Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

CÁC KIẾN THỨC BỔ SUNG TRONG CÂN

BẰNG VẬT CHẤT-CÂN BẰNG NĂNG


LƯỢNG
Phần 1. ĐƠN VỊ ĐO VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO

1.1. Khái niệm


Đơn vị đo là giá trị của một đại lượng vật lí hoặc đại lượng xác định khác được công nhận
như một đơn vị được dùng để so sánh hoặc đo một hay nhiều đại lượng khác cùng loại. Ví dụ:
xentimét, mét, hải lí, inxơ,… là những đơn vị được dùng để đo hay so sánh chiều dài của các vật;
gam, kilôgam, pao, yến,… được dùng để so sánh khối lượng của các vật,…
Trên thế giới ngày nay, có rất nhiều hệ đơn vị đo khác nhau như:
+ Hệ CGS (Centimeter Gramme Second).
+ Hệ Anh (English).
+ Hệ MKS (Meter Kilogram Second).
+ Hệ MKSA (Meter Kilogram Second Ampere).
+ Hệ Á Đông (thước, tấc, yến, tạ, sào, mẫu…).
+ Hệ phi tổ chức (gang tay, sào đứng, bước chân…).
Hệ SI dựa trên các giả thiết sau:
▪ Hệ có 7 đơn vị đo cơ bản là mét (m), kilogam (kg), giây (s), Ampe (A), Kelvin (K), mol,
canđela (cd) tương ứng với 7 đại lượng vật lí cơ bản: chiều dài, khối lượng, thời gian,
cường độ dòng điện, nhiệt độ nhiệt động lực học, lượng chất và cường độ ánh sáng.
▪ Ngoài ra, hệ có thêm 2 đơn vị đo bổ sung là rađian (rad) và sterađian (sr) được dùng để
đo góc phẳng và góc khối.
▪ Các đơn vị đo dẫn xuất được dùng để đo các đại lượng dẫn xuất tương ứng. Các đại lượng
này hình thành trên cơ sở các định luật (hay biểu thức) vật lí biểu diễn sự phụ thuộc của
chúng vào các đại lượng cơ bản theo nguyên tắc liên thông của các đơn vị.
Đơn vị đo cơ bản trong một hệ đo lường được công nhận một cách quy ước dựa trên một
mẫu chuẩn tương ứng, đã được quy định từ trước. Giá trị của đơn vị đo cơ bản được dùng để định
lượng các đại lượng cùng loại.
Các đơn vị đo dẫn xuất được dùng để đo các đại lượng dẫn xuất. Chúng được suy ra từ các
phương trình định nghĩa xác định mối liên hệ giữa các đại lượng cơ bản và đại lượng dẫn xuất. Ví
dụ: m/s cho phép đo vận tốc, m2 cho phép đo diện tích,…
3 đơn vị cơ bản m, kg, s cho phép tạo ra các đơn vị dẫn xuất đối với tất cả các đại lượng cơ
học. 4 đơn vị còn lại A, K, cd, mol được bổ sung riêng lẻ hoặc tất cả vào nhóm ba đơn vị đầu sẽ cho
phép tạo ra tất cả các đơn vị dẫn xuất cho các đại lượng điện, từ, hóa, nhiệt, quang,…
Các đơn vị đo cơ bản, bổ sung và suy dẫn được trình bày ở Bả ng 0-1.

1.2. Cách viết đơn vị đo


- Tên của đơn vị đo được viết bắt đầu từ chữ cái thường, ví dụ : mét, gam,… Tên của các đơn
vị có nguồn gốc từ tên của nước ngoài hoặc từ họ các nhà bác học được viết theo phát âm
và cũng bắt đầu từ chữ cái thường, ví dụ : niutơn (Newton), vôn (Volt), jun (Joule),…
- Tên các đơn vị đo bội được tạo thành từ các tiền tố và tên đơn vị đo cơ bản hoặc đơn vị đo

1
chính, viết liền thành một từ và cũng bắt đầu từ chữ cái thường, ví dụ : kilômét, miligiây,
micrôfara,…
- Tên các đơn vị đo dẫn xuất được tạo thành từ tích các đơn vị đo chính có lũy thừa bậc nhất
viết liền nhau bắt đầu từ chữ cái thường. Ví dụ : ampe giây, niutơn mét,… Trong trường
hợp vì phát ấm hay vì một lý do khác, việc viết liền sẽ không rõ nghĩa dẫn đến hiểu lầm,
thì thêm vào giữa tên 2 đơn vị một từ ”nhân”, ví dụ : kilôgam lực nhân mét (kgf.m).
- Tất cả tên các đơn vị đo dẫn xuất còn lại, khác với các trường hợp trên, đều viết rời thành
tên đa từ, ví dụ : mét bình phương, mét trên giây, kilôgam nhân mét bình phương trên giây
bình phương,…
Bảng 0-1: Các đơn vị đo trong hệ thống SI

Các đại lượng Ký hiệu Tên đơn vị Ký hiệu


1. Cơ bản
Khoảng cách l Mét m
Khối lượng m Kilôgam kg
Thời gian τ Giây s
Nhiệt độ T Kelvin K
Dòng điện I Ampe A
Lượng vật chất n Môn mol
Ánh sáng j Candela cd
2. Bổ sung
Góc phẳng β Radian rad
Góc khối ω Steradian Sr
3. Dẫn xuất (kéo theo)

