Hoàn thuế GTGT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

A.

MỞ ĐẦU
1. Tình thế cấp thiết của đề tài
Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) lần đầu tiên được Quốc hội khóa IX thông qua
ngày 10/5/1997 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Việc quy định thuế GTGT
thay cho thuế doanh thu là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách
thuế của Việt Nam. Tính đến nay, Luật đã trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Gần đây
nhất, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội qua khóa XII, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 03/6/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2009. Kể từ khi ban hành cho đến nay, thuế GTGT luôn thu hút sự quan tâm đặc
biệt của xã hội, của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức, cá nhân.

Thuế GTGT là một sắc thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hỏa, dịch
vụ. Điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được nhược điểm thu trùng lặp, chồng
chéo qua nhiều khâu của thuế doanh thu. Khấu trừ là một đặc trưng cơ bản của thuế
GTGT, qua cơ chế này các doanh nghiệp cũng thường lợi dụng để thực hiện những
hành vi gian lận để chiếm đoạt tiền của Nhà nước thông qua việc khấu trừ và hoàn
thuế.

Tại Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ có quy định
một giải pháp trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT là: "tạm hoàn 90%. số thuế giá trị gia
tăng đầu vào đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có
chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán".

Những chủ trương này của Nhà nước về hoàn thuế GTGT nhằm tác động và bảo
đảm tính công bằng, bình đẳng cho các chủ thể nộp thuế; kích thích hoạt động xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ, kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Hiệu quả tích cực từ thuế GTGT cho
thấy: thu ngân sách nhà nước tăng nhiều so với thuế doanh thu, hoạt động sản xuất,
kinh doanh nội địa đã ngày càng phát triển mạnh mẽ, tăng khả năng cạnh tranh cửa
hàng hóa, dịch vụ khi xuất khẩu.
Hoàn thuế GTGT là một chế định hết sức tiến bộ của Luật thuế GTGT. Tuy
nhiên thời gian qua, lợi dụng những chủ trương, chính sách khuyến khích của Nhà
nước, hàng loạt các hành vi vi phạm như gian lận trong lập hồ sơ hoàn thuế, mua bán
hóa đơn, chứng tử, xuất khẩu khống hàng hóa. nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT
diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, không ngừng gia tăng về tinh chất và mức độ vi
phạm của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và tổ chức, cá nhân đối với các quy
định về hoàn thuế GTGT của Nhà nước. Những vi phạm này, đã hạn chế ưu điểm tích
cực từ chính sách hoàn thuế GTGT, gây thiệt hại không nhỏ đến việc thu ngân sách
nhà nước từ thuế. Đồng thời, làm giảm niềm tin của các tổ chức, cá nhân, doanh
nghiệp làm ăn chân chính đối với chính sách thuế của nước ta.
Thực tiễn này đòi hỏi các nhà luật học cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
hơn nữa pháp luật về hoàn thuế GTGT để chính sách này công bằng, bình đẳng hơn
cho xã hội, cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để
phát triển đất nước.
Chính những lý do kể trên, đã giúp nhóm em mạnh dạn chọn đề tài "Pháp luật về
hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp" làm bài tiểu luận kết
thúc học phần.
Với đề tài này, nhóm em mong muốn được tiếp tục nghiên cứu pháp luật về hoàn
thuế GTGT, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những hạn chế, bất cập
và đưa ra các giải pháp về hoàn thuế GTGT ở Việt Nam, góp phần làm rõ chính sách
thuế GTGT của Chính phủ.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có nhiều đề tài tập trung tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề xung
quanh các quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT,
Bài tiểu luận "Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp" sẽ là một trong những đề tài tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về
thực trạng vấn đề hoàn thuế GTGT ở Việt Nam và pháp luật về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về hoàn thuế, đối chiếu với các
quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Bài tiểu luận sẽ đưa ra đánh giá thực trạng
và chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật về hoàn thuế GTGT. Trên cơ sở đó,
nhóm đưa ra các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện quy định của pháp luật về hoàn
thuế GTGT ở Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật,
các quan điểm, chính sách pháp luật liên quan đến hoàn thuế GTGT ở Việt Nam.
Nghiên cứu này chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ Luật học, có tham khảo và sử
dụng một số kiến thức và kết quả nghiên cứu Kinh tế học, để phục vụ tốt hơn cho việc tiếp
cận các quy định pháp luật hiện hành về hoàn thuế GTGT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp biện chứng khoa học
kết hợp với các phương pháp:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
- phương pháp đánh giá
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
-…

