Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 379

GIẢI TÍCH I

Lecturer: Dr. Nguyễn Bằng Giang

National University of Civil Engineering


Department of Mathematics

Tháng 9 - 2019

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 1 / 368
Nội dung chương trình

CHƯƠNG I.GIỚI HẠN VÀ LIÊN TỤC


CHƯƠNG II. ĐẠO HÀM
CHƯƠNG III. TÍCH PHÂN

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 2 / 368
Phần I

Giới hạn và liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 3 / 368
Phần I

Giới hạn và liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 4 / 368
Nội dung Chương 1

1 Bổ túc về ánh xạ tập hợp

2 Dãy số thực và giới hạn dãy số thực

3 Giới hạn hàm số

4 Hàm liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 5 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp

Tiết 1

Bổ túc về ánh xạ tập hợp

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 6 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

1 Bổ túc về ánh xạ tập hợp


Tập hợp
Ánh xạ
Hàm sơ cấp
Tập bị chặn

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 7 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Mục 1

Tập hợp

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 7 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Khái niệm về tập hợp

Định nghĩa
• Tập hợp là khái niệm nguyên thủy, không định nghĩa, được hiểu
một cách trực giác
• Nó có thể được hiểu là sự tụ tập của một số hữu hạn hay vô hạn
các đối tượng nào đó.
• Các đối tượng của tập hợp gọi là phần tử của tập hợp.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 8 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Khái niệm về tập hợp

Có hai cách để mô tả tập hợp


 Liệt kê các phần tử của tập hợp
Ví dụ
A ={Tập các sinh viên trường Xây dựng}
B = {1, 2, 3, 4, 7}
 Chỉ ra những tính chất đặc trưng của tập đang xét.
Ví dụ
C = {n2 : n là số nguyên thỏa mãn 0 ≤ n ≤ 14}
D = {x : x 5 + x + 1 = 0}

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 9 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Các tập số thực

• R tập hợp số thực


• N = {0, 1, 2, . . .}: tập hợp số tự nhiên
• Z = {0, ±1, ±2, . . .}: tập hợp các số nguyên.
m
• Q = {x|x = ; m, n ∈ Z; n 6= 0}: tập hợp các số hữu tỉ
n
• I = {x ∈ R|x ∈
/ Q}: tập các số vô tỉ.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 10 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Quan hệ giữa các tập hợp

• Tập con: Tập A được gọi


là tập con của tập B nếu
x ∈ A ⇒ x ∈ B, kí hiệu
A ⊆ B hoặc B ⊇ A.

• Tập rỗng: Tập rỗng là tập không chứa phần tử nào. Kí hiệu: ∅
Tập rỗng là tập con của mọi tập hợp.
• Hai tập trùng nhau: Hai tập A và B trùng nhau, kí hiệu A = B khi
và chỉ khi A ⊆ B và B ⊆ A.
• Tập con thực sự: Nếu A ⊆ B và A 6= B thì A được gọi là một tập
con thực sự của B.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 11 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Các phép toán về tập hợp

1 Hợp của các tập hợp


2 Giao của các tập hợp
3 Hiệu của các tập hợp
4 Phần bù
5 Hiệu đối xứng

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 12 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Hợp của hai tập hợp


Định nghĩa (Hợp)
Hợp của hai tập hợp, kí hiệu A ∪ B
A ∪ B = {x : x ∈ A hoặc x ∈ B}

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 13 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Giao của hai tập hợp


Định nghĩa (Giao)
Giao của hai tập hợp, kí hiệu A ∩ B
A ∩ B = {x : x ∈ A và x ∈ B}

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 14 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Hiệu của hai tập hợp

Định nghĩa (Hiệu)


Hiệu của hai tập hợp, kí hiệu A \ B
A \ B = {x : x ∈ A và x ∈
/ B}

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 15 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Phần bù

Định nghĩa (Phần bù)


Nếu B ⊂ A thì A \ B được gọi là phần bù của B trong A kí hiệu CA B

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 16 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Hiệu đối xứng

Định nghĩa (Hiệu đối xứng)


Hiệu đối xứng của hai tập hợp A và B là một tập hợp kí hiệu A4B
A4B = (A \ B) ∪ (B \ A)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 17 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Ví dụ

Cho A = {1, 2, 3, 4, 5} và B = {2, 4, 6, 8}


• A ∪ B = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 8}
• A ∩ B = {2, 4}
• A \ B = {1, 3, 5}
• B \ A = {6, 8}
• A4B = {1, 3, 5, 6, 8}

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 18 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Tích đề các của các tập hợp

Định nghĩa (Tích Đề-các)


Tích Đề-các của hai tập hợp X , Y , kí hiệu X × Y là một tập hợp gồm
tất cả các cặp có thứ được định nghĩa như sau:

X × Y = {(x, y)|x ∈ X , y ∈ Y }

Tổng quát, ta có định nghĩa tích đề các của n tập hợp, kí hiệu
n
Y
X1 × X2 × . . . × Xn = Xi
i=1

n
Y
Xi = {(x1 , x2 , . . . , xn )|xi ∈ Xi }
i=1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 19 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập hợp

Ví dụ

Ví dụ
• {1, 2} × {đỏ,trắng} = {(1, đỏ), (1, trắng), (2, đỏ), (2, trắng)}
• {a, b, c} × {d, e} = {(a, d), (a, e), (b, d), (b, e), (c, d), (c, e)}.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 20 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Mục 2

Ánh xạ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 21 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Khái niệm về ánh xạ

Định nghĩa (Ánh xạ)


Cho hai tập X , Y 6= ∅. Một ánh xạ f đi từ X vào Y là một quy tắc đặt
tương ứng mỗi phần tử x ∈ X với một và chỉ một phần tử y ∈ Y , ta kí
hiệu

f :X →Y
x 7→ y

Tập X được gọi là tập nguồn, tập Y được gọi là tập đích của ánh xạ f .

• Với B ⊂ Y , f −1 (B) = {x ∈ X |f (x) ∈ B} gọi là tạo ảnh của tập B.


• Với A ⊂ X , f (A) = {f (x)|x ∈ A} gọi là ảnh của tập A.
• Imf = f (X ) được gọi là ảnh của ánh xạ f .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 22 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Các loại ánh xạ

Định nghĩa (Đơn ánh)


Một ánh xạ được gọi là đơn ánh nếu mỗi phần tử thuộc tập đích có tối
đa một tạo ảnh.

Định nghĩa (Toàn ánh)


Một ánh xạ được gọi là toàn ánh nếu mọi phần tử thuộc tập đích có ít
nhất một tạo ảnh.

Định nghĩa (Song ánh)


Một ánh xạ được gọi là song ánh nếu nó vừa là đơn ánh, vừa là toàn
ánh.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 23 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Các loại ánh xạ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 24 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Mô tả các ánh xạ

Giả sử f : X → Y , y ∈ Y xét phương trình

f (x) = y với x ∈ X (1)

khi đó
• f là toàn ánh nếu (1) có ít nhất một nghiệm.
• f là đơn ánh nếu (1) có tối đa một nghiệm.
• f là song ánh nếu (1) có duy nhất một nghiệm.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 25 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Thu hẹp và mở rộng ánh xạ

Định nghĩa (Thu hẹp ánh xạ)


Cho f : X → Y là một ánh xạ, gọi A ⊂ X . Khi đó thu hẹp của f vào A là
ánh xạ ký hiệu là f |A xác định bởi:

f |A : A → Y
x 7→ y f |A (x) = f (x) ∀x ∈ A

Định nghĩa (Mở rộng ánh xạ)


Cho ánh xạ f : X → Y , gọi X 0 ⊃ X . Khi đó, mở rộng của f trên X 0 là
ánh xạ g sao cho ∀x ∈ X thì g(x) = f (x)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 26 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Ví dụ

Ví dụ 1
π π
f  π π  : [− , ] → [−1, 1]

f : R → [−1, 1] − , 2 2
2 2
x 7→ sin x
x 7→ sin x
khi đó, f  π π  là song ánh.

− ,
2 2
Ví dụ 2

g:R→R
f : R∗ → R  x
e − 1
ex − 1 x 6= 0
x 7→ x 7→ x
x 1 x =0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 27 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Ánh xạ hợp

Định nghĩa (Ánh xạ hợp)


Giả sử có hai ánh xạ f : X → Y và g : Y → Z , tích của ánh xạ f với
ánh xạ g là một ánh xạ g ◦ f : X → Z xác định bởi

g ◦ f (x) = g(f (x)), ∀x ∈ X

Ví dụ: Hàm f (x) = sin x và g(x) = x 2 + 2x


g ◦ f (x) = sin2 (x) + 2 sin x
f ◦ g(x) = sin(x 2 + 2x)
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 28 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Ánh xạ

Ánh xạ ngược

Định nghĩa (Ánh xạ ngược)


Giả sử ánh xạ f : X → Y là một song ánh. Khi đó mỗi y ∈ Y tồn tại duy
nhất x ∈ X . Vậy, ta xây dựng ánh xạ g : Y → X với g(y ) = x|f (x) = y

∀x ∈ X : g ◦ f (x) = x
∀y ∈ Y : f ◦ g(y ) = y

Kí hiệu ánh xạ ngược f −1

1
Ví dụ: Hàm f (x) = x 3 ⇒ f −1 (x) = x 3
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 29 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Mục 3

Hàm sơ cấp

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 30 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Các hàm sơ cấp cơ bản

Định nghĩa (Hàm số)


Ánh xạ f : X ⊂ R → R được gọi là hàm số thực.
X được gọi là tập xác định của hàm số.
Tập ảnh f (X ) được gọi là tập giá trị.

Hàm không đổi f (x) = C ∀x ∈ R


Hàm lũy thừa f : → R+ R+ ,
f (x) = x α (α ∈ R là số thực cố định).
Hàm lũy thừa là song ánh trên từ R+ lên R+ , và hàm ngược
1
f −1 : R+ → R+ , f −1 (x) = x α

Tùy thuộc vào giá trị của α miền xác định có thể khác.
α ∈ N thì TXĐ là R.
α ∈ Z \ N thì TXĐ là R \ {0}
α vô tỉ thì TXĐ là R+
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 31 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Hàm sơ cấp cơ bản tiếp

Hàm số mũ f : R → R+ f (x) = ax (a > 0.a 6= 1).


Hàm ngược của nó f −1 : R+ → R, f −1 (x) = loga x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 32 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Hàm sơ cấp cơ bản tiếp


Các hàm lượng giác
π π
Hàm sin x, hạn chế của nó lên [− , ] là một song ánh.
2 2
Do đó tồn tại hàm ngược kí hiệu là arcsin
π π
arcsin : [−1, 1] → [− , ]
2 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 33 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Hàm sơ cấp cơ bản tiếp


Hàm cos x, hạn chế của nó lên [0, π] là một song ánh.
Do đó tồn tại hàm ngược kí hiệu là arccos
arccos : [−1, 1] → [0, π]

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 34 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Hàm sơ cấp cơ bản tiếp


π π
Hàm tan x, hạn chế của nó lên (− , ) là một song ánh.
2 2
Do đó tồn tại hàm ngược kí hiệu là arctan
 π π
arctan : R → − ,
2 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 35 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Hàm sơ cấp cơ bản tiếp


Hàm cot x, hạn chế của nó lên (0, π) là một song ánh.
Do đó tồn tại hàm ngược kí hiệu là arccotan
arccotan : R → (0, π)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 36 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Hàm sơ cấp

Hàm sơ cấp

Định nghĩa (Hàm sơ cấp)


Hàm sơ cấp là hàm số nhận được từ các hàm số sơ cấp cơ bản bằng
các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, phép hợp thành và phép ngược.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 37 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Mục 4

Tập bị chặn

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 38 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Khái niệm về tập bị chặn

Định nghĩa
A ⊂ R được gọi là tập hợp bị chặn trên nếu tồn tại K ∈ R sao cho
x ≤ K , ∀x ∈ A.
K được gọi là một cận trên của tập A.
Mọi số lớn hơn K cũng là cận trên của tập A.
B ⊂ R được gọi là tập hợp bị chặn dưới nếu tồn tại L ∈ R sao cho
x ≥ L, ∀x ∈ B.
L được gọi là cận dưới của B.
Mọi số nhỏ hơn L cũng là cận dưới của B.
C ⊂ R được gọi là tập bị chặn nếu nó vừa bị chặn trên, vừa bị
chặn dưới.
Do đó, tồn tại M ∈ R sao cho |x| ≤ M với mọi x ∈ C

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 39 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Tiên đề về cận trên đúng của tập bị chặn trên

Tiên đề cận trên đúng


Tập hợp tất cả các cận trên của một tập hợp bị chặn trên luôn luôn có
phần tử nhỏ nhất.

Giả sử A là tập bị chặn trên, M là tập các cận trên của A

M = {K |K ∈ R, x ≤ K với mọi x ∈ A}
Khi đó, M có phần tử nhỏ nhất, nó được gọi là cận trên đúng (hay
supremum ) của A, kí hiệu sup A.
Định lí
Cho A là tập bị chặn trên. Số thực α = sup A khi và chỉ khi
Với mọi x ∈ A, x ≤ α.
Mọi ε > 0, tồn tại ít nhất phần tử y ∈ A sao cho y > α − ε.

Hoàn toàn tương tự cho cận dưới đúng


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 40 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Cận dưới đúng

Cận dưới đúng


Giả sử B là tập bị chặn dưới. M 0 là tập các cận trên của B.

M 0 = {L|L ∈ R, L ≤ x với mọi x ∈ A}


Khi đó, M 0 có phần tử lớn nhất, nó được gọi là cận dưới đúng (hay
infimum ) của B, kí hiệu inf B.

Và ta cũng có định lí sau


Định lí
Cho B là tập bị chặn dưới. Số thực β = inf B khi và chỉ khi
Với mọi x ∈ B, x ≥ β.
Mọi ε > 0, tồn tại ít nhất phần tử y ∈ B sao cho y < β + ε.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 41 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Ví dụ về inf và sup
Nhận xét
inf và sup của một tập hợp nói chung không thuộc vào tập đó.
Nếu inf A ∈ A, khi đó inf A = min A.
Nếu sup A ∈ A, khi đó sup A = max A.
Một số ví dụ
Tìm inf A và sup A với
 
n+2
A= |n ∈ N∗
n

Tìm inf B và sup B với


 
1 1 1 ∗
B = 1, , , . . . , |n ∈ N
2 3 n

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 42 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Một số tập hợp đặc biệt

Khoảng (a, b) là tập

(a, b) = {x ∈ R|a < x < b}

Khoảng đóng [a, b] là tập

[a, b] = {x ∈ R|a ≤ x ≤ b}

Tập số thực mở rộng, kí hiệu R

R = R ∪ {−∞} ∪ {+∞}
trong đó
−∞ < x với mọi số thực x ∈ R
∞ > x với mọi số thực x ∈ R
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 43 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Lân cận

Định nghĩa (Lân cận)


Giả sử x0 ∈ R, δ > 0 là số thực dương tùy ý. Lân cận (hoặc lân cận
mở) bán kính δ của điểm x0 , kí hiệu Uδ (x0 ) là tập

Uδ (x0 ) = (x0 − δ, x0 + δ) = {x ∈ R||x − x0 | < δ}

Nếu V ⊂ R và V chứa một lân cận bán kính δ > 0 nào đó của x0 thì V
được gọi là lân cận của x0 .

Lân cận −∞
UK (−∞) = {x ∈ R|x < K } trong đó K là số thực tùy ý.

Lân cận +∞
UK (+∞) = {x ∈ R|x > K } trong đó K là số thực tùy ý.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 44 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Lân cận

Nhận xét:
Từ định nghĩa ta có một số nhận xét sau
Nếu V là lân cận của điểm x0 thì x0 ∈ V .
Nếu V là một lân cận của x0 và V ⊂ U thì U cũng là một lân cận
của x0 .
Nếu V1 , V2 là 2 lân cận của x0 thì V1 ∩ V2 cũng là một lân cận của
x0 .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 45 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Điểm tụ, điểm cô lập

Định nghĩa (Điểm tụ)


Điểm a ∈ R được gọi là điểm tụ của tập H ⊂ R nếu mọi lân cận của
điểm a đều chứa vô số các phần tử của H.

Định nghĩa (Điểm cô lập)


Điểm x0 ∈ H là điểm cô lập của tập H ⊂ R nếu tồn tại một lân cận
Uδ (x0 ) sao cho
Uδ (x0 ) ∩ H = {x0 }

Định nghĩa (Điểm trong)


Điểm x0 ∈ H được gọi là điểm trong của tập H nếu tồn tại một lân cận
Uδ (x0 ) của điểm x0 sao cho Uδ (x0 ) ⊂ H

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 46 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Một số ví dụ

1. Với tập  
1 1
H= 1, , , . . .
2 3
thì
a = 0 là điểm tụ của H.
1 1
Các điểm 1, , , . . . là điểm cô lập H.
2 3
H không có điểm trong.
2. Với tập
H = (−1, 3)
thì
[−1, 3] là tập các điểm tụ của H.
(−1, 3) là tập các điểm trong của H
H không có điểm điểm cô lập.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 47 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Tập đóng, tập mở

Định nghĩa (Tập đóng)


Tập H ⊂ R được gọi là tập đóng nếu nó chứa mọi điểm tụ (nếu có) của
H.

Định nghĩa (Tập mở)


Tập A ⊂ R được gọi là tập mở nếu mọi phần tử của A đều là điểm
trong.