2
Các đại lượng Ký hiệu Tên đơn vị Ký hiệu
Diện tích 𝐴 Mét vuông m2
Thể tích 𝑉 Mét khối m3
Khối lượng riêng 𝜌 Kilôgam trên mét khối kg/m3
Thể tích riêng 𝑣 Mét khối trên kilogam m3/kg
Tốc độ 𝑣 Mét trên giây m/s
Gia tốc 𝑎 Mét trên giây bình phương m/s2
Lực 𝐹 Niuton N
Áp suất 𝑃 Pascal Pa
Công suất 𝑃 Watt W
Nhiệt dung riêng 𝑐 Jun trên kilogam - độ J/kg.K
Công, nhiệt lượng 𝑊 Jun J
Độ nhớt động lực học 𝜇 Pascal.giây Pa.s
Độ nhớt động học 𝜈 Mét bình trên giây m2/s
Hệ số dẫn nhiệt 𝜆 Watt trên mét – độ W/m.K
Ngoài các đơn vị, trong hệ đơn vị đo quốc tế còn sử dụng các ước số và bội số của các đơn
vị đo theo chuẩn quy ước Bả ng 0-2.
Bảng 0-2: Các ước số và bội số của đơn vị đo

Ước số Bội số
Tên Ký hiệu Trị số Tên Ký hiệu Trị số
Atto a 10-18 Deca da 101
Femto f 10-15 Hecto h 102
Picô p 10-12 Kilo k 103
Nanô n 10-9 Mega M 106
Micrô µ 10-6 Giga G 109
Mili m 10-3 Tera T 1012
Centi c 10-2 Peta P 1015
Deci d 10-1 Ecxa E 1018

1.3. Cách viết kí hiệu trên đơn vị đo


- Kí hiệu của các đơn vị đo được viết bắt đầu từ chữ cái thường, ví dụ: g, cm, kgf/cm2,… trừ
các trường hợp sau:
+ Kí hiệu của các đơn vị đo đơn giản có nguồn gốc từ họ các nhà bác học được viết bằng
chữ cái hoa, ví dụ: niutơn – N, oát – W, jun – J,…

3
+ Kí hiệu các đơn vị đo bội bắt đầu từ các tiền tố exa-, peta-, tera-, giga- và mega- cũng bắt
đầu từ chữ cái hoa, ví dụ: ecxa giây – Es=1018s, peta giây – Ps=1015s, teragam –
Tg=1012g, gigavôn – GV=109V, mêgaoát – MW=106W.
- Kí hiệu gồm nhiều chữ cái của các đơn vị đo cơ bản, bổ sung, đơn giản và bậc bội luôn được
viết liền nhau, ví dụ canđela – cd, rađian – rad, kilômét – km, đêcagam – dag,…
- Kí hiệu gồm nhiều chữ cái của đơn vị đo dẫn xuất được tạo ra dưới dạng tích của các đơn
vị đo cơ bản tương ứng được viết rời nhau và cách nhau bằng một dấu chấm (dấu nhân),
ví dụ: niutơnmét – N.m, oát giây – W.s,… Chú ý: Cần lưu ý sự khác nhau về ý nghĩa giữa các
kí hiệu có dấu chấm ở giữa với các kí hiệu viết liền không dấu chấm. Ví dụ: m.N là kí hiệu
mét nhân niutơn, nhưng mN là miliniutơn, m.l là mét nhân lít, nhưng ml là mililit,…
- Kí hiệu nhiều chữ cái của các đơn vị đo dẫn xuất, được tạo ra từ thương của các đơn vị đo
tương ứng, được viết dưới dạng, ví dụ:
m
hay m/s hay m.s-1 và đọc là mét trên giây.
s

- Đối với kí hiệu phức tạp của các đơn vị đo, khi mẫu số là một tích của nhiều kí hiệu đơn vị,
ta sử dụng cách viết như sau, ví dụ:
J
hay J/(kg.K) và đọc là jun trên kilôgam và kenvin.
kg.K

- Không đặt dấu chấm sau kí hiệu của đơn vị đo, trừ trường hợp các kí hiệu đó đóng vai trò
chữ tận cùng của câu.
- Kí hiệu các đơn vị đo xuất hiện trong các tài liệu in ấn luôn được viết đứng, ví dụ m, kg,
N,… Ngược lại, để phân biệt chúng, kí hiệu của các đại lượng vật lí hay hóa học luôn được
in nghiêng, ví dụ: quãng đường – s hay S, vận tốc – v hay V, lực – F,… Theo quy tắc trên m
(viết đứng) là kí hiệu của mét và m (viết nghiêng) là kí hiệu của khối lượng.
- Ta chỉ dùng kí hiệu các đơn vị đo bên cạnh số diễn tả giá trị của các đại lượng đo, ví dụ:
20m, 5kg, 220V.

1.4. Chuyển đổi đơn vị đo


Các kỹ sư hóa học liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi đơn vị đo thường xuyên giữa
các đơn vị đo trong cùng một hệ hoặc các hệ khác nhau, chẳng hạn như trong việc đọc các thông
tin trên các thiết bị đo, báo cáo, tính toán, thiết kế.
Có một cách để biểu diễn mối quan giữa giữa các đơn vị đo là sử dụng hệ số chuyển đổi
(conversion factor). Các hệ số chuyển đổi này có thể tìm thấy trong các sổ tay, máy tính bỏ túi, các
phần mềm chuyển đổi đơn vị, các trang web,…
Có 2 loại chuyển đổi. Loại thứ nhất là nhân hoặc chia một đơn vị với hệ số chuyển đổi để
tạo thành đơn vị khác. Loại thứ hai là sử dụng hệ số chuyển đổi cộng hoặc trừ.

