Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

3 hành động để giải cứu khủng hoảng tài chính Mỹ

Thứ ba, 30/9/2008, 07:39 GMT+7


Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

Tầng lớp trung lưu Mỹ đang gặp khó khăn

Ngày 25 tháng 9, Bà Hiệu trưởng trường ĐH Harvard Drew Faust đã chủ trì một cuộc thảo luận về đề
tài “Để hiểu cuộc Khủng hoảng Tài chính Mỹ: Hội thảo của các chuyên gia Harvard” trước đông đảo
khán giả tại khán phòng Sanders cũng như trước các khán giả xem trực tiếp qua các trang web.
Bà Faust đã điểm qua một số tin tức không lấy gì làm sáng sủa về sự biến mất của hàng loạt các tổ
chức tài chính. Bà nhấn mạnh Chính phủ của Tổng thống Bush cần ý thức về trọng trách lớn lao và
khó khăn mà họ đang phải đối mặt ở giai đoạn cuối của nhiệm kỳ.

Hãy cùng điểm lại những nhân vật đặc biệt xuất hiện trong cuộc thảo luận. Đầu tiên là ông hiệu trưởng
Trường kinh doanh Harvard (HBS), giáo sư Jay Light và giáo sư Robert Merton đến từ Trường đại
học McArthur. Đây là hai nhân vật chủ chốt đã từng làm chủ toạ cho cuộc thảo luận cùng đề tài giữa
các sinh viên MBA tại Trường Kinh doanh Harvard vào ngày 23/9.

Ở cuộc hội thảo này, các chuyên gia góp mặt trong buổi hội thảo đã trình bày những nhận định sắc sảo
về tình trạng khó khăn của tầng lớp trung lưu ở Mỹ cũng như phê phán gay gắt các khoản cho vay thế
chấp không an toàn, không có sự quản lý giám sát chặt chẽ. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ
nợ không thể kiểm soát nổi.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo có thể xảy ra đổ vỡ dây chuyền ở các nước có nền kinh tế
phát triển khác sau cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ.

GS Light cho rằng kế hoạch bơm 700 tỷ trích từ quỹ liên bang vào thị trường nhằm mua lại các tài sản
xấu của các tổ chức tài chính không phải là một hành động cứu trợ tài chính mà là một cơ chế đấu giá
giúp thị trường tín dụng hiện đang đóng băng có thể vận hành trở lại.

Theo ông, mục tiêu trong ngắn hạn là “giúp cho cơ chế điều chỉnh giá cả phát huy hiệu lực”, hàm ý
rằng trong thời điểm hiện tại, cơ chế thị trường hoàn toàn mất khả năng tự vận hành, nếu không thì
cũng gần như tê liệt, ẩn chứa các nguy cơ tiềm tàng về vỡ nợ trên diện rộng hơn, các khoản đầu tư
phức tạp không minh bạch, và các kế hoạch dự phòng để bù đắp phần vốn thâm hụt cho các tổ chức tài
chính.

Nguyên nhân là giá trị ngôi nhà bị "ăn bòn" dần dần

(Nguồn ảnh: prnewser.files.wordpress.com)


Giáo sư chuyên ngành khoa học quản lý của HSB Robert Kaplan, thành viên kỳ cựu của Goldman
Sachs, cũng góp mặt tại hội thảo. Ngày 30/7 vừa qua, ông kết thúc thời hạn tám tháng giữ vai trò chủ
tịch lâm thời của Công ty quản lý Harvard.

Tại hội thảo, ông cho rằng tình trạng hiện nay chỉ là triệu chứng của “tầng lớp trung lưu Mỹ đang bị
thiệt hại nặng nề về mặt tài chính”. Trong khi lương hàng tháng hầu như không tăng còn giá cả của tất
cả các mặt hàng thiết yếu bao gồm thực phẩm, năng lượng, giáo dục, y tế tăng chóng mặt đã buộc
những người Mỹ trung lưu phải cầu cứu đến nguồn tài chính sẵn có chính là ngôi nhà của họ với giá
trị tăng lên từng ngày theo cơn sốt địa ốc.
Việc “ăn bòn” giá trị hiện tại của ngôi nhà đã giúp các gia đình đủ chi trả trong một khoản thời gian
ngắn. Đến khi chỗ dựa cuối cùng cũng bị mất đi, thì hệ quả là, người tiêu dùng mất thăng bằng trong
chi tiêu, dẫn đến sự đổ vỡ của các tổ chức khác, khiến các loại tài sản rớt giá thảm hại, mọi nỗ lực huy
động vốn của các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư đều thất bại.