Ví dụ
Ta quy ước các tập R và ∅ vừa là tập mở, vừa là tập đóng
[a, b] là tập đóng.
(a, b) là tập mở
Mọi tập hữu hạn các phần tử đều là tập đóng

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 48 / 368
Bổ túc về ánh xạ tập hợp Tập bị chặn

Các tính chất của tập đóng, tập mở

Định lí (Tính chất của tập đóng)


Hợp của hữu hạn các tập đóng là tập đóng.
Giao của hữu hạn hoặc vô hạn các tập đóng là tập đóng.

Định lí (Tính chất của tập mở)


Giao của hữu hạn các tập mở là tập mở.
Hợp của hữu hạn hoặc vô hạn các tập mở là tập mở.

Định lí (Mối liên hệ giữ tập đóng và tập mở)


A là tập mở thì R \ A là tập đóng.
Ngược lại, A là tập đóng thì R \ A là tập mở.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 49 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực

Tiết 2

Dãy số thực và giới hạn dãy số thực

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 50 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

2 Dãy số thực và giới hạn dãy số thực


Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số
Tính chất và các phép toán đối với dãy hội tụ
Dãy con, lim sup, lim inf của dãy số.
Nguyên lí hội tụ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 51 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Mục 1

Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 51 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Khái niệm về dãy số thực


Định nghĩa
Một ánh xạ từ tập các số tự nhiên u : N∗ → R được gọi là dãy số thực
vô hạn, ta viết un thay vì u(n).
Một số dạng kí hiệu của dãy:

un , n = 1, 2, 3 . . . hoặc {un }n=1,2,... hoặc {un }∞


1 hoặc {un }

Dãy dừng: tồn tại số n0 sao cho un = C (nào đó) với ∀n > n0
Dãy {un } được gọi là dãy đơn điệu tăng (tương ứng tăng thực
sự) nếu
un ≤ un+1 ( tương ứng un < un+1 ) ∀n ∈ N∗

Dãy {un } được gọi là dãy đơn điệu giảm (tương ứng giảm thực
sự) nếu
un ≥ un+1 ( tương ứng un > un+1 ) ∀n ∈ N∗
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 52 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Dãy bị chặn

Định nghĩa (Dãy bị chặn)


Dãy số {un } được gọi là bị chặn trên nếu

∃M ∈ R : un ≤ M ∀n ∈ N∗

Dãy số {un } được gọi là bị chặn dưới nếu

∃L ∈ R : un ≥ L ∀n ∈ N∗

Một dãy số vừa bị chặn dưới, vừa bị chặn trên thì được gọi là dãy
bị chặn, khi đó

∃K ∈ R : |un | ≤ K ∀n ∈ N∗

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 53 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Một số ví dụ

1. Dãy

1 1 1
un = + +· · · +
1.2 2.3 n(n + 1)

2. Dãy
(−1)n
un =
n+1

3. Dãy Hình 1: Đồ thị mô tả dãy số


n+1 n+1
un = un =
n2 n2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 54 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Giới hạn dãy số

Định nghĩa
Cho dãy số {un }∞
1 , ta nói dãy hội tụ và có giới hạn (hữu hạn) bằng
L ∈ R, kí hiệu
lim un = L hoặc un → L (n → ∞)
n→∞

nếu cho trước ε > 0 tùy ý, tồn tại một số tự nhiên n0 = n0 (ε) (n0 phụ
thuộc vào ε) sao cho với mọi n ≥ n0 ta có

|un − L| < ε.

Nếu dãy số {un } không hội tụ, ta nói dãy phân kì.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 55 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Giới hạn dãy

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 56 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Giới hạn vô cùng


Định nghĩa
Ta nói dãy {un }∞
1 có giới hạn bằng +∞ và kí hiệu lim un = +∞, n→∞
nếu cho trước một số thực K > 0 (lớn tùy ý), tồn tại số tự nhiên
n0 = n0 (K ) (n0 phụ thuộc vào K ) sao cho với mọi n > n0 ta có

un > K

Tương tự ta có định nghĩa


Định nghĩa
Ta nói dãy {un }∞
1 có giới hạn bằng −∞ và kí hiệu lim un = −∞, n→∞
nếu cho trước một số thực K < 0 (nhỏ tùy ý), tồn tại số tự nhiên
n0 = n0 (K ) (n0 phụ thuộc vào K ) sao cho với mọi n > n0 ta có

un < K
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 57 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Khái niệm về dãy số và giới hạn của dãy số

Một số ví dụ về tìm giới hạn sử dụng định nghĩa

1. Dãy
1 1 1
un = + + ··· +
1.2 2.3 n(n + 1)

2. Dãy
(−1)n
un =
n+1

3. Dãy
un = 3n

4. Dãy
un = 1 − 2n

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 58 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Tính chất và các phép toán đối với dãy hội tụ

Mục 2

Tính chất và các phép toán đối với dãy hội tụ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 59 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Tính chất và các phép toán đối với dãy hội tụ

Tính chất của giới hạn

Định lí (Tính bị chặn)


Mọi dãy hội tụ đều bị chặn.

Định lí (Tính duy nhất)


Nếu một dãy hội tụ thì giới hạn của dãy là duy nhất.

Chứng minh.
|a − b|
Giả sử lim un = a và lim un = b với a 6= b. Ta chọn ε = và ta
n→∞ n→∞ 2
sử dụng bất đẳng thức sau với n đủ lớn

|a − b| = |a − un + un − b| ≤ |a − un | + |un − b| < ε + ε = |a − b|

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 60 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Tính chất và các phép toán đối với dãy hội tụ

Các phép toán về dãy hội tụ


Định lí
Giả sử dãy {an } và {bn } hội tụ và lim an = a lim bn = b
n→∞ n→∞
lim (an + bn ) = a + b; lim (an − bn ) = a − b
n→∞ n→∞
lim (an .bn ) = a.b. Đặc biệt: lim (α.bn ) = α.b
n→∞ n→∞
an a
lim = nếu b = 6 0
n→∞ bn b
lim un = 0 ⇔ lim |un | = 0
n→∞ n→∞

Định lí
Giả sử dãy {an } bị chặn và lim bn = 0.
n→∞
Khi đó dãy {an .bn } cũng hội tụ và

lim an .bn = 0
n→∞

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 61 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Dãy con, lim sup, lim inf của dãy số.

Mục 3

Dãy con, lim sup, lim inf của dãy số.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 62 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Dãy con, lim sup, lim inf của dãy số.

Dãy con

Định nghĩa (Dãy con)


Cho dãy {un }∞
1 , giả sử

n1 < n2 < . . . < nk < . . .

là một dãy tăng thực sự các số tự nhiên nào đó, khi đó dãy số

un1 , un2 , . . . , unk < . . .

được gọi là dãy con của dãy đã cho và kí hiệu là {unk } hoặc {unk }∞
k=1 .

Định lí
Nếu dãy {un } hội tụ và lim un = a, khi đó mọi dãy con {unk } cũng hội
n→∞
tụ và có cùng giới hạn.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 63 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Dãy con, lim sup, lim inf của dãy số.

Giới hạn riêng

Định nghĩa (Giới hạn riêng)


Cho dãy số {un }∞
1 .
Ta nói a ∈ R là giới hạn riêng của dãy {un }∞
1 nếu tồn tại một dãy
con {unk }∞
k=1 sao cho
lim unk = a.
k→∞

Giới hạn riêng lớn nhất của dãy {un }∞


1 được kí hiệu là lim sup un
n→∞
hoặc lim un .
n→∞
Giới hạn riêng nhỏ nhất của dãy {un }∞
1 được kí hiệu là lim inf un n→∞
hoặc lim un .
n→∞

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 64 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Dãy con, lim sup, lim inf của dãy số.

Các ví dụ

Tìm các giới hạn riêng của dãy các dãy sau
1. un = 3 + (−1)n
 π
2. un = sin n
2
1
3. un = cos n
n

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 65 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Mục 4

Nguyên lí hội tụ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 66 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Nguyên lí kẹp

Định lí
Cho ba dãy số {an }, {bn } và {cn } thỏa mãn điều kiện

an ≤ bn ≤ cn với mọi n ≥ n0 nào đó.

Hơn nữa, nếu


lim an = lim cn = L.
n→∞ n→∞

Khi đó, {bn } cũng tồn tại giới hạn và

lim bn = L
n→∞

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 67 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Ví dụ ứng dụng nguyên lí kẹp



n
1. Với a > 0, lim a=1
n→∞
Ta sử dụng công thức nhị thức Newton
n
X
n
(x + y) = Cni x i y n−i
i=0
Xét trường hợp a > 1

a = (1 + n a − 1)n
√ n(n − 1) √ √
= 1 + n( n a − 1) + ( n a − 1)2 + · · · + ( n a − 1)n
√ 2
n
≥ n( a − 1)
√ a
⇒ 0 < ( n a − 1) < → 0.
n
Áp dụng nguyên lí kẹp suy ra

lim n a = 1
n→∞
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 68 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Trường hợp 0 < a < 1 sử dụng


r
1 n 1
lim √
n
= lim =1
n→∞ a n→∞ a


n 1 1
⇒ lim a = lim r = = 1
n→∞ n→∞
n 1
1
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 69 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Ví dụ sử dụng nguyên lí kẹp

2. Tương tự ta chứng minh được



n
lim n=1
n→∞

3. Tìm giới hạn


sin n − 4 cos(2n + 1)
lim
n→∞ n
Ta có

sin n − 4 cos(2n + 1) 5
0≤
≤ →0
n n

sin n − 4 cos(2n + 1)
⇒ lim = 0 (theo nguyên lí kẹp).
n→∞ n

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 70 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Hội tụ của dãy đơn điệu và bị chặn


Định lí (Dãy đơn điệu)
Nếu dãy {un } đơn điệu tăng và bị chặn trên, khi đó dãy hội tụ và

lim un = sup un
n→∞ n

Nếu dãy {un } đơn điệu giảm và bị chặn dưới, khi đó dãy hội tụ và

lim un = inf un
n→∞ n

Chứng minh.
Xét trường hợp {un } đơn điệu tăng và bị chặn trên, ⇒ ∃ sup un = L.
Với mọi ε > 0, tồn tại un0 > L − ε. Vậy, với ∀n > n0 ⇒ un ≥ un0 nên ta

L − ε < un < L + ε
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 71 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Ví dụ về hội tụ của dãy đơn điệu

un2 + 10
Cho dãy số thực {un }n biết u1 = 1, un+1 = . Chứng minh
7
dãy số {un } hội tụ và tìm lim un .
n→∞
2un + 5
Cho dãy số thực {un }n biết u1 = 1, un+1 = . Chứng minh
3
dãy số {un } hội tụ và tìm lim un .
n→∞
un2
Cho dãy số thực {un }n biết u1 = 2, un+1 = . Chứng
un2 + un + 2
minh dãy số {un } hội tụ và tìm lim un .
n→∞

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 72 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Số e.
1. Xét dãy số 
1 n

un =
1+
n
Ta sẽ chứng minh dãy đơn điệu tăng và bị chặn trên.
Nhắc lại bất đẳng thức Cauchy cho k số dương bất kỳ
a1 + a2 + · · · + ak k
 
a1 · a2 · · · · · ak ≤
k
Áp dụng BDT Cauchy cho n + 1 số:
    
1 1 1
un = 1 · 1 + 1+ ··· 1 +
n n n
 !n+1
1 + 1 + n1 + 1 + n1 + · · · 1 + n1
 

n+1
 n+1
1
= 1+ = un+1
n+1
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 73 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Số e (tiếp)

Bây giờ ta sẽ chứng minh dãy {un } bị chặn trên.


Ta sẽ áp dụng BĐT Cauchy cho n + 2 số
    
1 1 1 1 1 1
un = · · 1 + 1+ · ··· 1 +
4 2 2 n n n
1 1 1
 1
 1
 !n+2
+ + 1 + + 1 + + · · · 1 +
≤ 2 2 n n n
n+2
n + 2 n+2
 
= = 1 ⇒ un ≤ 4
n+2

Vậy, dãy {un } hội tụ và ta đặt giới hạn đó là số e.

e ≈ 2, 71828182845904523536...
Số e là số vô tỉ.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 74 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Nguyên lí Bolzano

Định lí (Bolzano)
Một dãy số bất kỳ đều chứa một dãy con mà dãy con đó có giới hạn
(giới hạn đó có thể bằng +∞ hoặc −∞).
Mọi dãy số bị chặn đều chứa một dãy con hội tụ.

Định nghĩa (Dãy Cauchy)


Dãy số {un } được gọi là dãy Cauchy nếu với mọi ε > 0 tùy ý, tồn tại số
tự nhiên n0 = n0 (ε) ∈ R∗ sao cho với mọi m, n > n0 thì

|um − un | < ε

Định lí (Nguyên lí Caychy)


Dãy số {un } hội tụ khi và chỉ khi nó là dãy Cauchy.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 75 / 368
Dãy số thực và giới hạn dãy số thực Nguyên lí hội tụ

Ý nghĩa của nguyên lí Cauchy

Ý nghĩa của Định lí Cauchy


Nguyên lý Cauchy chỉ ra tồn tại giới hạn dựa vào mối quan hệ giữa các
số hạng của dãy, không cần biết giá trị của giới hạn.

Hình 2: Minh họa dãy Cauchy


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 76 / 368
Giới hạn hàm số

Tiết 3

Giới hạn hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 77 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

3 Giới hạn hàm số


Các khái niệm về giới hạn hàm số
Nguyên lý chuyển đổi giới hạn giữa hàm số và dãy số
Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số
Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 78 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Mục 1

Các khái niệm về giới hạn hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 78 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Khái niệm về giới hạn hàm số

Định nghĩa (Giới hạn hàm số)


Cho hàm số:
f :D⊂R→R
a là một điểm tụ của D,
lim f (x) = L
x→a

nếu cho trước ε > 0, tồn tại δ = δ(ε) sao cho 0 < |x − a| < δ thì

|f (x) − L| < ε

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 79 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Giới hạn vô cùng

Định nghĩa

Trường hợp L = +∞
Ta nói lim f (x) = +∞ nếu ∀K > 0 cho trước tùy ý, tồn tại số
x→x0
δ = δ(K ) > 0 (δ phụ thuộc vào K ) x thỏa mãn x ∈ D 0 < |x − x0 | < δ
thì
f (x) > K

Trường hợp L = −∞
Ta nói lim f (x) = −∞ nếu ∀K > 0 cho trước tùy ý, tồn tại số
x→x0
δ = δ(K ) > 0 (δ phụ thuộc vào K ) x thỏa mãn x ∈ D và
0 < |x − x0 | < δ thì
f (x) < −K

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 80 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Các ví dụ

Các ví dụ: Dùng định nghĩa chứng minh các giới hạn sau
a) lim 3x + 1 = 4
x→1
1
b) lim 2 = +∞
x→1 (x−1)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 81 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Giới hạn một phía

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 82 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Giới hạn phải

Định nghĩa (Giới hạn phải)


Cho f : D ⊂ R → R, a ∈ R là một điểm tụ của D.

lim f (x) = L
x→a+

cho trước ε > 0 tùy ý, tồn tại số δ = δ(ε) sao cho x thỏa mãn x ∈ D và
a < x < a + δ thì
|f (x) − L| < ε

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 83 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Giới hạn trái


Định nghĩa (Giới hạn trái)
Cho f : D ⊂ R → R, a ∈ R là một điểm tụ của D.

lim f (x) = L
x→a−

cho trước ε > 0 tùy ý, tồn tại số δ = δ(ε) sao cho x thỏa mãn x ∈ D và
a − δ < x < a thì
|f (x) − L| < ε

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 84 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Điều kiện cần và đủ tồn tại giới hạn


Từ hai định nghĩa trên, ta có định lý sau:
Định lí
Điều kiện cần và đủ để tồn tại giới hạn lim f (x) = L là tồn tại các giới
x→a
hạn một phía lim f (x), lim f (x) và chúng cùng bằng L.
x→a+ x→a−

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 85 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Ví dụ

(
x2 x ≥3
f (x) =
2x x <3
Tìm
lim f (x)
x→3+

lim f (x)
x→3−

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 86 / 368
Giới hạn hàm số Các khái niệm về giới hạn hàm số

Tính duy nhất của giới hạn

Định lí
Nếu hàm số f : D → R, có giới hạn lim f (x) = L, khi đó, giới hạn của
x→x0
hàm số là duy nhất.

Chứng minh.
Thật vậy, giả sử tồn tại một giới hạn khác của hàm f (x) là
lim f (x) = L0 với L 6= L0 . Ta chọn ε sao cho Uε (L) ∩ Uε (L0 ) = ∅ (chẳng
x→x0
0
hạn ε = L−L 2 ). Khi đó, tồn tại δ = δ(ε) > 0 sao cho với mọi
x ∈ Uδ (x0 ), x 6= x0 hay 0 < |x − x0 | < δ, ta có f (x) ∈ Uε (L) và
f (x) ∈ Uε (L0 ) ⇔ f (x) ∈ Uε (L) ∩ Uε (L0 ) = ∅ vô lý.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 87 / 368
Giới hạn hàm số Nguyên lý chuyển đổi giới hạn giữa hàm số và dãy số

Mục 2

Nguyên lý chuyển đổi giới hạn giữa hàm số và dãy số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 88 / 368
Giới hạn hàm số Nguyên lý chuyển đổi giới hạn giữa hàm số và dãy số

Nguyên lý chuyển đổi giới hạn

Định lí
Cho hàm số f : D → R, x0 là điểm tụ của D (x0 có thể là +∞ hoặc
−∞). Điều kiện cần và đủ để tồn tại giới hạn lim f (x) = L là với mọi
x→x0
dãy số {xn }+∞
1 , (xn ∈ D, xn 6= x0 ) mà lim xn = x0 thì dãy tương ứng
n→∞
{f (xn )} cũng tồn tại giới hạn (và =L).