1.4.1. Hệ số chuyển đổi đơn vị (conversion factor)


Mối quan hệ giữa các đơn vị được sử dụng trong nhiều hệ thống khác nhau được xác định
bởi quy ước hoặc từ định nghĩa cơ bản của các đơn vị và được xem như là các hệ số. Chúng ta xét
ví dụ sau:

4
Theo quy ước chiều dài 1 inch tương ứng với 25,4 mm. Do đó, chúng ta có thể viết:
1 in = 25,4 mm
Sau đó, chúng ta chia cả 2 vế cho 1 inch ta được
1 in 25,4 mm 25,4 mm
= → =1
1 in 1 in 1 in
Và ta gọi hệ số chuyển đổi đơn vị là
25,4 mm
1 in
Một số ví dụ của hệ số chuyển đổi đơn vị:
1000 mm
1 m
1 h
3600 s
4,184 J
1 cal
133,3 Pa
1 mmHg
1 psi
6894,757 Pa
𝑇(K) = 𝑡(℃) + 273,15

1.4.2. Áp dụng hệ số chuyển đổi để chuyển đổi đơn vị đo


Ví dụ 1: Chuyển đổi 1 m/s sang km/h
Hướng dẫn: Ta sử dụng các hệ số chuyển đổi sau:
1 km 1 h
( ),( )
1000 m 3600 s
Thay vào ta được:
1 km
m (1 m)𝑥 (1000 m ) km
1 = = 3,6
s 1 h h
(1 s)𝑥 ( )
3600 s
Ví dụ 2: Nhiệt tạo thành thường sử dụng đơn vị là cal/mol. Hãy chuyển đổi đơn vị này sang
đơn vị kW.h/kg của carbon dioxide
Hướng dẫn: Khối lượng phân tử của carbon dioxide là 44 g/mol.
4,184 J 1 kJ 1 h
(1 cal)𝑥 (
cal 1 cal) 𝑥 (1000 J ) 𝑥 (3600 s ) kJ. h kW. h
1 = = 2,641𝑥10−5 = 2,641𝑥10−5
mol 44 g 1 kg s. kg kg
(1 mol)𝑥 ( ( )
1 mol) 𝑥 1000 g
Ví dụ 3: Một lò nung tạo ra 1025 tấn kim loại một ngày. Hãy xác định năng suất theo đơn vị
kg/s.
Hướng dẫn:
1000 kg
tấn (1025 tấn)𝑥( ) kg
1025 ngày = 24 h
1 tấn
1 s = 153,75𝑥106
(1 ngày)𝑥( )𝑥( ) s
1 ngày 3600h

5
Phần 2. CÁC THUẬT NGỮ VÀ ĐẠI LƯỢNG THÔNG DỤNG

2.1.Phân loại các quá trình

❑ Quá trình gián đoạn


Quá trình gián đoạn được đặc trưng bởi sự thống nhất vị trí thực hiện các giai đoạn riêng
biệt của quá trình và bởi trạng thái không ổn định theo thời gian.
Người ta tiến hành các quá trình gián đoạn trong những thiết bị làm việc gián đoạn mà sản
phẩm cuối cùng được lấy ra khỏi thiết bị hoàn toàn hay một phần sau những khoảng thời gian quy
định. Sau khi tháo sản phẩm ra, người ta đổ vào thiết bị một lượng mới vật liệu ban đầu, và chu
trình sản xuất lặp lại lần trước.
Do trạng thái không ổn định trong quá trình gián đoạn, tại một điểm bất kỳ của khối vật
chất chế biến hay tại một tiết diện bất kỳ của thiết bị, những đại lượng như nhiệt độ, áp suất, nồng
độ, tốc độ,… đặc trưng cho quá trình và trạng thái các vật chất đem chế biến thay đổi theo thời gian
thực hiện quá trình.

❑ Quá trình liên tục


Quá trình liên tục được đặc trưng bởi sự thống nhất thời gian thực hiện tất cả các giai đoạn
của quá trình, bởi trạng thái ổn định và tháo liên tục sản phẩm cuối cùng.
Người ta thực hiện những quá trình liên tục trong các thiết bị làm việc liên tục.
Do trạng thái ổn định tại một điểm bất kỳ của khối vật chất chế biến hay tại một tiết diện
bất kỳ của thiết bị, những đại lượng lý học hay những thông số đặc trưng cho quá trình, trong suốt
thời gian thực hiện quá trình thực tế giữ không đổi.

2.2.Các thuật ngữ thường dùng

2.2.1.Năng suất
Đặc trưng căn bản của thiết bị và máy móc là năng suất của chúng. Người ta biểu thị năng
suất bằng số lượng vật liệu đem chế biến trong một đơn vị thời gian (giây, phút, giờ, ngày) hay số
lượng sản phẩm nhận được sau khi chế biến cũng trong một đơn vị thời gian.
Người ta biểu diễn năng suất theo các đơn vị sau:
▪ Đơn vị khối lượng, ví dụ: kg/s, kg/ph, tấn/ngày,…
▪ Đơn vị thể tích, ví dụ: l/s, l/ph, m3/h, m3/ngày,…
▪ Đơn vị mol, ví dụ: mol/s, kmol/h,…

2.2.2.Công suất và hiệu suất


Công suất là công tiêu hao hay nhận được trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị đo thường là kilôoát (kW) hoặc mã lực (hp).

