Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BÀI TẬP NHÓM

Học phần: Phân tích tài chính theo tình huống


Mã lớp học phần: 222TC3601
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Tô Thị Thanh Trúc

DANH SÁCH NHÓM:

STT Mã SV Lớp SV Họ lót Tên

1 K204041186 K20404 Huỳnh Thị Diễm Quỳnh


2 K204040222 K20404 Phạm Trần Cẩm Vi
3 K204040198 K20404 Nguyễn Hãi Nghi
4 K204040195 K20404 Đỗ Phương Nam

I. CASE_BURNER
1. Đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Những điểm mạnh và
những điểm đáng lưu tâm của công ty là gì?
Trong tình huống này, đề cập đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của cặp vợ
chồng Bob và Maggie đối với cơ sở kinh doanh vườn ươm - Horniman Horticulture, gần
Lynchburg Virginia mua lại từ bố của Bob với giá trị là $999,000. Trong đó, Bob chịu trách
nhiệm điều hành công việc kinh doanh, còn Maggie sẽ là người giám sát tài chính của vườn
ươm. Nhìn vào giai đoạn phát triển của vườn ươm trong ba năm trước đó, đạt được những
thành tựu đáng tự hào đối với Bob. Hoạt động của vườn ươm đã lấp đầy 52 nhà kính và 40
mẫu ruộng năng suất và sử dụng 12 nhân viên toàn thời gian và 15 nhân viên thời vụ. Doanh
số chủ yếu đến từ các vườn ươm bán lẻ trên khắp khu vực giữa Đại Tây Dương. Cho thấy,
phạm vi thu nhập và tiếng tăm của vườn ươm đang được phát triển khá tốt trong khu vực
với nhiều sản xuất ưu việt, đa dạng hóa bao gồm cả các sản phẩm cây trồng lâu năm và
những loại cây trồng hằng năm đang được mở rộng phát triển mạnh mẽ với mức 40% tổng
các mặt hàng. Như vậy, trong năm qua, Horniman Horticulture đã có sự gia tăng đáng kể
trong hoạt động kinh doanh từ các vườn ươm nhỏ. Mặc dù, chi phí vận chuyển hàng tồn kho
đặc biệt nặng nề đối với những khách hàng, nhưng nhờ vào những cải thiện nhẹ trong điều
kiện tín dụng đã đi kèm với sự gia tăng đáng kể trong doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, chi
phí bán hàng, chi phí quản lý và giá vốn hàng bán nói chung là tăng khá cao bởi vì doanh
thu tăng làm cho chi phí cũng tăng theo. Việc thay đổi loại cây trồng làm gia tăng chi phí
qua các năm. Đồng thời, nhờ vào việc thay đổi này mà một số người mua đã trả giá cao hơn
với giống cây trồng phù hợp với thị trường, điều đó cũng làm giá vốn tăng trưởng không
ngừng qua các năm.
Với sự giúp đỡ của Maggie, anh ấy đã kiểm soát chặt chẽ chi phí. Ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp là rõ ràng khi tỷ lệ thanh toán tiền mặt/các khoản phải trả cho
khách hàng giảm nhanh từ 85%  (2002) xuống 5% (2005), chỉ số này cho thấy khả năng
thanh toán của công ty đã gặp  vấn đề nghiệm trọng có thể không trả được nợ khi đến hạn. 
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt khi gia tăng mạnh các  khoản phải
thu và hàng tồn kho đồng thời tỷ lệ tiền mặt cũng suy giảm rõ rệt. Doanh thu tăng chậm,
khoảng 25% trong bốn năm. Chi phí SG&A, Depreciation  cũng như chi phí thuế của công ty
giữ tương đối ổn định qua các năm .

Profit and loss   2002  2003  2004  2005


statement 

Revenue  788.5  807.6  908.2  1048.8

SG&A expense  301.2  302.0  356.0  404.5

Depreciation  34.2  38.4  36.3  40.9

=> Các chi phí tương đối ổn định có nghĩa là một động lực tốt để tạo ra nhiều lợi  nhuận hơn.
Lợi nhuận đang tăng lên, được thể hiện bằng biên lợi nhuận ròng tăng từ  4.1% đến 5.8%
trong giai đoạn 2002 - 2005.  
Hiệu suất tài chính của công ty Horniman có vẻ mạnh mẽ: 
2002  2003  2004  2005  Benchmark

Revenue growth  2.9%  2.4%  12.5%  15.5%  (1.8)%

Net profit margin  4.1%  3.1%  5.7%  5.8%  2.8%

Return on assets  3.2%  2.4%  4.7%  5.1%  2.9%

Return on capital  3.3%  2.5%  4.8%  5.4%  4.0%

- Trong khi tăng trưởng doanh thu của các nhà sản xuất làm vườn khác là âm 1.8%  (cho
thấy môi trường ngành kém), thì Horniman lại có một hiệu suất tốt; 
- Lợi nhuận ròng của công ty luôn vượt trội so với điểm chuẩn là 2.8% trong 3  năm qua; 
- Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn đang trong xu hướng  tăng
và hoạt động tốt hơn so với chỉ số chung toàn ngành.

