Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP ĐỀ 2

1) Hợp chất X đơn chức có công thức đơn giản nhất là CH2O. X tác dụng được với dung dịch
NaOH nhưng không tác dụng được với Na. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2COOH. B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3. D. OHCCH2OH.
2) Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra bao nhiêu este là đồng phân cấu tạo của
nhau?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
3) Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được
axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3. B. HCOO-CH=CH-CH3.
C. CH3COO-CH=CH2. D.HCOO-C(CH3)=CH2.
4) Đun 7,4 gam este X có CTPT C 3H6O2 trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn
toàn thu được 3,2 gam ancol X và một lượng muối Z. Công thức cấu tạo của X và khối lượng
của Z là
n(ancol) = n(X) = 7,4/74 = 0,1 mol M(X) = 3,2/0,1 = 32 => X: CH3OH
m(Z) = m(este) + m(NaOH) – m(ancol) = 7,4 + 0,1 x 4 – 3,2 = 8,2g
A. HCOOC2H5; 8,2 gam. B. CH3COOCH3; 8,2 gam.
C. HCOOC2H5; 4,1 gam. D. CH3COOCH3; 4,1 gam
5) Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa
đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH,
thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là
Este no, đơn chức, mạch hở => n(CO2) = n(H2O) = 6,38/44 =0,145 mol
Bảo toàn nguyên tố O: n(O) = 2n(CO2) + n(H2O) - 2n(O2)
=> n(O) = 2 x 0,145 + 0,145 -2 x 3,976/22,4 = 0,08 mol
=> n(X) = 0,04 mol
 C = 0,145/0,04 = 3,625

A. C2H4O2 và C3H6O2. B. C3H4O2 và C4H6O2.
C. C3H6O2 và C4H8O2. D. C2H4O2 và C5H10O2
6) Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng). B. Dung dịch NaOH (đun nóng).
C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng). D. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
7) Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại
A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat.
8) Cho Saccarozơ , Glucozơ , fructozơ, tinh bột , xenlulozơ .Các chất tan trong nước là:
A. Glucozơ , fructozơ, tinh bột B. fructozơ, tinh bột , xenlulozơ
C. Saccarozơ , Glucozơ , fructozơ D. Saccarozơ , fructozơ, tinh bột
9) Nhỏ iot vào trái chuối xanh thấy có màu xanh tím vậy chứng tỏ chuối xanh có chất gì?
A. Tinh bột B. Glucozơ C. Saccarozơ D . Fructozơ
10)Đun nóng dung dịch chưa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Glucozo  2Ag n(glu) = 18/180 = 0,1 mol => n(Ag) = 0,1 x 2 = 0,2 mol
m(Ag) = 0,2 x 108 = 21,6g
A. 10, 8 B. 32,4 C. 16,2 D. 21,6
11)Lên men 10kg glucozơ (chứa 19% tạp chất) thu được V lit ancol etylic 46 0. Biết sự hao hụt trong
quá trình sản xuất là 10% và khối lượng riêng của C2H5OH là 0,789g/ml. Giá trị của V là
C6H12O6 → 2C2H5OH+ 2CO2
Do có chứa 19% tạp chất nên lượng glucozo nguyên chất là:
10 - (10 x 19%) = 8,1 kg
n(C6H12O6) = 8,1/180 = 0,045 mol
Vì rượu hao hụt mất 10% nên:
n(C2H5OH) = 0,045/100 x 90 x 2 = 0,081 mol
m(C2H5OH) = 0,081 x 46 = 3,726 kg
V(C2H5OH) = 3,726/0,789 =4,722 lít
V(C2H5OH) = 4,722/46 x 100=10,266 lít

A. 11,5 B. 10,626 C. 10,266 D. 9,239


12)Có một số nhận xét về cacbonhiđrat như sau:
(1)Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể bị thủy phân
(2)Glucozơ, fructozơ, saccarozơ đều tác dụng được với Cu(OH)2 và có khả năng tham gia phản
ứng tráng bạc
(3)Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau
(4)Phân tử xenlulozơ được cấu tạo bởi nhiều gốc β-glucozơ
(5)Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozơ
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là : (1); (4) đúng
A.2 B. 5 C. 4 D. 3
13)Có bao nhiêu hợp chất amin thơm đơn chức có cùng công thức phân tử C 7H9N?
A. 4 chất B. 5 chất C. 6 chất D. 7 chất
14)Để khử mùi tanh của cá mè trước khi nấu người ta dùng chất nào sau đây:
A. muối B. giấm C. rượu trắng D. B hoặc C
15)Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5 –CH2 –NH2 ?
A. Phenylamin. B. Benzylamin. C. Anilin. D. Phenylmetylamin
16)Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch alanin B. Dung dịch glyxin C. Dung dịch lysin D. Dung dịch valin
17)Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit.
18)Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO 2; 2,80 lít khí N2 (các
thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Bảo toàn nguyên tố C: nC = n(CO2) = 16,8/22,4 = 0,75 mol
Bảo toàn nguyên tố H: nH = 2 x n(H2O)  = 2 x 20,25/18 = 2,25 mol
Bảo toàn nguyên tố N: nN = 2 x  n(N2)  = 2 x 2,8/22,4 = 0,25 mol
⇒ nC : nH : nN = 0,75 : 2,25 : 0,25 = 3 : 9 : 1
 CTPT của X là C3H9N

A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N


19)Để trung hoà 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 g dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung
dịch được 16,3 g muối khan. X có công thức cấu tạo:
n(amino axit) = 0,1 mol n(NaOH) = 8/40 =0,2 mol
Tỉ lệ 1 : 2 => có 2 nhóm –COOH
=> NH2 – R –(COOH)2  Muối khan NH2 –R –(COONa)2
 R= 13 = -CH
A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N–CH(COOH)2.
C. (H2N)2CH-COOH. D. H2N-CH2-CH(COOH)2
20)Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, N, O) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A
so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO 2 ; 6,3 gam H2O và
1,12 lít N2 (đo ở đktc). Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A và B.
d(A/H2) = 44,5 ⇔ M(A)/M(H2) = 44,5 → M(A) = 44,5 x 2 = 89

A. H2N–CH2–CH2–COO–CH3 B. CH3–CH(NH2)–COO–C2H5
C. H2N–CH2–COO–CH3 D. H2N–CH2–CH(NH2)–COO–C2H5
21)Tripeptit X có công thức sau: H2N –CH2 –CONH –CH(CH3) –CONH –CH(CH3) –COOH.Thủy
phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M .Khối lượng chất rắn thu được khi
cô cạn dung dịch sau phản ứng là:
Tripeptit thủy phân với 0,4 mol NaOH tạo sản phẩm gồm :
muối , 0,1 mol NaOH và 0,1 mol H2O
BTKL: mrắn = mX + mNaOH – mH2O = 35,9g
A.28,6g B.22,2g C.35,9g D.31,1g
22)Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Sữa tươi để lâu sẽ bị vón cục, tạo thành kết tủa do bị lên men làm đông tụ protein
B. Amino axit có khả năng tham gia phản ứng este hóa vì có nhóm chức amino
C. Lớp váng nổi lên khi nấu thịt, cá là hiện tượng đông tụ protein
D. Với lòng trắng trứng, Cu(OH)2 đã phản ứng với các nhóm peptit – CO – NH – cho sản
phẩm màu tím

You might also like