6
Cần phân biệt công suất tiêu hao trên trục của máy đã cho với công suất động cơ dùng để
chạy máy đó. Do hao phí năng lượng tại các cơ cấu truyền động mà công suất động cơ luô luôn phải
lớn hơn công suất cần thiết trên trục của thiết bị hay của máy.
Do đó, công hữu ích hay công suất hữu ích luôn luôn nhỏ hơn công hay công suất thực tế
tiêu hao.
Tỷ số giữa công suất hữu ích N với công suất thực tế Ntt có kể cả các tổn thất, gọi là hiệu suất
của máy hay thiết bị, kí hiệu là  (eta) và được tính theo công thức sau:
𝑁
𝜂= (2-1)
𝑁𝑡𝑡

2.3.Quy ước kí hiệu


Kí hiệu Pha lỏng Pha khí
Lưu lượng khối lượng 𝐿̅ 𝐺̅
Lưu lượng mole 𝐿 𝐺
Phần khối lượng 𝑥̅ 𝑦̅
Phần mole 𝑥 𝑦
Tỷ số khối lượng 𝑋̅ 𝑌̅
Tỷ số mole 𝑋 𝑌

2.3.1.Phần mole, phần khối lượng


Xét hỗn hợp 2 cấu tử A và B
- Phần mole: tỷ số giữa số mole của cấu tử A hoặc B so với tổng số mole của hỗn hợp
𝑛𝐴 𝐿𝐴
𝑥𝐴 = = (2-2)
𝑛𝐴 + 𝑛𝐵 𝐿𝐴 + 𝐿𝐵
Ví dụ1 : Hòa tan 23 g rượu etylic với 54 g nước. Biết khối lượng phân tử của rượu etylic
và nước lần lượt là 46 g/mol và 18 g/mol. Xác định phần mol của rượu, phần mol nước
trong dung dịch.
Giải
23
Số mol của rượu etylic: 𝑛𝑟𝑢𝑜𝑢 = 𝑛𝐴 = = 0.5(𝑚𝑜𝑙)
46
54
Số mol của nước : 𝑛𝑛𝑢𝑜𝑐 = 𝑛𝐵 = = 3(𝑚𝑜𝑙)
18
Phần mol của rượu trong dung dịch:
𝑛𝐴 0.5
𝑥𝐴 = = = 0.1429
𝑛𝐴 + 𝑛𝐵 0.5 + 3

7
Phần mol của nước trong dung dịch:
𝑛𝐵 3
𝑥𝐵 = = = 0.8571
𝑛𝐴 + 𝑛𝐵 0.5 + 3

- Phần khối lượng: tỷ số giữa khối lượng của cấu tử A hoặc B so với tổng số khối lượng của
hỗn hợp

𝑚𝐴 𝐿̅𝐴
𝑥̅𝐴 = = (2-3)
𝑚𝐴 + 𝑚𝐵 𝐿̅𝐴 + 𝐿̅𝐵
Ví dụ 2 : Hòa tan 23 g rượu etylic với 54 g nước. Xác định phần khối lượng
của rượu, phần khối lượng nước trong dung dịch.
Giải
Phần khối lượng rượu trong dung dịch:

𝑚𝐴 23
𝑥̅𝑟𝑢𝑜𝑢 = 𝑥̅𝐴 = = = 0.2987
𝑚𝐴 + 𝑚𝐵 23 + 54
Phần khối lượng nước trong dung dịch:

𝑚𝐵 54
𝑥̅𝑛𝑢𝑜𝑐 = 𝑥̅𝐵 = = = 0.7013
𝑚𝐴 + 𝑚𝐵 23 + 54
2.3.2.Tỷ số mole, tỷ số khối lượng
Xét hỗn hợp 2 cấu tử A và B
- Tỷ số mole: tỷ số giữa số mole của cấu A hoặc B so với số mole của cấu tử còn lại
𝑛𝐴 𝐿𝐴
𝑋𝐴 = = (2-4)
𝑛𝐵 𝐿𝐵

Ví dụ 3 : Hòa tan 23 g rượu etylic với 54 g nước. Biết khối lượng phân tử của rượu etylic
và nước lần lượt là 46 g/mol và 18 g/mol. Xác định tỷ số mol của rượu etylic so với nước
và tỷ số mol của nước so với rượu.
Giải
Theo kết quả của ví dụ 1 ta có 𝑛𝑟𝑢𝑜𝑢 = 𝑛𝐴 = 0.5 𝑚𝑜𝑙 và 𝑛𝑛𝑢𝑜𝑐 = 𝑛𝐵 = 3 𝑚𝑜𝑙
Tỷ số mol của rượu etylic so với nước:
𝑛𝐴 0.5
𝑋𝐴 = = = 0.1667
𝑛𝐵 3
Tỷ số mol của nước so với rượu etylic :
𝑛𝐵 3
𝑋𝐵 = = =6
𝑛𝐴 0.5

8
- Tỷ số khối lượng: tỷ số giữa khối lượng của cấu tử A hoặc B so với khối lượng của cấu tử
còn lại

