NhiệM Vụ HọC TậP Chương 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.

131

NHIỆM VỤ HỌC TẬP CHƯƠNG 1:


Chương 1: Các nguyên tố nhóm IB (Cu, Ag, Au)
I. Trình bày được:
1. Dạng tồn tại trong tự nhiên của nguyên tố đồng, bạc, vàng:
- Đồng: Tồn tại dưới dạng sunfua, oxit hay cacbonat, phù hợp với bản chất trung gian của nó
trong hệ thống phân loại các axit cứng và mềm.
- Bạc: Có trong các khoáng vật sunfua và asenua, trong đó quan trọng nhất là agentit Ag2S. Cũng
có thể tồn tại dưới dạng tự sinh trong các quặng này do tác dụng của phản ứng khử
- Vàng: Tồn tại rải rác trong tự nhiên hoặc dưới dạng tự sinh, hoặc trong các khoáng vật
selenua,telurua.Vàng hầu như luôn đi kèm với thạch anh và pyrit, cả trong các gân đá cũng như
trong đất lót vỉ, vì sự phong hóa các khoáng vật luôn luôn để lại vàng nguyên sinh hay đá chứa
vàng khó bị rửa trôi vì nặng
2.Đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng các hợp chất và phức chất bền của mỗi nguyên tố
đồng, bạc, vàng theo số oxi hóa phổ biến:
a. Đồng:
-Hợp chất đồng(II):
● Đặc điểm cấu tạo:
+ Mức oxi hóa +2 là mức oxi hóa bền nhất và phổ biến nhất.
+ Đặc trưng nổi bật của các hợp chất Cu(II) là sự biến dạng cấu trúc khi bị đặt trong các trường
đối xứng lập phương (bát diện hay tứ diện đều) do hiệu ứng Jahn-Teller. Nó thể hiện ở tất cả các
loại hợp chất.
● Tính chất:
+ Cu(OH)2 dễ dàng khử nước thành CuO.
+ Đồng(II) oxit CuO có thể được điều chế bằng phản ứng trực tiếp giữa các nguyên tố khi đốt
nóng hay nhiệt phân các muối cacbonat, nitrat.
+ Cu(II) hydroxide được tạo thành khi thêm kiềm vào dung dịch Cu2+. Cu(II) hydroxide tan dễ
dàng trong các dung dịch axit nhưng không tan rõ rệt trong các dung dịch kiềm nồng độ trung
bình.
- Phức chất đồng (II):
+ Đồng(II) với cấu hình electron d9 là trường hơp thể hiện rõ nhất hiệu ứng Jahn-Teller khi bị đặt
vào trường phối tử bát diện hay tứ diện → Đồng(II) không tạo thành những phức chất có đối
xứng cao.
Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

+ Cu(II) tạo thành một số lớn phức chất với số phối trí thay đổi từ 3-8, trong đó các số phối trí 4
(cấu trúc tứ diện hay vuông-phẳng) và 6 (bát diện lệch) là phổ biến nhất.
- Ứng dụng:
+ Thuốc nhuộm vải, chất tạo màu
+ thuốc trừ sâu
+ xét nghiệm máu
+Làm vật liệu dẫn điện...
b. Bạc:
- Hợp chất Ag(I):
● Đặc điểm cấu tạo:
+ Bạc là kim loại màu trắng bóng, mềm, dễ kéo dài và dát mỏng, có độ dẫn điện và dẫn nhiệt
cao nhất so với tất cả các kim loại.
+ Mức oxi hóa +1 là mức oxi hóa bền nhất và phổ biến nhất.
+ Ag(I) có cấu trúc tinh thể gói ghém chặt khít kiểu lập phương tâm diện.
● Tính chất:
+Ag2O tồn tại dưới dạng kết tủa màu nâu đen
+Huyền phù Ag2O trong nước có môi trường kiềm khá mạnh
+ Hấp thụ khí CO2 trong không khí tạo thành Ag2CO3
+ Ag2O không tan trong nước nhưng ta trong dung dịch kiềm đặc tạo thành AgOH và Ag(OH)2-
=> thể hiện sự lưỡng tính của AgOH
+Ag2O bị phân hủy khi đun nóng đến 160oC thành Ag kim loại:
2Ag2O → 4Ag + O2
+ Dễ bị khử bởi hidro
Ag2O + H2 → 2Ag + H2O
+ Ag2S được tạo thành khi sục khí H2S vào dung dịch Ag+. Xuất hiện kết tủa đen, khó tan trên bề
mặt các đồ vật bằng bạc
+ Có thể đánh sạch lớp phủ này bằng cách cho nó tiếp xúc với Al trong dung dịch Na2CO3 loãng
+ AgX tan kém trong nước nhưng dễ hòa tan trong các dung dịch chứa các phối tử tạo phức:
AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

