỏ, ruộng bậc thang, ruộng ở những rẻo thung lũng nhỏ
hẹp, ñường ñi khó khăn sẽ rất hạn chế cho mày cày hoạt ñộng. Vì vậy trâu bò cày kéo vẫn tiếp
tục ñóng vai trò quan trọng trong công việc làm ñất cũng như nhiều công việc kéo xe, kéo gỗ,
thồ hàng khác. Thêm vào ñó, các nguồn năng lượng hoá thạch trên thế giới ngày càng trở nên
cạn kiệt ñẩy giá lên cao làm cho sức kéo máy móc trở nên không kinh tế và sức kéo trâu bò
càng trở nên bền vững hơn trong ñiều kiện một nước nông nghiệp nghèo như nước ta. Bài học
ñắt giá gần ñây của nhiều quốc gia ñoạn tuyệt với sức kéo của gia súc ñã chứng minh “lời
hứa” giản dị của dân ta “bao giờ cây lúa còn bông thì còn ngọn cỏ ngoài ñồng trâu ăn” không
những có tình mà còn có lý nữa.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 13
IV. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI
4.1. Số lượng và phân bố trâu bò
Trâu bò ñược thuần hoá cách ñây khoảng 8-10 ngàn năm và từ ñó ñến nay ngành chăn
nuôi trâu bò ñã không ngừng phát triển và ñược phân bố khắp Thế giới. Chăn nuôi trâu bò là
cách ñơn giản ñể người dân ñịa phương khai thác ñất ñai nhằm sản xuất thịt, sữa, sức kéo,
phân bón và một số sản phẩm khác.Bảng 1.5 và 1.6 cho thấy diễn biến số lượng trâu và bò
trên thế giới mấy thập kỷ qua. Trâu chủ yếu tập trung ở các nước nhiệt ñới châu Á với số
lượng không ngừng tăng. Mười nước có số lượng trâu lớn nhất Thế giới gồm: Ấn ðộ
(93.772.000 con), Pakistan (22.700.000 con), Trung Quốc (22.598.620 con), Nepal (3.500.000
con), Aicập (3.200.000 con), Philippin (3.018.000 con), Việt Nam (2.897.000 con), Indonesia
(2.859.000 con), Myanmar (2.441.240 con), và Thái Lan (2.100.000 con).
Bảng 1.5: Số lượng và phân bố ñàn trâu trên Thế giới (1000 con)

Năm 1965 1975 1985 1995 2000 2005


Châu Phi 1 617 2 204 2 429 2 800 3 200 3 920
Châu Á 91 925 109 855 132 492 145 769 162 728 168 594
Châu Âu 464 440 177 144 240 306
Bắc và Trung Mỹ 5 7 8 5 6 6
Nam Mỹ 82 267 882 1 651 1 150 1 095
Châu ðại dương 0,5 0,4 0,2 0,2 0,1 0,1
Toàn Thế giới 94 458 113 200 136 339 150 633 164 968 173 921
Nguồn: FAO Statistics (2006)
ðàn bò có xu hướng ổn ñinh về số lượng ñầu con và phân bố khá ñều ở khắp Thế giới
(bảng 1.6). Những nước có số lượng bò sữa nhiều nhất (năm 2001) gồm: Ấn ðộ (35,9 triệu
con), Brazil (16,0 triệu con), Nga (12,5 triệu con), Mỹ (9,1 triệu con), Mexico (6.8 triệu con),
Ukraina (5,4 triệu con), ðức (4,6 triệu con), Pháp (4,4 triệu con), Việt Nam (4,3 triệu con),
Newzealand (3,3 triệu con), Ba lan (3,0 triệu con).
Bảng 1.6: Số lượng và phân bố bò trên Thế giới (triệu con)

Năm 1965 1975 1985 1995 2000 2005

Châu Phi 133,8 155,7 175,4 192,7 201,2 241,7


Châu Á 328,7 343,9 374,2 424,2 444,1 455,4
Châu Âu 116,9 133,9 132,8 107,4 105,9 131,2
Bắc và Trung Mỹ 157,9 190,0 173,9 165,7 160,19 163,9
Nam Mỹ 158,0 211,9 250,6 294,5 297,8 342,0
Châu ðại dương 26,0 42,7 31,3 35,8 37,3 27,7
Toàn Thế giới 1 008,4 1 187,1 1 259,2 1 311,5 1 319,6 1 372,3
Nguồn: FAO Statistics (2005)

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 14
4.2. Tình hình chăn nuôi trâu bò thịt chuyên dụng
Ngành chăn nuôi bò thịt chuyên dụng ñã phát triển trên thế giới từ ñầu thế kỷ thứ 18.
Hiện nay, ở các nước phát triển chăn nuôi bò thịt chủ yếu dựa vào các hệ thống thâm canh
nuôi bò non (6-30 tháng tuổi) và vỗ béo bằng các khẩu phần cao năng lượng. Trong khi ñó,
chăn nuôi bò thịt ở các nước ñang phát triển, trừ Achentina, Brazil và Mehico, chủ yếu là các
hệ thống chăn nuôi quảng canh. Bảng 1.7 cho thấy lượng thịt bò sản xuất trên thế giới trong
mấy thập kỷ gần ñây. Những nước sản xuất nhiều thịt bò nhất thế giới (năm 2002) gồm Mỹ
(24%), khối EU (15%), Brazil (14%), Trung Quốc (12%), Australia và New Zealand (5%), tất
các nước còn lại sản xuất 30% sản lượng thịt bò của Thế giới. Các nước xuất khẩu thịt bò chủ
yếu là Mỹ (26%), Australia (21%), Brazil và Achentina (13%), Canada (9%), các nước EU
(7%), New Zealand (7%), và Ấn ðộ (4%).
Bảng 1.7: Lượng thịt bò sản xuất trên Thế giới (triệu tấn)

Năm 1965 1975 1985 1995 2000 2003

Châu Phi 2,2 2,6 3,4 3,6 4,3 4,8


Châu Á 3,1 4,2 5,8 10,6 12,8 14,3
Châu Âu 7,0 10,2 11,1 9,5 8,8 8,7
Bắc và Trung 10,7 13,5 13,5 14,5 15,5 15,1
Mỹ
Nam Mỹ 4,8 6,2 8,2 10,6 11,8 12,8
Châu ðại dương 1,3 2,1 1,8 2,4 2,6 2,8
Toàn Thế giới 33,0 45,2 51,3 57,0 59,8 62,1
Nguồn: FAO Statistics (2004)
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò của thế giới tăng nhanh hơn khả năng sản xuất nên giá thịt bò
tăng lên với tốc ñộ rất cao. Thị hiếu tiêu thụ thịt bò phụ phụ thuộc vào từng nước, cho nên
người sản xuất cũng chọn giống và nuôi dưỡng ñịnh hướng theo yêu cầu về chất lượng thịt
của từng thị trường cụ thể. Người tiêu dùng châu Âu và Australia ưa thịt bò mềm, màu ñỏ
nhạt, ít mùi bò, nên thường sử dụng thịt của bò giết lúc ít tuổi (15-18 tháng) có khối lượng
khoảng 250-350kg. Trái lại, người tiêu dùng ở Nhật và một số nước châu Á lại ưa chuộng thịt
bò có mỡ giắt (có vân) và dậy mùi bò nên thường ñược giết muộn hơn (2-4 tuổi) và ở khối
lượng lớn hơn (500kg).
4.3. Tình hình chăn nuôi trâu bò sữa trên Thế giới
Trong hầu hết thiên niên kỷ thứ hai sau Công nguyên, sữa chỉ ñược sản xuất cho tiêu
thụ trong gia ñình ở các làng quê và một số bò ñược nuôi trong các thành phố ñể cung cấp sữa
tươi cho nhu cầu tiêu thụ của dân cư ñô thị. Chỉ sau khi có sự ra ñời của ngành ñường sắt thì
chăn nuôi bò sữa mới phát triển mạnh ở các vùng ñược công nghiệp hoá. Tổng sản lượng sữa
tiêu thu thụ trên toàn thế giới không ngừng tăng lên trong những thập kỷ gần ñây (bảng 1.8).
Các nước phát triển có tống lượng sữa tiêu thụ cũng như lượng sữa tiêu thụ bình quân
ổn ñịnh. Trong khi ñó tổng lượng sữa tiêu thụ cũng như mức tiêu thụ sữa/người của các nước
ñang phát triển không ngừng tăng lên. Sản lượng sữa sản xuất trên toàn thế giới tăng bình
quân hàng năm là 1,4%, riêng các nước ñang phát triển ở châu Á là 6,6%. Một số nước như
Trung quốc, Thái Lan, Hàn Quốc có tốc ñộ tăng sản lượng sữa hàng năm tới 10% trong những

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 15
năm gần ñây. Tuy nhiên các nước châu Á vẫn chưa sản xuất ñủ sữa cho nhu cầu tiêu thụ trong
mỗi nước.
Bảng 1.8: Lượng sữa sản xuất trên thế giới (triệu tấn)

Năm 1965 1975 1985 1995 2000 2003

Châu Phi 11,5 14,1 18,5 22,2 27,2 28,7


Châu Á 45,0 58,1 89,1 128,5 159,2 172,4
Châu Âu 136,5 156,7 181,7 159,9 161,9 160,7
Bắc và Trung 69,2 69,4 83,2 90,0 97,4 99,3
Mỹ
Nam Mỹ 16,8 22,6 27,4 40,4 44,9 46,5
Châu ðại dương 13,0 12,9 14,2 17,8 23,5 25,1
Toàn Thế giới 364,6 424,6 512,7 536,9 579,1 600,9
Nguồn: FAO Statistics (2004)
Phương thức chăn nuôi bò sữa thay ñổi tuỳ theo ñiều kiện và tập quán của từng nước.
Các nước châu Âu và Bắc Mỹ có ngành chăn nuôi bò sữa theo hướng chuyên dụng. Hệ thống
chủ yếu là bãi chăn-chuồng nuôi với việc sử dụng rộng rãi ñồng cỏ lâu năm, mùa hè chủ yếu
dựa vào chăn thả trên ñồng cỏ, còn mùa ñông dùng nhiều thức ăn bổ sung tại chuồng (cỏ ủ
xanh, cỏ khô, thức ăn tinh). Các nước phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu ðại Dương sản
xuất tới 68% sản lượng sữa của thế giới với năng suất sữa bình quân cao hơn nhiều so với các
nước ñang phát triển (bảng 1.9). Phần lớn ngành chăn nuôi bò sữa ở các nước ñang phát triển
thuộc về các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Số trang trại nuôi bò sữa ở các nước phát triển có xu
hướng giảm xuống, trong khi ñó số hộ chăn nuôi bò sữa ở các nước ñang phát triển có xu
hướng ổn ñịnh.
Bảng 1.9: Năng suất sữa bình quân của bò ở một số nước (năm 2001)

Nước Năng suất sữa Nước Năng suất sữa


(kg/con/chu kỳ 305 ngày) (kg/con/chu kỳ 305 ngày)
Nhật bản 8.548 Argentina 3.918
Mỹ 8.227 Trung quốc 3.688
Thuỵ ñiển 7.857 Nga 2.568
Hà lan 7.860 Pê ru 1.803
ðức 6.110 Mexico 1.395
Australia 4.925 Ấn ðộ 1.014

Nguồn: FAO Statistics (2004)


4.4. Chăn nuôi trâu bò cày kéo
Việc sử dụng gia súc lao tác có ñóng góp ñáng kể vào sự phát triển kinh tế bền vững
và ñặc biệt là góp phần cải thiện ñời sống của và an sinh của những người tiểu nông ở nhiều
khu vực khác nhau trên Thế giới, nhất là ở các nước ñang phát triển. Theo ước tính có tới
khoảng 2 tỷ người Thế giới ñang phụ thuộc vào sức kéo của gia súc ñể làm ñất, vận chuyển
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 16
hàng hoá và các lao tác khác. Năm 1990 có 52% số bò và 34% số trâu ở các nước ñang phát
triển ñược dùng vào mục ñích lao tác. Trâu bò lao tác không chỉ là phương tiện sống cho hàng
triệu gia ñình mà còn ñóng góp vào các hệ thống sản xuất ñược chấp nhận cả về mặt xã hội
lẫn sinh thái. Tuy nhiên, cho ñến nay không thể thống kê chính xác số lượng trâu bò cày kéo
trên thế giới. Theo ước tính hiện có khoảng 250 triệu gia súc lao tác thuộc các loài khác nhau,
trong ñó chủ yếu là trâu bò. Trâu bò ở rất nhiều nơi trên thế giới ñược dùng kiêm dụng kết
hợp cày kéo với sinh sản, khai thác thịt hay sữa.
Bò là loại gia súc có số lượng ñược sử dụng lao tác nhiều nhất. Các nước thường sử
dụng bò cày kép phổ biến là Ấn ðộ, Băng-la-ñét, Nê-pan, các nước vùng Trung ðông, một
phần ðông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và Mỹ La-tinh. Trâu ñầm lầy là loài gia súc lao tác
phổ biến thứ hai. Chúng ñược dùng nhiểu ở những vùng ẩm ướt như ðông và Nam Á (Việt
Nam, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-ñô-nê-xia, Phi-lip-pin, Sri Lanka, Ấn ðộ, Trung Quốc). Về
mặt sinh thái, trâu không thể phát triển ñược ở những vùng bán sa mạc nhưng lại rất thích hợp
cho vùng ñồng trũng thuộc các nước nhiệt ñới.
Hiện nay, mặc dù nhiều nước ñã cơ giới hoá nền nông nghiệp, nhưng phần lớn các nước
ñang phát triển vẫn dùng sức kéo gia súc ñể làm ñất và vận chuyển hàng hoá. Ước tính có
khoảng 20% dân số thế giới dùng sức kéo gia súc ñể vận chuyển hàng hoá. Xe hai bánh và xe
quệt do súc vật kéo ñược người ta dùng cho những nơi ñường sá không thích hợp cho xe cơ
giới. Gia súc còn ñược dùng ñể kéo gỗ, kéo nước, kẹo mía, kéo cối xay, v.v.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích vai trò và ý nghĩa của ngành chăn nuôi trâu bò.
2. Nêu những ưu thế sinh học ñặc thù của trâu bò? Ý nghĩa sinh thái và kính tế của những ưu thế
ñó trong phát triển bền vững.
3. Những hạn chế của trâu bò trong việc phát triển sản xuất bền vững.
4. ðánh giá tình hình và triển vọng phát triển chăn nuôi trâu bò thịt ở nước ta.
5. ðánh giá tình hình và triển vọng phát triển chăn nuôi trâu bò sữa ở nước ta.
6. Phân tích tình hình và xu hướng chăn nuôi trâu bò cày kéo ở nước ta .
7. Phân tích những câu tục ngữ, ca dao, dân ca nói lên tầm quan trọng của trâu bò cày kéo ñối
với nhà nông.
8. Phân tích tình hình chăn nuôi trâu bò thịt trên thế giới.
9. Phân tích tình hình và xu thế chăn nuôi trâu bò sữa trên thế giới.
10. Phân tích tình hình và xu thế chăn nuôi trâu bò cày kéo trên thế giới.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 17
Chương 2
GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG
Chương này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về các giống trâu bò nội và một
số giống trâu bò ngoại ñược nuôi phổ biến trên Thế giới. ðồng thời những nội dung cơ bản
về công tác giống trong chăn nuôi trâu bò sẽ ñược trình bày; tuy nhiên, các phương pháp tính
toàn chi tiết về các tham số liên quan ñến chọn lọc và nhân giống sẽ không ñược nhắc lại vì
sinh viên ñã ñược học. Cuối chương một số vấn ñề về phương hướng công tác giống và các
chương trình giống trâu bò cụ thể ở Việt Nam cũng sẽ ñược ñề cập tới.

I. CÁC GIỐNG TRÂU BÒ NỘI


1.1. Trâu Việt Nam
Trâu Việt Nam (hình 2.1) thuộc nhóm
trâu ñầm lầy. Về cơ bản trâu nội thuộc về một
giống, nhưng tuỳ theo ñiều kiện nuôi dưỡng
của từng nơi mà trâu ñược phân hoá thành hai
loại hình và quen ñược gọi theo tầm vóc là
trâu ngố (to) và trâu gié (nhỏ hơn). Tuy nhiên
sự phân biệt này cũng không có ranh giới cụ
thể.
Trâu có ngoại hình vạm vỡ. ðầu hơi bé;
trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng; tai
mọc ngang, hay ve vẫy; sừng dài, dẹt, hình Hình 2.1: Trâu Việt Nam
cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên
trên. Cổ con ñực to tròn, con cái nhỏ và hẹp, không có yếm. U vai không có. Lưng thẳng,
mông xuôi, ngực nở. ðuôi dài ñến khoeo, tận cùng có chòm lông. ða số có lông da màu ñen
xám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng. Có một số trâu (5-10%) có lông da màu
trắng (trâu bạc).
Tầm vóc trâu khá lớn: khối lượng sơ sinh 28-30kg, trưởng thành 400-450 kg ñối với con
cái, 450-500 kg ñối với con ñực. Tỉ lệ thịt xẻ 48%. Nếu giết thịt sớm chất lượng thịt trâu non
cũng gần với thịt bò. Khả năng sinh sản của trâu nói chung kém. ðộng dục biểu hiện không rõ
và mang tính mùa vụ. Thông thường trâu cái ñẻ 3 năm 2 lứa. Sức sản xuất sữa thấp, chỉ ñủ
cho con bú (500-700kg/5-7 tháng), nhưng tỷ lệ mỡ sữa rất cao (9-12%). Trâu Việt Nam có khả
năng lao tác tốt. Sức kéo trung bình khoảng 600-800 N. Có khả năng làm việc tốt ở những
chân ñất năng hay lầy thụt.
Trâu chịu ñựng kham khổ rất tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt ñược với
khí hậu nóng ẩm.

1.2. Bò Vàng Việt Nam


Bò nội ở nước ta (hình 2.2) ñược phân bố rộng và thường ñược gọi theo tên ñịa phương
như bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, v.v. Mặc dù có sự khác nhau nhất
ñịnh về một vài ñặc ñiểm màu lông và thể vóc, nhưng chưa có cơ sở nào ñể khảng ñịnh ñó là
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 17
những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi chung các loại bò nội của ta là bò Vàng Việt
Nam. Bò nội thường có sắc lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán và không có thiên
hướng sản xuất rõ rệt .
Ngoại hình bò Vàng cân xứng. ðầu con
cái ñầu thanh, sừng ngắn; con ñực ñầu to, sừng
dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt
nổi rõ. Mắt tinh, lanh lợi. Cổ con cái thanh, cổ
con ñực to; lông thường ñen. Yếm kéo dài từ
hầu ñến xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai
con ñực cao, con cái không có. Lưng và hông
thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi
xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu
nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ.
Bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng,
2 chân sau ñi thường chạm khoeo. Hình 2.2: Bò Vàng Việt Nam
Bò nội có nhược ñiểm là tầm vóc nhỏ.
Khối lượng sơ sinh 14-15kg, lúc trưởng thành con cái nặng 160-200kg, con ñực nặng 250-
280kg. Tuổi phối giống lần ñầu vào khoảng 20-24 tháng. Tỉ lệ ñẻ hàng năm khoảng 50-80%.
Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2kg/ngày trong thời gian 4-5 tháng (chỉ ñủ cho con bú). Tuy
nhiên, tỷ lệ mỡ sữa rất cao (5-5,5%). Năng suất thịt không cao, tỉ lệ thịt xẻ 40-44%. Sức kéo
trung bình của con cái 380-400 N, con ñực 440-490N. Sức kéo tối ña của con cái 1000-
1500N, con ñực 1200-1800N. Bò Vàng có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân ñất nhẹ,
có tốc ñộ ñi khá nhanh.
Bò Vàng có ưu ñiểm nổi bật là chịu ñựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao,
thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước.

1.3. Bò Lai Sin


Bò Lai Sin (hình 2.3) là kết quả tạp giao
giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò Vàng
Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò Lai Sin thay ñổi rất
lớn giữa các cá thể và do ñó mà ngoại hình và sức
sản xuất cũng thay ñổi tương ứng.
Ngoại hình của bò Lai Sin trung gian giữa
bò Sin và bò Vàng VN. ðầu hẹp, trán gồ, tai to
cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài
từ hầu ñến rốn; nhiều nếp nhăn. U vai nổi rõ. Âm
hộ có nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông
dốc. Bầu vú khá phát triển. ðuôi dài, chót ñuôi
Hình 2.3: Bò Lai Sin
thường không có xương. Màu lông thường là vàng
hoặc sẫm, một số ít con có vá trắng.
Thể vóc lớn hơn bò Vàng: khối lượng sơ sinh 17-19kg, trưởng thành 250-350kg ñối với
con cái, 400-450 kg ñối với con ñực. Có thể phối giống lần ñầu lúc 18-24 tháng tuổi. Khoảng
cách lúa ñẻ khoảng 15 tháng. Năng suất sữa khoảng 1200-1400kg/240-270ngày, mỡ sữa: 5-
5,5%. Có thể dùng làm nền ñể lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt. Tỉ lệ thịt xẻ 48-
49% (bò thiến). Có thể dùng làm nền ñể lai với bò ñực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 18
thịt. Bò này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo trung bình 560-600N, tối ña: cái 1300-2500N,
ñực 2000-3000N.
Bò lai Sin chịu ñựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt ñược với
khí hậu nóng ẩm.

II. MỘT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ PHỔ BIẾN CỦA THẾ GIỚI

2.1. Các giống bò kiêm dụng


a. Bò Sin (Red Sindhi)
Bò Sin (hình 2.4) là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan). Vùng này có
nhiệt ñộ rất cao về mùa hè, ban ngaỳ có thể lên tới 40-50oC. Bò Sin là một giống bò kiêm
dụng sữa-thịt-lao tác, thường ñược nuôi theo phương thức chăn thả tự do.
Bò có màu lông dỏ cánh dán hay nâu
thẫm. Bò này có thân hình ngắn, chân cao, mình
lép, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da
dưới rốn rất phát triển. ðây là một ñặc ñiểm tốt
giúp bò này thích nghi với ñiều kiện khí hậu
nóng nhờ tăng tỷ diện toả nhiệt. Bò ñực có u vai
rất cao, ñầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ
ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở. Bò
cái có ñầu và cổ nhỏ hơn, phần sau phát triển
hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài,
tĩnh mạch nổi rõ. ðặc biệt, da ở âm hộ có rất
nhiều nếp nhăn. Hình 2.4: Bò Sin (Red Sindhi)
Khi trưởng thành bò ñực có khối lượng
450-500kg, bò cái 350-380kg. Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400-2100kg/chu kỳ 270-290
ngày.Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%.
Vào năm 1923 bò Sin ñã ñược nhập vào Việt Nam (80 con). Trong thời gian 1985-1987
nhập tiếp 179 con, trong ñó có 30 con ñực từ Pakistan. Số bò này ñược nuôi ở nông trường
Hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ và Trung tâm tinh ñông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây) ñể tham
gia chương trình Sin hoá ñàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra ñàn bò Lai Sin làm nền cho việc
gây tạo bò sữa và bò thịt tiếp theo.
b. Bò Sahiwal
Bò Sahiwal (hình 2.5) là giống bò u của
Pakistan. Bò này cũng ñược nuôi nhiều tại các
vùng Punjab, Biha, Una Pradesh của ấn ðộ.
Bò có màu lông ñỏ vàng hay vàng thẫm.
Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Red Sindhi
nhưng bầu vú phát triển hơn. Khi trưởng thành,
bò cái có khối lượng 360-380kg, bò ñực 470-
500kg. Sản lượng sữa khoảng 2100-2300kg/ chu
kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5-5,5%.
Cũng giống như bò Red Sindhi, bò Sahiwal
ñược nhiều nước nhiệt ñới dùng ñể cải tạo các Hình 2.5: Bò Sahiwal
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 19
giống bò ñịa phương hoặc lai với các giống bò chuyên dụng sữa ñể tạo bò sữa nhiệt ñới. Năm
1987 Việt Nam ñã nhập 21 bò Sahiwal trong ñó có 5 bò ñực giống từ Pakistan về nuôi tại
Trung tâm tinh ñông lạnh Moncada và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh
Hoà) ñể tham gia cải tiến ñàn bò nội.
c. Bò nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss)
Bò nâu Thuỵ Sĩ (hình 2.6) ñược tạo thành ở vùng núi Anpơ của Thuỵ Sĩ do nhân thuần
từ bò ñịa phương theo hướng kiêm dụng sữa-thịt. Giống bò này có tính bảo thủ di truyền cao
về ngoại hình và sức sản xuất sữa.
Bò nâu Thuỵ Sĩ có màu nâu, một số ít màu
sáng ñậm hay nâu xám. ðầu ngắn, trán dài và rộng,
mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng. Thân
hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. Bốn
chân chắc chắn khoẻ mạnh, tư thế vững vàng, móng
ñen.
ðây là giống bò có tầm vóc lớn, có khả năng
tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt ngon. Thể trọng
lúc sơ sinh khoảng 31-37kg, khối lượng trưởng
thành của bò cái 650-700kg, bò ñực 800-950. Tỷ lệ
thịt xẻ 59-60%. Năng suất sữa bình quân 3500- Hình 2.6: Bò Nâu Thuỵ Sĩ
4000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4%.
Bò nâu Thuỵ Sĩ có khả năng thích nghi với vùng núi cao. Năm 1972 nước ta ñã nhập
giống bò này từ Cu Ba (49 bò ñực giống) về nuôi tại Trung tâm Môncaña ñể sản xuất tinh
ñông lạnh phục vụ công tác cải tạo ñàn bò Vàng theo hướng cho sữa và cho thịt. Qua theo dõi
cho thấy bò này có sức chịu ñựng, chống ñỡ bệnh, chịu nóng khá hơn bò Holstein. Tuy nhiên
con lai không cho sữa bằng con lai với bò Holstein và khả năng cho thịt không bằng con lai
của các giống chuyên dụng thịt.
d. Bò Simental
Bò Simental (hình 2.7) là giống bò kiêm dụng thịt-sữa ñược hình thành từ thế kỷ thứ 18
ở vùng Golstand của Thuỵ Sỹ và hiện nay ñược nuôi ở nhiều nước khác nhau.
Bò có màu lông ñỏ nâu vá trắng, lông ñầu
thường có màu trắng. Ngực sâu, rộng. Bộ xương
chắc chắn. Cơ phát triển tốt.
Khi trưởng thành bò ñực có khối lượng
1000kg, bò cái 750kg. Nuôi dưỡng tốt bê ñực
nặng 517kg, bê cái 360kg lúc 1 năm tuổi. Bê 6-12
tháng tuổi cho tăng trọng 1200-1350g/ngày. Nuôi
dưỡng tốt bê ñực giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi có
tỷ lệ thịt xẻ 66%.
Hình 2.7: Bò Simental
Bò Simental có thể khai thác sữa. nếu chọn
lọc và nuôi dưỡng tốt có thể cho 3500-4000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 3,9-4%.
Bò Simental thích nghi với khí hậu ôn ñới. Gần ñây Việt Nam cũng có nhập tinh ñông
lạnh giống bò này vào cho lai với bò cái Lai Sin ñể thăm dò khả năng cho thịt của con lai.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 20
2.2. Các giống bò sữa
a. Bò Holstein Friesian
Bò Holstein Friesian (HF), ở nước ta thường ñược gọi là bò sữa Hà Lan (hình 2.8), là
giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới ñược tạo ra từ thế kỷ thứ XIV ở tỉnh Fulixon của Hà
Lan, là nơi có khí hậu ôn hoà, mùa hè kéo dài và ñồng cỏ rất phát triển. Bò HF không ngừng
ñược cải thiện về phẩm chất, năng suất và hiện nay ñược phân bố rộng rãi trên toàn thế giới
nhờ có khả năng cho sữa cao và cải tạo các giống bò khác theo hướng sữa rất tốt. Cũng chính
vì vậy mà các nước thường dùng bò HF thuần ñể lai tạo với bò ñịa phương tạo ra giống bò sữa
lang trắng ñen của nước mình và mang những tên khác nhau
Bò HF có 3 ñạng màu lông chính là lang trắng ñen (chiếm ưu thế), lang trắng ñỏ (ít), và
toàn thân ñen riêng ñỉnh trán và chót ñuôi trắng. Các ñiểm trắng ñặc trưng là ñiểm trắng ở
trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót ñuôi trắng.
Về hình dáng, bò HF có thấn dạng hình nêm ñặc trưng của bò sữa. ðầu con cái dài, nhỏ,
thanh; ñầu con ñực thô. Sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước. Trán phẳng hoặc hơi lõm. Cổ
thanh, dài vừa phải, không có yếm. Vai-lưng-hông-mông thẳng hàng. Bốn chân thẳng, ñẹp, hai
chân sau doãng. Bầu vú rất phát triển; tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ.
Tầm vóc bò HF khá lớn: khối lượng sơ sinh khoảng 35-45 kg, trưởng thành 450-
750kg/cái, 750-1100kg/ñực. Bò này thành thục sớm, có thể phối giống lúc 15-20 tháng tuổi.
Khoảng cách lứa ñẻ khoảng 12-13 tháng.
Năng suất sữa trung bình khoảng 5000-8000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡ sữa thấp,
bình quân 3,3-3,6 %. Năng suất sữa biến ñộng nhiều tuỳ theo ñiều kiện nuôi dưỡng và thời tiết
khía hậu, cũng như kết quả chọn lọc của từng nước.
Bò HF chịu nóng và chịu ñựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, ñặc biệt là các
bệnh ký sinh trùng ñường máu và bệnh sản khoa. Bò HF chỉ nuôi thuần tốt ở những nới có
khí hậu mát mẻ, nhiệt ñộ bình quân năm dưới 21oC. Nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò sữa,
nước ta ñã nhập nhiều bò HF từ một số nước như Cu Ba, Australia, Mỹ… nhằm cả mục ñích
nhân thuần và lai tạo. kết quả chăn nuôi cho thây giống bò này có thể thích nghi ñược tại một
số vùng cao nguyên mát mẻ như Mộc Châu, Lâm ðồng.
b. Bò Jersey
Bò Jersey (hình 2.9) là giống bò sữa của
Anh, ñược tạo ra từ gần ba trăm năm trước trên
ñảo Jersey là nơi có khí hậu ôn hoà, ñồng cỏ phát
triển tốt quanh năm thích hợp cho chăn nuôi bò
chăn thả. Nó là kết quả tạp giao giữa giống bò
Bretagne (Pháp) với bò ñịa phương, về sau có
thêm máu bò Normandie (Pháp). Từ năm 1970 nó
ñã trở thành giống bò sữa nổi tiếng Thế giới.
Bò có màu vàng sáng hoặc sẫm. Có những
con có ñốm trắng ở bụng, chân và ñầu. Bò có kết Hình 4.9: Bò Jersey
cấu ngoại hình ñẹp, ñặc thù của bò hướng sữa.
ðầu nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài và có yếm khá phát triển. Vai cao và dài. Ngực sâu,
xương sườn dài. Lưng dài, rộng. Mông dài, rộng và phẳng. Bụng to, tròn. Bốn chân mảnh,

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 21
khoảng cách giữa hai chân rộng. ðuôi nhỏ. Bầu vú phát triển tốt cả phía trước và phía sau,
tĩnh mạch vú to và dài.
Tầm vóc của bò Jersey tương ñối bé: khối lượng sơ sinh 25-30kg, khối lượng trưởng
thành của bò cái là 300-400kg, của bò ñực 450-550kg.
Năng suất sữa bình quân ñạt 3000-5000kg/chu kỳ 305 ngày. ðặc biệt bò Jersey có tỷ mỡ
sữa rất cao (4,5-5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to thích hợp cho việc chế biến bơ. Vì thế bò này
thường ñược dùng ñể lai cải tạo những giống bò sữa có tỷ lệ mỡ sữa thấp.
Bò Jersey thành thục sớm, 16-18 tháng tuổi có thể phối giống lần ñầu, có khả năng ñể 1
năm 1 lứa. Bò ñực giống phát triển tốt có thể lấy tinh lúc 12 tháng tuổi.
Do bò Jersey do có tầm vóc bé (nhu cầu duy trì thấp) lại có yếm (thải nhiệt tốt) nên có
thể có khả năng chịu nóng khá tốt nên nhiều nước ñã dùng bò Jersey lai với bò ñịa phương
nhằm tạo ra bò lai hướng sữa thích nghi với khí hậu nhiệt ñới. Tuy nhiên, cũng như bò HF,
trong ñiều kiện nhiệt ñới năng suất sữa của bò Jersey nuôi thuần cũng bị giảm sút rõ rệt.
Việt Nam ñã nhập tinh ñông lạnh bò Jersey ñể lai với bò cái Lai Sin (LS), bò Vàng và
bò cái lai F1, F2 (HF X LS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém so với bò lai với bò
Holstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếu của người nuôi. Gần ñây bò Jersey
cũng ñược nhập vào ñể nuôi thuần chủng. Tuy nhiên ñến nay chưa có ñủ kết quả ñể kết luận
về khả năng nuôi thích nghi loại bò này ở Việt Nam.

2.3. Các giống bò thịt


a. Bò Brahman
Bò Brahman (hình 2.10) là giống bò thịt
nhiệt ñới ñược tạo ra ở Mỹ bằng cách lai 4 giống
bò Zebu với nhau. Bò Brahman có màu lông
trắng gio hoặc ñỏ. Khi trưởng thành bò ñực nặng
khoảng 680-900kg, bò cái nặng 450-630kg. Lúc
1 năm tuổi con ñực năng khoảng 375kg, con cái
nặng 260kg. Tăng trọng của bê ñực từ 6-12 tháng
tuổi khoảng 900-1000g/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ
khoảng 52-58%.
Việt Nam ñã nhập bò Brahman từ Hình 2.10: Bò Brahman
Australia ñể nhân thuần và cho lai với bò cái Lai
Sin ñể tạo con lai hướng thịt.
b. Bò Drought Master
Bò Drought Master (hình 2.11) là một giống
bò thịt nhiệt ñới ñược tạo ra ở Australia bằng cách
lai giữa bò Shorthorn với bò Brahman. Bò có màu
lông ñỏ. Lúc trưởng thành bò ñực nặng 820-1000kg,
bò cái nặng 550-680kg. Lúc 1 năm tuổi con ñực
nặng 450kg, con cái nặng 325kg. Bê ñực 6-12 tháng
tuổi ñược nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 1000-
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 22
Hình 2.11: Bò Drought Master
1200g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60% khi giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi.
Việt Nam ñã nhập bò Drought Master từ Australia ñể nhân thuần và cho lai với bò cái
nền Lai Sin nhằm tạo con lai hướng thịt.

c. Bò Hereford
Bò Hereford (hình 2.12) là một giống bò thịt
của Anh, ñược tạo ra từ thế kỷ thứ 18 ở ñảo
Hereford bằng phương pháp nhân giống thuần
chủng, chọn lọc và tăng cường dinh dưỡng. Hiện
này giống bò này ñược nuôi rộng rãi ở nhiều nước
trên Thế giới.
Giống bò này có ngoại hình tiêu biểu của bò
chuyên dụng hướng thịt. ðầu không to nhưng
rộng. Cổ ngắn và rộng. Ngực sâu và rộng, lưng dài
và rộng. Cơ bắp rất phát triển. Chân thấp. Da dày
Hình 2.12: Bò Hereford
hơi thô. Bộ xương vững chắc. Bò Hereford có
màu lông ñỏ, riêng ở ñầu, ngực, phần dưới bụng,
bốn chân và ñuôi có ñốm trắng.
Bò cái trưởng thành nặng 750-800kg, bò ñực 1000-1200kg. Nếu nuôi dưỡng tốt bê ñực
1 năm tuổi nặng 520kg, bê cái 364kg. Bê 6-12 tháng tuổi tăng trọng 1300-1500g/ngày. Tỷ lệ
thịt xẻ lúc 14-16 tháng tuổi ñạt 67-68%. Chất lượng thịt tốt, thịt ngon, mềm, thường có lớp
mỡ kẻ giữa lớp cơ bắp.
Việt Nam ñã nhập tinh ñông lạnh bò giống Hereford cho lai với bò cái Lai Sin ñể thăm
dò khả năng cho thịt của con lai.

d. Bò Charolais
Bò Charolais (hình 2.13) là giống bò chuyên
dụng thịt của Pháp, ñược hình thành ở vùng
Charolais. Bò có sắc lông màu trắng ánh kem.
Ngoại hình phát triển cân ñối. Thân rộng, mình
dày, mông không dốc. ðùi phát triển.
Khi trưởng thành bò ñực có khối lượng 1000-
1400kg, bò cái 700-900kg. Nếu nuôi tốt, lúc 12
tháng tuổi bê ñực ñạt 450-540kg, bê cái 380kg.
Trong giai ñoạn 6-12 tháng tuổi bê có thể tăng
trọng 1450-1550g/ngày. Giết thịt lúc 14-16 tháng Hình 2.13: Bò Charolais
tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65-69%.
Bò Charolais ñược nuôi ở nhiều nước, không chỉ ñể nhân thuần mà còn ñể lai tạo với
các giống bò thịt khác nhằm tăng khả năng cho thịt. Nước ta cũng ñã nhập bò giống và tinh
ñông lạnh bò Charolais ñể cho lai với bò cái Lai Sin nhằm tạo bò lai hướng thịt.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 23
e. Bò Lymousin
Bò Lymousin (hình 2.14) là giống bò chuyên dụng thịt của Pháp. Bò có sắc lông màu ñỏ
sẫm.
Khi trưởng thành bò ñực có khối lượng 1000-
1300kg, bò cái 650-800kg. Nếu nuôi dưỡng tốt bê
ñực 12 tháng tuổi nằng 500kg, bê cái 350kg. Bê 6-12
tháng tuổi tăng trọng 1300-1400g/ngày. Bê ñực nuôi
tốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68-
71%.

Hình 1.14: Bò Lymousin

f. Bò B. B. B. (Blanc-Bleu-Belge)
Bò B.B.B. (hình 2.15) là giống bò chuyên
dụng thịt của Bỉ. Màu lông chủ yếu là màu trắng,
xanh lốm ñốm, trắng lốm ñốm. Bò có cơ bắp rất
phát triển.
Khi trưởng thành bò ñực có khối lượng 1100-
1200kg, bò cái 710-720kg. Nếu nuôi dương tốt bê 1
năm tuổi bê ñực nặng trung bình 480kg, bê cái 370-
380kg. Bê 6-12 tháng tuổi có tăng trọng bình quân
1300g/ngày. Bê ñực nuôi dưỡng tốt giết thịt lúc 14-
Hình 2.15: Bò Blanc-Bleu-Belge
16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 66%.
g. Bò Aberdine Angus
Bò Arberdin Angus (hình 2.16) là giống bò
chuyên dụng thịt ñược tạo ra ở vùng ñông bắc
Scotland. Bò có màu lông ñen hoặc ñỏ sẫm. Có thể
có ñốm trắng dưới bụng, bầu vú, bao tinh hoàn. Bò
không có sừng, chân thấp. Thân hình vạm vỡ, ñặc
trưng cho bò hướng thịt.
Khi trưởng thành khối lượng bò ñực 1000-
1300kg, bò cái 650-800kg. Nuôi dưỡng tốt bề ñực
nặng trung bình 540kg, bê cái 380kg lúc 1 năm tuổi.
Bê 6-12 tháng tuổi có tăng trong 1300-1400g/ngày. Hình 2.16: Bò Aberdine Angus
Bê ñực nuôi tốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi có tỷ lệ
thịt xẻ 68-69%.
i. Bò Santa Gertrudis
Bò Santa Gertrudis (hình 2.17) là giống bò chuyên dụng thịt ñược tạo ra ở vùng Santa
Gertrudis thuộc bang Taxas của Mỹ là nơi có khí hậu khác nghiệt, nóng và khô (nhiệt ñới). Bò
ñược tạo ra do lai giữa bò Shorthorn và bò Brahman với tỷ lệ máu bò Brahman 3/8 và bò
Shorthorn 5/8.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 24
Bò có màu lông ñỏ sẫm. Kết cấu ngoại hình
vững chắc. Ngực sâu, có yếm to, dày, nhiều nếp gấp.
Lưng thẳng, phẳng. Da mỏng, lông mịn.
Khi trưởng thành bò ñực có khối lượng 850-
900kg, bò cái 630-720kg. Nuôi tốt bê ñực 12 tháng
tuổi nặng 480kg, bê cái 335kg. Bê 6-12 tháng tuổi
cho tăng trọng 1000-1300kg. Nuôi chăn thả trên
ñồng cỏ bê ñực 1 năm tuổi nặng 300-350kg. Bê ñực
nuôi nhốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt
xẻ 55-60%. Hình 1.17: Bò Santa Gertrudis
2.4. Giống trâu Mura
Trâu Mura (hình 2.18) có nguồn gốc từ Ân
ðộ, bắt ñầu ñược nhập vào nước ta từ những năm
1960.
Trâu Mura có ñặc ñiểm chung là toàn thân
ñen tuyền, thân hình nêm. Con cái trước hẹp sau
rộng, con ñực ngược lại nhưng mông vẫn rộng,
thân rộng và thẳng. ðầu thanh, cổ dài. Sừng cuốn
kèn như sừng cừu. Trán và ñuôi thường có ñốm
trắng. Trán gồ. Mắt con cái lồi. Mũi rộng, hai lỗ
mũi cách xa nhau. Tai to, mỏng, thường rủ xuống.
Hình 2.18: Trâu Mura
U vai không phát triển lắm. Mông nở. Bốn chân
ngắn, to, bắp nổi rõ. Bầu vú rất phát triển, tỉnh
mạch vú ngoằn ngoèo và nổi rõ.
Nói chung thể vóc trội hơn trâu Việt Nam. Khối lượng sơ sinh khoảng 35-40kg, trưởng
thành khoảng 500-600kg ñối với con cái và 700-750 kg ñối với con ñực. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng
48-52%.
Khả năng sinh sản: tuổi ñẻ lứa ñầu khoảng 44 tháng, khoảng cách lứa ñẻ khoảng 15-16
tháng, chu kỳ ñộng dục 22-28 ngày, thời gian ñộng hớn 18-36 giờ, thời gian mang thai 301-
315 ngày.
Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400-2000kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa cao (7%).
Trâu Mura có khả năng thích nghi với ñiều kiện khí hậu ở nhiều vùng của nước ta. Trâu
thích ñầm tắm. Trâu này không thích nghi với cày kéo.

III. ðÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC TRÂU BÒ LÀM GIỐNG


3.1. Các tính trạng chọn lọc cơ bản của trâu bò
Các tính trạng của trâu bò không phải có giá trị như nhau. Tuỳ theo mục ñích chọn
giống người ta mong muốn con giống có ñược một số tính trạng ñạt ñược những yêu cầu nhất
ñịnh. Các tính trạng cơ bản của trâu bò thường ñược quan tâm là:
- ðối với trâu bò sữa: sản lượng sữa, hàm lượng mỡ, protein và vật chất khô trong sữa,
thể trọng, kích thước và hình dạng bầu vú, hệ số ổn ñịnh của chu kỳ sữa, tốc ñộ thải sữa, hiệu
quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, thời gian sử dụng, khả năng kháng bệnh, các ñặc
trưng cơ bản về ngoại hình thể chất, v.v.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 25
- ðối với trâu bò thịt: thể trọng, tỷ lệ thịt xẻ, tăng trọng hàng ngày, khối lượng mô cơ,
các chỉ tiêu về chất lượng thịt (thành phần hoá học,nhiệt năng, tỷ lệ cơ, mỡ, xương, mô liên
kết trong thân thịt). Bên cạnh ñó các chỉ tiêu về sinh sản, tính dễ ñẻ, tập tính nuôi con và sức
sản xuất sữa cũng có ý nghĩa quan trọng.
Trong thực tế việc chọn lọc với tất cả các tính trạng như vậy không thể thực hiện ñược.
Trong ñàn gia súc khó mà tìm ñược một cá thể nào thoả mãn ñược yêu cầu của nhà chọn
giống về tất cả các tính trạng. Vì vậy số lượng các tính trạng ñưa vào chọn lọc sẽ có ảnh
hưởng lớn ñến kết quả chọn lọc. Số lượng tính trạng sử dụng khi chọn lọc càng nhiều thì hiệu
ứng chọn lọc ñối với từng tính trạng riêng biệt càng thấp. Ngược lại, chọn lọc theo một tính
trạng thì có thể thu ñược kết quả tốt về tính trạng ñó trong một thời gian ngắn. Như vậy khi số
lượng các tính trạng ñược sử dụng càng nhiều thì việc chọn lọc theo từng tính trạng riêng càng
phức tạp và khó khăn. Cho nên về lý thuyết và thực hành chọn giống trâu bò cần phải biết
ñược mức ñộ tương quan di truyền giữa các tính trạng ñể có thể xác ñịnh ñược ảnh hưởng của
việc chọn lọc tính trạng này có ảnh hưởng như thế nào ñến sự thay ñổi của tính trạng khác.
Hơn nữa, cần quan tâm ñến giá trị kinh tế của tong tính trạng cần chọn lọc.
ðể giải quyết mối tương quan giữa các tính trạng cần chọn lọc, khi cần chọn lọc nhiều
tính trạng có thể tiến hành theo một số phương pháp như sau:
- Chọn lọc lần lượt theo từng tính trạng: Trong một vài thế hệ chỉ chọn lọc trên một tính
trạng (ví dụ sản lượng sữa), ñến khi ñạt ñược mức ñộ dự ñịnh thì chuyển sang chọn lọc theo
tính trạng khác.
- Chọn lọc theo mức không phụ thuộc: Xác ñịnh yêu cầu tối thiểu cho mỗi tính trạng và
tiến hành chọn lọc ñồng thời trên tất cả các tính trạng cần chọn lọc. Những con có các chỉ tiêu
vượt các giá trị tối thiểu ñó thì ñược chọn lọc.
- Chọn lọc theo dòng: Chọn lọc theo những tính trạng riêng ở những nhóm gia súc khác
nhau nhằm tạo ra những dòng có sự phát triển tốt nhất của từng tính trạng, sau ñó bằng cách
lai chéo dòng nhằm thu ñược những cá thể phối hợp ñược những ñặc ñiểm mong muốn từ các
dòng xuất phát ñể chọn lọc làm giống.
- Chọn lọc phối hợp các tính trạng có bổ sung: Chọn lọc ñồng thời theo tất cả các tính
trạng cần thiết. Trong mỗi thế hệ chọn làm giống những con phối hợp ñược toàn bộ hay ña số
những tính trạng mong muốn, còn bổ sung những thiếu sót bằng cách cho giao phối những cá
thể tốt nhất với những con có các chất lượng cần thiết.
- Chọn lọc theo chỉ số chọn lọc ña tính trạng: ðánh giá tổng hợp các tính trạng cần chọn
lọc thành một chỉ tiêu tổng hợp (chỉ số). Chỉ số này ñược xây dựng trên cơ sở tính toán mức
ñộ biểu hiện của tính trạng (theo năng suất hay giá trị giống ước tính), tầm quan trọng kinh tế
của mỗi tính trạng cũng như khả năng di truyền và mối tương quan di truyền giữa các tính
trạng với nhau. Nhắc lại (sinh viên ñã ñược học), mẫu có tính chất nguyên tắc của chỉ số chọn
lọc có thể ñược biểu diễn như sau:
n n
I = ∑bi (xi - xi) hay I = ∑bi EBVi
i i

Trong ñó: (xi - xi) là chênh lệch giữa giá trị thực tế của cá thể và giá trị trung bình của
tính trạng i,

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 26
EBVi là giá trị giống ước tính của cá thể theo tính trạng i (xem kỹ hơn về
EBV ở phần sau),
bi là hệ số gia quyền (vectơ) tính cho tính trạng i. Hệ số gia quyền tương ứng
với hai công thức trên ñược tính bởi các công thức sau:
b = P –1Gv hay b = G11–1 G12 v
Trong ñó:
P là ma trận phương sai-hiệp phương sai kiểu hình giữa các số liệu theo dõi
(các tính trạng thuộc tiêu chuẩn chọn lọc ñưa vào trong chỉ số),
G11–1 là ma trận phương sai-hiệp phương sai di truyền giữa các tính trạng
thuộc tiêu chuẩn chọn lọc trong chỉ số,
G hay G12 là ma trận phương sai-hiệp phương sai di truyền giữa các tính trạng
thuộc tiêu chuẩn chọn lọc trong chỉ số với các tính trạng thuộc mục tiêu nhân
giống (xem phần sau).
v là vectơ về giá trị kinh tế của các tính trạng, tức là sự thay ñổi lợi nhuận cận
biên có ñược khi tăng ñược một ñơn vị của tính trạng.
3.2. Phương pháp ñánh giá và chọn lọc ñực giống
Trâu bò ñực giống có ý nghĩa rất to lớn trong việc hoàn thiện ñàn và cải tiến di truyền.
Với sự ra ñời của công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh ñông lạnh thì vai trò của việc chọn
lọc ñực giống càng trở nên cực kỳ quan trọng. Người ta thường ñánh giá và chọn lọc trâu bò
ñực ñể làm giống thông qua nguồn gốc, cá thể và ñời sau.
a. ðánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Về mặt di truyền, những cá thể ñược kế thừa những nguồn gen tốt từ tổ tiên sẽ có nhiều
khả năng truyền lại ñược nhiều ñặc tính tốt cho ñời sau. Chọn lọc theo nguồn gốc là quá trình
chọn lọc dựa vào hệ phả ñể xem xét các ñời tổ tiên của ñực giống. Yêu cầu trước tiên của trâu
bò ñực giống là nó phải thuộc về một giống mà trong phạm vi giống ñó người ta tiến hành
nhân giống. Giống và ñặc tính của giống ñược xác ñịnh dựa trên cơ sở các số liệu về nguồn
gốc của bố mẹ, cùng với việc xem xét nhận ñịnh trên con vật.
Muốn ñánh giá chọn lọc theo nguồn gốc phải có hệ thống theo dõi và ghi chép khoa học
ñể xây dựng ñược hệ phả chính xác của con vật. Hệ phả cho chúng ta biết:
- Nguồn gốc xuất thân của ñực giống, ñặc ñiểm di truyền ở các ñời trước. Trên cơ sở ñó
biết ñược tiềm năng di truyền của ñực giống.
- Mối quan hệ huyết thống của các cá thể ñực cái ở các ñời khác nhau của tổ tiên ñực
giống, các nguyên tắc ghép ñôi giao phối ở bố mẹ và tổ tiên, ñể có cơ sở tổ chức khâu chọn
phối ở ñời sau.
- Mức ñộ ổn ñịnh di truyền của các tính trạng qua các thế hệ. Các tính trạng di truyền
càng ổn ñịnh thì phẩm chất của tổ tiên càng có thể truyền lại cho ñời sau một cách chắc chắn.
Khi ñánh giá, cần xem xét sự biểu hiện tốt hay xấu của các tính trạng về ngoại hình, thể
chất, sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của các ñời trước, ñặc biệt là ở bố mẹ. Các tính
trạng chọn lọc chính phụ thuộc vào mục tiêu nhân giống và khả năng di truyền của các tính
trạng mong muốn cho ñời sau. Việc chọn lọc theo tổ tiên ñối với các tính trạng có hệ số di
truyền thấp thường ít có giá trị. Hơn nữa, cần chú ý tổ tiên (xuất sắc) của con vật càng xa thì
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 27
mức ñộ ảnh hưởng di truyền càng giảm. Tuy nhiên, trong hệ phả có càng nhiều con xuất sắc
thì càng tốt. Cá thể nào có tổ tiên tốt trên nhiều mặt là cá thể có triển vọng tốt.
Việc ñánh giá chọn lọc theo nguồn gốc dựa trên nguyên tắc về sự giống nhau giữa bố
mẹ và ñời sau. Tuy nhiên, ñời sau không phải luôn luôn có những ñặc tính của bố mẹ vì sự di
truyền các tính trạng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Cho nên ñể ñánh giá ñúng giá trị của
con vật thì cần phải có những ghi chép chính xác về các ñiêù kiện ngoại cảnh mà tổ tiên ñã
ñược hình thành, và các phương pháp nhân giống ñã ñược áp dụng.
Khi chọn lọc ñực giống theo nguồn gốc nên kết hợp ñánh giá cả chị/em ruột thịt hay nửa
ruột thịt. Chị/em gái có ý nghĩa quan trọng ñối với chọn lọc một con ñực làm giống vì chúng
có cùng nguồn gốc với ñực giống ñang ñược ñánh giá và cho biết ñược một số thông tin quan
trọng về tiềm năng của con ñực (anh/em) mà không thể có ñược từ bản thân con ñực như khả
năng sinh ñẻ, nuôi con và cho sữa. ðặc biệt với công nghệ cấy truyền phôi hiện nay thì khả
năng chọn lọc ñực giống thông qua chị em gái càng trở nên hiện thực hơn.
Trong công tác giống hiện ñại, việc chọn lọc ñực giống theo nguồn gốc ñược tiến hành
khi con vật chưa ra ñời. ðể chọn lọc một con ñực giống trước hết người ta chọn những con
ñực xuất sắc nhất (ñã kiểm tra qua ñời sau) và cái giống tốt nhất (từ ñàn hạt nhân) ñể làm bố
và mẹ ñực giống, sau ñó ghép ñôi giao phối ñể có ñược bê ñực hậu bị. Giá trị giống của con
vật ñịnh tạo ra có thể ước tính ñược thông qua các giá trị giống của con bố và con mẹ. Như
vậy chọn lọc và chọn phối tốt con bố và con mẹ là những ñảm bảo bước ñầu cho việc chọn lọc
ñược một con giống tốt.
b. ðánh giá và chọn lọc theo bản thân
Việc ñánh giá và chọn lọc theo bản thân con ñực cho phép phát hiện những con có khả
năng sản xuất tinh/phối giống tốt nhất và có những tính trạng ñược biểu hiện tốt ñể có khả
năng di truyền lại cho ñời sau. Do vậy, dù một con ñực có nguồn gốc tốt thì bản thân nó cũng
phải ñược ñánh giá và chọn lọc trên các khía ccạnh sau:
- Ngoại hình - thể chất
ðực giống phải có sức khoẻ tốt, mang ñặc tính của giống và thể hình phải phù hợp với
hướng sản xuất. ðặc biệt, ñực giống phải có khối lượng lớn, thân hình cân ñối, bộ xương phải
chắc chắn, phát triển tốt, các khớp chắc chắn, cử ñộng dứt khoát; hệ cơ phát triển, ñường sống
lưng thẳng, phẳng; ngực sâu, rộng; lưng hông rộng, thẳng; mông phát triển tốt; 4 chân cân ñối;
lông trơn, không giòn. Các cơ quan sinh dục phát triển bình thường, bìu dái to và cân ñối.
Trâu bò ñực không ñược có những khuyết ñiểm về ngoại hình như: ñầu quá to, quá thô,
lưng hẹp và yếu, hông lõm, mông có hình dạng mái nhà, chân vòng kiềng...
- Sinh trưởng - phát dục
Việc ñánh giá cường ñộ sinh trưởng có ý nghĩa rất quan trọng vì giữa cường ñộ sinh
trưởng và mức tăng trọng hàng ngày của ñực giống và ñời sau có mối tương quan khá chặt.
Cho nên ñể ñánh giá ñực giống hướng thịt người ta thường nuôi kiểm tra chúng sau khi cai
sữa (8 tháng tuổi) ở các trung tâm hay trại chăn nuôi trong vòng 150 ngày với mức nuôi
dưỡng cao. Cuối kỳ, tiến hành kiểm tra, ñánh giá các chỉ tiêu như tăng trọng/ngày, chi phí
thức ăn/kg tăng trọng, khối lượng cuối kỳ.
- Sức sản xuất tinh
ðực giống phải có dung dung lượng và chất lượng tinh dịch tốt, ñạt các tiêu chuẩn qui
ñịnh của giống. ðồng thời ñực giống phải có tính hăng cao và năng lực phối giống tốt.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 28
c. ðánh giá và chọn lọc theo ñời sau
Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng tinh ñông lạnh cho phép và ñòi
hỏi ñực giống phải ñược ñánh giá qua ñời sau ñể việc chọn lọc ñược chính xác.
- Trong chăn nuôi bò sữa:
Việc ñánh giá ñực giống qua ñời sau chính là ñánh giá qua con gái ñực giống. Số lượng
thường lớn hơn hoặc bằng 25-30 con gái/ñực giống. Các bước tiến hành như sau:
+ Chọn ñối tượng: chỉ những con ñạt yêu cầu khi ñánh giá về nguồn gốc và ngoại hình
thì mới ñược dự kiểm tra qua ñời sau.
+ Bê ñực ñược nuôi ñến 14-15 tháng tuổi thì tiến hành khai thác tinh hoặc cho nhảy phối
trực tiếp với những bò cái ñã chọn ở ít nhất 2 cơ sở. Sản lượng sữa bình quân của các nhóm
cái chênh lệch nhau không quá 10%; giữa các cá thể không quá 20%. Tinh ñược phối tập
trung trong 2-3 tháng ñể hạn chế ảnh hưởng khác nhau của ñiều kiện ngoại cảnh.
+ Trong khi chờ kết quả kiểm tra, khai thác tinh dịch làm tinh ñông viên/cọng rạ dự trữ
it nhất là 5000 liều/ñực.
+ Bê cái (con gái ñực giống) ñẻ ra ñược nuôi dưỡng tốt, ñến 18 tháng tuổi thì cho phối
giống. ðến khi các con gái ñực giống ñẻ thì theo dõi sức sản xuất sữa của lứa thứ nhất. Dựa
vào kết quả này ñể ñánh giá giá trị của con ñực giống.
ðể ñánh giá và chọn lọc ñực giống theo con gái người ta ñã từng sử dụng các phương
pháp sau:
• So sánh các ñực giống thông qua so sánh các nhóm con gái của chúng (trong cùng
ñiều kiện nuôi dưỡng).
• So sánh các con của ñực giống với bạn ñàn nuôi trong cùng ñiều kiện như nhau.
• ðánh giá theo các tiêu chuẩn của con gái ñực giống thông qua việc so sánh sức sản
xuất của con gái với các chỉ tiêu trung bình của ñàn, giống hoặc của một nhóm cá thể trong
những ñiều kiện tương tự.
• So sánh sức sản xuất của con gái ñực giống với mẹ của chúng.
- Trong chăn nuôi trâu bò thịt:
ðể ñánh giá ñực giống trâu bò thịt theo chất lượng ñời sau, người ta tiến hành như sau:
+ Chọn những con ñực khoẻ mạnh, có lý lịch tốt, phát triển bình thường và ñạt ñược
một khối lượng nhất ñịnh theo qui ñịnh của từng giống.
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng tinh dịch của tất cả những ñực giống ñược lựa chọn ra,
sau ñó cho giao phối với những con cái ñẻ từ lứa 1-6 và ñạt tiêu chuẩn cấp 1 khi giám ñịnh.
Mỗi ñực giống ñược ghép với khoảng 30 con cái và ñược phối giống tập trung trong vòng 30-
35 ngày.
+ Bê sinh ra hoàn toàn ñược bú sữa trực tiếp và ñảm bảo tính ñồng nhất về các ñiều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc. Trong thời kỳ nuôi dưỡng và vỗ béo, cần phải ghi lại diễn biến về khối
lượng hàng tháng và chi phí thức ăn theo các nhóm ñực giống ñược kiểm tra.
+ Khi bê ñạt 15-18 tháng tuổi thì giết mổ khảo sát sức sản xuất thịt với số lượng ít nhất
là 3 con ñại diện cho mỗi nhóm. Khi giết mổ thì tiến hành xác ñịnh ñộ béo, khối lượng sống,

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 29
khối lượng thân thịt, mỡ nội tạng, tỷ lệ thịt xẻ, khối lượng cơ và xương. Tính tăng trọng hàng
ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng khi nuôi dưỡng và vỗ béo. Nếu ñánh giá kỹ hơn thì
xác ñịnh tỷ lệ các phần có giá trị trong thân thịt, hình dạng và tiết diện mắt thịt, tỷ lệ các phần
thịt, mỡ, xương trong thân thịt và thành phần hoá học, ñộ mềm, ñộ pH và vân của thịt, v.v.
Giữa các tính trạng trên có thể có những mối tương quan chặt chẽ, do ñó người ta có thể
chỉ cần chọn lọc theo một tính trạng trong số những tính trạng có mối tương quan với nhau.
Chẳng hạn, chọn lọc theo khối lượng sống ở một ñộ tuổi nhất ñịnh sẽ làm thay ñổi các chỉ tiêu
cường ñộ sinh trưởng, khối lượng thân thịt và trong những ñiều kiện cụ thể sẽ cải tạo cả kiểu
hình. Trong thực tế người ta thường ñánh giá ñực giống theo hai tính trạng cơ bản là khối
lượng sống lúc 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của ñời sau bằng cách xây dựng một thang ñiểm
ñánh giá ñực giống theo nguyên tắc phối hợp bình ñẳng hai chỉ tiêu cơ bản này. Tuy nhiên có
một số tính trạng, ñặc biệt là các tính trạng về chất lượng thịt, không có tương quan rõ rệt với
hai tính trạng này. Do vậy, cần phải hiệu chỉnh ñiểm (giảm) ñánh giá tuỳ theo sự chênh lệch
của các chỉ tiêu chất lượng thịt (ví dụ pH) so với mức lý tưởng. Bảng ñánh giá tổng hợp ñiểm
sau khi ñã hiệu chỉnh theo các tính trạng thứ cấp thành ñiểm trung bình ñể biểu hiện tổng quát
giá trị giống của con ñực. Trên cơ sở số ñiểm tổng hợp thu ñược mà xếp loại con ñược vào các
cấp khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay người ta có thể ñánh giá và chọn lọc ñược giống theo các
tính trạng trên thông qua xây dựng chỉ số chọn lọc.
d. ðánh giá và chọn lọc theo giá trị giống ước tính
Giá trị giống của một con ñực là giá trị di truyền của con vật ñó mà một nửa của nó sẽ
ñược di truyền lại cho ñời sau. Mặc dù không biết ñược giá trị giống thật ñối với mỗi tính
trạng của con vật, nhưng hiện nay nhờ sự phát triển của di truyền số lượng, người ta có thể
ước tính gần chính xác các giá trị giống này và gọi là giá trị giống ước tính (EBV). Giá trị
giống ñược ước tính trên cơ sở phối hợp các thông tin về mỗi tính trạng có ñược từ nhiều cá
thể có liên quan (tổ tiên, bản thân, ñời con, anh chị em…) cũng như các thông số di truyền của
tính trạng. Giá trị giống ước tính ñược thể hiện bằng sự chênh lệch giữa tiềm năng di truyền
của ñực giống so với nền di truyền mà con vật ñược so sánh (thường là mức biểu hiện bình
quân của tính trạng trên ñại trà hay trên ñàn ñối tượng cần cải tiến). ðơn vị tính của EBV
chính là ñơn vị tính của tính trạng (ví dụ, kg ñối với tính trạng là khối lượng).
Trong những năm 1970, dự ñoán không chệch tuyến tính tốt nhất (BLUP) ñược sử dụng
ñể ước tính giá trị giống của bò ñực ở ðông Bắc Mỹ. Sau ñó, trên nguyên tắc của phương
pháp BLUP nhiều mô hình ước tính giá trị giống của bò ñực ñã ñược xây dựng ở các nước
khác nhau như mô hình ñực giống tốt nhất của con mẹ (Maternal Grand Sire), mô hình ñực
giống (Sire Model), mô hình gia súc (Animal Model), mô hình lặp lại (Repeatability Model),
hay mô hình nhiều tính trạng (Multivariate Animal Model).
Hiện nay ñã có nhiều chương trình máy tính mạnh cho phép ứng dụng các mô hình trên
vào công tác chọn lọc ñực giống. Chẳng hạn, chương trình BREEDPLAN là một chương trình
ñược xây dựng trên cơ sở của mô hình gia súc (Animal Model) dùng ñể ñánh giá và chọn lọc
những con vật có giá trị di truyền vượt trội của một giống trong một ñàn bò. Chương trình này
cho phép phối hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau liên quan ñến từng cá thể ñể ước tính giá
trị giống (EBV) cho các tính trạng của ñực giống cần chọn lọc. Trên cơ sở các giá trị EBV của
các tính trạng khác nhau, các chỉ số chọn lọc có thể ñược xây dựng ñể làm tiêu chuẩn chọn lọc
ñực giống cho các mục tiêu nhân giống khác nhau (xem mục 5.1c).

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 30
3.3. Phương pháp ñánh giá và chọn lọc trâu bò cái giống
Nội dung ñánh giá và chọn lọc bò cái về nguyên tắc cũng bào gồm nguồn gốc, cá thể
(ngoại hình thể chất và sức sản xuất) và ñời sau.
a. ðánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Trong trường hợp cần chọn lọc bò cái ñể thu ñược bò ñực giống tốt (chọn mẹ ñực giống)
ñể cung cấp cho các trạm sản xuất tinh người ta phải chọn lọc cẩn thận về nguồn gốc của bò
mẹ. ðó phải là con của những con mẹ có sức sản xuất cao và con bố có chất lượng giống tốt.
Giá trị của bò cái ñược nâng lên nếu bố của chúng ñược kiểm tra qua ñời sau và xuất phát từ
một dòng nhất ñịnh. ðồng thời phải xét cả các phương pháp công tác giống ñã ñược áp dụng
với tổ tiên. Bên cạnh tổ tiên còn phải xét ñến ñặc ñiểm của những cá thể thân cận (chị em ruột
thịt và nửa ruột thịt).
b. ðánh giá và chọn lọc theo bản thân
Bò cái giống phải có ngoại hình, sinh trưởng và sức sản xuất tốt.
- Ngoại hình và sinh trưởng:
ðánh giá và chọn lọc bò cái theo sức khoẻ, tốc ñộ sinh trưởng và ngoại hình có ý nghĩa
lớn bởi vì chỉ có những con khoẻ mạnh thì mới có khả năng cho sức sản xuất cao. Chúng phải
có sức sinh trưởng tốt, mang ñược các ñặc trưng của giống, ngoại hình thể chất tốt, có thể
trọng thích hợp.
+ Bò cái hướng sữa phải có hệ xương chắc chắn, ngực sâu, rộng, lưng bằng phẳng, phần
giữa của thân mình phát triển tốt, mông tương ñối dài và phẳng. Chân phải chắc chắn, cân ñối.
Lông ñều, sừng chắc và trơn. Bò cái thân rộng tốt hơn hẹp thân cao chân. Bò phải có ñộ lớn
thích hợp vì trong phạm vi nhất ñịnh thì khi tăng thể trọng sức sản xuất sẽ tăng lên, nhưng quá
phạm vi ñó thì sức sản xuất sẽ giảm xuống. Thể trọng hợp lý nhất là khi hệ số sinh sữa (kg
sữa/100kg thể trọng) ñạt ñược mức cao nhất. Bầu vú phải cân ñối, kích thước lớn. Có nhiều
tính mạch vú, ngoằn ngoèo và nổi rõ. Núm vú phân bố ñồng ñều, có ñộ lớn và ñộ dài vừa
phải.
+ Bò cái hướng thịt làm giống (sinh sản) phải có các ñặc trưng của giống và sự cân ñối
của thể hình. Bò phải có thân hình vạm vỡ chắc chắn, thân rộng và sâu, hệ xương chắc chắn,
hệ cơ phát triển tốt, vai rộng, có nhiều thịt, ngực sâu và rộng, xương chân phát triển tốt; chân
phải cân ñối, móng chắc, da ñàn hồi, lông mềm. So với bò sữa phần trước và phần khá lớn ở
phía sau của bò thịt phải rất phát triển. Các chỉ tiêu về cường ñộ sinh trưởng và thể trọng có ý
nghĩa quan trọng.
- Sức sản xuất:
+ ðối với bò sữa có thể ñánh giá và chọn lọc trên nhiều chỉ tiêu:
 Sản lượng sữa của kỳ cho sữa cao nhất,
 Sản lượng sữa bình quân/chu kỳ,
 Sản lượng sữa suốt ñời,
 Chất lượng sữa (hàm lượng mỡ, protein và VCK)
Sản lượng sữa thực tế
 Hệ số ổn ñịnh = ---------------------------------------------- x 100 (%)
Sữa ngày cao nhất x số ngày cho sữa
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 31
 Tốc ñộ thải sữa: khối lượng sữa vắt ñược/phút
Yêu cầu chung là bò cái phải có sức sản xuất sữa cao, chất lượng sữa tốt, tốc ñộ thải
sữa nhanh.
+ ðối với bò thịt có thể căn cứ vào tốc ñộ sinh trưởng của bò cái ñể ñánh giá khả năng
sản xuất thịt. Ngoài ra người ta còn ñánh giá về sức sản xuất sữa căn cứ theo thể trọng của bê
bú sữa trực tiếp lúc vắt sữa.
Bên cạnh các chỉ tiêu kể trên khi ñánh giá bò cái cần tính ñến khả năng sinh sản của nó
bằng cách tính số con thu ñược trong thời gian sử dụng hay tính chỉ số sinh sản:
Số bê sinh ra trong thời gian sử dụng
k = -----------------------------------------------
Tuổi sử dụng bò cái (năm)

c. ðánh giá và chọn lọc theo ñời sau


Về nguyên tắc có thể ñánh giá bò cái theo ñời sau, nhưng trong thực tế rất ít khi ñược
thực hiện. ðó là vì trong một ñời bò cái số lượng con thu ñược và sử dụng không lớn. Vả lại
khi biết ñược sức sản xuất của con thì bò mẹ thường là không còn sống nữa.

3.4. Tổ chức chọn lọc và gây tạo trâu bò giống


Bất cứ phương pháp ñánh giá và chọn lọc nào chỉ có thể cho ñược kết quả tích cực khi
tổ chức ñược hệ thống ñánh giá và chọn lọc một cách ñúng ñắn và hợp lý.
a. Tổ chức chọn lọc ñực giống cho mạng lưới truyền giống nhân tạo
Khi áp dụng truyền giống nhân tạo (TTNT) bằng tinh ñông lạnh thì vai trò của ñực
giống trở nên rất quan trọng vì từ mỗi ñực giống sẽ tạo ra rất nhiều ñời sau. Do vậy, một hệ
thống ñánh giá giá trị di truyền của ñực giống là không thể thiếu ñược ñối với việc cung cấp
trâu bò ñực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo. Nếu chọn ñược bò ñực giống tốt sẽ có tác dụng cải
tiến di truyền nhanh chóng.
Hình 2.19 mô tả về mặt nguyên tắc hệ thống tổ chức ñánh giá và chọn lọc ñực giống
trong chăn nuôi trâu bò. Những con ñực và cái tốt nhất sau khi ñã ñược chọn lọc làm bố mẹ
ñực giống ñược ghép ñôi giao phối ñể sinh ra những con bê ñực hậu bị. ðó là những con bê có
nguồn gốc tốt sẽ ñược ñánh giá và chọn lọc theo ngoại hình và tốc ñộ sinh trưởng. Những con
ñược chọn lọc trở thành ñực kiểm ñịnh và ñược tiếp tục ñánh giá và chọn lọc theo hoạt tính
sinh dục, số lượng và chất lượng tinh dịch. Những con nào ñạt yêu cầu thì ñược khai thác tinh
ñể phối giống cho ñàn cái nhằm kiểm tra qua ñời sau. Khi trưởng thành mỗi con ñực ñược
khai thác tinh ñể làm tinh ñông lạnh và loại thải sau khi ñã khai thác ñủ số liều tinh theo kế
hoạch ñể dự trữ trong ngân hàng tinh. Việc sử dụng hay loại thải tinh của mỗi ñực giống ñược
quyết ñịnh sau khi có kết quả kiểm tra và ñánh giá giá trị giống của con ñực ñó. Giá bán tinh
cũng ñược quyết ñịnh bởi giá trị giống của bò ñực ñược ước tính thông qua việc ñánh giá này.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 32
Mẹ ñực giống x Bố ñực giống

ðánh giá và chọn lọc theo ngoại


ðực hậu bị hình và sinh trưởng
Chọn lọc mẹ
ñực giống

ðực kiểm ñịnh ðánh giá và chọn lọc theo hoạt


tính sinh dục, số lượng và chất
lượng tinh dịch
ðàn
Phối giống kiểm
bò cái tra ñời sau
Chuyển bò ñực ñi giết thịt
ðực trưởng thành sau khi thác ñủ tinh dịch dự
trữ theo kế hoạch

Ngân
Ng©n
hàng
hµng tinh

Chọn lọc bố cái giống Chọn lọc bố ñực giống

Loại thải tinh


dịch

Phần không
Phần ñược
ðàn cái ñược theo dõi
theo dõi chặt
hạt nhân chặt chẽ
chẽ của ñàn

Hình 2.19: Sơ ñồ tổ chức chọn lọc trâu bò ñực giống

Một ví dụ quan trọng cho mô hình tổ chức chọn lọc bò ñực giống là mô hình
chọn lọc ñực giống bò sữa HF của Ixraen (hình 2.20). Từ 1955 Ixraen bắt ñầu ñánh giá sức
sản xuất của ñực giống qua ñời sau. Nhờ chọn lọc tốt ñực giống mà nước này ñã thành công
trong việc tạo ra một giống bò Holstein riêng của mình thích nghi ñược với ñiều kiện stress
nhiệt của khí hậu nóng. Trong khoảng 10 năm gần ñây Ixraen ñã xuất khẩu tinh bò ñực ñã
ñược ñánh giá qua ñời sau sang 25 nước trên thế giới. ðàn bò Holstein sữa của nước này có
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 33
khoảng 120 bò cái và thường xuyên có 20 bò ñực giống ñã ñược chọn lọc qua ñời sau. Hàng
năm loại thải 5 bò ñực giống và thay bằng 5 bò ñực giống mới ñược chọn lọc. ðể chọn ñược 5
bò ñực này phải có ñàn bò cái hạt nhân gồm 300 con bò cái tốt nhất. Số bò cái hạt nhân này
ñược phối với 3 ñực ngoại và 4 ñực nội tốt nhất ñể hàng nằm cho ra 150 bê ñực, từ ñó chọn ra
60 bê hậu bị ñể dự kiểm tra qua ñời sau. Sau khi kiểm tra và ñánh giá 55 con bị loại thải và
chỉ 5 con ñược chọn làm ñực giống tham gia vào chương trình giống. Nhờ hệ thống chọn lọc
này mà hiện nay Ixraen ñã tạo ra ñược một ñàn bò sữa Holstein tốt nhất trên Thế giới với năng
suất sữa bình quân trên toàn quốc hiện nay ñạt khoảng 11.000kg sữa/chu kỳ 305 ngày.

3 ñực ngoại tốt nhất


4 ñực nội tốt nhất
150 bê ñực 300 cái hạt nhân

20 BÒ ðỰC ðà KIỂM TRA


60 bê ñực
hậu bị

120.000 bò cái
Phối Hàng năm chọn 5 ñực giống
1000
(loại thải 55 ñực)
liều tinh/ñực

100 con gái/ñực Phối giống cho các con gái Theo dõi sinh trưởng, sinh
(tổng số 6000 con) sản và SSX của các con gái

Hình 2.20: Sơ ñồ tổ chức chọn bò ñực giống HF của Ixraen

b. Gây tạo ñực giống phối trực tiếp ở cơ sở chăn nuôi trâu bò sinh sản
Tại các cơ sở chăn nuôi trâu bò sinh sản ngoài việc sử dụng TTNT thì ñực giống vẫn
ñược dùng ñể phối giống trực tiếp. ðực giống có thể ñược dùng ñể phối trực tiếp cho những
bò cái không thụ thai sau nhiều lần TTNT. ðặc biệt, ñối với các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản
hướng thịt thì việc phối giống trực tiếp nhiều khi lại là hình thức phối giống phổ biến. Do vậy,
việc gây tạo bê nghé ñực nguồn là một việc làm hết sức quan trọng của các cơ sở chăn nuôi
trâu bò sinh sản. Việc làm này nhằm ñảm bảo cho cơ sở sản xuất luôn luôn có những con ñực
giống tốt, ñáp ứng kịp thời các yêu cầu của sản xuất. Việc tạo nguồn bê ñực có thể thực hiện
bằng 2 phương thức là: chọn lọc và nuôi giữ những bê ñực ngay trong ñàn của cơ sở hoặc mua
nhập từ bên ngoài.
- Chọn lọc và nuôi giữ bê ñực ngay trong cơ sở chăn nuôi

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 34
ðể thực hiện việc tạo nguồn bê ñực giống theo cách này thì cơ sở sản xuất cần phải
thoả mãn những yêu cầu sau:
+ Phải có ñàn trâu bò bố mẹ chất lượng tốt, ñủ về số lượng, ñồng thời hướng sản xuất
của con giống phải phù hợp với mục ñích, nhu cầu của sản xuất, của thị trường.
+ Công tác quản lý giống của cơ sở ñược thực hiện tốt, xây dựng ñược kế hoạch chọn
tạo và loại thải/thay ñổi ñực giống hàng năm.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc con giống tốt ñể ñảm bảo cho con giống sinh trưởng, phát triển
tốt, phát huy tốt phẩm chất con giống.
ðể tổ chức thực hiện tốt việc gây tạo ñực giống cần làm tốt các bước sau ñây:
+ Trước hết cần phải xây dựng ñược kế hoạch cụ thể cho việc lựa chọn ñàn bê nghé ñực
hàng năm về số lượng, chất lượng, nhóm giống (theo hướng sản xuất)... nhằm ñảm bảo cho
việc thay thế, bổ sung ñực giống trong ñàn hoặc ñáp ứng nhu cầu con giống của thị trường.
+ Tổ chức việc ñánh giá, lựa chọn ñàn trâu bò bố mẹ ñể thực hiện việc ghép ñôi giao
phối theo kế hoạch xây dựng.
+ Tổ chức thực hiện quá trình phối giống, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt ñàn trâu bò cái chửa
nhằm thu ñược ñược con có chất lượng tốt nhất.
+ Tiến hành ñánh giá, chọn lọc ñàn bê nghé ñực khi cai sữa, ñưa những con bê nghé ñực
ñạt yêu cầu vào nhóm hậu bị ñể có kế hoạch bồi dục và tiếp tục chọn lọc làm ñực giống sau
này.
- Tạo nguồn bê nghé ñực bằng cách mua nhập từ bên ngoài
Thực hiện việc tạo nguồn bê nghé ñực giống theo phương thức này có ưu ñiểm là ñơn
giản hơn, thực hiện nhanh hơn, tuy nhiên chi phí sẽ tốn kém hơn, yêu cầu kỹ thuật và kinh
nghiệm trong chọn lọc con giống cao.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của cơ sở hoặc nhu cầu của thị trường, cơ sở sản xuất cần
phải lập kế hoạch cho việc mua nhập nguồn bê nghé ñực giống cụ thể cho từng năm. Bê nghé
ñực giống có thể ñược chọn mua từ các cơ sở sản xuất khác nhau, từ các trung tâm giống ở
trong nước hoặc từ nước ngoài. Tuy nhiên cần phải ñặc biệt tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh
thú y, kiểm tra dịch bệnh...trong quá trình mua, nhập con giống, nếu không sẽ gây lên những
thiệt hại nghiêm trọng, ñặc biệt là về bệnh dịch.
c. Tổ chức chọn lọc và gây tạo trâu bò cái giống
ðối với bất kỳ ñàn cái sinh sản nào thì một trong những khó khăn lớn nhất là xây dựng
ñược ñàn cái hậu bị tốt ñể thay thế cho những con cái sinh sản bị loại thải hàng năm hay ñể
tăng quy mô ñàn cái sinh sản. ðầu tư vào trâu bò tơ là ñầu tư cho tương lai nên phải ñảm bảo
ñược rằng những con bò ñược chọn lọc sau này sẽ ñẻ tốt và ở lâu ñược trong ñàn bò sinh sản.
Do vậy, ngoài việc ñánh giá theo nguồn gốc (hệ phả), việc chọn lọc trâu bò cái hậu bị có ý
nghĩa rất quan trọng và là một quá trình liên tục trong suốt quá trình phát triển của nó. Có một
vài giai ñoạn ñánh giá quan trọng ñể quyết ñịnh loại thải hay giữ lại làm giống: lúc cai sữa, từ
1 năm tuổi ñến lúc phối giống, sau phối giống và sau khi bê ñẻ lứa ñầu của nó ñược cai sữa.
ðể có thể loại thải những con không ñáp ứng ñược yêu cầu qua những giai ñoạn này thì phải
chọn nhiều bò hậu bị hơn số lượng cần có ñể thay thế ñàn.
Vào lúc bê hậu bị cai sữa, ñánh giá chúng qua khối lượng, chiều ño và kết cấu thể hình
cũng như các tính trạng quan trọng khác. Loại bỏ những con có kết cấu thể hình không ñẹp và
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 35
phân loại bê hậu bị trên cơ sở khối lượng cai sữa. Giữ lại những con nặng nhất nhưng không
quá béo. Sau lần loại thứ nhất vẫn có dư khoảng 50% so với số bò cần thay thế ñàn. Tiếp tục
ñánh giá ñàn bê tơ từ 1 năm tuổi cho ñến khi phối giống lần ñầu tiên. Một số con có thể phải
loại thải trong giai ñoạn này do sinh trưởng kém hay có vấn ñề về thể hình.

50% tốt nhất ñưa vào thay thế ñàn


20 % xấu Trại nuôi bò ñẻ lứa 2
nhất trở lên

Bê (90%)
Bê (90%)

Trại nuôi bê từ sơ sinh Trại kiểm tra bò ñẻ lứa 1


ñến cai sữa
Bê ñực Bê cái 25% 25% 50%

Bán giống
Toàn
Toàn bộ
bộ bê
bê cái
ñực
20% xấu nhất chuyển ñi giết thịt

Trại nuôi bê ñực từ 1 Trại nuôi bê cái từ 1 ñến


ñến 12 tháng tuổi 12 tháng tuổi
Chọn bê ñực làm giống từ
những bò cái tốt nhất

Trại vỗ béo Trại nuôi bò trên 1 tuổi và


bò tơ

Giết thịt
25% xấu nhất chuyển giết thịt

Hình 2.21: Sơ ñồ tổ chức chọn lọc bò cái giống hướng sữa


Trong chăn nuôi trâu bò sữa, hình thức tổ chức ñánh giá và chọn lọc bò cái qua kỳ tiết
sữa thứ nhất ñược áp dụng rộng rãi (hình 2.21). Việc chọn lọc bò cái theo năng suất cá thể ở
kỹ tiết sữa ñầu tiên ñem lại hiệu quả cao hơn so với việc chọn lọc thông qua sức sản xuất của
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 36
con mẹ (ñánh giá theo nguồn gốc). Chọn lọc bò cái ñẻ lứa 1 ñể thay thế ñàn nhằm mục ñích
nhanh chóng hoàn thiện chất lượng ñàn hay giống ñã ñược thực hiện thành công ở nhiều nước.
Sức sản xuất sữa của bò ñẻ lứa 1 có thể ñược tiến hành bằng cách vắt sữa kiểm tra không dưới
3 lần/tháng và xác ñịnh chất lượng sữa 1 lần/tháng. ðến cuối tháng thứ 6 của chu kỳ cho sữa
tiến hành ñánh giá phân loại bò cái. Khoảng 50% những con tốt nhất ñược chuyển vào ñàn cái
cơ bản. Số còn lại tuỳ theo chất lượng có thể bán giống ra ngoài hay chuyển ñi giết thịt/vỗ béo.
Nơi nuôi kiểm tra bò ñẻ lứa 1 cũng có thể ñồng thời là nơi kiểm tra chất lượng bò ñực giống
theo chất lượng ñời sau.
ðối với bò thịt, giai ñoạn quan trọng tiếp theo ñể chọn lọc là vào khoảng 2 tháng sau vụ
phối giống (45-60 ngày). Những con này ñược khám thai và tất cả những con không có chửa
ñều phải loại thải. Nếu có nhiều bò có chửa hơn so với số bò cần thay thế ñàn thì giữ lại
những con có chửa sớm hơn và bán những con khác dưới dạng bò tơ ñã có chửa. Bước ñánh
giá và chọn lọc cuối cùng là vào lúc cai sữa bê con lứa ñầu. Những con không có chửa lại sau
lứa ñẻ ñầu hay bê con cai sữa có chất lượng kém thì cũng nên loại thải.

IV. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ


Có hai phương pháp cơ bản ñể nhân giống trâu bò là nhân giống thuần và lai giống.
Bất cứ một chương trình giống nào cũng ñều dựa vào nhân thuần, lai giống hoặc phối hợp cả
hai biện pháp này. Ngoài ra, hiện nay việc sử dụng bê ñực trong ngành chăn nuôi bò sữa và
các loại bò loại thải ñể nuôi lấy thịt cũng trở nên phổ biến.
4.1. Nhân giống thuần
a. Mục tiêu của nhân giống thuần
Nhân giống thuần (hay còn gọi là nhân thuần) là cách cho giao phối giữa ñực và cái
thuộc cùng một giống ñể thu ñược ñời con mang 100% máu của giống ñó. Phương pháp này
nhằm ổn ñịnh, củng cố và nâng cao các tính trạng mong muốn của một giống sẵn có.
- ðối với các cơ sở nuôi bò giống
Nhằm có ñược tiến bộ di truyền cần xây dựng các chương trình nhân giống thuần, trong
ñó những cá thể “tốt nhất” ñược chọn lọc và ghép ñôi giao phối ñể làm bố mẹ cho thế hệ sau,
kết hợp với việc loại thải những cá thể kém chất lượng. Thông qua chọn lọc ta sẽ tìm ñược và
ghép ñôi giao phối những con bố mẹ tốt sao cho thế hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước.
- ðối với các cơ sở nuôi bò thương phẩm
Nhân giống thuần cũng ñược áp dụng bằng cách cho tất cả ñàn cái sinh sản phối với
ñực cùng giống (con ñực/tinh ñược chọn lọc). ðối với các ñàn lớn có thể sử dụng nhiều ñực
giống cùng một lúc, còn ñối với các ñàn nhỏ thì toàn bộ bò cái có thể phối với cùng một con
ñực. Tuy nhiên, nhằm tránh giao phối ñồng huyết, những con ñực này cần ñược thay khi mà
con gái của chúng ñã ñủ lớn ñể phối giống.
Nhân giống thuần có ưu ñiểm là tạo ra ñược những ñàn bê ñồng ñều hơn bê lai. Trong
nhân giống thuần hiện tượng ñẻ khó thường không phải là một vần ñề như thường gặp trong
lai giống (thường dùng bò ñực thuộc giống lớn hơn). Tuy nhiên, nhân giống thuần cũng có
những nhược ñiểm của nó là không có ñược ưu thế lai và không phối hợp ñược những tính
trạng tốt của nhiều giống. Mặc dù vậy, nhân giống thuần là cần thiết ñể tạo nguyên liệu di
truyền cho lai giống. Nhân giống thuần thường ñược áp dụng ñối với những giống thích nghi
tốt với ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và một trường của một ñịa phương cụ thể.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 37
b. Các phương pháp nhân giống thuần
Trong nhân giống thuần có một số phương pháp ñặc biệt sau ñây thường ñược áp dụng
ñể nâng cao tốc ñộ cải tiến di truyền của giống.

- Nhân giống theo dòng


Trong nhân giống thuần có thể có áp dụng biện pháp nhân giống theo dòng nhằm phát
huy và củng cố ở thế hệ sau những ñặc tính tốt xuất hiện ở những các thể ñược chọn là con
ñầu dòng, từ ñó có thể nâng cao chất lượng của ñàn và của giống. Nội dung của nhân giống
theo dòng gồm:
+ Tạo dòng: Phát hiện cá thể có chất lượng tốt thông qua ñánh giá chất lượng ñời sau ñể
làm con ñầu dòng. Ghép ñôi giao phối cẩn thận ñể có ñàn con cháu của con ñầu dòng ñó ñủ
lớn hình thành nên dòng gia súc thuần có những chất lượng ñặc thù nổi bật.
+ Tiêu chuẩn hoá hoá dòng và xây dựng nhóm hạt nhân của dòng thông qua chọn lọc
những con ñáp ứng ñược yêu cầu về ngoại hình thể chất và sức sản xuất theo tiêu chuẩn của
dòng.
+ Ghép ñôi giao phối giữa các cá thể ñực và cái cùng dòng ñể duy trì và củng cố những
ñặc ñiểm tốt của dòng ñó. Thông thường cho ghép ñôi giao phối nội bộ dòng ở ñời thứ ba (III-
III) hoặc ñời thứ ba với ñời thứ tư (III-IV).
+ Nhân giống chéo dòng: Cho những các thể thuộc các dòng khác nhau giao phối với
nhau nhằm phối hợp ñược nhiều ñặc ñiểm tốt ở các dòng khác nhau nhằm mục ñích kinh tế
trực tiếp hay tạo dòng mới.
- Nhân giống hạt nhân theo sơ ñồ hình tháp
ðây là mô hình nhân giống ñược chia thành ba bậc tương ứng là: ñàn hạt nhân, ñàn nhân
giống và ñàn thương phẩm:
+ ðàn hạt nhân là ñàn di truyền ưu tú thường ñược nuôi trong các trạm trại hạt nhân của
một hệ thống nhân giống. Chức năng ñầu tiên của ñàn hạt nhân là sản xuất những con ưu tú
theo mục tiêu chọn giống và phân phối chúng ñến các ñơn vị nhân giống. Những ñực giống
sinh ra từ ñàn cái hạt nhân sau khi ñược chọn lọc sẽ tham gia vào hệ thống TTNT và có thể
phối (tinh) cho con cái ở tất cả các ñàn từ hạt nhân ñến thương phẩm.
+ ðàn nhân giống thường ñược những nuôi ở các trại nhân giống hay do những hộ nông
dân có trình ñộ quản lý. Chức năng chủ yếu của ñàn nhân giống là mở rộng vật liệu di truyền
của ñàn hạt nhân ưu tú thành số lượng lớn hơn ñể chuyển tới ñàn thương phẩm. Như vậy, ñàn
nhân giống là một sự sao chép của ñàn hạt nhân gốc phát triển thành hai bậc: một bậc là ñàn
hạt nhân thật sự còn bậc kia là các vệ tinh của ñàn hạt nhân.
+ ðàn thương phẩm là những ñàn ñược nuôi với số lượng lớn ñể sản xuất ra gia súc
thương phẩm (cho thịt, sữa). Những con ñực từ ñàn nhân sẽ ñược phối cho những ñàn này ñể
cải tiến di truyền bằng con ñường TTNT. ðực giống phối trực tiếp cho những ñàn này có thể
ñược mua từ ñàn hạt nhân, ñàn nhân giống và cũng có thể ñược mua ngay từ chính trong ñàn
sản xuất.
Có hai hệ thống nhân giống hạt nhân là hệ thống nhân giống hạt nhân ñóng và hệ thống
nhân giống hạt nhân mở với sơ ñồ chuyển dịch gen như mô tả ở hình 2.22.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 38
Trong hệ thống nhân giống hạt nhân ñóng (A), ñàn hạt nhân có nhiệm vụ tạo ra những
con ñực và cái ñể tự thay thế và cung cấp cho các ñàn nhân giống. ðôi khi người ta có thể
nhập nhập bổ sung một số ñực và cái giống từ các ñàn hạt nhân khác (hay nhập từ nước ngoài
vào), nhưng không nhận ñực hay cái giống từ các ñàn nhân giống chuyển lên. ðàn nhân giống
có nhiệm vụ chủ yếu là tạo ra những con ñực và ñôi khi cả cái giống cung cấp cho các ñàn
thương phẩm. Người ta thường xuyên nhập ñực giống và ñôi khi cả cái giống từ ñàn hạt nhân
ñể thay thế ñàn này, nhưng không tiếp nhận những con giống từ các ñàn thương phẩm chuyển
lên. ðàn thương phẩm thường tiếp nhận ñực và ñôi khi cả cái giống từ ñàn nhân giống ñể sản
xuất ra gia súc thương phẩm. Như vậy, trong hệ thống này chỉ có một chiều chuyển dịch gen
từ ñỉnh tháp xuống ñáy tháp. Tốc ñộ cải tiến di truyền của hệ thống này phụ thuộc vào tốc ñộ
cải tiến di truyền của ñàn hạt nhân. Nếu trong hệ thống này con ñực ñược nhập thẳng từ ñàn
hạt nhân xuống ñàn thương phẩm (hay thông qua TTNT) thì tốc ñộ cải tiến di truyền của cả hệ
thống sẽ tăng lên.

§ùc vµ c¸i §ùc vµ c¸i


§ùc gièng H¹t §ùc gièng
gièng gièng
(TTNT) nh© (TTNT)
n
C¸c ®µn §ùc Nh÷ng con
§ùc
nh©n gièng gièng tèt nhÊt gièng

C¸c ®µn Nh÷ng con


thương phẩm tèt nhÊt

A: Nh©n gièng h¹t nh©n ®ãng B: Nh©n gièng h¹t nh©n më

Hình 2.22: Hệ thống nhân giống hạt nhân ñóng (A) và hạt nhân mở (B)
Trong hệ thống nhân giống hạt nhân mở (B), việc thay thế vật liệu gốc cho ñàn hạt nhân
ñược lựa chọn từ cả ñàn hạt nhân và các ñàn nhân giống. Tương tự, khi phát hiện thấy những
con giống tốt ở các ñàn thương phẩm người ta có thể chuyển chúng về ñàn nhân giống.
Thường thì chỉ có những con cái là ñược di chyển giữa các bậc, còn con ñực thay thế chỉ ñược
tạo ra từ ñàn hạt nhân. Những con cái tốt nhất ñược phát hiện từ bậc dưới có thể ñược chuyển
lên bậc trên. Như vậy, trong hệ thống mở này con vật (gen) ñược phép di chuyển trong tất cả
mọi hướng giữa ñàn hạt nhân và các ñàn nhân giống (hoặc ñàn thương phẩm). So với hệ thống
ñóng thì hệ thống mở này cho phép ñạt ñược tốc ñộ cải tiến di truyền nhanh hơn, giảm ñược
nguy cơ giao phối cânh huyết. Tuy nhiên hệ thống nhân giống hạt nhân mở này ñòi hỏi việc
quản lý con giống và ngăn ngừa lây lan bệnh tật phải tốt hơn.
- Nhân giống hạt nhân áp dụng công nghệ gây rụng nhiều trứng và cấy truyền phôi
Tiến bộ di truyền ở trâu bò chậm hơn so với ở gà và ở lợn do chúng là gia súc ñơn thai
nên cường ñộ chọn lọc tương ñối yếu và do khoảng cách thế hệ dài. Sử dụng công nghệ gây
rụng nhiều trứng và cấy truyền phôi (MOET) cho phép tạo ra ñược nhiều bê nghé cùng một

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 39
lúc từ mỗi bò mẹ và có thể áp dụng trong nhân giống ñàn hạt nhân ñể tăng tốc ñộ cải tiến di
truyền nhanh hơn. Trong hệ thống này những con cái hạt nhân ñược nuôi trong trại kiểm tra.
Mỗi năm chọn ra một số con ñặc biệt xuất sắc và sử dụng công nghệ MOET ñể sản xuất ra
nhiều bê cái và bê ñực. Số bê cái sau khi ñẻ lứa ñầu ñược bổ sung vào ñàn hạt nhân. Toàn bộ
bê ñực ñược nuôi dưỡng và ñược ñánh giá giá trị giống trên cơ sở ñánh giá thành tích của chị
em gái (nhờ MOET tạo ra), từ ñó chọn ra những con tốt nhất dùng cho sản xuất tinh ñông
lạnh. Tinh của những ñực giống này ñược dùng ñể phối cho ñàn cái hạt nhân, ñồng thời cũng
ñược phối cho các ñàn cái khác trong ñiều kiện sản xuất ñại trà và có thể kiểm tra năng suất
con gái của chúng trong ñiều kiện sản xuất.

4.2. Lai giống


a. Mục tiêu của lai giống
Lai giống là cho giao phối những cá thể khác giống với nhau hay nói một cách khác là
lai giữa các giống với nhau. Những lý do cơ bản ñể thực hiện lai giống là:
- Sử dụng ưu thế lai, có nghĩa là khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có ñược
ở con lai so với các các thể thuộc giống thuần của bố mẹ.
- Khai thác các ưu ñiểm của các giống khác nhau, có nghĩa là ñể tổ hợp ñược các ñặc
tính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai.
- Thay thế ñàn, có nghĩa là sử dụng các cá thể con lai vào mục ñích sinh sản.
- Tạo giống, có nghĩa là tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gen từ các giống khác
nhau.
b. Các phương pháp lai giống trâu bò
Trong chăn nuôi bò có hai hệ thống lai giống cơ bản là lai giống kết thúc và lai giống
liên tục. Ngoài ra, còn có nhiều hệ thống lai giống khác ñược xây dựng trên cơ sở của hai hệ
thống cơ bản này, thậm chí có hệ thống lai giống trong ñó ñối với một số tính trạng thì sử
dụng hệ thống lai giống kết thúc và với một số tính trạng khác lại sử dụng hệ thống lai giống
liên tục.
(1) Hệ thống lai giống kết thúc
ðặc ñiểm cơ bản của hệ thống lai giống kết thúc là tất cả các cá thể con lai ñều ñược bán
ñi hay nuôi ñể giết thịt, có nghĩa là những cá thể lai này không ñược giữ lại trong ñàn ñể phục
vụ cho mục ñích tạo giống. Vì thế lai giống theo hệ thống này còn ñược gọi là lai kinh tế.
Một số ví dụ về lai kết thúc như sau:
+ Lai tạo con lai F1: Dùng mẹ thuần chủng của một giống phối với bố thuần chủng của
một giống khác. Thế hệ lai thứ nhất biểu hiện ưu thế lai cao nhất giữa bất kỳ cặp lai 2 giống
nào. Bất lợi chính của sản xuất F1 là không có ưu thế lai ñối với tính trạng khả năng làm mẹ vì
tất cả các cá thể mẹ ở ñây ñều là thuần chủng. Con lai F1 ñược dùng rộng rãi trong sản xuất ñể
vỗ béo khai thác thịt.
+ Lai phản hồi: Dùng cái lai F1 cho phối với một trong hai giống ñực tạo nên chính F1
ñó. Ưu ñiểm lớn nhất của phép lai này là các cá thể mẹ và thế hệ con ñều là tổ hợp lai. Ví dụ,
bò cái lai F1 (Brahman x Droughtmaster) ñược phối với bò ñực Droughtmaster ñể sản xuất
con lai mang 1/4 máu Brahman và 3/4 máu Droughtmaster. Ưu thế lai về khả năng làm mẹ có
thể cao, phụ thuộc vào giống dùng ñể lai, nhưng thành phần ưu thế lai trực tiếp không thể cực

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 40
ñại trong phép lai phản hồi này vì thành phần vật chất di truyền của giống bố ñã có trong mẹ
lai F1. Năng suất của con lai phản hồi có thể cao hơn F1 ñối với những tính trạng ảnh hưởng
bởi dòng mẹ.
+ Lai kết thúc 3 máu: Dùng cái lai F1 cho phối với ñực của một giống thứ ba không
tham gia tạo ra F1 ñó. Ví dụ, bò cái F1 (Brahman x Hereford) ñược phối với ñực Charolais ñể
sản xuất tổ hợp lai 3 máu nuôi thịt. Nếu giống ñược chọn một cách cẩn thận, tổ hợp lai 3 máu
của phép lai này có thể sử dụng ñầy ñủ các yếu tố của giống, ưu thế lai cao cả 2 thành phần:
trực tiếp và mẹ lai, ñồng thời có mức ñộ thay thế ñàn cao.
+ Lai tạo con lai F2: Dùng con cái F1 cho phối với ñực F1. Ví dụ, bò cái F1 (BxH) ñược
phối với ñực F1 (BxH). Một ưu ñiểm của hệ thống sản xuất F2 là cả bố, mẹ và con ñều là tổ
hợp lai nên có ưu thế lai cao. Thế nhưng, F2 chỉ có 1/2 ưu thế lai trực tiếp so với F1. Ngoài ra,
thế hệ lai thứ 2 (F2) có khuynh hướng biến ñộng với phạm vi lớn hơn tổ hợp lai 3 máu.
+ Lai tạo con lai F1 4 máu: Dùng cái lai F1 cho phối với ñực F1 nhưng các giống thuần
tham gia tạo con cái F1 khác hẳn các giống thuần tham gia tạo ra con ñực F1. Ưu nhược ñiểm
chính của phép lai này tương tự như phép lai tạo F2 nhưng ưu thế lai trực tiếp ở ñây lớn hơn so
với phép lai tạo F2. Ví dụ, cái F1(CxD) phối với ñực F1(AxB) hoặc ñực F1(CxD) phối với cái
F1(AxB), ñực và cái lai ở ñây ñều ñược sử dụng ñể thay thế ñàn bò sinh sản.
Các hệ thống lai kết thúc trên có khả năng nâng cao năng suất sản xuất nhờ khai thác
ñược ưu thế lai. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất của hệ thống lai này là tất cả các cá thể của thế hệ
lai ñều bán ñi, không giữ lại với mục ñích làm giống nên ñàn cái giống thuần thay thế phải
mua từ nơi khác hoặc tạo ra từ ñàn khác. ðối với tất cả các hệ thống lai kết thúc, một số lượng
rất lớn cá thể cái thuần chủng phải ñược nuôi ñể tạo thế hệ lai F1 mà những con cái thuần
chủng này thường có tỷ lệ thụ thai và biểu thị các tính năng làm mẹ thấp hơn so với cá thể cái
lai. Ngoài ra, do hầu hết các cá thể mẹ thuần chủng là cần thiết cho việc thay thế ñàn ñể sản
xuất các cá thể thuần hoặc tổ hợp lai nên số lượng con cái ñể chọn lọc cho hệ thống lai là rất
hạn chế.
(2) Hệ thống lai giống liên tục
Bất cứ số lượng giống là bao nhiêu cũng có thể tham gia hệ thống lai tạo giống liên tục.
Tính chất cơ bản và ưu ñiểm lớn nhất của hệ thống lai giống tiếp tục là cá thể cái ñược tạo ra
từ phép lai này ñược sử dụng ñể thay thế ñàn cái sinh sản. Do tất cả cái lai ñược tạo ra từ phép
lai này ñược sử dụng ñể thay thế ñàn nên cá thể cái lai giữ lại làm mẹ có thể ñược chọn lọc
một cách khắt khe hơn. Một ưu ñiểm nữa của phép lai này là cá thể mẹ và thế hệ con ñều là tổ
hợp lai.
Một số ví dụ về hệ thống lai liên tục như sau:
+ Lai luân hồi chuẩn: Các cá thể cái lai ñược giữ lại ñể thay thế ñàn cái sinh sản và cho
phối với ñực của một giống khác với giống của bố ñã tạo ra nó. Cá thể cái lai ñược phối với
ñực của một giống mà nó có số lượng gen ít nhất trong số các giống bố mẹ tham gia vào hệ
thống lai tạo. Bất cứ bao nhiêu giống cũng có thể tham gia vào hệ thống lai luân hồi chuẩn.
Hệ thống lai luân hồi chuẩn có 2 giống tham gia ñôi lúc còn ñược gọi lai luân hồi chuẩn.
Sau một thời gian thực hiện phép lai luân hồi này các cá thể cái lai của thế hệ con sẽ phân chia
thành 2 nhóm: một nhóm ñược phối với ñực của một giống và nhóm thứ hai ñược phối với
ñực của một giống khác. Cả 2 nhóm này luôn có khoảng 2/3 vật chất di truyền của một giống
và 1/3 của một giống khác. Trong phép lai này, các cá thể lai ở những thế hệ tiếp theo luôn có
2/3 thành phần ưu thế lai trực tiếp so với thế hệ con lai thứ nhất (F1). Nhược ñiểm chính của
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 41
hệ thống lai này là có thể không sử dụng cái lai ñể thay thế ñàn vì tất cả các giống tham gia
trong phép lai này ñã ñược sử dụng như là giống của bố.
Trong hệ thống lai luân hồi chuẩn có 3 giống tham gia có một số ñiểm rất linh ñộng
trong trật tự của giống. Việc thay thế ñàn trong hệ thống lai luân hồi chuẩn có 3 giống tham
gia có thể ñược sử dụng giống như phương pháp lai luân hồi chuẩn có 2 giống ñã trình bày ở
trên.
Hệ thống lai luân hồi chuẩn có nhiều giống tham gia ñều làm tương tự như ở hệ thống
lai luân hồi chuẩn có 2 giống tham gia, bởi vì hệ thống lai luân hồi chuẩn bao gồm việc sử
dụng các nhóm khác nhau của cá thể cái tham gia tạo giống. Lưu ý, phép lai này không thích
hợp với những ñàn gia súc nhỏ. Hệ thống này có thể biến ñổi bằng cách sử dụng một ñực
trong vòng 2 năm cho một nhóm cùng chăn thả chung trên ñồng cỏ và sau 2 năm sẽ ñổi một
ñực khác từ một ñàn khác trong hệ thống lai tạo này. Giống của ñực giống ñược thay ñổi sau 2
năm và cách làm này sẽ áp dụng cho trường hợp có ñực giống cùng tham gia trong hệ thống
lai này. Mặc dầu vậy, một số bò cái già có thể giữ lại trong ñàn khá lâu ñể sản xuất với các
ñực giống nhằm giảm bớt số giống sử dụng trong phép lai này.
+ Lai luân hồi F1 cũng tương tự như hệ thống lai luân hồi chuẩn 2 giống loại trừ việc sử
dụng ñực F1 thay vì ñực thuần. Nếu ưu thế lai giữa bất cứ cặp giống nào cũng như nhau thì ưu
thế lai của mẹ và con trong hệ thống này cao hơn so với trong hệ thống lai luân hồi chuẩn 2
giống. Ngoài ra, ưu thế lai của ñực giống lai có thể ñược sử dụng trong hệ thống lai luân hồi
F1 này.
+ Lai luân hồi 3 giống biến ñổi là hệ thống có một số tính chất của hệ thống lai luân hồi
2 giống và của hệ thống lai luân hồi 3 giống chuẩn. Trong hệ thống lai này có thể khai thác
những ưu ñiểm ưu thế lai cao khi sử dụng một giống mà biểu thị ưu thế lai cao hơn giữa nó
với những giống khác so với giữa những giống khác với nhau. ðó có thể là trường hợp khi bò
Brahman biểu thị ưu thế lai với các giống bò ôn ñới cao hơn giữa các giống bò ôn ñới với
nhau.
Ví dụ sau ñây sẽ chứng minh phép lai luân hồi biến ñổi khi sử dụng các giống Brahman,
Angus và Hereford. Tất cả bò cái hoặc hậu bị cái mà bố của chúng là Angus hoặc Hereford
ñều ñược phối với ñực Brahman. Sau một thời gian lai, những con bê mà bố của chúng là
Brahman và ông ngoại là Hereford sẽ là 2/3B, 4/15H và 1/15A. Những cá thể bê mà bố là B
và ông ngoại là A sẽ là 2/3B, 4/15A và 1/15H. Trong lúc ñó bê mà bố là A sẽ là 8/15A, 1/3B
và 2/15H.
Hệ thống lai này hy vọng có ưu thế lai cao hơn hệ thống lai luân hồi chuẩn 2 giống như
B với H hoặc A. Hệ thống lai này cũng hy vọng có ưu thế lai cao hơn hệ thống lai luân hồi
chuẩn 3 giống khi sử dụng 3 giống B, H và A vì một số bò cái ở hệ thống lai luân hồi chuẩn 3
giống mà bố chúng là H hoặc A có thể cho phối với ñực của một giống ôn ñới khác so với ñực
B. Những cá thể bê sinh ra từ phép lai này không chỉ có ưu thế lai thấp mà cũng chỉ có 1/7B.
Tất cả các cá thể sinh ra từ hệ thống lai luân hồi 3 giống thì ít nhất có 1/3B và ñó là thành
phần di truyền cố ñịnh.
+ Lai cải tạo (hay còn gọi là lai cấp tiến) là hệ thống lai giống mà ñực thuần chủng của
một giống nhất ñịnh, thường là giống cao sản, ñược cho phối với những cái lai tốt nhất ñược
tạo ra qua các thế hệ lai trong hệ thống ñó. Sơ ñồ 2.23 là một ví dụ dùng bò ñực HF ñể lai cải
tạo với bò cái nền Lai Sind ở Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 42
Trong lai cấp tiến, con lai sẽ tăng tỷ lệ vật chất di truyền của giống bố liên tục qua các
thế hệ lai. Lai cải tạo thường sử dụng khi muốn ñưa một giống vào một vùng với một quần thể
nhỏ. Cũng có thể là do ñiều kiện nuôi dưỡng và khí hậu khó thích nghi với một giống cao sản
nhập nội nên phải dùng phương pháp này trong lúc không thể nuôi thuần chủng giống nhập
nội ñó. Bằng phương pháp lai cải tạo từ những cá thể cái của một giống ñã có ở ñây từ trước,
giống này ñược tăng về số lượng một cách nhanh chóng hơn so với nếu chúng chỉ ñược nhân
giống thuần.

Hình 2.23: Sơ dồ lai cấp tiến giữa bò Holtein Fríesian (HF) với bò
Lai Sin ở Việt Nam

+ Lai liên tục từ các cá thể F1 tốt nhất cũng tương tự như lai cải tạo nhưng ở ñây ñực
F1 ñược sử dụng chứ không phải sử dụng ñực thuần. ðiều ñó có nghĩa là duy nhất ñực F1 của
một cặp giống nhất ñịnh ñược sử dụng làm bố còn mẹ thì dùng các sản phẩm lai tự có trong
ñàn ñể thay thế. Ưu thế lai trực tiếp cao nhất ở các ñực giống vì nó là F1, trong lúc ñó mẹ và
con ñều chỉ có 1/2 ưu thế lai so với F1. Hệ thống lai này có thể là ñơn giản nhất trong quản lý
và dễ sử dụng nhất cho ñàn nhỏ và chỉ có một ñực giống trong ñàn.
+ Lai gây thành (hay còn gọi là lai tổ hợp) là lai tạo giống mới từ một tổ hợp lai của
hai hay nhiều giống nhằm phối hợp các ñặc tính tốt của nhiều giống lại. Lai gây thành không
có sơ ñồ nhất ñịnh mà phải căn cứ vào mục tiêu gây giống. Cách làm là lấy trâu/bò giống nội,
giống ngoại, hay các giống khác nhau và con lai của chúng cho giao phối với nhau, khi nào có
ñược những con sinh ra ñạt yêu cầu thì cho tự giao ñể cố ñịnh thành giống mới.
Ưu ñiểm của giống tổ hợp là sự pha trộn của các yếu tố giống mong muốn của các giống
tham gia và giữ ñược ưu thế lai ban ñầu của tổ hợp lai. Nếu một giống ñược hình thành từ ñàn
nền F1, thì 1/2 ưu thế lai ban ñầu của tổ hợp lai ñược giữ lại. Nhiều giống bò do lai tổ hợp này
tạo nên sử dụng 5/8 lượng vật chất di truyền của một giống bò ôn ñới và 3/8 thuộc giống nhiệt
ñới (B). Khoảng 15/32 ưu thế lai của F1 ñược giữ lại trong những giống bò ñược tạo thành
này. Bất cứ sự cận huyết nào ở giống vừa tạo thành sẽ làm giảm ưu thế lai giữ lại.
(3) Hệ thống lai kết hợp
Một hệ thống lai kết hợp là hệ thống kết hợp giữa một số tính chất của hệ thống lai kết
thúc và một số tính chất của hệ thống lai liên tục. Một hệ thống lai kết hợp ñược những ñặc
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 43
tính mong muốn của cả hai hệ thống lai kết thúc và lai liên tục có thể là ñạt ñược trong những
ñiêù kiện nhất ñịnh.
Không có giới hạn về khả năng phát triển các hệ thống lai kết hợp. Một ví dụ về hệ
thống lai kết hợp ñược gọi là tổ hợp lai ngoài. Trong hệ thống lai này, một phần của ñàn ñược
giữ lại tương tự như hệ thống lai luân hồi chuẩn 2 giống nhằm cung cấp những cá thể cái ñể
thay ñàn ñối vơí cả 2 trường hợp luân hồi. Một giống thứ 3 ñược sử dụng ñể phối với những
cái sinh ra từ lai luân hồi ñể tạo ra con lai nuôi thịt.

V. CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG TRÂU BÒ


5.1. Phát triển chương trình giống
Như phần trên ñã ñề cập, có hai phương tiện ñể cải tiến chất lượng giống (di truyền) trâu
bò là chọn lọc và lai giống. Chọn lọc tạo ra sự tiến bộ liên tục và bền vững về giá trị giống.
Mặt khác, lai giống tạo cơ hội tăng năng suất nhờ việc phối hợp các tính trạng kinh tế quan
trọng có ở các giống khác nhau (bổ sung) và khai thác ưu thế lai. Dù một chương trình giống
trâu bò dựa trên cơ sở chọn lọc, lai giống hay kết hợp cả hai (ví dụ lai gây thành tạo giống
mới) thì nó cũng phải ñược xây dựng theo một trình tự có lôgic. Do vậy, khi ñã có ñược một
sơ ñồ nhân giống thích hợp, cần xem xét các thủ tục tiếp theo ñể phát triển một chương trình
giống. Các bước cụ thể gồm:
a. Xác ñịnh mục tiêu nhân giống
Xác ñịnh mục tiêu nhân giống là xác ñịnh ñích cần ñạt ñược ñể ñịnh hướng cho chương
trình giống sẽ thực hiện. Hay nói cách khác, xác ñịnh mục tiêu nhân giống là xác ñịnh “nhiệm
vụ di truyền” cho những gia súc giống. Mục tiêu nhân giống phải mô tả ñược các tính trạng
cần ñược cải tiến qua mỗi thế hệ, trong ñó nói lên ñược cả tầm quan trọng tương ñối giữa các
tính trạng. Mục tiêu nhân giống thông thường là mục tiêu kinh tế, tức là lợi nhuận mà người
chăn nuôi bò mong muốn ñạt ñược, nên nó chủ yếu bao gồm các tính trạng có ý nghĩa kinh tế
quan trọng (gọi là các tính trạng thuộc mục tiêu nhân giống). Các mục tiêu nhân giống hướng
tới các thị trường khác nhau hay liên quan ñến việc sử dụng các gia súc có vai trò khác nhau
thì có thể rất khác nhau. Mục tiêu nhân giống (H) có thể ñược hình dung một cách tổng quát
như sau:
H = v1.G1+ v2.G2 + v3.G3 + v4.G4 +…
ở ñây, G là giá trị của giống ñối với các tính trạng khác nhau và v là giá trị kinh tế tương
ứng của các tính trạng ñó. Như ñã nói ở trên, giá trị kinh tế của tính trạng ñược ñịnh nghĩa như
là sự thay ñổi lợi nhuận cận biên có ñược khi tăng ñược một ñơn vị của tính trạng. Giá trị kinh
tế của tính trạng ñược ñánh giá khi mặc nhận rằng tất cả các tính trạng khác không thay ñổi.
Tích của giá trị kinh tế và ñộ lệch chuẩn của các tính trạng di truyền (tức vi.δgi, gọi là giá trị
kinh tế tương ñối của tính trạng) thường ñược sử dụng ñể miêu tả tầm quan trọng tương ñối
của tính trạng ñối với mục tiêu nhân giống.
Theo Ponzoni và Newman (1989) có 4 bước quan trọng khi xác ñịnh mục tiêu nhân
giống như sau:
1) Nhận dạng hệ thống nhân giống, hệ thống chăn nuôi, và hệ thống maketing (thị
trường) liên quan ñến những con gia súc giống và ñời sau của chúng.
2) Xác ñịnh tất cả các nguồn thu và các chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận trong hệ thống.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 44
3) Xác ñịnh các tính trạng sinh học có ảnh hưởng tới thu nhập và chi phí (tính trạng kinh
tế).
4) Xác ñịnh biến ñộng giá trị kinh tế liên quan ñến việc tăng ñược một ñơn vị ở mỗi tính
trạng.
Khi lựa chọn các mục tiêu cho một chương trình giống thương phẩm, người sản xuất
con giống cần xem xét ñến các yêu cầu của khách hàng (người sản xuất bò thương phẩm) bởi
vì ñàn bò thương phẩm sẽ chuyển dịch theo hướng mà người sản xuất con giống ñã chọn. Lợi
nhuận là mục tiêu cơ bản của hầu hết các chương trình giống thương phẩm. Lợi nhuận ñược
quyết ñịnh bởi: (1) chi phí ñầu vào, (2) hiệu quả sản xuất và (3) giá trị các sản phẩm sản xuất
ñược. Nói chung rất khó có thể ñánh giá trực tiếp ñược sự khác nhau về lợi nhuận giữa các
chương trình giống khác nhau. Tuy nhiên, ñể thiết kế ñược những chương trình giống thích
hợp cần phải có các tiêu chuẩn so sánh. Ba yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoặc lợi nhuận của
các chương trình giống thương phẩm là (1) các ñặc ñiểm của giống ñược sử dụng (2) ưu thế
lai (nếu có) ñược sử dụng ở ñời con (trực tiếp), ở mẹ, hoặc có thể ở bố và (3) các ñặc ñiểm ảnh
hưởng tới hiệu quả của hệ thống các giống ñược sử dụng làm bố và làm mẹ (các ñặc ñiểm
truyền cho ñời con và tạo ñược ưu thế lai).
b. Xây dựng tiêu chuẩn chọn lọc
Mục tiêu nhân giống là cơ sở ñể xây dựng tiêu chuẩn ñánh giá và chọn lọc gia súc giống
nhằm ñạt ñược mục tiêu ñó. Tuy nhiên, trong các chương trình giống có thể chọn lọc trực tiếp
các tính trạng mục tiêu nhưng cũng có thể chọn lọc gián tiếp theo các tính trạng khác dựa vào
mối tương quan di truyền giữa các tính trạng. Tiêu chuẩn chọn lọc ñược xây dựng dựa trên
một số tính trạng nhất ñịnh (gọi là tính trạng chọn lọc). Một chỉ số chọn lọc ña tính trạng ñược
xây dựng hợp lý là tiêu chuẩn chọn lọc tốt nhất ñể ñạt ñược mục tiêu nhân giống ñã ñề ra
(xem mục 3.1). Tuỳ theo các mục tiêu nhân giống khác nhau mà các tiêu chuẩn chọn lọc sẽ
khác nhau. Hiện nay ñã có nhiều phần mềm máy tính trợ giúp cho việc xây dựng tiêu chuẩn
chọn lọc ñực giống. Chẳng hạn, phần mềm BREEDOBJECT ñang ñược áp dụng ở Australia
là một chương trình như vậy dùng ñể xây dựng chỉ số chọn lọc nhằm phân loại ñực giống bò
thịt theo các mục tiêu giống ñã ñược xác ñịnh.
c. Xây dựng sơ ñồ ghi chép hệ phổ và năng suất
Thu thập các thông tin về các tính trạng thuộc tiêu chuẩn chọn lọc và hệ phổ là cần thiết
cho việc ñánh giá di truyền. Việc thu thập các thông tin này ñòi hỏi phải có một hệ thống theo
dõi và ghi chép chặt chẽ nhằm ñảm bảo ñược mức ñộ chính xác và thực tế khi thực hiện. Phải
căn cứ vào tiêu chuẩn chọn lọc ñể thiết kế hệ thống biểu mẫu theo dõi các tính trạng chọn lọc
cho phù hợp với mỗi chương trình giống cụ thể.
d. ðánh giá di truyền
Các số liệu năng suất và hệ phổ ñược phối hợp ñể phân tích nhằm ước tính giá trị giống
(EBV) ñối với các tính trạng khác nhau. Như ñã nói ở một phần trước, nhiều mô hình thống
kê và chương trình máy tính ñã ñược xây dựng ñể sử dụng vào mục ñích này. Kết quả ñánh
giá di truyền là một danh bạ về các con giống với các giá trị giống ước tính (EBV) khác nhau.
Từ các giá trị giống ước tính này các chỉ số chọn lọc có thể ñược tính toán cho các mục tiêu
nhân giống khác nhau.
Hình 2.24 là một ví dụ cho thấy kết quả tính toán 2 chỉ số chọn lọc (Index) theo 2 mục
tiêu nhân giống khác nhau của phần mềm BREEDOBJECT. Mỗi giá trị giống ước tính (EBV)
của các tính trạng khác nhau (do phần mềm BREEDPLAN tính ra trong các cột phía bên phải
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 45
Index2) ñược nhân với một hệ số gia quyền (tính khác nhau cho mỗi chỉ số) rồi cộng tổng lại
thành giá trị của chỉ số chọn lọc cho mỗi ñực giống (Animal ID). Như vậy, giá trị của chỉ số
chọn lọc của mỗi ñực giống thay ñổi tuỳ theo các mục tiêu nhân giống khác nhau, và do vậy
mà vị trị xếp hạng của từng ñực giống cũng thay ñổi theo các chương trình giống khác nhau.