𝑚𝐴 𝐿̅𝐴 (2-5)
𝑋̅𝐴 = =
𝑚𝐵 𝐿̅𝐵

Ví dụ 4 : Hòa tan 23 g rượu etylic với 54 g nước. Xác định tỷ số khối lượng của rượu
etylic so với nước và tỷ số khối lượng của nước so với rượu
Giải
Tỷ số khối lượng của rượu etylic so với nước:
𝑚𝐴 23
𝑋̅𝐴 = = = 0.4259
𝑚𝐵 54
Tỷ số khối lượng của nước so với rượu etylic:
𝑚𝐵 54
𝑋̅𝐵 = = = 2.248
𝑚𝐴 23
2.3.3.Chuyển đổi giữa các thành phần pha
- Chuyển đổi giữa phần mole và tỷ số mole (có thể áp dụng cho phần khối lượng và tỷ số
khối lượng)
𝑥𝐴 𝑥𝐴
𝑋𝐴 = = (2-6)
𝑥𝐵 1 − 𝑥𝐴
𝑋𝐴
𝑥𝐴 = (2-7)
1 + 𝑋𝐴
𝑥̅𝐴
𝑋̅𝐴 = (2-8)
1 − 𝑥̅𝐴
𝑋̅𝐴
𝑥̅𝐴 = (2-9)
1 + 𝑋̅𝐴
- Chuyển đổi giữa phần mole và phần khối lượng
𝑥̅𝐴 /𝑀𝐴
𝑥𝐴 = (2-10)
𝑥̅𝐴 /𝑀𝐴 + (1 − 𝑥̅𝐴 )/𝑀𝐵
𝑥𝐴 . 𝑀𝐴
𝑥̅𝐴 = (2-11)
𝑥𝐴 . 𝑀𝐴 + (1 − 𝑥𝐴 ). 𝑀𝐵

Ví dụ 5: từ số liệu ví dụ 1 ,2 ta chứng minh các công thức (2-10) và (2-11)

- Phần mol của rượu trong hỗn hợp :


𝑥̅𝐴 /𝑀𝐴 0.2987/46
𝑥𝐴 = = = 0.1429
𝑥̅𝐴 /𝑀𝐴 + (1 − 𝑥̅𝐴 )/𝑀𝐵 0.2987/46 + (1 − 0.2987)/18
9
- Phần khối lượng của rượu trong hỗn hợp :
𝑥𝐴 . 𝑀𝐴 0.1429 ∗ 46
𝑥̅𝐴 = = = 0.2987
𝑥𝐴 . 𝑀𝐴 + (1 − 𝑥𝐴 ). 𝑀𝐵 0.1429 ∗ 46 + (1 − 0.1429) ∗ 18

2.4.Các đại lượng thông dụng


2.4.1.Nhiệt độ (temperature)
Định nghĩa: nhiệt độ là một đại lượng đặt trưng cho trạng thái nhiệt của vật - đặt trưng cho
mức độ ‘nóng’ của vật (rắn, lỏng, khí). Nhiệt độ đặt trưng cho năng lượng động học trung bình
chuyển động của các phần tử vật chất.
Các loại thang đo nhiệt độ:
+ Thang đo nhiệt độ Celsius, ký hiệu 0C, là thang đo nhiệt độ bách phân.
+ Thang đo nhiệt độ Kelvin, ký hiệu K, là thang đo nhiệt độ trên cơ sở nhiệt động, nhiệt độ
tuyệt đối.
𝑇(𝐾) = 𝑡( 0𝐶 ) + 273,15
(2-12)
𝛥𝑇(𝐾) = 𝛥𝑡( 0𝐶 ) = 1𝐾 = 1 0𝐶
+ Thang đo nhiệt độ Fahrenheir, ký hiệu 0F, sử dụng chủ yếu trong hệ đơn vị Anh – Mỹ.
9 0
𝑡𝐹 ( 0𝐹 ) = 𝑡( 𝐶 ) + 32
5
(2-13)
9
𝛥𝑡𝐹 = (0 𝐶)
5
+ Thang đo nhiệt độ Rankin, ký hiệu 0R, sử dụng chủ yếu trong hệ đơn vị Anh – Mỹ.
9
𝑡𝑅 ( 0𝑅 ) = 𝑡( 0𝐶 ) + 491,67
5
(2-14)
9
𝛥𝑡𝑅 = (0 𝐶)
5

2.4.2.Áp suất (pressure)


Định nghĩa: là áp lực tác dụng vuông góc lên một đơn vị diện tích bề mặt chịu lực
Kí hiệu: P
𝐹
𝑃= (2-15)
𝐴
Đơn vị:
o Hệ SI: Pa (N/m2)
o Hệ Imperial: psi (lbf/in2)
o Các hệ khác: atm, at, kgf/cm2, bar, mmHg, mH2O, torr
Phân loại áp suất:
o Áp suất tuyệt đối (Ptđ, Pabs): là áp suất tại một điểm tính từ chân không tuyệt đối
10
o Áp suất khí quyển (Pkq, Patm): là áp suất của khối không khí bao quanh trái đất tạo
nên
o Áp suất dư (Pdư, Pgage): là chênh lệch áp suất giữa áp suất tuyệt đối và áp suất khí
quyển
𝑃gage = 𝑃abs − 𝑃atm (2-16)

o Áp suất chân không (Pck, Pvac): là chênh lệch áp suất giữa áp suất khí quyển và áp
suất tuyệt đối
𝑃vac = 𝑃atm − 𝑃abs (2-17)