Ông cho rằng, kế hoạch bơm 700 tỷ USD, thật không may, lại “rất không cần thiết” – số tiền này
không đủ lớn để giúp các tổ chức tài chính có thể cho vay trở lại, nhưng cũng không thể giúp “tái xây
dựng tầng lớp trung lưu”, vốn là hạt nhân của toàn nền kinh tế.

Nước Mỹ sau cơn khủng hoảng sẽ còn nhiều khó khăn chờ đón phía trước, nước Mỹ buộc phải đối
mặt với nhiều sự lựa chọn nghiệt ngã.

Nền kinh tế cần phải có một kho vốn dự trữ khổng lồ để có thể tiến hành những cải cách về chính sách
thuế, năng lượng, y tế, gây dựng lại cơ sở hạ tầng, điều chỉnh các quy định tài khóa trên diện rộng, và
thay đổi các động cơ của việc tiết kiệm.

Trong dài hạn, những bước đi nói trên là cực kỳ cần thiết để các biện pháp cứu chữa thị trường trong
ngắn hạn phát huy tác dụng tối đa.

Giáo sư luật Elizabeth Warren coi những nhận định của Robert Kaplan như điểm khởi đầu cho những
tranh luận của mình. Theo ý kiến của bà, “tầng lớp trung lưu Mỹ đang phải trải qua một thời kỳ cực kỳ
khó khăn”, thời kỳ này thực ra đã kéo dài qua hơn một thế hệ.

Cuộc khủng hoảng địa ốc chính là những triệu chứng của “hệ quả từ việc giáng một đòn đau lên một
con bệnh vốn đã cực kỳ ốm yếu”. Bà cũng cho rằng kế hoạch trị giá 700 tỷ USD nhằm cứu trợ thị
trường chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề, cái gốc của vấn đề nằm ở chỗ: cần phải khôi phục
lại tầng lớp trung lưu – hạt nhân của nền kinh tế Mỹ.

Warren cho rằng đầu tư địa ốc vốn là cách người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ tích lũy của cải.
Thông thường các tổ chức cho vay sẽ đánh giá năng lực của người đi vay, cung cấp các khoản vay và
nắm giữ các rủi ro trong danh mục của mình; khi có vấn đề phát sinh liên quan đến việc hoàn trả
khoản vay, các tổ chức cho vay sẽ làm việc trực tiếp với các con nợ - khách hàng của mình để tìm ra
một giải pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất, giảm thiểu các nguy cơ phải tịch thu tài sản thế chấp –
là nhà - cũng như các tác động tiêu cực lên chủ sở hữu nhà và hàng xóm láng giềng của họ.

Tuy nhiên, đó đã là câu chuyện của quá khứ. Trong môi trường kinh doanh mới, bị chi phối bởi các cá
nhân, nhóm môi giới mà GS Light đã chỉ ra, các tổ chức tài chính tìm cách tận dụng tối đa vị thế ít
chịu sự giám sát của mình để vẽ ra các sản phẩm cho vay thế chấp có giá đắt hơn.

Đi kèm với nó là mức lãi suất đặt tùy tiện và các điều khoản phức tạp để khiến cho khách hàng “rối
mắt”, khó lòng so sánh thiệt hơn để tìm cho mình khoản vay có lợi nhất. Kết quả là những khoản vay
không đảm bảo tính bền vững lần lượt được bán ra cho công chúng.

Sự nở rộ của các khoản vay không đạt chuẩn, bắt đầu từ năm 2000, đã không giúp cho người nghèo có
cơ hội được sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình.

Trái lại, hai năm sau đó, 80% các khoản vay không đạt chuẩn được sử dụng vào mục đích tái cấp vốn
cho các khoản vay thế chấp trước đó, đẩy giá trị địa ốc lên cao và cuối cùng đặt người đi vay vào thế
phải chấp nhận những khoản vay đắt đỏ và bất hợp lý, núp dưới vỏ bọc của những khoản vay được
tính lãi trong 24 tháng cực kỳ lắt léo.