Chứng minh

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 89 / 368
Giới hạn hàm số Nguyên lý chuyển đổi giới hạn giữa hàm số và dãy số

Nhận xét

1. Từ định lý trên thì tính chất của giới hạn hàm có thể suy ra từ tính
chất giới hạn dãy.
2. Ta có thể dựa vào định lý trên để đưa ra điều kiện đủ để không tồn
tại giới lim f (x).
x→x0
Nếu ta chỉ ra được 2 dãy {xn }n và {xn0 }n cùng hội tụ về x0 nhưng

lim f (xn ) = L1 
n→∞ 
lim f (xn0 ) = L2 ⇒ @ lim f (x)
n→∞  x→x0
L1 6= L2

Ví dụ: Hãy chỉ ra các giới hạn sau không tồn tại
1
a) lim e x−2
x→2
1
b) lim xsin2 x−1
x→1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 90 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Mục 3

Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 91 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Tính chất của giới hạn

a) Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn lim f (x) = L thì f (x) bị chặn trong
x→x0
một lân cận nào đó của x0 .
b) Cho hai hàm số f , g : D → R thỏa mãn f (x) ≤ g(x) với mọi x ∈ D.
Giả sử x0 là điểm tụ của D và tồn tại các giới hạn

lim f (x) = L1 lim g(x) = L2


x→x0 x→x0

Khi đó, L1 ≤ L2
Đặc biệt, f : D → R, f bị chặn trên D (|f (x)| ≤ K ∀x ∈ D) và tồn
tại giới hạn lim f (x) = L, khi đó |L| ≤ K .
x→x0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 92 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Các phép toán về giới hạn


c) Các phép toán về giới hạn:
Dựa vào nguyên lý chuyển đổi giới hạn và các phép toán của giới
hạn dãy.
Định lí
Giả sử tồn tại các giới hạn

lim f (x) = α lim g(x) = β


x→x0 x→x0

Khi đó:

lim f (x) ± g(x) = α ± β;


x→x0

lim f (x).g(x) = α.β;


x→x0
f (x) α
lim = ; (β 6= 0)
x→x0 g(x) β
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 93 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Nguyên lý kẹp

Định lí
Cho các hàm số f , g, h : D → R, x0 là một điểm tụ của D.
Nếu tồn tại các giới hạn

lim f (x) = lim h(x) = L.


x→x0 x→x0

Hơn nữa, tồn tại lân cận U(x0 ) của x0 sao cho

f (x) ≤ g(x) ≤ h(x),

khi đó, tồn tại giới hạn lim g(x), đồng thời
x→x0

lim g(x) = L
x→x0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 94 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Chứng minh nguyên lý kẹp


Chứng minh

Với ∀ε > 0
∃δ1 > 0 sao cho với 0 < |x − x0 | < δ1 thì

−ε ≤ f (x) − L ≤ ε

∃δ2 > 0 sao cho với 0 < |x − x0 | < δ2 thì

−ε ≤ h(x) − L ≤ ε
Vì f (x) ≤ g(x) ≤ h(x) nên

f (x) − L ≤ g(x) − L ≤ h(x) − L,

Chọn δ := min {δ1 , δ2 }. Khi đó, nếu: |x − x0 | < δ, ta có

−ε < f (x) − L ≤ g(x) − L ≤ h(x) − L < ε ⇔ |g(x) − L| < ε

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 
95 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Giới hạn của hàm đơn điệu


Định lí
Cho hàm đơn điệu tăng f : (a, b) → R, x0 ∈ (a, b). Khi đó

lim f (x) = sup f (x), lim f (x) = inf f (x)


x→x0 − x∈(a,x0 ) x→x0 + x∈(x0 ,b)

Trường hợp f : (a, b) → R, hàm đơn điệu giảm thì

lim f (x) = inf f (x), lim f (x) = sup f (x)


x→x0 − x∈(a,x0 ) x→x0 + x∈(x0 ,b)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 96 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Tiêu chuẩn Cauchy

Định lí
Cho hàm f : D → R, x0 ∈ R là một điểm tụ của D. Giới hạn lim f (x)
x→x0
tồn tại trong quá trình x → x0 khi và chỉ khi cho trước ε > 0 tùy ý, tồn
tại δ = δ(ε) > 0 sao cho vơi mọi x, y ∈ D

0 < |x − x0 | < δ, 0 < |y − x0 | < δ (x, y 6= x0 và thuộc lân cận Uδ (x0 )

ta có

|f (x) − f (y )| < ε

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 97 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Một số ví dụ quan trọng về giới hạn


sinx
a) lim = 1 • Xét 0 < x < π2 .
x→0 x

S4ABC = 12 sin x.
Shình quạt = 21 x, và S4ABD = 1
2 tan x. Do
đó ta có
1 1 1
tan x ≥ x ≥ sin x (2)
2 2 2

1
Chia các về của (2) bởi 2 sin x và lấy nghịch đảo ta được:
sinx
cosx ≤ ≤1
x
sinx
Sử dụng nguyên lý kẹp, cho x → 0 ta được lim x = 1.
x→0+
• TH x < 0 được chỉ ra bởi phép đổi biến t = −x > 0.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 98 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Một số ví dụ quan trọng về giới hạn


b) Chứng minh giới hạn
1 x
 
lim 1 + =e
x→∞ x

Trước hết ta xét trường hợp x → +∞. Ký hiệu nx = [x] là phần nguyên
của số thực x. Ta có các BĐT sau với mọi x > 1
nx 
1 x 1 nx +1
   
1
1+ < 1+ < 1+ (*)
nx + 1 x nx
n
Sử dụng giới hạn đã biết lim 1 + n1 = e, ta có
n→∞
 nx  nx +1  −1
1 1 1 1
1+ = 1+ . 1+ → e. = e
nx + 1 nx + 1 nx + 1 1
 nx +1  nx  1
1 1 1
1+ = 1+ . 1+ → e.1 = e
nx nx nx
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 99 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Một số ví dụ quan trọng về giới hạn (tiếp)

Vì nx → ∞ ⇔ x → ∞, áp dụng nguyên lý kẹp vào biểu thức (*) ta suy


ra
1 x
 
lim 1+ =e
x→+∞ x

Đối với trường hợp x → −∞, ta có


−x
1 x
  
1
lim 1+ = lim 1−
x→−∞ x x→−∞ x +1
 −(x+1)  
1 1
= lim 1+ 1−
x→−∞ −(x + 1) x +1
= e.1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 100 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Một số ví dụ quan trọng về giới hạn (tiếp)


1
c) Sử dụng kết quả trên, bằng cách đặt t = x ta được

1
lim (1 + t) t = e (C)
t→0

d) Lấy Logarit cơ số e hai vế của biểu thức (C) ta có

ln (1 + t)
lim =1 (D)
t→0 t

e) Trong biểu thức (D), bằng phép đổi biến x = ln(1 + t), ta được

x ex − 1
lim = 1 ⇔ lim =1 (E)
x→0 ex − 1 x→0 x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 101 / 368
Giới hạn hàm số Tính chất và các phép toán đối với giới hạn hàm số

Một số ví dụ quan trọng về giới hạn (tiếp)

f) Tìm lim x 2 sin x1


x→0

Chúng ta không thể áp dụng quy


tắc nhân vào đây vì giới hạn
lim sin x1 không tồn tại. Sử dụng
x→0
bất đẳng thức

1
−x 2 ≤ x 2 sin
≤ x2
x
Vì lim −x 2 = lim x 2 = 0 nên ta suy ra
x→0 x→0

1
lim x 2 sin =0
x→0 x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 102 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

Mục 4

Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 103 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

Vô cùng lớn (VCL), vô cùng bé (VCB)

Định nghĩa
Cho hàm α, β : D → R, x0 là điểm tụ của D (x0 cũng có thể là ±∞).
Ta nói α(x) là VCB trong quá trình x → x0 nếu lim α(x) = 0
x→x0

Ta nói β(x) là VCL trong quá trình x → x0 nếu lim |β(x)| = +∞


x→x0

Ví dụ: x m (m > 0), sin x, tanx, ln(1 + x), 1 − cos x là các VCB khi x → 0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 104 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

Tích của VCB và hàm bị chặn

Định lí
Cho hai hàm số α, f : D → R, trong đó α(x) VCB trong quá trình
x → x0 , f (x) là một hàm bị chặn trên D. Khi đó tích α(x).f (x) cũng là
một VCB trong quá trình x → x0

Chứng minh.
Ta có:
0 ≤ lim |α(x).f (x)| ≤ lim M|α(x)| = 0
x→x0 x→x0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 105 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

So sánh 2 VCB

Định nghĩa
α1 (x)
Hai VCB α1 và α2 trong cùng một quá trinh x → x0 và lim = K.
x→x0 α2 (x)
Khi đó:
i. Nếu K = 1 thì ta nói α1 và α2 là hai VCB tương đương, kí hiệu
α1 ∼ α2 .
ii. Nếu k = 0 thì ta nói α1 là VCB cấp cao hơn α2 , ký hiệu
α1 = o(α2 ).
iii. Nếu K = ±∞ thì ta nói α2 là VCB cấp cao hơn α1 .
iv. Các trường hợp còn lại thì ta nói α1 và α2 là 2 VCB cùng bậc.

Tương tự ta có định nghĩa về sự so sánh 2 VCL

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 106 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

So sánh 2 VCL

Định nghĩa
β1 (x)
Hai VCL β1 và β2 trong cùng một quá trinh x → x0 và lim = K.
x→x0 β2 (x)
Khi đó:
i. Nếu K = 1 thì ta nói β1 và β2 là hai VCL tương đương, kí hiệu
β1 ∼ β2 .
ii. Nếu k = ±∞ thì ta nói β1 là VCL cấp cao hơn β2 .
iii. Nếu K = 0 thì ta nói β2 là VCL cấp cao hơn β1 .
iv. Các trường hợp còn lại thì ta nói β1 và β2 là 2 VCL cùng bậc.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 107 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

Thay thế VCL, VCB

Định lí
1. Cho α là VCB, β là VCL trong quá trình x → x0 . Khi đó
1 1
α(x) là VCL; β(x) là VCB trong quá trình x → x0 .

2. Nếu α1 (x) là VCB cấp cao hơn α2 (x) trong qtr x → x0 . Khi đó

α1 (x) + α2 (x)
lim = 1 hay α1 + α2 ∼ α2 (x → x0 )
x→x0 α2 (x)

3. f (x), g(x) là 2 VCB (VCL) trong quá trình x → x0 . Hơn nữa,


f (x) ∼ f (x); g(x) ∼ g(x) (x → x0 ). Khi đó

f (x) f (x)
lim = lim
x→x0 g(x) x→x 0 g(x)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 108 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

Một số ví dụ

1. Từ các ví dụ ở phần trước, ta có các VCB sau tương đương trong


quá trình x → 0

x ∼ sin x ∼ ln(1 + x) ∼ ex − 1

2. Ứng dụng các VCB tương đương để tìm giới hạn


 
2 x
ln cos x ln 1 − 2 sin 2
lim 2
= lim 2
x→0 x x→0 x
2 x
−2 sin 2
= lim
x→0 x2
2
− x2 1
= lim =−
x→x0 x 2 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 109 / 368
Giới hạn hàm số Vô cùng lớn (VCL), Vô cùng bé (VCB)

Ví dụ về giới hạn (tiếp)

2
ex −3x+2 − 1 e(x−1)(x−2) − 1
lim = lim
x→1 ln(2 − x 2 ) x→1 ln(1 + (1 − x 2 ))
(x − 1)(x − 2)
= lim
x→1 (1 − x)(1 + x)
2−x 1
= lim =
x→1 1 + x 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 110 / 368
Hàm liên tục

Tiết 4

Hàm liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 111 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

4 Hàm liên tục


Các khái niệm
Các tính chất của hàm liên tục
Các phép toán trên các hàm liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 112 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Mục 1

Các khái niệm

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 112 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Hàm liên tục

Định nghĩa
Cho hàm f : D → R, a ∈ D, ta nói hàm f liên tục tại a nếu

lim f (x) = f (a).


x→a

Trường hợp f không liên tục tại a ta nói hàm gián đoạn tại đó.
Nếu f liên tục tại mọi điểm x ∈ D ta nói f liên tục trên D.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 113 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Hàm liên tục và không liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 114 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Liên tục phải, liên tục trái

Định nghĩa (Liên tục phải)


Hàm f liên tục phải tại a nếu

lim f (x) = f (a).


x→a+

Định nghĩa (Liên tục trái)


Hàm f liên tục trái tại a nếu

lim f (x) = f (a).


x→a−

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 115 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Liên tục trên một đoạn

Hàm liên tục trên một đoạn


Hàm f (x) được gọi là liên tục trên [a, b] hàm xác định trên đó, liên tục
tại mọi điểm trong khoảng mở (a, b) và hàm f liên tục phải tại điểm
x = a và liên tục trái tại điểm x = b.

lim f (x) = f (x0 ), x0 ∈ (a, b)


x→x0

lim f (x) = f (a)


x→a+

lim f (x) = f (b)


x→b−

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 116 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Từ tính chất về giới hạn hàm số, ta có kết quả sau


Định lí
Nếu x0 ∈ D là một điểm tụ của D, điều kiện cần và đủ để f liên tục tại a
là tồn tại giới hạn trái, giới hạn phải tại a và các giới hạn đó cùng bằng
f (a)

lim f (x) = lim f (x) = f (a)


x→a+ x→a−

Tức là f liên tục tại điểm a khi và chỉ khi nó vừa liên tục trái, vừa liên
tục phải tại a.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 117 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Phân loại loại điểm gián đoạn

Định nghĩa
Ta nói điểm a ∈ D là điểm gián đoạn loại một nếu f gián đoạn (không
liên tục) tại a và tồn tại các giới hạn trái và giới hạn phải hữu hạn

lim f (x) = f (a+), lim f (x) = f (a−).


x→a+ x→a−

Khi đó, hiệu f (a+) − f (a−) được gọi là bước nhảy của hàm f tại
điểm a.
Điểm gián đoạn a là điểm gián đoạn loại hai nếu nó không phải là
điểm gián đoạn loại một.

Định lí
Hàm đơn điệu trên khoảng (a, b) chỉ có thể là điểm gián đoạn loại một.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 118 / 368
Hàm liên tục Các khái niệm

Các ví dụ

Xét sự liên tục của các hàm và phân loại điểm gián đoạn nếu có.
1. Hàm ( 2
e2x −1
x2
nếu x 6= 0
f (x) =
0 nếu x = 0

2. Hàm (
1
x cos x−1 nếu x 6= 1
f (x) =
0 nếu x = 1

3. Hàm (
ln(1+2x)
x nếu x 6= 0
f (x) =
2 nếu x = 0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 119 / 368
Hàm liên tục Các tính chất của hàm liên tục

Mục 2

Các tính chất của hàm liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 120 / 368
Hàm liên tục Các tính chất của hàm liên tục

Hàm liên tục trên một đoạn


Định lí
Cho f : [a, b] → R là hàm liên tục trên đoạn [a, b], (a, b ∈ R). Khi đó
hàm f đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên [a, b]. Nói cách khác, tồn tại
c, d ∈ [a, b] sao cho

max f (x) = f (c) và min f (x) = f (d).


x∈[a,b] x∈[a,b]

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 121 / 368
Hàm liên tục Các tính chất của hàm liên tục

Định lí
Cho f : [a, b] → R là hàm liên tục trên đoạn [a, b], (a, b ∈ R). Giả thiết
giá trị hàm f tại các đầu mút x = a và x = b trái dấu nhau

f (a).f (b) < 0

Khi đó tồn tại c ∈ (a, b) sao cho f (c) = 0.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 122 / 368
Hàm liên tục Các tính chất của hàm liên tục

Tính chất về giá trị trung gian


Hệ quả
Cho f : [a, b] → R là hàm liên tục trên đoạn [a, b], (a, b ∈ R). Kí hiệu

M = max f (x) và m = min f (x)


x∈[a,b] x∈[a,b]

Gọi C là giá trị trung gian bất kỳ thuộc khoảng (m, M). Khi đó tồn tại
x ∈ [a, b] sao cho f (x) = C.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 123 / 368
Hàm liên tục Các tính chất của hàm liên tục

Chứng minh

Chứng minh.
Giả sử hàm đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất tại x1 , x2 ∈ [a, b] Không mất
tính tổng quát, ta giả thiết x1 < x2 f (x1 ) = M; f (x2 ) = m.
Xét hàm g : [x1 , x2 ] → R với g(x) = f (x) − C. Rõ ràng, hàm g thỏa mã

g(x1 ).g(x2 ) < 0,

do đó, tồn tại x ∈ [x1 , x2 ] ⊂ [a, b] sao cho g(x) = 0 hay f (x) = C.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 124 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Mục 3

Các phép toán trên các hàm liên tục

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 125 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Các phép toán hàm liên tục

Từ tính chất của về các phép toán của các hàm có giới hạn, ta có định
lí sau
Định lí (Các phép toán về hàm liên tục)
Cho f , g : D → R là các hàm liên tục tại cùng một điểm x0 ∈ D. Khi đó
các hàm f + g, f − g, αf , f .g cũng liên tục tại x0 . Ngoài ra, nếu
g(x0 ) 6= 0, khi đó gf cũng liên tục tại x0 .