2.4.3.Khối lượng riêng, trọng lượng riêng, tỷ trọng


▪ Khối lượng riêng (density):
o Định nghĩa: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của nó trên một đơn vị thể
tích.
o Kí hiệu: 𝜌
𝑚
𝜌=
𝑉
o Đơn vị:
 Hệ SI: kg/m3
 Hệ Imperial: lb/in3, lb/ft3, lb/UK gal, lb/US gal
Ví dụ 6: Một khối nhôm hình hộp có kích thước 10 cm x 8 cm x 4 cm có khối lượng là 865 g.
Xác định khối lượng riêng của khối nhôm trên.
Giải
Thể tích của khối nhôm: V= 10 cm * 8 cm * 4 cm= 320 cm3
Khối lượng riêng của khối nhôm là :

11
𝑚 865
𝜌= = =2.7 (g/cm3)
𝑉 320

o Là đại lượng phụ thuộc vào nhiệt độ, đa số được cho sẵn trong các bảng tra cứu
o Đối với khí lý tưởng thì khối lượng riêng phụ thuộc cả áp suất và được xác định như
sau:
𝑃𝑀
𝜌𝐾𝐿𝑇 =
𝑅𝑇
 Trong đó: P_áp suất (atm), M_khối lượng phân tử (kg/kmol), R_hằng số khí
lý tưởng (0,082 m3.atm/(kmol.K)), T_nhiệt độ (K).
Ví dụ 7 : Xác định khối lượng riêng của khí Neon ( Ne) tại nhiệt độ 416 K và áp suất
4.3 atm. Biết khối lượng phân tử của khí Ne là 20.2 kg/kmol.
Giải

𝑃𝑀 (4.3∗20.2)
𝜌𝐾𝐿𝑇 = = = 2.54( kg/m3)
𝑅𝑇 (0.082∗416)

o Khi biết khối lượng riêng 𝜌0 ở điều kiện 𝑃0 , 𝑇0 thì khối lượng riêng của khí đó ở điều
kiện khác 𝑃, 𝑇 được xác định như sau:
𝑃 𝑇0
𝜌 = 𝜌0
𝑃0 𝑇
▪ Thể tích riêng (specific volume):
o Định nghĩa: Thể tích riêng của một chất tỷ lệ của thể tích của chất đó với khối lượng
của nó. Thể tích riêng là đại lượng nghịch đảo của khối lượng riêng
o Kí hiệu: 𝑣
𝑉 1
𝑣= =
𝑚 𝜌
o Đơn vị:
 Hệ SI: m3/kg
 Hệ Imperial: ft3/lb
o Là đại lượng phụ thuộc vào nhiệt độ, đa số được cho sẵn trong các bảng tra cứu
Ví dụ 8: Tính thể tích riêng của một khối nhôm hình hộp ở ví dụ 6.
Giải
Thể tích riêng của một khối nhôm:

𝑉 320
𝑣= = =0.37 (cm3/g)
𝑚 865

▪ Trọng lượng riêng (specific weight):

12
o Định nghĩa: Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng trên một đơn vị thể tích
của chất đó.
o Kí hiệu: 𝛾
𝛾 = 𝜌. 𝑔
o Đơn vị:
 Hệ SI: N/m3
 Hệ Imperial: lbf/ft3
Ví dụ 9: Xác định trọng lượng riêng của nước tại 30 OC, biết tại nhiệt độ đó nước có khối lượng
riêng là 995.413 kg/m3.
Giải

Trọng lượng riêng của nước tại 30 OC:


𝛾 = 𝜌. 𝑔 = 995.313 ∗ 9.81 = 9764( N/m3)

▪ Tỷ trọng (specific gravity):


o Định nghĩa: Tỷ trọng là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất với khối lượng riêng
của một chất tham chiếu.
o Kí hiệu: 𝑑, 𝑆𝐺
o Chất tham chiếu luôn là nước ở 4oC (áp suất 1 atm)
𝜌substance
𝑑=
𝜌water
o Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3
Ví dụ 10: Xác định khối lượng riêng của rượu etylic tại 25 OC, biết tỷ trọng của nó với nước
là 0.787.

Giải
Khối lượng riêng của rượu etylic tại 25 OC:
𝜌etylic = 𝜌water . 𝑑 = 1000 ∗ 0.787 = 797( kg/m3)

2.4.4.Độ nhớt (viscosity)


o Độ nhớt của một lưu chất là thông số đại diện cho ma sát nội của dòng chảy
o Độ nhớt được phân thành: độ nhớt động lực học (dynamic or absolute viscosity) và độ nhớt
động học (kinematic viscosity)
o Là đại lượng phụ thuộc vào nhiệt độ và được cho sẵn trong các bảng tra cứu

o Độ nhớt động lực học (dynamic or absolute viscosity)


• Kí hiệu: 𝜇
• Đơn vị:

13
 Hệ SI: Pa.s (kg/(m.s))
 Hệ CGS: P (poise), cP (centipoise)
N. s kg
1 Pa. s = 1 2
=1 = 103 cP
m m. s

o Độ nhớt động học (kinematic viscosity)


• Kí hiệu: 𝜈
𝜇
𝜈=
𝜌
• Đơn vị:
 Hệ SI: m2/s
 Hệ CGS: St (stokes), cSt (centistokes)
m2
1 = 106 cSt
s
Ví dụ 11: Xác định độ nhớt động học của dầu SAE30 tại 20 OC, biết độ nhớt động lực học
của nó là 0.31 (Pa.s) và khối lượng riêng của nó là 920 kg/m3
Giải
Độ nhớt động học của dầu SAE30 tại 20 OC:
𝜇 0.31
𝜈= = =337. 10-6( m2/s)= 337 (cSt)
𝜌 920