2002  2003  2004  2005

Revenue  788.5  807.6  908.2  1048.8

Cash  120.1  105.2  66.8  9.4

Purchase  140.8  145.2  161.2  185.1

Cash/revenue  15%  13%  7%  1%

Cash/Purchase  85%  72%  41%  5%

Tình hình tài chính hiện tại của công ty là không ổn định. Tỷ lệ Cash/Revenue chỉ  bằng
1% nhỏ hơn mục tiêu đề ra 8%. Tỷ lệ Cash/Purchases của công ty giảm nhanh vào  năm 2005,
cho thấy năm sau công ty sẽ không có tiền mặt để mua mà phải mua bằng  tín dụng thương
mại hoặc buộc phải vay nợ. 
Bảng 1: Bảng thể hiện của tỷ trọng của lợi nhuận so với doanh thu giai đoạn 2002-
2005

Dựa vào bảng trên, nếu ta có 100 đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 4.1 đồng, 3.1 đồng, 5.7 
đồng, 5.8 đồng lợi nhuận lần lượt vào các năm 2002, 2003, 2004, 2005. Ta thấy được, tỉ 
trọng lợi nhuận sau thuế so với doanh thu khá thấp, 100 đồng doanh thu chỉ thu được không 
quá 6 đồng. Như vậy, có thể nói lợi nhuận sau thuế vẫn chưa tương xứng với doanh thu, câu 
hỏi đặt ra ở đây là “Liệu doanh nghiệp có cần điều chỉnh cách hoạt động để tạo ra lợi   nhuận
nhiều hơn hay không?”
* Đánh giá tỷ số tài chính
Rõ ràng là công ty đang vận hành cực kỳ hiệu quả, khả năng tạo lợi nhuận và tăng trưởng
tốt nên các chỉ số tăng trưởng doanh thu, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên
lợi nhuận đều tăng cao qua từng năm và vượt xa trung bình ngành. Biên lợi nhuận của doanh
nghiệp năm 2005 đạt 5.4% cao gấp đối trung bình ngành chỉ có 2.8%.
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA và tỷ lệ thu nhập trên vốn ROC đều khá tốt, nhìn chung
là tăng đều trong giai đoạn 2002 – 2005. ROA của doanh nghiệp đạt 5.1% vào năm 2005, gấp
1.8 lần trung bình ngành là 2.9%. ROC của doanh nghiệp cũng đạt thành tích ấn tượng vào
năm 2005 là 5.4%, cao hơn trung bình ngành là 4.0%. Doanh nghiệp đang làm rất tốt trong
việc quản lý, sử dụng tài sản và vốn, hoàn toàn không gặp khó khăn việc biến tài sản cũng
như là vốn để tạo thành lợi nhuận cho công ty.
So với những con số ấn tượng ở các chỉ số tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp lại có chỉ số
ngày thu tiền khoản phải thu quá cao. Ngày thu tiền của doanh nghiệp tăng qua từng năm và
luôn cao hơn trung bình ngành, đến năm 2005 chỉ số này đạt 50.9 ngày, gấp 2.3 lần trung bình
ngành là 21.8 ngày. Trong khi đó chỉ số ngày trả tiền cho nhà cung cấp là quá thấp.
Ngày trả tiền của doanh nghiệp giảm dần qua các năm, đạt 9.9 ngày vào năm 2005 và nhỏ
hơn 2.7 lần so với trung bình ngành. Điều này là do chính sách cẩn trọng của bà Maggie trong
việc sử dụng tài trợ, cố gắng thanh toán khoản phải trả trong vòng 10 ngày để nhận chiết
khấu.
Số ngày tồn kho của doanh nghiệp tăng dần theo từng năm và luôn cao hơn trung bình
ngành, năm 2005 chỉ số này đạt 476.3 ngày, hơn trung bình ngành 90 ngày. Bên cạnh việc
quản lý hàng tồn khi chưa hiệu quả thì một trong những lý do chính là do doanh nghiệp đang
thay đổi cơ cấu sản phẩm qua dòng cây trưởng thành có thời gian tăng trưởng lên đến 2-5
năm.
Chỉ số vòng quay tài sản cố định thuần của doanh nghiệp khá ổn định, luôn ở mức 2.4
trong giai đoạn 2002-2004. Vào năm 2005, chỉ số này tăng lên thành 3.0, cao hơn trung bình
ngành là 2.7. Doanh nghiệp đang quản lý hiệu quả tài sản cố định của mình. 1 đồng tài sản cố
định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đang tạo ra 3 đồng doanh thu.

