Dac San Tuyen Truyen Phap Luat Ve Pha San o Viet Nam Mot So Van de Ly Luan Va Thuc Tien

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 148

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN,

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG

ĐẶC SAN
TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT
Số: 9/2014

CHỦ ĐỀ

PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1
HÀ NỘI - NĂM 2014

PHÁP LUẬT PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM – MỘT SỐ


VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ

1. LPSDN Luật Phá sản doanh nghiệp

2. PSDN Phá sản doanh nghiệp

3. HTX Hợp tác xã

4. UNCITRAL Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc

5. DN Doanh nghiệp

6. TNHH Trách nhiệm hữu hạn

7. TAND Tòa án nhân dân

8. VKSND Viện kiểm sát nhân dân

9. HNCN Hội nghị chủ nợ

10. TCTD Tổ chức tín dụng

3
PHẦN THỨ I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN

1. Khái niệm phá sản

“Phá sản” hay “vỡ nợ” là tình trạng xảy ra khá phổ biến trong nền kinh tế
thị trường, đặc biệt khi các doanh nghiệp (“DN”) gặp phải sự cạnh tranh khốc
liệt, sự khan hiếm nguồn vốn hay sự quản lý tài chính lỏng lẻo. Ở góc độ kinh tế,
phá sản là tình trạng mất cân đối giữa thu và chi tại một DN hay một công ty mà
biểu hiện rõ rệt nhất ở sự mất cân đối ấy là tình trạng mất khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn. Ở Châu Âu, khi nói về khái niệm phá sản, người ta
thường dùng thuật ngữ “Bankruptcy” hoặc “Banqueroute”1. Thuật ngữ này bắt
nguồn từ tiếng La Mã “Banca Rotta”, có nghĩa là “chiếc ghế bị gãy.”

Từ xa xưa, các thương nhân La Mã thường họp với nhau để xem xét các
khía cạnh kinh doanh của từng cá nhân, trong một diễn đàn gọi là “đại hội
thương gia”; người nào không trả được nợ thường bị bắt làm nô lệ, đồng thời
mất luôn quyền tham gia đại hội. Chiếc ghế của người “vỡ nợ”, theo đó, sẽ bị
đem ra khỏi hội trường. Vì vậy, người La Mã khi xưa mới dùng thuật ngữ bóng
bẩy “chiếc ghế bị gãy” để ám chỉ người “phá sản” và không còn quyền lợi gì,
hay người mất vị thế trong các đại hội thương gia. Về sau, để quản lý các tình
trạng “phá sản” của các thương nhân đồng thời ngăn ngừa những “con nợ” bỏ
trốn nhằm tránh hình phạt hay trách nhiệm, các chế định về quản lý và xử lý tài
sản của các “con nợ” ra đời rồi dần dần được cải thiện và nâng cấp thành Luật
phá sản của nhà nước La Mã cổ đại2. Cũng ở thời kì này, thuật ngữ “phá sản”
1
Khuất Thu Huyền, “Phá sản và pháp luật phá sản tại Việt Nam” – Chuyên đề khoa học xét xử, Viện Khoa học
Xét xử, Tòa án nhân dân tối cao, 2010.
2
Thạc sỹ Hồ Thúy Ngọc, “Lịch sử Luật Phá sản”, www.dddn.com.vn.

4
được sử dụng phổ biến, rất nhiều chuyên gia cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng
“ruin” trong tiếng La Tinh, có nghĩa là “sự khánh tận”3.

Theo từ điển tiếng Việt, “phá sản là lâm vào tình trạng tài sản chẳng
còn gì và thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong
kinh doanh, phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ trả nợ 4”. Theo từ điển Black
Law của nhà xuất bản West Group, thì phá sản (bankruptcy) là “một thủ tục
pháp lý, bắt nguồn từ tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ, qua đó
con nợ được giải phóng khỏi các khoản nợ và phải trải qua một quá trình tổ
chức lại có giám sát tư pháp hoặc thanh lý [tài sản hoặc DN] vì lợi ích của các
chủ nợ.5”

2. Đặc điểm của phá sản

Về bản chất, phá sản hay vỡ nợ xuất phát từ tình trạng mất khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn phải trả của con nợ có liên quan. Do đó, nó tạo nên
nghĩa vụ của con nợ và quyền (truy đòi nợ) của các chủ nợ. Để giải quyết tình
trạng này, giữa chủ nợ và con nợ đã cùng nhau tìm ra những phương thức giải
quyết khác nhau: hoặc là tự giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán, hoặc
là với sự giúp đỡ của một cá nhân hoặc tập thể nào đó, đôi khi là chính quyền địa
phương nơi con nợ cư trú hay nơi con nợ tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Quá trình giải quyết “phá sản”, đảm bảo nghĩa vụ của chủ nợ và “giải thoát”
trách nhiệm cho con nợ yêu cầu phải có sự can thiệp của pháp luật để hài hòa lợi
ích của cả hai. Phá sản có một số đặc điểm nhất định:

Thứ nhất, phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể, tại đó, tất cả các chủ nợ
liên kết với nhau để giải quyết vấn đề công nợ của những con nợ, vốn là các chủ
thể rơi vào trạng thái phá sản, thất bại trong việc hoàn lại các khoản vay. Các chủ
thể này có thể vẫn còn tài sản để thanh lý bù đắp cho các khoản vay nhưng cá

3
Luật gia Thy Anh, “Tìm hiểu Luật Phá sản năm 2004”, NXB Lao động, tr.7.
4
“Phá sản” theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, năm 2003, tr.762.
5
Black’s Law Dictionary, Nhà xuất bản West Group, Seventh Edition, tr.141.

5
biết có những chủ thể không còn tài sản gì để bù đắp. Sở dĩ nói phá sản là một
thủ tục đòi nợ tập thể vì các chủ nợ của DN mất khả năng thanh toán, trong quá
trình giải quyết vụ việc phá sản, không tự xé lẻ ra để đòi nợ riêng. Họ cùng tham
gia vào một thiết chế chung để tiến hành đòi nợ hay đảm bảo quyền lợi của
mình, gọi là hội nghị chủ nợ (“HNCN”). Ngoài ra, khi giải quyết vấn đề phá
sản của DN, thì toàn bộ tài sản của DN đó được bán thanh lý, đưa vào quỹ chung
và trả cho các chủ nợ theo một thứ tự ưu tiên nhất định mà luật phá sản quy định.
Do vậy, trong bất cứ trường hợp nào, phá sản cũng là một thủ tục mang tính tập
thể cao.

Thứ hai, phá sản không chỉ nhắm đến mục đích đòi nợ mà còn chú trọng đến
việc giúp đỡ để con nợ có thể phục hồi hoạt động kinh doanh. Xu hướng chung của
pháp luật phá sản trên thế giới là chú trọng giải quyết hai vấn đề cơ bản:

(i) phục hồi hoạt động kinh doanh của DN mất khả năng thanh toán

và (ii) thanh lý tài sản của DN phá sản để bù đắp các khoản nợ.

Phục hồi hoạt động kinh doanh của DN mất khả năng thanh toán là thủ tục
rất quan trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hết sức để giúp DN đó thoát khỏi
tình trạng khó khăn, cải thiện được tình trạng nợ nần và từng bước thoát khỏi
thảm cảnh phá sản. Thực tế thì bất kỳ nhà nước nào cũng quan tâm đến việc
phục hồi hoạt động DN bởi suy cho cùng DN thoát khỏi tình trạng phá sản thì
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mới không bị đe dọa, môi trường đầu
tư, kinh doanh của nhà nước vì thế mà cũng được cải thiện.

Thứ ba, kết thúc thủ tục phá sản thường là sự chấm dứt tồn tại của một
chủ thể kinh doanh. Phá sản là một thủ tục đòi nợ đặc biệt, theo đó các chủ nợ và
người có quyền, nghĩa vụ liên quan tiến hành thủ tục tống tụng tư pháp để yêu
cầu tòa án can thiệp nhằm thu hồi các khoản nợ của mình. Có những trường hợp
DN phục hồi các hoạt động kinh doanh một cách thành công nhưng nhìn chung
hậu quả pháp lý của phá sản là các DN liên quan bị chấm dứt tồn tại, toàn bộ tài
6
sản của DN đó bị thanh lý để trả cho các chủ nợ. Trong trường hợp này, phá sản
có ý nghĩa khá tiêu cực.

Thứ tư, thủ tục phá sản là một thủ tục pháp lý có tính chất tổng hợp và khá
phức tạp. Điều này thể hiện ở việc tòa án phải tham gia vào hầu hết các thủ tục
giải quyết phá sản, từ ra quyết định mở thủ tục phá sản đến giám sát hoạt động
của các DN mất khả năng thanh toán, rà soát, xem xét phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh, xử lý tài sản của DN có tranh chấp…Do tính chất đặc biệt
phức tạp của mình, tố tụng phá sản đòi hỏi phải có luật riêng và luôn là một thủ
tục tố tụng tư pháp đặc biệt.

3. So sánh sự khác biệt giữa phá sản và giải thể doanh nghiệp

Xét về mặt hiện tượng, thì phá sản và giải thể DN có thể đều đưa đến một
hậu quả pháp lý là chấm dứt sự tồn tại của DN và phân chia tài sản còn lại cho
các chủ nợ, giải quyết các nghĩa vụ tài chính với của DN với nhà nước và những
người có liên quan. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, phá sản và giải thể có sự
khác biệt rất rõ rệt.

Bảng so sánh sự khác biệt giữa phá sản và giải thể

Tiêu chí Phá sản DN Giải thể DN

Nhiều nguyên nhân dẫn đến


giải thể:

- Mục tiêu kinh doanh đã


đạt được hoặc không muốn
kéo dài hay không muốn tiếp
Lý do Chỉ do mất khả năng thanh tục hoạt động kinh doanh;
toán các khoản nợ đến hạn.
- Hết thời hạn hoạt động
đầu tư, kinh doanh theo giấy
phép;

7
- Bị thu hồi giấy phép
thành lập và hoạt động do vi
phạm pháp luật.

Quyết định có thể được đưa ra


bởi:

Cơ quan ra Tòa án ra quyết định - Chủ DN;

quyết định - Cơ quan nhà nước có


thẩm quyền (chẳng hạn: cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy
phép thành lập).

Thủ tục Thủ tục tư pháp có tính tố Thủ tục hành chính: chủ DN
tiến hành tụng cao: chủ nợ đệ đơn lên tự quyết định việc giải thể
tòa án xin giải quyết phá sản hoặc theo quyết định, phê
DN và tuyên bố DN phá sản duyệt của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.

Có nhiều khả năng xảy ra: DN chấm dứt hoạt động và bị

- DN có thể bị tuyên bố phá xóa tên khỏi sổ đăng ký kinh

Hậu quả sản, chấm dứt hoạt động, doanh.

pháp lý xóa tên khỏi sổ đăng ký


kinh doanh; hoặc

- DN có thể tái cơ cấu, thay


đổi chủ sở hữu và vẫn tiếp
tục hoạt động.

Việc thanh toán tài sản, phân Khi giải thể chủ DN hoặc
chia giá trị tài sản còn lại của DN, HTX trực tiếp thanh toán
DN, HTX được thực hiện tài sản, giải quyết nghĩa vụ tài
8
Thanh lý thông qua một cơ quan trung chính với các bên liên quan.
tài sản gian sau khi có quyết định
tuyên bố phá sản.

Những người giữ chức vụ Chủ DN, HTX chấm dứt do


lãnh đạo trong các DN nhà giải thể được toàn quyền thực
nước không được đảm đương hiện các hoạt động đầu tư,
Thái độ của
các chức vụ lãnh đạo tại các kinh doanh trở lại bằng việc
nhà nước
DN nhà nước nào kể từ ngày thành lập các DN hay các
đối với
DN nhà nước mà họ quản lý HTX mới mà không bị hạn
người quản
bị phá sản. chế gì.
lý và chủ sở
hữu DN, Người giữ chức vụ quản lý
HTX của DN, HTX bị tuyên bố phá
sản có thể bị cấm thành lập
DN, HTX trong thời hạn 03
năm kể từ ngày DN, HTX bị
tuyên bố phá sản.

II. SỰ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT PHÁ SẢN

1. Sự hình thành pháp luật phá sản một số nước trên thế giới

Về tên gọi, văn bản pháp luật điều chỉnh các thủ tục phá sản và giải quyết
mối quan hệ chủ nợ - con nợ được gọi thông dụng nhất là Luật Phá sản. Tuy
nhiên, ở mỗi nước khác nhau lại có cách gọi tên khác nhau: ở Nam Tư đã có
Luật cưỡng chế hoà giải phá sản (năm 1905); ở Anh có Luật mất khả năng thanh
toán, Luật đình chỉ giám đốc công ty (năm 1986); ở Hàn Quốc có Luật tổ chức
lại công ty…6

6
PHAN THỊ THU HÀ, sđd, tr.7.
9
Thời trung cổ, các quốc gia Châu Âu đã ban hành những văn bản pháp luật
phá sản đầu tiên7. Lúc đầu, phạm vi áp dụng của những luật này chỉ giới hạn
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, nhưng dần dần đã được đưa vào áp dụng
ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, và cho đến nay, pháp luật về phá
sản đã điều chỉnh cả các quan hệ kinh doanh của cả các pháp nhân, cá nhân,
thậm chí những trường hợp phá sản do tiêu dùng. Trong một thời gian dài, việc
phá sản chỉ đi liền với việc thanh toán tài sản của con nợ cho người chủ nợ. Sau
khi nền thương mại của người La Mã sụp đổ, thủ tục thanh toán tài sản bị lãng
quên. Người vỡ nợ bị tống giam và đối xử như tội phạm hình sự, một hiện tượng
kéo dài nhiều năm và chỉ chấm dứt vào đầu thế kỷ 19 theo hệ thống pháp luật
Anh – Mỹ.

Tại Châu Âu, cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, vỡ nợ vẫn được pháp
luật nhiều nước Châu Âu xem như dạng tội phạm, có thể bị tù giam và bị cưỡng
bức trả nợ. Tuy nhiên theo thời gian, các quốc gia Châu Âu đã dần xây dựng luật
phá sản theo hướng giải quyết thấu đáo các khoản nợ mà con nợ phá sản để lại,
kết hợp hài hòa quyền lợi của chủ nợ - con nợ dù cán cân vẫn nghiêng chủ yếu
về các chủ nợ. Tại Anh, năm 1705 Đạo luật Anne ra đời đã manh nha một tư
duy mới: con nợ có thể được xóa nợ nếu trung thực và phải chấp nhận một số
điều kiện nhất định. Từ việc thủ tục phá sản chỉ dành cho thương nhân, pháp luật
phá sản của Anh sau đó đã mở rộng đối tượng áp dụng là các cá nhân. Luật phá
sản của Anh manh nha khá sớm từ thế kỷ 18 và phát triển vào thế kỷ 19. Bộ luật
phá sản đáng kể đầu tiên của Anh là Luật về những người mất khả năng thanh
toán (Involvent Debtors Act) năm 1813. Các luật về phá sản của Anh được sửa
đổi, bổ sung liên tục trong những năm 1825, 1862 và 1869, 1897. Đến đầu
những năm 2000, pháp luật phá sản của Anh đã trải qua lịch sử mấy trăm năm

7
CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC XÉT XỬ: TÌM HIỂU LUẬT PHÁ SẢN – TẬP 1. VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ,
TANDTC VÀ NXB TƯ PHÁP, 2010 - PHAN THỊ THU HÀ – Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao

10
và là một trong những nền tảng pháp lý mà rất nhiều quốc gia trên thế giới tham
khảo và học hỏi.

Ở Hoa Kỳ, luật phá sản đầu tiên được ban hành năm 1800 với các quy
định “hướng vào chủ nợ” và do vậy nhiều trường hợp con nợ còn bị xem là tội
phạm8. Năm 1841, Mỹ ban hành thêm Luật mất năng lực trả nợ, luật này cho
phép con nợ có thể đề xuất việc phá sản lên tòa để được bảo hộ, miễn trách
nhiệm do phá sản gây ra. Năm 1874, Luật phá sản sửa đổi của Hoa Kỳ được
thông qua đã chuyển sang mục tiêu “hướng vào con nợ” với quy định thêm về
thủ tục hòa giải. Năm 1898 Hoa Kỳ thông qua Luật phá sản Liên bang, quy
định về chế độ người quản lý tài sản nhằm giám sát quá trình tiến hành tổ chức
lại hoạt động kinh doanh của DN phá sản. Năm 1938 Hoa Kỳ lại tiếp tục sửa
đổi, bổ sung chi tiết các nội dung về thủ tục phục hồi (được quy định ở chương
10 và chương 11 Luật phá sản Liên bang). Năm 1978, Mỹ thông qua Luật phá
sản sửa đổi với hai chương rất nổi tiếng là chương 7 (về thủ tục thanh toán) và
chương 11 (thủ tục phục hồi), được nhiều học giả đánh giá là “cuộc cách mạng
thứ hai” đối với luật phá sản. Sau đó, Luật phá sản của Hoa Kỳ được sửa đổi,
bổ sung qua các năm 1984, 1994, 1998, 2001, 2003 và 2005. Hiện nay, khái
niệm về phá sản của Mỹ và các quy định ở hai chương 7 và chương 11, đặc biệt
ở chương 11 của Luật phá sản Hoa Kỳ được nhiều nước học tập kinh nghiệm
khi xây dựng luật phá sản của mình, ví dụ như các quy định trong Luật “tái tạo
công ty” của Nhật; quy định về “chế độ tái cơ cấu” trong Luật phá sản DN của
Trung Quốc, Đài Loan…

Ở Pháp, luật phá sản hình thành từ rất sớm và chịu nhiều ảnh hưởng của
luật phá sản La Mã. Từ những quy định được chính thức luật hóa về lĩnh vực phá
sản trong Bộ luật Thương mại năm 1807 đến năm 1967 với sự ra đời của Luật
ngày 13/7/1967 và Pháp lệnh ngày 23/9/1967 các quy định của luật phá sản Pháp

8
TS Phạm Duy Nghĩa - Khoa Luật, ĐHQG “Đi tìm triết lý của luật phá sản” Bài tham luận tại hội thảo lấy ý kiến
về Luật phá sản DN (sửa đổi)  - tổ chức ngày 20/11/2003 tại VCCI.

11
đã thay đổi mục tiêu, hướng tới “hồi sinh” sự hoạt động của con nợ thay cho chỉ
bảo vệ chủ yếu cho lợi ích của chủ nợ như trước đây. Các văn bản này đã phân
biệt rõ ràng bốn thủ tục:

(i) thủ tục thanh toán (Le règlement judiciaire) quy định sau khi kết toán
các khoản nợ, DN có thể tiếp tục hoạt động bình thường;

(ii) thủ tục thanh lý tài sản (La liquidation des biens) nhằm loại bỏ các
DN không có khả năng phục hồi; 

(iii) thủ tục phá sản cá nhân (La faillite personnelle) 

và (iv) thủ tục tạm ngừng truy tố (La suspension provisoire


des poursuites). 

Tiếp đó, Pháp đã lần lượt ban hành thêm hai đạo luật mới.  Đó là Luật
ngày 01/03/1984 về thủ tục phòng ngừa các khó khăn (Prévention des
difficultés) và giải quyết thông qua thỏa thuận (Règlement amiable) và Luật
ngày 25/01/1985 về thủ tục  phục hồi hoạt động (Redressement judiciaire) cũng
như thanh lý DN bị phá sản (Liquidation judiciaire). Chính phủ Pháp cũng ban
hành thêm Pháp lệnh số 2008-1345 ngày 18/12/2008 sửa đổi Luật về DN lâm
vào tình trạng khó khăn và Nghị định số 2009-160 ngày 12/02/2009 hướng dẫn
áp dụng Pháp lệnh số 2008-1345. Hai văn bản này có một số sửa đổi, bổ sung
về các thủ tục dự báo và giải quyết tình trạng khó khăn của DN song vẫn giữ lại
các nội dung cơ bản đã được đề cập trong Luật năm 2005. Cả Luật năm 2005
và Pháp lệnh số 2008 – 1345 đều đã được đưa vào Bộ luật Thương mại Pháp
năm 2009.
2. Sự hình thành pháp luật phá sản ở Việt Nam
Thực tế thì các chế định liên quan đến phá sản, ví như: đảm bảo trả nợ,
chịu trách nhiệm, hình phạt khi không trả được nợ, bảo lãnh trả nợ, cầm cố tài
vật… đã xuất hiện từ khá sớm tại Việt Nam trong các đạo cổ luật. Các đạo luật
cổ của Việt Nam còn lưu đến ngày hôm nay có nhiều điều khoản bắt người kết
12
ước phải thi hành cam kết trả nợ khi vay, nếu không sẽ phải chịu các hình phạt
khá khắc nhiệt.

Chẳng hạn, liên quan đến chế định bảo lãnh, theo Điều 590 Bộ luật Hồng
Đức, nếu người mắc nợ bỏ trốn, thì người bảo chủ phải trả tiền nợ gốc thay cho
người bỏ trốn. Tuy nhiên, nếu trong khế ước quy định rõ bảo chủ phải trả thay
cho đồng bạn, thì nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) đều phải được thực hiện, nếu
trái luật thì bị phạt 80 trượng. Điều 590 còn quy định “nếu người mắc nợ có con,
thì được đòi ở con”.

Liên quan đến chế định cầm cố đồ vật, các loại ruộng đất có thể bị cầm
cố để đổi lấy khoản vay. Theo cổ luật Việt Nam, có thể khái quát 3 hình thức
cầm cố ruộng đất như sau: thế chấp ruộng đất để vay một khoản tiền nào đó,
đáo hạn chủ nợ hoàn lại ruộng đất sau khi bù trừ đi các hoa màu do chủ nợ thu
được cộng với gốc và lãi: thế chấp ruộng đất để vay khoản tiền tương đương
với giá trị ruộng đất đó, đáo hạn người vay phải chuộc lại ruộng đất bằng số
tiền đã vay; thế chấp ruộng đất để vay tiền, đáo hạn không trả được nợ thì
người đi vay phải cam kết bán ruộng đất cho chủ nợ. Ngoài cầm cố, thế chấp
bằng ruộng đất, người đi vay có thể bảo đảm trả nợ bằng nhân công. Cụ thể,
nếu người đi vay không trả được nợ, họ phải đi “ở đợ”, “ở thuê”, “làm không
công” cho chủ nợ.

Trong cả hai bộ cổ luật nổi tiếng của Việt Nam là Hồng Đức và Gia Long,
các chế định về “bắt nợ” bao gồm cả việc bắt giữ đồ đạc, của cải và thậm chí
người mắc nợ được quy định khá rõ ràng. Trong một số trường hợp, khi người đi
vay không trả được nợ, người chủ nợ có quyền thưa quan và áp dụng một số biện
pháp để bắt nợ kiểu “tự xử”. Luật Gia Long quy định, chủ nợ có thể cầm tù
người mắc nợ để cưỡng bách trả nợ: nếu số nợ dưới 30 lạng bạc. Trường hợp
này, thời gian giam giữ là một năm. Nếu quá một năm mà quả thực con nỡ vẫn
mất khả năng thanh toán, họ sẽ không bị đòi nợ nữa nhưng bị đánh trượng tùy

13
thuộc vào số nợ nhiều hay ít. Nếu số nợ trên 30 lạng bạc và sau khi bị giam giữ
trên một năm mà con nợ vẫn mất khả năng thanh toán, chủ nợ có thể tâu lên nhà
vua để nhà vua tùy nghi quyết định.