Hình 2.24: Ví dụ về tính chỉ số chọn lọc (index) và giá trị giống ước tính (EBV) của bò

e. Sử dụng các con vật ñã ñược chọn lọc


Việc sử dụng những con giống nào (ñã ñược ñánh giá và chọn lọc) phụ thuộc vào các
quyết ñịnh về cấu trúc di truyền của quần thể nhằm ñạt ñược các mục tiêu nhân giống một
cách tối ưu. Các quyết ñịnh này bao gồm việc ñánh giá phạm vi sử dụng truyền giống nhân
tạo, việc phát triển các ñàn hạt nhân tốt nhất và vai trò của các giống cũng như các con lai
khác nhau. Các phương pháp chọn phối cụ thể phải ñược áp dụng cho những cá thể ñã ñược
chọn lọc nhằm phát huy tốt nhất những phẩm chất quý của con giống này.

5.2. Kinh doanh giống trong chăn nuôi trâu bò


Trong một nền chăn nuôi trâu bò theo cơ chế thị trường luôn luôn tồn tại hệ thống chăn
nuôi bò giống và hệ thống chăn nuôi bò thương phẩm. Những người sản xuất bò giống thuần
có thể bán phần lớn ñàn giống của họ cho những người sản xuất giống thuần khác. Mặt khác,
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 46
người sản xuất giống thuần cũng bán con giống cho những người sản xuất thương phẩm vì họ
liên tục cần có những con bò sinh sản tốt thuộc giống ñó ñể sản xuất bê có chất lượng ngày
càng tốt hơn.
Các nhà sản xuất con giống là những người tạo nguyên liệu di truyền cho những người
chăn nuôi bò thương phẩm. Họ là những người ñầu tiên kinh doanh ñể thu lợi nhuận. Khách
hàng của họ là những người sản xuất bò thương phẩm. Các nhà sản xuất bò giống này cũng
kinh doanh thu lợi nhuận. Lợi nhuận của người sản xuất chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu của
người tiêu thụ sản phẩm của họ. Lợi nhuận cho phép các nhóm người này tồn tại trong cùng
ngành hàng. Lợi nhuận xuất hiện khi giá trị của thu nhập có ñược vượt quá chi phí ñầu vào và
các chi phí sản xuất sản phẩm. Trong ngành hàng bò thịt chẳng hạn, sản phẩm chủ yếu là thân
thịt, ngay cả ñối với cả trường hợp bán con vật sống. Chi phí sản xuất chủ yếu là thức ăn, tiền
mua con giống, ñiều kiện chăn nuôi và công lao ñộng.
ðối với người chăn nuôi bò thương phẩm, việc mua con giống không chỉ ñơn thuần là
chi phí của hệ thống sản xuất mà còn tạo ra ảnh hưởng thuận lợi cho việc vận hành cả hệ
thống ñó. ðiều ñó có thể do giảm ñược các chi phí ñầu vào hay tăng ñược thu nhập từ ñầu ra,
hoặc cả hai. Người sản xuất sẵn sàng (có ñộng cơ) trả giá cao ñể mua bò giống nếu như họ
ñược ñảm bảo chắc chắn rằng lợi nhuận của họ sẽ ñược tăng lên nhờ tăng khoản chi phí ñầu tư
cho con giống chất lượng tốt.
ðối với người sản xuất bò giống, thu nhập chính có ñược từ việc bán gia súc giống (hay
tinh và phôi). Việc ñầu tư nhằm cải tiến giá trị giống sẽ làm tăng chi phí cho người sản xuất
con giống vì họ phải ñầu tư thêm công lao ñộng ñể ghi chép số liệu, ñăng ký kiểm tra, chi phí
máy tính... Tuy vậy, người sản xuất con giống cũng sẵn sàng (có ñộng cơ) tăng ñầu tư cho các
chi phí ñó nếu như họ nhận thấy rõ ràng thu nhập của họ sẽ tăng lên nhờ những khoản chi tăng
thêm này. Bán ñược nhiều con giống hơn với giá bán cao hơn sẽ cho phép họ ñạt ñược ñiều
ñó.
Gần ñây, ở nước ngoài do yêu cầu của thị trường thịt chất lượng cao người ta ñã ñề cập
tới việc bán con vật trên cơ sở thân thịt của chúng với nhiều cách ñánh giá chính xác hơn và
trả tiền theo chất lượng thịt. Người ta hy vọng rằng cách quản lý thị trường này sẽ thúc ñẩy
những người chăn nuôi bò thịt sản xuất ñược thân thịt có chất lượng tốt hơn ñể bán cho người
chế biến. Cách này sẽ tăng ñược thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất nếu như họ tăng
ñược khoản thu cao hơn các chi phí tăng thêm cho việc cải tiến chất lượng thịt. Nguyên tắc
này công bằng và có lợi chung cho cả người chăn nuôi thương phẩm và người sản xuất giống.
Nếu như thu nhập khi bán con giống tỷ lệ với lợi nhuận mà khách hàng mong muốn thì người
sản xuất giống sẽ không có lý do gì mà không cố gắng cải tiến chất lượng ñàn giống của mình
nhằm tăng năng suất cho hệ thống sản xuất của khách hàng. Vấn ñề là ở chỗ mục tiêu nhân
giống của người sản xuất con giống phải phản ánh ñược ảnh hưởng của con giống của họ bán
ra ñối với lợi nhuận của người sản xuất bò thịt thương phẩm (khách hàng) sau khi họ mua và
sử dụng chúng làm giống.
Việc áp dụng các chiến lược cải tiến di truyền như ñã nói ở các phần trên sẽ cho phép
tạo ra ñược những con giống ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, các nhà sản
xuất giống phải phải cung cấp ñầy ñủ thông tin cho các khách hàng của mình ñể họ tin tưởng
vào việc trả thêm tiền ñể mua những con giống ñã ñược cải tiến. Muốn vậy người ta phải thực
hiện việc ñánh giá di truyền trên một số tính trạng sản xuất và cuối cùng phối hợp các giá trị
giống ước tính (EBV) theo những tính trạng ñó của con vật thành một con số duy nhất (chỉ số)
nói lên giá trị của con giống theo mục tiêu lợi nhuận của khách hàng.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 47
Hiện nay ở nước ta việc kinh doanh con giống chưa tuân theo ñược nguyên tắc ñịnh giá
theo giá trị giống như trên. Người mua con giống không có thông tin và trả giá mua không dựa
trên giá trị giống của con vật mà thường chỉ căn cứ vào khối lượng và ñộ tuổi (trong phạm vi
một giống). ðó là chưa nói ñến hiện tượng gây “sốt giống” là một kiểu kinh doanh giống
không lành mạnh và không bền vững, gây rất nhiều thiệt hại cho những người chăn nuôi chạy
theo “phong trào”. Việc “sốt giống” có thể do cố tình gây ra bởi những người sản xuất giống
trục lợi, nhưng cũng có thể “vô tình” gây ra bởi những chủ trương và chính sách thiếu các giải
pháp ñồng bộ làm nảy sinh những “phong trào” nhất thời không có nền tảng khoa học và thị
trường vững chắc.

VI. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ðÀN


6.1. Cấu trúc ñàn
Cấu trúc (cơ cấu) ñàn là tỉ lệ % các nhóm gia súc theo giới tính và ñộ tuổi trong một cơ
sở chăn nuôi. Ví dụ, người ta chia ñàn thành các nhóm: ñực giống, cái sinh sản, cái tơ, bê cái
trên 1 tuổi và dưới 1 tuổi, bê ñực trên và dưới 1 tuổi, ngoài ra có thể có các nhóm nuôi thịt và
vỗ béo. Tỷ lệ các nhóm theo giới tính và ñộ tuổi thay ñổi trong năm do có bê cái sinh ra,
chuyển từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác, cũng như do loại thải và giết thịt. Tốc ñộ tái
sản xuất ñầu con, lượng sản phẩm (thịt hay sữa) thu ñược phụ thuộc vào cấu trúc ñàn cơ sở.
Người ta xác ñịnh cơ cấu ñàn tuỳ theo hướng sản xuất (sữa, thịt), ý nghĩa kinh tế (giống,
thương phẩm), ñặc ñiểm tự nhiên và kinh tế của mỗi vùng, miền, các ñiều kiện cụ thể của cơ
sở. ðồng thời phải tính ñến nhiệm vụ phát triển chăn nuôi và sản phẩm, thành phần theo tuổi
ñàn, thời kì bán bê trên hậu bị và loại thải bò cái.
Trong chăn nuôi trâu bò sữa, tùy theo mức ñộ tăng số bò cái trong ñàn mà số lượng bê
sinh ra và số lượng sữa tăng lên, ñồng thời tỉ trọng bê ñực giảm vì người ta bán nó ở ñộ tuổi
sớm hơn. Ở các cơ sở thương phẩm, ñặc biệt là trong vùng tiêu thụ sữa nguyên, trong ñàn có
thể có tới 60-65% bò cái nếu không nuôi bê cái hậu bị trực tiếp ngay trong cở sở ñó. Nếu
chuyên môn hoá sâu việc nuôi bò sữa và bê hậu bị ñược nuôi trong các cơ sở khác thì tỉ trọng
bò cái có thể tăng lên tới 80-85%. Trong trường hợp này sản lượng sữa và sản phẩm từ sữa
trung bình của mỗi con tăng lên ñáng kể.
Trong các cơ sở giống tỉ trọng bò cái trong ñàn thay ñổi tuỳ thời gian bán bê. Bê giống
càng bán sớm thì tỉ lệ bò cái trong ñàn càng lớn. Ở các cơ sở giống, khi bán bê 1 năm tuổi tỉ
trọng bò cái thường chiếm 50%. Tuỳ thuộc vào thời kì sử dụng và tỉ lệ loại thải bò cái mà số
lượng bê giữ lại hậu bị cũng thay ñổi. Thời kì sử dụng càng ngắn và tỉ lệ loại thải càng lớn thì
số bê cần phải thay thế ñàn càng nhiều. ðể tăng nhanh chất lượng của ñàn cần nâng tỉ lệ bê
hậu bị. Hàng năm chuyển 20-25% bê tơ vào nhóm bò cái và loại thải một phần bò theo các chỉ
tiêu về sữa sản xuất trong thời kì tiết sữa ñầu tiên. Loại thải hàng năm 20% bò cái cho phép
ñổi mới ñàn mẹ 5 năm một lần, giết thịt ở ñộ 7-8 năm tuổi.
Khi xác ñịnh cấu trúc ñàn, số lượng ñầu con trong các nhóm ít tuổi (bò tơ, bê trên và
dưới 1 tuổi) phải nhiều hơn so với yêu cầu phải thay thế. Nếu trong ñàn bò có 60-65% bò cái,
ñể ñảm bảo tái sản xuất bình thường thì cần có 15-17% bò cái tơ, 18-20% bê cái trên 1 tuổi và
22-25% bê cái dưới 1 tuổi. Tất cả bê không dùng làm hậu bị có thể bán lúc 4-6 tháng tuổi.
Nếu tỷ lệ bò cái ít, người ta ñể lại số bê ngoài hậu bị ñể bán thịt ở ñộ tuổi trên 12 tháng tuổi.
Trong chăn nuôi bò thịt, tỷ trọng bê ngoài hậu bị trong một cơ sở tương ñối lớn. Nếu có
ñất trồng cây thức ăn và chăn thả thì nuôi bê ñến 1,5 tuổi trước khi chuyển vào vỗ béo là hợp

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 48
lý (hình 2.24). Trong trường hợp này tỷ trọng bò cái trong ñàn chiếm 35-40%, bò tơ bằng 20%
tổng số bò cái. Ở những vùng thâm canh chăn nuôi thấp thì bê ñược nuôi thịt tới 2-2,5 tuổi.
Trong trường hợp này tỉ trọng bò cái giảm xuống 30-35%, ñồng thời tỉ trọng những con ñể
nuôi thịt và vỗ béo tăng lên. Tăng tỉ trọng bê trong ñàn, tăng cường nuôi dưỡng sẽ tăng tổng
số và trọng lượng bình quân bán thịt.
Khi cấu trúc ñàn ñã ñược xác ñịnh việc tăng số lượng sản phẩm ñược thực hiện chủ yếu
nhờ cải tiến giống và nâng cao trình ñộ nuôi dưỡng. Xuất phát từ cấu trúc ñàn, người ta lập kế
hoạch chu chuyển ñàn, quyết ñịnh thời kì chuyển nhóm tuổi này vào nhóm tuổi khác, bán thịt,
cũng như việc xuất nhập gia súc trong trại. Trên cơ sở chu chuyển ñàn người ta lập kế hoạch
sản xuất và nhu cầu thức ăn… Kế hoạch chu chuyển ñàn phải ñảm bảo ñầu con của cơ sở cuối
năm phù hợp với cấu trúc ñã ñịnh.

ðÀN BÒ CÁI SINH SẢN ðÀN CÁI TƠ

Bê bú sữa (5 tháng)
Bò cái loại thải hàng năm

Bê ñực sau

Bò cái tơ loại thải


Bê cái
cai sữa ñến sau cai
1 tuổi sữa ñến 1

Bê ñực Bê cái
13-18 13-18
tháng tuối tháng tuổi BÁN

ðÀN VỖ BÉO
(3 tháng)

Hình 2.24: Tổ chức và chu chuyển ñàn của một cơ sở chăn nuôi bò thịt

6.2. Tái sản xuất ñàn


Việc tăng ñầu con trong một cơ sở chịu sự chi phối của thời kì sử dụng và khả năng sinh
sản của bò cái. Thời gian bắt ñầu ñưa vào sử dụng và thời gian dẫn tinh lại sau khi ñẻ là hai
chỉ tiêu ảnh hưởng ñến thời kì sử dụng và khả năng sinh sản của bò cái.
- Thời gian ñưa vào sử dụng
Có ba yếu tố chính ảnh hưởng ñến sự thành thục sinh dục là khối lượng, tuổi và giống,
trong ñó khối lượng ñược coi là yếu tố quyết ñịnh. Người chăn nuôi cần xác ñịnh khối lượng

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 49
cho bò phối giống lần ñầu ở một ñộ tuổi nhất ñịnh, trên cơ sở ñó xây dựng một chương trình
nuôi dưỡng ñể ñạt ñược khối lượng ñó với một thể trạng tốt.
Trong ñiều kiện nuôi dưỡng bình thường, sự thành thục sinh dục ở bê cái bắt ñầu từ 6-9
tháng tuổi, ở bê ñực sự tạo tinh bắt ñầu từ 7-8 tháng. ðể tránh thụ thai sớm ở ñộ tuổi này, phải
tách ñực và cái riêng. Trong ñiều kiện bình thường, bê cái thành thục về sinh lý lúc 14-15
tháng tuổi. ở ñộ tuổi này bê bắt ñầu ñược sử dụng ñể tái sản xuất ñàn.
Thời gian ñưa vào sử dụng quá sớm hay quá muộn ñều không tốt. Sử dụng bê quá sớm
sẽ kìm hãm sự sinh truởng và có thể ảnh hưởng tới hoạt tính sinh dục về sau. Phối giống sớm
cho bê cái thường dẫn tới ñẻ khó, sinh bê yếu và ảnh hưởng xấu ñến sức sản xuất, ñặc biệt
trong thời kì tiết sữa ñầu tiên. Tuy nhiên, kéo dài thời kì nuôi dưỡng, và ñưa bê vào sử dụng
chậm, là không cho phép, vì hạn chế phát triển ñầu con, tăng hệ số phối. Phối giống muộn cho
bê cái sẽ giảm lượng sữa, tăng các khoản chi phí về nuôi dưỡng và chăm sóc.
Nhiều nghiên cứu ñã cho thấy rằng năng suất sản xuất cả ñời bò cái sinh sản các giống
ôn ñới (Bos taurus) có thể tăng lên nếu bò ñẻ lứa ñầu vào lúc 2 năm tuổi (phối giống lúc 14-15
tháng tuổi). ðối với bò nhiệt ñới (Bos indicus) có thể phối muộn hơn 6-12 tháng. Mục tiêu này
có thể ñạt ñược thông qua việc nuôi dưỡng chăm sóc tốt bò cái tơ hậu bị. Cho bò ñẻ vào lúc 2
năm tuổi sẽ tăng ñược lợi nhuận nhờ cắt giảm ñược chi phí cao về thức ăn và các khoản ñầu tư
khác ñể nuôi ñàn cái hậu bị.
Khối lượng lúc phối giống lần ñầu thay ñổi tuỳ theo mỗi giống. Bò cái hậu bị vào thời
ñiểm phối giống lần ñầu cần ñạt ñược 65-70% khối lượng trưởng thành, tức là ñạt khoảng
290-320 kg ñối với giống nhỏ, 340-350kg ñối với giống lớn. .
ðối với bò thịt, bò cái tơ nên ñược phối giống phối giống 3 tuần sớm hơn so với ñàn bò
cái sinh sản bởi vì bò ñẻ lứa 1 cần có thời gian dài hơn ñể có biểu hiện ñộng dục trở lại sau
khi ñẻ so với bò cái ñã thành thục. Những bò cái tơ ñược phối trước ñàn cái sinh sản sẽ ñẻ
sớm hơn trong vụ ñẻ và sẽ ñộng dục lại bình thường như ñàn cái sinh sản ñược phối giống vào
năm sau. Một vụ phối giống kéo dài 45 ngày là vừa ñủ cho bò cái tơ ñược nuôi dưỡng tốt. Sau
ñó cần khám thai và loại thải những con không có chửa (ñưa ñi vỗ béo).
- Thời gian phối giống lại sau khi ñẻ
ðể thu ñược tổng khối lượng bê tối ña trong cả một ñời bò thì nó phải ñẻ mỗi năm một
lứa kể từ 2 năm tuổi. Cho nên thời kì dẫn tinh tốt nhất cho bò trong ñiều kiện cơ thể bình
thường, nuôi dưỡng hợp lý là tháng thứ 2 sau khi ñẻ. ðối với bò sữa cao sản ñang vắt sữa thời
kì này tăng lên từ ngày 70-90.
Khi xác ñịnh thời kì dẫn tinh lại sau khi ñẻ cần phải tính ñến tình trạng sức khoẻ, năng
suất của con vật, cũng như các ñiều kiện cụ thể của cơ sở chăn nuôi (nuôi dưỡng, chăm sóc,
hướng sản xuất, mùa vụ trong năm…). Bò chỉ thụ thai sau khi tử cung và cơ quan sinh dục ñã
hồi phục. Cho nên dẫn tinh cho bò ở lần ñộng hớn ñầu tiên sau khi ñẻ thường ít có hiệu quả
(ñặc biệt ñối với bò cao sản).
6.3. Quản lý ñàn
a. Quản lý cá thể
ðánh số cá thể cho từng con là một yếu tố quan trọng trong quản lý ñàn. Việc ñánh số
cũng cần thiết ñể phân biệt bò trong ñàn của người này hay của người khác. ðánh số cá thể
phải ñược áp dụng ñối với bê nghé ngay sau khi sinh hoặc mới nhập vào ñàn.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 50
Một số phương pháp ñánh số bò hiện ñang ñược áp dụng gồm: ñánh dấu tai, số cổ, xăm
tai, ñóng dấu lên sừng, móng hoặc da. Việc ñóng dấu có thể bằng sắt nung hay ni tơ lỏng. Có
thể viết số trên lông bằng nước ôxy già, phun sơn màu hoặc nhuộm lông.
b. Quan sát ñàn và chăm sóc cá thể
Mục tiêu của quan sát ñàn là ñể nhận thấy ñược các biểu hiện của từng cá thể như sức
khoẻ, ñộng dục và tình trạng ñẻ nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. ðàn thường ñược quan sát
khi ở trong chuồng, xung quanh chuồng và trên bãi chăn.
Chăm sóc cá thể bao gồm kiểm tra thường kỳ về khối lượng, tiêm phòng, ñồng thời có
những kiểm tra không ñịnh kỳ như khi giao phối, cắt móng, thiến và ñiều trị bệnh tật. Mục
tiêu cụ thể của việc khám ñịnh kỳ ñược xác ñịnh theo cơ cấu ñàn và phải ñược tiến hành cho
từng nhóm trong ñàn tuỳ theo chương trình dự ñịnh trong năm. Kiểm tra không ñịnh kỳ có thể
ñược tiến hành một cách có hiệu quả bằng cách cải tiến các phương pháp quan sát và tập hợp
bởi vì những kiểm tra này thường ñược tiến hành với các cá thể.
c. Theo dõi và ghi chép
ðối với mỗi trại cần có sổ sách ghi chép và theo dõi sau:
- Nhật ký chuồng nuôi.
- Nhật ký kỹ thuật (cho từng loại cán bộ kỹ thuật)
- Nhật ký chuồng nuôi: Mỗi ô chuồng cần có hồ sơ ghi chép lại toàn bộ các hoạt ñộng
diễn ra ở ñó của gia súc bao gồm nguồn gốc, ngày nhập vào, số lượng giới tính, v.v... Các loại
thuốc sử dụng: nguồn gốc, nhãn hiệu, số hiệu, vv... cũng phải ñược ghi chép lại.
- Các loại sổ sách kỹ thuật: Hồ sơ cá thể (ñối với bò sinh sản), hồ sơ chu chuyển ñàn,
sổ theo dõi phối giống-sinh ñẻ, sổ theo dõi thức ăn và khẩu phần, sổ theo dõi thú y và bệnh án.

VII. QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG


7.1. Ghép ñôi giao phối (chọn phối)
Ghép ñôi giao phối hay chọn phối là chọn những con ñực và con cái ñã ñược chọn lọc
ñể cho giao phối với nhau nhằm thu ñược ñời con có ñược những tính trạng mong muốn theo
mục tiêu nhân giống. Nếu biết chọn phối ñúng ñắn thì không những củng cố ñược mà còn có
thể phát triển thêm những tính trạng và chất lượng mong muốn mà trước ñó ñã tiến hành chọn
lọc.
a. Các nguyên tắc chọn phối
- Xác ñịnh mục tiêu giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến ñể ñạt mục tiêu ñó
thông qua nhân giống thuần hay lai tạo.
- ðực giống phải có ưu thế di truyền cao hơn so với con cái ghép ñôi với nó.
- Tăng cường sử dụng những con xuất sắc.
- Củng cố di truyền ở ñời sau những ñặc ñiểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ.
- Cải tiến ở ñời sau những ñặc ñiểm không thoả mãn ở bố mẹ.
- ðưa vào ñàn (dòng, giống) những ñặc ñiểm mong muốn mới bằng cách sử dụng những
con có những ñặc tính mong muốn ở ñàn cơ bản hay giống (dòng) khác.
- ðiều khiển mức ñộ ñồng huyết nhằm không cho phép suy thoái cận huyết.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 51
- Phát hiện và sử dụng những phối hợp tốt nhất giữa những nhóm (về mặt di truyền) nào
ñó ñể ghép ñôi lặp lại.
b. Các phương pháp ghép ñôi
- Ghép ñôi cá thể
Trên cơ sở các cá thể ñã ñược ñánh giá và chọn lọc tiến hành ghép ñôi từng cá thể ñưc
và cái cụ thể với nhau. ðể thực hiện kiểu ghép ñôi này cần phải biết roc ñặc ñiểm cá thể,
nguồn gốc, ngoại hình và sức sản xuất (giá trị giống) của mỗi con. Khi ghép ñôi kiểu này phải
xem xét ñến những kết quả tích cực của việc chọn phối trước ñó và kết quả ñánh giá ñực
giống theo ñời sau. Nói chung, ghép ñôi cá thể ñòi hỏi công phu và tỉ mỉ, nên thường chỉ
ñược áp dụng ở các cơ sở giống.
- Ghép ñôi theo nhóm
ðàn cái ñược chia thành các nhóm dựa vào kết quả bình tuyển và mỗi nhóm ñược phối
giống với một nhóm ñực giống có phẩm chất di truyền cao hơn. Phương pháp này thường
ñược áp dụng với các vùng có áp dụng TTNT và trong các cơ sở chăn nuôi thương phẩm. Có
thể phân biết ra hai loại ghếp ñôi theo kiểu này:
+ Ghép ñôi theo nhóm có phân biệt: Trong số ñực giống của một nhóm có 1 con giữ vai
trò chính còn những con khác ñóng vai trò thay thế (dự trữ).
+ Ghép ñôi theo nhóm ñồng ñều: Dùng 2-3 con ñực giống tương tự về nguồn gốc và
chất lượng giống cho ghép ñôi với các nhóm cái. Phương pháp này có thể áp dụng ñể kiểm tra
chất lượng di truyền của các ñực giống.
- Ghép ñôi cá thể-nhóm
ðàn cái ñược chia thành các nhóm theo nguồn gốc, ñặc ñiểm thể hình và sức sản xuất.
Mỗi nhóm cái ñược ghép ñôi với 1 ñực giống có chất lượng di truyền cao hơn. Phương pháp
này thường ñược áp dụng ở các ñàn giống và những vùng có TTNT.
c. Các hình thức chọn phối
Trong công tác giống trâu bò người ta thường phối hợp các hình thức chọn phối sau ñây
ñể nhanh chóng ñạt ñược mục tiêu nhân giống:
- Chọn phối theo huyết thống
Chọn phối theo huyết thống là căn cứ vào mức ñộ quan hệ huyết thống (thân thuộc) giữa
các cá thể ñực và cái ñể quyết ñịnh ghép ñôi (hay không ghép ñôi) giao phối với nhau. Có hai
loại chọn phối dựa trên quan hệ huyết thống như sau:
+ Giao phối ñồng huyết: Cho giao phối giữa những cá thể có quan hệ huyết thống với
nhau (thường tính dưới 7 ñời). Hình thức phối giống này cần ñược sử dụng thận trong và
thường chỉ ñược dùng khi cần củng cố một vài ñặc tính tốt nào ñó (thường là mới xuất hiện),
nhất là khi nhân giống theo dòng. Không nên áp dụng rộng rãi phương pháp này mà không có
kiểm soát chặt chẽ vì dễ gây suy thoái cận huyết do làm tăng cơ hội ñồng hợp tử của các gen
lặn xấu.
+ Giao phối không ñồng huyết: Cho ghép ñôi những con ñực và cái không có quan hệ
huyết thống hay có nhưng ñã quá 7 ñời. Hình thức này nhằm tránh nguy cơ suy thoái cần
huyết. Trong thực tiễn sản xuất cần theo dõi nguồn gốc cá thể ñể có thể kiểm tra ñược mối

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 52
quan hệ giữa ñực (kể cả tinh khi TTNT) và cái giống trước khi phối giống nhằm ñảm bảo giao
phối không ñồng huyết.
- Chọn phối theo tuổi
Tuổi của con vật có liên quan ñến sức khoẻ, sức sản xuất, khả năng ổn ñịnh di truyền, do
vậy chọn phối gia súc trong ñộ tuổi thích hợp tao cho bào thai có ssức sông cao, ñời con khoẻ
mạnh và có sức sản xuất cao. Không nên cho những con ñực và con cái quá già hay quá non
giao phối với nhau. ðộ tuổi phối giống thích hợp cho bò ñực giống là 3-6 tuổi ñối với hướng
thịt và 3-9 tuổi ñối với hướng sữa. ðối với bò cái ñộ tuổi phối giống tốt nhất là 3-9 tuổi ñối
với bò thịt và 3-7 tuổi ñối với bò sữa.

- Chọn phối theo phẩm chất


+ Chọn phối ñồng chất: Cho ghép ñôi những ñực và cái giống có những phẩm chất tốt
giống nhau (về thể hình và tính năng sản xuất). Chọn phối ñồng chất nhằm duy trì ở ñời sau
tính ñồng hình, tăng số lượng cá thể ñời sau có kiểu hình và tính năng sản xuất mong muốn ñã
ñạt ñược ở bố mẹ. Chọn phối ñồng chất làm tăng tính ổn ñịnh di truyền và năng cao tiêu chuẩn
của giống. Chọn phối ñồng chất chủ yếu ñược áp dụng ở các ñàn giống cao sản, ñặc biệt là khi
nhân giống theo dòng. Chọn phối ñồng chất cũng có thể áp dụng trong lai giống nhằm tạo ra
tính ổn ñịnh di truyền cho những tính trạng mong muốn.
+ Chọn phối dị chất: Cho giao phối giữa những con ñực và cái khác biệt nhau rõ rệt về
mặt ngoại hình và một số tính năng sản xuất. Nói cách khác là ghép ñôi giao phối giữa những
cá thể có những ñặc tính tốt khác nhau. Mục ñích là thu ñược ở ñòi sau những cá thể tập hợp
ñược nhiều ñặc tính tốt từ cả hai phía bố và mẹ. Tuy nhiên, cần chú ý là không ñược ghép ñôi
những cá thể có các tính trạng ñối lập nhau ñể hy vọng ñời sau có ñược sự san bằng về tính
trạng.
7.2. Phương thức phối giống
Trong chăn nuôi trâu bò có thể áp dụng phương thức phối giống tự nhiên (cho nhảy trực
tiếp) hay thụ tinh nhân tạo (TTNT).
a. Phối giống tự nhiên
Phối giống tự nhiên thường ñược áp dụng ñối với các ñàn bò sinh sản thương phẩm
hướng thịt nuôi theo phương thức chăn thả; ngoài ra nó cũng thường ñược sử dụng như một
phương thức bổ sung cho TTNT. Khi áp dụng phối giống tự nhiên, tốt nhất là cho phối giống
theo mùa vụ có kiểm soát, như thế sẽ tốt hơn là thả chung bò ñực với bò cái liên tục. Thông
thường một mùa phối giống kéo dài 45-60 ngày. Kết quả là mùa sinh ñẻ ñược rút ngắn lại, làm
tăng khả năng có ñược những lứa bê ñồng ñều ñể nuôi và bán cùng ñợt ñược thuận lợi với giá
bán cao hơn. Một ưu ñiểm nữa của việc cho phối giống và sinh sản theo vụ là có thể tập trung
công việc chăm sóc bò ñẻ trong một thời gian ngắn.
Thời gian mang thai của bò khoảng 280 ngày. Do vậy, cần chọn thời gian lấy giống sao
cho bò ñẻ vào thời gian thích hợp trong năm ñể có lợi cho việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng
như bán sản phẩm. Khi quyết ñịnh mùa phối giống cần chú ý ñến ñặc ñiểm thời tiết khí hậu
trong năm ñể ñáp ứng ñược ñầy ñủ nguồn thức ăn cho nhu cầu của bò.
ðiều cốt yếu là phải có ñược trâu bò ñực có chất lượng tốt ñể duy trì ñược năng suất
sinh sản tốt của ñàn cái. Nguyên tắc chủ ñạo là 1 bò ñực phụ trách 25 bò cái. Tuy nhiên, tỷ lệ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 53
ñảm nhiệm này có thể thay ñổi tuỳ theo tuổi và sức khoẻ của bò ñực cũng như diện tích chăn
thả.
ðể có ñược ñực giống chất lượng tốt các cơ sở chăn nuôi bò thịt quy mô nhỏ/nông hộ có
thể lựa chọn một trong các phương án sau:
- Mua chung bò ñực giống tốt và trao ñổi cho nhau.
- Thuê hay mượn bò ñực giống của trại/hộ khác gần ñó.
Khi sử dụng trâu bò ñực giống cho phối trực tiếp trong ñàn thì phải có kế hoạch luân
chuyển, trao ñổi ñực giống giữa các ñàn nhằm tránh hiện tượng giao phối cận huyết. Do vậy,
mỗi ñực giống thường chỉ giữ lại trong ñàn tối ña là 2-2,5 năm khi những con gái ñầu tiên của
ñực giống ñó ñã ñến tuổi phối giống (15-18 tháng tuổi).
b. Phối giống nhân tạo
Việc sử dụng bò ñực cho nhảy trực tiếp như trên sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh tật cũng
như dễ gây chấn thương. Mặt khác, phối giống trực tiếp không cho phép khai thác tối ña
những con ñực có chất lượng giống cao. Do vậy, hiện nay trong chăn nuôi bò, nhất là chăn
nuôi bò sữa và các cơ sở nuôi bò thịt theo phương thức nuôi nhốt người ta thường áp dụng
phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT). Phương pháp TTNT cho phép không những lựa chọn
ñược những ñực giống có tiềm năng di truyền vượt trội ñể tạo ra nhiều ñời con chất lượng cao
mà còn cho phép phối giống dễ dàng cho ñàn bò cái ñược gây ñộng dục ñồng loạt ñể thu ñược
những lứa bê rất ñồng ñều. Tuy nhiên, ñể áp dụng TTNT rộng rãi ñòi hỏi phải có hệ thống hạ
tầng cơ sở kỹ thuật tốt, ñực giống phải ñược chọn lọc khoa học và phải có ñội ngũ dẫn tinh
viên lành nghề.
Sau khi phối giống cần theo dõi bò cái ở chu kỳ ñộng dục tiếp theo (sau 18-24 ngày).
Nếu không thấy bò không ñộng dục lại thì có thể là bò ñã có chửa. Tuy nhiên, cũng cần phải
theo dõi tiếp trong một vài chu kỳ nữa. Việc khám thai là cần thiết ñể giúp phát hiện và loại
thải những bò cái không có chửa trong ñàn nhằm giảm chi phí nuôi không bò sinh sản mà
không thu ñược bê.

VIIỊ. CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ Ở NƯỚC TA


8.1. Phương hướng công tác giống
a. Phương hướng chung:
Lấy giống trong nước là chính, ñồng thời coi trọng việc nhập nội một số giống tốt, nhất
là các giống có nguồn gốc nhiệt ñới; ñẩy mạnh chăn nuôi trâu bò sinh sản, chọn lọc thuần
chủng ñể bảo vệ nguồn gen và nâng cao chất lượng trâu bò nội, ñồng thời tiến hành lai tạo ñể
nâng cao tầm vóc và sức sản xuất; thử nghiệm tạo giống mới.
b. Phương hướng cụ thể
- ðối với trâu:
Chủ yếu là nuôi thuần chủng, chọn lọc ñể nâng cao tầm vóc, sức cày kéo và sức sản xuất
thịt.
- ðối với bò
+ Bò cày kéo: Nâng cao tầm vóc và sức kéo bằng cách Sin hoá hoá ñàn bò nội.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 54
+ Bò thịt: Do bò Vàng Việt Nam có số lượng lớn, khả năng thích nghi, kháng bệnh tật
và chịu ñựng kham khổ tốt, nhưng lại có năng suất thịt thấp, nên một mặt phải chọn
lọc ñể nâng cao thể vóc và năng suất và chất lượng thịt; mặt khác phải nhập nội bò thịt
chuyên dụng và nghiên cứu ñể lai tạo ra những giống bò thịt phù hợp với ñiều kiện của
nước ta.
+ Bò sữa: Một mặt nhập nội những giống bò cao sản ñể nuôi thích nghi ở những vùng
khí hậu cho phép, ñồng thời phải lại tạo và gây giống mới theo hướng sữa phù hợp với
ñiều kiện từng vùng trong nước.
8.2. Một số chương trình giống trâu bò của Việt Nam
a. Nhập nội và nuôi thích nghi bò sữa gốc ôn ñới
Nước ta ñã từng có nhiều thời kỳ nhập nội bò sữa từ các nước khác nhau với một số
giống bò khác nhau. Trong ñầu những năm 1960 bò lang trắng ñen Trung Quốc ñược nhập về
nuôi ở một số nơi, trong ñó có Ba Vì (Hà Tây). Tổng kết 10 năm sau ñó cho thấy sản lượng
sữa bị giảm 50%, khối lượng cơ thể bò mẹ giảm 25-30%, bê sơ sinh chết 80% (Hội Chăn nuôi
Việt Nam, 2000). Tuy nhiên, sau ñó ñàn bò này ñược chuyển lên Mộc Châu; do ở ñây có khí
hậu mát mẻ hơn và ñược nuôi dưỡng tốt hơn nên sản lượng sữa dần dần ñược nâng lên. ðiều
này cho thấy tầm quan trọng của ñiều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng ñối với bò sữa gốc
ôn ñới nhập nội.
ðặc biệt ñáng chú ý là trong những năm 1970, chúng ta ñã nhập khá nhiều bò sữa
Holstein Friesian (HF) từ Cuba về nuôi và nhân thuần tại các cao nguyên có khí hậu mát mẻ
như Mộc Châu (Sơn La) và ðức Trọng (Lâm ðồng). Kết quả theo dõi trên ñàn bò này qua một
số thế hệ ñầu nuôi tại Mộc Châu từ 1978 ñến 1986 (bảng 2.1) cho thấy mặc dù bò HF này ñã
ñược “nhiệt ñới hoá” ở Cuba nhưng khi sang nuôi ở Việt Nam vẫn giảm năng suất sữa và thể
vóc qua các thế hệ. Năng suất sữa tính bình quân trên toàn ñàn cũng giảm rõ qua các năm ñầu
nuôi thích nghi ở Mộc Châu và tỷ lệ sẩy thai ñẻ non rất cao. Mặt khác, bò HF thuần nuôi ở
Mộc Châu dễ bị mắc bệnh ký sinh trùng ñường máu (nhất là về mùa hè do ve phát triển
mạnh), bệnh viêm vú và các bệnh sản khoa khác, do vậy mà tỷ lệ loại thải hàng năm khá cao.
Tuy nhiên, một yếu tố rất quan trọng làm giảm suất năng suất của ñàn bò HF này trong những
năm (và thế hệ) sau là ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém do số lượng ñầu con tăng trong khi
ñồng cỏ chăn thả bị thoái hoá dần.
Bảng 2.1: Năng suất sữa và sinh sản của bò Holstein thuần nuôi tại Mộc Châu

Thế hệ bò HF
Thế hệ gốc Thế hệ con Thế hệ cháu
Năng suất sữa (kg/chu kỳ 1) 4099 3445 3348
Tuổi ñẻ lứa 1 (ngày) 940,1 955,3 1064,4
Khoảng cách lứa ñẻ (ngày) 439,6 438,1 450,9
Khối lượng bê sơ sinh (kg) 36,1 31,7 30,4
Nguồn: Nguyễn Xuân Trạch và Lê Văn Ban (1994)
Trong những năm gần ñây, một mặt do các thế hệ bò HF về sau sinh ra trong nước ñã
thích nghi tốt hơn với ñiều kiện khí hậu, mặt khác do chăn nuôi bò sữa có lãi, việc ñầu tư cho
chăm sóc nuôi dưỡng bò ñược tốt hơn nên năng suất sữa của bò ñã tăng lên liên tục qua các
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 55
năm. ðặc biệt, ở những vùng mát mẻ có nhiệt ñộ dưới 22OC và có ñiều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng cũng như vệ sinh thú y tốt thì việc nuôi ñược bò HF thuần chủng rất khả quan.
Gần ñây một số lượng khá lớn bò HF và bò Jersey ñược nhập từ Mỹ, Australia và New
Zealand về nuôi ở nhiều vùng khác nhau trong nước, kể cả ở ñồng bằng và những nơi lần ñầu
tiên chăn nuôi bò sữa. Cho ñến nay, một số nơi cho thấy kết quả khá tốt, nhưng nhiều vấn ñề
về sức khoẻ, bệnh tật và năng suất thấp cũng ñã xảy ra. Cần phải có thêm thời gian dài hơn
nữa mới ñánh giá ñược khả năng thích nghi của những bò này trong ñiều kiện của các vùng
khác nhau của nước ta. Tuy nhiên, cần phải coi việc nhập này là nhập nguồn gen và là một
giải pháp tình thế và phải hết sức thận trọng bởi vì việc nuôi thích nghi những bò này sẽ gặp
rất nhiều khó khăn, nhất là khi nuôi ở vùng ñồng bằng (nóng ẩm) và/hay chưa có kinh nghiệm
chăn nuôi bò sữa.
Nói chung, bò cao sản gốc ôn ñới chỉ thích nghi tốt với ñiều kiện nhiệt ñộ và ẩm ñộ
thấp. Hơn nữa, phải có kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y rất tốt mới phát huy hết
tiềm năng của chúng. Do vậy, chỉ nên nuôi thuần chủng bò cao sản gốc ôn ñới ở những vùng
khí hậu mát mẻ, có ñiều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và thú y tốt. ðặc biệt, vấn ñề chuồng trại
và các giải pháp chống nóng ñể giảm stress nhiệt cho bò nhập nội có ý nghĩa hết sức quan
trọng.
b. Nhập nội và nhân thuần bò thịt chuyên dụng
Từ những năm 1970 ñến nay nước ta ñã nhập một số bò thịt thuộc các giống khác nhau
không chỉ ñể lai tạo mà còn ñể nhân thuần. Năm 1975 chúng ta ñã nhập 225 bò Zebu Cuba là
giống bò ñược tạo nên từ bò Brahman, bò Indobrazil và bò Gyr. ðàn bò này khi nhập về ñược
nuôi tại Phú Mãn và Trung tâm giống Mocada (Hà Tây). Do ñàn bò này có tuổi ñẻ lứa ñầu
muộn, khoảng cách lứa ñẻ dài, hơn nữa do màu sắc lông không phù hợp với thị hiếu của nông
dân miền Bắc, nên ñàn bò Zebu này không phát triển. Từ năm 1988 ñàn bò này ñược chuyển
vào nuôi tai Nông trường bò giống miền Trung (Khánh Hoà). Năm 1997 một số bò cái giống
Brahman (200 con) ñã ñược nhập từ Cuba về nuôi ở Phùng Thượng (Ninh Bình).
Trong thời gian gần ñây do nhu cầu tiêu thụ thịt chất lượng cao trong nước tăng lên nên
nhiều ñịa phương như Tuyên Quang, Sơn La, TP Hồ Chí Minh… ñã nhập một số lượng khá
lớn bò thịt nhiệt ñới từ Australia (bò Brahman và Droughtmaster) về ñể nhân thuần. Kết quả
bước ñầu cho thấy việc chăn nuôi các giống bò thịt chuyên dụng này có tính khả thi cao, ñơn
giản hơn chăn nuôi bò sữa.
c. Chương trình cải tiến ñàn bò Vàng Việt Nam
Chương trình cải tiến ñàn bò Vàng Việt Nam ñược thực hiện bằng cách sử dụng bò ñực
ngoại gốc nhiệt ñới có tầm vóc lớn hơn như Red Sindhi, Shahiwal hay các loại bò Zê-bu khác
cho phối giống với bò cái ñịa phương ñể nâng cao tầm vóc và năng suất. Quá trình cải tiến ñàn
bò Vàng của Việt nam như trên thực tế ñã ñược thực hiện từ ñầu thế kỷ trước, nhưng mới
chính thức trở thành chương trình quốc gia khoảng 30 năm nay và ñược gọi là Chương trình
Sin hoá ñàn bò Vàng. Các giống bò Zê-bu ñã ñược nhập vào nước ta trong thời gian qua trong
chương trình cải tạo ñàn bò này như sau:
- Bò Red Sindhi và bò Sahiwal nhập từ Pakistan trong thòi gian 1985-1987.
- Bò Brahman ñỏ và trắng nhập từ Cu-ba năm 1987 và từ Australia trong những năm
2001-2005.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 56
Bò lai sinh ra nói chung là phù hợp với phương thức sản xuất ña canh của ta, thích nghi
tốt với ñiều kiện thời tiết nóng ẩm, nghèo dinh dưỡng cũng như ñiều kiện chăm sóc quản lý
của Việt Nam. Bò lai có tốc ñộ sinh trưởng và phát triển khá tốt, ưu việt hơn hẳn giống bò ñịa
phương.
d. Chương trình lai tạo giống bò thịt và bò sữa
Khi ñã tạo ñược bò lai Sin/Zê-bu, những con lai này ñược sử dụng chúng làm cái nền ñể
tiếp tục lai tạo với các giống bò thịt và bò sữa cao sản nhằm tạo ra các con lai hướng sữa hay
thịt phù hợp với ñiều kiện nhiệt ñới của Việt Nam.
Nhằm tạo ra bò lai hướng sữa, nước ta ñã cho lai phổ biến giữa bò ñực Holstein với bò
cái Lai Sind (hình 1-19). Ngoài ra bò Vàng, bò Sind hay bò Sahiwal thuần cũng ñã ñược dùng
ñể lai với bò ñực Holstein. Bò lai hướng sữa hiện nay này có các mức máu Holstein Friesian
(HF) khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF), F2 (3/4 HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF).
Thực tế hiện nay ñàn bò sữa ở nước ta chủ yếu là các loại bò lai mang máu HF này.
Nhìn chung, thể vóc và sức sản xuất của các loại bò lai này không chỉ phụ thuộc vào tỷ
lệ máu bò Holstein mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ máu Sin hay Sahiwal (từ bò mẹ). Tỷ lệ máu bò
Holstein càng cao thì tiềm năng cho sữa càng cao, nhưng khả năng thích nghi với khí hậu
nhiệt ñới càng kém. Tỷ lệ máu Sind/Sahiwal trong bò cái nền càng cao thì tầm vóc và năng
suất sữa của con lai càng tốt.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về sức sản xuất sữa, sinh sản và sức khoẻ của bò lai (HF x Vàng
VN) nuôi tại TP Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu theo dõi Loại bò lai


F1 (1/2 HF) F2 (3/4 HF) F3 (7/8 HF)
Năng suất sữa (kg/chu kỳ) 3671 3858 3457
Tỷ lệ mỡ sữa (%) 3,8 3,7 3,7
Tỷ lệ protein sữa (%) 3,3 3,3 3,2
Số lần phối/thụ thai 1,7 1,9 2,1
Tỷ lệ viêm vú (%) 2,0 7,4 5,0
Khoảng cách lứa ñẻ (ngày) 440 457 461
Tỷ lệ loại thải năm ñầu (%) 5,0 6,3 7,9
Nhịp thở/phút (ban trưa) 41,8 45,7 49,7
Nguồn: Nguyễn Quốc ðạt (1999)
Theo dõi các loại bò lai có máu bò Holstein cho thấy rằng nói chung bò F2 (3/4 HF)
cho kết quả tốt nhất khi ñược nuôi ở các vùnh ñồng bằng (bảng 2.2). Tăng tỷ lệ máu bò
Holstein lên cao hơn nữa (7/8 HF) thì bò dễ bị stress nhiệt, giảm năng suất sữa và giảm khả
năng sinh sản. Tuy nhiên, một số khảo sát gần ñây nhất cho thấy nếu ñược nuôi dưỡng và có
giải pháp chống nóng tốt thì bò lai F3 (7/8 HF) cũng có thể cho năng suất sữa cao hơn bò F2
(3/4 HF) ngay cả trong ñiều kiện ñồng bằng.
Việt Nam cũng ñã nhập bò ñực giống và tinh ñông lạnh bò Jersey và Nâu Thuỵ Sĩ
dùng ñể lai với bò cái Lai Sin (LS), bò Vàng và cả với bò cái lai F1, F2 (HF x LS). Tuy nhiên,
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 57
do năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai với bò Holstein, hơn nữa do màu lông không
hợp với thị hiếu của người nuôi, nên việc lai tao với bò này không có hướng phát triển thêm.
Xuất phát từ yêu cầu tiêu thụ thịt bò và ñể từng bước tạo ra ñàn bò thịt ở Việt Nam, từ
những năm 1970 một số giống bò thịt (dưới dạng ñực giống hay tinh ñông lạnh) như bò
Brahman, Charolais, Limousin, Hereford, Simmental, Droughtmaster, Santa Gertrudis, v.v. ñã
ñược nhập ñể phục vụ chương trình lai tạo. Con lai giữa các giống bò thịt chuyên dụng này
với cái nền ñã ñược cải tiến cho năng suất tương ñối tốt. Ví dụ: con lai giữa bò cái Lai Sin với
bò thịt Charolais có thể tăng trọng 500-800 g/ngày, khối lượng hơi lúc 24 tháng tuổi có thể ñạt
300 kg với tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52-54%. Tuy nhiên hiện tại bò lai hướng thịt chất lượng cao
vẫn chưa ñược nuôi rộng rãi ở trong nước.

8.3. Hệ thống truyền giống nhân tạo bò


Hệ thống truyền giống nhân tạo bò của nước ta ñã có từ hơn 30 năm nay và trải qua nhiều
thời kỳ thay ñổi về cơ chế quản lý khác nhau. Hiện tại, một hệ thống dịch vụ truyền giống nhân
tạo bò của cả nước bao gồm:
a. Trung tâm bò ñực giống
Trung tâm bò ñực giống ñầu tiên do Chính phủ Cuba giúp ñỡ xây dựng ở nước ta là
trung tâm Moncada (Ba Vì , Hà Tây). Cho ñến nay, Trung tâm này vẫn là trung tâm bò ñực
giống duy nhất có nhiệm vụ nuôi ñực giống bò cao sản và sản xuất tinh ñông lạnh cung cấp
cho các chương trình giống bò thịt và bò sữa trong cả nước. Hơn 30 năm qua, tinh ñông lạnh
của Trung tâm Moncada ñã dược sử dụng cho chương trình cải tiến ñàn bò Vàng và chương
trình phát triển bò sữa của cảc nước. Thông qua các dự án trong và ngoài nước, Trung tâm
hiện nay ñã ñược nâng cấp về cơ sở hạ tầng, tăng cường chất lượng bò ñực giống và thiết bị kỹ
thuật cho sản xuất và chế biến tinh. Trung tâm hiện sản xuất hai dạng tinh ñông lạnh là tinh
viên và tinh cọng rạ.
Kỹ thuật sản xuất tinh viên ñược ñưa vào nước ta từ những năm 1970, do sự giúp ñỡ về
tài chính và công nghệ của Cuba, ñược xem là hiện ñại nhất thời ñó. Tuy nhiên, sau 30 năm kỹ
thuật này hiện ñã lạc hậu so với thế giới, song do các ñịa phương chưa chuyển ñổi kịp về kỹ
thuật cũng như dụng cụ cho TTNT nên ta vẫn duy trì sản xuất tinh viên. Dây chuyền sản xuất
tinh cọng rạ theo kỹ thuật hiện ñại ñược lắp ñặt năm 1997 với công xuất từ 800 nghìn ñến 1
triệu liều/năm.
Hiện tại, Trung tâm có 50 bò ñực giống, trong ñó 20 bò ñực giống sữa và 30 bò ñực
giống thịt. Giống bò sữa chủ yếu là bò ñực Holstein Friesian, Jersey và bò ñực F2 (3/4HF).
Các giống bò thịt chủ yếu là Red Sindhi, Sahiwal, Brahman, Limousin, Chairolais, Simmental
và Droughtmaster. Việc ñánh giá giá trị giống cho bò ñực giống ở Trung tâm này cho ñến nay
vẫn chưa thực hiện ñược.
b. Các xí nghiệp cung ứng vật tư kỹ thuật và dịch vụ phối giống bò
+ Các xí nghiệp vùng: Hiện tại cả nước có 4 xí nghiệp TTNT vùng tại Thanh Hoá, Nghệ
An, Nha Trang và TP Hồ Chí Minh. Các xí nghiệp này có các nhiệm vụ như sau: 1) dịch vụ cung
cấp tinh ñông lạnh và các vật tư phối giống cho các trạm tỉnh, huyện và các cá nhân làm TTNT

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 58
bò, 2) tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật TTNT bò cho cấp tỉnh và huyện 3) dịch vụ và hợp
ñồng phối giống bò bằng TTNT trong phạm vi vùng.
+ Các trạm TTNT tỉnh: Các trạm này có các nhiệm vụ như sau: 1) dịch vụ cung cấp tinh
ñông lạnh và các vật tư phối giống cho các trạm huyện và các cá nhân làm TTNT bò, 2) tổ chức
các lớp tập huấn về kỹ thuật TTNT bò cho cấp huyện, xã 3) chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về
chăn nuôi bò cho nông dân, 4) dịch vụ phối giống bằng TTNT cho bò trong tỉnh.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:


1. Trình bày ñặc ñiểm ngoại hình, tính năng sản xuất và khả năng thích nghi của trâu Việt Nam và
trâu Mura.
2. Trình bày ñặc ñiểm ngoại hình, tính năng sản xuất và khả năng thích nghi của bò Vàng Việt Nam
và bò Lai Sin.
3. Trình bày ñặc ñiểm ngoại hình, tính năng sản xuất và khả năng thích nghi của một số giống bò sữa
ñã nhập nội vào Việt Nam.
4. Trình bày ñặc ñiểm ngoại hình, tính năng sản xuất và khả năng thích nghi của một số giống bò thịt
chuyên dụng.
5. Các tính trạng chọn lọc chính ở trâu bò?
6. Phương pháp chọn lọc trâu bò ñực giống?
7. Phương pháp chọn lọc trâu bò cái giống?
8. Trình bày một sơ ñồ tổ chức ñánh giá và chọn lọc trâu bò ñực giống.
9. Cách tổ chức gây tạo ñực giống cho một cơ sở chăn nuôi bò sinh sản?
10. Trình bày một sơ ñồ tổ chức mạng lưới ñánh giá và chọn lọc trâu bò cái giống .
11. Phương pháp nhân giống thuần ñối với trâu bò?
12. Phân tích các phương pháp lai giống trâu bò?
13. Các bước xây dựng và thực hiện một chương trình giống trâu bò?
14. Phân tích hoạt ñộng kinh doanh giống trong ngành chăn nuôi trâu bò.
15. Thế nào là cấu trúc ñàn? Phân tích các yếu tố chi phối cấu trúc ñàn của một cơ sở chăn nuôi trâu
bò.
16. Tính toán tổ chức ñàn (số lượng và tỷ lệ ñầu con mỗi loại, sơ ñồ chu chuyển ñàn) cho một cơ sở
chăn nuôi bò sữa có mục tiêu sản xuất 1000 tấn sữa/năm. Cho biết, ñây là một cơ sở chăn nuôi
khép kín (trừ bê ñực), áp dụng TTNT, năng suất sữa bình quân là 4000kg/cái/năm, khoảng cách
lứa ñẻ là 14 tháng. Các ñiều kiện khác ñược phép tự chọn một cách hợp lý nhất (có biện luận).
17. Nguyên tắc chọn phối, các phương pháp và hình thức ghép ñôi giao phối ñối với trâu bò?
18. Phân tích ưu và nhược ñiểm của các phương thức phối giống cho trâu bò.
19. Phân tích phương hướng và các chương trình giống trâu bò hiện ñã có ở nước ta.
20. ðánh giá hiện trạng và nêu ñịnh hướng cho hệ thống quản lý giống và công tác giống trâu bò ở
nước ta.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 59
Chương 3
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN
Chương này hệ thống hoá những kiến thức cơ bản liên quan ñến ñặc ñiểm tiêu hoá
thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của gia súc nhai lại nói chung và trâu bò nói riêng. Tiếp theo,
các loại thức ăn cơ bản của trâu bò sẽ ñược thảo luận trên các khía cạch dinh dưỡng, sinh
thái cũng như các chiến lược tạo nguồn trong sản xuất. Phần cuối của chương sẽ ñề cập ñến
những vấn ñề liên quan ñến khẩu phần ăn của trâu bò, trong ñó nhấn mạnh ñến những
nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng trong việc phối hợp khẩu phần lấy thức ăn thô nhiều xơ làm
khẩu phần cơ sở.

I. ðẶC THÙ LIÊU HOÁ CỦA GIA SÚC NHAI LẠI


1.1. Bộ máy tiêu hoá
ðường tiêu hoá của bò cũng tương tự như các gia súc nhai lại khác có cấu tạo chung
như ở hình 3-1. Chức năng cơ bản của từng bộ phận trong ñường tiêu hoá ở bò cũng tương tự
như ở gia súc dạ ñơn, nhưng ñồng thời có những nét ñặc thù riêng của gia súc nhai lại. Tính
ñặc thù của ñường tiêu hoá ở gia súc nhai lại là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng tiêu
hoá cỏ và thức ăn thô nhờ sự cộng sinh của vi sinh vật.

HËu m«n
Thùc qu¶n
D¹ cá
Manh trµng

D¹ l¸ s¸ch Ruét giµ

Ruét non
D¹ tæ ong

D¹ mói khÕ

Hình 3-1: Cấu tạo ñường tiêu hoá của gia súc nhai lại

1.1.1. Miệng
Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại. Tham gia vào quá trình lấy
và nhai nghiền thức ăn có môi, hàm răng và lưỡi. Bò không có răng cửa hàm trên, có 8 răng
cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Răng có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu
hóa dễ dàng. Lưỡi có có 3 loại gai thịt là gai hình ñài hoa, gai hình nấm (có vai trò vị giác) và
gai thịt hình sợi (có vai trò xúc giác). Khi ăn một loại thức ăn nào thì bò không những biết
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
57
ñược vị của thức ăn mà còn biết ñược thức ăn rắn hay mềm nhờ các gai lưỡi này. Các gai thịt
này cũng giúp dê nghiền nát thức ăn. Lưỡi còn giúp cho việc lấy thức ăn và nhào trộn thức ăn
trong miệng.
Bò có ba ñôi tuyến nước bọt (dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm) rất phát triển, hàng ngày
tiết ra một lượng nước bọt rất lớn (130-180 lít). Nước bọt ở bò ñược phân tiết và nuốt xuống
dạ cỏ tương ñối liên tục. Muối cácbônát và phốtphát trong nuớc bọt có tác dụng trung hoà các
sản phẩm axit sinh ra trong dạ cỏ ñể duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải xơ
hoạt ñộng.. Nước bọt còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp cho quá
trình nuốt và nhai lại ñược dễ dàng. Nước bọt còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các chất
ñiện giải như Na+, K+, Ca++, Mg++. ðặc biệt trong nước bọt còn có urê và phốt-pho, có tác
dụng ñiều hoà dinh dưỡng N và P cho nhu cầu của VSV dạ cỏ.
1.1.2. Thực quản
Thực quản là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền ñình dạ cỏ, có tác dụng nuốt thức
ăn và ợ các miếng thức ăn lên miệng ñể nhai lại. Thực quản còn có vai trò ợ hơi ñể thải các
khí thừ sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ ñưa lên miệng ñể thải ra ngoài. Trong ñiều kiện
bình thường ở gia súc trưởng thành cả thức ăn và nước uống ñều ñi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ
ong (xem phần sau).
1.1.3. Dạ dày và rãnh thức quản
ðường tiêu hoá của gia súc nhai lại ñược ñặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi: ba túi
trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) ñược gọi chung là dạ dày trước (không có ở gia súc dạ
dày ñơn), còn túi thứ tư gọi là dạ múi khế (tương tự dạ dày ñơn).
Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành ñến xương
chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích ñường tiêu hoá, có tác dụng
tích trữ, nhào lộn và lên men phân giải thức ăn. Thức ăn sau khi ăn ñược nuốt xuống dạ cỏ,
phần lớn ñược lên men bởi hệ vi sinh vật cộng sinh ở ñây (xem kỹ ở phần sau). Chất chứa
trong dạ cỏ trung bình có khoảng 850-930g nước/kg, nhưng tồn tại ở hai tầng: tầng lỏng ở
phía dưới chứa nhiều tiểu phần thức ăn mịn lơ lửng trong ñó và phần trên khô hơn chứa nhiều
thức ăn kích thước lớn. Ngoài chức năng lên men dạ cỏ còn có vai trò hấp thu. Các axit béo
bay hơi (AXBBH) sinh ra từ qua trình lên men vi sinh vật ñược hấp thu qua vách dạ cỏ (cũng
như dạ tổ ong và dạ lá sách) vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối vi
sinh vật cùng với những tiểu phần thức ăn có kích thước bé (<1mm) sẽ ñi xuống dạ múi khế
và ruột ñể ñược tiêu hoá tiếp bởi men của ñường tiêu hoá.
Dạ tổ ong là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc ñược cấu tạo trông giống như tổ ong
và có chức năng chính là ñẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa ñược nghiền nhỏ trở lại dạ
cỏ, ñồng thời ñẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc ñẩy các
miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng ñể nhai lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự
như ở dạ cỏ.
Dạ lá sách có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có nhiệm vụ chính
là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, cùng các ion Na+, K+..., hấp thu các a-xit
béo bay hơi trong dưỡng chấp ñi qua.
Dạ múi khế có hệ thống tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như dạ dày của
ñộng vật dạ dày ñơn, tức là tiêu hoá thức ăn bằng dịch vị (chứa HCl và men pepsin).
Rãnh thực quản là phần kéo dài của thực quản gồm có ñáy và hai mép khi khép lại sẽ
tạo ra một cái ống ñể dẫn thức ăn lỏng. ðối với gia súc non bú sữa dạ cỏ và dạ tổ ong kém
phát triển, còn sữa sau khi xuống qua thực quản ñược dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ
58
múi khế qua rãnh thực quản này. Ở bò trưởng thành dạ cỏ và dạ tổ ong phát triển, còn rãnh
thực quản không hoạt ñộng trong ñiều kiện nuôi dưỡng bình thường, nên cả thức ăn và nước
ñều ñược ñổ vào tiền ñình dạ cỏ.
1.1.4. Ruột non
Ruột non của gia súc nhai lại có cấu tạo và chức năng tương tự như của gia súc dạ dày
ñơn. Trong ruột non có các enzym tiêu hoá tiết qua thành ruột và tuyến tuỵ ñể tiêu hoá các
loại tinh bột, ñường, protein và lipid. Những phần thức ăn chưa ñược lên men ở dạ cỏ (dinh
dưỡng thoát qua) và sinh khối VSV ñược ñưa xuống ruột non sẽ ñược tiêu hoá bằng men.
Ruột non còn làm nhiệm vụ hấp thu nước, khoáng, vitamin và các sản phẩm tiêu hoá ở ruột
(glucoza, axít amin và axít béo). Gia súc càng cao sản thì vai trò tiêu hoá ở ruột non (thức ăn
thoát qua) càng quan trọng vì khả năng tiêu hoá dạ cỏ là có hạn.
1.1.5. Ruột già
Ruột già có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh tràng có hệ vi
sinh vật tương tự như trong dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm ñưa từ trên xuống. ðối với
gia súc nhai lại lên men vi sinh vật dạ cỏ là lên men thứ cấp, còn ñối với một số ñộng vật ăn
cỏ dạ dày ñơn (ngựa, thỏ) thì lên men vi sinh vật ở manh tràng lại là hoạt ñộng tiêu hoá chính.
Các axit béo bay hơi sinh ra từ quá trình lên men trong ruột già ñược hấp thu tương tự như ở
dạ cỏ, nhưng xác vi sinh vật không ñược tiêu hoá tiếp mà thải ra ngoài qua phân. Trực tràng
có tác dụng hấp thu nước, tạo khuôn và tích trữ phân.
1.2. Hệ sinh thái dạ cỏ
1.2.1. Môi trường sinh thái dạ cỏ
Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, các sản phẩm
trao ñổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào qua vách dạ cỏ. ðây là một hệ sinh thái
rất phức hợp trong ñó liên tục có sự tương tác giữa thức ăn, hệ vi sinh vật và vật chủ. Dạ cỏ có
môi trường thuận lợi cho vi sinh vật (VSV) yếm khí sống và phát triển. ðáp lại, VSV dạ cỏ
ñóng góp vai trò rất quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn của vật chủ, ñặc biệt là nhờ
chúng có các enzyme phân giải liên kết β-glucosid của xơ trong vách tế bào thực vật của thức
ăn và có khả năng tổng hợp ñại phân tử protein từ amôniac (NH3).
Ngoài dinh dưỡng môi trường dạ cỏ có những ñặc ñiểm thiết yếu cho sự lên men của vi
sinh vật cộng sinh như sau: ñộ ẩm cao (85-90%), pH trong khoảng 6,4-7,0, nhiệt ñộ khá ổn
ñịnh (38-420C), áp suất thẩm thẩu ổn ñịnh và là môi trường yếm khí (nồng ñộ ôxy <1%). Có
một số cơ chế ñể ñảm bảo duy trì ổn ñịnh các ñiều kiện của môi trường lên men liên tục này.
Nước bọt ñổ vào dạ cỏ liên tục giúp duy trì ñộ ẩm của môi trường lên men. Muối phốtphát và
cabonat tiết qua nước bọt có tác dụng ñệm ñồng thời với sự hấp thu nhanh chóng axit béo bay
hơi và amoniac qua vách dạ cỏ làm cho pH dịch dạ cỏ tương ñối ổn ñịnh. Khí ôxy nuốt vào
theo thức ăn nhanh chóng ñược sử dụng nên môi trường yếm khí luôn luôn ñược duy trì. Áp
suất thẩm thấu của dịch dạ cỏ ñược duy trì tương tự như áp suất thẩm thấu của máu nhờ có sự
trao ñổi ion qua vách dạ cỏ. Có sự chế tiết qua vách dạ cỏ những chất cần thiết cho vi sinh vật
phát triển và hấp thu vào máu những sản phẩm lên men sinh ra trong dạ cỏ (axit béo bay hơi).
Các chất khí (chủ yếu là CO2 và CH4) là phụ phẩm trao ñổi cuối cùng của quá trình lên men
dạ cỏ cũng ñược thải ra ngoài thông qua quá trình ợ hơi. Thời gian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ
kéo dài tạo ñiều kiện cho vi sinh vật công phá.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
59
Hơn nữa, trong dạ cỏ các chất chứa luôn luôn ñược nhào trộn bởi sự co bóp của vách dạ
cỏ, phần thức ăn không lên men thường xuyên ñược giải phóng ra khỏi dạ cỏ xuống phần
dưới của ñường tiêu hoá và các cơ chất mới lại ñược nạp vào thông qua thức ăn, nhờ vậy
dòng dinh dưỡng ñược liên tục lưu thông. Sự vận chuyển các sản phẩm cuối cùng ra khỏi dạ
cỏ và nạp mới cơ chất có ảnh hưởng lớn ñến sự cân bằng sinh thái trong dạ cỏ và nhờ ñó mà
dạ cỏ trở thành một môi trường lên men liên tục. Sinh khối VSV ñược chuyển xuống phần
dưới của ñường tiêu hóa cùng với khối dưỡng chấp còn lại sau lên men làm cho số lượng của
chúng ñược duy trì ở mức khá ổn ñịnh.
1.2.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp và thường gọi
chung là vi sinh vật dạ cỏ. Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là vi khuẩn (Bacteria),
ñộng vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn có mycoplasma, các loại virus
và các thể thực khuẩn. Mycoplasma, virus và thể thực khuẩn không ñóng vai trò quan trọng
trong tiêu hoá thức ăn. Quần thể vi sinh vật dạ cỏ có sự biến ñổi theo thời gian và phụ thuộc
vào tính chất của khẩu phần ăn. Hệ vi sinh vật dạ cỏ ñều là vi sinh vật yếm khí và sống chủ
yếu bằng năng lượng sinh ra từ quá trình lên men các chất dinh dưỡng.
a. Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn xuất hiện trong dạ cỏ loài nhai lại trong lứa tuổi còn non, mặc dù chúng ñược
nuôi cách biệt hoặc cùng với mẹ chúng. Thông thường vi khuẩn chiếm số lượng lớn nhất
trong VSV dạ cỏ và là tác nhân chính trong quá trình tiêu hóa xơ. Tính từ năm 1941 là năm
Hungate công bố những công trình nghiên cứu ñầu tiên về vi sinh vật dạ cỏ ñến nay ñã có tới
hơn 200 loài vi khuẩn dạ cỏ ñã ñược mô tả (Theodorou và France, 1993). Tổng số vi khuẩn có
trong dạ cỏ thường vào khoảng 109-1010 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể
tự do chiếm khoảng 25-30%, số còn lại bám vào các mẩu thức ăn, trú ngụ ở các nếp gấp biểu
mô và bám vào protozoa.
Sự phân loại vi khuẩn dạ cỏ có thể ñược tiến hành dựa vào cơ chất mà vi khuẩn sử dụng
hay sản phẩm lên men cuối cùng của chúng. Sau ñây là một số nhóm vi khuẩn dạ cỏ chính:
- Vi khuẩn phân giải xenluloza. ðây là nhóm có số lượng rất lớn trong dạ cỏ của những
gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenluloza. Những loài vi khuẩn phân giải xenluloza quan
trọng nhất là Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus flavefaciens,
Ruminococcus albus, Cillobacterium cellulosolvens.
- Vi khuẩn phân giải hemixenluloza. Hemixenluloza khác xenluloza là chứa cả ñường
pentoza và hexoza và cũng thường chứa axit uronic. Những vi khuẩn có khả năng thuỷ phân
xenluloza thì cũng có khả năng sử dụng hemixenluloza. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài
sử dụng ñược hemixenluloza ñều có khả năng thuỷ phân xenluloza. Một số loài sử dụng
hemixenluloza là Butyrivibrio fibrisolvens, Lachnospira multiparus và Bacteroides
ruminicola. Các loài vi khuẩn phân giải hemixenluloza cũng như vi khuẩn phân giải xenluloza
ñều bị ức chế bởi pH thấp.
- Vi khuẩn phân giải tinh bột. Trong dinh dưỡng carbohydrate của loài nhai lại, tinh bột
ñứng vị trí thứ hai sau xenluloza. Phần lớn tinh bột theo thức ăn vào dạ cỏ ñược phân giải nhờ
sự hoạt ñộng của VSV. Tinh bột ñược phân giải bởi nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ, trong ñó có cả
những vi khuẩn phân giải xenluloza. Những loài vi khuẩn phân giải tinh bột quan trọng là
Bacteroides amylophilus, Succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolbvens, Bacteroides
ruminantium, Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis.

60
- Vi khuẩn phân giải ñường. Hầu hết các vi khuẩn sử dụng ñược các loại polysaccharid
nói trên thì cũng sử dụng ñược ñường disaccharid và monosaccharid. Celobioza cũng có thể là
nguồn năng lượng cung cấp cho nhóm vi khuẩn này vì chúng có men bêta-glucosidaza có thể
thuỷ phân cellobioza. Các vi khuẩn thuộc loài Lachnospira multiparus, Selenomonas
ruminantium... ñều có khă năng sử dụng tốt hydratcacbon hoà tan.
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ. Hầu hết các vi khuẩn ñều có khả năng sử dụng axit
lactic mặc dù lượng axit này trong dạ cỏ thường không ñáng kể trừ trong những trường hợp
ñặc biệt. Một số có thể sử dụng axit succinic, malic, fumaric, formic hay acetic. Những loài sử
dụng lactic là Veillonella gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdenii,
Propioni bacterium và Selenomonas lactilytica.
- Vi khuẩn phân giải protein. Sự phân giải protein và axit amin ñể sản sinh ra amoniac
trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng ñặc biệt cả về phương diện tiết kiệm nitơ cũng như nguy cơ
dư thừa amoniac. Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ ñể tổng hợp nên sinh khối protein
của bản thân chúng, ñồng thời một số vi khuẩn ñòi hỏi hay ñược kích thích bởi axit amin,
peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valine, leucine và isoleucine. Như vậy cần phải có một
lượng protein ñược phân giải trong dạ cỏ ñể ñáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ. Trong
số những loài sinh amoniac thì Peptostreptococus và Clostridium có khả năng lớn nhất.
- Vi khuẩn tạo mêtan. Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm, cho nên
những thông tin về những VSV này còn hạn chế. Các loài vi khuẩn của nhóm này là Methano
baccterium, Methano ruminantium và Methano forminicum.
- Vi khuẩn tổng hợp vitamin. Nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng hợp các
vitamin nhóm B và vitamin K.
b. ðộng vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt ñầu ăn thức ăn thực vật thô. Sau khi ñẻ và
trong thời gian bú sữa dạ dày trước không có protozoa. Protozoa không thích ứng với môi
trường bên ngoài và bị chết nhanh. Trong dạ cỏ protozoa có số lượng khoảng 105-106 tế bào/g
chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn, nhưng do có kích thước lớn hơn nên có thể tương ñương về
tổng sinh khối. Có hơn 100 loài protozoa trong dạ cỏ ñã ñược xác ñịnh. Mỗi loài gia súc có số
loài protozoa khá ñạc thù.
Protozoa trong dạ cỏ là các loại ciliate thuộc hai họ khác nhau. Họ Isotrichidae, thường
gọi là Holotrich, gồm những protozoa có cơ thể rỗng ñược phủ bởi các tiêm mao (cilia);
chúng gồm các bộ Isotricha và Dasytricha. Họ kia là Ophryoscolecidae, hay Oligotrich, gồm
nhiều loài khác nhau về kích thức, hình thái và diện mạo; chúng gồm các bộ Entodinium,
Diplodinium, Epidinium và Ophryoscolex.
Protozoa có một số tác dụng chính như sau:
- Tiêu hoá tinh bột và ñường. Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phân giải
xenluloza nhưng cơ chất chính vẫn là ñường và tinh bột vì thế mà khi gia súc ăn khẩu phần
nhiều bột ñường thì số lượng protozoa tăng lên.
- Xé rách màng màng tế bào thực vật. Tác dụng này có ñược thông qua tác ñộng cơ học
và làm tăng diện tích tiếp xúc, do ñó mà thức ăn dễ dàng chịu tác ñộng của vi khuẩn.
- Tích luỹ polysaccarit. Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn. Polysaccarit
này có thể ñược phân giải về sau hoặc không bị lên men ở dạ cỏ mà ñược phân giải thành
ñường ñơn và ñược hấp thu ở ruột. ðiều này không những quan trọng ñối với protozoa mà
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
61
còn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại nhờ hiệu ứng ñệm chống phân giải ñường quá
nhanh làm giảm pH ñột ngột, ñồng thời cung cấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản
thân VSV dạ cỏ trong những thời gian xa bữa ăn.
- Bảo tồn mạch nối ñôi của các axit béo không no. Các axit béo không no mạch dài quan
trọng ñối với gia súc (linoleic, linolenic) ñược protozoa nuốt và ñưa xuống phần sau của
ñường tiêu hoá ñể cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu không các axit béo này sẽ bị làm no hoá
bởi vi khuẩn.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hại nhất ñịnh:
- Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn. Nguồn nitơ ñáp ứng nhu cầu
của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa
không thể xây dựng protein bản thân từ các amit ñược. Khi mật ñộ protozoa trong dạ cỏ cao
thì một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực bào 600-700 vi
khuẩn trong một giờ ở mật ñộ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Do có hiện tượng này mà protozoa
ñã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung. Protozoa cũng góp phần làm tăng nồng ñộ
amoniac trong dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng.
- Protozoa không tổng hợp ñược vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn hay do vi khuẩn
tạo nên nên làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ.
Với tính chất hai mặt như trên protozoa có trò khác nhau tuỳ theo bản chất của khẩu
phần. ðối với những khẩu phần dựa trên thức ăn thô nghèo protein thì hoạt ñộng của protozoa
là không có lợi cho vật chủ, do ñó loại bỏ chúng trong dạ cỏ sẽ làm tăng năng suất gia súc.
Ngược lại, ñối với khẩu phần giàu thức ăn tinh có nhiều protein thì sự hiện diện và hoạt ñộng
của protozoa lại có lợi.
c. Nấm (Fungi)
Nấm trong dạ cỏ mới chỉ ñược nghiên cứu trong vòng chưa ñến 30 năm nay và vị trí của
nó trong hệ sinh thái dạ cỏ còn phải ñược làm sáng tỏ thêm. Chúng thuộc loại vi sinh vật yếm
khí nghiêm ngặt với chu kỳ sống có hai pha là pha bào tử (zoospore) và pha thực vật
(sporangium). Nấm là vi sinh vật ñầu tiên xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật
bắt ñầu từ bên trong. Những loài nấm ñược phân lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix
frontalis, Piramonas communis và Sphaeromonas communis.
Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm ñộ bền chặt của cấu trúc
này, góp phần phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự phá vỡ này tạo ñiều kiện
cho bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân giải xơ.
- Mặt khác, bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại gluxit.
Phức hợp men tiêu hoá xơ của nấm dễ hoà tan hơn của men của vi khuẩn. Chính vì thế nấm
có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên men chúng với tốc ñộ nhanh hơn
so với vi khuẩn. Một số loại gluxit không ñược nấm sử dụng là pectin, axxit polugalacturonic,
arabinoza, fructoza, manoza và galactoza.
Như vậy sự có mặt của nấm giúp làm tăng tốc ñộ tiêu hoá xơ. ðiều này ñặc biệt có ý
nghĩa ñối với việc tiêu hoá thức ăn xơ thô bị lignin hoá.
1.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ là vi sinh vật cộng sinh, chúng cần có các ñiều kiện sống do vật chủ
tạo ra trong dạ cỏ như ñã nói ở trên (mục 3.2.1.). Phần lớn các yếu tố cần thiết cho chúng như

62
nhiệt ñộ, ẩm ñộ, yếm khí, áp suất thẩm thấu ñược ñiều tiết tự ñộng bởi cơ thể vật chủ ñể duy
trì trong những phạm vi thích hợp. Quá trình tăng sinh và hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong ñó dinh dưỡng là yếu tố nhạy cảm nhất. Nuôi gia súc nhai
lại trước hết là nuôi vi sinh vật dạ cỏ và do ñó ñiều quan tâm trước tiên là phải biết cung cấp
ñầy ñủ, ñồng thời, ñều ñặn, liên tục và ổn ñịnh các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng.

Chất hữu cơ

VSV
Nit¬
Khung c¸cbon
ATP

Kho¸ng
C¸c s¶n phÈm
VSV (P, S, Mg,...)
lªn men

Protein VSV

Hình 3-2: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ
(Chenost và Kayouli, 1997)
Hình 3-2 cho biết các chất dinh dưỡng cơ bản cần cho sự tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ.
Cũng như mọi cơ thể sống khác VSV dạ cỏ cần năng lượng, nitơ, khoáng và vitamin. Do vậy,
những yếu tố dinh dưỡng sau ñây sẽ có ảnh hưởng sâu sắc ñến quá trình sinh tổng hợp vi sinh
vật dạ cỏ và hoạt ñộng phân giải thức ăn của chúng:
- Các chất hữu cơ lên men
Vi sinh vật dạ cỏ cần năng lượng cho duy trì và sinh trưởng. Sự phát triển của vi sinh
vật dạ cỏ tùy thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng sẵn có như ATP cho các phản ứng sinh hóa.
Trong dạ cỏ nguồn năng lượng ở dạng ATP chủ yếu là sản phẩm của quá trình lên men các
loại gluxit. Ngoài năng lượng, quá trình tăng sinh khối vi sinh vật dạ cỏ còn cần có các
nguyên liệu ban ñầu cho các phản ứng sinh hóa ñể tổng hợp nên các ñại phân tử như protein,
axit nucleic, polysaccarid và lipid. Các nguyên liệu ñể tổng hợp này, chủ yếu là khung cácbon
cho các axit amin, cũng phải lấy từ quá trình lên men các chất hữu cơ trong dạ cỏ. Do vậy,
trong khẩu phần cho bò phải có ñủ các chất hữu cơ dễ lên men thì VSV dạ cỏ mới tăng sinh
và hoạt ñộng tốt ñược.
- Nguồn nitơ (N)
Tổng hợp VSV dạ cỏ trước hết là tổng hơp protein. Vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổng
hợp tất cả các axit amin từ sản phẩm cuối cùng và sản phẩm trao ñổi trung gian của quá trình
phân giải gluxit và các hợp chất chứa nitơ (xem mục 2.3.2b). Ngoài khung cácbon (các xeto
axit) và năng lượng (ATP) có ñược từ lên men gluxit, bắt buộc phải có nguồn N thì vi sinh vật
mới tổng hợp ñược các axit amin. Nhiều tài liệu cho rằng 80-82% các loại vi khuẩn dạ cỏ có
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
63
khả năng tổng hợp protein từ amoniac. Do nguồn nitơ chính cho quá trình sinh tổng hợp
protein vi sinh vật trong dạ cỏ là amôniac nên việc ñảm bảo nồng ñộ amôniac thích hợp trong
dạ cỏ ñể cung cấp nguồn nitơ cho sinh trưởng của vi sinh vật ñược xem là ưu tiên số một
nhằm tối ưu hoá quá trình lên men thức ăn (Leng, 1990). Preston và Leng (1987) cho rằng
nồng ñộ NH3 thích hợp trong dạ cỏ là 50-250 mg/lít dịch dạ cỏ. Nồng ñộ NH3 tối thiểu cần có
trong dịch dạ cỏ tỷ lệ thuận với lượng chất hữu cơ ăn vào có khả năng lên men bởi vi sinh vật.
Như vậy, ñể tối ưu hoá sinh tổng hợp VSV dạ cỏ thì các nguồn N dễ phân giải trong da cỏ
phải ñược cung cấp ñồng bộ với nguồn gluxit dễ lên men (cung cấp khung cácbon và ATP).
Mặc dù amôniac có thể là nguồn nitơ duy nhất cho sinh tổng hợp protein và các hợp
chất chứa nitơ khác của nhiều loại vi khuẩn dạ cỏ, các loài vi khuẩn phân giải xenluloza vẫn
ñòi hỏi có một số số axit amin mạch nhánh hay các xêtô axít mạch nhánh làm khung cho việc
tổng hợp chúng. Các xêtô axit mạch nhánh này thường lại phải lấy từ chính sự phân giải các
axit amin mạch nhánh của thức ăn. Chính vì vậy, bổ sung NPN (ñể cung cấp amôniac) cùng
với một nguồn protein phân giải chậm (ñể cung cấp ñều ñặn axit amin mạch nhánh) sẽ có tác
dụng kích thích VSV phân giải xơ.
- Các chất khoáng và vitamin
Các loại khoáng, ñặc biệt là phốtpho và lưu huỳnh, cũng như một số loại vitamin (A, D,
E) rất cần cho VSV dạ cỏ và cần ñược bổ sung thường xuyên vì chúng thường thiếu trong
thức ăn thô. Phốtpho cần thiết cho cấu trúc axit nucleic và màng tế bào của VSV, cũng như
cần cho các hoạt ñộng trao ñổi chất và năng lượng của chúng. Lưu huỳnh là thành phần cần
thiết khi tổng hợp một số axit amin.
1.2.4. Tương tác của vi sinh vật trong dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá trình tiêu
hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia. Sự phối hợp này có tác dụng giải
phóng sản phẩm phân giải cuối cùng của một loài nào ñó, ñồng thời tái sử dụng những yếu tố
cần thiết cho loài sau. Ví dụ, vi khuẩn phân giải protein cung cấp amôniac, axit amin và
isoaxit cho vi khuẩn phân giải xơ. Quá trình lên men dạ cỏ là liên tục và bao gồm nhiều loài
tham gia.
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh ñiều kiện sinh tồn
của nhau. Chẳng hạn, khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số
lượng vi khuẩn phân giải xenluloza sẽ giảm và do ñó mà tỷ lệ tiêu hoá xenluloza thấp. ðó là
vì sự có mặt của một lượng ñáng kể tinh bột trong khẩu phần kích thích vi khuẩn phân giải
bột ñường phát triển nhanh nên sử dụng cạn kiệt những yếu tố dinh dưỡng quan trọng (như
các loại khoáng, amoniac, axit amin, isoaxit) là những yếu tố cũng cần thiết cho vi khuẩn
phân giải xơ vốn phát triển chậm hơn. Hơn nữa, khi tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu
phần sẽ làm cho AXBBH sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do ñó mà ức chế hoạt
ñộng của vi khuẩn phân giải xơ (hình 3-3). Vì thế mà khi trong khẩu phần có quá nhiều bột
ñường khả năng tiêu hoá và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút.

VSV ph©n gi¶i


Ho¹t lùc x¬

VSV ph©n gi¶i


tinh bét 64

5 6 7
Hình 3-3: Liên quan giữa pH và hoạt lực của các nhóm VSV dạ cỏ
Tác ñộng qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn. Như ñã trình bày ở trên,
protozoa ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do ñó làm giảm tốc ñộ và hiệu quả chuyển hoá protein trong
dạ cỏ. Với những loại thức ăn dễ tiêu hoá thì ñiều này không có ý nghĩa lớn, song ñối với thức
ăn nghèo N thì protozoa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn nói chung. Loaị bỏ protozoa
khỏi dạ cỏ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ. Thí nghiệm trên cừu cho thấy tỷ lệ tiêu
hoá vật chất khô tăng 18% khi không có protozoa trong dạ cỏ (Preston và Leng, 1991).
Tuy nhiên, trong ñiều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh
có lợi, ñặc biệt là trong tiêu hoá xơ. Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và
protozoa. Một số vi khuẩn ñược protozoa nuốt vào có tác dụng lên men trong ñó tốt hơn vì
mỗi protozoa tạo ra một kiểu dạ cỏ mini với các ñiều kiện ổn ñịnh cho vi khuẩn hoạt ñộng.
Một số loài ciliate còn hấp thu ôxy từ dịch dạ cỏ giúp ñảm bảo cho ñiều kiện yếm khí trong dạ
cỏ ñược tốt hơn. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc ñộ sinh axit lactic, hạn chế
giảm pH ñột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.
Như vậy, cấu trúc khẩu phần ăn của ñộng vật nhai lại có ảnh hưởng rất lớn ñến sự tương
tác của hệ VSV dạ cỏ. Khẩu phần giàu các chất dinh dưỡng không gây sự cạnh tranh giữa các
nhóm VSV, mặt cộng sinh có lợi có xu thế biểu hiện rõ. Khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây
ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm VSV, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hướng bất lợi cho
quá trình lên men thức ăn nói chung.
1.3. Quá trình tiêu hoá thức ăn
1.3.1. Sự nhai lại và tiêu hoá cơ học
Khi ăn thức ăn thô bò thường ăn vào dưới dạng các mẩu thức ăn với kích lớn nên vi sinh
vật dạ cỏ khó có thể tấn công và lên men hoàn toàn. Chất chứa dạ cỏ liên tục ñược nhào trộn
nhờ sự co bóp theo nhịp của vách dạ cỏ. Phần thức ăn chưa ñược nhai kĩ có kích thước lớn
nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng ñược ợ lên theo từng miếng vào thực quản và trở
lại xoang miệng. Trong miệng phần chất lỏng ñược nuốt ngay còn thức ăn thô ñược thấm
nước bọt và nhai kỹ lại trước khi ñược nuốt trở lại dạ cỏ ñể lên men tiếp.
Hiện tượng nhai lại bắt ñầu xuất hiện khi bê ñược cho ăn thức ăn thô. Quá trình nhai lại
chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần, nhiệt
ñộ môi trường v.v... Tác nhân chính làm cho con vật nhai lại có thể là do sự kích của thức ăn
vào niêm mạc tiền ñình dạ cỏ. Một số loại thức ăn, nhất là những thức ăn chứa ít hoặc không
có thức ăn thô có thể không kích thích ñược phản xạ nhai lại. Thời gian con vật dành ñể nhai
lại phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng và tính chất của xơ trong khẩu phần. Thức ăn thô trong
khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại càng ngắn. Trong ñiều kiện yên tĩnh gia súc sẽ bắt ñầu
nhai lại (sau khi ăn) nhanh hơn. Cường ñộ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều.
Mỗi ngày bò chăn thả thường giành khoảng 8 giờ ñể nhai lại, tức bằng với thời gian gặm cỏ.
Mỗi miếng ợ lên nhai lại ñược nhai 40-50 lần, do vậy thức thô ñược nghiền nhiều hơn trong
quá trình nhai lại so với trong quá trình ăn.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
65
1.3.2. Quá trình tiêu hoá các thành phần của thức ăn
a. Tiêu hoá gluxit (carbohydrate hay hydratcarbon)
Toàn bộ quá trình tiêu hoá gluxit ở bò có thể tóm tắt qua hình 3-4. Gluxit trong thức ăn
có thể chia thành 2 nhóm: (1) gluxit phi cấu trúc (NSC) gồm tinh bột, ñường (có trong chất
chứa của tế bào thực vật) và pectin (keo thực vật) và (2) gluxit vách tế bào (CW) gồm
xenluloza và hemixenluloza (gọi chung là xơ). Cả hai loại gluxit ñều ñược VSV dạ cỏ lên
men. Khoảng 60-90% gluxit của khẩu phần ñược lên men trong dạ cỏ. Phần không ñược lên
men trong dạ cỏ ñược chuyển xuống ruột. Trong ruột non xơ (CW) không ñược tiêu hoá, còn
tinh bột và ñường sẽ ñược men tiêu hoá của ñường ruột thuỷ phân thành glucoza hấp thu vào
máu. Khi xuống ruột già tất cả các thành phần gluxit còn lại sẽ ñược VSV lên men lần thứ hai
tương tự như quá trình lên men diễn ra trong dạ cỏ.

Gluxit phi cÊu tróc (NSC) Gluxit v¸ch tÕ bµo (CW)

DẠ CỎ AXBBH DẠ CỎ
Lªn men Lªn men

NSC CW không
không lên lên men
men

RUỘT NON Glucoza MÁU RUỘT NON


Tiªu ho¸
on
NSC CW
không tiêu không tiêu

RUỘT GIÀ AXBBH RUỘT GIÀ


Lên men Lên men

Gluxit không tiêu hoá

PHÂN

Hình 3-4: Sơ ñồ tiêu hoá gluxit ở bò

Trong dạ cỏ quá trình phân giải các gluxit phức tạp ñầu tiên sinh ra các ñường ñơn
hexoza và pentoza (hình 3-5). Những phân tử ñường này là các sản phẩm trung gian nhanh
chóng ñược lên men tiếp bởi các VSV dạ cỏ. Quá trình lên men này sinh ra năng lượng dưới

66
dạng ATP và các axit béo bay hơi (AXBBH). ðó là các axit axetic, propionic và butyric theo
một tỷ lệ tương ñối khoảng 70:20:8 cùng với một lượng nhỏ izobutyric, izovaleric và valeric.
Những axit này ñược hấp thu qua vách các dạ dày trước vào máu và trở thành nguồn năng
lượng cho vật chủ (bò). Quá trình lên men ở dạ cỏ còn sinh ra khí cácbônic và hydro, hai khí
này kết hợp với nhau tạo ra một phụ phẩm lên men là khí mêtan ñược ñịnh kỳ thải ra ngoài
qua ợ hơi.

Xenluloza
Tinh bột Pectin Hemixenluloza
ðường

Pentoza

Hexoza
Chu trình pentoza
ðường phân

Pyruvat
Focmat
Acrylat

Axetyl CoA Succinat


Co2+H2

Metan Acetat Butyrat Propionat

Hình 3-5: Quá trình phân giải và lên men gluxit ở dạ cỏ


Phương trình tóm tắt mô tả sự lên men glucoza, một sản phẩm trung gian (hexoza) của
quá trình phân giải các gluxit phức tạp, ñể tạo các AXBBH chính và khí mêtan trong dạ cỏ
như sau:
Axit axêtic:
C6H12O6 + 2H2O 2CH3COOH + 2CO2 + 4H2
Axit propionic:
C6H12O6 + 2H2 2CH3CH2COOH + 2H2O
Axit butiric:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
67
C6H12O6 CH3-CH2CH2COOH + 2CO2 + 2 H2
Khí mêtan:
4H2 + CO2 CH4 + 2H2O
Một số ñặc ñiểm lên men các thành phần gluxit khác nhau cần chú ý như sau:
- Gluxit vách tế bào (xenluloza và hemixeluloza)
Các loại gluxit cấu trúc vách tế bào (xơ), là phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong các
thức ăn cho gia súc nhai lại, là thành phần chính của các loại thức ăn như cỏ xanh, cỏ khô,
thức ăn ủ chua, rơm và thân các loại cây thức ăn... Tiêu hoá xơ là ñặc thù của gia súc nhai lại
và nhờ khả năng này mà gia súc nhai lại tồn tại vì chúng không cạnh tranh thức ăn với con
người. Xơ có thể ñược tiêu hoá hoàn toàn mặc dù chúng không thể tiêu hoá nhanh như tinh
bột và ñường. Nguyên nhân làm cho xơ trong thức ăn thường có tỷ lệ tiêu hoá thấp là do trong
vách tế bào thực vật có lignin. Lignin ngăn cản vi sinh vật xâm nhập vào thành phần xơ và
cũng là chất tạo liên kết bền vững với các phân tử hemixeluloza và xenluloza. Xét theo quan
ñiểm về dinh dưỡng, có ba khía cạnh về lên men xơ người chăn nuôi cần biết và hiểu rõ:
• Như ñã ñề cập ở trên, vi sinh vật lên men xơ rất mẫn cảm với môi trường axit trong
dạ cỏ. ðộ pH tốt nhất cho quá trình lên men từ 6,4-7,0. Tốc ñộ sinh trưởng của vi sinh vật lên
men xơ giảm khi ñộ pH giảm xuống 6,2 và hoàn toàn dừng lại khi ñộ pH là 6 hoặc thấp hơn.
ðiều này rất quan trọng khi xem xét ñể phối hợp các loại thức ăn khác nhau trong khẩu phần
một cách tốt nhất.
• Các vi khuẩn lên men xơ sản sinh nhiều axit axetic. Việc tạo ra nhiều axit axetic khi
lên men xơ là rất quan trọng trong sản xuất mỡ sữa.
• Vi sinh vật lên men xơ rất mẫn cảm với mỡ. Nếu thức ăn cho ăn quá nhiều mỡ thì
vi khuẩn lên men xơ có thể chết hoặc giảm sinh trưởng. ðiều này rất quan trọng vì khi cho gia
súc ăn quá nhiều mỡ lượng ăn vào của các thức ăn nhiều và tỷ lệ tiêu hoá chúng sẽ giảm.
- Tinh bột
Tinh bột là thành phần chính trong các loại hạt ngũ cốc và các loại củ quả, ñược lên men
với tốc ñộ khá nhanh trong dạ cỏ. Vi khuẩn lên men tinh bột khác với vi khuẩn len men xơ. Vi
khuẩn len men tinh bột không mẫn cảm với môi trường axit. Vi khuẩn lên men tinh bột sản
sinh ra chủ yếu là axit propionic. Một số vi khuẩn lên men tinh bột tạo axit lactic, trong khi ñó
có một số loại vi khuẩn khác lên men axit lactic ñể tạo ra axit propionic. Khi có quá nhiều
propionic sẽ làm giảm mỡ sữa. Nếu không ñủ số lượng vi khuẩn sủ dụng axit lactic, ví dụ khi
cho gia súc ăn ngũ cốc mà không huấn luyện, thì axit lactic sẽ tích luỹ lại. Nếu một lượng lớn
axit lactic ñược hấp thu thì gia súc sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm axit, gia súc có thể bị chết
trong trường hợp cấp tính, trường hợp tốt nhất là gia súc sẽ bỏ ăn trong một vài ngày.
Một phần tinh bột của thức ăn có thể thoát qua sự phân giải và lên men ở dạ cỏ và ñi
xuống ruột non. Trong ruột non tinh bột sẽ ñược tiêu hoá bởi men của dịch ruột và dịch tuỵ ñể
giải phóng glucoza và ñược hấp thu qua vách ruột. Tiêu hoá tinh bột ở ruột non ñóng vai trò
rất quan trong ñối với gia súc cao sản, bởi vì lượng AXBBH sinh ra từ lên men VSV không
thể ñáp ứng ñủ nhu cầu năng lượng cao của những gia súc này mà cần phải ñược bổ sung
bằng glucoza hấp thu từ ruột.
- ðường hoặc các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước
ðường sau khi ăn vào dạ cỏ gần như ñược lên men tức thì. Một số vi khuẩn lên men
ñường rất giống vi khuẩn lên men tinh bột. Thức ăn chứa nhiều ñường là rỉ mật, ngọn mía,
68
nhưng cỏ xanh và cỏ khô cũng chứa một lượng ñường ñáng kể. ðường có trong cỏ và củ
không ñược gia súc ăn nhanh như các thức ăn chứa tinh bột và vì thế ít khi có trường hợp bị
nhiễm axit do ñường. Rỉ mật thường cho gia súc liếm, ñường trong thức ăn củ ñược gia súc ăn
vào chậm vì thức ăn củ chứa tới 80-90% nước. Trong khi các vi khuẩn lên men ñường chủ
yếu tạo ra axit propionic, chúng cũng sản sinh ra một lượng lớn axit butyric là axit có tác
dụng làm tăng tỷ lệ mỡ sữa.
b. Quá trình chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ
Toàn bộ quá trình chuyển hoá các hợp chất chứa N ở gia súc nhai lại có thể tóm tắt
trong hình 3-6. Các hợp chất chứa ni tơ (N) trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm protein
thực và nitơ phi protein (NPN), ñược tính chung dưới dạng protein thô (N x 6,25). Protein thô
của thức ăn một phần ñược lên men bởi VSV trong dạ cỏ hay ở ruột già, một phần ñược tiêu
hoá bằng men ở ruột, phần còn lại không ñược tiêu hoá sẽ ñược thải ra ngoài qua phân.

Protein thøc ¨n NPN


Nước bọt

Protein có thể phân giải

Peptide
Protein
không phân giải A. amin NH3 Urê

Protein VSV DẠ CỎ

NƯỚC TIỂU
Protein thoát qua + Protein VSV A. amin A.A
Tiêu hoá

RUỘT NON

Protein NH3 Urê


không tiêu hoá

Protein Protein
không tiêu hoá VSV
RUỘT GIÀ MÁU

PHÂN

Hình 2-7: Sơ ñồ chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ ở gia súc nhai lại

Trong dạ cỏ, protein thô có thể phân chia thành 3 thành phần gồm: protein hòa tan,
protein có thể phân giải và protein không thể phân giải. Protein hòa tan và protein có thể
phân giải trong dạ cỏ có khác nhau về ñộng thái phân giải nhưng ñược xếp vào một nhóm là
protein phân giải ñược ở dạ cỏ. Sau khi ăn vào NPN nhanh chóng ñược phân giải thành
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
69
amôniac còn một phần (nhiều hay ít tuỳ thuôc bản chất thức ăn và khẩu phần) protein có thể
phân giải ñược VSV thuỷ phân thành peptide và axit amin. Một số axit amin tiếp tục ñược lên
men sinh ra axit hữu cơ, amôniac và khí cacbonic. Cả vi khuẩn, protozoa và nấm dạ cỏ ñều
tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất chứa nitơ. Tuy vậy, vi khuẩn dạ cỏ là thành
phần quan trọng nhất trong quá trình này. Khoảng 30-50% loài vi khuẩn ñược phân lập từ dạ
cỏ là có khả năng phân giải protein và ñóng góp hơn 50% hoạt ñộng phân giải protein trong
dạ cỏ.
Tốc ñộ phân giải protein bởi VSV trong dạ cỏ thay ñổi rất lớn và chịu ảnh hưởng bởi
cấu trúc ba chiều của phân tử protein, các mối liên kết nội phân tử và giữa các phân tử (kể cả
với xơ), các rào cản trơ như lignin trong vách tế bào và các nhân tố kháng dinh dưỡng. Những
yếu tố này phụ thuộc vào nguồn protein cũng như cách chế biến thức ăn. Cấu trúc protein ảnh
hưởng ñến khả năng tiếp cận của VSV, ñó chính là yếu tố quan trọng nhất quyết ñịnh tốc ñộ
và tỷ lệ phân giải protein trong dạ cỏ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng ñến khả
năng phân giải hữu hiệu của protein, trong ñó có lượng thu nhận thức ăn, tỷ lệ thô/tinh của
khẩu phần; nguồn, chất lượng và khối lượng gluxit và protein trong khẩu phần; pH dịch dạ cỏ;
tác ñộng phối hợp của các loại thức ăn; tần số cung cấp thức ăn; nguồn bổ sung các vi chất
dinh dưỡng cũng như các yếu tố môi trường.
Quá trình phân giải protein thô trong dạ cỏ sinh ra một hỗn hợp gồm peptide, axit amin,
ammoniac và các axit hữu cơ, trong ñó có cả một số axit mạch nhánh sinh ra từ lên men các
axit amin mạch nhánh. Amôniac sinh ra cùng với các peptide mạch ngắn và axit amin tự do
ñược VSV dạ cỏ sử dụng ñể tổng hợp nên protein của chúng (protozoa không sử dụng ñược
amôniac). Một số protein VSV bị phân giải ngay trong dạ cỏ và nguồn nitơ của chúng cũng
ñược tái sử dụng bởi VSV dạ cỏ.
Mặc dù ammoniac có thể ñược vi khuẩn sử dụng ñể tổng hợp protein tế bào của chúng,
vi khuẩn không hạn chế việc phân giải protein ñể tự cung cấp ñủ ammoniac cho mình. Vi
khuẩn phân giải càng nhiều protein khi chúng có nhiều thời gian thực hiện việc này. Bởi vì
sinh trưởng của vi khuẩn bị hạn chế bởi năng lượng có thể sử dụng ñược từ lên men
hydratcarbon trong ñiều kiện yếm khí, amôniac vượt quá nhu cầu của vi sinh vật sẽ không
ñược sử dụng. Lượng ammoniac vượt quá nhu cầu sẽ ñược gia súc hấp thu vào máu về gan ñể
tổng hợp thành urê rồi thải ra ngoài qua nước tiểu. Ngược lại, thiếu amôniac làm giảm sự tăng
sinh của vi sinh vật và vì thế mà giảm tốc ñộ phân giải thức ăn trong dạ cỏ và lượng thức ăn
ăn vào.
Sinh khối protein vi sinh vật dạ cỏ sẽ theo dòng chất chứa dạ cỏ xuống dạ khế và ruột
non. Trong ruột protein vi sinh vật cùng với phần protein của thức ăn không qua phân giải ở
dạ cỏ (protein thoát qua) sẽ ñược tiêu hoá và hấp thu tương tự như ñối với ñộng vật dạ dày
ñơn. Trong sinh khối protein VSV có khoảng 80% là protein thật có chứa ñầy ñủ các axit
amin không thay thế với tỷ lệ cân bằng, phần còn lại chủ yếu là N có trong axit nucleic.
Protein thật của VSV ñược tiêu hoá khoảng 80-85% ở ruột. Một số axit amin có trong
peptidoglycan của màng tế bào VSV không ñược vật chủ tiêu hoá.
Nhờ có protein VSV dạ cỏ mà bò cũng như gia súc nhai lại nói chung ít phụ thuộc vào
chất lượng protein thô của thức ăn hơn là ñộng vật dạ dày ñơn bởi vì chúng có khả năng biến
ñổi các hợp chất chứa N ñơn giản, như urê, thành protein có giá trị sinh học cao. Bởi vậy ñể
thoả mãn nhu cầu duy trì bình thường và nhu cầu sản xuất ở mức vừa phải thì không nhất thiết
phải cho bò ăn những nguồn protein có chất lượng cao, bởi vì hầu hết những protein này sẽ bị
phân giải thành amôniac; thay vào ñó amôniac có thể sinh ra từ những nguồn NPN và rẻ tiền
hơn. Khả năng này của VSV dạ cỏ có ý nghĩa kinh tế rất lớn ñối vì thức ăn chứa protein thật
ñắt hơn nhiều so với các nguồn NPN. Tuy nhiên, ñối với gia súc cao sản thì phần protein thoat

70
qua có vai trò rất quan trọng trong việc ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu protein cho vật chủ vì lượng
protein VSV là có giới hạn. Mặt khác, VSV dạ cỏ cũng có tác ñộng xấu lên những protein của
thức ăn có chất lượng cao do quá trình phân giải. Bởi vậy, gần ñây người ta ñã tìm các
phương pháp ñể bảo vệ các nguồn protein chất lượng cao tránh sự phân giải của VSV ở dạ cỏ
nhằm ñưa thẳng xuống ruột cho vật chủ (gia súc cao sản) tiêu hoá bằng men (xem mục 2.6.2).
c. Chuyển hoá lipid
Lipid trong thức ăn của gia súc nhai lại thường có hàm lượng thấp. Trong các loại cỏ và
các loại hạt ngũ cốc hàm lượng lipid chỉ có khoảng 4-6%. Tuy nhiên, trong nhiều loại hạt
chứa dầu cao làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại có chứa hàm lượng lipid có thể cao tới
36% (như hạt lanh). Các dạng lipid của thức ăn thường có là triaxylglycerol, galactolipid
(thành phần chính lipid trong các loại thức ăn xơ) và phospholipid. Triaxylglycerol trong thức
ăn của gia súc nhai lại thường chứa một tỷ lệ khá cao các axit béo không no C18 là axit
linoleic và linolenic.

Lipid thøc ¨n

Glycerol
Lipid ðường AXBBH

Axit béo Lipit VSV

DẠ CỎ
MÁU
Lipid Lipit VSV
không tiêu
Axit béo

Lipid
không tiêu
RUỘT GIÀ

PHÂN

Hình 3-7: Sơ ñồ chuyển hoá lipit ở gia súc nhai lại


Quá trình chuyển hoá lipid ở gia súc nhai lại có thể tóm lược qua hình 3-7. Trong dạ cỏ
có hai quá trình trao ñổi lipit có liên quan với nhau: phân giải lipid của thức ăn và tổng hợp
mới lipid của VSV. Triaxylglycerol và galactolipid của thức ăn ñược thuỷ phân bởi lipaza
VSV. Glyexerol và galactoza ñược lên men ngay thành AXBBH. Khác với các axit béo bay
hơi (mạch ngắn), các axit béo mạch dài không ñược hấp thu trực tiếp qua vách dạ cỏ mà ñược
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
71
chuyển xuống phí dưới của ñường tiêu hoá. Vi sinh vật dạ cỏ cũng có khả năng tổng hợp
lipid, kể cả một số axit có chứa các axit béo lạ (có mạch nhánh và mạch lẻ) và các axit này sẽ
có mặt trong sữa và mỡ cơ thể của vật chủ. Như vậy, lipid của VSV dạ cỏ là kết quả của việc
biến ñổi lipid của thức ăn và lipid ñược tổng hợp mới.
Trong dạ cỏ còn xảy ra quá trình no hoá và ñồng phân hoá các axit béo không no. Các
axit béo không no mạch dài bị làm bão hoà (hydrogen hoá thành axit stearic) và sử dụng bởi
một số vi khuẩn. Một số mạch nối ñôi của các axit béo không no có thể không bị hydrogen
hoá nhưng ñược chuyển từ dạng cis sang dạng trans bền vững hơn. Các axit béo có mạch nối
ñôi dạng trans này có ñiểm nóng chảy cao hơn và hấp thu (ở ruột non) và chuyển vào mô mỡ
ở dạng như vậy nên làm cho mỡ của gia súc nhai lại có ñiểm nóng chảy cao.
Khả năng tiêu hoá lipid của VSV dạ cỏ rất hạn chế. Cho nên khẩu phần nhiều lipid sẽ
cản trở tiêu hoá xơ và giảm thu nhận thức ăn do lipid bám vào VSV dạ cỏ và các tiểu phần
thức ăn làm cản trở quá trình lên men. Tuy nhiên, ñối với phụ phẩm xơ hàm lượng lipid trong
ñó rất thấp nên dinh dưỡng của gia súc nhai lại ít chịu ảnh hưởng của tiêu hoá lipid trong dạ
cỏ.
d. Tổng hợp vitamin
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp ñược tất cả các vitamin nhóm B và vitamin K.
Nếu cho gia súc nhai lại ăn khẩu phần chứa nhiều vitamin nhóm B thì lượng vitamin tổng hợp
bởi VSV dạ cỏ tương ñối ít, nhưng sẽ tăng lên nếu lượng vitamin ñó có ít trong thức ăn. Do
vậy, trong ñiều kiện bình thường gia súc nhai lại trưởng thành ít phụ thuộc vào các nguồn
vitamin này trong thức ăn. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng ñể VSV dạ cỏ tổng hợp ñược
ñầy ñủ vitamin B12 thì cần có ñủ coban ở trong thức ăn. Hơn nữa, ñối với bò cao sản nếu xét
theo yêu cầu tối ưu hoá sức khoẻ, năng suất và chất lượng sản phẩm thì sự tổng hợp vitamin
nhóm B của vi khuẩn dạ cỏ không thể ñáp ứng ñủ cho những nhu cầu này.