2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty. Tính dòng tiền hoạt động, dòng tiền tự
do. Đánh giá dòng tiền của công ty? Những lý do nào làm suy giảm dòng tiền của công
ty?
Mức tiền mặt vào năm 2005 khá thấp so với mục tiêu hoạt động kinh doanh là 8% doanh
thu hàng năm. Dựa theo bảng cân đối kế toán, có thể thấy dòng tiền trong giai đoạn năm 2002
đến 2005 giảm một cách đáng lo ngại, từ $120,100 giảm nhẹ trong năm 2003 nhưng bước qua
năm 2004 giảm đến 37% so với năm trước đó, sang năm 2005 giảm càng mạnh hơn xuống
còn $9,400 tương đương với 86% so với năm 2004.
Bảng 2: Bảng lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2003-2005
Thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ (Bảng 2), có thể thấy được trong kỳ doanh nghiệp
Hortiman Horticulture chủ yếu lấy tiền từ các khoản phải thu từ khách hàng, các khoản chiết
khấu, các tài sản khác.. Tuy nhiên, các khoản thu bằng tiền là rất thấp, doanh nghiệp cho phép
thời gian tất toán của khách hàng có thể được kéo dài, mặc dù, điều này giúp nhận được sự
thiện cảm từ họ, nhưng với lượng tiền tăng nhẹ hay thậm chí là không tăng trưởng khi xem
xét khoản phải thu từ năm 2003 -2005 đều mang giá trị âm, cụ thể vào năm 2005 khoản phải
thu là -$26.900. Bên cạnh đó, lượng hàng tồn kho lại quá nhiều, đỉnh điểm là năm 2005 là
$133,500 giá trị hàng tồn kho đang còn tồn đọng, cao gần gấp 5 lần so với trung bình 2 năm
trước đó. Như vậy, giả sử tình hình huống đặt ra trong năm 2006, thời tiết khắc nghiệt dẫn
đến phá hủy hầu hết lượng hàng tồn kho là các sản phẩm cây trồng tại vườm ươm của doanh
nghiệp, thì khả năng khủng hoảng tài chính là vô cùng lớn, do doanh nghiệp phụ thuộc vào
hàng tồn kho và các khoản chiết khấu từ các nhà cung cấp. Đồng thời, từ bảng lưu chuyển tiền
tệ này còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp là khá cao, song song
với chính sách trả nợ sớm để được hưởng 2% chiết khấu từ nhà cung cấp. Thế nhưng, Maggie
không muốn vay nợ ngân hàng, trong khi thu thì ít mà chi thì nhiều, với dòng tiền thuần cung
cấp cho hoạt động tài chính là $0 (Bảng 2), đồng nghĩa dòng tiền nội sinh không đủ để dự
phòng cho một khoản rủi ro nào và dòng tiền ngoại sinh là gần như không có, có thể dự báo
gánh nặng tài chính về dòng tiền hiện tại rất lớn cho doanh nghiệp trong tương lai.
Bảng 3: Bảng phân tích dòng tiền tự do giai đoạn 2003-2005

FCF = OCF – Capital expenditure – Net change NWC 


FCF = EBIT (1-T) + Depreciation – Capital expenditure – Net change 

Tiếp đó, dựa theo dữ liệu tính được từ bảng phân tích dòng tiền (Bảng 3), nhìn
vào
chúng ta sẽ chú ý đến hai yếu tố là OCF - dòng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp và FCF – dòng tiền tự do. Đầu tiên, OCF cho thấy
dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp vẫn đảm bảo được cho nhu cầu kinh doanh và
duy trì mức tăng hiệu quả. Thế nhưng, dòng tiền tự do của doanh nghiệp giai đoạn
2002 – 2005 lại ở mức $0 hay thậm chí là âm, với mức thu hẹp này, có thể báo hiệu
rằng các công ty không thể duy trì tăng trưởng thu nhập. Một FCF không đủ cho
tăng trưởng thu nhập có thể buộc các doanh nghiệp tăng mức nợ hoặc không có
thanh khoản để duy trì hoạt động kinh doanh. Như vậy, Hortiman Horticulture trong
trường hợp này lại không vay nợ, FCF hạn hẹp, nhưng vẫn mong muốn đảm bảo
tính thanh khoản cao tối ưu cho nhà cung cấp. Vậy đây có phải một lựa chọn mạo
hiểm để có lợi nhuận cao? Ngược lại, FCF tiêu cực có thể không nhất thiết có nghĩa
là một doanh nghiệp đang gặp rắc rối về tài chính, mà thay vào đó, đầu tư mạnh vào
việc mở rộng thị phần, điều này có thể sẽ dẫn đến tăng trưởng trong tương lai. Tuy
nhiên, với Hortiman Horticulture, việc này sẽ là một thách thức, trong khi đặc thù
của các sản phẩm là khả năng chịu rủi ro kém và không có một khoản dự phòng hiệu
quả sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn thế.
*Những lý do suy giảm của dòng tiền:
Thứ nhất, Maggie thể hiện quyết tâm duy trì trách nhiệm tài chính bằng cách
tránh vay nợ ngân hàng và trả tiền cho nhà cung cấp đủ sớm để nhận được bất kỳ
khoản chiết khấu thương mại nào. Cô ấy tin rằng các khoản thanh toán lãi suất có
thể không thể đáp ứng được nếu thời tiết bất lợi quét sạch hàng tồn kho của họ. Lúc
này, xuất hiện vấn đề hiện tại nghiêm trọng của vườn ươm chính là thiếu hụt tiền
mặt, rủi ro về hàng tồn kho khá cao vì bị lệ thuộc nhiều vào thời tiết.
Thứ hai, nhằm thu hút và nhận được sự yêu mến, tin tưởng về khách hàng và
nhân viên. Doanh nghiệp cho phép khách hàng kéo dài thời gian thanh toán các
khoản nợ khi mua hàng, như vậy, lượng tiền mặt để duy trì hoạt động kinh doanh
thu được từ khoản phải thu khách hàng là rất thấp.
Bên cạnh đó, phần lớn hàng tồn kho phải mất từ hai đến năm năm mới đủ để bán,
mặc dù Bob đang mở lực mở rộng quy mô nhưng đây cũng được xem là một trở
ngại cho việc lưu thông dòng tiền.
Đặc biệt, để đền bù cho các dịch vụ của Browns đối với doanh nghiệp, họ đã rút
ra mức lương hàng năm là $ 50,00 (được chia thành chi phí bán hàng & quản lý) cho
mỗi năm trong ba năm qua. Số tiền này thực sự là toàn bộ thu nhập của gia đình.
Kết luận: Dòng tiền hiện tại của công ty bị âm cho thấy đang gặp khó khăn trong
quá  trình tiêu thụ sản phẩm hoặc khó thu hồi tiền. Điều này đồng nghĩa với việc
công ty chỉ  mới ghi nhận lãi trên sổ sách chứ chưa thu được tiền về. Khi đó, công ty
sẽ phải bù đắp  bằng dòng tiền đầu tư hoặc dòng tiền hoạt động tài chính, như vay
nợ, huy động thêm  vốn từ cổ đông, thanh lý tài sản… Nếu tình trạng này kéo dài thì
sẽ mất khả năng thanh  toán, gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc
khó thu hồi, khiến công ty  chìm vào gánh nặng nợ nần, kết quả kinh doanh đi
xuống. 

