Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ÔN TẬP BÀI 1

NHẬN ĐỊNH 
Các câu nhận định dưới đây ĐÚNG hay SAI và giải thích tại sao:
Câu 1: Nguồn của Luật Hiến pháp chỉ bao gồm Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001).
Sai . Nguồn của ngành Luật Hiến pháp bao gồm những văn bản có chứa đựng quy phạm
pháp luật hiến pháp gồm các bản Hiến pháp và các văn bản khác như Sắc lệnh, nghị quyết của
Quốc hội. Noi cách khác, không chỉ Hiến pháp 1992 mà còn các bản Hiến pháp khác như Hiến
pháp năm 1946, Hiến pháp 1954,…
Câu 2: Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các bản Hiến pháp
Việt Nam.
Sai . Nguồn của khoa học Luật Hiến pháp bao gồm những văn bản có chứa đựng quy
phạm pháp luật hiến pháp gồm các bản Hiến pháp và các Sắc lệnh, nghị quyết có chứa đựng quy
phạm pháp luật hiến pháp của Quốc hội.
Ví dụ: Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Câu 3: Hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.
Sai . Hiến pháp không ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, vì nhà nước đã ra đời khi
xã hội xãy ra sự mâu thuẫn không thế đều hòa được, mãi đến tận sau đó Hiến pháp mới ra đời. Ở
Việt Nam, Nhà nước Văn Lang đã ra đời vào khoảng TK VII-VI TCN, trong khi đó bản Hiến
pháp Việt Nam đầu tiên được ban hành vào ngày 09/11/1946.
Câu 4: Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
Sai . Ở nước ta, Hiến pháp đầu tiên là Hiến pháp năm 1946 ra đời vào ngày 09/11/1946.
Trước đó, nước Việt Nam chưa có Hiến pháp.
Câu 5: Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hiến pháp thành
Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại là căn cứ vào thời gian ban hành các bản
Hiến pháp.
Sai . Việc phân chia Hiến pháp thành Hiến pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại không căn
cứ vào thời gian ban hành mà dựa theo tính chất nội dung của các quy định chứa đựng trong hiến
pháp.
Câu 6: Hiến pháp không thành văn là Hiến pháp chỉ được cấu thành từ một
nguồn là các tập tục mang tính Hiến pháp.
Sai . Nguồn của Hiến pháp không thành văn gồm: Một số văn bản luật có giá trị Hiến pháp, một
số án lệ hoặc tập tục cổ truyền mang tính hiến định như Hiến pháp Anh, Hiến pháp Niu-di-lân.
Ví dụ: Hiến pháp nước Anh gồm 3 nguồn: 300 đạo luật mang tính Hiến pháp, một số phán quyết
của Tòa án tối cao và một số tập tục cổ truyền mang tính hiến định.

Câu 7: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hiến pháp
được tiến hành như thủ tục sửa đổi một đạo luật thông thường.
Sai . Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung, thông qua Hiến pháp thì Hiến pháp Việt Nam năm
2013 là loại Hiến pháp cương tính nên đòi hỏi thủ tục đặc biệt để thông qua, sửa đổi, bổ sung.

Cơ sở pháp lý: Điều 120 Chương 11 Hiến pháp 2013.

Câu 8: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống
Hiến pháp 1992.
Sai . Về đề xuất, Hiến pháp 1992: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp
2013: Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị
làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120); Về soạn thảo, Hiến pháp 1992 : không
qui định, Hiến pháp 2013: thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Về yêu cầu, Hiến pháp 1992: Ít
nhất là 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, Hiến
pháp 2013: Ít nhất là 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến
pháp; Về thông qua, Hiến pháp 1992: Quốc hội biểu quyết thông qua, Hiến pháp 2013: trưng cầu
ý dân do Quốc hội quyết định.

Câu 9: Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp năm 2013
giống với Hiến pháp năm 1946.
Sai . Về đề xuất, Hiến pháp 1946: 2/3 tổng số nghị viên yêu cầu ( khoản a điều 70), Hiến
pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu Quốc hội có quyền
đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120); Về soạn thảo, Hiến pháp 1946:
Ban dự thảo, Hiến pháp 2013: Ủy ban dự thảo; Về thông qua, Hiến pháp 1946: bắt buộc toàn dân
phúc quyết, Hiến pháp 2013: trưng cầu ý dân do Quốc hội quyết định.
TỰ LUẬN
1. Anh (Chị) hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định Chủ tịch
nước trong Hiến pháp năm 1946.

Hiến pháp 1946 không có qui định về chế định này. Song từ những qui định về cách thức thành
lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước và đồng
thời đứng đầu Chính phủ ( Điều 43 đến Điều 56).

Vị trí của người đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch nước thay mặt cho Nhà nước, giữ quyền tổng chỉ
huy quân đội toàn quốc; bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, các nhân viên nội các; ban bố các đạo
luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp
ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của
các nước; tuyên chiến hay đình chiến.

Vị trí của người đứng đầu Chính phủ: Chủ tịch nước chủ tọa Hội đồng Chính phủ, cùng với
Chính phủ ban hành các sắc lệnh qui định các chính sách thi hành các đạo luật và các quyết nghị
của Nghị viện.

You might also like