Về chế định thanh toán tài sản, Điều 592 Bộ luật Hồng Đức quy định “nếu
người mắc nợ là quan từ cửu phẩm trở lên, mắc nợ quá nhiều mà không có đủ tài
sản trả hết các khoản nợ, được quyền tâu xin thanh toán tài sản, chia cho các chủ
nợ tùy theo số nợ nhiều hay ít…Người mắc nợ không được giấu diếm tài sản,
trái luật bị phạt 80 trượng. Chủ nợ nào tìm được tài sản dấu được phép xin lấy đủ
nợ.”

Như trên có thể thấy, các chế định liên quan đến phá sản đã hiện hữu trong
cổ luật Việt Nam, đặc biệt từ thời Lê (thế kỉ 15) và thời Nguyễn (thế kỉ 19). Tuy
nhiên, các chế định này vẫn khá rời rạc, được quy định một cách lẻ tẻ, chưa tạo
thành hệ thống hoàn chỉnh về pháp luật phá sản. Pháp luật về phá sản ở Việt
Nam chỉ thực sự hình thành từ thời Pháp thuộc, nhưng phần lớn ở miền Nam và
trên thực tế dường như rất ít được áp dụng. Cũng như các nước thuộc địa khác,
pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật thực dân. Những quy
định về khánh tận, thanh toán tư pháp phá sản cũng đã có trong Bộ luật Thương
mại Sài Gòn9. Hai đạo luật điều chỉnh phá sản đã được ban hành tại Việt Nam
trước đây là Luật Phá sản trong Luật Thương mại Trung phần tại miền Trung
Việt Nam ngày 02/06/1942 và Luật Phá sản trong Luật Thương mại miền Nam
Việt Nam năm 197310.

Tuy nhiên, sau năm 1975, trong khoảng trên dưới 10 năm, Việt Nam
không chủ trương thực hiện nền kinh tế cạnh tranh nhiều thành phần nên khái
niệm về phá sản hầu như không xuất hiện. Trong thời kỳ này, đất nước gặp nhiều
thách thức: vừa mới bước chân khỏi vũng lầy chiến tranh, lại phải đối mặt với
9
PGS.TS Dương Đăng Huệ - Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế Bộ Tư pháp, Báo cáo phúc trình đề tài: “Đánh giá
thực trạng, thực hiện nghiên cứu, phân tích khuyến nghị hoàn thiện Luật Phá sản DN và các quy định pháp luật
khác có liên quan”; năm 2002, tr.3 - 6.
10
PHAN THỊ THU HÀ, Sđd, tr.6

14
cấm vận, thiếu thốn hàng hóa, nền kinh tế tự cung tự cấp và thói quan liêu, bao
cấp đã làm đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng khá trầm trọng và toàn diện. Phải
đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện đổi mới nền kinh tế-xã hội và bước đầu
tiếp nhận nền kinh tế hàng hóa cạnh tranh, với sự xuất hiện của nhiều thành phần
sở hữu. Mặc dù vậy, phải đến đầu những năm 1990, các chế định pháp lý về DN,
đầu tư, kinh doanh bao gồm cả các chế định về phá sản mới được được hình
thành một cách cơ bản.

2.1. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), khi nước ta chuyển từ nền
kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
thì các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau (nhà nước, tư nhân, có vốn
đầu tư nước ngoài…) mới được thành lập và cạnh tranh bình đẳng. Trong quá
trình hoạt động của các DN, bắt đầu xuất hiện hiện tượng cạnh tranh, đào thải,
chọn lọc tự nhiên để dẫn đến một tất yếu khách quan: các DN làm ăn kém hiệu
quả, thua lỗ, mất khả năng thanh toán buộc phải giải thể hoặc phá sản, các DN
làm ăn tốt tiếp tục phát triển.

Trước tình trạng đó, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 được hình
thành là một xu hướng tất yếu. Đây là văn bản pháp lý chính thức đầu tiên của
Việt Nam sau năm 1975 điều chỉnh toàn bộ các vấn đề liên quan đến phá sản của
các DN. Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội khóa IX thông qua ngày
30/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 01/07/1994, bao gồm 6 chương, 52 điều, quy
định chung về phá sản doanh nghiệp (“PSDN”), thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn
yêu cầu tuyên bố PSDN, HNCN, tuyên bố PSDN, thi hành quyết định tuyên bố
PSDN và xử lý vi phạm. Vào thời điểm xây dựng Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993, kinh tế nhà nước là chủ đạo và các doanh nghiệp nhà nước là trọng
tâm của nền kinh tế. Với hướng tiếp cận như vậy, dường như Luật phá sản doanh
nghiệp năm 1993 được thiết kế với trọng tâm hướng vào việc tái cơ cấu hệ thống

15
các doanh nghiệp nhà nước. Triết lý cơ bản của Luật phá sản doanh nghiệp năm
1993 phản ảnh tư tưởng và chính sách cũ kỹ của nền kinh tế mới ở giai đoạn đầu
của thời kỳ đổi mới, do vậy chưa chú trọng đến các thành phần kinh tế khác.
Ngoài ra, Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 cũng chỉ đi theo một hướng duy
nhất là chú trọng giải quyết sản nghiệp còn lại của con nợ, không quan tâm đến
tái cơ cấu DN bị mất khả năng thanh toán. Với xuất phát điểm như vậy, Luật phá
sản doanh nghiệp năm 1993 có rất nhiều quy định khó áp dụng, thiếu tính khoa
học, xa dời thực tế và về cơ bản đã không thành công với mục tiêu đề ra ban đầu.

2.2. Luật phá sản năm 2004

Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 ra đời bước đầu đã tạo lập được một
hành lang pháp lý sơ bộ, giải quyết các vấn đề phá sản của DN. Tuy nhiên luật
này được xây dựng trong điều kiện nước ta mới chuyển sang cơ chế quản lý kinh
tế mới, việc phá sản và giải quyết phá sản hầu như chưa xảy ra, các kinh nghiệm
thực tiễn chưa có nhiều11. Cụ thể, tính đến năm 2003, sau gần 10 năm thi hành
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, toàn ngành toà án chỉ thụ lý có 151 đơn
yêu cầu tuyên bố PSDN, trong đó chỉ tuyên bố được 46 DN bị phá sản.12

Nhiều quy định của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 còn bất cập,
không phù hợp với thực tế khách quan. Nguyên nhân là do bộ luật này được xây
dựng từ đầu những năm 90, là những năm đầu của tiến trình đổi mới, hiểu biết và
kinh nghiệm về nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn ít, điều kiện tham khảo
các quy định của pháp luật nước ngoài về phá sản còn bị hạn chế, hệ quả là cơ
quan lập pháp còn chưa lường trước được nhiều vấn đề cần quy định trong luật
phá sản.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, tòa án
nhân dân (“TAND”) tối cao đã được giao trọng trách chủ trì soạn thảo một bộ
luật mới thay thế cho Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Ngày 15/06/2004
11
PHAN THỊ THU HÀ, sđd, tr.11.
12
PHAN THỊ THU HÀ, sđd, tr.12.

16
Quốc hội đã thông qua Luật phá sản năm 2004 thay thế Luật phá sản doanh
nghiệp năm 1993, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2004. Luật phá sản năm
2004 bao gồm 9 chương và 95 điều, quy định và giải quyết hầu hết các vấn đề
liên quan đến giải thể DN.

So với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì Luật phá sản năm 2004 đã
đơn giản hóa khái niệm “tình trạng phá sản” tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến
hành thủ tục phá sản. Trước đây, theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì
DN lâm vào tình trạng phá sản khi:

(i) gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh;

(ii) thua lỗ trong 02 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ
đến hạn hoặc không trả đủ lương cho người lao động trong 03 tháng liên tiếp,

và (iii) đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh
toán nợ đến hạn. Đây là một quy định rắc rối và phức tạp.

Thực tiễn cho thấy điều kiện xác định tình trạng phá sản của DN như vừa
nêu gây khó khăn cho việc mở thục tục phá sản. Ví dụ, nếu DN làm ăn thua lỗ
trong 02 năm liên tiếp thì khi phá sản họ chẳng còn lại tài sản gì, các thủ tục còn
lại chỉ nhằm xóa sổ DN mà không còn tính đến khả năng phục hồi được DN.
Khắc phục tình trạng đó, Luật phá sản năm 2004 đã đề ra tiêu chí xác định tình
trạng phá sản dễ hơn nhiều. Chỉ cần “DN, hợp tác xã (“HTX”) không có khả
nang thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm
vào tình trạng phá sản.”

Luật phá sản năm 2004 cũng đi theo hướng giảm thiểu các thủ tục mà chủ
nợ phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, không bắt buộc chủ nợ
phải cung cấp cho toà án các giấy tờ, tài liệu để chứng minh rằng DN mắc nợ đã
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, chỉ cần chứng minh chủ nợ đã đòi nợ

17
nhưng không được DN mắc nợ thanh toán nợ đến hạn là đã có cơ sở để yêu cầu
tuyên bố DN phá sản.

Nếu như trước đây thời hạn nợ lương của DN, HTX đối với người lao
động (03 tháng) được coi là một điều kiện để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, thì với Luật phá sản năm 2004, quy định này đã được dỡ bỏ. Người lao động
có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX khi họ không
được trả lương cũng như các khoản nợ khác và trên cơ sở đó, họ cho rằng DN,
HTX đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản. Nói cách khác, người lao động
không cần đợt hết 03 tháng kể từ ngày DN, HTX không trả được nợ lương, để
tiến hành thủ tục phá sản đối với DN, HTX mà có thể tiền hành ngay khi DN,
HTX đó thất bại trong việc trả nợ lương cho họ (tất nhiên, trong một khoảng thời
gian hợp lý).

Luật phá sản năm 2004 cũng mở rộng đối tượng nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản bao gồm cả chủ sở hữu DN nhà nước, cổ đông công ty cổ phần…
nhằm tạo điều kiện để các chủ thể này tiến hành các thủ tục phá sản, giúp chấm
dứt tình trạng DN hầu như không có cơ hội phục hồi mà chủ DN không thể tự
mình yêu cầu xin phá sản DN đó.

Luật phá sản năm 2004 cũng quy định rõ hơn các biện pháp bảo toàn tài
sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản nhằm tạo khả năng hồi phục cho
DN, HTX đó, Ví dụ, tại Điều 43, 44, luật quy định các giao dịch nhằm tẩu tán
hoặc cố ý làm thất thoát tài sản sẽ bị tuyên vô hiệu. Ngoài ra, với các hợp
đồng đang có hiệu lực, tòa cũng có thể đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu xét
thấy việc thực hiện hợp đồng đó gây bất lợi cho DN, HTX lâm vào tình trạng
phá sản.

Các cách xác định tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cũng
được quy định rõ hơn. Cụ thể, Luật phá sản năm 2004 quy định tài sản của DN,
HTX lâm vào tình trạng phá sản bao gồm không chỉ tài sản, quyền về tài sản mà

18
DN, HTX có tại thời điểm tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà còn
bao gồm cả các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền tài sản mà DN, HTX
sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trước đó, theo Luật phá sản doanh nghiệp năm
1993 thì tài sản của DN, HTX chỉ dừng lại ở những tài sản của con nợ ở thời
điểm có quyết định mở thủ tục phá sản.

Về thứ tự ưu tiên thanh toán, Luật phá sản năm 2004 và Luật phá sản
doanh nghiệp năm 1993 có nhiều điểm tương đồng: đó là ưu tiên thanh toán chi
phí phá sản và các khoản nợ lương người lao động trước khi thanh toán cho các
chủ nợ khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Luật phá sản năm 2004 đã không ưu
tiên thanh toán các khoản DN, HTX nợ thuế mà coi đó là các khoản nợ không có
bảo đảm như các khoản nợ của các chủ nợ không có bảo đảm khác. Việc bỏ quy
định về ưu tiên thanh toán tiền nợ thuế là xác đáng, tạo ra sự bình đẳng giữa các
chủ nợ, coi các khoản nợ nhà nước và khoản nợ đối với các tổ chức, cá nhân
khác là như nhau.

Sau gần 10 năm được áp dụng, có thể nói Luật phá sản năm 2004 đã thể
hiện được vai trò là một trong những công cụ pháp lý quan trọng thúc đẩy sự
phát triển kinh tế của Việt Nam trong việc thể chế hóa chính sách kinh tế của nhà
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, HTX đang trong tình trạng sản xuất
kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự,
góp phần tái phân phối tài sản; thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị
trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ13.

2.3. Luật phá sản năm 2014

Theo báo cáo tổng kết 09 năm thi hành Luật phá sản năm 2004 (2004-
2013), Luật phá sản năm 2004 đã bộc lộ một số hạn chế tác động tiêu cực đến
việc thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của DN, HTX, nền tảng của hoạt động

13
Báo cáo tổng kết thi hành LPSDN năm 2004 số 55/BC-TANDTC của TAND tối cao, ngày 23/09/2013.

19
sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế; có những quy định của Luật phá sản năm
2004 mâu thuẫn, chưa tương thích với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có
những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ
ràng và còn có những cách hiểu khác nhau; có những quy định chưa đảm bảo
được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng
như DN, HTX bị yêu cầu tuyên bố phá sản; có những quy định chưa tương
thích với pháp luật quốc tế, có các quy định của Luật phá sản năm 2004 không
tạo điều kiện thuận lợi cho DN, HTX tiến hành các thủ tục phá sản... Những
hạn chế trên dẫn đến hiệu quả áp dụng quy định Luật phá sản năm 2004 vào
thực tiễn không cao14.

Mặt khác, sau khi Luật phá sản năm 2004 được ban hành, ngày
24/05/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020; trong đó tại Mục 3 Phần II về xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh có nhận định: “xác định rõ trách
nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo
đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu,...Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền
tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật
không cấm. Tạo cơ sở pháp luật để công dân tích cực huy động mọi tiềm năng,
nguồn lực và phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống
của bản thân, gia đình và góp phần làm giàu cho đất nước. Tạo lập môi trường
pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một
khung pháp luật chung cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ đặc
14
Theo trang thông tin hỗ trợ đăng ký DN thì năm 2012 đăng ký 69.874 DN, trong đó dừng hoạt động và giải thể
là 54.261 (có 44.906 DN dừng và 9.355 giải thể). Trong khi đó 9 năm thi hành LPSDN năm 2004, Tòa án thụ lý
tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 236 trường hợp (trong đó
Toà án quyết định tuyên bố phá sản 83 trường hợp, còn 153 vụ việc chưa ra Quyết định tuyên bố phá sản). Như
vậy có thể thấy số lượng đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản so với số lượng DN ngừng hoạt động là rất thấp; có
thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có nguyên nhân quy định pháp luật phá sản chưa phù hợp
với tình hình kinh tế và xã hội, không tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức yêu cầu tuyên bố phá sản.

20
quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống
nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Hoàn
thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thoả thuận của các bên giao
kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công
cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế. Đổi mới cơ bản pháp
luật về phá sản15”.

Bên cạnh đó, ngày 19/02/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 339/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển
đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2013–2020, trên cơ sở tôn trọng, bảo đảm thực hiện bình
đẳng quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh.

Triển khai tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 nêu trên
và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn
2013–2020 của Chính phủ, nhận thức được những hạn chế, bất cập của thực tiễn
thi hành Luật phá sản năm 2004, TAND tối cao đã đề nghị và được Quốc hội
quyết định đưa Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII (2011-2016).

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XIII, Luật phá sản năm 2014 đã chính thức
được thông qua ngày 19/06/2014, bao gồm 9 chương, 133 điều và sẽ có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/01/2015 đồng thời thay thế cho Luật phá sản năm 2004.
Đây có thể coi là bước tiến đáng kể của Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp
luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng
DN trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết. Luật phá sản năm 2014 là

15
Tờ trình về Dự án Luật Phá sản sửa đổi, TANDTC, Số. 03/TTr-TANDTC, ngày 26/08/2013.

21
bộ luật hoàn chỉnh nhất và đầy đủ nhất trong việc giải quyết các vấn đề phá sản
của DN.

So với các luật phá sản trước đây, Luật phá sản năm 2014 đi theo hướng
mở rộng hơn các đối tượng được nộp đơn xin yêu cầu tuyên bố phá sản. Trước
tiên, Luật phá sản năm 2014 quy định chủ nợ không có bảo đảm, có bảo đảm
một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03
tháng kế từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ
thanh toán. Bên cạnh đó, người lao động, công đoàn cũng có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa
vụ trả lương, mà DN không trả.

Về mặt thẩm quyền giải quyết phá sản của tòa án, Luật phá sản năm 2014
tiếp thu tinh thần của Luật phá sản năm 2004 nhưng có cải tiến hơn khi quy định
TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX có trụ sở
chính tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó trong khi theo luật cũ, tòa
án cấp huyện chỉ được giải quyết phá sản đối với HTX. Tòa án nhân cấp tỉnh có
thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó
và vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở
nước ngoài; DN, HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại
diện ở nhiều quận, huyện thuộc tỉnh khác nhau; vụ việc phá sản thuộc thẩm
quyền của tòa án cấp huyện nhưng tòa án cấp tỉnh lấy lên giải quyết.

Bên cạnh đó, Luật phá sản năm 2014 có một số quy định mới. Ví dụ: các
giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện trong 06 tháng
trước ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản nếu đó là giao dịch liên quan
đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; chuyển khoản nợ không có
bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của DN,
HTX; tặng cho tài sản; giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của DN,
HTX; giao dịch khác nhằm tẩu tán tài sản của DN, HTX …thì đều bị coi là vô

22
hiệu. Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng (“TCTD”) lần đầu tiên được quy định
trong Luật phá sản năm 2014. Trong đó luật yêu cầu TCTD phải có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp TCTD không nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với TCTD đó.

Ngoài ra, Luật phá sản năm 2014 còn bổ sung phương án thương lượng
giữa các bên trước khi tòa thụ lý đơn yêu cầu của chủ nợ. Theo đó, trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày TAND nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
hợp lệ, DN, HTX mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi TAND để các bên thương lượng
việc rút đơn. TAND ấn định thời gian thương lượng nhưng không quá 20 ngày
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Trường hợp các
bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì
TAND trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp thương lượng không
thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng
thì TAND thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá
sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định.

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT PHÁ SẢN TẠI VIỆT NAM

1. Tình hình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993

Có thể nói, hệ thống pháp luật về phá sản của Việt Nam hình thành và phát
triển muộn hơn so với các nước trên thế giới và khu vực. Hệ thống văn bản pháp
luật điều chỉnh về phá sản trong giai đoạn này (ngoài Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993) bao gồm chủ yếu các văn bản sau đây:

- Nghị định số 189/CP ngày 23/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993;

23
- Nghị định số 92/CP ngày 19/12/1995 của Chính phủ về giải quyết quyền
lợi của người lao động ở DN bị tuyên bố phá sản;

- Quyết định số 528/QĐBT ngày 13/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp


ban hành quy chế làm việc của Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh lý tài sản;

- Quyết định số 426/QĐ ngày 01/07/1994 của TAND tối cao về quy chế
làm việc của tập thể thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
DN;

- Công văn số 457/KHXX ngày 21/07/1994 của TAND tối cao về việc áp
dụng một số quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

Về thực tế thi hành, có thể thấy rằng Luật phá sản doanh nghiệp năm
1993 chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết phá sản trong cộng đồng DN, số
lượng đơn yêu cầu tuyên bố phá sản rất ít, không phản ánh đầy đủ tình hình
hoạt động của các DN, HTX tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1993 – 2003. Theo
số liệu thống kê của TAND tối cao ngày 05/09/2003 thì trong vòng 09 năm từ
1993 đến 2002, toàn ngành tòa án chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
DN (trung bình mỗi năm có 17 đơn) nhưng chỉ giải quyết được 95 đơn, chiếm
62,9% (trong đó tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với 46 DN, đình chỉ
giải quyết 11 vụ, tạm đình chỉ và hòa giải thành 26 vụ, ra quyết định không mở
thủ tục 12 vụ16.

Như vậy còn 56 trường hợp có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN nhưng
tòa án chưa giải quyết được. Con số đơn yêu cầu giải quyết phá sản trong giai
đoạn 10 năm đầu từ khi Luật phá sản doanh nghiệp 1993 ra đời là khá khiêm
tốn so với tổng số các DN đang hoạt động trên nền kinh tế cũng như đánh giá
hiệu quả điều chỉnh pháp luật phá sản. Theo số liệu thống kê thì đến năm

16
Báo cáo tình hình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (từ 1994 đến hết năm 2002) của TAND
Tối cao ngày 05/09/2003.

24
2003, cả nước có khoảng 120.000 DN thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt
động17.

2. Tình hình thực hiện Luật phá sản năm 2004

Về công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật phá sản năm 2004, có thể thấy Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã rất nỗ lực trong việc tạo điều kiện thuận lợi để Luật phá sản năm 2004
được áp dụng và thi hành có hiệu quả. Hệ thống văn bản pháp luật về phá sản
(ngoài Luật phá sản năm 2004) trong giai đoạn này bao gồm:

- Nghị quyết số 03/2005/NQ-TANDTC ngày 28/04/2005 của Hội đồng


Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản
năm 2004;

- Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC ngày 27/04/2005 của Chánh án


TAND tối cao về Quy chế làm việc của Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục
phá sản;

- Nghị định số 94/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/07/2005 về giải


quyết quyền lợi của người lao động ở DN, HTX bị phá sản;

- Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/07/2006 hướng dẫn
việc áp dụng Luật phá sản năm 2004 đối với DN đặc biệt và tổ chức, hoạt động
của Tổ quản lý, thanh lý tài sản;

- Nghị định số 114/2008/NĐ-CP ngày 03/11/2008 của Chính phủ hướng


dẫn thi hành một số điều của Luật phá sản năm 2004 đối với DN hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác;

- Thông tư liên tịch số 19/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 19/02/2008 của Bộ


Tài chính, Bộ Tư pháp về hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán

17
Hội nghị sơ kết 04 năm thi hành Luật Doanh nghiệp được tổ chức tại Hà Nội ngày 04/11/2003.

25
kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh
lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản;

- Nghị định số 10/2009/NĐ-CP ngày 06/02/2009 của Chính phủ về quy


định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản;

- Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Chính phủ quy định
việc áp dụng Luật phá sản năm 2004 đối với các TCTD.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và
hướng dẫn thực hiện các quy định về phá sản, các công văn trao đổi nghiệp vụ
liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong giai đoạn này bao
gồm:

- Công văn số 220/THA-NV2 ngày 12/04/2005 hướng dẫn nghiệp vụ gửi


Phòng Thi hành án các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Công văn số 26/2006/KHXX ngày 06/03/2006 về thủ tục phá sản DN gửi
TAND tỉnh Hà Tĩnh;

- Công văn số 122/2007/KHXX ngày 04/09/2007 trả lời TAND tỉnh Bình Thuận;

- Công văn số 65/KT ngày 21/05/2008 về việc báo cáo tình hình giải quyết
phá sản của Tòa kinh tế TAND tối cao;

- Công văn số 162/TKT ngày 06/08/2009 trao đổi với TAND tỉnh Bình Định;

- Công văn số 21/TANDTC-KHXX ngày 22/02/2013 về thẩm quyền ra


quyết định giảm giá tài sản khi bán đấu giá không thành tài sản của DN, HTX
lâm vào tình trạng phá sản.

