Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


--------------------

NGUYỄN VŨ KỲ

QUAN HỆ NHẬT BẢN - VIỆT NAM


(1954 - 1975)

Ngành: Lịch sử thế giới


Mã số: 9229011

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TIẾN LỰC

Phản biện độc lập 1:......................................................................


Phản biện độc lập 2:......................................................................

Phản biện 1:...................................................................................


Phản biện 2:...................................................................................
Phản biện 3:...................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo họp tại
phòng ……, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2023.

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Khoa học Tổng hợp, 69 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, 10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khu phố 6,
Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975 chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp nhưng
các công trình nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay chưa được đầy đủ. Việc nghiên cứu
các quan hệ quốc tế giai đoạn này trước đây bị ràng buộc bởi quan điểm Chiến tranh
Lạnh. Từ thập niên 1990, quan điểm nghiên cứu trong nước trở nên cởi mở hơn, các
nhà nghiên cứu có xu hướng chấp nhận và kết hợp các quan điểm cũng như phối hợp
nhiều nguồn tư liệu, hướng đến “tính hợp lý” trong nghiên cứu. Mặt khác, lí do của
việc nghiên cứu quan hệ hai nước thời kỳ này còn ít và chưa toàn diện là vì thiếu tư
liệu. Tác giả chủ động tìm kiếm nguồn tư liệu từ phía Nhật Bản và có cơ hội tiếp cận tư
liệu mới, nhiều cuốn trong số đó quý hiếm.
Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975 là bộ phận quan trọng của lịch sử quan
hệ Nhật Bản - Việt Nam thời hiện đại. Các công trình trước đây chỉ tập trung nghiên
cứu quan hệ giữa chính phủ với chính phủ và chưa đề cập quan hệ nhân dân. Do đó,
việc nghiên cứu toàn diện quan hệ Nhật - Việt giai đoạn này giúp lý giải nhiều vấn đề
trước đến nay chưa được nghiên cứu đầy đủ, góp phần lý giải cho sự phát triển mối
quan hệ hai nước ngày nay. Mặt khác, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975 là bộ
phận trong các vấn đề quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nên nghiên cứu mối
quan hệ này sẽ giúp lý giải sâu sắc thêm nhiều vấn đề cụ thể trong quan hệ quốc tế thời
kỳ Chiến tranh Lạnh.
Như vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975 toàn diện,
có hệ thống, trên một nền sử liệu phong phú, đáng tin cậy là rất cần thiết để lấp khoảng
trống trong nghiên cứu quan hệ Nhật - Việt. Trên quan điểm đó, tôi chọn “Quan hệ
Nhật Bản - Việt Nam (1954 - 1975)” làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Công trình khôi phục và làm sáng tỏ toàn diện, có hệ thống mối quan hệ giữa Nhật
Bản và Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975. Qua đó góp phần bổ khuyết khoảng trống và
hạn chế trong nghiên cứu quan hệ Nhật - Việt, định vị vai trò của quan hệ Nhật - Việt
giai đoạn 1954 - 1975 trong toàn bộ tiến trình lịch sử quan hệ hai nước và nhận thức
được những bài học kinh nghiệm góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước
trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, làm sáng tỏ quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1965, như quan hệ chính
trị - ngoại giao, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa Nhật Bản - VNCH; sự ủng hộ của
các đảng cánh tả và đoàn thể nhân dân Nhật Bản đối với chính phủ VNDCCH,
MTDTGPMNVN, hoạt động giao lưu nhân dân và việc thiết lập quan hệ thương mại
Nhật Bản - VNDCCH.
Hai là, làm sáng tỏ quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1965 - 1975, cụ thể là thái độ của
chính phủ Nhật Bản về Chiến tranh Việt Nam và đối với hai miền Nam - Bắc Việt
Nam; quan hệ Nhật Bản - VNCH trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo
2

dục, văn hóa; phong trào chống Mỹ của các chính đảng và nhân dân Nhật Bản khi Mỹ
ném bom MBVN, quan hệ thương mại và việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản -
VNDCCH.
Ba là, đánh giá đặc trưng của mối quan hệ, đúc kết kinh nghiệm lịch sử để góp phần
tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ đa diện, đa sắc thái của Nhật Bản và Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, công trình nghiên cứu mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trong giai
đoạn 1954 - 1975. Luận án cũng đề cập các sự kiện có liên quan đến quan hệ hai nước
từ trước đó và sau năm 1975 để đảm bảo tính logic và có cơ sở nhận xét, đánh giá.
Về không gian, luận án đặt mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trong bầu không khí
Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Việt Nam để phân tích, đánh giá và đề cập đến các
chủ thể khác có liên quan như Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc khi so sánh, đối chiếu.
4. Nguồn tư liệu
Về phía Nhật Bản, luận án sử dụng phối kết hợp các nguồn sử liệu gốc sau đây:
Thứ nhất, tư liệu của chính phủ Nhật Bản, như: Tình hình ngoại giao nước ta gần
đây (Sách Xanh Ngoại giao) của Bộ Ngoại giao Nhật Bản; bộ tư liệu Văn kiện - Niên
biểu ngoại giao chủ yếu của Nhật Bản của Viện nghiên cứu hòa bình Kajima (Hara
Shobo, 1983, 1984, 1985, 1995); Tuyển tập tư liệu quan hệ Nhật - Mỹ 1945 - 97
(Tokyo Daigaku Shuppankai, 1999) của nhóm tác giả Hosoya Chihiro, Aruga Tadashi,
Ishii Osamu, Sasaki Takuya.
Thứ hai, tư liệu của Quốc hội Nhật Bản.
Thứ ba, tư liệu của các chính đảng cánh tả và tổ chức, đoàn thể Nhật Bản như: Tư
liệu - Lịch sử giải phóng Việt Nam của Viện nghiên cứu Á - Phi (Rodo Junposha, 1970,
1971), Các vấn đề Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản (Nihon Kyosanto Chuo
Iinkai Shuppanbu, 1965), Tư liệu - Lịch sử 40 năm Đảng Xã hội Nhật Bản (Nihon
Shakaito Chuo Honbu, 1986), Tư liệu 20 năm phong trào hòa bình (Ostuki Shoten,
1969) và Lịch sử 20 năm phong trào hòa bình (Otsuki Shoten, 1969) của Ủy ban hòa
bình Nhật Bản, Tư liệu 30 năm Tổng Công đoàn (quyển Hạ) (Rodo Kyoiku Senta,
1986).
Ngoài ra, các bộ lịch sử như: Mậu dịch Nhật - Việt – Kỉ niệm 20 năm thành lập Hội
mậu dịch Nhật - Việt (1976), Lịch sử 35 năm mậu dịch Nhật - Việt, 30 năm phong trào
hữu nghị Nhật Bản và Việt Nam (1985)... là những sử liệu quý, cung cấp nhiều sự kiện,
thông tin về quan hệ giữa Nhật Bản với MBVN.
Về phía Việt Nam, chủ yếu là các nguồn tư liệu: Một là, Văn kiện Đảng toàn tập
(Nxb. Chính trị quốc gia). Hai là, tư liệu về chính quyền VNCH lưu trữ tại TTLTQG
II, TP. HCM. Ba là, tư liệu thuộc TTLTQG III, Hà Nội; nhiều tư liệu trong số đó được
giới thiệu trong triển lãm: “Lịch sử quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản qua tài liệu
3

lưu trữ”, do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam phối hợp với Lưu trữ Quốc
gia Nhật Bản thực hiện.
Ngoài các tư liệu của chính phủ, luận án đã khai thác nhiều tư liệu quý khác của các
chính đảng và tổ chức đoàn thể, giúp lý giải cặn kẽ mối quan hệ đa dạng giữa Nhật Bản
và Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Luận án dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng cho việc phân tích và đánh giá. Ngoài ra, công trình
cũng tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực (Realism), phân tích tiến trình quan hệ Nhật - Việt
dựa trên lợi ích thiết thực của các bên. Mặt khác, bên cạnh quan điểm về đối ngoại của
Đảng và chính phủ Việt Nam, luận án tiếp thu có chọn lọc các quan điểm, cách tiếp
cận khác của các học giả trong và ngoài nước, kết hợp với nguồn sử liệu quý, đáng tin
cậy để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét, đánh giá những biến đổi trong quan
hệ hai nước, thấy được sự biến đổi có nguyên nhân và triển vọng của mối quan hệ.
Phương pháp logic được sử dụng để xác định đặc điểm, bản chất của mối quan hệ hai
nước, từ đó rút ra được những kết luận mang tính quy luật.
Ngoài ra, công trình cũng sử dụng linh hoạt các thao tác tổng hợp, phân tích, so
sánh để làm sáng tỏ các vấn đề cụ thể. Việc so sánh tùy theo trường hợp sẽ tiến hành
theo lịch đại (chiều dọc) hoặc đồng đại (chiều ngang).
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về mặt khoa học
Công trình này nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về quan hệ của Nhật Bản - Việt
Nam 1954 - 1975, đặc biệt là lý giải khá tường tận nhiều vấn đề trong mối quan hệ
Nhật Bản - VNDCCH mà lâu nay chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Luận án tập hợp và xử lý một lượng lớn sử liệu đáng tin cậy, phong phú về quan hệ
Nhật Bản - Việt Nam sau CTTG II, nhiều tư liệu quý hiếm, lần đầu được công bố; góp
phần bổ khuyết mảng tư liệu còn thiếu cũng như khắc phục được sự phiến diện trong
nghiên cứu quan hệ Nhật - Việt thời kỳ này, đồng thời gợi mở ra nhiều hướng nghiên
cứu mới.
Luận án đóng góp vào việc phát triển nghiên cứu quan hệ Nhật - Việt, cùng với các
công trình đi trước nối kết liền mạch nghiên cứu quan hệ Nhật - Việt từ quá khứ đến
hiện tại.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án bổ sung nguồn tài liệu về lịch sử quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, dùng để
giảng dạy, nghiên cứu, học tập các ngành Nhật Bản học, Lịch sử Thế giới, Lịch sử Việt
Nam và Quan hệ quốc tế.
4

Luận án góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa học giả và nhân dân hai dân
tộc, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước cả ở hiện tại và tương
lai.