Định lí (Liên tục của hàm hợp)


Nếu f : A → B liên tục tại x0 ∈ A và g : B → R liên tục tại điểm
f (x0 ) ∈ B (A, B ⊂ R), khi đó hợp của hai hàm g ◦ f cũng liên tục tại x0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 126 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Chứng minh sự liên tục của hàm hợp


Chứng minh.
Ta phải chứng minh lim g(f (x)) = g(f (x0 ))
x→x0
Thật vậy, với mọi  > 0
Vì lim g(f (x)) = g(f (x0 )) , do đó tồn tại γ > 0 sao cho
y→f (x0 )
0 < |y − f (x0 )| < γ thì |g(y) − g(f (x0 ))| < 
Vì lim f (x) = f (x0 ) , do đó, tồn tại δ > 0 sao cho nếu 0 < |x − x0 | < δ
x→x0
thì |f (x) − f (x0 )| < γ
Bây giờ, với 0 < |x − x0 | < δ . Khi đó, từ lập luận trên, ta có

|f (x) − f (x0 )| < γ.

Và từ lập luận ban đầu ta lại có

| g(f (x)) − g(f (x0 ))| < .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 127 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Liên tục của hàm ngược

Định lí (Sự liên tục của hàm ngược)


Cho hàm f : (a, b) → R liên tục trên khoảng mở (a, b), điều kiện cần và
đủ để tồn tại hàm số ngược f −1 là hàm f đơn điệu thực sự trên (a, b).
Khi đó, miền giá trị của hàm f là một khoảng (α, β) nào đó, đồng thời
hàm ngược f −1 cũng liên tục trên (α, β).
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 128 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Các hàm hyperbolic

Các hàm hyperbolic được định nghĩa như sau:


ex +e−x
Hàm cosin hyperbol chx = 2
x −x
Hàm sin hyperbol shx = e −e2
shx x −e−x
Hàm tan hyperbol thx = chx = eex +e −x

chx x +e−x
Hàm cotan hyperbol cothx = shx = eex −e −x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 129 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Tính chất của hàm hyperbolic

sh(x + y) = shxchy + chxshy


ch(x + y) = chxchy + shxshy
sh(x − y) = shxchy − chxshy
ch(x − y) = chxchy − shxshy
ch2 x − sh2 x = 1
sh2x = 2shxchx
ch2x = 2ch2 xsh2 x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 130 / 368
Hàm liên tục Các phép toán trên các hàm liên tục

Liên tục của hàm sơ cấp

Vì các hàm sơ cấp cơ bản: hàm lũy thừa, hàm mũ, hàm logarit, hàm
lượng giác, hàm hyperbolic và các hàm ngược là các hàm liên tục trên
tập xác định.
Từ định nghĩa về hàm sơ cấp và các định lí trên, ta có định lí sau

Định lí (Liên tục của hàm sơ cấp)


Các hàm sơ cấp liên tục tại tất cả các điểm thuộc miền xác định của
nó.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 131 / 368
Phần II

Đạo hàm

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 132 / 368
Phần II

Đạo hàm

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 133 / 368
Nội dung Chương 2

1 Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số

2 Các định lí hàm khả vi

3 Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 134 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số

Tiết 1

Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 135 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số

1 Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số


Hàm khả vi và đạo hàm hàm số
Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn
Các quy tắc tính đạo hàm
Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 136 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 136 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Mục 1

Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 137 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Lịch sử

• Khái niệm đạo hàm lần đầu tiên được đề xuất bởi Gottfried
Leibniz. Ông ta sử dụng thương của vô cùng bé là số gia của hàm
số và số gia của đối số.
• Augustin-Louis Cauchy sau đó đã đưa ra định nghĩa đạo hàm dựa
theo ý tưởng của D’Alambert. Khác với Leibniz sử dụng vô cùng
bé, Cauchy sử dụng giới hạn của các vi phân.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 138 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Leibniz

Hình 3: Nhà toán học Đức Gottfried Wilhelm von Leibniz (1646-1716)
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 139 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Cauchy

Hình 4: Nhà toán học Pháp Baron Augustin-Louis Cauchy (1789-1857)


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 140 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Định nghĩa đạo hàm

Định nghĩa
Cho X ⊂ R là một tập mở, x0 ∈ X , f : X → R
Ta nói hàm f khả vi tại điểm x0 nếu tồn tại giới hạn hữu hạn

f (x) − f (x0 )
lim .
x→x0 x − x0

Ta gọi giới hạn đó là đạo hàm của hàm f tại điểm x0 , kí hiệu f 0 (x0 ).

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 141 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Vi phân của hàm số


Định nghĩa
Ta gọi đại lượng f 0 (x0 )∆x là vi phân của hàm f tại điểm x0 và kí hiệu

df (x0 ) = f 0 (x0 )∆x

Xét hàm g(x) = x, tại x0 ∈ R bất kỳ, ta có


g(x) − g(x0 )
g 0 (x0 ) = lim
x→x0 x − x0
x − x0
= lim =1
x→x0 x − x0

Theo công thức vi phân, ta có thể đồng nhất


dx = ∆x.
Do vậy, vi phân của nó tại x0 có thể được viết dưới dạng
df (x0 ) = f 0 (x0 )dx
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 142 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Ý nghĩa hình học của đạo hàm

Cho hàm số y = f (x).


Giả sử A(x0 , f (x0 )) và B(x, f (x)). Đường thẳng
AB có hệ số góc

f (x) − f (x0 )
x − x0

Khi x → x0 thì B → A và đường thẳng AB dần đến tiếp tuyến (nếu có)
của đồ thị tại x0 .
Do đó người ta coi
f (x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim ,
x→x0 x − x0
là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị tại A. Pt tiếp tuyến:
y = f (x0 ) + f 0 (x0 )(x − x0 )
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 143 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Ý nghĩa cơ học của đạo hàm

Quãng đường đi của chất điểm: f (t).


Vận tốc trung bình t0 và t là

∆S S(t + ∆t) − S(t)


vtb = =
∆t ∆t

Vận tốc tức thời là giới hạn của hàm vt trong quá trình ∆t dần về 0

∆S
v (t) = lim = S 0 (t),
∆t→0 ∆t

nó chính là đạo hàm của quãng đường đi được theo thời gian.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 144 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Hàm khả vi và đạo hàm hàm số

Các ví dụ

1. f (x) = C
2. f (x) = ex
3. f (x) = sin x
4. f (x) = 2x 2 − x + 4

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 145 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

Mục 2

Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 146 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

Đạo hàm một phía

Định nghĩa (Đạo hàm một phía)


Cho hàm f : X → R và giả thiết X chứa một lân cận phải của điểm x0 .
Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn

f (x) − f (x0 )
lim
x→x0 + x − x0

thì ta nói hàm f có đạo hàm phải tại x0 và có giá trị bằng giới hạn đó,
ta kí hiệu f+0 (x0 ).
Tương tự, f có đạo hàm trái tại x0 , kí hiệu

f (x) − f (x0 )
f−0 (x0 ) = lim
x→x0 − x − x0

nếu giới hạn trái đó tồn tại hữu hạn.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 147 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

Định nghĩa (Đạo hàm vô hạn)


Nếu tồn tại các giới hạn

f (x) − f (x0 ) f (x) − f (x0 )


lim = +∞ hoặc lim = −∞
x→x0 x − x0 x→x0 x − x0

thì ta nói hàm f có đạo hàm vô hạn tại x = x0 .

Về mặt hình học, f (x) có đạo hàm vô hạn tại x = x0 khi đó, tiếp tuyến
với hàm số tại điểm (x0 , f (x0 )) có phương thẳng đứng

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 148 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

Các ví dụ

1. f (x) = |x|

2. Đạo hàm tại x = 1 của hàm f (x) = 1 − x2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 149 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

Mối liên hệ giữa tính khả vi và liên tục

Định lí
Nếu f : X → R khả vi tại x0 ∈ X thì f liên tục tại x0 .

Chứng minh.
Do f khả vi tại x0 nên ta có

f (x) − f (x0 ) = f 0 (x0 )(x − x0 ) + o(x − x0 )

Suy ra
lim f (x) − f (x0 ) = 0 hay lim f (x) = f (x0 )
x→x0 x→x0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 150 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm một phía, đạo hàm vô hạn

Nhận xét

Điều ngược lại của định lí trên không đúng.


Thật vậy, xét hàm số
f (x) = |x|
Hàm f liên tục tại x = 0 tuy nhiên hàm f không khả vi tại x = 0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 151 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Mục 3

Các quy tắc tính đạo hàm

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 152 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương

Định lí
Giả thiết f , g : X → R là các hàm khả vi tại điểm x = x0 khi đó các hàm
f + g, αf (α ∈ R), f .g và gf (với g(x0 ) 6= 0) cũng khả vi tại x0 đồng thời
• (f + g)0 (x0 ) = f 0 (x0 ) + g 0 (x0 ).
• (αf )0 (x0 ) = αf 0 (x0 ).
• (f .g)0 (x0 ) = f 0 (x0 ).g(x0 ) + f (x0 ).g 0 (x0 ).
 0 0 (x0 ).g 0 (x0 )
• gf (x0 ) = f (x0 ).g(xg0 2)−f(x ) 0

Chứng minh.
Chọn một vài tính chất để chứng minh

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 153 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Đạo hàm hàm hợp

Định lí
Giả sử U, V ⊂ R là hai tập mở trong R. Hàm f : U → V khả vi tại
x0 ∈ U và hàm g : V → R khả vi tại điểm f (x0 ) ∈ V .
Khi đó, hàm hợp g ◦ f : U → R cũng khả vi tại x0 đồng thời

(g ◦ f )0 (x0 ) = g 0 (f (x0 )).f 0 (x0 ).

Chứng minh.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 154 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Đạo hàm hàm ngược

Định lí (Đạo hàm hàm ngược)


Hàm f : (a, b) → R khả vi liên tục trên khoảng mở (a, b) và giả thiết
f 0 (x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b).
Kí hiệu T = Imf (tập ảnh hay còn gọi là tập giá trị của f ). Khi đó, tồn tại
hàm ngược f −1 : T → (a, b) khả vi với mọi x ∈ T , đồng thời

1
(f −1 )0 (x) = ∀x ∈ T
f 0 (f −1 (x))

Chứng minh
Vì f (x) 6= 0 nên f (x) > 0 (hoặc f (x) < 0), suy ra f đơn điệu thực sự
trên (a, b). Do đó, tồn tại hàm ngược f −1 : T → (a, b) liên tục trên T .
Đặt x = f (u), x0 = f (u0 ), ta có

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 155 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Chứng minh (tiếp)

Chứng minh (tiếp).

f −1 (x) − f −1 (x0 ) u − u0
lim = lim
x→x0 x − x0 u→u0 f (u) − f (u0 )
1
= lim f (u)−f (u )
u→u0 0
u−u0
1
=
f 0 (f −1 (x 0 ))

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 156 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Các ví dụ

1
1. f (x) = arcsin x ⇒ f 0 (x) = √
1 − x2
1
2. f (x) = arccos x ⇒ f 0 (x) = − √
1 − x2
1
3. f (x) = arctan x ⇒ f 0 (x) =
1 + x2
1
4. f (x) = arccotx ⇒ f 0 (x) = −
1 + x2
1
5. f (x) = ln x ⇒ f 0 (x) =
x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 157 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Tính bất biến của vi phân cấp một, Ứng dụng của vi
phân

Ta đã biết vi phân của hàm số

df (x) = f 0 (x)dx

Giả sử x = x(t) là một hàm của biến độc lập t, khi đó

df (x(t)) = [f (x(t))]0t dt = f 0 (x(t)).x 0 (t)dt = f 0 (x(t))d(x(t))

tính chất này được gọi là tính bất biến của vi phân cấp một.
Vi phân không phụ thuộc vào biến độc lập hay biến phụ thuộc.

Chú ý, tính chất này không có ở vi phân cấp cao.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 158 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Ứng dụng của vi phân

Ta có
∆f = f 0 (x0 )∆x + o(∆x)
Như vậy, với ∆x đủ nhỏ, ta có thể xấp xỉ số gia hàm số ∆f tại x0 với vi
phân df (x0 ).
∆f = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) ≈ df (x0 )
hay
f (x0 + ∆x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 159 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Các quy tắc tính đạo hàm

Một số ví dụ

1. Tính gần đúng cos 29◦



2. Tính gần đúng 2 226

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 160 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

Mục 4

Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 161 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

Định nghĩa đạo hàm cấp cao


Cho hàm f : X → R khả vi trên tập mở X ⊂ R, khi do hàm f 0 xác định
trên tập X .
Định nghĩa
Nếu tại x0 ∈ X , hàm f 0 : X → R khả vi, ta nói hàm f khả vi cấp 2 tại x0
và đạo hàm của hàm f 0 là đạo hàm cấp 2 của hàm f tại x0 , kí hiệu

f 00 (x0 ) = (f 0 )0 (x0 ).

Một cách tổng quát, giả sử tồn tại đạo hàm cấp n − 1 của f trên X .
Nếu hàm f (n−1) : X → R khả vi tại x0 thì đạo hàm của hàm f (n−1) tại x0
được gọi là đạo hàm cấp n của hàm f tại x0 , kí hiệu f (n) (x0 )

f (n) (x0 ) = (f (n−1) )0 (x0 ).

Hàm có đạo hàm cấp n tại x0 được gọi là hàm khả vi cấp n tại đó.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 162 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

Vi phân cấp cao

Định nghĩa
Cho hàm f : Xmở → R khả vi cấp n tại x0 , khi đó vi phân cấp n của f tại
x0 ứng với số gia ∆x của đối số được xác định

d n f (x0 ) = f (n) (x0 )(∆x)n hoặc viết d n f (x0 ) = f (n) (x0 )dx n

Chú ý
Vi phân cấp cao không có tính bất biến như vi phân cấp một.
Thật vậy, giả sử x = x(t) là hàm của biến độc lập t, tính toán vi phân
cấp một và cấp hai ta được

df (x(t)) = f 0 (x(t))x 0 (t)dt


d 2 f (x(t)) = (f 00 (x(t))x 02 (t) + f 0 (x(t))x 00 (t)dt 2 = f 00 (x)dx 2 + f 0 (x)d 2 x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 163 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

Các ví dụ
1. Hàm f (x) = x n (n là số tự nhiên)
f (n) (x) = n! ⇒ f (n+1) (x) = 0 với mọi x ∈ R

2. Hàm f (x) = ex
f (n) (x) = ex với mọi x ∈ R
3. Hàm f (x) = sin x
Bằng quy nạp ta chỉ ra được
π
f (n) (x) = sin(x + n · )
2

4. Tương tự, hàm f (x) = cos x ta cũng chỉ ra được


π
f (n) (x) = cos(x + n · )
2
(−1)n−1 (n − 1)!
5. Hàm f (x) = ln(1 + x) ⇒ f (n) (x) =
(1 + x)n
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 164 / 368
Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số Đạo hàm và vi phân cấp cao. Công thức Leibnitz

Công thức Leibnitz

Định lí
Giả sử các hàm u, v : Xmở → R khả vi cấp n trên X .
Khi đó hàm tích u.v : X → R cũng khả vi cấp n trên X đồng thời
n
X
(u.v ) (n)
(x) = Cnk u (n−k) (x)v (k ) (x).
k=0

Một số ví dụ
Hãy tính đạo hàm cấp n
1. f (x) = (x 2 + 3x)ex
2. f (x) = (x 3 − 2) sin(2x)
3. f (x) = √x−1
x+1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 165 / 368
Các định lí hàm khả vi

Tiết 2

Các định lí hàm khả vi

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 166 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

2 Các định lí hàm khả vi


Các định lý trung bình
Công thức Taylor
Quy tắc L’Hospital

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 167 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Mục 1

Các định lý trung bình

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 167 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Khái niệm về cực trị


Định nghĩa
Cho : Xmở → R, ta nói f đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 ∈ X nếu tồn tai
một lân cận U(x0 ) của x0 sao cho

f (x) ≤ f (x0 ) ( tương ứng f (x) ≥ f (x0 )) với mọi x ∈ U(x0 ).

Cực đại và cực tiểu được gọi chung là cực trị.

Cần phân biệt giữa giá trị lớn nhất nhỏ nhất và cực trị.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 168 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Định lý Fermat

Định lí (Fermat)
Cho : Xmở → R, nếu f đạt cực trị tại x0 ∈ X và f khả vi tại x0 , khi đó,
f 0 (x0 ) = 0.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 169 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Chứng minh Định lí Fermat

Chứng minh.
Không mất tính tổng quát, ta giả sử hàm f đạt đại tại x0 , khi đó tồn tại
một lân cận U(x0 ) của x0 sao cho f (x) − f (x0 ) ≤ 0 với ∀x ∈ U(x0 ).
Mặt khác, vì f khả vi tại x0 nên

f (x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = f+0 (x0 ) = lim ≤0
x→x0 + x − x0
f (x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = f−0 (x0 ) = lim ≥0
x→x0 − x − x0

Vậy, f 0 (x0 ) = f+0 (x0 ) = f−0 (x0 ) = 0.


Trường hợp f đạt cực tiểu chứng minh hoàn toàn tương tự.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 170 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Fermat

Hình 5: Nhà toán học (Luật sư) Pháp Pierre de Fermat (1601-1665)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 171 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Chú ý

1. Hàm f không có đạo hàm tại x = x0 nhưng x0 vẫn có thể là điểm


cực trị.
Ví dụ hàm f (x) = |x| đạt cực tiểu tại x = 0.
2. Điều ngược lại trong định lý Fermat không đúng.