1.4. Thu nhận thức ăn


Khối lượng thức ăn mà gia súc ăn ñược trong một ngày ñêm thường ñược gọi là lượng
thu nhận thức ăn, lượng thức ăn thu nhận hay lượng thức ăn ăn vào (Voluntary Intake of
Feed) và thường ñược tính theo vật chất khô (VCK). ðối với một loại thức ăn thô thì ñiều
quan trọng trước tiên là phải biết ñược liệu con vật có thể ăn ñược bao nhiêu trong một ngày
ñêm vì khi cho ăn thức ăn thô thì nhu cầu dinh dưỡng của gia súc sản xuất thường không
ñược thoả mãn do lượng thu nhận bị hạn chế.
1.4.1. Cơ chế ñiều hoà thu nhận thức ăn
Ăn là tập hợp của nhiều ñộng tác bao gồm việc tìm kiếm thức ăn, nhận dạng và vận
ñộng về phía thức ăn, quan sát cảm quan thức ăn, bắt ñầu lấy thức ăn và ñưa thức ăn vào
miệng. Quá trình ñiều chỉnh của gia súc ñối với lượng ăn vào gồm có quá trình ñiều chỉnh xảy
ra tức thì gọi là ñiều chỉnh ngắn hạn và còn ñiều chỉnh kéo dài gọi là ñiều chỉnh dài hạn. ðiều
chỉnh ngắn hạn liên quan ñến sự bắt ñầu và kết thúc từng bữa ăn, còn ñiều chỉnh dài hạn là
liên quan ñến duy trì sự cân bằng năng lượng của cơ thể. Bò ăn no cỏ thì dừng lại, ñó là do sự
ñiều chỉnh ngắn hạn. Bò béo ăn ít thức ăn hơn bò gầy. ðiều này có thể ñược giải thích qua
hướng cân bằng năng lượng vì bò gầy có nhu cầu dinh dưỡng ñể tổng hợp mỡ trong khi ñó bò
béo lại không cần.
Có nhiều thuyết khác nhau giải thích cơ chế ñiều hoà lượng thu nhận thức ăn, trong ñó
có hai cơ chế quan trọng ñáng chú ý ñối với gia súc nhai lại là cơ chế sinh hoá và cơ chế vật
lý. ðiều hoà sinh hoá diễn ra gia súc khi ăn thức ăn tinh chứa các chất dinh dưỡng dễ tiêu hoá,

72
còn ñiều hoà vật lý thường diễn ra khi gia súc ăn thức ăn thô khó tiêu hoá, chiếm nhiều chỗ
trong dạ cỏ.
- Cơ chế sinh hoá:
Theo cơ chế này khi trong máu có một hay một số sản phẩn trao ñổi chất ñặc biệt tăng
lên thì sẽ gây ra một tín hiệu làm giảm tính ngon miệng của gia súc. Axit béo bay hơi ñược
coi là những sản phẩm trao ñổi gây ra tín hiệu như vậy ở gia súc nhai lại. Vài giờ sau khi ăn
một lượng axít béo bay hơi trong dạ cỏ bắt ñầu tăng do kết quả lên men thức ăn ở dạ cỏ. Việc
sản sinh ra axít béo bay hơi cao nhất thông thường xuất hiện trong dạ cỏ 2 ñến 3 giờ sau khi
ăn khẩu phần có nhiều thức ăn tinh và 4-5 giờ với khẩu phần có nhiều thức ăn thô. Axit béo
bay hơi sản sinh ra trong dạ cỏ thường ñược hấp thu ngay vào trong máu ñi ñến gan và ñến
não. Một khi axit béo bay hơi trong máu ñạt ñến một ngưỡng nhất ñịnh thì ñộ thèm ăn của con
gia súc giảm. Ngưỡng này cao hay thấp chịu ảnh hưởng của nhu cầu năng lượng của con vật.
Axit béo bay hơi tiếp tục ñược hấp thu và chuyển hoá bởi tế bào, do vậy khi lượng axit béo
bay hơi trong máu giảm thì ñộ thèm ăn của con vật lại tăng lên. Vì tốc ñộ sản sinh AXBBH
trong dạ cỏ khi cho ăn thức ăn thô thấp nên cơ chế này ít có ảnh hưởng trực tiếp ñến lượng thu
nhận thức ăn thô.
- Cơ chế vật lý:
ðiều hoà vật lý liên quan ñến sức chứa của ñường tiêu hoá, chủ yếu là dạ cỏ, và phụ
thuộc vào chất lượng thức ăn. Các gia súc nhai lại khác nhau có khả năng tiêu hoá thức ăn thô
khác nhau. Những loại gia súc nhai lại ñược chọn lọc tốt nhất thường có dung tích dạ cỏ thấp
nhất nên thu nhận ñược ít thức ăn thô. Thậm chí ñối với cùng một gia súc nhai lại dung tích
ñường tiêu hoá cũng bị ảnh hưởng sự mang thai và chu kỳ sữa. Dung tích dạ cỏ cũng thay ñổi
theo mùa do sự thay ñổi về chất lượng thức ăn.
No vật lý là một nhân tố cơ bản hạn chế lượng thu nhận khi bò ñược ăn thức ăn thô chất
lượng rất kém. Khi chất lượng thức ăn thô giảm, tốc ñộ phân giải trong dạ cỏ sẽ chậm hơn,
gây ra một nhân tố no và do vậy mà làm giảm lượng thức ăn ăn vào. Thức ăn xơ thô chất
lượng thấp không chỉ có khả năng phân giải thấp mà vách tế bào lignin hoá của nó cản trở sự
xâm nhập và phân giải của VSV trong một thời gian dài và do ñó mà ñược tiêu hoá một cách
chậm chạp. Các tiểu phần thức ăn sinh ra từ quá trình phân giải này lưu lại trong dạ cỏ lâu
hơn so với trường hợp thức ăn chất lượng cao trước khi kích thước của chúng ñủ nhỏ ñể thoát
qua ñược cửa tổ ong-lá sách. Do lưu lại lâu trong dạ cỏ chúng choán chỗ và cản trở sự thu
nhận thức ăn mới vào.
Như ñã ñề cập ở trên, bò rất béo thường thu nhận ít thức ăn thô hơn bò gầy. ðiều này
cũng có thể giải thích theo cơ chế vật lý là sự tích lũy mỡ trong khoang bụng có thể giảm
khoảng trống mà dạ cỏ có thể phình to khi ăn no nên làm giảm lượng thu nhận thức ăn thô tự
do của bò.
Nói chung lại, lượng ăn vào ñược ñiều chỉnh bởi một loạt các tín hiệu ở các cấp ñộ và
giai ñoạn khác nhau. Gia súc chọn thức ăn thông qua cảm quan hoặc mùi và quyết ñịnh ăn
hay không. Ở miệng, thức ăn có thể ñược nuốt hay không dựa vào vị và kết cấu của nó, nếu
thức ăn quá ñộc thì gia súc có thể nhả ra. Sau khi nuốt xong gia súc phải tiến hành quá trình
tiêu hoá, hấp thu và trao ñổi chất. Sau khi hấp thu, hầu hết các chất dinh dưỡng tiêu hoá ñi vào
gan và tham gia chu trình chuyển hoá chung. Trong dạ dày, ruột, gan và não có hàng loạt chất
nhận cảm thông tin về áp lực, pH, ñộ thẩm thấu và nộng ñộ các loại chất hoá học ñể phát tín
hiệu ñiều chỉnh sự thu nhận thức ăn tiếp theo.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
73
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn
Theo như phân tích ở trên thì sự thu nhận thức ăn của gia súc chịu ảnh hưởng của các
yếu tố chính là nhu cầu dinh dưỡng (gia súc thu nhận thức ăn theo nhu cầu của cơ thể) và giới
hạn của ñường tiêu hoá (gia súc chỉ thu nhận ñược khối lượng thức ăn mà ñường tiêu hoá cho
phép). Ngoài ra, lượng thu nhận thức ăn còn bị chi phối bởi các yếu tố ñiều chỉnh khác nữa.
Liên quan ñến những cơ chế ñiều hoà này, ñể có ý nghĩa thực tiễn hơn trong chăn nuôi có thể
phân chia các yếu tố ảnh hưởng tới lượng thu nhận thức ăn theo ba nhóm là thức ăn, gia súc
và môi trường.
a. Các yếu tố thức ăn và khẩu phần
ðối với gia súc nhai lại có một mối tương quan dương giữa tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu
nhận của thức ăn thô (ngược với thức ăn tinh ở dạ dày ñơn). Thực ra thì lượng thu nhận thức
ăn có liên quan chặt chẽ hơn với tốc ñộ phân giải (tiêu hoá) hơn là với bản thân tỷ lệ tiêu hoá,
cho dù hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói một cách khác, thức ăn nào ñược tiêu
hoá nhanh thì có tỷ lệ tiêu hoá cao và lượng thu nhận lớn. ðó là vì tốc ñộ tiêu hoá càng cao thì
ñường tiêu hoá ñược giải phóng càng nhanh tạo ra ñược càng nhiều không gian cho việc tiếp
nhận thức ăn mới vào.
Theo quan ñiểm ñộng thái thì có bốn thuộc tính kết hợp với nhau sẽ quyết ñịnh lượng
thức ăn thô ăn vào là: ñộ hoà tan (A), phần không hoà tan nhưng có thể lên men ñược (B), tốc
ñộ phân giải phần không hoà tan (c) và ñộ ngon miệng (Orskov, 2005). Vì vậy ñiều rất quan
trọng là phải hiểu biết các ñặc tính này của mỗi loại thức ăn. Ngoài ra, chế biến thức ăn, cân
bằng dinh dưỡng, cấu trúc khẩu phần và chế ñộ cho ăn cũng có ảnh hưởng lớn ñến lượng thu
nhận thức ăn.
- ðộ hoà tan của thức ăn
Thức ăn tinh chứa nhiều phần hoà tan (A), nhưng thức ăn thô cũng có chứa các phần có
thể hoà tan như ñường. ðây là phần nằm phía trong của thành tế bào và ñược phân giải nhanh
chóng sau khi ăn vào. Kết quả là chúng chiếm rất ít khoảng không gian trong dạ cỏ. Phần hoà
tan của rơm có thể lên ñến 10-15% và phần hoà tan của cỏ có thể từ 20-35%, phụ thuộc vào
ñộ thành thục của cây và cách chế biến rơm và cỏ. Phần hoà tan này của thức ăn thường ñược
lên men thành axit lactic và các axit khác khi ủ chua. ðiều quan trọng là phần hoà tan này của
thức ăn cần ñược bảo quản vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới lượng thức ăn ăn vào. Nhìn chung
ñối với gia súc nhai lại thức ăn có ñộ hoà tan cao thì lượng ăn vào ñược sẽ lớn.
- Phần không hoà tan nhưng có thể lên men
Phần này (B) chiếm nhiều nhất trong thức ăn thô, biến ñộng từ 20-50% phụ thuộc vào
chất lượng thức ăn. Khi cộng phần hoà tan (A) với phần không hoà tan nhưng có thể lên men
(B) chúng ta có ñược tổng lượng chất khô có thể ñược phân giải trong dạ cỏ (A+B) và phần
chất khô còn lại là phần không ñược phân giải (I). Tuy nhiên, ñôi khi phần không hoà tan
nhưng có tiềm năng lên men này lại ñược phân giải rất chậm do vậy thời gian lưu tại dạ cỏ
không ñủ lâu ñể ñược lên men hoàn toàn tai ñây. Một phần của phần không hoà tan nhưng có
thể lên men sau ñó ñược thải ra qua phân và ñó là lý do cần biết ñến một ñặc tính thứ ba của
thức ăn là tốc ñộ phân giải của phần không hoà tan.
- Tốc ñộ phân giải của phần không hoà tan
Tốc ñộ phân giải (c) của phần không hoà tan có ảnh hưởng rất quan trọng ñến lượng
thức ăn thu nhận của gia súc. Một bất lợi ñối với loại thức ăn có tốc ñộ phân giải thấp như
rơm là phần còn lại không ñược phân giải sẽ nhiều hơn. Phần còn lại này thường dai hơn, ñòi

74
hỏi gia súc phải nhai lại và nhu ñộng dạ cỏ nhiều hơn ñể ñưa chúng ra khỏi dạ cỏ. Vì lý do
này thức ăn sẽ lưu lại ở dạ cỏ lâu hơn và là nguyên nhân giảm lượng thức ăn ăn vào.
ðối với thức ăn thô, chúng ta muốn chúng có phần không hoà tan ñược phân giải ở dạ
cỏ càng nhanh càng tốt, còn ñối với thức ăn tinh thì ngược lại chúng ta lại muốn chúng ñược
phân giải trong dạ cỏ càng chậm càng tốt ñể ñảm bảo rằng thức ăn không bị lên men quá
nhanh làm rối loạn hệ sinh thái dạ cỏ mà vẫn ñược tiêu hoá hoàn toàn sau ñó ở ruột.
- Tính ngon miệng
Một số thức ăn gia súc ăn ít hơn một số loại khác và ñôi khi có loại cỏ bò ăn nhưng cừu
lại không ăn. Nhiều loại cây họ ñậu bò không thích ăn, nhất là khi cho ăn ñơn ñiệu. Những
loại thức ăn mà bò ăn ít hơn bình thường ñược coi là “không ngon miêng”, tuy khái niệm
“tính ngon miệng” của thức ăn khó mà ñịnh nghĩa ñược một cách chính xác. Nhìn chung, tính
ngon miệng không ñươch cho là một yếu tố quan trọng quyết ñịnh lượng ăn vào, trừ một số
ngoại lệ như những thức ăn ñược bảo vệ ñể chống ăn vào (như có gai nhọn), bị nhiễm bẩn
(như phân, nước giải) hay chế biến kém (ủ chua bị mốc hay lên men kém chất lượng).
- Khả năng “dễ vỡ” và chế biến thức ăn
Bình thường gia súc bằng cách nhai và nhai lại và vi khuẩn trong dạ cỏ bằng cách lên
men ñã phối hợp ñể giảm kích thước các mảnh thức ăn. Các mảnh thức ăn nhỏ lơ lửng trong
dịch dạ cỏ cho phép chúng thoát khỏi dạ cỏ dễ dàng qua cửa tổ ong-lá sách ñể giải phóng ra
khỏi dạ cỏ, tăng cơ hội tiếp nhận thức ăn mới vào. Do vậy, những loại thức ăn có tốc ñộ giảm
kích thước trong dạ cỏ càng nhanh (dễ vỡ) thì lượng thu nhận tự do càng cao. ðiều này phụ
thuộc nhiều vào cấu trúc và trạng thái vật lý của vách tế bào của thức ăn thực vật. Một số loại
thức ăn như rơm có các mảnh dài và rất dai nên cần phải nhai rất nhiều. ðối với các thức ăn
khác, như cỏ khô chất lượng cao, gia súc không phải nhai nhiều.
Chúng ta có thể giúp gia súc bằng cách nghiền thức ăn thô trước khi cho ăn, nhưng việc
này quá tốn kém và gia súc có thể làm việc này với giá rẻ nhất, ngoài ra những mảnh thức ăn
nhỏ (do nghiền) lẽ ra ñược phân giải lại thoát khỏi dạ cỏ trước khi ñược lên men. Vì vậy trong
khi lượng thức ăn thu nhận cao hơn thì tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn thô nghiền mịn có thể thấp
hơn. Nhìn chung nghiền thức ăn thô không phải là cách mà người chăn nuôi thường sử dụng.
Chặt ngắn thì ngược lại không ảnh hưởng gì lớn ñến tốc ñộ và tỷ lệ tiêu hoá thức ăn. Chặt
ngắn thức ăn thành các ñoạn 1-10 cm chủ yếu là ñể thuận lợi hơn trong việc cho ăn, trộn thức
ăn (của người chăn nuôi) và lấy thức ăn (của gia súc).
- Cân bằng dinh dưỡng và cấu trúc khẩu phần ăn
Khi nuôi bò ñiều cốt yếu là làm sao cho ăn ñược càng nhiều thức ăn thô càng tốt. Thức
ăn thô xanh chất lượng càng cao, dinh dưỡng càng cân bằng so với nhu cầu của VSV dạ cỏ thì
tốc ñộ tiêu hoá càng nhanh và lượng ăn vào ñược càng lớn. Ngước lại, nếu thức ăn thô có chất
lượng thấp thì lượng thu nhận tự do sẽ rất thấp do mất cân bằng dinh dưỡng (thường thiếu
protein, gluxit dễ tiêu, khoáng và vitamin) nên không tối ưu hoá ñược hoạt ñộng của VSV dạ
cỏ. Do vậy, trong khẩu phần ngoài thức ăn thô thường cần cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng
ñể tối ưu hoá hoạt ñộng của VSV dạ cỏ và/hay bổ sung cho nhu cầu sản xuất. Lúc ñó, lượng
thu nhận thức ăn thô thực tế ngoài phụ thuộc vào tính chất của nó còn chịu ảnh hưởng của
thức ăn bổ sung.
Bổ sung thức ăn tinh ở mức thấp thường có tác dụng kích thích vi sinh vật phân giải xơ
ở dạ cỏ (nhờ cung cấp cân ñối các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho chúng) và do ñó mà làm
tăng lượng thu nhận thức ăn thô của khẩu phần cơ sở. Tuy nhiên, khi bổ sung nhiều thức ăn
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
75
tinh thì pH dạ cỏ bị hạ xuống rất thấp, ức chế vi khuẩn phân giải xơ và hậu quả là làm giảm
lượng thu nhận khẩu phần cơ sở. Hiện tượng thay thế (giảm thu nhận khẩu phần cơ sở khi bổ
sung thức ăn tinh) cũng có thể xảy ra khi bổ thức ăn tinh bổ sung quá nhiều nên ñã ñáp ứng ñủ
nhu cầu dinh dưỡng và con vật dừng ăn (do cơ chế sinh hoá phát huy tác dụng trước) trong
khi vẫn chưa no bởi thức ăn thô (cơ chế vật lý chưa ñiều tiết).
- Chế ñộ cho ăn
Nếu cho ăn thức ăn tinh không rải ñều trong ngày mà chỉ cho ăn theo bữa lớn thì sau
mỗi bữa ăn pH dạ cỏ bị hạ ñột ngột xuống rất thấp, ức chế vi khuẩn phân giải xơ nên làm
giảm khả năng phân giải xơ và giảm lượng thu nhận thức ăn thô của khẩu phần cơ sở. Khi
trộn ñều thức ăn tinh với thức ăn thô (khẩu phần TMR) ñể cho ăn rải ñều trong ngày thì bò sẽ
ăn ñược nhiều thức ăn thô hơn so với khi cho ăn riêng rẽ với khối lượng lớn trong ít bữa. Việc
trộn nhiều loại thức ăn thô với nhau ñể cho ăn ñồng thời và liên tục sẽ làm cân bằng dinh
dưỡng mọi lúc cho vi sinh vật dạ cỏ nên hiệu quả phân giải thức ăn thô cũng tốt hơn. Hơn nữa
thay mới thức ăn nhiều lần trong ngày cũng kích thích gia súc ăn nhiều thức ăn hơn là ñể thức
ăn cũ quá lâu trong máng ăn.
- Thời gian có sẵn thức ăn
Gia súc chỉ thu nhận ñược thức ăn trong thời gian thức ăn sẵn có với nó. Mặt khác, gia
súc cần thời gian nhai lại và nghỉ ngơi trong ngày. Mỗi ngày bò không thể giành quá 15-16
giờ cho cả ăn và nhai lại. Do vậy, nếu nó không ñược luôn luôn tiếp xúc với thức ăn, nhất là
thức ăn thô chất lượng thấp, thì không thể ăn ñủ lượng thức ăn cần thiết trước khi no và/hay
ñủ. ðây là hiện tượng không hiếm gặp ñối với trâu bò cày kéo trong vụ ñông ở nước ta, khi
mà con vật phải làm việc nhiều trong ñiều kiện thời tiết lạnh (nhu cầu dinh dưỡng cao hơn)
mà lại không có thời gian ñể ăn (chưa nói có ñủ thức ăn hay không), dẫn ñến tình trạng trâu
bò “ñổ ngã” vụ ñông.
- ðiều kiện ñồng cỏ chăn thả
Riêng ñối với gia súc chăn thả thì lượng thu nhận thức ăn (cỏ gặm) không chỉ chịu ảnh
hưởng bởi thành phần hoá học và tỷ lệ/tốc ñộ tiêu hoá của cây cỏ mà còn phụ thuộc cấu trúc
vật lý và phân bố của cỏ trên bãi chăn. Thu nhân thức ăn khi chăn thả phụ thuộc ba yếu tố
chính là: ñộ lớn miếng gặm (lượng VCK gặm ñược mỗi lần), tốc ñộ gặm (số miếng gặm/phút)
và thời gian gặm cỏ. Thông thường bò dành khoảng 8 giờ/ngày ñể gặm cỏ nên cần gặm ñược
lượng cỏ tối ña trong khoảng thời gian ñó. ðể có ñược ñộ lớn miếng gặm và tốc ñộ gặm tối ña
cỏ gặm phải ñược phân bố phù hợp. Nói chung, bụi cỏ tương ñối thấp (12-15cm) và dày cho
phép gia súc gặm ñược miếng gặm lớn nhất. Những cây cỏ cao có lá nhọn (như nhiều loại cỏ
nhiệt ñới) hạn chế ñộ lớn miếng gặm vì mỗi lần gặm con vật không thể lấy thức ăn ñầy miệng
ñược. Mật ñộ cỏ thấp cũng là một yếu tố hạn chế kèm theo sự gặm cỏ có lựa chọn của gia súc.
Trong ñiều kiện ñồng cỏ chăn thả tốt có các bui cỏ thấp, dày và có khả năng tiêu hoá cao thì
gia súc nhai lại sẽ gặm ñược lượng thức ăn tương ñương với khi cho ăn trong máng tại
chuồng, nhưng với ñồng cỏ chất lượng kém thì chúng không thể thu nhận ñủ lượng thức ăn
theo khả năng tiêu hoá và nhu cầu dinh dưỡng.
b. Các yếu tố gia súc
Ngoài các yếu tố liên quan ñến thức ăn và khẩu phần nói trên, một số yếu tố khác có liên
quan ñến gia súc nhiều hơn cũng có ảnh hưởng lớn tới lượng thu nhận thức ăn thô.
- Sức chứa của ñường ruột
Dung tích tiềm năng của dạ cỏ qui ñịnh lượng thức ăn gia súc có thể lên men trong một
thời ñiểm. Dạ cỏ của bê chưa ñạt ñược kích thước như lúc trưởng thành trước 10-12 tuần tuổi.
76
Vì vậy khả năng ăn các loại thức ăn xơ thô của bê là thấp và do vậy cần cho chúng ăn những
thức ăn thô có chất lượng tốt nhất. Sức chứa của ñường ruột ở gia súc trưởng thành chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố khác nhau. Nhìn chung con vật càng lớn thì dung tích ñường tiêu
hoá càng lớn và có khả năng ăn ñược nhiều thức ăn hơn. ðó là lý do chính ñể lấy thể trọng
hay khối lượng trao ñổi làm căn cứ ñể ước lượng lượng thức ăn thu nhận. Tuy nhiên, cũng có
thể quan sát trong thực tế thông qua bề ngoài thấy một số gia súc có thể trọng không lớn lắm
nhưng có phần bụng rất phát triển nên ăn ñược rất nhiều thức ăn thô. Khi bò ñã ñủ béo lượng
thức ăn thu nhận có xu hướng ổn ñịnh cho dù khối lượng cơ thể tiếp tục tăng. ðiều này có thể
là do tích luỹ mỡ bụng làm giảm dung tích dạ cỏ (cơ chế vật lý), nhưng cũng có thể là do hiệu
ứng trao ñổi chất (cơ chế sinh hoá).
- Trạng thái sinh lý
Trạng thái sinh lý của gia súc nhai lại ảnh hưởng ñến lượng thu nhận thức ăn liên quan
ñến nhu cầu năng lượng và/hay sức chứa của ñường tiêu hoá. Gia súc ñang sinh trưởng có thể
tích xoang bụng tăng dần nên ăn ñược ngày càng nhiều thức ăn. Gia súc sau một thời kỳ ñói
ăn sẽ ăn nhiều thức ăn hơn do nhu cầu tăng trọng nhanh hơn (tăng trọng bù). ðối với gia súc
mang thai, có hai yếu tố ảnh huởng ngược nhau ñến lượng thu nhận thức ăn: thứ nhất là nhu
cầu dinh dưỡng ñể phát triển thai tăng nên lượng ăn vào phải tăng (cơ chế sinh hoá) và thứ hai
là vào giai ñoạn cuối thai phát triển mạnh làm cho kích thước xoang bụng bị thu hẹp nên
lượng ăn vào bị hạn chế, nhất là khi khẩu phần chủ yếu là thức ăn thô (cơ chế vật lý).
Vào ñầu chu kỳ vắt sữa lượng thu nhận thức ăn của bò tăng dần lên. Hiện tượng này chủ
yếu mang bản chất sinh lý do nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa ngày càng tăng, mặc dù cũng
có thể có liên quan ñến sự ñiều tiết vật lý do giảm mỡ tích trữ trong xoang bụng. Có sự lệch
pha nhất ñịnh (chậm hơn) giữa tăng lượng thu nhận thức ăn so với tăng nhu cầu năng lượng
cho tiết sữa. Vào ñầu chu kỳ sữa bò giảm trọng và ñược bù lại ở cuói chu kỳ khi năng suất sữa
giảm mà lượng thu nhận thức ăn vẫn cao.
- Tập tính ăn uống
Gia súc nhai lại cũng như các gia súc giá cầm khác không tiếp nhận thức ăn một cách
ngẫu nhiên mà có sự lựa chọn cẩn thận, ñặc biệt là ñể chống bị ngộ ñộc. Khả năng chọn lọc
thức ăn này một mặt dường như mang tính bẩm sinh của loài cho phép cảm nhận ñược các
chất dinh dưỡng cụ thể và ñộc tố có trong thức ăn thông qua mùi vị. Có một vài con ñường
trao ñổi chất nào ñó tồn tại ñể chuyển các thông tin liên quan tới hiệu quả trao ñổi chất của
một loại thức ăn nào ñó lên não và sau ñó hình thành nên phản xạ thích hoặc không thích loại
thức ăn ñó. Mặt khác, sự nhận thức của con vật về một loại thức ăn nào ñó cũng ñược hình
thành qua quá trình học tập, nhất là ở ñộ tuổi còn non. Quá trình nhận thức thức ăn này liên
quan ñến hai quá trình học tập: học tập xã hội (học từ mẹ, anh chị em, bạn ñàn, những gia súc
lớn tuổi có kinh nghiệm...) và tự học (thông qua những trải nghiệm và sai lầm của bản thân).
Cảm nhận ñối với thức ăn nói chung không ảnh hưởng lớn ñến toàn bộ tiến trình ñiều
khiển tiếp nhận thức ăn của gia súc nhai lại, nhưng quan trọng ñối với thói quen gặm cỏ và ăn
thức ăn. Bò và cừu thích ăn cỏ non hơn là cỏ già và khô, thích ăn lá hơn thân. Nhìn không thật
quan trọng trong khi chăn thả, ví như gia súc chăn ở chổ tối và có thể ăn ñược ngay cả tối
hoàn toàn. Ngửi và nếm là thói quen của gia súc gặm cỏ. Chúng không chấp nhận ăn cỏ ở nơi

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
77
có phân của chính nó mới thải ra. Vị của thức ăn ñóng vai trò quan trọng trong quá trình cảm
nhận thức ăn vì nó có liên kết chặt chẽ với các thông tin phản hồi sau khi ăn.
Yếu tố tâm lý và kinh nghiệm có ảnh hưởng nhiều ñến việc con vật có chịu ăn một thức
ăn mới hay không. Chẳng hạn, lần ñầu tiên cho bò ăn rơm ủ urê rất có thể bò từ chối không
chịu ăn, nhưng nếu ñược tập cho ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ thì về sau bò lại rất thích ăn
loại thức ăn này và lượng thu nhận cao hơn so với ăn rơm không xử lý có thể tới 1,5 lần. Khi
trong ñàn có những gia súc khác ăn một loại thức ăn nào ñó, kể cả thức ăn mới, thì còn vật
cũng sẽ “yên tâm” bắt chước ăn thử và rồi quen dần. Bê con thường “học theo” mẹ ñể ăn
những thức ăn mới. Cung cấp mới nhiều lần trong ngày thì bò sẽ thích ăn nhiều hơn sau mỗi
lần thay mới thức ăn ñó, nhất là thức ăn xanh, và giảm ñược sự biến ñộng về chất lượng của
thức ăn ăn vào.
Khoảng không gian tiếp cận thức ăn và thiết kế khu vực cho ăn có ảnh hưởng tới khả
năng tiếp cận thức ăn của bò khi chúng muốn ăn. Tăng mật ñộ bò ở nơi cho ăn sẽ làm giảm
hoạt ñộng ăn mà tăng sự tranh giành nhau giữa chúng, làm cho bò tiếp xúc ñược với thức ăn ít
hơn. Dùng róng ngăn ñể tách riêng bò, như dùng rào chắn thức ăn phía ñầu bò, làm giảm sự
tranh giành thức ăn và cho phép mỗi bò tiếp cận thức ăn ñược tốt hơn, nhất là những con lép
vế trong ñàn.
c. Các yếu tố môi trường và sức khỏe
- ðiều kiện thời tiết khí hậu
ðiều kiện thời tiết khí hậu là những yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng trực
tiếp ñến trao ñổi nhiệt của cơ thể và do vậy mà ảnh hưởng ñến khả năng thu nhận thức ăn. Các
yếu tố ñó bao gồm nhiệt ñộ, ẩm ñộ, gió, bức xạ, thời gian chiếu sáng và lượng mưa. Trong các
yếu tố này nhiệt ñộ và ẩm ñộ là những yếu tố ñáng quan tâm và có tầm quan trọng thực tiễn
nhất.
Bò là ñộng vật máu nóng, vì vậy chúng phải cố gắng duy trì nhiệt ñộ cơ thể ổn ñịnh mặc
dù nhiệt ñộ môi trường luôn thay ñổi. Muốn vậy, bò phải giữ ñược sự cân bằng giữa nhiệt
sinh ra trong cơ thể và nhiệt thải ra khỏi cơ thể. Thân nhiệt bình thường ở bò ổn ñịnh trong
khoảng 38,5-39OC. Nhiệt sinh ra trong cơ thể bò (HP) bao gồm nhiệt ñược giải phóng từ năng
lượng dùng cho duy trì và lao tác của cơ thể cùng với toàn bộ năng lượng gia nhiệt (HI). Do
vậy, bò có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhu cầu năng lượng duy trì càng nhiều và cuối cùng
nhiệt sinh ra càng nhiều. Thức ăn thô nhiệt ñới có chất lượng thấp, khó tiêu nên làm tăng gia
nhiệt (liên quan ñến thu nhận và tiêu hoá thức ăn) và do vậy mà tăng tổng lượng nhiệt sinh ra.
Khi năng suất của bò càng cao thì nhiệt thừa sinh ra trong cơ thể bò càng nhiều (do gia nhiệt
sản xuất tăng).
Toàn bộ nhiệt thừa sinh ra phải ñược giải phóng khỏi cơ thể. Các phương thức chính ñể
thải nhiệt ở bò gồm bốc hơi nước, dẫn nhiệt, ñối lưu và bức xạ nhiệt. Sự bốc hơi nước qua da
(ñổ mồ hôi) và phổi (thở) là con ñường chủ yếu ñể thải nhiệt. Sự thoát nhiệt bằng cách bốc
hơi nước của bò phụ thuộc nhiều vào ẩm ñộ môi trường. Ẩm ñộ môi trường càng cao thì càng
cản trở bốc hơi nước nên quá trình thải nhiệt sẽ càng khó khăn. Mặt khác, nhiệt ñộ của môi
trường cao lại cản trở thải nhiệt từ cơ thể qua con ñường dẫn nhiệt, chưa nói chúng phải nhận
thêm năng lượng bức xạ nhiệt từ môi trường nóng xung quanh. Chính vì thế, trong môi trường
càng nóng ẩm thì sự thải nhiệt thừa càng bị trở ngại. Bức xạ nhiệt của môi trường cao và lưu
thông gió kém (những ngày oi bức) thì quá trình thải nhiệt của bò thông qua bức xạ và ñối lưu
càng khó khăn. Do vậy, trong môi trường nóng ẩm và oi bức con vật buộc phải hạn chế lượng
78
thu nhận thức ăn ñể giảm sinh nhiệt. Trong trường hợp nhiệt thừa sinh ra trong cơ thể lớn hơn
khả năng thải nhiệt vào môi trường thì thân nhiệt tăng và bò xuất hiện stress nhiệt. Bò bị
stress nhiệt thì thu nhận thức ăn càng giảm và năng suất giảm tùy theo mức ñộ nghiêm trọng.
Nói chung, ở nhiệt ñộ môi trường thấp dưới vùng ñẳng nhiệt (khoảng nhiệt ñộ trong ñó
sinh nhiệt trong cơ thể ổn ñinh, ñược xác ñịnh cho mỗi loại giá súc riêng) thì thu nhận thức ăn
tăng và ngược lại khi nhiệt ñộ môi trường nằm trên vùng ñẳng nhiệt thì lượng thu nhận thức
ăn giảm xuống. Ví dụ, bò gốc ôn ñới trung bình giảm thu nhận thức ăn 2% cho mỗi oC nhiệt
ñộ bình quân ngày tăng lên trên 25oC.
- Tình trạng sức khỏe và bệnh tật
Rõ ràng là bò khoẻ ăn ñược nhiều hơn bò ốm, nhưng sau khi ốm thì ngược lại bò có
hiện tượng “ăn bù”. Bò bị ký sinh trùng ñường ruột có xu hướng giảm thu nhận thức ăn, ñược
mặc nhận là do chúng làm rối loạn ñường tiêu hoá cho dù nhu cầu dinh dưỡng tăng lên như
một hậu quả của việc giảm hấp thu dinh dưỡng. Cũng có bằng chứng cho rằng kích thích hệ
thống miễn dịch của cơ thể, như trường hợp bị ký sinh trùng, có thể góp phần làm giảm thu
nhận thức ăn. Ngoại ký sinh trùng như ve cũng làm giảm thu nhận thức ăn của gia súc.

II. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRÂU BÒ


2.1. Nhu cầu thu nhận vật chất khô
Thức ăn chủ yếu của bò là thức ăn thô nên ñiều quan trọng trước tiên là phải biết ñược
liệu con vật có thể ăn ñược bao nhiêu trong một ngày ñêm ñể biết ñược nó có thể ñáp ứng
ñược bao nhiêu so với nhu cầu dinh dưỡng của con vật và từ ñó biết ñược mức thức ăn bổ
sung cần sử dụng. Trong ñiều kiện bình thường, lượng chất khô thu nhận chịu ảnh hưởng ñầu
tiên bởi khối lượng cơ thể (chi phối cả nhu cầu và dung tích ñường tiêu hoá), do ñó cách ñơn
giản nhất là ước tính theo thể trọng. Theo Preston và Willis (1970) bò tơ (200 kg) sẽ thu nhận
xấp xỉ 2,8-3% thể trọng. Trong quá trình sinh trưởng khối lượng cơ thể chúng tăng lên thì tỷ
lệ phần trăm lượng VCK thu nhận có xu hướng giảm xuống. ðể ñơn giản, theo McDonald và
CS (2002) lượng thu nhận VCK của bò thịt thường ñược ước tính bằng 2,2% thể trọng, còn
ñối với bò sữa thì cao hơn, khoảng 2,8% thể trọng vào ñầu chu kỳ sữa và 3,2% thể trọng vào
lúc thu nhận ñỉnh ñiểm. ðối với bò sữa lượng thu nhận thức ăn còn liên quan tới năng suất
sữa và cũng có thể ước tính theo phương trình :
DMI = 0,025 W + 0,1Y
Trong ñó, DMI là lượng thức ăn thu nhận (kg VCK/ngày), W là khối lượng cơ thể (kg)
và Y là năng suất sưa (kg/ngày). Tuy nhiên, phương pháp tính toán này cũng không phù hợp
lắm vì nó bỏ qua nhiều yếu tố ảnh hưởng như ñặc ñiểm thức ăn và tác ñộng qua lại giữa
chúng. Trong ñiều kiện thực tiễn của nước ta tạm thời có thể dự ñoán lượng thu nhận VCK
của thức ăn thô tuỳ theo khối lượng của bò và chất lượng của thức ăn theo bảng 3-1.
Bảng 3-1: Ước tính lượng thu nhận thức ăn thô của bò (cho ăn tự do)

Chất lượng thức ăn VCK thu nhận hàng ngày


(% thể trọng)
Rất tốt 3,0
Tốt 2,5

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
79
Trung bình 2,0
Xấu 1,5
Rất xấu 1,0

80
Khi xây dựng khẩu phần ñiều cốt yếu là làm cho con vật ăn ñược càng nhiều nhiều thức
ăn thô càng tốt và giảm thấp nhất lượng thức ăn tinh phải cho ăn nhưng vẫn ñảm bảo ñáp ứng
ñủ nhu cầu về dinh dưỡng cho con vật. ðể xây dựng ñược các khẩu phần cơ sở là thức ăn thô
mà gia súc có khả năng ăn hết, cần biết ñược lượng thức ăn thô mà gia súc có thể ăn thông
qua các công thức tính toán thích hợp hay tra các bảng tiêu chuẩn ăn. Tuy nhiên, lượng thu
nhận tự do này còn chịu ảnh hưởng của lượng thức ăn bổ sung. Bổ sung thức ăn có thể kích
thích tiêu hoá và làm tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở (thường là khi bổ sung ít), nhưng
cũng có thể làm giảm lượng thu nhận khẩu phần cơ sở (do hiện tượng thay thế).

2.2. Nhu cầu năng lượng


Hiện nay nhu cầu năng lượng cho gia súc nhai lại ñược các nước khác nhau hoặc là tính
theo năng lượng trao ñổi (ME) hay tính theo năng lượng thuần (NE). Từ 1978 ñến nay ở Việt
Nam chính thức vẫn dùng năng lượng ME ñể tính nhu cầu năng lượng cho gia súc, nhưng
ñược quy ñổi ra ñơn vị thức ăn (ðVTA), với 1 ðVTA = 2500 Kcal ME. Dưới ñây nhu cầu
năng lượng của trâu bò ñược thể hiện theo một số nguồn khác nhau, trong ñó có dùng ñơn vị
năng lượng tạo sữa (UFL = 1700 Kcal NE) của INRA (Pháp). Tuỳ theo ñiều kiện cụ thể mà
người phối hợp khẩu phần có thể lựa chọn cách tính cho phù hợp nhất.
a. Nhu cầu duy trì
- Nhu cầu duy trì của bò
Nhu cầu năng lượng của bò ñược tính toán chủ yếu dựa vào khối lượng cơ thể (W, kg).
Nhu cầu năng lượng cần cho duy trì ở bò trung bình là 117 Kcal ME/kg W0,75 hay 70 Kcal
NE/kg W0,75.
Theo INRA (1989) nhu cầu năng lượng cho duy trì có thể tính theo thể trọng (W, kg)
của bò như sau:
UFL/ngày =1,4 + 0,6W/100
Nhu cầu năng lượng cho duy trì sau khi tính như trên cần phải tăng 10% cho
những bò nuôi nhốt không hoàn toàn. Nếu bò nuôi nhốt không có nhiều khoảng trống ñể di
chuyển trong chuồng, nhu cầu năng lượng cho duy trì chỉ cần tăng lên 5 % là ñủ. Trong
trường hợp bò có nhiều diện tích ñể di chuyển nhu cầu năng lượng cho duy trì phải tăng thêm
từ 15-20%. Nhu cầu năng lượng cho duy trì cần phải tăng từ 20 ñến 60% ở những bò chăn thả
tuỳ theo giai ñoạn phát triển của cỏ và loài cỏ có mặt trên thảm cỏ. Khi cỏ ngắn và thưa nhu
cầu này cần tăng thêm 60%.
- Nhu cầu duy trì của trâu
Có rất ít công trình nghiên cứu về nhu cầu năng lượng duy trì ở trâu. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu dựa trên việc sử dụng các loại thức ăn chất lượng thấp phổ biến ở vùng ðông-
Nam Á thì nhu cầu năng lượng cho duy trì trung bình là 125Kcal ME/kg W0,75 ñối với trâu
thời kỳ sinh trưởng và trâu trưởng thành không sản xuất. ðồng thời, Kearl (1982) ñề nghị sử
dụng giá trị 137 Kcal ME/kg W0,75 ñể tính nhu cầu duy trì cho trâu ñang tiết sữa.
b. Nhu cầu sinh trưởngt
- Nhu cầu sinh trưởng của bò

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
81
Có hai giá trị ñược chấp nhận ñể tính nhu cầu năng lượng ME cho sinh trưởng so với
nhu cầu duy trì là 1,13 và 1,16 (trung bình là 1,145). Giá trị này ñược Kearl (1982) chấp nhân
ñể tinh toán nhu cầu sinh trưởng của bê ñịa phương của các nước nhiệt ñới.
Theo INRA (1978) ñối với bò sữa có thể tính 3,5 UFL/kg tăng trọng hay tính toán dưạ
vào thể trọng (W) và mức tăng trọng dự kiến (G) như sau:
UFL/ngày = W0,75 (0,00732 + 0,0218 G1,4 )
- Nhu cầu sinh trưởng của trâu
Ranjhan và Mudgal (1978) cho biết trâu có khối lượng 100-500kg cần 10-15,5Kcal
ME/g tăng trọng, trong ñó mức 10Kcal ME/g tăng trọng áp dụng cho trâu có khối lượng 100-
250kg, khi khối lượng tăng lên thêm 50kg thì nhu cầu tăng thêm 1Kcal/g tăng trọng.
c. Nhu cầu mang thai
- Nhu cầu mang thai của bò
Nhu cầu năng lượng cho mang thai của bò tăng lên theo sự phát triển của thai. Theo
INRA (1978) nhu cầu năng lượng nuôi thai tính bằng 20, 35 và 55 % so với nhu cầu duy trì
tương ứng cho các tháng chửa thứ 7, 8 và 9. Nhu cầu này không phụ thuộc vào ñiều kiện
chăm sóc quản lý.
- Nhu cầu mang thai của trâu
Do thời gian mang thai của trâu dài (312-315 ngày) và khối lượng sơ sinh biến ñộng
trong khoảng 25-32kg, nên nhu cầu năng lượng cho mang thai của trâu có thể giảm chút ít so
với bò. Thông thường từ tháng mang thai thứ 8 trở ñi tính nhu cầu năng lượng mang thai cho
trâu bằng 25-30% so với nhu cầu năng lượng cho duy trì.
d. Nhu cầu tiết sữa
- Nhu cầu tiết sữa của bò
Năng lượng chứa trong sữa là cơ sở ñể tính nhu cầu năng lượng sản xuất sữa. Kearl
(1982) ñề nghị tính 1144Kcal ME/kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) ở các nước nhiệt ñới.
Theo (INRA,1989) nhu cầu năng lượng ñể sản xuất 1 kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) là 0,44
UFL. Như vậy, nhu cầu năng lượng cho 1 kg sữa thực tế có hàm lượng mỡ bất kỳ là:
0,44 x (0,4 + 0,15 x % mỡ thực tế)
Nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa không thay ñổi và không phụ thuộc vào ñiều kiện
chăm sóc quản lý.
- Nhu cầu tiết sữa của trâu
Một số tác giả ñưa ra những con số khác nhau ñể tính nhu cầu năng lượng cho sản xuất
1 kg sữa tiêu chuẩn ở trâu (4% mỡ): 1603 Kcal ME (Kurrar, 1977), 1171 Kcal ME
(Srivastava, 1978), 1188 Kcal ME (Ranjhan và Pathak, 1979), 1003 Kcal ME (Sivaial và
Mudgal, 1978). Trị số trung bình của các giá trị trên là 1230 Kcal ME/kg sữa (4% mỡ).
e. Nhu cầu lao tác
ðối với trâu bò lao tác (cày, kéo) có thể tính 240 Kcal ME/100kg thể trọng/giờ lao tác.
Mức này tương ñương với 0,1 UFL/100kg thể trọng/giờ lao tác.
Có thể tính nhu cầu lao tácmột cách chi tiết hơn như trình bày trong Chương 9.
2.3. Nhu cầu protein

82
Trước ñây, nhu cầu của gia súc nhai lại cũng như giá trị protein thức ăn ñược tính theo
protein thô (CP) hay protein tiêu hoá (DCP). Tuy nhiên, do ñặc ñiểm tiêu hoá protein như ñã
trình bày, hệ thống ñánh giá protein dựa trên CP hay DCP không thoả mãn ñối với gia súc
nhai lại, ñặc biệt là do không tính ñến nhu cầu và khả năng chuyển hoá các hợp chất chứa N
(kể cả N phi protein) của VSV dạ cỏ. Bởi vậy, hiện nay trên thế giới các hệ thống mới ñánh
giá protein thức ăn (và nhu cầu) của gia súc nhai lại bằng cách tính toán lượng protein cuối
cùng ñược tiêu hoá và hấp thu ở ruột theo hai nguồn khác nhau: một nguồn do VSV dạ cỏ
cung cấp và một nguồn trực tiếp từ thức ăn mà không qua chuyển hoá bởi VSV ở dạ cỏ
(protein thoát qua). Rất tiếc, ở Việt Nam chính thức vẫn chưa có một hệ thống ñánh giá
protein theo kiểu mới. Do vậy, ngoài việc sử dụng hệ thống cũ, nhu cầu protein ñược trình
bày sau ñây ñược tính theo protein tiêu hoá ở ruột, gọi tắt là PDI (Protéines Digestibles dans
l’Intestine). ðây là một hệ thống hiện ñại của INRA (Pháp) và ñã bắt ñầu ñược áp dụng trong
chăn nuôi bò sữa ở miền Bắc trong thời gian gần ñây.
Theo hệ thống PDI, phần protein của VSV tiêu hoá ở ruột ñược gọi là PDIM
(Protéines Digestibles dans l’intestine d’orgigine Microbienne). Nguồn PDIM này ñóng một
vai trò rất quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu protein của gia súc nhai lại, ñặc biệt là khi
khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp. Phần protein thật của thức ăn không bị phân
giải ở dạ cỏ (protein thoát qua) ñi xuống ruột non và ñược tiêu hoá một phần ở ñó. Tỷ lệ tiêu
hoá phần protein này, tuỳ theo loại thức ăn, thường dao ñộng trong khoảng 50-70%. Phần
protein của khẩu phần không bị phân giải ở dạ cỏ nhưng ñược tiêu hoá ở ruột ñược gọi
là PDIA (Protéines Digestibles dans l’Intestine d’orgigine Alimantaire).
Giá trị protein của một thức ăn là tổng lượng protein ñược tiêu hoá ở ruột (PDI). Giá
trị PDI này bằng tổng của hai giá trị PDIA và PDIM:
PDI = PDIA + PDIM
Như vậy, hệ thống PDI này cũng như các hệ thống dinh dưỡng hiện ñại khác cho phép
ñánh giá vai trò của thức ăn và của VSV dạ cỏ trong việc cung cấp protein tới ruột của gia súc
nhai lại.
Sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ và lượng protein cấu trúc nên cơ thể vi sinh vật
(PDIM) không những phụ thuộc vào lượng amoniac (N) mà cả vào lượng năng lượng có thể
lên men có mặt tại cùng một thời ñiểm trong dạ cỏ (ñể cung cấp khung cacbon và ATP). Việc
tổng hợp protein của VSV từ amôniac trong dạ cỏ liên quan chặt chẽ ñến nguồn năng lượng
ñược sinh ra từ quá trình lên men các chất hữu cơ trong dạ cỏ. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
của nhiều tác giả cho thấy trung bình cứ mỗi kg chất hữu cơ ñược lên men trong dạ cỏ thì
có 135-145g protein thô (CP) của VSV ñược tổng hợp.
Vì lý do trên, giá trị protein của một loại thức ăn (PDI) có thể ñược tính toán theo 2 yếu
tố là N và năng lượng của thức ăn ñó. Khi năng lượng và các chất dinh dưỡng khác trong dạ
cỏ không bị hạn chế thì sự tổng hợp protein của VSV phụ thuộc vào nguồn N của thức ăn
phân giải ñể sinh amoniac trong dạ cỏ. Số lượng PDIM có ñược từ nguồn N phân giải của
thức ăn khi mà năng lượng và các chất dinh dưỡng khác trong dạ cỏ không bị hạn chế
ñược gọi là PDIMN. Ngược lại, sự tổng hợp PDIM phụ thuộc vào nguồn năng lượng của
thức ăn giải phóng ra ở dạ cỏ khi mà nguồn N phân giải và các yếu tố dinh dưỡng khác không
bị hạn chế. Số lượng PDIM có ñược từ nguồn năng lượng của thức ăn khi N và các chất
dinh dưỡng khác trong dạ cỏ không bị hạn chế ñược gọi là PDIME.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
83
Giá trị PDIMN của một thức ăn thường khác với giá trị PDIME của thức ăn ñó, vì thế
giá trị protein tiêu hoá ở ruột của một thức ăn sẽ có hai giá trị: PDIN và PDIE:
PDIN = PDIA + PDIMN
PDIE = PDIA + PDIME
Hai giá trị này không mang tính cộng gộp. Giá trị thấp nhất trong hai giá trị PDIN và
PDIE của một loại thức ăn phải ñược lấy ñể coi là số lượng protein ñược tiêu hoá ở ruột
(PDI) của thức ăn ñó khi nó là thành phần duy nhất của khẩu phần cho bò. ðiều này cũng có
nghĩa là giá trị cao nhất trong hai giá trị PDIN và PDIE là giá trị tiềm năng của thức ăn ñó,
tức là số lượng protein có thể ñược tiêu hoá ở ruột (PDI) của thức ăn ñó nếu nó ñược phối
hợp với các thành phần khác có giá trị dinh dưỡng bổ sung ñể có khẩu phần tối ưu cho bò
(PDIN = PDIE).
Sau ñây là nhu cầu protein của bò ñược tính theo PDI :
a. Nhu cầu protein cho duy trì
Nhu cầu protein cho duy trì của bò vào khoảng 3,25g PDI/kg W0,75. Giá trị này ñược
tính toán trên cơ sở cân bằng nitơ. Nhu cầu này cũng có thể tính theo thể trọng (W, kg):
PDI (g/ngày) = 95 + 0,5W (INRA, 1989)
b. Các nhu cầu sản xuất
- Nhu cầu tăng trọng
Một kg tăng trọng thường có từ 150 ñến 200g protein thật tuỳ thuộc vào tuổi gia súc.
Gia súc già có hàm lượng protein thật thấp hơn. Hiệu quả sử dụng PDI cho sinh trưởng trung
bình là 68%. Vì vậy, nhu cầu PDI hàng ngày cho sinh trưởng là 280g PDI/kg tăng trọng
(INRA, 1978).
- Nhu cầu mang thai
Nhu cầu protein cho mang thai ñược tính toán là 19,5, 33 và 51g PDI/ngày/10 kg khối
lượng bê sơ sinh tương ứng cho các tháng chửa thứ 7, 8 và 9 (INRA, 1978). Khối lượng bê
sơ sinh dùng ñể tính toán là 20 kg ở bò Lai Sind, 30 kg ở bò lai HF hướng sữa và 45 kg ở bò
Holstein Friesian thuần.
- Nhu cầu tiết sữa
Nhu cầu protein cho tiết sữa ñược ước tính từ protein tiết trong sữa và hiệu quả sử dụng
PDI cho tổng hợp sữa. Trong 1 kg sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) trung bình chứa 31g protein và
hiệu quả sử dụng PDI cho tổng hợp sữa theo nhiều nghiên cứu là 0,64. Như vậy nhu cầu
protein cho tạo 1 kg sữa tiêu chuẩn sữa là 31/0,64 = 48 g PDI hay ñể tạo 1 kg sữa thực tế là
48 (g PDI) x (0,4 + 0,15 x % mỡ thực tế) (INRA, 1989)
Ghi chú: Sinh viên có thể xem lại và sử dụng các nhu cầu về protein tính theo protein
thô hay protein tiêu hoá trong các tài liệu cũ, ñặc biệt là khi cơ sở dữ liệu về thức ăn không có
ñầy ñủ các giá trị dinh dưỡng ñược thể hiện theo hệ thống mới như trình bày ở trên.
2.4. Nhu cầu khoáng (Ca và P)
Cách tính nhu cầu Ca và P cho trâu bò ở các nước khác nhau rất khác nhau. Nguyên
nhân ñầu tiên là do sự phức tạp của việc xây dung tiêu chuẩn ăn cho các nguyên tố này vì
không biết tỷ lệ tiêu hoá chính xác của chúng trong cơ thể. Mặt khác nhu cầu Ca và P phụ
thuộc nhiều vào laọi hình và tình trạng sinh lý của con vật. Ví dụ bò cái có thai giai ñoạn cuối

84
sử dụng Ca và P tốt hơn sau khi ñẻ. Trâu bò cái trong thời kỹ ñầu tiết sữa có khuynh hướng sử
dụng Ca và P dự trữ trong xương vì khả năng hấp thu các chất khoáng này từ thức ăn thấp.
Sau ñây là nhu cầu Ca và P ñược tính theo INRA (1978, 1988).
a. Nhu cầu duy trì
Theo INRA (1988) nhu cầu Ca và P tính theo khối lượng cơ thể (18mg Ca và 25mg
P/kg W, với tỷ lệ tiêu hoá là 33% cho Ca và 50% cho P) như sau:
Ca (g/ngày) = 6W/100
P (g/ngày) = 5W/100
b. Nhu cầu sản xuất
- Nhu cầu sinh trưởng:
3,2g Ca và 1,8g P/kg tăng trọng (INRA, 1978)
- Nhu cầu mang thai:
Nhu cầu Ca tính cho 10 kg khối lượng bê sơ sinh cho tháng chửa thứ 7 là
2,25g/ngày, tháng thứ 8 là 4g/ngày và tháng thứ 9 là 25 g/ngày (INRA, 1978).
Nhu cầu P tính cho 10 kg khối lượng bê sơ sinh cho tháng chửa thứ 7 là
0,75g/ngày, tháng thứ 8 là 1,4g/ngày và tháng thứ 9 là 2,13 g/ngày (INRA, 1978).
- Nhu cầu tiết sữa:
4,2 g Ca và 1,7g P/kg sữa tiêu chuẩn (INRA, 1978).
2.5. Nhu cầu vitamin
Gia súc nhai lại nói chung không có nhu cầu bổ sung vitamin nhóm B và vitamin K vì vi
sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp những loại vitamin này. ðối vớảitau bò cần chú ý nhiều
ñến vitamin A và D. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A có thể không cần thiết nếu trâu bò
ñược ăn cỏ khô chất lượng tốt, nhưng lại rất cần thiết khi khẩu phần dựa trên cơ sở các loại
thức ăn thô chất lượng thấp, như rơm rạ chẳng hạn. Vitamin A nên cho ăn khoảng 10 000-15
000 IU/con/ngày.
Việc bổ sung vitamin D có thể không cần thiết nếu bê ñược tiếp xúc với ánh sáng mặt
trời, nhưng lại rất cần thiết nếu như bê ñược nuôi nhốt trong chuồng trong mùa ñông. Nếu bê
không ñược tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì quá trình hình thành vitamin D ở dưới da không
diễn ra. Thức ăn thô ñược phơi khô dưới ánh nắng mặt trời chứa nhiều vitamin D. Nhu cầu
vitamin D trong khẩu phần thường vào khoảng 200-250 IU/kg chất khô.
2.6. Nhu cầu nước
Hàm lượng nước trong cơ thể của một loại gia súc gần như ổn ñịnh. Kết quả nghiên
cứa cho thấy, cơ thể mất hết toàn bộ mỡ và 1/2 protein vẫn tồn tại, nhưng nếu mất khoảng
10% lượng nước có thể dẫn ñến chết. Nước thực hịên các chức năng khác nhau trong cơ thể.
ðó là môi trường ñiều chỉnh nhiệt ñộ, vận chuyển sản phẩm tiêu hoá, mang các chất dinh
dưỡng trong hệ thống tuần hoàn và là thành phần của tất cả các tế bào sống. Nó cũng vận
chuyển tất cả các sản phẩm bài tiết ñể thải ra khỏi cơ thể. Nước còn hoạt ñộng như là dung
môi cho các chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác.
Gia súc cần ñược cung cấp nước thường xuyên ñể ñáp ứng các chức năng sinh lý của
cơ thể. Nhu cầu nước của cơ thể con vật phụ thuộc vào bản chất thức ăn, ñiều kiện nhiệt ñộ,
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
85
ñộ ẩm của môi trường và tình trạng sinh lý của cơ thể. Tăng thêm lượng protein, khoáng và
muối vào thức ăn có thể tăng nhu cầu nước, vì cơ thể cần phải thải những sản phẩm trao ñổi
và lượng muối dư thừa qua thận bằng con ñường thải nước tiểu. Có mối quan hệ qua lại giữa
lượng VCK thu nhận và nhu cầu về nước. Bò truởng thành không tiết sữa cần ñược cung cấp
khoảng 3-8,5 kg nước ñối với mỗi kg VCK thu nhận. Số lượng này sẽ tăng thêm 50% ñối với
bò cái có thai ở giai ñoạn cuối. Bò ñang tiết sữa cần thêm 0,87 kg nước cho mỗi kg sữa. Khối
lượng này ñược xác ñịnh ở vùng ôn ñới, còn ở vùng nhiệt ñới cần phải ñiều chỉnh cho phù
hợp. Mỗi vùng có ñiều kiện môi trường riêng, có các giống gia súc ñặc trưng và nguồn thức
ăn riêng, do vậy cần phải xác ñịnh nhu cầu nước thích hợp. ở vùng lạnh (<100C) lượng nước
thu nhận ở bò (Bos taurus) có thể thấp, khoảng 3kg/kg VCK, nhưng nhu cầu nước sẽ tăng lên
khoảng 8kg/kg VCK khi nhiệt ñộ tăng cao trên 320C.
Do có nhiều nhân tố ảnh hưởng ñến nhu cầu nước nên khó xác ñịnh chính xác nhu cầu
về nước. Nguồn nước ñầu tiên cung cấp cho gia súc là từ thúc ăn và nước uống tự do. Một
phần nhỏ bắt ñầu từ quá trình trao ñổi chất trong cơ thể (oxy hoá sinh học). Nước mất khỏi cơ
thể theo các con ñường khác nhau thông qua nước tiểu, phân, sự bốc hơi qua hô hấp và tiết
mồ hôi. Nước cung cấp cho trâu bò phải ñảm bảo yêu cầu sạch (không nhiễm các chất bẩn),
lành (không mang mầm bệnh, không có chất ñộc) và ngon (không có mùi lạ, thoáng khí, trung
tính, nhiệt ñộ thích hợp, bò thích uống). Tốt nhất là cho trâu bò uống tự do ở mọi thời gian ñể
con vật tự ñiều chỉnh lượng nước uống theo nhu cầu của cơ thể.

III. THỨC ĂN CỦA TRÂU BÒ


3.1. Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ trồng và cỏ tự nhiên cho trâu bò ăn dưới dạng thu
cắt hay chăn thả (gặm cỏ). Cỏ xanh là loại thức ăn ngon và phù hợp với sinh lý tiêu hoá ñối
với trâu bò. Thành phần dinh dưỡng của cỏ xanh khá cân ñối và tỷ lệ tiêu hoá khá cao, thay
ñổi tuỳ theo giống cỏ, giai ñoạn thu cắt, ñiều kiện thời tiết cũng như các ñiều kiện nông hoá,
thổ nhưỡng của ñất trồng. Cỏ xanh là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất cho trâu bò
từ ñường trong thân cây, xơ (xenluloza và hemixenluloza) của vách tế bào thực vật và tinh bột
urong hạt cây (nếu có).
Cỏ tươi cần chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của trâu bò. Khi có ñủ cỏ nên cho bò ăn tự
do. ở ðan Mạch, Hà Lan, Thuỵ ðiển, vào mùa thu hoạch cỏ, những bò cái có năng suất sữa
dưới 15kg trong ngày không cần bổ sung thức ăn tinh. ở Anh ñã ñược thực hiện quy trình như
sau: ñầu mùa chăn thả, bò sữa ñược gặm cỏ trên bãi chăn 2-4h, tối cho ăn thêm 2-3,5kg cỏ
khô. Những bò cái ñạt 13,5kg sữa trở lên mới bổ sung thức ăn tinh. Giữa mùa chăn thả bò
ñược ăn trên bãi chăn suốt ngày, chỉ những bò ñạt năng suất 18kg trở lên mới bổ sung thức ăn
tinh. ở ta bò sữa cho dưới 5 kg sữa/ngày có thể dùng khẩu phần hoàn toàn bằng thức ăn thô
xanh chất lượng tốt mà không cần bổ sung thêm thức ăn tinh.
Mùa cỏ ở nước ta kéo dài khoảng 180-190 ngày và có thể tận thu các nguồn cỏ xanh tự
nhiên làm thức ăn cho trâu bò. Tuy nhiên, việc trồng cỏ rất quan trọng, ñặc biệt là trong ñiều
kiện ñất ñai hạn hẹp như ở nước ta. Trồng cỏ bảo ñảm chủ ñộng có nguồn thức ăn xanh hay
dự trữ ñể ổn ñịnh nguồn thức ăn thô quanh năm. ðể tính toán diện tích cỏ cần trồng phải căn
cứ vào nhu cầu cỏ của bò và năng suất cỏ trồng. Lượng cỏ cho bò ăn thay ñổi tuỳ theo từng
ñối tượng. Trung bình mỗi ngày có thể cho một con ăn ñược một lượng cỏ tươi bằng khoảng
10-12% thể trọng của nó. Năng suất cỏ phụ thuộc vào giống cỏ cũng như các ñiều kiện ñất
ñai, khí hậu thời tiết và trình ñộ thâm canh cỏ. Trong ñiều kiện trồng cỏ thâm canh ở nước ta
mỗi hecta cỏ trồng có thể ñủ cung cấp thức ăn xanh cho 10 con bò sữa HF thuần.

86
Trồng cỏ có thể dưới hình thức ñồng cỏ lâu năm ñể chăn thả hay thu cắt trong vụ hè thu.
Tuy nhiên, hàng năm các cơ sở chăn nuôi nếu có ñiều kiện nên trồng thêm các vụ cỏ/cây thức
ăn xanh bổ sung ñể có thức ăn xanh cho trâu bò ngay trong vụ ñông-xuân. ðó có thể là ngô
ñông gieo dày (nơi dất có ñủ ẩm) hay các loại cỏ chịu ñược lạnh (cỏ ôn ñới) hay chịu ñược
hạn tốt.
3.2. Thức ăn ủ xanh
Thức ăn ủ xanh là thức ăn dự trữ chiến lược ñể nuôi dưỡng trâu bò trong mùa thiếu cỏ
xanh (vụ ñông xuân ở miền Bắc, mùa khô ở miền Nam hay mùa ngập lụt ở một số vùng của
nước ta). Nguyên liệu ủ xanh có thể là các loại cỏ trồng như cỏ voi, ngô cả cây ở giai ñoạn
chín sáp, hay cây ngô sau khi ñã thu bắp non. Khi ủ xanh (còn gọi là ủ chua hay ủ ướp) thức
ăn ñược bảo quản lâu dài nhưng tổn thất rất ít chất dinh dưỡng. Thực chất của việc ủ xanh
thức ăn là xếp chặt thức ăn thô xanh vào hố kín không có không khí. Trong quá trình ủ ñó các
vi khuẩn biến ñổi các ñường dễ hoà tan như fructan, sacaroza, glucoza, fructoza, pentoza
thành axit lactic, axit axetic, và các axit hữu cơ khác. Chính các axit này làm hạ thấp ñộ pH
của môi trường thức ăn ủ chua xuống ở mức 3,8-4,5. ở ñộ pH này hầu hết các loại vi khuẩn và
các enzim của thực vật ñều bị ức chế. Do vậy thức ăn ủ có thể bảo quản ñược trong một thời
gian dài.
Thức ăn ủ xanh chất lượng tốt không cần phải xử lý trước khi cho ăn. Nếu thức ăn ủ
xanh quá nhiều axit, cần phải ñưa vào khẩu phần ăn củ quả (không thấp hơn 30% khối lượng
thức ăn ủ xanh), cỏ khô họ ñậu loại tốt và các muối photphat. Trong khẩu phần, loại thức ăn ủ
xanh có phẩm chất tốt có thể cho ăn tới 5-7kg/100kg thể trọng. Nói chung, dùng loại thức ăn
này không cần hạn chế về khối lượng, nhưng cũng không nên chỉ cho ăn ñơn ñộc mà cần xây
bổ sung thêm các loại thức ăn khác. Trong trường hợp thức ăn quá nhiều axit người ta có thể
dùng dung dịch ammiac 25% (12-14 lít cho 1 tấn thức ăn ủ xanh) ñể trung hoà. Cũng có thể
dùng dung dịch Na2CO3 1,5-2%- 250-300ml cho 1 kg thức ăn ủ xanh.
3.3. Cỏ khô
Cỏ khô là loại thức ăn thô dự trữ sau khi ñã sấy khô hoặc phơi khô cỏ xanh nhờ ánh
nắng mặt trời. Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và
chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại ñặc biệt là vào vụ ñông-xuân. Hàm lượng và thành
phần các chất dinh dưỡng trong cỏ khô có sự khác nhau rất rõ rệt và tùy thuộc vào thành phần
thực vật của cây cỏ, ñiều kiện ñất ñai và khí hậu, loại và liều lượng phân bón sử dụng, thời
gian thu hoạch cỏ, tình trạng thời tiết lúc cắt cỏ và kỹ thuật làm khô. Giai ñoạn phát triển thực
vật lúc thu hoạch cỏ ñể phơi khô cũng ảnh hưởng rất nhiều ñến thành phần hoá học của nó.
Cây càng thành thục và già ñi thì hàm lượng xenluloza trong cỏ tăng lên, còn hàm lượng
protein, vitamin và chất khoáng lại giảm xuống. Cỏ phơi khô ở giai ñoạn còn non, tỷ lệ tiêu
hoá ñạt 77%, ở giai ñoạn ra hoa là 66% và sau khi ra hoa là 60%. Cỏ khô loại tốt có thể chứa
20-30mg caroten trong 1kg cỏ. ðặc biệt cỏ khô chứa một lượng vitamin D cao, biến ñộng từ
100- 1000 IU/kg.
ðối với các loại cỏ bộ ñậu (cỏ stylo, cỏ medicago và cỏ ba lá ...) tốt nhất là thu hoạch
vào giai ñoạn có nụ hoa và khi ñó hàm lượng protein trong cỏ khô cao nhất. Cỏ thu hoạch từ
những nơi ñất mầu mỡ chứa nhiều caroten hơn ñất cằn cỗi. Trong thành phần cỏ khô có chứa
nhiều loại cây bộ ñậu thì lượng caroten càng phong phú.
ðiều ñáng chú ý nữa là hàm lượng vitamin D trong cỏ khô. Trong cây xanh không có
vitamin D nhưng lại có ergosterin. Khi phơi nắng, dưới ảnh hưởng của tia cực tím, ergosterin

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
87
ñược chuyển thành vitamin D2. Cỏ sấy khô nhân tạo hầu như không có vitamin D. Rõ ràng là,
nếu cỏ khô giầu vitamin A thì lại rất nghèo vitamin D và ngược lại, vì ánh sáng mặt trời phá
huỷ vitamin A và thúc ñẩy quá trình tạo thành vitamin D. Nếu cỏ khô bị mưa thì hàm lượng
vitamin A và D trong ñó giảm rõ rệt, và trong trường hợp này cho dù gia súc nhai lại ñược
cung cấp số lượng lớn cỏ khô vẫn không thể thoả mãn ñược nhu cầu của chúng.
Khả năng thu nhận cỏ khô phụ thuộc vào chất lượng và thành phần của khẩu phần thức
ăn. Nếu cỏ khô phẩm chất tốt, trong khẩu phần không có thức ăn ủ xanh hoặc cỏ phơi tái ủ, bò
sữa có thể ăn ñược khoảng 3kg cỏ khô/100kg thể trọng. Khi trong khẩu phần bao gồm củ,
quả, bò sữa chỉ có thể thu nhận khoảng 1,5-2kg cỏ khô/100 kg thể trọng. Trong ñiều kiện chăn
nuôi trâu bò ở nông hộ, không có ñiều kiện ủ xanh thức ăn, cần dự trữ cho mỗi trâu, bò
khoảng 250-300 kg cỏ khô cho 4 tháng mùa ñông.
Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và dễ phổ biến trong ñiều
kiện chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, ñể có ñược loại cỏ khô chất lượng tốt lại không ñơn
giản. ở nước ta, mùa có ñiều kiện cho cây cỏ phát triển và chất lượng cỏ tốt lại hay có mưa.
Ngược lại, trong mùa khô dễ làm cỏ khô thì chất lượng cỏ lại giảm sút. Vì vậy, trong mùa
mưa, muốn làm cỏ khô chất lượng tốt thì phải chú ý theo dõi diễn biến thời tiết, có kế hoạch
chu ñáo về nhân lực, phương tiện thu cắt, vận chuyển, nơi cất giữ ... ðiều kiện cơ bản ñể thu
ñược cỏ khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các chất dinh dưỡng là sau khi thu hoạch phải
phơi (sấy) khô nhanh chóng. Thời gian phơi (hoặc sấy) càng ngắn thì hàm lượng nước trong
cỏ càng giảm (ñến mức tối thiểu), quá trình sinh lý và sinh hoá gây ra tổn thất lớn chất dinh
dưỡng trong ñó sẽ nhanh chóng bị ñình chỉ. Phơi khô trong ñiều kiện thời tiết tốt, tổn thất vật
chất khô trong cỏ khoảng 30-40%, còn trong ñiều kiện thời tiết không thuận lợi, tổn thất lên
tới 50-70%.
Thời gian cắt cỏ phơi khô tốt nhất là từ tháng 7 ñến tháng 9 dương lịch, là lúc cỏ mới ra
hoa, có sản lượng và thành phần dinh dưỡng cao. Tránh phơi quá nắng, cỏ sẽ mất nhiều chất
dinh dưỡng, nhất là vitamin. Trong khi phơi cỏ chưa khô hoặc lúc có mưa nên gom cỏ thành
ñống, nếu có thể thì tìm cách che phủ giữ cho cỏ khỏi mất phẩm chất. Cỏ khô phẩm chất tốt
vẫn giữ ñược màu xanh, thân, cuống và lá ñều mềm và có mùi thơm dễ chịu.
Cỏ khô ñược dự trữ dưới hình thức ñánh ñống hoặc ñóng bánh. ðây là biện pháp bảo
quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối lượng lớn ñể dùng vào những thời
ñiểm khan hiếm, nhất là trong mùa ñông. Trong ñiều kiện của nước ta cỏ khô thường ñược
bảo quản bằng cách ñánh thành ñống như ñống rơm, nén chặt và có mái che mưa. Tuy nhiên,
nếu có ñiều kiền thì xây dựng nhà kho dự trữ cỏ khô. Muốn tăng sức chứa của nhà kho thì bó
cỏ thành bó (tốt nhất là dùng máy ñóng bánh cỏ khô) ñể xếp ñược nhiều và khi cần lấy ra cho
gia súc nhai lại ăn cũng thuận tiện.
3.4. Củ quả
Các loại củ và quả có thể dùng làm thức ăn cho trâu bò bao gồm sắn củ, khoai lang, củ
cải, bí ñỏ, cà rốt... Các loại củ quả nói chung chứa lượng nước cao (70-90%). Các thành phần
protein, mỡ, khoáng và xenluloza thấp. Trong chất khô của củ, quả chứa nhiều gluxit dễ tiêu
hoá, chủ yếu là ñường và tinh bột. Trong củ quả cũng chứa nhiều vitamin C. Các loại củ quả
có màu vàng như cà rốt, bí ñỏ chứa nhiều caroten (tiền thân của vitamin A).
Khi cho ăn quá nhiều củ quả, vi sinh vật sẽ lên men ñường và tinh bột nhanh chóng tạo
thành axit lactic. Loại axit này sẽ nâng cao ñộ axit (giảm ñộ pH dạ cỏ). Trong ñiều kiện ấy
axit lactic sẽ không tiếp tục lên mên tạo thành axit propionic trong dạ cỏ, mà chúng ñược hấp
thu vào máu, phá vỡ sự cân bằng toan-kiềm trong máu, và gây nên ngộ ñộc. Do vậy mức ñộ

88
cho ăn củ quả phụ thuộc vào sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần và khi cho ăn nên thận
trọng, không nên cho ăn nhiều cùng lúc.
3.5. Các loại phụ phẩm cây trồng
a. Rơm rạ
Rơm lúa sau khi thu hoạch thường ñược phơi khô dự trữ. ðây là loại thức ăn truyền
thống của trâu bò ở các vùng nông nghiệp của nước ta. Loại thức ăn này có hàm lượng xơ cao
(36-42%), hàm lượng protein thấp (3-5%) và hàm lượng mỡ rất thấp (1-2%), vitamin và các
chất khoáng nghèo nàn. Tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô của rơm thấp (30-40%) do vách tế bào
rơm bị lignin hoá cao. Bình thường khi cho ăn tự do trâu bò có thể ăn tối ña lượng rơm khô
bằng khoảng 2% thể trọng. Khi dùng rơm làm thức ăn cho trâu bò nên bổ sung thêm rỉ mật
ñường, urê (nếu không xử lý), cỏ xanh hay các phụ phẩm khác dễ lên men nhằm tối ưu hoá
hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ (xem mục V.). Nếu trước khi cho ăn rơm ñược kiềm hoá thì tỷ
lệ tiêu hoá và lượng thu nhận ñược tăng lên nhiều. Rơm lúa cũng có thể ủ kiềm hoá tươi ngay
sau khi thu hoạch ñể bảo quản lâu dài mà không cần phơi khô. Xử lý rơm lúa tươi giúp bảo
quản dinh dưỡng và cải thiện chất lượng ñược tốt hơn, giảm ñược công phơi khô rơm.
b. Cây ngô sau thu bắp
Cây ngô già sau thu bắp có thể xử lý urê ñể kiềm hoá tương tự như ñối với rơm ñể làm
thức ăn vụ ñông cho trâu bò. Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử hay ngô quà) có thể
dùng làm nguồn thức ăn xanh rất tốt cho trâu bò ăn tự do. Thành phần dinh dưỡng của cây
ngô sau thu bắp non rất phù hợp với sinh lý tiêu hoá của trâu bò. Cây ngô sau khi thu bắp non
cũng có thể ủ chua ñể bảo quản ñược lâu dài nhằm cho ăn ngoài vụ thu hoạch.
c. Ngọn mía
Ngọn mía là phần trên của cây mía ñược chặt bỏ lại trên ruộng sau khi thu hoạch cây
mía. ðây là một nguồn phụ phẩm quan trọng của ngành mía ñường. Ngọn mía bao gồm 3
phần khác nhau: phần lá xanh phía trên, phần bẹ lá và phần lõi ngọn cây non. Năng suất ngọn
mía thay ñổi ñáng kể tuỳ theo giống mía, thời gian thu hoạch, ñiều kiện trồng và chăm sóc.
Thông thường, khi thu hoạch mía làm ñường, phần ngọn lá còn xanh chiếm từ 10-18% tổng
sinh khối cây mía phía trên mặt ñất. Theo lý thuyết thì lượng ngọn mía thu ñược từ mỗi ha
mía (khoảng 21 tấn) ñủ ñể làm nguồn thức ăn xanh cả năm cho 2 con bò (250kg/con).
Nước ta là một nước nhiệt ñới có khả năng và thực tế ñã trồng rất nhiều mía ñể sản xuất
ñường. Ngọn mía là một nguồn sinh khối rất lớn có thể khai thác làm thức ăn cung cấp năng
lượng cho gia súc nhai lại. Ngọn mía cho gia súc ăn tốt nhất là ngay sau khi thu hoạch. Tuy
nhiên, việc thu hoạch mía mang tính mùa vụ (thường từ tháng 10 năm trước ñến tháng 3 năm
sau), khi thu hoạch ồ ạt thì gia súc ăn không hết. Mặc dù hàm lượng xơ cao (40-43%) nhưng
ngọn lá mía lại chứa một lượng ñáng kể dẫn xuất không ñạm thích hợp cho quá trình lên men
và có thể dùng ñể ủ chua ñể bảo quản ñược cho trâu bò ăn lâu dài sau vụ thu hoạch.
d. Thân lá cây lạc
Cây lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. ðặc biệt chúng có hàm
lượng protein thô khá cao (15-16%), cao hơn gần 2 lần lượng protein thô trong hạt ngô. Một
sào lạc có thể thu ñược 300-400kg thân cây lạc. ðây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật
nuôi. ðiều khó khăn là vụ thu hoạch lạc là tháng 6-7 dương lịch, tức là vào thời kỳ mưa
nhiều nên cây lạc rất dễ bị thối hỏng. Tuy vậy có thể biến cây lạc theo phương pháp ủ chua,
dự trữ ñược hàng năm làm thức ăn cho trâu bò.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
89
e. Ngọn lá sắn
Ngọn lá sắn tuy giàu protein (18-20% VCK) nhưng lại chứa ñộc tố xyanoglucozit làm
gia súc chậm lớn hoặc có thể gây chết khi có hàm lượng cao. Nấu chín ngọn lá sắn làm giảm
bớt ñộc tố, nhưng tiêu tốn nhiều chất ñốt và lao ñộng. ủ chua ngọn lá sắn có thể loại bỏ gần
như hoàn toàn ñộc tố, lại dự trữ ñược lâu dài cho trâu bò ăn. Có thể thu ngọn lá sắn (bẻ ñến
phần còn lá xanh) trước khi thu hoạch củ 20-30 ngày không hề ảnh hưởng ñến năng suất và
chất lượng củ sắn. Một sào sắn có thể thu ñược 200-250kg ngọn lá sắn tươi.
3.6. Các loại phụ phẩm ngành chế biến
a. Bã bia
Bã bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia. Phần nước ñược sử dụng làm bia. Phần
bã tươi còn chứa các chất dinh dưỡng, các chất men và xác vi sinh vật. Bã bia tươi là loại thức
ăn nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin
nhóm B) và ñặc biệt là hàm lượng ñạm trong bã bia cao. Do ñó bã bia có thể ñược coi là loại
thức ăn bổ sung ñạm. Hơn nữa, thành phần xơ trong bã bia rất dễ tiêu nên có tác dụng kích
thích VSV phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển. Vì thể nó có thể dùng ñể bổ sung cho khẩu
phần cơ sở là rơm rạ cho kết quả rất tốt. Ngoài ra bã bia còn chứa các sản phẩm lên men có
tác dụng kích thích tính ngon miệng và kích thích tiết sữa rất tốt. Chính vì thể bã bia ñược sử
dụng rất rộng rãi trong chăn nuôi bò sữa.
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã bia phụ thuộc vào tỷ lệ nước, nguồn gốc sản
xuất và thời gian bảo quản. Bã bia ướt dễ bị phân giải làm mất dinh dưỡng và tăng ñộ chua,
cho nên người ta thường chỉ có thể cho gia súc ăn trong vòng 48 giờ. ðể kéo dài thời gian bảo
quản người ta thường cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%. Mặt khác, người ta có thể làm thành bã
bia khô (chứa khoảng 10% nước) ñể thuận tiện cho bảo quản và sử dụng. Thành phần hoá học
của bã bia khô như sau: vật chất khô (92,5-93%), protein thô (23,5-27%), lipit (6,2-6,5%), xơ
thô (14,0-15,5%), khoáng (3,7-4%).
Mặc dù bã bia là một loại phụ phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lượng bã bia trong khẩu
phần bò cần tính toán làm sao có thể thay thế không quá 1/2 lượng thức ăn tinh (cứ 4,5kg bã
bia có giá trị tương ñương với 1kg thức ăn tinh) và không nên cho ăn trên 15kg/con/ngày). Cho
ăn quá nhiều bã bia (ví dụ trên 25kg/con/ngày) sẽ làm giảm tỷ lệ tiêu hoá chất xơ, các chất
chứa nitơ và kéo theo sự giảm chất lượng sữa. Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn cùng với thức
ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong một ngày.
b. Rỉ mật
Rỉ mật là một phụ phẩm của ngành sản xuất ñường. Thành phần chính của rỉ mật là
ñường, chủ yếu là sucroza với một ít glucoza và fructoza. Nói chung, sản lượng rỉ mật bằng
khoảng 1/3 sản lượng ñường sản xuất. Cứ khoảng 100 tấn cây mía ñem ép thì có 3-4 tấn rỉ
mật ñược sản xuất. Trên mỗi ha mía hàng năm có thể thu ñược 1300kg rỉ mật. Rỉ mật Việt
nam có hàm lượng vật chất khô 68,5-76,7%, prôtêin thô xấp xỉ 1,8 %.
Do chứa nhiều ñường nên rỉ mật có thể dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng
cho gia súc nhai lại, ñặc biệt là cung cấp năng lượng dễ tiêu bổ sung cho khẩu phần cơ sở là
thức ăn xơ thô (phụ phẩm) có chất lượng thấp. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều nguyên tố khoáng
ña lượng và vi lượng, rất cần thiết cho bò. Có thể bổ sung bằng cách cho ăn trực tiếp cùng với
thức ăn thô hay bổ sung dưới dạng bánh dinh dưỡng tổng hợp cùng với urê và khoáng. Rỉ mật
ñường có vị ngọt nên bò thích ăn. Tuy nhiên, không nên cho bò ăn quá nhiều (chỉ dưới
2kg/con/ngày) và nên cho ăn rải ñều ñể tránh làm giảm pH dạ cỏ ñột ngột ảnh hướng không
tốt ñến VSV phân giải xơ.

90
c. Phụ phẩm dứa
Phụ phẩm dứa bao gồm chồi ngọn của quả dứa, vỏ cứng ngoài, những vụn nát trong quá
trình chế biến dứa, bã dứa ép và toàn bộ lá của cây dứa phá ñi trồng mới. Hàng năm loại phụ
phẩm này ở các nông trường trồng dứa và các cơ sở chế biến dứa thải ra rất nhiều. Mỗi ha dứa
phá ñi ñể trồng lại sau 2 vụ thu quả cho năng xuất lá trung bình 50 tấn. Mỗi tấn dứa ñưa vào
chế biến theo quy trình chế biến dứa ñông lạnh cho 0,25 tấn chính phẩm và 0,75 tấn phụ phẩm
tức là cứ 4 kg nguyên liệu cho 1 kg thành phẩm. Mỗi tấn dứa ñưa vào chế biến theo quy trình
chế biến dứa ñóng hộp có 0,35 tấn chính phẩm và 0,65 tấn phụ phẩm tức là cứ 3 kg nguyên
liệu cho 2 kg phụ phẩm.
ðặc ñiểm của loại phụ phẩm này là hàm lượng chất xơ cao nhưng nghèo protein. Do
vậy việc sử dụng các phụ phẩm dứa làm thức ăn cho trâu bò với tỷ lệ không hợp lý ñã không
tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt ñộng phân giải thức ăn của vi sinh vật dạ cỏ, dẫn ñến làm
giảm hiệu quả sử dụng thức ăn của khẩu phần. Hơn nữa, cho bò ăn bã dứa nhiều bò thường bị
rát lưỡi. Tuy vậy, phụ phẩm dứa có hàm lượng ñường dễ tan cao nên thuận lợi cho quá trình
lên men nên có thể ủ chua ñể làm thức ăn nhằm thay thế một phần thức ăn thô xanh trong
khẩu phần của gia súc nhai lại.
d. Hạt bông
Hạt bông có hàm lượng protein và lipit cao nên có thể ñược coi là một loại thức ăn tinh.
Nhưng mặt khác, xơ của nó tương ñương với cỏ nếu xét về mức ñộ tiêu hoá ở dạ cỏ. Phản ứng
của gia súc khi bổ sung hạt bông thay ñổi rất lớn phụ thuộc vào khẩu phần cơ sở. Tỷ lệ phân
giải cao của protein hạt bông làm cho hàm lượng amoniac trong dạ cỏ tăng cao. Năng lượng
gia nhiệt của hạt bông thấp nên có lợi khi cho gia súc ăn trong ñiều kiện nhiệt ñộ môi trường
cao. Tuy nhiên do có hàm lượng lipit cao và có ñộc tố gosypol nên có thể ảnh hưởng xấu ñến
hoạt lực của vi sinh vật dạ cỏ và hạn chế mức sử dụng.
Hiện nay người ta ñề nghị mức bổ sung chỉ dưới 150g/kg thức ăn của khẩu phần. Chế
biến, ñặc biệt là xử lý nhiệt, có thể làm tăng tỷ lệ lipit và protein không bị phân giải ở dạ cỏ và
giảm gosypol tự do trong hạt bông nên có thể tăng mức sử dụng trong khẩu phần. Nghiền và
kiềm hoá có thể làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của hạt bông.
e. Khô dầu
Khô dầu là một nhóm các phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách dầu từ các loại hạt có dầu
và từ cơm dừa. Các loại khô dầu thường dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại gồm: khô dầu
lạc, khô dầu ñậu tương, khô dầu bông, khô dầu vừng, khô dầu dừa. Khô dầu là loại sản phẩm
rất sẵn có ở nước ta và ñược xem như là loại thức ăn cung cấp năng lượng và bổ sung ñạm
cho bò sữa. Hàm lượng ñạm và giá trị năng lượng trong khô dầu tuỳ thuộc vào công nghệ tách
chiết dầu cũng như nguyên liệu ban ñầu. Nhìn chung, khô dầu ñậu tương, khô dầu lạc thường
chứa ít canxi, phốtpho, vì vậy khi sử dụng cần bổ sung thêm khoáng. Khô dầu có thể cho trâu
bò ăn riêng rẽ như một thức ăn bổ sung hoặc trộn với một số loại thức ăn khác thành thức ăn
tinh hỗn hợp.
f. Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm xay xát gạo. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám
gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám gạo mới có mùi thơm,
vị ngọt, gia súc nhai lại thích ăn. Tuy nhiên, nếu ñể lâu, nhất là trong ñiều kiện bảo quản kém,
dầu trong cám sẽ bị oxy hoá, cám trở nên ôi, khét, có vị ñắng, thậm chí bị vón cục, bị mốc và
không dùng ñược nữa. Cám gạo có thể ñược coi là loại thức ăn cung cấp năng lượng và ñạm.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
91
Dùng cám gạo bổ sung cho khẩu phần xơ thô sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và kích thích
tiêu hoá xơ.
g. Bã ñậu nành
Bã ñậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt ñậu nành thành ñậu phụ hoặc thành
sữa ñậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo và protein trong
bã ñậu nành rất cao. Bã ñậu nành có thể ñược coi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc
nhai lại. Mỗi ngày có thể cho bò ăn 10-15kg/con/ngày.
h. Bã sắn
Bã sắn là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn chứa nhiều tinh
bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất ñạm. Do ñó, khi sử dụng bã sắn nên trộn và cho ăn
thêm urê hoặc bã ñậu nành. Bã sắn có thể dự trữ ñược khá lâu do một phần tinh bột trong bã
sắn bị lên men và tạo ra pH = 4-5. Bã sắn tươi có vị hơi chua, gia súc nhai lại thích ăn. Mỗi
ngày có thể cho mỗi con bò ăn khoảng 10-15 kg bã sắn tươi. Cũng có thể phơi, sấy khô bã sắn
ñể làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp.
3.7. Thức ăn tinh
Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo....), bột và
khô dầu ñậu tương, lạc..., các loại hạt cây bộ ñậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp ñược sản
xuất công nghiệp. Thức ăn tinh hỗn hợp ñược chế biến tại các xí nghiệp chế biến thức ăn từ
các loại nguyên liệu chủ yếu là bột ngô, cám gạo, bột mì, các loại khô dầu, bột cá… Ngoài ra
người ta còn bổ sung thêm các primix khoáng và vitamin. Người ta cũng dùng các loại bã
rượu, bia khô và chất thải của gà công nghiệp trong thành phần thức ăn tinh hỗn hợp. Giá trị
dinh dưỡng của thức ăn tinh hỗn hợp tuỳ thuộc vào thành phần của nguyên liệu. ðặc ñiểm
chung của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ ñều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan
trọng như ñạm, chất bột ñường, chất béo, các chất khoáng và vitamin, tỷ lệ tiêu hoá các chất
dinh dưỡng khá cao.
Vì lý do kinh tế và sinh lý tiêu hoá của bò, thức ăn tinh chỉ dùng ñể bổ sung dinh
dưỡng khi thức ăn thô xanh không ñáp ứng ñủ. Không cho ăn quá nhiều ñể tránh ảnh hưởng
xấu ñến tiêu hoá xơ. Cho ăn quá nhiều thức ăn tinh không những không kinh tế mà có thể làm
cho bò bị rối loạn tiêu hoá, bị các bệnh về trao ñổi chất và chân móng, thậm chí làm cho bò
chết ngay vài giờ sau khi ăn. Tuy nhiên, với bò cao sản cần phải bổ sung thức ăn tinh thì mới
ñảm bảo ñược nhu cầu dinh dưỡng cho tiết sữa, nhưng phải tính toán cẩn thận và cho ăn rải
càng ñều trong ngày càng tốt. Thông thường dùng 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp ñể ñáp ứng nhu
cầu cho sản xuất 2-2,5 kg sữa vượt trên mức ñáp ứng của khẩu phần cơ sở (thức ăn thô xanh).
Các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc công nghiệp thường sản xuất thức ăn tinh cho bò
dưới hai dạng:
- Hỗn hợp giàu ñạm (ñậm ñặc) với thành phần chủ yếu là các loại khô dầu, urê, các loại
khoáng và vitamin. Tuỳ theo thành phần của hỗn hợp mà người chăn nuôi trực tiếp sẽ bổ sung
thêm các loại thức ăn tinh giàu năng lượng theo một tỷ lệ nhất ñịnh ñể tạo thành hỗn hợp hoàn
chỉnh cho bò ăn.
- Thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh ñược thiết kế cho từng loại ñối tượng khác nhau và
người chăn nuôi chỉ việc mua về và cho bò ăn thẳng với số lượng theo tính toàn khẩu phần cụ
thể.

92
3.8. Các loại thức ăn bổ sung
a. Urê
Urê là nguồn bổ sung NPN cho khẩu phần khi các loại thức ăn khác không cung cấp ñủ
N. Khi sử dụng urê cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng urê khi khẩu phần thiếu ñạm với lượng dùng ñược tính toán cẩn thận.
Thông thường lượng urê sử dụng không dược quá 1% VCK của khẩu phần.
- Phải cung cấp ñầy ñủ các chất dễ lên men (bột, ñường, cỏ xanh) ñể cho vi sinh vật dạ
cỏ có ñủ năng lượng nhằm sử dụng amoniác phân giải ra từ urê và tổng hợp nên protein, nếu
không bò sẽ bị ngộ ñộc và chết.
- ðối với những con bò trước ñó chưa ăn urê thì cần có thời gian làm quen: hàng ngày
cho ăn từng ít một và thời gian làm quen kéo dài từ 5 ñến 10 ngày.
- Chỉ sử dụng urê cho bò trưởng thành, không sử dụng cho bê non vì dạ cỏ chưa phát
triển hoàn chỉnh.
- Phải cho ăn urê làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Nên trộn ñều với các thức ăn
khác ñể cho ăn ñược ñều.
- Không hoà urê vào nước cho bò uống trực tiếp hay cho ăn với bầu bí (vì trong ñó có
nhiều men urêaza).
b. Hỗn hợp khoáng và vitamin
Các chất khoáng rất quan trọng ñối với trâu bò, ñặc biệt là canxi (Ca) và phốtpho (P).
Vitamin, ñặc biệt là vitamin A, D3 và E, hầu như không có ở trong rơm và các loại thức ăn xơ
thô thu hoạch ở giai ñoạn cuối. Các loại vitamin thường ñược bổ sung cùng với khoáng.
Có thể bổ sung các chất khoáng theo hai cách:
+ Trộn các chất khoáng với nhau theo những tỷ lệ nhất ñịnh gọi là premix khoáng. Sau
ñó dùng hỗn hợp khoáng này trộn vào các loại thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2-0,3% hoặc bổ sung
vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10-40g cho mỗi con, tuỳ theo từng ñối tượng và năng
suất sữa của từng con.
+ Trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất ñộn) như ñất sét, xi
măng... Sau ñó hỗn hợp ñược ñóng thành bánh, làm khô gọi là ñá liếm. ðá liếm này ñược ñặt
trong chuồng nuôi, trên bãi chăn (dưới gốc cây) ñể bò liếm tự do.
Tuy nhiên cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này mới ñưa ra
ñược nhu cầu chính xác cho các loại khoáng cần bổ sung. Tạm thời có thể tham khảo hỗn hợp
khoáng sau ñây ñể bổ sung cho rơm (Chenost và Kayouli, 1997):
Thành phần hỗn hợp khoáng %
CaPO42H2O (di-canxiphotphat) 55
NaCl (muối ăn) 26
MgSO410H2O 9
Na2SO410H2O 7
Lưu huỳnh 1

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
93
Khoáng vi lượng (xem ở dưới) 2
Trong ñó, thành phần hỗn hợp khoáng vi lượng %
ZnSO47H2O 47,40
MnSO4H2O 23,70
FeSO47H2O 23,70
CuSO45H2O 4,70
CoSO47H2O 0,09
SeO3Na2 0,04
c. Hỗn hợp urê và rỉ mật
Bổ sung bằng phương pháp phối hợp rỉ mật-urê ñã ñược sử dụng nhiều năm nay.
Nguyên tắc là trộn urê với rỉ mật với nhau, thêm nước tuỳ theo ñộ sánh của rỉ mật (ñộ Brix có
liên quan chặt chẽ với hàm lượng ñường). ðiều cơ bản là phải ñảm bảo cho con vật ăn những
lượng nhỏ hỗn hợp này một cách ñều ñặn. Chẳng hạn như vẩy dung dịch lên khẩu phần thức
ăn thô trong máng ăn. Việc cho ăn rải ñều cho phép:
- Tránh nguy cơ ngộ ñộc do ăn nhiều urê một lúc;
- ðồng thời hoá và ñiều tiết việc cung cấp các chất dinh dưỡng mà VSV dạ cỏ cần, tránh
làm thay ñổi ñột ngột pH dạ cỏ. ðó là vì rỉ mật và urê nhanh chóng lên men trong dạ cỏ thành
ABBH và amôniac. Mục tiêu cuối cùng là kích thích các quá trình sinh tổng hợp của VSV mà
không làm tổn hại ñến sự phân giải xơ trong dạ cỏ.
d. Bánh dinh dưỡng tổng hợp
Bánh dinh dưỡng tổng hợp (ña dinh dưỡng) là một dạng chế phẩm bổ sung ñược ép
thành bánh ñể bổ sung cho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp. Bánh dinh dưỡng
chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho VSV dạ cỏ, tức là cung cấp N dễ phân giải,
khoáng, vitamin, axit amin/peptit và năng lượng dễ lên men.
Không có một công thức tiêu chuẩn nào cho bánh dinh dưỡng tổng hợp. Một số công
thức khác nhau ñã ñược xây dựng ñể ñáp ứng yêu cầu cho từng trường hợp cụ thể tuỳ theo
mức ñộ có sẵn, giá cả và ñặc ñiểm dinh dưỡng của nguyên liệu thô và phụ phẩm có sẵn ở ñịa
phương. Tuy nhiên, bánh dinh dưỡng thường ñược làm từ những nguyên liệu sau ñây:
- Urê: là thành phần ”chiến lược” xét về quan ñiểm dinh dưỡng. Tỷ lệ của nó thường
không quá 10% ñể tránh nguy cơ ngộ ñộc.
- Rỉ mật: là một nguồn năng lượng dễ tiêu giúp cho việc sử dụng tốt urê và khoáng, ñặc
việt là các nguyên tố vi lượng. Không nên hoà loãng rỉ mật vì sự ổn ñịnh của nó là một yếu tố
quan trọng ñể sản xuất thành công bánh dinh dưỡng. Rỉ mật không nên chiếm quá 40-50% vì
quá nhiều rỉ mật sẽ làm giảm ñộ cứng của bánh và cần nhiều thời gian ñể làm khô.
- Khoáng: muối ăn không những cung cấp NaCl mà còn giúp cho việc kết dính và
khống chế lượng thu nhận. Lượng muối thường dùng nằm trong khoảng 5-10%. Tại những
vùng có ñộ ẩm cao thì muối ăn không nên quá 5%.
Cacbonat canxi, di-canxi photphat và bột xương làm giàu bánh ding dưỡng về Ca và P.
Nếu như những nguyên liệu này không có sẵn tại ñịa phương và/hay ñắt quá thì có thể thay
bằng vôi hay supephôtphát.
- Các chất kết dính:

94
+ Xi măng: trộn 10% thường là vừa và không nên dùng quá 15%. Nếu giá xi măng ñắt
có thể giảm xuống 5% và thay vào ñó là dùng ñất sét. Với lượng sử dụng trong các giới hạn
này xi măng không có ảnh hưởng gì xấu ñến gia súc vì thực tế lượng thu nhận rất nhỏ.
+ Vôi sống: cần ñược nghiền thành bột trước khi dùng. Vôi tôi ở dạng bột dễ sử dụng
hơn nhưng thường không cho kết quả tốt như vôi sống. Vôi sống nếu dùng như là chất kết
dính duy nhất cho kết quả tương tự như xi măng khi dùng với tỷ lệ 10%, nhưng bánh thường
có ñộ cứng kém hơn. Vôi có ưu ñiểm là bổ sung thêm Ca và làm giảm thời gian làm khô
bánh.
+ ðất sét: dùng ñất sét cho thấy cho kết quả tốt. Việc kết hợp dùng ñất sét với xi măng
hay vôi sống (5-10%) làm tăng ñáng kể ñộ cứng và giảm thời gian làm khô so với khi chỉ
dùng xi măng hoặc vôi.
+ Các chất xơ: mục ñích sử dụng chất xơ ở ñây là ñể hút ẩm làm cho bánh có cấu trúc
tốt. Thông thường người ta dùng cám ngũ cốc vì ngoài việc hút ẩm cám còn cung cấp N, năng
lượng và P ở dạng dễ hấp thu. Các nguyên liệu khác như bột rơm, bột bã mía, bột dây lạc, bột
lá keo dậu có thể dùng ñể thay thế một phần hay toàn bộ cám.
- Các thành phần khác:
Một số loại phụ phẩm có thể dùng làm thành phần của bánh dinh dưỡng như khô dầu,
chất ñộn chuồng gà, bột thịt, bột cá, v.v. Cuối cùng bánh dinh dưỡng có thể làm giàu bằng các
nguyên tố vi lượng. Các nguồn phốt pho như di-canxi hay mono-canxi phốt phát có thể dùng
ở mức 5%.
Bánh dinh dưỡng tổng hợp có những ưu ñiểm sau:
- Là một hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng có tính chất xúc tác ñối với VSV dạ cỏ có lợi cho
các quá trình lên men và nhờ vậy mà làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận khẩu phần cơ
sở cũng như tăng lượng protein cung cấp cho vật chủ nhờ tăng sinh tổng hợp VSV dạ cỏ.
- Là một nguồn bổ sung khoáng thường hiếm khi có sẵn ñối với nông dân.
- Dễ vận chuyển và sử dụng.
- Hạn chế nguy cơ ngộ ñộc urê.
- Có thể sản xuất thủ công và thương mại hoá trong thôn bản.
- Giảm giá thành.
Bánh dinh dưỡng cần ñáp ứng ñược các yêu cầu sau ñây:
- Bảo ñảm các giá trị dinh dưỡng.
- ðộ cứng thích hợp: không vỡ khi vận chuyển, gia súc dễ ăn ñể bảo ñảm nhu cầu (chịu
nén dưới áp lực 5-6 kg/cm2).
- ðộ ẩm cho phép bảo quản ñược lâu, không bị mốc.
- Phương pháp sản xuất bánh dinh dưỡng nói chung ñơn giản và có thể dụng cụ các
dụng cụ ñơn sơ phù hợp với hoàn cảnh của nông dân.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
95
IV. PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO TRÂU BÒ
4.1. Yêu cầu của khẩu phần ăn
Khẩu phần là tổ hợp các loại thức ăn ñể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc trong
một ngày ñêm. Khi phối hợp khẩu phần cho trâu bò cần ñáp ứng ñược những yêu cầu sau:
- Khẩu phần phải cung cấp ñủ, cân ñối và ñồng bộ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả
VSV dạ cỏ và vật chủ.
- Khẩu phần phải ñảm bảo ngon miệng, con vật ăn hết và ñủ no.
- Khẩu phần phải ñảm bảo an toàn về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm cho sản phẩm
thu hoạch (thịt sữa).
- Khẩu phần phải bao gồm nhiều loại thức ăn sẵn có và dễ sử dụng.
- Khẩu phần phải ñem lại hiệu quả kinh tế cao..
4.2. Cơ cấu khẩu phần và bổ sung dinh dưỡng
a. Cơ cấu khẩu phần
Khẩu phần ăn của trâu bò nên chia thành hai phần: khẩu phần cơ sở và thức ăn bổ sung
(hình 3-8).

KHẨU PHẦN CƠ
KHẨU PHẦN CƠ SỞ

SỞ ðà HIỆU
(thức ăn thô)

CHỈNH
KHẨU PHẦN ĂN
(hoàn chỉnh)

Bổ sung xúc tác


THỨC ĂN BỔ

(theo nhu cầu VSV dạ cỏ)


SUNG

Bổ sung sản xuất


(theo nhu cầu sản xuất của gia súc)

Hình 3-8: Sơ ñồ cấu trúc khẩu phần ăn của bò


ðể tận dụng lợi thế sinh học của bò, khẩu phần cơ sở nên bao gồm tối ña các loại thức
ăn xơ thô sẵn có, kể cả các phụ phẩm rẻ tiền. Tuy nhiên, khẩu phần cơ sở (thức ăn xơ thô)
thường không cân ñối dinh dưỡng. Khi ñó cần phải có thêm các thức ăn bổ sung xúc tác (tối
thiểu) ñể cân ñối dinh dưỡng nhằm tối ưu hoá tiêu hoá VSV ở dạ cỏ. Khẩu phần sau khi ñã bổ
sung tối thiểu này ñược gọi là khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh. Khẩu phần cơ sở này thường
thoả mãn ñược các nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và ñáp ứng một phần nhu cầu sản xuất.
Phần sản xuất này phụ thuộc vào thành phần và chất lượng các loại thức ăn trong khẩu phần
cơ sở.
ðối với gia súc cao sản khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh cũng không ñáp ứng ñủ nhu cầu
dinh dưỡng cho sản xuất. Trong trường hợp này cần có thêm thức ăn ñể bổ sung sản xuất.
Khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh và thức ăn bổ sung sản xuất sẽ tạo thành khẩu phần hoàn
chỉnh.

96
b. Mục ñích và nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng
Khi xây dựng khẩu phần ñiều cốt yếu là làm trâu bò ăn ñược càng nhiều nhiều thức ăn
thô càng tốt nhưng vẫn ñảm bảo ñáp ứng ñủ nhu cầu về dinh dưỡng cho VSV dạ cỏ và vật
chủ, do ñó cần phải bổ sung dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn thô chỉ có thể
ñược phân giải và chuyển hoá có hiệu quả trong dạ cỏ nếu như các VSV cộng sinh trong ñó
ñược cung cấp ñầy ñủ, ñồng thời, liên tục, ñều ñặn và ổn ñịnh các chất dinh dưỡng cần thiết.
Hơn nữa, các sản phẩm lên men cuối cùng trong dạ cỏ (protein VSV và AXBBH) chỉ có thể
trở thành các chất dinh dưỡng cho vật chủ và làm tăng năng suất của gia súc nếu như chúng
cân bằng với các chất dinh dưỡng ñược tiêu hoá và hấp thu ở ruột non. Do vậy, bổ sung dinh
dưỡng cho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô, ñặc biệt là thức ăn thô chất lượng thấp, nhằm hai
mục ñích sau:
1) Bổ sung xúc tác (tối thiểu), tức là bổ sung ñể kích thích nhằm tối ưu hoá hoạt ñộng
của VSV dạ cỏ bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng bị thiếu trong khẩu phần cơ sở so với
nhu cầu của VSV cộng sinh.
Việc bổ sung ñể tối ưu hoá hệ sinh thái dạ cỏ cho phép làm tăng tốc ñộ và tỷ lệ tiêu hoá
xơ cũng như tăng sinh khối protein VSV ñi xuống dạ cỏ. Cả hai ảnh hưởng này kích thích con
vật tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở và cuối cùng sẽ cải thiện tình trạng dinh dưỡng của
nó. Các chất bổ sung trong trường hợp này chủ yếu là N ở dạng dễ phân giải cùng một ít các
yếu tố kích thích sinh tổng hợp VSV dạ cỏ như khoáng, vitamin peptit/axit amin và một lượng
nhỏ năng lượng dễ lên men, ñặc biệt là xơ dễ tiêu.
2) Bổ sung sản xuất, tức là bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, ñặc biệt là những thức
ăn có khả năng thoát qua sự phân giải ở dạ cỏ, nhằm cân bằng các chất dinh dưỡng hấp thu
và ñáp ứng nhu cầu sản xuất của gia súc.
Các chất dinh dưỡng cần cung cấp trong trường hợp này là các axit amin, axit béo
không no mạch dài (không thay thế), tiền thân của glucoza. Những chất này thường lấy từ
thức ăn protein, lipit và bột ñường. Các loại thức ăn bổ sung này phải ñược phối hợp theo tỷ
lệ phù hợp và cho ăn hợp lý sao cho chúng không cản trở hoạt ñộng phân giải xơ trong dạ cỏ
và ñảm bảo cân bằng giữa các sản phẩm lên men dạ cỏ với sản phẩm tiêu hoá ở ruột nhằm ñạt
ñược mức sản xuất ñề ra.
Khái niệm bổ sung nhằm hai mục ñích này hoàn toàn khác với cách bổ sung truyền
thống. Trước ñây người ta thường dùng các hỗn hợp thức ăn tinh hoàn chỉnh làm từ các loại
hạt cốc và thức ăn protein ñể bổ sung. Việc bổ sung như thế chỉ nhằm tăng ñược dinh dưỡng
cho vật chủ, nhưng lại không quan tâm ñến vai trò của VSV lên men xơ trong dạ cỏ và do ñó
mà nó thường ức chế hoạt lực của chúng.
Bổ sung “xúc tác” có tác dụng kích thích quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ và nhờ ñó mà
lượng thu nhận tự do của gia súc ñối với thức ăn thô có thể tăng lên. Tuy nhiên, khi tăng
lượng thức ăn tinh bổ sung vượt quá một mức nhất ñịnh thì lượng thu nhận thức ăn thô bị
giảm xuống. ðó là do hiện tượng thay thế thức ăn thô bởi thức ăn tinh. Thông thường người
ta quan sát thấy rằng khi tỷ lệ gluxit dễ tiêu chiếm dưới 10-15% tổng số VCK thu nhận thì quá
trình phân giải xơ ñược kích thích và do ñó mà lượng thu nhận tăng lên. Trong trưởng hợp
này việc bổ sung có thể coi là “xúc tác”. Vượt quá mức bổ sung nói trên thì các ñiều kiện
thuận lợi cho quá trình phân giải xơ trong dạ cỏ bị mất ñi và lượng thu nhận thức ăn thô giảm
xuống.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
97
Hiện tượng thay thế thường thể hiện rõ ñối với những thức ăn bổ sung giàu năng lượng
dễ lên men do lúc ñó AXBBH ñược sinh ra nhanh làm giảm pH dạ cỏ ñột ngột không thuận
lợi cho VSV phân giải xơ. Hiện tượng thay thế xảy ra còn do ảnh hưởng vật lý (thế chỗ trong
dạ cỏ). Hơn nữa, bổ sung thức ăn tinh có thể làm cho con vật thoả mãn nhu cầu về năng lượng
mà không cần ăn nhiều thức ăn thô cho ñến khi “no”.
c. Các hình thức bổ sung thức ăn
(1) Bổ sung thức ăn giàu năng lượng
ðối với thức ăn thô năng lượng chủ yếu có trong hydratcacbon của vách tế bào và ñược
giải phóng trong quá trình lên men bởi VSV dạ cỏ. Năng lượng này ñược giải phóng rất chậm
do quá trình phân giải chậm. Chính vì thế mà khi gia súc nhai lại chỉ ñược cho ăn các thức ăn
xơ thô chất lượng thấp (như rơm rạ) quá trình tăng sinh và hoạt ñộng của VSV dạ cỏ bị hạn
chế do thiếu ATP và khung cácbon (xeto axit). Do vậy cần thiết phải bổ sung thêm các loại
thức ăn chứa các nguồn năng lượng dễ lên men ñể cung cấp các nhu cầu này cho VSV dạ cỏ.
Mặt khác, ñối với gia súc cao sản có nhu cầu năng lượng cao thì cần thiết phải bổ sung thêm
các loại thức ăn giàu năng lượng ñể ñáp ứng ñược nhu cầu sản xuất.
Khi bổ sung năng lượng vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô cần chú ý ñảm bảo sao cho
hoạt lực phân giải xơ trong dạ có bị giảm càng ít càng tốt. Kết quả của nhiều công trình
nghiên cứu cho thấy các thức ăn bổ sung năng lượng cần:
- Càng giàu xơ dễ tiêu càng tốt (như các loại cỏ xanh chất lượng cao, bã bia, bỗng rượu)
và càng ít bột ñường càng tốt. Các loại thức ăn giàu xơ dễ tiêu có thể chiếm tới 50% VCK của
khẩu phần. Còn các thức ăn bột ñường không nên vượt quá 1/3 tổng số VCK của khẩu phần.
- Cho ăn càng ñều càng tốt, tức là nên cho ăn làm nhiều lần hay tốt hơn là trộn ñều với
khẩu phần cơ sở. Cho ăn như vậy sẽ tránh giảm pH dạ cỏ một cách ñột ngột ảnh hưởng không
tốt ñến VSV phân giải xơ.
- Bổ sung dưới dạng thức ăn dễ thoát qua dạ cỏ ñể ñược tiêu hoá và hấp thu chủ yếu ở
ruột khi cần cung cấp nhiều năng lượng nhằm ñáp ứng cho nhu cầu sản xuất của gia súc cao
sản.
(2) Bổ sung protein
- Bổ sung nitơ phi protein (NPN)
Ngoài nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình lên men vách tế bào thức ăn thực vật,
VSV dạ cỏ cần có ñủ N ñể tổng hợp protein cho bản thân chúng. Tuy nhiên rơm rạ cũng như
các loại thức ăn thô chất lượng thấp khác chứa rất ít N và tỷ lệ tiêu hoá N của chúng rất thấp.
ðiều ñó có nghĩa là ñể cho các loại thức ăn xơ chất lượng thấp này ñược phân giải và lên men
tốt thì trước hết cần phải cung cấp ñủ lượng N cần thiết cho VSV dạ cỏ. Nhu cầu N của VSV
dạ cỏ phụ thuộc vào năng lượng có thể lên men trong dạ cỏ. Do vậy bổ sung NPN phải ñi kèm
với các nguồn năng lượnh dễ lên men.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nồng ñộ amôniac trong dạ cỏ cần thiết ñể tiêu hoá tốt
và tăng lượng thu nhận rơm ở bò nằm trong khoảng 150-200 mg NH3-N/l dich dạ cỏ. Nồng ñộ
này có thể ñạt ñược bằng việc phun dung dịch urê lên rơm (15g urê/kg rơm). Một số tác giả
khác ước tính rằng những khẩu phần cơ sở có tỷ lệ tiêu hoá CHC dưới 50% (như rơm không
xử lý) chỉ cần có 1% N (hay 6,25% CP) là ñủ. Nhưng hàm lượng nitơ cần tăng lên ñến 1,5-2%
(hay 9-12% CP) khi năng lượng tiêu hoá của khẩu phần ñược tăng lên qua bổ sung hay nhờ
xử lý rơm.
- Bổ sung protein thực

98
Thông thường gia súc nhai lại phải phụ thuộc chủ yếu vào protein VSV dạ cỏ ñể thoả
mãn nhu cầu protein. Tuy nhiên, ngay cả trong ñiều kiện thuận lợi nhất khả năng tổng hợp
protein của VSV dạ cỏ là có giới hạn. Vì vậy, protein VSV, ñặc biệt là khi nuôi bằng thức ăn
thô, không thể ñủ ñể thoả mãn nhu cầu sản xuất. Do vậy, ngoài việc bổ sung nguồn N dễ phân
giải ở dạ cỏ việc bổ sung thêm các loại thức ăn protein ở dạng khó phân giải ở dạ cỏ sẽ rất có
lợi, bởi vì những thức ăn protein này sẽ ñi thẳng xuống dạ khế và ruột ñể ñược tiêu hoá nhằm
cung cấp axit amin trực tiếp cho vật chủ ñể thoả mãn các nhu cầu sản xuất.
Việc bổ sung một số loại thức ăn protein phân giải chậm ở trong dạ cỏ còn có tác dụng
tốt ñối với quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ thông qua việc cung cấp trực tiếp một số axit amin
và một số axit béo mạch nhánh (isoaxit) cần thiết cho quá trình tổng hợp protein của VSV dạ
cỏ. Do vậy, việc bổ sung những protein phân giải chậm này sẽ vừa làm tăng sinh khối protein
VSV vừa tăng axit amin trực tiếp ở ruột.
Ngoài một số thức ăn bổ sung protein như khô dầu hay protein ñộng vật (trừ casein) có
tỷ lệ phân giải thấp ở dạ cỏ thì hầu hết protein thu nhận ñều bị phân giải ở trong dạ cỏ. Vì vậy
ñể tăng cường nguồn protein thoát qua người ta ñã áp dụng một số biện pháp bảo vệ protein
chống lại sự phân giải ở dạ cỏ như: xử lý nhiệt, xử lý hoá học (xử lý bằng focmaldehyt, xử lý
bằng tanin, xử lý bằng ñường khử), tạo màng bọc polyme, hay bọc thức ăn giàu protein bằng
các thức ăn khác.
(3) Bổ sung khoáng và vitamin
Thức ăn xơ thô thường không chứa ñủ các loại khoáng và vitamin cần cho quá trình sinh
tổng hợp và hoạt ñộng của VSV dạ cỏ. Các loại khoáng thiếu thường là Ca, P, Cu, Zn, Mn, Fe
và S. Trong ñó P và S có ảnh hưởng rất lớn ñến sinh tổng hợp VSV dạ cỏ. Khoáng và vitamin
thường ñược bổ sung dưới dạng bột hỗn hợp, ñá liếm, hay bánh dinh dưỡng tổng hợp.
(4) Bổ sung cỏ xanh hay phụ phẩm
Bổ sung vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp như rơm (xử lý hay không
xử lý) với một lượng nhỏ (10-30% VCK) các loại cỏ có chất lượng tốt sẽ kích thích tiêu hoá
và tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở và do ñó mà tăng năng suất của gia súc. ðó là do cỏ
xanh ñã cung cấp một lượng xơ dễ tiêu nên làm tăng sinh khối và hiệu lực phân giải xơ của
VSV dạ cỏ. Một nguyên tắc quan trọng ñể tối ưu hoá quá trình phân giải rơm trong dạ cỏ là
làm tăng số lượng VSV bám vào thức ăn và việc cung cấp xơ dễ tiêu ñảm bảo cho việc nhân
nhanh quần thể VSV phân giải xơ. Nếu cỏ xanh bổ sung là cỏ họ ñậu thì ngoài xơ dễ tiêu ra
còn có thể cung cấp thêm N và axit béo bay hơi mạch nhánh là những chất dinh dưỡng thiết
yếu cho vi khuẩn phân giải xơ.
Có nhiều loại cỏ xanh khác nhau có thể dùng làm thức ăn bổ sung như cỏ cắt hay chăn
thả dọc bờ ñê, bờ ruộng, lá từ các loại thân bụi hay cây họ ñậu dùng làm bờ rào v.v. Các loại
phụ phẩm dễ tiêu hoá và giàu protein hơn rơm cũng có thể dùng làm chất bổ sung rất tốt cho
khẩu phần cơ sở là rơm. Rơm họ ñậu, cám ngũ cốc, hạt bông, bã bia, bỗng rượu, bột cá v.v.
thường có tác dụng kích thích tiêu hoá rơm rất tốt.
(5) Bổ sung thức ăn tinh
Thức ăn tinh hỗn hợp hay hạt ngũ cốc có thể dùng ñể bổ sung vào khẩu phần cơ sở là
thức ăn thô ñể cân bằng dinh dưỡng cho VSV dạ cỏ và vật chủ nói chung. Tuy nhiên, việc bổ
sung này chỉ nên áp dụng khi khẩu phần cơ sở không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng, ñặc
biệt là ñối với gia súc cao sản. Cần cẩn thận khi sử dụng thức ăn tinh với những lý do sau:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
99
- Có thể không có lợi về mặt dinh dưỡng cũng như kinh tế nếu bổ sung quá nhiều. Bổ
sung quá nhiều thức ăn tinh sẽ làm tăng tốc ñộ sinh AXBBH trong dạ cỏ, làm giảm pH và ức
chế các loại VSV phân giải xơ và thường gây ra hiện tượng thay thế (giảm thu nhận thức ăn
thô). Hơn nữa việc lên men dạ cỏ sẽ làm mất nhiều năng lượng của thức ăn tinh qua sinh nhiệt
trong quá trình lên men và sinh khí mêtan. Như vậy, lợi ích có ñược từ việc bổ sung các chất
dinh dưỡng thoát qua từ thức ăn tinh (protein, axit béo mạch dài, glucoza) sẽ phải trả giá bởi
ảnh hưởng tiêu cực lên quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ.
- Không phù hợp với những nơi thiếu lương thực cho người. Khi sử dụng nhiều thức ăn
tinh nuôi gia súc nhai lại sẽ tạo ra sự cạnh tranh thức ăn giữa chúng với người cũng như các
loại gia súc dạ dày ñơn trong khi lợi thế tiêu hoá xơ của chúng không ñược phát huy tối ña.
4.3. Những thông tin cần biết khi xây dựng khẩu phần
Người lập khẩu phần phải biết ñược phương pháp và nghệ thuật phối hợp khẩu phần
trên cơ sở những hiểu biết về dinh dưỡng gia súc nhai lại. Hiện nay nhiều phần mềm phối hợp
khẩu phần có thể giúp cho việc xây dựng khẩu phần một cách dễ dang và chính xác hơn. Tuy
nhiên, trước khi xây dựng khẩu phần cần có ñược ñầy ñủ những thông tin cần thiết sau ñây:
- Nhu cầu dinh dưỡng ñầy ñủ của con vật: Cần phải dựa vào một hệ thống dinh dưỡng
nhất ñịnh (tiêu chuẩn ăn) ñể tính nhu cầu và các loại nhu càu sản xuất nếu có. Tiêu chuẩn ăn
ñược sủ dụng lâu nay ở nước ta ñối với trâu bò ñã lạc hậu nhiều so với thế giới do vẫn tính
toán nhu cầu protein theo protein thô hay protein tiêu hoá, tức là không tính ñến nhu cầu và
chuyển hoá protein của vi sinh vật dạ cỏ. Gần ñây, hệ thống dinh dưỡng của INRA (Pháp) ñã
ñược thử nghiệm áp dụng cho kết quả tốt trong chăn nuôi bò sữa ở nước ta và chúng ta cũng
ñã xây dựng ñược một cơ sở dữ liệu về thành phần và giá trị của nhiều loại thức ăn theo hệ
thống này. ðó chính là hệ thống dinh dưỡng ñược dùng ñể tính toán trong các ví dụ của
chương này.
- Các loại thức ăn (và số lượng của chúng) có thể sử dụng trong khẩu phần: ðiều này
hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn thức ăn của cơ sở chăn nuôi. Tốt nhất là khai thác ñược
các nguồn thức ăn sẵn mà cơ sở chăn nuôi có thể tự sản xuất ñược hay mua ñược dễ dàng ở
ñịa phượng.
- Khả năng thu nhận và giới hạn sử dụng các loại thức ăn: Những thông tin này có
ñược từ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ kỹ thuật hay tham khảo các tài liệu
kỹ thuật liên quan.
- Thành phần dinh dưỡng và ñặc ñiểm tiêu hoá của các loại thức ăn sử dụng: Thành
phần dinh dưỡng của thức ăn phải tra theo các bảng ñã ñược xây dựng dựng sẵn. Bảng thành
phần và giá trị dinh dương của các loại thức ăn cũng có thể ñã ñược nhập sẵn trong các
chương trình phối hợp khẩu phần tương thích.
- Giá của các loại thức ăn có thể khai thác: ðây là thông tin cần thiết ñể phối hợp khẩu
phần có giá thành kinh tế nhất.
4.4. Phương pháp xây dựng khẩu phần
Khi ñã có ñược các thông tin trên, việc lập khẩu phần bắt ñầu bằng việc tính toán khẩu
phần ăn lý thuyết. Khẩu phần này ñược dùng ñể cho ăn trong một thời gian thử nghiệm. Căn
cứ vào tiến triển về thể trạng, năng suất và sức khoẻ của con vật, người chăn nuôi cần có sự
ñiều chỉnh hợp lý ñể có ñược một khẩu phần thực tế tốt hơn.
Có nhiều phương pháp khác nhau ñể phối hợp khẩu phần lý thuyết cho trâu bò. Sau ñây
là một số phương pháp thông dụng.

100
a. Phương pháp cổ ñiển
Các bước xây dựng khẩu phần ăn theo phương pháp cổ ñiển (Kearl, 1982) gồm những
bước sau:
- Việc xây dựng khẩu phần bắt ñầu bằng việc tính toán nhu cầu dinh dưỡng của bò
(lượng vật chất khô thu nhận, năng lượng, protein, Ca, P và vitamin).
- Chọn một số loại thức ăn sẵn có và lấy thông tin về thành phần dinh dưỡng của các
loại thức ăn ñó. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn bắt buộc phải tra theo bảng có
sẵn hay dựa vào kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng cụ thể cho các loại thức ăn ñược sử
dụng của cơ sở (sẽ chính xác hơn).
- Tính giá thành ñơn vị của các loại dinh dưỡng chính (thường chỉ là năng lượng và
protein) ñể quyết ñịnh chọn phương án rẻ tiền nhất.
- Tính toán khẩu phần thường dựa trên cơ sở tính theo thành phần dinh dưỡng trong vật
chất khô, sau ñó tính chuyển về khối lượng các loại thức ăn theo nguyên trạng lúc cho ăn.
Vì nhu cầu dinh dưỡng của bò ñược thể hiện theo lượng các chất dinh dưỡng cần cho
mỗi con bò trong một ngày ñêm, dưới ñây sẽ là một ví dụ về cách lập khẩu phần trên cơ sở
này chứ không theo kiểu tính nồng ñộ các chất dinh dưỡng có trong khẩu phần (như ñối với
gia cầm). Tuy nhiên, có thể tính chuyển ñổi giữa hai cách thể hiện này.
Ví dụ, theo tính toán thì nhu cầu dinh dưỡng cho một bò nặng 300kg và tăng trọng
0,5kg/ngày sẽ là: 13,4 Mcal ME và 679g CP. ðồng thời, lượng năng lượng và protein này
phải chứa trong 7kg VCK thu nhận. Như vậy, ñể ñáp ứng ñược nhu cầu dinh dưỡng cho bò
này thì mỗi kg VCK của khẩu phần phải chứa 1,9 Mcal ME và 97g CP.
Giả sử các thức ăn có sẵn ñược sử dụng ñể nuôi bò trên có thành phần dinh dưỡng và
giá như ở bảng 3.2 (giá ở ñây chỉ có tính chất ví dụ tính toán). Lúc này cần tính giá thành ñơn
vị của các loại dinh dưỡng chính. ðể minh hoạ ở ñây chỉ ME và CP sẽ ñược xem xét. Nếu
Ca, P hay caroten cần thiết ñể cân bằng khẩu phần thì có thể dùng dưới dạng thức ăn bổ sung
mà không ảnh hưởng lớn ñến giá thành chung.
Khi kiểm tra thành phần dinh dưỡng của cỏ khô Alfalfa trong bảng 3.2 thấy rằng 7kg
VCK của cỏ này chứa ñủ lượng ME và CP ñể thoả mãn nhu cầu của con bò nói trên. Tuy
nhiên chi phí thức ăn lúc này sẽ là 7 x 1778 = 12446 ñồng/ngày. Trong khi ñó nếu nhìn vào
giá của mỗi ñợn vị ME và CP của rơm, cỏ Ghinê và cỏ Napier (bảng 3.3) thì sẽ thấy những
thức ăn rẻ hơn cỏ Alfalfa nhiều. Bởi vậy cần xem xét việc sử dụng phối hợp các loại thức ăn
trên với nhau. Nhằm mục ñích dự ñịnh ở ñây, rơm, ngô hạt và khô dầu hạt bông ñược chọn ñể
ñưa vào khẩu phần. Tuy nhiên, việc phối hợp các thức ăn khác (cỏ Ghinê, cỏ khô Alfalfa và
ngô hạt) cũng có thể ñược.
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng và giá của một số loại thức ăn

Thức ăn VCK ME CP Ca P Giá (ñ/kg)


(%) (Mcal/kg (% VCK) (% (% VCK)
Cho ăn* VCK
VCK) VCK)
Rơm lúa 91 1,63 4,4 0,21 0,08 500 549
Cỏ Ghinê 25 1,81 7,0 0,67 0,51 220 880
Cỏ Napier 25 1,70 5,4 0,44 0,35 250 1000
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
101
Cỏ Alfalfa 90 2,17 18,0 1,27 0,20 1600 1778
Khô dầu bông 91 2,75 45,2 0,18 1,21 3000 3297
Ngô hạt 89 3,15 10,9 0,03 0,29 2600 2921
Ghi chú: * Thức ăn ở trạng thái khi cho ăn.
Bảng 3.3: Giá của mỗi ñơn vị ME và CP của một số loại thức ăn

Thức ăn ME CP Giá (ñồng)


(Mcal/kg VCK) (g/kg VCK)
ME (Mcal) CP (kg) VCK (kg)
Rơm lúa 1,63 44 337 12477 549
Cỏ Ghinê 1,81 70 486 12571 880
Cỏ Napier 1,70 54 588 18519 1000
Cỏ Alfalfa 2,17 180 819 9878 1778
Khô dầu bông 2,75 452 1199 7294 3297
Ngô hạt 3,15 109 927 26798 2921
Có nhiều cách ñể cân bằng khẩu phần và ñiều chỉnh khẩu phần ñể ñáp ứng nhu cầu.
Thông thường người ta áp dụng một trong 3 thuật toán phổ biến nhất là phương pháp ñại số,
phương pháp thế và phương pháp ô vuông. Sau ñây là cách sử dụng phương pháp ô vuông
(ñường chéo) vào ví dụ trên.
Giả sử ñầu tiên lấy ngô hạt và rơm ñể phối hợp thành một hỗn hợp thức ăn cơ sở thoả
mãn ñược yêu cầu về năng lượng (1,9 Mcal/kg VCK). Sử dụng phương pháp ô vuông ñể tính
tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong hỗn hợp này như sau:

Ng« h¹t R¬m


3,15 Mcal ME/kg 1,63 Mcal ME/kg

Nhu cÇu
1,9 Mcal ME/kg

1,9 - 1,63 = 0,27 3,15 - 1,9 = 1,25

Tổng cộng có: 0,27 + 1,25 = 1,52 phần


Tỷ lệ của mỗi loại thức ăn trong hỗn hợp cơ sở sẽ là:
Rơm = 1,25/1,52 x 100 = 82,24%

102
Ngô hạt = 0,27/1,52 x 100 = 17,76%
Như vậy, một hỗn hợp gồm 17,76% ngô hạt và 82,24% rơm chứa 1,9 Mcal ME/kg
VCK, ñáp ứng ñủ nhu cầu về năng lượng cho con bò nói trên nếu nó ăn ñủ 7kg VCK của hỗn
hợp này. Tuy nhiên, hỗn hợp này chỉ chứa 56,3g CP/kg VCK. Trong khi ñó nhu cầu của bò là
97g CP/kg VCK hay 9,7%, tức là còn thiếu 4,07% CP trong khẩu phần. Từ bảng 2-6 có thể
thấy rằng khô dầu hạt bông là nguồn protein rẻ nhất (7294 ñ/kg CP). Bây giờ sử dụng phương
pháp ô vuông ñể phối hợp khô dầu hạt bông với hỗn hợp Rơm-Ngô hạt như sau:

Kh« dÇu HH R¬m-Ng«


452g CP/kg 56,3g CP/kg

Nhu cÇu
97g CP/kg

97 - 56,3 = 40,7 452 - 56,3 = 355,7

Tổng cộng có: 40,7 + 355,7 = 396,4 phần


Tỷ lệ của mỗi loại thức ăn trong hỗn hợp cơ sở sẽ là:
Hỗn hợp cơ sở: 355,7/396,4 x 100 = 89,7%
Khô dầu hạt bông: 40,7/396,4 x 100 = 10,3%
Như vậy, phối hợp 89,7% hỗn hợp cơ sở với 10,3% khô dầu hạt bông sẽ có ñược khẩu
phần chứa 9,7% CP theo như yêu cầu.
Tiếp theo có thể tính lại lượng ME và CP có trong 7 kg VCK của khẩu phần theo tỷ lệ
phối trộn như sau:
Rơm: 89,7/100 x 82,24% = 73,77% hay 5,16kg VCK
Ngô hạt: 89,7/100 x 17,76% = 15,93% hay 1,12kg VCK
Khô dầu bông: 10,30% hay 0,72kg VCK
Cộng 7,00 kg VCK
Nếu kiểm tra thấy mức năng lượng quá chênh lệch so với yêu cầu thì tiếp tục ñiều chỉnh
năng lượng bằng cách lặp lại các bước như trên ñối với protein. Nếu mực năng lượng nằm
trong giới hạn cho phép thì chuyển sang kiểm tra hàm lượng Ca, P và vitamin A trong khẩu
phần ñể có bổ sung nếu thấy thiếu.
Từ khối lượng VCK của mỗi loại thức ăn ñã tính ñược trong khẩu phần cho bò ta có thể
tính ñược giá thành của khẩu phần bằng cách nhân với giá của mỗi loại thức ăn tính theo kg
VCK (bảng 3.2 hay 3.3). Cũng từ khối lượng VCK của mỗi loại thức ăn ñã tính ñược trong
khẩu phần cho bò ta có thể tính ñược khối lượng thức ăn nguyên trạng khi cho ăn bằng cách
chia cho hàm lượng VCK của loại thức ăn ñó (bảng 3.2). Vi dụ, lượng rơm cần cho bò ăn là
5,16 : 91/100 = 5,67kg.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
103
b. Phương pháp bổ sung từng bước
Theo quan niệm mới về cấu trúc khẩu phần và bổ sung dinh dưỡng thì phương pháp
phối hợp khẩu phần lý thuyết có thể gồm các bước như sau:
1. Tính nhu cầu năng lượng và protein cho duy trì và cho sản xuất (tính theo công thức
hoặc tra bảng).
2. Lập khẩu phần cơ sở từ những loại thức ăn thô sẵn có trên cơ sở khai thác tối ña các
loại thức ăn thô nằm trong giới hạn thu nhận vật chất khô cho phép.
3. Tính giá trị năng lượng và protein của khẩu phần cơ sở cung cấp.
4. Tính phần năng lượng và protein còn lại của khẩu phần cơ sở sau khi ñã trừ ñi nhu
cầu duy trì.
5. Bổ sung tối thiểu cho khẩu phần cơ sở bằng một (hoặc vài) loại thức ăn giàu năng
lượng hoặc protein (tuỳ trường hợp) ñể cân bằng năng lượng và protein (phần dư trên duy trì).
Khẩu phần cơ sở ñã ñiều chỉnh này sẽ ñáp ứng ñược nhu cầu duy trì và nhu cầu cho một mức
sản xuất nhất ñịnh (ví dụ 5 kg sữa).
6. Bổ sung sản xuất khi nhu cầu của con vật vượt trên mức mà khẩu phần thức ăn cơ
sở ñã ñiều chỉnh cho phép bằng cách dùng thức ăn tinh hỗn hợp.
7. Cân ñối lượng khoáng và vitamin có trong khẩu phần trên, nếu thiếu so với nhu cầu
thì phải bổ sung dưới dạng khoáng hỗn hợp hay ñá liếm.
Ví dụ về cách tính toán khẩu phần cho bò sữa theo hệ thống UFL/PDI:
Lập khẩu phần cho bò sữa có khối lượng 400 kg, ñang trong chu kỳ sữa thứ 3, cho 16 lít
sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/ngày. Hàng ngày người ta cho bò ăn 45 kg cỏ voi thu cắt lúc 30 ngày
tuổi. Tính toán thức ăn bổ sung cho con bò này.
- Nhu cầu duy trì của bò này (400kg) theo tính toán là 3,88 UFL và 291g PDI.
- Căn cứ vào bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hiện có, loại cỏ voi như trên
có 15% VCK với 0,78 UFL, 93g PDIN và 100g PDIE/kg VCK. Như vậy, khẩu phần thức ăn
thô cơ sở gồm có 45 kg cỏ voi sẽ có 6,75 kg VCK; 5,26 UFL; 627g PDIN và 657g PDIE.
- Với khẩu phần ăn trên số dinh dưỡng còn lại cho sản xuất sữa là:
(5,26 - 3,88) = 1,38 UFL
(627 - 291) = 336 g PDIN
(675 - 291) = 384 g PDIE
Như vậy, năng lượng của khẩu phần cơ sở còn cho phép con bò này sản xuất 1,38/0,44
= 3,13 lít sữa tiêu chuẩn (4% mỡ), còn protein cho phép sản xuất 336/48 = 7 lít sữa tiêu
chuẩn. Như vậy, khẩu phần thức ăn thô bị thiếu năng lượng nếu con bò này sản xuất 7 kg sữa
tiêu chuẩn/ngày.
- ðể cân bằng khẩu phần ăn cơ sở cho sản xuất 7 kg sữa tiêu chuẩn/ngày (ngoài duy trì),
cần phải cho bò ăn thêm một loại thức ăn bổ sung năng lượng ñể cho phép con bò sữa ñó sản
xuất thêm (7,00 - 3,13) = 3,87 lít sữa tiêu chuẩn. ðiều này có nghĩa là cần phải bổ sung thêm
3,87*0,44 = 1,70 UFL. Giả sử bổ sung 2 kg bột sắn. Theo bảng giá trị dinh dưỡng của các loại
thức ăn, bột sắn có: 87,8% vật chất khô, 1,16 UFL, 21g PDIN và 88g PDIE. Như vậy, lượng
bột sắn bổ sung này sẽ cung cấp thêm ñược 1,75 kg VCK, 2,04 UFL, 36g PDIN và 154g
PDIE.