+ Muối AgX có khả năng phân hủy quang hóa. Dưới tác dụng của ánh sáng có tần số thích hợp
thì chúng bị phân hủy thành Ag và halogenua
AgX + h → Ag + 1/2X2
+ AgNO3 và AgClO4 là hợp chất phổ biến dùng để tổng hợp các dẫn xuất chứa Ag trong nghiên
cứu khoa học
- Phức chất Ag(I):
+ Trạng thái oxi hóa + 1 là đặc trưng
+ Cấu hình electron là d10 không có orbital d trống
+ Ag(I) tạo thành một số lớn phức chất số phối trí 2 với cấu tạo thẳng
+ Đối với những phối tử không có khả năng tạo thành những phức chất thẳng hàng kiểu
ddiassin, ddiphotphin, Ag(I) tạo thành những phức chất tứ diện[Ag(L-L)2]+
+ Sự tạo thành các phức chất cluster cũng minh chứng cho khả năng tương tác cộng hóa trị cao
của Ag(I)
- ứng dụng:
+ Trang sức, vật trang trí
+ Vật dẫn điện
+ trong sản xuất phim ảnh
+ được sử dụng trong nha khoa
+ dùng làm chất xúc tác
+ dùng làm dược phẩm, chất kháng sinh
+ Mạ bạc cho vật liệu bằng kim loại, chế tạo linh kiện ký thuật vô tuyến, chế tạo ắc quy
+ Chế tạo hợp kim; Ag – Cu; Ag – Au… → dung làm đồ trang sức, bộ đồ ăn…
+ Ion Ag+ có khả năng sát khuẩn...
c. Vàng:
- Hợp chất vàng (III):
● Đặc điểm cấu tạo:
+ Au thể hiện mức oxi hóa +3 là bền nhất
+ Vàng mềm và là kim loại chịu kéo dài và dát mỏng tốt nhất, nhưng độ dẫn điện và dẫn nhiệt
kém hơn Ag.
+ Vàng có cấu trúc tinh thể gói ghém chặt khít kiêm lập phương tâm diện
Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

● Tính chất:
+ Có cấu trúc dime thẳng, là hợp chất nghịch từ, AuF3 có cấu trúc polime gồm các mạch xoắn
+ Mỗi nguyên tử Au đều có phối trí vuông- phẳng
+ Số lượng hợp chất Ag (III) rất ít. AuCl3 và AuBr3 được điều chế trực tiếp từ các nguyên tố.
Chúng cũng là những hợp chất nghịch từ và có cấu trúc dime phẳng.
+ AuCl3 tác dụng với HCl tạo thành HAuCl4.
- Phức chất Au(III):
+ Ưu tiên tạo phức chất vuông – phẳng, đại diện điển hình là HAuCl4, sản phẩm được tạo thành
khi hòa tan Au trong cường thủy
+ Mức oxh +3 (d8): đặc trưng với Au nên phức chất Au tương đối đa dạng và phong phú.
- Ứng dụng:
+ Trang sức
+ linh kiện điện tử
+ Sử dụng trong kiến trúc
+ Trong nha khoa...
3. Vai trò sinh học của các nguyên tố đồng, bạc, vàng:
Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