7. Cấu trúc luận án


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1954 - 1965)
Chương 3: Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1965 - 1975)
Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1954 - 1975)

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu chung về quan hệ Nhật - Việt
Trong số này có thể phân thành 3 nhóm nhỏ như sau:
Một là, các công trình khảo cứu chuyên sâu về quan hệ Nhật - Việt xoay quanh một
vấn đề hay giai đoạn lịch sử nhất định. Nổi bật trong số đó là chuỗi các công trình của
Nguyễn Tiến Lực: Minh Trị Duy tân và Việt Nam (Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010),
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời cận đại (Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2013)…
Hai là, các công trình tập hợp các bài viết xuất bản vào dịp kỉ niệm thiết lập quan
hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam hoặc ấn phẩm của các hội thảo về quan hệ Nhật -
Việt, như: Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình, Trần Anh Phương (Đồng chủ biên), 25
năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998 (Nxb. Khoa học Xã hội, 1999); Ngô
Xuân Bình, Trần Quang Minh (Chủ biên): Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản – Quá khứ,
hiện tại và tương lai (Nxb. Khoa học Xã hội, 2005); Nguyễn Tiến Lực (Chủ biên): Nhật
Bản và các nước Tiểu vùng sông Mekong: Mối quan hệ lịch sử (Nxb. Giáo dục Việt nam,
2011), Nguyễn Tiến Lực (Chủ biên): 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Thành quả và
triển vọng (Nxb. Tổng hợp TP. HCM, 2014), Đại học Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu Phát
triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Trung tâm xúc tiến giao lưu Việt - Nhật tại Đà Nẵng:
Lịch sử và triển vọng mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Nhìn từ miền Trung Việt Nam
(Nxb. Thông tin và truyền thông, 2015).
Ba là, các công trình có đề cập đến quan hệ Nhật - Việt thông qua việc nghiên cứu
quan hệ giữa Nhật Bản và các khu vực mà Việt Nam là một bộ phận trong đó. Tiêu
biểu như: Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới
thứ hai 1945-1975 của Dươn Lan Hải (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 1992); Quan
hệ giữa Nhật Bản và các nước tiểu vùng sông Mekong từ sau Chiến tranh Lạnh đến
nay (Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM, 2017) của Huỳnh Phương Anh.
5

Nhóm thứ hai: các công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản - VNCH
Công trình Viện trợ của Nhật cho miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
(Japanese Aids to the South of Vietnam during the period 1954 - 1975) do Trung tâm
nghiên cứu sử học (Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 1998) biên soạn, là công trình về mối quan hệ
Nhật Bản - VNCH ra đời khá sớm sau Đổi mới, tập hợp nhiều bài viết về hoạt động
viện trợ, chính sách của Nhật Bản đối với MNVN, việc bồi thường chiến tranh, hoạt
động thương mại VNCH - Nhật Bản. Liên quan chủ đề bồi thường chiến tranh còn có
bài viết “Nhận thức của chính quyền Sài Gòn đối với vấn đề bồi thường chiến tranh
của Nhật Bản (1955 - 1959)” của Tanaka Takeo (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế
Việt Nam - Nhật Bản – Mối quan hệ trong xu thế hội nhập mới, Trường ĐH
KHXH&NV – ĐHQG-HCM, 2007), Phạm Anh với Đỗ Thanh Bình và Văn Ngọc
Thành có một số bài viết như: “Quan hệ về văn hóa giữa Nhật Bản với Nam Việt Nam
(1954 - 1975)” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, 2008), “Quan hệ giữa Nhật Bản và
chính quyền VNCH từ 1955 đến 1965” (Nghiên cứu lịch sử, số 5, 2009), “Nhật Bản
trong chính sách đối ngoại của chính quyền Sài Gòn từ 1955 đến 1965”, in trong Nhật
Bản và các nước tiểu vùng Mekong – Mối quan hệ lịch sử (Nxb. Giáo dục Việt Nam,
2011), “Đầu tư của Nhật Bản ở miền Nam Việt Nam (1955 - 1975)” (40 năm quan hệ
Việt Nam – Nhật Bản: Thành quả và triển vọng, Nxb. Tổng hợp TP. HCM, 2014).
Đáng lưu ý có luận án tiến sĩ Quan hệ Nhật Bản với chính quyền VNCH từ năm
1954 đến năm 1975 (Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, 2016) của Lê Thị Bình, khai thác các khía cạnh trong quan hệ giữa Nhật Bản và
chính quyền Sài Gòn. Mới đây, trong cuốn Quan hệ kinh tế, văn hóa giữa Nhật Bản và
chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) (Nxb. Thế giới, 2020), Phạm Ngọc Anh
phân tích quan hệ kinh tế, văn hóa Nhật Bản - VNCH và đánh giá những hệ quả, tác
động của mối quan hệ đó đối với hai phía.
Nhóm thứ ba: các công trình nghiên cứu về mối quan hệ Nhật Bản - VNDCCH
Số ít các bài viết có liên quan như: “Nền bang giao Việt - Nhật” của Phạm Lương
Giang (Tạp chí Bách khoa thời đại, số 11, 1967), “30 năm Hội hữu nghị Việt Nam -
Nhật Bản” của Hoàng Nhật (Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 4, 1995), “Hoạt động
trong suốt 58 năm qua của Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam” của Furuta Motoo
(Lịch sử giao lưu Việt Nam - Nhật Bản, Nxb. Thế giới, 2014); chủ yếu xoay quanh hoạt
động và đóng góp của Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam đối với quan hệ hai nước.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TP. HCM trưng bày nhiều hình ảnh về Phong trào
thị dân Nhật Bản đòi hòa bình cho Việt Nam (Beheiren). Gần đây, cuốn Phong trào
hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh (1954-1975) và tình hữu nghị
Việt - Nhật có các hình ảnh về Beheiren, được xuất bản năm 2016.
Nhóm thứ tư: các công trình đề cập các vấn đề cụ thể của mối quan hệ
Trong bài viết “Hoạt động của người Nhật “Việt Nam mới” thời kỳ 1945 - 1954”
(Tạp chí Khoa học Công nghệ, ĐHQG-HCM, X1-2019), tôi đã dựng lại toàn cảnh
6

những hoạt động của người Nhật “Việt Nam mới” thời kỳ 1945 - 1954 và đánh giá về
những đóng góp của họ với cuộc kháng chiến chống Pháp.
Về việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - VNDCCH, có bài viết “40 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật - Việt” in trong Lịch sử giao lưu Việt Nam - Nhật
Bản (Nxb. Thế giới, 2014) của Tsuboi Yoshiharu; bài viết “Các cuộc đàm phán thiết
lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” (Tạp chí
Nghiên cứu Đông Bắc Á, 12/2018) của Nguyễn Tiến Lực đã phác họa những thay đổi
về chính sách đối ngoại của Nhật Bản với các nước XHCN sau “Cú sốc Nixon”, làm
sáng tỏ quá trình thương thuyết thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - VNDCCH,
nhấn mạnh ý nghĩa của thành tựu ngoại giao này đối với quan hệ hai nước hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Nhóm thứ nhất: công trình nghiên cứu có đề cập đến quan hệ giữa Nhật Bản
và hai miền Nam - Bắc Việt Nam (1954 - 1975)
Công trình đề cập nhiều nhất là Japanese Relations with Vietnam: 1951 - 1987
(Cornell University, 1990) của Shiraishi Masaya, trình bày có hệ thống quan hệ Nhật -
Việt sau CTTG II, nhất là quan hệ Nhật Bản - VNCH. Tuy nhiên, phần lớn nội dung là
về quan hệ kinh tế, nội dung về quan hệ Nhật Bản - VNDCCH có dung lượng khiêm
tốn.
Kế đến, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trước, trong và sau CTTG II được trình bày
khái quát trong cuốn Nhật Bản và Đông Nam Á trong lịch sử cận hiện đại do
Yoshikawa Toshiharu chủ biên (Tokyo Shoseki, 1992). Ngoài ra, thái độ của Nhật Bản
đối với hai miền Nam - Bắc Việt Nam và với cuộc Chiến tranh Việt Nam thường được
đề cập trong các công trình nghiên cứu về lịch sử ngoại giao Nhật Bản sau CTTG II
như: Vấn đề Nam Bắc và Nhật Bản của Yamamoto Takeshi (Sanseido, 1984), Lịch sử
ngoại giao Nhật Bản thời hậu chiến do Iokibe Makoto chủ biên (Yuhikaku, 2014) và
Ngoại giao châu Á của Nhật Bản thời hậu chiến của Miyagi Taizo (Minerva Shobo,
2015).
Về việc Nhật Bản bồi thường cho VNCH có: Bồi thường sau chiến tranh của Nhật
Bản – Xuất phát của hợp tác kinh tế châu Á do Nagano Shinichiro và Kondo Masaomi
chủ biên (Keiso Shobo, 1999), bài viết “Xem xét lại các cuộc thương thuyết bồi thường
chiến tranh cho miền Nam Việt Nam - Làm sáng tỏ các văn kiện ngoại giao về “Quan
hệ bồi thường Chiến tranh Việt Nam và các hiệp định cho vay” của Tanaka Takeo
(Việt Nam - Quốc gia và Dân tộc, Asomura Kuniaki chủ biên, quyển Thượng, Kokon
Shoin, 2013), Bồi thường sau chiến tranh của Hội nghiên cứu tình huống luật quốc tế
(Minerva Shobo, 2016).
Nhóm thứ hai: các công trình nghiên cứu về phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam: Thập niên 1950 - 1960, nhiều học giả Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi quan
điểm “Dân tộc giải phóng sử quan” và cho ra nhiều công trình thập niên 1970 - 1980
như: Shimbo Junichiro: Lịch sử hiện đại Việt Nam (Shunjusha, 1968, 1978), Tanigawa
Yoshihiko: Khởi nguồn của Chiến tranh Việt Nam (Keiso Shobo, 1984), Konuma
7

Arata: Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam - Từ Việt Minh đến Mặt trận
giải phóng (Horitsu Bunkasha, 1988).
Nhóm thứ ba: các công trình nghiên cứu tác động của Chiến tranh Việt Nam
đối với Nhật Bản
Các công trình tại Nhật Bản chú trọng phân tích về: chính sách của chính phủ Nhật
Bản, lợi nhuận kinh tế Nhật Bản thu được và những ảnh hưởng đến xã hội Nhật Bản.
Về chính sách của chính phủ Nhật Bản, có bài viết “Nỗ lực hòa bình của chính phủ
Nhật Bản trong Chiến tranh Việt Nam và quan hệ Nhật - Mỹ (1965 - 1968)” của Kan
Hideki in trong Chiến tranh Việt Nam trong lịch sử hiện đại do Học hội chính trị quốc
tế Nhật Bản chủ biên (Yuhikaku, 2002), cuốn Chiến tranh Việt Nam trong lịch sử
đương thời của Yoshizawa Minami (Yushisha, 2010) trình bày Chiến tranh Việt Nam
dưới góc nhìn của một học giả Nhật Bản có quan điểm gần gũi với giới sử học Việt
Nam.
Về lợi ích kinh tế Nhật Bản thu được, có các công trình: Đại quốc kinh tế (Lịch sử
thời Showa, Quyển 10) của Miyamoto Kenichi (Shogakukan, 1983), Furuta Motoo:
Chiến tranh Việt Nam trong lịch sử (Otsuki Shoten, 1991), Togo Ken: “Chiến tranh
Việt Nam và sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á” (Musashi University Working Paper,
2013)…
Phong trào Beheiren được đề cập nhiều trong Thomas R. H. Havens: Fire Across
the Sea: The Vietnam War and Japan, 1965-1975 (Princeton University Press, 1987).
Công trình Ghi chép về Chiến tranh Việt Nam (Otsuki Shoten, 1988) của Ủy ban biên
tập tài liệu Chiến tranh Việt Nam tập hợp nhiều bài viết về tác động của Chiến tranh
Việt Nam đối với Nhật Bản. Gần đây, cuốn Hãy mang hòa bình cho chúng tôi – Tiếng
nói phản đối Chiến tranh Việt Nam vượt qua biên giới của Yui Daizaburo (Iwanami
Shoten, 2019) đề cập phong trào đấu tranh cho hòa bình Việt Nam của nhân dân Nhật
Bản và sự liên hệ mật thiết giữa phong trào phản chiến ở Nhật Bản và trên toàn thế
giới.
1.2. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cho luận án
1.2.1. Nhận xét về các kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, đã có một số nghiên cứu đề cập đến quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 -
1975, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và kỹ càng.
Thứ hai, tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật - Việt thời
kỳ trung - cận đại và sau Đổi mới đến nay, còn thời kỳ sau CTTG II có số lượng khá ít.
Trong đó: Thường luận bàn về mối quan hệ Nhật Bản - VNCH nhưng còn hạn chế
về tư liệu; Quan hệ Nhật Bản - VNDCCH còn ít được nghiên cứu.
Thứ ba, chủ đề quan tâm của giới học giả nước ngoài với Việt Nam thời kỳ này đa
dạng hơn. Trong đó chỉ ra: Nhật Bản đã ủng hộ Mỹ về Chiến tranh Việt Nam; 
Con số lợi nhuận Nhật Bản thu được từ Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa thống nhất
nhưng hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá tác động của Chiến tranh Việt Nam đến
kinh tế Nhật Bản là không lớn, lợi ích Nhật Bản thu được chỉ có ý nghĩa gián tiếp qua
hoạt động mở rộng xuất khẩu;  Về phong trào phản chiến thì chú trọng hoạt động của
8

