Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI THI GIỮA KÌ

1. Giải thích
- Nguyên tắc sinh lý
- Nguyên tắc tổng hựp
- Nguyên tắc điều trị theo từng cá thể
Trong điều trị học
*Trả lời:
1.1 Nguyên tắc sinh lý:
Chúng ta thấy rằng mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần
kinh với mục đích là để thích nghi với ngoại cảnh luôn luôn thay đổi, nâng cao đưực
sức chống đỡ với bệnh nguyên mà ta gọi chung là phản xạ bảo hộ của cơ thể (đó là
hiện tựng thực bào, quá trình sinh tế bào, mô bào mới, hình thành miễn dịch, giải
độc,...).
Do vậy, theo nguyên tắc này tức là chúng ta phải tạo cho cơ thể bệnh thích
nghi trong hoàn cảnh thuận lựi để nâng cao sức chống đỡ bệnh nguyên, cụ thể:
+ Điều chỉnh khẩu phần thức ăn (ví dụ: trong chứng xeton huyết phải tăng
lựng gluxit và giảm lựng protein, lipit trong khẩu phần thức ăn; trong bệnh viêm
ruột ỉa chảy phải giảm khẩu phần thức ăn xanh nhiều nớc và thức ăn tanh,...).
+ Tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hựp (ví dụ: trong bệnh cảm nóng, cảm
nắng phải để gia súc nơi thoáng và mát).
+ Giảm bớt kích thích ngoại cảnh (ví dụ: trong bệnh uốn ván, chó dại thì phải
tránh ánh sáng, nớc, các kích thích tác động mạnh)
+ Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng cơ thể, tăng cường sự bảo vệ của
da và niêm mạc (bằng dùng vitamin A, vitamin C), tăng cường thực bào của bạch
cầu, tăng sự hình thành kháng thể, tăng sự giải độc của gan và thận,...
1.2 Nguyên tắc tổng hựp (Điều trị phải toàn diện)
Cơ thể là một khối thống nhất và chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Do vậy,
khi một khí quan trong cơ thể bị bệnh đều ảnh hởng đến toàn thân. Cho nên trong
công tác điều trị muốn thu đưực hiệu quả cao chúng ta không chỉ dùng một loại
thuốc, một biện pháp, điều trị cục bộ đối với cơ thể bệnh mà phải dùng nhiều loại
thuốc, nhiều biện pháp, điều trị toàn thân. Ví dụ: trong bệnh viêm ruột ỉa chảy do
nhiễm khuẩn ở gia súc. Ngoài việc dùng thuốc diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc
nâng cao sức đề kháng, trự sức, trự lực, bổ sung các chất điện giải cho cơ thể kết
hựp với chăm sóc hộ lý tốt.
Trong bệnh bội thực dạ cỏ, ngoài biện pháp dùng thuốc làm tăng nhu động
dạ cỏ còn phải dùng thuốc làm nhão thức ăn trong dạ cỏ, trự sức, trự lực và tăng
cường giải độc cho cơ thể còn phải làm tốt khâu hộ lý chăm sóc (cụ thể: để gia súc
ở t thế đầu cao đuôi thấp, xoa bóp vùng dạ cỏ thường xuyên).
1.3 Nguyên tắc điều trị theo từng cá thể (Điều trị phải an toàn và hựp lý)
Cùng một loại kích thích bệnh nguyên, nhưg đối với từng cơ thể thì sự biểu
hiện về bệnh lý có khác nhau (sự khác nhau đó là do sự phản ứng của từng cơ thể và
do cơ năng bảo vệ, loại hình thần kinh của mỗi con vật có khác nhau). Do vậy trong
điều trị cần phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh để đa ra phác đồ điều trị
thích hựp, tránh trường hựp dùng một loại thuốc cho một loại bệnh, một loại thuốc
cho tất cả các loại con bệnh khác nhau mà không qua khám bệnh, tránh trường hựp
nghe bệnh rồi kê đươn.