Nói đến khả năng đáp ứng nhu cầu giải trình hàng triệu khoản vay mua nhà không hoàn trả được,
Warren cho rằng bản dự thảo kế hoạch liên bang đã “bắt chạch đằng đuôi”, vì riêng các khoản nợ cũng
đã bao hàm “hàng tỷ bộ phận cấu thành” bao gồm các chứng khoản có bảo chứng từ các nguồn vay bất
động sản và nhiều công cụ chứng khoán phái sinh khác.
Cần cải cách luật phá sản

Theo quan điểm của Warren, việc tìm kiếm chủ sở hữu thực sự của các tài sản đó không giúp ích gì
cho nhiệm vụ chính ở đây là giúp đỡ các gia đình đang vướng vào những khoản vay thế chấp nhà có
nguy cơ không thể hoàn trả nổi.

Việc cần làm ngay bây giờ là phân loại các khoản vay để tách riêng những khoản vay không giải quyết
được, phải xử lý bằng cách tịch thu tài sản thế chấp, và những khoản vay vẫn có thể hoàn trả được,
phục vụ mục tiêu cuối cùng là cố gắng giữ lại nhà ở cho càng nhiều hộ gia đình càng tốt.

Bà cũng cho rằng những cải cách về luật phá sản nhắm đến các khoản vay cá nhân, đóng vai trò như
một hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến vay nợ của cá nhân là giải pháp then
chốt trong tình trạng hiện nay. Sở dĩ cần những cải cách như vậy vì không thể tìm đâu ra đủ tiền để tài
trợ cho toàn bộ thị trường và mua lại các tài sản tài chính của những tổ chức tài chính làm ăn thất bát.

Hơn nữa, toàn nền kinh tế cũng không chịu nổi gánh nặng tài chính này, vì “chúng ta không thể hi sinh
quá nhiều người vô tội như thế được”. Bà nhấn mạnh lại là vấn đề “nảy sinh từ một sản phẩm tài chính
bẩn thỉu”, được bán ra một cách hoàn toàn có chủ đích bởi những kẻ đã tạo ra nó, những kẻ trục lợi từ
một môi trường kinh doanh thiếu sự giám sát chặt chẽ. Theo bà, để tránh những vấn đề tương tự có thể
xảy ra trong tương lai, cần phải kiểm soát kĩ và phát hiện ra những hành động “đục nước béo cò” như
thế ngay từ đầu.

Giáo sư kinh tế học N. Gregory Mankiw, giảng viên kỳ cựu môn học Mười nguyên lý cơ bản của kinh
tế học, đồng thời là tác giả cuốn sách cùng tên, cho rằng “vấn đề cơ bản mà hệ thống tài chính đang
gặp phải là có rất nhiều người tin chắc như đinh đóng cột là giá địa ốc không thể nào rớt đến 20%
được,” mặc dù có những chứng cứ vững chắc cho thấy điều ngược lại đã xảy ra trong thời kỳ Đại
khủng hoảng và gần đây là ở Nhật Bản.

Theo các lý thuyết của kinh tế học hiện đại, những thiệt hại phát sinh sau này là điều hoàn toàn dễ hiểu
vì chấp nhận rủi ro có nghĩa là sẵn sàng chịu thiệt hại tài chính khi rủi ro xảy ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, do có quá nhiều người có kỳ vọng giống nhau nhưng lại đối mặt với
tình hình thực tế hoàn toàn trái ngược, khiến cho hệ thống tài chính sụt giảm nhanh chóng chỉ trong
một thời gian ngắn.

Điều đáng lo ngại là sức khỏe của hệ thống này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với khả năng vận
hành của toàn bộ nền kinh tế. Ngài Mankiw cũng để ý đến một thực tế là ngài chủ tịch Quỹ dự trữ liên
bang Ben S. Bernanke chỉ mới chú trọng đến vấn đề nói trên khi nghiên cứu những thất bại của hệ
thống ngân hàng có ảnh hưởng ra sao đến việc làm cho cuộc Đại khủng hoảng thêm trầm trọng.

Giải pháp 3 hành động của các nhà kinh tế học hàn lâm

Nguồn ảnh: tetrapak.com


Ngài Mankiw cũng đặt ra câu hỏi: Cần phải nhìn nhận kế hoạch tài trợ 700 tỷ USD của chính phủ như
thế nào? Tổng thống Goerge W. Bush đã lập luận là các tài sản xấu của các tổ chức tài chính có giá trị
lớn hơn giá cả hiện tại của nó, và chỉ có chính phủ liên bang mới có đủ nguồn lực để mua lại các tài
sản này và nắm giữ chúng cho đến khi giá cả của chúng tăng lên bằng với giá trị. Mankiw cho rằng
các nhà kinh tế học của Phố Wall hẳn sẽ rất đồng tình với cách lập luận này.