Đồng Bạc Vàng


+ Đến nay người ta đã xác định + Bạc được dùng làm các dụng cụ ăn + Thuộc loại nguyên tố vi lượng.
được 25 protein và enzim chứa uống cho vua chúa và giới quý tộc thời +Vàng được sử dụng làm bát, chén,dao,
đồng. Chúng có mặt trong các xa xưa vì tin rằng kim loại này có hoạt dĩa.. cho tầng lớp quý tộc sử dụng nhưng
dạng khác nhau của sự sống và tính diệt khuẩn vì mục đích trưng diện nhiều hơn là mục
đóng những vai trò khác nhau + Trong y học Đông Tây cũng sử dụng đích vệ sinh và sức khỏe.
+ Nhóm enzim xúc tác cho các một số thuốc chữa bệnh có chứa Bạc( +Một số thuốc chữa bệnh có chứa vàng
phản ứng oxi hóa- khử có AgNO3 dùng làm thuốc sát trùng vết cũng đã được sử dụng từ xa xưa để chữa
xitocromoxidaza. Enzim này xúc thương ngoài da) bệnh như lao, hoa liễu và một số bệnh
tác cho giao đoạn cuối của quá +Bạc hay hợp kim vàng- bạc được truyền nhiễm
trình hô hấp dùng chế tạo răng giả hay bọc răng... +Hiện nay, cùng với sự phát triển hóa
+ Đồng cũng tạo thành một nhóm sinh vô cơ nột số phức chất của vàng đã
các protein có khả năng hấp thụ được sử dụng trong việc chữa bệnh
thuận nghịch oxi giống như
hemolobi và moglobin mà đại diện
là hemoxianin
+Nếu thiếu Đồng trong cơ thể dẫn
đến phá vỡ sự trao đổi sắt giữa
huyết tương và hồng cầu, do đó
dẫn đến bệnh thiếu máu. Thiếu
đồng còn làm bạc tóc.Đóng vai trò
trong sự tạo thành myelun, loại vật
liệu làm nên các dây thần kinh

4. Khái niệm, ứng dụng của cluster; đặc điểm cluster của vàng.
- Khái niệm:
+Là một tập hợp từ vài đến vài trăm nguyên tử, có kích thước nanometer (nm) hoặc nhỏ hơn.
+ Một loại cluster khác là các hợp chất đa nhân được cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên tử kim loại
liên kết trực tiếp và hình thành những liên kết bền vững mà không có các phối tử.
- Ứng dụng:
+ Thông tin về cấu trúc nguyên tử và cấu trúc electron của cluster mang tính định hướng cơ bản
cho việc tạo ra các vật liệu nano mới được ứng dụng trong công nghệ hiện đại và tương lai. -Các
cấu trúc với kích thước nano cũng là những vật liệu tiềm năng cho nhiều ứng dụng trong các lĩnh
vực hóa keo, y học, và đặc biệt là trong xúc tác
- Đặc điểm cluster của vàng:
Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

+ Vàng ở các mức oxi hóa thấp hơn 1 tạo thành một loạt các hợp chất cluster có màu khác nhau
+ Các cluster thường được tạo thành khi khử các hợp chất photphin-halogenua của vàng bằng
NaBH4
II. Giải thích được:
1. Một số quy trình sản xuất đơn chất đồng, bạc, vàng từ khoáng vật
Đồng - Đối với quá trình điển hình dùng quặng sunfua, các công đoạn chính của quá
trình sản xuất là:
+ Làm giầu quặng bằng phương pháp tuyển nổi
+ Đốt quặng giầu trong các lò để loại bỏ bớt lưu huỳnh
+ Cu2S rất khó bị oxi hóa thành Cu2O nên việc đốt phải theo nhiều bước ở nhiệt độ
cao (~1400oC) trong các lò lửa quặt, khi có mặt chất tạo xỉ là SiO2
+FeS dễ bị oxi hóa nên chuyển trước thành FeO. FeO tác dụng với SiO2 tạo thành
xỉ nhẹ, nối lên trên. Lớp nặng ở dưới gọi là stein) gồm Cu2S và một phần FeS
+Đốt tiếp stein trong các lò được xục không khí kiểu lò Bessemer khi có mặt chất
tạo xỉ để oxi hóa hết FeS và một phần Cu2S
+ Đồng thời Cu2O + Cu2S → Cu khim loại:
2FeS + 3O2 → 2FeO + 2SO2
2Cu2S + 3O2 → 2Cu2O + 2SO2
2Cu2O + Cu2S → 6Cu + SO2
+ Sản phẩm là đồng kim loại có độ tinh khiết khoảng 90-95%
+ Để có đồng tinh khiết người ta thường điều chế bằng phương pháp điện phân
+ Ngày nay quặng đồng còn lại rất ít, phần lớn là quặng nghèo nên lượng lớn đồng
được sử dụng từ đồng phế liệu