B. NỘI DUNG
Chương II: Quy định của pháp luật và thực trạng về hoàn thuế GTGT
1. Quy định pháp luật về hoàn thuế GTGT
1.1. Chủ thể, các trường hợp được hoàn thuế GTGT
a, Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng
Hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng cho các chủ thể chịu thuế, nộp thuế GTGT. Tại
Điều 3, Luật thuế GTGT năm 2008 quy định về đối tượng chịu thuế "Hàng hóa, dịch
vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế
giá trị gia tăng, trừ 25 loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 của Luật này".
Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng lại không có
thuế đầu ra (hàng hóa, dịch vụ bán ra không thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tượng
nộp thuế cũng được hoàn thuế.
b,Các trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (Điều này được
sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định về
những trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu
có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý
thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ
tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia
tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu
trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia
tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có
số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số
thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được
hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia
tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc
giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với
hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
5. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại,
viện trợ nhân đạo được quy định như sau:
- Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước
ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng
hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;
- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân
đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương
trình dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số
thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
6. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của
pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử
dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc
trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
7. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
1.2. Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế và giám sát hoàn thuế
a, Thẩm quyền giải quyết hoàn thuế
Tại Điều 76 Luật quản lý thuế 2019 quy định về thẩm quyền quyết định hoàn
thuế bao gồm những chủ thể sau:
1.Đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì thẩm
quyền quyết định hoàn thuế là: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định.
2.Đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của Luật quản lý thuế
2019 thì thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế là: Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận
hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế.