Hàm f (x) = x 3 , f 0 (0) = 0 nhưng


x = 0 không phải là cực trị.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 172 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Định lí Rolle
Định lí (Rolle)
Cho f : [a, b] → R liên tục trên khoảng [a, b] và khả vi trong khoảng
(a, b). Và ta giả thiết thêm là f (a) = f (b), khi đó, tồn tại c ∈ (a, b) sao
cho f 0 (c) = 0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 173 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Rolle

Hình 6: Nhà toán học Pháp Michel Rolle (1652-1719)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 174 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Chứng minh Định lí Rolle

Chứng minh.
Có hai khả năng của f
• f (x) = C ∀x ∈ [a, b] ⇒ f 0 (x) = 0 ∀x ∈ [a, b]
• f không là hàm hằng.
Vì f liên tục trên [a, b] nên f đạt được max, min trên [a, b].
Mặt khác từ giả thiết f (a) = f (b) suy ra ít nhất hoặc max hoặc min
của f phải đạt được tại điểm c nào đó thuộc khoảng mở (a, b).
Theo định lí Fermat f 0 (c) = 0.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 175 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Định lí Cauchy

Định lí (Cauchy)
Cho f , g : [a, b] → R liên tục trên khoảng [a, b] và khả vi trong khoảng
(a, b).
Khi đó, tồn tại một số c ∈ (a, b) sao cho

(f (b) − f (a))g 0 (c) = (g(b) − g(a))f 0 (c).

Ngoài ra, nếu giả thiết thêm g 0 (x) 6= 0 với ∀x ∈ (a, b), khi đó, công thức
trên có thể viết dưới dạng

f (b) − f (a) f 0 (c)


= 0
g(b) − g(a) g (c)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 176 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Chứng minh.
Áp dụng Định lí Rolle cho hàm h : [a, b] → R

h(x) = (f (b) − f (a))g(x) − (g(b) − g(a))f (x)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 177 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Định lí Lagrange
Định lí (Lagrange)
Cho f : [a, b] → R liên tục trên khoảng [a, b] và khả vi trong khoảng
(a, b). Khi đó, tồn tại c ∈ (a, b) sao cho

f (b) − f (a) = f 0 (c)(b − a)

Chứng minh.
Định lí Lagrange là trường hợp riêng của Định lí Cauchy với hàm
g(x) = x.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 178 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Lagrange

Hình 7: Nhà toán học, Vật Lí Pháp-Ý Joseph Louis Lagrange (1736-1813)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 179 / 368
Các định lí hàm khả vi Các định lý trung bình

Các ví dụ

1. Chứng minh |arctgx − arctgy| ≤ |x − y|


1
x
2. Chứng minh hàm (1 + x) 3 < 1 + 3 với mọi x > 0.
b−a
3. Chứng minh b < ln ba < b−a
a với 0 < a < b
4. CMR phương trình
a sin 2019x + b cos 2019x + c sin 2017x + d cos 2018x = 0 luôn
có vô số nghiệm x với mọi giá trị của a, b, c, d.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 180 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Mục 2

Công thức Taylor

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 181 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Xấp xỉ một hàm khả vi cấp n bởi một đa thức bậc n


Giả sử hàm f khả vi đến cấp n tại điểm x = a.
Kí hiệu Pn (x) là đa thức bậc n theo biến x.

f 0 (a) f 00 (a) f (n)(a)


Pn (x) = f (a) + (x − a) + (x − a)2 + · · · + (x − a)n
1! 2! n!

Pn (x) có tính chất sau


Pn (a) = f (a)

f 00 (a) f (n)(a)
Pn0 (x) = f 0 (a) + (x − a) + · · · + (x − a)n−1 ⇒ Pn0 (a) = f 0 (a).
1! (n − 1)!

f (3) (a) f (n)(a)


Pn00 (x) = f 00 (a)+ (x −a)+· · ·+ (x −a)n−2 ⇒ Pn00 (a) = f 00 (a).
1! (n − 2)!
(n)
Cứ tiếp tục như vậy, ta chỉ ra được Pn (a) = f (n) (a).
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 182 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Công thức Taylor dạng Peano

Định lí (Công thức Taylor dạng Peano)


Cho f : Xmở → R khả vi đến cấp n tại a ∈ X thì

f 0 (a) f 00 (a) f (n) (a)


f (x) = f (a) + (x − a) + (x − a)2 + · · · + (x − a)n + ◦((x − a)n ),
1! 2! n!
(3)

trong đó o((x − a)n ) là VCB cấp cao hơn (x − a)n trong quá trình
x →a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 183 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Công thức Taylor với số dư dạng Lagrange

Định lí (Công thức Taylor với số dư dạng Lagrange)


Cho f : Xmở → R khả vi đến cấp n+1 trong lân cận nào đó của a ∈ X .
Khi đó, với mọi x thuộc lân cận đó, tồn tại điểm c nằm giữa a và x sao
cho
f 0 (a) f 00 (a) f (n) (a)
f (x) = f (a) + (x − a) + (x − a)2 + · · · + (x − a)n (4)
1! 2! n!
f (n+1) (c)
+ (x − a)n+1 , (5)
(n + 1)!

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 184 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Nhận xét

i. Công thức Lagrange là trường hợp riêng của công thức Taylor
dạng Lagrange ứng với n = 0.
ii. Công thức Taylor còn gọi là các khai triển Taylor của hàm f tại
điểm x = a.
Trường hợp a = 0 thì ta gọi chúng là khai triển Mac Laurin.

Khai triển Mac Laurin

f 0 (0) f 00 (0) 2 f (n) (0) n


f (x) = f (0) + x+ x + ··· + x + o((x)n )
1! 2! n!

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 185 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Nhận xét (tiếp)


iii. Khai triển Taylor của một hàm là duy nhất. Tức là nếu hàm f khả vi
đến cấp n tại a và
f (x) = a0 + a1 (x − a) + a2 (x − a)2 + · · · + an (x − a)n + o((x − a)n )
khi đó
f 0 (a) f 00 (a) f (n) (a)
a0 = f (a), a1 = , a2 = , an = .
1! 2! n!
Từ đây, ta có thể tính đạo hàm cấp cao tại một điểm nếu biết
trước khai triển Taylor của hàm tại điểm đó.
iv. Từ công thức Taylor, nếu một hàm khả vi đến cấp n tại điểm a thì
ta có thể xấp xỉ nó với bằng một đa thức bậc n Pn (x) với độ chính
xác đến o(x n ). Ở đây, đa thức Pn (x) có dạng
f 0 (a) f 00 (a) f (n) (a)
Pn (x) = f (a) + (x − a) + (x − a)2 + · · · + (x − a)n
1! 2! n!
(i)
Và ta thấy, Pn (a) = f (i) (a) với mọi i = 0, n.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 186 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Khai triển Mac Laurin của một số hàm thường găp

1. f (x) = ex
Ta có f (n) (x) = ex với mọi n và do đó f (n) (0) = 1 ∀n.
Như vậy, ta có

Khai triển Mac Laurin hàm ex


x x2 xn
ex = 1 + + + ··· + + o(x n ).
1! 2! n!
2. Hàm f (x) = sin x
Hàm f khả vi mọi cấp và f (n) (x) = sin(x + n π2 ) ⇒ tại x0 = 0 ta có
f (2n) (0) = 0, f (2n+1) (0) = (−1)n . Do đó

Khai triển Mac Laurin hàm sin x


x3 x5 x7 x 2n−1
sin x = x − + − + · · · + (−1)n−1 + o(x 2n )
3! 5! 7! (2n − 1)!

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 187 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Một số khai triển Mac Laurin thường gặp (tiếp)

3. Tương tự, ta có khai triển của hàm f (x) = cos x

Khai triển Mac Laurin hàm cos x


x2 x4 x6 x 2n
cos x = 1 − + − + · · · + (−1)n + o(x 2n+1 )
2! 4! 6! (2n)!

4. Hàm f (x) = ln(1 + x)


Hàm f khả vi với mọi cấp với x > −1 và
f (n) (x) = (−1)n−1 (n − 1)!(x + 1)−n . Tại x0 = 0 ta có
f (n) (0) = (−1)n−1 (n − 1)!.
Do đó,

Khai triển Mac Laurin hàm ln(1 + x)


x2 x3 xn
ln(1 + x) = x − + + · · · + (−1)n−1 + o(x n )
2 3 n
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 188 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Một số khai triển Mac Laurin thường gặp (tiếp)

5. Hàm f (x) = (1 + x)α , α ∈ R (x > −1)


Ta có,
f (n) (x) = α(α − 1)(α − 2) · · · (α − n + 1)(1 + x)α−n
Do đó
f (n) (0) = α(α − 1)(α − 2) · · · (α − n + 1).
Vậy,

α(α − 1) 2 α(α − 1) · · · (α − n + 1) n
(1+x)α = 1+αx+ x +· · ·+ x +o(x n )
2! n!

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 189 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Khai triển một số hàm cơ bản (tiếp)

6. Trường hợp α = −1 ta có

1
= 1 − x + x 2 + · · · + (−1)n x n + o(x n )
1+x

Ta thay x bởi −x thì ta được công thức

1
= 1 + x + x 2 + · · · + x n + o(x n )
1−x

Ngoài ra ta có một số hàm khác


√ 2 x3 5x 4
7. 1 + x = 1 + x2 − x8 + 16 − 128 + o(x 4 )
√ 2 x3 5x 4
8. 1 − x = 1 − x2 − x8 − 16 − 128 + o(x 4 )
x2 3x 4 5x 6
9. √ 1 =1+ 2 + 8 + 16 + o(x 7 )
1−x 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 190 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Một số ví dụ ứng dụng của khai triển Taylor


Nếu f (x) = Pn (x) là một đa thức bậc n của x thì f (n+1) (x) = 0 ∀x.
Do đó ta có
(n)
P 0 (a) P 00 (a) P (a)
Pn (x) = Pn (a) + n (x − a) + n (x − a)2 + · · · + n (x − a)n
1! 2! n!

Ví dụ
Biểu diễn hàm số f (x) = x 3 − 4x 2 − x + 3 dưới dạng tổng của các lũy
thừa của x − 1.
Ta có f (1) = −1, f 0 (1) = −6, f 00 (1) = −2, f 000 (1) = 6
Do đó
2 6
f (x) = −1 − 6(x − 1) − (x − 1)2 + (x − 1)3
2! 3!
= (x − 1)3 − (x − 1)2 − 6(x − 1) − 1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 191 / 368
Các định lí hàm khả vi Công thức Taylor

Ứng dụng khai triển Taylor (tiếp)

1. Tính đạo hàm cấp n của hàm

f (x) = (2x − x 3 )ex

2. Tính đạo hàm f (10) (0) với


x
f (x) =
1 − x2

3. Sử dụng khai triển để tìm giới hạn

x cos x − sin x
lim
x→0 x3

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 192 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Mục 3

Quy tắc L’Hospital

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 193 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Giới thiệu

• Quy tắc L’Hospital được đặt theo tên của nhà toán học người
Pháp, Guillaume François Antoine, Marquis de l’Hôpital.
0 ∞
• Quy tắc L’Hospital được dùng để khử dạng vô định 0 và ∞ trong
giới hạn
f (x)
lim
x→x0 g(x)

• L’Hospital công bố công thức này vào năm 1696, tuy nhiên, người
ta cho rằng công thức được đưa ra bởi nhà toán học Thụy sĩ
Johann Bernoulli.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 194 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Nhà toán học L’Hospital

Hình 8: Nhà toán học Pháp L’Hospital (1661 – 1704)


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 195 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Nhà toán học Johann Bernoulli

Hình 9: Nhà toán học Thụy sĩ Johann Bernoulli (1667 – 1747)


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 196 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Quy tắc L’Hospital 1

Định lí (Quy tắc L’Hospital 1)


Giả sử f và g là các hàm khả vi tại lân cận điểm x0 , thỏa mãn điều kiện
f (x0 ) = g(x0 ) = 0 và g 0 (x) 6= 0 trong lân cận đó (có thể trừ điểm x0 ).
Nếu
f 0 (x)
lim 0 = A,
x→x0 g (x)

khi đó
f (x) f 0 (x)
lim = lim 0 =A
x→x0 g(x) x→x0 g (x)

Định lí trên vẫn đúng nếu ta thay điều kiện f (x0 ) = g(x0 ) = 0 bởi điều
kiện
lim f (x) = lim g(x) = 0
x→x0 x→x0

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 197 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Chứng minh quy tắc L’Hospital 1

Chứng minh.
Áp dụng định lí Cauchy cho các hàm f và g, tính đến điều kiện
f (x0 ) = g(x0 ) = 0

f (x) f (x) − f (x0 ) f 0 (c)


= = 0
g(x) g(x) − g(x0 ) g (c)

trong đó c nằm giữa x và x0 .


Chuyển qua giới hạn x → x0 ⇒ c → x0

f (x) f 0 (c)
lim = lim 0 =A
x→x0 g(x) c→x0 g (c)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 198 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Quy tắc L’Hospital 2

Định lí (Quy tắc L’Hospital 2)


Giả sử f và g là các hàm khả vi tại lân cận của +∞, thỏa mãn điều
kiện lim f (x) = lim g(x) = 0 và g 0 (x) 6= 0 trong lân cận đó.
x→+∞ x→+∞
Nếu
f 0 (x)
lim = A,
x→+∞ g 0 (x)

khi đó
f (x) f 0 (x)
lim = lim =A
x→+∞ g(x) x→+∞ g 0 (x)

Định lí trên vẫn đúng nếu ta thay giới hạn x → +∞ bởi giới hạn
x → −∞

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 199 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Chứng minh quy tắc L’Hospital 2


Chứng minh.
Đặt x = 1t , khi đó
x → +∞ ⇔ t → 0+
Áp dụng quy tắc L’Hospital 1 ta có
1

f (x) f t
lim = lim 1

x→+∞ g(x) t→0+ g
t
1
f0 − t12
 
t
= lim 1
− t12
 
t→0+ g0 t
1
f0

t
= lim 1

t→0+ g0 t
=A

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 200 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Quy tắc L’Hospital 3

Định lí (Quy tắc L’Hospital 3)


Giả sử f và g là các hàm khả vi tại lân cận điểm x0 , g 0 (x) 6= 0 trong lân
cận đó (có thể trừ điểm x0 ).
Ngoài ra
lim |f (x)| = +∞, lim |g(x)| = +∞.
x→x0 x→x0

Khi đó, nếu


f 0 (x)
lim =A
x→x0 g 0 (x)
thì
f (x) f 0 (x)
lim = lim 0 =A
x→x0 g(x) x→x0 g (x)

Định lí trên vẫn đúng nếu ta thay điều kiện x → x0 bởi điều kiện
x → ±∞
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 201 / 368
Các định lí hàm khả vi Quy tắc L’Hospital

Các ví dụ áp dụng quy tắc L’Hospital

Tìm các giới hạn


x−tan x
1. lim x3
x→0
ln3 (x)
2. lim √
x
x→+∞
x 10
3. lim x
x→+∞ e

4. lim ln(cos
x
x)
x→0 e −x−1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 202 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số

Tiết 3

Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo
sát hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 203 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

3 Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số
Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số
Hàm lồi, lõm
Tiệm cận
Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)
Đường cong cho dưới dạng tham số
Hệ tọa độ cực

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 204 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Mục 1

Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 204 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Khái niệm về hàm đơn điệu tăng


Định nghĩa (Đơn điệu tăng)
Hàm f : X → R được gọi là đơn điệu tăng (hoặc không giảm) trên tập
X ⊂ R nếu với mọi x1 , x2 ∈ X và x1 < x2 ta có f (x1 ) ≤ f (x2 )

Tăng thực sự
Nếu với mọi x1 , x2 ∈ X và x1 < x2 ta có f (x1 ) < f (x2 ) ta nói hàm f tăng
thực sự trên X .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 205 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Khái niệm về hàm đơn điệu giảm


Định nghĩa (Đơn điệu giảm)
Hàm f : X → R được gọi là đơn điệu tăng (hoặc không giảm) trên tập
X ⊂ R nếu với mọi x1 , x2 ∈ X và x1 < x2 ta có f (x1 ) ≥ f (x2 )

Giảm thực sự
Nếu với mọi x1 , x2 ∈ X và x1 < x2 ta có f (x1 ) > f (x2 ) ta nói hàm f giảm
thực sự trên X .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 206 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Tiêu chuẩn về tính đơn điệu của hàm số

Định lí
Giả sử f : (a, b) → R là hàm khả vi trên (a, b), khi đó
• Nếu f 0 (x) = 0 với mọi x ∈ (a, b) thì f là hàm hằng số f (x) ≡ C trên
(a, b).
• Nếu f 0 (x) ≥ 0 (f 0 (x) ≤ 0) với mọi x ∈ (a, b) thì hàm f là hàm đơn
điệu tăng (tương ứng đơn điệu giảm) trên (a, b).
• Nếu f 0 (x) > 0 (f 0 (x) < 0) với mọi x ∈ (a, b) thì hàm f là hàm tăng
thực sự (tương ứng giảm thực sự) trên (a, b).

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 207 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Chứng minh định lí

Chứng minh.
Trong cả 3 trường hợp của định lý, ta chỉ cần áp dụng định lí
Lagarange cho đoạn [x1 , x2 ], khi đó sẽ tồn tại c ∈ (x1 , x2 ) sao cho

f (x1 ) − f (x2 ) = f 0 (c)(x1 − x2 )

đẳng thức này suy ra điều phải chứng minh.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 208 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Tiêu chuẩn để hàm đạt cực trị

Định lí
Cho hàm f liên tục tai x0 , khả vi trong một lân cận của x0 (có thể trừ
điểm x0 ), khi đó
• Nếu f 0 (x) đổi dấu từ + sang - khi x biến thiên tăng vượt qua x = x0
thì f đạt cực đại tại x = x0 .
• Nếu f 0 (x) đổi dấu từ - sang + khi x biến thiên tăng vượt qua x = x0
thì f đạt cực tiểu tại x = x0 .
• Nếu f 0 (x) không đổi dấu khi x biến thiên tăng vượt qua x = x0 thì f
không đạt cực trị tại x = x0 .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 209 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Tiêu chuẩn cực trị cho hàm có đạo hàm đến cấp 2

Định lí
Hàm f khả vi đến cấp hai tại x0 . Giả thiết x = x0 là điểm dừng
(f 0 (x0 ) = 0) và đạo hàm cấp hai của nó f 00 (x0 ) 6= 0.
Khi đó f đạt cực trị tại x0 , cụ thể
• f 00 (x0 ) > 0 thì f đạt cực tiểu tại x0 .
• f 00 (x0 ) < 0 thì f đạt cực đại tại x0 .