Tuy nhiên, các học giả đồng trang lứa với họ thì có phần đa nghi hơn: họ cho rằng Kho bạc liên bang
sẽ hào phóng vung tay cứu giúp cả thị trường, vô tình cứu cả những nhà quản lý yếu kém, không xứng
đáng được nhận sự cứu trợ đó; vả lại, khoản tiền khổng lồ trên cũng chẳng đủ để tái cấp vốn cho các
ngân hàng với con số lỗ khổng lồ hiện tại mà họ đang nắm giữ.
Giải pháp của các nhà kinh tế học hàn lâm là ba hành động sau:

1. Để cho thị trường tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mới (Các quỹ đầu cơ và các quỹ đầu tư
cá nhân tự tìm kiếm các cơ hội đầu tư vốn mới mà họ thấy là hấp dẫn);

2. Chính phủ nên có cổ phần trong các ngân hàng làm ăn thua lỗ và các tổ chức tài chính khác để có
thể trực tiếp bơm vốn cho các tổ chức này và thu lợi khi họ phục hồi hoạt động kinh doanh (cũng
giống như việc ngài Warren Buffet đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs, với quyền lợi là được đầu tư
thêm 5 tỷ USD nữa với các điều khoản có lợi) hoặc

3. Buộc các nhà băng phải tăng vốn, bằng bất cứ giá nào (còn làm thế nào, Mankiw gợi ý có thể sử
dụng hai cách: hoặc đề nghị theo kiểu thân thiện, hoặc cho luôn một nhân vật Mafia qua nói chuyện
phải quấy với ban lãnh đạo các nhà băng!)

Nói về ứng cử viên tổng thống tiềm năng Barack Obama, Mankiw cho rằng có vẻ như Obama cho
rằng chính thị trường đang đi trật đường ray, và rằng mặt trái của việc tự do hóa các nguồn vốn đang
giáng một đòn mạnh lên công chúng.

Nhắc lại quãng thời gian giữ cương vị trưởng Ban tư vấn kinh tế của tổng thống từ năm 2003 đến năm
2005, Mankiw bày tỏ rằng ông đã cố gắng ngăn chính phủ thực hiện kế hoạch viện trợ cho Fannie Mae
và Freddie Mac.

Những người kế nhiệm của ông đến từ nội các của Clinton cũng đã cố làm điều tương tự, nhưng đều
thất bại. Vì vậy, theo Mankiw, thực ra đây là một “quả bom hẹn giờ” đã được biết trước, chứ không
phải vấn đề của thị trường. Chỉ đơn giản là chính phủ không chú trọng ban hành các quy chuẩn cần
thiết đối với các khoản cho vay đã gây nên cơ sự như ngày nay.

Phố Wall đã quá "tham lam" và đầy rẫy những kẻ tham nhũng?

Phố Wall đã quá tham lam?


(Ảnh nguồn: english.people.com.cn)
Bình luận về ý kiến của John McCain cho rằng Phố Wall quá “tham lam” và đầy rẫy những kẻ “tham
nhũng”, Mankiw cho rằng có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy tham nhũng cũng góp phần vào cuộc
khủng hoảng hiện nay.

Rất nhiều người đã đưa ra các quyết định sai lầm, mà nguyên nhân là do bị tư vấn lệch lạc, nhưng
hành động đó lại không bị liệt vào tội hình sự. Ông cũng dự đoán là lòng tham sẽ vấn còn là một nhân
tố chi phối các thị trường và các đời lãnh đạo tương lai đều sẽ phải tìm cách để đối phó vói nó.

Giáo sư chuyên ngành chính sách công Kenneth Rogoff, nguyên là kinh tế gia hàng đầu và giám đốc
nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế, lại cố gắng đặt những thành quả phát triển “thần kỳ” trong một bối
cảnh rộng hơn.

Theo ông, khu vực tài chính của nền kinh tế đã “phình ra”, thu hút 7 - 8% tổng số việc làm (bao gồm
cả các lao động trong ngành bảo hiểm) nhưng chi trả tới 10% tổng lương và thu về 30% tổng lợi nhuận
của toàn nền kinh tế.

Mức lợi suất cao ngất ngưởng này là một thỏi nam châm hút các dòng đầu tư mới ồ ạt đổ vào, khiến
cho cả khu vực tài chính biến thành một cái bong bóng lớn: “Bong bóng tài chính quá lớn và không
bền vững, nó tất yếu phải xì hơi.”