các đoàn thể nhân dân, ít công trình đề cập đến phong trào của các chính đảng cánh tả;
 Do ảnh hưởng của trường phái Marxist, các công trình phía Nhật có điểm chung là
văn phong khá quen thuộc với giới sử học MBVN.
Thứ tư, việc nghiên cứu quan hệ Nhật - Việt thời kỳ này trước đến nay thường chịu
ảnh hưởng của “quan điểm Chiến tranh lạnh”, thiên về tính đối lập và ít chú trọng khía
cạnh hợp tác.
1.2.2. Các vấn đề đặt ra cho luận án
Với mục tiêu thực hiện công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống quan
hệ Nhật - Việt 1954 - 1975, tôi nhận thấy các vấn đề sau đây cần được làm sáng tỏ:
Thứ nhất, luận án phân tách lịch đại thành hai giai đoạn, đó là quan hệ Nhật Bản -
Việt Nam 1954 - 1965 và quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1965 - 1975. Trong đó: Cần
đề cập đến QGVN và xem xét thái độ, lập tường của các bên liên quan gồm chính phủ
Nhật Bản, VNCH và VNDCCH; Không chỉ giới hạn trong phạm vi Nhật Bản và Việt
Nam, mà đặt quan hệ hai nước trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh
Việt Nam, xem xét tác động từ Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc.
Thứ hai, về quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1965, cần làm rõ: Mối liên hệ
giữa Nhật Bản và MNVN xoay quanh Hội nghị San Francisco, quan hệ chính trị -
ngoại giao, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa Nhật Bản - VNCH; Sự ủng hộ của
các chính đảng và đoàn thể nhân dân Nhật Bản đối với VNDCCH và
MTDTGPMNVN, hoạt động giao lưu nhân dân và việc thiết lập quan hệ thương mại
Nhật Bản - VNDCCH.
Thứ ba, về quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1965 - 1975, cần làm rõ: Thái độ của
Nhật Bản xoay quanh cuộc Chiến tranh Việt Nam và với hai miền Nam - Bắc Việt
Nam; Các hoạt động hợp tác trong mối quan hệ khá toàn diện Nhật Bản - VNCH;
Phong trào chống Mỹ của nhân dân Nhật Bản sau khi Mỹ leo thang chiến tranh ra
MBVN, hợp tác thương mại và việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản -
VNDCCH.
Thứ tư, rút ra những đặc điểm cơ bản và đúc kết được một số kinh nghiệm lịch sử
từ mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975.
Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước và phối kết hợp nhiều tư liệu mà tác giả
mới sưu tập, luận án muốn phục dựng lại toàn cảnh quan hệ Nhật Bản - Việt Nam
(1954 - 1975). Theo đó, luận án tiến sĩ “Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1954 -
1975)” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập và không trùng lặp với bất kỳ công
trình nào đi trước.

CHƯƠNG 2
QUAN HỆ NHẬT BẢN - VIỆT NAM (1954 - 1965)
2.1. Các nhân tố tác động quan hệ Nhật - Việt
2.1.1. Quan hệ Nhật - Việt trong lịch sử
Nhật Bản và Việt Nam đã có những mối liên hệ với nhau từ rất sớm. Thế kỷ 8,
những thành viên trong các đoàn “Khiển Đường Sứ” như Heiguchi Hironari, Abe no
9

Nakamaro là kết nối khởi đầu cho mối lương duyên Nhật - Việt. Thế kỷ 13, Nhật Bản
và Việt Nam là hai nước Đông Á giành thắng lợi trước quân Nguyên Mông và duy trì
được độc lập đất nước. Hiện nay trong giới nghiên cứu Nhật Bản có ý kiến coi Việt
Nam là “ân nhân” của Nhật Bản, khi cho rằng chính vì thất bại nặng nề khi xâm lược
Đại Việt lần ba nên quân Nguyên Mông không đủ binh lực tiếp tục tiến đánh Nhật Bản.
Thế kỷ 17, Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ Nhật Bản - ĐNA
khi hơn 40% trong tổng số 356 Châu Ấn thuyền đi giao dịch đã đến Việt Nam giai
đoạn 1604 - 1635. Đàng Trong còn là điểm trung chuyển quan trọng của thương nhân
Nhật, Hội An với “phố Nhật” (Nihon machi) là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa
giữa Nhật Bản và ĐNA. Từ giữa thập niên 1630, quan hệ thương mại Nhật - Việt được
duy trì qua trung gian của thương nhân Hà Lan tại thị trường Đàng Ngoài.
Sang thời cận đại, Nhật Bản và Việt Nam rẽ theo hai hướng khác nhau trước những
tác động của lịch sử. Nhật Bản được các nhà lãnh đạo phong trào dân tộc Việt Nam coi
là mẫu hình để học tập tự cường, tiêu biểu trong số đó là Phan Bội Châu. Với sự
chuyển hướng từ “cầu viện” sang “cầu học”, Nhật Bản tiếp tục được Phan Bội Châu
chọn làm cứ điểm nuôi dưỡng nhân tài cho phong trào Đông Du. Về kinh tế, cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Đông Dương - Việt Nam là bạn hàng truyền thống của Nhật Bản,
lúa gạo và than đá là hai mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu chiến lược từ Việt Nam. Quan
hệ Nhật - Việt trở thành quan hệ thống trị - bị thống trị khi Nhật Bản chiếm đóng Đông
Dương, cùng với Pháp tạo hai tầng áp bức nhân dân Việt Nam. Sau Cách mạng tháng
Tám, khoảng 600 binh sĩ Nhật ở Đông Dương đã tham gia Việt Minh, trở thành người
Nhật “Việt Nam mới” cùng nhân dân Việt Nam chống Pháp và nhiều người trong số đó
đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng Việt Nam. Những đóng góp đó trở thành nền tảng
cho hoạt động giao lưu nhân dân Nhật Bản - VNDCCH 1954 - 1975. Lịch sử quan hệ
thăng trầm Nhật Bản - Việt Nam thế kỷ 8 - 20 là tiền đề cho việc hình thành và phát
triển quan hệ hai nước giai đoạn 1954 - 1975.
2.1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau CTTG II
Trật tự “lưỡng cực” sau CTTG II với sự đối đầu của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô
đại diện cho hai phe TBCN và XHCN khiến cho thế giới bị bao trùm bởi bầu không
khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh. Phong trào hòa bình thế giới sôi động sau CTTG
II có tác động mạnh mẽ đến phong trào hòa bình ở Nhật Bản và Việt Nam, là chất xúc
tác thúc đẩy liên kết giữa các đoàn thể và phong trào hòa bình ở hai nước.
Đầu những năm 1950, chính quyền Washington lo ngại chủ nghĩa cộng sản sẽ tràn
xuống ĐNA và lan ra toàn châu Á. Theo đó, “Chiến lược ngăn chặn” được tiếp nối qua
các nhiệm kỳ tổng thống Mỹ như Harry S.Truman, Dwight D.Eisenhower và Tổ chức
SEATO ra đời ngày 8/9/1954 là cụ thể hóa chiến lược ngăn chặn của Mỹ ở Châu Á -
Thái Bình Dương.
Mỹ mong muốn Nhật Bản trở thành đồng minh thân cận nên đã dàn xếp để ký kết
Hiệp ước hòa bình San Francisco với nước này (8/9/1951). Mỹ cũng ký với Nhật Bản
Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ để duy trì quân đội và hoạt động quân sự tại Nhật Bản.
Cùng với Nhật Bản, MNVN là các mắt xích quan trọng trong “chiến lược ngăn
chặn” của Mỹ. Mỹ hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại và cùng QGVN từ
10

chối ký Hiệp định Genève. Với lí do không chịu ràng buộc của Hiệp định Genève và
giúp miền Nam chống lại xâm lăng của cộng sản miền Bắc, Mỹ tăng cường viện trợ
kinh tế, quân sự cho MNVN.
Không khí căng thẳng của các quan hệ quốc tế trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh và
“chính sách ngăn chặn” của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với việc đưa
Nhật Bản và VNCH vào hàng ngũ đồng minh chống cộng có ảnh hưởng chi phối chính
sách đối ngoại của Nhật Bản và Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ Nhật -
Việt.
2.1.3. Tình hình Nhật Bản và Việt Nam sau CTTG II
Sau CTTG II, Nhật Bản đã hợp tác thành thực với lực lượng chiếm đóng tại nước
này (GHQ) và thực thi có hiệu quả những sắc lệnh cải cách của GHQ, hướng đến phục
hồi và phát triển quốc gia. Trong khi Nhật Bản đang dốc hết sức nỗ lực thì cuộc Chiến
tranh Triều Tiên (1950 - 1953) nổ ra và đã mang lại sự phồn vinh ngoài mong đợi cho
nền kinh tế Nhật Bản với hoạt động cung ứng hàng hóa cho quân đội Mỹ.
Về đối ngoại, với Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ (8/9/1951) quy định việc đảm bảo an
ninh chung giữa hai nước, Nhật Bản đã thiết lập quan hệ đồng minh với Mỹ và ủng hộ
chính sách đối ngoại của Mỹ, gồm cả Chiến tranh Việt Nam. Dựa theo đó, Nhật Bản ký
tiếp với Mỹ nhiều hiệp định quan trọng: “Hiệp định hành chính Nhật - Mỹ”
(28/2/1952), “Hiệp định hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau giữa Nhật Bản và Mỹ” (MSA,
8/3/1954).
Sách Trắng Kinh tế năm 1956 khẳng định Nhật Bản lúc này “không còn là thời kỳ
hậu chiến”. Sách Xanh Ngoại giao năm 1957 xác định hai trong ba vấn đề ngoại giao
Nhật Bản chú trọng là: xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các quốc gia láng giềng
châu Á và triển khai chính sách “ngoại giao kinh tế”. Việc bồi thường chiến tranh theo
Điều 14 Hiệp ước San Francisco được Nhật Bản sử dụng làm công cụ để triển khai
chính sách này.
Trái ngược với chính phủ Nhật Bản không thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước
cộng sản gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và với Việt Nam chỉ thiết lập quan hệ ngoại
giao với VNCH, không thừa nhận VNDCCH; thì các đảng đối lập, Tổng Công đoàn,
các đoàn thể nhân dân Nhật Bản ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh và công cuộc xây
dựng CNXH ở miền Bắc, ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ, phản đối chính phủ
gắn kết với Mỹ.
Với dàn xếp tại Hội nghị Genève (1954), Việt Nam bị chia cắt thành hai miền, lấy
vĩ tuyến 17 là ranh giới tạm thời. MBVN do chính quyền VNDCCH kiểm soát, xây
dựng CNXH. Tại MNVN, QGVN từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước do
“không chịu ràng buộc của Hiệp định Genève” và Ngô Đình Diệm thành lập chế độ
VNCH (26/10/1955), tiếp nhận viện trợ quân sự, kinh tế từ Mỹ. VNCH không quan hệ
với các nước cộng sản, thân cộng sản hoặc có quan hệ ngoại giao với VNDCCH,
ngược lại thúc đẩy quan hệ với các nước không cộng sản, các nước trung lập và các
nước thân Mỹ.
11