Bạc - Được thực hiện theo các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nguồn nguyên
liệu: Hai nguồn quan trọng nhất là bã thải của quá trình xử lý các quặng sunfua đa
kim và bùn anot của các bể tinh chế đồng bằng phương pháp điện phân.
+ Để thu hồi bạc từ bả thãi của ngành công nghiệp phim ảnh
●Người ta xử lý các vật liệu có chứa bạc bằng dung dịch HCl 1:1
Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

● Sau đó khử bạc trong dung dịch thu được bằng bột kẽm:
2AgCl + Zn → ZnCl2 +2Ag
Cũng có thể khử bạc bằng các chất khử khác như fomandehit, gluco,hidrarin hidrat
hoặc xử lí AgCl bằng cách nung Na2CO3:
4AgCl + 2Na2CO3 → 4Ag + 4NaCl + 2CO2 + O2
+ Xử lý bằng bùn anot
● Bùn anot được xử lý bằng H2SO4 loãng , nóng
● Đồng thời xục không khí để hòa tan các kim loại nền vôi
● Nung chảy với voi và cát để chuyển nốt các kim loại này vào xỉ
● Điện phân dung dịch nitrat sẽ thu được bạc với độ tinh khiết đến 99,99%
Vàng - Thực hiện theo phương pháp đãi , hỗn hống hay xianua tùy theo đối tượng quặng
+ Đối với các loại quặng giầu: chứa vàng dưới dạng hạt có kích thước đủ lớn →
dùng phương pháp đãi
+Trong trường hợp hạt vàng rất bé lẫ trong đất , cát , để thu hồi người ta hòa tan
chùng bằng Hg → tạo thành hỗn hống. Sau đó, cất loại Hg khỏi hỗn hống sẽ thu
được vàng tinh hiết. Đây là phương pháp không thân thiện với môi trường vì Hg là
chất rất độc.
+ Ngoài ra còn có thể dùng phương pháp xianua để tận thu lượng vàng trên bằng
cách cho tác dụng với dung dịch NaCN và O2. Sau đó khử bằng bột kẽm sẽ thu
được vàng:
2Na[Au(CN)2] + Zn → Na2[Zn(CN)4] + 2Au
( phương pháp này cũng không thân thiện với môi trường vì các xianua đều là
những chất độc)
+ Để thu được vàng tinh khiết cao các sản phẩm thô được tinh chế bằng phương
pháp điện phân

2. 01 quy trình tái chế đồng:


Họ và tên: Huỳnh Minh Thư MSSV: 47.01.106.131

B1: Thu thập phế liệu


-Gần 70% được sản xuất trên toàn thế giới được sử dụng cho các ứng dụng điện/dẫn
điện và thông tin liên lạc. Chính vì thế đồng dây điện và dây cáp là loại phế liệu nhiều
nhất. Tiếp đến mới là các dụng cụ bằng đồng, tượng đồng, …
-Chúng cần được thu thập khi không còn sử dụng được nữa.

B2: Phân loại, tách vỏ, tạo hạt


-Đồng sạch sẽ được để riêng ra
Tái chế đồng -Đồng có vỏ cách điện được tách bằng máy chuyên tách vỏ chuyên dụng
-Sau đó chúng sẽ được tạo thành những hạt đồng nhỏ bằng loại máy tạo hạt.
-Đến đây, đồng có thể được bán cho các đơn vị luyện đồng hay sử dụng cho các mục
đích khác.

B3: Nấu chảy


-Phế liệu đồng chất lượng sau đó được nấu chảy trong các lò luyện sơ cấp và thứ cấp,
với các lò luyện sơ cấp xử lý đồng cô đặc và t lò luyện thứ cấp xử lý phế liệu đồng cấp
thấp hơn.
-Nhiệt độ cần thiết để nấu chảy đồng rất lớn và phải được giao cho những người
chuyên nghiệp.
-Đồng nóng chảy được tạo hình thành các vật đúc linh hoạt như thanh và thỏi, từ đó
nó có thể được xử lý thêm thành các sản phẩm của người dùng cuối.
-Đồng được nấu chảy và tinh chế sau đó được biến thành nhiều vật liệu khác nhau tùy
thuộc vào ứng dụng, chẳng hạn như dây điện được sử dụng trong thiết bị điện tử, phụ
kiện, van và toàn bộ phần cứng.

You might also like