3. Tính chu ký kinh doanh và chu kỳ hoạt luân chuyển tiền của công ty, so sánh qua các
năm

Bảng 4: Bảng chu kỳ kinh doanh và chu kỳ hoạt luân chuyển tiền của công ty giai đoạn
2002-2005

Từ bảng phân tích có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2005, chu kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng (từ 424 ngày lên 476 ngày). Trong chu kỳ này, cả
thời gian tồn kho và thời gian thu tiền đều tăng, nhưng tốc độc tăng của thời gian thu tiền
nhanh hơn qua từng năm:

2003 2004 2005


Tốc độ tăng của thời gian tồn kho 101,86% 101,02% 109,12%

Tốc độ tăng của thời gian thu tiền 107,40% 106,67% 106,04%

Có thể thấy tốc độ tăng của hàng tồn kho có sự biến động không ổn định, trong đó năm
2005 tăng độ biến (từ 101,2% lên 109,12%), bên cạnh đó tốc độ tăng của thời gian thu tiền có
xu hướng chậm dần (từ 107,4% còn 106,04%), tuy nhiên khi so sánh tốc độ của thời gian tồn
kho và thời gian thu tiền, có thể thấy thời gian thu tiền vẫn tăng nhanh hơn. Bên cạnh đó, tỷ
trọng trong chu kỳ kinh doanh cũng tăng ( từ 8,99% lên 9,65%), trong khi đó tỷ trọng của
thời gian tồn kho có sự giảm nhẹ (từ 91,02% còn 90,35%). Điều này cho thấy, chu kỳ kinh
doanh của công ty tăng phần lớn là do thời gian thu tiền kéo dài. Với sự kéo dài của chu kỳ
kinh doanh sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ luân chuyển vốn. 
Chu kỳ luân chuyển tiền của công ty cũng tăng đều qua các năm từ (451 ngày lên 517
ngày) . Đây là một biểu hiện đáng lo ngại, vì chu kỳ luân chuyển tiền của công ty càng dài,
vốn của công ty càng buộc chặc vào vốn lưu động mà không tạo ra lợi ích từ khoản này.
Nguyên nhân chu kỳ này càng dài chủ yếu do thời hạn của các khoản phải trả ngày càng ngắn
(từ 16 ngày còn 10 ngày), trong khi đó thời gian thu tiền ngày càng dài (từ 42 ngày lên 51
ngày). Theo dự báo những năm tiếp theo của Bob, thị trường đang có nhu cầu lớn đối với
những cây trưởng thành có thể trang tri ngay lập tức, nhưng thời gian để cây con của công ty
trưởng thành là từ 2 đến 5 năm. Với dự đoán này, công ty có thể có triển vọng trong tương lai
nhưng không thể giải quyết nhu cầu tức thời. Bên cạnh đó, tiền mặt của công ty gần đây cũng
giảm. Với tình trạng này, mặc dù với kế hoạch trả tiền hàng sớm để hưởng chiết khấu nhưng
điều này có thể khiến công ty đối mặt với khó khăn trong việc thanh toán các khoản phải trả
đến hạn và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường. Những điều này khiến công ty giảm khả
năng quản lý vốn linh hoạt và hoạt động trơn tru của doanh nghiệp.
Với tình hình kéo dài của cả 2 chu kỳ này sẽ khiếng công ty gặp vấn đề trong hoạt động
sản xuất và quản lý vốn của công ty. Hiện tại, công ty đã nắm bắt nhu cầu thị trường, có kế
hoạch mua thêm đất. Kế hoạch này với mục đích mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị
trường, tuy nhiên hiện tại công ty cần giải quyết vấn đề quản trị nguồn vốn bên trong của
doanh nghiệp trước tiên. Cụ thể là, nhanh chóng thu tiền hoặc tăng thời hạn trả tiền, hoặc làm
cả hai việc cùng lúc để tăng vòng quay vốn lưu động. 