So với với tình hình thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, tình
hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản DN theo Luật phá sản năm
2004 đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hiệu quả giải
quyết việc phá sản ở các cấp toà án vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Theo

26
báo cáo tổng kết của TAND tối cao, trong giai đoạn 04 năm đầu từ khi Luật
phá sản năm 2004 có hiệu lực (2004-2008), cả nước đã có 195 vụ phá sản được
thụ lý. Tình hình thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu giải quyết phá sản là như sau:

- Năm 2005, toàn ngành tòa án đã thụ lý mới 11 vụ. Năm 2004 chuyển qua
03 vụ, tổng cộng 14 vụ. Toà án đã giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%); còn tồn
chuyển sang năm 2006 là 13 vụ18.

- Năm 2006, toàn ngành toà án đã thụ lý mới 40 vụ; có 13 vụ từ năm 2005
chuyển qua, tổng cộng là 53 vụ. Đã giải quyết được 16 vụ, đạt tỷ lệ 30,2%19.

Năm 2007, toàn ngành toà án đã thụ lý mới 144 vụ phá sản, trong đó,
TAND cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, TAND cấp huyện thụ lý 24 vụ. Năm 2006 chuyển
qua 31 vụ, tổng cộng là 175 vụ việc. Trong số đó, toà án đã ra quyết định mở thủ
tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả
lại đơn 01 vụ. TAND cấp huyện giải quyết xong tất cả 24 vụ đã thụ lý (đều ra
quyết định tuyên bố phá sản), đạt 100% 20. Còn lại 151 vụ phá sản do TAND cấp
tỉnh thụ lý được giải quyết như sau:

- Quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ,

- Quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 04 vụ,

- Quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ,

- Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản 75 vụ,

- Còn tồn lại 51 vụ đang được tiếp tục giải quyết.

Qua thực tiễn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp từ năm 1993 đến trước
khi có Luật phá sản năm 2014, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

18
Bộ Tư pháp, Trung tâm tư vấn pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ, GTZ (MPI-GTZ SME DEVELOPMENT
PROGRAM), thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật về kinh doanh tại Việt
Nam.
19
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.23.
20
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.24.

27
Thứ nhất, tỷ lệ DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản còn ít, chưa phản
ánh đúng thực trạng tài chính thực tế của các chủ thể kinh doanh. Luật phá sản
đã phát huy tác dụng trong việc lành mạnh hoá môi trường hoạt động sản xuất,
kinh doanh; khắc phục được một phần tình trạng nhiều DN trên thực tế đã mất
khả năng thanh toán đáng lẽ phải chấm dứt hoạt động nhưng vẫn tồn tại, gây ảnh
hưởng xấu đến hoạt động của các DN khác như trước đây. Qua kết quả giải
quyết phá sản của TAND cho thấy, đã có sự chuyển biến ngày càng tích cực
trong việc thực thi Luật phá sản. Tuy nhiên, so với hơn nửa triệu DN, HTX đang
hiện hữu, thì tỷ lệ DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ, chưa phản
ánh đúng tình trạng tài chính thực tế của các DN, HTX.

Tình trạng nhiều DN hoạt động thua lỗ nhưng không được xử lý bằng thủ
tục phá sản mà lại xử lý bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và
các thủ tục khác vẫn còn phổ biến. Trong tổng số báo cáo của địa phương 21 thì có
đến 09/30 địa phương không thụ lý vụ việc phá sản nào. Trong số các địa
phương có thụ lý vụ việc phá sản thì số lượng rất khiêm tốn, tập trung ở một số
tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội (31 vụ), Hồ Chí Minh (27 vụ), Đà Nẵng (10 vụ),
Thừa Thiên Huế (33 vụ), Đắc Lăk (11 vụ), Lâm Đồng (6 vụ) …

Thứ hai, quá trình tiến hành thủ tục phá sản còn bị kéo dài. Mặc dù
LPSDN đã được ban hành từ khá sớm, nhưng ở hầu hết các tòa án địa phương
việc giải quyết phá sản mới tiến hành đến việc ra quyết định mở thủ tục thanh lý
tài sản, còn việc ra quyết định tuyên bố phá sản là rất ít, chủ yếu là quyết định
tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong trường hợp đặc biệt. Ví dụ: TAND thành
phố Đà Nẵng thụ lý 10 đơn yêu cầu, đã ra 10 quyết định mở thủ tục thanh lý tài
sản, có quyết định ra từ tháng 12/2004, nhưng cho đến đầu tháng 6/2008 vẫn
chưa ra được quyết định tuyên bố phá sản đối với DN, HTX nào 22; TAND thành
phố Hồ Chí Minh ra được 4 quyết định tuyên bố phá sản trong số 27 việc phá sản

21
Công văn số 65/KT ngày 21/05/2008 của TAND Tối cao.
22
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.24.

28
đã thụ lý23; TAND tỉnh Thừa Thiên Huế ra 28 quyết định tuyên bố phá sản trong
số 33 việc thụ lý24. Trong đó, TAND cấp huyện ra 27 quyết định tuyên bố HTX
bị phá sản trong trường hợp đặc biệt.

Việc thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN còn bị
kéo dài như trên là do nhiều nguyên nhân mà trước hết là xuất phát từ những hạn
chế không chỉ của Luật phá sản mà còn từ các văn bản hướng dẫn thi hành, và
các văn bản pháp luật có liên quan. Việc chấp hành các quy định của pháp luật
về giải quyết phá sản của DN và các bên liên quan cũng chưa được tuân thủ một
cách nghiêm túc (như vi phạm về thời hạn tố tụng, vi phạm về nghĩa vụ nộp tài
liệu, báo cáo về tình hình kinh doanh, báo cáo kiểm kê, tài chính của DN ...).
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho việc giải quyết yêu cầu
mở thủ tục phá sản bị kéo dài, gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, tình trạng chấp hành các quy định về chế độ tài chính - kế toán
trong các DN còn yếu kém là một trong những nguyên nhân làm suy giảm hiệu
lực của pháp luật phá sản. Qua thực tiễn thi hành Luật phá sản cho thấy, nhiều
DN không tuân theo những quy định về tài chính - kế toán hiện hành, sổ sách kế
toán còn sơ sài, thậm chí có những DN không có sổ sách kế toán, dẫn đến công
nợ không rõ ràng, gian dối về chứng từ kế toán. Sự không minh bạch về tài chính
khiến cho toà án rất khó xác định tình trạng phá sản của DN, do đó, đã ảnh
hưởng lớn đến tiến độ giải quyết phá sản DN cũng như việc thi hành quyết định
thanh lý tài sản của DN.

Thứ tư, số lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ (thẩm phán, chấp hành
viên ...) còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác giải quyết phá sản DN.
Việc giải quyết phá sản đòi hỏi mỗi thẩm phán không chỉ am hiểu sâu sắc về nội
dung Luật phá sản mà còn về các lĩnh vực chuyên ngành khác như tài chính,
ngân hàng, quản lý kinh tế, kế toán thống kê và các ngành luật khác. Thực tế cho
23
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.24.
24
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.24.

29
thấy, đội ngũ thẩm phán, chấp hành viên còn hạn chế về trình độ, năng lực ở
nước ta hiện nay đã làm cho pháp luật phá sản chưa thực sự phát huy hiệu quả là
một công cụ xử lý nợ.

Thứ năm, hiệu quả giải quyết phá sản còn kém; số nợ phải thu thấp hơn số
nợ phải trả, tỷ lệ thu hồi nợ rất thấp. Đây cũng là lý do các chủ nợ không muốn
thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thay vào đó họ thực hiện
quyền khởi kiện vụ án dân sự để đòi nợ theo thủ tục tố tụng dân sự sẽ hiệu quả
hơn, vì nếu DN, HTX còn tài sản, thì khi thi hành án kết quả bán đấu giá tài sản
không phải phân chia ... Ví dụ: trường hợp phá sản Công ty thủy sản khu vực II
Đà Nẵng: Số nợ phải thu 10.479.775.313 Đồng; số nợ phải trả 50.498.514.864
Đồng; số nợ đã thu 100.000.000 Đồng, đạt tỷ lệ 0.95%25.

Thứ sáu, tỷ lệ phục hồi DN sau khi mở thủ tục phá sản là rất thấp. Luật
phá sản năm 2004 đã được xây dựng theo hướng là một công cụ nhằm phục hồi
DN, tuy nhiên, trên thực tế, luật vẫn chưa phát huy được hiệu quả này. Trong
tổng số 30 địa phương có báo cáo về TAND tối cao thì chỉ có 01 vụ việc phá sản
tại TAND tỉnh Lâm Đồng được giải quyết với kết quả phục hồi doanh nghiệp (Xí
nghiệp Dâu Tằm tơ tháng tám)26.

Tính kém hiệu quả của Luật phá sản đã làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường kinh doanh của nước ta. Theo kết quả công bố trong Doing Business
2008, về thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh (trong đó có thủ tục phá sản),
Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới; thủ tục phá sản vẫn
bị coi là kéo dài (trung bình là 05 năm), hiệu quả thu hồi nợ thấp (thông thường
chủ nợ chỉ thu hồi khoảng 18% số nợ)27.

25
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.26.
26
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.26.
27
Bộ Tư pháp, Sđd, tr.27.

30
PHẦN THỨ 2
GIỚI THIỆU LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2014

I. BỐ CỤC LUẬT PHÁ SẢN 2014


Luật phá sản gồm 14 chương, 133 điều, cụ thể như sau:

- Chương I: Những quy định chung, gồm 25 điều từ Điều 1 đến Điều 25
quy định về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật phá sản; giải
thích từ ngữ; người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trách nhiệm cung
cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; thẩm quyền
giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
tiến hành thủ tục phá sản; từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải
quyết phá sản; cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; điều
kiện hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; cá nhân
không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; thu hồi chứng chỉ hành nghề
Quản tài viên; quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự; quyền, nghĩa vụ
của người tham gia thủ tục phá sản; quyền, nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản; quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết phá sản;
lệ phí phá sản; chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản; chi phí Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; và việc yêu cầu, cấp, thông báo văn bản
trong giải quyết phá sản.

- Chương II: Đơn và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, gồm 16 điều
từ Điều 26 đến Điều 41 quy định về: Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ
nợ; đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại diện công đoàn; đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh

31
toán; đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công
ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp
tác xã; phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; phân công Thẩm phán
giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền và
giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển đơn; thông báo sửa đổi, bổ sung đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản; trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; đề nghị xem
xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; thương lượng giữa
chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán; thủ tục nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản; thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục pha sản; thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thụ tục
phá sản; và tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản.

- Chương III: Mở thủ tục phá sản, gồm 9 điều từ Điều 42 đến Điều 50
quy định về: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; thông báo quyết
định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng
nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; chỉ định Quản tài viên,
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản; hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau
khi có quyết định mở thủ tục phá sản; hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị
cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản; giám sát hoạt động của doanh
nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản; và ủy thác tư pháp
trong việc giải quyết phá sản.

- Chương IV: Nghĩa vụ về tài sản, gồm 8 điều từ Điều 51 đến Điều 58
quy định về: Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản; xác định tiền lãi đối với khoản
nợ; xử lý khoản nợ có bảo đảm; thứ tự phân chia tài sản; nghĩa vụ về tài sản
trong trường hợp nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh; trả lại tài sản thuê hoặc mượn

32
khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản; trả lại tài sản nhận bảo đảm;
và nhận lại hàng hóa đã bán.

- Chương V: Các biện pháp bảo toàn tài sản, gồm 16 điều từ Điều 59 đến
Điều 74 quy định về: Giao dịch bị coi là vô hiệu; tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm
đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực; thanh toán, bồi thường
thiệt hại khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện; bù trừ nghĩa vụ; tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kiểm kê tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán; gửi giấy đòi nợ; lập danh sách chủ nợ; lập
danh sách người mắc nợ; đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; xử lý việc
tạm đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc; giải quyết việc đình chỉ thi
hành án dân sự, giải quyết vụ việc; nghĩa vụ của ngân hàng nơi doanh nghiệp,
hợp tác xã có tài khoản; và nghĩa vụ của người lao động.

- Chương VI: Hội nghị chủ nợ, gồm 12 điều từ Điều 75 đến Điều 86 quy
định về: Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ; nguyên tắc tiến
hành Hội nghị chủ nợ; quyền tham gia Hội nghị chủ nợ; nghĩa vụ tham gia Hội
nghị chủ nợ; điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ; hoãn Hội nghị chủ nợ; nội
dung và trình tự Hội nghị chủ nợ; ban đại diện chủ nợ; nghị quyết của Hội nghị
chủ nợ; gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ; đề nghị, kiến nghị xem xét lại và giải
quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ; và đình chỉ
tiến hành thủ tục phá sản.

- Chương VII: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, gồm 10 điều từ
Điều 87 đến Điều 96 quy định về: Xây dựng phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh; nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; thời hạn thực
hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; điều kiện hợp lệ của Hội nghị
chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
hợp tác xã; nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi

33
hoạt động kinh doanh; công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; giám
sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; sửa đổi, bổ sung
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh; và hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh.

- Chương VIII: Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, gồm 8 điều từ Điều 97
đến Điều 104 quy định về: Áp dụng quy định về thủ tục phá sản tổ chức tín
dụng; quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng; hoàn trả khoản vay đặc biệt; thứ tự
phân chia tài sản; trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng
bị tuyên bố phá sản và thanh lý tài sản phá sản; giao dịch của tổ chức tín dụng
trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt; và quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá
sản.

- Chương IX: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, gồm 09 điều
từ Điều 105 đến Điều 113 quy định về: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản theo thủ tục rút gọn; quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không
thành; quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị
quyết của Hội nghị chủ nợ; quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản; gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
nghĩa vụ về tài sản sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản; đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã phá sản; giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh
nghiệp, hợp tác xã phá sản; và xem xét đơn đề nghị, kiến nghị theo thủ tục đặc
biệt.

- Chương X: Xử lý tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã có tranh chấp, gồm
02 điều là Điều 114 và Điều 115 quy định về: Xử lý tranh chấp tài sản trước khi

34
có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; và xử lý trường hợp có
tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản.

- Chương XI: Thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài, gồm có 03 điều là
Điều 116, Điều 117 và Điều 118 quy định về: Người tham gia thủ tục phá sản là
người nước ngoài; ủy thác tư pháp của Tòa án nhân dân Việt Nam đối với cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài; và thủ tục công nhận và cho thi hành quyết
định giải quyết phá sản của Tòa án nước ngoài.

- Chương XII: Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã
phá sản, gồm có 10 điều từ Điều 119 đến Điều 128 quy định về: Thẩm quyền thi
hành quyết định tuyên bố phá sản; thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản;
yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện
thanh lý tài sản; định giá tài sản; định giá lại tài sản; bán tài sản; thu hồi lại tài
sản trong trường hợp có vi phạm; đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản;
xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi quyết định tuyên bố
doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; và giải quyết khiếu nại việc thi hành Quyết
định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

- Chương XIII: Xử lý vi phạm, gồm 02 điều là Điều 129 và Điều 130 quy
định về: Trách nhiệm do vi phạm pháp luật về phá sản; và cấm đảm nhiệm chức
vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản.

- Chương XIV: Điều khoản thi hành, gồm 03 điều là Điều 131, Điều 132
và Điều 133 quy định về: Điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành.

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2014

1. Phạm vi điều chỉnh

35
Theo quy định tại Điều 1 của Luật phá sản năm 2014 thì Luật phá sản
“quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định
nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá
sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết
định tuyên bố phá sản.” Như vậy, pháp luật về phá sản DN là tổng thể các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phá sản DN bao gồm từ
khâu nộp thủ tục tuyên bố phá sản cho đến khi tòa án tuyên bố phá sản và cơ
quan thi hành án thực hiện quyết định đó.

Theo quy định tại Luật phá sản năm 2004, việc tuyên bố phá sản được
thực hiện sau trình tự thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật
phá sản năm 2004 gặp khó khăn, vướng mắc đối với những trường hợp DN,
HTX vẫn còn tài sản nhưng không bán được hoặc còn khoản nợ phải thu nhưng
chưa thu hồi được nên phương án phân chia tài sản chưa được thực hiện xong,
chưa thể ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản và ra quyết định tuyên bố
phá sản được. Luật phá sản năm 2014 đã khắc phục được hạn chế này. Tiếp cận
của Luật phá sản năm 2014 là đơn giản hóa thủ tục phá sản và tiếp tục duy trì
điểm tiến bộ của luật cũ năm 1993, theo đó, việc tuyên bố phá sản được thực
hiện trước thủ tục thanh lý tài sản.

2. Đối tượng điều chỉnh

Theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì chỉ các chủ thể nào được
coi là “DN” mới có thể bị tuyên bố phá sản. Như vậy, phạm vi áp dụng của Luật
phá sản doanh nghiệp trong quá khứ là khá hẹp. Sở dĩ có đối tượng áp dụng hẹp
như vậy là vì đầu những năm 1990, ở Việt Nam có 8 loại hình DN bao gồm: DN
tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”), công ty cổ phần, DN nhà
nước, DN 100% vốn nước ngoài, hợp tác xã, DN của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, trong khi đó nhà nước có tư tưởng tập trung quản lý các

36
DN là chủ thể kinh doanh có quy mô lớn, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế -
xã hội. Mặt khác, ở thời điểm đó, các loại hình kinh doanh khác không phải DN
(như thể nhân hay hộ kinh doanh cá thể) lại rất nhiều về số lượng, do vậy, Quốc
hội lo ngại tòa kinh tế, với nguồn lực khiêm tốn và hạn chế, khó mà đảm đương
nổi việc xử lý khối lượng công việc lớn về phá sản nếu đưa các chủ thể kinh
doanh này và làm đối tượng áp dụng của luật phá sản.28 Để ghi nhận về đối
tượng áp dụng của luật phá sản, Quốc hội khi đó đã đặt tên luật phá sản đầu tiên
của Việt Nam là Luật phá sản doanh nghiệp trong khi rất nhiều quốc gia chỉ đặt
tên ngắn gọn có ý bao hàm hầu hết các đối tượng kinh doanh, bất kể là DN hay
thể nhân kinh doanh.

Đến năm 2004, Luật phá sản đã được cải thiện đáng kể so với luật cũ năm
1993. Về đối tượng áp dụng, Điều 2 Luật phá sản năm 2004 quy định: “luật này
áp dụng đối với DN, HTX, liên hiệp HTX (HTX, liên hiệp HTX gọi chung là
HTX) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.” Như vậy,
ngoài loại hình DN là đối tượng cơ bản truyền thống của luật phá sản thì HTX
cũng được coi là chủ thể kinh doanh nằm trong phạm vi áp dụng của Luật phá
sản năm 2004. Sở dĩ HTX được đưa vào làm đối tượng của luật phá sản vì loại
hình HTX mặc dù xuất hiện từ năm 1996 nhưng phải đến những năm đầu 2000,
đặc biệt là từ 2003, mới phát triển mạnh, trở thành một loại hình tổ chức kinh tế
khá quan trọng bên cạnh DN.

Mặc dù Luật phá sản năm 2004 đã mở rộng đối tượng áp dụng cho các chủ
thể là HTX nhưng đây có thể coi là một sự cải thiện chưa triệt để. Xét về bản
chất, HTX là một tổ chức kinh tế độc lập, có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống
như một DN. Chẳng hạn, có quyền góp vốn, thực hiện hoạt động kinh doanh,
quản lý, điều hành, có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền và nghĩa vụ theo luật
định, có nghĩa vụ đăng kí kinh doanh, đóng thuế...v...v...

28
PGS.TS Dương Đăng Huệ, “Pháp luật phá sản của Việt Nam” – NXB Tư pháp, 2005, tr.70.

37
Luật phá sản năm 2014 vẫn giữ nguyên quan điểm cũ, tức là chỉ áp dụng
luật phá sản đối với DN và HTX mà không tính đến các chủ thể kinh doanh
khác như cá nhân, hộ gia đình có đăng kí kinh doanh. TAND tối cao, cơ quan
chủ trì soạn thảo Luật phá sản năm 2014 cho rằng, không nên mở rộng đối
tượng áp dụng của luật phá sản vì các lý do: thứ nhất, các đối tượng là cá nhân,
hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác... không phải là các đối tượng phải đăng ký
vốn, không thực hiệt tốt chế độ kế toán, gây khó khăn khi thanh lý tài sản; thứ
hai, đối với các trường đại học, các trường học ở các cấp khác theo luật giáo
dục thì việc việc đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với các
đối tượng này giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, vì khi
giải quyết vấn đề đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể đối với các
đối tượng này còn liên quan đến chính sách đối với học sinh, sinh viên; thứ ba,
đối với xí nghiệp hiện nay tồn tại không nhiều và được quy định tại các văn bản
dưới luật, trong thời gian tới cần chuyển đổi mô hình xí nghiệp sang mô hình
DN để thống nhất quản lý 29. Với cách tiếp cận như vậy, Luật phá sản năm 2014
vẫn quay về với các đối tượng áp dụng truyền thống, tức là các DN và HTX,
tương tự như Luật phá sản năm 2004.

3. Yêu cầu mở thủ tục phá sản

Phá sản không phải là một thủ tục “tự động”, tức là nó sẽ đương nhiên xảy
ra khi DN hay HTX lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ
đến hạn. Trái lại, phá sản là một thủ tục “có điều kiện”, tức là chỉ được xem xét
giải quyết trên cơ sở có yêu cầu mở thủ tục phá sản. Rất nhiều DN làm ăn thua lỗ
triền miên, đã phá sản về mặt thực tế nhưng lại chưa được coi là phá sản về mặt
pháp lý do không có yêu cầu tuyên bố phá sản. Ngược lại, nhiều DN bị yêu cầu
tuyên bố phá sản, dù thực tế cho thấy họ có khả năng khôi phục tình trạng kinh

29
Tờ trình Quốc hội về dự án Luật Phá sản (sửa đổi), Số 10/TTr-TANDTC, Tòa án nhân dân tối cao, ngày
25/10/2013.

38
doanh, nhưng các chủ nợ quá thiếu kiên nhẫn mà nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản ngaykhi họ không được thanh toán các khoản nợ.