Sau khi can thiệp vào MNVN, Mỹ đã trực tiếp tham chiến và tiến hành chiến tranh
ở cả hai miền Nam - Bắc. Chiến tranh Việt Nam là cuộc “chiến tranh nóng” trong
không khí của Chiến tranh Lạnh, vừa là chiến tranh giải phóng dân tộc, vừa là cuộc
chiến giữa hai miền Nam - Bắc, đồng thời trở thành nơi đối đầu của hai phe khác ý
thức hệ. Trong nội bộ phe XHCN, Việt Nam là đối tượng để Liên Xô và Trung Quốc
tranh giành ảnh hưởng. VNDCCH không nghiêng hẳn về bên nào mà “duy trì tính độc
lập trong nội bộ phe cộng sản”.
2.2. Quan hệ Nhật Bản - VNCH (1955 - 1965)
2.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
2.2.1.1. Chính sách của Nhật Bản đối với VNCH
Chính sách của Nhật Bản với VNCH là bộ phận nhất quán với phương châm ngoại
giao của Nhật Bản sau CTTG II, thống nhất và phụ thuộc hoạt động của Mỹ ở Tây
Thái Bình Dương, gắn liền việc can thiệp của Mỹ ở MNVN và sau là Chiến tranh Việt
Nam.
Chính sách của Nhật Bản đối với VNCH thời kỳ 1955 - 1964 kéo dài qua hai đời
Thủ tướng Kishi Nobusuke và Ikeda Hayato. Chính quyền Kishi thừa nhận VNCH là
đại diện hợp pháp của Việt Nam, thúc đẩy quan hệ ngoại giao và xúc tiến đàm phán
bồi thường chiến tranh cho VNCH. Nội các Ikeda nắm quyền từ 19/7/1960 tiến hành
chi trả bồi thường và bắt đầu viện trợ cho VNCH trong tư thế phát huy vai trò kinh tế ở
châu Á.
2.2.1.2. Hoạt động ngoại giao Nhật Bản - VNCH
Ngày 8/9/1951, QGVN tham dự Hội nghị San Francisco với tư cách đại diện cho
Việt Nam và ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Chính phủ Bảo Đại sau đó phê chuẩn
hiệp ước này (8/5/1952) và thông qua Đại sứ Pháp đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao
với Nhật Bản (10/1/1953). Ngày 26/10/1955, nền Đệ nhất Cộng hòa ra đời, Nhật Bản
đã lập tức công nhận.
Các đoàn đại biểu chính phủ, quốc hội, bộ ngành Nhật Bản và VNCH đã nhiều lần
thăm lẫn nhau: Thủ tướng Kishi Nobusuke đến Sài Gòn đầu tiên trong chuyến công du
ĐNA (18/11- 8/12/1957), hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu, Phó Tổng
thống Nguyễn Ngọc Thơ, Tổng thống Ngô Đình Diệm; đoàn 6 nghị sĩ Nhật Bản đến
Sài Gòn để xem xét chế độ nghị viện và thị sát địa điểm dự kiến xây nhà máy Đa Nhim
(7/8/1958), Bộ trưởng Ngoại giao Fujiyama Aiichiro dẫn đầu phái đoàn đến VNCH để
ký kết Hiệp định bồi thường chiến tranh với VNCH (13/5/1959), phái đoàn VNCH phụ
trách vấn đề bồi thường đến Tokyo (4/1961), Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách Quốc hội
Hà Như Chi dẫn đầu đoàn đại biểu 5 nghị sĩ thăm Nhật Bản (18/8/1961), đoàn đại biểu
quốc hội VNCH do Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ làm trưởng đoàn thăm Nhật
Bản (19-26/7/1962).
Ngoài ra, Nhật Bản cử đại sứ kinh tế lưu động đến MNVN, Phó Thủ tướng Ishii
Mitsujiro đến Sài Gòn dự hội nghị Kế hoạch Colombo và chúc mừng quốc khánh
VNCH (10/1957), Nhật Bản làm đại diện ngoại giao cho VNCH tại Campuchia (1963),
Nhật Bản thừa nhận chính quyền mới của VNCH (8/11/1963).
12

2.2.1.3. Việc bồi thường chiến tranh và thực hiện các khoản cho vay theo hiệp định
bồi thường cho VNCH
Theo hiệp định bồi thường ký kết giữa Nhật Bản và VNCH, Nhật Bản bồi thường
cho VNCH 39 triệu USD cùng gói vay 16,6 triệu USD. Ngày 27/11 và 23/12/1959, Hạ
viện và Thượng viện Nhật Bản phê chuẩn hiệp định này. Ngày 12/1/1960, hai bên trao
đổi văn bản phê chuẩn ở Tokyo. Đến ngày 11/1/1965, Nhật Bản hoàn tất giải ngân số
tiền 39 triệu USD bồi thường sau 5 đợt chi trả. Ngày 12/1/1965, Cục Thông tin Bộ
Ngoại giao Nhật Bản công bố báo cáo đã hoàn thành chi trả bồi thường chiến tranh cho
MNVN. Phần lớn tiền bồi thường (khoảng 35 triệu USD) dùng cho dự án Đa Nhim,
chiếm 90% số tiền bồi thường.
Ngày 11/7/1965, Ngân hàng xuất nhập khẩu giải ngân khoản vay 7,5 triệu USD
dùng mua sắm trang thiết bị cho dự án Đa Nhim. Khoản vay 9,1 triệu USD cuối cùng
không thực hiện được do chiến sự phức tạp tại MNVN và hết hiệu lực.
2.2.1.4. Viện trợ của Nhật Bản cho VNCH
Viện trợ Nhật Bản cho VNCH giai đoạn này rất ít. Ngày 11/8 và 27/10/1964, chính
phủ Nhật Bản quyết định “viện trợ y tế khẩn cấp và an sinh xã hội” cho VNCH lần lượt
500 ngàn USD và 1 triệu USD. Nhật Bản viện trợ nhân đạo để cứu trợ bão lũ tại
MNVN các năm 1961 và 1964, với số hàng hóa lần lượt trị giá 3,6 triệu yên và 10 ngàn
USD.
2.2.2. Quan hệ thương mại và đầu tư
2.2.2.1. Quan hệ thương mại
Đầu thập niên 1950, Đông Dương đem lại lợi ích cho Nhật Bản nhờ những khoản
thu mua của Pháp. Giai đoạn 1955 - 1960, một phần xuất khẩu từ Nhật Bản sang
VNCH tiến hành qua Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, các công ty Nhật Bản đã nhận
được nhiều hợp đồng đặt hàng của Mỹ để xuất khẩu sang VNCH. Ngược lại, xuất khẩu
của VNCH sang Nhật Bản tăng không đáng kể, trung bình khoảng 3 triệu USD/năm,
cán cân thương mại Nhật Bản - VNCH luôn ở giá trị dương, Nhật Bản được lợi vì xuất
siêu.
Từ năm 1960, Mỹ thi hành chính sách “mua của Mỹ” nên Nhật Bản không còn
được lợi từ quỹ của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, nhưng có chỗ dựa mới là nguồn
tiền đền bù chiến tranh. Giai đoạn 1961 - 1965, xuất khẩu từ VNCH sang Nhật Bản có
chiều hướng tăng, trung bình đạt hơn 5,2 triệu USD/năm. Nhật Bản xuất khẩu sang
VNCH: ô tô, máy móc, phân bón và nhập khẩu: gạo, ngô, muối, cao su và sắt vụn.
2.2.2.2. Đầu tư Nhật Bản tại VNCH
Hầu như không có đầu tư của Nhật Bản tại VNCH 1955 - 1965 do chiến tranh và
bất ổn chính trị tại MNVN, hai dự án đầu tư của Nhật Bản năm 1958 đều không thành
công.
2.2.3. Quan hệ giáo dục, y tế, văn hóa
2.2.3.1. Hợp tác về giáo dục - đào tạo và y tế - nhân đạo
Đến cuối năm 1965, chính phủ Nhật Bản nhận 212 thực tập sinh và cử sang MNVN
29 chuyên gia; qua tư nhân, nhận 127 thực tập sinh sang tu nghiệp. Nhật Bản cử các
13

chuyên gia y tế sang MNVN để trao đổi chuyên môn và trợ giúp y tế (1957-1958), các
đoàn từ VNCH sang Nhật Bản học hỏi kĩ thuật tổ chức phòng thí nghiệm và tham dự
hội nghị kĩ thuật hạt giống (1959). Sài Gòn cũng tạo kênh liên lạc với Tokyo để phát
triển đào tạo nhân lực.
Hoạt động trợ giúp y tế nổi bật nhất của Nhật Bản cho VNCH 1955 - 1965 là 2
khoản “viện trợ y tế khẩn cấp và an sinh xã hội” tổng trị giá 1,5 triệu USD trong năm
1964, với hoạt động khám chữa bệnh và tặng trang thiết bị y tế của đoàn 6 y bác sĩ tại
MNVN. Năm 1961 và 1964, Nhật Bản cứu trợ nhân đạo nạn dân lũ lụt ở MNVN 3,6
triệu yên (thuốc, sữa, quần áo) và 10 ngàn USD. Năm 1960-1961, VNCH cung cấp
danh sách Nhật kiều tử nạn từ năm 1939 cho phía Nhật và hỗ trợ thủ tục cải táng.
Nhìn chung, hoạt động hợp tác giáo dục, đào tạo và y tế chưa thực sự sôi động vì
giai đoạn này Nhật Bản chủ yếu chi trả bồi thường, các khoản viện trợ còn khá hạn
chế.
2.2.3.2. Hoạt động giao lưu văn hóa
Đoàn khảo sát về canh tác lúa và văn hóa các dân tộc ĐNA đến Sài Gòn (9/1997),
các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn và giao lưu với khán giả Sài Gòn (2/1959, 12/1960-
1/1961), triển lãm sách giới thiệu đất nước và con người Nhật Bản tại Sài Gòn
(6/1961), giáo viên dạy cắm hoa sang Sài Gòn giao lưu nghệ thuật hoa đạo trong khuôn
khổ hoạt động của Bộ Ngoại giao Nhật Bản (11/1961, 1-2/1963). Năm 1963-1964,
Nhật Bản tặng VNCH hơn 1500 cây hoa anh đào trồng ở khu vực Dran và Đơn Dương,
thuộc hệ thống nhà máy Đa Nhim. Ở hướng ngược lại, VNCH cũng quan tâm việc
quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Nhật Bản: đoàn nghệ thuật Việt Nam biểu diễn tại
Nhật Bản (5/1962), cử đoàn tham gia Hội chợ quốc tế Osaka (18/4 - 12/5/1956), tham
dự triển lãm búp bê quốc tế ở Tokyo (1959).
Phái đoàn Thanh thương hội Việt Nam dự Hội nghị thứ 12 Thanh thương hội quốc
tế tại Tokyo (1957), đoàn đại biểu khu bộ công thương phong trào cách mạng quốc gia
thăm Đài Loan và Nhật Bản (16/9-22/10/1958), Chủ tịch Liên hiệp nghị sĩ Á Châu
Chiba Saburo, hội viên phong trào chấn hưng đạo đức, thăm VNCH (17-19/1/1962), 2
đại biểu của VNCH tham gia chương trình mời thanh niên các nước ĐNA lần 1 của
Văn phòng Thủ tướng (3/1963), phái đoàn Phật giáo Việt Nam dự Đại hội Phật giáo
thế giới lần thứ 2 tại Nhật Bản (1962).
2.3. Quan hệ Nhật Bản - VNDCCH (1954 - 1965)
2.3.1. Sự ủng hộ của các đảng cánh tả và tổ chức, đoàn thể Nhật Bản đối với
VNDCCH và MTDTGPMNVN
2.3.1.1. Phong trào phản đối việc Nhật Bản bồi thường chiến tranh cho VNCH
Nửa sau những năm 1950, ĐCS và ĐXH phản đối gay gắt chủ trương bồi thường
cho VNCH của nội các Kishi khi chất vấn tại quốc hội và ra tuyên bố, kháng nghị đồng
điệu với lập trường của VNDCCH; kéo dài suốt quá trình đàm phán, ký kết và chờ phê
chuẩn hiệp định bồi thường. Phong trào phản đối chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến
tranh cho VNCH cũng lan rộng trong các đoàn thể nhân dân Nhật Bản
14