2.4.5.Lưu lượng (flow rate)


o Định nghĩa: lưu lượng là lượng lưu chất chuyển động qua một tiết diện ngang của ống dẫn
trong một đơn vị thời gian
o Phân loại:
• Lưu lượng thể tích
 Kí hiệu: 𝑄, 𝑉̇
𝑄 = 𝑣. 𝐴
 Trong đó: 𝑣_vận tốc chuyển động của lưu chất trong ống, m/s; 𝐴_diện tích
mặt cắt ngang của ống, m2.
 Đơn vị: hệ SI: m3/s, hệ Imperial: ft3/s, các đơn vị khác: m3/h, LPH (l/h),
LPM (l/min), GPM (Gal/min),…
Ví dụ 12: Xác định lưu lượng thể tích theo m3/h của dòng nước vào thiết bị truyền nhiệt
biết vận tốc của dòng nước là 1.5 kg/s và dòng nước đi vào ống thiết bị có đường kính trong
50 mm.
Giải

𝑄 = 𝑣. 𝐴 = 1.5 ∗ (π/4*0.052)=2.943* 10-3(m3/s)=10.6(m3/h)

14
• Lưu lượng khối lượng
 Kí hiệu: 𝑚̇
𝑚̇ = 𝜌. 𝑄
 Đơn vị: hệ SI: kg/s, hệ Imperial: lb/s, các đơn vị khác: kg/h, tấn/h (ton/h),…
Ví dụ 13: Xác định lưu lượng khối lượng theo kg/h của dòng nước vào thiết bị truyền nhiệt
ở ví dụ 12. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
Giải
Lưu lượng khối lượng theo kg/h của dòng nước vào thiết bị truyền nhiệt:
𝑚̇ = 𝜌. 𝑄= 1000* (2.943*10-3)=2.943( kg/s)=10600 (kg/h)
• Lưu lượng mol
 Kí hiệu: 𝑛̇
𝑛̇ = 𝑚̇/𝑀

 Trong đó: 𝑀_khối lượng phân tử của lưu chất, kg/kmol.


 Đơn vị: hệ SI: kmol/s, hệ Imperial: lbmol/s, các đơn vị khác: kmol/h,…
Ví dụ 13: Xác định lưu lượng mol theo kmol/h của dòng nước vào thiết bị truyền nhiệt ở ví dụ 12
Giải
Lưu lượng mol theo kmol/h của dòng nước vào thiết bị truyền nhiệt:
10600 kg/h 𝑘𝑚𝑜𝑙
𝑛̇ = 𝑚̇/𝑀= = 588.889 ( )
18 𝑘𝑔/𝑘𝑚𝑜𝑙 ℎ

2.4.6.Nhiệt dung riêng (specific heat capacity)


- Nhiệt dung (heat capacity, thermal capacity) của một chất (𝑐): là nhiệt lượng cung cấp
(hoặc lấy đi) của một chất để chất đó tăng (hoặc giảm) nhiệt độ, đơn vị đo trong hệ SI
thường là J/K [1].
- Nhiệt dung riêng (specific heat capacity) của một chất : là nhiệt dung tính trên một đơn
vị khối lượng của chất đó, đơn vị đo trong hệ SI thường là J/(kg.K). Hay nói cách khác,
nhiệt dung riêng của một chất là lượng nhiệt phải cung cấp cho một đơn vị khối lượng
của chất để chất đó tăng thêm một đơn vị nhiệt độ. Ví dụ, ở 25oC, nhiệt lượng cần thiết để
tăng thêm 1 K của 1 kg nước là 4179,6 J, có nghĩa là nhiệt dung riêng của nó là 4179,6
J/(kg.K) [1].
- Nhiệt dung riêng thay đổi theo nhiệt độ và áp suất. Trong thực tế người ta thường xác
định nhiệt dung riêng ở 2 điều kiện: đẳng áp (𝑐𝑝 ) và đẳng tích (𝑐𝑣 ), trong đó nhiệt dung
riêng đẳng áp thông dụng hơn nhiệt dung riêng đẳng tích [1].

2.4.7.Ẩn nhiệt (latent heat, sensible heat )


Ẩn nhiệt có thể được hiểu là là năng lượng tiềm ẩn được cấp cho hoặc được phát ra để
chuyển pha của một chất mà không có sự thay đổi nhiệt độ (đẳng nhiệt). Chẳng hạn như nước ở
100oC khi hóa hơi sẽ có ẩn nhiệt hóa hơi là 2264,705 kJ/kg, hoặc ở 0oC có ẩn nhiệt nóng chảy là
334 kJ/kg [2].

15
2.4.8.Enthapy (nhiệt lượng riêng hay hàm nhiệt)
Enthapy là thông số trạng thái của dòng môi chất( khí hoặc lỏng), nó được xác định thông
qua biểu thức sau:
𝑖 = 𝑢 + 𝑝. 𝑣
Trong đó: 𝑖_enhapy của môi chất , J/kg
𝑢_ nôi năng của dòng môi chất , J/kg
𝑝. 𝑣 _ năng lượng đẩy (d= 𝑝. 𝑣 )cho 1 kg của dòng môi chất , J/kg
Vậy trong biểu thức trên là xác định enthalpy cho 1 kg dòng môi chất
Vì u và 𝑝. 𝑣 đều là thông số trạng thái nên enthalpy (i)cũng là thông số trạng thái (chỉ phụ
thuộc vào điểm đầu và điểm cuối quá trình và không phụ thuộc vào quá trình)
Đối với khí lý tưởng , enthalpy chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ (vì u và d chỉ phụ thuộc nhiệt độ).
Khi tính toán nhiệt động , ta không cần biết giá trị tuyệt đối của enthalpy mà chỉ cần biết sự
thay đổi enthalpy sau một quá trình bất kỳ.