3.Đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thì thẩm
quyền ra quyết định hoàn thuế là: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng
Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế.
– Về bản chất, quyền được hoàn thuế là quyền dân sự hay cụ thể hơn là quyền tài
sản, phái sinh từ quyền sở hữu tài sản của chủ tài sản. Quyền này thực chất là quyền
đòi lại tài sản – với tư cách là chủ sở hữu, khi tài sản đó rời khỏi sự chiếm hữu của chủ
tài sản ngoài ý chí của họ.
– Với tư cách là quyền tài sản, quyền được hoàn thuế không chỉ được pháp luật
ghi nhận mà còn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp
khác nhau, trong đó có các biện pháp pháp lí như: lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế và giải
quyết yêu cầu hoàn thuế; khiếu nại và giải quyết khiếu nại về hoàn thuế; khởi kiện và
giải quyết vụ tranh chấp về hoàn thuế… .
– Xét trên phương diện học thuật, quyền được hoàn thuế có thể nhận diện thông
qua những đặc điểm sau đây:
+ Một là quyền được hoàn thuế có bản chất là quyền đòi lại tài sản, bởi lẽ số tiền
thuế được hoàn là tài sản (phần thu nhập) vốn thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân
bị điều tiết thu nhập bởi Nhà nước bằng công cụ thuế. Trên nguyên tắc, quyền này
luôn gắn liền với chủ tài sản là tổ chức, cá nhân bị điều tiết thu nhập bởi Nhà nước
bằng công cụ thuế và chủ thể đó chính là tổ chức, cá nhân thực sự chịu thuế bằng thu
nhập của chính họ, thông qua việc dùng thu nhập của mình để trả thuế cho Nhà nước
một cách trực tiếp (đối với trường hợp loại thuế họ phải trả là thuế trực thu) và gián
tiếp (đối với trường hợp loại thuế mà họ phải trả là thuế gián thu).
Nói cách khác, chủ thể có quyền được hoàn thuế phải là người chịu thuế (tổ
chức, cá nhân đã trả thuế cho Nhà nước bằng thu nhập của chính họ). Đối với các loại
thuế trực thu, do người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế nên có thể không sai khi
nói rằng người được hoàn thuế trực thu là người nộp thuế.
Tuy nhiên, đối với các loại thuế gián thu, do người chịu thuế và người nộp thuế
là hai chủ thể khác nhau nên về nguyên tắc, Nhà nước chỉ có thể hoàn thuế cho người
chịu thuế (người mua hàng hoá, dịch vụ đã có thuế), chứ không thể hoàn thuế cho
người nộp thuế (người bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế – vốn dĩ là chủ thể có vai trò
“trung gian” trong quá trình nộp thuế), bởi lẽ, thực chất người nộp thuế gián thu không
phải là chủ thể bị điều tiết thu nhập bởi Nhà nước.
+ Hai là quyền được hoàn thuế là quyền có giới hạn về thời hiệu. Sự giới hạn về
thời hiệu của quyền được hoàn thuế thể hiện ở chỗ, chủ thể có quyền được hoàn thuế
chỉ có thể yêu cầu Nhà nước hoàn thuế cho mình trong thời hạn tối đa là 10 năm kể từ
ngày nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Quá thời hạn trên, quyền được hoàn thuế
hết hiệu lực thực hiện và do đó Nhà nước được xác lập quyền sở hữu đối với số tiền
thuế đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật.
– Về phương diện lý thuyết, thuật ngữ “hoàn thuế” được quan niệm và giải thích
tuy có sự thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất ở các nước.
– Hiện nay, trong pháp luật thực định về thuế ở Việt Nam, nhà làm luật không
đưa ra bất cứ định nghĩa chính thức nào về thuật ngữ “hoàn thuế” mà chỉ quy định các
trường hợp được hoàn thuế nói chung theo Luật quản lí thuế, cũng như các trường hợp
được hoàn thuế theo từng luật thuế chuyên biệt (ví dụ: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế GTGT, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,
Luật thuế thu nhập cá nhân…).
– Rõ ràng, sự thiếu vắng định nghĩa chính thức về thuật ngữ “hoàn thuế” trong
pháp luật thực định đã khiến cho việc hiểu đúng về bản chất của hoàn thuế và giải
thích khái niệm hoàn thuế trở nên khó khăn, thiếu sự thống nhất, từ đó dẫn đến việc
các nhà làm luật có thể thiết kế các quy định không phù hợp với bản chất của hoàn
thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng.
– Hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng tuy không phải là vấn đề
mới trong pháp luật thực định nhưng lại là vấn đề rất đáng bàn luận trong khoa học
pháp lí, bởi lẽ việc nhận thức đúng về bản chất của hoàn thuế có ý nghĩa định hướng
cho việc đánh giá thực trạng các quy định về hoàn thuế và từ đó hình thành các giải
pháp hoàn thiện chế định pháp luật về hoàn thuế ở Việt Nam hiện nay. Từ quan điểm
tiếp cận như vậy, tác giả cho rằng, về lí thuyết, khái niệm hoàn thuế nói chung và hoàn
thuế GTGT nói riêng cần được nhận thức lại một cách đầy đủ, với các đặc trưng cơ
bản sau:
+ Một là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng là hành vi pháp lý
của Nhà nước, theo đó Nhà nước ra quyết định trả lại cho người có quyền được hoàn
thuế số tiền thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước nhưng không có cơ sở pháp lý để Nhà
nước được thụ hưởng hay sở hữu số tiền thuế đó.
+ Sở dĩ việc hoàn thuế phải được coi là hành vi pháp lý của Nhà nước bởi vì, việc
hoàn thuế thể hiện ý chí của chủ thể pháp luật là Nhà nước và hành vi này tạo ra các hệ
quả pháp lí nhất định cho chính chủ thể thực hiện hành vi là Nhà nước và cho các chủ
thể khác có liên quan (ví dụ: người được nhận số tiền hoàn thuế tù Nhà nước, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và có trách nhiệm chi trả tiền hoàn thuế).
+ Hai là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng không phải là “ân
huệ” hay sự “ưu đãi” từ phía Nhà nước đối với người được hoàn thuế, lại càng không
phải là chính sách của Nhà nước nhằm thu hút đầu tư từ các nhà kinh doanh, mà thực
chất chỉ là “bổn phận” hay “nghĩa vụ” đương nhiên của Nhà nước phải làm đối với chủ
thể được quyền nhận lại số tiền thuế do Nhà nước hoàn trả; bởi lẽ, số tiền này vốn
không thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ
pháp luật. Xét về phương diện luật học, số tiền thuế do người nộp thuế nộp thừa cho
Nhà nước hoặc do Nhà nước thu không có căn cứ pháp luật phải được hiểu và nhận
diện như là trường hợp Nhà nước chiếm hữu hay được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình.”
+ Ba là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng là quan hệ pháp luật
có tính chất dân sự, mặc dù việc Nhà nước hoàn trả tiền thuế cho người được thụ
hưởng luôn được thực hiện bằng một quyết định hành chính cá biệt của Nhà nước
thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan quản lí thuế được chỉ định bởi
luật).
+ Trong quan hệ pháp luật này, Nhà nước có tư cách là chủ thể chiếm hữu, được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; còn người được nhận lại tiền hoàn thuế có tư
cách là chủ sở hữu tài sản – do đó chủ thể này có quyền đòi lại tài sản từ người được
lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật trong thời hạn luật định kể từ ngày nộp tiền
vào ngân sách nhà nước
+ Bốn là hoàn thuế nói chung và hoàn thuế GTGT nói riêng có bản chất là quan
hệ tài sản phát sinh giữa Nhà nước (chủ thể hoàn thuế) với tổ chức, cá nhân (chủ thể
được hoàn thuế) nên quan hệ tài sản này chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp lý là yêu cầu
hoàn thuế (thể hiện thông qua hồ sơ đề nghị hoàn thuế) từ phía người có quyền được
hoàn thuế gửi cho Nhà nước.
+ Đương nhiên, để được Nhà nước chấp nhận yêu cầu này, chủ thể có quyền
được hoàn thuế có nghĩa vụ phải chứng minh họ là người thực sự trả thuế cho Nhà
nước thông qua các chứng từ, hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ chịu thuế, trong đó có số
thuế GTGT. Ngược lại, Nhà nước muốn từ chối việc hoàn thuế cần phải chứng minh
rằng, người nộp hồ sơ yêu cầu hoàn thuế không phải là người đã trả thuế cho Nhà
nước và không thuộc đối tượng được hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Như vậy,
để giải quyết yêu cầu hoàn thuế một cách thoả đáng và công bằng, các quy định pháp
luật về hoàn thuế cần được xây dựng một cách hợp lý, khách quan và khoa học dựa
trên cơ sở lý thuyết về hoàn thuế.
– Hoàn thuế là một hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước (thông qua
các cơ quan quản lí thuế) ra quyết định trả lại cho người được hoàn thuế số tiền thuế
mà họ đã nộp thừa hoặc số tiền thuế mà Nhà nước đã thu nhưng không có căn cứ pháp
luật”.

You might also like