4. Dự báo tài chính trong năm tới cho công ty (2006), giả sử tăng trưởng doanh thu của
công ty trong năm tới là 30%.
Với việc mua lại tài sản bổ sung, Maggie dự kiến chi phí đầu tư năm 2006 là 75.000 đô la.
Mặc dù cô ấy không định tài trợ cho việc mua nhà, nhưng lãi suất thế chấp hiện hành  đang ở
mức 6,5%. Chi phí khấu hao dự kiến cho năm 2006 là $ 46,000. Bob lạc quan về năm tới.
Với sức mạnh không ngừng của nền kinh tế địa phương, ông  dự kiến sẽ có nhiều nhu cầu
để tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Bởi vì phần lớn hàng tồn  kho phải mất từ hai đến năm
năm mới đủ để bán, những nỗ lực mở rộng quy mô hàng đầu  của ông đã có kết quả một thời
gian. Bob chắc chắn rằng năm 2006 sẽ là một năm nổi tiếng,  với doanh thu dự kiến đạt mức
tăng trưởng kỷ lục 30%. Ngoài ra, ông mong muốn đảm bảo  các cơ hội phát triển dài hạn với
việc đóng cửa dự kiến vào tháng tới trên một thửa đất nông  nghiệp rộng 12 mẫu Anh lân
cận. 

Bảng 5: Bảng dự báo tài chính của công ty trong năm 2006 
5. Với mức tăng trưởng mạnh dự kiến trong năm tới (2006), dòng tiền của công ty có
được cải thiện?

Bảng 6: Bảng phân tích dòng tiền tự do của công ty năm 2006

Qua những phân tích trên cho thấy về dự báo năm 2006, lượng tiền mặt vẫn giảm mạnh, 
khủng hoảng nghiệm trọng với mức -$169,100. Hàng tồn kho vẫn rất cao gần 2 lần so với 
năm 2005, doanh nghiệp vẫn chịu sức ép lớn về tổn thất khi thời tiết thất thường bất ngờ
trong khi lượng tiền mặt khan hiếm trầm trọng. Mặc dù, lợi nhuận thuần tăng từ $60,800 lên 
$83,400, thể hiện được khả năng kinh doanh và việc mở rộng quy mô của Bob đem lại 
nguồn lợi nhuận khá tốt, kèm theo đó là mức tăng 30% của doanh thu dự kiến của Maggie 
trong năm này. Tuy nhiên, những thay đổi trong năm 2006 vẫn chưa đáp ứng được tính 
thanh khoản về tiền mặt cho doanh nghiệp, dòng tiền tự do vẫn không ở mức như mong đợi.
Tiếp đến, khi quan sát bảng cân đối kế toán dựa trên dự báo tài chính năm 2006 (bảng  4), có
thể thấy được khoản chênh lệch không nhỏ giữa Accounts receivable và Accounts  payable
gấp 5 lần nhau. Đây cũng được xem là một trong những lý do khiến dòng tiền rơi  xuống đáy
của sự khủng hoảng. “Liệu đây có phải là một chính sách hiệu quả hay không  khi doanh
nghiệp đang trả tiền cho nhà cung cấp nhanh hơn gấp 5 lần so với thu tiền từ  khách hàng của
mình?” 

6. Các bạn có đồng tình với chính sách quản lý khoản phải trả của Maggie Brown?
Chính sách quản lý khoản phải trả của Maggie gồm hai ý:
- Không vay nợ ngân hàng;
- Thanh toán tiền sớm cho các nhà cung cấp để được hưởng mức chiết khấu thanh
toán.
Maggie theo đuổi chính sách này là vì cô ấy lo sợ rủi ro hàng tồn kho có thể bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi yếu tố thời tiết bất lợi. Khi đó, công ty sẽ bị thiệt hại nặng nề
và khó trả những khoản lãi vay kịp thời, từ đó có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính
trong công ty.
Tuy nhiên, các vấn đề đã xuất hiện gần đây rằng mức tiền mặt đã giảm trong bảng
cân đối kế toán của công ty xuống còn 9400 đô la vào năm 2005, đó là một sự sụt giảm
rất lớn so với những năm trước và sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Maggie đã cố gắng
hết sức để trả cho các nhà cung cấp của họ sớm để được giảm giá với mức chiết khấu cho các
khoản thanh toán trước nhưng chiết khấu thương mại không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn
tốt nhất. Khoảng cách giữa các kỳ khoản phải thu và phải trả đã tạo ra một vấn đề thanh
khoản ngắn hạn dẫn đến sự thiếu hụt về số dư tiền mặt.