2.5.Phương trình trạng thái khí lý tưởng


Phương trình trạng thái khí lý tưởng: PV = nRT
Trong đó: P_áp suất của khí (Pa), V_thể tích của khí (m3), R_hằng số khí lý tưởng (8.314
J/(mol.K)), T_nhiệt độ (K) và n_số mol của khí (mol)

16
Phần 3. CÂN BẰNG VẬT CHẤT

Các đặc trưng của hệ thống

Với mục đích cân bằng vật chất, một hệ thống (system) được định nghĩa một cách đơn giản
là thể tích của một vùng có chứa đối tượng liên quan hoặc được phân tích, một số tài liệu khác còn
gọi là thể tích kiểm soát (control volume). Đường bao của hệ thống (system boundary) là hoàn
toàn tùy ý, và được xác định để phù hợp nhất với mục đích phân tích hệ thống. Tất cả mọi thứ nằm
ngoài đường bao này được gọi là môi trường xung quanh (surrounding). Một hệ thống bồm gồm
tối thiểu một thông số vật chất và một bộ thiết bị. Vật chất, nhiệt và công có thể cho phép cắt qua
đường bao, và khối lượng của hệ thống có thể thay đổi theo thời gian.

Hình 3-1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống

Không có định nghĩa chính xác cho thuật ngữ quy trình (process), ở đây chúng ta đề cập
đến nó là một tập hợp các tiến trình được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Một hệ thống có thể bao
gồm một quá trình đơn lẻ mà diễn ra trong một thiết bị, hoặc nhiều quá trình diễn ra trong nhiều
thiết bị khác nhau. Hình 3-1 mô tả sơ đồ nguyên lý của một hệ thống luyện thép phế liệu. Ở đây
đường bao hệ thống được vẽ bao gồm một vài quá trình, nhưng nó có thể được vẽ xung quanh máy
trộn (mixer) hoặc bơm (pump) và lò khử khí (degassing furnace). Trong một số trường hợp, người
ta có thể vẽ một số đường bao phụ xung quanh một hoặc một số quá trình riêng lẻ nào đó.
Hình 3-1 là một hệ thống mở, trong đó vật chất và năng lượng có thể đi qua đường bao. Một
hệ thống kín chỉ cho phép năng lượng đi qua chứ không phải vật chất. Một hệ thống được cô lập là
một hệ thống mà không có cả vật chất và năng lượng đi qua.

17
Vật chất đi vào hoặc đi ra khỏi hệ thống được vận chuyển bởi các dòng (stream), được thiết
kế tùy ý đối với mục đích phân tích. Dựa vào đường bao hệ thống được vẽ, các dòng vào (inut
stream hoặc instream) trong Hình 3-1 được kí hiệu là A, B, C, E và F. Các dòng ra (output stream
hoặc outstream) là G, J và L. Các dòng trao đổi là D, H và I, và dòng K là dòng tích tụ. Các dòng khác
(không thể hiện ở đây) là tuần hoàn (recycle) và xả (purge). Dòng tuần hoàn sẽ tuần hoàn vật chất
từ một phần của hệ thống vào dòng khác, trong khi dòng xả là dòng ra thường loại bỏ các thành
phần nhỏ hoặc cặn bẩn từ hệ thống. Vật chất trong dòng có thể là đồng thể hoặc dị thể, có thể được
mô tả theo loại thiết bị vận chuyển hoặc có thể đơn giản là hỗn hợp của mọi thứ đi vào hoặc đi ra
khỏi hệ thống. Để thuận tiện cho việc tính toán, điều cần thiết là giữ các vật liệu khác nhau như là
phân chia các dòng bất cư nơi nào có thể.
Các ví dụ của một số dòng phức tạp có thể đượctìm thấy trong các quá trình là:
- Dòng nguyên liệu thô như quặng. Đây thường là dòng dị thể, nó bao gồm nhiều
khoáng, có thể bị ẩm và có không khí nằm trong các hạt. Nó thường đi vào hệ thống
thông qua băng tải.
- Bùn, cặn hoặc bụi từ các quá trình khác hoặc từ một phần nào đó của dòng ra. Đây là
dòng có thành phần khác nhau, và được bổ sung các thành phần đi vào các phần khác
của quá trình theo dạng hòa tan.
- Khí bụi bao gồm các nguyên liệu độc hại hoặc hiếm. Thành phần và lưu lượng của dòng
này có thể cần lưu tâm đặc biệt nếu lượng chất hiện tại được điều khiển bởi hệ thống
điều khiển.
- Chất thải không có giá trị kinh tế có thể bị loại bỏ bằng cách lưu trữ một thời gian dài
để mức độc hại duy trì ở dưới ngưỡng cho phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Specific heat capacity,” Wikipedia, 2019. [Online]. Available:


https://en.wikipedia.org/wiki/Specific_heat_capacity. [Accessed: 06-Sep-2019].
[2] “Latent heat,” Wikipedia, 2019. [Online]. Available:
https://en.wikipedia.org/wiki/Latent_heat. [Accessed: 09-Sep-2019].
[3] L. Theodore, “Chapter 3. Process Variables,” in Heat Transfer Applications for the Practicing
Engineer, John Wiley & Sons, Inc, Canada, 2011.

18

You might also like