Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Những điều khoản trong Hoà ước Versailles đã làm dấy lên nguy cơ xung đột, và

dẫn đến Thế chiến II

Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc, tại Versailles (thị trấn nằm ở
ngoại ô Paris, Pháp), hội nghị hòa bình được triệu tập để phân chia lại thế giới và thiết lập
một trật tự hòa bình, an ninh mới sau chiến tranh. Hội nghị khai mạc ngày 18/1/1919 và
kéo dài suốt 2 năm. Tham dự có đại biểu của 27 nước thắng trận. Điều hành hội nghị là 5
nước Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản, nhưng thực sự nắm quyền quyết định là Mỹ, Anh,
Pháp với đại diện gồm Tổng thống Mỹ Thomas Wilson, Thủ tướng Anh Lloyd George và
Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau. Sau 3 lần có nguy cơ bị tan vỡ vì tranh cãi bất
đồng, cuối cùng các cường quốc thắng trận đã thoả hiệp với nhau và kí các văn kiện nằm
trong Hệ thống hoà ước Versailles. Hòa ước Versailles là hòa ước chính thức chấm dứt
cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918) được ký giữa Đức và các quốc gia phe
Hiệp Ước. Hoà ước này đặt ra những điều khoản khắt khe lên nước Đức bại trận. Nó có
thể được so sánh với Hòa ước Tilsit mà Napoléon Bonaparte áp đặt lên Vương quốc
Phổ vào năm 1807, hoặc là Hòa ước Brest-Litovsk do Đế quốc Đức áp đặt lên nước Nga
Xô Viết vào đầu năm 1918. Sau khi Nhà nước Đức Quốc xã được thành lập với sự lãnh
đạo của Adolf Hitler, hoà ước đã bị Hitler xóa bỏ vào thập niên 1930.
Trong quan hệ quốc tế từ năm 1933 đến năm 1936, mối quan tâm duy nhất của
Hitler là làm sao để Đức có thể trở thành một cường quốc nhằm thực hiện mục tiêu địa
chính trị lâu dài, thống trị Tây Âu và mở rộng lãnh thổ về phía Đông. Một trong những
bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là vô hiệu hóa Hòa ước Versailles. Trong những
năm đầu tiên nắm quyền, Hitler chú trọng thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng
từng bước một xóa bỏ Hòa ước Versailles. Hitler rút lui khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và
Hội Quốc liên trên cơ sở cho rằng Pháp không đồng ý bình đẳng vũ khí cho Đức. Đồng
thời, ông nhấn mạnh rằng Đức đã sẵn sàng để giải giới nếu như các nước khác cũng làm
như vậy và ông chỉ muốn hòa bình. Đây là một trong những chiến thuật “yêu chuộng hòa
bình” của Hitler. Hitler luôn có những hành động táo bạo, trong khi đó lại đưa ra hàng
loạt bài phát biểu yêu chuộng hòa bình vì ông biết họ muốn nghe. Hơn nữa, hành động đó
có thể hạn chế sự kiểm soát của nước ngoài đối với Đức.