7. Các phương án để giải quyết vấn đề dòng tiền của doanh nghiệp?
Để giải quyết vấn đề thanh khoản này, công ty có một số giải pháp thay thế.
- Đưa ra những chiết khấu thanh toán cho khách hàng: Kỳ thu tiền bình quân của
doanh nghiệp đang lâu hơn gấp 2 lần so với mức chuẩn, điều này kìm hãm sự tận
dụng hiệu quả của nguồn tăng doanh thu. Vì vậy doanh nghiệp cần có những
khoản chiết khấu để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm và cải thiện chu
kỳ thanh toán của khách hàng;
- Tăng vốn từ nguồn vay ngân hàng: Dòng tiền mặt của doanh nghiệp đang rất
thấp và vì phân khúc cây trồng trong năm tới sẽ chuyển sang trồng cây lâu năm,
cần nhiều thời gian để thu lại lợi nhuận nên việc vay thêm tiền từ ngân hàng là
điều cần thiết để đảm bảo tính thanh khoản trong tương lai;
- Tận dụng kỳ hạn thanh toán khoản phải trả: Công ty có biên lợi nhuận cao nên
không nhất thiết phải trả cho nhà cung cấp sớm. Thay vào đó, họ có thể tận dụng
kỳ hạn 30 ngày để có thể giữ số dư tiền mặt càng lâu càng tốt. Số tiền dư thừa
doanh nghiệp có thể dùng số tiền đó để đầu tư vào mở rộng sản xuất hay đảm
bảo an toàn tài chính trong tương lai;
- Giảm thiểu đầu tư vào tài sản cố định: Việc chuyển sang trồng cây lâu năm sẽ
giảm thiểu những rủi ro về thời tiết bất lợi.
- Sử dụng hạn mức tín dụng của mình để đáp ứng các yêu cầu về số dư tiền mặt bắt buộc,
điều này sẽ giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru. Cơ chế hạn mức tín dụng này giúp cho các
nhà điều hành giải quyết vấn đề nêu trên giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt và thanh toán các
tài khoản bằng cách sử dụng các khoản vay ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng mặt
khác, hạn mức tín dụng yêu cầu trả chi phí lãi vay và có nguy cơ công ty không thể trả chi phí
lãi vay do thời tiết bất lợi bất ngờ.
- Hình thành một mô hình chiết khấu tín dụng linh hoạt để thu hút nhiều khách hàng hơn
với các điều khoản tín dụng linh hoạt. Điều này cuối cùng sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh
thu và thu hồi tiền mặt sớm. Hơn nữa, doanh nghiệp nên cố gắng thu hồi sớm các khoản phải
thu thông qua việc chiết khấu tiền mặt và theo dõi để quản lý khách hàng.
- Công ty nên mở rộng hoạt động trên toàn cầu hoặc thu hút các nước láng giềng tiềm
năng để tạo ra nhiều doanh thu hơn, giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về tiền mặt của
mình. Giải pháp này đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà chỉ có thể được đáp ứng bằng cách mua các
khoản vay nặng lãi dài hạn. Để làm được điều này, Horniman Horticulture phải áp dụng một
chiến lược tiếp thị đại chúng cũng sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư tiền mặt khổng lồ.
Sau khi phân tích cặn kẽ tình huống hiện tại, đề nghị ông bà Bob trong việc quản lý vốn
lưu động nên đưa ra chính sách tín dụng linh hoạt cho khách hàng để thu hồi tiền mặt kịp
thời. Doanh nghiệp cần cố gắng thu hồi sớm các khoản phải thu thông qua chiết khấu tiền
mặt và theo dõi để quản lý khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng cơ sở chiết khấu
các khoản phải thu để đáp ứng các yêu cầu về tiền mặt.
Ngoài ra, Bob nên xem xét, giảm số ngày luân chuyển hàng tồn kho, điều này sẽ giúp làm
hài lòng khách hàng của họ và thu hút nhiều khách hàng hơn với mức giá cao hơn. Việc
xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả sẽ cần có sự hướng dẫn của chuyên gia cùng với
những Người lao động có tay nghề cao.
=> Horniman Horticulture cần phải chú ý đến vấn đề luân chuyển tiền mặt vì họ có
nhu cầu về tiền mặt cao ở hiện tại và tương lai. Với những khoản chi đầu tư dự kiến
trong tương lai, công ty cần chú ý điều chỉnh các chính sách thanh toán và hàng tồn kho,
đồng thời tìm ra sự cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và tài trợ nợ.