Theo quy định tại Điều 5 của Luật phá sản năm 2014, các đối tượng sau
đây được phép nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản để xem xét và giải
quyết việc phá sản của một DN hay một HTX lâm vào tình trạng phá sản:

- Thứ nhất, đó là các chủ nợ của DN hay HTX bất kể đó là chủ nợ không
có bảo đảm hay chỉ có bảo đảm một phần 30. Các chủ nợ này có quyền nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến
hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Các chủ nợ có bảo đảm
đương nhiên không được quyền nộp đơn xin mở thủ tục phá sản vì khoản nợ
của họ đã được bảo đảm bằng tài sản của DN, HTX liên quan hay bảo lãnh của
bên thứ ba.

- Thứ hai, những người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản. Các đối tượng này cũng được phép nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ
trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà DN, HTX
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

- Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của DN, HTX có nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán.

- Thứ tư, chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,
Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở
hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

30
Theo Điều 4.4 LPSDN năm 2014 thì “chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu
DN, HTX thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm bằng tài sản của DN, HTX hoặc của người
thứ ba.” Theo Điều 4.6 LPSDN năm 2014 thì “chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền yêu cầu DN, HTX phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của DN, HTX
hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn khoản nợ đó.”

39
có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN mất khả năng thanh
toán.

- Thứ năm, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ
thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc
nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít
nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần
mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

- Thứ sáu, thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX
thành viên của liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
HTX, liên hiệp HTX mất khả năng thanh toán.

Như vậy, với sáu nhóm đối tượng kể trên, Luật phá sản năm đã mở rộng
đối tượng được phép yêu cầu mở thủ tục phá sản, tạo điều kiện hết sức để thủ tục
phá sản có thể được mở một cách nhanh gọn và việc xử lý vấn đề phá sản của
DN không gặp khó khăn. Trước đây, theo quy định của Luật phá sản năm 2004,
thì chỉ có: chủ nợ, người lao động, chủ DN, HTX, cổ đông của công ty cổ phần,
thành viên hợp danh là được quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản. Sự hạn chế
thành phần chủ thể có quyền hoặc nghĩa vụ yêu cầu giải quyết phá sản được coi
là một trong những nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của Luật phá sản năm
2004. Khắc phục điểm yếu này, Luật phá sản năm 2014 đã mở rộng thành phần
đối tượng được quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó có các đối tượng
mới như công đoàn, người đại diện theo pháp luật của các DN, HTX...

4. Thẩm quyền thụ lý và giải quyết việc phá sản

Thủ tục giải quyết vụ việc phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biệt. Tức là
người có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản phải đi theo một quy trình, thủ tục
luật định để tòa án xem xét, giải quyết vụ việc phá sản của DN, HTX liên quan.
Nó khác với thủ tục hành chính, khi người có liên quan có thể chấm dứt số phận
40
của DN, HTX bằng ý chí chủ quan của chính mình và chỉ cần thực hiện thủ tục
hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không phải tại tòa án (ví dụ:
việc giải thể DN có thể thực hiện theo ý chí chủ quan của chủ DN và tại cơ quan
đăng ký kinh doanh).

Luật phá sản ở hầu hết các nước đều quy định tòa án là cơ quan có thẩm
quyền giải quyết việc phá sản. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các Luật
phá sản doanh ngiệp năm 1993, Luật phá sản năm 2004 và nay là Luật phá sản
năm 2014 đều quy định tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc phá sản
của DN, HTX. Theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, thẩm quyền giải
quyết yêu cầu tuyên bố PSDN thuộc về tòa án kinh tế TAND cấp tỉnh. Còn theo
Điều 7 Luật phá sản năm 2004 thì thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản được
phân cấp cho TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh căn cứ vào việc cơ quan cấp
nào (tỉnh hay huyện) đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho DN, HTX.

Luật phá sản năm 2014 có thêm một bước trong quy định thẩm quyền của
tòa án trong giải quyết vụ việc phá sản của DN, HTX khi phân định rõ TAND
cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản đối với các DN, HTX có trụ
sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chỉ một số trường hợp đặc
biệt thì TAND cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với DN, HTX
đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó, bao gồm:

- Các vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục
phá sản ở nước ngoài,

- DN, HTX mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở
nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau,

- DN, HTX mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau, và

41
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà TAND cấp
tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, việc nhận đơn,
thụ lý đơn, ra quyết định mở thủ tục phá sản của DN thuộc thẩm quyền của một
người duy nhất là Chánh tòa Kinh tế. Như vậy, các thẩm phán không được
tham gia từ đầu, tức là từ thời điểm thụ lý hồ sơ để giải quyết việc phá sản mà
chỉ tham gia vào quá trình tố tụng phá sản sau khi đã có quyết định mở thủ tục
giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DN của Chánh tòa Kinh tế. Thực tế cho
thấy quy định này là không hợp lý vì Chánh tòa Kinh tế là người phụ trách
quản lý chung nhưng lại phải “ôm đồm” nhiều vụ phá sản DN, tức là vừa phải
chịu trách nhiệm quản lý chung lại vừa phải xử lý các vấn đề chuyên môn trong
khi các công việc này hoàn toàn có thể giao cho các thẩm phán ngay từ khâu
đầu tiên là thụ lý hồ sơ.

Khắc phục điểm yếu này, cả Luật phá sản năm 2004 và 2014 đều đi theo
hướng trao thẩm quyền tương đối đầy đủ cho thẩm phán phụ trách việc phá sản
từ khá sớm, ngay ở khâu tiếp cận hồ sơ ban đầu. Thẩm phán được chọn sẽ xuất
hiện và đứng ra xử lý hầu hết các vấn đề phá sản DN ở hầu hết các khâu mà
không cần thiết có sự tham gia của các Chánh tòa Kinh tế. Nhiệm vụ, quyền hạn
của thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản bao gồm:

- Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu
mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

- Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

- Quyết định chỉ định hoặc thay đổi quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản.

- Giám sát hoạt động của quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản.

- Quyết định việc thực hiện kiểm toán DN, HTX mất khả năng thanh toán
trong trường hợp cần thiết.

42
- Quyết định việc bán tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán sau khi
mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
dẫn giải đại diện của DN, HTX mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức HNCN.

- Quyết định công nhận nghị quyết của HNCN về phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh.

- Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

- Quyết định tuyên bố phá sản đối với DN, HTX mất khả năng thanh toán.

- Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử
lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

- Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản
tương tự theo hướng dẫn của TAND tối cao.

- Phải từ chối giải quyết phá sản trong một số trường hợp nhất định (ví dụ:
thẩm phán đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người
thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó).

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

5. Chế định quản tài viên

Chế định về quản tài viên là chế định mới được đưa vào Luật phá sản năm
2014 nhưng thực ra không còn mới mẻ theo pháp luật phá sản của nhiều nước
trên thế giới. Quản tài viên là người đóng vai trò trung gian quản lý và giám sát
tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán từ thời điểm tòa án ra quyết định
mở thủ tục phá sản cho đến khi tòa án tuyên bố một DN hay một HTX pha sản.
Nhìn chung, trong pháp luật phá sản của các nước thì thiết chế này thường được

43
gọi là nhân viên quản lý tài sản (trustee) hay người tiếp nhận tài sản của DN bị
mất khả năng thanh toán (receiver). Đa số các nước có nền kinh tế phát triển như
Đức, Úc, Pháp, Nhật Bản... đều yêu cầu phải có một nhân viên do tòa án chỉ định
để thực hiện chức năng quản lý tài sản của con nợ lâm vào tình trạng phá sản và
giao cho nhân viên này thẩm quyền khá rộng rãi trong việc giải quyết phá sản.
Tại Latvia, sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án sẽ tiến
hành bổ nhiệm ngay một người làm quản tài viên để tiến hành nghiên cứu hồ sơ,
điều tra tình hình tài chính của con nợ và báo cáo với tòa án các vấn đề quản lý
tài sản của con nợ31.

5.1. Lý do xây dựng thiết chế quản tài viên

Khi lâm vào trạng thái khó kiểm soát và mất khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn với nguy cơ phá sản, các DN, HTX liên quan thường có tâm lý
chung là tiêu xài “xả láng” những tài sản còn lại của DN, HTX vì có thể rồi
“đằng nào thì cũng bị tuyên phá sản”. Họ cũng có tâm lý cho rằng các tài sản đó
kiểu gì thì cũng bị kiểm kê, bán thanh lý để trả cho các chủ nợ, nên nhiều DN,
HTX nhìn chung không còn quan tâm đến tài sản nữa. Bên cạnh đó, nhiều chủ
DN, HTX cố tình cất giấu, tẩu tán tài sản với hi vọng có thể trốn tránh được
trách nhiệm sử dụng các tài sản đó để bù đắp cho các khoản nợ của mình, từ đó
có thể trục lợi một cách bất chính. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu các DN, HTX
bị mất khả năng thanh toán được quyền quản lý tài sản mà không có cơ chế kiểm
tra, giám sát chặt chẽ thì nhiều khả năng không thể bảo toàn được khối tài sản
của các DN, HTX đó và như vậy hậu quả tất yếu sẽ làm các chủ nợ bị thiệt hại
về lợi ích vật chất.

Tại Việt Nam, theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, việc kiểm tra,
giám sát, quản lý và thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán
được giao cho hai tổ chuyên môn là: tổ quản lý tài sản do tòa án thành lập và tổ
31
Báo cáo kết quả Hội thảo về pháp luật phá sản của Cộng hòa Latvia được tổ chức tại Bộ Tư pháp Việt Nam
ngày 23/11/2003.

44
thanh lý tài sản do cơ quan thi hành án thành lập. Trong một thời gian dài, hoạt
động của hai tổ quản lý và tổ thanh lý tài sản theo Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993 triển khai thiếu tính đồng bộ, thiếu tính hiệu quả, không phát huy hết
thế mạnh cua mình do cơ cấu cồng kềnh, cơ chế ra quyết định khá phức tạp,
không phù hợp với thực tiễn thi hành và áp dụng luật phá sản. Khắc phục điểm
yếu đó, Luật phá sản năm 2004 đã gộp hai tổ quản lý và thanh lý tài sản làm
một gọi chung là tổ quản lý và thanh lý tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành
Luật phá sản năm 2004 cho thấy hoạt động của tổ quản lý, thanh lý tài sản vẫn
không hiệu quả do có nhiều người tham gia quá trình xử lý công việc, làm cho
quy trình thêm phức tạp và gây chậm trễ trong việc tiến hành giải quyết thủ tục
phá sản.

Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết phá sản DN theo
hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiếp thu tiến bộ của pháp luật phá
sản hiện đại trên thế giới, trong Luật phá sản năm 2014 một thiết chế mới đã
được ra đời, đó là thiết chế quản tài viên. Theo giải thích mà Luật phá sản đưa ra
thì “quản tài viên32 là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX
mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”. Như vậy, nếu như
trước đây pháp luật phá sản của Việt Nam trao quyền quản lý tài sản của DN,
HTX bị mở thủ tục phá sản cho một tập thể (tổ quản lý, thanh lý tài sản) thì với
luật mới năm 2014, việc quản lý này được trao cho một cá nhân là quản tài
viên33. Nói tóm lại, việc giao trách nhiệm quản lý tài sản của DN, HTX bị mở
thủ tục phá sản cho quản tài viên là vì các lý do sau:

Thứ nhất, cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong tổ quản lý, thanh lý
tài sản theo Luật phá sản năm 2004, như đã đề cập ở trên, là rất khó khăn, vướng

32
Riêng về tên gọi của “Quản tài viên”, TAND tối cao đã có Công văn đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam cho ý kiến về việc sử dụng thuật ngữ Quản tài viên. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hoàn
toàn nhất trí với tên gọi này. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị thay “Quản tài viên” bằng tên gọi là “Quản lý viên phá
sản”, ý kiến khác lại cho rằng nên thay bằng cụm từ “Người quản lý tài sản phá sản”.
33
Tất nhiên việc quản lý tài sản của DN, HTX cũng có thể được giao cho DN quản lý, thanh lý tài sản theo
LPSDN năm 2014. Tuy nhiên, ở mục này, người viết muốn tập trung phân tích cơ chế “quản tài viên”.

45
mắc, do tính chất kiêm nhiệm của chấp hành viên Cơ quan Thi hành án dân sự
(là Tổ trưởng) và các thành viên trong tổ cũng đều là kiêm nhiệm, thành phần tổ
phức tạp; do đó, không đáp ứng được yêu cầu về tính nhanh chóng, hiệu quả và
chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản DN, HTX bị
phá sản.

Thứ hai, nếu giao cho Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện quản lý, thanh
lý tài sản thì không thực hiện chủ trương xã hội hoá những hoạt động mang tính
nghề nghiệp, không phù hợp với đặc thù giải quyết tuyên bố phá sản, không phù
hợp với pháp luật quốc tế, không phù hợp quan điểm của Đảng và nhà nước ta về
cải cách hành chính34.

Thứ ba, tham khảo kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thế giới thì có
5 nước gồm: Nhật Bản, Đức, Nga, Pháp, Mỹ và theo khuyến nghị số 8 và 9 của
UNCITRAL có quy định về chế định quản tài viên. Cụ thể, quản tài viên là
người được tòa án chỉ định để quản lý tài sản của DN, HTX bị yêu cầu phá sản35.

5.2. Điều kiện hành nghề quản tài viên

Quản tài viên là nghề nghiệp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề do
công việc của quản tài viên đòi hỏi chuyên môn cao. Theo quy định tại Điều 12
Luật phá sản năm 2014 thì chỉ những người sau đây được cấp chứng chỉ hành
nghề quản tài viên:

- Luật sư;

- Kiểm toán viên;

- Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có
kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

34
Báo cáo số 36/BC-TANDTC đánh giá tác động của dự án luật phá sản (sửa đổi), trình Ủy ban kinh tế của Quốc
hội ngày 26/08/2013.
35
Báo cáo số 36/BC-TANDTC đánh giá tác động của dự án luật phá sản (sửa đổi), trình Ủy ban kinh tế của Quốc
hội ngày 26/08/2013.

46
Ngoài việc phải có chứng chỉ hành nghề, quản tài viên phải đáp ứng được
các điều kiện nhất định để được phép hành nghề:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực,
khách quan;

- Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Như vậy, không phải ai cũng có thể trở thành quản tài viên mà chỉ những
người đáp ứng đủ hai điều kiện là (1) có chứng chỉ hành nghề và (2) đủ các điều
kiện hành nghề theo luật định thì mới có thể được tòa án chỉ định và tiến hành
những công việc của quản tài viên. Quy định về điều kiện hành nghề quản tài
viên của LPSDN nhìn chung dựa trên các tiêu chí và khuyến nghị của
UNCITRAL với việc tham khảo từ mô hình quản tài viên ở một số quốc gia có
luật phá sản hiện đại và phát triển.

5.3. Quyền, nghĩa vụ của quản tài viên

Theo quy định tại Điều 16 Luật phá sản năm 2014 thì quyền và nghĩa vụ
của quản tài viên bao gồm:

(i) Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của
DN, HTX mất khả năng thanh toán, gồm:

- Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của
DN, HTX;

- Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

- Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được
phép của thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của
DN, HTX khi bán, thanh lý tài sản;

- Giám sát hoạt động kinh doanh của DN, HTX theo quy định của pháp luật;

47
- Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

- Đề xuất với thẩm phán về việc bán tài sản của DN, HTX để bảo đảm chi
phí phá sản;

- Bán tài sản theo quyết định của thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

- Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định; báo cáo cơ quan thi
hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về
việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

- Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do TAND, cơ quan thi hành án
dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

(ii) Đại diện cho DN, HTX trong trường hợp DN, HTX không có người
đại diện theo pháp luật.

(iii) Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của DN, HTX,
tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất
khả năng thanh toán.

(iv) Đề nghị thẩm phán tiến hành các công việc sau:

- Thu thập tài liệu, chứng cứ;

- Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của DN, HTX bị
bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành
chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định
của pháp luật.

(v) Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật.

(vi) Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu
của thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước thẩm phán,

48
cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.

(Xem thêm Phụ lục D: Nhiệm vụ và chức năng của đại diện quản lý phá sản
(Quản tài viên) theo khuyến nghị của Hướng dẫn xây dựng pháp luật về phá sản
của UNCITRAL)

6. Thủ tục phá sản

6.1. Tình trạng phá sản

Vấn đề phá sản DN, HTX được đặt ra khi DN hay HTX đó lâm vào “tình
trạng phá sản” hoặc rõ ràng hơn, đó là tình trạng “mất khả năng thanh toán”.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là “tình trạng phá sản” là tình trạng như thế nào? Luật
phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định về tình trạng phá sản của DN khá phức
tạp, gây rất nhiều khó khăn cho việc mở thủ tục phá sản. Theo quy định tại Điều
2 Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì ngoài dấu hiệu cơ bản nhất là DN
không trả được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì tình trạng phá
sản của DN chỉ được coi là đã xuất hiện nếu có thêm ba yếu tố nữa là: Thứ nhất,
DN gặp khó khăn hoặc thua lỗ trong kinh doanh. Thứ hai, thời gian thua lỗ phải
là hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn hoặc không
trả đủ lương cho người lao động. Thứ ba, các DN này đã áp dụng các biện pháp
tài chính cần thiết như xử lý hàng hóa, sản phẩm, vật tư tồn đọng, thương lượng
với các chủ nợ để hoãn nợ... nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất
khả năng thanh toán. Với những quy định quá chặt chẽ và phức tạp như vậy,
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 cho thấy một khi tòa thụ lý và mở thủ tục
phá sản thì DN có liên quan không có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh
doanh mà chỉ còn phải trải qua các thủ tục thanh lý tài sản cuối cùng để trả nợ
trước khi chấm dứt tồn tại.

Luật phá sản năm 2004 cho rằng các DN, HTX lâm vào tình trạng phá
sản “khi không thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu
49
cầu.” Tuy nhiên quy định này còn mơ hồ, chưa cụ thể, không mang tính định
hình, định lượng, dẫn đến việc đánh giá DN, HTX mất khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc quy định đơn giản như
vậy sẽ dẫn đến một hậu quả là bất kỳ chủ nợ nào cũng có thể tùy tiện nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản một cách dễ dàng đối với DN ngay khi DN đó
không thanh toán các khoản nợ mà họ yêu cầu mà không cần biết liệu DN đó
có khả năng huy động vốn hoặc cải tổ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ
cho mình hay không.

Để khắc phục bất cập này, Luật phá sản năm 2014 đã sửa đổi theo hướng
DN, HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn trong thời
gian 03 tháng, kể từ ngày chủ nợ có yêu cầu thì coi là “lâm vào tình trạng phá
sản”, việc quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho DN, HTX có khoảng thời
gian nhất định để thanh toán nợ. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đối tượng bị
yêu cầu mở thủ tục phá sản là các DN tư nhân, HTX, công ty TNHH, công ty cổ
phần thì chủ DN, người đại diện cho các công ty, HTX này phải có “nghĩa vụ”
nộp đơn xin mở thủ tục phá sản ngay khi DN, HTX liên quan mất khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn mà không quan tâm đến khoảng thời gian 03
tháng không trả được nợ. Tương tự như vậy, nhóm cổ đông nắm 20% cổ phần
của công ty cổ phần hay các thành viên HTX có “quyền” (không phải nghĩa vụ)
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (xem thêm Mục VI-Yêu cầu mở thủ tục phá
sản, Chương I ở trên).

6.2. Mở thủ tục phá sản

Như trên đã trình bày, các chủ nợ và người lao động hay đại diện người
lao động chỉ được phép nộp yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX khi
các các DN, HTX này không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn. Như vậy, 03 tháng là khoảng thời gian được
xem là hợp lý để DN, HTX cân nhắc, huy động vốn để trả cho các khoản nợ mà

50
chủ nợ có yêu cầu hoặc trả lương cho người lao động. Nếu không có quy định
này, việc yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản có thể sẽ diễn ra khá tùy tiện vì
bất cứ khi nào chủ nợ hoặc người lao động cũng có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục khi DN, HTX không thanh toán khoản nợ hay lương cho họ.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp DN, HTX làm ăn kém hiệu quả
nhưng không nhất thiết lâm vào tình trạng phá sản. Ví dụ: tháng này DN nợ
lương người lao động, nhưng tháng sau khi có đủ doanh số, DN đó lại trả được
lương cho người lao động hoặc việc thanh toán lương được thực hiện theo hình
thức trả chậm, trả bằng nhiều đợt, trả quy đổi bằng hiện vật... Nếu chiếu theo
Luật phá sản năm 2004, thì với trường hợp vừa nêu, chủ nợ đương nhiên được
quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN liên quan. Nhưng theo Luật phá
sản năm 2014, thất bại trong việc trả lương, hay trả nợ của DN chỉ có thể dẫn
đến hậu quả là bị các chủ nợ, người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản sau 03 tháng kể từ ngày các khoản nợ đến hạn. Luật phá sản năm 2014 cũng
quy định một số cá nhân phải có “nghĩa vụ” nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
khi DN, HTX lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
(xem thêm Mục VI-Yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chương I ở trên).

6.2.1.Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo Điều 26 Luật phá sản năm 2014, khi yêu cầu TAND mở thủ tục phá
sản, các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần phải làm đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản với các nội dung bắt buộc sau đây:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên TAND có thẩm quyền giải quyết phá sản;

- Tên, địa chỉ của người làm đơn;

- Tên, địa chỉ của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Khoản nợ đến hạn.

51
Kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản người nộp đơn phải có chứng
cứ chứng minh được khoản nợ đến hạn của DN, HTX liên quan. Ví dụ: nếu DN,
HTX đó nợ tiền mua hàng từ các chủ nợ và không trả được khoản nợ đó trong
thời hạn 03 tháng, thì khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải đính
kèm hợp đồng mua bán hay thỏa thuận thanh toán tiền hành giữa các bên, các
yêu cầu thanh toán đã gửi cho DN, HTX liên quan... Các đối tượng mở thủ tục
phá sản khác nhau sẽ làm đơn yêu cầu mở thủ tục khác nhau.

a. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, công đoàn, đại
diện công đoàn

Theo quy định tại Điều 27 Luật phá sản năm 2014, khi yêu cầu TAND mở
thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công đoàn phải làm đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản với các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên TAND có thẩm quyền giải quyết phá sản;

- Tên, địa chỉ của người làm đơn;

- Tên, địa chỉ của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà DN, HTX không
trả cho người lao động.

Kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người lao động, đại diện công
đoàn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn
không được DN, HTX liên quan thanh toán đầy đủ. Trong trường hợp này, các
bằng chứng liên quan có thể bao gồm: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập
thể, các thỏa thuận về thanh toán lương của DN, HTX, các biên bản, nghị quyết
về vấn đề trả lương hay các khoản nợ khác cho người lao động...

b. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán

52
Người đại diện theo pháp luật của các DN, HTX, chủ DN tư nhân, chủ tịch
hội đồng quản trị công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên, chủ sở hữu
công ty TNHH một thành viên, thành viên công ty hợp danh của công ty hợp
danh phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
trong trường hợp này cũng có các thông tin tương tự như đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của người đại diện lao động, đại diện công đoàn, chỉ có một chút khác
biệt về căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản. Ngoài ra, các giấy tờ, tài liệu phải nộp
kèm theo đơn bao gồm:

- Báo cáo tài chính của DN, HTX trong 03 năm gần nhất. Trường hợp DN,
HTX được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài
chính của DN, HTX trong toàn bộ thời gian hoạt động;

- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán;
báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục DN, HTX mà vẫn không khắc
phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

- Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của DN, HTX;

- Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa
chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có
bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;

- Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập DN, HTX;

- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

Trường hợp có đề xuất chỉ định quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản
thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của quản tài viên, DN quản
lý, thanh lý tài sản.

Nếu những người đại diện theo pháp luật của DN, HTX, chủ tịch hội đồng
quản trị công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên, chủ sở hữu công ty
TNHH một thành viên, thành viên công ty hợp danh của công ty hợp danh không

53
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán thì
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời
điểm DN, HTX mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.

c. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông của
công ty cổ phần, thành viên HTX hoặc HTX thành viên

Điểm mới của Luật phá sản năm 2014 là cổ đông của công ty cổ phần hay
thành viên HTX hoặc HTX trong liên hiệp HTX đều có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản của chính công ty hay HTX hoặc liên hiệp HTX mà mình là
thành viên. Những cổ đông hay thành viên HTX về bản chất đều là chủ sở hữu
(một phần) đối với công ty cổ phần hay HTX mà họ tham gia góp vốn, do vậy,
địa vị pháp lý của họ cũng giống như những người đại diện theo pháp luật của
công ty cổ phần hay HTX, vốn là những người có nghĩa vụ phải nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản khi DN, HTX bị mất khả năng thanh toán. Đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm cổ đông công ty cổ phần, thành viên
HTX hoặc HTX thành viên của liên hiệp HTX có các nội dung tương tự đối với
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán.

6.2.2. Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Khi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được nộp lên tòa án, yêu cầu xử lý
đơn nằm trong thẩm quyền của tòa án thụ lý đơn. Khi đó, thẩm phán được phân
công xử lý vụ việc sẽ có ba ngày để xem xét và xử lý đơn như sau:

- Nếu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, thẩm phán sẽ thông báo cho
người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng
chi phí phá sản, hoặc

- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa đầy đủ, thẩm phán sẽ
thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn,

54
- Nếu thấy thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc tòa án khác, thẩm phán sẽ
làm thủ tục chuyển đơn lên tòa án đó;

- Trong một số trường hợp nhất định, thẩm phán phải trả lại đơn xin yêu cầu
mở thủ tục phá sản.

Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản
và gửi cho người nộp đơn và DN, HTX mất khả năng thanh toán biết.

Sơ đồ minh họa việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Trong trường hợp thấy rằng đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đầy đủ
các nội dung luật định, thẩm phán sẽ thông báo cho người nộp đơn để yêu cầu
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp quy định của pháp luật. Thời hạn sửa đổi bổ sung
đơn sẽ do tòa án quyết định nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày người
nộp đơn nhận được thông báo của tòa án, trường hợp đặc biệt có thể được gia
hạn nhưng không quá 15 ngày.

55
Trong trường hợp tòa án nhận đơn xét thấy việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản thuộc về tòa án khác, thì tòa án nhận đơn sẽ chuyển đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho TAND có thẩm quyền
đồng thời thông báo cho người nộp đơn biết. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được quyết định chuyển đơn thì người nộp đơn hoặc TAND được
chuyển đơn có quyền đề nghị chánh án TAND cấp trên trực tiếp xem xét lại việc
chuyển đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị,
chánh án TAND cấp trên trực tiếp giải quyết đề nghị xem xét lại việc chuyển
đơn. Quyết định của chánh án TAND cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.

Trong các trường hợp sau, TAND quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản:

(i) người nộp đơn không đúng thành phần theo quy định,

(ii) người nộp đơn không sửa đổi, bổ sung đơn theo yêu cầu của tòa án,

(iii) tòa án đã mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX,

(iv) người nộp đơn rút đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,

và (v) người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

7. Mở thủ tục phá sản

7.1. Căn cứ để mở thủ tục phá sản

Căn cứ để tòa án xem xét mở thủ tục phá sản chính là các căn cứ chứng
minh DN, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản. Theo Điều 3 Luật phá sản năm
2004, nếu DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi
chủ nợ có yêu cầu thì bị coi là lâm vào tình trạng phá sản, theo đó các chủ nợ có
quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với các DN, HTX đó. Theo Điều
42.2 Luật phá sản năm 2014 thì “thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản
khi DN, HTX mất khả năng thanh toán”. Tuy nhiên khác với Luật phá sản năm
2004, Luật phá sản năm 2014 quy định rằng việc mất khả năng thanh toán của
56
DN, HTX phải diễn ra trong vòng 03 tháng khi chủ nợ hay người lao động có
yêu cầu thanh toán. Khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, thẩm phán phụ
trách xử lý vụ việc phải căn cứ vào các thông tin này để quyết định liệu có mở
thủ tục phá sản hay không. Trên thực tế, DN, HTX bị phá sản có thể do các
nguyên nhân chủ yếu như sau:

- DN, HTX không có hoặc có năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh yếu kém;

- Vi phạm các luật lệ, các chế độ quản lý;

- Thiếu năng lực cạnh tranh và không thích ứng với sự biến đổi của môi
trường kinh doanh;

- Do sự thay đổi cơ chế, chính sách, pháp luật hoặc các tình huống khách
quan khác.

Trước khi mở thủ tục phá sản, chủ nợ và DN, HTX hoàn toàn có thể
thương lượng với nhau để giải quyết mâu thuẫn. Điều này để đảm bảo rằng, DN,
HTX vẫn có cơ hội thứ hai để trả nợ cho các chủ nợ, trước khi các bên đi đến
quyết định cuối cùng là nhờ tòa án can thiệp, và cũng để xác định rằng: liệu DN,
HTX liên quan có mất khả năng thanh toán thực sự hay không. Theo quy định tại
Điều 37 Luật phá sản năm 2014, “trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
TAND nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, DN, HTX mất khả năng
thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng
văn bản gửi TAND để các bên thương lượng việc rút đơn.” Trong trường hợp
này, tòa án nhận đơn sẽ cho các bên tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản hợp lệ để chủ nợ và DN, HTX tiến hành việc thương lượng.
Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản thì TAND trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trường hợp
thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không

57
tiến hành thương lượng thì TAND thông báo cho người nộp đơn nộp lệ phí phá
sản, tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

7.2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Việc nghiên cứu, xem xét các căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản
là rất quan trọng. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở
thủ tục phá sản, thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN,
HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét,
kiểm tra các căn cứ chứng minh DN, HTX mất khả năng thanh toán. Nếu có đầy
đủ căn cứ để chứng minh rằng DN, HTX đã mất khả năng thanh toán, thì thẩm
phán ra quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội
dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên của TAND; họ và tên thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;

- Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người
làm đơn yêu cầu;

- Tên, địa chỉ của DN, HTX mất khả năng thanh toán;

- Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc
không khai báo.

Quyết định mở thủ tục phá sản của TAND phải được gửi cho người nộp
đơn, DN, HTX mất khả năng thanh toán, chủ nợ, viện kiểm sát nhân dân
(“VKSND”) cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng
ký kinh doanh nơi DN, HTX có trụ sở chính và đăng trên cổng thông tin đăng ký
DN quốc gia, cổng thông tin điện tử của TAND và 02 số báo địa phương liên
tiếp nơi DN, HTX mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.

58
Cũng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, thẩm phán có quyền ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu thấy DN,
HTX không mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Quyết định không
mở thủ tục phá sản của tòa án phải được gửi cho người nộp đơn, DN, HTX bị
yêu cầu mở thủ tục phá sản và VKSND cùng cấp. Thời hạn gửi và thông báo
quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày
TAND ra quyết định.

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của tòa án có thể bị xem
xét lại hoặc bị kháng nghị trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định
mở hay không mở thủ tục phá sản. Trong khi những người tham gia thủ tục phá
sản có quyền làm đơn đề nghị xem xét lại quyết định của tòa án về mở thủ tục
phá sản thì VKSND cùng cấp có quyền kháng nghị đối với quyết định mở hay
không mở thủ tục phá sản.

Thẩm quyền xem xét đơn đề nghị hay kháng nghị về quyết định mở hay
không mở thủ tục phá sản thuộc về tòa án cấp trên của tòa án ra quyết định mở
hay không mở thủ tục phá sản. Sau khi nhận được đơn đề nghị hay kháng nghị
cùng hồ sơ liên quan chuyển lên, tòa án cấp trên sẽ chỉ định một tổ thẩm phán
gồm 03 người để xem xét đề nghị xem xét lại hay kháng nghị. Tổ thẩm phán sẽ
tổ chức cuộc họp với sự tham gia của VKSND cùng cấp, và trong trường hợp
cần thiết, có thể triệu tập thêm những người khác để làm rõ một số vấn đề liên
quan. Kết quả của cuộc họp này và quá trình xem xét hồ sơ, xem xét đề nghị
xem xét lại của người tham gia thủ tục phá sản và kháng nghị của VKSND là tổ
thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau:

- Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; hoặc

- Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho TAND đã ra quyết
định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản; hoặc

59
- Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho TAND đã ra quyết
định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

Quyết định của tổ thẩm phán theo một trong ba hướng trên là quyết định
cuối cùng và có hiệu lực thi hành, không thể bị kháng nghị hoặc bị xem xét lại.

Sơ đồ minh họa quy trình mở thủ tục phá sản

7.3. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản

Quy định về quản tài viên và DN quản lý, thanh lý tài sản là những quy
định mới trong Luật phá sản năm 2014. Trước đây theo Luật phá sản doanh
nghiệp năm 1993 thì việc quản lý và thanh lý tài sản của DN, HTX lâm vào
tình trạng phá sản do hai tổ công tác khác nhau đảm nhận. Đó là Tổ thanh lý tài
sản do tòa án thành lập và có một cán bộ của tòa án làm tổ trưởng và Tổ thanh
toán tài sản do cơ quan thi hành án thành lập do một Chấp hành viên được cơ
quan thi hành án bổ nhiệm làm tổ trưởng. Thành phần của hai tổ này cũng khá
phức tạp với sự tham gia của đại diện chủ nợ, đại diện DN mắc nợ, đại diện
người lao động…

Các quy định về tổ chức hoạt động của hai tổ thanh lý và thanh toán tài
sản trên thực tế không giúp ích nhiều cho việc quản lý và xử lý tài sản của DN,

60
HTX bị mở thủ tục phá sản. Khắc phục tình trạng này, Luật phá sản năm 2004 đã
chỉ quy định về một tổ duy nhất để thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ là tổ
quản lý, thanh lý tài sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản do thẩm phán quyết định
thành lập đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản với cơ cấu bao
gồm: 01 Chấp hành viên cơ quan thi hành án cùng cấp làm tổ trưởng, 01 cán bộ
tòa án, 01 đại diện chủ nợ, 01 đại diện hợp pháp của DN, HTX bị mở thủ tục phá
sản.

Mặc dù Luật phá sản năm 2004 đã có bước tiến lớn trong việc thành lập
tổ quản lý, thanh lý tài sản nhưng thực tế cho thấy cơ chế này hoạt động chưa
linh hoạt, nhận thức của các thành viên trong tổ chưa đồng đều, nhiều khi dẫn
đến mâu thuẫn nội bộ, khó thống nhất, gây khó khăn trong cách tiếp cận và xử
lý vấn đề trên phương diện tập thể. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
cho thấy việc giám sát, quản lý tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản
nên giao cho một chủ thể trung gian là quản tài viên – người thực hiện việc
giám sát và quản lý tài sản của DN, HTX liên quan cho đến thời điểm thanh lý
tài sản.

Khắc phục những bất cập của chế định thanh lý, quản lý tài sản của DN,
HTX lâm vào tình trạng phá sản của luật cũ, Luật phá sản năm 2014 đưa ra quy
định về quản tài viên và DN quản lý, thanh lý tài sản. Theo đó, quản tài viên là
“cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh
toán trong quá trình giải quyết phá sản” và DN quản lý, thanh lý tài sản là “DN
hành nghề quản lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán trong
quá trình giải quyết phá sản.”

Theo quy định tại Điều 45 của Luật phá sản năm 2014, thì “trong thời hạn
03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, thẩm phán có
trách nhiệm chỉ định quản tài viên hoặc DN quản lý, thanh lý tài sản.” Như vậy,
ngay sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, hoặc quản tài viên hoặc DN quản

61
lý, thanh lý tài sản sẽ được thẩm phán phụ trách xử lý việc phá sản chỉ định để
quản lý và giám sát các tài sản của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản. Việc đưa ra
hai lựa chọn là quản tài viên hoặc DN quản lý, thanh lý tài sản đem lại sự linh
động cần thiết cho nhu cầu quản lý tài sản của DN, HTX bị mất khả năng thanh
toán. Đối với các vụ việc đơn giản, tài sản của DN, HTX không nhiều, các giấy
tờ, hồ sơ tài chính liên quan đến tài sản của DN, HTX đó không phá phức tạp thì
việc chỉ định quản tài viên là hợp lý. Tuy nhiên, đối với những vụ việc phá sản
phức tạp, tài sản của DN, HTX có giá trị lớn, hồ sơ, sổ sách tài chính của DN,
HTX có nhiều vấn đề cần nghiên cứu thì việc chỉ định DN quản lý, thanh lý tài
sản là một lựa chọn đúng đắn và cần thiết.

Việc chỉ định quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản được thẩm phán
phụ trách vụ việc phá sản đưa ra dựa trên những căn cứ sau đây:

- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề quản tài viên; DN quản lý, thanh lý tài sản;

- Đề xuất chỉ định quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản của người nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến
vụ việc phá sản;

- Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích
của người tham gia thủ tục phá sản.

Như vậy, một trong các căn cứ quan trọng để tòa án xem xét chỉ định quản
tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản là theo đề xuất của người nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản. Tất nhiên, cũng có thêm một căn cứ quan trọng khác là tòa
án xem xét tính chất của vụ việc liên quan. Để đảm bảo tính khách quan, quản tài
viên, DN quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện công việc một cách vô tư, trong
sáng, không vụ lợi. Họ có thể bị thay đổi trong một số trường hợp bao gồm:

62
- Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của LPSDN;

- Có căn cứ chứng minh quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản không
khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;

- Trường hợp bất khả kháng mà quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản
không thực hiện được nhiệm vụ.

Khi có một trong các căn cứ nêu trên, thẩm phán được giao nhiệm vụ xử
lý việc phá sản ra quyết định thay đổi quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản
bằng văn bản. Trường hợp quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi
do vi phạm nghĩa vụ theo quy định hoặc không khách quan trong khi thực hiện
nhiệm vụ thì toàn bộ tiền tạm ứng chi phí cho quản tài viên, DN quản lý, thanh
lý tài sản, ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ vi phạm, các quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trường hợp quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi
trong trường hợp bất khả kháng thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản
được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.

7.4. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở
thủ tục phá sản

a) Các hoạt động sản xuất kinh doanh

Phá sản là một thủ tục tư pháp đặc biệt, theo đó, không phải bất cứ trường
hợp nào hậu quả pháp lý của nó cũng dẫn đến việc kết thúc số phận của một DN
hay một HTX. Trong nhiều trường hợp, sau khi mở thủ tục phá sản, DN, HTX
liên quan đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về phương án tổ chức lại hoạt
động sản xuất, kinh doanh và đã tái cấu trúc thành công. Chính vì vậy, ngoài
việc bản chất là một thủ tục đòi nợ tập thể, pháp luật phá sản ở nhiều nước trên
thế giới còn hướng tới một mục tiêu rất quan trọng khác: đó là giúp con nợ hồi

63
phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu này được đặt ra vì nhà nước nào
cũng muốn tránh phá sản càng nhiều càng tốt vì việc phá sản không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến DN, HTX và những lao động làm công cho những DN, HTX
đó mà còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư chung, kéo theo nhiều
hậu quả xấu cho xã hội.

Cả Luật phá sản năm 2004 và Luật phá sản năm 2014 đều quy định DN,
HTX sau khi bị mở thủ tục phá sản có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh
doanh bình thường. Tuy nhiên, vào thời điểm này, các DN, HTX liên quan đều
phải chịu sự quản lý và giám sát của thẩm phán, quản tài viên, DN quản lý, thanh
lý tài sản. Lý do là việc quản lý, giám sát hoạt động của các DN, HTX sau khi có
quyết định mở thủ tục phá sản là việc làm cần thiết, để đảm bảo các DN, HTX
này không tiếp tục mắc sai lầm, tạo cơ sở cho việc xây dựng thành công phương
án sản xuất, kinh doanh sau này, phát huy được tối đa tài lực, vật lực, đồng thời
kiểm soát rủi ro của DN, HTX. Thậm chí trong trường hợp xét thấy người đại
diện theo pháp luật của DN, HTX không có khả năng điều hành, DN, HTX xã có
dấu hiệu vi phạm thì thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp
luật của DN, HTX đó theo đề nghị của HNCN hoặc quản tài viên, DN quản lý,
thanh lý tài sản.

b) Các hành vi bị cấm

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, DN, HTX không được phép
thực hiện các hoạt động sau:

- Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản;

- Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm
phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động;

- Từ bỏ quyền đòi nợ;

64
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo
đảm một phần bằng tài sản của DN, HTX.

Một trong những vấn đề trọng tâm trong giải quyết phá sản là phải bảo
toàn thật tốt tài sản và quản lý công nợ của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản. Lý
do là khi DN, HTX bị mở thủ tục phá sản, nghĩa vụ tồn đọng của họ với các chủ
nợ là nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ mà vì nó các DN, HTX bị lâm vào tình
trạng phá sản. Thực tế cho thấy, rất nhiều DN, HTX, khi bị mở thủ tục phá sản,
vẫn cố tình tìm mọi cách để tẩu tán, cất giấu tài sản hoặc trốn tránh thực hiện các
nghĩa vụ trả nợ thông qua việc chuyển giao tài sản cho những người thứ ba
không phải chủ nợ nhưng có quan hệ mật thiết với DN, HTX liên quan. Ví dụ:
DN, HTX bị mở thủ tục phá sản ký kết các hợp đồng mua bán tài sản với giá
thấp hơn giá thị trường với các đối tượng là anh, em, họ hàng cũng những chủ sở
hữu DN, HTX đó nhằm tẩu tán các tài sản có giá trị, qua đó, trốn tránh việc phải
chuyển giao các tài sản đó vào tay quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản để
bán thanh lý nhằm trả nợ cho các chủ nợ.

Theo quy định tại Điều 48.2 Luật phá sản năm 2014 thì các giao dịch nêu
trên, nếu xảy ra, thì đều bị coi là các giao dịch vô hiệu và trong trường hợp đó
tòa án có thể tuyên bố giao dịch vô hiệu dựa trên yêu cầu của quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản khi họ phát hiện ra giao dịch.

c) Giám sát hoạt động của DN, HTX sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại Điều 49 Luật phá sản năm 2014, sau khi có quyết định
mở thủ tục phá sản, DN, HTX phải báo cáo quản tài viên, DN quản lý, thanh lý
tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:

- Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán,
chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu
tài sản;

65
- Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;

- Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho
người lao động trong DN, HTX.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của DN,
HTX thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho
DN, HTX việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động nêu
trên và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, DN quản
lý, thanh lý tài sản phải báo cáo thẩm phán về nội dung trả lời của mình. Các
hoạt động nêu trên được thực hiện mà không có sự đồng ý của quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban
đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.

8. Quản lý và xử lý tài sản trong giải quyết phá sản

8.1. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi phá sản

Pháp luật về phá sản bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ thông
qua nhiều quy định khác nhau nhưng thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất là thông
qua các quy định về tài sản, nghĩa vụ về tài sản, bảo toàn tài sản của DN, HTX
lâm vào tình trạng phá sản và thông qua tổ chức, hoạt động của một thiết chế gọi
là HNCN36.

Khi lâm vào tình trạng phá sản, điều quan trọng nhất và cũng được các chủ
nợ quan tâm nhiều nhất là DN, HTX liên quan sẽ thực hiện các nghĩa vụ về tài
sản như thế nào. Theo tinh thần của luật phá sản, thuật ngữ “tài sản của DN,
HTX lâm vào tình trạng phá sản” thường được gọi tắt là “tài sản có” của DN,
HTX và thuật ngữ “nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá
sản” là “tài sản nợ” của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Hai thuật ngữ này

36
LÊ THẾ PHÚC, “Tìm hiểu các quy định của luật phá sản năm 2004 về tài sản, nghĩa vụ về tài sản, các biện
pháp bảo toàn tài sản, hội nghị chủ nợ và một số kiến nghị”

66
thường được gọi chung là tài sản phá sản (hay sản nghiệp) của DN, HTX lâm
vào tình trạng phá sản.

Nói tóm lại, tài sản phá sản bao gồm toàn bộ “tài sản có” của DN, HTX và
“tài sản nợ” của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Thông thường, tài sản có
của DN, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản thường thấp hơn so với tài sản nợ
của DN, HTX đó và thường được xác định ở thời điểm tòa án xử lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản và giao quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản giám sát,
quản lý các tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.

8.1.1. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản

Việc xác định phạm vi khối tài sản của DN, HTX bị mất khả năng thanh
toán để xem xét giá trị các nghĩa vụ về tài sản mà họ phải trả là điều hết sức quan
trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi các chủ nợ mà còn là cơ sở để
tòa án quyết định phương hướng giải quyết một vụ việc cụ thể (dựa trên căn cứ
tài sản của DN, HTX nhiều hay ít). Theo Điều 19 Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993, tài sản của DN bị mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản bao
gồm “toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền quản lý của DN (đối
với DN nhà nước)… Tài sản của DN tư nhân bao gồm cả tài sản của chủ DN tư
nhân không trực tiếp dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh”. Như vậy, theo
quy định của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì tài sản của DN chỉ bao
gồm những tài sản mà DN đó có được ở thời điểm tòa án có quyết định mở thủ
tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Quy định này chưa đầy đủ vì thực tế
nguồn tài sản của DN khá phong phú và về lý thuyết, có thể phát sinh ở bất kỳ
thời điểm nào trước thời điểm tòa án tuyên bố DN bị phá sản. Khắc phục hạn chế
này, Luật phá sản năm 2004 đã đi theo hướng liệt kê một cách đầy đủ các tài sản
của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản tại Điều 49, bao gồm:

- Tài sản là quyền tài sản mà DN, HTX có tại thời điểm tòa án thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản;

67
- Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền về tài sản mà DN, HTX sẽ có
do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản;

- Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của DN, HTX. Trường hợp
thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị
của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt
quá đó là tài sản của DN, HTX;

- Giá trị quyền sử dụng đất của DN, HTX được xác định theo quy định của
luật đất đai.