Định lí này là trường hợp riêng của định lí sau

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 210 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Điều kiện cực trị của hàm có đạo hàm cấp cao

Định lí
Hàm f khả vi đến cấp n + 1 tại điểm x0 và

f 0 (x0 ) = f 00 (x0 ) = · · · = f (n) (x0 ) = 0


f (n+1) (x0 ) 6= 0.
Nếu n là số chẵn thì hàm không đạt cực trị tại x0 .
Nếu n lẻ thì hàm đạt cực trị tại x0 , cụ thể
• f (n+1) (x0 ) > 0 thì f đạt cực tiểu tại x0 .
• f (n+1) (x0 ) < 0 thì f đạt cực đại tại x0 .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 211 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm đơn điệu và phương pháp tìm cực trị hàm số

Các ví dụ về cực trị


3
1. Tìm cực trị của hàm số f (x) = x2
p
2. Tìm cực trị của hàm số f (x) = x 3 (x + 2)2
3. Tìm cực trị của hàm số f (x) = (x − 3)4
4. Tìm cực trị của hàm số f (x) = 2x 3

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 212 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm lồi, lõm

Mục 2

Hàm lồi, lõm

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 213 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm lồi, lõm

Khái niệm về hàm lồi trên

Định nghĩa (Hàm lồi trên)


Hàm f (x) xác định trên (a, b) được gọi là lồi trên (a, b) nếu

f ((1 − λ)x + λy ) ≥ (1 − λ)f (x) + λf (y)

với mọi x, y ∈ (a, b) và mọi số thực t thỏa mãn 0 ≤ λ ≤ 1.

Về mặt hình học, f (x) lồi trên khoảng (a, b) nếu mọi cung đều nằm
trên dây cung.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 214 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm lồi, lõm

Tiêu chuẩn của hàm lồi

Định lí
Cho hàm f (x) khả vi trên khoảng (a, b), khi đó điều kiện cần và đủ để
f (x) lồi trên khoảng (a, b) là hàm f 0 (x) đơn điệu giảm trên (a, b).

Hệ quả
Cho hàm f khả vi đến cấp 2 trên khoảng (a, b), khi đó, điều kiện cần
và đủ để f (x) lồi trên khoảng (a, b) là f 00 (x) ≤ 0 với mọi x ∈ (a, b).

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 215 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm lồi, lõm

Hàm lõm, điểm uốn


Định nghĩa (Hàm lõm)
Hàm f (x) được gọi là lõm trên (a, b) nếu −f (x) là hàm lồi trên (a, b).
Nói cách khác hàm f (x) lõm trên (a, b) nếu

f ((1 − λ)x + λy ) ≤ (1 − λ)f (x) + λf (y)

với mọi x, y ∈ (a, b) và mọi số thực t thỏa mãn 0 ≤ λ ≤ 1.

Về mặt hình học, f (x) lõm trên khoảng (a, b) nếu mọi cung đều nằm
dưới dây cung.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 216 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm lồi, lõm

Điểm uốn

Định nghĩa (Điểm uốn)


Điểm thuộc đồ thị và phân cách giữa cung lồi, cung lõm của đường
cong được gọi là điểm uốn của đường cong.

Định lí
Nếu đạo hàm cấp hai f 00 (x) đổi dấu khi x biến thiên vượt qua x = x0 thì
điểm M(x0 , f (x0 )) thuộc đồ thị hàm số là điểm uốn của đường cong đó.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 217 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hàm lồi, lõm

Mô tả tính lồi, lõm điểm uốn

Hình 12: Tính lồi, lõm, điểm uốn của đồ thị dựa và đạo hàm cấp 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 218 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Tiệm cận

Mục 3

Tiệm cận

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 219 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Tiệm cận

Tiệm cận

Định nghĩa (Tiệm cận)


Đường thẳng d được gọi là tiệm cận của đường cong nếu khoảng cách
từ một điểm M thuộc đường cong tới đường thẳng d tiến dần đến 0 khi
M chạy vô cùng trên đường cong.

Tiệm cận đứng: x = a là tiệm cận đứng ⇔ lim f (x) = ±∞


x→a
Tiệm cận ngang: y = b là tiệm cận ngang ⇔ lim f (x) = b
x→∞
Tiệm cận xiên: y = ax + b là tiệm cận xiên
⇔ lim [f (x) − (ax + b)] = 0
x→∞

f (x)
a = lim và b = lim f (x) − ax
x→∞ x x→∞

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 220 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)

Mục 4

Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 221 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)

Quy trình khảo sát và vẽ đồ thị

1. Tìm miền xác định (chỉ rõ các điểm gián đoạn của hàm). Nhận
xét về các tính chẵn, lẻ, tuần hoàn nếu có.
2. Tính đạo hàm để khảo sát tính đơn điệu, lồi, lõm và xác định
các cực trị và điểm uốn của đồ thị.
3. Tìm các đường tiệm cận của đồ thị.
4. Lập bảng biến thiên để tổng hợp lại các tính chất của đồ thị.
5. Chọn thêm một số điểm phù hợp để vẽ đồ thị chính xác hơn.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 222 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)

Ví dụ

2x
Khảo sát và vẽ đồ thị y = e x 2 −1
2x
2 x 2 −1
y 0 (x) = − 2(x (x+1)e
2 −1)2

2x
4e x 2 −1 (x 5 +x 4 +2x 3 +2x 2 −3x+1)
y 00 (x) = (x 2 −1)4

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 223 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)

Dấu của đạo hàm cấp hai

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 224 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)
2x
Đồ thị đường cong y = e x 2 −1

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 225 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Khảo sát và vẽ đồ thị hàm số y = f (x)
2x
Đồ thị đường cong y = e x 2 −1

Hình 13: Phần đồ thị liên quan đến điểm uốn

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 226 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Mục 5

Đường cong cho dưới dạng tham số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 227 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Đường cong cho dưới dạng tham số

Định nghĩa
Xét một hệ hai hàm 
x = x(t)
t ∈T
y = y(t)

Tập hợp các điểm M có tọa độ (x(t), y(t)) trên mặt phẳng tọa độ Đề
các với tham số t biến thiên trong tập T được gọi là đường cong cho
dưới dạng tham số

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 228 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Tiệm cận của đường cong cho dưới dạng tham số

Nếu trong quá trình t → t0 hoặc t → ∞ mà

lim x(t) = a, lim y(t) = ±∞ thì x = a là tiệm cận đứng

Nếu trong quá trình t → t0 hoặc t → ∞ mà

lim x(t) = ±∞, lim y (t) = b thì y = b là tiệm cận ngang

Nếu trong quá trình t → t0 hoặc t → ∞ cả hai hàm x(t), y(t) đều
dần tới vô cùng và

y(t)
a = lim , lim (y(t) − ax(t)) = b thì y = ax + b là t/c xiên
x(t)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 229 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Quy trình khảo sát đường cong cho dạng tham số

1. Tìm miền xác định của các hàm x(t), y(t). Nhận xét về các
tính chẵn, lẻ, tuần hoàn nếu có.
2. Khảo sát sự biến thiên của các hàm x(t), y (t) thông qua việc
tính các đạo hàm x 0 (t), y 0 (t).
3. Tìm các đường tiệm cận của đường cong.
4. Lập bảng biến thiên ghép đồng thời cả hai hàm x(t), y (t).
5. Chọn thêm một số điểm phù hợp để vẽ đồ thị chính xác hơn.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 230 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Ví dụ

Khảo sát và vẽ đồ thị đường cong cho bởi


3t

 x = 1+t 3
3t 2
 y= 1+t 3

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 231 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Khảo sát

3−6t 3
x 0 (t) = (1+t 3 )2
3t(2−t 3 )
y 0 (t) = (1+t 3 )2
yt0 t(t 3 −2)
yx0 = xt0
= 2t 3 −1
(yx0 )0t 2(t 3 +1)2 (1+t 3 )2 2(1+t 3 )4
yx00 = xt0
= .
(1−2t 3 )2 3−6t 3
= 3(1−2t 3 )2 (1−2t 3 )

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 232 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Đồ thị đường cong

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 233 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Đồ thị đường cong

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 234 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Đồ thị đường cong

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 235 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Đồ thị đường cong

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 236 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Đường cong cho dưới dạng tham số

Đồ thị đường cong

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 237 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Mục 6

Hệ tọa độ cực

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 238 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Hệ tọa độ cực

Điểm O cố định làm gốc cực.


Tia Ox làm trục cực.
Điểm M xác định bởi véc tơ
# –
OM
# –
r = |OM| là bán kính véc tơ
của điểm M
# –
Góc ϕ = (Ox, OM) là góc cực
Cặp (r , ϕ) xác định điểm M
gọi là tọa độ cực của điểm M.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 239 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Tọa độ cực mở rộng

Mỗi cặp (r , ϕ) với r , ϕ ∈ R xác định duy nhất điểm M

Nếu r > 0, M nằm trên tia tạo


với trục cực Ox một góc ϕ và
có bán kính bằng r .
Nếu r < 0, M nằm trên tia đối
của tia tạo với trục cực Ox một
góc ϕ và có bán kính bằng −r .
Mối liên hệ giữa tọa độ cực và
tọa độ Đề các

x = r cos ϕ
y = r sin ϕ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 240 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Quy trình khảo và vẽ đường cong cho bởi phương


trình r = r (ϕ) trong tọa độ cực
1. Tìm miền xác định của các hàm r = r (ϕ). Nhận xét về các tính
chẵn, lẻ, tuần hoàn nếu có.
Nếu r là hàm tuần hoàn chu kỳ T thì ta chỉ cần khảo sát và vẽ
trong 1 chu kỳ. Sau đó ta quay đồ thị các góc T .
r (ϕ) = r (−ϕ) (hàm chẵn) Đồ thị đối xứng qua trục hoành
r (ϕ) = −r (−ϕ) (hàm lẻ) Đồ thị đối xứng qua trục tung
2. Khảo sát sự biến thiên của hàm r = r (ϕ)
r 0 (ϕ) > 0: Đồ thị đi xa gốc cực
r 0 (ϕ) < 0: Đồ thị đi vào gốc cực
3. Tìm các đường tiệm cận của đường cong (dựa vào dạng
tham số) 
x(ϕ) = r (ϕ) cos ϕ
y (ϕ) = r (ϕ) sin ϕ

4. Lập bảng biến thiên


5. Chọn thêm một số điểm phù hợp để vẽ đồ thị chính xác hơn.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 241 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Ví dụ

Khảo sát và vẽ đường cong trong tọa độ cực r = cos 3ϕ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 242 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Đồ thị đường cong r = cos 3ϕ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 243 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Đồ thị đường cong r = cos 3ϕ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 244 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Đồ thị đường cong r = cos 3ϕ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 245 / 368
Cực trị, hàm lồi lõm và ứng dụng đạo hàm khảo sát hàm số Hệ tọa độ cực

Đồ thị đường cong r = cos 3ϕ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 246 / 368
Phần III

Tích phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 247 / 368
Phần III

Tích phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 248 / 368
Nội dung Chương 3

1 Tích phân bất định

2 Tích phân xác định

3 Tích phân suy rộng

4 Ứng dụng tích phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 249 / 368
Tích phân bất định

Tiết 1

Tích phân bất định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 250 / 368
Tích phân bất định Nguyên hàm và tích phân bất định

1 Tích phân bất định


Nguyên hàm và tích phân bất định
Các phương pháp tính tích phân
Tích phân một số lớp hàm thường gặp

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 251 / 368
Tích phân bất định Nguyên hàm và tích phân bất định

Mục 1

Nguyên hàm và tích phân bất định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 251 / 368
Tích phân bất định Nguyên hàm và tích phân bất định

Nguyên hàm

Định nghĩa
Cho hàm f : (a, b) → R. Ta nói F : (a, b) → R là nguyên hàm của hàm
f trên khoảng (a, b) nếu F (x) khả vi trên (a, b) và F 0 (x) = f (x) với mọi
x ∈ (a, b).

Định lí
Giả sử F : (a, b) → R là nguyên hàm của hàm f trên khoảng (a, b). Khi
đó:
i) F (x) + C với C là hằng số tùy ý cũng là nguyên hàm của f trên
(a, b)
ii) Mọi nguyên hàm của hàm f trên (a, b) đều có dạng F(x)+C, với C
là hằng số tùy ý nào đó.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 252 / 368
Tích phân bất định Nguyên hàm và tích phân bất định

Tích phân bất định

Định nghĩa
Cho F : (a, b) → R là một nguyên hàm của f trên khoảng (a, b).
Tích phân bất định của f trên (a, b) là một họ các hàm F (x) + C
với C là hằng số tùy ý.
Người ta ký hiệu tích phân
Z
f (x)dx = F (x) + C

f : là hàm dưới dấu tích phân


x là biến tích phân được viết một cách hình thức trong kí hiệu trên
cùng với dx.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 253 / 368
Tích phân bất định Nguyên hàm và tích phân bất định

Ví dụ

x3
(x 2 + 1)dx =
R
a) 3 + x + C với mọi x ∈ R.
1
R
b) x dx = ln|x| + C trong mọi khoảng (a, b)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 254 / 368
Tích phân bất định Nguyên hàm và tích phân bất định

Bảng tích phân

Hình 14: Tích phân một số hàm cơ bản


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 255 / 368
Tích phân bất định Các phương pháp tính tích phân

Mục 2

Các phương pháp tính tích phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 256 / 368
Tích phân bất định Các phương pháp tính tích phân

Phương pháp đổi biến

Đổi biến thuận


x = g(t) ⇒ dx = g 0 (t)dt
Z Z
f (x)dx = f (g(t))g 0 (t)dt

Đổi biến nghịch: Đăt: u = g(x)


Z Z
0
f (g(x))g (x)dx = f (u)du

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 257 / 368
Tích phân bất định Các phương pháp tính tích phân

Các ví dụ

Tính các tích phân sau


√4
18x 2 6x 3 + 5dx
R

√ 1 dx
R
1−4x 2
sin xecos x−3 dx
R
R 2x 3 +1
(x 4 +2x)3
dx

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 258 / 368
Tích phân bất định Các phương pháp tính tích phân

Phương pháp tính tích phân từng phần

Tích phân từng phần dựa vào vi phân của tích

d(u · v ) = du · v + u · dv

Suy ra

Z Z
u · dv = u · v − v · du

Với
Pn (x) = a0 + a1 x + · · · + an x n
Một số dạng sau đây thường sử dụng công thức tích phân từng phần

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 259 / 368
Tích phân bất định Các phương pháp tính tích phân

Một số dạng thường gặp trong tích phân từng phần

1
Pn (x)eax dx = d(eax )
R R 
Pn (x) a

1
R R 
Pn (x) cos axdx = Pn (x) a d(sin ax)

−1
R R 
Pn (x) sin axdx = Pn (x) a d(cos ax)
R R R 
Pn (x) ln axdx = (ln ax) d Pn (x)dx

(cos ax, sin ax)ebx dx


R

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 260 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Mục 3

Tích phân một số lớp hàm thường gặp

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 261 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Tích phân hàm số thuộc lớp các hàm hữu tỉ

Định lí (Định lí cơ bản)


Mọi đa thức đều có thể phân tích thành tích các đa thức bậc nhất hoặc
bậc hai.