Lập trường phản đối xoay quanh các nội dung được cho là chưa thỏa đáng như: chủ
thể nhận bồi thường là VNCH không hợp lý, việc bồi thường nên chờ Việt Nam thống
nhất, e ngại việc bồi thường hỗ trợ Mỹ can thiệp ở MNVN và đi ngược tinh thần Hiệp
định Genève 1954, gây căng thẳng khu vực...
2.3.1.2. Hoạt động ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam và MTDTGPMNVN
Trước tính chất phức tạp của cuộc chiến tại Việt Nam cùng với mâu thuẫn Xô -
Trung những năm 1960, ĐCS Nhật Bản chủ trương đoàn kết toàn bộ lực lượng thành
lập mặt trận thống nhất quốc tế để đấu tranh chống lại đế quốc Mỹ xâm lược, kêu gọi
hành động kháng nghị yêu cầu Mỹ chấm dứt can thiệp quân sự ở châu Á nói chung và
Việt Nam nói riêng.
“Đảng Cộng sản Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh tự vệ gồm đấu tranh
chính trị và đấu tranh vũ trang của nhân dân MNVN dưới sự lãnh đạo của
MTDTGPMNVN và xem đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa”, ĐXH Nhật Bản cùng
ĐCS Liên Xô “tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh dũng cảm của nhân dân
MNVN…”.
Chung tiếng nói với ĐCS và ĐXH Nhật Bản, các đoàn thể nhân dân Nhật Bản cũng
đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam và
MTDTGPMNVN, ủng hộ “Tuyên bố 14 điểm” (1962) và thông cáo phản đối quân đội
Mỹ rải chất độc hóa học (3/4/1963) của MTDTGPMNVN.
2.3.2. Hoạt động giao lưu nhân dân
2.3.2.1. Việc phối hợp tổ chức hồi hương cho người Nhật “Việt Nam mới”
Nửa sau những năm 1950, các đoàn thể hai nước đã phối hợp tổ chức hồi hương
cho hầu hết người Nhật “Việt Nam mới” ở phía Bắc vỹ tuyến 17 qua trung gian Trung
Quốc.
Chuyến tàu Koan Maru cập cảng Maizuru (Kyoto) (29/11/1954) có khoảng 600
người Nhật, trong đó có 71 người về từ Việt Nam. Sau khi “Thông cáo liên quan vấn
đề hồi hương của người Nhật Bản đang ở nước VNDCCH” được ký ở Hà Nội
(28/12/1958), các đoàn thể hai nước đã tổ chức 4 đợt hồi hương cho người Nhật ở
MBVN trong các năm 1958 - 1961.
2.3.2.2. Hoạt động giao lưu và viếng thăm lẫn nhau
Ngày 19/3/1955, Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam được thành lập ở Tokyo. Hội
đã vạch ra kế hoạch giao lưu kinh tế, văn hóa với Việt Nam, đóng vai trò kết nối các tổ
chức ủng hộ Việt Nam tại Nhật Bản và kết nối với VNDCCH.
Nhiều chuyến viếng thăm lẫn nhau, kỉ niệm các ngày lễ của Việt Nam tại Nhật Bản
và hoạt động ký kết ở cấp độ đoàn thể đã được tiến hành. Qua đó, thông tin và tình
hình Việt Nam được lan tỏa và kêu gọi được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người
dân Nhật Bản. Nhiều chi hội hữu nghị Nhật - Việt địa phương đã ra đời cuối thập niên
1950.
Đoàn đại biểu kinh tế VNDCCH đến chào quan khách tại “Đêm hữu nghị Nhật Bản
Việt Nam” (17/4/1960), Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam do Chủ tịch Sakamoto làm
trưởng đoàn lần đầu thăm thân thiện VNDCCH (7/1961), đoàn đại biểu hữu nghị
15

MBVN lần đầu thăm Nhật Bản (từ 13/5/1962), các đoàn thể hai nước ra tuyên bố
chung tại Moscow (16/7/1962), đoàn đại biểu Tổng Công đoàn Nhật Bản thăm Hà Nội
(3/1963), đoàn ca múa nhạc dân tộc Nhật Bản sang VNDCCH biểu diễn giao lưu
(11/1963), Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam đến miền Bắc nhân kỉ niệm 10 năm ký
kết Hiệp định Genève (9/7/1964)…
Các sự kiện về Việt Nam thường xuyên được tổ chức tại Nhật Bản, thể hiện tình
cảm với nhân dân Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam đến người dân Nhật Bản.
Hàng loạt sự kiện kỉ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký Hiệp định Genève,
Quốc khách VNDCCH, hội nghị bàn luận về tình hình MNVN được tổ chức 1960 -
1964.
2.3.3. Quan hệ kinh tế thương mại
2.3.3.1. Việc thiết lập quan hệ thương mại tư nhân
Đầu thập niên 1950, giới doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy quan hệ thương mại với
các nước XHCN trong đó có VNDCCH với động lực “muốn nhập khẩu trực tiếp than
Hòn Gai của miền Bắc Việt Nam”. Ý muốn này nhận được sự đồng tình, giúp đỡ của
các quan chức Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế và Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
Ngày 12/8/1955, Hội mậu dịch Nhật - Việt chính thức thành lập tại Tokyo, thông
qua mục đích và quy tắc của Hội. Do bối cảnh nhạy cảm khi Nhật Bản không có quan
hệ ngoại giao với VNDCCH nên Hội có tên ban đầu là “Kinyokai” (Hội ngày thứ sáu).
Tháng 12/1955, Tổng công ty xuất nhập khẩu miền Bắc được thành lập để thúc đẩy
quan hệ thương mại với các nước. Ngày 12/5/1956, “Hiệp định thương mại lần thứ
nhất” được ký kết, sau đó hai bên ký tiếp Hiệp định thương mại bổ sung tại Hải Phòng
ngày 30/9/1956. Vì Nhật Bản và VNDCCH chưa có quan hệ ngoại giao nên việc đi lại
của các đoàn đại biểu kinh tế rất khó khăn, phải qua con đường Trung Quốc.
2.3.3.2. Hoạt động thương mại Nhật Bản - VNDCCH
Cuối thập niên 1950, kim ngạch xuất nhập khẩu Nhật Bản - VNDCCH có xu hướng
tăng. Đầu thập niên 1960, Nhật Bản liên tục nhập siêu từ VNDCCH, kim ngạch xuất
khẩu dần sụt giảm, thương mại hai chiều có hướng đi xuống so với cuối thập niên
1950.
Nhật Bản xuất khẩu sang MBVN hàng dệt may, phân bón hóa học, dược phẩm, máy
móc, thép xây dựng, vật liệu cốt thép; và nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao. Ngoài ra, Nhật
Bản nhập quặng thiếc và các sản phẩm nông lâm nghiệp (ngô, sắn, mè…).
Tiểu kết chương 2
Nhật Bản đã công nhận chính quyền VNCH và triển khai chính sách với chính
quyền này dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Nhật Bản thời “hậu
chiến”. Việc thừa nhận VNCH, bồi thường chiến tranh và viện trợ cho chính quyền này
vừa để giải quyết vấn đề còn tồn tại sau chiến tranh của Nhật Bản, vừa là công cụ cho
chính sách “ngoại giao kinh tế” và chịu tác động từ Mỹ.
Tuy Nhật Bản và VNDCCH chưa có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng không
có nghĩa hai bên hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau. Đối lập với chính phủ, các
đảng cánh tả và đoàn thể Nhật Bản đã ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh và
16

MTDTGPMNVN, phản đối can thiệp của Mỹ vào MNVN, yêu cầu các bên thực thi
nghiêm túc Hiệp định Genève 1954. Quan hệ thương mại Nhật Bản - VNDCCH bắt
đầu được triển khai nhưng kim ngạch rất hạn chế, than Hòn Gai là mặt hàng Nhật Bản
nhập khẩu chủ lực từ MBVN.

CHƯƠNG 3
QUAN HỆ NHẬT BẢN - VIỆT NAM (1965 - 1975)
3.1. Sự leo thang chiến tranh của Mỹ và thái độ của chính phủ Nhật Bản
3.1.1. Sự leo thang chiến tranh của Mỹ
Tháng 8/1964, Mỹ dựng lên Sự kiện Vịnh Bắc Bộ nhằm dọn đường dư luận trong
nước và quốc tế cũng như để được sự đồng thuận của lưỡng viện quốc hội Mỹ trong
việc leo thang chiến tranh ra MBVN. Ngày 4/8/1964, Tổng thống Mỹ Johnson quyết
định ném bom trả đũa MBVN. Ngày 10/8/1964, “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” được quốc
hội Mỹ phê chuẩn, tán thành sự can thiệp quân sự toàn diện của Johnson vào Việt
Nam. Ngày 6/8/1964, VNDCCH ra tuyên bố Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là hoàn toàn bịa đặt,
yêu cầu Mỹ lập tức chấm dứt khiêu khích, phá hoại VNDCCH, chấm dứt chiến tranh
xâm lược ở MNVN và thực thi nghiêm túc Hiệp định Genève 1954. Bộ Ngoại giao
VNDCCH xuất bản Sách Trắng “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để làm rõ hành vi bịa đặt từ
phía Mỹ.
3.1.2. Thái độ của chính phủ Nhật Bản
Cuộc Chiến tranh Việt Nam đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngoại giao Nhật
Bản, nhất là dưới thời chính quyền Thủ tướng Sato. Nhật Bản kẹt giữa những xung đột,
trách nhiệm và lợi ích; đó là lập trường đã xác lập thuộc thế giới tự do, ràng buộc với
Mỹ trong quan hệ đồng minh, mục tiêu thu hồi quyền quản lý đối với quần đảo
Okinawa và nguồn lợi tiềm năng từ cuộc chiến Việt Nam.
Nội các Sato ủng hộ cách thức quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh ở MNVN và ném
bom MBVN. Điều này chịu ràng buộc bởi quan hệ đồng minh với Mỹ dưới chế định
Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và mục tiêu giành lại quyền quản lý quần đảo Okinawa.
Về quan hệ sẵn có với VNCH, chính quyền Sato thể hiện ủng hộ tích cực hơn nữa
với VNCH. Dù vậy, hỗ trợ của Nhật Bản cho VNCH chỉ thuộc các lĩnh vực phi quân
sự.
Đối với VNDCCH, dù ủng hộ tích cực hơn với chính quyền VNCH trong tư thế
đồng minh với Mỹ, nhưng nội các Sato không thể hiện thái độ đối địch với VNDCCH
mà cho rằng việc ủng hộ Mỹ là vì trách nhiệm khi xác lập vị trí thuộc thế giới tự do và
tuân thủ hiệp ước an ninh đã ký, cũng như vì an ninh của vùng Viễn Đông và của chính
Nhật Bản.
3.2. Quan hệ Nhật Bản - VNCH (1965 - 1975)
3.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
3.2.1.1. Chính sách đối với VNCH của Nhật Bản từ nửa sau những năm 1960
Thủ tướng Sato Eisaku cầm quyền từ ngày 9/11/1964 đã tăng cường viện trợ kinh tế
cho VNCH khi không phái binh sang MNVN như các đồng minh khác của Mỹ, ủng hộ
17

