Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Công an bắt giam người vì nghi ngờ lấy trộm xe máy là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 2: Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 3: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 4: Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân


Câu 5: Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện những clip nhiều
nữ sinh đánh bạn học, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm sinh lí của người bị hại là vi
phạm nội dung của

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm
của công dân

C. quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công
dân

D. quyền được pháp luật bảo đảm về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của
công dân

BÀI 7 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu


của nhân dân.
a. Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử

- Quyền bầu cử và ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh
vực chính trị, thông qua đó nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở
từng địa phương trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của
nhân dân

Câu hỏi tình huống

1. Bạn A năm nay 16 tuổi đang học cấp ba thắc mắc rằng tại sao anh trai
mình 18 tuổi – bạn B cũng học cấp ba nhưng lại được đi bầu cử còn mình
thì không?
2. Sinh viên K năm nay 20 tuổi là sinh viên giỏi, tích cực, luôn đạt được
nhiều kết quả tốt trong các cuộc thi của trường, bạn tự ứng cử vào Hội
đồng nhân dân xã để muốn xây dựng quê hương mình ngày càng giàu
đẹp nhưng không được.
Tạo sao bạn A và sinh viên K không thực hiện được quyền bầu cử và ứng
xử của mình? Trường hợp nào không được bầu cử và ứng xử?
Trả lời
Bạn A và sinh viên K không thực hiện được quyền bầu cử và ứng xử vì
bản thân chưa đủ tuổi. Từ đó có thể cho thấy rằng, ứng cử và bầu cử phải
tuân theo một quy định nhất định do nhà nước đưa ra. Công dân đủ 18
tuổi sẽ được tham gia bầu cử và công dân đủ 21 tuổi sẽ được tham gia
ứng cử, mọi công dân sẽ không có quyền bị phân biệt trước phát luật.
Đối với công dân bị tước quyền bầu cử khi bị phạt tù, tạm giam. Mất năng
lực hành vi dân sự: nhận thức, sức khỏe và tuổi tác
Đối với công dân bị tước quyền ứng cử: Không có quyền bầu cử. Người
bị khởi tố hình sự: người đang liên quan đến một vụ án nào đó và đã bị
khởi tố. Người bị giáo dục, quản lý: bị cải tạo trong 1 trại giam nào đó.

*Người có quyền bầu cử ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân
dân.

- Công dân đủ 18 trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên dầu có
quyền ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân.
*Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại
biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.

Nguyên tắc bầu cử:

+Phổ thông, bình đẳng: công dân đủ 18 tuổi có thể tự bầu cử. Mỗi người
có một lá phiếu và giá trị như nhau

+ Trực tiếp: tự mình viết và bỏ phiếu bầu cử

+Bỏ phiếu kín: Thông tin phiếu phải được bảo mật

Nguyên tắc ứng cử:

Bằng hai con đường

+ Tự ứng cử: tự mình đề xuất bản thân mình

+Được giới thiệu: Thông qua một người khác, mình sẽ được giới thiệu để
ứng cử vào một vị trí nào đó trong Nhà nước.

- Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri.

- Thứ hai, các đại biểu nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu
sự giám sát của cử tri.

c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân

- Là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan quyền lực
nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.

- Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước ta.

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.


a. Khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia
thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương, quyền kiến
nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

* Ở phạm vi cả nước:

Công dân có quyền tham gia thảo luận góp ý kiến để xây dựng các văn
bản luật: Hiến Pháp, Luật, Bộ Luật

Góp ý, phản ánh những bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật để nhà
nước kịp thời điều chỉnh

Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng
cầu ý dân.

* Ở phạm vi cơ sở:

- Trực tiếp thực hiện theo cơ chế “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra”:

- Những việc phải được thông báo để dân biết mà thực hiện (chủ trương,
chính sách, pháp luật của Nhà nước…).
- Những việc dân làm và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai
hoặc bỏ phiếu kín.

- Những việc dân được thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến trước khi
chính quyền xã quyết định.

- Những việc nhân dân ở phường, xã giám sát, kiểm tra.

c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

- Là cơ sở pháp lí quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ
máy Nhà nước, nhằm động viên và phát huy sức mạnh của toàn dân, của
toàn xã hội về việc xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh và hoạt động có
hiệu quả.

You might also like