104
Khẩu phần ăn cơ sở ñã ñiều chỉnh bao gồm 45 kg cỏ voi và 2 kg kg bột sắn với thành
phần dinh dưỡng như ở bảng sau. Khẩu phần ăn cơ sở sau khi ñã ñược ñiều chỉnh này ngoài
thoả mãn nhu cầu duy trì của con bò này còn cho phép sản xuất ñược 7,75 lít sữa. Tuy nhiên,
trong trường hợp này có sự mất cân bằng giữa PDIN và PDIE trong khẩu phần. Do ñó,
năng lượng có thể lên men trong dạ cỏ vượt quá khả năng tổng hợp protein thực tế của VSV
(PDIE>PDIN). ðiều này có thể không có lợi cho quá trình tiêu hoá xơ của khẩu phần cơ sở.
ðể lập ñược khẩu phần tốt hơn ta nên thay bột sắn bằng (hay phối hợp với) một loại thức ăn
bổ sung khác có PDIE thấp hơn PDIN (nếu sẵn có và rẻ hơn) ñể trong khẩu phần cơ sở ñã
hiệu chỉnh có thể ñạt ñược PDIN ≅ PDIE.
Bảng 3-4: Ví dụ về cách tính toán khẩu phần cho bò sữa theo hệ thống UFL/PDI

VCK (kg) UFL PDIN (g) PDIE (g)


Nhu cầu duy trì của bò 3,88 291 291
Tổng nhu cầu 11,00 1066 1066
Cỏ voi (45 kg) 6,75 5,26 627 675
Bột sắn (bổ sung 2kg) 1,75 2,04 36 154
Khẩu phần cơ sở ñã ñược ñiều chỉnh 8,5 7,30 663 820
Cho phép sản xuất (lít sữa tiêu chuẩn) 7,75 7,75 11,2
Nhu cầu còn chưa ñược ñáp ứng 3,70 403 -
Thành phần thức ăn tinh bổ sung 0,925 100 105
Lượng thức ăn tinh cần bổ sung 4,0 4,0
- Nếu chấp nhận khẩu phần cơ sở trên thì việc tiếp theo là tính toán thức ăn tinh bổ
sung cho bò sữa này ñể sản xuất số sữa vượt trên 7,75 lít/ngày. Tổng nhu cầu của bò này tính
ñược là 11,0 UFL và 1066 g PDI. Như vậy, lượng thức ăn tinh bổ sung thêm phải ñáp ứng
ñược 11,00 - 7,30 = 3,70 UFL và 1063 - 663 = 400 g PDI. Giả sử có một loại thức ăn hỗn
hợp có 0,925 UFL/kg và có PDIN=PDIE (hay giá trị thấp nhất trong 2 giá trị này) = 100g/kg
thì cần bổ sung 4 kg là ñủ.
Chú ý: ðể biết ñược giá trị protein (PDI) của một khẩu phần, trước hết cần tính tổng số
lượng PDIN (tổng này bằng giá trị PDIN của từng loaị thức ăn sử dụng trong khẩu phần). Sau
ñó tính tổng PDIE của khẩu phần theo cách tương tự (không lấy tổng của PDIN và PDIE).
Cuối cùng giá trị thấp nhất của tổng PDIN hoặc PDIE của khẩu phần chính là số lượng
protein tiêu hoá ở ruột (PDI) của khẩu phần ñó. ðể xây dựng ñược một một khẩu phần hợp
lý (cân ñối N và năng lượng cho VSV dạ cỏ tăng sinh và hoạt ñộng tối ña) người ta phải phối
hợp các loại thức ăn sao cho PDIN = PDIE (tính cho toàn khẩu phần) bằng cách phối hợp
những thức ăn có các giá trị PDIN và PDIE khác nhau.
c. Phối hợp khẩu phần bằng chương trình máy tính
Hiện nay các chương trình máy tính có thể giúp tính toán ñược những khẩu phần vừa
ñáp ứng ñược nhu cầu của bò vừa ñảm bảo giá thành thành thức ăn thấp nhất. Khi sử dụng
một chương trình máy tính ñể lập khẩu phần, những thông tin sau ñây thường ñược yêu cầu
khai báo:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
105
- Các thông tin về gia súc có ảnh hưởng ñến nhu cầu dinh dưỡng như khối lượng cơ thể,
mức năng suất sản xuất, tháng mang/nuôi con/tiết sữa, lứa ñẻ, v.v. Một số chương trình có thể
yêu cầu thêm một số thông ñể hiệu chỉnh nhu cầu của gia súc như: giống và tuổi của gia súc,
phương thức chăn nuôi, nhiệt ñộ môi trường v.v…
- Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn có thể sử dụng. Các thông tin
này phải ñược thể hiện theo ñúng hệ thống dinh dưỡng mà chương trình máy tính sử dụng.
- Giới hạn sử dụng (mức tối ña và tối thiểu) ñối với mỗi loại thức ăn. Mức này ñược ñưa
ra dựa vào ñặc ñiểm dinh dưỡng của từng loại thức ăn (chú ý ñến giới hạn an toàn và khả
năng thu nhận của con vật) và mức ñộ sẵn có của loại thức ăn ñó.
- Giá của mỗi loại thức ăn tại thời ñiểm sử dụng ñể xây dựng khẩu phần có giá thành rẻ
nhất.
Tuy nhiên, máy tính chỉ giúp ñược con người về mặt tính toán ñơn thuần toán học. Việc
quyết ñịnh sử dụng thức ăn nào trong khẩu phần cũng như việc xác ñịnh giới hạn cho từng
loại thức ăn nhằm ñảm bảo hiệu quả sử dụng khẩu phần cao nhất và năng suất của gia súc ñạt
ñược mức tối ưu ñòi hỏi người lập khẩu phần phải có kiến thức về dinh dưỡng gia súc nhai lại
cũng như kinh nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Trình bày ñặc ñiểm giải phẩu ñường tiêu hoá của gia súc nhai lại.
2. Phân loại và chức năng của hệ vi sinh vật dạ cỏ.
3. Các ñiều kiện cần thiết cho hoạt ñộng của hệ vi sinh vật dạ cỏ.
4. Trình bày các quá trình tiêu hoá chính ở gia súc nhai lại.
5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến lượng thu nhận thức ăn của trâu bò.
6. Cách tính các nhu cầu năng lượng của trâu bò.
7. Trình bày hệ thống tính toán nhu cầu protein tiêu hoá ở ruột (PDI).
8. Trình bày nhu cầu khoáng và vitamin của trâu bò.
9. ðặc ñiểm các loại thức ăn thường dung nuôi trâu bò?
10. Phân tích các giải pháp ñể giải quyết ñủ thức ăn thô cho trâu bò trong vụ ñông-xuân.
11. Yêu cầu và cơ cấu khẩu phần ăn của trâu bò.
12. Mục ñích, nguyên tắc và các hình thức bổ sung dinh dưỡng cho trâu bò.
13. Các phương pháp xây dựng khẩu phần ăn cho trâu bò?
14. Xây dựng khẩu phần ăn cho một bò sữa nuôi nhốt có khối lượng 450kg, ñang tiết sữa ở tháng
thứ 3 của chu kỳ sữa thứ 3 với năng suất là 18 kg sữa/ngày, tỷ lệ mỡ sữa là 3,4%. Hệ thống
dinh dưỡng (tiêu chuẩn ăn) và các loại thức ăn dùng ñể tính toán ñược phép tuỳ chọn.

106
Chương 4
CHUỒNG TRẠI TRÂU BÒ
Chương này nhằm trang bị cho sinh viên những yêu cầu và nguyên tắc chung ñối với
chuồng trại trâu bò. Một phần trọng tâm quan trọng của chương nói về những nguyên tắc xây
dựng ñối với các chi tiết của chuồng trại ñể ñảm bảo ñược yêu cầu kỹ thuật về mặt chăn nuôi
và thú y.Phần cuối của chương nói về các biện pháp vệ sinh chuồng trại trâu bò và các
phương thức quản lý trâu bò liên quan ñến việc sử dụng chuồng trại. Tuy ñể thiết kế ñược
chuồng trại cần có thêm kiến thức và kỹ năng về thiết kế xây dựng, nhưng kể cả những người
thiết kế xây dựng cũng phải nắm ñược những yêu cầu tối thiểu về khía cạnh chăn nuôi-thú y
của chuồng trại và ngược lại những người chăn nuôi cũng phải nắm ñược những yêu cầu và
nguyên tắc tối thiểu về chuồng trại vì không phải lúc nào cũng có sẵn chuồng trại ñược thiết
kế một cách khoa học.

I. NHỮNG YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ CHUỒNG TRẠI


1.1. Yêu cầu chung của chuồng trại
Khi thiết kế và xây dựng chuồng trại trâu bò phải ñảm bảo ñược những yêu cầu sau:
- Tạo cho trâu bò ñược an toàn, thoải mái, dễ chịu khi ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển và
xuất nhập.
- Tạo sự an toàn và thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc quản lý, chăm sóc và
nuôi dưỡng.
- Tạo ra ñược tiểu khí hậu tốt, hạn chế tối ña những tác ñộng xấu của thời tiết khí hậu
lên cơ thể gia súc.
- ðảm bảo thuận lợi cho công tác thú y và vệ sinh môi trường.
- ðảm bảo liên thông hợp lý giữa các bộ phận trong toàn trại ñể giảm thiểu chi phí vận
hành sản xuất.
- Càng ñơn giản càng tốt nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, nhưng phải sử dụng ñược
lâu dài và ổn ñịnh.
1.2. Các bộ phận cần có của khu chuồng trại
Việc thiết kế một khu chuồng trại chăn nuôi trâu bò phải phối hợp ñược các bộ phận
cấu thành sau ñây thành một hệ thống hoạt ñộng hoàn chỉnh:
- Hệ thống ñồng cỏ: Mỗi khu trại chăn nuôi phải có hệ thống ñồng cỏ thu cắt và/hoặc
ñồng cỏ chăn thả ñể cung cấp ñủ thức ăn thô xanh hàng ngày cho trâu bò. Trong trường hợp
diện tích ñất trồng cỏ của trại không ñủ cung cấp cho ñàn bò thì phải có hợp ñồng nguồn cỏ
trồng từ nơi khác ñảm bảo cung cấp ñầy ñủ và ñều ñặn cỏ cho ñàn bò.
- Hệ thống cung cấp thức ăn: Kho chứa và dụng cụ chế biến thức ăn tinh và thức ăn
thô, máy phối trộn và phân phối thức ăn, lối ñi cấp phát thức ăn và máng ăn.
- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước, bơm, bể chứa, ñường ống cấp nước và máng uống.
- Hệ thống chăm sóc quản lý bò: Các ô chuồng nhốt bò, sân vận ñộng, ñường ñi, thiết
bị thú y, các thiết bị nhập và xuất bán bò.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 105
- Hệ thống xử lý nước thải: Rãnh thoát, hệ thống ao lắng, ao lưu và khu vực sử dụng
nước thải.
- Hệ thống xử lý phân: Thiết bị thu dọn và vận chuyển phân, thiết bị ủ và khu vực sử
dụng phân.
- Khu vực quản lý/kinh doanh: Văn phòng làm việc, cầu cân, nơi ñỗ xe và nơi vui chơi
giải lao.
1.3. Vị trí xây dựng chuồng trại
Khi chọn vị trí xây dựng chuồng trại cần xem xét cẩn thận những yếu tố sau ñây:
1. Có ñủ nguồn nước chất lượng tốt cho bò uống và vệ sinh chuồng trại.
2. Nền ñất phải cao ráo, chắc chắn, mực nước ngầm phải thấp hơn chỗ thấp nhất của
nền chuồng.
3. Cần biết hướng gió tự nhiên ñể ñịnh hướng chuồng và bố trí chuồng nuôi sao cho
thông thoáng tự nhiên và hợp vệ sinh chung.
4. Cần biết thế ñất và hướng mặt trời ñể làm mái che và trồng cây bóng mát thích hợp.
5. Vị trí chuồng trại phải ñảm bảo khả năng tiếp cận giao thông và thị trường ñược tốt,
nhưng ñồng thời phải ñảm bảo ñược an ninh.
6. Phải lợi dụng ñịa hình ñược không ñể xây dựng chuồng trai mà không làm ngược lại
vì việc ñào ñắp san lấp rất tốn kém. Phải lợi dụng ñộ dốc làm ñường rãnh thoát nước.
7. Phải có ñủ diện tích ñất trồng cỏ nuôi bò.
8. Phải có ñủ diện tích ñất ñể mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần.
9. Vị trí xây dựng phải thuận lợi cho vệ sinh môi trường liên quan ñến quản lý chất
thải.
10. Vị trí xây dựng chuồng trại nuôi bò phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và những
quy ñịnh của ñịa phương.
1.4. Bố trí mặt bằng chuồng trại
Trước khi thiết kế chuồng trại chi tiết cần có giai ñoạn phác thảo nhằm xem xét việc
sắp ñặt tất cả các bộ phận cấu thành lại với nhau trên một sơ ñồ mặt bằng hợp lý. Có thể thiết
kế nhiều phương án khác nhau ñể sau ñó lựa chọn phương án thích hợp nhất. Khi phác thảo bố
trí chuồng trại nên áp dụng những nguyên tắc sau ñây:
- Các khu vực tiếp nhận, tân ñáo, xuất bán, phòng trị thú y, khu vực chứa phân và khu
vực dự trữ thức ăn ủ chua nên bố trí trong một khu vực thoát nước chủ ñộng. Nước thoát từ
khu vực này phải ñược xử lý và thu về một hệ thống ao lắng và ao lưu. Diện tích khu vực
thoát nước chủ ñộng nên giảm tới mức tối thiểu bằng cách ñiều chỉnh không cho các nguồn
nước từ những nơi không bị nhiễm phân chảy vào khu vực ñó. Làm ñược như vậy sẽ giảm nơi
sử dụng nước thải.
- Chuồng nuôi phải ñược xây dựng cuối hướng gió so với các khu dân cư và nhà làm
việc, nhưng phải trước nhà chứa phân và nhà cách ly.
- Không nên cho nước chảy từ ô chuồng này sang ô chuồng khác bằng cách ñiều chỉnh
ñộ nghiêng từ ô chuồng này sang ô chuồng kia nhỏ hơn ñộ dốc của nền chuồng về phái rãnh
thoát phía dưới.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 106
- Các khoảng cách di chuyển bò nội bộ và hoạt ñộng phân phối thức ăn phải giảm
thiểu.
- Tốt nhất là không ñể ñường ñi, rãnh thoát, lối ra vào của bò cắt ngang nhau.
- Không nên làm cổng ngăn hay góc hẹp trên ñường vận chuyển và phân phát thức ăn.
- Dành diện tích ñể phát triển và mở rộng quy mô chuồng trại theo từng giai ñoạn về
sau.
- Văn phòng và cầu cân cần bố trí vào nơi thuận tiện ñể sao cho tất cả xe cộ ra vào ñều
phải qua chỗ này.
- Các giải pháp bảo vệ cần ñược thiét kế cẩn thận, phù hợp với tình hình an ninh của
từng ñịa phương.
1.5. Một số yêu cầu kỹ thuật chuồng nuôi
- Thông gió
Các chuồng như chuồng bò ñẻ, chuồng bê, chuồng vỗ béo ñều ñòi hỏi phải ñảm thông
gió. Một hệ thông thông gió tốt sẽ:
• Loại trừ bụi, khí ñộc và mùi hôi thối khỏi chuồng.
• Cung cấp ñủ không khí sạch trong chuồng.
• ðiều hoà ñược nhiệt ñộ và ñộ ẩm không khí chuồng nuôi.
Nếu thiết kế tốt thì chuồng một tầng thường chỉ cần thông gió tự nhiên là ñủ. Tuy
nhiên, những chuồng xây kín và có trần thấp thì thường phải có hệ thống quạt thông gió.
- Ánh sáng
Kết cấu tường và mái kết hợp với hướng chuồng phải ñảm bảo ñược sự thông thoáng
khí và có ñủ ánh sáng tự nhiên trong chuồng. Chế ñộ ánh sáng trong chuồng phù hợp sẽ ảnh
hưởng tốt tới môi trường vệ sinh thú y và trao ñổi chất của gia súc. Nếu trong chuồng thiếu
ánh sáng là không tốt, nhưng ñể ánh nắng gay gắt mùa hè chiếu thẳng vào chuồng trực tiếp lên
cơ thể gia súc cũng không có lợi. Ngoài ra, ñể ñảm bảo ñủ ánh sáng trong chuồng cần chú ý
ñến khoảng ñất trống trước chuồng và các cây bóng mát quanh chuồng. Khoảng cách giữa
chuồng với dãy chuồng (nhà) bên phải bằng 1,5-2 lần chiều cao của chuồng. Những chuồng
quay ra hướng ñông-nam, trước mặt chuồng không có nhà cửa hay cây cối cao rậm che khuất
sẽ nhận ñược nhiều ánh sáng có lợi nhất.
- Mật ñộ nuôi
Mật ñộ nuôi thường ñược tính bằng diện tích chuồng bình quân cho mỗi con. Nó có
ảnh hưởng ñến sức sản xuất và sức khoẻ của gia súc cũng như hiệu quả chăn nuôi nói chung.
Mật ñộ nuôi có ảnh hưởng lớn ñến tiểu khí hậu chuồng nuôi vì nó ảnh hưởng ñến ñộ ẩm, mùi
và bụi trong chuồng. Khi thiết kế mật ñộ nuôi phải căn cứ vào ñiều kiện khí hậu, ñộ lớn của
gia súc. Theo tiêu chuẩn của nước ngoài diện tích chuồng nuôi cho 1 ñơn vị bò (500kg) dao
ñộng trong phạm vi 9-25m2.

II. CÁC KIỂU BỐ TRÍ CHUỒNG NUÔI


Có thể bố trí chuồng nuôi theo một trong ba kiểu cơ bản dưới ñây. Mỗi kiểu chuồng
phù hợp với một dạng ñịa hình cụ thể, nhưng ñều ñảm bảo ñược yêu cầu về ñộ dốc thoát nước
và nền chuồng, không cho phép nước chảy từ ô chuồng này sang ô chuồng bên cạnh. Cũng có
thể có một số thay ñổi trong 3 kiểu thiết kế này mà vẫn cho kết quả tốt.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 107
2.1. Kiểu chuồng vòng quanh ñồi
ðây là kiểu chuồng phù hợp cho chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ở vùng ñất ñồi có ñộ
dốc tự nhiên 2-4%. ðặc trưng của kiểu chuồng này là các dãy ô chuồng song song ñược sắp
xếp cuốn vòng theo ñường bình ñộ của sườn ñồi. Lối cung cấp thức ăn ñi vào một phía (trước)
của dãy ô chuồng, còn rãnh thoát và ñường ñi của bò thoát ra khỏi phía kia của hãy ô chuồng
(phía thấp hơn).
2.2. Kiểu chuồng hình răng cưa
ðây là kiểu chuồng gần giống kiểu chuồng trên, chỉ khác là các dãy ô chuồng ñược
xếp thẳng hàng. Xây dựng kiểu chuồng này dễ dàng hơn và việc phân phát thức ăn cũng thuận
tiện hơn so với kiểu chuồng trên. Kiểu chuồng này phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn ở
những nơi có nền ñất ñồng ñều với ñộ dốc tự nhiên 2-4%.
2.3. Kiểu chuồng ñối ñầu/ñối ñuôi
Kiểu chuồng này thường ñược áp dụng với quy mô chăn nuôi khá lớn. Các dãy ô
chuồng xếp thẳng hàng và cứ hai dãy thì có một lối ñi ở giữa ñể cung cấp thức ăn, máng ăn và
máng uống bố trí dọc theo hai bên lối ñi. Nếu có nhiều dãy, phía sau hai dãy ñối ñuôi có lối
vào thu dọn phân và rãnh thoát ở giữa. Hình 4-1 là ví dụ về cách bố trí chuồng hai dãy ñối
ñầu. Kiểu chuồng này phù hợp với những nơi bằng phẳng (ñộ dốc tự nhiên dưới 1%).

Hình 4.1: Mặt cắt ngang của chuồng bò hai dãy ñối ñầu

2.4. Các kiểu chuồng chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ


Trong ñiều kiện chăn nuôi bò nông hộ quy mô nhỏ, kiểu chuồng nuôi có thể thay ñổi
tuỳ theo hoàn cảnh (số lượng bò, diện tích ñất, ñiều kiện thời tiết-khí hậu, vốn ñầu tư…).
Chuồng có thể làm rất ñơn giản (hình 4-2). Tuy nhiên, cần ñảm bảo ñược những nguyên tắc
cơ bản về xây dựng và vệ sinh chuồng nuôi.
Kiểu chuồng một dãy là kiểu chuồng thích hợp cho chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ. ưu
ñiểm của nó là có thể tận dụng, tiết kiệm ñược nguyên vật liệu, dễ ñặt vị trí.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 108
Hình 4-2: Chuồng bò ñơn giản quy mô nhỏ

III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC CHI TIẾT CHUỒNG TRẠI
3.1. Hướng chuồng
Mục tiêu chính của chuồng trại là bảo vệ cho gia súc không bị tác ñộng xấu của ñiều
kiện thời tiết khí hậu. Do vậy, cần bố trí hướng chuồng phù hợp ñể tránh mưa tạt, gió lùa, ñảm
bảo che nắng, thoáng mát và thoát nước tốt. Phải tuỳ theo ñiều kiện ñất ñai, ñịa thế mà chọn
hướng chuồng sao cho hứng ñược gió mát và che ñược gió lạnh mùa ñông (ñặc biệt ñối với
chuồng bê con). Thông thường nên ñể chuồng mở (không tường) về phía nam hoặc ñông nam
ñể ñảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt.
3.2. Mặt bằng và nền chuồng
Nền chuồng phải cao hơn mặt ñất bên ngoài khoảng 40-50cm ñể nước mưa không thể
tràn vào chuồng. Trong chuồng có thể bố trí khu ñi lại tự do và nghỉ ngơi chung. Tuy nhiên,
trong trường hợp này bò thường hay tranh giành và húc nhau. Vì thế, người ta thường chia
thành ô cá thể có róng ngăn và cố ñịnh cho bò nằm nghỉ trong ñó. Trong ñiều kiện chật hẹp có
thể thiết kế cho mỗi bò một ô riêng ñể chúng ñứng ăn và nằm nghỉ tại chỗ. Trong trường hợp
này rãnh thoát chạy dọc phía sau qua các ngăn chuồng và chuồng ñược vệ sinh thường xuyên.
Kích thước chỗ nằm cho trâu bò phải tuỳ theo chiều dài của cơ thể sao cho khi con vật ñứng
dậy thì chân sau sát rãnh phân và nước ñái rơi thẳng xuống rãnh không làm bẩn chỗ nằm.
Kích thước chỗ nằm có thể như sau:

Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)

Trâu bò cái sinh sản 160-170 105-115

Bê nghé > 6 tháng tuổi 140-150 80-100

Trâu bò ñực, bò thiến 170-190 110-125

Nền chuồng có thể ñược lát bằng gạch hoặc láng bê tông. Mặt nền chuồng không gồ
ghề (khó vệ sinh), nhưng cũng không trơn trượt, có ñộ dốc hợp lý (2-3%), xuôi về phía rãnh
thoát nước ñể bảo ñảm thoát nước dễ dàng khi dội rửa. Trên nền chuồng nơi cho bò nghỉ có
thể sử dụng cát hoặc rơm rạ băm nhỏ, mạt cưa, lõi ngô băm vụn làm vật liệu lót nền giúp cho
bò thoải mái. Hiện nay chuồng nuôi ở nước ta, ñặc biệt là ở các nông hộ chăn nuôi bò sữa có
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 109
hiện tượng láng nền chuồng bằng xi-măng rất trơn (càng ngày càng mòn nên càng trơn) làm
cho bò lúc nào cũng sợ bị trượt ngã, do ñó bị stress rất lớn và thường bị các bệnh về chân
móng, nhất là bò nhập nội. Tốt nhất là trải nền chỗ bò ñứng ăn và chỗ nghỉ ngơi bằng các tấm
lót cao su rất tiện lợi cho vệ sinh và bò ñược thoải mái.
3.3. Tường chuồng
Tường chuồng bao quanh có thể cần phải có ñể tránh mưa hắt và ngăn trâu bò. Tường
có ảnh hưởng lớn ñến tiểu khí hậu chuồng nuôi. Bình thường tường nên mở hướng ñông-nam
ñể hứng gió mát và che tây-bắc ñể chắn gió lạnh (ñặc biệt nơi bò ñẻ và nuôi bê). ðối với ñiều
kiện khí hậu của miền Nam, có thể không cần xây tường xung quanh chuồng. Tường có thể
xây bằng gạch, ñá, bằng tấm bê-tông (có cột trụ), bằng gỗ hay một số vật liệu khác tuỳ theo
ñiều kiện cụ thể. Bề mặt tường phải ñảm bảo dễ dàng quét rửa tiêu ñộc khi cần thiết. Mặt
trong của tường nên quét vôi trắng, vừa ñảm bảo vệ sinh vừa tạo ra bề mặt phản chiếu ánh
sáng trong chuồng tốt.
3.4. Mái chuồng
Mái chuồng không những có tác dụng che mưa nắng mà có tầm quan trọng rất lớn
trong việc ñiều hoà tiểu khí hậu xung quanh cơ thể gia súc. ðộ cao của mái cần phải tính toán
sao cho không bị mưa hắt và gió lạnh thổi vào. Tuy nhiên, không nên làm mái quá thấp vì sẽ
không thoáng khí, ít ánh sáng và làm cho không khí trong chuồng nóng và ẩm vào mùa hè.
Mái chuồng cần có ñộ dốc vừa phải ñể dễ thoát nước, thông thoáng và tránh nước mưa hắt vào
chuồng. Trong ñiều kiện nuôi bò chăn thả (ít ở trong chuồng) mái chuồng có thể ñể hở nóc tạo
ñiều kiện cho việc thoát khí và thoát nhiệt ñược dễ dàng. Tuy nhiên, nếu ñể hở nóc nước mưa
sẽ rơi vào trong chuồng, nên trong phương thức nuôi nhốt nên làm mái hai tầng có khoảng
cách hở khoảng 0,4-0,6 m cũng giúp thoáng khí và thoát nhiệt ñược tốt.
Vật liệu làm mái có ảnh hưởng rất lớn ñến nhiệt ñộ trong chuồng. Mái chuồng lợp ngói
hay tranh, tre, nứa, lá sẽ giữ mát ñược tốt. Trong trường hợp chuồng quy mô nhỏ không nên
lợp mái tôn hay fibroximăng vì sẽ rất nóng. Tuy nhiên, ñối với những chuồng lớn, khẩu ñộ
mái rộng thì có thể phải dùng mái tôn, nhưng cần làm mái cao và thoáng.
3.5. Máng ăn
Trong ñiều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần phải có máng ăn trong chuồng cho
trâu bò ñể ñảm bảo vệ sinh. Máng ăn nên xây bằng gạch láng xi măng. Không xây máng ăn
quá sâu, dễ gây tồn ñọng thức ăn và khó vệ sinh. Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn
nhẵn, ñáy máng phải dốc và có lỗ thoát nước ở cuối ñể thuận tiện cho việc rửa máng. Thành
máng phía trong (phía bò ăn) phải thấp hơn thành máng ngoài ñể thức ăn không rơi vãi ra lối
ñi (hình 4-3).

2-3%

Hình 4-3: Máng ăn cho trâu bò


Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 110
Trong ñiều kiện chăn nuôi quy mô lớn có cơ giới hoá việc phân phát thức ăn thì có thể
không cần làm máng ăn như trên. Thức ăn ñược cung cấp dọc theo lối ñi phía trước mỗi dãy
chuồng trên dải nền cao hơn mặt nền chuồng (thường rải băng thảm nhựa) và có gờ cao phía
trong ñể ngăn thức ăn rơi vào trong chỗ ñứng của con vật (hình 4-4). Cũng có thể làm máng
ăn sâu hơn lối ñi ñể tiện cho việc phân phối thức ăn và vệ sinh bằng nước. Tuy nhiên, không
ñược làm máng ăn quá sâu gây khó khăn cho trâu bò khi lấy thức ăn. Trong ñiều kiện chăn
nuôi nông hộ quy mô nhỏ, phân phát thức ăn thủ công thì tốt nhất là làm máng ăn cao thành
như ở hình 4-3 là tốt nhất.

Lối cấp Khu vực nghỉ ngơi (nền cát)


thức ăn

Hình 4-4: Vị trí lối cấp phát thức ăn

Chiều dài của chỗ ăn cho mỗi bò bằng chiều rộng của chỗ nằm của nó, trừ cửa ra vào.
Chiều rộng chỗ ăn cho các loại bò bê khi phân phát thức ăn thủ công có thể như sau:

Loại gia súc Chiều rộng chỗ ăn (cm)


Bò bê <250 kg 48-55
Bò bê 250kg ñến giết thịt 55-66
Bò cái trưởng thành 66-76
3.6. Máng uống và hệ thống cấp nước
Trước hế phải có nguồn ñược ñảm bảo ñược các yêu cầu chất lượng sạch, lành và
ngon. Tốt nhất là dùng máng uống tự ñộng ñể cung cấp ñủ nước theo nhu cầu của bò. Nếu
không có máng uống tự ñộng thì có thể làm máng uống bán tự ñộng như sau: nước từ tháp
chứa ñược dẫn tới một bể nhỏ xây ở ñầu chuồng nuôi, ñầu ống dẫn có lắp một phao tự ñóng
mở nước. Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống
nước, mực nước trong máng hạ xuống nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho ñến khi
ñầy thì phao tự ñóng lại. Máng uống nên cố ñịnh ở ñộ cao 0,8m từ mặt ñất và giữ cho chúng
có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau).
3.7. Róng ngăn và cửa ra vào
Trong chuồng cần có hệ thống róng ñể phân chia vị trí và giới hạn phạm vi ñi lại của
mỗi con bò (hình 4-5). Róng có thể làm bằng sắt, gỗ hay tre. Chiều cao của róng ngăn giứa 2 ô
thường khoảng 80-100cm, chiều dài bằng 2/3 chỗ nằm. Ngoài róng ngăn ô cần có róng ngăn
phía trước ngang tầm vai ñể bò không bước vào máng ăn hay máng uống. Các róng chuồng
phải hơi tròn cạnh ñể tránh cho con vật bị xây xát.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 111
Hình 4-5: Róng ngăn bò trong chuồng
Cửa ra vào phải ñảm bảo ñủ cho từng con hay cả ñàn ñi qua ñược tự do, ñồng thời
không trở ngại ñến người ñi lại cho ăn và quét dọn vệ sinh. Khung cửa ra vào phải có góc
tròn, then cửa phải nấp vào cánh cửa, trên cửa không có ñinh hay móc ñể tránh cho người và
gia súc không bị xây xát khi qua lại. Cửa ra vào nên có 2 cánh và mở ra phía ngoài. Thường
chuồng bò cứ 25 con cần có 1 cửa lớn rộng 2-2,2m, cao 2-2,2m.
3.8. Hệ thống làm mát
Trong ñiều kiện mùa hè ở nước ta, khi nhiệt dộ và ẩm ñộ cao, việc áp dụng các giải
pháp chống nóng là cần thiết ñể duy trì sức khoẻ và sức sản xuất cho trâu bò. Ngoài việc thiết
kế chuồng nuôi hợp lý với hệ thống mái cho phép cách và thoát nhiệt tốt như ñã ñề cấp ở trên,
về nguyên tắc có các giải pháp chống nóng bổ sung như sau:
- Ngăn bức xạ mặt trời trực tiếp lên cơ thể bò thông qua việc làm các mái hay lán che
mát ngoài khu vực chuồng nuôi. Mái che mát nên bố trí ở khu vực cho bò ăn uống hay nghỉ
ngơi xung quanh sân chơi và trên ñồng cỏ (ñối với bò chăn thả). Mặt khác, cần trồng cây bóng
mát dọc theo các lối ñi, xung quanh chuồng, trên ñồng cỏ và sân chơi.
- Làm mát trực tiếp cho cơ thể gia súc bằng hệ thống quạt thông gió và/hay hệ thống
phun nước. Quạt làm tăng lưu thông không khí xung quanh cơ thể (tăng ñối lưu nhiệt). Phun
nuớc làm tăng bốc hơi nước từ bề mặt cơ thể. Tốt nhất là có hệ thống phun nước dạng sương
mù kết hợp với quạt thông gió ñặt dọc theo lối cấp thức ăn vào mùa hè. Hệ thống làm mát này
có hiệu quả cao trong cả ñiều kiện khí hậu khô cũng như ẩm. Tối thiểu cũng phải có hệ thống
vòi phun nước áp suất cao ñể tắm dội trực tiếp lên cơ thể con vật vào những ngày nắng nóng.
- Làm mát gián tiếp môi trường chuồng nuôi bằng phun nước áp suất cao cách tạo sương
mù trong chuồng. Trong trường hợp cần thiết (thường ñối với ñực giống quý) có thể dùng máy
ñiều hoà nhiệt ñộ không khí chuồng nuôi.
3.9. Sân chơi và ñường ñi
Cần có sân chơi có hàng rào ñể trâu bò có thể vận ñộng tự do trong ñó. Sân có thể lát
bằng gạch hoặc ñổ bê tông với diện tích khoảng 15-20m2/con. Trong sân chơi cũng bố trí
máng ăn, máng uống và cây bóng mát.
ðường ñi cho ăn trong chuồng ñược bố trí tuỳ thuộc vào ñiều kiện chuồng trại (vị trí,
kiểu chuồng...), phương thức chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thức ăn. Phía ngoài chuồng
cũng phải có hệ thống ñường ñi chắc chắn ñể vận chuyển thức ăn, chất thải và ñi lại theo dõi
quản lý chung. Dọc hai bên ñường ñi ngoài chuồng cần có cây bóng mát.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 112
3.10. Hệ thống chế biến thức ăn và kho chứa
Nếu quy mô chăn nuôi khá lớn cần phải xây dựng khu vực chế biến và phối trộn thức
ăn kèm theo các kho chứa thức ăn tinh, kho chứa cỏ khô, bể ủ thức ăn xanh... Kho phải
thoáng mát, tránh ánh nắng, luôn ñề phòng sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc, tránh
ruồi nhặng, các loại côn trùng và chuột gây hại. Các vật chứa thức ăn cần phải có nắp ñậy kín.
3.11. Hệ thống can thiệp thú y
Trong khu vực một trại cần có chuồng cách ly và phòng thú y. Chuồng thú y thường ñặt
ở khu ñất riêng biệt, thấp hơn chuồng nuôi, xa khu vực chăn nuôi (khoảng 200m) và cuối
hướng gió. Trong chuồng thú y phải có chỗ làm kho thuốc và dụng cụ thú y, có các ô chuồng
ñể nuôi cách lý gia súc ốm với ñầy
ñủ các phương tiện cung cấp thức ăn,
nước uống, vệ sinh và làm mát.
Trong phòng thú y cần có ñầy ñủ hệ
thống thoát nước và xử lý tiêu ñộc
nước bẩn. Một hệ thống róng can
thiệp thú y là rất cần thiết cho việc
quản lý gia súc khi cần phối giống,
thiến, cắt móng, ñiều trị bệnh tật và
can thiệp sản khoa (hình 4-6). Hệ
thống này thường ñược làm kết hợp
thành một phần của hệ thống bãi
quây ñể dồn và cố ñịnh bò (hình 3- Hình 4-6: Róng tiêm phòng cho bò
7).
Một róng ñiều trị (róng cố ñịnh
bò) lưu ñộng cũng rất cần thiết ñể can thiệp bò trên bãi chăn hoặc ñối với những con bò không
thể ñi lại ñược.
3.12. Hệ thống bãi quây dồn và cố
ñịnh gia súc
Trong mỗi trại bò phải có hệ
CÇu xuÊt nhËp bß
thống bãi quây ñể dồn bò khi cần cân,
can thiệp thú y và xuất nhập bò. Hình 4-
7 phác thảo sơ ñồ của một hệ thống như
vậy. Bãi quây và ñường dẫn phải có
§−êng dÉn
hàng rào khoẻ, chắc chắn vì mật ñộ lùa ¤ dån bß
vào là rất ñông. Trong hệ thống này
Rãng cè
phải có ñường dẫn ñể ñưa bò vào róng ®Þnh bß
cố ñịnh (khi cần can thiệp thú y) và ñưa
bò lên ôtô khi cần xuất bán. Một hệ
thống cân bò cũng có thể kết hợp lắp Khu bß chê
ñặt trên ñường dẫn bò trong hệ thống
này.

Hình 4-7: Sơ ñồ hệ thống bãi quây dồn bò


Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 113
3.13. Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải
Hệ thống xử lý chất thải phải ñược thiết kế cẩn thận ngay từ ñầu ñể tránh ô nhiễm môi
trường vì lượng phân, nước tiểu, nước rửa chuồng hàng ngày thải ra rất lớn. Trước hết cần có
hệ thống cỗng rãnh thoát nước ñể cho nước bẩn chảy thoát khỏi nền chuồng. Rãnh thoát nước
bẩn làm dọc theo chuồng và tập trung vào hố chứa. Từ hố chứa phân ñược tập trung thành
từng ñợt vào nhà chứa và ủ phân trước khi chuyển ñi bón ruộng. Hố chứa phân phải cách
chuồng ít nhất là 5m và cách giếng nước uống ít nhất là 100m. Hố chứa phân và nước thải
phải trát kín ñể phân và chất thải không thấm ra ngoài ñất, cũng như mạch nước ngầm, ñồng
thời không cho nước trên mặt ñất (nước mưa) chảy vào hố phân.
Trong ñiều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần bố trí hố ủ phân phù hợp ñể tận
dụng toàn bộ phân và cỏ ăn thừa cũng như chất ñộn ñưa vào hố ủ phân nhằm tăng khối lượng
phân bón ruộng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, nhưng vẫn ñảm bảo vệ sinh. Nếu có ñiều
kiện, tốt nhất là xây bể biogas ñể sản xuất khí cho ñun nấu, kết hợp tiệt trùng, nâng cao chất
lượng phân và vệ sinh môi trường.

IV. VỆ SINH CHUỒNG TRẠI


4.1. Vệ sinh chuồng nuôi
Vệ sinh chuồng nuôi có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Một môi trường sạch sẽ
hạn chế tối ña sự phát triển của các mầm bệnh và tạo ñược tiểu khí hậu tốt cho sức khoẻ của
gia súc. Vì vậy, cần có nội quy vệ sinh chuồng nuôi, trong ñó cần chú ý những ñiểm sau ñây:
- Hàng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối ñi, khơi thông rãnh thoát phân và nước
thải.
- Luyện cho trâu bò ỉa ñái vào chỗ quy ñịnh, tốt nhất là ngoài chuồng.
- Hàng tuần lau rửa cửa, vách, mái và kiểm tra nền chuồng ñể sửa chữa kịp thời.
- Nếu có ñộn chuồng, không nên ñể phân lâu quá trong chuồng: mùa hè phải dọn mỗi
tuân một lần, mùa ñông có thể kéo dài hơn, nhưng hàng ngày phải ñộn thêm ñể chuồng luôn
luôn khô ráo.
- Không ñể ñồ ñạc trên ñường ñi trong chuồng ñể người và gia súc qua lại ñễ dàng.
- Thức ăn phải ñể trong nhà kho, ở chuồng chỉ dể thức ăn ñủ dùng trong ngày hay lấy
theo từng bữa.
- Phải có thiết bị phòng hoả và tập huần cho người chăn nuôi biết cách sử dụng những
thiết bị ñó khi cần thiết.
- Có biện pháp thường xuyên diệt ruồi, muỗi, chuột trong chuồng. Chuồng có thể làm hệ
thống màn che muỗi.
- Hàng năm ñịnh kỳ quét vôi, tẩy uế, kiểm tra toàn bộ chuồng ñể tu sửa những nơi bị hư
hỏng.
- Cung cấp ñầy ñủ nước sạch kết hợp với các loại hoá chất tẩy rửa và sát trùng và sử
dụng các loại bàn chải thích hợp khi làm vệ sinh.
4.2. Vệ sinh môi trường xung quanh chuồng nuôi
Tuỳ theo hoàn cảnh mà áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm làm cho mỗi khu chăn
nuôi thành một khu an toàn dịch bệnh. Ngoài các biện pháp thú y như tiêm phòng, cho uống
thuốc phòng, tẩy trùng chuồng nuôi, cần chú ý những ñiểm sau ñây:
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 114
- ðảm bảo cho ñất và không khí trong khu vực chuồng trại không bị nhiễm bẩn,
không bị gió lùa mạnh, không bị ngập nước, không bị ồn ào, không bị chướng ngại vật cản trở
thoáng khí và làm thiếu ánh sáng.
- Phải có ñiều kiện xử lý phân và nước thải.
- Trong khu vực chuồng trại nên trồng cây bóng mát ñể ñiều tiết tiểu khí hậu ñược tốt,
giữ cho mùa ñông ấm hơn, mùa hè mát hơn, không khí không bị quá ẩm thấp, giảm ñược sức
gió bão, giảm bụi bẩn và giữ thoáng không khí.
- Hạn chế ñến mức thấp nhất mọi khả năng lây nhiễm nguồn bệnh từ bên ngoài vào
khu vực chăn nuôi.

V. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TRÂU BÒ


5.1. Phương thức nuôi nhốt
Phương thức này áp dụng trong ñiều kiện không có ñồng cỏ chăn thả. ðây là phương
thức ñược áp dụng chủ yếu trong chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay. Thức ăn ñược mang
ñến chuồng, bò luôn ñược nhốt trong chuồng, thỉnh thoảng ñược ñưa ra sân chơi tắm nắng,
vận ñộng thay vì bò ñược chăn thả và ăn trên ñồng cỏ. Thuận lợi của phương thức này là năng
suất của ñất nông nghiệp có thể tận dụng tối ña (không có sự hao hụt do giẫm ñạp và rơi vãi),
thu phân dễ dàng, quản lý, chăm sóc bê tốt hơn và gia súc ít bị nhiễm ký sinh trùng. Tuy
nhiên, ñiều bất lợi là tốn thêm nhân công cho việc cắt cỏ, vận chuyển, cho ăn, dọn phân, v.v...
Có hai hình thức nuôi nhốt thường ñược áp dụng như sau:
- Cột buộc tại chuồng
Theo hình thức này, mỗi con ñược cột (thường bằng dây xích khoá vòng cổ) vào róng
chuồng nên không thể ñi lại tự do trong chuồng. Thuận lợi chủ yếu của phương thức này là
cần diện tích chuồng ít hơn so với phương thức tự do trong chuồng. Tuy nhiên, cần có vật liệu
lót chuồng tốt (ñệm cao su, rơm chẳng hạn) cho bò nằm mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt.
ðệm lót chuồng cần phải khô sạch nhằm giảm các yếu tố gây viêm nhiễm bầu vú (bò sữa).
Máng nước uống cần ñược ñặt gần nơi bò (1 máng nước uống có thể dùng chung cho 2 bò
cạnh nhau). Bất lợi của phương thức này là khó phát hiện ñộng dục, bò không thoải mái, cần
vật liệu lót chuồng, rủi ro khi vắt sữa giữa 2 bò ñứng sát nhau, bò dễ bị bệnh về chân móng,
bệnh truyền nhiễm, các bệnh sản khoa.
- Tự do trong chuồng
Theo hình thức này, bò ñược ñi lại trong chuồng nuôi (trừ khi vắt sữa). Hình thức này
tạo sự thoải mái nhất cho bò. Trong một diện tích giới hạn bò có thể ñi lại tự do. Vùng giới
hạn này thường nằm ở giữa máng ăn và các ô cho bò nằm nghỉ. Trong các ô bò nằm nghỉ cát
thường ñược sử dụng làm vật liệu ñệm lót. Tuy nhiên, rơm rạ băm nhỏ, mạt cưa hoặc lõi ngô
băm vụn cũng có thể dùng làm lót chuồng.
5.2. Phương thức chăn thả
Phương thức này dựa vào sự chăn thả cho gặm cỏ ngoài bãi chăn là chính. ðiều kiện
tiên quyết là phải có ñủ diện tích ñồng cỏ có chất lượng. ðồng cỏ thường ñược thiết kế theo lô
và các nhóm bò ñược chăn thả luân phiên trên ñó. Trong phương thức này vai trò của chuồng
không lớn và có thể thiết kế chuồng ñơn giản hơn. Tuy nhiên, cũng như phương thức nuôi
nhốt trong chuồng cần có máng ăn và máng uống ñể bổ sung thức ăn và nước uống cho bò vào
những thời gian bò về chuồng (thời gian vắt sữa chẳng hạn).

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 115
5.3. Phương thức kết hợp chăn thả và nuôi nhốt
Phương thức này áp dụng ở những nơi có cả ñồng cỏ chăn thả và ñồng cỏ thu cắt.
Phương thức này ñược áp dụng khá rộng rãi trong chăn nuôi nông hộ nhỏ hiện nay. Hàng
ngày bò ñược gặm cỏ (kết hợp vận ñộng và tắm nắng) ngoài ñồng trong một khoảng thời gian
nhất ñịnh và khi về chuồng mỗi con ñược nhốt cố ñịnh một chỗ nào ñó. Trong thời gian nhốt
trong chuồng bò ñược cho ăn cỏ tươi, thức ăn ủ xanh hoặc cỏ khô, rơm khô và thức ăn tinh.
Phương thức nuôi cũng có thể thay ñổi theo mùa. Vào mùa hè-thu ñồng cỏ chăn thả có
năng suất cao nên có thể nuôi bò theo phương thức chăn thả trên các lô cỏ. Vào mùa ñông-
xuân năng suất ñồng cỏ chăn thả giảm thấp, bò ñược chuyển vào nuôi nhốt và cho ăn tại
chuồng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Phân tích những yêu cầu cơ bản ñối với chuồng trại trâu bò.
2. Trong một khu chuồng trại chăn nuoi trâu bò cần có những bộ phận chính nào?
3. Phân tích những nhân tố cơ bản cần xem xét khi chọn vị trí ñể xây dựng chuồng trại.
4. Những nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng chuồng trại là gì?
5. Phân tích những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của chuồng nuôi (thông thoáng, ánh sáng,
mật ñộ nuôi).
6. Nêu các kiểu bố trí chuồng nuôi liên quan ñến ñịa hình và mặt bằng.
7. Tại sao khi làm chuồng phải chọn hướng?
8. Nền chuồng trâu bò cần ñáp ứng ñược những yêu cầu nào?
9. Vai trò và nguyên tắc làm mái chuồng và tường chuồng?
10. Những nguyên tắc cơ bản của máng ăn và máng uống là gì?
11. Tác dụng và thiết kế hệ thống róng ngăn trong chuồng bò?
12. Hệ thống bãi quây dồn bò và róng can thiệp thú y nên bố trí như thế nào?
13. Các hệ thống làm mát cho bò?
14. Những yêu cầu chính khi thiết kế hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải cho chuồng bò?
15. Nêu các biện pháp vệ sinh chuồng trại trâu bò.
16. Phân tích ưu nhược ñiểm của các phương thức quản lý trâu bò.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 116
Chương 5
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ ðỰC GIỐNG
Chương này trước hết hệ thống lại một số vấn ñề chính về sinh lý sinh dục của trâu
bò ñực và phân tích các nhân tố ñến số lượng và chất lượng tinh dịch. Phần trọng tâm của
chương nói về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý trâu bò ñực giống. Cuối cùng vấn
ñề chính liên quan ñến việc sử dụng trâu bò ñực giống trong thực tiễn cũng ñược ñề cập ñến
nhưng không ñi quá sâu vào những vấn ñề cơ bản và chi tiết vì ñã có môn học khác chuyên
về vấn ñề này (Sinh sản gia súc).

I. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA TRÂU BÒ ðỰC


1.1. Giải phẫu cơ quan sinh dục trâu bò ñực
Giải phẫu ñịnh vị các cơ quan chi tiết của bộ máy sinh sản bò ñực ñược thể hiện ở hình
5.1. Các bộ phận quan trọng là dịch hoàn, dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục
phụ.

TuyÕn Cowper T. tiÒn liÖt


Trùc trµng Tói tinh
Phång èng dÉn tinh
Bãng ®¸i
èng dÉn tinh
M¹ch qu¶n vµ thÇn kinh
D−¬ng vËt
C¬ co duçi
D−¬ng vËt
Quy ®Çu
Thõng dÞch hoµn
§Çu phô dÞch hoµn
DÞch hoµn
B×u d¸i
§u«i phô dÞch hoµn

Hình 5.1: Giải phẩu ñịnh vị các cơ quan sinh dục của bò ñực

a. Dịch hoàn
Trâu bò ñực có 2 dịch hoàn ñược treo phía ngoài cơ thể trong bao dịch hoàn (hình 5.2).
Dịch hoàn có hai chức năng cơ bản của là sản xuất tinh trùng và tiết hóc môn. Nơi sản xuất
tinh trùng trong dịch hoàn là các ống sinh tinh (hình 5.3). Nơi sản xuất hóc-môn là các tế bào
kẽ (Leydig).

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
117
Dịch hoàn hàng ngày sản xuất ra một lượng rất lớn tinh trùng. Xấp xỉ 90% thể tích dịch
hoàn chứa ñựng hàng trăm mét ống sinh tinh rất nhỏ. Các ống này ñược nối liền với nhau
thành một mạng lưới chằng chịt. Còn lại 10% thể tích dịch hoàn chứa các mô liên kết, mạch
máu, mạch bạch huyết và tế bào Leydig tiết hóc-môn.

èng dÉn tinh


§éng mach
TÜnh m¹ch Vßng bÑn

C¬ vßng C¬ b×u

§Çu phô dÞch hoµn


C¬ däc

Mµng tr¾ng DÞch hoµn

V¸ch ng¨n gi÷a


§u«i phô dÞch hoµn
Da b×u

Hình 5.2: Mặt cắt dọc của bìu dái và dịch hoàn

Vách ống sinh tinh là một màng


ñáy có một số lớp tế bào sau này sản TÕ bµo Leydig &
Tinh trïng mao m¹ch
sinh tinh trùng (nguyên bào tinh). Cùng
với các nguyên bào tinh có hàng loạt tế Xoang
Mµng ®¸y
bào lớn hơn nhiều gọi là tế bào Sectoli
có chức năng hố trợ và nuôi dưỡng tinh
trùng ñang hình thành khi chúng
chuyển từ vách ra xoang ống sinh tinh.
ống này cũng tiết nhiều dịch vào xoang KÎ gi÷a
ống. Dịch này có vai trò quan trọng c¸c èng TÕ bµo
trong việc vận chuyển tinh trùng khỏi sinh tinh Sertoli
dịch hoàn ñể vào ñường sinh sản.
Tinh trùng sau khi ñược sinh ra
trong các ống dẫn tinh sẽ ñi qua một hệ Hình 5.3: Lát cắt ngang của ống sinh tinh
thống ống dẫn ra. Trong mỗi dịch hoàn
các ống sinh tinh cùng ñổ vào khoảng 15 ống dẫn ra ñể ñưa tinh trùng và dịch tiết của ống
sinh tinh ñến phần ngoài của dịch hoàn. Các ống dẫn ra nổi nên trên bề mặt ở phần ñỉnh dịch
hoàn và ñổ vào dịch hoàn phụ.
Dịch hoàn ñặc biệt tăng nhanh về kích thước khi bò ñực sắp ñến tuổi thành thục, phản
ánh sự thành thục và tăng về kích thước của các ống sinh tinh dưới tác ñộng của hóc môn
sinh dục. Dịch hoàn bò tiếp tục tăng trưởng sau khi thành thục, mặc dù rất chậm, và ñạt ñến
kích thước trưởng thành vào khoảng 4-5 năm tuổi. Sau 7-8 năm dịch hoàn giảm dần kích
thước. Sự giảm kích thước này chủ yếu là do sự lão hoá.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
118
b. Dịch hoàn phụ
Các ống dẫn ra từ dịch hoàn tập trung lại hình thành nên một ống ñơn gọi là dịch hoàn
phụ. Mỗi dịch hoàn có một dịch hoàn phụ. Cấu tao dịch hoàn phụ gồm có ñầu, thân, ñuôi và
có thể sờ thấy ñược qua bìu dái. Mặc dù chỉ có một ống nhưng dịch hoàn phụ rất gấp khúc và
có chiều dài khoảng 40-60 m.
Dịch hoàn phụ có một số chức năng chính là hấp thu, dịch chuyển, làm trưởng thành và
dự trữ tinh trùng. Một lượng lớn dịch ñược hấp thu trong dịch hoàn phụ và khi tinh trùng ñến
ñược phần ñuôi của dich hoàn phụ thì chúng có nồng ñộ rất cao. Vai trò hấp thu dịch của
dịch hoàn phụ cũng giúp cho việc vận chuyển tương tự như chuyển ñộng của một số tế bào
của ống dẫn ra của dịch hoàn. Các tế bào này có lông nhu và hoạt ñộng của các lông nhu này
sẽ giúp tinh trùng vận ñộng. Phần ñuôi của dịch hoàn phụ hoạt ñộng như một kho chứa tinh
trùng. Tinh trùng ở trong ñuôi dịch hoàn phụ hầu như không vận ñộng và dường như ở trạng
thái tiềm sinh, có nghĩa là chúng cần rất ít năng lượng hoặc dinh dưỡng ñể sống. Khi con ñực
không khai thác tinh hay phối giống thì việc sản xuất tinh trùng vẫn không ngừng, do vậy
tinh trùng bị bài tiết ra qua thủ dâm hoặc thải chậm qua bóng ñái và thải ra ngoài qua nước
tiểu.

c. Ống dẫn tinh


ống dẫn tinh là một ống có cơ chắc chạy từ ñuôi dịch hoàn phụ ở ñáy dịch hoàn ngược
theo dịch hoàn ñến phồng ống dẫn tinh. Khác với dịch hoàn phụ, ống dẫn tinh là một ống
thẳng và khá ngắn. Hai ống dẫn tinh hợp lại với nhau tạo thành phồng ống dẫn tinh, gặp ống
dẫn nước tiểu từ bàng quang cùng với chất tiết của một số tuyến sinh dục phụ ñổ vào một
ống chung gọi là niệu ñạo.

d. Các tuyến sinh dục phụ


Có 4 tuyến phụ sinh ra các chất tiết ñóng góp vào thành phần của tinh thanh.
- Phồng ống dẫn tinh (ampullae). Vách của phồng ống dẫn tinh dầy và có một số tế bào
phân tiết. Cặp phồng ống dẫn tinh cũng hoạt ñộng như một bể dự trữ số lượng nhỏ tinh dịch
ñủ cho 1 hoặc 2 lần phóng tinh.
- Tuyến tinh nang (vesicular gland). Tuyến này nằm ở hai bên thành và ở phần kết thúc
của ống dẫn tinh. Nó tiết một phần quan trọng của tinh thanh nhờ chất tiết giàu fructoza và
axit xitric.
- Tuyến tiền liệt (prostate gland). Tuyến tiền liệt nằm cuối ống dẫn tinh, ñầu niệu ñạo,
vắt ngang qua cổ bàng quang và ñược chia thành hai thuỳ. Tuyến này có nhiều lỗ ñổ vào niệu
ñạo với dịch tiết giàu axit amin và các enzym khác nhau.
- Tuyến củ hành (còn gọi là tuyến cầu niệu ñạo hay tuyến Cowper). Tuyến củ hành là
một tuyến có lỗ tiết gần dương vật nhất (ñổ vào ống niệu ñạo dưới van u ngồi), nó tiết ra dịch
“rửa” ngay trước mỗi lần phóng tinh có tác dụng làm vệ sinh ñường sinh dục con ñực và con
cái.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
119
1.2. Tinh dịch
Tinh trùng với nồng ñộ cao từ dịch hoàn phụ ñổ vào ống dẫn tinh sẽ hỗn hợp với các
chất tiết của các tuyến sinh dục phụ ñể hình thành tinh dịch. Do vậy tinh dịch gồm 2 phần
khác nhau: tinh trùng và tinh thanh .

a. Tinh trùng

- Hình thái tinh trùng


Tinh trùng gồm 3 phần chính: ñầu, thân và ñuôi (hình 5.4).
Thành phần chính của ñầu là nhân
Mµng NSC
rất ñặc chứa ADN và ñược bao bọc bởi Acrosome
một màng nhân có sức kháng cao. Phía §Çu Nh©n
Mò sau nh©n
trên ñầu ñược phủ bởi acrosom có chứa
một số men phân giải protein và
Th©n Mµng ty l¹p thÓ
hyaluronidaza rất quan trọng khi thụ tinh.
Phần sau nhân ñược bao phủ bởi mũ nhân
và trên toàn bộ cấu trúc này, kể cả thân và
ñuôi, là một màng nguyên sinh chất
Mµng ®u«i
mỏng. Phần thân dầy có chứa một phần
nhân và chứa ty lạp thể cần thiết cho hô §u«i

hấp và quá trình trao ñổi chất. ðuôi chứa


một số sợi dọc, giúp cho quá trình vận
ñộng của tinh trùng.
Tinh trùng chứa rất ít các chất khác
ngoài vật chất di truyền cần thiết cho thụ
tinh và do có ít chất dinh dưỡng nên nó
phải dựa vào nguồn dinh dưỡng của môi
trường.
Hình 5.4: Cấu tạo tinh trùng

- Sự tạo tinh và chín của tinh trùng


Quá trình sinh tinh và thành thục của tinh trùng diễn ra liên tục trong năm. Tuy nhiên,
cường ñộ có thay ñổi chút ít theo mùa. Quá trình tạo tinh bắt ñầu từ khi phân chia nguyên
bào tinh cho ñến khi bài xuất tinh trùng vào xoang ống dẫn tinh, kéo dài trong 48-50 ngày.
Các nguyên bào tinh phân chia và biệt hoá qua một loạt phân bào, cuối cùng hình thành nên
tinh trùng. Khi tinh trùng ñược hình thành ñầy ñủ chúng sẽ ñược ñẩy ra hầu như tự do trong
xoang ống sinh tinh. Tiếp theo tinh trùng di chuyển trong ống phụ dịch hoàn trong khoảng
14-22 ngày, phụ thuộc vào tần số khai thác tinh. Trong quá trình di chuyển này tinh trùng
thành thục dần và hoàn toàn thành thục trong thời gian tích lại ở ñuôi phụ dịch hoàn. Thực ra,
thời gian tạo tinh trong các ống sinh tinh rất ổn ñịnh (48 ngày) và hầu như không bị thay ñổi
do chế ñộ nuôi dưỡng và sử dụng bò ñực. Tinh trùng trưởng thành và chín ñược tích lại trong
phần ñuôi phụ dịch hoàn và có thể sống ở ñây 1-2 tháng.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
120
b. Tinh thanh
Chức năng chủ yếu của tinh thanh là cung cấp một môi trường thích hợp trong ñó tinh
trùng có thể sống ñược sau khi xuất tinh. Tinh trùng hầu như không vận ñộng trong phồng
ống dẫn tinh nhưng sẽ có khả năng vận ñộng ñược ngay sau khi ñược hỗn hợp với tinh thanh
khi cả hai ñồng thời ñược xuất ra trong mỗi lần phóng tinh.
Tinh thanh chứa nhiều loại muối, axit amin và men góp phần vào hoạt ñộng sống và
trao ñổi chất của tinh trùng. ðường fructoza do túi tinh tiết ra là nguồn năng lượng chủ yếu
cho tinh trùng. ðường fructoza khi ñược sử dụng sẽ chuyển hoá thành axit lactic. Sự hình
thành và tích luỹ axit lactic này sẽ làm cho tinh trùng sống lâu hơn. Tinh thanh cũng chứa
một số dung dịch ñệm làm cho pH không bị thay ñổi. Tốc ñộ sử dụng ñường fructoza và tích
tụ axit lactic phụ thuộc vào nhiệt ñộ. Do vậy, trong TTNT, ñể duy trì một mẫu tinh dịch trong
một thời gian nhất ñịnh, người ta sử dụng nhiệt ñộ thấp ñể làm lạnh mẫu tinh nhằm giảm khả
năng vận ñộng của tinh trùng và bảo tồn ñường fructoza. Các chất pha loãng tinh dịch cũng
có các chất ñệm ñể ổn ñịnh pH.
Thành phần của một liều xuất tinh ñiển hình ở bò như sau:
Dung lượng 4ml (biến ñộng 2-10)
Số tinh trùng 1000 (600-2000) triệu/ml
pH 6,9 (6,4-7,8)
Protein 7,3 (6,3-8,4) mg/100ml
Fructoza 550 (200-900) mg/100ml
Axit xitric 700 (300-1100) mg/100ml

c. ðiều hoà quá trình sinh tinh


Hệ thống nội tiết sinh sản chính của bò ñực gắn liền với trục dưới ñồi-tuyến yên-dịch
hoàn. Hoạt ñộng của trục này ñược phối hợp chặt chẽ bởi các tín hiệu hóc môn ñược vận
chuyển qua vòng tuần hoàn chung (hình 5.5).
Brain
N/o
Sexual,
Hµnh aggressive
vi sinh dôc,
tÝnh h¨ng
behaviour
LHRH
GnRH

Anterior
TiÒnpituitary
yªn

Liªn hÖ ng−îc
Feedback
LH FSH

DÞch hoµn
Testes

Hãc m«n Steroid


Gonadal steroids Inhibin

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
121
SexC¬ quan
organs
C¬ quan
Accessory Sex C¬Muscle;
vµ c¸cother

Sinh dôc phô kh¸c
sinh dôc glans somatic tissues
Hình 5.5: Trục dưới ñồi-tuyến yên-dịch hoàn ở trâu bò ñực
Tín hiệu nội tiết trong trục này ñược xuất phát từ việc tiết hóc môn GnRH
(Gonadotropin Releasing Hormone) từ vùng dưới ñồi (Hypothalamus). GnRH tác ñộng lên
tuyến yên kích thích tiết 2 hóc môn gonadotropin là LH và FSH. Hai hóc-môn này ñiều phối
chức năng của dịch hoàn, trong ñó LH ñiều hoà quá trình tạo các hóc môn steroid và FSH
ñiều hoà quá trình sinh tinh (hình 5.6).
Kích thích ngoại cảnh Kích thích bên trong

Thần kinh T W

Dưới ñồi

Tập tính sinh dục

Tuyến yên

FSH LH

ống sinh tinh Tế bào Leydig

T/b Sectoli Tinh tử Testosteron

Tinh trùng C/q sinh dục phụ Cơ thể

Hình 5.6: ðiều tiết thần kinh thể dich ñối với quá trình sinh tinh

Các kích thích của ngoại cảnh như ánh sáng, thức ăn, hành vi và mùi vị của con cái,
kích thích của con người (xoa bóp) thông qua thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác truyền
vào trung khu thần kinh sinh dục ở vùng dưới ñồi. Trung khu này ñiều phối thuỳ trước tuyến
yên phân tiết các kích tố FSH và LH. Hóc-môn FSH thúc ñẩy quá trình hình thành tinh trùng,
còn LH thúc ñẩy tế bào kẻ (Leydig) phân tiết hóc môn androgen, ñặc biệt là testosteron.
Hocmôn này có tác dụng kích thích hoạt hoá tế bào thượng bì ống sinh tinh mẫn cảm với
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
122
kích thích của FSH ñể sinh ra tinh trùng. Testosteron còn có tác dụng xúc tiến sự phát triển tổ
chức cơ năng của các tuyến sinh dục phụ, duy trì sức sống của tinh trùng và khả năng thụ thai
của chúng. Hóc-môn FSH duy trì sự thống nhất chức năng của các tế bào Sectoli là tế bào
nuôi dưỡng tinh trùng trong quá trình phát triển và tiết hóc-môn inhibin là hóc-môn có vai trò
ñiều chỉnh ñặc hiệu ñối với việc tiết FSH. LH cần thiết trong cả cuộc ñời còn FSH cần thiết
khi thiết lập quá trình sinh tinh trước khi thành thục về tính, nhưng có thể không bắt buộc
phải có cho chức năng sinh tinh tiếp theo. ðó là vì hóc-môn testosteron cũng có ảnh hưởng
ñến chức năng của tế bào Sectoli sau khi thành thục và thúc ñẩy quá trình sinh tinh.
Các hóc-môn steroid (cả androgen và estrogen) và các hóc-môn khác (như inhibin) do
dịch hoàn sinh ra sẽ tác ñộng ngược lên vùng dưới ñồi và tuyến yên ñể ñiều chỉnh việc thải
hóc-môn từ các mô bào này. Các hóc-môn steroid của dịch hoàn còn hoạt ñộng ngoài trục nội
tiết sinh sản trên ñể duy trì sự thống nhất chức năng của các cơ quan sinh dục và các tuyến
sinh dục phụ cũng như kích thích hành vi sinh dục của con ñực. Tập tính sinh dục sẽ không
ñược hình thành nếu nếu không có ñầy ñủ các hóc môn sinh dục ñực. Hơn nữa, các steroid
sinh dục này còn gây ảnh hưởng ñến các quá trình trao ñổi chất, hình dạng bề ngoài của cơ
thể và các ñặc tính sinh dục thứ cấp ở bò ñực.
1.3. Các phản xạ sinh dục của trâu bò ñực
Các phản xạ sinh dục của trâu bò ñực ñều là phản xạ không ñiều kiện. ðó là một
chuỗi phản xạ phức tạp, liên hoàn (bao gồm các hoạt ñộng cương cứng dương vật, giao cấu
và phóng tinh dịch). Những phản xạ này chỉ hình thành sau khi con ñực bắt ñầu thành thục về
tính dục. Sự biểu hiện của các phản xạ này phụ thuộc vào ñiều kiện ngoại cảnh tác ñộng ñến
con ñực. Người ta chia ra 5 loại phản xạ và chúng xuất hiện kế tiếp nhau theo trình tự như
sau:
a. Phản xạ ham muốn sinh dục
Phản xạ ham muốn sinh dục là khâu ñầu tiên của một chuỗi các phản xạ sinh dục phức
tạp. Phản xạ này biểu hiện ở chỗ con ñực tìm và theo con cái. Khi con ñực tiếp xúc với con
cái vào giai ñoạn ñộng dục, qua các cơ quan nhận cảm của con ñực như thị giác (nhận biết
dáng vẻ, ñộng tác chờ ñợi của con cái), thính giác (nghe tiếng kêu, rống rít...của con cái),
khứu giác (nhận biết pheromon tiết ra từ cơ quan sinh dục của con cái ñộng dục), xúc giác
(qua tiếp xúc trực tiếp, cọ sát, liếm...). Những tín hiệu này ñược truyền vào trung khu giao
phối ở hành tuỷ dưới dạng xung ñiện, gây hưng phấn trung khu này và xung ñộng thần kinh
ñược dẫn truyền lên vỏ ñại não, làm dấy lên phản xạ hưng phấn, con ñực thể hiện ñòi hỏi
giao phối.
Hưng phấn tính dục là phản xạ mạnh của hệ thần kinh, nó ức chế các phản xạ khác (như
con vật bỏ ăn uống, ñi lang thang...). Còn ñối với hệ nội tiết thì hocmon hướng sinh dục của
tuyến yên kích thích giải phóng androgen của tế bào Leydig trong dịch hoàn, làm phát sinh
và duy trì các ñặc ñiểm sinh dục thứ cấp ở con ñực.
b. Phản xạ cương cứng dương vật
Phản xạ này thể hiện bằng các thay ñổi ở cơ quan sinh dục trước khi giao phối. Phản
ứng hưng phấn kích thích sinh dục làm giãn nở các ñộng mạch, cung cấp máu cho các thể
hổng (hang) của dương vật (ñặc biệt là phần gốc), làm máu ứ lại, không theo tĩnh mạch ñể về
tim ñược. Kết quả là dương vật cương cứng, gia tăng ñường kính và ñộ dài (do ñoạn cong
hình chữ "S" duỗi thẳng ra) ñể ñưa vào âm ñạo con cái.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
123
Phản xạ cương cứng có thể ñược tăng cường hoặc ức chế bởi nhiều nhân tố khác nhau
(hình dáng, mùi vị con cái...)
c. Phản xạ nhảy
Phản xạ này thể hiện bằng việc con ñực nhảy lên lưng con cái và ghì chặt bằng 2 chân
trước. ðối với những ñực giống chỉ sử dụng cho giao phối trực tiếp trong một thời gian dài
thì chúng chỉ nhảy khi có con cái ñộng dục. Khi chuyển những con ñực này sang huấn luyện
ñể khai thác tinh dịch sẽ rất khó khăn. Do vậy, việc huấn luyện ñực giống nhảy giá ñể khai
thác tinh dịch thì phải tiến hành ngay từ ñầu, khi ñực giống mới bắt ñầu ñưa vào sử dụng.
d. Phản xạ giao phối
Phản xạ này biểu hiện bằng việc con ñực ñưa dương vật vào âm ñạo con cái và một loạt
các ñộng tác tiếp theo nhằm chuẩn bị cho việc phóng tinh. Cường ñộ của phản xạ này phụ
thuộc vào các kích thích do tiếp xúc, cảm giác và nhiệt ñộ. Do vậy, khi khai thác tinh dịch
bằng âm ñạo giả cần chuẩn bị dụng cụ chu ñáo, ñảm bảo áp suất, nhiệt ñộ và ñộ trơn cần
thiết.
ở bò ñực, khi dương vật thò ra, do sự sắp xếp của cấu trúc sợi màng bọc qui ñầu nên
khi màng bọc duỗi ra sẽ làm cho dương vật xoay và miệng lỗ niệu sinh dục sẽ quay theo
chiều kim ñồng hồ một góc 3000 lúc xuất tinh. Trong giao phối tự nhiên, hiện tượng này xảy
ra khi dương vật cho vào trong âm ñạo.
Thời gian giao cấu thay ñổi tuỳ loài: ở bò là 1-2 giây, ở trâu là 2-3 giây. Khi con ñực ñã
ñưa ñược dương vật vào âm ñạo, nó sẽ thúc mạnh tới trước và xuất tinh ngay.
e. Phản xạ phóng tinh
ðây là phản xạ cuối cùng trong một chuỗi các phản xạ sinh dục phức tạp, không ñiều
kiện. Nó ñược biểu hiện bằng việc tinh dịch ñược phóng ra từ ñường sinh dục của con ñực.
Phản xạ này ñược thực hiện nhờ sự co các cơ ở phụ dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến sinh
dục phụ và ñường niệu sinh dục dưới tác ñộng của oxytoxin do tuyến yên tiết ra. Cường ñộ
của phản xạ phóng tinh quyết ñịnh số lượng và chất lượng tinh dịch phóng ra.

II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN SỨC SẢN XUẤT TINH
2.1. Giống
Tuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường ñộ trao ñổi chất mạnh hay yếu, khả năng
thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà có số lượng và chất lượng tinh dịch sản xuất
khác nhau. Ví dụ, bò ñực giống ôn ñới (800-1000kg) mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9 ml hay
thậm chí 10-15 ml, còn bò nội của ta chỉ cho ñược 3-5 ml. Bò ôn ñới nhập vào nước ta do
thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém.
2.2. Thức ăn
Thức ăn là một trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ñến số
lượng và chất lượng tinh dịch. Trao ñổi chất của bò ñực giống cao hơn bò thường 10-12%,
thành phần tinh dịch cũng ñặc biệt hơn các sản phẩm khác. Vì vậy nhu cầu thức ăn cho ñực
giống ñòi hỏi ñầy ñủ cả về số lượng và chất lượng.
- Tiêu chuẩn ăn hợp lý, khẩu phần cân bằng thì thì chất lượng tinh dịch sẽ tốt. Nếu ăn
quá nhiều con vật sẽ quá béo và phản xạ tính sẽ kém nên cho tinh không tốt.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
124
- Giá trị sinh vật học của ñạm và lượng ñạm trong khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt ñến
chất lượng tinh dịch. Thí nghiệm cho bò ñực giống ăn trên ñồng cỏ họ ñậu (protein chiếm
trên 35% VCK) thì tinh dịch hầu như không có khả năng thụ thai.
- Tỷ lệ protein/bột ñường có ảnh hưởng ñến tiêu hoá nên ảnh hưỏng tới tinh dịch. ðối
với bò ñực giống thường yêu cầu tỷ lệ này là 1/1,2-1,5.
- Khẩu phần thiếu vitamin, ñặc biệt là vitamin A, có ảnh hưởng nhiều ñến phẩm chất
tinh dịch. Thí nghiệm với khẩu phần chứa 120-130 mg caroten/ñơn vị thức ăn (ðVTA) cho
tinh trùng yếu và ít, dịch hoàn thoái hoá, con vật kém hăng. Khi nâng lên 640-774 mg/ðVTA
thì sau 21 ngày phẩm chất tinh dịch ñược phục hồi.
Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp tới phẩm chất tinh dịch. Tinh dich tốt có 3-8mg
vitamin C/100ml. Nếu chỉ có 2 mg/100ml thì nhiều chỉ tiêu tinh dịch có biểu hiện xấu.
- Các chất khoáng, ñặc biệt là P, có ảnh hưởng nhiều tới tinh dịch, bời vì P cần cho sự
trao ñổi ñường. Mặt khác, nó còn là thành phần của axit nucleic và phốtphatit hay
lipophốtphatit là những chất có rất nhiều trong tinh trùng. Vì vậy thiếu P thì quá trình hình
thành tinh trùng sẽ giảm, tỷ lệ thụ thai thấp.
- Cấu trúc khẩu phần và loại hình thức ăn cũng có ảnh hưởng rất rõ rệt ñến chất lượng
tinh dịch. Nên cho ñực giống ăn các lọai thức ăn toan tính và dung tích nhỏ như thức ăn hạt,
cám, khô dầu, bã ñậu và các thức ăn có nguồn gốc ñộng vật.
2.3. Chăm sóc
Cách cho ăn, tắm chải, vận ñộng, thái ñộ của người chăm sóc và lấy tinh sẽ có ảnh
hưởng rất lớn ñến số lượng và chất lượng tinh khai thác. Có thể không lấy ñược một tý tinh
nào trong một thời gian dài và có thể làm hỏng bò ñực giống nếu chăm sóc quản lý không tốt.
2.4. Chế ñộ lấy tinh
Quá trình hình thành tinh trùng là quá trình liên tục. Nếu khai thác thưa quá thì tinh
trùng không ñược lấy ra kịp thời nên phẩm chất giảm và có thể làm cho con ñực thư dâm.
Ngược lại, nếu khai thác thác quá nặng thì tinh trùng non trong tinh dịch sẽ nhiều và có chất
lượng kém. Qua thí nghiệm người ta thấy rằng khai thác tinh 1lần/ngày không ảnh hưởng xấu
ñến sự hình thành tinh trùng và khả năng thụ thai. Một số tài liệu cho rằng lấy tinh cách nhau
2-3 ngày nhưng khai thác 2-3 lần/ngày lấy tinh thì số lượng tinh trùng cũng không kém so
với lấy 1 lần/ngày.
2.5. Thời tiết-khí hậu
ở các nước ôn ñới chất lượng tinh dịch kém nhất là vào mùa ñông, tốt nhất là vào mùa
hè và mùa thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước ta tinh dịch thường kém
nhất vào mùa hè do quá nắng nóng. Bò ñực dưới 4 tuổi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh rõ rệt
hơn so với bò lớn tuổi, nhất là nhiệt ñộ. Lượng tinh dịch tốt nhất là vụ ñông xuân, mùa hè
giảm nhiều, mùa thu lại tăng lên.
2.6. Tuổi
Tuổi thọ của bò ñực giống có thể ñạt 18-20 năm, nhưng do nhiều nguyên nhân khác
nhau nên thường chỉ ñược sử dụng 5-8 năm. Càng già phẩm chất tinh dịch càng kém. Tuy
vậy dưới 15 tuổi, ảnh hưởng của tuổi không lớn, mà chủ yếu là do những nhân tố khác.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
125
III. NUÔI DƯỠNG ðỰC GIỐNG
3.1. Tiêu chuẩn ăn và mức ăn
Thức ăn không ñầy ñủ hoặc không cân bằng cũng như quá thừa sẽ làm giảm hoạt tính
sinh dục, chất lượng tinh dịch và rút ngắn thời gian sử dụng bò ñực. Trao ñổi cơ bản của ñực
giống cao hơn bò ñực thiến 15-20%. Do ñó khi nuôi dưỡng bò ñực giống phải căn cứ vào
cường ñộ sử dụng, mức nuôi dưỡng phải ñảm bảo cho bò ñực khoẻ mạnh, nhưng không ñược
tích mỡ nhiều, phải có tính hăng cao và chất lượng tinh dịch tốt. Nếu chất lượng tinh dịch
giảm sút cần kiểm tra lại chế ñộ nuôi dưỡng.
a. Nhu cầu năng lượng và protein
Theo phương pháp tính hiện hành ở nước ta, nhu cầu năng lượng cho bò ñực giống có
thể tính theo bảng 5.1. Bò ñực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng thêm 0,5-1 ðVTA. Nếu mỗi
ngày bò ñực lao tác 2-3 giờ thì phải cho ăn thêm 0,5-1 ðVTA nữa.
b. Nhu cầu khoáng
Ca: 7-8g, P: 6-7g/ðVTA, NaCl: 7-8g/100kg P
Các khoáng vi lượng cũng có vai trò lớn ñối với bò ñực giống: Co, Cu, Zn, I, Mn.
Hàm lượng các loại khoáng này trong thức ăn phụ thuộc vào mùa, ñất, phân bón.
Cần chú ý ñảm bảo nhu cầu của ñực giống về vitamin A và D: 100mg/caroten/100kg P.
Khi khẩu phần thiếu caroten thì bổ sung ché phẩm vitmin A (1mg caroten = 500-533 UI
vitamin A). Chú ý cung cấp vitamin D trong mùa ñông. Có thể bổ sung men chiếu xạ cũng
như các chế phẩm vitamin D2 hoặc D3.
Bảng 5.1: Nhu cầu năng lượng và protein của bò ñực giống

Thể trọng (kg) Mức ñộ khai thác

Nghỉ phối Trung bình Phối nhiều

Nhu cầu năng lượng (ðVTA)

400 4,8-5,3 5,2-5,8 5,6-6,1

500 5,4-6,1 6,0-6,6 6,4-7,0

600 6,1-6,4 6,7-7,5 7,2-8,0

700 6,7-7,6 7,3-8,2 7,9-8,7

800 7,3-8,3 7,8-8,9 8,5-9,5

900 7,9-8,9 8,6-9,5 9,2-10,2

1000 8,4-9,4 9,1-10,0 9,8-10,8

Nhu cầu protein tiêu hoá (g/ðVTA)

100 120-125 140-145

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
126
3.2. Thức ăn và khẩu phần
a. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn cho trâu bò ñực giống
- Khẩu phần ăn của trâu bò ñực giống cần ñược phối hợp từ nhiều loại thức ăn khác
nhau ñể ñảm bảo tính ngon miệng.
- Cần sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích nhỏ ñể ñảm bảo cho
bụng ñực giống thon, gọn.
b. Các loại thức ăn và mức sử dụng
- Cỏ khô:
Về mùa ñông có thể cho ăn 0,8 - 1,2 kg, mùa hè là 0,4 - 0,5kg/100kg khối lượng cơ thể,
tương ứng với 5-10kg và 3-5 kg/con/ngày.
- Thức ăn nhiều nước:
Bao gồm các loại thức ăn như ủ xanh, củ quả. ðối với thức ăn ủ xanh thì thường ñựợc
sử dụng vào mùa ñông khi không có cỏ tươi. Lượng thức ăn ủ xanh từ 0,8-1kg/100kg khối
lượng cơ thể, tính trung bình cho 1 ñực giống/ngày ñêm là 8-10kg.
Thức ăn củ quả ñặc biệt cần thiết khi sử dụng thức ăn ủ xanh. Lượng thức ăn củ quả là
1-1,5kg/100kg khối lượng cơ thể. Có thể cho ăn từ 6-10kg củ quả/ñực giống/ngày ñêm. Vào
thời kỳ phối nặng, việc sử dụng cà rốt trong khẩu phần cho ñực giống có tác dụng thúc ñẩy
quá trình tiêu hoá và trao ñổi chất, gây ảnh hưởng tốt tới chất lượng tinh dịch. Trong cà rốt
rất giàu caroten và có thể cho ăn 4-6kg/con/ngày ñêm.
ðể cân bằng tỷ lệ ñường/protein, có thể cho ăn các loại củ quả giàu ñường. Không nên
cho ñực giống ăn bắp cải vì trong bắp cải có các chất làm rối loạn chức năng tuyến giáp và
trao ñổi i-ôt trong cơ thể. Không nên cho ăn cây ngô ủ xanh trong 1 thời gian dài vì trong ñó
có chứa nhiều phytoestrogen có ảnh hưởng xấu ñến hoạt tính sinh dục và quá trình hình
thành tinh trùng.
- Cỏ tươi:
Về mùa hè, ñực giống cần ñược cho ăn cỏ tươi với số lượng hạn chế. Lượng cỏ tươi
thích hợp là từ 2-2,5kg/100kg khối lượng cơ thể/ngày ñêm. Tốt nhất 50% lượng cỏ xanh
ñược cho ăn dưới dạng phơi tái. Việc cho ăn một số lượng lớn thức ăn xanh thường là
nguyên nhân làm giảm hoạt tính sinh dục của ñực giống. Thức ăn xanh từ các loại cây họ ñậu
chỉ nên cho ăn ở dạng mới cắt hoặc ñã phơi khô hoàn toàn.
- Thức ăn tinh:
Lượng thức ăn tinh tính cho 100kg khối lượng cơ thể ñực giống khoảng 0,4-0,5kg/ngày
ñêm. Các loại thức ăn tinh nên cho ăn dưới dạng hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc hỗn hợp từ nhiều
loại nguyên liệu, tuy nhiên cần phải ñảm bảo hàm lượng protein.
Chỉ cho ñực giống ăn các loại thức ăn có chất lượng tốt, không ñược sử dụng nhiều bã
bia, bã rượu, khô dầu bông. Trong trường hợp các loại thức ăn ña dạng và có chất lượng cao
thì không cần ñưa vào khẩu phần các loại thức ăn có nguồn gốc ñộng vật. Nếu khẩu phần
gồm các thức ăn thực vật, không ñầy ñủ dinh dưỡng hoặc sử dụng ñực giống ở mức ñộ cao
thì việc ñưa vào khẩu phần các thức ăn có nguồn gốc ñộng vật sẽ có ảnh hưởng tốt ñến chất

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
127
lượng tinh dịch. Người ta thường bổ sung bột thịt, bột thịt xương, bột máu, bột cá, sữa tách
bơ (dạng tươi hoặc bột), trứng gà...vào khẩu phần ăn của ñực giống.
- Các thức ăn bổ sung khoáng và vitamin:
Khoáng ñược ñưa vào khẩu phần thường xuyên theo tiêu chuẩn ăn.
ðể ñảm bảo cân bằng khẩu phần về các vitamin cần bổ sung vào khẩu phần giá ñỗ hoặc
thóc mầm (0,3-0,5kg/con/ngày) và các chế phẩm vitamin A, D và E.
Các khoáng vi lượng và vitamin thường ñược ñưa vào thành phần của thức ăn hỗn hợp
hoặc premix theo tiêu chuẩn qui ñịnh.
Vào thời kỳ phối giống, người ta thường bổ sung vào khẩu phần ñực giống 2-3 quả
trứng gà tươi (cho ăn sau khi phối giống hoặc khai thác).
Bảng 5.2 cho ví dụ về khẩu phần ăn của bò ñực giống trong mùa hè.

Bảng 5.2: Ví dụ về khẩu phần ăn của ñực giống phối nặng trong mùa hè

Chỉ tiêu Khối lượng bò (kg)

800 900 1000 1100

Cỏ khô (kg) 6 6 6 6
Cỏ tươi (kg) 15 18 20 23
Thức ăn hỗn hợp (kg) 3,5 3,9 4,1 4,4
Muối ăn (g) 60 68 75 83
Giá trị dinh dưỡng:
ðVTA 9,4 10,1 10,9 11,5
ME (MJ) 107,6 117,5 123,8 131,5
VCK (Kg) 11,0 11,9 12,8 13,3
Protein thô (g) 2225 2415 2585 2725
Protein tiêu hoá (g) 1345 1471 1580 1645
Ca (g) 68,0 77,0 85,4 95,0
P(g) 59,7 67,5 74,1 82,1
Caroten (mg) 671 753 798 890
VTM-E (mg) 328,8 364,0 379,0 408,7
VTM-D (1000 UI) 11,8 12,9 14,9 16,5

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
128
3.3. Chế ñộ cho ăn
Trâu bò ñực giống thường áp dụng phương thức nuôi nhốt tại chuồng là chính, kết hợp
với vận ñộng hợp lý. Tuy nhiên, tuỳ theo ñiều kiện của cơ sở sản xuất, ñực giống có thể ñược
chăn thả trên bãi chăn nhưng nhất thiết phải ñược tính toán, cân ñối khẩu phần và bổ sung
thêm thức ăn tại chuồng.
Chế ñộ ăn uống có thể áp dụng cho bò ñực giống là cho ăn 3 lần/ngày. Nguyên tắc là
không cho ăn lẫn lộn các loại thức ăn mà phải cho ăn theo trình tự: tinh-thô xanh-thô khô.
- Buổi sáng: cho ăn 1/2 lượng thức ăn tinh, 1 phần củ quả, 2-3kg cỏ khô. Cho ăn vào
khoảng 9h00, sau khi khai thác tinh (hoặc phối giống).
- Buổi trưa: cho ăn cỏ tươi (về mùa hè) hoặc thức ăn ủ xanh, ủ héo (về mùa ñông) và
phần củ quả còn lại. Cho ăn vào lúc 11h30.
- Buổi chiều: Cho ăn lượng thức ăn tinh và phần cỏ khô còn lại, ăn vào lúc 17h00 -
17h30.
Mùa hè, ñực giống có thể ñược chăn thả cả ngày. Mỗi ñực giống cần 0,3-1ha ñồng cỏ
trồng. Các lô chăn thả cần ñược luân chuyển, không quá 10 ngày/lô và tính toán ñể chúng
quay trở lại lô cũ sau 40 ngày. ðịnh mức bón phân ñạm giới hạn ở mức 120kg/ha hoặc
30kg/ha cho 1 chu kỳ chăn thả.

IV. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ ðỰC GIỐNG


4.1. Chuồng trại
Chuồng trại nuôi trâu bò ñực giống cần phải ñáp ứng ñược các yêu cầu như sau:
- Vị trí xây dựng: việc lựa chọn vị trí xây dựng chuồng nuôi trâu bò ñực giống phải tuân
thủ các qui ñịnh chung về vệ sinh phòng dịch, chuồng nuôi phải ñặt xa các khu dân cư, các
khu công nghiệp...nhằm ñảm bảo yếu tố cách ly, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường.
- Thực hiện nghiêm túc các qui ñịnh khi ra vào khu chăn nuôi. Trước cổng, cửa ra vào
nhất thiết phải có hố sát trùng. Người làm việc trong khu chăn nuôi phải thường xuyên thực
hiện các khâu vệ sinh sát trùng trước và sau khi làm việc trong khu chăn nuôi: thay ñổi quần
áo, dầy ủng, tắm rửa...
- Nếu ñực giống ñược nuôi chung trong trại chăn nuôi với các loại trâu bò khác thì
chuồng nuôi ñực giống nên ñược xây dựng ở ñầu hướng gió, gần chuồng của trâu bò cái tơ lỡ
và cái sinh sản kích ñể thích quá trình ñộng dục của con cái.
- Chuồng trại phải ñược thiết kế hợp lý giữa các khu: nuôi nhốt, vận ñộng, chăn thả,
bệnh xá, khu khai thác, pha chế tinh dịch...
- Róng chuồng phải ñược làm bằng các vật liệu chắc chắn. Có thể sử dụng các loại ống
tuýp hợp kim hoặc các loại gỗ chắc.
- ở các nước nhiệt ñới như nước ta, chuồng trại cần phải ñảm bảo thông thoáng, mát mẻ
về mùa hè, thậm chí phải xây dựng, lắp ñặt thêm hệ thống làm mát, vòi phun nước. Tuy
nhiên phải ñảm bảo ấm áp về mùa ñông, nhất là ở khu vực miền Bắc và miền Trung.
- Yêu cầu về kích thước và diện tích chuồng nuôi: Mỗi ñực giống ñược nhốt ở 1 ô
chuồng riêng, thông thường các ô chuồng ñược thiết kế ñảm bảo diện tích cho 1 ñực giống
trưởng thành khoảng 10-12m2/con, cùng với diện tích sân chơi khoảng 18-20 m2/con. ðặc
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
129
biệt, rào ngăn cách giữa các ô chuồng phải ñảm bảo ñộ cao từ 2-2,2m. ðối với bê nghé ñực
dưới 12 tháng tuổi có thể ñược nuôi nhốt chung 2-4 con/ô chuồng với diện tích như trên.
- Nền chuồng phải chắc chắn, khô ráo, không trơn trượt, có ñộ dốc vừa phải, không
ñọng nước, dễ vệ sinh. Tốt nhất là láng bằng xi măng hoặc lát gạch chống trơn. Trong
chuồng có ñầy ñủ hệ thống máng ăn, uống, ñiện nước...
4.2. Chăn thả
ðối với các trại nuôi ñực giống theo phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả thì cần
phải qui hoạch, thiết kế và xây dựng ñồng cỏ cho ñực giống. Các bãi chăn này có thể ở xa
chuồng từ 0,5-1km ñể có thể kết hợp cho ñực giống vận ñộng khi ñi chăn.
Phải quản lý tốt trâu bò ñực giống trong quá trình chăn thả. Bãi chăn nên ñược phân lô
ñể áp dụng chăn thả luân phiên, ñồng thời phân lô riêng cho từng ñực giống, nhóm ñực giống
ñể thuận tiện trong việc quản lý ñực giống trong quá trình chăn thả, tránh hiện tượng ñực
giống ñuổi ñánh nhau có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con vật và người chăn
nuôi.
Chất lượng ñồng cỏ chăn thả phải tốt, ñảm bảo cung cấp cỏ xanh non cho ñực giống.
Có thể lựa chọn các giống cỏ trồng phù hợp ñể xây dựng bãi chăn và ñịnh kỳ cải tạo, chăm
sóc ñồng cỏ, ñảm bảo năng suất cao.
Theo dõi, ước tính ñược năng suất ñồng cỏ, ước tính ñược lượng thức ăn thu nhận của
từng ñực giống, cân ñối với nhu cầu ñể xác ñịnh lượng thức ăn cần thiết phải bổ sung tại
chuồng cho trâu bò ñực giống.
Thời gian chăn thả trên bãi chăn tuỳ thuộc vào ñiều kiện của từng trại chăn nuôi như:
diện tích bãi chăn, chất lượng ñồng cỏ, khả năng bổ sung thức ăn tại chuồng...Mục ñích cuối
cùng là phải ñảm bảo cung cấp ñầy ñủ thức ăn cho trâu bò ñực giống.
4.3. Vận ñộng
Vận ñộng ñối với ñực giống mang tính chất cưỡng bức. Khi chế ñộ vận ñộng hợp lý sẽ
nâng cao khả năng phối giống và chất lượng tinh dịch, tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thu
thức ăn, hệ cơ và xương chắc khoẻ, tăng tính hăng, tăng cường trao ñổi chất, giảm tích luỹ
mỡ.
Có các hình thức vận ñộng như sau:
a) Vận ñộng kết hợp chăn thả
Bãi chăn thả ñược thiết kế xa chuồng khoảng 1-1,5km. Khi ñuổi ñực giống ñi chăn phải
ñuổi dồn nhanh, tránh ñể ñực giống la cà ăn cỏ dọc ñường.
b) Vận ñộng xung quanh trục quay
Người ta chôn một cột có kích thước 20 x 20cm, cao 1,8m. ðỉnh cột có trục quay gắn
với 2-6 ñòn ngang, mỗi ñầu ñòn buộc 1 ñực giống, con nọ sẽ dắt con kia ñi xung quanh trục
quay. Chu vi vòng tròn khoảng 25m, mỗi buổi ñực giống ñi 60-80 vòng tương ñương với 1,5-
2km.
c) Vận ñộng kết hợp lao tác nhẹ
Có thể sử dụng trâu bò ñực giống kéo xe, bừa nhẹ...với thời gian làm việc khoảng 2-
3giờ/ngày. Tuy nhiên, không ñược quá lạm dụng, ñồng thời khi sử dụng phải thận trọng do
ñực giống thường rất hung dữ.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
130
d) Xây dựng ñường vận ñộng
Thiết kế ñường vận ñộng xung quang chuồng trại hoặc bãi chăn với ñộ dài từ 1,5-2km
ñể hàng ngày ñuổi ñực giống vận ñộng cưỡng bức trên ñường riêng này..
4.4. Tắm chải
Tắm chải là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng có tác dụng làm cho lông da
sạch sẽ nhằm tăng cường quá trình trao ñổi chất, trao ñổi nhiệt và tăng cường khả năng tự
bảo vệ của cơ thể.
Có các phương pháp tắm chải cho trâu bò như sau
+) Chải: Biện pháp này ñược áp dụng nhiều trong mùa ñông. Trâu bò ñược chải ñều
toàn thân, ñầu tiên dùng bàn chải cứng quét sạch những chỗ dính ñất, phân, sau ñó dùng bàn
chải lông. Tốt nhất nên xoa chải ở ngoài chuồng sau khi ăn. Công nhân cần ñeo khẩu trang,
ñội mũ, mặc quần áo vệ sinh khi xoa chải cho bò. Mỗi ngày xoa chải ít nhất 1 lần vào buổi
sáng sau khi cho bò vận ñộng.
+) Tắm: Trong những ngày nắng ấm nên tắm cho trâu bò, kết hợp với việc kỳ cọ sạch
những vết bẩn trên da. Tốt nhất là dùng vòi phun hoặc có thể cho ñầm tắm ở ao hồ, sông suối
sạch (ñối với trâu). Cần dùng vải xô lau sạch cơ quan sinh dục, tránh thô bạo và làm xây xát
cơ thể ñực giống.
+) Ngâm, gọt móng chân: ðây là biện pháp kỹ thuật ñặc biệt cần thiết ñối với ñực
giống nhằm phòng tránh hiện tượng vỡ móng, thối móng... Có thể sử dụng dung dịch CuSO4
ñể ngâm móng và gọt móng từ 3-4 lần /năm.
4.5. Kiểm tra sức khoẻ
Việc kiểm tra sức khoẻ là cần thiết ñể ñảm bảo rằng bò ñực có sức khoẻ và thể trạng
tốt. Cần phải ñịnh kỳ kiểm tra khối lượng cơ thể hàng tháng ñể kịp thời ñiều chỉnh khẩu phần
ăn nhằm cho ñực giống không ñược quá gầy hoặc quá béo. Hơn nữa, phải thực hiện ñúng qui
trình vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng và diệt ký sinh trùng ngoài da. Mặt khác, ñực giống
nên ñược kiểm tra một cách có hệ thống, cả quan sát lẫn sờ khám, một số bộ phận quan trong
trọng của cơ thể như mắt, răng, hàm, chân, và ñặc biệt là cơ quan sinh dục.
a. Mắt
Với bò ñực cần kiểm tra những vấn ñề về mắt hiện có cũng như những vấn ñề có thể
phát triển trong thời gian tới. Cần kiểm tra những tổn thương gây nên suy giảm thị lực như
loét giác mạc nặng và sẹo kết hợp với “mắt ñỏ” (viêm tiếp hợp sừng nhiễm trùng). Cần kiểm
tra cả 2 mí mắt và sắc tố. Quan sát thực tế cho thấy mắt có gờ cao che chẳng những bảo vệ
tốt cho mắt mà còn làm giảm bớt ánh sáng chói, chắn bớt ánh sáng tia cực tím và hạn chế
ruồi bâu. Mắt lồi có thể dễ bị ung thư hoặc tổn thương.
b. Răng và hàm
Răng phải cắm sát vào lợi. Nếu không biết tuổi bò ñực, có thể ñoán tuổi qua kiểm tra
răng cửa. Không nên sử dụng những bò ñực có xương hàm nhô ra hoặc thụt vào quá mức.
Cần chú ý trạng thái các lỗ mũi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu có vấn ñề về ñường hô hấp.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
131
c. Hệ thống cơ-xương
Sưng khớp có thể gây nên những khó khăn cho vận ñộng và phản xạ nhảy, nhất là trong
mùa phối giống. Nếu các khớp ñầy dịch, nhất là khớp khoeo, nhưng không ñi khập khiễng
hoặc ñau, những trường hợp nhẹ này bò có thể chịu ñựng ñược.
d. Hình dáng của chân và bàn chân
Hai chân sau vững chắc là lý tưởng ñối với khả năng phối giống của bò ñực vì trong
khi giao phối, phần lớn sức nặng của bò ñực ñược 2 chân sau chống ñỡ. Một con bò ñực có
khiếm khuyết chân sau cũng có thể bị ñau lúc di chuyển hoặc khi giao phối và như vậy có thể
hạn chế sự ham muốn giao phối của nó. Những con bò ñực có sai sót về hình dáng, khi lớn
tuổi, các khuyết tật lộ rõ hơn và có xu hướng cản trở nhiều hơn ñối với năng lực giao phối.
Bò ñực non thường có những vấn ñề về chân như sau (hình 5.7):
• Khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm (5.7b)
• Chân sau thẳng ñứng cột nhà ( 5.7c)
• Chân vòng kiềng (5.8b)
• Khoeo chân sau gần chạm nhau (5.8c)

Hình 5.7: Kết cấu chi sau: a) Bình thường; b) Khoeo chân sau cong hình
lưỡi liềm; c) chân sau thẳng ñứng cột nhà; d) chân sưng

Hình 5.8: Kết cấu chi sau: a) bình thường; b) chân vòng kiềng; c) khoeo chân sau gần chạm
nhau
Các chân sau thẳng ñứng như cột nhà là do sưng khớp khoeo, viêm khớp háng. Những
bò ñực có khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm sẽ vụng về, nhất là khi giao phối và lúc tụt
xuống sau khi nhảy xong. Mỗi trường hợp có thể tác ñộng xấu ñến năng lực giao phối của bò
ñực về lâu dài. Mặt khác, bò ñực sẽ suy nhược sớm hơn nếu có các chân sau thẳng ñứng như
cột nhà hoặc khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm như ñã nêu trên.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
132
Trong nhiều trường hợp, những khuyết tật này có thể di truyền và gây nên những stress
nặng nề lên các chi sau trong lúc giao phối. Những bò ñực với những khuyết tật như vậy
thường ñau ñớn trong các khớp, dẫn ñến viêm khớp, nhất là ở những bò ñực già.
Những vấn ñề phổ biến về móng gồm:
• Cả 2 móng không ñối xứng về kích cỡ và hình dáng .
• Móng ngắn, mòn ở ñầu móng, thường kết hợp với cẳng chân sau thẳng ñứng cột nhà
(Hình 4.7c, 4.9c).
• Các móng dài, hẹp với gót chân nông, thường kết hợp với khoeo và cườm chân yếu
(Hình 5.9b) và ñôi khi tạo nên móng hình kéo.

Hình 5.9: Góc cườm giữa cẳng chân trước và cẳng chân sau với móng: a) bình thường; b)
cườm chân yếu; c) quá thẳng ñứng
Tránh những con có móng phát triển quá mức thành hình kéo hoặc móng nhọn cong.
Móng nhọn cong có thể là do ñất mềm hoặc ăn quá mức. Móng nhọn phát triển quá mức
thường chứng tỏ cấu trúc của chi yếu hoặc những dấu hiệu ñầu tiên của viêm khớp háng.
Khi chăm sóc bò ñực giống cần chú ý móng của chúng và cắt bớt khi quá dài vì nếu ñể
móng trồi ra sẽ làm mất tư thế bình thường của chân và hay dẫn ñến bị bệnh.
e. Kiểm tra dáng ñi
Khi ñi lại, toàn bộ sức nặng của cơ thể cần ñược phân bố cân ñối lên các chi. Sự phân
bố sức nặng này cân ñối sẽ làm giảm ñến mức tối thiểu hiện tượng nứt xương, khớp và móng
và do ñó giảm nguy cơ ñi khập khiễng. Cần kiểm tra dáng ñi lại của bò ñực từ hai bên và từ
phía sau. Bình thường, khi ñi lại, bò ñực cần ñặt chân bàn chân sau trùng vào dấu bàn chân
trước và hàng dấu chân phải thẳng khi ñi tự do ngoài trời. Khi nhìn từ phía sau con bò ñực,
những cẳng chân phải thẳng từ trên xuống dưới và không quá vòng kiềng (Hình 5.8b). Hiện
tượng bước chân sau dài hơn hoặc ngắn hơn bước chân trước có liên quan ñến năng lực giao
phối của bò ñực. Bò ñực có bước chân sau ngắn hơn bước chân trước thường có chân sau
thẳng ñứng như cột nhà và khó cho dương vật vào âm ñạo hoặc có khó khăn khi thúc tới
trước ñể xuất tinh. Những khuyết tật này kéo dài gây nên viêm khớp và thiếu năng lực giao
phối. Móng bị vẹt, chứng tỏ bò kéo lê móng, thể hiện các chân sau thẳng ñứng như cột nhà
(Hình 5.9c). Những ngón chân khấp khểnh có thể do viêm khớp háng hoặc khớp khác.
g. Kiểm tra dương vật và bao qui ñầu
Cần kiểm tra túi bọc dương vật và bao qui ñầu ñối với bò ñực thúc xuất tinh khó khăn.
Có thể sờ khám toàn bộ túi bọc dương vật và bao qui ñầu. Chú ý những bất bình thường về
ñộ sâu túi bọc dương vật, ñộ dày dây rốn và hiện tượng lộn bít tất của bao qui ñầu. Những
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
133
hiện tượng này có thể cản trở việc giao phối hoặc làm cho bò ñực có thể bị thương. Bao qui
ñầu bị lộn bít tất hay lủng lẳng là những ñiều kiện làm cho bò ñực dễ bị tổn thương. Hình
dáng và giải phẫu học của bao qui ñầu có thể di truyền, việc chọn giống ñể loại trừ cấu trúc
kém của bao qui ñầu ñều có lợi (trước mắt và lâu dài) vì làm giảm nguy cơ gây thương tổn
cho bao qui ñầu.
Có thể sờ khám dương vật qua lớp da bao quy ñầu. Phần lớn bò ñực thò dương vật ra
nếu người phụ việc cho một tay có ñeo găng vào trực tràng. Nói chung cơ co dương vật dãn
ra và như vậy cho phép người thao tác nắm nhẹ nháng dương vật từ phía sau các tuyến dương
vật qua lớp vải gạc ñể ñề phòng nắm trượt. Do ñó có thể dùng dụng cụ kích thích xuất tinh
bằng ñiện và dương vật thò ra (nhưng không nên thường xuyên).
Có thể phát hiện phần lớn những thương tổn của dương vật và bao qui ñầu bằng cách
này, trừ trường hợp như lệch xoắn chưa thành thục của dương vật. Hiện tượng này chỉ có thể
phát hiện trong khi kiểm tra giao phối trực tiếp.
k. Kiểm tra bìu dái
Sờ khám cẩn thận bìu dái và những bộ phận sinh dục bên trong cơ thể bằng cách ñứng
sau bò ñực ñã ñược cố ñịnh cẩn thận.
- Sờ khám bìu dái:
Cổ bìu dái phải hẹp hơn các dịch hoàn. Nếu có mỡ ñọng trong cổ bìu dái chứng tỏ bò
ñực quá béo. Tìm xem liệu trong cổ bìu dái có hiện tượng sa ruột hay không. Các dịch hoàn
phải chuyển ñộng tự do bên trong bìu dái. Dùng ngón cái và ngón trỏ của cả 2 bàn tay ñể sờ
khám từng dịch hoàn về trương lực và ñộ ñồng ñêù. Trương lực dịch hoàn thể hiện mức ñộ
dày ñặc của các ống sinh tinh. Trương lực tốt là khi ấn vào một vị trí nào ñó, cảm nhận tại ñó
có một phản lực và mỗi dịch hoàn ñều khôi phục lại hình dạng ban ñầu ngay sau bỏ ngón tay
ra. Trương lực kém khi các dịch hoàn nhão hoặc cứng như ñá. Những bò ñực có trương lực
dịch hoàn nhão hoặc rắn một cách không bình thường cần ñược kiểm tra tiếp về chất lượng
tinh dịch.
Những tổn thương ở da chứng tỏ có chấn thương hoặc bị viêm.
Sốt hoặc ngộ ñộc có thể tạm thời làm cho trương lực dịch hoàn bất thường. Không nên
loại thải những con bò ñực có giá trị di truyền cao nếu trường hợp này xảy ra. Những bò ñực
khoẻ mạnh có trương lực dịch hoàn tốt, nói chung có tinh dịch chất lượng tốt, nhưng thường
là hiếm.
- Hình dạng của bìu dái
Có sự khác nhau lớn về hình dạng của bìu dái (hình 5.10).
Một số bò ñực có hiện tượng dịch hoàn xoay sang bên (hình 5.10c-các dịch hoàn xoay
theo trục bắc-nam), ñiều này có thể không ảnh hưởng gì ñến chức năng sinh dục.
Hiện tượng tách rời không hoàn toàn của vách bìu dái (hình 5.10d) cũng thỉnh thoảng
gặp và nó làm hỏng vẻ ñẹp hơn là ảnh hưởng ñến chức phận sinh dục.
Những bò ñực có các dịch hoàn co lên sát với cơ thể cần ñược tiếp tục kiểm tra khả
năng sinh sản về sau. Dịch hoàn bé thường kèm theo chất lượng tinh dịch kém và khả năng
sinh sản thấp, ñiều ñó có thể phản ánh khả năng ñiều hoà nhiệt của dịch hoàn bị suy giảm.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
134
Hình 5.10: Hình dạng bìu dái: (a) bình thường (dài); (b) bình thường (tròn); (c) tách bìu
hướng bắc-nam; (d) tách bìu hình chữ Y; (f) sa ñì; (g) dái kém phát triển một bên.
Về mùa lạnh, với một số bò ñực mẫn cảm, bìu dái thường co lên như là một cơ chế ñể
bảo vệ. Bìu dái một số con bị treo nằm ngang sát cơ thể. Những bò ñực như vậy có thể vẫn
giao phối bình thường nhưng cần ñược kiểm tra kỹ về thú y và tinh dịch.
Những bò ñực có cuống bìu dái rất dài, có thể sa xuống tận cẳng chân, như vậy rất dễ bị
thương tổn cho dịch hoàn, cần phải loại thải.
Bìu dái ngắn, thắt, hay quá dài có thể là những khuyết tật di truyền.
Một bên dịch hoàn bé (hình 5.10f) hoặc cả hai bên ñều bé là 2 trường hợp bất bình
thường phổ biến ở bò ñực non. Hội chứng này có thể di truyền và làm giảm khả năng sản
xuất tinh trùng. Dái ẩn một phần hoặc dái ẩn hoàn toàn là hiếm thấy khi kiểm tra. Những
trường hợp dái ẩn hoàn toàn có thể di truyền và không nên dùng chúng ñể phối giống.
Sa ñì bìu dái (hình 5.10e) tuy không phổ biến nhưng tương ñối dễ phát hiện.
- ðo kích thước bìu dái
Kích thước bìu dái có liên quan chặt chẽ với
lượng tinh trùng sản xuất hằng ngày. Bìu dái có chu
vi bé thể hiện khả năng sản xuất tinh trùng thấp,
ñồng thời có tương quan di truyền giữa chu vi bìu
dái bò ñực và tuổi thành thục tính dục của các con
gái sinh ra. Do vậy việc ño kích thước (chu vi) bìu
dái có ý nghĩa quan trọng trong việc ñánh giá ñực
giống.
ðể ño chu vi bìu dái, dùng một bàn tay dồn
chặt 2 dịch hoàn xuống phần thấp của bìu dái (hình
5.11A). Dùng thước dây ño chu vi bìu dái tại vị trí
có ñường kính lớn nhất. Ngón cái và ngón trỏ nên
ñặt hai bên bìu dái chứ không ñặt giữa hai dịch hoàn
như hình 4.11B ñể ñề phòng trường hợp làm tách
rời hai dịch hoàn và ño không chính xác.
Tốt nhất nên xác ñịnh những tiêu chuẩn tối
H×nh 5.11. Kü thuËt ®o chu vi
thiểu có thể chấp nhận ñối với chu vi bìu dái cho
b×u d¸i
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
135
các lứa tuổi của bò ñực. Ví dụ, chu vi tối thiểu ñối với bò ñực Bos taurus là 32 cm và ñối với
bò ñực Bos indicus 30 cm lúc 2 năm tuổi.
h. Kiểm tra những cơ quan sinh dục bên trong
Khám qua trực tràng có thể phát hiện một số trường hợp bất bình thường như:
- Viêm tinh nang;
- Có khối u;
- ðường sinh dục nhỏ bé một cách bất thường hoặc thiếu một bộ phận.
Bò sẽ cảm thấy ñau khi sờ khám những bộ phận không bình thường, ñặc biệt là do
viêm.

V. SỬ DỤNG TRÂU BÒ ðỰC GIỐNG


5.1. Tuổi ñưa vào sử dụng
Tuổi thành thục về tính ở bò ñực khoảng 9-12 tháng tuổi, còn ở trâu ñực khoảng 15-18
tháng tuổi. Trong những ñiều kiện bình thường, nếu nuôi dưỡng tốt thì từ 32-36 tuần tuổi ở
bê ñực có khả năng hình thành tinh trùng, từ 18-24 tháng tuổi có khả năng giao phối.
Tuổi thành thục về tính có biến ñộng và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như các ñiều
kiện ngoại cảnh, tuổi và giống của con bố mẹ, ưu thế lai, thể trọng, ñặc biệt là chế ñộ chăm
sóc nuôi dưỡng. Sự thành về tính dục có liên quan chặt chẽ với thể trọng hơn là tuổi tác.
Sau khi thành thục về tính, dịch hoàn tiếp tục phát triển, số lượng và chất lượng tinh
dịch tăng dần và dần dần ổn ñịnh. Mặt khác, khi thành thục về tính, cơ thể phát triển chưa
hoàn thiện và quá trình này vẫn tiếp tục xảy ra. Do vậy người ta chỉ bắt ñầu sử dụng ñực
giống khi khối lượng của trâu bò ñực ñạt 2/3 khối lượng trưởng thành. Tuổi phối giống lần
ñầu ở bò khoảng 18-24 tháng tuổi, ở trâu khoảng 24-30 tháng tuổi. Nếu sử dụng sớm, khi cơ
thể ñực giống chưa phát triển ñầy ñủ thì sẽ ảnh hưởng xấu ñến quá trình sinh trưởng phát
dục, dẫn ñến ñực giống có tầm vóc nhỏ, sức khoẻ kém, sức sản xuất thấp, hao mòn nhanh và
sớm bị loại thải. Mặt khác, việc sử dụng ñực non sẽ có ảnh hưởng xấu ñến thế hệ sau.
5.2. Sử dụng ñực giống cho phối giống trực tiếp
Có 2 hình thức cho phối giống trực tiếp:
- Nhảy phối tự do
Trâu bò ñực giống và trâu bò cái ñược nuôi nhốt chung với tỷ lệ 2-3 ñực/1 ñàn cái (50-
80 con). Khi trâu bò cái ñộng dục thì trâu bò ñực tự phát hiện và nhảy phối một cách tự do,
không có sự kiểm soát, quản lý hoặc ñiều khiển của con người.
Ưu ñiểm của phương pháp này là tỷ lệ phối giống và sinh sản cao. Nhưng nhược ñiểm
của nó là làm cho sức lực của trâu bò ñực giống tiêu hao nhiều do chế ñộ phối giống tuỳ tiện,
dễ lây lan bệnh tật trong ñàn, không quản lý, theo dõi ñược công tác giống, do ñó không xây
dựng ñược chính xác kế hoạch sinh ñẻ, chu chuyển ñàn, ñặc biệt là dễ gây nên hiện tượng
giao phối ñồng huyết, cận huyết làm suy giảm chất lượng ñời con và chất lượng ñàn vật nuôi.
Hơn nữa, khi các ñực giống ñược nuôi nhốt chung với ñàn thì chúng hay ñánh nhau làm ảnh
hưởng ñến ñàn gia súc và người chăn nuôi, gây khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và
quản lý.
- Nhảy phối có hướng dẫn
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
136
Theo hình thức này thì con ñực và con cái ñược nuôi nhốt riêng, khi có trâu bò cái ñộng
dục thì mới ñưa con ñực ñến cho nhảy phối. Phương pháp này khắc phục ñược những nhược
ñiểm của phương pháp cho nhảy phối tự do. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện ñộng dục và phối
giống sẽ thấp hơn do có sự tham gia của con người trong quá trình này.
5.3. Sử dụng ñực giống trong truyền giống nhân tạo
Truyền giống nhân tạo là quá trình con người tổ chức khai thác và sử dụng các dạng
tinh ñông lạnh (tinh viên, tinh cọng rạ) và tinh pha loãng của trâu bò ñực giống ñể phối giống
cho con cái ñộng dục bằng các dụng cụ chuyên dùng. ðây là phương pháp truyền giống hiện
ñại, hiệu quả, phát huy cao nhất tiềm năng của những ñực giống tốt. Tính bình quân 1 ñực
giống có khả năng phối giống cho 4000-5000 con cái. ðây là phương pháp truyền giống
ñược sử dụng phổ biến hiện nay. Bằng phương pháp này, các dạng tinh viên, tinh cọng rạ có
thể bảo quản ñược hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, và có thể vận chuyển từ châu lục này
sang châu lục khác.
Công nghệ truyền giống nhân tạo bao gồm các khâu: huấn luyện ñực giống, khai thác,
pha chế, bảo tồn tinh dịch và phối giống.
a. Huấn luyện ñực giống
Việc huấn luyện dựa trên cơ sở tạo lập phản xạ có ñiều kiện cho con ñực tự nguyện
nhảy giá và xuất tinh. Hiện nay người ta thường dùng bò ñực hoặc bò cái làm giá nhảy và
cho ñực giống xuất tinh vào âm ñạo giả.
Lần huấn luyện ñầu tiên cần dùng bò cái ñộng dục ở thời kỳ cao ñộ, nhằm kích thích
tính dục cao ñối với con ñực và ñể ñực giống làm quen với ñịa ñiểm lấy tinh, giá cố ñịnh, các
dụng cụ lấy tinh và thao tác lấy tinh. Tuy nhiên, không cho con ñực xuất tinh ngay mà ñể cho
nó quen dần. Lúc ñầu cho con ñực ngửi âm hộ con cái ñộng dục, sau ñó kéo mũi con ñực về
phía bên trái làm cho nó không cảm nhận ñược mùi ñộng dục của con cái nữa và lợi dụng
con ñực nhảy lần sau thì dùng âm ñạo giả ñể ñón lấy tinh.
Cách 1-2 ngày sau lại tiếp tục huấn luyện như lần ñầu. Có thể vẫn dùng con bò cái
trước (không cần ñộng dục) hoặc nếu dùng con bò cái khác thì phải ñảm bảo yêu cầu về tầm
vóc, khối lượng và màu sắc lông phải tương tự. Lần này không cho con ñực ngửi âm hộ con
cái mà phải kéo mũi con ñực sang phía hông của con làm giá. Nếu ñể con ñực ngửi âm hộ
con cái nó sẽ nhận biết ñược con cái không ñộng dục và sẽ không chịu nhảy. Khi ñưa con
ñực vào 2-3 phút mà con ñực không có biểu hiện ham muốn giao phối thì ñưa ngay con ñực
ra ngoài 1-2 phút rồi lại ñưa vào giá nhảy. Nếu làm 2-3 lần mà con ñực vẫn không chịu nhảy
thì có thể dùng dịch nhờn của con cái ñộng dục khác bôi lên âm hộ của con làm giá, cho con
ñực ngửi một lúc, sau ñó lại kéo mũi sang bên hông. Nếu con ñực vẫn chưa biểu hiện gì về
tính dục thì lại tiếp tục ñưa con ñực ra ngoài, sau ñó lại ñưa vào. Nếu nhiều lần lặp lại mà con
ñực vẫn không chịu nhảy con làm giá thì phải làm lại từ ñầu.
Có thể kết hợp cho con ñực ñang huấn luyện tham quan những con ñực khác ñang ñược
khai thác. Trường hợp dùng ñực giống làm giá nhảy cho nhau thì trước hết cũng phải tạo
ñược phản xạ nhảy giá. Những trâu bò cái, ñực cà, ñực thiến dùng làm giá nhảy nên chọn
những con khoẻ mạnh, thuần tính ñể ñưa vào huấn luyện.
Khi huấn luyện cần chú ý:
- Luôn có tinh thần cảnh giác và tránh thô bạo với con vật.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
137
- Quá trình huấn luyện cho trâu bò ñực giống phải gây ñược các phản xạ có ñiều kiện,
gồm:
+ Phản xạ về thời gian: huấn luyện phản xạ nhảy giá theo thời gian biểu chính xác, tốt
nhất nên lấy tinh vào khoảng 7-8 giờ sáng.
+ Phản xạ về xoa chải: trước khi khai thác, con ñực cần phải ñược chải lông, cạo
móng, rửa bao bì...
+ Phản xạ về giá nhảy và ñịa ñiểm nhảy: cần phải cố ñịnh ñịa ñiểm và giá nhảy, cố
ñịnh trâu bò làm giá.
+ Phản xạ về tiếng ñộng: Có thể dùng những tiếng ñộng ñặc biệt ñể gây hưng phấn
cho ñực giống khi nhảy giá.
+ Phản xạ về màu sắc: Công nhân phải thường xuyên mặc quần áo có mầu quen thuộc
ñể tránh những cảm giác lạ, gây ức chế phản xạ về tính của ñực giống.
+ Phản xạ với người lấy tinh: Cần có người chuyên trách, nắm ñược các ñặc tính của
con ñực, ñồng thời bản thân con vật cũng quen với các thao tác kỹ thuật của riêng từng người
lấy tinh.
Gây phản xạ có ñiều kiện cho con ñực là một dây chuyền nối tiếp, cần làm thường
xuyên và ñầy ñủ. Như vậy sẽ huấn luyện nhanh hơn, phản xạ có ñiều kiện hình thành ổn ñịnh
hơn.
b. Khai thác tinh
- Chế ñộ khai thác tinh
Các nghiên cứu ñã cho thấy rằng bò trưởng thành hàng ngày có thể sản sinh ra 10 triệu
tinh trùng (tương ứng với 2 lần nhảy 4ml/lần * 1,25 triệu/lần). Trong một ngày bò cũng có
thể nhảy tới 10 lần, có khi tới 27 lần khi có ñủ số lượng cái ñộng hớn. Tuy nhiên khi kiểm tra
tinh dịch thấy qua 2-3 lần lấy tinh ñầu thì lượng tinh bài xuất trong mỗi lần sau rất ít (0,1-
0,2ml), hơn nữa số lượng tinh trùng cũng ít và vận ñộng yếu. Thực tiễn cho thấy có thể sử
dụng ñược ñực giống trong thời gian dài mà không gây ra các phản xạ ức chế và vẫn thu
ñược số lượng tinh dịch chất lượng cao nếu như áp dụng chế ñộ khai thác ñiều ñộ. Có một số
chế ñộ khai thác khác nhau, trong ñó phổ biến nhất là các chế ñộ sau:
+ Mỗi ngày lấy tinh 1 lần, sau 6-7 ngày cho nghỉ 1 ngày.
+ Mỗi tuần lấy tinh 2 ngày, trong ñó mỗi ngày cho nhảy 2 lần cách nhau 5-7 phút. Nếu
bò ñực ñươc nuôi ñặc biệt thì có thể cho nhảy 3 lần, bởi vì ở lần ñầu tiên tinh dịch thường có
giá trị kém.
+ Mỗi tuần, thậm chí 10 ngày khai thác 1 lần. Lượng tinh dịch mỗi lần lấy ñược rất lớn
(10-12 ml), tinh dịch có chất lượng tốt, chi phí lao ñộng thấp.
+ ðối với bò ñực non kiểm tra chất lượng qua ñời sau thường ñược khai thác lúc 12-15
tháng tuổi. ðể tránh kìm hãm sinh trưỏng và phát triển người ta thường lấy tinh mỗi tuần 1
lần hay lấy theo một chế ñộ phù hợp với số lượng bò cái ñược ghép ñể kiểm tra bò ñực.
- Chuẩn bị âm ñạo giả
Âm ñạo giả (hình 5.12) cần ñược chuẩn bị cẩn thận: ñược tiêu ñộc bằng cách rửa sạch
bằng xà phòng, phơi khô. Trước khi lấy tinh phải ñược sát trùng bằng cồn 65-700; Cốc ñựng
tinh cũng phải ñược rửa sạch, sát trùng bằng cồn và ñưa vào tủ sấy ở nhiệt ñộ 105-1300C. Có
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
138
thể luộc bằng nước sạch, dùng cồn sát trùng, phơi khô và gói bằng giấy ñã hấp tiệt trùng và
cất vào giá.
Kỹ thuật lắp âm ñạo giả phải ñạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Dương vật của con ñực ñưa vào âm ñạo giả phải thẳng và thoải mái như bình
thường.
+ Lượng tinh xuất ra phải ñạt tương ñương như khi cho giao phối trực tiếp và phải
ñảm bảo an toàn.
+ Tinh xuất ra hoàn toàn tập trung vào cốc ñựng tinh.
+ Âm ñạo giả ñạt nhiệt ñộ tối thích là 40-420C, có áp lực vừa ñủ kích thích sự xuất
tinh. Dùng vadơlin hoặc parafin (có pH trung tính) ñã ñược tiêu ñộc ñể tạo ñộ nhờn trong âm
ñạo.