8. Vấn đề của doanh nghiệp là gì?


Bên cạnh dấu hiệu tích cực, nhóm cũng phát hiện một số điểm đáng chú ý sau:
- Số dư tiền mặt đã giảm sâu, từ $120100 xuống còn $9400 ( dưới mục tiêu là 8%
doanh thu hàng năm, dưới 10.000 đô la. Điều này nên liên quan chặt chẽ với sự
gia tăng các khoản phải thu, hàng tồn kho và giảm các khoản phải trả);
- Các khoản phải thu đã tăng từ 90.6 ngàn đô vào năm 2002 đến 146.4 ngàn đô
năm 2005, tăng 62%. Hàng tồn kho đã tăng từ 468.3 ngàn đô đến 656.9 ngàn đô,
tăng 40%;
- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty ngày càng cao và cao hơn mức chuẩn
là 386.3 ngày;
- Kỳ chuyển đổi khoản phải trả của công ty là 9.9 ngày, nhanh gấp gần 3 lần so
với mức chuẩn là 26.9 ngày để được hưởng chiết khấu 2% từ nhà cung cấp. Tuy
vậy, kỳ chuyển đổi khoản phải thu của công ty rất lớn là 50.9 ngày, lớn hơn gấp
đôi so với mức chuẩn là 21.8 ngày.
=> Tốc độ trong việc thu hồi tiền và dòng tiền trong việc thanh toán tiền dần chậm
hơn có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản.
- Tài sản hiện tại đã tăng 19% và tổng tài sản tăng 14.4%. Điều này chủ yếu là do
sự gia tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Trong bốn năm từ 2002 đến
2005 hàng tồn kho đã tăng 8.7% và các khoản phải thu đã tăng 16.4%.có sự sụt
giảm mạnh mẽ trong chi phí vốn.
=> Điều này chủ yếu là do vấn đề thanh khoản nghiêm trọng được đề xuất bởi bảng
cân đối kế toán. Vì công ty đang trong giai đoạn mở rộng, điều này sẽ dẫn đến thách
thức lớn cho công ty. 
Horniman Horticulture là một cơ sở kinh doanh vườn ươm bán buôn nhỏ
đang có tốc độ phát triển vượt bậc và nhu cầu dự kiến sẽ tăng trong những năm tới. Bên
cạnh những thành công này, doanh nghiệp đang phải đối mặt với một số khó khăn về tài
chính, đặc biệt là trong việc quản lý vốn lưu động. Doanh nghiệp có chiến lược không vay
nợ. Maggie đề xuất chính sách không nợ vì số dư tiền mặt quan trọng của doanh nghiệp
cùng với việc xem xét ảnh hưởng của thời tiết bất lợi. Nên vay ngắn hạn để giải quyết vấn
đề tiền mặt và khuyến khích khách hàng thanh toán sớm các khoản phải thu bằng cách chiết
khấu tiền mặt cho khách hàng.
II. CASE JIM DEMELLO
1. Since this is the first time Jim and Mason will be conducting a financial forecast for
Oats 'R' Us, how do you think they should proceed? Which approaches or models can
they use? What are the assumptions necessary for utilizing each model?
Jim và Mason nên tiến hành bằng cách lập dự phòng tài chính bằng cách sử dụng một
trong các phương pháp dưới đây:
Phương pháp đầu tiên là tỷ lệ phần trăm theo doanh thu. Ở phương pháp này, có một số
giả định mà Jim và Mason cần lưu ý. Đối với Báo cáo thu nhập: tốc độ tăng trưởng doanh thu
là cố định; các khoản chi phí, khấu hao và lãi vay là một tỷ lệ phần trăm không đổi theo
doanh thu từ đó biên lợi nhuận là không đổi khi doanh thu thay đổi; tỷ lệ chi trả cổ tức là
không đổi. Đối với Bảng cân đối kế toán, ta giả định một số hạng mục thay đổi trực tiếp theo
doanh thu, một số thì không (tài sản cố định, tài sản ngắn hạn và phải trả ngắn hạn được giả
định tăng cùng tốc độ với doanh thu). Ngoài ra, thực tế việc tăng TSCĐ còn phụ thuộc vào
hiệu suất sử dụng hiện tại và TSCĐ có thể không tăng cùng tỷ lệ với doanh thu bán hàng. 
Phương pháp thứ hai được sử dụng là mô hình Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR -
Sustainable Growth Rate).
Trong trường hợp này, giả định là tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu không đổi. SGR là tỷ lệ tăng
trưởng tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được mà không cần huy động thêm vốn cổ phần từ
bên ngoài khi công ty phải duy trì tỷ số nợ/vốn cổ phần không đổi. 
Phương pháp thứ ba là mô hình Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ (Internal Growth Rate). Trong mô
hình này, dự báo giả định rằng công ty sẽ không huy động nguồn tài trợ bên ngoài. IGR là tỷ
lệ tăng trưởng mà doanh nghiệp có thể duy trì được chỉ bằng cách sử dụng nguồn tài trợ bên
trong. 

2. If Oats’ R’ Us is operating its fixed assets at full capacity, what growth rate can it
support without the need for any additional external financing?
Để tính toán Tỷ lệ tăng trưởng công ty có thể đạt được mà không cần thêm nguồn tài trợ
bên ngoài, Jim và Mason có thể áp dụng phương pháp tính dựa trên EFN (nhu cầu tài trợ từ
bên ngoài - external financing needed) với công thức xác định EFN như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu công ty có thể đạt được mà không cần nguồn tài trợ bên ngoài
chính là Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu mà tại đó EFN = 0. Thay các giá trị đã được tính toán ở
file Excel của bài, ta có: 
EFN = 25,68% x (Tăng trưởng doanh thu) - 2,87% x (Tăng trưởng doanh thu) - 4,68% x
($4700000 + Tăng trưởng doanh thu) x 0,6 = 0 
=>Tăng trưởng doanh thu = $659814,0186
=> Tỷ lệ tăng trưởng (growth rate) = $659814,0186/$4700000 = 14,038%
Một phương pháp khác đó chính là sử dụng Tỷ lệ tăng trưởng nội bộ (IGR). IGR là tỷ lệ
tăng trưởng tối đa doanh nghiệp có thể đạt được mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ
nguồn tài trợ bên ngoài nào. 
IGR = (ROA x Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại)/[1 - (ROA x Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại]
Với ROA = Net Income / Total Asset = 219900/1206916 = 18,22%;
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 0,6.
=> IGR = (18.22% x 0.6)/[1-(18.22% x 0.6)] = 12,27%