chính quyền Johnson tiến hành cuộc chiến tại Việt Nam. Điều này được thể hiện trong
cuộc gặp giữa Sato và Johnson (1/1965), bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Miki
trước quốc hội (14/3/1967), cuộc gặp giữa Sato và Nguyễn Văn Thiệu tại Sài Gòn
(10/1967), tuyên bố chung Sato - Johnson (14/11/1967).
Việc Nhật Bản thể hiện vai trò ở khía cạnh kinh tế đối với VNCH chịu tác động
mạnh mẽ từ Mỹ qua nhiều sự kiện như: chuyến thăm của Thủ tướng Sato đến Mỹ
(1/1965), chuyến đi của Ngoại trưởng Rusk đến Nhật Bản dự hội nghị Ủy ban hỗn hợp
kinh tế và thương mại Nhật - Mỹ lần 5 (7/1967), cuộc hội đàm giữa Sato và Johnson
(11/1967).
3.2.1.2. Các hoạt động ngoại giao song phương
Về phía VNCH, tướng Dương Văn Minh cùng phu nhân đến tham quan thị sát Nhật
Bản (28/11-15/12/1964), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Diễm thăm Nhật Bản (5-
12/3/1966), Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Đỗ và phu nhân thăm Nhật Bản (11-
16/4/1967), Thủ tướng Trần Thiện Khiêm thăm và làm việc tại Nhật Bản 3 lần
(26/6/1970, 7-10/8/1970, 1972), Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn thăm Nhật Bản 2 lần
(1974, 28/1-2/2/1975)…
Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Sato Eisaku đến Sài Gòn mùa thu năm 1967, chuyến
đi bị dư luận nhân dân trong nước phản đối quyết liệt. Thủ tướng Sato đã hội đàm
riêng với Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng
Nguyễn Cao Kỳ tại Dinh Độc lập. Đoàn đại biểu Liên hiệp nghị sĩ Nhật Bản thăm Sài
Gòn (6/12/1967), đoàn đại biểu ĐDCTD thăm Sài Gòn và các tỉnh lân cận (16/6/1970),
đoàn đại biểu quốc hội Nhật Bản thăm VNCH (5/7/1970) trong chuyến khảo sát ĐNA.
Nhật Bản và VNCH cũng triển khai hoạt động ngoại giao ở cấp độ địa phương: đại
biểu thị xã Haranomachi thăm thân mật Phan Rang (16/2/1972), một số địa phương hai
bên đã kết nghĩa với nhau: tỉnh Tây Ninh với thị xã Haramachi (1971), tỉnh Ninh
Thuận với thị xã Haramachi và thị xã Haronomachi (1971), thành phố Nara với Huế
(1972)…
3.2.1.3. Tiếp tục cung cấp các khoản viện trợ và bắt đầu tiến hành cho vay với
VNCH
Năm 1966, Nhật Bản tiếp tục “viện trợ y tế khẩn cấp và an sinh xã hội” cho VNCH
72 triệu yên (thuốc, chăn và vải bông). Đầu thập niên 1970, Nhật Bản viện trợ xây
dựng bệnh viện Chợ Rẫy và trung tâm dạy nghề trẻ mồ côi Biên Hòa, sửa chữa nhà
máy Đa Nhim. Bệnh viện Chợ Rẫy là công trình lớn nhất của viện trợ Nhật Bản và là
bệnh viện lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Nhật Bản cũng cho VNCH vay
ưu đãi, chủ yếu để xây dựng nhà máy nhiệt điện Cần Thơ và mua sắm hàng hóa phục
vụ dân sinh.
Viện trợ của Nhật Bản cho VNCH chủ yếu tập trung vào y tế và cơ sở hạ tầng, định
hướng này bị chi phối bởi yếu tố chính trị hơn là vì mục đích kinh tế. Về việc cho vay,
các khoản vay của Nhật Bản cho VNCH là thấp nhất so với các nước ĐNA khác.
18

3.2.2. Quan hệ thương mại và đầu tư


3.2.2.1. Quan hệ thương mại
Thương mại Nhật Bản - VNCH khởi sắc rõ rệt, xuất khẩu từ Nhật Bản sang VNCH
tăng mạnh 1966 - 1969 nhờ khoản tiền Mỹ đổ vào phục vụ cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Cán cân thương mại Nhật Bản - VNCH 1966 - 1974 cũng giống các giai đoạn trước,
Nhật Bản xuất siêu và VNCH nhập siêu; trong quan hệ thương mại Nhật Bản - VNCH,
Nhật Bản luôn là bên được lợi. Nhật Bản xuất sang VNCH máy móc, sản phẩm hóa
học, nguyên liệu, vải vóc và nhập khẩu lương thực, nguyên liệu như cao su, kim loại,
gỗ…
3.2.2.2. Hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại VNCH
Bất ổn chính trị và chiến tranh tại MNVN tiếp tục là những trở ngại khiến đầu tư
Nhật Bản mờ nhạt nửa sau thập niên 1960. Mặt khác, cuộc chiến Việt Nam đã mang lại
nguồn lợi cho giới đầu tư Nhật Bản nên họ không mặn mà với hoạt động đầu tư tại
thực địa.
Sang thập niên 1970, đầu tư Nhật Bản tại VNCH khởi sắc cả về số vốn và số dự án
nhờ chính phủ Nhật Bản khuyến khích đầu tư ra nước ngoài không giới hạn số vốn,
biến đổi của tình hình quốc tế và khu vực sau khi Nixon công bố Học thuyết Guam và
tiến trình đàm phán Hiệp định Paris thuận lợi. Đến 1972, có 11 dự án của Nhật Bản
được cấp phép tại VNCH.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), giới doanh nghiệp Nhật Bản gia
tăng đầu tư tại VNCH (đến tháng 3/1975 có 32 dự án), chủ yếu sản xuất thực phẩm,
sợi, luyện kim, chế tạo máy và thiết bị điện, nông - ngư nghiệp, xây dựng, thương
mại... Ngoài ra, thời điểm năm 1972, có 3 công ty Nhật Bản là Mitsui, Mitsubishi và
Japan Petroleum Company hợp tác khai thác dầu mỏ tại thềm lục địa Việt Nam.
3.2.3. Quan hệ giáo dục, y tế và văn hóa
3.2.3.1. Hợp tác về giáo dục, đào tạo nhân lực và kĩ thuật
Nửa sau những năm 1960 đến đầu những năm 1970, hợp tác giáo dục và đào tạo
nhân lực Nhật Bản - VNCH khởi sắc hơn nhờ chính phủ Nhật Bản gia tăng các khoản
viện trợ cho VNCH. Theo đó, Nhật Bản cấp học bổng cho sinh viên MNVN sang Nhật
du học, giúp đỡ phân khoa nông nghiệp Viện Đại học Cần Thơ, cử giáo viên sang Sài
Gòn dạy tiếng Nhật, nhận người Việt Nam sang Nhật tu nghiệp, cử chuyên gia sang
MNVN hướng dẫn kỹ thuật.
VNCH cũng cử các đoàn sang Nhật Bản để học hỏi kĩ thuật, kinh nghiệm: phái
đoàn quốc gia nông tín sang Nhật Bản quan sát tổ chức tài trợ nông nghiệp (1966),
đoàn đại biểu canh nông hạ viện đi thăm các nước Nhật Bản (1970), phái đoàn hỏa xa
sang Nhật Bản học tập kĩ thuật (1972), đoàn đại biểu tài chính VNCH thăm Nhật Bản
(1973)…
3.2.3.2. Hợp tác y tế, an sinh xã hội và hoạt động nhân đạo
Giai đoạn 1965 - 1975, hợp tác y tế tiếp tục là lĩnh vực mà Nhật Bản chú trọng hỗ
trợ cho VNCH, đó cũng là biện pháp triển khai chính sách của Tokyo với Sài Gòn.
Nhờ chính phủ Nhật Bản gia tăng các khoản viện trợ từ cuối những năm 1960 và phần
19

nhiều là cho lĩnh vực y tế, hợp tác y tế giữa hai bên sôi động hơn, các khoản tài trợ
mang tình dài hạn phục vụ cho các dự án xây dựng bệnh viện hay mua sắm trang thiết
bị y tế.
Một số hoạt động tiêu biểu trong số đó là: cử bác sĩ sang Sài Gòn làm việc và mời
bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy sang Nhật Bản tu nghiệp (1966), tặng dược phẩm (8.000
USD) và dụng cụ y tế (51.000 USD) cho bệnh viện Chợ Rẫy (1967), nổi bật là dự án
xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trong nửa đầu những năm 1970.
Phía VNCH nhiều lần cử các y bác sĩ sang Nhật Bản để trao đổi kinh nghiệm và
học hỏi kĩ thuật y tế mới: các chuyên gia y tế từ Sài Gòn sang Nhật Bản tham dự các
hội nghị quốc tế về kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh, bệnh ngoài da và các bệnh lồng ngực
(1969), đoàn đại biểu Bộ Y tế VNCH tham dự Hội nghị thông tin y khoa kỳ 3 tại Nhật
Bản (30/10-1/11/1974).
Về an sinh xã hội và hoạt động nhân đạo, các tổ chức tư nhân Nhật Bản tài trợ thực
phẩm, tiền bạc, quần áo cho nạn nhân chiến tranh của MNVN (1968), Nhật Bản thỏa
thuận tài trợ cho VNCH mở rộng khu tị nạn Minh Mạng và bệnh xá (1968), Giáo hội
Kodo Kyodan tặng 10 triệu yên xây viện trẻ mồ côi ở Huế (1969), Nhật Bản hỗ trợ Hội
Chữ thập đỏ VNCH 300 ngàn USD cứu trợ lũ lụt và giúp đỡ Việt kiều về từ
Campuchia (1970), viện trợ xây trung tâm dạy trẻ mồ côi tại Biên Hòa với qui mô thu
nhận 400 học sinh cấp trung học (1971-1974).
3.2.3.3. Các hoạt động giao lưu tôn giáo, văn hóa
Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thăm Nhật Bản (11-
18/11/1965), đại biểu Ủy hội thanh niên quốc gia Việt Nam tham dự Đại hội đồng kỳ
VI Hội nghị thanh niên thế giới tại Tokyo (10-21/8/1966), đoàn đại biểu Phật giáo Cao
Đài thăm Nhật Bản (6/6/1967), ông Niwano Nikkyo, một thành viên sáng lập của tổ
chức Phật giáo Rissho Kosei Kai, thăm VNCH để tuyên truyền hòa bình khu vực
(24/12/1970 - 18/2/1971).
Đại sứ quán VNCH tại Tokyo tổ chức gian hàng “Ngày Việt Nam” tại Triển lãm thế
giới Nhật Bản (Japan World Exposition, Osaka 1970 - EXPO’70) (15/3 - 13/9/1970),
quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã
tham gia sự kiện lớn này (6/1970), ca sỹ Khánh Ly biểu diễn ca khúc “Diễm xưa” bằng
tiếng Nhật dưới nhan đề “Utsukushii Mukashi” trước đông đảo khán giả Nhật Bản và
quốc tế.
3.3. Quan hệ Nhật Bản - VNDCCH (1965 - 1975)
3.3.1. Phong trào chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam
3.3.1.1. Hoạt động của các chính đảng cánh tả
* Lên án chính phủ Mỹ và chính phủ Nhật Bản
ĐCS Nhật Bản lên án quân Mỹ “vi phạm Hiệp định Genève và ngang nhiên xâm
phạm độc lập, chủ quyền của VNDCCH”, trực tiếp gửi kháng nghị đến Đại sứ quán
Mỹ tại Nhật Bản và lên án Mỹ trên báo Akahata. ĐCS Nhật Bản chỉ trích nội các Ikeda
và nội các Sato giúp đỡ Mỹ thực hiện cuộc chiến này. Báo Akahata, cơ quan ngôn luận
của ĐCS Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện lập trường về các vấn
20