Líp vá b¶o vÖ c¸ch nhiÖt


PhÔu høng
èng ®ùng
tinh
tinh

N−íc Êm ®Î ®¶m b¶o


nhiÖt ®é vµ ¸p lùc

Hình 5.12: Cấu tạo âm ñạo giả

- Kỹ thuật lấy tinh


Trước khi lấy tinh cần kiểm tra sức khoẻ của ñực giống và con làm giá. Dùng thuốc tím
pha loãng ñể rửa bao bì của con ñực và phần mông của con làm giá, sau ñó lau khô. Khi lấy
tinh, người công nhân ñứng bên phải giá nhảy, cách chân sau của giá 30cm, tay phải cầm âm
ñạo giả ñưa ngang vai, âm ñạo giả chúc xuống 30-350, tay trái hướng dương vật của con ñực
vào âm ñạo giả. Cần phải thao tác nhẹ nhàng, không nên nắm chặt và nhét miễn cưỡng
dương vật con ñực vào âm ñạo giả. Khi con vật xuất tinh, phản xạ cương cứng sẽ hết, dương
vật trở lại trạng thái bình thường và tự nó tụt ra khỏi âm ñạo giả.
c. Kiểm tra tinh dịch
Tinh dịch bò sau khi khai thác ñược tiến hành kiểm tra theo các chỉ tiêu sau:
- Màu sắc: Tinh dịch phải có màu trắng ñục hoặc vàng ngà.
- Dung lượng tinh dịch: cần ñạt tiêu chuẩn của giống. Nếu lượng tinh giảm thấp thì
cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân ñể có biện pháp khắc phục.
- Mùi: Tinh dịch trâu bò không có mùi ñặc trưng như tinh dịch lợn hoặc các loài gia
súc khác, do ñó nếu thấy có mùi lạ thì phải kiểm tra, tìm hiều nguyên nhân ngay.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
139
- ðộ vẩn của tinh trùng: Kiểm tra trên vi trường, nếu thấy mẫu tinh có vẩn ñục như
mây mù thì là mẫu tinh tốt và ñược ñánh giá là (+++); mức trung bình (++) ñược ñánh giá
cho các mẫu tinh có mức ñộ vẩn ít hơn và thấp nhất là mức (+).
- ðộ ñậm ñặc: Xác ñịnh bằng cách kiểm tra trên vi trường.
+ Loại ñặc: Khi mẫu tinh có tinh trùng dầy ñặc, chồng chất, không có khoảng
cách giữa chúng, khó nhìn rõ từng con.
+ Loại trung bình: Mật ñộ tinh trùng không dày lắm, có thể phân biệt từng con.
+ Loại loãng: Tinh trùng thưa thớt, từng con hoạt ñộng riêng biệt làm cho phẩm
chất tinh dịch kém.
- Sức hoạt ñộng: ñược phân ra nhiều cấp, trong ñó:
+ Cấp 5: Tất cả tinh trùng ñều tiến thẳng, quan sát trên vi trường thì thấy như
những ñám mây mù chạy, tỷ lệ tinh trùng hoạt ñộng như vậy là ñạt 100%.
+ Cấp 4: Qua ñánh giá và ước tính tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng ñạt 80%.
Chỉ có những mẫu tinh dịch ñạt ở 2 cấp nêu trên thì mới ñược ñưa vào pha chế, bảo
tồn và sản xuất tinh ñông lạnh.
d. Pha chế tinh dịch
Kỹ thuật pha chế có ý nghĩa lớn trong công tác thụ tinh nhân tạo. Tuỳ theo mục ñích sử
dụng tinh pha ñể làm tinh viên hay tinh cọng rạ mà sử dụng các môi trường thích hợp ñể pha.
Hiện nay có rất nhiều công thức pha chế môi trường. Sau khi môi trường pha chế ñảm bảo vệ
sinh vô trùng và có ñủ ñiều kiện cơ bản (cung cấp năng lượng, chức năng ñệm, bảo vệ tinh
trùng khi bảo quản) người ta pha môi trường vào tinh dịch nguyên với tỷ lệ 2/1-5/1 (tuỳ theo
nồng ñộ và sức hoạt ñộng, tỷ lệ chết). Khi pha luôn chú ý, nhiệt ñộ môi trường phải luôn cân
bằng với tinh dịch, thao tác nhẹ nhàng, không gây chấn ñộng mạnh.
Tỷ lệ pha loãng phải ñảm bảo số lượng tinh trùng tối thiểu sau giải ñông từ 12-14 triệu
tinh trùng hoạt ñộng cho một liều dẫn tinh. Cần chú ý rằng tỷ lệ tinh trùng bị chết trong quá
trình làm ñông lạnh và giải ñông thường là 65-70%, nên tinh dịch sau khi pha phải có từ 40-
60 triệu tinh trùng cho một liều phối.
e. Sản xuất tinh ñông lạnh
ðối với tinh ñông lạnh dạng viên, sau khi pha loãng và cân bằng xuống 2-40C, người ta
pha chất chỉ thị màu qui ñịnh cho mỗi giống bò (Ví dụ: giống bò Holstein là màu xanh lam;
Bò Redsindhi là màu ñỏ...). Sau ñó nhỏ tinh vào các lỗ tròn trên mặt ñá CO2 (-790C) hoặc
trên tấm mica ñặt trên hơi nitơ lỏng sao cho mỗi mililít nhỏ ñược 8-10 viên. Sau 3-5 phút cho
tinh viên vào nitơ lỏng -1960C. Trước khi ñem tinh ñi bảo quản phải kiểm tra sức hoạt ñộng
sau giải ñông, thường trên 30% tinh trùng tiến thẳng là ñạt yêu cầu.
ðối với tinh cọng rạ, sau khi pha loãng, người ta nạp vào cọng rạ (0,25ml hoặc 0,5ml)
có màu sắc riêng qui ñịnh cho từng giống. Trên cọng rạ ñã in những thông tin cần thiết (tên,
số hiệu ñực giống, thời gian sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch...). Sau ñó tinh cọng rạ
ñược ñông lạnh theo 2 giai ñoạn:
- Giai ñoạn 1: từ 200C xuống -50C hoặc -70C với tốc ñộ 1-50C/phút. ở giai ñoạn này,
tinh thể nước chỉ hình thành bên ngoài tế bào.
- Giai ñoạn 2: từ -70C xuống -1960C trong nitơ lỏng.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
140
Hiện nay, công nghệ sản xuất tinh ñông lạnh cọng rạ ñã ñược tự ñộng hoá cao với máy
móc hiện ñại, có hệ thống máy tính ñiện tử ñiều khiển.
f. Bảo quản tinh
Với tinh pha loãng thì chỉ nên sử dụng trong ngày, thời gian bảo quản tuỳ theo nhiệt ñộ
môi trường. Tinh lỏng ñược phân phối vào các ống ñựng tinh có dung tích 1-2ml, các ống
này ñược cho vào túi ni lon, buộc kín và có phiếu ghi rõ số hiệu ñực giống, giống, thời gian
sản xuất, các chỉ tiêu ñánh giá về chất lượng tinh... Các túi ni lon ñược ñặt trong phích ñá có
nhiệt ñộ bảo quản là 2-50C.
ðối với tinh ñông lạnh dạng viên và cọng rạ, sau khi sản xuất sẽ ñược bảo quản trong
bình nitơ lỏng ở nhiệt ñộ -1960C. Tuy nhiên, cần lưu ý các môi trường pha chế cần phải
ñược bổ sung thêm glycerin từ 5-7,5% ñể chống hiện tượng hình thành các tinh thể nước bên
trong tinh trùng, tạo nên sự cân bằng trong trạng thái ñông lạnh, giảm ñược sự huỷ hoại tối
ña ñối với tinh trùng. Sau khi pha chế, tuỳ theo tinh dịch ñược làm ở dạng tinh viên, cọng rạ
hay ampul mà có qui trình bảo quản khác nhau.
g. Phối giống
Trong qui trình kỹ thuật truyền giống nhân tạo, cần phải tuân thủ những qui ñịnh chung
như: phải có dụng cụ chuyên dùng (bình ni tơ, dẫn tinh quản hoặc súng bắn tinh, găng
tay...); ñảm bảo vệ sinh vô trùng; có gióng giá cố ñịnh bò; người dẫn tinh phải ñược ñào tạo
ñạt trình ñộ kỹ thuật theo yêu cầu. Dẫn tinh viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các kỹ thuật trong
truyền giống nhân tạo như kỹ thuật giải ñông tinh viên, hút tinh vào tinh quản, ñặc biệt là kỹ
thuật phối giống.

Pit t«ng ®Èy nót b«ng ®Ó b¬m


tinh vµo ®−êng sinh dôc c¸i.

Cäng r¹ ®−îc l¾p §Çu cäng r¹ ®−îc c¾t


trong sóng b¾n tinh ®Ó b¬m tinh dÞch qua

Hình 5.13: Cấu tạo súng bắn tinh cọng rạ


Trước khi phối giống phải lấy hết phân trong trực tràng, lau sạch âm hộ bằng giấy vệ
sinh, tay trái ñi găng, dùng ngón trỏ và ngón cái mở âm hộ ra, tay phải cầm tinh quản hay
súng bắn tinh (hình 5.13) ñưa vào lỗ âm môn chếch 30-450 so với lưng bò; ñưa sâu vào
10cm, rồi nâng tinh quản lên song song với lưng bò, tiếp tục ñẩy sâu vào ñến khi vướng thì
dừng lại. Khi ñó, tay trái thò vào trực tràng, tìm ñầu tinh quản (hay ñầu súng bắn tinh) và
hướng vào cổ tử cung. Khi ñầu tinh quản vào qua hết cổ tử cung thì sẽ có cảm giác hẫng, lúc
này tay trái lần theo thân tử cung ñể tìm tinh quản, kết hợp với tay phải ñể ñưa tinh quản vào
hết thân tử cung; tay trái giữ cổ tử cung, tay phải bóp vét xi ñể ñẩy tinh dịch vào. Lưu ý, nên
bơm tinh dịch ở 2 vị trí: bơm lần 1 với 2/3 lượng tinh ở gần sát ngã 3 sừng tử cung. Sau ñó
rút tinh quản trở ra, khi ñầu tinh quản cách cổ tử cung khoảng 1/3 chiều dài thân tử cung thì
bơm nốt lượng tinh còn lại. Như vậy sẽ làm tăng cơ hội tinh trùng và trứng gặp nhau. Sau khi
bơm tinh xong thì phải cho bò nghỉ ngơi yên tĩnh trong vài giờ. Vệ sinh dụng cụ, gióng giá
sạch sẽ.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
141
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những ñặc ñiểm cơ bản về giải phẩu cơ quan sinh dục trâu bò ñực?
2. Tinh dịch và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh dịch
của trâu bò?
3. Cơ chế ñiều hoà thần kinh -thể dịch ñối với hoạt ñộng sinh dục và sinh tinh ở trâu
bò ñực?
4. Kỹ thuật nuôi dưỡng trâu bò ñực giống?
5. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý trâu bò ñực giống?
6. Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong việc khai thác và sử dụng trâu bò ñực
giống?

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
142
Chương 6
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN
Chương này trước hết hệ thống lại một số vấn ñề chính về sinh lý sinh dục và hoạt
ñộng sinh sản của trâu bò cái gồm: giải phẩu ñịnh vị các bộ phận chính của cơ quan sinh dục
cái, hoạt ñộng của chu kỳ tính, hiện tượng mang thai, chửa, ñẻ và quá trình phục hồi sau khi
ñẻ. Một phần trọng tâm của chương nói về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý trâu bò
cái sinh sản. Các chỉ tiêu ñánh giá và các nhân tố ñến khả năng sinh sản của của trâu bò cái
cũng ñược phân tích. Phần cuối của chương nói về các biện pháp kỹ thuật ñược ứng dụng
trong ñiều khiển sinh sản ở trâu bò cái.

I. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA TRÂU BÒ CÁI


1.1. Giải phẩu cơ quan sinh dục trâu bò cái
Bộ máy sinh dục của trâu bò cái từ ngoài vào gồm có các phần chính là âm hộ, âm vật,
âm ñạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng (hình 6.1).

HËu m«n Cæ tö
Manh nang cung Th©n tö cung

¢m ®¹o R·nh cæ tö
cung
Buång
trøng Sõng tö
cung
¢m hé
èng
Lç niÖu niÖu ®¹o
®¹o Vßi trøng

Bãng ®¸i

Hình 6.1: Giải phẩu ñịnh vị cơ quan sinh dục trâu bò cái
Các bộ phận bên trong ñường sinh dục có nhiều ý nghĩa thực tiễn quan trọng gồm:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
142
a. Âm ñạo
Âm ñạo có chiều dài từ 24-30cm với nhiều lớp vách cơ. Cách mép âm hộ 10 cm về phía
trong dọc theo ñáy âm ñạo là ống dẫn nước tiểu từ bóng ñái ñổ vào trong âm ñạo gần túi thừa
niệu ñạo.

b. Cổ tử cung
Cổ tử cung là nơi nối giữa âm ñạo và tử cung (hình 6.2). Cổ tử cung có kích thước tăng
cùng với ñộ tuổi, thường dài từ 3-10cm, ñường kính từ 1,5-6cm. Nó hơi cứng hơn so với các
bộ phận khác của cơ quan sinh sản và thường ñược ñịnh vị bằng cách sờ nhẹ xung quanh
vùng ñáy chậu. Vị trí của cổ tử cung sẽ thay ñổi theo tuổi của bò và giai ñoạn có chửa. ðối
với bò không có chửa, ñể khám cổ tử cung và các phần còn lại của cơ quan sinh sản không
cần phải ñưa tay vào sâu quá khuỷu
tay. ở bò tơ, có thể cầm ñược cổ tử
cung khi ñưa tay vào sâu ñến cổ tay.
Tuy nhiên, nó có thể bị kéo ra khỏi Lç t/c Cæ tö cung
tầm tay với do sức kéo của khối
lượng thai khi bò có chửa.
Có một ñường ống hẹp xuyên
qua giữa cổ tử cung. ống này có
dạng xoắn và thường khép chặt.
ðường ống này hé mở khi bò ñộng ¢m ®¹o NÕp gÊp vßng
dục và mở rộng khi bò ñẻ. ðiểm bắt Manh nang TTh©n tö cung
ñầu của ñường ống này ñược gọi là
lỗ cổ tử cung. Nó nhô vào phía trong
âm ñạo tạo nên một vòng manh nang Hình 6.2: Cấu trúc chi tiết của cổ tử cung
xung quanh.

c. Tử cung
Tử cung bao gồm thân và 2 sừng tử cung. Thân tử cung dài 2-3 cm sau ñó tách ra thành
2 sừng. Khi sờ khám nó có cảm giác dài hơn vì các sừng ñược liên kết với nhau bởi dây chằng
trong khoảng 10-12cm sau ñó mới tách làm hai. Hai sừng tử cung dài khoảng 35-40 cm, có
ñường kính từ 2 cm trở lên. Sừng tử cung có thành dày, ñàn hồi và có nhiều mạch máu ñể
nuôi thai.

d. ống dẫn trứng


ống dẫn trứng, hay vòi Fallop, dài 20-25 cm với ñường kính khoảng 1-2 mm. Nó chạy
dài từ ñầu mút của sừng tử cung ñến phần loa kèn hứng trứng bao quanh buồng trứng. ống
dẫn trứng rất khó phát hiện khi sờ khám. Sự thụ tinh ñược xảy ra ở 1/3 phía trên của ống dẫn
trứng.

e. Buồng trứng No
n bao chÝn

Bò cái có hai buồng trứng hình trái Trøng rông


No
n bao ®ang
xoan, kích thước trung bình khoảng 4cm ph¸t triÓn
× 3cm × 1,5cm, thay ñổi tuỳ thuộc vào No
n bao vì
tuổi và giống. Buồng trứng có hai chức M« ®Öm

ThÓ vµng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
M¹ch qu¶n 143

Hình 6.3: Các cấu trúc có thể có trên buồng


năng: ngoại tiết (sản sinh ra tế bào trứng) và nội tiết (sản sinh ra các hóc-môn tham gia ñiều
tiết hoạt ñộng sinh sản của bò).
Buồng trứng có thể dễ dàng sờ thấy dọc theo phía bên cạnh sừng tử cung (thường có
hình dáng giống quả hạch). Những người có kinh nghiệm có khả năng phát hiện các cấu trúc
trên buồng trứng (hình 6.3). Trứng phát triển trong các noãn bao (hay nang trứng) nằm trên
bề mặt của buồng trứng. Lúc trứng sắp rụng, các bao noãn rất mềm và linh ñộng, với kích
thước ñường kính khoảng 2cm.
Khi bao noãn vỡ trứng ñược thải ra, ñể lại một hố lõm và nhanh chóng ñược lấp ñầy
bằng các mô. Sau 3-5 ngày các mô này phát triển hình thành thể vàng là nơi sinh ra hóc-môn
progesteron.
1.2. Hoạt ñộng chu kỳ tính

a. Sự thành thục tính dục


Dậy thì (puberty) ở trâu bò cái ñược xác ñịnh là ñộ tuổi ñộng dục lần ñầu có rụng trứng.
Vì sự dậy thì ñược kiểm soát bởi những cơ chế nhất ñịnh về sinh lý, kể cả các tuyến sinh dục
và thuỳ trước tuyến yên, do ñó cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả di truyền và
ngoại cảnh (mùa, nhiệt ñộ, dinh dưỡng, v. v…) tác ñộng ñến những cơ quan này.
Tuổi và thể trọng lúc dậy thì chịu tác ñộng bởi những yếu tố di truyền. Trung bình tuổi
dậy thì là 8-11 tháng tuổi ñối với bò cái châu Âu: bò Jersey dậy thì lúc 8 tháng tuổi với thể
trọng 160kg, còn bò Holstein trung bình là 11 tháng tuổi nặng khoảng 270kg.
Một bò cái hậu bị Holstein ñược ăn theo mức dinh dưỡng quy ñịnh sẽ dậy thì lúc 11
tháng tuổi. Bò cái hậu bị có mặt bằng dinh dưỡng kém thì dậy thì muộn hơn so với những
bò ñược nuôi dưỡng ñúng quy ñịnh. Nếu từ khi sơ sinh mà nuôi với mức năng lượng bằng
62% so với quy ñịnh, nó sẽ dậy thì vào lúc trên 20 tháng tuổi. Ngược lại, bò cái hậu bị
Holstein ñược nuôi bằng 146% mức quy ñịnh dậy thì lúc 9,2 tháng tuổi.
Nhiệt ñộ môi trường cao cũng làm cho dậy thì muộn. Những bê cái hậu bị giống thịt
ñược nuôi ở 100C, ñạt ñược dậy thì lúc 10,5 tháng tuổi, nhưng những bê cái tương tự ñược
nuôi ở 270C, phải ñến 13 tháng tuổi mới dậy thì. Những yếu tố ngoại cảnh khác có thể làm
chậm dậy thì gồm có sức khoẻ kém và chuồng trại vệ sinh kém.
Sự hiện diện của những con bò cái trưởng thành khác và của bò ñực trong ñàn làm cho
bò tơ xuất hiện ñộng dục sớm hơn.

b. Chu kỳ tính và hiện tượng ñộng dục


Sau tuổi dậy thì các buồng trứng có hoạt ñộng chức năng và con vật có biểu hiện ñộng
dục theo chu kỳ. Chu kỳ này bao gồm các sự kiện ñể chuẩn bị cho việc giao phối, thụ tinh và
mang thai. Nếu sự mang thai không xảy ra, chu kỳ lại ñược lặp ñi lặp lại. Một chu kỳ sinh dục
như vậy ñược tính từ lần ñộng dục này dến lần ñộng dục tiếp theo.
Thời gian của một chu kỳ ñộng dục ở bò trung bình là 21 ngày, dao ñộng trong khoảng
18-24 ngày. Chu kỳ ngắn hơn là “bất bình thường”, còn chu kỳ dài hơn (nhất là những trường
hợp dài hơn 18-24 ngày) có thể do không phát hiện ñược ñộng dục. Những ñộ dài chu kỳ
quãng 30-35 ngày có thể là “ñộng dục giả” xảy ra sau khi phối giống hoặc phản ánh hiện
tượng chết phôi sớm.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
144
Chu kỳ ñộng dục ở trâu cái biến ñộng rất lớn và biểu hiện ñộng dục ở trâu cái không rõ
như ở bò cái. Hiện tượng ñộng ở trâu chịu ảnh hưởng của mùa vụ, chủ yếu xây ra vào mùa
ñông-xuân.
Nhiều nhà nghiên cứu ñã chia chu lỳ ñộng dục của bò thành 4 giai ñoạn (hình 6.4) gồm:
tiền ñộng dục, ñộng dục, hậu ñộng dục và thời kỳ yên tĩnh. Tiền ñộng dục và ñộng dục thuộc
về pha noãn bao (follicular phase), còn thời kỹ hậu ñộng dục và yên tĩnh thuộc về pha thể
vàng (luteal phase) của chu kỳ.

Rông trøng
HËu ®éng dôc

§éng dôc
Yªn tÜnh
TiÒn ®éng dôc

Hình 6.4: Các giai ñoạn của chu kỳ ñộng dục ở bò


- Tiền ñộng dục (proestrus)
ðây là giai ñoạn diễn ra ngay trước khi ñộng dục. Trong giai ñoạn này trên buồng trứng
một noãn bao lớn bắt lớn nhanh (sau khi thể vàng của chu kỳ trước bị thoái hoá). Vách âm
ñạo dày lên, ñường sinh dục tăng sinh, xung huyết. Các tuyến sinh dục phụ tăng tiết dịch nhờn
trong suốt, khó ñứt. Âm môn hơi bóng mọng. Cổ tử cung hé mở. Con vật bỏ ăn, hay kêu rống
và ñái rắt. Có nhiều bò ñực theo trên bãi chăn, nhưng con vật vẫn chưa chịu ñực.
- ðộng dục (oestrus)
ðây là một thời kỳ ngắn biểu hiện hiện tượng "chịu ñực" của bò cái. Thời gian chịu ñực
dao ñộng trong khoảng 6-30 giờ, bò tơ trung bình 12 giờ, bò cái sinh sản 18 giờ. Thời gian
chịu ñực cũng có biến ñộng giữa các cá thể. Bò cái trong ñiều kiện khí hậu nóng có thời gian
chịu ñực ngắn hơn (10-12 giờ) so với bò cái xứ lạnh (trung bình 18 giờ). Trong thời gian chịu
ñực niêm dịch chảy ra nhiều, càng về cuối càng trắng ñục như hồ nếp, ñộ keo dính tăng. Âm
môn màu hồng ñỏ, càng về cuối càng thẩm. Cổ tử cung mở rộng, hồng ñỏ. Con vật chịu ñực
cao ñộ.
Chú ý: Bò cái trong các giai ñoạn khác của chu kỳ ñộng dục sẽ nhảy lên những bò cái
chịu ñực nhưng không cho con khác nhảy lên nó. Do ñó, ñứng yên cho con khác nhảy lên là
biểu hiện tập tính ñặc thù mạnh mẽ nhất của chịu ñực ở bò cái.
- Hậu ñộng dục (metoestrus)
Giai ñoạn này ñược tính từ lúc con vật thôi chịu ñực ñến khi cơ quan sinh dục trở lại
trạng thái bình thường (khoảng 5 ngày). Con cái thờ ơ với con ñực và không cho giao phối.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
145
Niêm dịch trở thành bã ñậu. Sau khi thôi chịu ñực 10-12 giờ thì rụng trứng. Khoảng 70% số
lần rụng trứng vào ban ñêm. Có khoảng 50% bò cái và 90% bò tơ bị chảy máu trong giai ñoạn
này. Có một ít máu dính ở ñuôi quãng 35-45 giờ sau khi kết thúc chịu ñực. Hiện tượng chảy
máu không phải là vật chỉ thị cho sự có chửa hoặc không thụ thai.
- Giai ñoạn yên tĩnh (dioestrus)
ðây là giai ñoạn yên tĩnh giữa các chu kỳ ñộng dục ñược ñặc trưng bởi sự tồn tại của
thể vàng (corpus luteum). Nếu không có chửa thì thể vàng sẽ thành thục khoảng 8 ngày sau
khi rụng trứng và tiếp tục hoạt ñộng (tiết progesteron) trong vòng 8-9 ngày nữa và sau ñó
thoái hoá. Lúc ñó một giai ñoạn tiền ñộng dục của một chu kỳ mới lại bắt ñầu.
Nếu trứng ñược thụ tinh thì giai ñoạn này ñược thay thế bằng thời kỳ mang thai (thể
vàng tồn tại và tiết progesteron), ñẻ và một thời kỳ không có hoạt ñộng chu kỳ tính sau khi ñẻ.

c. ðiều hoà chu kỳ ñộng dục


- Liên hệ thần kinh-nội tiết giữa vùng dưới ñồi-tuyến yên-buồng trứng
Hoạt ñộng sinh dục của bò cái ñược ñiều hoà sự phối hợp thần kinh-nội tiết trong trục
dưới ñồi-tuyến yên-buồng trứng (hình 6.5). Thông tin nội tiết ñược bắt ñầu bằng việc tiết
GnRH (Gonadtrophin Releasing Hormone) từ vùng dưới ñồi (Hypothalamus). GnRH tác ñộng
làm chuyển ñổi thông tin thần kinh trong não thành tín hiệu nội tiết ñể kích thích thuỳ trước
tuyến yên tiết hai loại hóc-môn gonadotropin là FSH (Follicle Stimulating Hormone) và LH
(Luteinizing Hormone). FSH và LH ñược tiết vào hệ tuần hoàn chung và ñược ñưa ñến buồng
trứng, kích thích buồng trứng phân tiết estrogen, progesteron và inhibin. Các hóc-môn buồng
trứng này cũng có ảnh hưởng lên việc tiết GnRH, FSH và LH thông qua cơ chế tác ñộng
ngược. Progesteron chủ yếu tác ñộng lên vùng dưới ñồi ñể ức chế tiết GnRH, trong khi ñó
estrogen tác ñộng lên thuỳ trước tuyến yên ñể ñiều tiết FSH và LH. Inhibin chỉ kiểm soát (ức
chế) việc tiết FSH.

Thay ®æi hµnh vi

no

TuyÕn yªn

TB theca TB h¹t

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
146
Hình 6.5: Các liên hệ trong trục dưới ñồi-tuyến yên-buồng trứng
- ðiều hoà hoạt ñộng chu kỳ tính và ñộng dục
Chu kỳ ñộng dục ở bò cái có liên quan ñến những sự kiện kế tiếp nhau trong buồng
trứng, tức là sự phát triển noãn bao, rụng trứng, sự hình thành và thoái hoá của thể vàng, dẫn
ñến hiện tượng ñộng dục. Các sự kiện này ñược ñiều hoà bởi trục dưới ñồi-tuyến yên-buồng
trứng thông qua các hóc-môn (hình 6.5). Những biến ñổi về nội tiết, sinh lý và hành vi liên
quan ñến hiện tượng ñộng dục ñược phác hoạ ở hình 6.6.

Sãng LH

Ngµy

Rông trøng

Tr−¬ng lùc tö cung


DÞch cæ tö cung

ChÞu
®ùc

Hình 6.6: Những biến ñổi về nội tiết, sinh lý và hành vi liên quan ñến hiện tượng
ñộng dục ở bò cái (Jainudeen et al., 1993)

Trước khi ñộng dục xuất hiện (tiền ñộng dục), dưới tác dụng của FSH do tuyến yên tiết
ra, một nhóm noãn bao buồng trứng phát triển nhanh chóng và sinh tiết estradiol với số lượng
tăng dần. Estradiol kích thích huyết mạch và tăng trưởng của tế bào ñường sinh dục cái ñể
chuẩn bị cho quá trình giao phối và thụ tinh. FSH cùng với LH thúc ñẩy sự phát triển của
noãn bao ñến giai ñoạn cuối.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
147
Khi hàm lượng estradiol trong máu cao sẽ kích thích thần kinh gây ra hiện tượng ñộng
dục. Sau ñó (hậu ñộng dục) trứng sẽ rụng sau một ñợt sóng tăng tiết LH (LH surge) từ tuyến
yên. Sóng này hình thành do hàm lượng estradiol trong máu cao kích thích vùng dưới ñôì tăng
tiết GnRH. Sóng LH cần cho sự rụng trứng và hình thành thể vàng vì nó kích thích trứng chín,
làm tăng hoạt lực các enzym phân giải protein ñể phá vỡ các mô liên kết trong vách noãn bao,
kích thích noãn bao tổng hợp prostaglandin là chất có vai trò rất quan trọng trong việc làm vỡ
noãn bao và tạo thể vàng.
Sau khi trứng rụng thể vàng ñược hình thành trên cơ sở các tế bào ở ñó ñược tổ chức lại
và bắt ñâù phân tiết progesteron. Hóc-môn này ức chế sự phân tiết gonadotropin (FSH và LH)
của tuyến yên thông qua hiệu ứng ức chế ngược, do ñó mà ngăn cản ñộng dục và rụng trứng
cho ñến chừng nào mà thể vàng vẫn còn hoạt ñộng (pha thể vàng của chu kỳ).
Tuy nhiên, trong pha thể vàng (luteal phase) các hóc-môn FSH và LH vẫn ñược tiết ở
mức cơ sở dưới kích thích cuả GnRH và ức chế ngược của các hocmôn steroid và inhibin từ
các noãn bao ñang phát triển. FSH ở mức cơ sở (thấp) này kích thích sự phát triển của các
noãn bao buồng trứng và kích thích chúng phân tiết inhibin. Mức LH cơ sở cùng với FSH cần
cho sự phân tiết estradiol từ các noãn bao lớn và progesteron từ thể vàng trong thời kỳ “yên
tĩnh” của chu kỳ.
Thực ra trong mỗi chu kỳ ñộng dục không phải chỉ có một noãn bao phát triển mà có
nhiều noãn bao phát triển theo từng ñợt sóng với khoảng cách ñều nhau. ðối với bò thường có
2-3 ñợt sóng/chu kỳ. Mỗi ñợt sóng như vậy ñược ñặc trưng bởi một số noãn bao có nang nhỏ
cùng bắt ñầu phát triển, sau ñó 1 noãn bao ñược chọn thành noãn bao trội, noãn bao trội này
sẽ ức chế sự phát triển tiếp theo của các noãn bao cùng phát triển còn lại trong nhóm ñó. Sự
ức chế của noãn bao trội này thông qua inhibin do nó tiết ra làm ức chế tiết FSH của tuyến
yên. Tuy nhiên, chừng nào còn có mặt của thể vàng (hàm lượng progesteron trong máu cao)
thì noãn bao trội không cho trứng rụng ñược mà bị thoái hoá và một ñợt sóng phát triển noãn
bao mới lại bắt ñầu (hình 6.7).

Tiªu thÓ vµng


Rông

R – KÝch ho¹t
S – Chän läc
Sãng 1
Sãng 2 D – Tréi
A – Tho¸i ho¸
Sãng 3

Nguån no
n bao mÉn c¶m gonadotropin

HËu §. dôc Yªn tÜnh TiÒn §. dôc §. dôc

Ngµy cña chu kú

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
148
Hình 6.7: Các sóng phát triển noãn bao trong một chu kỳ tính (Ginther et al., 1989)

Nếu trứng rụng của chu kỳ trước không ñược thụ thai thì ñến ngày 17-18 của chu kỳ nội
mạc tử cung sẽ tiết prostaglandin F2a, hóc-môn này có tác dụng làm tiêu thể vàng và kết thúc
pha thể vàng của chu kỳ. Noãn bao trội nào có mặt tại thời ñiểm này sẽ có khả năng cho trứng
rụng nhờ có hàm lượng progesteron trong máu thấp. Việc giảm hàm lượng progesteron sau
khi tiêu thể vàng làm tăng mức ñộ và tần số tiết GnRH và do ñó mà tăng tiết LH của tuyến
yên. Kết quả là noãn bao tiền rụng trứng (trội) tăng sinh tiết estradiol và gây ra giai ñoạn tiền
ñộng dục (pha noãn bao) của một chu kỳ mới.
Tuy nhiên, nếu trứng rụng trước ñó ñã ñược thụ tinh thì thể vàng không tiêu biến và
không có trứng rụng tiếp. Thể vàng trong trường hợp này sẽ tồn tại cho ñến gần cuối thời gian
có chửa ñể duy trì tiết progesteron cần cho quá trình mang thai. Thể vàng thoái hoá trước khi
ñẻ và chỉ sau khi ñẻ hoạt ñộng chu kỳ của bò cái mới dần dần ñược hồi phục.
1.3. Mang thai

a. Quá trình phát triển của phôi thai


Mang thai (thai nghén) là giai ñoạn có chửa, bắt ñầu khi trứng ñược thụ tinh và kết thúc
bằng sự ñẻ. ðối với bò giai ñoạn mang thai kéo dài trung bình là 280 ngày. Thời gian mang
thai trung bình của trâu là 315 ngày. Thời gian mang thai có khác nhau tuỳ cá thể, giống, lứa
ñẻ, giới tính của thai. Nếu chửa ñôi thì thời gian mang thai sẽ ngắn lại.
Trong giai ñoạn ñầu của thời kỳ thai nghén, phôi trôi nổi tự do, ñầu tiên là trong ống
dẫn trứng, sau ñó là trong dạ con. Trứng ñược thụ tinh thường thường tới tử cung vào ngày
thứ 5-6. Phôi bám vào tử cung vào ngày thứ 30 (nhau thai sẽ dần dần bám vào núm nhau mẹ
tại nội mạc tử cung). ðối với bò sữa trong khoảng 30-35 ngày sau khi thụ tinh, có khoảng 3-4
núm nhau mong manh bám vào sừng tử cung có chửa.
Trong vòng 40 ngày lá mầm xuất hiện cả hai sừng tử cung. Sau khoảng 70 ngày chửa
thì có khoảng 40-50 núm nhau (lá mầm) xuất hiện. Giữa thời kỳ có chửa số núm nhau là 150 .
Sự hình thành và phát triển của thai ñược chia làm 3 giai ñoạn tách biệt, ñó là: phân
chia, biệt hoá và sinh trưởng.
- Sự phân chia
Sau khi ñược thụ tinh, hợp tử phân chia liên tục không có sự tăng lên của tế bào chất,
lần phân chia ñầu tiên tạo nên phôi 2 tế bào (1 ngày) kế tiếp ñó là sự phân chia bổ sung khi
phôi di chuyển từ ống dẫn trứng tới tử cung một quả cầu 16 ñến 32 tế bào (4-7 ngày), nằm
trong màng trong suốt. Khi cấu trúc này có nhiều tế bào không ñếm ñược, gọi là phôi dâu
(morula). Mấy ngày tiếp theo, chất lỏng tập hợp trong các khoảng gian bào sẽ nhô vào giữa
hình thành phôi nang (blastocyst), một cấu trúc có xoang chứa ñầy dịch thể (khoang phôi,
blastocoel) có một lớp tế bào bọc xung quanh.
- Sự biệt hoá
Trong giai ñoạn này diễn ra các quá trình phức tạp biệt hoá các mô bào kèm theo việc
hình thành các hệ thống và cơ quan chính:
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
149
Ngày 20-22: hệ thống tuần hoàn bắt ñầu hình thành.
Ngày 23-26: tim, gan, thận, phổi hình thành.
Ngày 35-60 (tiền thai): Các mô, tổ chức thần kinh, sụn, tuyến sữa, cơ quan sinh dục và
ñặc trưng của giống bắt ñầu hình thành.
Như vậy, sau 60 ngày toàn bộ các cơ quan ñã ñược hình thành và phát triển. Hợp tử
bình quân nặng 3 microgam, sau 60 ngày nặng 8-15g, tức là ñã tăng 3-5 triệu lần.
- Sự phát triển của bào thai
ở ñầu thời kỳ có chửa, tốc ñộ sinh trưởng tương ñối của thai nhanh hơn cuối kỳ chửa.
Giữa ngày chửa 45 và 75, thai bê tăng kích thước 1000% (tức là 6 ñến 72g). Cường ñộ sinh
trưởng càng về cuối càng giảm ñi nhiều, nhưng khối lượng tuyệt ñối của thai tăng rất nhanh,
nhất là từ tháng thứ 7 ñến khi ñẻ:
5 tháng 2-4 kg
7 tháng 12-16 kg
Khối lượng sơ sinh 25-40 kg
Như vậy, trong 2-2,5 tháng cuối khối lượng của thai tăng 13-24 kg, tức là bằng khoảng
2/3 ñến 3/4 khối lượng sơ sinh.
- Song thai
Tỷ lệ ñẻ sinh ñôi ở bò tương ñối thấp, biến ñộng từ 0,5 ñến 4% tuỳ theo giống. Theo
một số thông tin khác thì tỷ lệ này là 8–10%. Tỷ lệ sinh ñôi ñối với bò nâu Thụy Sĩ và bò Hà
Lan (HF) cao hơn bò Jersey và các giống bò sữa khác. Tỷ lệ sinh ñôi ở bò thịt là thấp. ở bò
thịt, tỷ lệ sinh ñôi dưới 1%. Sinh ñôi là ñiều không mong muốn ở ñàn bò bởi vì làm tăng nguy
cơ sót nhau, ảnh hưởng ñến sinh sản sau này, bê sinh ra yếu ớt, khó nuôi và giảm khả năng
sản xuất sữa ở những bò mẹ sau khi ñẻ sinh ñôi. Hệ số di truyền của song thai là thấp. Nguy
cơ sinh ñôi tăng theo tuổi trong một số năm tiếp theo, sau ñó giảm xuống. Phần lớn sinh ñôi
thuộc loại hình hai trứng. ðó là do rụng 2 trứng trong một chu kỳ ñộng dục.
Một số cặp song sinh là ñơn hợp tử, do thụ tinh một noãn bào ñơn. Song sinh ñơn hợp
tử thường có cùng giới tính, có cùng tính di truyền và cùng kiểu hình nhưng một thai này
thường lớn hơn thai kia. Hiện chưa rõ nguyên nhân của song sinh từ ñơn hợp tử. ở bò, song
sinh ñơn hợp tử chiếm khoảng 8–10% tổng số song sinh. Có một tỷ lệ thấp về tiêu thai và sẩy
thai xảy ra ở bò song sinh ñơn hợp tử.

b. Những biến ñổi của cơ thể mẹ trong thời gian mang thai
Trâu bò cái mang thai có một số biến ñổi trong cơ thể cần ñược chú ý như sau:
- Khối lượng cơ thể tăng
Khối lượng con mẹ tăng lên là do sự phát triển của thai, ñặc bịêt là giai ñoạn 2 tháng có
thai cuối cùng. Khối lượng bò mẹ tăng còn do sự phát triển của tử cung, hệ thống nhau thai;
mặt khác còn do trong thời gian mang thai khả năng tích luỹ dinh dưỡng của bò mẹ tăng lên.
Khối lượng dịch thể của thai, màng thai và tử cung bò mẹ tăng lên theo thời gian có
chửa. Ngay trước lúc bò ñẻ, khối lượng của dịch thai khoảng 15,5kg và nhau thai khoảng
3,8kg. Tử cung sẽ tăng từ 1kg lên 10kg trong thời gian chửa, thậm chí kích thước tử cung

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
150
tăng gần 10 lần, thai cùng với dịch thể, nhau thai chiếm khoảng 85% tổng khối lượng của tử
cung và những vật thể ñược tử cung chứa ñựng.
- Trao ñổi chất và năng lượng tăng
Khi có thai ở tháng thứ 8 trao ñổi chất ñạt 129%, còn khi ñể ñạt 141% so với lúc bình
thường. Sự tích luỹ N trong 6 tháng ñầu cao hơn bò tơ 40%, dẫn ñến hàm lượng N trong máu
giảm, ñặc biệt là ở giai ñoạn cuối. Hàm lượng Ca và P trong máu giảm thấp, K có xu hướng
tăng. Lượng kiềm dự trữ giảm, máu dễ ñông hơn. Chỉ số A/G tăng lên ñạt cực ñại lúc thai 6-7
tháng, sau ñó có xu hướng giảm ñi và tăng lên trước khi ñẻ nửa tháng.
- Thay ñổi trong hệ thống nội tiết
Thể vàng ñược hình thành và tiết progesteron trong suốt thời gian mang thai. Hóc-môn
này có tác dụng ức chế rụng trứng, kích thích sự phát triển của màng nhầy tử cung, giảm thấp
nhu ñộng của cơ trơn ñể duy trì sự mang thai. Vào tháng 9 hàm lượng progesteron có xu
hướng giảm.
Nhau thai tiết estrogen tăng dần ở tháng thứ 2-3 và cao nhất ở tháng 8-9. Estrogen có
tác dụng kích thích mạnh trao ñổi protein, kích thích tăng sinh tử cung và hoạt hoá một số
men. ðến khi ñẻ lượng estogen giảm nhưng vẫn ñủ ñể kích thích tuyến yên tiết prolactin cần
cho quá trình tiết sữa. Ngoài ra nhau thai còn tiết ra các hocmôn gonadotropin ñể duy trì chức
năng tối thiểu của buồng trứng.
- Thay ñổi hoạt ñộng của các cơ quan nội tạng
Các cơ quan nội tạng, ñặc biệt là cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết có sự thay
ñổi thích ứng. Do sự phát triển của thai mà dung tích dạ cỏ thu hẹp lại. Hô hấp nông, nhanh và
hoạt lượng phổi giảm. Tần số tim nhanh, nhưng lượng hồng cầu và Hb biến ñổi không nhiều.
Bạch cầu chỉ tăng ở giai ñoạn cuối và cao nhất trước lúc ñẻ. Số lần thải phân và nước tiểu
tăng lên.
1.4. ðẻ

a. Hiện tượng sắp ñẻ


Dấu hiệu ñầu tiên của trâu bò sắp ñẻ là sự di chuyển của thai ñến vị trí sinh. Trong gần
hết thời gian chửa, thai nằm ngửa, ñưa chân lên trên. Sau khi xoay ñến vị trí sinh, thai nằm
sấp, hai chân trước ñặt ở cổ tử cung và mũi của thai nằm giữa hai chân trước. Thai nằm ở vị
trí bất bình thường chiếm khoảng 5%. Những hiện tượng không bình thường có thể có như
một chân hoặc cả hai chân hoặc phần ñầu bị quay trở lại, hoặc ñuôi hướng về phía cổ tử cung.
Biểu hiện bên ngoài rõ nhất là bụng sệ xuống, dây chằng mông-khum nhão gây hiện
tượng “sụt mông”. ðó là do khi sắp ñẻ, relaxin kết hợp với estrogen sẽ làm giãn rộng khung
chậu, mở rộng ñường sinh ñẻ ñể cho thai ñi ra một cách dễ dàng. Dây chằng ở quanh khấu
ñuôi chùng xuống làm cho phần khấu ñuôi nhô lên. Âm hộ sẽ mềm hơn, lộ ra và sưng. Nước
nhờn lúc này từ âm hộ chảy ra ngoài thành dòng vì estrogen làm cho niêm mạc cổ tử cung tiết
ra niêm dịch mới.
Bầu vú căng, con cao sản có thể có sữa ñầu chảy ra. Sự tăng trưởng tuyến vú có thể
nhận thấy ở thời kỳ cuối cùng của qúa trình mang thai. ðây có thể do hoạt ñộng hiệp trợ của
estrogen và progestin, chúng kích thích sự phát triển của các ống dẫn và mô tiết trong các
tuyến vú. Khi sắp ñẻ, các tuyến vú to ra và chúng chứa ñầy sữa. Sự tổng hợp sữa là do

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
151
prolactin phối hợp với một số hocmon khác Do oxytocin ñược phóng thích khi chuyển dạ,
hiện tượng xuống sữa thường làm cho sữa ứa ra ở ñầu núm vú.
Về hành vi, bò hay có hiện tượng giữ gìn, tìm chỗ rộng rãi thoáng ñãng hay chỗ kín ñáo
ñể ñứng nhằm tránh những con khác. Có hiện tượng ñứng nằm không yên, ñuôi thường cong
lên, kèm theo rặn ñẻ, càng gần lúc ñẻ thì tần số rặn càng tăng. Con vật hay ñi tiểu vặt, lưng
luôn luôn cong ở tư thế rặn. Quá trình rặn ñẻ có thể kéo dài 30 phút ñến 1 giờ.

b. Quá trình ñẻ
Quá trình ñẻ ñược chia ra 3 thời kỳ như sau:
- Thời kỳ mở cổ tử cung
Thời kỳ này bắt ñầu từ khi tử cung có cơn co bóp ñầu tiên ñến khi cổ tử cung mở ra
hoàn toàn. ðộng lực thúc ñẩy cho quá trình sinh ñẻ là sự co bóp của cơ quan sinh dục ñược
tiến hành từ mút sừng tử cung ñến thân tử cung, ñến cổ tử cung và ñến âm ñạo. Thời gian co
bóp có những khoảng cách nên tạo ra những cơn rặn.
Trong giai ñoạn này thời gian co bóp của tử cung chỉ 3 phút/ lần. Cường ñộ co bóp
chuyển từ sừng tử cung xuống thân tử cung, ñến cổ tử cung ra ngoài âm ñạo. Nước ở trong tử
cung và màng thai dồn ép ra ngoài, cổ tử cung lúc này ñã mở ra, màng thai một phần ñã lọt ra
ngoài. Cùng với sức co bóp của tử cung tăng lên, màng thai lại tiếp tục chui ra, ép vào cổ tử
cung làm cho cổ tử cung mở càng rộng. Khi cổ tử cung ñã mở rộng thì một phần của thai chui
ra, lúc này giữa cổ tử cung và âm ñạo không còn ranh giới nữa. Cổ tử cung co bóp làm cho
sừng tử cung co ngắn lại, dồn ép xuống thân tử cung, kích thích cho thai thúc ñẩy ra ngoài.
Sau ñó cổ tử cung mở rộng hoàn toàn, sức co bóp của sừng tử cung ñẩy mạnh phần trước của
thai ra ngoài âm ñạo.
Bò cái có thời kỳ mở cổ tử cung khoảng 6 giờ, cá biệt có con tới 12 giờ. ðối với những
con ñã ñẻ nhiều lần, thời kỳ mở cổ tử cung từ 30 phút ñến 4 giờ.
- Thời kỳ ñẻ (sổ thai)
Thời kỳ này bắt ñầu từ khi cổ tử cung
mở hoàn toàn và kết thúc khi thai lọt ra
ngoài. Thai trước hết phải ñược ñẩy qua cổ
tử cung và ñi vào âm ñạo. Nếu ñẻ bình
thường (dọc ñầu sấp), bộ phận ñi trước nhất
là ñầu và chân (hình 6.8). Lúc này gia súc
cái bồn chồn, ñứng nằm không yên, chân
cào ñất, có con chân sau ñá vào bụng, lưng
cong lên mà rặn.
Khi ñầu của thai ñã ñi vào hố chậu,
gia súc cái lại nằm xuống. ðặc ñiểm là sức
co bóp của tử cung trong thời kỳ này mạnh Hình 6.8: Ngôi thai bình thường
vì thân của thai tiếp xúc với niêm mạc âm
ñạo, gây ra một ma sát lớn. Trong lúc này
gia súc thường kêu, nguyên nhân của gia súc kêu, phản ứng ñau ñớn khi sinh ñẻ là vì dịch ối,
dịch niệu chảy ra hết, thân thai lại tiếp giáp vào niêm mạc âm ñạo.
Bào thai càng ñi ra phần ngoài thì càng tăng kích thích cho cơ co bóp. Lực co bóp lúc
này là tổng hợp giữa co bóp của ñường sinh dục, sự co bóp của cơ thành bụng, cơ hoành
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
152
thành một lực mạnh và ñược kéo dài. ðến thời kỳ này thai bắt ñầu chuyển hướng ñể ra ngoài.
Trong thời gian chửa, bình thường thai bò nằm nghiêng một bên bụng mẹ và khi ñẻ chuyển
một góc 90O ñể thành thai ở tư thế dọc ñầu sấp.
Bò rặn mỗi lần từ 80-100 giây, rặn một vài lần lại nghỉ một lúc. Lực co bóp lúc ñẻ này
rất mạnh, khi rặn ñẻ con vật thường nghiêng, bàn chân duỗi thẳng, lúc nghỉ lại nằm phủ phục.
Tử cung co bóp liên tục dồn nước ối ra nhiều, thai cũng ñược ñưa ra nên áp lực trong bọc thai
tăng lên làm vỡ bọc ối. Nước chảy ra ngoài gọi là nước ối. Sau khi vỡ ối sức rặn của gia súc
càng mạnh ñẩy thai và màng thai qua ñường sinh dục. Thường sau khi vỡ ối 1 giờ thì thai ra.
Khi bắt ñầu rặn ñẻ, con vật lúc nằm xuống, lúc lại ñứng dậy, cũng có con chỉ nằm khi
ñầu thai ñã lọt ra ngoài âm hộ, một số con chỉ ñứng. Bò thường vỡ ối ở ngoài âm hộ.
Trong giai ñoạn sổ thai, ñầu thai qua ñường sinh dục khó khăn. Sau mỗi lần rặn ñẻ thai
ñược ñưa ra ngoài một khoảng nhất ñịnh, khi ngừng cơn rặn thai lại thụt vào trong một ít.
Móng chân và ñầu thai có thể thấy thập thò ở cửa âm hộ vài lần rất rõ, sau vài lần ñó thai mới
ra ngoài ñược. Trong lúc này cơn rặn của mẹ rất khỏe, sau một cơn rặn thật mạnh, kêu rống
lên, ñầu thai mới chui qua cửa xoang chậu, con mẹ lại nghỉ một thời gian, lại tiếp tục rặn, lúc
này thai mới ra khỏi ñường sinh dục.
Phần ñầu của thai ra trước, tiếp ñến phần ngực ra sau. Lúc này sức rặn con mẹ giảm
xuống. Phần còn lại của thai nhờ sức ñạp của hai chân sau mà ra ngoài hoàn toàn. Gia súc mẹ
thôi rặn, nghỉ một thời gian rồi quay lại liếm con.
Sau khi thai ra ngoài thì thường tự ñứt rốn. Do ñộng mạch rốn có mối quan hệ với màng
thai và tổ chức xung quanh rất ñàn hồi nên khi ñứt lỗ rốn thụt vào trong xoang bụng, nhưng
ñộng mạch ñã kín nên không có gì nguy hại.
Gia súc ñẻ sinh ñôi thì hai thai ra cách nhau từ 20 phút ñến 2 giờ.
- Thời kỳ sổ nhau
Sau khi thai lọt ra khỏi ñường sinh dục một thời gian con mẹ trở nên yên tĩnh, nhưng tử
cung vẫn co bóp và tiếp tục những cơn rặn, mỗi lần co bóp từ 1,5-2 phút, thời gian giữa hai
lần co bóp là 2 phút, tuy cường ñộ lúc này có yếu hơn. Cơn rặn lúc này chủ yếu là ñể ñưa
nhau thai ra ngoài.
Trong thời gian này tuần hoàn của núm nhau mẹ và núm nhau con ñã giảm nên nhau
thai có thể tách ra ñược. Các nhung mao teo lại, tách núm nhau mẹ ra khỏi nhau thai. Tử cung
tiếp tục co bóp và thu nhỏ lại dần về thể tích, nhưng màng niệu và màng nhung mao thì không
co lại ñược nên bị tử cung ñẩy ra ngoài.
Trong quá trình ñẩy màng nhau thai ra, do ñặc tính của tử cung co bóp từ mút sừng tử
cung cho xuống thân tử cung, nên màng nhau thai bong ra sẽ ñược lộn trái, phần ở mút sừng
tử cung ra trước, sau ñó bong dần xuống sừng tử cung, thân tử cung và ra ngoài. Có trường
hợp màng nhau thai không bị lộn trái do màng niệu, màng nhung mao ñã tách hoàn toàn khỏi
niêm mạc tử cung. Do mạch máu của núm nhau mẹ không bị tổn thương cho nên khi nhau thai
bong ra, con vật không bị xuất huyết.
Sau khi thai ra từ 4-6 giờ thì nhau ra. Nếu bong nhau từ 6-12 giờ sau ñẻ thì ñược gọi là
bong nhau chậm. Sau 12 giờ mà nhau thai không ra ñược thì gọi là sát nhau. Trường hợp này
cần phải can thiệp.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
153
1.5. Phục hồi hoạt ñộng sinh dục sau khi ñẻ
Sau khi ñẻ tử cung phải ñược phục hồi cả về mặt thực thể và sinh lý và buồng trứng
phải trở lại hoạt ñộng chu kỳ bình thường ñể bò cái lại có thể có thai tiếp (hình 6.9). Các quá
trình xảy ra trong giai ñoạn sau khi ñể chịu sự chi phối của một loạt yếu tố, trong ñó chủ yếu
là quá trình bú sữa và ñiều kiện dinh dưỡng, ngoài ra còn có ảnh hưởng của mùa vụ, giống,
tuổi, lứa ñẻ và ảnh hưởng của con ñực.

Hình 6.9: Phục hồi tử cung và buồng trứng sau khi ñẻ (Jainudeen và Hafez, 1991)

a. Phục hồi tử cung


Sau khi ñẻ tử cung sẽ dần dần ñược phục hồi ñể chuẩn bị cho khả năng mang thai mới.
Quá trình này liên quan ñến cơ tử cung, xoang và nội mạc tử cung. Cơ trơn dạ con sẽ co lại ñể
ñưa tử cung về kích thước bình thường. Những co rút của cơ trơn dạ con không những làm co
tử cung mà còn giúp tống các dịch sản (gồm chất nhầy, máu, các mảnh vụn của màng thai, mô
của mẹ và dịch của thai) ra ngoài. Tác dụng này có ñược nhờ sự phân tiết prostaglandin F2a
kéo dài sau khi sinh làm tăng trương lực và sự co bóp của cơ trơn dạ con.
Lúc ñẻ thì những ñiều kiện vô trùng của tử cung (trong thời gian mang thai) bị phá vỡ.
Vi khuẩn dễ xâm nhập vào tử cung qua ñường cổ tử cung giãn rộng và nẩy nở nhanh chóng
trong môi trường tử cung thích hợp cho chúng sau khi ñẻ. Quá trình thải dịch sản tốt giúp hạn
chế khả năng viêm nhiễm tử cung.
Song song với việc co cơ tử cung và thải dịch sản ra ngoài, nội mạc tử cung cũng dần
dần ñược phục hồi ñể có thể chuẩn bị cho quá trình làm tổ của hợp tử hay phân tiết
prostaglandin trong hoạt ñộng chu kỳ tính.
Sau khi ñẻ sản dịch chảy ra rất nhiều. Trong 2-3 ngày ñầu sản dịch chảy ra có màu ñỏ
nhạt, càng về sau sản dịch chảy ra có màu trắng lợn cợn là do núm nhau mẹ và bạch cầu phân
giải tạo ra. Càng về cuối thời gian sản dịch chảy ra màu càng nhạt ñi, cuối thời kỳ là màu
trong suốt. Sau khoảng từ 7-10 ngày sản dịch ngừng không chảy ra nữa.
Một hai ngày ñầu sau khi ñẻ cổ tử cung hồi phục rất nhanh, ñến 5-6 ngày sau thì cổ tử
cung ñóng chặt hoàn toàn. Nếu gia súc bị sát nhau thì tử cung co lại chậm hơn.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
154
Sau khi ñẻ 15 ngày, tất cả lớp tế bào thượng bì mới xuất hiện ñầy ñủ trên bề mặt lớp
niêm mạc tử cung. Trong khoảng 12-14 ngày sau khi ñẻ tử cung trở lại bình thường như trước
khi có thai, cả về kích thước và hình dạng.
Những tiêu chuẩn cho sự hồi phục bao gồm (a) tử cung co trở về khu vực xoang chậu;
(b) trở lại kích thước như khi không có chửa; và (c) phục hồi trương lực bình thường của tử
cung. Khi áp dụng những tiêu chuẩn này, quá trình hồi phục tử cung ở bò sau khi ñẻ không có
biến chứng, cần khoảng 45 ngày. Những nghiên cứu mô bào học cho thấy có thể cần khoảng
15 ngày nữa nội mạc tử cung mới trở lại trạng thái mô bào học bình thường. Tử cung của bò
cái trở lại kích thước như khi không có chửa mất khoảng 30 ngày. Trương lực của sừng tử
cung không mang thai có thể bình thường trong thời gian này. Tuy nhiên cần thêm 2 tuần nữa
ñể sừng tử cung mang thai có trương lực bình thường trở lại. Cũng cần lưu ý rằng một sừng
tử cung có thể lớn hơn sừng kia sau khi ñã hồi phục hoàn toàn. ở những bò cái nhiều tuổi,
cũng có thể tử cung không co về khu vực xoang chậu, do ñó khi khám qua trực tràng, trương
lực là yếu tố chỉ thị là chính xác hơn cho sự hồi phục. Sau khi xảy ra sót nhau và/hoặc viêm
nhiễm tử cung, sự hồi phục tử cung có thể bị chậm trễ một vài tuần.

b. Phục hồi buồng trứng


Muốn trở lại có hoạt ñộng (ñộng dục và rụng trứng) theo chu kỳ thì buồng trứng phải
phục hồi cả hai chức năng nội tiết (tiết hóc-môn) và ngoại tiết (cho trứng rụng). Sau khi ñẻ
chu kỳ ñộng dục và rụng trứng không xảy ra ngay. Tuy nhiên, buồng trứng không phải không
hoạt ñộng mà các sóng noãn bao vần hình thành (hình 6.10).
Thời kỳ tạm ngừng chu kỳ này chủ yếu là do các cơ chế nội tiết ñiều hoà sự phát triển
của noãn bao, và do ñó mà ñộng dục và rụng trứng, còn chưa ñược phục hồi. Trong thời kỳ
này tần số phân tiết LH chưa ñủ lớn ñể gây ra giai ñoạn phát triển cuối cùng của noãn bao.
Việc ức chế phân tiết LH từ thời kỳ mang thai cùng với tác dụng ức chế của việc bú sưã ñã
gây ra sự giảm phân tiết LH này. Khi các hoạt ñộng thần kinh thể dịch ñược phục hồi do sự
thay ñổi các yếu tố nội và ngoại cảnh thì sóng LH sẽ ñược phục hồi lại và giai ñoạn phát triển
cuối cùng của noãn bao sẽ xảy ra dẫn ñến ñộng dục và rụng trứng.

Bß s÷a

Bß thÞt nu«i con bó

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
155
Hình 6.10: Phục hồi hoạt ñộng của buồng trứng sau khi ñẻ (Roche et al., 1992)

Sau khi sinh, nhiều bò sẽ rụng trứng trong vòng 20–30 ngày. Tuy nhiên, hiện tượng
“ñộng dục ngầm” hay là “ rụng trứng thầm lặng” thường chiếm tỉ lệ cao. Khi những con bò
này rụng trứng lại vào lúc 40–50 ngày, phần lớn chúng sẽ có biểu hiện ñộng dục. Những con
bò như vậy ít có vấn ñề về sinh sản hơn so với những con có thời kỳ không ñộng dục kéo dài
(không biểu hiện chu kỳ).
Một số nhân tố có thể làm kéo dài thời gian không ñộng dục sau khi sinh. Dinh dưỡng
thấp (hoặc trong thời gian chửa, hoặc sau khi sinh) sẽ làm chậm ñộng dục lại. Rụng trứng
thầm lặng cũng thường xảy ra ở những bò cái có mặt bằng dinh dưỡng thấp. Những con bò
cái phần lớn bị ảnh hưởng là những con gầy yếu lúc sinh ñẻ. Kết hợp dinh dưỡng thấp và cho
con bú sẽ gây nên vấn ñề. Nhiều bò cái hướng thịt ñẻ con trong ñiều kiện cơ thể gầy yếu và
cho con bú, sẽ kéo dài thời kỳ không ñộng dục quá 100 ngày. Một số bò cái không thể sinh
sản ñược trong năm tới bởi nó không ñộng dục và rụng trứng do ñó phải ñể cho bò ñực nhảy
trong mùa phối giống tiếp theo. Những nhân tố khác có thể kéo dài thời gian ñộng dục trở lại
sau ñẻ như bị nhiễm bệnh, rối loạn trao ñổi chất, viêm nhiễm tử cung và những vấn ñề khác
về sức khỏe.

II. PHÁT HIỆN ðỘNG DỤC, PHỐI GIỐNG VÀ KHÁM THAI


2.1. Các phương pháp phát hiện ñộng dục

a. Quan sát trực tiếp


Thả bò ra bãi chăn hoặc một khoảng trống ñể quan sát các dấu hiệu ñộng dục. Tốt nhất
là quan sát vào sáng sớm và chiều tối. ðộ dài mỗi lần quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc
trong ñàn (thông thường từ 15 ñến 30 phút). Có thể quan sát thấy các dấu hiệu ñộng dục sau
ñây:
- Âm hộ sưng và ẩm ướt, niêm mạc ñường sinh dục xung huyết và không dính.
- Từ cổ tử cung chảy ra dịch trong suốt và dẻo. Có thể thấy dịch 1-2 ngày trước khi
ñộng dục thực sự.
- Lông ở phần mông xù lên.
Các biến ñổi về hành vi của bò cái có thể thấy là:
- Bồn chồn, mẫn cảm, hay chú ý ñến sự xuất hiện của người hay của gia súc khác.
- Kêu rống, ñặc biệt là vào ban ñêm.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
156
- Nếu quan sát vào ban ñêm thấy gia súc ở tư thế ñứng trong khi những con khác nằm.
- Nhảy lên những con khác nhưng chưa chịu ñực.
- ðứng yên khi có một gia súc khác nhảy lên (chịu ñực).
- Liếm và húc ñầu lên những con khác.
- Hít và ngửi cơ quan sinh dục (hành vi ñặc trưng như con ñực).
- Ăn kém ngon miệng và sản lượng sữa có thể giảm.
Chỉ tiêu duy nhất chắc chắn 100% ñộng dục là phản xạ ñứng yên của gia súc ñộng dục
khi bị gia súc khác nhẩy lên. Một con bò cái nhẩy lên một con bò cái khác thường là dấu hiệu
nó sắp ñộng dục hoặc ñộng dục ñã trôi qua một vài ngày. Có thể có trường hợp những gia súc
ñang chửa cũng thể hiện dấu hiệu ñộng dục, tuy nhiên khi bị những con khác nhẩy lên thì
chúng không có phản xạ ñứng yên (khoảng 5% bò sữa ñang chửa có biểu hiện ñộng dục với
những hành vi như nêu trên, nhưng không xảy ra rụng trứng).

b. Dùng bò ñực thí tình


Dùng một bò ñực ñã ñược thắt ống dẫn tinh hoặc mổ bắt chéo dương vật sang bên (nên
nó không làm cho bò cái thụ thai) ñể phát hiện ñược con cái ñộng dục. Phương pháp này tốt,
tin cậy và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng trong chăn nuôi trang trại, vì tốn kém
do phải nuôi con bò ñực thí tình.
Có thể dùng ñực thí tình với chén sơn ñánh dấu. Bò ñực thí tình ñược buộc một cái chén
thủng ñáy ñựng chất màu và sẽ bôi màu lên mông những bò cái ñộng dục mà nó ñã nhảy. Tỉ lệ
bò thí tình dùng trong ñàn bò cái cũng bằng với tỉ lệ bò ñực ñược sử dụng (4%).

c. Dùng các dụng cụ hỗ trợ phát hiện ñộng dục


Những dụng cụ sau ñây sẽ giúp dễ nhận biêt bò ñộng dục:
• Chỉ thị màu. ðây là chất keo dính trên xốp nhuộm màu gắn lên mông bò cái và có thể
ñổi màu khi bò cái ñộng dục ñược con khác nhảy nhiều lần.
• Sơn ñuôi. Bôi một lớp sơn ở cuống ñuôi bò cái. Lớp sơn này sẽ bị xoá khi bò cái ñộng
dục ñược những con khác nhảy lên.
d. Xác ñịnh hàm lượng progesteron trong sữa
Hàm lượng progesteron trong sữa lớn hơn trong máu và hiện nay các phương pháp xác
ñịnh hàm lượng hócmôn này trong sữa ñược áp dụng rộng rãi ñể phát hiện giai ñoạn của chu
kỳ. ðể tiến hành xét nghiệm, bò cái phải trong thời gian tiết sữa. Nếu như hàm lượng
progesteron tăng (4 ñến 6 ηg/ml) vào thời ñiểm ñộng dục dự kiến, bò cái chắc chắn không
ñộng dục. Nhưng nếu hàm lượng progesteron thấp, gia súc có thể ñang ñộng dục.
Hạn chế của phương pháp là phức tạp và chi phí lớn. Tuy nhiên, ở những cơ sở chăn
nuôi bò sữa lớn và có sự quản lý tốt ñàn bò (với việc áp dụng công nghệ thông tin), có thể áp
dụng biện pháp này và thông qua ñó ñể thụ tinh nhân tạo mà không cần quan sát các dấu hiệu
ñộng dục.
2.2. Xác ñịnh thời ñiểm phối giống thích hợp
Trứng chỉ ñược thụ thai nếu gặp tinh trùng ở ñoạn 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Tinh
trùng mất 10-14 giờ ñể lên tới 1/3 phía trên của ống dẫn trứng. Thời gian di chuyển của trứng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
157
qua ñoạn này khoảng 6-12 giờ. Căn cứ vào thời ñiểm rụng trứng, thời gian di chuyển của tinh
trùng và trứng thì về lý thuyết thời ñiểm phối giống tốt nhất là vào cuối giai ñoạn chịu ñực
(nếu nhảy trực tiếp), tức là vào lúc buồng trứng có noãn bào mọng nước, sắp rụng, cổ tử cung
mở to, niêm dịch trắng ñục, chịu ñực cao ñộ. Nếu TTNT thì nên tiến hành vào ñầu giai ñoạn
hậu ñộng dục.
Tuy nhiên, thời gian bắt ñầu và kết thúc ñộng dục là rất khó xác ñịnh. Phương pháp ñơn
giản nhất trong thực tế ñể xác ñịnh thời ñiểm phối tinh là sử dụng quy tắc sáng-chiều: sáng
phát hiện ñộng dục thì chiều cho phối lần 1 và sáng hôm sau cho phối lần 2: chiều phát hiện
ñộng hớn thì sáng hôm sau phối lần 1 và chiều hôm sau phối lại lần 2. Khoảng 2/3 số bò bắt
ñầu ñộng dục vào ban ñêm nên thường nhìn thấy ñộng dục vào buổi sáng sớm. Tuy vậy, với
bò tơ và một số bò Bos Indicus, nhiều tác giả không thừa nhận quy tắc sáng-chiều. Họ ñề nghị
những giống bò ñó cần ñược dẫn tinh ngay sau khi quan sát thấy ñộng dục.
2.3. Chẩn ñoán có thai
a. Kiểm tra qua trực tràng
Khám thai ñược tiến hành trong khoảng thời gian từ 35-42 ngày sau khi dẫn tinh. Có rất
nhiều bò cái có thể xuất hiện ñộng dục trở lại sau khi phối giống 21 ngày, tuy nhiên chúng
không ñược phát hiện ñộng dục một cách cẩn thận. Tất cả bò cái sau khi phối giống 60 ngày
ñều phải tiến hành kiểm tra thai qua trực tràng. Một số trường hợp bò có thai (1-2%) trong
khoảng 30-35 ngày sẽ xảy ra hiện tượng chết phôi, vì vậy sau 60 ngày phối giống cần phải
kiểm tra thai.
ðại ña số việc chẩn ñoán dựa trên tử cung và thai (bảng 6.1). Kích thước của tử cung có
ảnh hưởng ñến vị trí của nó trong xoang chậu và cần ñược chú ý. ðộ dầy và trương lực của
thành tử cung là quan trọng. Màng ñệm có thể ñược phát hiện bằng cách dùng ngón cái và
ngón trỏ sờ nắn một cách nhẹ nhàng. Thuật ngữ “trượt màng” ñược dùng miêu tả quá trình
này. ðến 120 ngày, núm nhau ñã ñủ lớn ñể có thể sờ qua thành dạ con.
Khi bò có chửa thường có thể vàng trên buồng trứng. Tuy nhiên, có thể vàng không
nhất thiết có chửa.
Bò khi có chửa ñộng mạch giữa tử cung lớn lên nhằm thoả mãn nhu cầu máu của bào
thai, và ñường kính có thể 1-1,5cm vào cuối thời kỳ chửa.
Khám thai qua trực tràng khó chính xác. Nguyên nhân chính dẫn ñến sự chẩn ñoán sai
ñó là hiện tượng chết phôi hoặc thai, ngoài ra còn các nguyên nhân khác dẫn ñến chẩn ñoán
có chửa nhầm là tử cung co không hoàn toàn, có bọc mủ tử cung, tử cung tích dịch nhầy, tử
cung tích nước làm cho tử cung không co rút ñược.
Bảng 6.1: Chẩn ñoán lâm sàng bò có thai bằng sờ khám qua trực tràng

Tình trạng Những ñặc ñiểm chủ yếu


Không có ðường sinh sản nằm giữa trực tràng và xoang chậu; hai sừng to bằng nhau;
thai: có thể nhận biết ñược rãnh giữa hai sừng tử cung; niêm dịch âm ñạo ít và
loãng khi ñộng dục
Có thai: Một sừng tử cung to hơn sừng kia; sờ màng thai có cảm giác như sờ vào áo
Tháng 1 sơ mi bên trong ống tay áo khoác; âm ñạo khô và dính; niêm dịch nhiều
quanh cổ tử cung; có thể vàng trên chính buồng trứng ñã rụng trứng trước
ñó 21 ngày (có thể xảy ra nhầm lẫn nếu không theo dõi ñộng dục và lần
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
158
rụng trứng thứ hai xảy ra cùng bên).
Tháng 2 Sừng tử cung bên có thai tăng to và phình ra; sừng có chửa có cảm giác
căng và ñàn hồi; có thể nhận biết vách kép của tử cung và nhau; “trượt
màng thai”; chất tiết từ cổ tử cung keo dính; màng ối hình quả thận căng
ñược phát hiện gần với ngả ba sừng tử cung cùng bên thể vàng; màng ối lớn
dần từ chỗ bằng hòn bi ve (2cm) lúc 5 tuần rồi bằng quả trứng gà (5cm) lúc
7 tuần.
Tháng 3 Sừng tử cung lúc này to bắt ñầu tụt xuống xoang bụng; thai nẩy lên lòng
bàn tay hoặc các ngón tay; ñộng mạch giữa tử cung ở bên sừng mang thai
hơi lớn hơn bên không mang thai; cảm nhận ñược mạch ñập của ñộng mạch
giữa tử cung của sừng tử cung mang thai; “trượt màng thai”; có thể sờ khám
ñược nhiều núm nhau trong vách tử cung.
Tháng 4 Cảm nhận ñược mạch ñập của các ñộng mạch tử cung; có thể sờ ñược thai
và các núm nhau.
Tháng 5 Miệng thai nằm ở rìa xoang chậu; các chi của thai nằm trong tầm tay ở phía
trước và dưới mép trên khung chậu (có thể sờ thấy thai, sau ñó nó chìm vào
trong tử cung ngoài tầm tay).
Tháng 6 Thai có thể ở dưới tầm tay; thai nằm ở sườn bên phải; có thể sờ thấy các
núm nhau (giống như cúc măng-sét cài ống tay áo sơ-mi) và các chi của
thai; tuyến vú ở bò cái hậu bị to ra.
Tháng 7 Các tuyến vú nở to.
Tháng 8 Có thể sờ ñược thai
Tháng 9 Các âm môn sưng to, nhô lên và ñàn hồi; các tuyến vú bóng loáng, to ra,
phù nề và xuất hiện sữa non; âm hộ tiết chất nhờn.
Sau tháng Dây chằng mông-khum mềm ra; ñỉnh xương cùng hướng lên trên do giãn
thứ 9: trước dây chằng xương cùng; phần mông lõm xuống; gốc ñuôi nhô cao; nút tử
lúc ñẻ cung hóa lỏng; cổ tử cung giãn rộng.
b. Các phương pháp khám thai khác
Một số phương pháp khám thai khác thường ñược áp dụng là:
- Kiểm tra bằng phương pháp siêu âm
Tử cung và buồng trứng có thể kiểm tra gián tiếp bằng phương pháp siêu âm. ðộ chính
xác có thể ñạt tới 85-95 %. Tia siêu âm B ñược sử dụng chẩn ñoán có thai bằng cách ñưa ñầu
dò vào trong trực tràng. Phôi trong giai ñoạn 26 -29 ngày có kích thước 10 mm và hàng ngày
kích thước tăng lên khoảng 1,1 mm. Kỹ thuật này có thể sử dụng ñể dự ñoán tuổi của thai cho
tới tới 140 ngày sau khi ño ñầu - ñuôi của thai.
- Kiểm tra bằng máy ñiện tim thai
ðiện tim thai ñược coi như phương pháp chẩn ñoán có chửa, nó ñược áp dụng ñối với
thai 5 tháng trở lên.
- Phân tích progesteron trong sữa hoặc máu

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
159
Hàm lượng progesteron trong sữa và trong máu là như nhau trong suốt chu kỳ ñộng
dục. Như vậy hàm lượng progesteron sẽ cao ở giữa chu kỳ ñộng dục và thấp ngay trước,
trong khi và sau khi bò ñộng dục. Vì thế, ñịnh lượng progesteron (sữa hoặc máu) trong ngày
thứ 21 - 24 sau khi phối giống có thể giúp phát hiện sơm bò có chửa hay không. ðối với bò
sữa nếu phân tích thấy hàm lượng progesteron cao thì có thể khẳng ñịnh 80% là bò có chửa.
Tuy nhiên, tới 40-60 ngày tuổi thai cần kiểm tra qua trực tràng ñể khẳng ñịnh lại. Nếu phân
tích thấy hàm lượng progesteron thấp thì chắc chắn là bò không có chửa.

III. NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN


3.1. Tiêu chuẩn ăn
Tiêu chuẩn ăn cho bò cái sinh sản tốt nhất là tính theo phương pháp hiện ñại như trình
bày trong chương 2. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng cách tính tiêu chuẩn ăn theo phương
pháp tính hiện hành (trong khi chưa có hệ thống phương pháp hiện ñại chính thức ở nước ta)
như sau:
- Nhu cầu duy trì:
Nhu cầu duy trì ñược tính theo thể trọng của con vật. Có thể tính theo công thức hay
dựa vào bảng tính sẵn.
- Nhu cầu nuôi thai:
Căn cứ vào thời gian mang thai:
+ Giai ñoạn ñầu: không cần bổ sung thêm
+ Giai ñoạn tháng 3-6: 0,5-1,5 ðVTA và 100 g Pr TH, 7-8 g Ca, 5-6 g P/ðVTA.
+ Giai ñoạn tháng 7-9: 1,5-2,5 ðVTA và 110-125 g PrTH, 9-10 g Ca, 6-7 g P/ðVTA
Ngoài ra cần cung cấp 7-8 g NaCl, 30 mg caroten/100 kg P.
- Nhu cầu tích luỹ:
Tuỳ theo thể trạng và mức ñộ tiết sữa của chu kỳ sau. ðối với bò tơ lỡ và bò gầy thì
hàng ngày cung cấp thêm 1,5-2 ðVTA.
- Nhu cầu sản xuất:
Tuỳ theo từng loại gia súc. ðối với bò chuyên sinh sản (không vắt sữa, không lao tác)
thì chỉ tính như trên. Nếu bò cày kéo hay vắt sữa thì phải tinh thêm các nhu cầu này.
3.2. Khẩu phần ăn
Khẩu phần ñược phối hợp từ các loại thức ăn có thể có, căn cứ vào thành phần dinh
dưỡng của chúng và nhu cầu của con vật (theo tính toán ở trên). Khi phối hợp khẩu phần cho
bò cái có thai cần chú ý ñến sự phát triển của thai. Thời kỳ ñầu nên lấy thức ăn thô xanh là
chủ yếu; về cuối nên giảm thức ăn có dung tích lớn, tăng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng
cao. Mùa hè có cỏ tốt thì nên cho chăn thả, không nhất thiết phải bổ sung thức ăn.
Cần ñặc biệt chú ý ñến giai ñoạn 2-3 tháng trước khi ñẻ ñể ñảm bảo cho bò sinh bê với
khối lượng sơ sinh cao, nhiều sữa ñầu, và dễ ñẻ. Nguyên tắc chung là ñảm bảo lượng thức ăn
thô xanh, ñồng thời cung cấp thêm thức ăn tinh (ñể ñảm bảo tiêu chuẩn ăn), cỏ khô và các loại
htức ăn khoáng. Nếu có thức ăn ủ xanh chất lượng tốt thì có thể cho ăn, nhưng nếu hàm lượng
a xit quá cao thì phải trung hoà bớt trước lúc cho ăn. Trước khi ñẻ nửa tháng không nên cho
ăn thức ăn ủ xanh.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
160
Sau khi ñẻ quá trình trao ñổi chất của gia súc tăng lên nhiều, do ñó thức ăn phải ñảm
bảo chất lượng tốt, thức ăn dễ tiêu hóa, ñề phòng thức ăn mốc, lên men, thức ăn kém dinh
dưỡng. ðồng thời cũng không nên dùng một lượng thức ăn tinh quá nhiều gây nên rối loạn
tiêu hóa và gây bệnh cho bầu vú. Thức ăn dần dần cho chuyển về khẩu phần bình thường sau
10 ngày. Nếu bò mẹ có quá nhiều sữa, bầu vú căng ñỏ, mấy ngày ñầu không nên cho ăn nhiều
thức ăn có chất lượng cao, thức ăn ủ xanh, urê cũng không nên cho ăn vội.

IV. CHĂM SÓC TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN


4.1. Chăm sóc trâu bò cái mang thai
Cần thường xuyên giữ vệ sinh thân thể, không ñể phân bùn dính ñầy mình. Cần có ñủ
nước cho trâu bò tắm.
Trâu bò cày kéo cho nghỉ làm việc trước và sau khi ñẻ 1 tháng.
Bò sữa phải cho cạn sữa trước khi ñẻ 45-60 ngày.
Nếu chăn nuôi tập trung cần phân ñàn theo thời gian có chửa: dưới 7 tháng, 7 tháng ñến
sắp ñẻ và ñàn ñợi ñẻ (15-20 ngày trước khi ñẻ). Những con tuy chưa ñến ngày ñẻ dự kiến
nhưng phát hiện thấy có triệu chứng sắp ñẻ cũng phải ñưa về ñàn ñợi ñẻ.
ẩuTâu bò cái mang thai không ñược cho chăn dắt ở những nơi dốc trên 20-25o.
Trâu bò ñợi ñẻ phải ñươc ưu tiên chăn thả ở những bãi chăn lô cỏ tốt, ít dốc, gần
chuồng, dễ quan sát ñể ñưa về chuồng ñợi dẻ ñược kịp thời khi có triệu chứng sắp ñẻ.
Chuồng trại phải sạch sẽ, yên tĩnh, không trơn.
ðối với trâu bò tơ và trâu bò thấp sản hướng sữa cần kích thích xoa bóp bầu vú từ tháng
có thai thứ 5 trở ñi. Tuy nhiên, ñối với bò sắp ñẻ không nên tác ñộng vào bầu vú. ðối với
những con cao sản nếu thấy xuống sữa sớm, vú căng ñỏ, sữa chảy ra cũng không nên vắt sữa
làm mất sữa ñầu của bê và ức chế quá trình ñẻ, mà nên giảm hoặc cắt thức ăn tinh, thức ăn
nhiều nước và các thức ăn kích thích tiết sữa.
4.2. Hộ lý bò ñẻ
Khi thấy trâu bò có triệu chứng sắp ñẻ khẩn trương chuẩn bị dụng cụ ñỡ ñẻ, buồng ñẻ và
cũi bê. Dùng cỏ khô sạch lót nền dày 3-5 cm. ðể con vật ở ngoài, dùng nước sạch pha thuốc
tím 0,1% rửa sạch toàn bộ phần thân sau. Sau ñó lau khô và sát trùng bằng dung dịch crezin
1%. Dùng bông cồn sát trùng bộ phận sinh dục bên ngoài (mép âm môn). Sau ñó cho bò vào
buồng ñẻ ñã có chuẩn bị sẵn, có cỏ và nước uống ñầy ñủ. Cần ñể con vật ñược yên tĩnh, tránh
người và gia súc khác qua lại.
Khi thấy con mẹ bắt ñầu rặn ñẻ người ñỡ ñẻ có thể cho tay vào ñường sinh dục kiểm tra
chiều hướng tư thế của thai. Trong khi cho tay vào kiểm tra phải nhẹ nhàng tránh làm rách
màng thai làm cho nước thai chảy ra quá sớm. Thai trong tư thế bình thường thì ñể cho gia
súc mẹ tự ñẻ. Nếu thai trong tư thế không bình thường thì nên sửa sớm như ñẩy thai, xoay thai
về tư thế chiều hướng bình thường ñể cho gia súc mẹ sinh ñẻ ñược dễ dàng hơn. Trong lúc
này rất dễ xoay thai vì thai chưa ra ngoài.
Trong lúc rặn ñẻ của gia súc mẹ ở trường hợp ñẻ bình thường thì tuyệt ñối không ñược
lôi kéo thai quá sớm, làm tổn thương ñường sinh dục, làm xây xát và rách niêm mạc ñường
sinh dục. Trong trường hợp gia súc ñẻ ngược, phần bụng của thai ñã ra ngoài thì việc lôi thai
lại rất cần thiết, càng sớm càng tốt, nếu chậm thai có thể bị ngạt do uống phải nước thai.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
161
Khi môi ñầu thai ñã lọt ra ngoài mép âm môn nhìn thấy rõ mà còn bị phủ màng ối thì
phải xé rách màng ối và lau sạch nước nhờn dính ở mũi thai ñể cho thai dễ thở. Tuy nhiên,
không nên vội xé màng ối cho nước thai thoát ra quá sớm, sẽ làm cho tử cung bóp xiết chặt
lấy ñầu thai, thân thai, chân thai khi cơn co bóp của tử cung ñang mạnh.
Khi nước ối chảy ra có thể hứng lấy ñể sau khi ñẻ cho uống nhằm kích thích ra nhau.
4.3. Hộ lý sau khi ñẻ
Ngay sau khi bê lọt lòng mẹ, nhanh chóng dùng tay móc sạch nhớt ở miệng và hai lỗ
mũi ñể tránh cho bê ngạt thở. Dùng rơm hay bao tải sạch lau qua nhớt bẩn. Trường hợp thấy
bê có triệu chứng bị ngạt thở thì phải làm hô hấp nhân tạo cho bê.
ðể cho bò mẹ liếm sạch bê con. Việc này có tác dụng kích thích trương lực cơ-thần kinh
của bê con làm cho nó chóng ñứng dậy và ñồng thời kích thích cho nhau bong ra, tránh ñược
bệnh sát nhau. Trường hợp con mẹ liếm chưa sạch hoặc không liếm thì lấy một ít muối rắc lên
trên mình bê ñể kích thích con mẹ liếm, nếu không ñược thì dùng khăn lau sạch.
Cắt rốn: Trước khi cắt dây rốn, sát trùng dây rốn cẩn thận bằng dung dịch cồn i-ốt 5%.
Dùng kéo ñã sát trùng cắt rốn cách thành bụng chừng 8-10cm và sát trùng chỗ cắt rốn bằng
cồn i-ốt 5%. Nếu cắt dây rốn quá ngắn dễ bị viêm phúc mạc. Nếu cắt dây rốn quá dài thì dễ bị
nhiễm trùng vì dây rốn kéo lê dưới nền chuồng là cái kho ñể vi trùng cư trú và xâm nhập vào.
Vì sau khi thai ra ngoài, mạch máu ở rốn ñóng kín lại một cách nhanh chóng cho nên khi xử
lý cắt hoặc bấm cuống rốn không phải cầm máu và như vậy thì nơi ñứt rốn chóng khô, mau
rụng rốn và phòng vi trùng xâm nhập vào. Do ñó dây rốn bê con không cần thiết phải thắt.
Cân bê trước khi cho bú.
ðối với bò mẹ do mất nhiều nước nên phải cho uống nước muối hay chính nước ối của
nó. Hai ba giờ sau cho ăn cỏ xanh chất lượng tốt.
Rửa sạch phần thân sau của bò mẹ bằng nước sạch có pha thuốc tím 0,1% hay dùng
crezin 1%. Dùng cỏ khô xát mạnh lên cở thể bò ñẻ ñảm bảo cho tuần hoàn lưu thông. Không
cho bò mẹ nằm nhiều ñề phòng bại liệt sau khi ñẻ.
Kiểm tra sữa ñầu, nếu sữa tốt thì cho bê bú trực tiếp sữa ñầu của chính mẹ nó, chậm
nhất là 30’-1 giờ sau khi ñẻ. Nếu bê không tự bú ñược mới vắt sữa ñầu cho bú bằng bình có
núm vú cao su. Trường hợp bò mẹ không cho sữa ñầu thì cho bê sơ sinh uống sữa ñầu nhân
tạo hay uống sữa ñầu của con mẹ khác mới ñẻ gần ñó nhất.
Thường sau khi ñẻ 4-6 giờ thì nhau thai ra hết. Khi gia súc mẹ ñã sổ nhau ra ngoài thì
phải kiểm tra thật kỹ xem nhau thai có bình thường hay không. Chẩn ñoán nhau thai là có ý
nghĩa cho việc chẩn ñoán bên trong của tử cung xem có bị bệnh hay không. Nếu có bệnh tật
cần ñiều trị kịp thời ñể không ảnh hưởng tới ñộng dục và thụ thai kỳ sau. Kiểm tra nhau thai
còn xem nhau thai ñã ra hết chưa.
Có thể làm cho nhau ra nhanh hơn bằng cách treo vật nhẹ 400-500g vào ñầu cuống
nhau. Có thể tiêm ergotine hoặc ôxytôxin ñể kích thích ra nhau, nhưng phải tiêm sớm, nếu
muộn quá không có tác dụng. Nếu quá 12 giờ mà nhau không ra thì phải can thiệp sát nhau.
Sau khi ñẻ, ở âm hộ có nhiều dịch chảy ra, lúc ñầu hồng ñỏ, sau nhạt dần (ngày 3-4).
Nếu sau 1 tuần vẫn còn dịch chảy ra, mùi hôi thối thì có khả năng ñã bị nhiễm trùng gây viêm
tử cung hay âm ñạo.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
162
Sữa ñầu cần ñến ñâu vắt ñến ñó, nếu vắt quá nhiều trong lần ñầu sẽ gây thay ñổi áp suất
bầu vú quá mạnh và có thể gây sốt sữa.
Hằng ngày cần phải kiểm tra cuống rốn bê con một lần và bôi cồn i-ốt. Kiểm tra và sát
trùng cồn i-ốt sẽ làm săn da, ngăn cản vi trùng xâm nhập ñể cuống rốn mau khô và mau rụng,
không bị viêm. Bình thường sau 1 tuần dây rốn khô và rụng ñi.

V. ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA TRÂU BÒ CÁI


5.1. Các chỉ tiêu ñánh giá sức sinh sản
Trâu bò là gia súc ñơn thai, tức là bình thường thì mỗi lần ñẻ chỉ sinh ra một con bê.
Khả năng sinh sản của trâu bò cái có thể ñược ñánh giá theo những chỉ tiêu chính sau ñây.

a. Tuổi ñẻ lứa ñầu


Tuổi ñẻ lứa ñầu là một chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật quan trọng, phản ánh thời gian ñưa con
vật vào khai thác sớm hay muộn. Thông thường, tuổi ñẻ lứa ñầu của bò lai hướng sữa Hà-ấn
F1, F2, F3 vào khoảng 27-28 tháng tuổi. Tuổi ñẻ lứa ñầu chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành
thục (cả về tính và về thể vóc), ñồng thời vào việc phát hiện ñộng dục và kỹ thuật phối giống.
+ Tuổi ñộng dục lần ñầu
Thông thường, bê nuôi hậu bị theo hứơng sinh sản và lấy sữa ñược nuôi dưỡng tốt có
tuổi ñộng dục lần ñầu vào lúc 14-16 tháng tuổi. Tuy nhiên người chăn nuôi thường không
phối giống cho bê tơ ở tuổi này vì nó chưa ñủ thành thục về thể vóc.
+ Tuổi phối giống lần ñầu
Chỉ tiêu này chủ yếu do người chăn nuôi quyết ñịnh. Mặc dù bê hậu bị có tuổi ñộng dục
lần ñầu sớm, nhưng không nên phối giống cho chúng quá sớm, cũng như không nên phối
giống quá muộn. Chỉ nên phối giống cho bê hậu bị khi chúng ñạt khoảng 70% khối lượng lúc
trưởng thành. Trong thực tế, nên phối giống lần ñầu cho các bê hậu bị ñược nuôi dưỡng tốt
khi chúng ñạt 18 tháng tuổi.

ðẻ Chửa lại Cạn sữa ðẻ

Sau ñẻ (3 tháng) Thời gian mang thai (280 ngày)


Chu kỳ khai thác sữa Cạn sữa
(10 tháng) (2 tháng)

Hình 6.11: Khoảng cách lứa ñẻ lý tưởng của bò cái hướng sữa

b. Khoảng cách lứa ñẻ

Khoảng cách lứa ñẻ là khoảng thời gian giữa lần ñẻ trước và lần ñẻ tiếp sau. Khoảng
cách lứa ñẻ chủ yếu là do thời gian có chửa lại sau khi ñẻ quyết ñịnh, bởi vì ñộ dài thời gian
mang thai là một hằng số sinh lý và không thể rút ngắn ñược). Thông thường chu kỳ khai thác
sữa của bò sữa tính là 10 tháng, 2 tháng cạn sữa, do vậy khoảng cách giữa 2 lứa ñẻ của bò sữa
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
163
là 12 tháng. Nói cách khác, bò sữa lý tưởng mỗi năm ñẻ 1 lứa (hình 6.11). Tuy nhiên, trong
thực tế, do nhiều nguyên nhân, khoảng cách lứa ñẻ thường kéo dài hơn.
Các yếu tố cấu thành khoảng cách lứa ñể bao gồm:
+ Thời gian có chửa lại sau khi ñẻ
Muốn rút ngắn khoảng cách lứa ñẻ cần phải tuân thủ và áp dụng những quy trình chăn
nuôi hợp lý hoặc phải tác ñộng ñể rút ngắn giai ñoạn từ khi ñẻ ñến khi phối giống có chửa
xuống, tốt nhất là còn khoảng 3 tháng. Thời gian này phụ thuộc vào thời gian bò ñộng dục lại
sau khi ñẻ, khả năng phát hiện ñộng hớn và phối giống lại, cũng như khả năng thụ thai của bò.
+ Thời gian ñộng dục trở lại sau khi ñẻ
Trong ñiều kiện bình thường, khoảng 40-50 ngày sau khi ñẻ thì bò cái ñộng dục trở lại.
Khoảng thời gian này phụ thuộc vào quá trình hồi phục của buồng trứng. Những bò cái ñược
nuôi dưỡng kém trước và sau khi ñẻ, hay cho con bú trực tiếp thường ñộng dục trở lại muộn
hơn.
+ Tỷ lệ thụ thai
Tỷ lệ thụ thai phụ thuộc một mặt vào bản thân con vật, ñặc biệt là sự hồi phục ñường
sinh dục và hoạt ñộng chu kỳ sau khi ñẻ, mặt khác phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo. Cùng với việc ñộng dục trở lại sớm, tỷ lệ phối giống thụ thai cao góp phần rút ngăn thời
gian có chửa lại sau khi ñẻ và khoảng cách lứa ñẻ.
+ Thời gian mang thai
ðộ dài thời gian mang thai của bò trung bình là 280 ngày. Mức dao ñộng của thời gian
này giữa các cá thể rất nhỏ, chỉ có thể sớm hay muộn hơn so với thời gian trung bình là 5
ngày. Tuy nhiên một số bò có thể ñẻ non, bê tuy yếu nhưng cũng có thể nuôi ñược và bò sữa
vẫn khai thác sữa ñược mặc dù không ñược như chu kỳ bình thường.
Như vậy, ñể có nhiều sản phẩm chăn nuôi và nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi,
cần phải làm sao cho bò cái, trong cả quãng ñời của chúng, ñẻ càng nhiều càng tốt, tức là phải
rút ngắn khoảng cách giữa các lứa ñẻ. Không phát hiện kịp thời kỳ bò ñộng dục trở lại sau khi
ñẻ, chậm phối giống hoặc phối giống nhưng không thụ thai là những nguyên nhân chủ yếu
kéo dài khoảng cách giữa 2 lứa ñẻ. ðể rút ngắn thời gian chửa lại sau khi ñẻ thì cần phải nuôi
dưỡng chăm sóc tốt ñể con vật sớm ñộng dục trở lại, ñồng thời phải theo dõi phát hiện ñộng
hớn kịp thời và dẫn tinh với tỷ lệ thụ thai cao.
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng ñến sức sinh sản của trâu bò cái

a. ðặc ñiểm bẩm sinh


Các giống khác nhau và ngay cả các cá thể thuộc cùng một giống cũng có khả năng sinh
sản khác nhau. Tuy nhiên hệ số di truyền về khả năng sinh sản rất thấp, nên sự khác nhau về
sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng
giống và cá thể. Những giống hay cá thể có khả năng thích nghi cao với khí hậu, chống ñỡ
bệnh tật tốt trong một môi trường cụ thể sẽ cho khả năng sinh sản cao hơn. Các cố tật bẩm
sinh, nhất là cố tật về ñường sinh dục, sẽ hạn chế hay làm mất khả năng sinh sản.

b. Nuôi dưỡng
Nuôi dưỡng ảnh hưởng ñến sinh sản của bò trên những khía cạnh sau:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
164
- Mức dinh dưỡng: Cung cấp nhiều hay ít quá các chất dinh dưỡng ñều ảnh hưởng
không tốt ñến khả năng sinh sản của bò cái. Nuôi dưỡng thấp với bò cái tơ sẽ kìm hãm sinh
trưởng nên chậm ñưa vào sử dụng và giảm khả năng sinh sản về sau. Thiếu dinh dưỡng ñối
với bò trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục sau khi ñẻ. Hơn nữa dinh dưỡng thiếu gia
súc sẽ gầy yếu, dễ bị mắc bệnh tật nên sẽ giảm khả năng sinh sản. Ngược lại, nếu dinh dưỡng
cao quá, nhất là quá nhiều gluxit sẽ làm cho con vật quá béo, buồng trứng tích mỡ nên giảm
hoạt ñộng chức năng.
- Loại hình thức ăn: Thức ăn kiềm tính thích hợp cho sự phát triển của hợp tử và bào
thai. Thức ăn toan tính làm giảm tỉ lệ thụ thai do các yếu tố tao a-xit cao nên gây ra sự nghèo
kiềm một mặt do sự mất cân ñối trong bản thân thức ăn, mặt khác kiềm bị cơ thể thải ra ngoài
cùng với các yếu tố tạo axít thừa dưới dạng muối, gây toan huyết, không thích hợp cho sự
hình thành hợp tử.
- Cân bằng các chất dinh dưỡng: Cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần có ảnh
hưởng sâu sắc và nhiều mặt tới hoạt ñộng sinh sản của con cái. Ví dụ, thừa P sẽ tạo photphat
Ca, Na, K thải ra ngoài dẫn tới mất kiềm, toan huyết. Ngược lại nếu thiếu P sẽ ảnh hưởng xấu
ñến cơ năng buồng trứng: buồng trứng nhỏ lại, noãn bao ít, sau khi ñẻ thường chỉ ñộng dục lại
1-2 lần, nếu không phối kịp thời thì phải ñến sau khi cạn sữa mới ñộng dục lại. Bò sữa cao sản
dễ bị thiếu P.

c. Chăm sóc quản lý


Nếu chăm sóc quản lý không tốt ñể gia súc gầy yếu, sẩy thai, mắc các bệnh, ñặc biệt là
các bệnh sản khoa sẽ làm giảm khả năng sinh sản. Bỏ qua các chu kỳ ñộng dục không phát
hiện ñược, phối giống không ñúng kỹ thuật, không có sổ sách theo dõi, cho phối giống ñồng
huyết v.v... là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp ñến sinh sản của bò.

d. Bệnh tật
Các bệnh ñường sinh dục, sẩy thai truyền nhiễm, kí sinh trùng ñường sinh dục, bệnh
buồng trứng, tử cung v.v... ñều là những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng xấu ñến khả năng sinh
sản.

e. Phẩm chất tinh dịch và kỹ thuật dẫn tinh


Tinh dịch quá loãng hay phẩm chất kém sẽ làm giảm khả năng thụ thai. Trình ñộ phối
giống của dẫn tinh viên, phương pháp phối giống ñều có ảnh hưởng trực tiếp tỉ lệ thụ thai và
sinh sản nói chung.

f. Các nguyên nhân kinh tế-xã hội


Giá cả bê giống, chế ñộ cho người làm công tác dẫn tinh, chính sách khuyến khích của
Nhà nước ñều có ảnh hưởng tới tỉ lệ sinh sản của trâu bò.
Ngoài ra một số yếu tố khác như phương pháp chọn phối, tuối gia súc, thời tiết-khí hậu,
mức ñộ làm việc (ñối với bò lao tác), tinh thần trách nhiệm của người chăn nuôi ñều có ảnh
hưởng ñến sinh sản của ñàn gia súc.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
165
VI. ðIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở TRÂU BÒ CÁI
6.1. Gây ñộng dục ñồng loạt
Gây ñộng dục ñồng loạt là làm cho nhiều bò cái ñộng dục và rụng trứng trong cùng một
thời gian. Kỹ thuật này cho phép tổ chức phối giống ñồng loạt trên ñàn bò cái và có thể ñiều
khiển gia súc ñẻ tập trung vào một thời ñiểm ñặc thù trong năm ñể thuận lợi cho việc chăm
sóc nuôi dưỡng bê. Một số phương pháp sau ñây có thể dùng ñể gây ñộng dục và rụng trứng
ñồng loạt ở bò có hoạt ñộng chu kỳ tính bình thường.
a. Sử dụng prostaglandin (PG)
Prostaglandin F2-alpha (PGF2α) và các chất tổng hợp có hoạt tính tương tự nói chung
ñược coi là những hoạt chất có hiệu lực nhất trong việc gây ñộng dục hàng loạt ở gia súc nhai
lại. Những chất này làm thoái hoá thể vàng và do ñó mà làm giảm nhanh chóng hàm lượng
progesteron trong máu và làm cho noãn bao phát triển nhanh chóng, gây ra hiện tượng ñộng
dục và rụng trứng. Prostaglandin không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không có thể vàng
và do ñó mà ít ñược dùng cho gia súc nuôi con vì có một tỷ lệ khá cao những gia súc này vẫn
không ñộng dục cho ñến 50 ngày sau khi ñẻ.
Các chế phẩm prostaglandin ñược dùng ñể gây ñộng dục ñồng loạt theo một số chế ñộ
như sau.
- Phương pháp tiêm 1 lần
Prostaglandin hay các hoạt chất tương tự có thể ñược tiêm cho một nhóm gia súc dể gây
ñộng dục ñồng loạt, sau ñó ñược dẫn tinh kép vào lúc 48 và 72 hay 72 và 96 giờ kể từ sau khi
tiêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng thụ thai sau khi dẫn tinh kép vào các thời ñiểm cố
ñịnh tương tự như ở gia súc ñược dẫn tinh dựa theo phát hiện ñộng hớn.
Giai ñoạn của chu kỳ tính tại thời ñiểm xử lý có ảnh hưởng ñến phản ứng của gia súc.
Nhìn chung các chế phẩm prostaglandin không có hiệu lực gây thoái hoá thể vàng ở giai ñoạn
ñầu của chu kỳ (5-6 ngày ñầu). Giai ñoạn của chu kỳ khi tiêm prostaglandin không những
ảnh hưởng ñển mức ñộ ñộng dục ñồng ñều mà còn ảnh hưởng ñến thời gian bắt ñầu xuất hiện
ñộng dục. Trứng rụng từ noãn bao trội của ñợt sóng 1 ở bò tơ ñược tiêm prostaglandin vào
ngày 5 và 8 và rụng từ noãn bao trội của ñợt sóng 2 khi tiêm prostaglandin vào ngày 12. Do
vậy, thời ñiểm xuất hiện ñộng dục có liên quan ñến trạng thái phát triển của noãn bao vào lúc
tiêm prostaglandin.
ðể giảm bớt sự biến ñộng về phản ứng ñối với việc tiêm prostaglandin một lần, người ta
ñã áp dụng một số biện pháp như sau:
1) Theo dõi ñộng hớn trong vòng 5-7 ngày kể từ sau khi tiêm prostaglandin và dẫn tinh
khi phát hiện thấy ñộng hớn. Bằng cách này có thể làm tăng tỷ lệ thụ thai và có chửa lên so
với việc dẫn tinh tại các thời ñiểm cố ñịnh.
2) Phát hiện ñộng hớn và cho dẫn tinh trong vòng 4-7 ngày, sau ñó tất cả những con nào
không ñược dẫn tinh (ñộng hớn) thì tiêm 1 liều prostaglandin và dẫn tinh 1 hoặc 2 lần vào
các thời ñiểm cố ñịnh hay dựa theo phát hiện ñộng hớn trong 5-6 ngày tiếp theo. Phương pháp
này có thể làm tăng tỷ lệ có thai lên, nhưng ñòi hởi nhiều công phát hiện ñộng hớn và dẫn
tinh.
3) Những con có thể vàng ñang hoạt ñộng (phát hiện ñược qua khám trực tràng hay ñịnh
lượng progesteron trong sữa hay máu) có thể tiêm 1 liều prostaglandin và dẫn tinh sau khi

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
166
phát hiện thấy ñộng hớn. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào khả năng phát hiện
chính xác thể vàng và ñây là một phương pháp tốn nhiều thời gian và chi phí.
4) Các mẫu sữa ñược lấy trước khi ñịnh dẫn tinh ñể phân tích hàm lượng progesteron.
Nếu hàm lượng progesteron lớn hơn 2 ng/ml thì không dẫn tinh ñể tránh khả năng dẫn tinh
cho những con chưa rụng trứng vào thời gian dự ñịnh. Tỷ lệ thụ thai của những bò này cao
hơn so với bò thụ thai mà không quan tâm ñến hàm lượng progesteron.
5) Kết hợp xử lý prostaglandin với cho ñực nhảy trực tiếp có thể có lợi hơn. Tuy nhiên,
tiêm prostaglandin cho bò sau khi cho bò ñực vào ñàn 96 giờ thì không gây ñộng hớn ñồng
ñều ñược.
Các phương pháp khác cũng ñã ñược thử nghiệm nhằm tăng hiệu quả sử dụng
prostaglandin ñể gây ñộng dục ñồng loạt, trong ñó có việc dùng prostaglandin theo chế ñộ 2
liều (kép) hay dùng prostaglandin cùng với các hoc môn khác.
- Phương pháp tiêm 2 lần
Tiêm prostaglandin hay một hoạt chất tương tự theo chế ñộ 2 lần cách nhau 10-12 ngày
cho bò ở bất cứ giai ñoạn nào của chu kỳ. Tất cá những con ñược tiêm ñều ñược dẫn tinh 1
lần (80 giờ) hay 2 lần (72 và 96 giờ) sau lần tiêm prostaglandin thứ hai hoặc là dẫn tinh vào
khoảng 12 giờ sau khi bắt ñầu xuất hiện ñộng hớn. Theo lý thuyết thì sau lần tiêm thứ nhất
khoảng 70% những con có hoạt ñộng chu kỳ sẽ xuất hiện ñộng hớn. Những con này và những
con còn lại sẽ ở vào một giai ñoạn thích hợp của chu kỳ (ngày 8-15) ñể có phản ứng tốt với
lần tiêm thứ 2 .
Tuy nhiên vẫn còn khả năng không có ñược sự ổn ñịnh và chính xác về thời gian ñộng
hớn và có thể có di chứng sau khi xử lý. Sau khi xử lý prostaglandin theo chế ñộ này thì chu
kỳ tính thưòng bị kéo dài trên 21 ngày và lệ thụ thai ở bò tơ có thể giảm rõ rệt sau khi gây
ñông dục lặp lại.
ðể giảm tốn kém prostaglandin và ñể hạn chế sự thiếu chính xác về thời gian ñộng hớn,
cũng có thể dẫn tinh ngay sau lần tiêm prostaglandin thứ nhất hay áp dụng các biện pháp
khám thể vàng và phát hiện ñộng hớn. Những con nào ñược phát hiện ñộng hớn sau lần tiêm
prostaglandin thứ nhất sẽ ñược dẫn tinh, còn những con nào không ñược dẫn tinh sẽ ñược
tiêm một liều thứ 2 vào khoảng 11-12 ngày sau ñó. Việc dẫn tinh tiếp theo có thể vào một thời
gian cố ñịnh hay dựa theo phát hiện ñộng hớn. Phương pháp này thường cho kết quả tốt hơn,
tuy nhiên nó ñòi hỏi tốn nhiều công sức phát hiện ñộng hớn.
- Kết hợp prostaglandin với các hóc-môn khác
Các hóc-môn GnRH, estrogen, testosteron, HCG, PMSG, FSH ñều ñã ñược dùng kết
hợp với prostaglandin ñể gây ñộng dục và rụng trứng chính xác hơn nhờ việc ñồng loạt hoá
ñược sóng LH sau khi xử lý prostaglandin.
b. Sử dụng progesteron
Các phương pháp dùng prostaglandin khác nhau nói trên ñược dùng ñể gây ñộng dục
ñồng loạt trên cơ sở rút ngắn thời gian tồn tại của thể vàng. Tuy vậy, chưa có phương pháp
nào tỏ ra thoả mãn ñược cả về mặt kỹ thuật và kinh tế. Theo một hướng khác, người ta ñã tiến
hành gây ñộng dục và rụng trứng ñồng loạt nhờ dùng progesteron ngoại sinh nhằm kéo dài
hiệu lực của pha thể vàng (luteal phase) của chu kỳ.
Sử dụng progesteron hay các chất tổng hợp có tác dụng tương tự (progestogen) ñể ức
chế ñộng dục và rụng trứng trên một nhóm gia súc cái trong một thời gian ñủ dài ñể cho thể
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
167
vàng tự nhiên của toàn nhóm ñã thoái hoá; sau khi loại bỏ progesteron ngoại sinh thì về lý
thuyết ñộng dục và rụng trứng sẽ xảy ra ñồng loạt ở những gia súc này. ðể ñảm bảo rằng toàn
bộ gia súc ñược xử lý ñều nằm ở pha noãn bao ở cuối thời gian xử lý thì cần thiết phải xử lý
progesteron trong một khoảng thời gian dài tương ñương với pha thể vàng của chu kỳ tự
nhiên, tức là ít nhất cũng phải 16 ngày. ðó là vì progesteron ngoại sinh có ít ảnh hưởng lên
thời gian tồn tại của thể vàng và trong một số trường hợp thể vàng tự nhiên có thể vẫn còn tồn
tại nếu xử lý progesteron trong một thời gian tương ñối ngắn, nên sẽ dẫn ñến ñộng dục không
ñồng ñều.
Có một số phương pháp xử lý progesteron khác nhau: cho ăn, tiêm và cấy dưới da trong
14-21 ngày. Các chất dùng cho ăn thường là MGA, MAP, CAP, FGA và DHPA. Khi cho ăn
hoặc cho uống các chất này sẽ gặp khó khăn trong việc khống chế liều lượng và có nguy cơ
ñể lại tồn dư trong mô bào hay sản phẩm. Progesteron có thể dùng ñể tiêm, nhưng lại có bất
lợi ở chỗ cần phải tiêm lặp lại và khó khống chế chính xác thời gian ngừng progesteron ngoại
sinh. Do vậy mà kỹ thuật ñặt dụng cụ âm ñạo và cấy dưới da ñã ñược áp dụng. Các phương
pháp sau cho phép ñịnh chính xác thời gian cắt progesteron ngoại sinh. Dụng cụ ñặt âm ñạo
thường dùng hiện nay có PRID, CIDR, v.v. Chất cấy dưới da thường dùng là Norgestomet.
c. Kết hợp progestogen và prostaglandin
Vì xử lý progesteron dài ngày có thể gây ñộng dục ñồng ñều, nhưng tỷ lệ thụ thai
thường thấp nên người ta thường dùng kết hợp với prostaglandin hay estrogen ñể phá thể
vàng sớm, giúp rút ngắn ñược thời gian xử lý progesteron. Có thể tiêm prostaglandin 2 ngày
trước khi kết thúc xử lý progesteron hay 16-18 ngày sau khi thôi xử lý progesteron.
d. Kết hợp progesteron với estrogen
Xử lý kết hợp progesteron và estrogen có tác dụng tạo ra sự phát triển sóng noãn bao
ñồng ñều vì việc kết hợp này có hiệu quả hơn trong việc ức chế noãn bao so với việc xử riêng
mỗi loại hocmôn. Estrogen ngoại sinh gây thoái hoá noãn bao trội (do progesteron duy trì)
thông qua việc làm thay ñổi LH trong máu và sau ñó noãn bao trội của ñợt sóng sau sẽ rụng
ñều hơn và cho tỷ lệ thụ thai cao hơn. Xử lý estradiol cũng làm cho thể vàng tiêu sớm thông
qua tác dụng làm tăng tiết PG và tăng sự mẫn cảm của mô baò thể vàng với hocmôn này.
Một số chế ñộ xử lý kết hợp progesteron-estrogen ñang ñược dùng rộng rãi gồm có chế
ñộ dùng PRID hay CIDR và chế ñộ dùng Synchro-MateB hay CRESTA.
- Chế ñộ dùng PRID hay CIDR:
Trong chế ñộ xử lý kết hợp này người ta gắn thêm một viên bọc gelain chứa 10mg
estradiol benzoat (OB) vào mặt trong của PRID hay CIDR. Dụng cụ PRID hay CIDR này
ñược ñưa vào trong âm ñạo của bò và giữ ở ñó 12 ngày. OB sẽ nhanh chóng gây tác dụng như
một yếu tố làm tiêu thể vàng sau khi ñược hấp thu qua vách âm ñạo vào máu, còn progesteron
ñược từ từ giải phóng ra và thấm dần vào máu gây ức chế ñộng dục và rụng trứng cho ñến khi
ñược tháo bỏ. Bò thường xuất hiện ñộng dục 48-72 giờ sau khi rút bỏ dụng cụ âm ñạo này.
- Chế ñộ dùng Synchro-MateB hay CRESTA:
Cấy Synchro-MateB hay CRESTA (chứa 6 hoặc 3 mg Norgestomet) dưới da tai trong 9
ngày và 2 ml tiêm bắp chứa 3mg Norgestomet và 5mg estradiol valerat (OV) vào thời gian
cấy dưới da.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
168
e. Những cách sử dụng khác
Có thể kết hợp dùng GnRH hay các hocmôn gonadotropin cùng với các chế ñộ xử lý
progesteron hay progesteron-hocmôn tiêu thể vàng. Sử dụng PMSG cho làm tăng hiệu quả
của các chế ñộ xử lý này.
6.2. Kích thích ñộng dục
ðối với trâu bò cái không ñộng dục hay chậm ñộng dục trở lại sau khi ñẻ có thể kích
thích ñộng dục và rụng trứng thông qua sử dụng một số hocmôn. Tuy nhiên, ñể ñảm bảo cho
bò cái ñộng dục và rụng trứng bình thường thì ñiều mấu chốt vẫn là nuôi dưỡng và chăm sóc
tốt kết hợp với việc chọn lọc và loại thải thường xuyên. Không nên quá chú trọng vào việc
chữa vô sinh và chậm sinh vì ñó là giải pháp có ý nghĩa kinh tế thấp. Trong một số hoàn cảnh
cụ thể có thể áp dụng các chế ñộ xử lý hócmon sau ñây ñể kích thích ñộng dục và rụng trứng.
a. Sử dụng Gonadotropin/GnRH
Có thể kích thích sự tăng trưởng của các noãn bao (ñể gây ñộng dục) nhờ sử dụng FSH
(có kết hợp hoặc không kết hợp với LH) hay PMSG (cùng hoặc không cùng với HCG). Bên
cạnh ñó, có thể kích thích tạo ra sóng LH (ñể gây rụng trứng) bằng cách tiêm GnRH hay gây
sóng LH nhân tạo bằng HCG. Thông thường một liều cao GnRH có thể làm cho noãn bao
chín cho trứng rụng nhờ kích thích sóng tăng tiết LH nội sinh. Tuy nhiên, bò thường không
ñộng dục nếu chỉ tiêm các hóc-môn gonadotropin. Do vậy, người ta ñã xử lý gây ñộng dục
bằng progesteron hay kết hợp progesteron-gonadotropin vì ñộng dục thường chỉ xuất hiện sau
một thời gian chịu ảnh hưởng của progesteron tự nhiên hay tổng hợp ở nồng ñộ cao.
b. Sử dụng các hóc-môn steroid
Progesteron ức chế phân tiết các hóc-môn gonadotropin (FSH và LH) từ tuyên yên. Khi
loại bỏ sự ức chế này thì một ñợt sóng tăng tiết gonadotropin sẽ xảy ra sau khoảng 48 giờ.
Tiếp theo progesteron và LH tăng lên trong một thời gian ngắn. ðộng dục thường không xuất
hiện trước khi có hiên tượng tăng progesteron tạm thời này. Khi progesteron giảm thì ñộng
dục và rụng trứng có thể xảy ra trong vòng vài ngày. Tuy nhiên tỷ lệ thụ thai sau khi xử lý
progesteron thường thấp.
Estrogen ngoại sinh cũng có thể dùng ñể gây ñộng dục vì nó có thể gây ra ñược sóng
LH, tuy nhiên rụng trứng và chu kỳ tính không nhất thiết xảy ra sau ñó. Do vậy nếu chỉ dùng
estradiol ñể kích thích rụng trứng thì thường ít thành công vì hay xảy ra ñộng dục giả.
Kết hợp progesteron với estrogen ñã ñược dùng ñể gây ñộng dục và rụng trứng ở bò vô
sinh. Estrogen có thể dùng vào ñầu hoặc cuối một thời gian xử lý ngắn bằng progesteron dưới
dạng cấy dưới da hay ñặt âm ñạo. Estrogen sẽ làm tăng tiết gonadotropin ñã ñược tích luỹ
trong tuyến yên trong suốt thời gian xử lý progesteron.
c. Kết hợp steroid-gonadotropin
Nếu sau khi xử lý bằng steroid cho tiêm thêm một loại gonadotropin (PMSG, HCG,
GnRH) thì hiệu quả xử lý sẽ tăng lên. Phương pháp dùng tương tự như dùng ñể gây ñộng dục
ñồng loạt.
d. Sử dụng prostaglandin
Prostaglandin tham gia vào quá trình hồi phục của tử cung. Tiêm prostaglandin ngoaị
sinh có thể rút ngắn thời gian hồi phục của tử cung ở bò sau khi ñẻ và có tác dụng chống viêm
tử cung. Tiêm prostaglandin vào bắp thịt làm tăng phân tiết LH thông qua GnRH. Do vậy,
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
169
tiêm prostaglandin cho bò sau khi ñẻ có khả năng cải thiện chức năng sinh sản. Các nghiên
cứu gần ñây có xu hướng ủng hộ giả thiết này, tuy nhiên kết quả nghiên cứu còn biến ñộng.
ðối với những con không ñộng dục do có thể vàng tồn lưu thì việc tiêm prostaglandin
rất có hiệu lực trong việc tiêu huỷ thể vàng. Thực tế cho thấy tiêm PGF2α với liều 2ml/con
cho những con có thể vàng trên buồng trứng ñem lại kết quả rất tốt.
Prostaglandin cũng có thể ñược tiêm kết hợp với xử lý progestogen trong một thời gian
ngắn. Tiêm 1 liều prostaglandin vào cuối thời gian ngắn cho ăn MGA sẽ làm cho bò vốn
không có hoạt ñộng chu kỳ có ñộng dục trở lại. Cấy dưới tai bò sữa không ñộng dục chế phẩm
SMB trong một thời gian 10 ngày, tiêm Prosolvin (chứa một chất tương tự prostaglandin) vào
ngày thứ 8 và tiêm PMSG vào lúc rút chế phẩm cấy tai. Kết quả cho thấy phương pháp này có
hiệu lực gây ñộng dục và rụng trứng ở bò sữa sau khi ñẻ.
d. Thay ñổi chế ñộ bú sữa
Kích thích do mút bú của bê con gây ức chế phân tiết gonadotropin, do ñó bằng việc cai
sữa sớm, cho bú sữa hạn chế hay kết hợp giữa cai sữa sớm hay tách bê với xử lý hocmôn sẽ
làm cho con mẹ sớm ñộng dục trở lại sau khi ñẻ.
6.3. Gây trụng nhiều trứng và cấy truyền phôi
a. Lợi ích của gây rụng nhiều trứng và cấy truyền phôi
Cấy truyền phôi là một kỹ thuật lấy phôi từ ñường sinh dục của một bò cái (con cho
phôi) và cấy vào ñường sinh dục của bò cái khác (con nhận phôi) ñể ở ñó quá trình phát triển
của thai ñược hoàn thành. Cấy truyền phôi thường ñi kèm với kỹ thuật gây rụng nhiều trứng
vì khi gây rụng ñược nhiều trứng (ñể thu ñược nhiều phôi) ở những con cho thì công nghệ cấy
truyền phôi có những ứng dụng như sau:
• Tăng số ñời con của những bò cái có tiềm năng di truyền vượt trội.
• Tăng tốc ñộ kiểm tra ñời sau.
• Giảm khoảng cách thế hệ bằng cách gây rụng nhiều trứng của những bò cái hậu bị
trước lúc thành thục về tính và cấy phôi cho những con nhận ñã trưởng thành. ðiều này có thể
làm tăng tốc ñộ tiến bộ di truyền.
• Vận chuyển phôi từ nước này sang nước khác do ñó có thể khắc phục ñược các vấn
ñề lây truyền bệnh tật và giảm thời gian kiểm dịch. ðiều này cũng loại bỏ stress và giá vận
chuyển gia súc sống.
• Tạo bê sinh ñôi.
• Có thể thu phôi từ những bò cái có tiềm năng di truyền cao nhưng không có khả năng
duy trì quá trình có chửa bình thường.
• Cấy truyền phôi là một công cụ nghiên cứu trong một số ngành khoa học như sinh lý,
phôi thai học, miễn dịch sinh sản, di truyền học, thú y, v.v.
b. Công nghệ cấy truyền phôi
Công nghệ cấy truyền phôi bao gồm những công ñoạn sau ñây:
- Chọn bò cho và bò nhận phôi
+ Chọn bò cho phôi

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
170
Vì công nghệ cấy truyền phôi là ñể khai thác tối ña những con cái có tiềm năng di
truyền cao, cho nên việc chọn bò cho phôi rất quan trọng. Bò cái cho phôi phải ñược chọn từ
ñàn hạt nhân, có nguồn gốc và lý lịch rõ ràng, có khả năng sinh sản tốt. Các chỉ tiêu sinh sản
chính ñược quan tâm là số lượng, chất lượng phôi cũng như cường ñộ khai thác phôi từ con
bò ñó.
+ Chọn bò nhận phôi
Bò nhận phôi là những con “mang thai hộ”, cho nên khi chọn làm con nhận phôi không
cần căn cứ vào phẩm giống hay năng suất của bản thân con bò ñó. Bò nhận phôi chỉ ảnh
hưởng ñến việc tiếp nhận phôi, mang thai mà không ñóng góp vào kiểu di truyền của ñời con.
Vì vậy chỉ cần chọn những con ñạt các yêu cầu sau ñây:
• ðẻ ít nhất 2 tháng trước ñó (bò cái ñã sinh sản) hay bò tơ.
• ðủ trưởng thành và cơ thể ñủ lớn. Do ñó cần phải biết giống và loại phôi sẽ ñược cấy
ñể nó có khả năng mang thai ñến lúc ñẻ và ñẻ bình thường.
• Không có bệnh tật.
• Sinh trưởng, phát triển và sinh lý sinh sản bình thường.
Trước khi ñưa vào sử dụng, bò cho phôi và bò nhận phôi phải ñược nuôi dưỡng và chăm
sóc tốt, phải theo dõi ít nhất hai chu kỳ ñộng dục.
- Sản xuất phôi
+ Gây rụng nhiều trứng
Sản xuất phôi tức là tạo ra số lượng phôi lớn nhất có thể ñược từ một con bò cái trong
một kỳ khai thác, trong một năm hay trong một ñời của nó. Muốn vậy, ta phải gây cho nó
rụng nhiều trứng thông qua việc sử dụng một số hocmôn. Thông thường người ta tiêm dưới da
hoặc tiêm bắp PMSG hay FSH ñể tăng cường sự phát triển của nhiều noãn bao. Sau ñó vài
ngày lại tiêm LH hoặc HCG ñể làm cho những noãn bao này rụng trứng. Tuy nhiên, LH hay
HCG có thể không cần thiết ñối với bò trưởng thành. Các phương pháp gây siêu bài noãn có
thể tóm tắt như ở bảng 6.2.
Bảng 6.2: Liều lượng gonadotropin ñể gây siêu bài noãn

Kích thích noãn bao Kích thích rụng trứng


Loại gia súc Ngày chu kỳ
PMSG hay FSH HCG hay LH
(IU) (mg) (IU) (mg)
Bò 15-16 1500- 20-50 1500-2000 75-100
3000
Bê - 1000- 20-50 1000-1500 50-75
2000
Phản ứng khác nhau của bò ñối với gây rụng nhiều trứng bằng FSH phụ thuộc vào các
yếu tố di truyền và môi trường, ñặc biệt là chế ñộ dinh dưỡng. Lịch tiêm FSH ñể gây rụng
nhiều trứng ñã ñược thống nhất là 8 lần tiêm với liều giảm dần trong thời gian 4 ngày. Các
lần tiêm cách nhau 12 giờ vào thời gian 6-8 giờ sáng và 6-8 giờ chiều ñều có kết quả như
nhau.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
171
Gần ñây phương pháp gây siêu bài noãn có sử dụng thêm prostaglandin ñã cho kết quả
tốt, bởi vì nó cho phép xử lý gây siêu bài noãn vào bất kỳ lúc nào giữa ngày 6 ñến lức thể
vàng tự nhiên thoái hoá; trong khi ñó thời gian thích hợp ñể xử lý siêu bài noãn là từ ngày 8-
12 của chu kỳ ở bò. Prostaglandin không những cho phép áp dụng thời gian gây siêu bài noãn
cơ ñộng hơn mà con làm tăng số lượng phôi bình thường. Hầu hết gia súc xuất hiện ñộng dục
2-3 ngày sau khi tiêm prostaglandin.
+ Phối giống
Khi bò ñã ñược xử lý gây siêu bài noãn và ñộng dục, người ta tiến hành thụ tinh nhân
tạo cho nó (sử dụng tinh của những ñực giống tốt). Nên phối lặp lại 2-3 lần, mỗi lần cách
nhau từ 8 ñến 10 giờ, vì sau khi tiêm hócmôn gây siêu bài noãn số lượng trứng sẽ rụng nhiều
và kéo dài sau mỗi lần ñộng dục.
+ Thu phôi
Có hai phương pháp thu phôi: phương pháp phẫu thuật và phương pháp không phẫu
thuật.
- Phương pháp phẫu thuật có ưu ñiểm là tỷ lệ thu phôi cao, nhưng khó áp dụng trong
thực tế do tính phức tạp của nó. Sau mỗi lần xử lý ñòi hỏi phải chăm sóc, hộ lý gia súc hết
sức cẩn thận; bò cái chậm hồi phục cơ thể hơn và ảnh hưởng ñến cường ñộ khai thác phôi.
- Phương pháp thu phôi không phẫu thuật ñơn giản, tiện lợi, cho tỷ lệ thu phôi cao
không thua kém phương pháp phẫu thuật.
Việc thu hoạch phôi ñược tiến hành vào ngày thứ 6, 7 hoặc 8 sau khi phối tinh với việc
sử dụng một dụng cụ chuyên dùng (ống thông hai chiều) và dung dịch rửa tử cung (ñồng thời
cũng là dung dịch nuôi phôi ngoài cơ thể mẹ). Dung dịch thường dùng là dung dịch PBS
(Phosphate Buffered Saline).
Tử cung có thể ñược dội rửa bằng cách ñặt ống thông vào thân tử cung và dội rửa thân
tử cung và cả hai sừng tử cung cùng một lúc. Cũng có thể ñặt ống thông vào một sừng tử
cung, dội rửa một sừng tử cung ñó, sau ñó lấy ống thông ra và ñặt vào sừng tử cung khác và
lặp lại kỹ thuật. Cần khoảng 500ml dung dịch dội rửa cho mỗi con cho và xoa bóp dung dịch
trong tử cung ñể tách phôi khỏi thành tử cung vào dung dịch và sau ñó dung dịch dội rửa
ñược hút ngược trở lại vào phễu lọc. Albumin huyết thanh bò có thể ñược bổ sung ñể giảm
nguy cơ phôi bị dính vào các dụng cụ thu phôi.
Sau khi bơm dung dịch dội rửa, tiến hành xoa bóp nhẹ lên sừng tử cung và hút dung
dịch ra. Lặp lại như vậy khoảng 8-10 lần. Phôi ñược tách ra khỏi dung dịch rửa bằng việc sử
dụng các phin lọc phôi.
Con cho phôi thường ñược phong bế thần kinh tủy sống ñể tránh sự co bóp của trực
tràng trong lúc thu phôi.
Sau khi thu phôi, số phôi sản xuất có thể tăng hơn nhiều lần nếu ta áp dụng công nghệ
cắt phôi, tức là tách phôi thành 2 hay 4 phần riêng biệt ñể từ mỗi phần này sẽ tái tạo thành
một phôi mới. Như vậy, từ một phôi ban ñầu ta có thể tạo ra 2 hoặc 4 phôi giống hệt nhau.
+ Kiểm tra và phân loại phôi
Dung dịch hút ra nên ñể lắng trong vòng 30 phút, trước khi kiểm tra và phân loại phôi.
Việc phân loại phôi dựa vào kích thước và hình thái của phôi, mầu sắc của phôi, sự phân bố,

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
172
sắp xếp các tế bào phôi. Tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng phôi bò sữa và bò thịt ở Việt Nam
ñã ñược Bộ NN và PTNT ban hành tháng 6/2002.
- Bảo quản phôi
Nếu phôi không dùng ñể cấy truyền ngay sau khi thu thì có thể ñem bảo quản ñông lạnh
ñể sử dụng về sau. Phôi ñược ñóng vào cọng rạ trước khi ñem cấy hoặc bảo quản lạnh. Với
trường hợp bảo quản ñông lạnh, nhiệt ñộ ñược hạ từ từ trong thiết bị tự ñộng cho tới -30°C.
Sau ñó phôi ñược bảo quản trực tiếp trong nitơ lỏng (-196°C) trong nhiều năm. Glycerol 10%
(1,4M) và Ethylene Glycol (EG) 1,5M thường ñược dùng làm chất bảo vệ lạnh.
- Giải ñông phôi
Trước khi cấy truyền, phôi bảo quản ñông lạnh phải ñược giải ñông. Giải ñông cũng
phải ñược thực hiện ở nhiệt ñộ 20-300C. Tuy nhiên, khi không thể giải ñông ñược ở nhiệt ñộ
ñó thì phải pha loãng chất bảo vệ lạnh càng nhanh khi nhiệt ñộ càng cao. Lấy cọng rạ ra khỏi
ni tơ lỏng, giữ 10 giây và sau ñó ở 300C trong 15-20 giây. Sau khi giải ñông ñưa phôi vào
cọng rạ ñể cấy truyền.
- Cấy truyền phôi
+ Gây ñộng dục ñồng pha
Phôi cần ñược cấy cho con nhận có thời gian ñộng dục càng gần với thời gian ñộng dục
của bò cho phôi càng tốt. Gây ñộng dục ñồng pha nhằm tạo ra ñược nhiều bò nhận phôi có
thời gian ñộng dục ñồng thời với bò cho phôi (nếu cấy phôi tươi) hoặc phù hợp với tuổi phôi
(nếu cấy phôi ñông lạnh). Mức ñộ ñộng dục ñồng pha (hay phù hợp với tuổi phôi) ảnh hưởng
rất lớn lên tỷ lệ ñậu thai sau khi phôi ñược cấy truyền. Tuy nhiên, mức lệch pha ±24 giờ cũng
có thể chấp nhận ñược.
ðể gây ñộng dục ñồng pha, người ta có thể sử dụng PMSG, PGF2α, progesteron v.v.
Những hóc-môn này ñược dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các liều lượng và phác ñồ khác
nhau tương tự như kỹ thuật gây ñộng dục ñồng loạt ñã ñược trình bày ở phần trước.
+ Kỹ thuật cấy phôi
Con nhận cần phải ñược sờ khám trước khi cấy phôi ñể kiểm tra xem nó có thể vàng
hoạt ñộng tốt không. Phôi có thể ñược cấy bằng phương pháp phẫu thuật hay không phẫu
thuật.
Cấy phôi không phẫu thuật về cơ bản giống kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, chỉ khác ở vị trí
cấy và vị trí bơm tinh: phôi ñược cấy vào 1/3 phía trên sừng tử cung, còn tinh ñược bơm vào
thân tử cung. Phôi ñược ñưa vào cọng rạ 0,25ml và ñặt vào ñầu sừng tử cung tương ứng với
phía buồng trứng có thể vàng hoạt ñộng. Phong bế thần kinh tuỷ sống thường ñược sử dụng
trong cấy phôi không phẫu thuật ñể loại bỏ co bóp trực tràng và do ñó cho phép ñặt phôi
chính xác hơn và ít gây tổn thương hơn.
Cấy phôi phẫu thuật ñược thực hiện thông qua vết cắt tương ứng với phía buồng trứng
có thể vàng chức năng. Phôi ñược cấy bằng ống thông nhỏ vào ñầu sừng tử cung cùng phía.
Vết cắt ñược gây mê cục bộ trong lúc phẫu thuật. Cấy phôi bằng phẫu thuật nhìn chung ñược
thực hiện khi rất khó ñưa phôi qua cổ tử cung và kỹ thuật này cho phép cấy phôi chính xác
hơn và gây ít tổn thương sừng tử cung. Vì thế cấy phôi có phẩu thuật có thể cho phép sử dụng
thành công nhiều con nhận hơn và nói chung tỷ lệ có chửa cao hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này
ñòi hỏi tốn nhiều thời gian.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
173
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. ðặc ñiểm giải phẩu một số bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục trâu bò cái?
2. ðặc ñiểm của các giai ñoạn của chu kỳ ñộng dục?
3. Cơ chế ñiều hoà thần kinh-thể dịch ñối với hoạt ñộng chu kỳ tính?
4. Những ñặc ñiểm chính về sự phát triển của thai và bò mẹ mang thai?
5. Trình bày các phương pháp chẩn ñoán có thai ở bò.
6. Nêu hiện tượng bò sắp ñẻ và diễn biến quá trình ñẻ ở bò.
7. Các quá trình hồi phục sinh dục của trâu bò mẹ sau khi ñẻ?
8. Yêu cầu kỹ thuật nuôi dưỡng bò cái sinh sản?
9. Các biện pháp chăm sóc bò cái mang thai, hộ lý bò trước, trong và sau khi ñẻ?
10. Phân tích các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh sản của trâu bò cái.
11. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trâu bò cái.
12. Phương pháp phát hiện ñộng dục và xác ñịnh thời gian phối giống thích hợp cho bò
cái?
13. Mục tiêu và các kỹ thuật gây ñộng dục ñồng loạt cho bò cái bằng hóc-môn?
14. Trình bày các kỹ thuật kích thích ñộng dục cho bò trâu cái.
15. Mục tiêu và kỹ thuật gây rụng nhiều trứng và cấy truyền phôi ở bò cái?