- Mặc dù các cường quốc áp đặt một chính sách trung lập lên nước Bỉ, đất nước này cũng
không tránh khỏi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I. Quân đội Bỉ dưới sự lãnh đạo của
Albert I không phải là đối thủ chống lại quân Đức. Sau chiến tranh, Bỉ chịu một tổn thất
nặng nề. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ I cũng là những năm khó khăn, khủng hoảng
kinh tế toàn cầu tác động đến nước Bỉ. Bỉ đã kí kết một liên minh với Pháp năm 1920
nhưng sau khi Đức tái chiếm vùng phi quân sự Rhineland. Bỉ một lần nữa lựa chọn
phương pháp trung lập, chính sách này nhằm mục đích duy nhất là đặt Bỉ ra ngoài sự
tranh cãi của các nước láng giềng. Ngày 14/10/1936 Vua Leopold III cho rằng Đức tái
chiếm Rhineland, bằng cách kết thúc Hiệp ước Locarno, gần như mang lại cho Bỉ trở lại
vị thế quốc tế của mình trước chiến tranh. Người Pháp không bằng lòng trước việc vua
Bỉ Leopold III tuyên bố trung lập vào tháng 10 năm 1936. Quân đội Pháp thấy rằng chiến
lược dự định của họ đã bị phá hỏng; họ không thể mong đợi gì thêm vào việc hợp tác gần
gũi hơn nữa với Bỉ trong công tác phòng thủ biên giới phía đông nhằm ngăn chặn có hiệu
quả một cuộc tấn công của Đức ngay trước khi nó đến được biên giới nước Pháp.  Người
Pháp bị lệ thuộc vào mức độ phối hợp mà họ có được từ phía Bỉ. Tình hình này đã làm
Pháp mất đi khả năng sử dụng nhiều thành luỹ phòng ngự lâu đời tại Bỉ, một hoàn cảnh
mà Pháp luôn muốn tránh vì nó đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chiến đấu với các sư đoàn
thiết giáp Panzer của Đức trong một trận chiến cơ động. Người Pháp đã tính đến việc tràn
vào Bỉ ngay khi Đức tiến đánh quốc gia này. Tuy vậy, người Bỉ, nhận ra mối nguy hiểm
đến từ nước Đức, cũng đã bí mật xây dựng cho riêng mình những chính sách phòng thủ,
kiến thức hành quân, hệ thống thông tin liên lạc, sắp đặt hệ thống phòng ngự, cách bố trí
tình báo và trinh sát hàng không hiện có cùng với tuỳ viên quân sự Pháp tại Brussels.
Việc Đức tái chiếm Rhineland khiến cho Bỉ thêm chắc chắn rằng Pháp và Anh không
muốn chiến tranh và theo đuổi chiến lược riêng của họ, bỏ mặc quan điểm của Bỉ. Vậy
là Bộ tham mưu Bỉ đã quyết tâm sẽ đơn độc chiến đấu cho quyền lợi của riêng mình nếu
cần thiết. Những đe dọa từ nước Đức vẫn còn sau khi Hitler lên nắm quyền. Từ 1936 trở
đi, Bỉ duy trì một chính sách trung lập mới, song lần này, Đức vẫn xâm chiếm Bỉ năm
1940.
Vương quốc Bỉ nằm ở phía Tây Bắc châu Âu, tiếp giáp với Hà Lan, Pháp, Đức và Đại
công quốc Luxembourg. Bỉ nằm ở giao điểm của các trung tâm kinh tế và đô thị chính
của châu Âu và cửa ngõ hàng hải quốc tế trọng yếu, Biển Bắc- một trong những vùng
biển sầm uất nhất thế giới và có bờ biển bằng phẳng. Mặc dù với diện tích khiêm tốn, Bỉ
đã góp phần xây dựng hệ thống giao thông Tây Âu và tham dự chủ động vào kinh tế khu
vực. Bỉ thực sự là sân ga của lục địa châu Âu. Vì vậy Bỉ có vị trí địa lý thuận lợi và vị trí
chiến lược quan trọng. Bỉ là cửa nfox từ Đức sang Pháp. Nên Đức đã chọn đánh vào Bỉ
dù đây là một quốc gia trung lập. Để đi vòng qua Phòng tuyến Maginot kiên cố ở biên
giới Pháp–Đức, Đức đã hướng cuộc tấn công vào các quốc gia trung lập như Bỉ, Hà
Lan và Luxembourg. Một phần cũng do nền quân sự yếu kém nên họ đã bị Đức nghiền
nát và sau đó bị đã tham gia phe đồng minh để chống nước Đức. Những quốc gia như
Vương quốc Bỉ cho dù có muốn duy trì thế trung lập cũng khó mà tránh được gót giày
của quân phát xít.