đề của cuộc Chiến tranh Việt Nam. ĐCS Nhật Bản cũng biểu dương tinh thần đấu
tranh anh dũng bất khuất của nhân dân Việt Nam.
ĐXH Nhật Bản cũng lên án cuộc chiến phi nghĩa của Mỹ và ủng hộ chính quyền
VNDCCH cùng nhân dân Việt Nam, tố cáo Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là “hành động xâm
lược nên bị lên án”. Cục trưởng quốc tế Katsumada Seiichi tuyên bố “phản đối chính
sách mở rộng chiến tranh, việc giải quyết thông qua đối thoại dựa trên Hiệp định
Genève là phương pháp duy nhất” trên tờ Asahi về việc Mỹ ném bom VNDCCH
(2/1965), thông qua Đại sứ quán Mỹ trao công hàm tới Tổng thống Johnson yêu cầu
dừng ném bom VNDCCH và ra tuyên bố tố cáo việc Mỹ ném bom VNDCCH
(26/3/1965).
* Các chuyến viếng thăm đến miền Bắc Việt Nam
Ngày 17-27/2/1966, Chủ tịch Miyamoto Kenji dẫn đầu đoàn đại biểu ĐCS Nhật
Bản thăm VNDCCH, cùng thảo luận kế hoạch “Để tăng cường hành động thống nhât́
quốc tế và mặt trận thống nhât́ chống đế quốc Mỹ”, trao đổi về khó khăn của cách
mạng Việt Nam. Đoàn đại biểu đã hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, gặp gỡ
UBTƯMTTQ Việt Nam, dự mít tinh tại Hà Nội và thị sát thực tế tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 27/2/1966, hai bên đã ra Thông cáo chung về chuyến viếng thăm.
Nhiều đoàn đại biểu của ĐXH Nhật Bản đã thăm VNDCCH nửa sau những năm
1960: hai nghị sĩ ĐXH là Nishimura Sekikazu và Kubo Saburo đến MBVN trong
chuyến đi các nước Việt Nam, Lào, Campuchia (4-28/1/1965), đoàn đại biểu ĐXH đi
Campuchia để bàn bạc giải pháp hòa bình cho Việt Nam và thăm VNDCCH (23-
26/3/1966), đoàn đại biểu 6 nghị sĩ ĐXH thăm MBVN theo lời mời của UBMTTQ
VNDCCH (18-26/8/1966). Trong thời gian ở thăm, các đoàn đã chứng kiến hoạt động
vừa chiến đấu vừa sản xuất của quân dân Hà Nội, tham quan các cơ sở kinh tế, văn hóa
và thị sát các khu vực vị bom Mỹ tàn phá.
Đặc biệt, các đời chủ tịch ĐXH (Sasaki Kozo, Katsumada Seiichi) nhiều lần bày tỏ
mong muốn thăm MBVN vì “có ý nghĩa tiếp cận với không khí ngay tại thực địa”
nhưng bị trì hoãn và không thực hiện được do tình hình chiến tranh ác liệt tại MBVN.
3.3.1.2. Sự ủng hộ của các đoàn thể nhân dân và hoạt động giao lưu nhân dân
* Phong trào chống Mỹ của các đoàn thể Nhật Bản
Tổng Công đoàn lao động Nhật Bản, Ủy ban hòa bình Nhật Bản, Hội hữu nghị Nhật
Bản - Việt Nam… nhiều lần tổ chức các hội nghị, đại hội và ra lời kêu gọi, nghị quyết,
tuyên bố lên án quân Mỹ ném bom MBVN, yêu cầu chấm dứt ném bom và rút quân
hoàn toàn khỏi Việt Nam, phản đối sản xuất quân nhu phục vụ quân đội Mỹ…
Nổi bật trong phong trào phản chiến tại Nhật Bản là hoạt động của “Liên minh các
đoàn thể văn hóa thị dân đòi hòa bình cho Việt Nam” (Beheiren). Sau cuộc biểu tình
đầu tiên nổ ra ở Tokyo ngày 24/4/1965, phong trào Beheiren lan rộng trên khắp nước
Nhật, tập hợp đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

* Việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, ủng hộ Việt Nam tại Nhật Bản
21

Các sự kiện kỉ niệm ngày lễ lớn của VNDCCH (quốc khách VNDCCH, ký Hiệp
định Genève, sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập MTDTGPMNVN) được tổ
chức thường xuyên với hình thức đa dạng. Nhiều hội nghị chuyên đề như: “Cuộc gặp
gỡ đoàn kết cùng nhân dân Việt Nam”, “Viếng thăm đất nước Việt Nam đang đấu
tranh” và chiếu phim tư liệu về Việt Nam: “Chiến sỹ trẻ”, “Việt Nam tiến lên thắng
lợi”, “Nước Việt Nam trong ngọn lửa” được diễn ra, kết hợp giao lưu văn hóa - văn
nghệ...
Ngày 19/5/1965, “Ủy ban Nhật Bản ủng hộ nhân dân Việt Nam” được thành lập và
tiến hành chiến dịch quyên góp ủng hộ Việt Nam. Từ năm 1966 - 1975, nhân dân Nhật
Bản quyên được 700 triệu yên và tổ chức 11 chuyến tàu chở hàng ủng hộ sang Việt
Nam.
Các trí thức, giáo sư đại học, nhà văn hóa thiên tả đóng vai trò quan trọng trong các
đoàn thể hòa bình chống chiến tranh. Họ dành tình cảm tốt đẹp cho Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nghiên cứu nhiều công trình có giá trị học thuật cao, nhất là lĩnh vực sử học.
* Hoạt động của các tòa án chống chiến tranh
“Ủy ban Nhật Bản điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam” ra đời ngày
13/10/1966, sau đó tiến hành 7 cuộc điều tra thực tế tại MBVN để thu thập bằng chứng
tội ác chiến tranh của Mỹ đệ trình lên Tòa án quốc tế Russell.
Tòa án Tokyo (Tokyo Hotei) được thiết lập tại Nhật Bản, dựa trên kết quả điều tra
tại Việt Nam và phán quyết của Tòa án Russell đã xét xử và ngày 30/8/1967, ra phán
quyết về tội ác chiến tranh của Mỹ và vai trò hợp tác của chính phủ và giới tài chính
Nhật Bản.
* Các chuyến viếng thăm giữa các đoàn thể nhân dân hai nước
Ngày 4/6/1965, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ung Văn Khiêm ký quyết định thành lập Hội
hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản; từ đây, hoạt động giao lưu thân thiện giữa các đoàn thể
hữu nghị hai bên càng mạnh mẽ. Tháng 6/1965, đoàn đại biểu hữu nghị VNDCCH
sang Tokyo thăm Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam và đến các chi hội địa phương
Fukuoka, Kansai, Ishikawa...Nhiều đoàn đại biểu đoàn thể Nhật Bản sang MBVN như:
Hội liên hiệp các cơ quan y tế dân chủ Nhật Bản (28/10-9/11/1965), Hội hữu nghị Nhật
Bản - Việt Nam (16/8-2/9/1966, 15/9/1967)...
3.3.2. Quan hệ kinh tế thương mại
3.3.2.1. Thách thức trong hoàn cảnh mới
Kim ngạch thương mại hai chiều sụt giảm, chính phủ Nhật Bản cấm xuất khẩu các
mặt hàng có thể gia tăng sức mạnh quân sự cho VNDCCH, Hội chủ thuyền Nhật Bản
chấm dứt cho thuê thuyền đến các cảng phía Bắc Việt Nam… Mặt khác, quan hệ
thương mại Nhật Bản - MBVN cũng có những thuận lợi nhất định: sự nỗ lực của cả hai
phía, phía Nhật Bản thành lập các công ty bảo hiểm ở Việt Nam, nghị định thư có hiệu
lực 3 năm về hoạt động thương mại và quyết toán được ký kết, thành quả của Kế hoạch
5 năm tại MBVN (1961 - 1965)…
22

3.3.2.2. Hoạt động hợp tác thương mại Nhật Bản - VNDCCH
Cuối thập niên 1960, nhập khẩu từ VNDCCH sang Nhật Bản liên tục suy giảm. Đầu
thập niên 1970, Nhật Bản vẫn nhập siêu và môi trường chính trị thuận lợi sau Hiệp
định Paris đã giúp thương mại hai chiều có chiều hướng tăng. Nhật Bản xuất khẩu sản
phẩm dệt may, hóa chất, thép, máy móc... và nhập khẩu chủ lực các loại khoáng sản,
chiếm phần lớn sản lượng vẫn là than Hòn Gai, ngoài ra còn nhập sợi thô, thực phẩm,
đay.
3.3.3. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - VNDCCH
3.3.3.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực
“Thông cáo chung Thượng Hải” (27/2/1972) đánh dấu việc bình hóa quan hệ Mỹ -
Trung Quốc, hai nước cựu thù trong Chiến tranh Lạnh. Đồng thời, Hiệp định Paris về
chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/1/1973) là những
dấu chỉ cho thấy bước chuyển to lớn trong đời sống chính trị ở châu Á - Thái Bình
Dương. Nhật Bản ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của “ngoại giao tự chủ”, từ
chống cộng và ủng hộ Mỹ đã chủ động tiếp cận với các nước XHCN (Trung Quốc,
VNDCCH).
3.3.3.2. Động thái của chính phủ Nhật Bản
Ngày 24/1/1973, Bộ trưởng Ngoại giao Ohira thể hiện “vui mừng khi các bên liên
quan đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh đáng tiếc kéo dài ở
Việt Nam”, bày tỏ thiện chí muốn giúp đỡ cho công tác nhân đạo và tái thiết sau chiến
tranh.
Ý muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH được Bộ Ngoại giao thuyết
phục chính phủ Nhật Bản. Sau nhiều nỗ lực của giới ngoại giao hai nước, ngày
21/9/1973, Đại sứ Nhật Bản tại Pháp Nakayama Yoshihiro và Tổng đại diện lâm thời
VNDCCH tại Pháp Võ Văn Sung đã ký kết và trao đổi văn bản ghi nhớ, tuyên bố
chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - VNDCCH. Việc này được Bộ
Ngoại giao Nhật Bản xếp vị trí đầu tiên trong ba hoạt động ngoại giao đáng chú ý đối
với Đông Dương năm 1973.
3.3.3.3. Thành quả quan hệ Nhật Bản - VNDCCH
Hoạt động quan trọng sau khi quan hệ ngoại giao Nhật Bản - VNDCCH được thiết
lập là hai bên xúc tiến thiết lập Đại sứ quán ở mỗi nước. Vấn đề bồi thường chiến
tranh, tư cách CPCMLTCHMNVN, vai trò của Nhật Bản trong Chiến tranh Việt Nam,
việc mở Đại sứ quán là “những vấn đề chưa được giải quyết” qua nhiều vòng đàm
phán ở Viêng Chăn và được tiến hành theo hướng giải quyết dần những điểm còn khác
biệt.
Ngày 30/4/1975, CPCMLTCHMNVN tiếp quản chính quyền sau tuyên bố đầu hàng
của VNCH. Sau khi Nhật Bản thừa nhận CPCMLTCHMNVN ngày 7/5/1975, Đại sứ
quán Nhật Bản tại Sài Gòn tạm thời giữ nguyên hiện trạng. Vấn đề địa vị của
CPCMLTCHMNVN đã được giải quyết một cách tự nhiên, được hóa giải qua những
hoạt động quân sự và biến chuyển chính trị tại MNVN. Về vấn đề bồi thường chiến
tranh, Nhật Bản “viện trợ kinh tế không hoàn lại” cho VNDCCH 13,5 tỷ yên. Ngày
23

11/10/1975, Đại sứ quán Nhật Bản được đặt tại Hà Nội; ngày 13/1/1976, Đại sứ quán
VNDCCH cũng được thiết lập ở Tokyo, mở ra triển vọng quan hệ giữa hai nước phát
triển mạnh mẽ.
Từ năm 1973, số lượt viếng thăm lẫn nhau của các đoàn đại biểu hai nước tăng lên.
Từ MBVN, đoàn đại biểu MTTQ, Tổng Công hội (1973), đoàn đại biểu quốc hội
VNDCCH (24/5/1974) đã đến thăm Nhật Bản. Ngày 6/8/1975 nhân chuyến thăm Mỹ,
Thủ tướng Miki Takeo thể hiện sự hồ hởi với nền hòa bình lập lại ở Việt Nam. Ngày
11/10/1975, Đại sứ quán Nhật Bản chính thức đặt tại Hà Nội và hiệp định viện trợ kinh
tế không hoàn lại của Nhật Bản cho VNDCCH được ký kết. Ngày 13/1/1976, Đại sứ
quán VNDCCH được đặt tại Tokyo, mở ra triển vọng quan hệ hai nước phát triển
mạnh mẽ. Phát biểu tại quốc hội ngày 23/1/1976, Bộ trưởng Ngoại giao Miyazawa
khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam.
Tiểu kết chương 3
Việc Mỹ leo thang chiến tranh toàn diện tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ
và sâu sắc đến mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam. Nhật Bản đã ủng hộ Mỹ trong cuộc
chiến Việt Nam, tăng cường ủng hộ VNCH, mặt khác cho rằng không thù địch
VNDCCH với biện giải ràng buộc bởi Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ.
Dưới tác động của Mỹ, Nhật Bản gia tăng viện trợ phi quân sự cho VNCH. Tiếp tục
đối lập với chính phủ, các chính đảng và đông đảo nhân dân Nhật Bản đã phản chiến
rầm rộ, ủng hộ chính quyền VNDCCH và nhân dân Việt Nam. Hai bên cũng duy trì
hoạt động giao lưu nhân dân và quan hệ thương mại trong khi Chiến tranh Việt Nam
diễn ra ác liệt. Đầu thập niên 1970, Nhật Bản đẩy mạnh “ngoại giao tự chủ” và thiết lập
quan hệ ngoại giao với VNDCCH, sau đó nhanh chóng thừa nhận CPCMLTCHMNVN
và cùng VNDCCH xử lý “những vấn đề chưa được giải quyết” khi Chiến tranh Việt
Nam vừa kết thúc, bày tỏ mong muốn đóng góp xử lý các vấn đề “hậu Chiến tranh Việt
Nam”.