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
174
Chương 7
CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ
Chương này dành phần ñầu ñể trình bày các ñặc ñiểm phát triển của bê nghé, trong ñó
nhấn mạnh quy luật phát triển theo giai ñoạn, quy luật phát triển không ñồng ñều và các yếu
tố ảnh hưởng tới sự phát triển của bê nghé cũng như năng suất của chúng về sau. ðó cũng là
cơ sở cho các phần tiếp theo nói về các kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bê nghé ở các ñộ
tuổi khác nhau từ sơ sinh, giai ñoạn bú sữa và giai ñoạn sau cai sữa. Các phương pháp cai
sữa cho bê nghé cũng ñược giới thiệu trong chương này.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÊ NGHÉ

1.1. Các giai ñoạn phát triển của bê nghé


a. Giai ñoạn bú sữa
Trong giai ñoạn bú sữa bê sinh trưởng rất nhanh. Trong giai ñoạn này cần ñặc biệt chú ý
ñến thời kỳ sơ sinh. Bê sơ sinh có một số ñặc ñiểm ñáng chú ý sau:
- ðiều kiện sống của cơ thể hoàn toàn thay ñổi
Từ chỗ ở trong cơ thể mẹ với các ñiều kiện sống ổn ñịnh, tác ñộng của các yếu tố ngoại
cảnh chỉ gián tiếp thông qua cơ thể mẹ, dinh dưỡng và trao dổi chất thông qua máu mẹ, sau
khi sinh bê phải chuyển sang tự dinh dưỡng, hô hấp, tuần hoàn, ñiều tiết thân nhiệt, nhận cảm
trực tiếp các tác ñộng của ngoại cảnh và tự phản ứng với các tác ñộng ñó. Thời gian thích
nghi của bê với các ñiều kiện ngoại cảnh ngoài tử cung mất 7-10 ngày.
- Khả năng tự vệ còn thấp
Khi sơ sinh hồng cầu nhiều (10 triệu), nhưng bạch cầu, ñặc biệt là bạch cầu ña nhân
trung tính ít, chỉ số A/G cao (1,4), gamma globulin và kháng thể hầu như không có, chỉ sau
khi bú sữa ñầu mới tăng lên. Cơ chế dung dãi vật lạ của gan chưa có. Khả năng ñiều tiết thân
nhiệt kém. Do ñó trong thời kỳ này cần phải có những biện pháp ñặc biệt ñể ñề phòng cho bê
khỏi bị bệnh tật và tạo ñiều kiện ñể cho chúng phát triển các chức năng bảo vệ. Phải cho bê bú
sữa ñầu ngay sau khi ñẻ vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng: làm tăng kháng thể cho cơ thể,
tăng vitamin A, tăng khả năng chống bệnh ñường tiêu hoá và tăng cường các quá trình trao
ñổi chất.
- Cơ năng tiêu hoá còn rất yếu
Axit HCl trọng dạ khế lúc ñầu không có, các tuyến tiêu hoá phát triển chưa hoàn chỉnh,
chủ yếu tiết các men tiêu hoá sữa, còn hoạt lực của các men khác thấp. Dạ cỏ và các chức
năng tiêu hoá thức ăn thực vật chưa phát triển (lúc sơ sinh dạ cỏ chỉ bằng 1/2 dạ múi khế).
Trong giai ñoạn ñầu của thời kỳ bú sữa cơ năng tiêu hoá chủ yếu là dạ múi khế. Về sau
cùng với sự tiếp nhận thức ăn thực vật tăng lên dạ cỏ phát triển nhanh chóng. Sữa là thức ăn
chính của bê và ñược thay thế dần bằng các loại thức ăn thực vật. ðến cuối kỳ này thức ăn
thực vật chiếm chủ yếu trong khẩu phần.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
174
b. Thời kỳ sau cai sữa
Thời kỳ này ñược tính từ khi cai sữa ñến khi thành thục về tính (10-12 tháng tuổi).
Trong giai ñoạn này bê có tăng trọng cao khi nuôi dưỡng bằng thức ăn thực vật. Tuyến sinh
dục, tuyến sữa bắt ñầu phát triển. Chính vì vậy ñể làm tốt công tác bồi dục có ñịnh hướng cho
bê nghé cần phải bắt ñầu từ thời kỳ này.
c. Thời kỳ phát dục
ðây là thời kỳ từ khi bắt ñầu xuất hiện ñộng dục ñến khi ñẻ lứa ñầu tiên ở bò cái tơ và
bắt ñầu lấy tinh ỏ bê ñực. Trong trong giai ñoạn này bê lớn nhanh về tầm vóc, các cơ quan
sinh dục và sinh sản phát triển mạnh ñể chuẩn bị phối giống và sinh ñẻ, ñặc biệt là tuyến sữa.
Các hướng sản xuất khác nhau ñược hình thành trong giai ñoạn này. Do vậy mà cách nuôi
dưỡng chăm sóc tốt hay xấu sẽ có ảnh hưởng mạnh ñến khả năng sản xuất và sinh sản về sau.

1.2. Quy luật phát triển không ñồng ñều ở bê nghé


a. Sự phát triển của cơ quan tiêu hoá
Bê nghé sơ sinh cũng có dạ dày kép gồm bốn túi như ở trâu bò trưởng thành, nhưng
kích thước tương ñối của các dạ này ở bê nghé khác với gia súc trưởng thành rất khác nhau. Ở
trâu bò trưởng thành dạ cỏ chiếm tới 80% tổng kích thước của dạ dày kép, trong khi ñó ở bê
nghé sơ sinh dạ múi khế chiếm tới 70% (hình 7-1). Lúc sơ sinh các dạ trước rất nhỏ, chứng tỏ
sự phát triển chậm của chúng trong giai ñoạn tử cung. Trái lại, dạ múi khế có tốc ñộ sinh
trưởng tuyệt ñối cũng như tương ñối ñều cao trong giai ñoạn tử cung. Sau khi sinh sự phát
triển ngược lại hẳn; dạ trước tăng khoảng 100-120 lần, trong khi ñó dạ khế chỉ tăng 4-8 lần.

Hình 7-1: Sự phát triển của dạ dày kép qua các giai ñoạn
Trong 1-2 tháng tuổi ñầu dạ khế tăng trưởng rất nhanh và tuỳ thuộc vào lượng sữa nhiều
hay ít. Lượng sữa càng nhiều thì dạ khế phát triển càng nhanh. Tháng thứ 3-4 dạ dày trước
phát triển mạnh và cũng tuỳ thuộc vào loại thức ăn. Tập ăn thức ăn thô sớm và nhiều thì dạ cỏ
phát triển càng nhanh. Sự thay ñổi tương ñối giữa dạ cỏ và dạ khế qua các tuần tuổi của bê
như sau:
Tuổi bê Tỷ lệ dạ cỏ/dạ khế
Sơ sinh 1/2
6 tuần tuổi 2/3
8 tuần tuổi 3/2

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
175
10-12 tuần 2/1
b. Sự phát triển thể vóc
Thể vóc chủ yếu là do hệ xương và cơ tạo nên. Trong thời kỳ trong tử cung mô xương
có cường ñộ phát triển mạnh nhất, còn sau khi sơ sinh tốc ñộ phát triển của mô xương giảm
xuống nhưng mô cơ lại tăng. Ví dụ, từ sơ sinh ñến 18 tháng tuổi thể trọng bê tăng 16 lần, khối
lượng xương tăng 8,7 lần, còn cơ tăng 18,6 lần. Các phần khác nhau của mô xương cũng có
ñặc ñiểm phát triển riêng. Trước khi sinh xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục làm
cho bê phát triển chiều cao và chiều rộng, nhưng chiều dài chưa phát triển. Ngược lại sau khi
sinh hệ xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra.
Mô cơ phát triển mạnh ở 12-14 tháng tuổi ñầu. Sau ñó cường ñộ sinh trưởng và tăng
trọng tuyệt ñối của mô cơ giảm. Mô mỡ ñược tích luỹ trong cơ thể ở ñộ tuổi muộn hơn.
c. Trao ñổi chất
Cơ thể non có cường ñộ tổng hợp protein mạnh. Tuổi càng tăng thì khả năng này giảm
xuống cùng với sự thay ñổi cơ cấu của các loại protein: ở con vật non nucleoproteit chiếm tỷ
trọng lớn, khi tuổi tăng lên cơ thể tích luỹ nhiều các proteit có chức năng ñặc hiệu với khả
năng tự ñổi mơí thấp. ðộ tuổi càng cao mỡ chiếm chủ yếu trong thành phần tăng trọng. Các
giống sớm thành thục mỡ sớm tích luỹ hơn.

1.3. Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng ñến sự phát triển của bê nghé
a. Mức dinh dưỡng
Nếu nuôi dưỡng bê quá thấp hoặc quá cao trong một thời gian dài sẽ gây ra những rối
loạn nghiêm trọng trong sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng ñến sự phát triển và hoàn thiện
các cơ quan chức năng cũng như sức sản xuất về sau.
Sự hình thành sức sản xuất thịt cao ở bê nuôi lấy thịt chỉ ñạt ñược khi dinh dưỡng dồi
dào vì chỉ khi ñó mô cơ và mỡ mới tích luỹ mạnh ñược. Tuy nhiên, người ta ñã xác ñịnh rằng
bê có khả năng bù ñắp lại sự ñình trệ sinh trưởng tạm thời (do nuôi dưỡng hạn chế gây ra) sau
khi ñược cải thiện ñiều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc. Mức ñộ và thời gian ñể bù ñắp lại phụ
thuộc vào tuổi của con vật và mức ñộ rối loạn sự phát triển bình thường của cơ thể và sự hình
thành các cơ quan mô bào. Nếu như mức nuôi dưỡng thấp và diễn ra trong một thời gian dài
thì về sau dù cho nuôi dưỡng chăm sóc tốt cũng không bù ñắp lại ñược và khi trưởng thành
con vật có dấu hiệu phát triển không hoàn chỉnh và có sức sản xuất thấp.
Khả năng bù ñắp này ñược giải thích là trong cơ thể sau khi bị kìm hãm sinh trưởng ở
một mức ñộ nào ñó thì sẽ tạo ra những ñiều kiện ñể tổng hợp chất mạnh hơn. Sự bù ñắp sinh
trưởng là một ñặc tính tự nhiên của tất cả các gia súc bắt nguồn từ các quy luật phát triển cá
thể cơ bản của chúng và chịu sự chi phối bởi các yếu tố di truyền. ðặc tính này ñã ñược ứng
dụng trong thực tiễn ngành chăn nuôi của nhiều nước. Ví dụ trong khi nuôi bê cái trong những
tháng ñầu cho tăng trọng thấp thì về sau có sự bù ñắp laị. Tuy nhiên, nếu nuôi bê ñực giống
mà tăng trọng trong những tháng ñầu thấp sẽ gây ra những rối loạn sâu sắc về sự phát triển.
Mức nuôi dưỡng có ảnh hưởng nhiều ñến sự tích luỹ protein và mỡ trong cơ thể bê. Nếu
nuôi dưỡng ở mức thấp thì tỷ lệ giữa protein và mỡ ít bị thay ñổi theo tuổi. Ngược lại, nếu cho
bê ăn dồi dào trong cơ thể tích luỹ nhiều mỡ ngay cả lúc còn non. Tăng tích luỹ mỡ ở tuổi còn
non sẽ không có lợi cho sự hình thành sức sản xuất sữa và hoạt ñộng sinh sản của chúng,
trong khi ñó lại tạo ra khả năng phát triển thịt tốt hơn. Do ñó mà nuôi bê cái ở mức quá cao là
không nên.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
176
Nuôi dưõng bê ở mức cao sẽ làm tăng mức ñộ thành thục về sinh lý và cho phép ñưa
vào sử dụng sớm hơn. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng quá cao sẽ gây ra hiện tượng nân sổi nên
khó thụ thai.
b. Loại hình thức ăn
Nếu bê ñược tập thức ăn thực vật sớm thì sẽ tạo ñiều kiện phát triển nhanh các cơ quan
tiêu hoá và khi trưởng thành sẽ có khả năng tiêu hoá và sử dụng ñược tốt hơn các loại thức ăn
thô. Mức ñộ tiếp nhận thức ăn thực vật sớm của bê phụ thuộc vào lượng sữa cho ăn và số lần
cho ăn. Nếu cho bê ăn quá nhiều sữa thì sự phát triển của cơ quan tiêu hoá bị hạn chế, chúng
bắt ñầu ăn thức ăn thực vật chậm hơn và khả năng lợi dụng thức ăn thô về sau sẽ kém. Nuôi
bò sữa với lượng thức ăn tinh cao sẽ không hợp lý và không kinh tế vì nó sẽ gây ra những rôí
loạn về trao ñổi chất và chức năng sinh sản, làm rút ngắn thời gian sử dụng bò. Sử dụng thức
ăn tinh nhiều sẽ cản trở sự hình thành sức sản xuất sữa và tạo ñiều kiện cho sự tích luỹ nhiều
mỡ ở trong cơ thể.
c. Chăm sóc
Các yếu tố vệ sinh gia súc như nhiệt ñộ, ánh sáng chuồng nuôi, ñộ ẩm không khí và
thành phần không khí, cũng như sự vận ñộng tích cực có tác ñộng trực tiếp ñến sự phát triển
và hoạt ñộng của các cơ quan nội tiết và chi phối mạnh ñến cường ñộ và chiều hướng trao ñổi
chất.
Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến trao ñổi nhiệt và trao ñổi chất của bê. Nhiệt ñộ quá cao sẽ ức
chế thải nhiệt, làm giảm lượng thu nhận thức ăn và trao ñổi chất trong cơ thể. Nhiệt ñộ qua
thấp làm cho bê dễ mất nhiệt và có thể bị cảm lạnh.
Ánh sáng, ñặc biệt là tia tử ngoại có ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển của bê. Dưới tác
ñộng của các tia ñó dưới da sẽ hình thành chất có hoạt tính sinh học và vitamin D3. Các chất
này thúc ñẩy các quá trình oxy hoá, tăng hàm lượng Hb và bạch cầu trong máu, ñiều hoà trao
ñổi khoáng, tăng lưu thông máu và bạch huyết, nâng cao phản ứng phòng vệ miễn dịch của cơ
thể. Thiếu ánh sáng tử ngoại, con vật sẽ bị bệnh thiếu vitamin D và thường kéo theo rối loạn
hoạt ñộng của cơ quan tiêu hoá (rối loạn tiêu hoá, ñôi lúc mất tính ngon miệng, mất trương
lực dạ trước theo từng thời kỳ), bệnh xương trầm trọng thêm, con vật dễ bị bại liệt.
Vận ñộng tích cực lúc ít tuổi có vai trò lớn trong sự phát triển của bê và sự hình thành
sức sản xuất. Vận ñộng làm tăng tính thèm ăn và sự phát triển tốt của các cơ quan bên trong.
Theo nhiều thực nghiệm bê dưới 6 tháng tuổi cho vận ñộng tích cực có tăng trọng cao hơn 8-
15%, nhưng cho bê lớn vận ñộng sẽ làm giảm tăng trọng. Cho nên nuôi bê thịt vận ñộng tích
cực sau 6 tháng tuổi là không hợp lý. Ngược lại, cho bê cái vận ñộng tích cực lại có ảnh
hưởng tốt ñến sự hình thành sức sản xuất sữa. Sản lượng sữa trong chu kỳ ñầu của những bò
cái cho vận ñộng tích cực cao hơn bò ñối chứng 15-20%.
Xoa bóp bầu vú từ khi bê thành thục về tính (9-12 tháng tuổi) kích thích sự phát triển
của vú và về sau nâng cao ñược sức sản xuất sữa của chúng. Những bê ñược xoa bóp bầu vú
trong thời gian 8-12 tháng tuổi có tỷ trọng mô tuyến trong tuyến sữa lúc 20-24 tháng tuổi cao
hơn 25-35% so với bê ñối chứng. Sức sản xuất sữa của bò thí nghiệm cao hơn 11-27%. Xoa
bóp bầu vú cho bò tơ có chửa giai ñoạn sau cũng có tác dụng tốt ñến sức sản xuất sữa.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
177
II. CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ SƠ SINH

2.1. Các loại thức ăn


- Sữa ñầu và sữa nguyên
Thức ăn chủ yếu của bê nghé sơ sinh là sữa ñầu và sữa thường. Sữa ñầu ñáp ứng ñược
yêu cầu của bê nghé trong giai ñoạn này vì nó có thành phần hoá học và bản chất sinh học ñặc
thù mà không thể thay thế bằng thức ăn nào khác. Sự thay ñổi thành phần sữa ñầu có thể thấy
như trong bảng 7-1.
So với sữa thường sữa ñầu trội hơn hẳn về thành phần mỡ (1,5 lần), protein (5 lần),
khoáng (2 lần), caroten (5 lần). Trong sữa ñầu tỷ lệ albumin cao (2-3%) nên dẽ tiêu hoá, phù
hợp với bê (sữa thường chỉ có 0,5%). Sữa ñầu có ñộ chua cao có tác dụng kích thích tuyến
tiêu hoá, ức chế vi khuẩn, kích thích tiết dịch mật.
Bảng 7-1: Thành phần của sữa bò

Thành phần Sữa ñầu Sữa ngày thứ 10


Vắt lần 1 Vắt lần 2
7,2 5,15 4,25
Mỡ (%)
ðường (%) 3,96 3,72 4,49
Protein (%) 15,23 10,66 3,41
Khoáng (%) 1,074 0,953 0,635
Caroten (mg%) 0,158 0,155 0,027
O
ðộ chua ( T) 38 33 19
Trong sữa ñầu có hàm lượng γ-globulin cao (5% vs 0,1%) có tác dụng làm tăng sức ñề
kháng của bê lên vì trước khi bú sữa ñầu trong máu bê hầu như không có globulin, nhưng sau
khi bú sữa ñầu thì loại protein này và kháng thể xuất hiện. Chỉ số A/G = 0,44-0,48, thấp hơn
cả ở bò là 0,5-0,6. ðó là do bê sơ sinh có khả năng hấp thu nguyên vẹn γ-globulin từ sữa ñầu
vào máu. Khả năng này càng lâu càng giảm xuống:
Thời gian sau ñẻ (h Tỷ lệ hấp thu γ-globulin (%)
1 100
4 25
6 20
12 17
20 12
62 0
Trong sữa ñầu còn có hàm lượng MgSO4 cao (0,37% vs 0,017%) tạo thành chất tẩy nhẹ
ñể ñẩy cứt su ra ngoài.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
178
Do có các yếu tố trên mà bê nghé cần ñược bú sữa ñầu càng sớm càng tốt và tỷ lệ mắc
bệnh càng thấp. Thí nghiệm cho thấy sau 1 giờ cho bú tỷ lệ mắc bệnh là 7,9%, còn nếu sau
khi ñẻ 7 giờ mới cho bú thì tỷ lên này lên tới 42%.
Như vậy sữa ñầu ñã nâng cao sức sống của bê nghé sơ sinh nhờ 2 nhân tố:
- Dinh dưỡng cao và dễ ñồng hoá
- Tăng khả năng ñề kháng nhờ γ-globulin, MgSO4 và ñộ chua cao.
Trong trường hợp thiếu sữa ñầu người ta có thể làm sữa ñầu nhân tạo cho bê nghé bú
với thành phần như sau:
1 lít sữa nguyên
10ml dầu cá
5-10g muối
2-3 quả trứng
Nếu táo bón cho thêm 5-10g MgSO4
Sữa nguyên sau khi thanh trùng hạ nhiệt ñộ xuống 38-39oC, ñập trứng và cho dầu cá,
muối vào, ñánh thật ñều.
Sau khi bú sữa ñầu bê ñược cho uống sữa thường, tốt nhất của chính mẹ nó, nếu không
cũng phải của những con khoẻ mạnh, không viêm vú.
- Các thức ăn khác:
Thời gian cuối bê phải ñược tập ăn thức ăn thô: cỏ khô, rơm.
Từ ngày thứ 5 trở ñi có thể cho ăn thêm khoáng bổ sung.

2.2. Cách cho bú sữa


Yêu cầu bê nghé phải ñược bú sữa ñầu sau khi ñẻ chậm nhất là 1 giờ. Nếu cho bú gián
tiếp thì sữa ñầu dùng cho bú ñến ñâu thì vắt ñến ñó (vắt thừa làm mất sữa ñầu của bê và dễ
gây sốt sữa cho bò mẹ). Sữa phải ñảm bảo vệ sinh, nhưng tuyệt ñối không dùng nhiệt ñể xử lý
vì dễ gây ñông vón do có hàm lượng albumin cao. Không ñược cho bê nghé bú sữa vú viêm.
Sữa phải có nhiệt ñộ thích hợp, tốt nhất là 35-37oC. Sữa càng lạnh thì khả năng ñông vón ở dạ
múi khế càng kém nên sẽ khó tiêu hoá.
Lượng sữa mỗi lần cho bú tối ña là 8% so với khối lượng sơ sinh vì nó phụ thuộc vào
dung tích dạ múi khế. Nếu sữa bú quá nhiều sẽ tràn xuống dạ cỏ trong khi nhu ñộng dạ cỏ còn
yếu nên vi sinh vật gây thối sẽ phát triển. Lượng sữa cho bú mỗi ngày bằng khoảng1/6 khối
lượng sơ sinh. Số lần cho bê bú bằng số lần vắt sữa mẹ. Thường lúc ñầu cho bú 3-4 lần/ngày,
về sau giảm xuống. Tuy nhiên, ở các trại chăn nuôi công nghiệp bê chỉ ñược ăn sữa 2
lần/ngày. Cho bê bú phải từ từ ñể rãnh thực quản ñóng ñược kín.
Trong thời kỳ này có thể cho bê bú trực tiếp hay gián tiếp:
- Cho bú trực tiếp: Sau khi ñẻ bê ñược trực tiếp bú mẹ hàng ngày. Thường cách này áp
dụng trong chăn nuôi bò thịt và cả ở một số cơ sở chăn nuôi bò sữa. Lượng sữa bê bú không
hết sẽ ñược vắt.
Trước khi cho bê nghé bú cần phải làm vệ sinh chuồng trại, vú bò mẹ phải ñược lau
sạch. Trường hợp bò mới ñi làm về thì nên cho nghỉ ngơi 30-45 phút mới cho con bú. Nếu vú
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
179
bị viêm phải chữa trị ñể tránh bê nghé viêm ruột. Thời kỳ này không cho bê nghé ñi theo mẹ
mà phải nuôi ở chuồng.
Cách cho bú này có ưu ñiểm là: tỷ lệ sống của bê cao, ñề phòng viêm vú ở bò mới ñẻ,
không ảnh hưởng xấu ñến khả năng sinh sản và sức sản xuất.
- Cho bú gián tiếp: Phương thức này áp dụng cho những cơ sở nuôi bò chuyên lấy sữa.
Khi ñẻ tách con ra ngay, sau ñó vắt sữa ñầu cho vào bình có núm vú cao su có ñường kính lỗ
tiết < 2mm nhằm ñảm bảo một lần mút không quá 30 mm sữa ñể cho rãnh thực quản hoạt
ñộng tốt. Khi cho bú ñặt bình nghiêng góc 30o. Sau một vài ngày cho bú bình bắt ñầu chuyển
sang tập cho bê uống sữa trong xô.
Phương pháp tập cho bê uống sữa trong xô: rửa sạch tay và ngâm vào trong sữa, thò 2
ngón tay lên làm vú giả. Tay kia ấn mõm bê xuống cho ngậm mút 2 ñầu ngón tay. Sữa sẽ theo
kẽ ngón tay lên. Làm vài lần như vậy bê sẽ quen và tự uống sữa.

2.3. Chăm sóc và quản lý bê sơ sinh


- Sau khi sinh, trước lúc cho bú sữa ñầu cần tiến hành cân khối lượng của bê nghé sơ
sinh. Những thao tác này phải làm rất nhanh chóng ñể bê nghé ñược bú sữa ñầu sớm.
- Cần quan sát ñặc ñiểm lông, da, phản xạ mút bú, răng, niêm mạc miệng, tình hình sức
khoẻ, ăn uống, ñi ñứng... của bê.
- Bê nghé sơ sinh rất yếu, khả năng
chống ñỡ bệnh tật kém nên cần ñược nuôi ở
chuồng cách ly, trong ñó mỗi con ñược nuôi
trong một cũi cá thể (hình 7-2). Cũi này
thường có kích thước như sau: dài 1,2-1,4m,
cao 1m, rộng 0,7m, sàn cách mặt ñất 0,15m.
Cũi này có thể làm bằng gỗ, tre hay bằng
thép. Sàn nên làm bằng gỗ như rát giường.
Cũi phải ñược ñặt nơi thoáng nhưng không
có gió lùa, hàng tuần ñược tiêu ñộc, hàng
ngày ñược lau sàn và làm vệ sinh. Thời gian
nuôi bê trong cũi này chi cho phép tối ña là
30 ngày.
- Trên cũi này phải ñặt xô chứa nước
cho bê uống và xô ñể cỏ khô cho bê tập ăn.
- Mỗi ngày sát trùng rốn cho bê một
lần bằng các dung dịch sát trùng ñến khi rốn
khô mới thôi.
- Hàng ngày cho bê xuống cũi ñể ñược
vận ñộng tự do trong 3-4 giờ, thường mùa
hè sáng vào lúc 8-10 giờ, chiều từ 3-5 giờ,
mùa ñông chậm hơn 30 phút.
- Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sức khoẻ bệnh tật của bê, vệ sinh tiêu ñộc chuồng
nuôi và cũi bê. Mùa ñông treo rèm che chuồng nuôi ñể bê ñược ấm, mùa hè phải thoáng mát.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
180
- ðể cung cấp tia tử ngoại cho bê trong chuồng nên mắc bóng ñiện và cho sáng gián
ñoạn: sáng 3-4 giờ/tắt 1-2 giờ.

III. CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ TRƯỚC CAI SỮA


Mục ñích của nuôi dưỡng bê trong giai ñoạn này không những chỉ cung cấp ñủ dinh
dưỡng cho nhu cầu tăng trọng nhanh của bê mà còn ñảm bảo cho bê kháng bệnh ñược tốt,
ñồng thời giúp bê chuyển từ một gia súc tiêu hoá theo kiểu dạ dày ñơn (dạ múi khế) sang tiêu
hoá kiểu dạ dày kép (ñặc thù của gia súc nhai lại).

3.1. Tiêu chuẩn ăn


- Nhu cầu năng lượng
+ Nhu cầu duy trì : Dựa vào thể trọng của bê. Trong giai ñoạn này bê tăng trọng rất
nhanh nên nhu cầu duy trì cũng thay ñổi nhanh chóng, do ñó cứ sau 10 ngày phải xây dựng lại
tiêu chuẩn ăn một lần căn cứ vào khối lượng ñầu kỳ.
+ Nhu cầu tăng trọng: Dựa vào mức tăng trọng dự kiến hàng ngày. Mức này phụ thuộc
vào giống, tuổi và quy trình nuôi dưỡng bê.
- Nhu cầu protein
Sự tích luỹ nitơ giảm dần theo tuổi nên mức protein trong khẩu phần tính trên mỗi ñơn
vị thức ăn (năng lượng) cũng thấp dần. Trong giai ñoạn ñầu cần cung cấp cho bê những loại
thức ăn có ñầy ñủ và cân ñối các axitamin không thay thế vì trong giai ñoạn ñầu khả năng tiêu
hoá protein thực vật rất thấp nên nguồn protein vi sinh vật còn hạn chế.
- Nhu cầu lipit
Lipit là nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hoà tan một số vitamin, ñồng thời
còn cung cấp một số axit béo không no không thay thế ñược. Do vậy, trong khẩu phần ăn cần
có một tỷ lệ mỡ thích hợp. Theo nhiều tác giả thì tỷ lệ này nên bằng 1-1,5% VCK của khẩu
phần. Tuy nhiên, trong giai ñoạn ñầu yêu cầu mỡ ở bê cao hơn ở gia súc trưởng thành.
- Nhu cầu gluxit
Trong 4 tuần tuổi ñầu bê chỉ tiêu hoá ñược ñường ñơn và ñường ñôi, 4-9 tuần tuổi tiêu
hoấ ñược mantoza mà chưa tiêu hoá ñược tinh bột. Vì vậy thức ăn trong giai ñoạn này cần hạn
chế tinh bột. Tuy nhiên, khả năng tiêu hoá tinh bột còn tuỳ thuộc vào việc tập cho bê ăn sớm.
- Nhu cầu khoáng
1-3 tháng 6-8g Ca, 3-5g P/ðVTA
4-6 tháng 7-8 g Ca, 4-5g P/ðVTA
về sau 8-9g Ca, 5-6 g P/ðVTA
Mức cung cấp Ca và P tăng lên theo tuổi không phải do nhu cầu tăng mà là do trong
những tháng ñầu thức ăn chủ yếu là sữa nên Ca và P dễ hấp thu hơn, còn trong thức ăn thực
vật về sau Ca và P ñược hấp thu kém hơn.
- Nhu cầu vitamin:
Cần chú ý nhiều ñến vitamin Avà D.
Vitamin D: dưới 6 tháng 500 - 2000 UI/100 kg P

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
181
trên 6 tháng 1000-1500 UI/100 kg P
Vitamin A: dưới 3 tháng 20 mg caroten/ðVTA
3-6 tháng 25-30mg caroten /ðVTA
trên 6 tháng 30-35 mg caroten /ðVTA

3.2. Các loại thức ăn và cách sử dụng


- Sữa nguyên:
ðây là loại thức ăn quan trọng nhất ñối với bê trong giai ñoạn này. Khả năng tiêu hoá
các thành phần dinh dường thường trên 95%. Các chất dinh dưỡng ở trong sữa tương ñối hoàn
chỉnh và phù hợp với yêu cầu sinh lý của bê. Cho nên trong bất kỳ phương thức nuôi dưỡng
nào cũng cần phải có sữa nguyên. Trong cả thời kỳ bú sữa lượng sữa cho ăn khoảng 180-720
kg/con tuỳ thuộc vào giống, tầm quan trọng của bê, khả năng sản xuất và sử dụng sữa thay
thế.
Trong tháng ñầu tiên chủ yếu cho bê ăn sữa nguyên còn các thức ăn khác chỉ là tập ăn.
Từ tháng thứ 2 về sau tuỳ theo mức ñộ sử dụng thức ăn thực vật của bê mà có thể giảm dần
lượng sữa nguyên xuống. Cũng có thể thay thế dần bằng sữa khử bơ. ðến gần giai ñoạn cắt
sữa cần có thời gian chuyển tiếp bằng cách giảm dần số lượng và thời gian cho ăn sữa ñể ñến
khi ngừng cho ăn sữa bê không bị thay ñổi ñột ngột ảnh hưởng xấu ñến tiêu hoá.
Phải cho bê bú sữa từ từ ñể cho rãnh thực quản khép kín ñưa ñược hết sữa xuống dạ múi
khế. Cho bú từ từ còn ñảm bảo thời gian phân tiết nước bọt và các dịch tiêu hoá khác. Nước
bọt nhiều thì pH dạ khế sẽ tăng thích hợp cho men kimozin hoạt ñộng nên sữa sẽ ñược tiêu
hoá tốt.
Sữa cho bê ăn phải ñảm bảo vệ sinh và có nhiệt ñộ thích hợp: tháng ñầu 35-37oC, tháng
thứ hai 3-35oC, những tháng sau 20-25oC. Nếu có ñiều kiện nên tiến hành lọc sữa, sau ñó
ñung lên nhiệt ñộ 80oC ñể thanh trùng rồi hạ xuống nhiệt ñộ cần thiết.
Số lần cho bú/ngày = lượng sữa cho bú trong ngày/lượng sữa 1 lần. Trong ñó lượng sữa
cho bú/ngày bằng khoảng 1/6 khối lượng sơ sinh. Lượng sữa cho bú/lần không quá 8% khối
lượng sơ sinh.
Khoảng cách giữa các lần cho bú phải gần ñều nhau bởi vì dịch vị tiết tương ñối ổn ñịnh
nên cường ñộ tiêu hoá gần ñều nhau theo thời gian. Tuy nhiên lần bú cuối cùng trong ngày
không nên muộn quá 8-9 giờ ñêm.
Cách cho bú: Cho bú bằng bình có núm vú cao su hay bằng xô như ñã giới thiệu ở phần
trước.
- Sữa khử mỡ
Có thể dùng loại sữa này thay thế cho một phần sữa nguyên. Về mặt giá trị năng lượng
sữa khử mỡ chỉ bằng 50% so với sữa nguyên, nhưng giá trị sinh vật học của nó cao. Sữa khử
mỡ có thể dùng từ tuần tuổi thứ 3-4 trở ñi. Cách dùng tương tự sữa nguyên, nhưng không
ñược hỗn hợp với sữa nguyên, mà phải cho ăn xen kẻ nhau trong ngày trong một thời gian,
sau ñó dùng sữa khử mỡ thay hẳn cho sữa nguyên. Thường dùng sữa khử mỡ thay hẳn sữa
nguyên từ 40-45 ngày tuổi trở ñi.
- Sữa thay thế

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
182
ðây là loại thức ăn chế biến có thành phần tương tự sữa nguyên nhằm thay thế một
phần sữa nguyên. Yêu cầu thành phần dinh dưỡng phải hợp lý ñể ñảm bảo ñạt tỷ lệ tiêu hoá
cao và phù hợp với ñặc tính tiêu hoá dạ khế của bê.
+ Protein: 12-15% VCK, trong ñó ít nhất có 50% protein có nguồn gốc ñộng vật có ñủ
các axit amin không thay thế với tỷ lệ cân ñối.
+ Mỡ: 12,5-25% VCK. Mỡ ñưa vào cơ thể phải có nhiệt ñộ nóng chảy thấp hơn thân
nhiệt. Thông thường người ta dùng dầu thảo mộc vì nó kinh tế nhất, nhưng dầu thảo mộc
thường có nhiều axit béo không no nên cần hydro hoá ñể giảm bớt mạch nối ñôi. Ngoài ra
người ta còn dùng mỡ lợn. Mỡ trong sữa phải ñảm bảo ñược ñiều kiện nhũ hoá bền vững khi
hoà thành dạng sữa. Trong mỡ ñó phải có các axit béo không no không thay thế ñược:
linoleic, arachinoic, linoic. Các axit này có liên quan chặt chẽ với vitamin E, ñồng thời nó có
hoạt ñộng như những chất xúc tác sinh học.
ðể cho sữa có thể bảo quản ñược lâu dài thì trong ñó cần có những chất chống oxi hóa.
Thường người ta dùng photphatit vì nó có 2 tác dụng: nó là chât bị oxy hoá ñầu tiên ñể chiếm
các tác nhân oxy hoá và làm giảm sức căng bề mặt của mỡ nên làm cho mỡ dễ nhũ hoá.
+ Tinh bột: cần giảm tới mức tối thiểu vì trong 2 tháng ñầu khả năng tiêu hoá tinh bột
của bê còn kém.
+ ðường dễ tiêu: 5-10%
+ Xenluloza : 0,5-1%
+ Khoáng : 9-10%
+ Vitamin : 30 UI vitaminA, 8-10 UI vitamin D/kg VCK.
Tuỳ theo chất lượng của sữa thay thế mà quyết ñịnh thời gian bắt ñầu cho ăn. Sữa tốt
càng gần giống sữa nguyên càng cho ăn sớm, có thể bắt ñầu từ 15-20 ngày tuổi. Các nước tiên
tiến dùng sữa khử mỡ làm nền ñể sản xuất sữa thay thế.
Ví dụ: sữa khử mỡ 80%, dầu thực vật hydro hoá 15%, Photphatit 5%, chế phẩm vitamin
(A+D), kháng sinh. Về giá trị dinh dưỡng 1,2kg sữa này tương ñương 10kg sữa nguyên. Nó
có thể bắt ñầu sử dụng từ 11 ngày tuổi.
Có thể dùng sữa ñậu tương làm sữa thay thế. Cách làm như sau: chọn loại ñậu tương tốt
ngâm trong nước 8-10 giờ, sau dùng cối xay bột xay thành bột nước. Cứ 1 kg ñậu hạt xay
thành 8-10 kg ñậu nước, rồi ñem lọc lấy nước, ñun cách thuỷ cho kỹ, ñể nguội ñến 37-39oC
thì cho bú. Vì trong ñậu tương có hàm lượng tinh bột cao nên không cho ăn quá sớm dễ gây ỉa
chảy. Thường chỉ bắt ñầu cho ăn từ cuối tháng thứ 2.
- Thức ăn tinh hỗn hợp
Có thể cho bê tập ăn từ 15-20 ngày tuổi. Vì dạ cỏ phát triển chưa hoàn thiện nên loại
thức ăn tinh hỗn hợp tập ăn phải có chất lượng tốt, hàm lượng protein cao (160-
170g/kgVCK). Lúc ñầu tập ăn có thể rang lên cho có mùi thơm ñể kích thích bê ăn. Lượng
thức ăn tinh cho ăn ñược tăng lên theo ñộ tuổi.
- Cỏ khô
Trong quá trình nuôi bê cỏ khô là loại thức ăn cần thiết vì nó kích thích sự phát triển của
dạ cỏ và chóng hoàn thiện hệ vi sinh vật dạ cỏ, tăng thêm dinh dưỡng và hạn chế ỉa chảy. Có
thể bắt ñầu cho bê tập ăn cỏ khô từ ngày thứ 7 ñến ngày thứ 10 bằng cách ñể cỏ khô chất

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
183
lượng tốt vào xô treo trên cũi cho bê. Trong tháng tuổi ñầu thức ăn thô cho bê chủ yếu là cỏ
khô. Tuỳ theo dung tích dạ cỏ mà lượng cỏ khô ñược tăng dần lên theo tuổi.
- Cỏ tươi
Có thể tập cho bê ăn từ cuối tháng tuổi thứ nhất. ðể cho bê sử dụng tốt thức ăn tươi sớm
hơn thì phải làm cho hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển bằng cách lấy thức ăn ñã nhai lại của bò
cho bê ăn. Lượng cỏ tươi ñược tăng dần trong khẩu phần. Loại thức ăn này có thể bổ sung tại
chuồng hay cho bê trực tiếp gặm trên bài chăn sau thời gian nuôi cũi (tháng ñầu).
- Củ quả
ðây là loại thức ăn chứa nhiều bột ñường, tương ñối ngon miệng nên bê rất thích ăn.
Nhưng vì bột ñường nhiều dễ lên men nên không cho bê ăn quá sớm mà chỉ cho ăn từ tháng
tuổi thứ 3. Khi cho ăn nên theo dõi phản ứng của ñường tiêu hoá, nếu ỉa chảy thì phải dừng
lại.
- Thức ăn ủ xanh
Hiện nay việc bắt ñầu cho bê ăn thức ăn ủ xanh ở ñộ tuổi nào thì còn có nhiều ý kiến
khác nhau. Theo nhiều tác giả thì nên cho bê ăn từ tháng tuổi thứ 3 về sau.
- Chất khoáng
Từ tháng thứ 1-5 lượng Ca, P cho bê cần nhiều nên phải bổ sung. ðồng thời phải cho bê
vận ñộng dưới ánh sáng mặt trời ñể tăng tỷ lệ hấp thu lợi dụng, tránh bệnh còi xương.
Phương pháp bổ sung khoáng: trộn lẫn vào thức ăn tinh, hoà vào sữa hay bổ sung dưới
dạng ñá liếm.
- Nước uống
Nước uống sạch phải luôn có sẵn cho bê uống tự do. ðể ñề phòng bê uống quá nhiều
nước một lúc nên có nhiều nơi uống nước cho bê.

3.3. Bổ sung thức ăn sớm cho bê bú sữa


Ngoài sữa mẹ và cỏ thông thường ra, trong chăn nuôi bò thịt việc bổ sung thức ăn khác
(creep feeds) có thể ñược áp dụng nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho bê trước khi cai sữa.
Nhờ bổ sung thức ăn sớm cho bê bú sữa mà có thể nâng cao ñược mức tăng trọng của bê
trước cai sữa và tăng khối lượng bê cai sữa.
Thành phần thức ăn bổ sung cho bê bú sữa tốt nhất là hỗn hợp các loại hạt và thức ăn bổ
sung protein-khoáng. Thành phần thức ăn bổ sung nên chứa: 2,4-2,6 Mcal ME/kg, 13-16%
protein thô, 0,7% Ca, 0,5% P, khoáng vi lượng, vitamin A, D và E. ðể làm tăng tính ngon
miệng cho thức ăn có thể bổ sung thêm cám và rỉ mật. Cám giúp cho bê dễ làm quen với thức
ăn cứng vì cám sẽ dính vào mõm của bê. Việc bổ sung thêm rỉ mật (khoảng 3%) sẽ giúp làm
giảm bụi cám và tăng lượng thu nhận thức ăn. Tuy nhiên không nên cho rỉ mật quá nhiều vì sẽ
hấp dẫn ruồi và dễ làm cho bê bị ỉa chảy. Hơn nữa, rỉ mật có thể làm cho thức ăn bị dính vào
máng ăn hay thiết bị phân phối thức ăn.
Thức ăn bổ sung cho bê ñược cung cấp trong những thiết bị cho ăn riêng. Thiết bị này
phải giữ ñược cho thức ăn khô và chứa ñủ thức ăn cho trong khoảng 1 tuần. Thiết bị cho ăn
cần dễ di chuyển và khi bắt ñầu tập cho ăn thêm cần ñược ñặt gần chỗ cung cấp nước uống
hay nói có bóng râm nơi bê thường lui tới. Thiết bị cung cấp thức ăn bổ sung phải ñược bổ trí
ở những nơi sao cho chỉ bê vào ñược còn bò mẹ không tiếp cận ñể lấy những thức ăn ñó ñược.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
184
Một cổng rộng 400-500mmm, cao 750-1050mm có thể chỉ cho phép bê qua ñược còn bò mẹ
thì không.
Cho bê bú sữa ăn thức ăn sớm có nhiều ưu ñiểm, nhưng cũng có những nhược ñiểm của
nó mà người chăn nuôi cũng phải xem xét cẩn thận ñể có chiến lược thích hợp và quyết ñịnh
lúc nào thì cho bê ăn thức ăn bổ sung lúc nào thì không nên.
Ưu ñiểm của việc bổ sung thức ăn cho bê gồm:
- Tăng khối lượng bê cai sữa.
- Tăng ñược mật ñộ chăn thả.
- Bảo vệ ñược ñồng cỏ.
- Làm cho bê quen với thức ăn hạt nên dễ cai sữa hơn.
- Giảm thấp tỷ lệ chết sau cai sữa.
- Giúp bê pháy huy hết tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
- Giảm hao hụt khối lượng bê khi cai sữa.
Nhược ñiểm chính của việc bổ sung thức ăn sớm cho bê gồm:
- Bê ñược bổ sung thức ăn có thể ăn ít cỏ.
- Luợng thu nhận thức ăn bổ sung có thể dao ñộng lớn.
- Hiệu quả chuyển hoá thức ăn có thể thấp trong một số ñiều kiện nhất ñịnh.
- Phần tăng trọng thêm có thể bị mất ñi trong thời gian vỗ béo; bê không ñược bổ
sung thức ăn trong thời gian bú sữa có tăng trọng bổ sung sau ñó.
- Bê có thể bị béo quá sớm và khó bán ñể nuôi tiếp.
- Giảm năng suất của bò mẹ nếu như bò mẹ quá béo.
- ðồng cỏ gần nơi cho ăn thêm dễ bị gặm/giẫm ñạp quá mức nếu như thiết bị cho
ăn thêm không ñược di chuyển thường xuyên.
- Làm sai lệch số liệu theo dõi về sức sản xuất của bò/bê.
- Có thể giảm thu nhập từ nuôi bê vỗ béo nếu bê ñược giết thịt ở khối lượng thấp.
Từ những ưu và nhược ñiểm trên của việc bổ sung thức ăn cho bê bú sữa, người chăn
nuôi nên áp dụng biện pháp này trong những trường hợp sau ñây:
- Trong những thời kỳ khô hạn và thiếu cỏ.
- Khi năng suất sữa của bò mẹ thấp.
- Khi bò mẹ ñẻ lứa ñầu hay ñẻ sau lứa 11 và bê có thể tách ñược khỏi ñàn.
- Khi cần tăng mật ñộ chăn thả trên ñồng cỏ.
- Khi giá bán bê cao còn giá thức ăn tập ăn thấp.
- ðối với những bê ñẻ vào mùa thu (sau ñó thiếu cỏ).
- Khi thị trường yêu cầu bê có tỷ lệ thịt cao.
- Khi muốn có bê giết thịt ngay sau cai sữa.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
185
- Những bê ñẻ muộn nhưng phải xuất bán ñúng hẹn (cai sữa sớm).
- Khi bê của những giống to khung có kế hoạch ñưa ngay vào nuôi dưỡng với khẩu
phần giàu năng lượng sau cai sữa và giết thịt vào 12-14 tháng tuổi.
Tuy nhiên, không nên bổ sung thức ăn cho bê trong những trường hợp sau ñây:
- Bò mẹ cho nhiều sữa (bò thịt cho bú trực tiếp).
- Có nhiều cỏ/ñồng cỏ với chất lượng tốt.
- Bê ñược nuôi với tốc ñộ tăng trọng thấp sau cai sữa.
- Bê nuôi ñể thay thể ñàn sinh sản.
- Giá thức ăn hạt cao so với giá bán bê.

3. 4. Chăm sóc bê bú sữa


Hàng ngày phải kiểm tra tình hình sức khoẻ bệnh tật của bê, vệ sinh tiêu ñộc chuồng
nuôi và cũi bê. Cần quan sát ñặc ñiểm lông, da, phản xạ mút bú, răng, niêm mạc miệng, tình
hình sức khoẻ, ăn uống, ñi ñứng... ñể có chế ñộ nuôi dưỡng cho thích ñáng và xác ñịnh hướng
sử dụng về sau. Mùa ñông treo rèm che chuồng nuôi ñể bê ñược ấm, mùa hè phải thoáng mát.
ðịnh kỳ cân bê ñể theo dõi sinh trưởng của bê.
Bê trong giai ñoạn này phải ñược nuôi dưỡng tốt, ñược ñánh số, khử sừng, tiêm phòng
và tẩy ký sinh trùng ñầy ñủ theo ñúng quy trình. ðiều quan trong nhất cần phải nhớ là làm sao
cho bê càng ít bị stress càng tốt. Bê phải ñược vận ñộng thoả ñáng.

3.5. Các phương thức nuôi dưỡng và quản lý bê nghé trước cai sữa
a. Nuôi bê tách mẹ hoàn toàn (bú sữa gián tiếp)
Phương thức này ñược áp dụng trong chăn nuôi bò sữa. Bê ñược cho ăn sữa gián tiếp
trong bình, trong xô hay trong các máng uống tự ñộng theo nhóm. Thường trong tháng tuổi
ñầu người ta vần nuôi bê trên cũi cá thể, hàng ngày cho bê xuống cũi ra sân vận ñộng trong 3-
4 giờ. Thức ăn và nước uống ñược cho ăn trong xô treo trên cũi. Thời gian này chưa cho bê
chăn thả trên ñồng cỏ. Từ tháng thứ 2 trở ñi bê ñược xuống cũi và nuôi theo nhóm trong các
chuồng khi số lượng bê lớn. Phân nhóm bê dựa vào ñộ tuổi và ñộ lớn. Sữa ñược cho ăn theo
giờ quy ñịnh tại chuồng trong bình, xô hay máng uống tập thể tự ñộng. Các loại thức ăn và
nước uống ñược bổ sung trong máng ăn máng uống tập thể ở trong chuồng và sân chơi. Về
ban ngày bê có thể ñược chăn thả trên lô cỏ. Về mùa ñông thức ăn bổ sung tại chuồng có thức
ăn tinh, cỏ khô, cỏ ủ xanh, củ quả. Nếu nuôi nhốt trong vụ này thì hàng ngày cũng phải cho bê
vận ñộng tích cực trong 2-4 giờ trên bãi chăn hay trên ñường vận ñộng. Về mùa hè nếu bê
ñược chăn thả trên các lô cỏ có năng suất cao thì không cần bổ sung cỏ khô và thức ăn nhiều
nước.
- Ưu ñiểm:
+ ðịnh mức ñược tiêu chuẩn khẩu phần cho bê;
+ Cho phép chuyên môn hoá và cơ giới hoá theo dây chuyền sản xuất
+ Nếu ñảm bảo ñược các quy tắc vệ sinh thú y về sữa và chăm sóc nuôi dưỡng thì tỷ lệ
sống của bê sẽ cao, bê phát triển tốt và tiết kiệm ñược sữa ñể nuôi bê.
- Nhược ñiểm:
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
186
+ ðòi hỏi trình ñộ kỹ thuật cao, nếu nuôi không ñúng kỹ thuật dễ gây nhiều tổn thất, ñặc
biệt là do bê bị ỉa chảy.
+ Chi phí cao, vốn ñầu tư lớn.
b. Nuôi bê bú sữa trực tiếp
Theo phương thức này bê ñược trực tiếp bú sữa từ vú bò.
- Ưu ñiểm:
+ Bê ăn ñược sữa có chất lượng tốt với nhiệt ñộ thích hợp, ñảm bảo vệ sinh, có tính
miễn dịch cao do ñó mà giảm ñược tỷ lệ bệnh tật cho bê và tao cho bê hấp thu và sử dụng các
chất dinh dưỡng của sữa ñược tốt.
+ Kỹ thuật ñơn giản, chi phí trang thiết bị và lao ñộng thấp (không phải vắt sữa, vận
chuyển, xử lý và cho bú...).
- Nhược ñiểm:
+ Không xác ñịnh ñược chính xác lượng sữa bê bú ở con mẹ, dễ lây bệnh giữa mẹ hay
những con cùng ñàn sang bê con.
+ Không nâng cao ñược trình ñộ chuyên môn hoá, khó khăn cho cở giới hoá.
Trong phương thức nuôi bê bú sữa trực tiếp có nhiều hình thức khác nhau:
i) Nuôi bê bảo mẫu
Hình thức này ñược áp dụng trong chăn nuôi bò sữa nhằm lợi dụng những ưu ñiểm
của phương thức cho bú trực tiếp. Theo hình thức này, chọn những con bò cái không vắt sữa
mà chỉ dùng ñể nuôi bê theo hình thức bảo mẫu: 1 bò nuôi một số bê nhất ñịnh. Thời gian
nuôi một nhóm bê của bò bảo mẫu là 3 tháng, sau ñó chuyển sang nuôi nhóm khác. Nếu bê
ñược cho ăn sữa khử mỡ, sữa thay thế và thức ăn tinh tốt thì có thể tách mẹ bảo mẫu lúc 60-70
ngày tuổi.
Cách tiến hành như sau:
- Chọn bò làm bảo mẫu: Chọn những con bò ñang cho sữa và hoàn toàn khoẻ mạnh, sức
sản xuất không thấp hơn trung bình của ñàn, có tỷ lệ mỡ thấp. Bò cho trên 4000 lít sữa/năm
không nên dùng làm bảo mẫu vì trong trường hợp này bê sẽ bú quá nhiều sữa và ăn ít thức ăn
thực vật. Sức sản xuất của bò bảo mẫu có thể xác ñịnh dựa vào lượng sữa kỳ trước hay của
tháng cho sữa trưóc ñó, cũng có thể xác ñịnh thông qua cân bê trước và sau khi bú hay kiểm
tra trước khi ghép nhóm mới.
- Ghép bê: Tuỳ theo sức cho sữa hàng ngày của bò mà quyết ñịnh số bê ghép trong mỗi
nhóm. Thường ñối với bê tính toán 4 kg sữa/con/ngày, riêng ñối với bê ñực giống 4,5-
5kg/con/ngày. Do ñó nếu bò có lượng sữa hàng ngày:
15-17 kg 4 bê
11-13 kg 3 bê
7-9 kg 2 bê
Sau khi cai sữa nhóm này lại dựa vào khả năng cho sữa trong thời gian tới mà quyết
ñịnh số bê ghép trong nhóm tiếp theo.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
187
Khi ghép có thể ghép một lúc cả nhóm là tốt nhất hoặc ghép từng con lần lượt (nếu
không ñủ nhóm một lúc). Con ñẻ ra hoặc con ñã ghép con thì cho ñứng phía sau, con lạ thì
cho ñứng phía trước ñể tránh bò mẹ ñá. Con bò nào hay ñá thì nên buộc chân lại. Trước khi
ñưa vào ghép bê ngừng vắt sữa của bò trong 10-12 giờ. Bước ñầu cần rửa sạch và xoa bóp vú
bò, vắt lấy một ít sữa thấm vào dẻ lau lên ñầu, mình và hông của bê ñưa vào ghép.
- Nuôi dưỡng và chăm sóc: Việc sử dụng các lợi thức ăn (trừ sữa) cho bê tương tự như
nuôi bê tách mẹ hoàn toàn. Bê thường ñược nuôi ở ngăn chuồng riêng với mẹ bảo mẫu. Trong
chuồng phải có máng ăn và máng uống. Trong máng ăn có các loại thức ăn khác nhau cho bê:
cỏ khô chất lượng tốt, thức ăn tinh, thức ăn ủ xanh, khoáng.
Hàng ngày bê ñược chăn thả trên các lô cỏ tốt gần chuồng. Nên chăn thả bê xa mẹ bảo
mẫu và mỗi ngày 3 lần cho bê gặp mẹ ñể bú. Nếu chăn thả chung bê với mẹ thường có tăng
trọng kém vì chúng thường muốn ñến với mẹ nhiều và không muốn ăn cỏ. Nếu nuôi nhốt thì
bê cũng ñược nhốt riêng và hàng ngày cho gặp mẹ 3 lần ñể bú. Khi nuôi nhốt nhất thiết phải
cho bê ñược vận ñộng tích cực hàng ngày.
ii) Nuôi bê theo mẹ
Theo hình thức này bê ñược bú trực tiếp sữa của chính mẹ nó trong suốt thời kỳ bú sữa.
Hình thức này ñược sử dụng trong các hướng sản xuất như sau :
- Bò thịt: Sau khi ñẻ bê ñược nuôi cùng với mẹ trong chuồng bò ñẻ 8-10 ngày. Chúng
ñược nuôi theo nhóm nhỏ trong vòng 3-4 tuần với khoảng 10-15 cặp mẹ con trong chuồng với
diện tích 7-10 m2/cặp. Từ tháng thứ 2 trở ñi hàng ngày cho bê ra bãi chăn cùng mẹ. Ban ñêm
có thể tách mẹ và con riêng. Bê phải ñược bổ sung các loại thức ăn cần thiết và ñược vận
ñộng thoả ñáng nếu nuôi nhốt. Nếu nuôi nhốt chung mẹ và con thì phải có sân chơi cho bê với
diện tích 1,2 m2/bê, ở ñó có ñặt máng ăn và máng uống, phía trên sân ở ñộ cao 1m phải ñặt hệ
thống dàn sào nằm ngang ñể cho bò mẹ không vào sân ñó ñược.
- Bò sữa: Nuôi bê theo kiểu tách mẹ không hoàn toàn ñối với các giống bò có bản
năng làm mẹ cao (chỉ tiết sữa khi có bê bú). Trước khi vắt sữa cho bê tiếp xúc với con mẹ,
thúc vú ñể tạo phản xạ thải sữa, sau ñó tiến hành vắt sữa và dành lại một phần sữa trong bầu
vú ñể cho bê bú trực tiếp hoặc vắt kiệt sữa rồi cho bê bú gián tiếp. Ngoài thời gian này bê
ñược nuôi dưỡng chăm sóc như phương thức nuôi tách mẹ hoàn toàn.
- Trâu bò cày kéo: Tốt nhất là nuôi bê nghé tách mẹ không hoàn toàn ñề phòng ñược
mưa nắng gió rét, giữ ñược vệ sinh và có ñiều kiện ñể chăm sóc bê ñược tốt. Trong 10 ngày
ñầu cho bê nghé ở chung với mẹ trong chuồng. Từ ngày 11 trở ñi tách con và mẹ riêng ra,
chăn thả riêng ñến giờ lại cho gặp mẹ ñể bú. Tháng ñầu cho bú 3-4 lần/ngày, sau ñó giảm dần
xuống và cai sữa ở cuối tháng thứ 4. Ngoài sữa và cỏ ăn trên bãi chăn các thức ăn khác cần
ñược bổ sung tại chuồng.
iii) Nuôi bê ghép mẹ
Hình thức này ñược sử dụng ở một số cơ sở nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt, ở ñó bên cạnh
các trại khai thác sữa có các trại chuyên nuôi bê lấy thịt. Tại những trại nuôi bê thịt thì cứ 1 bò
cái nuôi 2 bê, trong ñó 1 bê do nó ñẻ ra và 1 bê lấy từ trại khai thác sữa ñến. Thời gian nuôi bê
bú sữa kéo dài 7-8 tháng.
Hình thức này ñơn giản ñược kỹ thuật nuôi dưỡng bê, nâng cao ñược tỷ lệ nuôi sống và
khả năng phát triển của bê, giảm ñược chi phí lao ñộng, ñồng thời cho phép tổ chức hợp lý
việc sản xuất sữa và thịt trong một cơ sở.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
188
IV. CAI SỮA

4.1. Chuẩn bị bê cai sữa


Trong chăn nuôi bò sữa cho bê bú sữa gián tiếp, việc cai sữa có thể tiến hành khi bê
ñược 2-4 tháng tuổi, tuỳ theo khả năng tập cho bê ăn sớm các loại thức ăn khác. Việc cai sữa
có thể tiến hành tương ñối ñơn giản bằng cách cắt sữa ñột ngột (cắt hẳn sữa khi cần cai sữa)
hay từ từ (giảm dần lượng sữa cho ñến khi cắt hẳn trong 7-10 ngày).
Trong chăn nuôi bò thịt việc cai sữa thường phức tạp hơn vì bê thường bú sữa trực tiếp.
Thời gian cai sữa là lúc cả bò mẹ và bê con chịu stress. Chính vì thế mà một số cơ sở chăn
nuôi bò sinh sản cho cai sữa bê vào chính ngày xuất bán chúng nhằm tránh phải quan tâm ñến
sức khoẻ và sinh trưởng sau ñó của bê. Tuy nhiên, phần lớn bê ñược cai sữa khi còn ở trong
trại sinh sản. Nói chung, càng hạn chế ñược stress cho bê thì bê càng khoẻ mạnh và sinh
trưởng tốt và sớm sau khi cai sữa. Nhằm hạn chế tác ñộng của cai sữa ñến sức khoẻ và tăng
trọng của bê, trước hết người chăn nuôi phải chuẩn bị bê trước cai sữa.
- Tiêm phòng và chăm sóc sức khoẻ
Trước cai sữa ít nhất là 3-4 tuần bê phải ñược tiêm phòng, tẩy ký sinh trùng, khử sừng,
tập cho ăn sớm và cho uống nước ñầy ñủ. ðồng thời tất cả bê ñực (không làm giống) thường
ñược thiến. Chương trình tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng của cơ sở chăn nuôi bò sinh sản cần
ñược tham khảo ý kiến của cơ quan thú y ñịa phương. Nói chung, bê nên ñược tiêm phòng
những bệnh về hô hấp, sốt vận chuyển và ỉa chảy (ñặc biệt do Clostridium).
Trong thời gian cai sữa ít nhất phải kiểm tra bê 2 lần mỗi ngày ñể xem bê có dấu hiệu
bệnh tật không. Cần xác ñịnh và ñiều trị bê ốm ñược kịp thời ñể hạn chế tổn thất.
- Thức ăn và nuôi dưỡng
Trong thời gian cai sữa thành phần dinh dưỡng và tính ngon miệng của cỏ và khẩu phần
tập ăn có vai trò rất quan trọng ñối với bê. Khẩu phần có hàm lượng dinh dưỡng cao cho phép
bê thu nhận ñủ lượng dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Thức ăn ngon miệng có tác dụng kích
thích bê ăn ngay từ ñầu. Tại một số nước người ta áp dụng một quy tắc chung là cho bê ăn
một hỗn hợp thức ăn gồm có cỏ khô cắt lứa hai và thức ăn hạt. Một hỗn hợp hạt lý tưởng cho
bê ăn trong thời kỳ cai sữa không nên chứa những loại hạt chứa nhiều năng lượng như ngô
hạt. Cần phải kiểm tra thành phần của cỏ và hạt ñể ñảm bảo khẩu phần cân bằng dinh dưỡng
theo yêu cầu của bê.
ðiều quan trọng là phải làm sao cho bê tiếp xúc ñược với thức ăn. Cần thiết kế một khu
vực cho ăn thức ăn thô riêng mà chỉ có bê ñến ñược còn bò mẹ thì không. ðồng thời phải có
máng phân phối thức ăn tinh tập ăn chứa các hỗn hợp thức ăn hạt. ðối với cả hai nơi này bê
phải có ñủ không gian ñể ñứng lấy thức ăn.
Bê sẽ ăn ñược một lượng thức ăn khô vào khoảng 2,5-3,0% khối lượng cơ thể. Nên bắt
ñầu cho ăn thức ăn tập ăn ít nhất là 3 tuần trước khi cai sữa nhằm giảm thiểu stress và cho
phép bê ñược ñiều chỉnh tốt sang chế ñộ ăn thức ăn cứng.
- Nước uống
Trong quá trình cai sữa bê phải luôn luôn ñược tiếp cận với ñầy ñủ nước uống ngon,
lành và sạch. Bê cần nhiều uống nước ñể thay cho sữa mẹ. Sau khi tách bê khỏi mẹ chúng
cũng cần uống nhiều nước ñể bù cho các dịch chúng thải ra trong quá trình chúng chạy nhảy

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
189
kêu rống liên tục. Nên bố trí nhiều vòi/chậu uống nước ở những chỗ khác nhau trong chuồng
và sân ñể bê dễ tiếp cận.

4.2. Phương pháp cai sữa bê theo mẹ


Có một số phương pháp cai sữa mẹ cho bê thường ñược áp dụng trong chăn nuôi bò sinh
sản như sau:
- Phương pháp cô lập hoàn toàn
Khi cần cai sữa ñưa bò mẹ ñi ñến một nơi ñủ xa ñể cho ngay cả khi chăn thả ñể bò mẹ
và bê con không nhìn và nghe thấy nhau. Cũng có thể nuôi chúng ở các chuồng khác nhau.
Tốt nhất là bê con ñược giữ lại ở nơi chúng ở trước khi cai sữa, còn bò mẹ thì ñược chuyển ñi.
Trường hợp bất ñắc dĩ mà phải chuyển bê con ñi thì phải ñặc biệt chú ý ñến môi trường mới
của chúng. Phải bố trí nới cung cấp thức ăn nước uống ở những nơi thuận tiện cho bê tiếp cận.
Thường trong vài ba ngày ñầu tách mẹ bê con thường kêu nhiều.
- Phương pháp ngăn cách bằng hàng rào chắn
Việc cai sữa ñược thực hiên bằng cách cho bò mẹ và bê con ngăn cách nhau bởi một
hàng rào chắn. Phương pháp này tỏ ra gây ít stress hơn là cô lập hoàn toàn. Nhằm ñể cho bê
quen với các vị trí ñể thức ăn, nước uống nên ñể bê ở phía mà trước cai sữa chúng vẫn ở. Phải
ñảm bảo hàng rào và cổng ñủ chắc chắn ñể ngăn ñược bê con và bò mẹ không thể tìm cách
vượt qua ñể gặp lại nhau.
Dù phương pháp cai sữa nào nói trên ñược áp dụng thì nơi nhốt bê cũng phải luôn luôn
khô ráo và có mái che. Không bao giờ ñược nhốt bê trong ô chuồng thiếu ánh sáng tự nhiên
và không khí trong lành.
- Phương pháp cai sữa qua hai bước
Trong phương pháp này bê con và bò mẹ vẫn ñược ở cùng nhau trong thời gian cai sữa
nhằm làm giảm stress do việc tách mẹ con gây ra.
Bước 1: ðính một dụng cụ chống mút bú bằng chất dẻo lên mũi của bê (không chọc
thủng vách ngăn). Dụng cụ này không gây ñau và ngăn cản bê tiếp cận ñầu vú của bò mẹ, nhờ
ñó mà ngăn không cho bê bú mẹ trong khi vẫn giữ ñược bê con gần bò mẹ. Bê dược ñeo dụng
cụ này trong vòng 4-7 ngày.
Bước 2: Tách bê con khỏi bò mẹ và bỏ dụng cụ chống mút bú ra.
Trong tất cả các phương pháp cai sữa trên, ngày ñầu tiên cai sữa (không cho bê bú) chỉ
nên cho bò mẹ ăn thức ăn thô. Từ ngày thứ hai mới cho ăn bổ sung thức ăn tinh. Quá trình cai
sữa ñược kết thúc trong 7-10 ngày. Sau ñó bê ñược cho ra chăn thả hoặc nuôi nhốt.

4.3. Cai sữa sớm


ðối với bê hướng thịt cai sữa lý tưởng nhất là lúc ñược 6-7 tháng tuổi, khi sản lượng sữa
của bò mẹ bắt ñầu giảm. Tuy vậy, khi nguồn thức ăn thô xanh cho bò mẹ ăn bị hạn chế thì nên
tính ñến việc cai sữa sớm cho bê. Nhiều nghiên cứu ñã chỉ ra rằng ñối với mỗi ñơn vị tăng
trọng của bê thì cho bê trực tiếp ăn thức ăn cứng sẽ có hiệu quả hơn là cho bò mẹ ăn thêm
thức ăn ñể sản xuất ra ñủ sữa cho bê bú nhằm ñạt ñược cùng mức tăng trọng ñó ở bê con.
Khẩu phần cho bê cai sữa có thể ñắt hơn khẩu phần của bò mẹ, nhưng bê con ăn khoảng 4,5-
6,7kg/ngày có thể cho tăng trọng khoảng 0,9-1,4kg/ngày. ðiều ñó có nghĩa là cai sữa sớm có
thể thu ñược tăng trọng rẻ hơn ở bê. Hơn nữa, việc bú sữa của bê con ức chế sự ñộng dục lại
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
190
sau khi ñẻ và hạn chế sự tích luỹ dinh dưỡng của bò mẹ ñể chuẩn bị cho phối giống, mang
thai và ñẻ lứa tiếp theo.
Cai sữa sớm trong chăn nuôi bò thịt (bú sữa trực tiếp) có những ưu ñiểm sau ñây:
- Giúp bò mẹ có thể ñẻ mỗi năm một bê vì bò mẹ ñược cai sữa bê sớm sẽ ñộng dục
lại nhanh hơn.
- Bê có thể phát huy tối ña tiềm năng di truyền về sinh trưởng mà không phụ thuộc
vào năng suất sữa của bò mẹ.
- ðây có thể là chìa khoá ñể sử dụng thức ăn có hiệu quả hơn trong những thời kỳ
khô hạn hay thiếu thức ăn.
- Giảm ñược 15-20% năng lượng thức ăn cần thiết ñể nuôi bò mẹ và bê con cai sữa
sớm so với bò cho con bú.
- Phù hợp với bò ñẻ vào mùa thu vì nếu không phải tăng cường nuôi dưỡng bò mẹ
nuôi con trong mùa ñông thiếu cỏ.
- Cai sữa sớm bê con cho phép nuôi ñược nhiều bò cái sinh sản hơn với một nguồn
cung cấp thức ăn hạn chế.
- Có thể thu ñược tăng trọng với giá thành rẻ hơn nhờ bê cai sữa sớm có hiệu quả
chuyển hoá thức ăn rất cao.
Tuy nhiên, việc cai sữa sớm cho bê thịt cũng có những hạn chế như sau:
- Kỹ thuật chăn sóc và nuôi dưỡng bê phải cao.
- Phải ñầu tư nhiều công lao ñộng hơn.
- Phải có thiết bị chuồng trại và thức ăn ñể nuôi bê con.
- Giảm khả năng thu ñược bê có khối lượng cai sữa cao từ những bò mẹ cho nhiều
sữa.
- Các số liệu về năng suất của bò mẹ sẽ có ít giá trị sử dụng.
Như vậy, cai sữa sớm là một công cụ có thể sử dụng khi mà lợi ích có ñược lớn hơn
những chi phí lao ñộng và các ñầu tư liên quan khác. Nói chung, khả năng này thường có khi
mà người chăn nuôi gặp phải khó khăn về thức ăn ñể nuôi bò mẹ hay trong một số tình huống
khác như muốn cho bò cái tơ ñẻ lứa ñầu sớm ñộng dục và có chửa lại sau khi ñẻ. Tuổi của bê
lúc cai sữa có thể dao ñộng từ 30 ñến 180 ngày, phụ thuộc vào mục tiêu chính là ñể tăng khả
năng sinh sản của bò mẹ hay là ñể thu ñược năng suất bê cao hơn trong mùa thiếu cỏ. Quyết
ñịnh cai sữa sớm một cách ñúng ñắn sẽ giúp cho người chăn nuôi sử dụng nguồn thức ăn có
hiệu quả hơn trong khi vẫn thu ñược bê có khối lượng lớn ñể bán.
Thành công của việc cai sữa sớm phụ thuộc vào trình ñộ chăm sóc nuôi dưỡng ñối với
những bê cai sữa sớm này. Rối loạn tiêu hoá là một vấn ñề thường gặp ở bê non nên cần ñược
hết sức quan tâm. Thức ăn ngon miệng bắt buộc phải có ñể tập cho bê ăn sớm. Ngoài ra,
những việc khác như tiêm phòng, thiến, khử sừng, cấy ghép hócmon (nếu có) và tẩy ký sinh
trùng ñều phải có kế hoạch chi tiết trong chương trình cai sữa sớm cho bê.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
191
V. CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ SAU CAI SỮA

5.1. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn


Tính tiêu chuẩn ăn cho bê dựa theo thể trọng và tăng trong dự kiến. Trong giai ñoạn này
cần chú ý ñến yêu cầu của từng hướng sử dụng:
- Hướng làm giống: bê sau này làm ñực giống cần cho ăn nhiều thức ăn tinh, tăng
trọng hàng ngày phải ñạt 700-800g trở lên.
- Hướng sữa: chủ yếu tạo cho bò có cơ năng tiêu hoá phát triển mạnh ñể tiêu hoá ñược
nhiều thức ăn xanh. Tăng trọng không cần cao lắm, khoảng 600-700g/ngày, bê quá béo hay
quá gầy ñều không tốt.
- Hướng thịt: yêu cầu tăng trọng càng cao càng tốt, thường trên 1000g/ngày.
Khẩu phần của bê 7-12 tháng tuổi: thức ăn thô xanh 55-75%, bê trên 1 tuổi tăng lên 80-
90% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần. Nói chung thức ăn trong giai ñoạn này của bê chủ yếu
là thức ăn thô xanh, chỉ bổ sung khi thức ăn khác khi thức ăn thô xanh bị thiếu.

5.2. Chăm sóc và quản lý


ðặc ñiểm của bê giai ñoạn này là lớn nhanh, cơ quan sinh dục và tuyến sữa bắt ñầu phát
triển, ñặc ñiểm của các hướng sản xuất cũng ñược hình thành. Do vậy ñiều kiện chăm sóc
quản lý sẽ có ảnh hưởng lớn ñến tính năng sản xuất và sinh sản về sau.
- Phân ñàn: giai ñoạn này phải tách riêng bê ñực bê cái và phân thành ñàn dựa vào ñộ
tuổi, thể trọng, tình hình sức khoẻ.
- Vận ñộng: Nếu bê nuôi nhốt thì hàng ngày phải cho vận ñộng trong thời gian 4-6 giờ.
Trong thời gian này kết hợp cho bê ăn cỏ khô và các thức ăn khô khác ngay trên bãi vận ñộng.
- Huấn luyện: Tuỳ theo hướng sản xuất mà có hướng huấn luyện thích hợp:
+ Bê nuôi về sau khai thác sữa thì từ tháng tuổi thứ 6 trở ñi bắt ñầu xoa bóp bầu vú ñể
tăng cường sự phát triển của mô tuyến và cơ năng phân tiết sữa về sau.
+ Hướng cày kéo: bắt ñầu tập cho bê cày kéo từ 1,5-2 năm tuổi.
+ Hướng làm ñực giống: tập cho nhảy giá và phối giống.
- Thiến: Bò cày kéo nên thiến vào lúc 15-18 tháng tuổi, bò vỗ béo thiến vào lúc 1 năm
tuổi.

CÂU HỎI ÔN TẬP:


1. Trình bày quy luật phát triển theo giai ñoạn ở bê nghé.
2. Trình bày quy luật phát triển không ñồng ñều ở bê nghé.
3. Phân tích ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng ñến sức sinh trưởng và sức sản xuất
về sau của bê nghé?
4. Các loại thức ăn của bê nghé sơ sinh và cách sử dụng chúng?
5. Biện pháp chăm sóc và quản lý bê nghé sơ sinh?

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
192
6. Các loại thức ăn của bê nghé trước cai sữa (trừ giai ñoạn sơ sinh) và cách sử dụng
chúng?
7. Lợi ích, phương pháp, ưu và nhược ñiểm của việc bổ sung thức ăn sớm cho bê bú
sữa?
8. Các phương thức nuôi dưỡng và quản lý bê nghé giai ñoạn trước cai sữa?
9. Nêu những việc cần làm ñể chuẩn bị cai sữa bê nghé.
10. Các phương pháp cai sữa cho bê nghé bú sữa trực tiếp?
11. Phân tích vấn ñề cai sữa sớm cho bê nghé.
12. Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý bê nghé sau cai sữa?

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò ---------------------------------------------
193
Chương 8
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ SỮA
Chương này trước hết trình bày những kiến thức cơ bản về ñặc ñiểm cấu tạo của bầu
vú và sự phát triển của tuyến sữa là cơ quan tạo sữa ở trâu bò. Thành phần của sữa và quá
trình hình thành chúng trong tuyến sữa ñược giới thiệu trước khi nói về một số vấn ñề liên
quan ñến sinh lý tiết sữa và phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng sữa.
Một số nội dung ñặc thù trong nuôi dưỡng trâu bò sữa ñược trình bày như một phần bổ sung
cho kiến thức về dinh dưỡng và thức ăn cho gia súc nhai lại nói chung ñã ñược trình bày
trong chương 3. Một phần quan trọng của chương này dành ñể nói về các vấn ñề liên quan
ñến kỹ thuật vắt sữa và cạn sữa cũng như việc chăm sóc bò ở các giai ñoạn khác nhau. Cuối
cùng vấn ñề ñánh giá và quản lý thể trạng bò sữa ñược coi là một công cụ quan trọng ñể ñảm
bảo cho nuôi dưỡng bò sữa có hiệu quả cao trên cơ sở ñảm bảo ñược tốt sức khoẻ và khai
thác ñược tiềm năng sản xuất sữa tối ña của bò. Vì trâu sữa chắc chắn không có vị trí quan
trong trong hiện tại và tương lai ở nước ta nên thực chất chương này viết chủ yếu về chăn
nuôi bò sữa.

I. BẦU VÚ VÀ TUYẾN SỮA TuyÕn bµo


1.1. Cấu tạo bầu vú
Bầu vú của trâu bò gồm 4 tuyến sữa tương Thuú tuyÕn
TiÓu thuú tuyÕn
ñối ñộc lập với nhau. Tuyến sữa là cơ quan sản
xuất sữa (hình 8.1). Tham gia cấu tạo bầu vú và
tuyến sữa có các tổ chức liên kết, tuyến thể, cơ, èng dÉn s÷a
mạch máu, lâm ba và thần kinh.
a. Tổ chức liên kết
Tổ chức liên kết của tuyến sữa thực hiện
chức năng ñịnh hình, bảo vệ cơ giới và sinh học.
BÓ s÷a
Chúng bao gồm các tổ chức sau:
- Da
Da vµ c¬ ®Çu vó
Da bao bọc bên ngoài bầu vú, nó là phần
bảo vệ và hỗ trợ sự ñịnh hình của tuyến. Da giữ
Furstenlerge
cho bầu vú gắn chặt vào thành bụng của trâu bò. roselt
C¬ vßng Sphincter
- Mô liên kết mỏng
Lç tiÕt ®Çu vó
ðây là lớp mô mỏng nằm ở phần nông khắp
bề mặt da.
- Mô liên kết dày Hình 8.1. Cấu tạo tuyến sữa
Lớp mô này nằm sâu bên trong lớp mô liên
kết mỏng, gắn phần da và tuyến thể bằng sự tạo thành sự tạo thành một lớp liên kết ñàn hồi.
- Màng treo bên nông
Lớp mô liên kết này bắt nguồn từ khung chậu trải rộng xuống phía dưới bao phủ và
nâng ñỡ phần bên tuyến thể.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 193
- Màng treo bên sâu
Bắt ñầu từ khung chậu ñi xuống phía dưới và hỗ trợ mô tuyến của bầu vú.
- Màng treo giữa
ðó là màng treo kép, bắt ñầu từ ñường giữa của thành bụng chia bầu vú thành nữa trái,
nữa phải. Màng này nâng ñỡ phần giữa của vú chống lại lực kéo xuống và giữ bầu vú ở vị trí
cân bằng nếu các cấu trúc phụ trợ khác bị tách rời.
b. Tổ chức tuyến
Tổ chức tuyến gồm 2 phần chính: hệ thống tuyến bào và hệ thống ống dẫn.
- Hệ thống tuyến bào
Tuyến bào là ñơn vị tạo sữa của tuyến sữa
(hình 8.2). Nó là tập hợp một tầng lớp tế bào
thượng bì ñơn. Hình dạng tế bào thay ñổi theo
chu kỳ phân tiết sữa. Khi phân tiết mạnh, trong
tế bào tích trữ nhiều dịch phân tiết. Tế bào có
hướng hình trụ cao ñầu nhỏ hướng vào xoang
tuyến bào. Tế bào chứa nhiều hạt mỡ, protein
kích thước khác nhau. Khi không phân tiết tế
bào thu hẹp lại. Trong bầu vú, tuyến bào hợp lại
với nhau thành từng chùm người ta gọi là chùm
tuyến bào hoặc tiểu thuỳ. Mỗi một phần tư bầu
vú ñược tập hợp bởi nhiều chùm tuyến bào và
biệt lập với nhau bởi lớp ngăn màng treo giữa
và các mô liên kết khác.
- Hệ thống ống dẫn và bể sữa Hình 8.2: Cấu tạo tuyến bào
Hệ thống ống dẫn bao gồm hệ thống ống,
phân nhánh theo kiểu cành cây, bắt ñầu là các ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ các tuyến bào
(nên còn gọi là các ống dẫn tuyến bào). Sữa ñược tạo thành ở tuyến bào, di chuyển qua các
ống dẫn sữa nhỏ trong chùm tuyến bào, sau ñấy tập hợp vào ống dẫn chùm tuyến bào (còn gọi
là ống dẫn sữa nhỏ). Sữa trước khi vào bể thường ñược chảy qua ống tập hợp sữa lớn. ở chỗ
phân nhánh ống dẫn sữa, thành ống hình thành các nếp nhăn hoa thị hạn chế sự di chuyển của
sữa (ñặc biệt thấy ở tuyến sữa trâu).
Bể sữa ñược phân ra làm 2 phần, phần trên gọi là bể tuyến, phần dưới gọi là bể ñầu vú.
Giới hạn giữa 2 bể là nếp nhăn niêm mạc vòng. Giới hạn giữa bể ñầu vú và lỗ ñầu vú là tổ
chức Furstenlerge rozelt có kết cấu như những chiếc hoa. Quanh lỗ ñầu vú có cơ vòng
Sphincter chỉ mở ra khi có phản xạ thải sữa.
c. Hệ cơ tuyến vú
Xung quanh các nang tuyến có cơ biểu mô. Khi cơ này co bóp sữa ñược ñẩy từ nang
tuyến vào hệ thống ống dẫn ñể ñổ vào bể sữa. Xung quanh các ông dẫn sữa lớn và bể sữa có
hệ thống cơ trơn. Xung quanh dầu vú có hệ cơ vòng gọi là cơ thắt ñầu vú. Khi cơ biểu mô co
bóp thì cơ trơn giản và cơ thắt ñầu vú co lại. Khi cơ trơn co thì cơ thắt ñầu vú dãn và sữa ñược
ñẩy ra ngoài thành tia.
d. Mạch máu
- Hệ thống ñộng mạch
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 194
Hầu hết máu cung cấp cho bầu vú do ñôi ñộng mạch âm ngoài. ðộng mạch ñi từ khoang
bụng, thông qua rãnh bẹn, chui qua ống bẹn, quanh co uốn khúc làm cho tốc ñộ dòng chảy
của máu chậm lại. ðộng mạch tuyến sữa là tiếp tục của ñộng mạch âm ngoài. Khi ñến tuyến
sữa phân thành 2 nhánh lớn là ñộng mạch tuyến sữa trước và ñộng mạch tuyến sữa sau, một
phân nhánh nhỏ ñộng mạch dưới da bụng bắt nguồn từ ñộng mạch tuyến sữa trước (trước khi
ñộng mạch này phân nhánh) cung cấp máu cho phần trước tuyến sữa.
ðộng mạch ñáy chậu bắt nguồn từ trong xương chậu cung cấp máu cho phần rất nhỏ
phía sau bầu vú.
ðộng mạch tuyến sữa trước, ñộng mạch tuyến sữa sau, ñộng mạch dưới da bụng, ñộng
mạch ñáy chậu phân nhánh theo chiều dọc và ngang nhiều lần, cuối cùng thành các vi ti huyết
quản bao bọc dày ñặc quanh tuyến bào ñể cung cấp dinh dưỡng tạo sữa.
- Tĩnh mạch tuyến sữa
Tĩnh mạch tuyến sữa từ 2 nữa sau của bầu vú thu thập máu vào tĩnh mạch tuyến sữa sau.
Hai tĩnh mạch tuyến sữa sau thông với nhau trên bề mặt của tuyến thể. Tĩnh mạch ñáy chậu
cũng thu nhận máu từ phần sau tuyến sữa và phần sau của cơ thể, sau ñó ñổ vào tĩnh mạch sữa
sau. Như vậy, máu ở tĩnh mạch sau tuyến sữa ñi ra không thể hiện ñúng bản chất của máu ñi
ra từ tuyến sưã. Tĩnh mạch tuyến sữa trước ñược tạo thành bằng sự thu nhận máu của phần
trước bầu vú. Chúng nhập với tĩnh mạch dưới da bụng, sau ñó ñi vào thành bụng tạo thành
tĩnh mạch sữa. Các tĩnh mạch tuyến sữa trước và sau ñược thông với nhau bằng tĩnh mạch nối
có kết cấu van, những van này hoạt ñộng linh ñộng, cho nên máu có thể chảy theo bất cứ
chiều nào tuỳ thuộc vào vị trí của gia súc.
e. Hệ thống lâm ba
Hệ thống lâm ba trong tuyến sữa có chức năng vận chuyển dịch thể hoặc dịch lâm ba từ
bề mặt tế bào ñến hạch lâm ba và trả lại dịch thể ñến tuần hoàn tĩnh mạch. Một chiếc van ở
trước ngực ngăn chặn máu chảy vào hệ thống lâm ba. Hệ thống van trong mạch lâm ba ñảm
bảo cho dịch lâm ba chảy theo dòng chảy tĩnh mạch. Hạch lâm ba lọc dịch thể theo cách loại
trừ vật lạ và sản sinh lâm ba cầu. Mỗi nửa của bầu vú có một hạch lâm ba lớn nằm ngay sau
ống bẹn và nhiều hạch lâm ba nhỏ hơn nằm rải rác trong tuyến sưã. Bạch huyết sau khi chảy
qua hạch lâm ba lớn, chúng rời khỏi bầu vú bằng một hoặc hai hạch lâm ba và sau ñó theo
ống bẹn hoà cùng với mạch lâm ba khác.
1.2. ðặc ñiểm của một bầu vú tốt
Một bầu vú bò lý tưởng là có những ñặc ñiểm mong muốn sau:
- Bầu vú phát triển hình bát úp, rộng và sâu, 4 khoang vú có thể tích gần bằng nhau.
- Các núm vú thẳng ñứng, có ñộ dài trung bình, tách biệt nhau rõ ràng với khoảng cách
giữa các núm vú trước lớn hơn một chút so với khoảng cách giữa các núm vú sau.
- Các dây chằng nâng ñỡ bầu vú vững chắc, bầu vú không bị chảy sâu quá tránh cho các
núm vú lê quyệt trên mặt ñất và bị tổn thương.
- Trên bề mặt bầu vú thấy có nhiều tĩnh mạch, và các tĩnh mạch này nổi rõ.
- Bên trong phải chứa nhiều mô tuyến.
Một bầu vú chứa ít mô tuyến và chứa nhiều mô liên kết thì mặc dù thể tích lớn nhưng
không phải là bầu vú lý tưởng ñể sản xuất sữa. Người ta có thể phân biệt dễ dàng một bầu vú
nhiều mô tuyến với một bầu vú nhiều mô liên kết: sau khi vắt sữa, một bầu vú nhiều mô tuyến
thì rỗng, mềm, còn bầu vú nhiều mô liên kết thì cứng, vẫn tiếp tục cho hình dạng một bầu vú
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 195
ñầy sữa, ngay cả sau khi ta ñã vắt kiệt. Như vậy, cần phải nắn bầu vú trước và sau khi vắt sữa
ñể ñánh giá cấu trúc của nó. Có thể sử dụng một phương pháp khác: ấn một hay nhiều ngón
tay lên bầu vú. Nếu như dấu ấn của ngón tay chậm mất ñi thì chứng tỏ bầu vú có nhiều mô
tuyến. Trong trường hợp bầu vú nhiều mô liên kết thì dấu ấn ngón tay nhanh chóng mất ñi,
hoặc không ñể lại dấu ấn và có cảm giác cứng khi ấn ngón tay.
1.3. Sự phát triển của tuyến sữa
a. Giai ñoạn bào thai
Tuyến sữa ñược hình thành ngay trong những tháng ñầu của thai. Mầm tuyến sữa xuất
hiện khi thai của bò khoảng 2 tháng. Sau ñó mầm tuyến kéo dài hình thành mầm sơ cấp. Sự
tạo kênh bắt ñầu từ mầm sơ cấp, do sự sắp xếp tế bào ở vùng xích ñạo và sự tách rời giữa
chúng tạo ra khoảng trống ñó là tiền thân bể tuyến và vùng nhỏ là tiền thân của bể ñầu vú. ở
ñầu của mầm sơ cấp có sự phân kênh hình thành mầm tuyến thứ cấp, ñó là tiền thân của hệ
thống dẫn sữa.
Sự tạo thành núm ñầu vú bắt ñầu khi bào thai khoảng 2 tháng. Khi bào thai khoảng 3
tháng tuổi, sự phân kênh không phát triển cho ñến khi sơ sinh. Không có sự phân biệt về hình
thành tuyến sữa theo giới tính ñực, cái.
b. Giai ñoạn ngoài thai
- Từ sơ sinh ñến thành thục về tính
Sau khi sinh sự phát triển tuyến sữa và thể trọng có tốc ñộ tương tự nhau. Tình trạng ñó
kéo dài cho ñến gần thành thục về tính. Trong giai ñoạn gần thành thục về tính, sự sinh trưởng
và phát triển của tuyến sữa chịu ảnh hưởng của hocmon. Sự phát triển của nang trứng kéo
theo sự tăng tiết estrogen. Hocmon này kích thích sự phát triển của hệ thống ống dẫn sữa.
Cùng với sự phát triển của tuyến thể, các mô liên kết, mô mỡ cũng ñược phát triển với tốc ñộ
tương ñương. ở giai ñoạn 2-3 tháng tuổi, kích thước của mầm tuyến có thể là dấu hiệu ñể lựa
chọn bê cái hướng sữa.
- Từ ñộng dục lần ñầu ñến thụ thai lần ñầu
Các kích tố buồng trứng như estrogen và progesteson ñược phân tiết vào máu. Estrogen
kích thích sự sinh trưởng của hệ thống ống dẫn sữa, còn progesteson kích thích sự phát triển
của tuyến bào. Dưới tác dụng của các kích tố này, tốc ñộ phát triển của tuyến sữa biểu hiện
nhanh chóng. Tuyến bào xuất hiện và biến mất ỡ mỗi chu kỳ sinh dục. Sự biến mất của mỗi tế
bào nhường chỗ cho sự phân nhánh của ống dẫn sữa. Quá trình như vậy lặp ñi lặp lai qua các
chu kỳ sinh dục tạo nên sự phát triển hoàn thiện của tuyến thể. Song song với quá trình trên là
sự sinh trưởng các mô liên kết tạo giá ñỡ cho mô tuyến và sự tích luỹ các mô mỡ.
- Giai ñoạn mang thai
Từ 8-10 tháng tuổi, tuyến sữa của bê ñã phát triển ñến mức ñộ hoàn thiện và có khả
năng sinh sữa. Nhưng nói chung người ta không phối giống trước khi bê nghé ñạt khoảng
70% trọng lượng cơ thể trưởng thành. ở giai ñoạn mang thai dưới sự tác ñộng của estrogen và
progesteron hệ thống ống dẫn và tuyến bào ñều phát triển mạnh. Tuy nhiên giai ñoạn ñầu
mang thai hệ thống ống dẫn phát triển mạnh, còn tuyến bào ở giai ñoạn ñó phát triển chậm.
Sau ñó tuyến bào phát triển nhanh dần theo sự tiến triển của thai. Trước khi ñẻ 2-3 ngày tuyến
sữa ñã tích luỹ sữa ñầu.
- Sau khi ñẻ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 196
ở trâu bò, tuyến sữa ñã phát triển ñầy ñủ trong giai ñoạn mang thai, không tiếp tục phát
triển sau khi sinh ñẻ. Song trong thực tiễn sản lượng sữa tăng dần và ñạt ñến ổn ñịnh, duy trì
năng suất cao ở 5-6 tuần sau khi ñẻ. Sau ñó năng suất sữa dần dần giảm xuống. Hiện tượng ñó
là do dung lượng phân tiết của tuyến bào tăng lên. Sau một thời gian duy trì cường ñộ phân
tiết cao, tuyến sữa xuất hiện quá trình thoái hoá.
1.4. Sự thoái hoá tuyến sữa
Có hai loại thoái hoá tuyến sữa: thoái hoá tự ñộng và thoái hoá nhân tạo.
a. Sự thoái hoá tự ñộng
Sự thoái hoá tự ñộng tuyến sữa xảy ra chậm và có tính chất tự nhiên. Số lượng tế bào
tuyến trong mỗi tuyến bào dần dần tiêu biến, sau ñó tuyến bào biến mất, thay vào ñó là tổ
chức mô liên kết. Song song với quá trình trên, chiều cao của mỗi tế bào tuyến giảm thấp gây
nên sự thu hẹp kích thước của tế bào và toàn bộ tuyến sữa. Kết quả cuối cùng của sự thoái hoá
là toàn bộ tuyến bào biến mất, nhưng vẫn tồn tại hệ thống ống dẫn trong tuyến sữa. ðiều này
có ý nghĩa quan trọng cho sự tái tạo lại chu kỳ cho sữa tiếp theo. Cùng với sự thoái hoá tuyến
bào, số lượng các men cần cho sự tạo sữa cũng có xu hướng giảm hoạt lực. Do vậy, sự tạo sữa
giảm thấp theo sự tiến triển của chu kỳ sữa.
b. Sự thoái hoá nhân tạo
Sự thoái hoá theo kiểu này mang tính chất cưỡng bức. Khi sữa ứ ñọng trong tuyến sữa,
áp suất nội trong tuyến bào tăng, làm cho tuyến bào căng lên. Cuối cùng tế bào vỡ ra, sữa trào
ra ngoài bề mặt tuyến bào và chảy vào vi quản tuyến bào. Các thành phần sữa trở thành những
vật lạ - ñối tượng của chức năng sinh lý của lâm ba cầu.

II. THÀNH PHẦN VÀ SỰ HÌNH THÀNH SỮA


2.1. Thành phần của sữa
Sữa chứa rất nhiều thành phần khác nhau, bao gồm protein, lipid, ñường lactoza, các
chất khoáng, các men và các hoạt chất sinh học khác. Thành phần của sữa thay ñổi nhanh
chóng trong những ngày ñầu tiên sau khi ñẻ. Sữa ñược tiết ra ngay sau khi ñẻ ñược gọi là sữa
ñầu, còn sữa tiết về sau ñược gọi là sữa thường. Sữa ñầu và sữa thường có thành phần khác
nhau nhiều (bảng 8.1).
Bảng 8.1: Thành phần sữa ñầu và sữa thường (%)

Thành phần Sữa ñầu Sữa thường


Mỡ 3,60 3,50
Chất khô trừ mỡ 18,50 8,60
Protein 14,30 3,25
Cazein 5,20 2,60
Albumin 1,50 0,47
β-lactoglobulin 0,80 0,30
α-lactoglobulin 0,27 0,13
γ-globulin 5,5- 6,8 0,09
Nếu tính theo khối lượng thì 1 lít sữa bò Holstein Friesian cân nặng từ 1029g ñến
1034g với thành phần ñặc trưng như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 197
- Nước: 905g (900-910g)
- Vật chất khô, bao gồm:
+ Các chất béo (37-38g) bao gồm 99% là các lipid ñơn (glycerit) và từ 0,5 ñến 1% là
các lipid phức.
+ Gluxit ñặc thù của sữa là ñường ñôi lactoza (33-48g).
+ Vật chất chứa nitơ (33-38g) bao gồm: 80% cazein, 18% protein trong nước sữa
(lactoserum) và 2% nitơ phi protein.
+ Sữa chứa nhiều khoáng và vitamin, thành phần của chúng trong 1 lít sữa như sau:
Kali 1,34 - 1,70g Vitamin D 15 - 20 IU
Canxi 1,00 - 1,40g Vitamin 1 - 2 mg
Natri 0,35 - 0,60g Vitamin B1 0,3 - 1 mg
Magnê 0,10 - 0,15g Vitamin B2 0,3 – 3 mg
Clo 0,80 - 1,10g Vitamin B6 0,3 - 1mg
Photpho 0,75 - 1,10g Vitamin B12 1 - 8 mg
Vitamin A 1000 - 3000 IU Vitamin C 10 - 20 mg
+ Ngoài ra, sữa còn chứa các nguyên tố vi lượng như: nhôm, brom, ñồng, sắt, flo, iốt,
mangan, molipden, silic, kẽm.
2.2. Sự tổng hợp các thành phần trong sữa
Sự tạo sữa không phải là quá trình tích luỹ vật chất giản ñơn, mà là quá trình sinh lý tích
cực và phức tạp diễn ra trong tế bào tuyến. Sữa ñược tổng hợp từ các nguyên liệu trong máu.
ðể sản ra 1 lít sữa, bình quân có khoảng 540 lít máu chảy qua tuyến vú. Thông thường tuyến
vú chỉ chiếm khoảng 2-3% thể trọng, nhưng trong một năm nó thải một lượng vật chất khô
qua sữa lớn gấp 3-4 lần so với khối lượng chất khô trong cơ thể. Trong các thành phần của
sữa một số ñược tổng hợp ngay trong tuyến bào, nhưng một số ñược vận chuyển nguyên dạng
trực tiếp từ máu vào (hình 8.3).
M¸U
M¸U tUyÕnTUYÕN
s÷a S÷A

A. amin
A. amin Casein
A. amin β -lactoglobulin
α - lactalbumin
Albumin Albumin
γ-globulin γ-globulin

Glucoza Glucoza Lactoza


Galactoza
Glycerol 3 -P Triacylglycerol
Lipit Lipit Monoacylglycerol
C 12:0 - C 18:0
C 18:1, C 18:2, C 18:3
Axetat Axetat C 4:0 - C 16:0

β OHbutyrat β OHbutyrat Butyryl -CoA

Kho¸ng
Trường ðại học Nông Kho¸ng
nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 198
Vitamin Vitamin

Hình 8.3: Sự hình thành sữa ở bò


a. Sinh tổng hợp protein sữa
Có 3 nhóm protein chủ yếu trong sữa là cazein, albumin và globulin. Sự tổng hợp 3 loại
protein này có những ñặc trưng riêng.
- Cazein: Cazein là thành phần protein chủ yếu và ñặc thù của sữa thường, không có
trong tự nhiên. Cơ thể tổng hợp cazein ở tuyến sữa diễn ra treo nguyên lý chung của sự tổng
hợp các protein mô bào. Trong quá trình sinh tổng hợp cazein, tuyến sữa ñã sử dụng hầu hết
các axit amin cần thiết và một phần các axit amin có thể thay thế ñược trong máu. Tuyến bào
cũng có khả năng sinh tổng hợp các axit amin có thể thay thế từ các sản phẩm trao ñổi chất
trong cơ thể sống, do sự có mặt của alaminoza và transaminaza.
- Albumin: Albumin thường có nhiều trong sữa ñầu, vì vậy sữa ñầu thường dễ ñông ñặc
hơn khi xử lý ở nhiệt ñộ 800C. Albumin trong sữa có hai nguồn gốc. Tuyến sữa ñã sử dụng
các axit amin có trong máu ñể tổng hợp một phần các albumin sữa. Phần còn lại do albumin
từ máu chuyển vào tuyến sữa theo cơ chế thẩm thấu chủ ñộng, vì vậy cấu trúc albumin sữa
tương tự albumin máu.
- Globulin: Nhiều nghiên cứu cho thấy globulin trong sữa hầu như xuất thân từ máu do
cơ chế thẩm thấu chủ ñộng ngược gradient nồng ñộ. Tính chất kháng thể của glolubin phụ
thuộc vào nguồn bệnh mà bản thân bò mẹ tiếp xúc trong thời gian mang thai, glolubin chủ yếu
có trong sữa ñầu. Trong thời gian sơ sinh sức ñề kháng của bê nghé phụ thuộc vào hàm lượng
của chất này trong sữa ñầu.
b. Sinh tổng hợp ñường lactoza trong sữa
Lactoza là loại ñường ñặc trưng của sữa. Chúng ñược tạo thành từ glucoza và galactoza.
Glucoza trong máu trâu bò ổn ñịnh khoảng 50-60 mg%, ñóng vai trò quan trọng trong sự tổng
hợp ñường lactoza của sữa. Nó không chỉ là thành phần của lactoza mà còn cung cấp năng
lượng trong các phản ứng sinh tổng hợp, ñồng thời còn là nguồn gốc của galactoza.
Lactoza ñược tạo thành trong tuyến sữa từ D-glucoza và UDP-galactoza dưới sự tham
gia của các enzym. ðầu tiên protein A (galactosyl transferaza) trong tuyến sữa xúc tiến phản
ứng giữa UDP- galactoza và các nhân tố nhận khác nhau, ñặc biệt là N- acetyl- D-glucosamin
tạo thành N-acetylllactosamin và DP. Protein A có hoạt lực thấp với D-glucoza như là chất
nhận nên mặc dù protein A có thể trực tiếp chuyển UDP-galactoza ñến với D-glucoza ñể tạo
thành lactoza, nhưng phản ứng diễn ra chậm chạp. Sau ñó nhờ sự có mặt của protein B (γ-
lactoza-syntheaza) ở tuyến sữa, hai loại men này phối hợp với nhau ñã làm giảm ñáng kể tác
ñộng của protein A ñối với D-glucoza. Do vậy tốc ñộ phản ứng sinh tổng hợp lactoza trở nên
nhanh chóng ñáp ứng số lượng lớn ñường lactoza trong sữa cho bò cái cao sản. Phản ứng sinh
tổng hợp lactoza ñược biểu thị như sau:
(1)
D-glucoza + ATP D- glucoza 6-P + ADP

(2)
D-glucoza 6-P D-glucoza 1-P

()
D-glucoza 1-P UDP-D-glucoza +HP4
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 199
(4)
UDP-D-glucoza UDP-galactoza

(5)
D-glucoza + UDP-galactoza Lactoza + UDP

Ghi chú: (1) Hexokinaza, (2) Phospho glucoza mutaza, (3) UDP glucoza - pyrophosphorylaza,
(4) UDP galactoza 4-epimeraza, (5) Lactosyntheaza.
c. Sinh tổng hợp mỡ sữa
Mỡ sữa ñược tạo thành trong tuyến sữa là sự kết hợp của glyxerin và axit béo. Nguồn
gốc glyxerin do sự thuỷ phân mỡ trong máu và sự hoạt ñộng tổng hợp của tuyến sữa từ các
sản phẩm của quá trình oxy hoá glucoza. Có khoảng 25% tổng số axit của sữa bắt nguồn từ
axit béo của thức ăn, 50% mỡ sữa bắt nguồn từ mỡ sữa của huyết tương. Những axit này chủ
yếu là axit béo mạch dài C8-C22, phần còn lại là các axit mạch ngắn C4-C14 ñược sử dụng
tổng hợp mỡ sữa. axit axetic và butyric sản sinh ra trong quá trình lên men ở dạ cỏ ñược sử
dụng tổng hợp axit béo của mỡ sữa, trong ñó axit axetic ñóng vai trò rất quan trọng. Khác với
ñộng vật dạ dày ñơn, ñường glucoza không ñược sử dụng ñể tổng hợp axit béo ở gia súc nhai
lại. Mặt khác, trong dạ cỏ có diễn ra quá trình hydro hoá, làm bảo hoà các mạch nối ñôi của
các axit béo không no mạch dài có trong thức ăn (C18:2, C18:3 hoặc C20:40). Do vậy, trong
mỡ sữa thường thiếu các loại axit béo này.