3. Oats’ R’ Us has a flexible credit line with the Midway Bank. If Mason decides to keep
the debt-equity ratio constant, up to what rate of growth in revenues can the firm
support? What assumptions are necessary when calculating this rate of growth? Are
these assumptions realistic in the case of Oats’ R’ Us? Please explain.
ROE = Net Income/Equity = 219,900/(155,560+322,404) = 46%
Retention Rate (Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại) = 131,940/219900 = 60%
- Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu được duy trì, công ty sẽ có thể đạt được tỷ lệ tăng
trưởng cao hơn. Tỷ lệ tăng trưởng này được gọi là tỷ lệ tăng trưởng bền vững (sustainable
growth rate - SGR) và được tính như sau:
Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR) = ROE * Retention Rate (1-ROE*Retention Rate) =
46%*60*(1-46%*60%) = 38,1%
Có thể thấy vai trò của ROE trong việc xác định SGR rất quan trọng, do đó các yếu tố ảnh
hưởng chính đến ROE cũng sẽ tác động đến SGR. Như vậy, các giả định cần thiết khi tính tỷ
lệ tăng trưởng bền vững bao gồm:
1. Công ty sẽ duy trì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu không đổi;
2. Không có thêm vốn cổ phần được phát hành;
3. Vòng quay tổng tài sản không đổi;
4. Tất cả các khoản Nợ phải trả ngoài trừ nợ phải tăng bằng với tốc độ tăng trưởng của vốn
cổ phần thường. 
Giả định đầu tiên là hợp lý, nhưng nó có ưu và nhược điểm riêng. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở
hữu không đổi có thể dễ dàng đạt được thông qua việc quản trị chính sách tài chính của công
ty. Tuy nhiên, thực tế là các chủ nợ cung cấp hơn một nửa số tiền của Oats 'R' Us. Việc vay
thêm vốn mà không tăng số lượng vốn chủ sở hữu hơn nợ sẽ rất tốn kém đối với công ty và
các chủ nợ sẽ không sẵn lòng cho công ty vay thêm tiền. 
Giả định thứ hai có thể được giữ, nhưng nó không hợp lý. Nếu không có cổ phiếu mới
được phát hành, tỷ lệ giữ lại sẽ không đổi, dẫn đến việc không tạo ra được thêm vốn cổ phần
nội bộ và không làm tăng tỷ lệ tăng trưởng ổn định. 
Hai giả định cuối cùng cũng không hợp lý. Lượng tài sản cần thiết để duy trì mỗi đô la
doanh thu được coi là giống như năm trước, tức là công ty đang hoạt động hết công suất. Như
vậy, tài sản sẽ tăng nhanh hơn doanh thu, tức khi công ty tăng trưởng thì nhu cầu về tài sản
mới tăng lên. Vòng quay tổng tài sản sẽ giảm → ROE giảm và tỷ lệ tăng trưởng ổn định cũng
sẽ giảm. 

4. Initially Jim assumes that the firm is operating at full capacity. How much additional
financing will it need to support revenue growth rates ranging from 25% to 40% per
year?

5. After conducting an interview with the production manager, Jim realizes that Oats
'R' Us is operating its plant at 90% capacity, how much additional financing will it need
to support growth rates ranging from 25% to 40%?
6. What are some actions that Mason can take in order to alleviate some of the need for
external financing? Analyze the feasibility and implications of each suggested action.
Một số hành động mà Mason có thể thực hiện để giảm bớt một số nhu cầu về tài chính bên
ngoài bao gồm:
- Tăng các khoản phải trả bằng cách sử dụng nhiều tín dụng thương mại hơn. Điều này có
thể thực hiện được ở một mức độ nào đó nhưng có thể rủi ro và tốn kém, đặc biệt nếu công ty
có thể tận dụng các khoản chiết khấu khi thanh toán bằng tiền mặt.
- Tăng các khoản tích lũy. Việc này có phạm vi hạn chế, có thể làm tổn hại đến mối quan
hệ với nhân viên.
- Tăng tỷ suất lợi nhuận. Khó làm vì khả năng cạnh tranh cao
- Tăng tỷ lệ duy trì. Đây là một quyết định chính sách và khả thi. Tuy nhiên, phạm vi bị
hạn chế vì lợi nhuận thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu.
-Tăng doanh số 

7. How critical is the financial condition of Oats’ R’ Us? Is Vicky justified in being
concerned about the need for financial planning? Explain why.
Dựa trên các tính toán ở trên, Oats' R' Us có thể tăng trưởng thêm 11% hoặc hơn mà
không cần tài trợ mới từ bên ngoài, miễn là nó duy trì tỷ suất lợi nhuận ròng và tỷ lệ giữ lại.
Vì chủ sở hữu đang kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng khoảng 25% - 40% trong năm tới,
nên cần phải lập kế hoạch tài chính, mặc dù điều đó có vẻ không quan trọng. Các chủ sở hữu
có thể giữ lại tất cả lợi nhuận nếu cần và với tốc độ tăng trưởng 25%, họ sẽ cần huy động
thêm 54.292 đô la. Nếu tài chính trở thành một vấn đề, họ có thể chọn cắt giảm tốc độ tăng
trưởng của mình. Công ty có ROA lành mạnh và ROE. Tỷ lệ thanh khoản của họ không quá
tệ, mặc dù tỷ lệ nợ (60,4%) có vẻ hơi cao nhưng tỷ lệ chi trả lãi vay của họ khá tốt ở mức 6,6
lần. Vì vậy, họ sẽ không gặp quá nhiều vấn đề trong việc huy động vốn bổ sung. Tuy nhiên,
lập kế hoạch là điều cần thiết để thành công. Do đó, Vicky và Mason nên phân tích tình trạng
tài chính của họ.

8. (Optional) Mason prefers not to deviate from the firm’s 2004 debt-equity ratio, what
will the firm’s pro-forma income statement and balance sheet look like under the
scenario of 40% growth in revenue for 2005 (ignore feedback effects)

You might also like