Thậm chí khi khủng hoảng xảy ra, bong bóng tài chính co lại còn nhỏ hơn kích thước ban đầu của nó.
Rogoff nhấn mạnh vấn đề ở đây không chỉ nằm ở những khoản nợ xấu mà các tổ chức đang nắm giữ
mà chính là những “ngân hàng xấu”: Tất cả các tổ chức tài chính đều cần được tái cơ cấu. Bản thân
ông cũng đã đoán trước vài tháng sự sụp đổ của ít nhất một ngân hàng đầu tư lớn, nhưng ông thực sự
ngạc nhiên khi chứng kiến tình trạng thảm hại của hầu hết tất cả cả ngân hàng đầu tư chủ chốt chỉ sau
một đêm).

Cũng giống như trong quá khứ, các nhà sản xuất ô tô hoặc các tập đoàn thép đã cố gắng chứng tỏ rằng
mình là nền tảng của nền kinh tế nên cần phải được chính phủ hỗ trợ, Rogoff so sánh các tổ chức tài
chính cũng đang làm điều tương tự, và cho rằng “đất nước này đang bị khu vực tài chính tống tiền”
khi đòi 700 tỷ để cứu thị trường tài chính.

Nhưng 700 tỷ này rồi sẽ làm được gì? Nó sẽ giúp duy trì mức lương cao ngất cho bạn lãnh đạo các
công ty, đẩy giá các loại chứng khoán và trái phiếu mà những công ty này đang nắm giữ trong danh
mục đầu tư của họ, vân vân và vân vân. Ngày nay, không giống như trong thời kỳ Đại khủng hoảng,
mất bớt những tổ chức tài chính kiểu đó cũng không làm hại đến năng suất chung của nền kinh tế.

Thêm nữa, ông cũng nhắc nhở các sinh viên Havard đang đầu quân cho các ngân hàng đầu tư cũng
không nên lo lắng vì từ giờ, họ sẽ được “tự do tham gia vào các ngành khác”.

Tóm lại, hiện nay chính phủ khó có thể mua lại các tài sản xấu mà không để những “đồng rơi đồng
vãi” chảy vào khu vực tài chính cho được. Do vậy, Rogoff càng đồng tình sâu sắc với quan điểm của
bà Warren về sự cần thiết phải tập trung đáp ứng các nhu cầu của các chủ sở hữu nhà.

Nước Mỹ là con nợ khổng lồ của thế giới?

Nước Mỹ đang là con nợ khổng lồ của thế giới? (Nguồn ảnh: english.people.com.cn)

Trên bình diện quốc tế, ông nhận xét nước Mỹ đã “ở vị thế thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề”
trong suốt 15 năm vừa qua, thậm chí hơn. Sự sẵn có của các quỹ nước ngoài cho phép nước Mỹ giữ lãi
suất ở một mức tương đối thấp để duy trì tính thanh khoản nhưng cũng khiến cho toàn hệ thống trở
nên mong manh dễ đổ vỡ hơn một khi thâm hụt ngân sách liên bang phình ra quá lớn.

Trong điều kiện hiện tại, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có sẵn sàng cho nước Mỹ vay 700 tỷ USD để
khôi phục lại các tổ chức tài chính không. Bởi vì người dân Mỹ đã bị thiệt hại quá nhiều từ cơn khủng
hoảng, không thể là nguồn cung cấp số tiền nói trên được. Nói cách khác, vấn đề của nước Mỹ là
“chúng ta đã vay nợ quá nhiều, giờ ta đã rơi vào khủng hoảng rồi, cần phải vay nợ tiếp để giải quyết
tình hình.”

Ông cho rằng nước Mỹ cần một chiến lược tốt hơn, nhưng phải tránh đặt ra quá nhiều quy định không
cần thiết, bóp nghẹt những sáng kiến cải cách mới mẻ vốn là nhân tố giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng
trong những thập kỷ vừa qua.

Sau sự đổ vỡ của dot.com trong năm 2000-2001, khu vực công nghệ cao đã khôi phục lại đà tăng
trước. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho khu vực tài chính. Quan trọng là cần phải thận
trọng, không nên có những hành động thái quá. Thương cho roi cho vọt, khu vực tài chính cần phải
được uốn nắn một cách nghiêm khắc, có vậy, nó mới có thể khôi phục như ban đầu và tiếp tục vai trò
quan trọng của mình đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển trong tương lai của đất nước.
• Kim Ngọc (Theo Harvard Magazine)

You might also like