III. SINH LÝ TIẾT SỮA


3.1. Sự xuất hiện sữa trong tuyến sữa
Sự phát triển của tuyến sữa diễn ra trong suốt thời kỳ mang thai. Song song với quá
trình trên, một số thành phần của sữa như protein, xitrat cũng ñã xuất hiện ở tế bào tuyến. Tuy
nhiên sự tạo sữa trong thời gian có thai rất chậm chạp. Khoảng 3-4 ngày trước khi ñẻ, sự phân
tiết sữa trong tuyến bào diễn ra rất nhanh chóng, bầu vú căng to, khoang tuyến bào chứa ñầy
sữa ñầu. Hoạt ñộng chế tiết xuất hiện ñột ngột ở tuyến bào gần thời ñiểm sinh ñẻ ñược ñiều
chỉnh bởi các hocmôn.
- Quan hệ của prolactin, progesteron và estrogen
Prolactin do thuỳ trước tuyến yên tiết ra có chức năng chủ yếu là xúc tiến sự tiết sữa của
tuyến sữa. Trong thời gian mang thai nồng ñộ prolactin trong máu tăng lên song song với
progesteron nhưng nồng ñộ cao của progesteron trong suốt thời gian mang thai ñã ức chế
chức năng tạo sữa của prolactin. Trước khi ñẻ 3-4 ngày, thể vàng tiêu biến làm cho
progesteron giảm ñột ngột, mặt khác estrogen do nhau thai tiết ra vẫn duy trì ở mức ñộ cao ñã
ức chế hypothalamus phân tiết yếu tố ức chế prolactin (PIF). Như vậy, prolactin một mặt ñược
giải phóng khỏi sự ức chế của progesteron, mặt khác ñược thuỳ trước tuyến yên tiết mạnh
hơn, do ñó xúc tiến tạo sữa nhanh chóng ở tuyến sữa.
- Vai trò của hocmôn adrenal corticoid (ACH)
Hócmôn ACH của vỏ tuyến thượng thận có ảnh hưởng khác nhau ñến sự ñiều chỉnh các
iôn trong máu. Tiêm androsteron vào cơ thể ñộng vật bình thường thì sự thải Na+; Cl-; HCO3-
giảm, còn sự thải K+ tăng. Cortizol làm tăng lượng glycogen và nồng ñộ ñường huyết, ñồng

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 200
thời thúc ñẩy sự phân giải protein, tăng mỡ huyết, axit béo và colesterin. Hai loại hocmôn
prolactin và adrenal corticoid có tác ñộng tương hỗ cần thiết cho sự khởi ñầu phân tiết sữa.
- Vai trò của hóc môn kích thích sinh trưởng (GSH)
Nồng ñộ hocmôn sinh trưởng không thay ñổi trong thời gian mang thai, nhưng tăng chút
ít ở thời gian gần sinh ñẻ. Chức năng chủ yếu của GSH là ñiều chỉnh quá trình trao ñổi chất.
Trong sự trao ñổi lipit nó thúc ñẩy quá trình oxy hoá mỡ, mỡ dự trữ dưới da giảm. GSH gây
tác dụng tăng ñường huyết.
3.2. Chu kỳ tiết sữa của trâu bò
Khác với các tuyến khác trong cơ thể chức năng tiết sữa của tuyến vú không liên tục mà
mang tính giai ñoạn. Sau khi ñẻ tuyến sữa bắt ñầu tiết và liên tục cho ñến khi cạn sữa. Giai
ñoạn tiết sữa như vậy gọi là chu kỳ tiết sữa. Tiếp sau ñó, tuyến sữa ngừng hoạt ñộng trong
một thời gian ngắn ñể chuẩn bị cho chu kỳ tiếp theo. Thời gian ngừng tiết sữa cho ñến lứa ñẻ
sau là giai ñoạn cạn sữa. Những trâu bò cái ñược nuôi dưỡng tốt trong giai ñoạn vắt sữa thì
chu kỳ tiết sữa kéo dài ñến 300 ngày hoặc hơn và giai ñoạn cạn sữa là 45-60 ngày.
Trong mỗi một chu kỳ cho sữa, lượng sữa thu ñược trong một ngày ñêm có khác nhau.
Sự biến ñổi năng suất sữa hàng ngày trong chu kỳ tiết sữa phụ thuộc vào cá thể cũng như ñiều
kiện chăm sóc và nuôi dưỡng. Nhìn chung, sau khi ñẻ lượng sữa trong một ngày ñêm tăng lên
và ñạt cao nhất ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3, sau ñó dần dần giảm xuống (hình 8.4). ðối với bò
có sức sản xuất cao, hệ số hụt sữa khoảng 5-6%/tháng, còn ở trâu bò có sức sản xuất trung
bình là 9-12%/tháng. Khi có thai lượng sữa giảm nhanh, ñặc biệt từ tháng có thai thứ 5 trở ñi.

N¨ng suÊt s÷a


(kg/ngµy)

Thời gian của chu kỳ sữa

Hình 8.4: Diễn biến năng suất sữa trong chu kỳ tiết sữa của bò
Có thể chia ra 4 loại trâu bò sữa dựa vào ñặc ñiểm của ñồ thị chu kỳ cho sữa:
1- Mạnh và vững: Khả năng hoạt ñộng củ chu kỳ tiết sữa vững, loại này có nhiều sữa,
ñồng hoá thức ăn tốt.
2- Mạnh nhưng không vững: Sữa giảm thấp sau khi ñạt ñỉnh cao và một lần nữa lại tăng
lên ở cuối kỳ phân tiết, biểu hiện thể trạng yếu.
3- Cao nhưng không vững: Lượng sữa cao ngay sau khi ñẻ, sau ñó lượng sữa giảm ñi
nhanh chóng. Trâu bò thuộc loại này tim thường yếu, hệ thống tim mạch không ñáp ứng với
sức tiết sữa cao và lâu dài.
4- Tiết sữa thấp: Loại này lượng sữa ñạt thấp, bầu vú kém phát triển, con vật béo phì.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 201
3.3. Áp suất của bầu vú và tốc ñộ hình thành sữa
Sự tổng hợp sữa ở tuyến sữa là một quá trình liên tục cho ñến khi áp suất trong tuyến
sữa cao ñến mức ñủ ức chế hoàn toàn sự tạo sữa. Nhiều nghiên cứu cho biết, sau khi vắt sữa,
áp suất của tuyến sữa khoảng 8mmHg. Ngay trước khi vắt sữa áp suất trong tuyến sữa khoảng
25 mm Hg. Trong toàn bộ thời gian vắt sữa áp suất trong bể sữa giữ ở mức tương ñối cao (35-
40 mmHg) và tăng giảm có qui luật (trong phạm vi 6-12 mmHg). Sự tăng giảm này ñảm bảo
cho sữa ở bao tuyến không ngừng chảy vào ống dẫn sữa, xuống bể sữa.
Nếu sữa chứa ñầy trong xoang tuyến, không ñược vắt theo ñịnh kỳ, áp lực tuyến sữa
tăng cao tới mức 35 mmHg, thậm chí ñến 50 mmHg. Sự gia tăng của áp suất nội tuyến sữa có
tác ñộng ngược lại với sự tạo sữa. ở trâu bò cái có năng suất sữa trung bình hoặc thấp, trong
giai ñoạn 12 giờ hoặc 16 giờ ñầu sau khi vắt sữa sự tăng áp suất tuyến sữa chưa có ảnh hưởng
rõ ñến tốc ñộ tổng hợp sữa của tuyến. Sau ñó cùng với áp suất tuyến sữa tăng dần, tốc ñộ tổng
hợp sữa cũng giảm dần. Sự tạo sữa sẽ ngừng hẳn nếu sau 35 giờ sữa không ñược loại khỏi
xoang tuyến. ðiều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ñịnh ra qui trình vắt sữa và cạn sữa
cho trâu bò.
3.4. Sữa sót
Lượng sữa còn lại trong tuyến sữa sau khi vắt sữa bình thường ñược gọi là sữa sót.
Thành phần của sữa sót gần tương tự như sữa thường, nhưng tỷ lệ mỡ sữa có cao hơn. Sữa sót
không thể vắt ñược trong ñiều kiện bình thường, nhưng chúng ta có thể thu ñược bằng việc
tiêm cho con vật một lượng oxytoxin nhất ñịnh sau khi vắt sữa. Lượng sữa sót ở bò bằng
khoảng 15-20% dung lượng tuyến sữa. ở trâu và ở dê tỷ lệ sữa sót thường thấp hơn nhiều.
Lượng sữa sót thường tăng lên theo tuổi trâu bò, có thể do tính ñàn hồi của hệ cơ tuyến sữa
kém dần. Lượng sữa sót của giai ñoạn sau của chu kỳ sữa thường cao hơn ở giai ñoạn ñầu.
Tuy nhiên sự sai lệch thường không rõ rệt. Tỷ lệ phần trăm sữa sót thay ñổi phụ thuộc vào
năng suất sữa. Tỷ lệ này thường cao hơn ở trâu bò cao sản so với trâu bò thấp sản. Những trâu
bò sữa năng suất không ổn ñịnh cũng có nhiều sữa sót hơn trâu bò có sữa năng suất ổn ñịnh.
3.5. Phản xạ tiết sữa
Sữa ñược bài xuất ra ngoài khi bê nghé bú hay vắt sữa theo cơ chế phản xạ (hình 8.5).
Phản xạ tiết sữa ñược tiến hành theo 2 pha: pha thần kinh và pha thần kinh-thể dịch.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 202
Hình 8.5: Sơ ñồ cung phản xạ tiết sữa (Reeves, 1987)
a. Pha thần kinh
Cung phản xạ trong pha thứ nhất bắt ñầu từ thụ quan của vú theo thần kinh truyền vào
ñến rễ lưng và rễ bên tuỷ sống, lên ñến hành não, theo ñường truyền vào ñến vùng nhân trên
thị của vùng dưới ñồi và tiếp tục lên trên vỏ ñại não. Sợi truyền ra bắt ñầu từ nhân trên thị,
sợi này trong thành phần của bó trên thị tuyến yên ñến thuỳ thần kinh của tuyến yên. ðáp ứng
của thuỳ này ñối với sự kích thích bú hoặc vắt sữa là thải oxytoxin vào máu. Mặt khác, từ tuỷ
sống thần kinh vùng hông truyền xung ñộng theo ñường truyền ra, thuộc thần kinh giao cảm
tuyến vú. Thần kinh truyền ra có ảnh hưởng trực tiếp ñối với cơ trơn ống dẫn, bể sữa và ống
ñầu vú. Pha thứ nhất có thời kỳ tiềm phục ngắn (1-4 giây).
b. Pha thần kinh- thể dịch
Pha này có liên quan ñến hoạt ñộng của hóc-môn oxytoxin. Oxytoxin ñược hình thành ở
hypothalamus và ñược tích trữ ở thuỳ sau tuyến yên. Oxytoxin ñược phóng thích ra chỉ khi
ñược kích thích vào thời gian vắt sữa. Những tín hiệu lặp lại có tính chu kỳ như tiếng ñộng
của máy vắt sữa, tác ñộng xoa bóp bầu vúÿ sẽ ñược truyền vào hypothalamus. Sự hưng phấn
này ñược lan toả xuống tuyến yên, gây phân tiết oxytoxin. Oxytoxin có tác dụng làm co bóp
cơ biểu mô của tuyến bào ñẩy sữa vào bể chứa. Thời kỳ tiềm phục của pha thứ hai là 30-40
giây. Nhưng oxytoxin phóng thích từ thuỳ sau tuyến yên thường hoạt ñộng kéo dài trong vòng
4-5 phút, sau ñó hết hiệu lực.
Phản xạ thần kinh-hocmôn trong sự bài tiết sữa là phản xạ có ñiều kiện. Bởi vậy các tác
nhân lạ có thể ức chế hoạt ñộng của chúng, gây trở ngại cho sự bài sữa, làm giảm ñáng kể
năng suất sữa. Trong quá trình vắt sữa, tác nhân lạ xuất hiện như tiếng ñộng cơ, người lạ xuất
hiệnÿ làm cho con vật sợ hãi, sự phóng thích oxytoxin bị ức chế, tăng giải phóng adrenalin,
gây co bóp thành cơ trơn ống dẫn, tác ñộng ñến cơ biểu mô bào tuyến, nên sự cung cấp máu
cho tuyến sữa bị hạn chế. Adrenalin còn làm cho sự mẫn cảm của biểu mô tuyến bào ñối với
oxytoxin giảm thấp.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 203
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN SẢN LƯỢNG SỮA
4.1. Giống
Những giống có sức sản xuất sữa cao thuờng là những giống chuyên môn hoá theo
hướng sữa. Giống bò sữa Holstein Friesian ñạt năng suất 5000-8000 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ
trong sữa từ 3,2-3,8%. Giống bò Jersey ñạt năng suất sữa trung bình 2800-3500 kg/chu kỳ với
tỷ lệ mỡ 5,8-6%. Giống trâu sữa Murah ñạt bình quân 1700-1800 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa
7-8%. Giống bò nâu Thuỵ Sỹ (Brown Swiss) ñạt bình quân 3500-4000kg/ chu kỳ với tỷ lệ mỡ
sữa 3,5-4%. Bò Lai Sin ñạt bình quân 700-1200 kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ sữa 5-6%. Các giống
chuyên sản xuất thịt hoặc thao tác như các giống bò Hereford, Charolais, Santa-Gertrudis chỉ
có khả năng tạo sữa ñủ ñể nuôi con. Trâu sữa có năng suất sữa thấp hơn so với bò sữa.
Mặc dù giống có ảnh hưởng rất lớn ñến năng suất sữa, nhưng hệ số di truyền về năng
suất sữa tương ñối thấp (h2 = 0,32-0,44).
4.2. Tuổi có thai lần ñầu
Thường bê nghé hậu bị có tuổi thành thục về tính sớm hơn sự hoàn thiện về thể vóc. Do
vậy nếu phối cho con cái quá sớm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng cơ thể, kèm theo ñó là kìm hãm
sự sinh trưởng và phát triển của tuyễn sữa, ñặc biệt tuyến bào phát triển kém và sức sản xuất
sữa thấp. ðối với các giống bò sữa nên tiến hành phối giống lần ñầu vào khoảng 16-18 tháng
tuổi. Bên cạnh ñó cần tính ñến thể trọng và sự phát triển của con vật. Trong ñiều kiện bình
thường thể trọng cơ thể bê nghé vào tuổi phối giống lần ñầu phải ñạt 65-70% thể trọng bò cái
trưởng thành. Phối giống lần ñầu ở lứa tuổi muộn hơn có thể do nuôi dưỡng kém, ñã kìm hãm
sự sinh trưởng của cơ thể, và thường kèm theo sự phát triển kém của bầu vú, vì thế năng suất
sữa thấp.
4.3. Tuổi và lứa ñẻ
Sản lượng sữa thu ñược ở lứa ñẻ thứ nhất và lứa ñẻ thứ hai thường thấp hơn so với các
lứa về sau ñó. Số lượng sữa ñạt ñược cao nhất ở lứa ñẻ thứ 4 hoặc 5 và ổn ñịnh trong hai hoặc
ba năm. Sau ñó cơ thể càng già sản lượng sữa càng giảm. ở một số bò cái có cơ thể tốt, ñược
nuôi dưỡng và chăm sóc tốt có thể cho sản lượng sữa cao ñến lứa ñẻ thứ 12, thậm chí ñến lứa
ñẻ 17. Sự giảm thấp khả năng tiết sữa về già là do số lượng tế bào tuyến giảm thấp, chức năng
hoạt ñộng của tuyến sữa kém dần, ñồng thời chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể
cũng giảm sút.
4.4. Dinh dưỡng
Các nguyên liệu tạo sữa xuất phát từ dinh dưỡng trong thức ăn. Do vậy mức ñộ dinh
dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt ñến sản lượng sữa trâu bò. Khi thiếu năng lượng bò phải huy ñộng
các nguồn dự trữ trong cơ thể ñể sản xuất sữa. Tuy nhiên nguồn dự trữ là có hạn và nếu cho
ăn thiếu năng lượng trong một thời gian dài năng suất sữa và sức khoẻ của bò sẽ gioảm sút.
Mức protein trong khẩu phần không thích hợp có ảnh hưởng xấu ñến tiết sữa của bò cao sản.
Giảm quá thấp hay tăng quá cao mức protein khoảng trong khẩu phần ñều có ảnh hưởng xấu
ñến sự tiết sữa. Các loại khoáng, ñặc biệt là Ca và P có ảnh hưởng quan trọng ñến năng suất
sữa của bò vì ñây là nhưng nguyên tố có thành phần khá ổn ñịnh trong sữa và trong xương của
bò.
4.5. Khối lượng cơ thể
Nói chung, trong cùng một giống bò con nào có thể trọng lớn thì khả năng cho sữa cao
hơn. Tuy nhiên, thể trọng quá cao có thể làm giảm năng suất sữa do cơ thể phải sử dụng quá
nhiều dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì. ðể ñánh giá khả năng tạo sữa của giống hoặc cá thể
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 204
người ta thường tính hệ số sinh sữa (HSSS). Hệ số này biểu thị năng suất sữa (kg) ñạt ñược
trên 100 trọng lượng cơ thể. Các giống bò sữa thường có HSSS là 8-10. Giống bò sữa Jersey,
thể trọng bé ñạt khoảng 300-350 kg, sản lượng sữa 1 chu kỳ bình quân 3000 kg, có HSSS là
9-10.
4.6. Môi trường
Sức sản xuất của một ñộng vật chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các yếu tố môi
trường như nhiệt ñộ, ñộ ẩm, gió, bức xạ mặt trời, áp suất khí quyển và lượng mưa. Các yếu tố
này gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua năng suất và phẩm chất của cây thức ăn và ảnh hưởng
trực tiếp qua kích thích hệ thống thần kinh-hocmôn ñiều chỉnh ñể duy trì thân nhiệt. Môi
trường cũng ảnh hưởng trực tiếp ñến hệ thống enzym và các hocmôn khác.
Sức sản xuất sữa chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi nhiệt ñộ và ẩm ñộ môi trường. ở bò, sản
lượng sữa không ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt ñộ 0oC-21oC. ở nhiệt ñộ thấp hơn -5oC và từ
22 lên 27oC sản lượng sữa giảm từ từ. Nhiệt ñộ trên 270C sữa giảm rõ rệt. Sản lượng sữa giảm
1kg khi nhiệt ñộ trực tràng của bò tăng 10C. Sản lượng sữa cũng giảm rõ rệt trong ñiều kiện
ẩm ñộ cao.
Nhiệt ñộ môi trường thích hợp cho bò sữa phụ thuộc vào giống và khả năng chống chịu
nóng hoặc lạnh của con vật. Nhiệt ñộ thích hợp tối ña và tối thiểu cho sức sản xuất sữa ở mỗi
giống bò cũng khác nhau. Sức sản xuất sữa giảm ñi nhanh chóng ở bò Holstein khi nhiệt ñộ
môi trường cao hơn 21oC. ở bò Brown Swiss và Jersey nhiệt ñộ này khoảng 240C ñến 270C, ở
bò Brahman 32oC. Nhiệt ñộ thích hợp ở bò Jersey khoảng 2oC. Trong khi ñó ở bò Holstein
không ảnh hưởng nhiều thậm chí ở -130C.
Sự giảm thấp sức sản xuất sữa trong ñiều kiện mùa hè không hoàn toàn do sự giảm thấp
về sự thu nhận thức ăn hoặc phẩm chất cỏ. Sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến cơ chế sinh lý học
liên quan ñến sự tiết sữa cũng là yếu tố quan trọng. Người ta nhận thấy hàm lượng tyrozin
thấp trong ñiều kiện mùa hè.
4.7. Thời gian từ khi ñẻ ñến khi phối lại
Khi có thai, lượng sữa ở trâu bò giảm từ 15-20% so với không có thai, và lượng sữa
giảm nhiều hơn khi có thai từ tháng 5 trở ñi. Song không có nghĩa là phải kéo dài thời gian
không có thai sau khi ñẻ ñể ñạt ñược chỉ số ổn ñịnh về năng suất sữa cao. Một nghiên cứu cho
thấy trong ñiều kiện nuôi dưỡng tốt, nếu lấy khối lượng sữa trung bình trong 1 chu kỳ 300
ngày là 100%, thì kéo dài chu kỳ sữa lên 450 ngày, năng suất sữa bình quân trong ngày chỉ
ñạt 85%. Như vậy, kéo dài thời gian của chu kỳ không thể bù ñược 15% lượng sữa giảm thấp
trên. Thời gian của một chu kỳ cho sữa tốt nhất là khoảng 300 ngày. ðể ñạt ñược yêu cầu trên
phải cho bò cái giao phối 60-80 ngày kể từ sau khi ñẻ.
4.8. Kỹ thuật vắt sữa
Như ñã nêu trên, bài tiết sữa dựa trên phản xạ thần kinh-hocmôn. Vắt sữa không ñúng
kỹ thuật sẽ ức chế sự tiết sữa. Chẳng hạn, nếu thời gian vắt sữa kéo quá dài thì oxytoxin sẽ hết
hiệu lực trước khi vắt hết sữa trong bầu vú và dẫn ñến tăng tỷ lệ sữa sót, nâng cao nhanh áp
suất tuyến sữa, tiếp theo ñó sẽ ức chế tạo sữa. Số lần vắt sữa trong ngày cũng có ảnh hưởng
ñến năng suất sữa. Số lần vắt quá ít ở bò cao sản sẽ làm tăng áp suất trong bầu vú và ức chế
quá trình tạo sữa tiếp theo.
4.9. Bệnh tật
Thời kỳ trâu bò cái mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếu, dẫn ñến khả năng tạo sữa
kém. Các bệnh sản khoa ở các ñàn trâu, bò sữa rất cao, có khi tới 60-70%, ñặc biệt là bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 205
viêm vú. Viêm vú thường chiếm tỷ lệ cao. Sữa vú viêm thường bị loại, không dùng chế biến,
thậm chí không dùng cho bê bú. Một thuỳ viêm nếu ñiều trị không kịp thời sẽ bị nhục hoá,
lượng sữa sẽ giảm 20-25%. Vì vậy, cần ñặc biệt phòng ngừa, phát hiện và ñiều trị kịp thời
bệnh này.

V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN CHẤT LƯỢNG SỮA


5.1. Giống và tuổi
Các giống khác nhau có tỷ lệ mỡ và protein trong sữa có ñặc thù riêng. Giống bò
Holstein Friesian nuôi tại nông trường Mộc Châu có tỷ lệ mỡ ñạt 3,4-3,8% và tỷ lệ protein ñạt
3,32%. Giống bò Lai Sind (Phù ðổng) có tỷ lệ mỡ 5,89% và protein ñạt 3,47%. Con lai F1
(1/2 HL) có tỷ lệ mỡ 3,83% và tỷ lệ protein ñạt 3,37%. Trâu sữa (ấn ðộ) có tỷ lệ mỡ sữa là
6,90-7,41% và tỷ lệ protein biến ñộng từ 3,80-4,30%. Tỷ lệ mỡ và protein trong sữa có giảm
ñi theo tuổi trâu bò.
Sữa trâu có tỷ lệ mỡ cao hơn nhiều so với sữa bò. Sữa trâu Mura có khoảng 7% mỡ (gấp
ñôi sữa bò HF), sữa trâu nội của ta chứa 9-12% mỡ (gấp 3 lần sữa bò HF).
5.2. Giai ñoạn của chu kỳ sữa
Tỷ lệ mỡ trong sữa thường thay ñổi trong một chu kỳ vắt sữa. Tỷ lệ mỡ cao ở ñầu kỳ
cho sữa, sau ñó giảm ñi theo lượng sữa tăng lên. Cuối chu kỳ cho sữa tỷ lệ mỡ sữa lại có xu
hướng tăng lên. Trong cùng một lần vắt sữa, những giọt cuối thường chứa nhiều mỡ hơn, vì
các hạt mỡ từ tuyến bào ñi xuống do tác dụng co bóp của oxytoxin. Hàm lượng protein cũng
biến ñổi tương tự như mỡ sữa.
5.3. Thức ăn
Thành phần của sữa phụ thuộc chặt chẽ vào mức ñộ dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn.
Khi khẩu phần thức ăn không cân ñối, ñặc biệt thiếu protein thường dẫn tới sự giảm thấp hàm
lượng chất khô, mỡ, protein và các thành phần khác trong sữa. Hàng loạt các nghiên cứu cho
thấy, nâng cao tỷ lệ mỡ trong khẩu phần ñã nâng cao tỷ lệ mỡ trong sữa. Khi không ñầy ñủ
nhu cầu về mỡ trong khẩu phần, tỷ lệ mỡ trong sữa giảm ñi chút ít. Khi giảm thấp lượng cỏ
khô cho ăn, tỷ lệ mỡ trong cỏ cũng giảm thấp.
Các chất khoáng, photpho và canxi có ý nghĩa lớn trong các chức năng sinh lý của các
cơ quan trong cơ thể trâu bò. Bởi vậy, bổ sung vào khẩu phần các chất khoáng này sẽ có ảnh
hưởng tốt ñến chất lượng sữa và tỷ lệ mỡ. Các chất khoáng như iôt, kẽm, coban và các chất
khác cũng có tác dụng tốt ñến chất lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa. Bổ sung vào thức ăn vitamin E,
khoảng 2 mg trong ngày vào khẩu phần bò cái có tỷ lệ thấp sẽ nâng cao tỷ lệ mỡ sữa ở những
bò này.
Khẩu phần cân bằng dinh dưỡng trong giai ñoạn cạn sữa sẽ kích thích nâng cao tỷ lệ mỡ
trong sữa ở thời kỳ tiết sữa sau.
5.4. ðiều kiện môi trường
Khi nhiệt ñộ và ñộ ẩm môi trường tăng một vài thành phần của sữa như nitơ phi protein,
các axit béo palmetic và stearic có xu hướng tăng. Trong khi ñó các thành phần khác như mỡ
sữa, chất khô ñã tách mỡ, nitơ tổng số, lactoza, axit béo mạch ngắn và axit oleic có xu hướng
giảm thấp. Tỷ lệ mỡ sữa giảm khi nhiệt ñộ môi trường từ 210C-270C; ngược lai, khi nhiệt ñộ
tăng hơn 270C tỷ lệ mỡ sữa có xu hướng tăng; trong khi ñó chất khô tách mỡ luôn luôn giảm
thấp. Nhiệt ñộ cao cũng làm giảm axit xitric và canxi trong giai ñoạn ñầu của kỳ cho sữa.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 206
VI. NUÔI DƯỠNG BÒ CÁI TRONG THỜI GIAN CHO SỮA
6.1. Xác ñịnh nhu cầu dinh dưỡng
Nguyên tắc chung khi tính nhu cầu cho bò vắt sữa là cung cấp ñầy ñủ các chất dinh
dưỡng cần cho duy trì cơ thể, sản xuất sữa; ngoài ra còn phải cung cấp cho nhu cầu mang thai
và tăng trọng (nếu có). Khi xác ñịnh tiêu chuẩn ăn và mức ăn cho bò vắt sữa cần phải xem xét
thêm về ñặc ñiểm giống, tuổi, phương thức quản lý, lứa ñẻ, giai ñoạn cho sữa, và ñặc biệt là
thể trạng của trâu bò.
a. Nhu cầu năng lượng và protein
Cách tính các nhu cầu năng lượng và protein cụ thể cho bò sữa như ñã ñược giới thiệu
trong Chương 3. Tuy nhiên cần chú ý ñến các giai ñoạn khác nhau của chu kỳ cho sữa. Sau khi
ñẻ năng suất sữa hàng ngày tăng lên nên phải tính ñến khi tính toán nhu cầu. Hơn nữa, sau khi
ñẻ bò có cân bằng âm về năng lượng do thu nhận thức ăn không ñủ ñể ñáp ứng nhu cầu năng
lượng cao cho tiết sữa. Vì thế trong giai ñoạn này bò huy ñộng mỡ dự trữ ñể cung cấp năng
lượng cho sản xuất. Do vậy trong khẩu phần ăn phải có hàm lượng protein cao ñể cân bằng với
nguồn năng lượng huy ñộng này.
b. Nhu cầu khoáng
Các chất khoáng vừa cần cho các hoạt ñộng sống (duy trì) cơ thể, ñồng thời cần ñể làm
nguồn nguyên liệu ñể tạo nên các thành phần khoáng trong sữa. Các chất khoáng mà bò sữa
cần là canxi, photpho, magne, kali, natri, lưu huỳnh, i-ốt, sắt, ñồng, coban, mangan, kẽm,
selen, molipden. Một số nguyên tố cần ñể tạo xương, một số là thành phần cấu tạo của protein
và lipit của cơ bắp, các cơ quan, tế bào máu và các mô bào khác. Một số chất khoáng tham gia
vào cơ thể duy trì áp suất thẩm thấu và cân bằng toan-kiềm và có ảnh hưởng ñặc trưng ñến
tính cảm ứng của cơ và thần kinh.
Trong ñiều kiện nước ta chủ yếu mới tính nhu cầu khoáng cho bò sữa theo hai loại
khoáng hàng ñầu là Ca và P (xem cách tính ở chương 3). Các loại khoáng vi lượng nên bổ
sung dưới dạng ñá liếm hay premix khoáng.
c. Nhu cầu về vitamin
Trong các ñiều kiện bình thường thức ăn tự nhiên có thể ñáp ứng ñầy ñủ hầu hết các loại
vitamin hay các chất tiền thân của chúng cho nhu cầu của bò. Hơn nữa, một số vitamin nhóm
B và vitamin K ñược VSV tổng hợp ở trong dạ cỏ và vitamin C ñược tổng hợp trong các mô
bào. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể cần phải kiểm tra lại lượng thu nhận một số
vitamin so với nhu cầu của con vật, chẳng hạn khi thức ăn ñược cho ăn với số lượng hạn chế
hay chất lượng thấp, khi cỏ ñược phơi nắng hay khi bò ít ñược tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
và khi bê ñược nuôi rộng rãi bằng các loại sữa thay thế. Khi vitamin không ñược ñáp ứng ñủ
từ các nguồn tự nhiên thì có thể bổ sung bằng các chế phẩm vitamin, cần chú ý trước hết là
vitamin A, D và E.
d. Nhu cầu về nước uống
Bò sữa phản ứng với sự thiếu nước nhanh hơn bất kỳ thiếu một chất dinh dưỡng nào.
Mức nhu cầu nước uống của bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt ñộ môi trường, năng
suất sữa, thể vóc, lượng thu nhận thức ăn. Khi nhiệt ñộ môi trường tăng thì thường lượng
nước uống của bò tăng. Tuy nhiên, khi thời tiết nóng, lượng thu nhận thức ăn và năng suất sữa
có thể giảm xuống kèm theo giảm lượng nước uống. Bò thường tiêu thụ từ 3-5 kg nước/kg
VCK thức ăn. Bò vắt sữa sẽ tiêu thụ 3-4 kg nước cho mỗi kg sữa tiết ra. Nếu nước thường
xuyên sẳn có thì bò sản xuất nhiều sữa hơn khi nước chỉ ñược cung cấp 2 lần mỗi ngày. Khi
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 207
trời lạnh bò có thể uống nhiều nước hơn nếu như nước ñược làm ấm. Tốt nhất là cung cấp
nước uống ñảm bảo chất lượng (sạch, lành và ngon) ñể cho uống tự do theo nhu cầu.
6.2. Khẩu phần và chế ñộ cho ăn
Như ñã trình bày trong chương 3, khẩu phần thức ăn của bò nên chia thành hai phần:
khẩu phần cơ sở và thức ăn bổ sung. ðể tận dụng lợi thế sinh học của bò, khẩu phần cơ sở
nên bao gồm tối ña các loại thức ăn xơ thô sẵn có, kể cả các phụ phẩm rẻ tiền. Khẩu phần cơ
sở thường thoả mãn ñược các nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì. Ngoài việc ñáp ứng nhu cầu
duy trì, khẩu phần cơ sở còn có thể có dư dinh dưỡng ñể ñáp ứng một phần nhu cầu sản xuất.
Mức dư này phụ thuộc vào thành phần và chất lượng các loại thức ăn trong khẩu phần cơ sở.
Tuy nhiên, khẩu phần cơ sở (thức ăn xơ thô) thường không cân ñối dinh dưỡng nên cần bổ
sung dinh dưỡng tối thiểu ñể cân bằng dinh dưỡng. Khẩu phần cơ sở ñược bổ sung tối thiểu
nhằm phát huy tối ña hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ trong việc tiêu hoá thức ăn xơ thô.
Ngoài việc ñáp ứng nhu cầu duy trì khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh có thể ñáp ứng ñược một
mức sản xuất thấp, nhưng không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc có sức sản xuất
cao. Khi ñó cần phải có thêm các thức ăn bổ sung sản xuất (thức ăn tinh) ñể tạo thành khẩu
phần hoàn chỉnh.
ðể tính toán khẩu phần ñược chính xác cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của con vật
và thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng (xem chương 3). Tuy nhiên, trong
ñiều kiện sản xuất của nước ta nếu ñảm bảo có ñủ thức ăn thô xanh và ñá liếm cho bò vắt sữa
ăn tự do thì thường ước tính lượng thức ăn tinh hỗn hợp (bổ sung sản xuất) cho bò bằng ½ số
kg sữa bò sản xuất hàng ngày không kể 5 kg ñầu (do khẩu phần cơ sở ñã ñáp ứng ñủ). Ví dụ,
mỗi ngày bò cho 15 kg sữa thì cần (15-5)/2 = 5 kg thức ăn tinh hỗn hợp.
Khi phối hợp khẩu phần cũng phải căn cứ vào giai ñoạn của chu kỳ cho sữa ñể phù hợp
với khả năng thu nhận thức ăn và trạng thái sinh lý của con vật:
- ðầu chu kỳ: Tăng dần lượng thức ăn thu nhận nhưng ñảm bào không làm rối loạn hệ
VSV dạ cỏ. Nên cho ăn chủ yếu là thức ăn thô và thức ăn tinh chất lượng cao. Thời kỳ này bò
thường phải huy ñộng mỡ dự trữ của cơ thể ñể ñáp ứng ñủ nhu cầu năng lượng cho sản xuất
sữa, do vậy cần phải cung cấp thêm protein từ thức ăn ñể cân bằng năng lượng-protein cho
nhu cầu của con vật. Nhu cầu khoáng cao trong giai ñoạn này cũng phải ñược ñáp ứng thông
qua việc trộn premix khoáng trong thức ăn tinh hay cho liếm ñá liếm tự do.
- Giữa chu kỳ: Cho ăn ñể ổn ñịnh năng suất sữa. Mức ăn phụ thuộc vào năng suất và thể
trạng của bò.
- Cuối chu kỳ: Cho ăn sao cho bò có thể trạng thích hợp vào lúc cạn sữa (3,5/5). ðối với
những con béo cần giảm bớt thức ăn có nồng ñộ năng lượng cao. ðối với bò gầy cần tăng
nồng ñộ năng lượng trong khẩu phần lên.
Về chế ñộ cho bò ăn, thông thường thức ăn thô ñược cho ăn rải ñều trong suốt ngày ñêm
thông qua chăn thả hay bổ sung tại chuồng. Khi thức ăn thô không cung cấp ñủ nhu cầu dinh
dưỡng thì cung cấp thêm thức ăn tinh. Việc ổn ñịnh pH dạ cỏ > 6,2 là chiến lược ñể ñảm bảo
khả năng phân giải xơ cao ñối với khẩu phần cơ sở bởi vì pH tối thích cho VSV phân giải xơ
là 6,8; khi pH <6,0 thì hoạt lực của VSV phân giải xơ giảm nghiêm trọng. Do vậy cần bổ sung
thức ăn tinh từ từ, ñều ñặn trong ngày ñể tránh làm giảm pH dạ cỏ một cách ñột ngột. Về mặt
kỹ thuật, tốt nhất là trộn ñều ñược tất cả các loại thức ăn với nhau trước khi cho ăn theo kiểu
khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR-Total Mixed Ration).
Yêu cầu chung về chế ñộ cho bò sữa ăn hang ngày là: ñầy ñủ (theo nhu cầu của bò ñã
ñược tính toán thành khẩu phần ăn), ñồng thời (cho ăn tất cả các loại thức ăn cùng nhau), ñều
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 208
ñặn (các bữa cho ăn phải rải cách ñều nhau), liên tục (ñảm bảo lúc nào cũng có sẵn thức ăn
thô cho bò ăn, nhất là vào ban ñêm và sáng sớm mát mẻ) và ổn ñịnh (không ñược thay ñổi
loại thức ăn ñột ngột).
6.3. Chăm sóc trâu bò cái vắt sữa
a. Tắm chải
Trâu bò vắt cần ñược tắm chải thường xuyên. Mùa hè trước khi vắt sữa cần ñược tắm
ướt bằng vòi phun nước kết hợp kỳ cọ toàn thân ñặc biệt với phần thân sau và bầu vú. Mùa
ñông do thời tiết giá rét, trâu bò cái cần ñược tắm khô. Trước hết dùng bàn chải sắt cạo hết
các vết phân, ñất bám trên cơ thể trâu bò và làm cho bộ lông mịn hơn.
b. Tắm nắng và vận ñộng
Tắm nắng cho bò cái cũng là biện pháp bắt buộc trong qui trình. Hàng ngày trâu bò cái
cần ñược cho ra sân vận ñộng (nếu nuôi nhốt) hoặc cho ñi chăn thả vào khoảng 7 giờ 30 trở
ñi. Ánh nắng buổi sáng tia tử ngoại chiếm ưu thế ñã kích thích tiền tố 7-dehydrocholesteron
dưới da chuyển hoá thành vitamin D3. Vitamin D3 này kích thích trao ñổi canxi và photpho
trong cơ thể. ðối với trâu bò cái vừa tạo sữa vừa mang thai hoạt ñộng này rất quan trọng.
c. Tiêm phòng, tẩu ký sinh trùng và phun thuốc diệt ve
Bò sữa cũng như các loại trâu bò khác cần ñược ñịnh kỳ tiêm phòng phòng các bệnh
truyền nhiễm có thể lưu hành tại vùng ñang chăn nuôi. ðồng thời việc tẩy ký sinh trùng cũng
là một yêu cầu cơ bản của thú y dự phòng.
Ve là loai ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến ở nước ta. Ve sống và sinh sôi nảy nở nhờ
vào hút máu trâu bò. Trâu bò cảm nhiễm ve không chỉ bị mất máu mà cơ thể luôn luôn ngứa
ngáy khó chịu. Ve còn truyền một số bệnh hiểm nghèo như bệnh biên trùng và lê dạng trùng.
Do vậy về mùa hè khoảng 5-7 ngày và mùa ñông khoảng 7-10 ngày cần dùng thuốc phun diệt
ve 1 lần. Dùng máy bơm phun lên khắp cơ thể con vật, ñặc biệt ở phần ụng và háng trâu bò.
Các cơ sở chăn nuôi lớn có thể dùng máy bơm cỡ lớn, vòi bơm ñặt ở mọi hướng trong hầm
phun. Khi máy bơm hoạt ñộng dồn trâu bò qua hầm phun (chiều dài hầm phun khoảng 4 m).
Các vòi bơm phun thuốc vào toàn bộ mặt da của trâu bò cái. Dưới tác dụng của thuốc phun,
ve rơi xuống mặt nền và bị tiêu diệt.

VII. VẮT SỮA


7.1. Số lần vắt sữa
Số lần vắt sữa hàng ngày phụ thuộc trước hết vào năng suất sữa của bò. Nếu bò có năng
suất cao, tốc ñộ hình thành sữa lớn, bầu vú chóng ñầy sữa, khi ñó nếu không vắt sữa kịp thời,
bầu không ñược giải phóng thì quá trình tạo sữa sẽ bị ức chế. ở bò có năng suất dưới 13 kg
sữa/ngày thì tốc ñộ tạo sữa trong khoảng thời gian từ 1-16 giờ ít thay ñổi nên nếu vắt sữa 2
lần/ngày không có ảnh hưởng lớn. ðối với bò có năng suất từ 15-25 kg sữa/ngày thì trong
vòng 8-12 giờ tốc ñộ tạo sữa không thay ñổi, còn sau ñó nữa thì tốc ñộ tạo sữa sẽ giảm, do ñó
cần rút ngắn khoảng cách giữa các lần vắt.
Thí nghiệm xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của các chế ñộ vắt sữa cho thấy vắt sữa ở
khoảng cách 10-14 giờ hàng ngày, sản lượng sữa trong một chu kỳ thấp hơn 0-1%, còn chế ñộ
vắt sữa ở khoảng cách 9-15 giờ hoặc 8-16 giờ hàng ngày, sản lượng sữa thấp 1-3% so với chế
ñộ vắt sữa có khoảng cách tương ñương. Vắt sữa 3 lần trong ngày có sản lượng sữa thu ñược
cao hơn 15-20% so với vắt sữa 2 lần, trong ñó 5-10% lượng sữa tăng lên là do sự giảm thấp
của áp suất bầu vú, phần còn lại 10-15% là do sự chăm sóc và nuôi dưỡng tốt hơn. Giảm thấp
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 209
số lần vắt sữa trong ngày gây nên sự giảm thấp rõ rệt tốc ñộ hình thành sữa. Không vắt sữa 1
lần trong tuần, kết quả lượng sữa giảm 5-10%. Những bò cái ñược vắt sữa một lần trong ngày
ñã giảm tới 50% sản lượng sữa ở bò cái lứa 1 và 40% ở bò cái trưởng thành.
Căn cứ vào những nghiên cứu trên, người ta ñề nghị số lần vắt sữa phụ thuộc vào năng
suất sữa hàng ngày của bò như sau: dưới 15 lít vắt 2 lần/ngày, 15-25 lít vắt 3 lần/ngày, trên 25
lít vắt 4 lần/ngày. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất việc quyết ñịnh số lần vắt sữa trong ngày
cũng cần phải tính toán ñến khả năng tổ chức lao ñộng, bố trí quy trình sản xuất và hạch toán
giá thành sản xuất sữa. Thông thường, trừ những trường hợp ñặc biệt, người ta chỉ vắt sữa 2
lần/ngày.
7.2. Dụng cụ vắt sữa
Không nên dùng các dụng cụ vắt sữa bằng chất dẻo vì làm vệ sinh khó khăn. Tốt nhất
nên dùng các dụng cụ bằng nhôm. Thông thường cần có các dụng cụ sau ñây:
+ 1 chiếc xô bằng nhôm ñể vắt sữa,
+ 1 bình chứa sữa sau khi vắt và ñể vận chuyển,
+ 1 phễu lọc sữa cùng với vải màn ñể lọc,
+ 1 dây thừng ñể buộc chân bò khi cần,
+ 1 cóng ñựng thuốc sát trùng núm vú,
+ 1 xô ñựng nước về sinh bầu vú,
+ Vải xô vệ sinh và lau khô vú bò.
Các dụng cụ ñựng sữa nên có ñáy vát tròn ñể dễ làm vệ sinh và tránh cặn bẩn bám vào
các kẽ quanh ñáy. Xô vắt sữa chỉ ñược sử dụng ñể vắt sữa, không bao giờ ñược dùng vào việc
khác.
7.3. Vệ sinh khi vắt sữa
- Vệ sinh dụng cụ: Xô vắt sữa, vải bọc, thùng chứa sữa, khăn lau vv.. sau khi dùng phải
dung nước lã, xà phòng giặt sạch sẽ, tiêu ñộc bằng nước sôi rồi ñể vào chỗ quy ñịnh. Nhưng
lưu ý là không dùng xà phòng thơm vì sữa sẽ bị ám mùi. Trước khi ñem ra dùng phải tráng lại
bằng nước sôi.
- Vệ sinh chuồng: Chuồng vắt sữa phải ñược dọn phân, dội rửa sạch sẽ trước và sau lúc
vắt. Trong quá trình vắt nếu bò ỉa hay ñái phải dừng ngay lại ñể làm vệ sinh. Không nên dùng
chổ rễ quét khô gây bụi bẩn không khí chuồng vắt sữa mà phải dội nước trước khi quét.
- Vệ sinh người vắt sữa: Tốt nhất là ổn ñịnh người vắt sữa. Người vắt sữa phải nhẹ
nhàng, có hiểu biết và quý mến bò. Người vắt sữa không ñược mắc các bệnh truyền nhiễm.
Móng tay phải thường xuyên ñược cắt ngắn, mài nhẵn. Nên sử dụng quần áo bảo hộ trong khi
vắt sữa và luôn luôn ñảm bảo cho quần áo sạch sẽ. Trước khi vắt sữa phải rửa tay với xà
phòng, kỳ chải móng tay và sau ñó lau khô cẩn thận.
- Vệ sinh bò: Nếu bò quá bẩn, trước khi vắt dùng vòi nước rửa sạch phần sau của bò
(mông, ñuôi, chân sau, vú). Nếu bò không bẩn lắm thì không nên tắm rửa mà có thể dùng
nước ấm rửa sạch ñầu vú, nếu không thì dùng khăn ướt lau các núm vú và ñầu vú, sau ñó lau
khô nhẹ nhàng trước lúc vắt. Việc lau rửa bằng nước ấm và lau khô bầu vú nhẹ nhàng sẽ kích
thích tiết oxytoxin, mặt khác tránh gây thương tổn lên da bầu vú cũng như nhiễm bẩn sữa lúc
vắt. Sau khi vắt sữa xong phải sát trùng núm vú bằng các dung dịch sát trùng, như nước muối,

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 210
thuốc tím, dung dịch iod v.v. Tốt nhất là dùng các loại dụng dịch sát trùng núm vú chuyên
dụng có bán sẵn.
7.4. Xoa bóp bầu vú
- Trước lúc vắt: Dùng hai lòng bàn tay xoa bầu vú từ trên xuống dưới, từ ngoài ép vào
trong, xoa hai bên, xoa ñằng trước, ñằng sau rồi xoa từng núm vú. Mỗi tay cầm hai ñầu vú
nâng lên kéo xuống như ñộng tác thúc vú của bê. ðộng tác xoa bóp yêu cầu phải nhanh, trong
vòng 1-2 phút ñể vắt sữa ñược kịp thời trong thời gian phản xạ thải sữa còn tồn tại. Khi thấy
bầu vú và núm vú căng ñỏ thì phải nhanh chóng vắt ngay.
Cần vắt kiểm tra một vài giọt sữa ñầu tiên lên lòng bàn tay hay tấm sắt ñen ñể kiểm tra
vú có bị viêm không.
- Xoa trong khi vắt: Khi vắt gần hết sữa cần nghỉ vắt, lau sạch tay xoa một lần nữa từ
trên xuống dưới, từng núm vú một cốt ñể làm cho phần sữa ở trong tuyến bào xuống hết.
Khi vắt sữa bằng máy cũng phải xoa bóp trước khi lắp máy, trong khi vắt và sau khi vắt
máy vẫn cần phải xoa bóp và vắt lại bằng tay cho hết sữa ở trong bâù vú. Trong khi vắt máy
không tháo cốc vắt sữa ra ñể xoa bóp mà dung hai lòng bàn tay (tay trái ñể bên phải, tay phải
ñể bên trái) xoa ép bầu vú từ trên xuống dưới, từ ngoài ép vào trong, xoa ép ñều ñằng trước,
ñằng sau và từng núm vú.
7.5. Kỹ thuật vắt sữa
a.Vắt sữa bằng tay
Có hai cách vắt sữabằng tay chính là: vắt nắm và vắt vuốt. Ngoài ra cần phải có thao tác
vắt kiệt bầu vú vào cuối mỗi lần vắt sữa.
- Vắt nắm: Có hai cách vắt nắm là vắt nắm cho ngón tay cái ra ngoài và vắt nắm cho
ngón tay cái vào trong.
Vắt nắm cho ngón tay cái ra ngoài chủ yếu là dùng cả lòng bàn tay và năm ngón tay ép
sữa ra. ðầu tiên dùng ngón tay trai và ngón tay trỏ xiết chặt phần phía trên (gốc) ñầu vú ñể
sữa không ngược lên bể bầu vú. Sau ñó các ngón tay lần lượt từ trên xuống dưới ép vào núm
vú làm sữa tia ra. Mỗi tay cầm một ñầu vú, cứ như vậy bóp với tần số 80-120 lần/phút. Nếu
bóp nhanh quá sẽ chóng mỏi tay, còn nếu bóp chậm quá sẽ kéo dài thờì gian vắt sữa, có khi
vắt không hết sữa khi phản xạ thải sữa ñã hết. Phương pháp này không làm bò bị ñau, không
kéo dài ñầu vú, bò thoải mái nhất, nhưng làm người rất bị mệt vì một lần bóp phải dùng sức
lớn. Lượng sữa vắt ñược 0,8-1 kg/phút. ðầu vú dài 6-8 cm là có thể vắt bằng phương pháp
này rất thuận lợi.
Vắt nắm cho ngón tay vào trong ñược công nhân vắt sữa lành nghề hay áp dụng vì nó
ñảm bảo năng suất cao và vắt ñược kiệt sữa trong bầu vú nhờ có lực mạnh hơn, sữa ra nhanh
hơn.
- Vắt vuốt
Vắt vuốt chỉ thường ñược áp dụng ñối với những con bò có núm vú ngắn hoặc trong
trường hợp cần vắt sữa còn lại trong giai ñoạn cuối. Khi vắt nắm quá mỏi có thể vắt vuốt
nhưng nên hạn chế.
Theo phương pháp này, dùng hai ngón tay cái và trỏ kẹp chặt từ trên rồi vuốt xuống ñể
sữa tia ra. So với vắt nắm, phương pháp này có thể vắt ñược chậm hơn, ñầu vú bị kéo dài,
vuốt mạnh có thể gây tổn thương ñầu vú, bò bị ñau, nhất là ñối với bò sữa năng suất cao, dễ
gây viêm vú. Khi vắt bằng phương pháp này tuyệt ñối tránh cong ngón cái tì vào ñầu vú.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 211
- Vắt kiệt bầu vú
Dù sử dụng phương pháp vắt sữa nào nói trên thì cuối cùng cũng cần phải vắt kiệt bầu
vú. Vắt kiệt bầu vú nhằm tránh ñược sữa sót trong bầu vú, gây viêm nhiễm và ức chế sự tạo
sữa cho lần vắt sau.
Phương pháp làm kiệt như sau: Khi những tia sữa cuối cùng rất nhỏ và yếu ta dừng lại
và dùng cả hai tay xoa lên bầu vú theo chiều từ trên xuống ñể kích thích lần nữa. Tay trái giữ
phía trên bầu vú còn tay phải vắt nốt lượng sữa cuối cùng trong núm vú ra.
b.Vắt sữa bằng máy
Có hai loại máy vắt sữa:
- Loại vắt riêng từng con: Sữa của mỗi con ñược vắt vào một bình chứa, gắn với hệ
thống máy chung hoặc có máy riêng nhỏ, dạng cơ ñộng trên bánh xe, sau ñó ñổ sữa vào bồn
bảo quản lạnh. Việc vắt sữa tiến hành tại chuồng nuôi và số lượng bò ñược vắt sữa mỗi ñợt
tuỳ thuộc vào số lượng bình (hoặc số lượng máy vắt di ñộng).
- Loại vắt theo loạt nhiều con cùng một lúc: Bò ñược ñưa vào 1 phòng vắt sữa riêng biệt
và ñứng thành 2 hàng ñối xứng nhau. Người vắt sữa chỉ việc cắm cốc vắt sữa lên núm vú của
bò, lượng sữa của mỗi con ñều ñược máy tự ñộng ghi lại và toàn bộ sữa ñược chuyển theo
ñường ống, ñổ vào bồn làm lạnh.
Mỗi ñơn vị vắt gồm có 4 ống cao su (cốc vắt sữa) ñể lắp vào 4 núm vú của bò. Khi sử
dụng người vắt sữa tay trái cầm máy, tay phải lắp ống theo ñúng thứ tự quy ñịnh như sau:
+ ống thứ nhất: lắp vào núm vú trước phía phải.
+ ống thứ hai: lắp vào núm vú sau phía phải.
+ ống thứ ba: lắp vào núm vú trước phía trái.
+ ống thứ tư: lắp vào núm vú tsau phía trái.
Khi vắt sữa phải ñóng mạch ñiện, khoá các ống chân không, kiểm tra áp suất, khi ñạt
300-400 mHg là vừa. Sau ñó kiểm tra cân ñối các bộ phận của máy, bảo ñảm nhịp hút khoảng
60 lần/phút, rồi tiến hành vắt trong 4-5 phút thì tắt máy, lấy cốc vắt sữa ra khỏi ñầu vú, xoa lại
bầu vú và vắt lại bằng tay cho kiệt sữa trong bầu vú.
Chú ý: trước khi lắp ống cao su vào vú bò phải rửa chúng bằng nước nóng 70-80oC, còn
khi vắt xong thì rửa bằng nước lã, xà phòng, nhúng vào nước 70-80oC rồi ñem úp khô. Cứ
như vậy mỗi khi chuẩn bị vắt sữa lại phải làm vệ sinh dụng cụ. Hàng tuần tháo rời các bộ
phận của máy, rửa sạch một lần ñể ñảm bảo vi khuẩn không phát triển làm hỏng sữa.
Những trâu bò sữa có núm vú phát triển ñều, ñường kính núm vú khoảng 2-3 cm, ñộ dài
núm vú khoảng 8-10 cm sẽ thuận tiện cho việc vắt sữa bằng máy. Ngoài ra, người ta còn chọn
trâu bò cái có khoảng cách từ ñầu núm vú tới ñất không thấp hơn 45-50 cm, chênh lệch các
núm vú không quá 5-10 cm. Khoảng cách 2 vú trước từ 15-18 cm và 2 vú sau 6-10 cm.
7.6. Trình tự các thao tác khi vắt sữa
Trước tiên người vắt sữa phải rửa tay sạch sẽ. Sau ñó dùng khăn nhúng nước rửa sạch và
lau khô bầu vú. Dùng varơlin bôi vào núm vú hoặc có thể dùng vài giọt sữa ñể bôi trơn lòng
bàn tay. Tác ñộng xoa bóp bầu vú. Kiểm tra tình trạng vú viêm bằng cách vắt các giọt sữa ñầu
núm vú vào màn ñen. Sữa vẫn có màu trắng là vú bình thường. Tất cả các thao tác trên cần
làm nhanh. Khi núm vú căng, cần tiến hành vắt sữa ngay. Người vắt sữa nên ngồi bên trái ñể
tay phải người vắt hoạt ñộng ở 2 vú sau. ðể thuận tiện cần dùng ghế ngồi, hai chân kẹp xô
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 212
ñựng sữa. Nếu gặp bò không thuần, trước khi vắt sữa nên buộc 2 chân sau và ñuôi với nhau.
Thông thường lúc ñầu dùng 2 tay vắt 2 núm bên trái, vắt sữa bớt căng thì chuyển sang vắt 2
núm bên phải. Khi vắt gần hết sữa thì dừng lại và tác ñộng xoa bóp kích thích sự xuống sữa.
Sau ñó áp dụng cách vắt vuốt ñể vắt kiệt sữa. Thời gian vắt sữa kéo dài khoảng 4-5 phút là
vừa. Tần số co bóp của tay khoảng 55-60 lần/phút. Khi ñã vắt kiệt sữa, dùng khăn sạch lau vú
lần cuối, nhúng 4 núm vú vào dung dịch sát trùng.
Trình tự các thao tác như trên phải ñược tuân theo nghiêm ngặt. Trong quá trình vắt sữa
người vắt sữa phải giữ gìn yên tĩnh, không ñược hút thuốc lá, không nói chuyện ồn ào, không
ñánh ñập quát tháo trâu bò.
7.7. Bảo quản sữa sau khi vắt
a. Bảo quản lạnh
Sữa là một sản phẩm giầu dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra ở nhiệt ñộ 35-37 0C và dù có tuân
thủ chặt chẽ ñiều kiện vệ sinh vắt sữa ñến ñâu thì trong sữa vẫn luôn luôn có một lượng vi
khuẩn nhất ñịnh. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua,
bị hỏng và không còn sử dụng ñược nữa. Tốc ñộ phát triển của vi khuẩn trong sữa sau khi vắt
phụ thuộc vào nhiệt ñộ bảo quản.Vì nhiệt ñộ càng cao vi khuẩn phát triển càng nhanh, nên
trong vòng một giờ sau khi vắt, sữa phải ñược chế biến hoặc phải ñược ñổ vào tăng bảo quản
lạnh.
Bảo quản lạnh là biện pháp hiệu quả kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật. Bằng
cách hạ nhiệt ñộ của sữa xuống 3-50C có thể giữ sữa tươi ñược 1-2 ngày. ở các nước công
nghiệp phát triển, tất cả các trang trại chăn nuôi bò sữa ñều có các thiết bị hiện ñại ñể bảo
quản sữa. Sữa vắt ra ñược chuyển thẳng theo ñường ống vào bồn lạnh. Sau ñó, bằng các xe
lạnh chuyên dụng, sữa ñược chuyển ñến các nhà máy chế biến. ở nước ta sản xuất sữa còn ở
quy mô nhỏ, phân tán, sản lượng sữa của mỗi trại không lớn. Trong khi ñó, các trại khó hoặc
không thể tự trang bị các phương tiện làm lạnh. Việc tổ chức thu gom, làm lạnh sữa theo
phương thức liên kết, hiệp hội, với sự hỗ trợ của Nhà nước, của các công ty chế biến sữa là
một hình thức vừa mang tính thực tiễn vừa hiệu quả.
ðối với những vùng xa xôi và khó khăn, ñể kéo dài thời gian an toàn của sữa, trong
khi phải chờ ñợi chuyển ñi tiêu thụ, có thể áp dụng biện pháp bảo quản lạnh ñơn giản là ngâm
cả bình sữa (ñã ñậy nắp cẩn thận) vào một bể hoặc một thùng nước ñá. Trong trường hợp
không có nước ñá, có thể dùng nước lạnh thông thường.
b. Bảo quản bằng phức chất LP
Phức chất lactoperoxydaza (LP) là phương tiện bảo vệ tự nhiên có sẵn trong sữa. Nó
bao gồm một enzym (lactoperoxydaza) liên kết với một anion và một lượng nhỏ peroxyt.
Phức chất này oxy hoá các cơ chất ñặc trưng trên màng tế bào, dẫn ñến rối loạn quá trình trao
ñổi chất và kết quả là vi khuẩn có thể bị chết. Thông thường, phức chất này có tác dụng diệt
các vi khuẩn Gram - và tác ñộng kìm hãm các vi khuẩn Gram + phát triển.
Trong thực tế, ñể kích thích hệ thống kháng khuẩn trong sữa và kéo dài thời gian an toàn
cho sữa, người ta bổ sung một lượng nhỏ (8,5 ppm) hydrogen peroxyt (H2O2) và 15 ppm
thiocyanat. Lượng bổ xung này rất nhỏ và hoàn toàn không ñộc hại ñối với người tiêu dùng
sữa, nhưng có tác dụng kháng khuẩn 5-6 ngày (ñối với loại sữa ñược làm lạnh) và tăng thời
gian an toàn cho sữa tươi 3-5 giờ (ñối với sữa ở nhiệt ñộ môi trường 30 0C).
Ở các nước có nền chăn nuôi phát triển hệ thống LP có thể không cần thiết. Tuy nhiên,
ñối với những nơi không có ñiều kiện bảo quản sữa bằng các thiết bị làm lạnh, các hộ chăn
nuôi bò, trâu sữa có quy mô nhỏ, phân tán thì phương pháp này chứng tỏ một sự ưu việt vượt
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 213
trội. Công nghệ LP ñồng thời thỏa mãn 4 yêu cầu: ñơn giản, giá thành rẻ, không cần thiết phải
bị làm lạnh và an toàn cho người sử dụng. Tổ chức FAO ñã giới thiệu công nghệ này ở
Bănglañét, Inñônêxia, Pakistan và Bhutan.. Hiện nay Trung Quốc và Cu Ba ñang sử dụng
thường xuyên công nghệ này.

VIII. CẠN SỮA VÀ NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ CẠN SỮA


8.1. Mục ñích cạn sữa
Trước khi ñẻ bò cần có một thời gian nghỉ không vắt sữa, gọi là thời kỳ cạn sữa. Mục
ñích của nó là ñể cho tuyến sữa ñược nghỉ ngơi và hồi phục, khôi phục hệ thống ñiều hoà thần
kinh thể dịch sau một thời gian tiết sữa ñã có những mất cân bằng nhất ñịnh. Mặt khác cạn
sữa còn nhằm mục ñích tập trung dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai và ở giai ñoạn này
tốc ñộ phát triển của thai rất nhanh. Cạn sữa tạo ñiều kiện cho cơ thể tích luỹ chất dinh dưỡng
chuẩn bị cho chu kỳ tiết sữa sau và ñặc biệt là ñể hình thành sữa ñầu ñược tốt.
8.2. Thời gian cạn sữa
Trong ñiều kiện thức ăn dinh dưỡng bình thường, bò có năng suất sữa không cao lắm thì
thời gian cạn sữa khoảng 2 tháng là vừa. ðối với bò ñẻ lứa 1 và bò cao sản có thể kéo dài thời
gian cạn sữa hơn. Nếu thời gian cạn sữa quá ngắn thì trọng lượng sơ sinh của bê sẽ nhỏ, tuyến
sữa chưa ñược phục hồi và sữa ñầu kém chất lượng ảnh hưởng xấu ñến sức kháng bệnh của bê
và năng suất sữa của kỳ tiếp theo. Tuy nhiên thời gian cạn sữa quá dài (70-75 ngày) cũng
không tốt hơn 50-60 ngày. Ví dụ trong bảng 8.2 cho thấy ảnh hưởng của thời gian cạn sữa ñến
trọng lượng sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh của bê.

Bảng 8.2: Liên quan giữa thời gian cạn cạn sữa với khối lượng và tỷ lệ mắc bệnh của bê
Thời gian cạn sữa (ngày) Khối lượng bê sơ sinh (kg) Tỷ lệ mắc bệnh (%)
10 - 88,6
30 24,1 34,5
40 26,5 15,6
45-75 28,9 -

8.3. Phương pháp cạn sữa


Khi cạn sữa phải căn cứ vào ñặc ñiểm của con vật, ñặc biệt là năng suất sữa trước lúc
cạn sữa ñể có phường pháp tác ñộng thích hợp. Bò phải ñược cạn sữa triệt ñể, ñảm bảo vệ
sinh, sát trùng tốt ñể ñề phòng viêm vú.
Nguyên tắc cơ bản của việc cạn sữa là làm ngừng quá trình tạo sữa thông qua việc vi
phạm các phản xạ có ñiều kiện về tiết sữa và hạn chế nguồn nguyên liệu tạo sữa (nếu cần), có
nghĩa là thay ñổi (giảm) số lần vắt, thời gian vắt, thay ñổi cách vắt và ñịa ñiểm vắt vv.. Nếu
như cảm thấy những biện pháp ñó chưa có hiệu quả thì rút bớt mức nuôi dưỡng, khi cần thiết
loại ra khỏi khẩu phần ăn các thức ăn nhều nước, thức ăn kích thích tiết sữa và thức ăn tinh.
Nếu bò chăn thả thì có thể ngừng chăn thả và chuyển sang cho ăn thứ ăn khô. Tuy nhiên, cần
phải thấy rằng nếu không quá cần thiết, nhất là ñối với bò thấp sản, thì không nên cắt giảm

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 214
mức nuôi dưỡng vì việc ñó sẽ ảnh hưởng xấu ñến ñến sự phát triển của thai và sự chuẩn bị của
bò cho lần ñẻ sắp tới.
Tuỳ theo năng suất sữa còn lại trước ngày cạn sữa mà người ta thường áp dụng các
phương pháp cạn sữa sau:
a. Cạn sữa chậm
Phương pháp này ñược áp dụng với bò có năng suất sữa còn 8-10 lít/ngày trở lên. Thời
gian cạn sữa khoảng 10-15 ngày. Trước khi ñẻ 70-75 ngày bắt ñầu giảm số lần vắt sữa từ 3
xuống 2 rồi sau ñó xuống 1 lần trong ngày và cuối cùng có thể vắt cách nhật. Thay ñổi giờ
vắt, nơi vắt, cách vắt và người vắt. Giảm bớt thức ăn, nước uống, chăn thả. Tác ñộng như vậy
trong 10-15 ngày sữa sẽ giảm ñến mức thấp nhất, lúc ñó vắt thật kiệt sữa lần cuối cùng, rữa
sạch và sát trùng kỹ các núm vú. Tiếp tục giảm thức ăn, nước uóng và theo dõi 2-3 ngày nữa
và mỗi ngày sát trùng núm vú 2 lần. Kiểm tra nếu thấy vú không xuống sữa, căng ñỏ coi như
ñã cạn sữa thành công và chuyển bò sang ñàn khác. Nếu thấy vú sữa qua căng, ñỏ, nóng, bò
sữa không yên thì phải cạn sữa lại và tác ñộng các biện pháp như trên ñể triệt hơn.
b. Cạn sữa nhanh
Phương pháp này áp dụng cho những bò có năng suất sữa còn lại dưới 8kg/ngày.
Các biện pháp như trên nhưng thời gian ngắn hơn (5-7 ngày). ở một số cơ sở, ngay cả
những bò có năng suất sữa cao cũng áp dụng biện pháp cạn sữa nhanh. Người ta cho rằng nếu
cạn sữa trong thời gian dài 10-15 ngày với chế ñộ giảm thức ăn, nước uống như thế sẽ ảnh
hưởng xấu ñến thai. Trong trường hợp này nên tác ñộng mạnh hơn như giảm thức ăn tinh,
nước uống, giảm hẳn các loại thức ăn xanh, chỉ cho ăn cỏ khô và giảm lần vắt sữa, sau vài
ngày ngừng vắt hẳn. Phương pháp này ñang ñược áp dụng rộng rãi nhưng khi tiến hành phải
thận trọng.

c. Cạn sữa tức thì


Hiện nay ở một số nước người ta áp dụng một phương pháp cạn sữa nhanh ñặc biệt như
sau: Ngừng ngay việc vắt sữa khi cần cạn sữa, dù thấy bầu vú căng cũng không vắt. ðể tránh
viêm vú do vi trùng gây nên, sau khi vắt sữa lần cuối bơm vào bầu vú một hỗn hợp kháng
sinh dạng keo. Hỗn hợp này phải có phổ diệt trùng rộng, phải ñược phát tán ñều trong bầu vú,
thời gian tác dụng tương ñối dài, ñồng thời không làm hại ñến tuyến sữa. Sau khi bơm kháng
sinh ñưa bò sang phòng cạn sữa sạch sẽ và ñược tiệt trùng trước. Theo dõi trong thời gian 3-5
ngày. Nếu có kết quả tốt thì ñưa bò sang ñàn cạn sữa.
ðiều kiện quyết ñịnh thành công của phương pháp này là ñảm bảo vô trùng tuyệt ñối.
Do ñó trước khi cạn sữa cần kiểm tra, nếu vú bị sưng thì phải ñiều trị mới cạn sữa. Trước khi
cạn sữa 24-36 giờ không cho ăn thức ăn tinh và thức ăn kích thích tiết sữa.
8.4. Nuôi dưỡng bò cạn sữa
Thời gian nuôi bò cạn sữa thường là 2 tháng trước khi ñẻ. ðó cũng chính là thời gian
nuôi bò có thai hai tháng cuối cùng. Như vậy tiêu chuẩn chính của bò cạn sữa là tiêu chuẩn
duy trì và tiêu chuẩn nuôi thai tháng cuối. Ngoài ra cần tính thêm nhu cầu về các chất dinh
dưỡng cần cho sự tích luỹ của cơ thể ñể chuẩn bị cho kỳ tiết sữa sau nếu bò quá gầy. Mức
nuôi dưỡng bò cạn sữa phải ñược ñiều chỉnh kịp thời ñể bò không bị quá gầy hay quá béo
trước lúc ñẻ. Nếu bò ñã ñạt ñược ñiểm thể trạng khoảng 3,5/5 vào lúc mới cạn sữa thì không
nên ñể bò béo thêm trong thời gian cạn sữa nữa trước khi ñẻ.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 215
Khi phối hợp khẩu phần cho bò chửa cạn sữa cần chú ý ñảm bảo cân bằng các chất dinh
dưỡng, ñặc biệt là protein và khoáng; các loại thức ăn phải có hệ số khoáng nhỏ, dễ tiêu,
không bị ôi mốc hay quá chua. Thức ăn ủ xanh có phẩm chất tốt, chúng chỉ nên cho ăn 5-6
kg/ngày.
ðể ñảm bảo cho việc cạn sữa trước ñó và bò ñẻ sau này ñược an toàn có thể áp dụng
một số chế ñộ nuôi dưỡng bò cạn sữa như sau:
- 10 ngày ñầu sau khi cạn sữa: ñể cho bò ngừng hẳn quá trình tạo sữa cần giảm mức ăn
xuống 80% tiêu chuẩn ñã tính. Với mức ñó thường không cho ăn thức ăn tinh và cho ăn rất ít,
giảm hoặc không cho ăn thức ăn nhiều nước có tính chất kích thích tiết sữa. Chủ yếu dùng cỏ
khô hoặc cỏ phơi tái cho ăn tự do. Tuy nhiên ñối với bò thấp sản, cạn sữa dễ dàng không nhất
thiết phải giảm như thế.
-10 ngày thứ 2: Tăng mức ăn lên ñạt tiêu chuẩn quy ñịnh. Có thể sử dụng các loại thức
ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích bé ñể ñảm bảo nhu cầu cho bò trong thời gian thai
phát triển mạnh.
- 20 ngày tiếp theo: Do thai ñã phát triển mạnh, tuyến sữa ñã bị ức chế hoàn toàn nên
tăng thức ăn lên bằng khoáng 120% tiêu chuẩn. Các loại thức ăn sử dụng như 10 ngày trước
ñó, thức ăn tinh có thể chiếm 30-40% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần.
- 10 ngày thứ 5: Giảm mức ăn xuống bằng 100% tiêu chuẩn.
- 10 ngày trước khi ñẻ: Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết ñịnh mức ăn và thể loại thức ăn
cho thích hợp. ở bò cao sản có thể ñể ñề phòng sữa xuống sớm, viêm vú và các nguy cơ bại
liệt khác hay các hậu quả xấu sau khi ñẻ thì nên giảm thức ăn xuống bằng 60-70% tiêu chuẩn,
giảm bớt thức ăn nhiều nước và thức ăn tinh. Trước khi ñẻ khoảng 2-3 ngày có thể cắt hẳn
thức ăn tinh nếu thấy xuống sữa.
Chú ý: ðối với bò có năng suất sữa trung bình, không sợ các nguy cơ xấu khi ñẻ, trạng
thái bầu vú bình thường thì không cần thiết phải giảm mức ăn và thay ñổi cơ cấu khẩu phần
trước khi ñẻ, vì những thay ñổi ñó sẽ làm thay ñổi quá trình tiêu hoá bình thường ở dạ cỏ và
có ảnh không tốt ñối với trao ñổi chất nói chung của cơ thể và ảnh hưởng xấu không những
ñến thai mà còn ñến khả năng cho sữa nhanh sua khi ñẻ. Do ñó nếu cứ ñể bò ăn uống bình
thường và theo dõi bầu vú trong những ngày trước khi ñẻ, chỉ trong trường hợp có dấu hiệu
không tốt mới xử lý. Như thế sẽ vừa không ảnh hưởng ñến bò, ñồng thời giảm ñược việc phức
tạp cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng, ñặc biệt là ở các cơ sở áp dụng cơ giới hoá phân phát
thức ăn và những cơ sở nuôi bò chăn thả tự do không cột buộc với ñàn lớn có thời gian cạn
sữa khác nhau. Trong trường hợp này không cần thiết hạn chế thức ăn nhiều nước ñối với bò
ñẻ.
ðối với bò sữa sẽ dùng nhiều thức ăn tinh trong khẩu phần sau khi ñẻ (thường là bò cao
sản) có thể áp dụng chế ñộ tăng 1-2-3, tức là tăng mỗi tuần 1 kg thức ăn tinh trong 3 tuần cuối
cùng trước khi ñẻ ñể cho bò quen dần. Tuy nhiên, chế ñộ cho ăn này có thể dễ gây sốt sữa và
bại liệt sau ñẻ nếu như hàm lượng Ca trong khẩu phần trước khi ñẻ quá cao làm cho cơ thể bò
không quen với việc huy ñộng Ca từ xương ngay sau khi ñẻ do nhu cầu sản xuất sữa cao. Do
vậy, cần giảm lượng Ca cho ăn trong khẩu phần khoảng 10 ngày trước khi ñẻ ñể tạo ra một sự
thiếu Ca tạm thời buộc cơ thể phải bắt dầu huy ñộng Ca dự trữ trong xương ngay trước khi ñẻ
và trở nên bình thường sau khi ñẻ.
8.5. Chăm sóc bò cạn sữa
Trong thời gian nuôi bò cạn sữa cần chú ý một số ñiểm về chăm sóc như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 216
- Vận ñộng, chăn thả: Nếu bò nuôi nhốt hàng ngày cần ñược cho vận ñộng không dưới
2-3 giờ trên ñường dài khoảng 6 km. Bò nuôi nhốt nếu không ñược vận ñộng sẽ khó ñẻ, bê
sinh ra yếu. Nếu bò ñược chăn thả thì cần ñược chăn thả ở những lô bằng phẳng, ít dốc, gần
chuồng và phân theo ñàn nhỏ.
- Xoa bóp bầu vú: ðối với bò ít sữa mỗi ngày nên xoa bóp bầu vú 1-2 lần, mỗi lần 5-10
phút ñể cải thiện chức năng hoạt ñộng của bầu vú, làm cho thần kinh, mạch máu hoạt ñộng
mạnh, ñề phòng ñược viêm vú hiện tượng cương cứng khi ñẻ, quá trình tiết sữa ñược nhanh
chóng. ðối với bò nhiều sữa, sau khi cạn sữa và trước khi cạn sữa không ñược tác ñộng vào
vú.
- Tắm chải: Tắm chải không những làm cho tuần hoàn lưu thông tốt mà còn giữ gìn cơ
thể không nhiễm bệnh tật, nhất là bầu vú và cơ quan sinh dục, trong mùa hè tắm chải làm cho
cơ thể mát mẽ, tăng tiêu hoá hấp thu, tăng cường quá trình trao ñổi chất, trao ñổi nhiệt. Mỗi
ngày nên tắm chải cho bò một lần, ñặc biệt là bò nuôi nhốt trong mùa hè.

IX. ðÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ THỂ TRẠNG BÒ SỮA


9.1. Tầm quan trọng của ñánh giá và quản lý thể trạng bò sữa
ðánh giá thể trạng của bò nhằm xác ñịnh tình trạng dinh dưỡng năng lượng của bò.
ðánh giá và quản lý thể trạng của bò sữa là một công cụ rất ñơn giản nhưng lại rất hữu hiệu
giúp cho người chăn nuôi:
- Khai thác ñược sản lượng sữa tối ña,
- Nâng cao ñược khả năng sinh sản,
- Hạn chế những rủi ro về các bệnh dinh dưỡng/rối loạn trao ñổi chất,
- Có chiến lược chăm sóc quản lý bò một cách hợp lý nhất.
9.2. Phương pháp ñánh giá thể trạng
ðánh giá thể trạng bò ñược thực hiện thông qua việc ñánh giá mức ñộ tích mỡ dưới da ở
một số vùng nhất ñịnh của cơ thể có tương quan chặt chẽ với tổng lượng mỡ dự trữ trong cơ
thể. Có các phương pháp sau ñể ñánh giá thể trạng của bò:
- ðánh giá bằng thị giác: nhìn vào các phần lõm (gốc ñuôi, lõm hông, khe sống lưng) và
các phần của các ñầu nhô của xương ngồi, xương chậu, xương sườn.
- ðánh giá bằng sờ nắn: Sờ các vùng gốc ñuôi, cột sống lưng, ñầu các xương ngồi,
xương chậu, xương sườn cụt và mông. ðây là những phần quan trọng ñể ñánh giá thể trạng vì
các phần này chỉ ñược phủ bằng mỡ và da.
Nhằm ñưa ra chỉ số dự trữ chất béo của cơ thể bò người ta ñánh giá thể trạng của bò
theo thang 5 ñiểm như sau:
ðiểm 1: Bò quá gầy, cơ thể không có mỡ dự trữ và ở trong tình trạng “da bọc xương” :
Lõm gốc ñuôi sâu, không sờ thấy mô mỡ mà dễ sờ thấy xương chậu, da mỏng, xương sườn
nhô rõ, khe sống lưng sâu.
ðiểm 2: Bò gầy: Lõm gốc ñuôi nông, có mô mỡ ở gốc ñuôi; có một ít mỡ dưới ñầu
xương ngồi; dễ sờ thấy xương chậu; cuối của các xương sườn cụt tròn.
ðiểm 3: Bò trong tình trạng tốt: Không nhìn thấy lõm ở gốc ñuôi, dễ sờ thấy mô mỡ
trên mông, da trơn, tỳ nhẹ sẽ sờ ñược xương chậu, ñầu các xương sườn cụt và có một lớp mô
mỡ dày ở phía trên.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 217
ðiểm 4: Bò trong tình trạng cơ thể “nặng nề” : Thấy các lớp mỡ ở gốc ñuôi; mỡ phủ
dày trên xương ngồi và chỉ sờ ñược xương chậu khi tỳ mạnh; không sờ thấy xương sườn cụt
cả khi ấn mạnh; không thấy rõ hõm hông
ðiểm 5: Bò quá béo trong tình trạng “nân xổi”: Gốc ñuôi nằm sâu trong mô mỡ, da
căng; không thể sờ thấy xương chậu cả khi ấn mạnh tay; có các lớp mỡ trên các xương sườn
cụt; không sờ thấy các cấu trúc xương.
9.3. Quy luật thay ñổi thể trạng của bò sữa
Người chăn nuôi cần nắm ñược quy luật thay ñổi thể trạng của bò qua các giai ñoạn của
chu kỳ vắt sữa/sinh sản ñể quản lý việc nuôi dưỡng cho hợp lý nhằm có ñược sự thay ñổi thể
trạng thực tế ở bò theo ý muốn. Hình 8.6 mô tả quy luật thay ñổi thể trạng của bò sữa trong
một chu kỳ cho sữa.

Luợng thu nhận

Năng suất sữa

ðiểm thể trạng

Thời gian của chu kỳ sữa

Hình 8.6: Quy luật thay ñổi thể trạng của bò sữa trong chu kỳ vắt sữa
Ở bò sữa bình thường thể trạng giảm xuống (gầy ñi) sau khi ñẻ và có thể giảm mất tới 1
ñiểm. ðó là do sau khi ñẻ bò tiết sữa và năng suất sữa tăng dần lên trong khi lượng thu nhận
thức ăn không tăng kịp ñể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và sản xuất. Lúc này bò
phải huy ñộng năng lượng dự trữ trong cơ thể ñể sản xuất sữa, tạo ra sự cân bằng âm về năng
lượng. Một ñiểm thể trạng của bò tương ñương với khoảng 400 Mcal NE, tức là tương ñương
với năng lượng ñể sản xuất ra 600kg sữa. Giả sử bò bị cân bằng âm về năng lượng trong 100
ngày ñầu của chu kỳ và thể trạng ñã bị giảm ñi 1 ñiểm. Như vậy, cơ thể bò ñã huy ñộng năng
lượng từ mỡ dự trữ ñể sản xuất thêm 6kg sữa/ngày ngoài lượng sữa ñược tạo ra từ năng lượng
do khẩu phần ăn cung cấp hàng ngày.
Tuy nhiên, càng về cuối của chu kỳ sữa, do năng suất sữa giảm dần và lượng thu nhận
thức ăn tăng và giảm chậm hơn nên bò có cân bằng dương về năng lượng và cơ thể béo dần
lên (ñiểm thể trạng tăng).
Do ñặc ñiểm thay ñổi ñổi thể trạng như trên, thời gian thích hợp cho việc ñánh giá thể
trạng của bò là: trước lúc ñẻ, ñỉnh chu kỳ sữa, ngày 200 của chu kỳ, và lúc cạn sữa.
9.4. Liên quan giữa thể trạng với sức khoẻ và sức sản xuất của bò
Thể trạng của của bò phản ánh tình trạng dinh dưỡng và có liên quan nhiều ñến sức
khoẻ, khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò. Chẳng hạn, lúc ñẻ bò ở trong tình trạng quá
béo (ðTT>4) thì sau khi ñẻ tính thèm ăn sẽ giảm và cơ thể phải huy ñộng dinh dưỡng dự trữ
ñể tạo sữa làm cho thể trọng bò giảm sút nhanh chóng (cân bằng âm về năng lượng). Việc huy
ñộng mỡ dự trữ quá mức sẽ gây ra hiện tượng xê-tôn huyết, làm rối loạn trao ñổi chất, giảm
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 218
năng suất sữa, giảm khả năng thụ thai và tăng các bệnh về chân móng. Bò quá béo lúc ñẻ
thường kèm theo hiện tượng ñẻ khó, dễ sót nhau và viêm tử cung nên càng khó chửa lại sau
khi ñẻ. Mặt khác, bò quá béo do nuôi dưỡng quá mức trong thời gian cạn sữa trước ñó thì sau
khi ñẻ sẽ dễ bị sốt sữa và thường kèm theo bại liệt. Sốt sữa xảy ra do nhu cầu canxi của bò
tăng cao sau khi ñẻ ñể ñáp ứng trong khi thức ăn không cung cấp ñủ nên cơ thể phải huy ñộng
canxi dự trữ từ xương, nhưng việc huy ñộng này gặp khó khăn bởi trước ñó nó không ñược
huy ñộng do khẩu phần cung cấp quá ñầy ñủ, dẫn ñến giảm canxi huyết ñột ngột.
Ngược lại, nếu lúc ñẻ bò quá gầy (ðTT<3), cơ thể sẽ chóng kiệt quệ nên năng suất sữa
giảm nhanh chóng. Mặt khác, bò quá gầy lúc ñẻ sẽ phục hồi chức năng buồng trứng chậm,
nên khó ñộng dục lại và tỷ lệ thụ thai thấp.
9.5. Chiến lược quản lý thể trạng của bò sữa
Việc nuôi dưỡng bò sữa phải ñược ñiều chỉnh hợp lý và kịp thời sao cho sự thay ñổi thể
trạng diễn ra ñúng như trong bảng 8.3. Lúc bò ñẻ ñiểm thể trạng lý tưởng nhất là 3,5. Sau ñó
ñiểm thể trạng vào ñỉnh của chu kỳ sữa có thể giảm 0,5-1 so với lúc ñẻ, nhưng không ñược ñể
bò tụt ñiểm thể trạng xuống dưới 2. Qua ñiểm cực tiểu này thể trạng của bò phải ñược tăng
lên và ñạt khoảng 3 vào ngày thứ 200 của chu kỳ và ñạt 3,5 vào lúc cạn sữa. Mức thể trạng
này phải ñược duy trì cho ñến khi bò ñẻ.
Bảng 8.3: Thể trạng mong muốn của bò sữa ở các thời ñiểm khác nhau
Thời ñiểm Thể trạng mong nuốn

ðẻ 3.25 - 3.75
ðỉnh chu kỳ sữa Giảm 0,5-1 ñiểm so với lúc ñẻ
Ngày 200 của chu kỳ 3
Lúc cạn sữa 3.25 - 3.75

Nuôi ñể cho bò béo lên vào giai ñoạn cuối của chu kỳ tiết sữa sẽ có hiệu quả hơn là ñể
bò béo lên trong thời gian cạn sữa. Bò bị giảm thể trạng trong thời gian cạn sữa là không tốt.
Do vậy, cần nuôi dưỡng bò sao cho khi cạn sữa bò ở mức thể trạng bằng mức mong muốn khi
bò ñẻ có ñược (3,5). Nếu không có ñược ñiều ñó thì thời gian cạn sữa là cơ hội cuối cùng ñể
ñưa bò về về mức thể trạng mong muốn. Trong vòng 2 tháng cạn sữa bò có thể tăng 0,5-1
ñiểm thể trạng. Vì thế, nếu nuôi dưỡng ở mức quá cao vào giai ñoạn cạn sữa thì bò có thể bị
quá béo trước khi ñẻ với những hậu quả không tốt về sức khoẻ và sức sản xuất như nói ở phần
trên.
Bảng 8.4: Nguyên nhân làm thay ñổi thể trạng mong muốn và giải pháp khắc phục

ðiểm thể trạng Nguyên nhân Giải pháp khắc phục

LÚC BÒ ðẺ
QUÁ CAO - Bò quá béo lúc cạn sữa hay - Giảm mức ăn trong 1/3 cuối của chu
béo lên trong thời gian cạn sữa. kỳ sữa và/hay trong thời gian cạn sữa.
- Thời gian cạn sữa dài? - Giới hạn thời gian cạn sữa 60 ngày.
QUÁ THẤP Bò qua gầy lúc cạn sữa Tăng mức ăn trong 1/3 cuối cùng của
chu kỳ sữa

QUÁ THẤP Bò giảm thể trạng trong thời Tăng năng lượng thu nhận cho bò cạn
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 219
gian cạn sữa. sữa (nên chia bò theo nhóm ñể nuôi cho
phù hợp)

ðỈNH CHU KỲ SỮA


QUÁ CAO Bò cho năng suất sữa thấp ðiều chỉnh mức ăn vào ngay ñầu chu kỳ
sữa, chú ý ñặc biệt ñến nhu cầu protein

QUÁ THẤP Bò quá gầy vào lúc ñẻ Tăng mức ăn trong 1/3 cuối của chu kỳ
sữa và trong giai ñoạn cạn sữa.

QUÁ THẤP Bò giảm thể trạng quá nhanh - Tránh bò quá béo lúc ñẻ
sau khi ñẻ. - ðiều chỉnh khẩu phần ngay từ ñầu chu
kỳ ñể bò thu nhận ñược tối ña VCK.
- Cân bằng năng lượng và protein trong
khẩu phần.
LÚC CẠN SỮA
QUÁ CAO Cho ăn quá mức vào cuối chu Nuôi riêng bò béo (hạn chế mức ăn) vào
kỳ sữa 1/3 cuối kỳ sữa
QUÁ CAO Có chửa lại muộn sau khi ñẻ Quan tâm ñến vấn ñề bệnh sản khoa.
Nếu cần phải loại thải.

QUÁ THẤP Bò không tăng ñiểm thể trạng Nuôi riêng bò gầy (tăng mức ăn) vào 1/3
vào cuối chu kỳ như mong ñợi cuối kỳ sữa

Thể trạng của bò không phải luôn luôn thay ñổi tuân theo quy luật và ở mức mong
muốn. Có rất nhiều yếu tố có thể làm cho bò hoặc béo quá (ñiểm thể trạng quá cao) hoặc gầy
quá (ñiểm thể trạng quá thấp). Cần phải biết ñược nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong
từng tình huống cụ thể ñể ñưa bò về thể trạng bình thường. Bảng 8.4 cho thấy các nguyên
nhân chính và ñưa ra một số giải pháp khắc phục cho một số trường hợp thường xảy ra.

CÂU HỎI ÔN TẬP:


1. Mô tả cấu tạo của tuyến sữa của bò cái.
2. Thế nào là một bầu vú bò lý tưởng?
3. Quá trình phát triển và thoái hoá của tuyến sữa ở bò?
4. Các thành phần chính của sữa và quá trình hình thành chúng trong tuyến sữa?
5. Trình bày ñặc ñiểm của chu kỳ sữa ở bò?
6. Trình bày phản xạ thải sữa và ứng dụng thực tiễn của nó.
7. Liên quan giữa áp suất bầu vú và sữa sót ñến quá trình tạo sữa?
8. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất sữa của trâu bò?
9. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sữa của trâu bò.
10. Phương pháp xây dựng khẩu phần cho bò vắt sữa?
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 220
11. Phân tích những yêu cầu cơ bản về chế ñộ cho bò sữa ăn.
12. Nguyên tắc nuôi dưỡng bò sữa theo giai ñoạn tiết sữa?
13. Chăm sóc bò cái vắt sữa?
14. Kỹ thuật vắt sữa bằng tay?
15. Kỹ thuật vắt sữa bằng máy?
16. Mục tiêu, thời gian và các phương pháp cạn sữa?
17. Nuôi dưỡng và chăm sóc bò cái cạn sữa?
18. Tầm quan trọng và phương pháp ñánh giá thể trạng của bò sữa?
19. Quy luật thay ñổi thể trạng ở bò sữa?
20. Liên quan giữa thể trạng với sức sản xuất sữa của bò sữa?
21. Liên quan giữa thể trạng với khả năng sinh sản của bò sữa?
22. Phân tích chiến lược quản lý thể trạng ở bò sữa?

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 221
Chương 9
CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Chương này chủ yếu nói về chăn nuôi bò theo hướng chuyên thịt, mặc dù trâu và các
loại bò khác (sữa, cày kéo) cũng ñóng góp một phần quan trọng trong tổng số lượng thịt bò
tiêu thụ hàng năm. Phần ñầu của chương trình bày một số quy luật phát triển của các mô
trong thân thịt nhằm làm cơ sở cho việc quyết ñịnh thời gian nuôi ñể ñạt ñược năng suất, chất
lượng thịt và hiệu quả kinh tế tối ưu. Tiếp theo là các chỉ tiêu ñánh giá và các nhân tố ảnh
hưởng tới năng suất và chất lượng thịt của bò. Phần kỹ thuật chăn nuôi nói về việc nuôi bê
trước vỗ béo và các phương pháp vỗ béo bò. Phân cuối của chương nói về các hình thức tổ
chức chăn nuôi và marketing sản phẩm thường ñược áp dụng trong ngành chăn nuôi bò thịt.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MÔ TRONG THÂN THỊT


1.1. Mô xương
Mô xương là phần không ăn ñược. Tỷ lệ của nó trong thân thịt cao làm giảm giá trị
của thân thịt. Trâu bò thịt có bộ xương phát triển quá kém hoặc quá thô ñều không tốt.
Theo tuổi thì khối lượng tuyệt ñối của bộ xương tăng lên nhưng tốc ñộ phát triển tương
ñối thì giảm xuống, và tỷ trọng của bộ xương trong thân thịt giảm. Trong thời kỳ phát triển
thì cường ñộ phát triển của xương trục mạnh hơn xương ngoại vi làm cho cơ thể phát triển
theo chiều dài nhanh hơn chiều rộng, chiều cao. Nếu tính theo khối lượng cơ thể thì khi sơ
sinh bộ xương chiếm 22,73%, 18 tháng là 11,7% và 5 năm là 9,9%. Như vậy trong giai ñoạn
từ sơ sinh ñến 18 tháng tuổi, ñặc biệt là trước 14 tháng tuổi thì xương sinh trưởng nhanh.
1.2. Mô cơ
Giá trị của thân thịt tăng lên khi tỷ lệ cơ trong ñó tăng. Trong cơ thể trâu bò sự phát
triển của hệ cơ có liên quan ñến sự phát triển của hệ xương. Trong thời kỳ thai hệ cơ tứ chi
phát triển mạnh, còn cơ xương trục phát triển chậm, còn thời kỳ ngoài thai thì ngược lại.
Nhìn chung hệ cơ phát triển nhất trong 6 tháng ñầu, sau ñó giảm dần và ñặc biệt là sau 18
tháng thì tốc ñộ phát triển của cơ rất chậm.
Thành phần tổ chức học và hoá học của cơ cũng thay ñổi trong quá trình phát triển.
Chiều dài và ñường kính sợi cơ tăng lên, nước trong cơ giảm làm thịt giảm ñộ mềm và mịn.
1.3. Mô mỡ
Trong cơ thể mỡ ñược tích luỹ ở 3 vị trí: dưới da, trong cơ bắp và bao phủ mặt ngoài các
cơ quan nội tạng.
Sự tích luỹ mỡ trong cơ thể phụ thuộc nhiều vào mức ñộ dinh dưỡng. Lúc ñầu tích luỹ
mỡ rất kém, sau 6-9 tháng tuổi sự tích luỹ mỡ bắt ñầu tăng, nhưng cho ñến 12-14 tháng tuổi
cường ñộ tích luỹ mỡ bắt ñầu tăng, nhưng vẫn kém hơn tích luỹ ñạm. Sau 18 tháng tuổi tốc
ñộ tích luỹ mỡ tăng rõ rệt, ñặc biệt là khi vỗ béo.
Tuỳ theo mức ñộ phát triển mà thứ tự tích luỹ mỡ cũng có thứ tự rõ ràng. Lúc ñầu mỡ
tích luỹ ở nội tạng và giữa các lớp cơ, sau ñó ở dưới da và ñến cuối kỳ vỗ béo và ở gia súc
già mỡ tích luỹ ở trong cơ.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 221
Khi dinh dưỡng thiếu mỡ ñược huy ñộng trước tiên ở dưới da và nội tạng. Trong các
loại mỡ trên thì mỡ nội tạng ít có giá trị thực phẩm.
Thành phần hoá học của mỡ thay ñổi: nước giảm dần và mỡ thuần tăng lên, màu mỡ
chuyển từ trắng sang vàng (do tăng dự trữ caroten).
1.4. Mô liên kết
Thành phần cơ bản của các mô liên kết là các protein có giá trị dinh dưỡng thấp và làm
cho thịt cứng. Nếu mô liên kết quá ít thì làm cho thịt nhão, nhưng nếu quá nhiều sẽ làm giảm
giá trị dinh dưỡng của thịt.
So với các mô khác thì mô liên kết phát triển trong thời gian kéo dài nhất. Thịt trâu bò
cái giống sớm thành thục và con lai của chúng chưa ít mô liên kết hơn những con cùng tuổi
của các giống khác. Gia súc già không ñược vỗ béo thoả ñáng và gia súc nuôi dưỡng kém có
tỷ lệ mô liên kết cao làm giảm giá trị thực phẩm của thịt.

II. NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT


2.1. Các chỉ tiêu ñánh giá năng suất và chất lượng thân thịt
a. Khối lượng bò
Bò thịt trước khi giết mổ phải ñể nhịn ñói 12-24 giờ. Cân khối lượng bò trước khi giết
mổ bằng các loại cân thích hợp. Trong trường hợp không có cân (hoặc khó cân) có thể xác
ñịnh khối lượng hơi của bò thông qua ño ñạc một số chiều ño (vòng ngực, dài thân chéo) rồi
tính toán theo một số công thức nhất ñịnh tuỳ theo giống và thể trạng của bò. Tuy nhiên, việc
xác ñịnh khối lượng bằng cách ño thường kèm theo sai số khá lớn.
b. Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ
Khối liượng thịt xẻ là khối lượng cơ thể bò sau khi ñã lọc da, bỏ ñầu (tại xương át lát),
phủ tạng (cơ quan tiêu hoá hô hấp, sinh dục vầ tiết niệu, tim) và bốn vó chân (từ gối trở
xuống).
Khối lượng thịt xẻ
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100
Khối lượng sống của bò
Những thành phần chính của thịt xẻ là xương, thịt và mỡ. Những nhân tố ảnh hưởng
ñến thành phần của thịt xẻ là tính biệt, giống và nuôi dưỡng.
Tỷ lệ thịt xẻ rất quan trọng ñối với sản xuất khi bán gia súc sống vì người mua cần biết
ñể ước tính khối lượng thịt xẻ từ khối lượng sống của cơ thể vật nuôi.
c. Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh
Thịt tinh là khối lượng thịt ñược tách ra từ thịt xẻ. Khối lượng thịt tinh là phần có giá
trị cao nhất trong các thành phần của thịt xẻ.

Tổng khối lượng thịt tinh x 100


Tỷ lệ thịt tinh (%) =
Khối lượng sống của bò

Tổng khối lượng thịt tinh x 100


Tỷ lệ thịt tinh so với thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 222
Người ta phân chia thịt tinh ra làm nhiều loại tuỳ theo giá tri hàng hoá của chúng và tùy
theo phương pháp xả thịt của mỗi nước.
Việt Nam thường chia thịt tinh ra làm ba loại:
Loại 1: Bao gồm khối lượng thịt của hai ñùi sau, thăn lưng và thăn chuột.
Loại 2: Bao gồm khối lượng thịt của ñùi trước, thịt cổ vầ phần thịt ñậy lên lồng ngực.
Loại 3: bao gồm khối lượng thịt của phần bụng, thịt kẽ sườn và các thịt ñược lọc ra của
loại 1 và loại 2 (phần tề).

Khối lượng thịt loại 1 x 100


Tỷ lệ thịt loại 1 (%) =
Khối lượng thịt sống của bò

Khối lượng thịt loại 1 x 100


Tỷ lệ thịt loại 1 so với thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ

Khối lượng thịt loại 1 x 100


Tỷ lệ thịt loại 1 so với tổng số thịt (%) =
Khối lượng thịt tinh

Khối lượng thịt loại 2 x 100


Tỷ lệ thịt loại 2 (%) =
Khối lượng sống của bò

Khối lượng thịt loại 2 x100


Tỷ lệ thịt loại 2 so với thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ

Khối lượng thịt loại 2 x 100


Tỷ lệ thịt loại 2 so với tổng số thịt (%) =
Khối lượng thịt tinh

d. Khối lượng và tỷ lệ xương


Khối lượng xương của bò là khối lượng của xương ñược tách ra từ thịt xẻ.

Khối lượng xương x 100


Tỷ lệ xương (%) =
Khối lượng sống của bò

Khối lượng xương x 100


Tỷ lệ xương so với thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ
e. Khối lượng và tỷ lệ mỡ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 223
Mỡ bò ñược chia ra làm 3 phần: Mỡ bao ngoài phần thịt, dưới da, mỡ xen kẽ trong các
cơ và mỡ thành từng ñám trong phần bụng và phần ngực.
Người ta chỉ có thể tách ra ñược mỡ bao ngoài phần thịt và mỡ trong phần bụng và
ngực. Thu lại phần mỡ này và cân lên. ðó chính là khối lượng mỡ của bò.

Khối lượng mỡ x 100


Tỷ lệ mỡ (%) =
Khối lượng sống của bò

Khối lượng mỡ x 100


Tỷ lệ mỡ so với thịt xẻ (%) =
Khối lượng thịt xẻ

g. ðộ dày mỡ dưới da
ðộ dày mỡ dưới da ñược ño ở xương sườn 12 vuông góc với lớp mỡ ngoài tai ñiểm ở
3/4 chiều dài cơ thăn lưng (hình 9.1). Khi ñộ dày mỡ dưới da tăng thì tỷ lệ thịt tinh sẽ giảm.

§o ®é dµy mì

3/4 chiÒu dµi


c¬ th¨n l−ng

Hình 9.1: Vị trí ño ñộ dày mỡ Hình 9.2: ðo diện tích mắt thịt
bằng phương pháp mắt lưới
g. Diện tích mắt thịt
Diện tích mắt thịt (mặt cắt cơ thăn lưng) ñược ño ở vị trí xương sườn 12 bằng cách sử
dụng ô mắt lưới (hình 9.2). Diện tích mắt thịt là một chỉ tiêu phản ánh lượng cơ có trong thân
thịt. Khi diện tích mắt thịt tăng thì tỷ lệ thịt tinh tăng.
2.2. Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt
a. ðộ mềm của thịt
ðộ mềm là cảm giác nhận biết của con người khi cắn và nhai thịt. Thịt bò mềm có chất
lượng tốt. ðộ mềm của thịt chịu ảnh hưởng của tính biệt, tuổi giết thịt, dinh dưỡng và bảo
quản. Khi bê giết thịt ở tuổi còn non, dinh dưỡng tốt, bê ñực hoặc thiến thịt có ñộ mềm cao
hơn.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 224
ðộ mềm thịt ñược ño bằng cách ño cơ học, cách này phỏng theo các hoạt ñộng của
miệng và răng. Các tiến bộ kỹ thuật ñều có thể ñược sử dụng ñể thực hiện ñược việc ño. ðể
xác ñịnh ñộ mềm người ta có thể dùng một số phương pháp khác nhau. Sau ñây là một vài ví
dụ:
- Kiểm tra nhanh chóng bằng cách ấn ngón tay vào thịt. Thịt chất lượng cao khi ấn tay
có cảm giác mềm, sau khi bỏ tay ra thịt nhanh chóng trở về trạng thái cũ.
- Kiểm tra bằng phương pháp xác ñịnh nước nội dịch. Lấy một gam thịt tươi cắt khối
lập phương. ðặt mẫu trên tấm kính có giấy hút nước. Diện tích tấm kính 10 cm2, dầy 5 mm.
Sau ñó ñậy lên trên tấm kính có cùng kích cỡ trên, ñè lên tấm kính 1 quả cân có khối lượng 1
kg. Sau ñó ñể một giờ, nước trong thịt sẽ loang ra giấy lọc. ðo diện tích của nước thịt thấm
vào giấy lọc là phần nước nội dịch trong thịt. Nước nội dịch càng cao, thịt càng ngọt mềm.
- Cách ño ñộ mềm ñược sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là thiết bị có tên là máy cắt lực
Warner-Bratzler. Máy này gồm một ñĩa thép trong chứa một hốc hình vuông. ðặt miếng thịt
vào trong hốc vuông, kéo cái ñĩa thép ra khỏi miếng thịt trong khi hai ñầu của miếng thịt ñược
giữ bằng các mẩu kim loại khác. Lực kéo ñĩa thép ra khỏi miếng thịt ñược ghi lại thành các
ñiểm trên ñồ thị (hình 9.3). Lúc ñầu lực này tăng lên do thiết bị kéo trên miếng thịt, sau ñó có
một ñiểm gẫy, ñiểm gẫy này ñược gọi là lực khởi ñầu (IY). Lực tiếp tục tăng lên cho tới khi
ñạt lực ñỉnh (PF). Tại ñiểm ñỉnh này, miếng thịt bị ñứt làm ñôi và lực sẽ bị tụt xuống.

Lùc
Lùc ®Ønh (PF)

Lùc khëi ®Çu (IY)

Thêi gian (gi©y)

Hình 9.3: Máy ño ñộ mềm của thịt Warner-Bratzler

Hai lực ño ñược gồm lực khởi ñầu (IY) và PF – IY (lực ñỉnh trừ lực khởi ñầu) liên quan
tới hai cấu trúc ñóng góp cho ñộ mềm của thịt. Một thành phần của cơ là các bó dài hình sợi
bằng protein là các myofibril, chúng là giá ñỡ cơ và là các mẩu tạo nên sức làm việc của cơ.
Khi cơ co, các bó này ngắn lại và khi dãn chúng dài ra. Một thành phần khác giống như mạng
lưới là các mô liên kết ñể bó các myofibril lại với nhau, chúng tương tự như gân. Các mô này
trải dọc theo cá sợi cơ thành một cấu trúc lưới liên kết chéo. Trong sơ ñồ lực Warner-
Bratzler, ta có thể xem ñộ mềm của myofibril ứng với lượng khởi ñầu (IY), lực ñể làm ñứt cơ
là từ lực khởi ñầu tới lực ñỉnh (PF-IY) do các mô liên kết quyết ñịnh.
b. ðộ pH của thịt
Sau khi con vật chết, tuy không còn việc cung cấp oxy nhưng các quá trình khác vẫn xảy ra trong cơ
bắp cho tới khi cạn kiệt hết glycogen. Do ñó, ñộ pH trong thịt tươi sẽ giảm xuống và ñiều này cho phép giữ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 225
thịt ñược lâu hơn. ðộ pH trong cơ bắp của bò sống vào khoảng 7 (trung tính giống như nước). Thịt tốt có
ñộ pH dưới 5,8, ñiều này có nghĩa là thịt có nhiều axit hơn cơ bắp khi con vật còn sống.
Nếu ñộ pH thấp thì thịt sẽ mềm và cho phép bảo quản ñược lâu hơn. Do vậy, việc hạ ñộ pH của thịt
rất quan trọng vì sau ñó thịt cần tiếp tục ñược giữ thêm một thời gian. Làm lạnh nhanh thịt sẽ không hạ
ñược ñộ pH do ñã làm ngừng trao ñổi chất. Kích thích ñiện ñảm bảo cho ñộ pH hạ xuống dưới 5,8.
ðôi khi, trước lúc con vật bị giết, cơ không ñủ ñường. Không có ñủ ñường trong cơ, ñộ
pH không thể giảm xuống dưới 5,8 và thịt sẽ bị dai, có màu sẫm, khô và chắc. ðiều này sẽ
xảy ra khi bò bị tress trước lúc giết thịt. ðường có thể bị sử dụng hết khi con vật bị một stress
cấp tính, chẳng hạn khi nhốt chung các con vật khác ñàn vào với nhau hoặc con vật bị dồn
ñuổi. ðường cũng bị sử dụng hết khi con vật bị stres kéo dài, chẳng hạn khi vận chuyển
chúng, khi chúng gặp thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, bị mất nước. Khả năng bổ sung ñường
vào cơ bắp của bò rất chậm nên trước lúc giết thịt nếu con vật gặp bất cứ một stress nào thì
khi giết mổ cơ bắp của nó sẽ không ñủ ñường và do vậy mà ñộ pH không hạ thấp xuống ñược
mức cần thiết.
ðộ pH của thịt ñược ño bằng giấy quỳ hoặc máy ño pH.
c. Vân thịt (marbling)
Vân thịt, hay ñốm mỡ dắt trong thịt nạc, là một yếu tố ñược quan tâm nhiều khi ñánh giá
chất lượng thịt. Vân thịt ñược ñánh giá bằng mắt trên mắt thịt giữa xương sườn thứ 12 và 13.
Mặc dù nó chỉ có ảnh hưởng chút ít tới ñộ mềm của thịt nhưng có lẽ nó có ảnh hưởng nhiều
ñến các tính trạng về ñộ ngon miệng (mùi, vị). Vân thịt có thể ñược ñánh giá theo 10 cấp từ
Rất nhiều cho ñến Không như ở hình 9.4 (Trong hình này cấp Không không ñược thể hiện).

Rất nhiều Nhiều Khá nhiều

Hơi nhiều Trung bình Hơi ít

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 226
Ít Rất ít Vết
Hình 9.4: Giới hạn dưới của các cấp vân thịt
d. Mùi vị của thịt
Phương pháp kiểm tra mùi vị thịt thường ñược thực hiện bằng cách giới thiệu thịt cho
người tiêu dùng ở siêu thị hoặc ở tiệm ăn và ñề nghị mọi người ñiền các câu trả lời vào phiếu
ñiều tra. Phương pháp này chỉ thực hiện ñược khi có một số lượng mẫu ñủ lớn. Cách giải
quyết là huấn luyện một nhóm người sành ăn nếm thử. Cách giải quyết khác ñể ñánh giá cảm
quan là sử dụng một hội ñồng ñể kiểm tra mùi vị thịt gồm những người bình thường. Khi
kiểm tra thịt, họ có thể ñưa ra các ý kiến phân tán và các kết quả này ñược xử lý thống kê ñể
ñảm bảo mọi ý kiến ñều ñược tham gia vào việc ñánh giá. Mỗi mẫu thịt sẽ ñược một số người
kiểm tra, họ ñánh giá mùi vị thịt cùng với ñộ mềm và ñộ giữ nước, cuối cùng họ xem xét khả
năng chấp nhận.
e. Màu sắc của thịt
Thịt bò có chất lượng tốt là thịt bò có màu ñỏ hồng hoặc hồng nhạt tuỳ theo vị trí của
cơ. Thịt có màu ñỏ sẫm là thịt bò thải loại ñã già. Mỡ bò càng vàng sẫm bò càng nhiều tuổi.
Màu sắc của thịt thay ñổi theo ñộ axit trong thịt. Thịt có màu ñỏ sáng có ñộ pH thấp
hơn 6, thịt màu ñỏ sẫm có ñộ pH = 6,0 hoặc lớn hơn.
f. Thành phần hoá học của thịt
Có 2 chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá chất lượng thịt là:
- Trytophan cao thì chất lượng thịt tốt.
- Oxyproline cao thì phẩm chất thịt kém.
2.3. Chất lượng thịt và thị hiếu ẩm thực
Chất lượng thịt bò còn ñược ñánh giá thông qua thị hiếu ẩm thực của người tiêu dùng.
Thị hiếu này thay ñổi giữa các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới, thay ñổi theo thời
gian và tầng lớp giàu nghèo trong xã hội. Chính vì vậy mà người chăn nuôi phải tìm cách
(thông qua chọn giống, nuôi dưỡng và xác ñịnh tuổi giết thịt) nhằm tạo ra ñược sản phẩm phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng của từng thị trường cụ thể. Người châu Âu và Australia
thích thịt bò mềm, màu ñỏ nhạt, ít mỡ, nên người ta thường giết thịt bò lúc còn tương ñối non
(15-18 tháng tuổi). Trái lại người tiêu dùng ở Nhật Bản và nhiều nước châu Á lại ưa chuộng
thịt bò có nhiều mỡ dắt và dậy mùi bò nên bò thường ñược giết thịt muộn hơn (3-4 tuổi).
Việt nam có hơn 80 triệu dân, là một thị trường tiêu thụ thịt bò nhiều tiềm năng. Người
Việt Nam có khẩu vị và thị hiếu riêng của mình. Do vậy khi phát triển ngành chăn nuôi bò thịt
cần chú ý ñến thị trường này và không nên áp ñặt các tiêu chuẩn chất lượng thịt bò của các thì
trường khác cho thị trường trong nước, trừ khi chăn nuôi bò thịt ñể xuất khẩu. Không nên lấy
tiêu chuẩn ñánh giá chất lượng thịt của một nước/thị trường này áp ñặt cho một nước/thị
trường khác.

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT
3.1. Tuổi giết thịt
Trong quá trình phát triển của cơ thể khối lượng, thành phần hình thái học của cơ thể
thay ñổi theo tuổi. Dưới 1 năm tuổi sự lớn lên của cơ thể chủ yếu là kết quả của sự tích luỹ
các mô cơ và xương. ðến 1,5 tuổi sự tích luỹ protein, tức là sự phát triển của tế bào cơ vẫn
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 227
nhanh, còn tỷ lệ tương ñối của mô xương có xu hướng giảm thấp. Sau 18 tháng tuổi tốc ñộ
tăng trưởng của tế bào cơ giảm, hàm lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên (giá trị năng
lượng tăng), còn mô liên kết giảm.
Thành phần hoá học của thịt cũng thay ñổi theo tuổi. Tuổi càng cao thì sự tích luỹ mỡ
dưới da và mỡ nội tạng tăng lên. Như vậy khi tuổi tăng lên thì hàm lượng tương ñối của
xương và mô liên kết giảm còn tỷ lệ thịt và mỡ sẽ tăng lên. Khi giết thịt ở 18 tháng tuổi mỡ
tích luỹ trong cơ bắp cao hơn mỡ nội tạng. Sau 18 tháng tuổi, do sự thay ñổi trao ñổi chất,
khả năng tích luỹ nitơ giảm, còn tích luỹ mơ tăng:
Sơ sinh 18 tháng 48 tháng
Protein (%) 18,25 17,18 12,5
Mỡ (%) 3,64 26,74 44,30

3.2. Giống
Giống có ảnh hưởng lớn ñến năng suất và phẩm chất thịt. Dựa vào phẩm chất và sức sản
xuất thịt nguời ta chia ra các nhóm bò như sau:
- Bò thịt: có các giống nổi tiếng như Hereford, Santa gertrudis, Shorhorn v.v. Tốc ñộ sinh
trưởng của những bò này nhanh (1-1,5 kg/ngày ñêm), tỷ lệ thịt xẻ 65-70%, mỡ tích luỹ trong
cơ thể sớm.
- Bò kiêm dụng sữa thịt: như bò Red Sindhi, Brown Swiss v.v. Những bò này cũng có khả
năng tăng trọng khá cao (0,6-0,8 kg/ngày ñêm), phẩm chất thịt ngon, tỷ lệ thịt xẻ ñạt 59-60%.
- Bò sữa: như bò Holstein Friesian. Những bò này có sự phát triển cơ bắp kém, tỷ lệ thịt
xẻ thấp. Các giống bò sữa và kiêm dụng thường thích luỹ ít mỡ trong thân thịt mà mỡ chủ
yếu tích luỹ trong khoang bụng. Cơ bắp của nhưng gia súc này phát triển kém, tỷ lệ thịt xẻ
thấp.
- Trâu bò cày kéo: cơ bắp phát triển tốt, nhưng mỡ tích luỹ trong cơ thấp, thịt cứng và thô.
Tuy giống tuy ít ảnh hưởng trực tiếp tới tính ngon miệng của thịt nhưng ảnh hưởng này
lại có ý nghĩa. Cần chú ý là yếu tố giống chỉ gây ñược 5% mức biến ñộng của ñộ mềm thịt bò,
phần lớn mức biến ñộng là do các yếu tố khác. ðộ mềm của thịt có khả năng di truyền ñối với
bò nhiệt ñới, nghĩa là có thể chọn lọc ñể cải tiến ñộ mềm của thịt bò nhiệt ñới, nhưng ñiều này
không thực hiện ñược ñối với bò ôn ñới. Lai giống cũng ñã ñược chấp nhận ñể tăng tốc ñộ
sinh trưởng và chất lượng thịt.
3.3. Tính biệt và thiến
Thông thường ở các cơ sở chăn nuôi lấy thịt người ta giết thịt vào 15-18 tháng tuổi. Con
ñực thường có hoạt ñộng sinh dục vào 9-12 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bê
ñực không thiến ñạt tốc ñộ sinh trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn nên chi phí
thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn so với ñực thiến. Tuy nhiên sự tích luỹ mỡ trong cơ bắp ở bê
ñực thiến cao hơn và sớm hơn bê ñực không thiến. Bê cái chậm lớn hơn bê dực cùng tuổi.
3.4. Nuôi dưỡng
Sức sản xuất thịt của bê trước tiên phụ thuộc vào mức ñộ dinh dưỡng. Có thể thấy mức
ñộ ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau ñến thành phần của các mô trong thân thịt
của bê qua kết quả thí nghiệm trong bảng 9.1. Mức ñộ dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ và cơ

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 228
trong thân thịt cao, còn mô liên kết và xương giảm thấp. Mức dinh thấp làm giảm giá trị năng
lượng của thịt và tăng tỷ lệ xương và mô liên kết.

Bảng 9.1: ảnh hưởng của mức dinh dưỡng thành phần thân thịt

Mức nuôi Tỷ lệ các mô trong thân thịt (%)


dưỡng
Cơ Mỡ Mô liên kết Xương và sụn

Cao 56,6 16,1 11,5 15,7

Trung bình 59,7 10,3 12,3 17,5

Thấp 60,0 3,6 14,3 21,6

3.5. Stress môi trường


Các yếu tố môi trường ảnh hưởng ñến sức sản xuất thịt bò trong quá trình nuôi và vỗ
béo ñược phân làm 3 loại: các yếu tố về thời tiết-khí hậu (nhiệt ñộ, ẩm ñộ, ánh sáng), các yếu
tố về lý hoá (ánh sáng, nước, chất lượng thức ăn, số lượng bò vỗ béo, cấu trúc chuồng trại…),
và các yếu tố về sinh học (vi sinh vật gây bệnh, ký sinh trùng và côn trùng…). Những yếu tố
này có liên quan lẫn nhau và ảnh hưởng ñến sức khoẻ và sức sản xuất thịt của bò. Trong các
yếu tố này thì ảnh hưởng của nhiệt ñộ môi trường là yếu tố ñược quan tâm nhiều nhất.

IV. NUÔI BÊ TRƯỚC VỖ BÉO


Có nhiều phương pháp khác nhau nuôi bê trong giai ñoạn kể từ sau khi cai sữa ñến trước
lúc vỗ béo. Mỗi phương pháp có ưu và nhược ñiểm riêng của nó. Không phải tất cả các
phương pháp ñều áp dụng tốt cho mỗi loại bò. Có một số loại bò thích hợp nhất với việc vỗ
béo ngay sau khi cai sữa, trong khi ñó ñối với những loại khác thì tốt nhất là vỗ béo sau một
thời gian bê ñã ñược nuôi sinh trưởng tăng cường. Sau ñây là một số phương pháp thường
ñược áp dụng ñể nuôi bê trước vỗ béo.
4.1. Nuôi chuẩn bị bê ñể vỗ béo sớm sau cai sữa
Phương pháp nuôi chuẩn bị bê ñể vỗ béo sớm sau cai sữa (preconditioning) là phương
pháp nuôi huấn luyện bê ngay sau khi cai sữa ñể ñưa ñi vỗ béo ở một nơi khác. Thời gian
nuôi chuẩn bị này thường kéo dài khoảng 30-45 ngày. Chương trình nuôi huấn luyện thường
bao gồm những bước sau ñây:
- Cai sữa bê trước khi chuyển ñi vỗ béo. Bước này làm giảm ñáng kể stress cho bê trong
quá trình cai sữa, vận chuyển và tân ñáo tại cơ sở vỗ béo. Bê ñược “cai sữa trên xe” rất dễ bị
ốm tại nơi vỗ béo hơn là bê ñược cai sữa trước khi chuyển ñi.
- Tiêm phòng khi bê còn theo mẹ và tiêm phòng tăng cường trước khi xuất khỏi trại.
- Chuẩn bị cho bê bước vào vỗ béo bằng cách giúp chúng làm quen với việc lấy thức ăn
từ máng và uống nước từ vòi.
Quan tâm chính của phương pháp này là giữ cho bê khoẻ mạnh và chuẩn bị cho chúng
bước vào vỗ béo ñược tốt. Thức ăn hạt trong thời kỳ cai sữa nên hạn chế tới mức tối thiểu. ðể
tập cho bê quen lấy thức ăn từ máng (như khi vỗ béo), cho cỏ khô dài vào trong máng trong
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 229
4-7 ngày ñầu sau cai sữa. Trong thời gian này cung cấp thức ăn hạt chất lượng tốt hay thức ăn
bổ sung ñạm ở dưới cỏ khô. Mấu chốt là ở chỗ dùng thức ăn ngon miệng ñể làm cho bê ñến
với máng ăn. Không dùng các loại thức ăn lên men như cỏ ủ chua trong 4-7 ngày ñầu vì hầu
hết bê chưa quen với mùi của những thức ăn này. Không dùng thức ăn nghiền mịn vì như vậy
sẽ có nhiều bụi và tính ngọn miệng sẽ giảm. Thức ăn bột có thể dễ làm cho bê mắc các bệnh
hô hấp sau khi mới cai sữa.
Bê quen với uống nước từ ao, hồ, sông, suối có thể không biết uống nước từ vòi. Trong
trường hợp này nên ñể cho vòi nước chảy liên tục trong một thời gian ñể cho bê nghe tiếng
nước chảy. Âm thanh quen thuộc của tiếng nước chảy sẽ làm cho bê ñến với vòi nước.
Ưu ñiểm chính của phương pháp này là hạn chế ñược nguy cơ bệnh tật khi bê ñưa vào
vỗ béo nhờ việc cai sữa cẩn thận và tiêm phòng ñầy ñủ. Việc tập cho bê ăn quen trong máng
cũng làm cho bê bước vào chế ñộ vỗ béo ñược nhanh chóng. Tuy nhiên, một nhược ñiểm của
phương pháp này là giá bán bê loại này có thể cũng không cao hơn các loại bê khác mặc dù
ñã tốn nhiều công sức huấn luyện.
4.2. Nuôi bê qua ñông
ðây là phương pháp sử dụng nhiều thức ăn thô (cỏ khô, phụ phẩm nông nghiệp, cỏ tự
nhiên…) ñể nuôi bê với tăng trọng thấp trong vụ ñông trước vỗ béo. Thông thường thì
phương pháp này ñược áp dụng ñể chuẩn bị bê trước khi ñưa ra chăn thả vỗ béo trên ñồng cỏ
vào vụ hè tiếp ñó. Mục ñích của phương pháp này chỉ ñơn thuần là giảm thiểu chi phí thức ăn
trong vụ ñông mà vẫn bảo toàn ñược bê khoẻ mạnh. Khi cho bê ra chăn thả trên ñồng cỏ
(khoảng 12-15 tháng tuổi) vào vụ cỏ tốt bê sẽ có sinh trưởng bù và do vậy giá thành tăng
trọng sẽ thấp. Phương pháp này thích hợp với các giống bò thịt nhỏ (cần thời gian qua ñông
ñể tăng trưởng khung xương), nhưng không thích hợp với những giống bò to (vì nuôi dài
ngày chúng sẽ quá lớn so với yêu cầu của thị trường).
4.3. Nuôi bê sinh trưởng vừa phải
Phương pháp này thường sử dụng kết hợp thức ăn thô và bổ sung một lượng thức ăn
tinh nhất ñịnh ñể nuôi bê có ñược tăng trọng vào khoảng 0,7-1,1kg/con/ngày. Phương pháp
này cho phép sử dụng ñược một số loại thức ăn chủ ñộng, không ñắt tiền, thậm chí cả các loại
phụ phẩm ñể nuôi bê. ðây là phương pháp nuôi phù hợp với bò có thể vóc trung bình.
4.4. Nuôi bê sinh trưởng nhanh
ðây là phương pháp nuôi bê sinh trưởng càng nhanh càng tốt. Khẩu phần ăn cho bê có
lượng thức ăn tinh gần với lượng thức ăn tinh có trong khẩu phần vỗ béo. Tăng trọng mong
muốn theo phương pháp này là trên 1,3 kg/con/ngày. ðây là phương pháp phù hợp với các
giống bò khung to. Ưu ñiểm chính của phương pháp này là khai thác ñược tiềm năng di
truyền của các giống bò thịt có tốc ñộ sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này ñòi hỏi
phải có trình ñộ chăm sóc nuôi dưỡng cao vì bê dễ gặp nguy cơ rối loạn tiêu hoá.