Luật phá sản năm 2004 không có định nghĩa về tài sản và khái niệm về
nghĩa vụ tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cũng như định hình rõ
nét về cách xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX. Tuy nhiên, ưu
điểm của Luật phá sản năm 2004 so với luật cũ trước đó là đã xác định tài sản
của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản khá hợp lý và đầy đủ, tạo điều kiện thuận
lợi để cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý và giám sát tài sản của DN, HTX bị
mất khả năng thanh toán một cách có hiệu quả, tránh thất thoát tài sản.

Luật phá sản năm 2014 dù cũng không đưa ra khái niệm về tài sản của
DN, HTX bị mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tiếp thu kinh nghiệm của Luật
phá sản năm 2004 bằng việt liệt kê khá chi tiết các loại tài sản của DN, HTX bị
mất khả năng thanh toán (trình bày ở “Mục III.1 – Tài sản của DN, HTX bị mất
khả năng thanh toán” dưới đây). Ngoài ra, Luật phá sản năm 2014 đã đưa ra
được cách xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX liên quan, lấy mốc
thời gian phân định là thời điểm của quyết định mở thủ tục phá sản.

Cụ thể, nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX được xác lập trước khi TAND ra
quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ
tục phá sản. Và, nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX được xác lập sau khi TAND
ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định
68
tuyên bố phá sản. Như vậy, DN, HTX bị mở thủ tục phá sản sẽ chốt các khoản
nợ của họ phát sinh trước thời điểm có quyết định mở thủ tục phá sản vào thời
điểm có quyết định mở thủ tục phá sản đó. Đối với các nghĩa vụ về tài sản (nghĩa
vụ nợ) phát sinh sau ngày mở thủ tục phá sản thì sẽ được chốt ở thời điểm ra
quyết định tuyên bố phá sản.

8.1.2. Xác định tiền lãi đối với các khoản nợ

Kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ được tiếp tục
tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi. Trường hợp thẩm phán
ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh theo quy định thì việc tạm dừng trả lãi chấm dứt, các bên tiếp
tục thực hiện việc trả lãi theo thỏa thuận. Đối với khoản nợ mới phát sinh sau khi
mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố DN, HTX phá sản thì tiền lãi của
khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận nhưng không trái với quy định của
pháp luật. Kể từ ngày ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản thì khoản nợ
không được tiếp tục tính lãi.

8.2. Xử lý nghĩa vụ vê tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

Luật phá sản năm 2014 có quy định về xử lý nghĩa vụ về tài sản của DN,
HTX bị mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ có bảo đảm, xử lý nghĩa
vụ tài sản trong trường hợp có nghĩa vụ liên đới hoặc bảo lãnh, xử lý nghĩa vụ
trả lại tài sản thuê, mượn, và trả lại tài sản nhận bảo đảm cũng như nhận lại
hàng hóa.

8.2.1. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 41 Luật phá sản năm 2014 thì sau khi
thụ lý vụ việc phá sản, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ việc xử lý
tài sản bảo đảm của DN, HTX đối với các chủ nợ có bảo đảm. Việc tạm đình
chỉ này là cần thiêt vì vào thời điểm đó, quyết định mở thủ tục phá sản vẫn

69
chưa được đưa ra. Do có khả năng DN, HTX liên quan có thể bị mở thủ tục phá
sản và được đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt mà qua đó tài sản của họ cũng
cần được kiểm soát chặt chẽ nên các vấn đề xử lý tài sản của DN, HTX cần
ngưng lại tạm thời. Sau khi mở thủ tục phá sản, quản tài viên hoặc DN quản lý,
thanh lý tài sản lại đề nghị thẩm phán về việc xử lý các khoản nợ có bảo đảm
đã tạm đình chỉ theo quy định của Khoản 3 Điều 41 Luật phá sản như phân tích
ở trên.

Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi
kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo nghị quyết của HNCN.
Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm
không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo
thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối
với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố DN, HTX phá sản,
TAND đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản
nợ có bảo đảm trong trường hợp này được thực hiện như sau:

- Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi TAND thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản thì khoản nợ được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

- Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ
còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của DN, HTX; nếu giá
trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài
sản của DN, HTX.

Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể
về giá trị thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản đề nghị thẩm phán cho
xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định như trên. Việc xử lý ngay tài sản
bảo đảm trong trường hợp này là để lưu giữ tốt nhất giá trị của tài sản, tránh cho
tài sản bị hao hụt hay mất giá trị.

8.2.2. Nghĩa vụ về tài sản trong trường hợp liên đới hoặc bảo lãnh
70
Trường hợp nhiều DN, HTX có nghĩa vụ liên đới về một khoản nợ mà một
hoặc tất cả các DN, HTX xã đó mất khả năng thanh toán thì chủ nợ có quyền đòi
bất cứ DN, HTX nào trong số các DN, HTX đó thực hiện việc trả nợ cho mình
theo quy định của pháp luật. Quy định này thực chất được xây dựng phù hợp với
quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới trong Bộ luật Dân sự hiện hành
của Việt Nam. Cụ thể, Điều 298, Khoản 1 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy
định “nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện
và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”

Đối với trường hợp DN, HTX phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản được bảo
lãnh, Luật phá sản năm 2014 quy định: trường hợp người bảo lãnh mất khả năng
thanh toán thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau:

- Nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh. Trường hợp bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo
lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần
còn thiếu;

- Nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh thì bên được bảo lãnh phải thay thế
biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp người được bảo lãnh và người nhận bảo
lãnh có thỏa thuận khác.

Trường hợp người được bảo lãnh hoặc cả người bảo lãnh và người được
bảo lãnh đều mất khả năng thanh toán thì người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm
thay cho người được bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

8.2.3. Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê, mượn khi DN, HTX bị tuyên bố phá
sản

Về nguyên tắc, các tài sản mà DN, HTX bị tuyên bố phá sản thuê hay
mượn không phải là tài sản thuộc sở hữu của các DN, HTX đó, và do vậy, nó

71
phải trả lại cho các chủ sở hữu trong quá trình giải quyết phá sản. Theo quy định,
trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố phá
sản, chủ sở hữu tài sản cho DN, HTX thuê hoặc mượn để dùng vào hoạt động
kinh doanh phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê
hoặc cho mượn với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số trường hợp DN, HTX thuê tài sản
dài hạn mà tiền thuê được trả trước là một khoản tiền có giá trị lớn (thường
tương đương với giá thuê tài sản trong 5, 10 năm, thậm chí 20 năm) mà thời hạn
thuê còn lại vẫn khá dài. Trong các trường hợp Luật phá sản quy định người cho
thuê chỉ được nhận lại tài sản sau khi đã thanh toán số tiền thuê tương ứng với
thời gian thuê còn lại để cơ quan thi hành án dân sự nhập vào khối tài sản của
DN, HTX đó. Nghĩa là, người cho thuê tài sản chỉ được quyền tính tiền thuê tài
sản đến thời điểm DN, HTX bị tuyên bố phá sản, khoảng thời gian thuê còn lại
đương nhiên không còn giá trị gì đối với DN, HTX vì họ không thể sử dụng
được tài sản thuê và do vậy tiền thuê cho giai đoạn đó phải được trả lại để nhập
vào khối tài sản của DN, HTX bị tuyên phá sản nhằm chi trả cho các khoản nợ
của họ.

Trong thực tế cũng có một trường hợp nữa: đó là DN, HTX khi biết có
khả năng bị tuyên phá sản đã chuyển nhượng trái phép các tài sản đi thuê hoặc
mượn cho các bên thứ ba để trục lợi. Trong trường hợp này, DN, HTX bị tuyên
bố phá sản phải có nghĩa vụ đòi lại tài sản đã chuyển nhượng trái phép đó cho
bên cho thuê và nếu không thể đòi được thì người cho thuê hoặc cho mượn có
quyền yêu cầu DN, HTX bồi thường đối với tài sản đó như khoản nợ không có
bảo đảm.

8.2.4. Trả lại tài sản nhận bảo đảm và nhận lại hàng hóa đã bán

DN, HTX mất khả năng thanh toán chỉ trả lại tài sản nhận bảo đảm cho cá
nhân, tổ chức đã giao tài sản cho DN, HTX để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của

72
mình đối với DN, HTX trước khi TAND mở thủ tục phá sản trong trường hợp cá
nhân, tổ chức đó đã thực hiện nghĩa vụ đối với DN, HTX.

Người bán đã gửi hàng hóa cho người mua là DN, HTX mất khả năng
thanh toán nhưng chưa được thanh toán và người mua cũng chưa nhận được
hàng hóa thì người bán được nhận lại hàng hoá đó. Nếu DN, HTX mất khả năng
thanh toán đã nhận hàng hóa đó và không thể trả lại được thì người bán trở thành
chủ nợ không có bảo đảm.

8.2.5. Thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ

Một trong những vấn đề quan trọng cốt lõi và là quan tâm hàng đầu đối
với các chủ nợ là thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ của DN, HTX mất khả
năng thanh toán được pháp luật quy định như thế nào và khoản nợ của họ nằm ở
đâu trong thứ tự ưu tiên đó. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định đến
04 loại tài sản được ưu tiên thanh toán theo thứ bậc từ cao đến thấp, bao gồm:

- Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải
quyết phá sản các DN;

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao
động đã ký kết;

- Các khoản nợ thuế;

- Các khoản nợ cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Trong thứ tự thanh toán nêu trên thì chủ nợ có vẻ là người thiệt thòi hơn cả
vì là người được thanh toán cuối cùng trong chuỗi thanh toán sản nghiệp cuối
cùng của DN phá sản. Ngoài các khoản lệ phí, chi phí liên quan đến giải quyết
phá sản và lương cho người lao động, là các khoản ưu tiên thanh toán theo thông
lệ thế giới, thì khoản tiền thuế mà DN, HTX phải trả cho cơ quan nhà nước có
thể coi là điểm hạn chế cố hữu với cách tư duy “bảo đảm quyền lợi nhà nước

73
trong mọi trường hợp” trước đây. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy tất
cả các dạng chủ nợ, bất kể không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần, vào
hàng thanh toán có thứ tự ưu tiên sau cùng vừa gây thiệt thòi cho các chủ nợ vừa
tạo sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa nhà nước và các cá nhân, tổ chức liên
quan. Chính vì vậy, thứ tự ưu tiên thanh toán theo Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993 đã được sửa lại năm 2004. Theo Luật phá sản năm 2004, thứ tự thanh
toán tài sản DN, HTX được quy định như sau:

- Đối với chủ nợ có bảo đảm: các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản thế
chấp, cầm cố của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản được xác lập trước ngày
tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các khoản nợ được ưu tiên thanh
toán bằng chính các tài sản đó. Điều đó cũng có nghĩa là, tài sản thế chấp, cầm
cố sẽ được bán để thanh toán trước cho các khoản nợ được bảo đảm. Nếu giá trị
tài sản cầm cố, thế chấp không đủ để thanh toán cho các khoản nợ này, thì phần
nợ còn lại của chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán từ phần giá trị tài sản còn
lại của DN, HTX như khoản nợ của các chủ nợ không có bảo đảm khác. Nếu giá
trị tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn khoản nợ phải thanh toán thì phần giá trị còn
lại sẽ được nhập vào tài sản phá sản còn lại của DN, HTX để thanh toán cho các
nghĩa vụ khác theo thứ tự luật định.

- Đối với các chủ nợ không có bảo đảm: Luật phá sản năm 2004 quy định
việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản của DN, HTX bao gồm cả nghĩa vụ thanh
toán cho chủ nợ không có bảo đảm từ giá trị tài sản còn lại của DN, HTX được
thực hiện theo thứ tự sau: (i) phí phá sản, (ii) các khoản nợ lương, trợ cấp thôi
việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động, (iii) các khoản
nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên
tắc: nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được
thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các
khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo

74
tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của DN, HTX. Trường hợp sau khi
thanh toán đủ các nghĩa vụ tài sản mà vẫn còn thừa thì phần tài sản còn lại thuộc
về xã viên HTX, chủ DN tư nhân, các thành viên công ty, các cổ đông công ty cổ
phần hoặc chủ sở hữu DN nhà nước.

Về cơ bản, Luật phá sản năm 2004 vẫn quy định thứ tự ưu tiên thanh toán
tài sản như quy định của Luật phá sản năm 1993. Tuy nhiên, khác với Luật phá
sản doanh nghiệp năm 1993, Luật phá sản năm 2004 không ưu tiên thanh toán
các khoản nợ thuế của DN, HTX cho nhà nước mà coi đó là một trong những
khoản nợ thông thường không có bảo đảm khác. Việc bỏ quy định ưu tiên thanh
toán nợ thuế nhằm mục đích đảm bảo sự bình đẳng giữa tất cả các chủ nợ không
có bảo đảm, bất luận họ là nhà nước hay là những thương nhân thông thường,
mặt khác, khuyến khích chủ nợ không có bảo đảm tham gia tích cực vào thủ tục
giải quyết phá sản của DN, HTX liên quan.

Kế thừa các quy định về thứ tự thanh toán các khoản nợ của Luật phá sản
2004, Luật phá sản năm 2014 cũng tách riêng quy định về xử lý các khoản nợ có
bảo đảm thành các chế định riêng và được xử lý trước khi DN, HTX bị tuyên bố
phá sản (trừ trường hợp tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ cho các khoản nợ có
bảo đảm). Đối với các khoản nợ không có bảo đảm, việc thanh toán chỉ được
thực hiện như những thủ tục cuối cùng khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố
DN, HTX phá sản. Theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014, trường
hợp thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của DN, HTX được
phân chia theo thứ tự sau đây:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập
thể đã ký kết;

75
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi
hoạt động kinh doanh của DN, HTX;

- Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán
do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của DN, HTX sau khi đã thanh toán đủ các
khoản quy định nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

- Thành viên HTX, HTX thành viên;

- Chủ DN tư nhân;

- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;

- Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty
cổ phần;

- Thành viên của công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ
tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

8.3. Các biện pháp bảo toàn về tài sản

Như trên đã trình bày, các luật phá sản trước đây của Việt Nam, đặc biệt là
Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đều chỉ chú trọng đến vấn đề thanh lý tài
sản và thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của DN, HTX bị mất khả năng thanh
toán mà không chú ý đến việc khôi phục hoạt động kinh doanh của các DN,
HTX đó. Luật phá sản năm 2014 đã phần nào khắc phục hạn chế này, do vậy,
ngoài việc quy định về các thủ tục thanh lý tài sản, luật còn đề ra một số cơ chế
liên quan đến việc bảo toàn tài sản cuả DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản để
tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh về
sau của các DN, HTX này. Thực tế cho thấy ở hầu hết các nơi trên thế giới, luật

76
phá sản đều có quy định là một khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản, toàn bộ tài
sản của con nợ này sẽ bị giám sát và quản lý đặc biệt vì các lý do chủ yếu như
sau:

Thứ nhất, việc bảo toàn tài sản của con nợ giúp tránh được tình trạng tẩu
tán và cất giấu tài sản một khi con nợ, khi đã tuyệt vọng, có thể làm mọi cách để
trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Thứ hai, việc bảo toàn tài sản còn để tập trung vật lực cho con nợ, giúp
con nợ huy động tốt hơn các nguồn lực sẵn có để mưu cầu việc phục hồi.

Thứ ba, việc bảo toàn tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo
quyền lợi của các chủ nợ một khi toàn bộ tài sản đó được thanh lý để phân chia
cho các chủ nợ nhằm bù đắp những khoản vay của con nợ.

8.3.1. Tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán

Muốn bảo toàn được tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán, điều
cần thiết là phải liệt kê được toàn bộ các tài sản của DN, HTX đó. Theo Điều 64
Luật phá sản năm 2014 thì tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán gồm:

- Tài sản và quyền tài sản mà DN, HTX có tại thời điểm TAND quyết định
mở thủ tục phá sản;

- Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày TAND ra quyết định mở thủ tục
phá sản;

- Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà DN, HTX
phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

- Giá trị quyền sử dụng đất của DN, HTX được xác định theo quy định của
pháp luật về đất đai;

- Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của DN, HTX;

- Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

77
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với DN tư nhân và công ty hợp danh, vốn là những đối tượng
chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của chủ sở hữu hoặc thành viên hợp danh
theo Luật DN, thì luật phá sản có những quy định riêng về xác định tài sản của
các đối tượng này. Cụ thể, Tài sản của DN tư nhân, công ty hợp danh mất khả
năng thanh toán gồm:

- Các tài sản như tài sản của các DN, HTX thông thường (đã liệt kê ở trên);

- Tài sản của chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng
vào hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh có
tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ DN tư nhân, thành viên hợp
danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp
luật có liên quan.

Như vậy do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của mình, tài sản của DN tư
nhân và tài sản của thành viên hợp danh không tách rời khỏi khối tài sản hay số
vốn mà họ đưa vào DN tư nhân hay công ty hợp danh bị mất khả năng thanh
toán. Nói cách khác, tài sản riêng của họ, bất kể dùng vào mục đích kinh doanh
hay không, cũng bị coi là tài sản của DN khi phá sản và cũng được dùng để
thanh toán các khoản nợ.

8.3.2. Tuyên bố vô hiệu đối với một số giao dịch

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật phá sản năm 2004 thì một số giao
dịch của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời
gian 03 tháng trước ngày toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là
vô hiệu. Tuy nhiên, quy định này của Luật phá sản năm 2004 không thể áp
dụng cho các giao dịch tương tự thực hiện trong khoảng thời gian từ khi thụ lý
đến khi có quyết định mở thủ tục phá sản (thời gian này là 30 ngày). Mặt
khác, có trường hợp khi giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, những tài sản

78
DN đã bán trước thời điểm tòa án thụ lý giải quyết 03 tháng nhưng những
người mắc nợ DN phá sản lại có những đề nghị xem xét lại, khiếu kiện liên
quan đến tài sản mà DN đã xử lý.

Khắc phục hạn chế này và để đảm bảo tài sản của DN, HTX bị mở thủ
tục phá sản không thất thoát một cách cố ý, qua đó đảm bảo quyền lợi của các
chủ nợ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN, HTX, Điều 59 Luật phá sản năm 2014 quy định: các giao
dịch sau đây của DN, HTX bị mất khả năng thanh toán nếu thực hiện trong thời
gian 06 tháng trước ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị coi là
vô hiệu:

- Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;

- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo
đảm một phần bằng tài sản của DN, HTX;

- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến
hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;

- Tặng cho tài sản;

- Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của DN, HTX;

- Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của DN, HTX.

Ngoài ra, giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán quy định phía
trên nếu thực hiện với “những người liên quan” trong thời gian 18 tháng trước
ngày TAND ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu. Thuật ngữ
“những người liên quan” bao gồm:

- Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm


người quản lý đối với công ty con;

- Công ty con đối với công ty mẹ; DN do HTX thành lập đối với HTX;

79
- Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ
quan quản lý DN, HTX đối với hoạt động của DN, HTX đó;

- Người quản lý DN, HTX đối với DN, HTX;

- Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị,
em ruột của người quản lý DN, HTX hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần
vốn góp hay cổ phần chi phối;

- Cá nhân được uỷ quyền đại diện cho những người quy định nêu trên;

- DN trong đó những người nêu trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra
quyết định của cơ quan quản lý ở DN đó;

- Nhóm người thoả thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần
hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao
dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán và nếu phát hiện các giao dịch nêu
trên thì yêu cầu TAND xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc tòa án tuyên bố
giao dịch vô hiệu được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quản tài viên, DN quản lý,
thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô
hiệu hoặc TAND phát hiện ra các giao dịch kể trên thì TAND ra một trong các
quyết định sau:

- Không chấp nhận yêu cầu của quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản,
người tham gia thủ tục phá sản;

- Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết
hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra
quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định

80
tuyên bố giao dịch vô hiệu, DN, HTX mất khả năng thanh toán, bên giao kết với
DN, HTX có quyền làm đơn đề nghị chánh án TAND xem xét lại quyết định
tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, chánh án
TAND đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết
định sau:

- Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;

- Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp
thì được giải quyết theo quy định.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên
giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao
dịch vô hiệu, thì cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi
hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

8.3.3. Xử lý các hợp đồng đang có hiệu lực

Thực tế cho thấy khi DN, HTX mất khả năng thanh toán họ vẫn có thể ký
kết và thực hiện một số hợp đồng thương mại phục vụ nhu cầu hoạt động của
mình. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đã không quy định về việc xử lý
các hợp đồng này dẫn đến việc thất thoát tài sản của DN, HTX mất khả năng
thanh toán do họ phải tập trung nguồn lực và tài chính vào các hợp đồng này dù
rằng khả năng phá sản vẫn là khá cao. Luật phá sản năm 2004 đã khắc phục
nhược điểm vừa nêu bằng quy định tại các Điều 45, 46, 47, theo đó, trong tiến
trình phá sản, nếu xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực hoặc
chưa được thực hiện sẽ có lợi hơn cho DN, thì chủ nợ, DN lâm vào tình trạng
phá sản, tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu tòa án đình chỉ thực hiện
hợp đồng.

81
Luật phá sản năm 2014 tiếp tục đi theo hướng bảo toàn tài sản của DN,
HTX mất khả năng thanh toán bằng việc duy trì các quy định về tạm đình chỉ
hay đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 61
Luật phá sản năm 2014, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày TAND
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng
đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả
năng gây bất lợi cho DN, HTX thì chủ nợ, DN, HTX mất khả năng thanh toán có
quyền yêu cầu TAND ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường
hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu,
nếu chấp nhận thì TAND ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu
không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết. Sau khi
hợp đồng bị tạm đình chỉ, tòa án sẽ xem xét lại các hợp đồng đó trong thời hạn
05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản, để ra một trong
các quyết định sau:

- Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và
đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho DN, HTX;

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng và giải quyết hậu quả từ việc đình chỉ hợp đồng.

Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, nếu tài sản mà DN, HTX mất khả
năng thanh toán nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của
DN, HTX thì bên giao kết hợp đồng với DN, HTX có quyền đòi lại tài sản và
thanh toán số tiền đã nhận của DN, HTX; nếu tài sản đó không còn thì bên giao
kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với phần chưa được thanh
toán. Trường hợp việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao kết
hợp đồng với DN, HTX thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo
đảm đối với khoản thiệt hại.