CHƯƠNG 4
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN - VIỆT NAM (1954 - 1975)
4.1. Những đặc trưng cơ bản của quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1954 - 1975)
Thứ nhất, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là mối quan hệ đa
dạng và phức tạp.
Thứ hai, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là mối quan hệ vừa
hợp tác, vừa đối lập.
Thứ ba, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 là mối quan hệ bất
cân xứng.
Thứ tư, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975 để lại nhiều di sản có thể
kế thừa, giúp hai nước vượt qua những ngăn trở và tăng cường cố kết mối quan hệ
Nhật - Việt sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc và cả trong giai đoạn hiện nay.
4.3. Những bài học kinh nghiệm từ quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1954 - 1975)
24

Một là, chính sách ngoại giao khôn khéo thận trọng, điều hòa giữa lợi ích quốc gia
và các mối quan hệ quốc tế.
Hai là, nhạy bén trong việc dự báo tình hình quốc tế, khu vực và thực hiện ngoại
giao linh hoạt, tự chủ.
Ba là, thực hiện chính sách ngoại giao thân thiện, “thêm bạn bớt thù” và tích cực
nỗ lực trong hoạt động ngoại giao để cùng tháo gỡ các vấn đề khúc mắc.
Bốn là, tách rời quan hệ kinh tế khỏi các yếu tố chính trị và đẩy mạnh quan hệ
ngoại giao nhân dân.
Năm là, đánh giá đúng vị thế và xem trọng lẫn nhau trong hoạt động ngoại giao,
đẩy mạnh quan hệ hợp tác phục vụ tối thượng cho lợi ích quốc gia.

Tiểu kết chương 4


Trong bầu không khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh và Chiến tranh Việt Nam,
quan hệ Nhật Bản - Việt Nam những năm 1954 - 1975 là mối quan hệ đa dạng và phức
tạp, vừa hợp tác, vừa đối lập.
Tuy là mối quan hệ bất cân xứng nhưng quan hệ Nhật Bản - Việt Nam thời kỳ này
để lại nhiều di sản quý báu và bài học kinh nghiệm để hai nước có thể kế thừa, phát
triển mối quan hệ Nhật - Việt sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, cho đến hiện nay
và cả trong tương lai.

KẾT LUẬN
1. Nhật Bản và Việt Nam đã có quan hệ với nhau từ rất sớm, khởi đầu là những
thành viên các đoàn Khiển Đường Sứ đến Việt Nam thế kỷ 8, sau đó là hai nước Đông
Á chiến thắng quân Nguyên Mông thế kỷ 13. Thế kỷ 17, thương cảng Hội An là điểm
thu hút các Châu Ấn thuyền từ Nhật Bản đến giao dịch. Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản trở
thành vũ đài cho phong trào độc lập Việt Nam, trong lúc đó quan hệ thương mại Nhật
Bản và Đông Dương vẫn duy trì từ cuối thế kỷ 19 với hai mặt hàng Nhật Bản nhập
khẩu từ Việt Nam là lúa gạo và than đá. Sau đó, việc Nhật Bản đưa quân vào Đông
Dương và cùng người Pháp thống trị Việt Nam đã biến quan hệ Nhật - Việt trở thành
thành đối địch. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, một bộ phận binh sỹ Nhật tại Đông
Dương đã cùng nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp, góp phần cải thiện mối
quan hệ đối địch trước đó, đồng thời là nền tảng cho hoạt động giao lưu nhân dân Nhật
Bản - VNDCCH về sau.
2. Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 hết sức đặc biệt khi không
chỉ nằm trọn trong bầu không khí Chiến tranh Lạnh, mà còn chịu tác động của Chiến
tranh Việt Nam. Trong không khí đó, Nhật Bản đã có quan hệ chính thức với chính
quyền VNCH, ngược lại không có quan hệ ngoại giao với VNDCCH cho đến năm
1973.
2.1. Quan hệ Nhật Bản - VNCH 1955 - 1965 gắn liền với việc xử lý các vấn đề của
ngoại giao Nhật Bản thời kỳ “hậu chiến”. Nhật Bản đã công nhận VNCH và nội các
Kishi Nobusuke thúc đẩy tiến trình đàm phán bồi thường chiến tranh cho VNCH. Đầu
25

thập niên 1960, chính quyền Ikeda Hayato trả tiền bồi thường chiến tranh, giải ngân
khoản vay theo hiệp định bồi thường và bắt đầu viện trợ cho VNCH. Hai bên cũng
triển khai hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa.
Số tiền 39 triệu USD Nhật Bản bồi thường chiến tranh cho VNCH là thấp nhất
trong các nước ĐNA, phần lớn chi cho dự án Đa Nhim, công trình biểu tượng của việc
Nhật Bản bồi thường chiến tranh cho Việt Nam. Hoạt động viện trợ mới chỉ bắt đầu và
số tiền còn hạn chế. Trong quan hệ thương mại, Nhật Bản luôn là bên được lợi vì xuất
siêu.
2.2. Những năm 1954 - 1965, các đảng cánh tả và đoàn thể nhân dân Nhật Bản có
lập trường đối lập với chính phủ, ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh và MTDTGPMNVN,
hướng đến việc thống nhất Việt Nam. Hoạt động giao lưu nhân dân được tiến hành qua
Hội hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam được thành lập năm 1955. Hội mậu dịch Nhật -
Việt ra đời cùng năm và bắt đầu kết nối quan hệ thương mại với VNDCCH để nhập
khẩu than Hòn Gai nhưng kim ngạch còn hạn chế.
3. Cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 là thời gian nắm quyền của nội các Sato
Eisaku. Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam lúc này hết sức phức tạp vì diễn ra khi chiến
tranh tại Việt Nam đang ác liệt, trong khi Tokyo ủng hộ Mỹ xoay quanh vấn đề Việt
Nam.
3.1. Nối tiếp nội các Ikeda Hayato, chính quyền Sato Eisaku đã căng cường ủng hộ
chính quyền Sài Gòn này bằng cách viện trợ không hoàn lại ở các lĩnh vực phi quân sự
(y tế và công trình phúc lợi) khi không cử quân sang MNVN giống các đồng minh
khác của Mỹ, chính sách này được Mỹ hoan nghênh. Trong đó, bệnh viện Chợ Rẫy là
công trình lớn nhất của viện trợ từ chính phủ Nhật Bản cho VNCH.
Trong khi xuất khẩu Nhật Bản sang VNCH tăng mạnh từ năm 1966 do tác động của
cuộc Chiến tranh Việt Nam, thì đầu tư của Nhật Bản tại VNCH chỉ thực sự khởi sắc
sau năm 1973. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa giữa Nhật Bản và
VNCH trở nên sôi nổi do viện trợ Nhật Bản cho chính quyền Sài Gòn giai đoạn này gia
tăng, tính chủ động trong các hoạt động hợp tác hầu hết thuộc về phía Nhật Bản.
3.2. Trong những năm 1965 - 1972, các chính đảng cánh tả và các tổ chức, đoàn thể
nhân dân Nhật Bản đã tiến hành phản chiến rầm rộ, lên án gay gắt cuộc chiến tranh phi
nghĩa do Mỹ gây ra và phê phán chính phủ Nhật Bản dính líu, hỗ trợ cho cuộc chiến
này.
Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam tại Nhật Bản có tính thiết thực cao và
cộng hưởng với phong trào phản chiến quốc tế (thành lập ủy ban chuyên trách quyên
góp ủng hộ MBVN, tổ chức các đoàn điều tra thực địa sang Việt Nam…), hình thức đa
dạng (diễn thuyết, biểu tình, chiếu phim về Việt Nam, kỉ niệm các ngày lễ Việt
Nam…), thu hút đông đảo người dân Nhật Bản tham gia. Với nỗ lực của hai bên, hợp
tác thương mại Nhật Bản - VNDCCH tiếp tục được duy trì dù kết quả còn hạn chế.
Sang thập niên 1970, Nhật Bản đã thực hiện “ngoại giao tự chủ”, nhanh chóng bình
thường hóa quan hệ với VNDCCH (21/9/1973). Sau ngày 30/4/1975, Nhật Bản đã lập
26

tức công nhận CPCMLTCHMNVN, triển khai “viện trợ kinh tế không hoàn lại” 13,5
tỷ yên cho VNDCCH, hai nước cũng nhanh chóng thiết lập Đại Sứ quán ở mỗi nước.
4. Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975 đặc biệt phức tạp và đa dạng; trong
cùng một thời điểm, vừa tồn tại mối quan hệ hợp tác vừa tồn tại quan hệ đối nghịch,
chính trong mối quan hệ đối nghịch lại có lĩnh vực và yếu tố hợp tác. Điều này phản
ánh đặc trưng của quan hệ hai nước, mặt khác cũng phản ánh tính chất của mối quan hệ
giữa hai hệ thống xã hội cũng như bầu không khí quan hệ quốc tế đương thời.
Đầu thập niên 1970, khi Nhật Bản phát huy “ngoại giao tự chủ” thì VNDCCH nhạy
bén nắm bắt cơ hội để hướng tới việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Dù hai nước
có lịch sử bang giao hữu hảo lâu đời, nhưng đặc biệt gian nan là những ngăn trở của di
sản hệ ý thức Chiến tranh Lạnh. Giới ngoại giao hai nước đã nỗ lực vượt qua những dị
biệt trong quan điểm và cùng giải quyết sau “những vấn đề chưa được giải quyết”.
Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam 1954 - 1975 để lại nhiều di sản quý báu về chính trị -
ngoại giao, kinh tế, giáo dục, tình hữu nghị giữa hai dân tộc và kinh nghiệm lịch sử;
góp phần giúp hai nước nhanh chóng phá băng mối quan hệ những năm 1979 - 1991
vốn nhạy cảm do vấn đề Campuchia và giúp lý giải việc hai nước nhanh chóng nâng
cấp mối “quan hệ đồng minh tự nhiên” và đạt được những thành tựu vượt bậc hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Vũ Kỳ (2022), “Thái độ của các chính đảng cánh tả Nhật Bản xoay
quanh vấn đề bồi thường chiến tranh cho Việt Nam Cộng hòa”, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử (ISSN: 0866 - 7497), số 6 (554), tr.59-69.
2. Nguyễn Vũ Kỳ (2021), “Quan hệ ngoại giao nhân dân Nhật Bản - Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (1954 - 1960)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
(ISSN: 0866 - 7497), số 4 (540), tr.38-53.
3. Nguyễn Vũ Kỳ (2019), “Hoạt động của người Nhật “Việt Nam mới” thời
kỳ 1945 - 1954”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Khoa học Xã
hội & Nhân văn (ISSN: 2588 - 1043), 3(1), tr.55-62.
4. Nguyễn Vũ Kỳ (2018), “Thương thuyền Hà Lan và mối quan hệ mậu dịch,
bang giao Nhật Bản - Đàng Trong thế kỷ XVII”, Một số vấn đề Khoa học
Xã hội và Nhân văn (ISBN: 978-604-73-6071-0), Nxb. Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tr.717-732.

You might also like