V. VỖ BÉO
Vỗ béo là nuôi dưỡng ñặc biệt với mức ăn dồi dào, khẩu phần có giá trị hoàn thiện nhằm
mục ñích thu ñược ở con vật một lượng thịt tối ña với chất lượng thoả ñáng. Có rất nhiều
phương pháp vỗ béo khác nhau và phương pháp quản lý bò vỗ béo cũng khác nhau tuỳ theo
phương pháp vỗ béo. Phương pháp quản lý thường không cố ñịnh vì nó phải thay ñổi tuỳ theo
các yếu tố như ñặc ñiểm của giống bò, ñiều kiện nuôi dưỡng và tiêu chuẩn thịt bò mà thị
trường yêu cầu. Thời gian vỗ béo tuỳ thuộc vào tuổi, ñộ béo của bò trước khi vỗ béo và yêu

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 230
cầu của thị trường về khối lượng bò, chất lượng thịt v.v. Thông thường thời gian vỗ béo là
60-90 ngày.
5.1. Các kiểu vỗ béo
Căn cứ vào ñối tượng ñưa vào vỗ béo có thể chia ra các kiểu vỗ béo như sau:
a. Vỗ béo bê lấy thịt trắng
ðây là kiểu vỗ béo bê sữa trước 3-4 tháng tuổi. Thông thường chỉ dùng bê ñực, ñặc biệt
là bê ñực hướng sữa. Nuôi bê chủ yếu bằng sữa nguyên và sữa thay thế. Mức sữa cung cấp
khoảng 12-16 lít/ngày nếu yêu cầu tăng trọng không dưới 1000 g/ngày. Nếu yêu cầu tăng
trọng thấp hơn một ít (không dưới 900g/ngày) thì bên cạnh sữa có thể cho ăn thêm cỏ khô,
thức ăn tinh và củ quả.
Hiện nay ở nước ta “bê thui” rất ñược ưa chuộng, nhưng bê thường ñược giết sớm mà
không qua vỗ béo nên không khai thác ñược hết tiềm năng cho thịt của bê. Hơn nữa, trong
chăn nuôi bò sữa, bê ñực thường ñược giết trong vòng tuần ñầu sau khi cho ăn hết sữa ñầu,
trong khi có thể vỗ béo thêm trong một thời gian trước khi giết thịt. Trong thời gian tới khi
nhu cầu và giá thịt bê tăng cao thì ñây có thể là một hướng phát triển quan trọng trong chăn
nuôi bò ở nước ta.
b. Vỗ béo bê sớm sau cai sữa
Bê ñược ñưa vào vỗ béo ngay sau khi cai sữa hay sau một thời gian huấn luyện 30-45
ngày. Hình thức này phù hợp cho những cơ sở vỗ béo thương phẩm hơn là các trang trại chăn
nuôi hỗn hợp. Bê thuộc các giống bò thịt có tầm vóc lớn hay bê ñực hướng sữa thích hợp với
kiểu vỗ béo này (không cần thời kỳ nuôi bê sinh trưởng kéo dài).
c. Vỗ béo bò non
ðối tượng vỗ béo phổ biến nhất hiện nay ở các nước là bê (cả ñực và cái) ở ñộ tuổi từ 1-
1,5 tuổi (bò non). Thức ăn tinh trong khẩu phần không dưới 30% giá trị năng lượng và có thể
tăng lên ở giai ñoạn cuối. Trước khi ñưa vào vỗ béo ñàn bê ñã trải qua một thời kỳ nuôi sinh
trưởng theo một trong các phương thức ñã trình bày trong các mục 4.2-4.4. Bê ñực hướng sữa
không làm giống cũng có thể vỗ béo trước khi giết thịt ở dộ tuổi này.
c. Vỗ béo bò trưởng thành
Bò sữa, bò sinh sản, các loại bò khác trước khi ñào thải ñược qua một giai ñoạn nuôi vỗ
béo ñể tận thu lấy thịt. ðặc biệt trong chăn nuôi bò thịt việc sinh sản thường ñược ñiều khiển
theo mùa vụ. Sau một vụ phối giống những bò cái không thụ thai sẽ ñược loại thải ñể ñưa vào
vỗ béo khai thác thịt mà không nuôi ñể chờ ñến vụ phối giống sau vì như thế sẽ không kinh
tế. Thời gian nuôi béo thông thường là 2-3 tháng phụ thuộc vào ñộ béo ban ñầu và nguồn
thức ăn. Không nên kéo dài thời gian võ béo quá 3 tháng vì lúc này bò sẽ có tăng trọng kém,
hiệu quả chuyển hoá thức ăn thấp và do ñó mà hiệu quả kinh tế sẽ bị hạn chế.
5.2. Khẩu phần thức ăn ñể vỗ béo
Căn cứ vào nguồn thức ăn chính dùng trong khẩu phần ñể vỗ béo có thể chia ra các hình
thức vỗ béo như sau:
a. Vỗ béo bằng thức ăn xanh
Hình thức này ñược thực hiện trong mùa vụ nhiều cỏ xanh. Có 2 cách vỗ béo bằng thức
ăn xanh:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 231
- Vỗ béo trên ñồng cỏ: Trên cơ sở ñiều khiển sinh sản sẽ có ñược những ñàn bê ñồng
ñều và ñến giai ñoạn ñưa vào vỗ béo thì năng suất ñồng cỏ cao. Lúc ñó ñàn bê dược chăn thả
luân phiên trên ñồng cỏ với thời gian từ 12-24 giờ/ngày. Trong thời gian chăn thả bê sử dụng
ñược một lượng lớn thức ăn xanh trên ñồng cỏ. Tuy vậy, cũng cần cung cấp cho chúng một
lượng thức ăn tinh nhất ñịnh: giai ñoạn ñầu vỗ béo 20-25% và cuối giai ñoạn vỗ béo 30-35%
giá trị nănng lượng của khẩu phần.
- Vỗ béo tại chuồng: Áp dụng ñối với những nơi không có ñồng cỏ chăn thả nhưng lại
có ñiều kiện ñể thâm canh ñồng cỏ thu cắt với năng suất cao. Cỏ ñược thu cắt và cho ăn tại
chuồng kết hợp cùng với thức ăn tinh.
b. Vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh
ðối với những cơ sở tự túc ñược thức ăn có thể vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh trong vụ
thiếu cơ xanh. Hiện nay ở các nước tiên tiến thức ăn ủ xanh thậm chí ñược sử dụng quanh
năm vì cho ăn thức ăn này lấy từ silo rất tiện lợi cho việc phối trộn với thức ăn tinh và thức
ăn bổ sung ñể tạo thành khẩu phần hoàn chỉnh (TMR) có thể phân phát dễ dàng thông qua
một hình thức cơ giới hoá hay tự ñộng hoá.
Thức ăn ủ xanh không cân bằng dinh dưỡng nên khi nuôi bò cần bổ sung thêm các
chất dinh dưỡng cần thiết. Là thức ăn thô có năng lượng tiêu hoá thấp nên nếu chỉ cho ăn
thức ăn ủ xanh sẽ không ñảm bảo ñược tốc ñộ sinh trưởng tối ưu cho bò thịt. Do vậy, một
lượng thức ăn tinh nhất ñịnh (25-30% hoặc cao hơn) phải cho ăn cùng ñể cung cấp ñủ năng
lượng cho nhu cầu sản xuất của bò. Khối lượng thức ăn ủ xanh trong khẩu phần phụ thuộc
chất lượng và hàm lượng axit hữu cơ trong ñó. Khẩu phần thích hợp chứa 50-65% thức ăn ủ
xanh. Nếu thức ăn ủ xanh chứa nhiều axit thì phải trung hoà bớt bằng dung dịch nước vôi
1,5-2%, hay dùng dung dịch ammoniac 25% với 12-14 lít/tấn. Ngoài ra, trong khẩu phần nên
có một lượng cỏ khô khoảng 5-15% (0,8-1kg/100kg P).
Thức ăn ủ xanh thường nghèo protein và ñường, do ñó ñể nâng cao hiệu quả sử dụng
thức ăn ủ xanh trong khẩu phần cần bổ sung thêm các thức ăn chứa nhiều N/protein và ñường
dễ tan. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung urê trong khẩu phần ñược cân bằng tốt hoàn
toàn thoả mãn ñược nhu cầu protein của bò. Tuy nhiên, nếu kết hợp ñược bổ sụng NPN với
một nguồn protein thực thì bò sẽ cho năng suất tốt hơn với giá thành thoả ñáng khi vỗ béo bò
bằng thức ăn ủ xanh.
Khi vỗ béo bò bằng thức ăn ủ xanh cần bổ sung thêm vitamin A vì mặc dù trong thức ăn
ủ xanh có khá nhiều caroten nhưng khả năng chuyển hoá caroten thành vitamin A của bò thịt
không ñược tốt. Ngoài vitamin A không cần bổ sung thêm các loại vitamin khác nếu như bò
ñược chiếu sáng ñầy ñủ (Vitamin D ñược hình thành dưới da).
Khi vỗ béo bằng thức ăn ủ xanh cũng cần phải bổ sung các loại khoáng như canxi,
phốtpho, muối, lưu huỳnh, coban, sắt… Khoáng có thể bổ sung theo một tỷ lệ nhất ñịnh trong
khẩu phần hoặc cung cấp dưới dạng bò có thể ăn tuỳ thích. Một hỗn hợp khoáng tốt ñể bổ
sung cho ngô ủ xanh chứa 2 phần là dicanxiphốtphát và 1 phần là hỗn hợp các loại khoáng vi
lượng.
c. Vỗ béo bằng phụ phẩm
Hình thức này có thể áp dụng ở những nơi có công nghiệp chế biến:
- Chế biến tinh bột: bã bia, bã rượu
- Chế biến thực phẩm: rỉ mật, bã ñậu phụ, bột xương, khô dầu các loại, v.v.
- Chế biến rau quả: các loại bã dứa, vỏ hoa quả.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 232
Với các thức ăn trên có thể phối hợp với các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ
khô ñể nuôi vỗ bò thịt. Khi dùng các phụ phẩm phải ñược bảo quản tốt vì ñây ñều là những
loại thức ăn có tỷ lệ nước cao, hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất dễ lên men chua và thối.
Thường dùng các loại phụ phẩm vỗ béo bê với thể trong ban ñầu không dưới 250-270
kg và qua 3 tháng vỗ béo ñạt ñến 340-360 kg. Vỗ béo bằng phụ phẩm mà khối lượng ban ñầu
thấp sẽ không có hiệu quả bởi vì sẽ không cho phép nâng thể trọng của bò ñến mức mong
muốn, không cho ñộ béo cao và chất lượng thịt tốt.
d. Vỗ béo bằng thức ăn tinh
Hiện nay ở một số nơi trên thế giới người ta tiến hành vỗ béo bò bằng khẩu phần dựa
trên thức ăn tinh là chủ yếu. Thức ăn tinh dùng ñể vỗ béo dựa trên các loại hạt ngũ cốc và họ
ñậu, các hỗn hợp thức ăn có thành phần ñặc biệt, ñồng thời ñảm bảo một lượng xơ thích hợp
cần cho hoạt ñộng tiêu hoá ñược bình thường. Tỷ lệ thức ăn tinh so với thức ăn thô trong
khẩu phần có thể là 4:1. Khi vỗ béo bằng thức ăn tinh cần phải cung cấp thức ăn thô với ñộ
cắt băm nhất ñịnh, cân bằng tốt về các chất khoáng và các hoạt chất sinh học trong khẩu
phần.
Khó khăn nhất của hình thức vỗ béo này là khống chế không ñể bò bị mắc bệnh axit dạ
cỏ. Do vậy, người ta thường cho các chất ñệm (ví dụ bicácbônat) trộn với thức ăn tinh và cho
ăn rải ñều ñể ổn ñịnh pH của dạ cỏ. Mặt khác, kháng sinh cũng thường không thể thiếu trong
khẩu phân dạng này ñể chống các vi khuẩn gây bệnh (như E. coli) phát triển trong ñiều kiện
pH dạ cỏ thấp.
5.3. Quản lý bò vỗ béo
a. Quản lý bò mới ñưa vào vỗ béo
Bò trước lúc giết thịt thường ñược chuyển (hay mua) về ñể vỗ béo ở một nơi tập trung.
Bò mới ñưa vào vỗ béo cần khoảng 2 tuần ñể thích nghi với môi trường mới. Có thể áp dụng
các biện pháp sau ñây ñể ốn ñịnh bò mới ñưa vào vỗ béo:
1. Nhốt tách riêng những bò mới ñưa vào vố béo nhằm không cho chúng ở cạnh những
con cũ ñã thích ứng rồi. Khi vỗ béo trong chuồng, ñàn bò vỗ béo thường ñược chia nhóm gồm
10 con cùng giới tính, cùng tuổi và khối lượng ở trong cùng ô chuồng. Nên tránh thay ñổi cấu
trúc ñàn vỗ béo hoặc di chuyển ñàn bò vỗ béo ñi chỗ khác vì mọi sự thay ñổi này ñều làm
giảm mức tăng trọng của ñàn bò.
2. Bò mới phải ñược nghỉ ngơi ở những khu vực khô ráo, sạch sẽ và không ñược nhốt bò
quá chật chội.
3. Trong thời gian này cần ñánh dấu, thiến (nếu chưa thiến trước ñó), kiểm tra sức khoẻ
cơ thể, tẩy giun sán, phun ve và tiêm phòng cho bò.
4. Nơi tiếp nhận bò nên làm dạng chuồng chỉ có mái che ñể bò có thể tự do chọn hoặc ở
dưới mái hay ở ngoài trời.
5. Cung cấp ñầy ñủ nước uống sạch có tác dụng cực kỳ quan trọng vì bò có xu hướng bị
mất nước sau thời gian vận chuyển dài.
6. Nếu chăn thả, nên áp dụng hệ thống chăn thả theo giờ ñối với bò mới vỗ béo. Nếu
nuôi nhốt thì thành phần thức ăn cho bò mới ñưa vào vỗ béo phải thay ñổi từ từ ñể ñạt tới
thành phần thức ăn vào thời ñiểm bắt ñầu vỗ béo. Khối lượng thức ăn có thể tăng lên từ từ khi
thể trạng và hình dáng của bò cho thấy bò không còn sụt cân nữa.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 233
b. Quản lý bò trong thời gian vỗ béo
- Xác ñịnh khối lượng bò và lượng thu nhận thức ăn
Khối lượng của từng con bò phải ñược xác ñịnh tại thời ñiểm bắt ñầu vỗ béo và ghi
chép lại hàng tháng cho ñến khi xuất bò ñi. Nếu thấy bò hơi giảm khối lượng hay tăng trọng ít
so với tháng trước thì phải khám kiểm tra xem bò có bị bệnh không, có bị ký sinh trùng
không, nhiệt ñộ và các ñiều kiện môi trường có thay ñổi không? Những yếu tố này ñều dẫn
ñến những thay ñổi bất thường về cơ thể bò.
Lượng thức ăn ăn vào cho cả ñàn phải ñược ghi chép lại. Khối lượng thức ăn tinh và
thức ăn thô phải ñược cân trước khi cho ăn và ghi chép ñầy ñủ.
- Quản lý sức khoẻ hàng ngày
Hàng ngày phải quan sát ñàn bò vỗ béo nhằm bảo vệ và can thiệp ñối với những con có
biểu hiện không bình thường càng sớm càng tốt. Một số ñiểm then chốt trong việc quan sát là
lượng thức ăn ăn vào, hô hấp, dáng ñi, vùng bụng, chuyển ñộng và dáng ñi của bò, tình trạng
phân, nước tiểu và các bộ phân của cơ thể.
Việc cắt móng cho bò cần ñược tiến hành lúc bắt ñầu vỗ béo và làm lại tuỳ vào thời
gian vỗ béo. Móng quá dài sẽ làm bò giảm thu nhận thức ăn và dễ gây tai nạn như gãy chân.
Nước uống cho bò phải ñược kiểm tra hàng ngày và máng uống phải sạch. ðộn lót
chuồng phải phủ dày thêm hàng ngày với 2-3kg/con/ngày. Nếu lót nền bẩn phải thay khoảng
2 lần/tháng.
- Quản lý hoạt ñộng sinh dục của bò
Nếu ñàn bò vỗ béo là bò ñực (non) thì hiện tượng chúng nhảy nhau thường khá phổ
biến và gây thiệt hại ñáng kể về mặt kinh tế. Tổn thất gây ra chủ yếu là do gây chấn thương và
stress cho cả con nhảy và con bị nhảy. Thiến bê sẽ giảm ñược hiện tượng nhảy nhau nhưng
không loại trừ ñược hoàn toàn. Do vậy, cần sớm phát hiện và tách riêng những con ñó ra.
Nếu ñàn bò vỗ béo là bò cái thì bình thường chúng có biểu hiện ñộng dục ñều ñặn theo
chu kỳ tính. ðiều này gây ra nhiều phiền phức cho quản lý và có lẽ là một nguyên nhân quan
trọng làm giảm tăng trọng so với bò ñực. Bò cái tơ thường ñộng dục trong khoảng 20h và
trong thời gian ñó nó có thể bị con khác nhảy lên trên cả chục lần. Hơn nữa, trong thời gian
này nó ăn rất ít. Trước ñây người ta hoạn bò cái ñể loại bỏ ñộng dục trước khi ñưa vào nuôi
vố béo giết thịt, nhưng việc này thường gây sốc, mất máu và thậm chí bị viêm nhiễm sau ñó,
chưa nói ñến sự phức tạp và tốn kém. Gần ñây người ta sử dụng các loại thuốc ức chế ñộng
dục (tác dụng tương tự progesteron) cho bò cái tơ nuôi lấy thịt có hiệu quả tốt. Ví dụ, kết quả
trung bình của 47 thí nghiệm ở Mỹ sử dụng chất MGA (melengesterol acetate) cho bò cái tơ
ăn ñể ức chế ñộng dục ñã làm tăng trọng tăng thêm 10% và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng 6%
so với ñối chứng.

VI. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHĂN NUÔI BÒ THỊT


Các cơ sở (trang trại/nông hộ) chăn nuôi bò thịt có thể ñược tổ chức theo nhiều mô hình
khác nhau tuỳ theo các công ñoạn mà cơ sở ñó tham gia trong dây chuyển chăn nuôi bò thịt
(hình 9.5). Nhìn chung, các cơ sở chăn nuôi bò thịt thuộc một trong các nhóm mô hình tổ
chức chính như sau: (1) Chăn nuôi bò sinh sản, (2) Chăn nuôi bê sinh trưởng, (3) Chăn nuôi
bò vỗ béo và (4) Chăn nuôi tổng hợp (kết hợp nuôi cả bò sinh sản với nuôi bò lấy thịt).

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 234
6.1. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản (mẹ-con)
ðây là mô hình tổ chức chăn nuôi mà ở ñó có một ñàn bò sinh sản (thường gồm cả bò
ñực và bò cái) dùng ñể sản xuất bê cai sữa bán cho các cơ sở nuôi bê sinh trưởng hay bán cho
các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản khác (dùng ñể thay thế ñàn bò giống).
Việc xây dựng một ñàn bò sinh sản là cả một chương trình lâu dài. Cơ sở chăn nuôi này
ñòi hỏi có nhiều ñất ñai. Hoạt ñộng chăn nuôi của các cơ sở này diễn ra quanh năm nên cần
phải ñảm bảo ñủ thức ăn, nước uống, chuồng trại cho ñàn bò trong suốt cả năm.

Bß c¸i sinh sẢn Bß c¸i t¬

Bê ñực Bê cái cai

Bò cái tơ loại thải


cai sữa sữa
Bò cái loại thải

Bê ñực Bê cái
sau cai sữa & sau cai sưa &
sinh trưởng sinh trưởng BÁN GIỐNG

VỖ BÉO
(3 tháng)

LÒ MỔ

Hình 9.5: Các công ñoạn trong chăn nuôi bò thịt

Có hai dạng cơ sở chăn nuôi bò sinh sản: nhân giống bò thuần (có ñăng ký) và nhân
giống thương phẩm. Thu nhập của các cơ sở nhân giống thuần chủ yếu là từ bán con giống
thay thế ñàn cho các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản khác. Thu nhập của cơ sở chăn nuôi bò sinh
sản thương phẩm có ñược chủ yếu từ tiền bán bê cai sữa (ñể nuôi thịt) và bò cái loại thải hàng
năm. Việc chăm sóc nuôi dưỡng ñàn bò giống thuần có ñăng ký giống ñòi hỏi phải ñầu tư
nhiều hơn so với ñàn bò sinh sản thương phẩm.
a. Gây tạo ñàn bò giống thuần
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 235
Khi mục tiêu của cơ sở chăn nuôi là nuôi bò sinh sản có ñăng ký giống ñể sản xuất bê
giống thuần bán cho các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản khác thì cần phải ñầu tư vốn lớn vào ñàn
bò giống thuần. Gây tạo một ñàn bò giống thuần có ñăng ký nghĩa là cả bò cái và bò ñực ñều
phải thuộc một giống bò thuần và ñược ñăng ký theo cùng một hệ thống quản lý giống quốc
gia. Người chăn nuôi phải theo dõi và ghi chép chính xác hồ sơ của bê và ñăng ký những con
bê thuần ñáp ứng ñược yêu cầu ñể bán cho các cơ sở chăn nuôi khác làm giống.
Nếu cơ sở muốn chăn nuôi bê ñực làm giống thì phải có chương trình chọn lọc dựa
trên những tính trạng kinh tế quan trọng như khả năng sinh sản, khả năng nuôi con, tính dễ ñẻ,
tốc ñộ sinh trưởng và chất lượng thân thịt. ðồng thời các cơ sở này cũng phải chọn lọc cẩn
thận bò cái ñể làm mẹ ñực giống.
b. Gây tạo ñàn bò sinh sản thương phẩm
Tiêu chuẩn chọn lọc bò cái sinh sản thương phẩm tốt dựa vào tầm vóc, chất lượng
giống, tuổi, thể trạng, giai ñoạn có chửa và giá bán. Cần chọn bò cái thuộc một giống nào ñó
có thể vóc phù hợp với nguồn thức ăn và ñiều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu tại chỗ. Lai
giống thường ñược áp dụng với ñàn bò cái sinh sản thương phẩm (thuần chủng). ðây là một
lợi thế nhờ khai thác ñược ưu thế lai và tiềm năng di truyền bổ sung từ hai hay nhiều giống
khác nhau vào trong ñời con (bê lai thương phẩm).
c. Quản lý ñàn bò mẹ-bê con bú sữa
Mối quan tâm chính của người chăn nuôi là lợi nhuận. ðối với chăn nuôi bò sinh sản
thì lợi nhuận có ñược phụ thuộc vào tỷ lệ bê cai sữa (số bê cai sữa so với số bò cái phối
giống), khối lượng của bê cai sữa, chi phí duy trì ñàn bò giống và cuối cùng là giá bán bê. Vì
toàn bộ dây chuyền này phụ thuộc vào sức khỏe của ñàn bò giống cho nên ñiều cốt yếu là
phải giữ ñược sức khoẻ tốt cho ñàn bò này bằng cách không ñể chúng quá béo hoặc quá gầy.
Bò cái sẽ không cho sữa tốt, cũng như có thể khó chửa ñẻ nếu chúng quá béo hay quá gầy. Bò
ñực không có thể trạng tốt có thể hoạt ñộng phối giống kém.
6.2. Mô hình chăn nuôi bê sinh trưởng
ðây là mô hình tổ chức cơ sở chăn nuôi mà ở ñó không có bò sinh sản, bê ñược mua về
nuôi trong một thời gian rồi bán. Có hai dạng nuôi bê sinh trưởng chính như sau:
- Nuôi bê sau cai sữa: Bê ñược mua ở giai ñoạn sau cai sữa, nuôi trong một thời gian
ngắn, sau ñó ñem bán cho các cơ sở nuôi bò dự bị trước vỗ béo. Dạng tổ chức chăn nuôi này
cho phép thu hồi vốn nhanh và ñầu tư cho mỗi bê ít, hơn nữa không ñòi hỏi phải có nhiều ñất
ñai.
- Nuôi bê dự bị trước vỗ béo: Bê có thể ñược mua ngay sau khi cai sữa hay một năm
tuổi (từ các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản hay cơ sở nuôi bê sau cai sữa) về nuôi trong một thời
gian nhất ñịnh (chăn thả trên ñồng cỏ hay nuôi nhốt tại chuồng) cho ñến khi bán cho các cơ sở
nuôi vỗ béo.
Trong mô hình chăn nuôi này, bê sau khi mua về ñược nuôi trong một khu vực tân ñáo
trong vòng 2 tuần ñể theo dõi và phòng ngừa lây lan bệnh tật. Bê trong giai ñoạn này ñược
cung cấp ñầy ñủ thức ăn, nước uống và ñược chăm sóc cẩn thận.
6.3. Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo
Trong chăn nuôi bò thịt chuyên canh thì bò trước lúc giết thịt ñều phải trải qua một giai
ñoạn vỗ béo ñể có ñược sản phẩm ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường. Chính vì thế có một
số cơ sở thương phẩm ñầu tư chuyên vỗ béo bò. Bê/bò từ các cơ sở chăn nuôi bò sinh trưởng

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 236
hay từ các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản ñược mua về vỗ béo trong một thời gian ngắn (2-3
tháng) rồi bán ñể giết thịt.
6.4. Mô hình chăn nuôi tổng hợp
ðây là mô hình tổ chức chăn nuôi bò thịt mà ở ñó có cả ñàn bò sinh sản và ñàn bò nuôi
lấy thịt. Hầu hết bê sinh ra từ những ñàn bò sinh sản thương phẩm nhỏ ñều ñược bán sau khi
cai sữa. Tuy nhiên, ở những cơ sở chăn nuôi hỗn hợp này có một số cách thức khác như sau:
- Cai sữa bê và nuôi tiếp cho ñến 1 năm tuổi thì bán.
- Tập cho bê ăn sớm ngay trong thời gian bú sữa, sau cai sữa nuôi dưỡng ñầy ñủ và bán
lúc 12-15 tháng tuổi cho các cơ sở vỗ béo.
- Cai sữa bê rồi nuôi theo khẩu phần bê sinh trưởng (chăn thả hoặc nuôi nhốt tuỳ theo
hoàn cảnh), sau ñó ñưa vào vỗ béo trước khi giết thịt vào lúc 18-24 tháng tuổi.

VII. CÁC HÌNH THỨC MARKETING SẢN PHẨM CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Khi tổ chức chăn nuôi bò thịt theo bất kỳ một mô hình nào thì người chăn nuôi cũng
phải có kế hoạch mua bán bò chi tiết nhằm thu ñược lợi nhuận cao nhất. Người chăn nuôi sẽ
nuôi bò thịt ñến một giai ñoạn mà chúng ñáp ứng ñược yêu cầu của người mua/thị trường thì
bán ñể thu ñược giá tốt nhất. Trên thế giới có nhiều phương thức mua bán bò khác nhau tuỳ
theo truyền thống, trình ñộ phát triển và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Trong một nền kinh
tế ñịnh hướng thị trường như ở nước ta, có thể tham khảo các phương thức marketing sau ñây
ñể áp dụng.

7.1. Mua bán bò trực tiếp


ðây là phương thức mà người bán bò bán trực tiếp cho người mua bò mà không qua
một ñại lý hay người môi giới nào cả. Việc mua bán bò sống có thể diễn ra ngay trên trang
trại chăn nuôi, nơi thu gom hay một ñịa ñiểm không mang tính chất của một chợ mua bán.
Thông thường thì người mua bò ñến trực tiếp tại trại và thoả thuận giá cả mua bò. Sau khi
mua bán xong thì bò ñược chuyển thẳng tới nhà máy chế biến thịt/lò mổ, trang trại khác, nơi
vỗ béo hay ra cảng ñể xuất khẩu tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Phương thức mua bán trực tiếp giúp giảm ñược các chi phí trung gian khi hoàn cảnh
cho phép. Phương thức mua bán bò này là phương thức chính hiện nay ở nước ta. Người mua
bò (người làm thịt bò ñể bán lẻ, người của lò mổ, người buôn bò, người chăn nuôi khác)
thường ñến tận nơi chăn nuôi ñể mua bò trực tiếp.

7.2. Bán ñấu giá bò


Mua bán bò qua ñấu giá là một phương thức rất phổ biến ở các nước chăn nuôi bò thịt
truyền thống. Bò ñược chuyển từ trại chăn nuôi ñến chợ bán ñấu giá. Chợ bán ñấu giá gia súc
là khu vực mua bán mà ở ñó gia súc ñược bán theo hình thức ñấu giá công khai. Người mua
nào trả giá cao nhất tính theo khối lượng hay ñầu con sẽ ñược quyền mua. Người mua chịu
trách nhiệm mang bò ñi khỏi chợ. Chợ ñấu giá có thể ñược kinh doanh bởi tư nhân, công ty,
hợp doanh hay hiệp hội. Người bán bò thường phải trả một số phí như chi phí vận chuyển bò,
hoa hồng cho người ñại lý, thuế chợ, bảo hiểm và phí cân bò.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 237
Việc bán ñấu giá cũng có thể ñược thực hiện ngay tại trang trại của người chăn nuôi.
Những người mua bò ñến tận trang trại, kiểm tra bò trước khi cuộc ñấu giá bắt ñầu vào một
thời gian ñã ñược thông báo trước..
Các chợ trâu bò ở nước ta hiện nay là một hình thức mua bán theo kiểu mặc cả. Khi
ngành chăn nuôi bò thịt phát triển cũng có thể nâng cấp các chợ trâu bò này lên thức mua bán
“ñấu giá” công khai và quy cũ hơn.
Gần ñây ở nhiều nước có một hình thức mua bán bò mới là ñấu giá qua mạng máy
tính. Bò ñược quảng cáo dưới hình thức ñiện tử và ñược ñánh giá bằng một hệ thống cho ñiểm
chuẩn hoá. Người mua sử dụng những mô tả theo tiêu chuẩn ñó ñể trả giá cho những con bò
ñịnh mua. Bò không cần chuyển khỏi trang trại trước khi bán. Sau khi thoả thuận mua bán
(ñấu giá) xong, người mua sẽ tổ chức việc vận chuyển số bò mua ñược ñến một nhà máy chế
biến thịt, ñến nơi vỗ béo hay chuyển ñi xuất khẩu.

7.3. Mua bán theo hợp ñồng trước


ðây là phương thức mua bán bò theo sự thoả thuận trước giữa người chăn nuôi và
người mua bò dưới dạng hợp ñồng. Người bán bò chịu trách nhiệm cung cấp cho người mua
một số lượng bò cụ thể với khối lượng và một số ñiều kiện nhất ñịnh, vào một thời gian ñược
ấn ñịnh sẵn và theo giá ñược thoả thuận trước. Phương thức này giúp người chăn nuôi tránh
ñược rủi ro do biến ñộng giá cả theo thời gian. Tuy nhiên, giá ñã thoả thuận cũng có thể bị
chiết khấu nếu bò xuất bán không ñáp ứng ñược những yêu cầu như ñã thoả thuận trong hợp
ñồng. Một nhóm người chăn nuôi có thể hoạt ñộng cùng nhau như là một liên minh ñể ký hợp
ñồng với những người mua ñược ưa thích (xem phần dưới).

7.4. Bán lẻ sản phẩm thịt bò


Một số cơ sở chăn nuôi có thể xây dựng lò mổ và thiết bị chế biến/bao gói các sản
phẩm thịt bò riêng ñể bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Người chăn nuôi thường phải tạo
ra một chợ ñịa phương hay cửa hàng khu vực ñể bán ở ñó những phần thịt hay sản phẩm thịt
bò ñặc sản của mình. Phương thức này ñòi hỏi có thời gian ñể tạo dựng và có thể ñòi hỏi phải
có nguồn cung cấp sản phẩm ổn ñình hàng năm hay theo mùa vụ. Người bán phải tuân thủ
những yêu cầu nhất ñịnh về kiểm dịch thú y và phải xin phép ñịa phương.
ðối với các sản phẩm thịt bò kiểu này, việc mua bán theo kiểu quan hệ. Bước ñầu tiên
trong quan hệ ñó là xác ñịnh ai là khách hàng của mình (không phải là bất cứ ai). Nguồn
khách hàng này bao gồm những người muốn có những sản phẩm ñặc biệt và nhu cầu của họ
phải là ưu tiên xem xét hàng ñầu trước khi sản xuất sản phẩm. Trước tiên thỉnh thoảng phải
trao ñổi với những khách hàng tiềm năng và tìm hiểu xem những ñặc tính nào của sản phẩm
thịt bò ñược họ ñánh giá cao - chất lượng tốt, giá thấp, tỷ lệ nạc cao, phân phối tại nhà, một số
phần nhất ñịnh của thân thịt, v.v… Xây dựng nhãn hiệu/bao gói và phương thức marketing ñể
có thể bao hàm ñược những yếu tố này và sau ñó giới thiệu với những khách hàng dự ñịnh.
Khi ñã hội tụ ñủ các ñiều kiện trên thì bắt ñầu xây dựng sản phẩm. ðây là cách tiết
kiệm nguồn lực, kể cả nguồn vốn có hạn. Xây dựng sản phẩm trước rồi mới tìm thị trường
cho nó thì vừa rủi ro lại vừa kém hiệu quả. Cần nhớ rằng “sản phẩm” ở ñây chứa ñựng nhiều
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 238
thứ hơn là bản thân thịt bò, nó bao hàm cả dịch vụ, bao gói, tên trang trại, phương thức sản
xuất, và thậm chí cả giá cả. ðể cho một sản phẩm ñứng vững ñược trên thị trường ñầy cạnh
tranh và thu hút ñược khách hàng mua liên tục thì sản phẩm ñó phải ñược thiết kế cẩn thận
cho khác với các dạng sản phẩm và thương hiệu thịt bò khác.
Trong khi người chăn nuôi bò thịt có thể có ñược hệ thống “marketing theo quan hệ”
trong tay, thì hầu hết những người sản xuất/ñóng gói thịt bò theo dây chuyền lớn lại có sức
mạnh về quy mô của họ. Vì có thể không thể cạnh tranh về mặt giá cả với những người sản
xuất thịt bò theo dây chuyền marketing lớn nên người chăn nuôi bán sản phẩm trực tiếp cần
phải chọn một hình thức làm cho sản phẩm của mình trở nên “ñặc sản” ñể hấp dẫn khách
hàng.
Xây dựng giá bán là một công việc rất khó khăn. Giá bán phải trang trải ñược giá
thành sản xuất, chi phí tái ñầu tư sản xuất và có ñược lợi nhuận chấp nhận ñược. Lợi nhuận
phải ñược dự tính trước chứ không phải coi lợi nhuận là những gì còn thừa lại. Nếu ñịnh giá
quá thấp sẽ có nguy cơ thua lỗ, trái lại ñịnh giá quá cao sẽ không bán ñược sản phẩm. Do vậy,
cần có nghiên cứu thị trường ñể nắm ñược quy mô tiêu thụ, thị phần và giá cả mà khách hàng
sẵn sàng trả ñể mua thịt bò ñặc sản. Liệu giá ñó có cho phép kinh doanh có lãi không?

7.5. Liên minh marketing


ðối với những thị trường có những người mua bò với quy mô lớn thì các nhà sản xuất
nếu bán bò/thịt bò ñộc lập với nhau sẽ bị bất lợi. Do vậy việc tạo ra các liên minh giữa các
nhà sản xuất có chung mục ñích sẽ cho phép tăng quy mô và ñiều phối việc bán bò có hiệu
quả hơn, nhờ vậy mà tăng ñược giá trị cho sản phẩm và cải thiện ñòn bẩy kinh tế cho các
thành viên. Các liên minh này có thể ñiều tiết thị trường bò thịt cả theo chiều ngang (giữa các
nhà chăn nuôi) và theo chiều dọc (giữa các nhà chăn nuôi, người sản xuất con giống, người vỗ
béo thương phẩm, người chế biến/bao gói sản phẩm…).
Một liên minh thường ñược xây dựng trên cơ sở những mục tiêu hay quan tâm chung,
nó có thể là một chương trình chăn nuôi và chăm sóc sức khoẻ, một giống bò cụ thể, một ñặc
thù ñịa lý, hay một mối quan tâm chung về tỷ lệ nạc chẳng hạn. Các liên minh này cho phép
cả người chăn nuôi bò sinh sản cũng có thể chia sẻ một cách bình ñẳng lợi nhuận tiềm tàng
thông qua việc duy trì quyền sở hữu và cải thiện sự ổn ñịnh của bò thịt qua việc nhóm những
gia súc cùng loại với nhau. Tuy nhiên, các liên minh không chịu trách nhiệm bảo ñảm lợi
nhuận. Chỉ những con bò ñáp ứng ñược yêu cầu chi tiết của thị trường sẽ ñược thưởng. Chăm
sóc nuôi dưỡng tốt chính là chìa khoá. Các liên minh có thể cung cấp thông tin phản hồi về
chất lượng thân thịt cho các nhà sản xuất.

7.6. Hợp tác xã tiêu thụ


Một dạng liên minh phổ biến trong ngành hàng bò thịt là hợp tác xã tiêu thụ. Một hợp
tác xã (HTX) như vậy là một tổ chức kinh doanh do người chăn nuôi làm chủ, hoạt ñộng theo
quy chế dân chủ và tuân thủ luật pháp. Các HTX có thể hoạt ñộng dưới dạng gom bò bán theo
những nhóm có các ñặc ñiểm riêng nhằm ñáp ứng ñược yêu cầu của khách hàng. Số lượng và
sự ñồng ñều của bò trong từng nhóm có ảnh hưởng lớn ñến giá cả bán bò. Do vậy các HTX
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 239
dịch vị tiêu thụ bò sẽ rất có lợi cho những người chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên nó ñòi hỏi
những người chăn nuôi phải có sự cam kết nghiêm túc, có sự ñầu tư thêm về thời gian, công
sức và rõ ràng là phải sẵn sàng “hợp tác” với nhau. ðể cho các HTX hoạt ñộng ñược tốt thì
các ñiều quy ước phải chắc chắn, công bằng và ñược tuân thủ nghiêm. Phải có quy ước về tiêu
chuẩn chất lượng của nhóm; những xã viên nào có bò không ñáp ứng ñược tiêu chuẩn thì
không ñược phép bán qua HTX.
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Trình bày quy luật phát triển các mô trong thân thịt và ứng dụng các quy luật này
trong chăn nuôi bò thịt?
2. Trình bày các chỉ tiêu ñánh giá năng suất thịt và chất lượng thân thịt.
3. Trình bày các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng thịt của bò.
4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng thịt bò.
5. Trình bày các phương pháp nuôi bê trong giai ñoạn trước vỗ béo.
6. Nêu các kiểu vỗ béo căn cứ vào ñối tượng ñưa vào vỗ béo.
7. Nêu các hình thức vỗ béo căn cứ vào nguồn thức ăn chính dùng ñể vỗ béo.
8. Nêu các biện pháp quản lý bò vỗ béo.
9. Trình bày các mô hình tổ chức chăn nuôi bò thịt.
10. Các hình thức marketing sản phẩm chăn nuôi bò thịt?.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 240
Chương 10
CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CÀY KÉO
Chương này dành phần ñầu giới thiệu về cơ sở khoa học của sự co cơ như là một kết
quả của sự chuyển hoá năng lượng từ dạng hoá năng thành cơ năng ñể tạo ra sức kéo cho
trâu bò. ðể ñánh giá khả năng lao tác của trâu bò nhiều chỉ tiêu quan trọng sẽ ñược ñưa ra
ñể có thể lựa chọn cho phù hợp với từng mục tiêu nghiên cứu và ñiều kiện cụ thể. Các nhân tố
chính ảnh hưởng tới sức kéo và khả năng làm việc của trâu bò cũng ñược phân tích. Các biện
pháp nuôi dưỡng và chăm sóc ñặc thù ñối với trâu bò cày kéo ñược nhấn mạnh trong chương
này. Cuối cùng là các biện pháp nâng cao sức kéo và năng suất cày kéo của trâu bò.

I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SỰ CO CƠ


1.1. Cấu trúc cơ bản của cơ vân
Sợi cơ ñược bọc bởi
Toàn bộ cơ trong cơ thể ñộng vật có mô liên kết
Bó sợi cơ ñược bọc
thể chia làm hai nhóm lớn là cơ vân và cơ bởi mô liên kết
trơn. ðối với gia súc lao tác, sức kéo ñược
tạo ra nhờ sự co của cơ vân. Cơ vân ñược
cấu tạo từ các bó cơ trong ñó gồm nhiều sợi
cơ tập hợp lại (hình 10.1). ðường kính của
sợi cơ phụ thuộc vào chức năng của cơ, biến Cơ ñược bọc bởi
ñộng từ 10 ñến 100 micromet và kéo dài vỏ bọc mô liên kết
toàn bộ bó cơ. Mỗi sợi cơ ñược nối với một
ñầu mút thần kinh ở vị trí gần giữa sợi cơ.
Mỗi sợi cơ, bó cơ và bắp cơ ñược bao
bọc bởi màng bọc mô liên kết (sarcolemma) Gân
bao gồm có màng bào tương và một lớp
Màng xương
mỏng polysaccharit bao quanh vi huyết Xương
quản. Phía ngoài cùng của màng này là một
lớp collagen mỏng. ở ñầu mỗi sợi cơ, những
lớp bề mặt của màng sarcolemma lồng vào
những sợi gân. Các sợi gân tập hợp thành bó Hình 10.1: Cấu trúc của cơ vân
gân cơ và sau ñó bám vào xương. (Sjaastad et al., 2005)

1.2. Cấu trúc phân tử của các thành phần co duỗi cơ


Mỗi sợi cơ bao gồm vài trăm ñến vài ngàn myofibrin. Mỗi myofibrin chứa khoảng 1500
myosin và 3000 actin xếp cạnh nhau (hình 10.2). ðó là những protein có phân tử lượng cao
ñáp ứng cho sự co cơ. Dưới kính hiển vi ñiện tử có thể thấy băng dầy là myosin và băng mỏng
là actin. Sự di chuyển của hai băng này lồng vào nhau tạo ra băng sáng và băng tối. Băng sáng
chỉ chứa actin ñược gọi là băng I, băng tối chứa myosin và phần gối của ñầu cuối sợi actin lên
myosin gọi là băng A. Bên sườn sợi myosin còn có cầu nối bắt nguồn từ bề mặt sợi myosin
dọc theo toàn bộ sợi trừ ở chính giữa. Người ta biết có mối quan hệ qua lại giữa cầu nối và sợi

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 241
actin gây nên sự co duỗi. Sợi actin bám vào ñĩa Z và kéo dài cả 2 bên màng này. ðĩa Z ñi từ
myofibrin này ñến myofibrin khác gắn các myofibrin với nhau qua toàn bộ sợi cơ.
Băng I Băng A Băng I

ðường M

ðĩa Z

Hình 10.2: Cấu trúc vi thể của myofibrin (Sjaastad et al., 2005)

Phần của myofibrin nằm giữa hai ñĩa Z ñược gọi là sarcomere. ðộ dài sarcomere lúc
duỗi hoàn toàn là 2 micromet. ở trạng thái này sợi actin hoàn toàn gối lên sợi myosin và tạo
ñược lực co lớn nhất. Khi sợi cơ duỗi vượt quá ñộ dài nghỉ ngơi, ñầu của sợi actin ñược kéo ra
ñể lại vùng sáng giữa băng A, gọi là vùng H. Băng H này ít xuất hiện trong hoạt ñộng chức
năng bình thường của sợi cơ.
Myofibrin ñược treo lơ lửng bên trong sợi cơ và bao quanh bởi chất gian bào ñược gọi
là bào tương. Dịch bào tương chứa khối lượng lớn kali, magne, photphat và các enzym. Có vô
vàn ty thể nằm giữa và song song với myofibrin, ñó là thành phần cần thiết cho sự co cơ vì nó
là cơ quan tạo ra ATP.
Trong bào tương có một túi mở rộng gọi là túi bào tương. Túi này có cấu trúc ñặc biệt.
Một trong những ñặc trưng của túi bào tương là chứa các ion canxi với nồng ñộ rất cao ñể
cung cấp cho quá trình co cơ.
Myosin là thành phần chủ yếu của myofibrin. Sợi myosin bao gồm xấp xỉ 200 phân tử
myosin có phân tử lượng 490.000. Phân tử myosin bao gồm hai phần meromyosin nhẹ và
meromyosin nặng. Meromyosin nhẹ bao gồm hai chuỗi peptit xoắn với nhau theo kiểu helix.
Meromyosin nặng ngược lại bao gồm hai phần: ñầu tiên là chuỗi helix kép giống như
meromyosin nhẹ, thứ hai là một chiếc ñầu gắn vào ñiểm cuối của helix kép. ðầu ñược cấu tạo
bằng hai khối protein cầu myosin ñặc biệt rất linh ñộng ở hai ñiểm: ñiểm nối giữa
meromyosin nặng và meromyosin nhẹ và giữa thân của meromyosin và ñầu. Hai vùng này
ñược gọi là “ñiểm nối”.
Thân của sợi myosin bao gồm các chuỗi song song của meromyosin nhẹ từ ña phân tử
myosin. Trên thân có nhiều tua hướng ra nhiều phía ñược gọi là “cầu”, ñầu “cầu” nằm cạnh
sợi actin.
Những cánh tay của “cầu” duỗi ra về 2 phía từ phần chính giữa. Bởi vậy ở chính giữa
sợi myosin khoảng 0,2 micron không có ñầu cầu. Tổng số ñộ dài của sợi myosin là 1,6 micron
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 242
và cứ 200 phân tử myosin cho phép tạo thành 100 ñôi “cầu”, 50 ñôi ở mỗi phía của sợi
myosin. Sợi myosin ñược cuộn lại, mỗi vòng cuộn chứa 3 ñôi cầu ngang và có ñộ dài khoảng
42,9 nanomet, hai ñôi cầu ngang kế tiếp nhau làm thành một góc 1200.
Sợi actin gồm 3 thành phần: actin, tropomyosin và troponin.
- Actin: là chuỗi kép của phân tử protein F-actin, hai chuỗi ñược xoắn lại theo kiểu
helix. Tương tự như phân tử myosin mỗi một vòng hoàn chỉnh là 70 nanomet. Mỗi chuỗi của
F-actin bao gồm những phân tử G-actin trùng hợp. Có khoảng 13 phân tử G-actin ở mỗi vòng
xoắn kép. Gắn vào một phân tử của G-actin là một phân tử ADP. Người ta xác ñịnh ñược
ADP là vị trí hoạt ñộng trong sợi actin, tại ñiểm hoạt ñộng này các cầu ngang của sợi myosin
phản ứng qua lại gây nên sự co cơ.
- Tropomyosin: Sợi actin chứa hai chuỗi protein phụ, ñó là những trùng hợp của phân tử
tropomyosin có phân tử lượng 70.000 và ñộ dài 40 nanomet. Người ta tin rằng, mỗi chuỗi
tropomyosin gắn chặt với chuỗi F-actin và trong giai ñoạn nó phủ lên có tính vật lý ñiểm hoạt
ñộng của chuỗi actin, ngăn cản phản ứng qua lại của chuỗi actin và myosin.
- Troponin: Gắn vào khoảng 2/3 chiều dài của mỗi tropomyosin là phức chất của 3 phân
tử protein cầu gọi là troponin - một protein cầu có mối quan hệ chặt chẽ với actin phân tử
khác cho tropomyosin là phân tử chứa 3 ion canxi. Phức chất này tạo ra sự liên kết giữa actin
và tropomyosin. Ái lực mạnh của troponin ñối với ion canxi tạo ra xuất phát ñiểm của quá
trình co duỗi, sẽ ñược giải thích ở phần sau.
1.3. Cơ chế phân tử của sự co cơ
Co cơ ñược diễn ra do hiện tượng sợi actin trượt trên sợi myosin, theo hướng vào giữa
sợi myosin. Hiện tượng trượt gây nên do lực hấp dẫn phát triển giữa sợi actin và myosin.
Dưới ñiều kiện nghỉ ngơi, lực hấp dẫn giữa sợi actin và myosin bị ức chế, do chuỗi troponin-
tropomyosin che lấp ñiểm hoạt ñộng của sợi actin. Sự hưng phấn thần kinh gây nên dòng ñiện
lan truyền ñến tận cùng của sợi cơ. Dòng ñiện này lan truyền ñến tất cả các myofibrin riêng
rẽ. Hiện tượng ñó ñạt ñược do sự lan truyền của các thế năng hoạt ñộng dọc theo các ống T là
ống xuyên qua sợi cơ theo mọi phía và liên kết tất cả các myofibrin với nhau. ống T cũng bắt
nguồn từ màng tế bào và mở rộng về phía trong của màng tế bào nên nó chứa dịch ngoại bào.
Thế năng hoạt ñộng của ống T gây nên dòng ñiện thông qua túi bào tương. Túi này hướng
chân nối bao quanh ống T có thể là cách thuận lợi ñối với dòng ñiện từ ống T ñến túi bào
tương. Dòng ñiện truyền dẫn vào túi bào tương gây nên sự phóng thích nhiều ion canxi vào
myofibrin kế cận và kết hợp với ñơn vị mạch nối canxi của troponin. Troponin có nhạy cảm
cực kỳ cao ñối với ion canxi. Do sự kết hợp ñó hợp chất troponin thay ñổi cấu trúc dẫn ñến
sức kéo mạnh trên chuỗi protein tropomyosin. Trong khi ñó mạch giữa troponin và actin trở
nên lỏng lẻo. Tổng hợp những ảnh hưởng trên gây nên lực ñẩy tropomyosin sâu vào rãnh giữa
2 chuỗi actin. Vị trí hoạt ñộng của actin không bị che lấp do ñó cho phép sự co cơ diễn ra.
1.4. Nguồn gốc năng lượng cho sự co cơ
Năng lượng cung cấp trực tiếp cho quá trình co cơ là ATP. Hầu hết năng lượng này
dùng ñể gây nên cơ chế trượt giữa myosin và actin. Ngoài ra, một lượng nhỏ năng lượng cần
ñể cung cấp cho bơm ion canxi từ bào tương trở lại túi bào tương cũng như bơm Na+ và K+
qua màng cơ ñể duy trì môi trường ion cho sự lan truyền ñiện thế hoạt ñộng.
Khi cơ co bóp trong cơ phát sinh ra hàng loạt biến ñổi hoá học, cuối cùng giải phóng ra
năng lượng dưới dạng nhiệt năng và năng lượng cơ giới. Quá trình hoá học xảy ra ở trong cơ
chia làm 2 giai ñoạn :
- Giai ñoạn yếm khí
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 243
Trong giai ñoạn này sự biến ñổi hoá học trong cơ ñược bắt ñầu bởi quá trình phân giải
ATP thành ADP, axit adenilic và axit photphoric. Quá trình này thực hiện ñược nhờ có men
adenozintriphotphataza

Adenozintriphotphataza
ATP ADP + Axit adenilic + H3PO4
Năng lượng ñược giải phóng khi phân giải ATP sẽ dùng vào việc co cơ, còn axit
photphoric sẽ tham gia vào quá trình photphoril hoá glucoza (tức là nó liên kết với glycogen
của cơ tạo thành hexozophotphat). Song sau khi ATP bị phân giải thành ADP, nó lại ñược
hoàn nguyên nhanh chóng thành ATP. Có một số nguồn năng lượng ñòi hỏi cho quá trình
hoàn nguyên này. Nguồn ñầu tiên là creatinphotphat có chứa mạch phốtphat cao năng tương
tự như ở ATP. Mạch phốtphát cao năng của creatinphotphat sẽ phân giải và giải phóng năng
lượng tạo mạch cao năng của ATP.
Creatinphotphat Creatin + H3PO4
Năng lượng ñược giải phóng ra của phản ứng này và axit photphoric sẽ tiến hành hoàn
nguyên phân tử ATP từ adenozindiphotphat và axit adenilic. Tuy nhiên, nồng ñộ
creatinphotphat chỉ nằm trong giới hạn 350–600 mg% nên ñể duy trì vận ñộng của cơ khi cày
kéo người ta thấy xuất hiện quá trình phân giải hexozophotphat và các axit béo bay hơi sản
sinh trong quá trình lên men dạ cỏ. Sự phân giải hexozophotphat tạo thành axit lactic và axít
photphoric.
Hexozophotphat Axit lactic + H3PO4
Nhờ năng lượng của phản ứng này và các axit photphoric ñược giải phóng mà quá trình
hoàn nguyên creatinphotphat ñược tiến hành.
- Giai ñoạn hiếu khí
Trong giai ñoạn hiếu khí axit lactic ñược ôxy hoá sinh ra ATP, cacbonic và nước.
Nhưng không phải tất cả axit lactic ñều ñược ôxy hoá mà 4/5 lượng axit này ñược tái tổng
hợp thành glycogen nhờ năng lượng của phản ứng oxy hoá này.
Như vậy, năng lượng trực tiếp cho quá trình co cơ là ATP. Những phản ứng khác trong
giai ñoạn yếm khí và hiếu khí dùng cho quá trình hoàn nguyên ATP. ở ñộng vật nhai lại có
tới 60-70% năng lượng bắt nguồn từ các axit béo bay hơi dạ cỏ. Do vậy ta thấy glycogen
không phải là nguồn năng lượng duy nhất. Ngoài ra, trong trường hợp thiếu glycogen và các
axit béo bay hơi thì hoạt ñộng của cơ nhờ vào năng lượng oxy hoá của mỡ và protein. Trong
một thời gian nào ñó co cơ trong ñiều kiện thiếu ôxy nhưng sau ñó sự co bóp của cơ ngừng vì
tiêu hao ATP, creatin photphat, hexozophotphat dẫn ñến tích tụ axit lactic. Muốn oxy hoá chất
này cần có oxy. ðó là “món nợ ôxy” khi cơ hoạt ñộng mạnh. Nếu cơ quan hô hấp và tuần
hoàn không ñáp ứng hoàn toàn nhu cầu oxy của cơ sẽ gây ra “món nợ oxy” và cơ sẽ bị mỏi
mệt.

II. ðÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LAO TÁC CỦA TRÂU BÒ


Có nhiều chỉ tiêu có thể dùng ñể ñánh giá khả năng làm việc của gia súc, nhưng trên
thực tế nên tập trung vào chỉ tiêu nào quan trọng cần nghiên cứu hoặc chỉ tiêu nào thực tế hơn
dễ áp dụng trong ñiều kiện cụ thể và với nguồn kinh phí sẵn có. Một số chỉ tiêu cụ thể ñể ñánh
giá khả năng làm việc của trâu bò bao gồm:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 244
2.1. Thời gian làm việc
a. Thời gian làm việc trên hiện trường
Là thời gian từ lúc bắt ñầu làm việc ñến khi kết thúc (bao gồm cả thời gian quay ñầu,
nghỉ giải lao hay nghỉ ñể ñiều chỉnh công cụ sản xuất).
b. Thời gian làm việc thực tế
Là thời gian thực tế trâu bò làm việc, không tính thời gian nghỉ. ðể ño chính xác thời
gian này, có thể dùng ñồng hồ gắn vào bộ phận chuyển ñộng ñể xác ñịnh thời gian thực sự di
chuyển và làm việc của gia súc.
c. Tổng thời gian làm việc cả ngày
Bao gồm thời gian làm việc trên hiện trường cộng với thời gian ñi và về cũng như thời
gian chuẩn bị công cụ sản xuất.
2.2. Sức kéo
a. Lực kéo trung bình
Lực kéo thường ñược xác ñịnh bằng lực kế, thiết bị này ñược nối giữa gia súc với công
cụ sản xuất, khi gia súc kéo kim lực kế sẽ chỉ giá trị lực mà gia súc sản ra, nó thay ñổi phụ
thuộc vào ñất mà gia súc làm, vì vậy có phương pháp tính gía trị trung bình. Lực kế thuỷ lực
sẽ chỉ số trung bình. Dùng thiết bị ñiện tử phải ño hàng trăm lần với khoảng cách ño như nhau
ñể tính ra giá trị trung bình. Xác ñịnh sự di chuyển của gia súc rất cần thiết ñể ño khối lượng
công việc mà gia súc làm trên ñồng, bởi vì lực kéo luôn thay ñổi, tốc ñộ cũng không ñều
nhau, nếu chỉ ño trung bình 1-2 lần sẽ không chính xác.
b. Lực kéo tối ña
Lực kéo tối ña cũng ñược ño bằng lực kế như ño lực kéo trung bình. Trên ñoạn ñường
mà gia súc kéo xe, xếp dần trọng lượng lên xe cho ñến khi gia súc không thể ñi ñược nữa. Ghi
lại trọng tải và sức kéo lớn nhất.
c. Sức giật tối ña
Sức giật tối ña rất cần thiết và có tác dụng lớn khi xe mới chuyển bánh và khi xe qua
những quãng ñường gồ ghề. Sức giật tối ña thường tỷ lệ thuận với khối lượng gia súc. Xác
ñịnh sức giật tối ña bằng cách mắc lực kế vào cây với công cụ sản xuất, cho trâu bò kéo hết
sức, kéo nhiều lần và lấy lần có sức giật cao nhất.
2.3. Công làm việc
a. Tổng diện tích cày bừa
Là diện tích ñất ruộng mà trâu bò cày bừa. Tuỳ hình thù của ruộng mà xác ñịnh phương
pháp ño và tính toán diện tích chính xác bằng các công thức toán học.
b. ðộ sâu của rãnh cày
Có thể xác ñịnh bằng thước hoặc một thiết bị chuyên nào ñó ñặt ở rãnh cày ñể ño. ðo ở
vài ba vị trí ñể lấy trung bình cho chính xác.
c. ðộ rộng của rãnh cày
ðộ rộng là tỷ số của tổng diện tích cày ñược chia cho số ñường cày. Chỉ tiêu này phụ
thuộc vào ñộ rộng của lưỡi cày so với tổng diện tích cày ñược.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 245
d. Khoảng cách di chuyển
Chủ yếu dùng ñể tính toán trong trường hợp vận chuyển hàng trên ñường, có thể dùng
ñồng hồ cây số gắn vào bánh xe, trường hợp gia súc làm việc trên ñồng sẽ phải có cách tính ở
chỗ quay cuối cùng của ñường cày hay các góc… Ngoài ra có thể dùng thước ño và tính hoặc
dùng bản ñồ. Nhìn chung dùng ñồng hồ ño gắn vào bánh xe chạy cùng công cụ sản xuất là
chính xác nhất.
e. Tốc ñộ di chuyển
Cách ñơn giản là ño thời gian làm việc chia cho khoảng cách di chuyển ít nhất là 20 m ở
giữa khoảng ñất ñang làm. Không nên ño lúc mới bắt ñầu hoặc gần kết thúc vì tốc ñộ ở hai
thời ñiểm này không ñại diện cho tốc ñộ trung bình.
f. Công suất làm việc lý thuyết
Khả năng làm việc lý thuyết của gia súc có thể ñược xác ñịnh thông qua các thông số
trung bình tốc ñộ làm việc và ñộ rộng của rãnh cày.
CSLT (ha/giờ) = (TB ñộ rộng (m) x TB tốc ñộ (m/s) x 360)/10.000
g. Công suất làm việc thực tế
ðược tính toán dựa trên tổng diện tích thực tế làm ñược chia cho tổng thời gian trâu bò
làm việc, nó sẽ khác với khả năng làm việc lý thuyết ñã nêu trên.
h. Hiệu suất làm việc thực tế
Là tỷ số giữa công suất làm việc thực tế chia cho công suất làm việc lý thuyết. Chỉ tiêu
này cho biết thời gian không hiệu quả ở trên ñồng và việc sử dụng không triệt ñể ñộ rộng của
công cụ sản xuất.
i. Công sản sinh ra
Có những thiết bị xác ñịnh công sản sinh ra của gia súc làm việc, hoặc có thể tính toán
thông qua hai thông số là lực kéo và khoảng cách di chuyển.
2.4. Sức bền
Sức làm việc dẻo dai của gia súc ñược ñánh giá thông qua xác ñịnh sự ổn ñịnh và phục
hôi một số chỉ tiêu sinh lý học trong và sau qú trình làm việc của gia súc như sau:
a. Nhịp tim
Từng cá thể có nhịp tim khác nhau, vì vậy khó so sánh giữa cá thể này với cá thể khác.
Nhịp tim thay ñổi nhanh chóng khi gia súc bắt ñầu làm việc và sau khi nghỉ làm.
Nhịp tim có thể xác ñịnh ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, Thiết bị chuyên dùng ñể
ño nhịp tim ở ngựa và lừa ñã có nhưng ñối với trâu bò khó ño hơn, cần phải cải tiến thiết bị.
b. Nhịp thở
Chỉ tiêu này ño ñược bằng việc ñứng quan sát nhịp thở thông qua chụp mũi hay âm của
nhịp thở có thể nghe ñược. Có thể sử dụng thiết bị hoàn chỉnh hơn ñể xác ñịnh nhịp thở và
thiết bị này ñược gắn với bộ phận sử lý số liệu.
c. Nhiệt ñộ trực tràng
Có thể sử dụng thiết bị hoàn chỉnh ñể ño bất cứ lúc nào hoặc ño trực tiếp bằng nhiệt kế.
Không như nhịp tim, nhiệt ñộ cơ thể thay ñổi từ từ nên có thể ño sau khi gia súc nghỉ làm việc
1-2 phút mà vẫn không ảnh hưởng ñến ñộ chính xác của số liệu.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 246
d. Thời gian phục hồi
Là thời gian trâu bò phục hồi lại các chức năng hoạt ñộng sinh lý bình thường sau thời
gian làm việc. Thông thường sau khi gia súc làm việc khoảng 2-3 giờ mới hồi phục ñược
(thông qua ñánh giá các chỉ tiêu sinh lý trên). Nếu như có các biện pháp kết hợp như tắm chải,
chuồng mát mẻ thì gia súc chóng hồi phục và làm việc tốt hơn.

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN SỨC LAO TÁC CỦA TRÂU BÒ
3.1. Giống
Các giống có tầm vóc lớn, chịu ñược khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm của nước ta sẽ có sức
kéo lớn. Trâu Việt Nam có tầm vóc không kém các giống trâu khác. Sức kéo trung bình của
trâu ñạt 600-700 N, của bò ñạt 400 N. Sức kéo tối ña của trâu ñạt 2000-2200 N và sức giật tối
ña 8.000-10.000 N. Bò Lai Sin có thể vóc cao hơn bò vàng Việt Nam và cũng có sức kéo lớn
hơn. Các giống bò sữa tuy có tầm vóc to nhưng khả năng cày kéo không tốt.
3.2. Cá thể
Mỗi cá thể ñều nằm trong phạm vi biến ñộng và ñặc trưng của giống. Sự khác nhau giữa
cá thể trong giống do ñặc trưng riêng của mỗi cá thể tạo ra. Trâu bò cày kéo tốt thường có tính
tình ôn hoà, kham khổ, chăm làm, không quá gan lì nhưng cũng không hay hốt hoảng, tự
nhiên với sự tiếp xúc của mọi người.
Những con có tầm vóc lớn thường có sức kéo lớn. Mình sâu rộng sức kéo tốt hơn mình
cao-mỏng. Trâu bò chân dài bước ñi nhanh hơn chân ngắn. ðằng sau càng cao thì sức kéo
càng kém. Ngực càng nở, càng sâu, nửa mình trước nặng hơn nửa mình sau thì tốt hơn sau to
hẹp trước.
Mình trước so với mình sau thường lớn hơn 10-11%. Chiều dài lớn hơn chiều cao15-
18%, quá dài hoặc quá ngắn ñều không tốt. Tỷ lệ giữa mình trước, mình giữa và mình sau
cũng có ảnh hưởng, nếu chiều dài là 100 thì mình trước 22,5, giữa 44 và sau là 35,5 là tương
ñối thích hợp.
Ngực rộng khoảng 35,6%, ngực sâu 54,7% so với chiều cao thì sức kéo tương ñối tốt,
nếu quá rộng nhưng nông sức kéo sẽ kém. Vai càng ñứng thì sức kéo càng yếu.
Lưng có thể ví như cánh tay ñòn truyền lực từ hệ cơ xương phần sau ñến ñiểm tỳ kéo.
Lưng thẳng biểu thị kết cấu giữa sống lưng và sống hông chặt chẽ nên lực truyền không bị tổn
thất.
Sườn và bụng cũng có quan hệ ñến sức kéo. Hệ số tương quan giữa sức kéo và tỷ lệ
giữa vòng bụng và chiều cao là + 0,4. Như vậy diềm bụng càng ñầy ñặn thì sức kéo càng tốt.
Nếu diềm quá thấp thì sức kéo kém. Mông hơi dốc có thể sức kéo tốt vì mông hơi dốc biểu
hiện sau nhẹ hơn trước, lực ñẩy chắc chắn hơn, nhưng nếu mông dốc quá, ñùi lại ngắn và bắp
thịt ngắn nên sức kéo giảm. Mông dài và rộng sức kéo tốt. Tỷ lệ giữa rộng mông, rộng ñùi
chậu, rộng xương ngồi và dài mông so với chiều cao là 40; 36; 26 và 41% là thích hợp.
Bốn chân thẳng bước ñi bình thường, móng bát úp sẽ cho sức kéo tốt. Bước ñi chữ bát,
vòng kiềng hẹp, chân chạm kheo hoặc hình chữ X… ñều làm sức kéo giảm rõ rệt.
Người nông dân Việt Nam gắn bó với trâu bò từ cổ xưa. Những kinh nghiệm chọn trâu
ñã trở thành những câu ca dao dân ca rất hay. Hình ảnh một con trâu cày tốt ñược mô tả như
sau:
Gân mặt gối eo

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Chăn nuôi Trâu Bò --------------------------------------------- 247
Thân mình trường nhiều
Tiền cao hậu hạ
Sừng cong cánh ná
Dạ bình vôi
ðôi mắt ốc nhồi
Tai lá mít
Hàm răng to khít
ðít tựa lồng bàn
ði ñứng vững vàng
Tốt giống nòi to.
3.3. Tính biệt và tuổi
Nói chung con ñực khoẻ hơn con cái, nhưng con cái tính hiền từ dễ ñiều khiển hơn.
Trong thực tiễn nông dân thường dùng con ñực ñể cày vỡ hoặc ruộng sâu thụt, con cái nên
dùng ở nơi ñất nhẹ.
Về tuổi: dưới 2 năm tuổi sức kéo còn yếu, 3 năm trở lên mới sung sức. Thời hạn sử
dụng ñến 13-15 tuổi. Tuy nhiên, có những cá thể 30 tuổi vẫn làm việc tốt.
3.4. Nuôi dưỡng chăm sóc
Nuôi dưỡng tốt là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh ñến sức kéo. Nuôi dưỡng
chăm sóc tốt, trâu bò béo khoẻ, không mắc bệnh, năng suất lao ñộng nâng cao, thời gian sử
dụng ñược lâu dài.
3.5. Nông cụ và trình ñộ sử dụng
Xe và cày bừa không tốt ñều ảnh hưởng ñến năng suất làm việc của gia súc. Xe bánh sắt
không có ổ bi chỉ kéo ñược 5-7 tạ. Nếu xe bánh lốp, trục ổ bi có thể kéo ñược 1,7-2,0 tấn.
3.6. Tính chất của ruộng và ñường
Sức kéo không những phụ thuộc vào trọng tải mà còn phụ thuộc vào hệ số ma sát của
ñường và xe. ðường xấu gồ ghề, lên dốc thì sức kéo càng phải cao.
W = P/C
Trong ñó: W là trọng tải, P là sức kéo, C là hệ số ma sát.
Như vậy, cùng lực kéo (P) nếu hệ số ma sát càng nhỏ thì trọng tải ñược nâng cao.
Sức kéo khi lên ñốc ñòi hỏi tăng lên rất nhiều vì vậy cần ñặc biệt chú ý.
Sức kéo khi lên dốc =sức kéo chính + sức kéo phụ.
Sức kéo phụ = (trọng lượng xe + trọng tải) sina.
Thí dụ: Thể trọng con vật là 500 kg, trọng tải 1 tấn, xe nặng 2000 kg sức kéo bình
thường là 500 N khi lên dốc 70 sức kéo sẽ là:
Sức kéo toàn bộ = 500 N + sức kéo phụ.
Sức kéo phụ = (2000 + 10.000)sin70 = 12000 * 0,12 = 1440 N.
Như vậy khi lên dốc 70 sức kéo tăng lên 4 lần so với sức kéo trên ñường bằng.

248
ðối với cày ruộng lầy thụt, năng suất cày giảm ñi 30-40%. Vì vậy khi xác ñịnh nhu cầu
dinh dưỡng cần tính ñến nhân tố này.
3.7. Thời tiết khí hậu
Gia súc làm việc trong ñiều kiện nhiệt ñộ cao rất dễ gây ra stress nhiệt và gia súc không
thể chịu nổi nếu gia súc phải làm việc trong ñiều kiện thời tiết quá nóng trong thời gian dài.
Trong ñiều kiện này phải cung cấp ñủ nước và cho gia súc nghỉ ngơi thời gian dài trong bóng
mát. ðối với trâu thì phải cho chúng ñược ñằm mình trong nước.
Làm việc trong ñiều kiện quá lạnh cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cày kéo. Trong
ñiều kiện ẩm ñộ cao như ở nước ta, rét ñậm, mưa phùn gió bấc và sương muối ñã gây ñổ ngã
nhiều trâu bò trong các vụ ñông xuân. Phải chú ý chăm sóc bảo vệ, chống rét cho trâu bò
trong những ngày có mưa phùn gió bấc hoặc sương muối kéo dài.
3.8. Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố nêu trên khả năng làm việc của trâu bò còn phụ thuộc những yếu
tố sau:
- Tình trạng sức khoẻ, trạng thái cơ thể, khả năng thích nghi với môi trường, tình hình
ăn uống, khả năng sử dụng và tiêu hoá thức ăn của gia súc.
- Nguồn thức ăn sẵn có, ñịa hình, loại ñất, trạng thái ñất, dịch bệnh, ký sinh trùng, bóng
mát nơi làm việc…
- Tình hình huấn luyện và khống chế gia súc, kỹ năng sử dụng gia súc, bản chất công
việc, loại công cụ sản xuất, thời gian làm việc, ñộ thường xuyên sử dụng gia súc, khả năng
quản lý của chủ, các yêu cầu riêng khác…
- Tính khí gia súc cũng tác ñộng ñến tốc ñộ làm việc. Các cặp gia súc cùng loài, cùng
giống, cùng tầm vóc, cùng làm một việc giống nhau nhưng chúng có tốc ñộ làm việc khác
nhau.

IV. NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ CÀY KÉO


4.1. Xác ñịnh tiêu chuẩn ăn
ðối với gia súc lao tác thì việc xác ñịnh tiêu chuẩn ăn quan trọng nhất là xác ñịnh nhu
cầu năng lượng (cả năng lượng duy trì cộng với năng lượng làm việc). Năng lượng (NL) gia
súc sử dụng làm việc trên ñồng khó xác ñịnh trực tiếp, tuy vậy có thể tính ñược thông qua loại
hình công việc, khoảng cách mà gia súc di chuyển. Các thông số cần thiết cho tính toán bao
gồm:
NL dùng cho làm việc = NL di chuyển cơ thể + NL nâng xe hàng + NL kéo xe hàng +
NL ñi lên ñộ cao.
Công thức này có thể biểu diễn lượng hoá như sau:
E = AFM + BFL + W/C + 9,81 H (M +L)/D
Trong ñó: E: Năng lượng sử dụng cho làm việc (kJ)
F: Khoảng cách di chuyển (km)
M: Khối lượng cơ thể (kg)
L: Khối lượng xe và hàng (kg)
W: Công sinh ra ñể kéo xe (J)

249
H: ðộ cao di chuyển hướng thẳng ñứng
A: NL sử dụng di chuyển 1 kg cơ thể ñi 1 m theo phương nằm ngang
B: NL sử dụng di chuyển 1 kg hàng ñi 1 m theo phương nằm ngang
C : Hiệu quả sử dụng năng lượng nhờ cơ giới hoá công cụ
D : Hiệu quả sử dụng năng lượng ñể nâng cơ thể và xe + hàng lên cao
Năng lượng thuần cho di chuyển cơ thể phụ thuộc vào khối lượng gia súc và khoảng
cách di chuyển, ñược biểu hiện thành J/m/kg khối lượng cơ thể, nó phụ thuộc rất lớn vào bề
mặt di chuyển. Năng lượng tiêu hao có thể từ 1,5 - 8,0 J/m/kg. Bề mặt di chuyển rất khó xác
ñịnh một cách lượng hoá, phải ñánh giá riêng rẽ rồi kết hợp.
Năng lượng thuần cho làm việc bằng 3,3 lần công bỏ ra, hay nói cách khác là năng
lượng thuần sử dụng cho làm việc với hiệu xuất 30%. Nó bị ảnh hưởng bởi ñiều kiện bên
ngoài như ñất, nhiệt ñộ, loại hình công việc. Trên thực tế nếu không có những thiết bị ñặc biệt
chuyên dùng thì rất khó xác ñịnh ñược công một cách trực tiếp và chính xác. ða số trường
hợp tính trung bình lực kéo ñều dựa vào những công cụ hoặc xe kéo ñã biết. Nếu cày thì các
số liệu về ñất, về mùa vụ ñã trồng trước ñó, ñộ sâu của lượt cày trước… phải ñược biết. Tổng
công bỏ ra có thể ñược tính bằng cách nhân lực kéo với khoảng cách di chuyển.
Năng lượng thuần cho thồ hàng bằng 3,0 J/m di chuyển ở mặt ñất bằng phẳng cho 1kg
hàng. ðiều ñó có nghĩa là thồ hàng cần nhiều năng lượng hơn trên một ñơn vị khối lượng so
với di chuyển cơ thể gia súc. Tuy vậy, vì năng lượng thuần cho thồ hàng cũng chỉ khoảng
10% tổng số năng lượng làm việc nên dùng số liệu 3,0 J/m/kg là tương ñối chính xác. ðộ
cồng kềnh của hàng không ảnh hưởng nhiều ñến năng lượng tiêu hao, tuy nhiên phải chú ý sự
cân ñối 2 bên cơ thể gia súc.
- Năng lượng thuần cho leo dốc: Gia súc làm việc khi leo dốc phải sản sinh năng lượng
cho di chuyển cơ thể mình và chuyển hàng hoá trên cơ thể lên dốc. Về cơ chế cũng tương tự
như vận chuyển hàng ở mặt phẳng.
Công sinh ra ( J) =(M + L) x 9,81 H
Trong ñó: M là khối lượng cơ thể gia súc (kg)
L là khối lượng hàng (kg)
H là ñộ cao di chuyển theo phương thẳng ñứng (m)
9,81 là lực trọng trường (m/s2)
Năng lượng thuần cho leo dốc có thể ñơn giản hoá bằng công sinh ra nhân với 3,3. Khi
tính nhu cầu năng lượng cho gia súc leo dốc phải tính riêng theo phương thẳng ñứng và
phương nằm ngang rồi cộng lại. Có thể giải thích rõ hơn qua ví dụ tính tổng năng lượng thuần
tiêu hao cho một bò ñực 400 kg mang 50 kg hàng ñi 20 km ñường ñồi dốc với ñộ cao là 100m
như sau:
NL thuần cho di chuyển cơ thể = (400 x 1,5 x 20.000)/106 = 12,0 MJ
6
NL thuần cho chở 50 kg hàng = (50 x 3 x 20.000)/10 = 3,0 MJ
6
NL thuần cho leo dốc = [(400 + %) ) x 1000 x 3,3 x 9,81]/10 = 14,6 MJ
Tổng cộng: 29,6 MJ
Năng lượng thuần cho ñi xuống dốc: Năng lượng tiêu hao này ñược tính như khi di
chuyển ở mặt ñất bằng. Nhìn chung còn ít thí nghiệm nghiên cứu về vấn ñề này nhưng các số

250
liệu có ñược cho thấy năng lượng tiêu hao khi ñi xuống dốc nhỏ hơn khi di chuyển ở mặt
bằng trong khi năng lượng tiêu hao cho từng bước lại cao hơn, khi gia súc cày thì năng lượng
tiêu hao khi ñi xuống dốc sẽ nhỏ hơn vì bản thân chiếc cày ñi xuống cũng có gia tốc trọng
trường giúp súc. Tuy nhiên, trong thực tế người ta cày ngang chứ không cày lên và xuống.
Ví dụ về tính toán nhu cầu năng lượng thuần hàng ngày cho một trâu có khối lượng cơ
thể 620 kg, cày 5,5 giờ/ngày
Một số thông số ñã biết:
+ Khối lượng cơ thể = 620 kg
+ Công sản sinh ra = 6728 kJ
+ Khoảng cách di chuyển = 11,6 km
+ Phần trăm thời gian cho làm việc = 80%
+ Tốc ñộ làm việc = 0,71m/s
+ Công suất trung bình = 415 W
+ Lực kéo trung bình = 580 N
+ Khoảng cách lên cao = 0,040 km
+ Năng lượng tiêu hao cho di chuyển cơ thể 2,5J/m/kg khối lượng
+ Hiệu quả sử dụng năng lượng cho làm việc = 0,30
+ Năng lượng duy trì = 0,53 (khối lượng/1,08)0,67 + 0,0043 x khối lượng (kg)
Trâu 620 kg ñã làm ñược: 11,6 x 580 = 6728 KJ trong ngày
Năng lượng sử dụng cho công việc:
(2,5 x 620 x 11,6) + (6728/0,30) + (9,81 x 0,040 x 620/0,30) = 41,22MJ
Năng lượng cho duy trì:
0,53 (620/1,08) 0,67 + (0,0043 x 620) = 40,06 MJ
Năng lượng tiêu hao cho làm việc so với năng lượng duy trì:
41,22/40,06 = 1,03
Tổng năng lượng cho một ngày làm việc:
NL làm việc (41,22) + NL duy trì (40,06) + 10% NL duy trì (4,0) = 85,28 MJ

4.2. Thức ăn và khẩu phần


Trong vụ hè thu, cỏ tự nhiên thường ñược tận thu ở các bờ vùng, bờ thửa và ven ñê làm
thức ăn cho trâu bò cày kéo. Lượng chứa của dạ cỏ trâu bò có thể ñạt mức 10-15 kg cỏ
tươi/100 kg thể trọng của chúng. Trong những ngày nông nhàn trâu bò có thể gặm ñạt ñược
khối lượng tự ñiều chỉnh theo yêu cầu. Nhưng do sự hạn chế của cỏ tự nhiên trâu bò chỉ có thể
gặm ñược 40-70% nhu cầu. Số lượng còn lại người nông dân phải bù bằng rơm hoặc cắt cỏ
tận thu ngoài ñồng.
Vụ ñông xuân thức ăn của trâu bò cày kéo chủ yếu là rơm và các phụ phẩm nông nghiệp
khác. Rơm, cây ngô, ngọn lá mía v.v. là các phụ phẩm trong nông nghiệp quan trọng. Sử dụng
các loại này làm thức ăn cho trâu bò ñã trở thành tập quán lâu ñời ở Việt Nam và các nước

251
khác trên thế giới. Tuy vậy, rơm, ngọn lá mía, thân cây ngô thường chứa xơ bị lignin hoá cao,
gây trở ngại cho sự lên men vi sinh vật ở dạ cỏ. Lignin hoàn toàn không ñược tiêu hoá ở dạ cỏ
và nó còn làm giảm thấp tỷ lệ tiêu hoá cacbohydrat trong những phụ phẩm này. Do vậy, ñể
nâng cao khả năng sử dung các phụ phẩn nông nghiệp nhiều xơ làm thức ăn cho trâu bò cần
áp dụng các biện pháp xử lý, nhất là kiềm hoá bằng urê, ñể tăng tỷ lệ tiêu hoá. Hơn nữa, các
phụ phẩm cây trồng thường có mùa vụ thu hoạch, do vậy cần có biện pháp bảo quản thích hợp
ñể dự trữ ñược cho trâu bò ăn lâu dài.
Thức ăn tinh ñối với trâu bò cày kéo ñược coi như là thức ăn “hỗ trợ” trong vụ cày kéo
(ñông xuân) khi cây cỏ thiên nhiên hầu như lụi tàn, rơm trở thành thức ăn chủ yếu và duy
nhất, thời gian ñể lấy thức ăn bị hạn chế do phải làm việc. Mức ăn chung của trâu bò thường
là 0,5 kg gạo nấu cháo hoặc cám trước khi ñi cày bừa.
4.3. Chế ñộ cho ăn uống
Trâu bò cày kéo vẫn dựa vào chăn thả là chính, cộng với bổ sung thức ăn tại chuồng vào
ban ñêm. Tốt nhất là cung cấp thức ăn thô xanh cho trâu bò ăn tự do, ngoài ra còn hỗ trợ thêm
một lượng thức ăn tinh trong mùa làm việc nặng. Thức ăn tinh có thể cho ăn 1-2 giờ trước khi
ñi làm là rất tốt nhằm cung cấp ngay lượng năng lượng cần thiết cho quá trình làm việc.
Những gia ñình cắt cỏ về nuôi tại chuồng thì phải chú ý cung cấp cho trâu bò một khối
lượng vượt quá lượng thức ăn có thể ăn ñược ñể chúng có ñiều kiện chọn lựa phần thức ăn có
giá trị dinh dưỡng cao hơn, nhờ vậy cùng một lượng thức ăn có thể ăn ñược thì hàm lượng
dinh dưỡng ñã ñược cải thiện.
Cách tốt nhất là tận dụng tối ña nguồn thức ăn sẵn có ở ñịa phương với giá rẻ và chất
lượng cao như cây họ ñậu, bã bia, rỉ mật cũng là một biện pháp nhằm tăng lượng thức ăn ăn
vào và nâng cao tổng lượng dinh dưỡng cung cấp cho trâu bò hàng ngày. Nhiều biện pháp
như xử lý phụ phẩm trồng trọt bằng urê, sản xuất tảng liếm, bánh urê rỉ mật ñã ñược nghiên
cứu và phổ biến. Việc áp dụng phương pháp nào ñể bổ sung và cải thiện dinh dưỡng thức ăn
của trâu bò phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của tong ñịa phương và nông hộ.
Nước uống ñảm bảo chất lượng (sạch, lành và ngon) phải ñược cung cấp ñầy ñủ và
thường xuyên.

V. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO TRÂU BÒ CÀY KÉO


5.1. Vệ sinh
a. Vệ sinh cơ thể
Tắm rửa thường xuyên, giữ cho cơ thể trâu bò sạch sẽ là một trong những yêu cầu quan
trọng của vệ sinh thú y nhằm làm cho bò cảm thấy thoái mái trong cơ thể, tăng cường trao ñổi
chất, trao ñổi nhiệt, hạn chế kí sinh trùng ngoài da.
ðối với trâu do tuyến mồ hôi kém phát triển nên ñể ñiều hoà thân nhiệt trâu rất thích
ñầm tắm. Do vậy, cần thường xuyên cho trâu ñầm tắm, kết hợp kỳ cọ vệ sinh thân thể cho
trâu, nhất là trong mùa hè. Những ngày nắng nóng cần cho trâu ngâm mình ñầm tắm 1-2 giờ ở
nơi nước sạch và mát mẻ. Vào mùa lạnh thì nên hạn chế tắm, nhưng phải tranh thủ những
hôm trời ấm tắm nhanh cho trâu ñể giữ cho lông da ñược sạch sẽ.
Chải cho trâu bò là việc nên làm thường xuyên hàng ngày kể cả mùa nóng cũng như
mùa lạnh ñể giữ cho lông da sạch sẽ, mịn màng, giúp khí huyết lưu thông tốt, kết hợp diệt rận,
ve, mòng.

252
b. Vệ sinh chuồng trại
Chuồng nuôi cần có nền ñủ nghiêng ñể không bị ñọng nước, có khu chứa phân tách xa
khỏi chuồng. Hàng ngày phải dọn phân, rửa nền, thay ñộn chuồng (nếu có). Phân phải thu dọn
về nơi cố ñịnh ñể ủ cùng chất ñộn chuồng trong một thời gian trước khi sử dụng bón cho cây
trồng. Nước tiểu và nước rửa chuồng phải có nơi chứa hoặc dùng tưới cho cây. Tránh ñể
chuồng lầy lội dầy phân và nước thải. ðịnh kỳ phun thuốc diệt ruồi muỗi xung quanh chuồng
nuôi trâu bò.
c. Vệ sinh ăn uống
Cần có máng ăn và máng uống riêng cho trâu bò cày kéo. Hàng ngày phải cọ rửa máng
ăn, máng uống và thay nước uống cho trâu bò. Phải giữ thức ăn, nước uống sạch sẽ, không
dùng thức ăn bẩn, ôi mốc cho trâu bò ăn.
5.2. Phòng chống ñói, rét
Hàng năm vào vụ ñông xuân trâu bò cày kéo chết nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do
thiếu ăn. Hơn nữa, mùa ñông miền Bắc nước ta rất khắc nghiệt, có nhiều ñợt gió mùa ñông
bắc làm nhiệt ñộ xuống thấp, rét thấu xương. Thời tiết biến ñổi bất thường gây nên sự suy yếu
thêm về sức khoẻ của những trâu bò vốn bị ñói lâu ngày.
ðể phòng chống ñói rét cho trâu bò cần tiến hành song song các khâu sau:
+ Cung cấp ñầy ñủ thức ăn: Trước hết là tận thu dự trữ ñủ rơm cho trâu bò về mùa
ñông. Bình quân mỗi kg thóc thu hoạch ñược sẽ có 0,7-1 kg rơm rạ. Rơm nên ñược kiềm hoá
bằng cách ủ urê trước khi cho ăn ñể làm tăng giá trị dinh dưỡng và lượng thu nhận. Bên cạnh
ñó nên mở rộng diện tích trồng ngô ñông. Ngô ñược thu hoạch bắp khi cây vẫn còn tươi xanh.
ðây là nguồn thức ăn quan trọng ñối với trâu bò trong vụ ñông xuân. Những ngày làm việc vụ
ñông cần bồi dưỡng thêm thức ăn tinh như cháo gạo, cám ngô.
+ Chuồng trại cần ñược che kín về mùa ñông, tránh gió lùa, quét dọn thường xuyên và
dùng chất ñộn chuồng khô rải nền.
+ Làm áo cho trâu bò sẽ hạn chế ñược sự toả nhiệt có tác dụng chống giá rét khi ñi làm,
ñi chăn. Có thể tận dụng chiếu rách, bao tải hỏng kết thành áo cho trâu.
5.3. Phòng chống say nắng, cảm nóng
ðối với trâu bò làm việc cần ñặc biệt chú ý phòng chống say nắng, cảm nóng và làm
việc quá sức. Trong quá trình làm việc ngoài ñồng cơ thể hấp thu một phần nhiệt từ ánh nắng
mặt trời, trong khi ñó cơ thể vẫn không ngừng sản sinh nhiệt do lao tác. Nhiệt ñộ và ẩm ñộ
môi trường mùa hè thường cao, tuyến mồ hôi của trâu ít (100- 200 tuyến/cm2 da, bằng 1/10 so
với bò) nên việc thải nhiệt gặp khó khăn. ðó là nguyên nhân chủ yếu gây chứng cảm nóng ở
trâu.
Triệu chứng: Nếu chỉ do tia nắng dọi vào ñầu mà gây nên bệnh thì thân nhiệt không cao
lắm. Con vật hưng phấn niêm mạc mắt, mũi miệng… thấm ñỏ. Nếu không chữa ngay có thể
bị tê liệt và chết. Nếu do nắng và tích nhiệt do làm việc nhiều thường thân nhiệt cao 40- 420C,
triệu chứng toàn thân rất rõ, lúc ñầu không yên sau co giật hôn mê rồi chết.
Cần cho trâu bò vào chỗ mát lấy nước lạnh ñắp lên trán, cho uống nước có pha muối
bơm nước lạnh vào trực tràng, dội lên mình, tiêm cafein trợ tim hay dầu long não.
ðể phòng bệnh, nên cho làm việc vào lúc mát, không cho trâu bò làm việc dưới trời
nắng gắt. Trước khi ñi làm cần cho uống nước ñầy ñủ có pha muối, cho trâu bò nghỉ giữa buổi
làm việc. Nếu phát hiện thấy triệu chứng cảm nóng cần cho nghỉ làm việc ngay.

253
5.4. Phòng lao tác quá sức
Hiện tượng lao tác quá sức chủ yếu do trâu bò nhiều ngày cày kéo không có ñiều ñộ,
kéo quá nặng không cho nghỉ giải lao dẫn ñến axit lactic tích tụ quá nhiều trong máu và các tổ
chức. ðể có ñủ năng lượng cày kéo quá sức, cơ thể trâu bò phải huy ñộng mỡ và protein ñể
sinh năng lượng. Sự phân giải các hợp chất này thường sản sinh ra các xeton, axit photphoric,
creatin v.v. gây ñộc cho cơ thể.
Khi lao tác nhiều, máu tập trung vào cơ bắp và tuần hoàn ngoại vi và do vậy mà các
tuyến tiêu hoá trở nên thiếu máu, gây trở ngại cho quá trình tiêu hoá và hấp thu, thậm chí còn
gây nên bệnh ñường tiêu hoá.
ðể ñề phòng lao tác quá sức cần cho trâu bò ăn các loại thức ăn dễ tiêu. Không ăn thức
ăn ôi, thối và mốc. Nếu có các loại thức ăn dễ lên men như lá xu hào, dây lang, lá cải bắp…
cần pha trộn với rơm, cỏ khô. Hàng ngày bổ sung thêm 80-100g muối ăn. Tránh cho ăn quá
no, trước khi ñi làm cần có thời gian nhai lại ít nhất là 45 phút. Trong một buổi làm việc trâu
bò cần ñược nghỉ từ 1-2 ñợt, mỗi ñợt 15-20 phút ñể trâu bò nghỉ ngơi và uống nước ñầy ñủ.
Kế hoạch sử dụng trâu bò làm việc phải ñiều ñộ và có ñịnh mức hợp lý. Dụng cụ làm
việc cần phù hợp với ñặc tính riêng của từng con. Thực hiện ñầy ñủ một số biện pháp chống
rét và chống nóng cho trâu bò.
5.5. Phòng chống dịch bệnh
Bệnh tật thường phát triển ở trâu thiếu dinh dưỡng và bị chịu rét lâu ngày, còn trâu chết
do nguyên nhân bệnh tật thuần tuý thì rất thấp. Tuy vậy, các bệnh ký sinh trùng như: rận trâu,
ghẻ trâu bò, sán lá gan, tiêm mao trùng, lê dạng trùng ñã làm tăng nhanh sự suy yếu trâu bò
gây nên ñổ ngã. Vụ ñông xuân do thời tiết giá lạnh thức ăn kém, sức khoẻ giảm sút nên dễ
mắc bệnh rận, ghẻ, cước chân, vỡ vai, các bệnh ký sinh trùng ñường máu. Vào khoảng tháng
10 hàng năm nên tổ chức tiêm phòng, tẩy giun sán và phòng các bệnh ký sinh trùng ñường
máu ñể loại các nguồn bệnh trước mùa ñông. ðối với bê nghé nên tẩy giun vào luca 3 tuần
tuổi và 6 tháng tuổi. Cần ñiều trị kịp thời khi trâu bò mắc bệnh và có chế ñộ nuôi dưỡng trợ
sức với những con yếu.

VI. CHỌN LỌC, HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG TRÂU BÒ CÀY KÉO


6.1. Chọn lọc trâu bò cày kéo
Ngoại hình thể chất gia súc luôn có mối tương quan chặt chẽ với sức kéo và khả năng
làm việc. Vì vậy, khi chọn trâu bò cày kéo cần chú ý những ñặc ñiểm sau:
+ Toàn thân phát triển cân ñối, không có khuyết tật.
+ Da bóng, lông mọc ñều, trơn mượt.
+ Tầm vóc càng to càng tốt, sức khoẻ tốt.
+ ðầu và cổ kết hợp tốt, chắc khoẻ.
+ Sừng cong hình bán nguyệt ñiển hình
+ Vai vạm vỡ, hệ cơ phát triển.
+ Ngực nở, sâu, rộng.
+ Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng.
+ Mông dài, rộng, ít dốc.
+ Bụng gọn, thon, không sệ.

254
+ Chân khoẻ, phát triển cân ñối, ñi không chạm khoeo.
+ Móng tròn, khít.
6.2. Huấn luyện
Trâu bò là con vật dễ bảo, thuần tính và có thể dạy ñược. Có thể huấn luyện bằng cách
ñặt vào ách cùng với một con trưởng thành (con này có thể là mẹ của nó). Một số con khác có
thể buộc bên cạnh một con ñang kéo xe. ðôi khi bê nghé ñược bố trí ñi cùng với mẹ ngay từ
khi còn rất nhỏ chập chững trên cánh ñồng khi việc cày kéo ñang tiếp diễn. Trong tất cả các
trường hợp này việc huấn luyện và chuyển tiếp trâu bò sang chế ñộ làm việc xảy ra từ từ và
hầu như không nhận thấy ñược. Việc huấn luyện trâu chưa làm việc bắt ñầu không muộn hơn
3 năm tuổi, ở bò khoảng 20-24 tháng.
a. Huấn luyện (vực) trâu bò cày
ðất dùng ñể luyện nên chọn ñất cát pha, ñã cày vỡ. Lúc ñầu có thể luyện vào lúc mát
sau ñó dần dần chuyển sang luyện lúc nắng ñể trâu bò quen với nắng ngoài ñồng ruộng. Thời
gian ñầu nên dùng bừa ñể luyện. Sau khi tương ñối thuần mới chuyển sang luyện cày.
Cách tiến hành: Thời gian ñầu buộc hai thừng người vực cầm thừng mũi trái, người dắt
trâu bò cầm thừng bên phải. Vai khi bừa cần buộc chắc chắn ñặc biệt chú ý phòng vỡ vai.
Người dắt cần chú ý dắt bò theo khẩu lệnh của người vực (cầm cày hoặc bừa) khẩu lệnh
cần hô to rõ ràng, dứt khoát.
- ði, ñi ñi: dục con vật ñi kết hợp với thừng.
- Họ, họ họ: giữ con vật ñứng lại.
- Vắt hoặc bử: con vật ñi sang bên trái.
- Vắt quành vào! Chỉ con vật quành trở lại phía bên phải.
- Lùi: con vật lùi lại về sau.
Khẩu lệnh có thể thay ñổi tuỳ theo khẩu ngữ của ñịa phương, nhưng phải thống nhất
trong suốt quá trình huấn luyện và sử dụng. Sau một vài ngày tập có thể không cần dắt nữa.
Người vực cầm cả hai thừng ñể sai khiến. Miệng hô, tay ñiều khiển thừng. Sau 4-5 ngày có
thể tập cày trên ruộng ñất cát pha.
b. Huấn luyện trâu bò kéo
Thời gian ñầu tập cho quen vai nên cho kéo cây gỗ trên ñường hoặc trên bãi. Tập cho
quen tiếng hô, quen với tiếng ñộng của xe cộ ñi lại trên ñường sau mới kéo xe. Khi bò chưa
quen ñã cho kéo xe có thể nguy hiểm cho cả trâu bò và người. Khi vực cần chú ý không gây
nên thói quen hễ thấy nặng thì lùi lại hoặc nằm xuống, trưa ñến thì phá kéo cả xe chạy về
chuồng.
6.3. Mắc vai (ách)
a. Thiết kế vai
Có nhiều loại vai (còn gọi là ách) khác nhau với các kích cỡ khác nhau ñã ñược thiết kế
và sử dụng phù hợp với tầm vóc của gia súc, tính chất công việc, tập quán của ñịa phương…
Tuy nhiên, khi thiết kế vai (ách) cho trâu bò ñều dựa trên những nguyên lý chung. Sau ñây là
những ñiểm quan trọng cần chú ý khi thiết kế ách cho trâu bò cày kéo nhằm hạn chế rủi ro
xảy ra với gia súc:
- Ách phải phù hợp với gia súc, công việc và công cụ (cày, bừa, xe…).

255
- Kích thước của ách phải phù hợp với tầm vóc, khối lượng và thể lực của con vật.
- Ách phải phù hợp với phương hướng của lực kéo và ñịa hình làm việc.
- Ách không ñược gây trở ngại ñến sự vận ñộng của gia súc và không làm gia súc ñau
ñớn.
- Ách phải cân bằng về kích cỡ và ñộ chịu lực ở cả hai bên ñể khi mắc vào không bị
lệch.
- Nguyên liệu làm ách phải dễ kiếm, dễ làm và dễ bảo dưỡng bởi thợ thủ công ở ñịa
phương.
b. Cách mắc vai
Tuỳ theo vị trí ñặt vai người ta chia cách mắc vai thành các loại sau: vai sườn, vai cổ,
vai vai và vai hỗn hợp (hình 10.3). Có 3 cách mắc vai hỗn hợp:
- Vai sườn-ngực: Phương pháp này chủ yếu phòng yên tuột về sau.
- Vai sườn-vai: Vừa kéo khoẻ, tốc ñộ nhanh, ngựa kéo thường dùng loại vai này.
- Vai sườn-cổ: Bò cày hoặc kéo ñều có thể dùng cách mắc này.

Ghi chú:
1- Vai sườn
2- Vai vai
3- Vai cổ
4- Vai hỗn hợp sườn-vai
5- Vai hỗn hơp sườn-cổ
6- Vai hỗn hợp sườn-ức

Hình 10.3 : Phương pháp mắc vai (ách) cho trâu bò cày kéo
Khi gia súc bắt ñầu kéo mình trườn lên phía trước trọng lượng dồn lên hai chân trước,
chân sau ñược giảm nhẹ, chân trái hoặc phải dùng khớp khoeo duỗi thẳng ñẩy mình lao về
phía trước.Vì vậy, nên ñể chân trước chịu lực tăng lên ñể chân sau nhẹ dễ hoạt ñộng và lợi
dụng ñược quán tính. Lực chân trước chịu càng lớn thì góc kéo càng to. Góc kéo lớn lực tác
dụng lên chân trước lớn, lực ñẩy chân sau nhẹ ñi như thế phát huy ñược lực nhưng tốc ñộ ñi
chậm. Nếu góc kéo nhỏ lực tác dụng chân trước nhỏ nên chân trước bước ñi dễ dàng tốc ñộ
nhanh hơn. Vì vậy muốn kéo ñược nhiều cần mắc vai-cổ, vai-vai. Nếu muốn ñi nhanh có thể
mắc vai-sườn. Khi sử dụng còn phải chú ý ñến quán tính của từng loại vai.
Qua thí nghiệm cho thấy vai vai có quán tính lớn nhất, rồi ñến vai chữ bát cuối cùng là
vai-sườn vì ñiểm kéo ngang với trọng tâm. Trọng tải càng lớn thì quán tính càng mạnh. Kéo
xe ñường khô có thể dùng vai vai hoặc vai chữ bát. Khi cày ruộng thụt bò cần rút chân lên vì
vậy có thể dùng vai sườn (vai yên), hơn nữa khi cày cần bằng phẳng nên không cần quán tính.
Nhưng vì vai sườn ñòi hỏi dụng cụ phức tạp và phát huy sức kéo kém nên nhân dân ít dùng.

256
Tuỳ theo mức ñộ buộc chặt, lỏng mà lực tác ñộng lên cổ hoặc lưng có khác nhau. Nếu
thừng ở cổ buộc chặt, thừng dây bụng lỏng thì lực tác dụng ở cổ lớn, lực tác dụng vào vai cổ:
60-70% vào vai sườn: 30-40% là hợp lý.
ðiểm tỳ kéo: ðiểm tỳ kéo quá cao bò
phải mất nhiều sức mới ñưa ñược trọng tâm về
phía trước, quá thấp lực sẽ không phát huy
ñược. Vì vậy, khi xác ñịnh ñiểm tỳ kéo cần
phải xét ñến trọng tâm của bò.
Xác ñịnh trọng tâm chính của trâu bò
tương ñối khó. Một phương pháp thường dùng
là ño trọng lượng tác dụng lên chân trước và
chân sau. Chân trước thường chịu khoảng
56%. Khi kéo xe trọng tâm xê dịch về phía
trước. ðể xác ñịnh vị trí trọng tâm người ta
dùng xe quẹt ñể ño sức kéo lớn nhất. Kết quả
cho thấy ñộ cao trọng tâm là ở trên thẳng song Hình 10.4: Lực kéo tác dụng lên
song với mặt ñất, qua khớp xương vai (hình chân trước và chân sau
10.4).
Khi cày ruộng thụt, cần mắc ñiểm kéo ở trên, trước trọng tâm. Nếu cày ruộng khô, nhẹ
ñiểm kéo cao bằng trọng tâm. Ngoài ñiểm tỳ kéo, việc chất hàng lên xe ñúng trọng tâm cũng
rất quan trọng. Nếu trọng tâm lệch về sau, càng sẽ chổng lên, chân trước mất ñà, nếu trọng
tâm lệch về trước bước ñi sẽ chậm.
6.4. Sử dụng trâu bò ñôi trong cày kéo
a. Lợi ích của việc sử dụng trâu bò ñôi
- Dùng trâu bò cày ñôi có thể cày sâu, nâng cao năng suất cây trồng.
- Dùng trâu bò kéo ñôi có thể kéo ñược nhiều hàng cùng một lúc.
- Nâng cao năng suất lao ñộng. Nếu chỉ xét ñến diện tích thì cày trâu bò ñôi năng suất
thấp hơn so với cày 2 con riêng lẻ. Nhưng bừa trâu bò ñôi năng suất cao hơn 30-50%, vì vậy
về năng suất cả hai khâu cày và bừa bằng trâu bò ñôi vẫn cao hơn nhiều so với hai trâu bò làm
việc riêng lẻ. Hơn nữa, nếu so sánh nhân lực sử dụng thì dùng trâu bò ñôi giảm ñi một nửa.
b. Chọn trâu bò ñôi và tập luyện
ðể việc ghép trâu bò ñược tốt, lúc ñầu nên chọn 2 con ngang sức hoặc chênh lệch nhau
không lớn. Nếu chênh lệch nhau quá nhiều, hai con sẽ làm việc không ñều, con yếu sẽ gặp
khó khăn. Nên chọn những con sừng ngắn ñể chúng ít vướng nhau, chọn những con cùng
chuồng hoặc cùng ñàn ñã quen nhau ñể chúng dễ ñi với nhau.
Việc luyện tập (vực) cần tiến dần từng bước, từ dễ ñến khó, từ nhẹ ñến nặng. Người dắt
bò vực cần thực hiện trước gần, sau xa và bỏ dần dây mũi. ðầu tiên người dắt nắm hai dây
mũi và ñi gần bò, sau ñó ñi xa dần và bỏ lỏng dây mũi. Khi bò ñã quen thì bỏ hẳn dây mũi và
người chỉ cần ñi trước một khoảng ñể bò theo người mà ñi.
c. Phương pháp cày ñôi
Nếu cày vòng riệt (vòng qua trái), nên ñể con khoẻ hoặc con ñi nhanh ñi bên phải, nếu
vòng ngược lại thì ñể con khoẻ ñi bên trái, vì nó phải ñi vòng xa hơn.

257
Nếu cày ruộng khô thì con khỏe ñi bên phải, vì nó ñi thấp hơn và ñi trong chỗ cày rồi,
mau mệt. Nếu cày ruộng nước, nhiều bùn nên ñể con khoẻ ñi bên trái, vì nó phải lội bùn
nhiều. Nếu khi kéo cày trâu bò thường ngoảnh ñầu về phía bên phải thì nên ghép bên trái,
ngược lại thì ghép bên phải nhằm làm cho chúng ñi thẳng ñường hơn.
Khi mắc ách trâu cần chú ý ñặt ách nằm dưới chỗ chai. Muốn vậy dây óng buộc phải
vừa, không chặt quá hoặc lỏng quá. Nếu không ách trâu sẽ thấp hoặc cao quá làm vỡ vai trâu.
Cách chuyển ñộng khi cày ñôi: Cày trâu bò ñôi cần ñường vòng rộng nên cách cày phải
khác cách cày một. Có một số cách di chuyển như sau:
- Cày xung quanh: Sá cày thứ nhất cho cày sát bờ ở phía bên tay trái của người cày ñể
ñất lật ra ngoài, khi ñến góc cho trâu bò quanh phải. Khi cày ñường thứ nhất ñến hết mặt bờ
thứ tư thì cho chúng quanh phải gập lại, bắt ñầu cày úp mặt vào bờ thứ 4, ñến bờ thứ 3, thứ 2,
thứ 1 và cứ tiếp tục cày như vậy cho ñến khi gần hết. Khi còn ít có thể cày lại chỗ ñã cày ñể
có ñộ vòng quanh rộng, sau ñó cày nốt chỗ còn lại. Phương pháp cày này thường không phải
nhấc cày và dễ quanh nên cho năng suất cao.
- Cày theo luống kép: Sá thứ nhất cày cách bờ bên trái của người cày và vật là 2 m,
quanh vắt vòng sá thứ 2 cách sá thứ nhất cũng 2 m, sá thứ 3 tiếp vào sá thứ nhất ở mép bên
bờ, sá thứ 4 tiếp vào sá thứ 2 ở mép ngoài. Cứ như thế cày cho ñến khi sát vào bờ lại cắt
luống thứ 2. Khi cắt luống thứ 2, sá thứ nhất cách chỗ ñất ñã cày là 2 m, sá thứ 2 của luống
thứ 2 lại phải cày áp vào sá thứ 2 của luống thứ nhất. Cứ cày như vậy luống nọ tiếp luống kia
cho ñến khi hết ruộng. Phương pháp này phải quanh các ñầu luống nhiều và quanh về phía
bên phải, khó ñiều khiển hơn quanh trái nên năng suất không cao.
6.5. Sử dụng trâu bò kéo xe
Trâu bò có thể sử dụng cho kéo xe chở hàng hoá với khối lượng gấp nhiều lần khối
lượng cơ thể chúng. ðể phát huy cao nhất khả năng kéo của trâu bò phải chuẩn bị ách, xe và
xếp ñặt hàng hoá cẩn thận.
Ách phải trơn nhẵn vừa với kích cỡ cơ thể gia súc, ñiểm nối nằm phía ngoài tránh tổn
thương da. Lắp ñặt chắc chắn, tránh cọ xát trầy trượt da, không quá thít chặt ảnh hưởng ñến
tuần hoàn và hô hấp của gia súc. Có hai loại ách kéo xe là ách ñơn và ách ñôi, ách ñơn cho
một trâu hoặc một bò kéo, ách ñôi sử dụng cho hai trâu hoặc hai bò kéo ñôi. Cấu tạo và sử
dụng tương tự như cho trâu bò cày.
ðể tránh gây thương tổn gia súc khi kéo xe thì cần chú ý: chỉ cho trâu bò kéo xe khi
chúng hoàn toàn khoẻ mạnh, nếu kéo ñôi thì gia súc phải tương ñương về trọng lượng và kích
thước. Xe kéo phải có phanh ñể ñiều khiển tốc ñộ. Phải chú ý tạo cân bằng khi cho hàng lên
xe tránh nặng về phía trước làm gia súc chịu quá tải, hoặc nặng về phía sau gây tùng bê, hoặc
nghiêng hai bên dễ ñổ. Kéo xe vận chuyển ñường dài phải dừng nghỉ và uống nước ñầy ñủ,
nếu có ít thức ăn càng tốt.

VII. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỨC KÉO VÀ NĂNG SUẤT CÀY KÉO
Sức kéo và năng suất cày kéo là 2 nhân tố quan trọng ñánh giá hiệu quả lao tác của trâu
bò. Sức kéo tốt thì năng suất cày kéo cao. Song năng suất cao còn phụ thuộc cả vào vận tốc
làm việc, công cụ, sự thành thạo tay nghề của người sử dụng và yếu tố thời tiết.
Năng suất cày kéo ñược thể hiện bởi công thức:
N = P.L/t = P/V
Trong ñó:

258
N: Năng suất: (Nm/giờ).
P: Sức kéo (N)
L: Quảng ñường ñi (m)
t: Thời gian làm việc (giờ).
V: Vận tốc cày kéo (m/giờ).
Năng suất N phụ thuộc vào P, t và V, ñó là những yếu tố trực tiếp liên quan ñến sức làm
việc của mỗi con vật. Song các yếu tố gián tiếp như công cụ cải tiến, trình ñộ người sử
dụng… cũng có tác ñộng không nhỏ. Do ñó ñể nâng cao năng suất cày kéo cần có các biện
pháp sau:
7.1. Cải tiến chất lượng giống trâu bò
ðể có sức kéo cao, tầm vóc trâu bò phải lớn. Các giống trâu của ta hướng sản xuất chủ
yếu là cày kéo, tầm vóc không thấp hơn so với trâu nước ngoài, khả năng chịu ñựng ngoại
cảnh Việt Nam rất tốt. Do vậy, nhân giống thuần chủng hoặc cho giao phối chéo dòng giữa
các dòng trâu to (trâu ngố), với các dòng trâu nhỏ (trâu gié), kết hợp với chọn lọc cá thể theo
hướng nâng cao thể vóc của ñàn trâu có thể ñáp ứng cho nhu cầu cày kéo. Các giống bò nội
thường có thể vóc bé, sức kéo yếu. Tuy vận tốc của bò có cao hơn trâu, song năng suất cày
kéo nói chung là thấp. Hướng công tác giống phổ biến là Sin hoặc Zebu hoá ñể trong một thời
gian ngắn nâng cao thể vóc bò nội lên.
7.2. Cải tiến công cụ làm việc
Cải tiến công cụ là một khâu quan trọng trong việc nâng cao năng suất cày kéo. Theo tài
liệu của ðoàn Nguyên (1965) cày bừa trâu bò ñôi năng suất tăng từ 30-60%, năng suất lao
ñộng tăng 100%. Viện khoa học nông nghiệp (1962) ñã khảo sát năng suất làm việc của trâu ở
các loại nông cụ khác nhau (bảng 10.1). Loại xe trâu bánh bọc sắt, trục trơn xưa ñã thay thế
bằng xe bánh lốp, trục lót 2 ổ bi ñưa năng suất lên 2-3 lần.
Bảng 10.1: So sánh năng suất cày bừa một trâu và trâu ñôi

Loại nông cụ Năng suất (m2/ giờ) So sánh (%)


Cày 58 152 100
Cày 2-51 364 240
Cày Trung Quốc 482 385
Bừa chữ nhi 115 100
Bừa 2 thân 306 266
Bừa 5 mã 288 251
7.3. Nâng cao trình ñộ người sử dụng
Trình ñộ người sử dụng có tác ñộng trực tiếp ñến năng suất cày kéo. Người thạo việc
ñiều khiển cày bừa thoải mái, trâu bò ít tốn sức, khả năng làm việc dẻo dai hơn, trâu bò không
mất những ñường cày vô ích. Người không thạo việc, lúc cày nông, ñường sau phải cày lặp
lại, lúc cày sâu trâu bò không kéo nổi phí nhiều sức lực. Cùng công cụ, cùng trâu bò, nhưng
hai người sử dụng với trình ñộ nghề nghiệp khác nhau sẽ tạo ra năng suất làm việc rất chênh
lệch nhau.

259
7.4. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt
Thức ăn là nhân tố cơ bản ñể nâng cao sức kéo, có ñầy ñủ thức ăn, con vật mới duy trì
sức khoẻ, làm việc mới dai sức. Thức ăn còn làm tăng khả năng chống rét và sức ñề kháng
bệnh tật cho con vật. Do vậy, cần có kế hoạch cung cấp ñầy ñủ thức ăn, ñặc biệt trong vụ
ñông xuân ñể ñảm bảo năng suất làm việc tốt.
Muốn trâu, bò làm việc tốt, ban ñêm phải cho ăn ñủ, ngủ ñược yên, chuồng có mành che
muỗi. Buổi chiều muốn cho trâu bò làm việc khoẻ, ban trưa cho trâu bò vào chỗ mát, dùng
nước mát tắm dội, cho ăn cỏ tươi, nghỉ trưa yên tĩnh. Thực hiện nghỉ giải lao giữa buổi, cho
uống nước muối trước khi ra ñồng làm việc.
7.5. ðiều khiển sinh sản
Các vùng ñồng bằng cần nhiều sức kéo cần ñẩy mạnh sinh sản ñể tránh phải nhập trâu
bò từ miền núi. Trâu bò miền núi chuyển về xuôi khó thích nghi với ñiều kiện môi trường và
sử dụng ñể cày kéo. Mặt khác, phải tránh cho trâu bò ñẻ vào các thời vụ cày bừa khẩn trương,
vào mùa quá giá rét, khan hiếm thức ăn. Do vậy, tránh cho bò phối vào các tháng 2, 3, 4, 5, 9
và 10, tránh cho trâu phối vào các tháng 2, 3, 4, 5, 8 và 9.

CÂU HỎI ÔN TẬP:


1. Trình bày ñặc ñiểm cấu tạo của cơ vân hoạt hoạt ñộng co cơ.
2. Nguồn gốc năng lượng cho sự co cơ?
3. Tại sao phải cho bò giải lao trong quá trình lao tác?
4. Nêu các chỉ tiêu ñánh giá sức lao tác của trâu bò.
5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sức lao tác của trâu bò.
6. Phương pháp tính nhu cầu năng lượng cho trâu bò càu kéo?
7. Các loại thức ăn chính và chế ñộ nuôi dưỡng ñối với trâu bò cày kéo?
8. Phân tích các biện pháp chăm sóc và bảo ñảm sức khoẻ cho trâu bò cày kéo.
9. Phân tích cơ sở khoa học của các câu tục ngữ và ca dao nói về cách chọn trâu bò cày
kéo tốt.
10. Cách huấn luyện trâu bò cày kéo?
11. Cách sử dụng trâu bò cày và kéo?
12. Các biện pháp nâng cao sức kéo và năng suất cày kéo của trâu bò?
13. Phân tích sự khác nhau trong vấn ñề sử dụng sức kéo của trâu và của bò.
14. ðánh giá về tương lai sử dụng trâu bò cày kéo ở nước ta?
15. Phân tích các khía cạnh kinh tế-văn hoá-xã hội của chăn nuôi trâu bò cày kéo.

260
MÔ TẢ TÀI LIỆU
Nhan đề: Chăn nuôi Trâu Bò
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Xuân Trạch
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Nguồn phát hành: Trường ĐH Nông Nghiệp Hà nội

Sơ lược: Giáo trình Chăn nuôi trâu bò này nhằm cung cấp cho sinh viên đại học
ngành chăn nuôi những kiến thức chuyên khoa về chăn nuôi trâu và bò. Phát triển chăn
nuôi trâu bò, đặc biệt là ở nước ta, phải biết khai thác tối đa những ưu thế sinh học đặc
thù của hai loài gia súc nhai lại này nhằm tận dụng được tốt nhất những tiềm năng sẵn có
tại chỗ để đảm bảo tính bền vững cao cả về mặt kinh tế và môi trường sinh thái. Chăn
nuôi trâu bò một cách khoa học, có tính hệ thống và bền vững là mục tiêu chính mà giáo
trình này muốn trang bị cho sinh viên.
Yêu cầu đối với sinh viên trước khi học vào học phần này là đã học xong các học
phần cơ sở của ngành, đặc biệt là đã nắm vững được các kiến thức về hoá sinh động vật,
sinh lý học vật nuôi, di truyền-giống và dinh dưỡng gia súc. Ngoài giáo trình này, để nắm
vững và sâu hơn các kiến thức về chăn nuôi trâu bò sinh viên nên đọc thêm các tài liệu
tham khảo chính đã được liệt kê ở cuối giáo trình, đặc biệt là những tài liệu tiếng Việt số
10, 11, 12, 17 và 30. Hơn nữa, sinh viên phải tham gia đầy đủ và viết tường trình các bài
thực tập trong phòng thí nghiệm và thực tập giáo trình để củng cố kiến thức, luyện tập kỹ
năng chuyên môn và giải quyết các tình huống trong thực tiễn sản xuất.
Tài liệu tham khảo :

1. Chenost M. and Kayouli C. (1997) Roughage Utilization in Warm Climates.


FAO Animal and Health Paper 135. Rome.
2. Đinh Văn Cải, Nguyễn Quốc Đạt, Bùi Thế Đức, Nguyễn Hoài Hương, Lê Hà
Châu, Nguyễn Văn Liêm (1995) Nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp-Tp Hồ Chí
Minh.
3. Hafer, E. S. E. (1993) Reproduction in farm animals (6th Ed.). Lea & Febiger.
Philadelphia. 526 pp.
4. Hoàng Kim Giao, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Xuân Trạch, Phùng Quốc Quảng,
Trương Văn Dung, Nguyễn Văn Kiểm, Bùi Quang Tuấn, Phạm Kim Cương,
Tăng Xuân Lưu (2005) Cẩm nang chăn nuôi bò sữa. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
5. Hội chăn nuôi Việt Nam (2001) Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm Tập 3
(Phần chăn nuôi trâu và bò). NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
6. Lê Viết Ly (chủ biên) (1995) Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu
ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
7. Mai Văn Sánh và Lê Viết Ly (2004) Sổ tay chăn nuôi trâu bò cày kéo. NXB
Nông nghiệp-Hà Nội.
8. McDonald P., Adwards R.A., Greenhagh J.F.D. and Morgan C.A. (2002)
Animal Nutrition (6th Ed.). Longman.
9. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban
(2001) Giáo trình chăn nuôi trâu bò. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005) Chăn nuôi bò sinh sản. NXB Nông
nghiệp-Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Trạch (2003, 2004, 2005) Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi
gia súc nhai lại. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
12. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) Giáo trình chăn nuôi trâu bò
(Cao học). NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
13. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Văn Hoan (2000) Giáo trình Sinh lý sinh sản gia
súc (Cao học). NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Thưởng (1999) Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình. NXB
Nông nghiệp-Hà Nội.
15. Orskov E. R. (1994) Recent advances in understanding of microbial
transformation in ruminants. Livestock Production Science 39: 53-60.
16. Orskov E. R. (1998) Feed evaluation with emphasis on fibrous roughages and
fluctuating supply of nutrients: A review. Small Ruminant Research 28: 1-8.
17. Orskov E. R. (2005) Nuôi dưỡng gia súc nhai lại: Những nguyên lý cơ bản và
thực hành. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
18. Orskov E. R. and M. Ryle (1990) Energy nutrition in ruminants. Elsevier.
19. Owen J. (1995) Cattle Feeding. Farming Press. United Kingdom.
20. Philips C. J. C. (2001) Principles of Cattle Feeding. CABI Publishing.
21. Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch (2002) Khai thác sữa năng suất-
chất lượng-vệ sinh. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
22. Phùng Quốc Quảng và Nguyễn Xuân Trạch (2003) Thức ăn và nuôi dưỡng bò
sữa. NXB Nông nghiệp- Hà Nội.
23. Pozy P. và Vũ Chí Cương (2002) Phương pháp tính nhu cầu dinh dưỡng cho bò
và giá trị dinh dưỡng của thức ăn ở miền Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp-Hà
Nội.
24. Pozy P., D. Dehareng và Vũ Chí Cương (2002) Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt
Nam: Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. NXB Nông
nghiệp- Hà Nội.
25. Preston T. A. (1995) Tropical animal feeding - A manual for research worker.
FAO animal production and health paper 126. Rome.
26. Preston T. R. and R. A. Leng (1987) Matching ruminant production systems
with available resources in the tropics and subtropics. PENAMBUL Books Ltd.
Armidale. NSW. Australia.
27. Theodorou M. K. and France J. (ed.) (2000) Feeding Systems and Feed
Evaluation Models.CABI Publishing.
28. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) Giáo trình
Sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp-Hà Nội.
29. Van Soest P. J. (1994) Nutritional Ecology of the Ruminant (2nd ed.). Cornell
University Press. Ithaca and London.
30. Vũ Chí Cương và Nguyễn Xuân Trạch (chủ biên) (2005) Nâng cao các kỹ
năng về di truyền, sinh sản và lai tạo giống bò thịt nhiệt đới. NXB Nông nghiệp-
Hà Nội.

You might also like