8.3.4. Bù trừ nghĩa vụ


82
Quy định về bù trừ nghĩa vụ thực chất đã được quy định tại Bộ luật Dân
sự năm 1995. Để phù hợp với quy định của pháp luật dân sự, Luật phá sản năm
2004 cũng có quy định về bù trừ nghĩa vụ. Cụ thể, chủ nợ và DN, HTX lâm vào
tình trạng phá sản được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch
được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo ba nguyên tắc:
các nghĩa vụ về tài sản cùng loại có thể được thì các bên không phải thực hiện
nghĩa vụ với nhau khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu giá trị tài sản hoặc công
việc không tương đương nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị
chênh lệch, và những vật được định giá thành tiền thì được bù trừ nghĩa vụ trả
tiền.

Luật phá sản năm 2014 tiếp thu toàn bộ quy định về bù trừ nghĩa vụ trong
Luật phá sản năm 2004 nhưng có quy định rõ ràng hơn về việc bù trừ khi nghĩa
vụ về tài sản của các bên không tương đương nhau. Theo Điều 63 Luật phá sản
năm 2014 thì, sau khi TAND có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và DN,
HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp
đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

Việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ này phải được sự đồng ý của quản tài viên,
DN quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản báo cáo
thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ. Về phương pháp bù trừ nghĩa vụ,
Luật phá sản năm 2014 cũng đưa ra ba phương pháp bù trừ như sau:

- Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản tương đương với nhau thì
không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau
mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về DN, HTX thì bên giao kết
hợp đồng với DN, HTX phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp
vào khối tài sản của DN, HTX;

83
- Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau
mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với
DN, HTX thì bên giao kết hợp đồng với DN, HTX trở thành chủ nợ không có
bảo đảm đối với phần giá trị tài sản chênh lệch.

8.3.5. Kiểm kê tài sản

Kiểm kê tài sản là một biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của DN,
HTX bị mất khả năng thanh toán. Mục đích của việc làm này là để xem xét tổng
tài sản hiện có cũng như ước lượng giá trị khối tài sản đó của DN, HTX. Theo
quy định tại Điều 65 Luật phá sản năm 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, DN, HTX mất khả năng thanh toán
phải tiến hành kiểm kê tài sản và xác định giá trị tài sản đó; trong trường hợp cần
thiết thì phải có văn bản đề nghị thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần,
mỗi lần không quá 30 ngày. Việc xác định giá trị tài sản của DN, HTX phải được
thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đại diện hợp pháp của DN, HTX vắng mặt thì người được
quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản chỉ định làm đại diện của DN, HTX
thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của DN, HTX. Bảng kiểm
kê tài sản đã được xác định giá trị phải gửi ngay cho TAND tiến hành thủ tục
phá sản.

Thực tế hiện nay, việc xác định tài sản của DN, HTX phá sản dựa vào:
Bản tự kê khai của DN, HTX; kiểm đếm trên thực tế; sổ sách của DN, HTX.
Tuy nhiên, các DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản không thực hiện việc nộp
báo cáo kiểm kê tài sản và xác định giá trị các tài sản đó theo đúng thời hạn
quy định tại Điều 50 Luật phá sản năm 200437. Nếu DN chưa được kiểm toán
trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản, chưa hoàn tất báo cáo tài chính,
báo cáo thuế hoặc chưa thống kê danh mục các tài sản cố định, lưu động hiện

37
Báo cáo số 64/BC-TANDTC, Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo luật phá sản (sửa đổi).

84
có của doanh nghiệp thì quản tài viên và chấp hành viên không có cơ sở để thi
hành các nhiệm vụ, quyền hạn khi tiến hành quản lý, thanh lý tài sản của DN,
HTX lâm vào tình trạng phá sản.

Để giải quyết vấn đề này, Luật phá sản năm 2014 có quy định: trường hợp
xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh
toán là không chính xác thì tòa án yêu cầu quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài
sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN,
HTX. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm
kiểm kê. Trường hợp đại diện DN, HTX và những người khác không hợp tác về
việc kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật.

8.3.6. Đăng ký giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một thủ tục cần thiết để đảm bảo quyền lợi
cho các bên trong giao dịch, theo đó bên nhận cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm
sẽ được ưu tiên trong việc xử lý tài sản bảo đảm căn cứ vào thời điểm đăng ký
việc thế chấp, cầm cố. Nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ tài sản của DN, HTX mất
khả năng thanh toán, Luật phá sản năm 2004 đã quy định trong trường hợp DN,
HTX lâm vào tình trạng phá sản cho người khác vay tài sản có bảo đảm phải
đăng ký theo quy định của pháp luật mà chưa đăng ký thì tổ trưởng tổ quản lý,
thanh lý phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm đó.

Cũng như vậy, theo quy định tại Điều 69 Luật phá sản năm 2014 thì “DN,
HTX mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản mà theo quy định của
pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì DN, HTX
phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp DN, HTX không thực hiện thì
quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch
bảo đảm.”

8.3.7. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời


85
Cả Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật phá sản năm 2004 đều có
quy định về việc áp dụng các biện pháp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN,
HTX mất khả năng thanh toán. Luật phá sản năm 2014 tiếp tục duy trì các quy
định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 70, theo đó, trong quá
trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn,
quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu TAND có thẩm
quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện
pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh
toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:

- Cho bán hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng
hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho
bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác;

- Kê biên, niêm phong tài sản của DN, HTX;

- Phong toả tài khoản của DN, HTX tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi
gửi giữ;

- Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của
DN, HTX;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của DN, HTX mất khả
năng thanh toán;

- Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán;

- Cấm hoặc buộc DN, HTX, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện
một số hành vi nhất định;

- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi
thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

86
Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu
cầu gửi đến TAND có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu
phải cung cấp cho TAND chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời đó. Như vậy, Luật phá sản năm 2014 ngoài việc tiếp
thu các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Luật phá sản
năm 2004 còn có các quy định bổ sung để hoàn thiện chế định này. Một số biện
pháp khẩn cấp tạm thời đã được bổ sung bao gồm: buộc người sử dụng lao động
tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản
phẩm, hàng hoá khác; các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy
định.

9. Hội nghị chủ nợ

Pháp luật về phá sản của nhiều nước trên thế giới nhìn chung đều có quy
định cơ chế chủ nợ tham gia giải quyết phá sản thông qua một thiết chế gọi là
HNCN. HNCN là cơ quan quyền lực cao nhất của các chủ nợ, bao gồm các chủ
nợ có tên trong danh sách chủ nợ, đại diện cho người lao động hoặc đại diện
công đoàn được người lao động uỷ quyền; có quyền quyết định những vấn đề
quan trọng ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ. HNCN thực chất là một
diễn đàn (forum) gồm các chủ nợ, tập hợp lại với nhau để bàn về số phận “con

87
nợ”, tức là các DN, HTX mất khả năng thanh toán và cách thức tiến hành xử lý
khoản nợ của các “con nợ” đó.

HNCN hoạt động độc lập và không chịu sự can thiệp của tòa án, với vai
trò tích cực của quản tài viên nhằm hạn chế tình trạng hành chính hoá quan hệ
dân sự, kinh tế và thúc đẩy sự tham gia tích cực của chủ nợ vào quá trình giải
quyết phá sản là xu thế chung của các nước trên thế giới. HNCN được tổ chức
theo các nguyên tắc: tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó
không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội; các bên tham gia HNCN đều
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; HNCN phải được tiến hành công khai. Trong
tổ chức, hoạt động của HNCN nổi bật vai trò của quản tài viên, thay thế tòa án
(thẩm phán) thực hiện việc quản lý điều hành HNCN để đảm bảo HNCN hoạt
động một cách khách quan.

9.1. Những người có quyền và nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ

9.1.1. Quyền tham gia Hội nghị chủ nợ

Về mặt quy trình, trong vòng 30 ngày sau khi TAND ra quyết định mở
thủ tục phá sản và thông báo cho các chủ nợ của DN, HTX mất khả năng thanh
toán, các chủ nợ này có trách nhiệm gửi giấy đòi nợ cho quản tài viên, DN quản
lý, thanh lý tài sản kèm theo các tài liệu, giấy tờ chứng minh khoản nợ. Sau khi
các chủ nợ gửi giấy đòi nợ, tập hợp danh sách các chủ nợ sẽ được quản tài viên
hay DN quản lý, thanh lý tài sản lập và niêm yết tại trụ sở của DN, HTX, đăng
trên cổng thông tin đăng ký DN và gửi cho tất cả các chủ nợ có tên trong danh
sách.

Những chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ đều được quyền tham gia
HNCN. Họ cũng có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác để đại diện cho
mình nếu bản thân không thể trực tiếp tham gia HNCN. Trong trường hợp DN,
HTX mất khả năng thanh toán và nợ lương người lao động thì những người lao
động này đương nhiên là chủ nợ của DN, HTX. Trường hợp đó, đại diện người
88
lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền sẽ tham gia
HNCN.

Trong trường hợp DN, HTX được người thứ ba bảo lãnh cho các giao dịch
phát sinh nghĩa vụ tài sản, thì những người bảo lãnh, sau khi đã trở nợ thay cho
DN, HTX mất khả năng thanh toán , sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm của
các DN, HTX đó.

9.1.2. Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ

Việc tham gia HNCN vừa là quyền vừa là nghĩa vụ: là quyền đối với
những chủ nợ của DN, HTX và là nghĩa vụ đối với chính những DN, HTX đó.
Như vậy, khi HNCN được triệu tập, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
quy định, chủ DN hoặc người đại diện hợp pháp của DN, HTX mất khả năng
thanh toán có nghĩa vụ tham gia HNCN; trường hợp không tham gia được thì
phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia HNCN và người được uỷ
quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền.

Trường hợp người đại diện DN, HTX mất khả năng thanh toán cố ý vắng
mặt không có lý do chính đáng thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có
văn bản đề nghị TAND xử lý theo quy định của pháp luật.

9.2. Triệu tập và hoãn hội nghị chủ nợ

9.2.1. Triệu tập Hội nghị chủ nợ

HNCN là cuộc họp của tất cả các chủ nợ, do vậy thành phần chủ nợ là
quan trọng nhất, ngoài ra, HNCN còn có mặt DN, HTX mất khả năng thanh
toán bởi đó là nghĩa vụ của họ. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc những
người có quyền phải tham gia, do vậy, trong nhiều trường hợp, chủ nợ không
tham gia vào HNCN nếu nhận thấy việc tham gia HNCN cũng không đem lại
lợi ích cho bản thân mình hoặc không tin tưởng và thiết chế HNCN hay không

89
lạc quan về tình hình thanh toán các khoản nợ còn lại của DN, HTX bị mất khả
năng thanh toán.

Theo thông lệ chung, để HNCN được tiến hành, cần ít nhất một số lượng
chủ nợ chiếm quá bán (ít nhất 51%) tổng số nợ không có bảo đảm của DN, HTX
bị mất khả năng thanh toán. Pháp luật quy định về tỉ lệ đại biểu là những chủ nợ
không có bảo đảm tham gia hội HNCN là điều cần cần thiết để HNCN có thể
tiến hành vì các chủ nợ này là những người có quyền lợi bấp bênh nhất, khoản
nợ của họ vừa không được đảm bảo bằng tài sản của DN, HTX và cũng nằm
cuối trong thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ. Do vậy, chủ nợ không có bảo
đảm phải là thành phần cốt cán tham dự HNCN. Căn cứ vào Điều 79 Luật phá
sản hiện hành, chủ nợ không tham gia HNCN nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi
cho thẩm phán trước ngày tổ chức HNCN, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội
dung mà HNCN thảo luận thì được coi như chủ nợ tham gia HNCN.

9.2.2. Hoãn Hội nghị chủ nợ

Trong trường hợp số lượng chủ nợ chiếm ít hơn 51% tổng số nợ không có
bảo đảm tham dự, thì HNCN bị hoãn vì không đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật. Khi đó, thẩm phán phải lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia
HNCN để chuẩn bị cho HNCN lần sau. Việc hoãn HNCN phải được thông báo
đến những người tham gia thủ tục phá sản.

Khi HNCN lần thứ nhất không được triệu tập thành công, các bên liên
quan vẫn còn cơ hội thứ hai để triệu tập HNCN. Theo Luật phá sản doanh nghiệp
năm 2014, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn HNCN (lần đầu do không đủ
điều kiện), thẩm phán phải triệu tập lại HNCN. Việc triệu tập HNCN lần thứ hai
mà vẫn không đủ điều kiện như điều kiện áp dụng cho việc triệu tập HNCN lần
thứ nhất (có số lượng chủ nợ chiếm ít hơn 51% tổng số nợ không có bảo đảm
tham dự) thì thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.

90
Như vậy, có thể thấy rằng việc tham gia HNCN là hết sức quan trọng. Thứ
nhất, việc tham gia HNCN thể hiện thiện chí của cả hai bên trong việc tìm ra giải
pháp để khắc phục tình trạng kinh doanh và quản lý yếu kém của DN, HTX mất
khả năng thanh toán. Thứ hai, việc tham gia HNCN còn nhằm tiến tới mục đích
quyết định số phận của DN, HTX mất khả năng thanh toán và cách thức triển
khai các bước tiếp theo để thanh lý tài sản của DN, HTX.

Tuy nhiên, nếu những người có quyền không tham gia HNCN (tức là
HNCN không thể được triệu tập) thì có thể hiểu là họ không còn thiện chí tìm ra
cách thức cải thiện tình trạng của DN, HTX mất khả năng thanh toán hoặc không
kỳ vọng nhiều vào việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của các DN, HTX đó.
Trong trường hợp này, việc tuyên bố phá sản DN, HTX ngay là rất cần thiết,
nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và các chi phí phát sinh không đáng có của
các bên liên quan.

9.3. Nội dung và trình tự hội nghị chủ nợ

Theo quy định của LPSDN năm 2014, HNCN được tiến hành như sau:

- Trước tiên, thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc HNCN. Đây
đơn thuần là một thủ tục bắt buộc ở bất kỳ hội nghị nào mà HNCN cũng không
phải là ngoại lệ;

- HNCN biểu quyết thông qua việc cử thư ký HNCN theo đề xuất của quản
tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản HNCN. Ở điểm này,
HNCN cũng giống như cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần;

- Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt
của người tham gia HNCN theo thông báo triệu tập của TAND, lý do vắng mặt
và kiểm tra căn cước của người tham gia HNCN;

- Thẩm phán thông báo với HNCN về những người tham gia HNCN và nội
dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

91
- Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho HNCN về tình
hình kinh doanh, thực trạng tài chính của DN, HTX mất khả năng thanh toán; kết
quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung
khác nếu xét thấy cần thiết;

- Chủ DN hoặc người đại diện hợp pháp của DN, HTX trình bày ý kiến về
nội dung do quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho hội
nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng
và thời hạn thanh toán nợ;

- Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn
đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải
quyết phá sản;

- Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến
của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc
giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm
định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp
bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

- Trường hợp có người vắng mặt thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài
sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;

- HNCN thảo luận về các nội dung do quản tài viên, DN quản lý, thanh lý
tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia HNCN;

- Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia HNCN có
quyền đề nghị thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của DN,
HTX mất khả năng thanh toán;

- Các chủ nợ có quyền thành lập ban đại diện chủ nợ. Ban đại diện chủ nợ
có từ 03 đến 05 thành viên. Ban đại diện chủ nợ thay mặt cho các chủ nợ thực

92
hiện giám sát việc thực hiện nghị quyết của HNCN, đề xuất với quản tài viên,
DN quản lý, thanh lý tài sản về việc thực hiện nghị quyết của HNCN. Trường
hợp quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện đề xuất thì ban
đại diện chủ nợ có quyền thông báo bằng văn bản với thẩm phán phụ trách giải
quyết phá sản

Nghị quyết của HNCN được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ
không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm
trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của HNCN có hiệu lực ràng buộc đối
với tất cả các chủ nợ.

93
Sơ đồ minh họa nội dung, trình tự HNCN

9.4. Nghị quyết Hội nghị chủ nợ

Nghị quyết HNCN là kết quả đầu ra của quá trình họp HNCN nhằm xem
xét các vấn đề của DN, HTX mất khả năng thanh toán. Nghị quyết HNCN thể
hiện ý chí của tất cả các chủ nợ về việc giải quyết vấn đề phá sản của các DN,
HTX mất khả năng thanh toán. Đó được xem là một quyết định tập thể với kết

94
luận là đề nghị xử lý DN, HTX mất khả năng thanh toán theo một trong các
hướng sau:

- Thứ nhất, nghị quyết HNCN có thể đưa ra kết luận đề nghị tòa án đình chỉ
giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu kể từ ngày TAND ra quyết định mở
thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản DN,
HTX đó không mất khả năng thanh toán.

- Thứ hai, HNCN có quyền đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp
phục hồi hoạt động kinh doanh đối với DN, HTX. Trường hợp này, HNCN thấy
rằng DN, HTX có khả năng trả được nợ nếu áp dụng các biện pháp khắc phục để
cứu vãn tình trạng làm ăn thua lỗ và mất khả năng thanh toán;

- Thứ ba, HNCN có thể ra nghị quyết đề nghị tòa án tuyên bố DN, HTX phá
sản nếu thấy không còn khả năng cứu vãn kể cả nếu có áp dụng các biện pháp
phục hồi hoạt động kinh doanh.

Theo quy định của LPSDN năm 2014 thì nghị quyết HNCN phải có các
nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản;

- Tên, địa chỉ của người yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Tên, địa chỉ của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

- Tên, địa chỉ của người có liên quan;

- Ý kiến của người tham gia HNCN;

- Ý kiến của quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản về yêu cầu của
người tham gia HNCN;

- Kết luận HNCN, kết quả biểu quyết.

95
Nghị quyết của HNCN có chữ ký của thẩm phán, quản tài viên, đại diện
DN quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước HNCN. Trường hợp HNCN
không thông qua được nghị quyết thì TAND tuyên bố DN, HTX phá sản. Mặc
dù nghị quyết của HNCN được thông qua với đa số chủ nợ dại điện cho 65%
tổng số khoản nợ không có bảo đảm trở lên tán thành nhưng vẫn có thể bị xem
xét lại. Lý do là các một số chủ nợ có thể không đồng ý với kết luận tại HNCN
hoặc một số người có quyền, nghĩa vụ tham gia HNCN không thỏa mãn với
những kết luận đó.

Pháp luật hiện hành đề ra cơ chế đề nghị, kiến nghị xem xét lại và giải
quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại nghị quyết của HNCN. Theo quy định tại
Điều 85 Luật phá sản năm 2014, trường hợp không đồng ý với nghị quyết của
HNCN, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nghị quyết của
HNCN, người có quyền, nghĩa vụ tham gia HNCN có quyền gửi đơn đề nghị,
VKSND cùng cấp có quyền kiến nghị với chánh án TAND đang giải quyết phá
sản xem xét lại nghị quyết của HNCN. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, chánh án TAND đang giải quyết phá
sản xem xét và ra một trong các quyết định (i) không chấp nhận đề nghị, kiến
nghị; hoặc (ii) tổ chức lại HNCN. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem
xét lại nghị quyết của HNCN là quyết định cuối cùng.

96
Sơ đồ mình họa trình tự hoạt động của HNCN

9.5. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản là một quyết định đưa tòa án đưa ra dựa
trên cơ sở tình hình thực tế của DN, HTX bị mở thủ tục phá sản. Hệ quả của
quyết định này là đưa DN, HTX bị mở thủ tục phá sản trở lại địa vị pháp lý ban
đầu, tức là thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán. Đình chỉ tiến hành thủ
tục phá sản chỉ được thực hiện trong giai đoạn tòa án đã mở thủ tục phá sản cho
đến trước khi việc tuyên bố phá sản DN, HTX được thực hiện.

Điều kiện tiên quyết để tòa án xem xét và đưa ra quyết định đình chỉ thủ
tục phá sản là DN, HTX liên quan không mất khả năng thanh toán. Điều này có
thể được thực hiện trong quá trình các bên có quyền, nghĩa vụ tham gia và tổ
chức HNCN để giải quyết các vấn đề liên quan đến phá sản DN, HTX.

Theo quy định tại Điều 86 Luật phá sản năm 2014, kể từ ngày TAND ra
quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố DN, HTX

97
phá sản, nếu DN, HTX không mất khả năng thanh toán thì TAND ra quyết định
đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

DN, HTX phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ
trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm. Quyết định đình
chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi cho những người được thông báo
quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra
quyết định. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người
tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, VKSND cùng cấp có
quyền kiến nghị với chánh án TAND đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết
định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét
lại, chánh án TAND đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết
kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra
một trong các quyết định (i) giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục
phá sản; hoặc (ii) hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho
thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.

10. Phục hôi hoạt động kinh doanh

10.1. Đặc điểm và vai trò của chế định phục hồi hoạt động kinh doanh
trong Luật phá sản

Nhìn chung Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 của Việt Nam chưa chú
trọng đến vấn đề phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng
thanh toán. Điều này làm giá trị của bộ luật này bị giảm đi phần nào do nó không
đáp ứng được nhu cầu thực tế. Qua khảo sát, rất nhiều DN, HTX lâm vào tình
trạng phá sản cho thấy họ vẫn có tư tưởng cầu tiến, ý chí phục hồi hoạt động
kinh doanh và nỗ lực để thoát khỏi tình trạng phá sản. Nhiều chủ đầu tư, thậm
chí chủ nợ, trong quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh, đã “bơm” thêm vốn,
giãn tiến độ trả nợ, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý để DN, HTX liên quan có thể cải tổ
98
bộ máy và từng bước cải thiện tình trạng nợ nần, tiến tới hoàn thành nghĩa vụ tài
sản với các chủ nợ. Suy cho cùng, việc “giải cứu” các DN, HTX bị mất khả năng
thanh toán là cách giúp cho chính chủ nợ khỏi mất đi các khoản “cho vay” của
mình hoặc giúp giảm nguy cơ thu về một phần của khoản “cho vay” đó hay thậm
chí là “trắng tay”. Theo cách hiểu thông thường, thủ tục phục hồi là đem lại cho
người mắc nợ đang trong tình trạng khó khăn những điều kiện và cơ hội tiếp tục
kinh doanh chứ không phải “thanh toán” nó38.