- Tuyên bố của Bỉ không giống Thụy Sĩ bởi vì Thụy Sĩ giữ được vị thế trung lập trong
suốt hai cuộc thế chiến và phát triển rực rỡ, bền vững dù không gia nhập Liên minh châu
Âu, không tham gia NATO. Thụy Sĩ không can thiệp quân sự vào bất kỳ vấn đề quốc tế
nào. Điều này tạo ra lợi thế rất lớn về giao thương, thương mại, được cả hai bên đánh
nhau tin tưởng, vì thế các ngân hàng của quốc gia này luôn được tín nhiệm cao, huy động
vốn dễ. Trụ sở ngân hàng thanh toán quốc tế được đặt tại Thụy Sĩ và đó chính là nơi để
các ông chủ ngân hàng Anh-Mỹ cung cấp tài chính nhằm giúp Đức kéo dài cuộc chiến
với mức có thể. Vì thế cuộc chiến càng kéo dài, giới ngân hàng phố Wall sẽ ngày càng
giàu có. Tuy kiên quyết với chính sách không chủ động gây chiến, quốc gia này vẫn luôn
duy trì một lực lượng quân đội cho mục đích quốc phòng. Một phần cũng do vị thế của
Thụy Sĩ, địa thế đồi núi hiểm trở, đánh thắng gây khó khăn mà không có nhiều giá trị.
- Liên hệ với thế trung lập của Việt Nam trong quan hệ quốc tế hiện tại:
 Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế là chủ
trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Điều này đã được khẳng định rõ
trong các Văn kiện Đảng và trong thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua.
Tuy nhiên, trong âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, thì chính sách
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam là một trong những mục tiêu mà họ nhắm tới
và tìm mọi thủ đoạn thâm độc để chống phá.
“Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Từ
phương châm này, cần kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa
phương hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế. Phải khẳng định đường lối này để bạn bè, đối tác quốc tế ngày càng
tin cậy và yêu mến Việt Nam, hiểu rõ hơn đường lối và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta không “chọn bên” mà chọn lẽ phải,
xu hướng thời đại là hòa bình, hợp tác và phát triển”.
Trong quan hệ quốc tế, từ trước đến nay Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh
quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn
cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ
lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Những ai tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt
Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của
nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lật đổ chế độ xã hội chủ
nghĩa, xâm phạm độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam đều là đối
tượng của Việt Nam.
Là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh
các nghĩa vụ, đồng thời tích cực hợp tác cùng các quốc gia khác giải quyết các vấn đề an
ninh đang nổi lên, góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới. Việt Nam
đánh giá cao vai trò của Liên hợp quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa
xung đột, chiến tranh; thực thi những chuẩn mực cốt lõi của quan hệ quốc tế trong Hiến
chương Liên hợp quốc.
Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế và
Hiến chương Liên hợp quốc. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện
pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương
Liên hợp quốc, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn
vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa
hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản này.
Khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích
cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ngoại giao cần giữ vai trò trung tâm và tích
cực hơn trong bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, nâng cao năng lực
quốc gia và gia tăng uy tín quốc tế của Việt Nam. Tương tự, bước tiến trên đã công nhận
tầm quan trọng và đóng góp của ngành đối ngoại trong việc xây dựng một chiến lược
quốc gia toàn diện cho Việt Nam. Bước phát triển mới này cũng hàm ý rằng, ngoại giao
nên ở “tuyến đầu” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thúc đẩy và mở rộng
quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, cùng các đối
tác quan trọng khác - theo thứ tự kể trên - vẫn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại
Việt Nam.
Tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại;
là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế; nguyên tắc đối ngoại là bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp
tác, cùng có lợi; nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong
trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên
ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam.
Đối ngoại đa phương đang ngày càng trở thành xu thế nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện
nay, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới.
Trong những năm qua, đối ngoại đa phương Việt Nam được mở rộng và đi vào chiều sâu
ở tất cả các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, tạo nên
sức mạnh tổng hợp, đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp
phần củng cố,  nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

You might also like