Sử dụng thuốc nào hoặc một phương pháp điều trị nào, trớc hết phải chú ý
đến vấn đề an toàn (trớc hết phải không có hại). Từ lâu đười nay nó vẫn là một ph-
ương châm hàng đầu mỗi khi tiến hành điều trị. Tất nhiên trong điều trị đôi khi cũng
có thể xảy ra những biến chứng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn, nhng
phải lường trớc và phải hết sức hạn chế sự xuất hiện của chúng ở mức tối đa cho
phép và phải có sự chuẩn bị đối phó khi chúng xuất hiện.
Mỗi khi tiến hành điều trị cho bất cứ con bệnh nào, phải có sự cân nhắc kỹ
lưỡng. Cho thuốc gì phải dựa trên cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác và toàn diện,
phân biệt bệnh chính và bệnh phụ, nguyên nhân và triệu chứng, thể bệnh và biến
chứng, cơ địa và hoàn cảnh của con bệnh. Điều này làm đưực tốt hay không là tuỳ
thuộc vào độ chuyên môn của người thầy thuốc, kiến thức và bệnh học, kinh
nghiệm hành nghề của từng người.
Chất lưựng điều trị phụ thuộc phần lớn vào độ chính xác của chẩn đoán, sự
theo dõi sát sao của người thực hiện y lệnh và khả năng đánh giá tiên lựng bệnh của
thầy thuốc. Ví dụ. Trong bệnh bội thực dạ cỏ thuốc có tác dụng làm tăng nhu động
dạ cỏ mạnh nhất là pilocarpin, nhng ở gia súc có chửa thì không dùng đưực (vì nó
sẽ gây sẩy thai).
Cho nên, để không gây sẩy thai và con vật vẫn khỏi bệnh thì người bác sĩ
phải trực tiếp khám bệnh và đa ra phác đồ điều trị thích hựp.Tóm lại theo nguyên
tắc này, người ta đã đa ra những chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc, liều l-
ựng thuốc cho từng loại, từng cá thể, tuổi của gia súc,... Nhằm mục đích là tạo điều
kiện cho con bệnh nhanh chóng trở lại khỏe mạnh bình thường và không gây tác hại
gì cho cơ thể.
Điều trị phải có kế hoạch
Đánh trận phải có kế hoạch tác chiến, chiến đấu với bệnh tật cũng phải có kế
hoạch cụ thể, tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp hay mạn tính.
Muốn làm kế hoạch điều trị, phải dựa trên cơ sở biết bệnh, biết con bệnh,
biết thuốc.
2 * Chẩn đoán phân biệt các bệnh
+ Xung huyết và phù phổi
+ Viêm phổi thùy
+ Viêm phổi đốm
+ Viêm màng phổi
* Nguyên tắc điều trị xung huyết và phù phổi
*Trả lời:
* SO SÁNH VỀ HO:
- Sung huyết phù: phổi: Ho ít
- Viêm phổi thùy: Ho ít, ngắn khi ho gia súc có cảm giác đau
- Viêm phổi đốm (phế quản phế viêm, viêm phế quản phổi): Thời kỳ đầu con vật
ho khan và ngắn. Sau đó tiếng ho ướt và dài
- Viêm màng phổi: Gõ ngực có phản xạ đau và ho
* SO SÁNH NGHE PHỔI
- Sung huyết phù phổi: Âm ran và bọt vỡ
- Viêm phổi thùy: âm biến đổi tuỳ theo giai đoạn bệnh.
+ Giai đoạn sung huyết: thấy âm phế nang thô và mạnh, âm ran ướt, âm lép
bép.
+ Giai đoạn gan hoá: có vùng âm phế nang mất xen kẽ với vùng âm phế nang
tăng.
+ Giai đoạn tiêu tan: Xuất hiện âm ran rồi đến âm phế nang xuất hiện và sau
đó trở lại bình thường.
- Viêm phổi đốm: thấy âm phế quản bệnh lý, âm ran ướt (ở thời kì đầu)
+ Âm ran khô, âm vò tóc (ở thời kì cuối).