Q(x) = a0 (x − a1 )k1 · · · (x − am )km (x 2 + p1 x + q1 )n1 · · · (x 2 + pj x + qj )nj

trong đó x 2 + pi x + qi = (x + α)2 + β 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 262 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Tích phân hàm số thuộc lớp các hàm hữu tỉ

Xét tích phân Z


P(x)
dx
Q(x)
Sử dụng phân tích

i k nj
P(x) XX Ai,m X X Bj,m x + Cj,m
f (x) = = R(x) + m
+
Q(x) (x − ai ) (x 2 + pj x + qj )m
i m=1 j m=1

Sử dụng pháp hệ số bất định ta sẽ xác định được các hệ số


Ai,m ; Bj,m ; Cj,m

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 263 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Các ví dụ

x 2 +2x
R
(x−2)2 (x 2 +4)
dx
x 2 −2x
R
(x 2 +1)2
dx
x 3 +1
R
x(x−1)3

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 264 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Tích phân một số hàm thuộc lớp hàm lượng giác


Xét tích phân
Z
I= R(cos x, sin x)dx

trong đó R(u, v ) là hàm hữu tỉ.


x
Ta dùng phương pháp đổi biến t = tan . Khi đó,
2
1 − t2 2t
cos x = ; sin x =.
1 + t2 1 + t2
2dt
x = 2 arctan t ⇒ dx =
1 + t2
Thế vào ta được tích phân
1 − t2
Z Z  
2t 2dt
I = R (cos x, sin x) dx = R 2
, 2
1+t 1+t 1 + t2
Đây là tích phân hàm hữu tỉ theo biến t.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 265 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Một số trường hợp trong tích phân lớp hàm lượng giác

Xét tích phân


Z
R(cos x, sin x)dx

Trong một số trường hợp thì có thể tính toán đơn giản hơn.
Nếu R(cos x, − sin x) = −R(cos x, sin x) (R lẻ đối với sin x).
Khi đó ta đặt t = cos x
Nếu R(− cos x, sin x) = −R(cos x, sin x) (R lẻ đối với cos x).
Khi đó ta đặt t = sin x
Nếu R(− cos x, − sin x) = R(cos x, sin x).
Khi đó ta đặt t = tan x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 266 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Một số ví dụ

Tính các tích phân:


dx
R
4 sin x+3 cos x+5
sin x+sin3 x
R
cos2 x
dx
6
R
cotan xdx

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 267 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Tích phân một số hàm vô tỉ

Để tính tích phân các hàm số vô tỉ có dạng


  p1   p2 !
ax + b q1 ax + b q2
R x, , ,···
cx + d cx + d

trong đó R là hàm hữu tỉ, pi , qi là các số nguyên. Khi đó, ta sử dụng


phép thế

ax + b
= tk
cx + d

với k là bội số chung nhỏ nhất của các số q1 , q2 , . . .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 268 / 368
Tích phân bất định Tích phân một số lớp hàm thường gặp

Tích phân một số hàm vô tỉ tiếp

Để tính tích phân các hàm số vô tỉ có dạng


p p
R(x, 1 + x 2 ) hoặc R(x, 1 − x 2 )

ta dùng phép đổi biến sao cho hàm dưới dấu tích phân không chứa
căn thức.
Một số ví dụ
Tính các tích phân
√ dx
R
3
(x+12 )(x−1)4
R √4−x 2
x dx

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 269 / 368
Tích phân xác định

Tiết 2

Tích phân xác định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 270 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

2 Tích phân xác định


Giới thiệu
Định nghĩa tích phân xác định
Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới
Phương pháp tính tích phân xác định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 271 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

Mục 1

Giới thiệu

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 271 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

Giới thiệu về tích phân xác định

Tích phân là một trong 2 phép toán chính trong giải tích (cùng với
nó là phép vi phân đã được học, phép ngược của tích phân).
Nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều bài toán thực tế, đặc biệt là
trong vật lý.
Cả 2 khái niệm đạo hàm và tích phân đều được nghiên cứu từ thời
Hy lạp cổ đại. Tuy nhiên đên tận thế kỷ 17, mối liên hệ giữa chúng
mới được khám phá.
Nguyên lý cơ bản của tích phân được nghiên cứu độc lập bởi
Isaac Newton và Gottfried Leibniz và cuối thế kỷ 17.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 272 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

Newton

Hình 15: Issac Newton (1642-1726), Nhà Vật lý, nhà Toán học người Anh
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 273 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

Leibniz

Hình 16: Gottfried Leibniz (1646-1716), Nhà Toán học, Triết học người Đức

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 274 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

Xây dựng tích phân xác định

Định nghĩa chặt chẽ về mặt Toán học của Tích phân được đưa ra
bởi Bernhard Riemann.
Nó dựa trên một thủ tục giới hạn xấp xỉ diện tích của đồ thị bằng
cách chia nhỏ miền thành các thanh thẳng đứng.

Hình 17: Tư tưởng xây dựng tích phân xác định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 275 / 368
Tích phân xác định Giới thiệu

Bernhard Riemann

Hình 18: Bernhard Riemann (1826 – 1866) Nhà Toán học người Đức
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 276 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Mục 2

Định nghĩa tích phân xác định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 277 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Phân hoạch

Định nghĩa (Phân hoạch)


Phân hoạch (hay phép chia) của một khoảng [a, b] là một dãy hữu hạn
{xi }n0 sao cho

F : a = x0 < x1 < x2 < · · · < xn = b.

d(F ) = max {xi − xi−1 } được gọi là đường kính của phân hoạch F .
1≤i≤n

Định nghĩa (Phép chia mịn)


Giả sử F , F 0 là hai phân hoạch của đoạn [a, b], ta nói F mịn hơn F 0
nếu mọi điểm chia của F 0 cũng là điểm chia của F .

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 278 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Minh họa phép chia

Hình 19: Phép chia F’ mịn hơn phép chia F

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 279 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Minh họa phép chia

Hình 20: Phép chia không mịn hơn

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 280 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Tổng tích phân (Tổng Riemann)

Định nghĩa (Tổng tích phân)


Cho hàm f : [a, b] → R. F là một phân hoạch của đoạn [a, b].
Ta xây dựng hình chữ nhật thứ k với chiều cao f (xk∗ ) (xk∗ ∈ [xk−1 , xk ]),
và đáy là ∆xk = xk − xk−1 (Xem hình vẽ)
Tổng kết hợp của n hình chữ nhật
n
X
S(F ) = f (x1∗ )∆x1 + f (x2∗ )∆x2 + · · · + f (xn∗ )∆xn = f (xi∗ )∆xi (6)
i=1

Một tổng dạng (6) được gọi là tổng tích phân hay tổng Riemann (ứng
với phân hoạch F ).

Để đơn giản, điểm chọn xk∗ thường lấy là đầu mút phải (xk ); hoặc đầu
x +x
mút trái (xk−1 ) hoặc điểm giữa ( k 2 k−1 )

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 281 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Sơ đồ tổng tích phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 282 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Sơ đồ tổng tích phân

Hình 21: Trường hợp hàm f bất kỳ


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 283 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Ví dụ
Xây dựng một tổng Riemann của hàm f (x) = x 2 trên [1, 3] với n = 4 để
ước lượng miền nằm dưới đồ thị f (x) = x 2 từ 1 tới 3. Chọn điểm trong
tổng tích phân là điểm nằm giữa.
Lời giải
Ở đây ∆x = (3 − 1)/4 = 0.5. Điểm chia xi = 1 + i∆x (i = 0, 1, 2, 3, 4)
Dãy các điểm chọn
xi∗ = 1 + ∆/2 + i∆x : 1.25, 1.75, 2.25, 2.75.

Tổng tích phân tương ứng:


4
X
S= f (xi∗ )∆x
i=1
h i
= (1.25)2 + (1.75)2 + (2.25)2 + (2.75)2 0.5
= 17.25 × 0.5 = 8.625

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 284 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Tích phân xác định

Định nghĩa (Tích phân xác định)


Hàm f : [a, b] → R được gọi là khả tích trên [a, b] nếu với mọi phép
chia F , mọi cách chọn điểm xi∗ ∈ [xi−1 , xi ]
n
X
lim S(F ) = I hay lim f (xi∗ )(xi − xi−1 ) = I
d(F )→0 d(F )→0
i=0

Khi đó I được gọi là tích phân xác định của hàm f trên [a, b] và
được viết
Z b Z
I= f (x)dx hay I = f (x)dx
a [a,b]

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 285 / 368
Tích phân xác định Định nghĩa tích phân xác định

Điều kiện cần để hàm khả tích


Ví dụ
Xét tích phân của hàm số f (x) = C trên [a, b]
F là một phân hoạch bất kỳ của đoạn [a, b].
xi∗ ∈ [xi−1 , xi ] là các điểm chọn tùy ý, f (xi∗ ) = C; ∆xi = xi − xi−1
Khi đó, ta có tổng tích phân
S(F ) = f (x1∗ )∆x1 + f (x2∗ )∆x2 + · · · + f (xn∗ )∆xn
n
X
=C ∆xi = C(b − a)
i=1
Z b
⇒ Cdx = lim C(b − a) = C(b − a)
a d(F )→0

Định lí (Điều kiện cần để hàm khả tích)


Cho hàm f : [a, b] → R khả tích trên [a, b]. Khi đó hàm f bị chặn trên
đó.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 286 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Mục 3

Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 287 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Tổng Darboux
Cho hàm f : [a, b] → R.
F : a = x0 < x1 < · · · < xn = b là một phân hoạch của [a, b].
Đặt
n
X
mi = inf f (x) S∗ (F ) = mi (xi − xi−1 )
x∈[xi−1 ,xi ]
i=1
n
X
Mi = sup f (x) S ∗ (F ) = Mi (xi − xi−1 )
x∈[xi−1 ,xi ] i=1

Khi đó,
S∗ (F ) được gọi là tổng Darboux dưới ứng với phép chia F .
S ∗ (F ) được gọi là tổng Darboux trên ứng với phép chia F .
Vì mi ≤ f (xi∗ ) ≤ Mi nên ta có

S∗ (F ) ≤ S(F ) ≤ S ∗ (F )

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 288 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Mô tả tổng Darboux trên và tổng Darboux dưới

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 289 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Sự phụ thuộc của tổng Darboux vào phân hoạch


Định lí
Cho F và F 0 là hai phép chia đoạn [a, b], F mịn hơn F 0 . Khi đó

S∗ (F 0 ) ≤ S∗ (F ) ≤ S ∗ (F ) ≤ S ∗ (F 0 )

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 290 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Mối liên hệ giữa tổng Darboux trên và Darboux dưới

Hệ quả
Cho F1 và F2 là hai phép chia tùy ý của đoạn [a, b], khi đó

S∗ (F1 ) ≤ S ∗ (F2 ).

Chứng minh.
Phép chia F1 ∪ F2 mịn hơn F1 và F2 , do đó ta có

S∗ (F1 ) ≤ S∗ (F1 ∪ F2 ) ≤ S ∗ (F1 ∪ F2 ) ≤ S ∗ (F2 )

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 291 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Tích phân trên và tích phân dưới

Định nghĩa
Người ta gọi

I∗ = sup{S∗ (F )| với mọi phép chia F đoạn [a, b]}


F
I = inf{S ∗ (F )| với mọi phép chia F đoạn [a, b]}

F

lần lượt là tích phân trên và tích phân dưới của hàm f trên đoạn [a, b].
Kí hiệu các tích phân đó là
Z ∗ Z

I = f (x)dx, I∗ = f (x)dx

Từ hệ quả trên ta luôn có


I∗ ≤ I ∗

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 292 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Tổng Darboux dưới

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 293 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Tổng Darboux trên

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 294 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Điều kiện khả tích

Định lí
Hàm bị chặn f : [a, b] → R khả tích trên [a, b] khi và chỉ khi I∗ = I ∗
đồng thời
Z b
f (x)dx = I∗ = I ∗ .
a

Định lí (Điều kiện đủ để hàm khả tích)


Cho hàm số f : [a, b] → R, khi đó
f liên tục thì khả tích
f bị chặn và gián đoạn tại hữu hạn điểm trên [a, b] thì khả tích
trên [a, b].
f bị chặn và đơn điệu trên [a, b] thì f khả tích trên đó

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 295 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Ví dụ

Tính tích phân


Z 4 
1 2
x+
1 3 3
Hàm 31 x + 2
3 liên tục trên [1, 4] nên nó khả tích.
chia [1,4] thành n đoạn con
4−1 3
mỗi hình chữ nhật có đáy ∆x = =
n n
sử dụng các điểm chọn là đầu mút phải
các điểm đầu mút phải: 1 + i. n3 i = 1, 2, . . . , n.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 296 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Ví dụ (tiếp...)

Tổng tích phân:


n n    
X X 1 3 2 3
f (ci )∆x = 1 + i. + .
3 n 3 n
i=1 i=1
n  
X 3 1
= 3 + i. .
n n
i=1
 
1 2 n 1
=3+3 + + ··· + . (tổng cấp số cộng)
n n n n
n( n1 + 1) 1
=3+3
2 n
9 3
= +
2 2n

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 297 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Ví dụ (tiếp...)
Tích phân xác định:
Z 4  n
1 2 X
x+ dx = lim f (ci )∆x
1 3 3 ∆x→0
i=1
 
9 3 9
= lim + =
n→∞ 2 2n 2
Về mặt hình học, tích phân xác
định bằng diện tích hình tô đậm
trong hình vẽ bên. Ta có thể sử
dụng công thức tính diện tích hình
thang
Z 4 
1 2 (1 + 2) × 3
x+ dx =
1 3 3 2
9
=
2
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 298 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Ví dụ
Sử dụng định nghĩa để tính tích phân:
Z 2
(x 2 + 1)dx
0

Ta chia đều khoảng [0, 2] với độ rộng

2−0 2
∆x = =
n n
Phân hoạch
2 4 2
F :0< < < ··· < n · = 2
n n n
Chọn điểm lấy tích phân là đầu mút phải
2i
xi∗ =
n
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 299 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Ví dụ (tiếp...)

Tổng tích phân:


n n
"  #
2
X X 2i 2
f (xi∗ )∆x = +1 .
n n
i=1 i=1
n  2 
X 8i 2
= +
n3 n
i=1
n n
8 X 2 1X
= 3 i + 2
n n
i=1 i=1
8 n(n + 1)(2n + 1) 1
= + 2n
n3 6 n
4 1 1
= (1 + )(2 + ) + 2
3 n n

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 300 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Ví dụ (tiếp...)

Tích phân xác định:


Z 2  n
X
x 2 + 1 dx = lim f (ci )∆x
0 ∆x→0
i=1
 
4 1 1
= lim (1 + )(2 + ) + 2
n→∞ 3 n n
14
=
3

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 301 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Tính chất của tích phân xác định


Giả sử f và g là 2 hàm khả tích trên [a, b] khi đó:
αf cũng khả tích trên [a, b] và
Z b Z b
αf (x)dx = α f (x)dx
a a

f ± g cũng khả tích trên [a, b] và


Z b Z b Z b
(f (x) ± g(x))dx = f (x)dx ± g(x)dx
a a a

Rb Rb
Nếu f (x) ≤ g(x) với mọi x ∈ [a, b], khi đó a f (x)dx ≤ a g(x)dx.
Đặc biệt, nếu m ≤ f (x) ≤ M∀x ∈ [a, b] thì
Z b
m(b − a) ≤ f (x)dx ≤ M(b − a)
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 302 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Tính chất tích phân (tiếp...)

Giả sử f khả tích trên [a, c] và khả tích trên [c, b], khi đó f khả tích
trên [a, b] và
Z b Z c Z b
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx
a a c

Ta quy ước
Z β Z α
f (x)dx = − f (x)dx
α β

Nếu f khả tích trên [a, b] thì |f | cũng khả tích trên đó và
Z Z
b b
f (x)dx ≤ |f (x)|dx


a a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 303 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Định lý về giá trị trung bình của tích phân


Định lí
Giả sử f liên tục trên [a, b], khi đó tồn tại c ∈ [a, b] sao cho
Z b
1
f (c) = f (x)dx
b−a a

Chứng minh.
Thật vậy,
M = max f (x) và m = min f (x)
x∈[a,b] x∈[a,b]

Z b Z b
1
m(b − a) ≤ f (x)dx ≤ M(b − a) hay m≤ f (x)dx ≤ M
a b−a a

Từ định lý về giá trị trung gian của hàm liên tục ⇒ ĐPCM
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 304 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Minh họa định lý trung bình

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 305 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Đạo hàm theo cận

Định lí (Đạo hàm theo cận)


Cho hàm f (x) khả R x tích trên [a, b].
Kí hiệu F (x) = a f (x)dx, khi đó, F (x) liên tục trên [a, b].
Ngoài ra nếu f (x) liên tục tại x0 ∈ [a, b], khi đó F (x) khả vi tại x = x0
đồng thời F 0 (x0 ) = f (x0 ).

Hệ quả
Nếu f (x) liên tục trên [a, b], khi đó tồn tại nguyên hàm trên đó
Z x
F (x) = f (t)dt, với mọi x ∈ [a, b].
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 306 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Định lý cơ bản của Tích phân

Định lí (Newton-Leibnitz)
Cho hàm f (x) liên tục trên [a, b]. Giả thiết Φ(x) là nguyên hàm của f (x)
trên [a, b]. Khi đó
Z b
f (x)dx = Φ(b) − Φ(a).
a
Ta thường dùng kí hiệu

Φ(b) − Φ(a) = Φ(x)|x=b


x=a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 307 / 368
Tích phân xác định Tổng Darboux, Tích phân trên, tích phân dưới

Chứng minh.
Rx
Vì F (x) = a f (t)dt là nguyên hàm của hàm f (x) trên [a, b] nên

Φ(x) = F (x) + C.
Ra
Ta có, F (a) = a f (t)dt = 0 do đó,
Z b
Φ(b) − Φ(a) = F (b) − F (a) = F (b) = f (x)dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 308 / 368
Tích phân xác định Phương pháp tính tích phân xác định

Mục 4

Phương pháp tính tích phân xác định

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 309 / 368
Tích phân xác định Phương pháp tính tích phân xác định

Phương pháp đổi biến

Xét tích phân


Z b
I= f (g(x))g 0 (x)dx
a

Ta sử dụng phép thế

u = g(x) ⇒ du = g 0 (x)dx

Ta được
Z b Z g(b)
0
f (g(x))g (x)dx = f (u)du
a g(a)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 310 / 368
Tích phân xác định Phương pháp tính tích phân xác định

Tích phân từng phần

Xét tích phân


Z b
u(x)v 0 (x)dx
a

Sử dụng công thức tích phân từng phần ta được


Z b Z b
u(x)d(v (x)) = u(x)v (x)|x=b
x=a − v (x)d(u(x))
a a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 311 / 368
Tích phân suy rộng

Tiết 3

Tích phân suy rộng

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 312 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

3 Tích phân suy rộng


Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)
Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)
Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm
Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 313 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Mục 1

Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 313 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Khái niệm về tích phân suy rộng loại 1

Định nghĩa
Hàm f : [a, +∞) → R khả tích trên đoạn [a, b] với mọi b > a. Nếu tồn
tại giới hạn hữu hạn
Z b
I = lim f (x)dx
b→+∞ a

ta nói tích phân suy rộng của hàm f (x) trên [a, +∞] hội tụ và có giá trị
I, kí hiệu
Z +∞ Z b
f (x)dx = lim f (x)dx
a b→+∞ a

Trường hợp ngược lại, nếu giới trên không tồn tại hoặc tồn tại bằng
vô hạn thì ta nói tích phân suy rộng phân kỳ.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 314 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Các ví dụ

Xét sự hội tụ, kỳ của tích phân


+∞
dx
R

1
R +∞ 2x+1
3 (x−2)(x 2 +4)
dx

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 315 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Ứng dụng tích phân suy rộng loại 1

Hình 22: Tp suy rộng loại 1 cho ta dùng để tính diện tích hình thang cong vô
hạn

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 316 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Tính chất của tích phân suy rộng


Giả sử các tích phân
Z +∞ Z +∞
f (x)dx và g(x)dx hội tụ.
a a
Khi đó, tích phân
Z +∞
(αf (x) + βg(x))dx α, β ∈ R
a
cũng hội tụ và
Z +∞ Z +∞ Z +∞
(αf (x) + βg(x))dx = α f (x)dx + β g(x)dx
a a a
R +∞
Nếu tích phân a f (x)dx hội tụ, khi đó
Z +∞
lim f (x)dx = 0
b→+∞ b

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 317 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ


Định lí
Tích phân suy rộng Z +∞
f (x)dx
a

hội tụ khi và chỉ khi với mọi ε > 0 tồn tại B > a sao cho với mọi
b1 , b2 > B thì
Z Z
b1 Z b2 b2
f (x)dx − f (x)dx = f (x)dx < ε


a a b1

Từ định lý này cho ta kết quả, sự hội tích phân suy rộng
Z +∞
f (x)dx
a

không phụ thuộc vào a.


TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 318 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại một (khoảng lấy tích phân vô hạn)

Một số dạng khác của tích phân suy rộng loại 1

Tích phân suy rộng loại 1 còn có dạng


Z b Z b
f (x)dx = lim f (x)dx
−∞ a→−∞ a

Ngoài ra nếu tích phân có dạng


Z +∞
f (x)dx
−∞

ta sử dụng
Z +∞ Z a Z +∞
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx
−∞ −∞ a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 319 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

Mục 2

Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 320 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

Khái niệm về tích phân suy rộng loại hai


Định nghĩa
Hàm f : (a, b] → R không bị chặn trên (a, b], ( lim |f (x)| = +∞) khả
x→a
tích trên mọi đoạn [a + ε, b] với mọi ε > 0. Nếu tồn tại giới hạn hữu
hạn
Z b
lim f (x)dx
ε→+0+ a+ε

ta nói tích phân suy rộng của hàm f (x) trên [a + ε, b] hội tụ, kí hiệu
Z b Z b
f (x)dx = lim f (x)dx
a ε→0+ a+ε

Trường hợp ngược lại, nếu giới trên không tồn tại hoặc tồn tại bằng
vô hạn thì ta nói tích phân suy rộng phân kỳ.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 321 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

Các ví dụ

Xét sự hội tụ, kỳ của tích phân


R3 2x+1
2 (x−2) dx
Rb dx
a (x−a)α

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 322 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

Một số dạng khác của tích phân suy rộng loại 2


Tích phân suy rộng loại 2 còn có dạng
Hàm f (x) không bị chặn tại lân cận điểm b ( lim |f (x)| = +∞) và khả
x→b
tích trên mọi đoạn [a, b − ε] với mọi ε > 0. Khi đó
Z b Z b−ε
f (x)dx = lim f (x)dx
a ε→+0+ a

Ngoài ra nếu trong tích phân


Z b
f (x)dx
a

hàm f không bị chặn tại lân cận điểm c ∈ [a, b] ( lim |f (x)| = +∞) thì ta
x→c
sử dụng
Z b Z c Z b
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx
a a c

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 323 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

Ứng dụng tích phân suy rộng loại 2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 324 / 368
Tích phân suy rộng Tích phân suy rộng loại hai (tích phân hàm không bị chặn)

Tính chất của tích phân suy rộng

Giả sử các tích phân suy rộng loại hai


Z b Z b
f (x)dx và g(x)dx hội tụ.
a a

Khi đó, tích phân


Z b
(αf (x) + βg(x))dx α, β ∈ R
a

cũng hội tụ và
Z b Z b Z b
(αf (x) + βg(x))dx = α f (x)dx + β g(x)dx
a a a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 325 / 368
Tích phân suy rộng Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm

Mục 3

Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 326 / 368
Tích phân suy rộng Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm

Tiêu chuẩn so sánh 1

Định lí (Tiêu chuẩn so sánh 1)


Giả sử f , g : [a, +∞) → R là các hàm không âm trên [a, +∞), khả tích
trên [a, b] với mọi b > a đồng thời

0 ≤ f (x) ≤ g(x) ∀x ≥ a

Khi đó
R +∞ R +∞
Nếu a g(x)dx hội tụ thì a f (x)dx hội tụ.
R +∞ R +∞
Nếu a f (x)dx phân kỳ thì a g(x)dx phân kỳ.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 327 / 368
Tích phân suy rộng Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm

Tiêu chuẩn so sánh 2

Định lí (Tiêu chuẩn so sánh 2)


Giả sử f , g : [a, +∞) → R là các hàm không âm trên [a, +∞), khả tích
trên [a, b] với mọi b > a, đồng thời

f (x)
= K (0 < K < +∞)
lim
x→+∞ g(x)

R +∞ R +∞
Khi đó a f (x)dx và a g(x)dx đồng thời cùng hội tụ hoặc phân kỳ.

Chú ý:
Ta có thể sử dụng tiêu chuẩn so sánh 1 trong các trường hợp
Trường hợp K = 0 ứng với trường hợp f (x) ≤ g(x)
Trường hợp K = +∞ ứng với trường hợp f (x) ≥ g(x)
Các tiêu chuẩn so sánh trên cũng đúng cho tích phân suy rộng
loại 2.
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 328 / 368
Tích phân suy rộng Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm

Tiêu chuẩn so sánh cho tích phân suy rộng loại hai

Định lí
Giả sử f , g : [a, b) → R là các hàm không âm trên [a, b), không bị chặn
tại lân cận điểm x = b, khả tích trên [a, b − ε] với mọi ε > 0, đồng thời

f (x)
lim =K (0 < K < +∞)
x→b− g(x)

Rb Rb
Khi đó các tích phân suy rộng a f (x)dx và a g(x)dx đồng thời cùng
hội tụ hoặc phân kỳ.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 329 / 368
Tích phân suy rộng Tiêu chuẩn hội tụ của tích phân suy rộng lớp hàm không âm

Các ví dụ

1. Xét sự hội tụ của tích phân


Z +∞
Γ(x) = e−t t x−1 dt
0

2. Xét sự hội tụ của tích phân


1
sin2 x
Z

3
dx
0 1 − x2

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 330 / 368
Tích phân suy rộng Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Mục 4

Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 331 / 368
Tích phân suy rộng Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Định nghĩa
R +∞ Rb
Tích phân suy rộng a f (x)dx (hoặc a f (x)dx) được gọi là hội tụ
tuyệt đối nếu
Z +∞ Z b
|f (x)|dx (hoặc |f (x)|dx) hội tụ.
a a
R +∞ R +∞
Trường hợp a f (x)dx hội tụ nhưng a |f (x)|dx phân kỳ, ta nói tích
R +∞
phân a f (x)dx bán hội tụ.

Định lí
R +∞
Nếu a f (x)dx hội tụ tuyệt đối thì nó hội tụ.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 332 / 368
Tích phân suy rộng Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Định lý Abel

Hình 23: Niels Henrik Abel (1802-1829), Nhà Toán học người Na Uy

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 333 / 368
Tích phân suy rộng Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Định lý Abel

Xét tích phân dạng Z +∞


f (x)g(x)dx (7)
a

Định lí (Abel- Nhà Toán học Na-Uy)


Cho hai hàm f , g : [a, +∞) → R và giả sử
R +∞
Tích phân a f (x)dx hội tụ.
Hàm g đơn điệu và bị chặn: |g(x)| ≤ K ∀x ≥ a.
Khi đó tích phân (7) hội tụ.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 334 / 368
Tích phân suy rộng Sự hội tụ tuyệt đối và bán hội tụ

Định lý Dirichlet

Định lí (Dirichlet-Nhà Toán học Đức)


Cho hai hàm f , g : [a, +∞) → R và giả sử
Hàm f khả tích trên mọi đoạn [a, b] (b > a) và
Hàm g đơn điệu và: lim g(x) = 0.
x→+∞
Khi đó tích phân (7) hội tụ.

Ví dụ
Xét sự hội tụ và phân kỳ của tích phân
Z +∞
cos 2x
dx
1 x

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 335 / 368
Ứng dụng tích phân

Tiết 4

Ứng dụng tích phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 336 / 368
Tư tưởng của việc ứng dụng tích phân và sơ đồ tổng tích
Ứng dụng tích phân phân

4 Ứng dụng tích phân


Tư tưởng của việc ứng dụng tích phân và sơ đồ tổng tích phân
Tính diện tích hình phẳng
Tính thể tích vật thể
Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 337 / 368
Tư tưởng của việc ứng dụng tích phân và sơ đồ tổng tích
Ứng dụng tích phân phân

Mục 1

Tư tưởng của việc ứng dụng tích phân và sơ đồ tổng tích


phân

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 337 / 368
Tư tưởng của việc ứng dụng tích phân và sơ đồ tổng tích
Ứng dụng tích phân phân

Sơ đồ tổng tích phân


Các ứng dụng của bài toán của tích phân thường có các bước sau
Đại lượng A cần tính là một hàm phụ thuộc và đoạn [a, b], có thể
chia A thành tổng của các đại lượng Ai có tính chất như A.
F : a = x0 < x1 < x2 < · · · < xn = b là một phân hoạch của[a, b]
Tương ứng với F ta có thể xác định các đại lượng Ai
A = A1 + A2 + · · · + An

Tìm một hàm f : [a, b] → R khả tích trên [a, b] sao cho
Ai ' f (ci )(xi − xi−1 ), ci ∈ [xi−1 , xi ]

Khi đó đại lượng A là tích phân của hàm f trên [a, b]


Z b
A= f (x)dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 338 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Mục 2

Tính diện tích hình phẳng

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 339 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Diện tích hình phẳng

Diện
( tích miền phẳng giới hạn bởi các đường
y = f (x) ≥ 0; y = 0
x = a; x = b
Z b
S= f (x)dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 340 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Diện tích hình phẳng trong trường hợp hàm f (x) bất kỳ

(
y = f (x); y = 0
Diện tích miền phẳng giới hạn bởi các đường
x = a; x = b
Z b
S= |f (x)|dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 341 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi 2 đường cong

(
y = f (x); y = g(x)
Diện tích miền phẳng giới hạn bởi các đường
x = a; x = b

Z b
S= (f (x) − g(x))dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 342 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Diện tích hình phẳng tính theo tham số y

Diện
( tích miền phẳng giới hạn bởi các đường
x = f (y); x = g(y ); f (y) ≥ g(y)
y = c; y = d
Z d
S= (f (y ) − g(y ))dy
c

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 343 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Diện tích hình phẳng tính cho trong tọa độ cực

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 344 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Diện tích hình phẳng tính cho trong tọa độ cực

(
r = r (ϕ)
Diện tích miền phẳng giới hạn bởi các đường
ϕ = a; ϕ = b
Ta chia [a, b] thành n đoạn con, ứng với mỗi đoạn con ta có hình quạt
tương ứng. Diện tích quạt
X1 n
∆ϕ
πr 2 (ϕ∗i ) · ⇒ tổng quạt : S = r 2 (ϕ∗i ) · ∆ϕ
2π 2
i=1

Z b
1
S= r 2 (ϕ)dϕ
2 a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 345 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Ví dụ về tính diện tích


Tính các diện tích miền phẳng

1. Miền giới hạn bởi y = x, y = x − 2 và y = 0.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 346 / 368
Ứng dụng tích phân Tính diện tích hình phẳng

Ví dụ về tính diện tích

Tính các diện tích miền phẳng 2. Miền giới hạn bởi y = x 2 , y = 2 − x
và y = 0.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 347 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Mục 3

Tính thể tích vật thể

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 348 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể bất kỳ

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 349 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể bất kỳ

Giả sử khối vật thể giới hạn bởi x = a và x = b. Khi cắt vật thể bởi mặt
phẳng vuông góc với 0x qua điểm (x, 0, 0) ta được thiết diện A(x).
Mỗi bản mỏng sẽ có thể tích Vi ' A(xi∗ )∆xi . Nên thể tích của vật thể
sẽ là giới hạn của tổng
X Z b

V ' A(xi )∆xi ⇒ V = A(x)dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 350 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Hình ảnh để mô tả tính thể tích

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 351 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Ví dụ
Tính
thể tích của vật thể giới hạn bởi các mặt
Mặt trụ x 2 + y 2 = 4

a) Mặt qua Oy , tạo với mf Oxy một góc 45

Mặt phẳng Oxy


2
Mặt trụ x = 1 − y

b) Mặt qua Oy, tạo với mf Oxy một góc 30

Mặt phẳng Oxy

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 352 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Ví dụ tính thể tích

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 353 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay quanh Ox

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 354 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay quanh Ox

Quay: D = {(x, y)|a ≤ x ≤ b, 0 ≤ y ≤ f (x)} quanh Ox


Khi cắt vật thể bởi mặt phẳng vuông góc với 0x qua điểm (x, 0, 0) ta
được thiết diện A(x) là hình tròn bán kính f (x).
Mỗi bản mỏng sẽ có thể tích Vi ' πf 2 (xi∗ )∆xi . Do đó,
X Z b
2 ∗
V ' πf (xi )∆xi ⇒ V = π f 2 (x)dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 355 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay quanh Oy

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 356 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay quanh Oy

Quay: D = {(x, y)|a ≤ x ≤ b, 0 ≤ y ≤ f (x)} quanh Oy


Ta chia đoạn [a, b] thành n đoạn con có độ dài ∆x = b−a n
Trên mỗi khoảng [xi−1 , xi ] ta lấy điểm ci và ta xây dựng hình chữ nhật
có chiều cao f (ci ). Quay hcn này ta sẽ được một ống trụ (hình vẽ)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 357 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay quanh Oy (tiếp...)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 358 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Thể tích vật thể tròn xoay khi quay quanh Oy (tiếp...)

Để tính thể tích của ống trụ, ta cắt dọc ống và sau đó trải dài ra. Ta sẽ
được một bản hình chữ nhật (Hình vẽ). Ta có
Vi ' Dài × Rộng × Cao = 2πci ∆xf (ci )
Từ đó
X Z b
V ' 2πci f (ci )∆xi ⇒ V = 2π xf (x)dx
a
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 359 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Ví dụ

R là miền giới hạn bởi y = 14 x 2 , x = 0, y = 1 Tính thể tích vật thể tròn
xoay khi
a) quay R quanh trục Oy (V1 = 2π)
b) quay R quanh trục Ox (V2 = 58 π)

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 360 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Minh họa

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 361 / 368
Ứng dụng tích phân Tính thể tích vật thể

Ví dụ
R là miền giới hạn bởi y = x 2 , y = x Tính thể tích vật thể tròn xoay khi
quay R quanh trục Oy

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 362 / 368
Ứng dụng tích phân Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

Mục 4

Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 363 / 368
Ứng dụng tích phân Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

Tính độ dài cung cong


Cung cong y = f (x) nối hai điểm A(a, c) và B(b, d)

Ta xấp xỉ cung cong bởi tổng độ dài các đường gấp khúc
v !
2
u
Xq
2 2
Xu ∆y k
Xq
L' ∆xk + ∆yk = t 1+ ∆xk = 1 + f 02 (ck )∆xk
∆xk2
Z b q
⇒L= 1 + [f 0 (x)]2 dx
a

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 364 / 368
Ứng dụng tích phân Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

Độ dài cung cong (tiếp...)

Trường hợp đường cong cho dưới dạng tham số x = x(t), y = y(t),
t ∈ [α, β]. Nếu x(t) và y(t) khả vi liên tục trên [α, β]. Ta có công thức
tính độ dài cung
Z β q
L= x 02 (t) + y 02 (t)dt
α

Ví dụ
Tính độ dài cung của y 2 = x 3 từ A(0, 0) đến B(1, 1).

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 365 / 368
Ứng dụng tích phân Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

Tính diện tích mặt tròn xoay

Quay đồ thị y = f (x), a ≤ x ≤ b, ta sẽ nhận được mặt tròn xoay.


Ta chia đoạn [a, b] thành n đoạn con có độ dài ∆x = b−an
Đường cong y = f (x) sẽ bị chia thành các đoạn con và có thể xấp xỉ
bởi dường gấp khúc. Khi quay các đường gấp khúc, ta được các hình
nón cụt. Diện tích hình này dùng để xấp xỉ mặt tròn xoay trong khoảng
con tương ứng.

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 366 / 368
Ứng dụng tích phân Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

Tính diện tích mặt tròn xoay (tiếp...)

Đường gấp khúc


q q
Li = (xi − xi−1 )2 + (f (xi ) − f (xi−1 ))2 = 1 + (f 0 (ci ))2 (xi − xi−1 )

Diện tích Si được xấp xỉ bởi diện tích hình nón cụt
q q
Si ' π[f (xi ) + f (xi−1 )] 1 + (f 0 (ci ))2 ∆x ' 2πf (ci ) 1 + (f 0 (ci ))2 ∆x

n
X Z b q
⇒ S = lim Si = 2πf (x) 1 + (f 0 (x))2 dx
n→∞ a
i=1
TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 367 / 368
Ứng dụng tích phân Tính độ dài cung và diện tích mặt tròn xoay

Ví dụ

Tính diện tích mặt của mặt sinh ra bằng cách quay y = x 3 với
0 ≤ x ≤ 1 quạnh trục Ox

TS. Nguyễn Bằng Giang BM TOÁN HỌC GIẢI TÍCH I Tháng 9 - 2019 368 / 368

You might also like