+ Nếu vùng phổi bị gan hoá thậm chí không nghe đưực âm phế nang,
nhưng xung quanh vùng gan hoá âm phế nang tăng
- Viêm màng phổi:
+ Nếu có hiện tưựng viêm dính, nghe phổi thấy có tiếng cọ màng phổi.
+ Nếu trong xoang ngực chứa nhiều dịch thẩm xuất, nghe phổi thấy âm bơi
* SO SÁNH GÕ VÙNG PHỔI
- Sung huyết phù phổi: Khi sung huyết phổi có âm trong, khi phù phổi có âm đục
- Viêm phổi thùy: âm biến đổi theo từng giai đoạn:
+ Giai đoạn sung huyết: vùng phổi có âm trống.
+ Giai đoạn gan hoá: vùng phổi có âm đục tập trung.
+ Giai đoạn tiêu tan: Từ âm bùng hơi đục âm phổi bình thường
- Viêm phổi đốm: gia súc có cảm giác đau và có phản xạ ho; vùng âm đục của phổi
phân tán, xung quanh vùng âm đục là âm bùng hơi
- Viêm màng phổi:
+ Nếu dịch viêm tích lại nhiều trong xoang ngực thì có vùng âm đục song
song với mặt đất. Nếu có hiện tưựng viêm dính phổi với vách ngực thì khi gia súc
đứng hay nằm, vùng âm đục không thay đổi vị trí.
* SO SÁNH NƯỚC MŨI
- Sung huyết phù phổi: Nước mũi chảy có màu hồng hay bọt trắng
- Viêm phổi thùy: Nước mũi ít, màu đỏ hay màu gỉ sắt
- Viêm phổi đốm: Nước mũi ít, đặc có màu xanh và thường dính vào 2 bên lỗ mũi.
Nếu viêm phổi hoại thư, nước mũi như mủ và có mùi thối.
- Viêm màng phổi: có màu màng viêm fibrin
* SO SÁNH THỞ
- Sung huyết phù phổi: Khó thở đột ngột
- Viêm phổi thùy: khó thở xuất hiện rõ rệt, có trường hựp ngồi thở như kiểu chó
ngồi
- Viêm phổi đốm: Thở khó hoặc ngạt thở
- Viêm màng phổi: biểu hiện thở nông và thở thể bụng
* SO SÁNH NHIỆT ĐỘ
- Sung huyết phù phổi: Bình thường
- Viêm phổi thùy: sốt cao 41 - 42OC, sốt cao k éo d ài liên
miên từ 6-9 ngày, sau đó nhiệt độ hạ dần
- Viêm phổi đốm: Con vật sốt cao (nhiệt độ tăng hơn bình thường từ 1-2 0C) và sốt
lên xuống theo hình sin
- Viêm màng phổi: Sốt cao, sốt lên xuống không theo quy luật

 Nguyên tắc điều trị xung huyết và phù phổi


1. Hộ lý
- Cho gia súc nghỉ ngơi, đưa gia súc vào nơi mát, thoáng khí.
- Nếu sung huyết chủ động thì dùng nước đá chườm vào vùng đầu, phun
nước lạnh lên toàn thân gia súc, hay dùng nước lạnh thụt rửa trực tràng.
- Nếu sung huyết phổi nặng thì phải dùng biện pháp trích huyết ở tĩnh mạch:
Tiểu gia súc từ 100 – 200ml; Đại gia súc: 1-2-3 lít)
2. Dùng thuốc điều trị
a. Dùng thuốc trự sức, trự lực
b. Dùng thuốc để làm giảm dịch thẩm xuất và bền vững thành mạch: (canxi
clorua
10%: Đại gia súc 70ml; Tiểu gia súc 30ml; Lựn, chó 5-10ml). Tiêm chậm vào
tĩnh mạch ngày 1 lần. Hoặc Atropinsulfat 0,1%: Đại gia súc 10ml; Tiểu gia
súc 5ml; Lựn, chó 2-5ml. Tiêm dưới da ngày 1 lần.

You might also like