Khắc phục hạn chế của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật phá
sản năm 2004 và đặc biệt là Luật phá sản năm 2014 đã đề cao vai trò của các chế
định liên quan đến phục hồi hoạt động của DN, HTX mất khả năng thanh toán.
Thực tế thì Luật phá sản năm 2004 đã bắt đầu dùng cụm từ “phục hồi hoạt động
kinh doanh” một cách khá phổ biến trong khi với cách tiếp cận hạn chế, Luật phá
sản doanh nghiệp năm 1993 chỉ tập trung vào việc “tổ chức lại kinh doanh” hay
“tổ chức lại hoạt động kinh doanh”. Luật phá sản năm 2014 đã tiến thêm một
bước nữa khi quyết định tách riêng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thành
một chương riêng với những quy định khá chi tiết. Đây là một thủ tục đặc biệt vì
các lý do sau:

Thứ nhất, đây là một thủ tục được áp dụng cho DN, HTX đã mất khả năng
thanh toán và chỉ có thể được tiến hành với quyết định của các chủ nợ thông qua
kết luận tại nghị quyết của HNCN. Theo quy trình, HNCN sẽ được tiến hành đề
xem xét, thảo luận về các vấn đề phá sản DN, HTX. Tại cuộc họp HNCN, nếu
các chủ nợ thông qua nghị quyết đề nghị DN, HTX áp dụng biện pháp phục hồi
hoạt động kinh doanh thì với sự can thiệp và tham gia của quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản và tòa án giải quyết việc phá sản, phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh phải được thực hiện để cứu vãn tình trạng của DN, HTX
mất khả năng thanh toán.

38
Bùi Thị Dung Huyền, Chuyên đề Khoa học xét xử, “Tìm hiểu các quy định của Luật Phá sản năm 2004 về thủ
tục phục hồi, thủ tục thanh lý, tuyên bố DN, HTX phá sản và một số kiến nghị”

99
Thứ hai, với việc áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, tài sản
của DN, HTX mất khả năng thanh toán sẽ không bị thanh lý. Tài sản của DN,
HTX mất khả năng thanh toán sẽ được giữ nguyên và thậm chí còn có khả năng
được đầu tư, bổ sung thêm.

Thứ ba, hoạt động của DN, HTX mất khả năng thanh toán tiếp tục được
duy trì và được khuyến khích, ưu tiên, tăng cường công tác quản lý và đặt dưới
sự giám sát của nhiều đối tượng như quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản,
thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản, chủ nợ…

Thứ tư, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục có sự tham gia
và thỏa thuận giữa các bên liên quan mà chủ yếu là DN, HTX mất khả năng
thanh toán và các chủ nợ. Trong trường hợp này, các bên tạm thời “gác” lại
chuyện nợ nần để hợp tác thiện chí trong việc cải tổ lại hoạt động của DN,
HTX mất khả năng thanh toán nhằm hướng tới một mục tiêu chung là giúp đỡ
các DN, HTX đó thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán và xa hơn nữa,
là thoát khỏi cảnh phá sản. Một khi DN, HTX thoát khỏi cảnh phá sản, không
chỉ chính DN, HTX đó được lợi mà các chủ nợ cũng có nhiều cơ hội đòi lại
món nợ mà mình đã cho các DN, HTX đó vay. Đây là mối quan hệ “hai bên
cùng có lợi”.

Bản chất của thủ tục này là một khi DN, HTX rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì DN đó vẫn được trao cho một cơ hội
nữa, một khoảng thời gian “đệm” nhất định nhằm giúp DN, HTX đó, bằng các
nỗ lực của chính mình và sự giúp đỡ của các chủ nợ, khôi phục lại hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Mục đích của các chế định về phục hồi hoạt động kinh doanh
chính là để hạn chế đến mức thấp nhất việc giải thể DN, HTX khi vẫn còn khả
năng khôi phục các DN, HTX đó. Chế định về phục hồi hoạt động kinh doanh
xuất hiện trong luật phá sản của nhiều nước. Ở mỗi quốc gia khác nhau, thời hạn
dành cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh lại được quy định khác nhau. Tuy

100
nhiên, khoảng thời gian hợp lý và được xem là cần thiết để DN có thể khôi phục
lại tình trạng kinh doanh của mình là khoảng từ 02 đến 03 năm. Nếu hết khoảng
thời gian được dành cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh mà DN, HTX đã
thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán thì việc giải quyết phá sản có thể
được đình chỉ. Ngược lại, nếu DN, HTX vẫn mất khả năng thanh toán sau khi
thời gian dành cho việc phục hồi hoạt động kinh doanh đã hết thì tòa án sẽ ra
quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.

Phần lớn pháp luật phá sản ở các nước trên thế giới quy định kế hoạch
phục hồi hoạt động kinh doanh phải do các DN xây dựng. Tòa àn chỉ can thiệp
vào kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của DN để hiện thực hóa các đề
xuất trong kế hoạch đó, chứ không nêu ra quan điểm của mình về việc có hợp lý
hay không hợp lý, có hiệu quả hay không hiệu quả của kế hoạch phục hồi hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, cũng ở một số quốc gia, ví dụ tại Anh , tòa án can
thiệp và chỉ định trực tiếp người chuẩn bị các phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh thay cho DN liên quan.

Nói tóm lại, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là một thủ tục được
thực hiện trong quá trình giải quyết phá sản của DN, HTX mất khả năng thanh
toán, theo đó, các DN, HTX mất khả năng thanh toán có cơ hội phục hồi hoạt
động kinh doanh theo một khoảng thời gian nhất định, căn cứ vào kết luận trong
nghị quyết của HNCN, dưới sự giám sát của quản tài viên, DN quản lý, thanh lý
tài sản, thẩm phán phụ trách vụ việc và các chủ nợ.

10.2. Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

10.2.1. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là trách nhiệm của
các DN, HTX mất khả năng thanh toán. Vì hơn ai hết, chính các DN, HTX này
là người nắm rõ các hoạt động kinh doanh của mình nhất. Do vậy, pháp luật phá
sản yêu cầu họ phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để
101
những người có trách nhiệm xem xét (quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản,
thẩm phán…) trước khi trình lên để HNCN thông qua.

HNCN là chủ thể thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh vì
phương án này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ nợ. Nếu việc phục
hồi hoạt động kinh doanh đem lại kết quả thành công, cả DN, HTX mất khả năng
thanh toán và các chủ nợ của họ đều được hưởng lợi. Ngược lại, nếu thất bại, cả
hai bên sẽ cùng gánh chịu hậu quả.

Theo trình tự mà Luật phá sản quy định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
HNCN thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh thì DN, HTX mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho thẩm phán, chủ nợ, quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì chủ nợ, quản tài viên, DN quản lý,
thanh lý tài sản gửi ý kiến cho DN, HTX để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh báo cáo quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, ban
đại diện chủ nợ (nếu có). Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh, quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo
thẩm phán. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh của quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản, thẩm phán
xem xét trước khi đưa phương án ra HNCN xem xét thông qua.

10.2.2. Nội dung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng
thanh toán phải nêu rõ các biện pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh; các điều
kiện, thời hạn và kế hoạch thanh toán các khoản nợ. Các biện pháp để phục hồi
hoạt động kinh doanh gồm:

102
- Huy động vốn;

- Giảm nợ, miễn nợ, hoãn nợ;

- Thay đổi mặt hàng sản xuất, kinh doanh;

- Đổi mới công nghệ sản xuất;

- Tổ chức lại bộ máy quản lý, sáp nhập hoặc chia tách bộ phận sản xuất;

- Bán cổ phần cho chủ nợ và những người khác;

- Bán hoặc cho thuê tài sản;

- Các biện pháp khác không trái quy định của pháp luật.

Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN,
HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện theo nghị quyết của HNCN thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Trường hợp HNCN không xác
định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN,
HTX mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày HNCN thông qua phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh.

10.2.3. Nội dung, trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh

Khi có số chủ nợ đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm biểu
quyết chấp thuận thì phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được thông qua.
Chủ nợ không tham gia HNCN nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho thẩm phán
trước ngày tổ chức HNCN, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thể về việc thông qua hoặc
không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì coi
như chủ nợ tham gia HNCN.

Theo quy định của Luật phá sản hiện hành thì trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của

103
DN, HTX mất khả năng thanh toán ra HNCN, thẩm phán triệu tập HNCN để
xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. HNCN để thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được tiến hành như sau:

- Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc HNCN;

- HNCN biểu quyết thông qua việc cử thư ký HNCN theo đề xuất của quản
tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản HNCN;

- Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt
của người tham gia HNCN theo thông báo triệu tập của TAND, lý do vắng mặt
và kiểm tra căn cước của người tham gia HNCN;

- Thẩm phán thông báo với HNCN về những người tham gia HNCN;

- Đại diện DN, HTX trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Người tham gia HNCN trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh;

- HNCN thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh.

Nghị quyết của HNCN thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện
cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành và ràng
buộc đối với tất cả các chủ nợ. Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản
có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm
bằng tài sản đó đồng ý. Trường hợp không tổ chức lại được HNCN hoặc HNCN
không thông qua được nghị quyết về việc thông qua phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh thì TAND tuyên bố DN, HTX phá sản.

Sau khi phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX được
HNCN thông qua, theo quy trình, thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị
104
quyết của HNCN để phương án phục hồi hoạt động kinh doanh đó đi vào triển
khai trong thực tế. Nghị quyết này, khi được thông qua và công nhận, sẽ có hiệu
lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.

Sơ đồ minh họa trình tự xây dựng và thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh

10.2.4. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

Kể từ ngày nghị quyết của HNCN thông qua phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh, thì những điều cấm áp dụng đối với DN, HTX mất khả năng
thanh toán (ví dụ: cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản, thanh toán khoản nợ không
có bảo đảm, từ bỏ quyền đòi nợ…) bị dỡ bỏ. Không chỉ vậy, các quy định buộc
DN, HTX mất khả năng thanh toán phải chịu sự giám sát sau khi có quyết định
mở thủ tục phá sản cũng bị dỡ bỏ.

105
Lý do là khi áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh, DN, HTX
phải được tạo điều kiện tốt nhất để sử dụng tài sản và phát huy các thế mạnh, tài
lực, vật lực để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các
biện pháp kỹ thuật như các lệnh cấm áp đặt lên tài sản của DN, HTX trong
trường hợp này cần phải dỡ bỏ. DN, HTX phải được tự do trong hoạt động sản
xuất kinh doanh thì mới phát huy được hết thế mạnh của mình.

Mặc dù DN, HTX đã phần nào được “tự do” tiến hành các hoạt động kinh
doanh theo đề xuất đưa ra trong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
nhưng sự tự do này vẫn bị hạn chế. Trong giai đoạn tiến hành các hoạt động
phục hồi sản xuất kinh doanh, DN, HTX chịu sự giám sát của những người có
trách nhiệm liên quan bao gồm quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản và chủ
nợ của chính họ. Điều này là cần thiết và để đảm bảo các mục tiêu đặt ra trong
kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh không bị chệch hướng, và rằng, DN,
HTX không thể tùy tiện thực hiện các hoạt động kinh doanh theo ý muốn chủ
quan của mình, vốn là một trong các tác nhân gây nên tình trạng mất khả năng
thanh toán của họ.

Theo quy định, sáu tháng một lần, DN, HTX phải lập báo cáo về tình hình
thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX cho quản tài
viên, DN quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có
trách nhiệm báo cáo thẩm phán và thông báo cho chủ nợ. Như vậy, chủ nợ vẫn
có thể theo dõi được quá trình thực hiện và triển khai kế hoạch phục hồi hoạt
đông kinh doanh của DN, HTX liên quan.

10.2.5. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

Phục hồi hoạt động kinh doanh là một hoạt động được DN, HTX thực hiện
theo một thời hạn nhất định với mục đích khắc phục và tháo gỡ khó khăn, đưa
DN, HTX thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ quả tất yếu của quá
trình này là DN, HTX có thể phục hồi hoặc thất bại trong việc thoát khỏi tình

106
trạng phá sản. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh của DN, HTX cũng sẽ được thực hiện vì thủ tục này được thực
hiện theo một thời gian nhất định chứ không kéo dài vô thời hạn. Theo quy định
hiện hành, thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường
hợp sau:

- DN, HTX đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- DN, HTX không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng
DN, HTX vẫn mất khả năng thanh toán.

TAND thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh của DN, HTX cho người nộp đơn xin mở thủ tục phá sản, DN,
HTX mất khả năng thanh toán, chủ nợ, VKSND cùng cấp, cơ quan thi hành án
dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi DN, HTX có trụ sở chính
và đăng ký trên cổng thông tin đăng ký DN quốc gia, cổng thông tin điện tử của
tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi DN, HTX mất khả năng
thanh toán có trụ sở chính.

Về mặt hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán, pháp luật quy định hai trường
hợp:

Thứ nhất, khi DN, HTX thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh, có nghĩa là DN, HTX đã “thoát” khỏi tình trạng mất khả năng thanh
toán. Trường hợp này DN, HTX được coi là không còn mất khả năng thanh toán
nữa và thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách
nhiệm ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của quản
tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản.

107
Thứ hai, DN, HTX không thực hiện hoặc hết hạn thực hiện phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng DN, HTX vẫn mất khả năng thanh toán thì
thẩm phán ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.

11. Một số thủ tục phá sản đặc thù

Các Luật phá sản trước đây của Việt Nam đều không quy định về các
trường hợp phá sản đặc thù mà chỉ quy định các vấn đề phá sản trên một bình
diện chung, có giá trị áp dụng cho tất cả các loại hình DN và HTX. Luật phá sản
năm 2014 có điểm mới đáng kể là quy định về thủ tục phá sản đặc thù của các
TCTD và thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài. Việc bổ sung các quy định này là
rất cần thiết vì TCTD là một hình thức DN đặc thù hoạt động theo sự điều chỉnh
của Luật các TCTD và Luật doanh nghiệp với quy mô, cách thức quản lý, hoạt
động khá phức tạp. Ngoài ra, việc phá sản TCTD cũng không đơn thuần là thủ
tục xóa xổ một DN thông thường.

Phá sản một TCTD có ảnh hướng khá lớn tới thị trường vì các TCTD nắm
giữ và quản lý tài sản của rất nhiều khách hàng, vốn là những chủ nợ không có
bảo đảm. Số lượng chủ nợ đó rất đông, đến độ mà khi TCTD sụp đổ, một sự xáo
trộn không hề nhẹ chắc chắn sẽ diễn ra, đôi khi dẫn đến những hậu quả không
mong muốn cho nền kinh tế - xã hội và nhiều khả năng tạo ra các phản ứng dây
chuyền khác rất khó xác định. Ví dụ, một ngân hàng phá sản kéo theo sự sụp đổ
dây chuyền của nhiều ngân hàng khác do tình trạng sở hữu chéo cổ phần của các
ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc do những tương tác nhất định khác trên thị
trường. Do vậy, phá sản một ngân hàng hay một TCTD là điều không dễ dàng,
để từ đó, pháp luật cần có cơ chế kiểm soát đặc biệt hoặc những khung pháp lý
áp dụng đặc thù.

Đối với các trường hợp phá sản có yếu tố nước ngoài, rất nhiều quan điểm
cho rằng cần phải xây dựng những chế định riêng phù hợp vì thông thường phá
sản có yếu tố nước ngoài là vấn đề phức tạp, các khoản nợ và tài sản của DN có

108
giá trị lớn và việc phá sản ảnh hưởng tới nhiều đối tượng liên quan. Nhiều quốc
gia trên thế giới có chương riêng trong luật phá sản của mình quy định về các
vấn đề phá sản có yếu tố nước ngoài hoặc có luật riêng về phá sản có yếu tố
nước ngoài (như Anh)39. Từ hoạt động thực tiễn, cơ quan làm luật nhận thấy, có
nhiều vụ việc phức tạp đã diễn ra liên quan đến thủ tục phá sản có yếu tố nước
ngoài nên việc quy định cụ thể về các vấn đề phá sản có yếu tố nước ngoài trong
Luật phá sản năm 2014 không phải điều quá ngạc nhiên.

11.1 Phá sản của Tổ chức tín dụng

Về nguyên tắc áp dụng quy định về thủ tục phá sản TCTD, như trên đã
trình bày, TCTD là một loại hình DN đặc biệt, thành lập và hoạt động theo cấp
phép và giám sát của ngân hàng nhà nước và Luật các TCTD, do vậy, việc áp
dụng quy định về thủ tục phá sản của các TCTD có đôi chút khác biệt. Về cơ
bản, thủ tục phá sản TCTD được thực hiện theo chương riêng (cụ thể là Chương
VIII Luật phá sản năm 2014). Những nội dung không quy định tại Chương VIII
của Luật phá sản năm 2014 thì áp dụng theo quy định tương ứng của Luật phá
sản, trừ những quy định về HNCN và thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh,
vốn chỉ áp dụng cho các DN, HTX không phải là TCTD.

Về quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Luật phá sản
hiện hành cho phép những người sau đây được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với TCTD, sau khi ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản
chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp
dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn mất khả năng
thanh toán:

- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần,

39
Báo cáo số 45/BC-TANDTC, Bản tổng hợp ý kiến của các bộ ngành về dự án luật phá sản (sửa đổi), ngày
09/09/2013.

109
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở
những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở,

- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên
trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới
20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường
hợp điều lệ TCTD có quy định,

- Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành viên
của liên hiệp HTX. TCTD có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
trường hợp TCTD không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì ngân hàng nhà
nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với TCTD đó.

Về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, TAND thụ lý đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản TCTD khi đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn
bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh
toán của ngân hàng nhà nước Việt Nam mà TCTD vẫn mất khả năng thanh
toán.

Về hoàn trả khoản vay đặc biệt, TCTD được vay đặc biệt của ngân hàng
nhà nước Việt Nam, TCTD khác theo quy định của Luật các TCTD mà bị tuyên
bố phá sản thì phải hoàn trả khoản vay đặc biệt này cho ngân hàng nhà nước
Việt Nam, TCTD khác trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo quy định.

Về việc trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi TCTD bị tuyên bố phá
sản và thanh lý tài sản phá sản, LPSDN có quy định trong thời hạn 10 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố TCTD phá sản, chủ sở hữu tài
sản ủy thác cho TCTD, gửi tổ chức tín dụng giữ hộ, giao tổ chức tín dụng quản
lý thông qua hợp đồng ủy thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu và hồ sơ, giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án
dân sự để nhận lại tài sản của mình.

110
Về giao dịch của TCTD trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt, LPSDN quy
định giao dịch của TCTD thực hiện trong giai đoạn ngân hàng nhà nước Việt
Nam áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi
khả năng thanh toán dưới sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ
không áp dụng quy định về giao dịch vô hiệu áp dụng cho các DN, HTX thông
thường.

* Thứ tự phân chia tài sản

Do TCTD là một DN với nhiều đặc thù như chịu sự điều chỉnh bởi Luật
các tổ chức tín dụng, thành lập và hoạt động theo cấp phép và quản lý của ngân
hàng nhà nước, quản lý khối tài sản lớn là tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và
việc phá sản gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội với nhiều đối tượng, nên
pháp luật về phá sản của các nước trên thế giới nhìn chung đều có quy định riêng
về thứ tự phân chia tài sản của TCTD khi phá sản.

Theo quy định tại Điều 101 Luật phá sản năm 2014, việc phân chia giá trị
tài sản của TCTD thực hiện theo thứ tự như sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với
người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập
thể đã ký kết;

- Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người
gửi tiền tại TCTD phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và
hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả
cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán
do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

111
Trường hợp giá trị tài sản của TCTD sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ
nêu trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

- Thành viên của TCTD là HTX;

- Chủ sở hữu của TCTD là công ty TNHH một thành viên;

- Thành viên góp vốn của TCTD là công ty TNHH hai thành viên trở lên; cổ
đông của TCTD là công ty cổ phần.

Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định cho các
khoản nợ nêu trên thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh
toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

* Quyết định tuyên bố Tổ chức tín dụng phá sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài
sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của
TCTD, TAND ra quyết định tuyên bố TCTD phá sản. Việc tuyên bố phá sản
TCTD chắc chắn sẽ còn được TAND tối cao hướng dẫn cụ thể bằng các văn bản
dưới luật.

11.2. Trường hợp phá sản có yếu tổ nước ngoài

Thực tế thì Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật phá sản năm
2004 đều không chú trọng đến thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài. Trong một
thời gian dài, “yếu tố nước ngoài” hoàn toàn bị lãng quên. Trong hội nhập kinh
tế, kèm theo cơ hội giao thương với các nước khác là những vấn đề tranh chấp có
yếu tố nước ngoài. Từ thực tế giải quyết các vụ phá sản cho thấy, có 3 yếu tố liên
quan nước ngoài bao gồm:

- Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài;

- Đại diện theo pháp luật của DN là người nước ngoài;

- Chủ nợ/con nợ là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

112
Thứ nhất, đối với chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài: có trường
hợp chủ đầu tư nước ngoài đã bị phá sản, khi đó, liên doanh của họ lập với đối
tác Việt Nam rơi vào cảnh bơ vơ, không rõ ai là ông chủ, ai sẽ đại diện cho phần
vốn nước ngoài tại liên doanh để tham gia vào quá trình giải quyết phá sản.

Thứ hai, đối với DN liên doanh tự đề nghị tòa án tuyên bố phá sản DN của
mình, người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài, khi thấy thủ tục giải
quyết phá sản quá phức tạp thì đã về nước mà không báo cho ai.

Thứ ba, khi chủ nợ, con nợ là người nước ngoài, các chi phí liên quan
chẳng hạn chi phí dịch tài liệu lấy ở đâu khi mà DN đã lâm vào tình trạng phá
sản? Nhiều trường hợp thông báo, công văn của Tòa án gửi đi, nhưng chủ
nợ/con nợ không nhận được, vì họ đã chuyển trụ sở và không thông báo cho
DN Việt Nam biết. Vấn đề là liệu có thể áp dụng quy định khi Tòa án thông
báo hai lần mà không đến thì mất quyền đòi nợ (đối với chủ nợ) như thủ tục tố
tụng dân sự, cũng như làm cách nào thu hồi nợ đối với con nợ? Tuy nhiên, nếu
áp dụng quy định này có thể vấp phải phản ứng của phía nước ngoài khi họ nại
ra rằng, họ không biết thông tin về vụ phá sản, chứ không phải biết mà không
thực hiện quyền.

Khắc phục tình trạng này, LPSDN năm 2014 đã dành hẳn một chương
riêng để quy định về thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài dù rằng các quy định
này còn khá chung chung và khó áp dụng trên thực tế.

11.2.1. Người tham gia thủ tục phá sản

Luật phá sản năm 2014 đã dự liệu trong trường hợp người tham gia thủ tục
phá sản là người nước ngoài thì sẽ áp dụng các quy định pháp luật nào để điều
chỉnh các hoạt động liên quan đến phá sản DN, HTX mà họ có liên quan. Theo
quy định hiện hành, người tham gia thủ tục phá sản là người nước ngoài phải
thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản của Việt Nam. Như vậy, về cơ
bản, không có sự khác biệt giữa việc người tham gia thủ tục phá sản là người
113
Việt Nam hay người nước ngoài sinh sống, làm ăn tại Việt Nam hay ở nước
ngoài và có liên quan đến DN, HTX mất khả năng thanh toán.

11.2.2. Ủy thác tư pháp

Trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài, TAND
thực hiện uỷ thác tư pháp theo hiệp định tương trợ tư pháp mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Thủ tục ủy
thác tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, pháp
luật về tương trợ tư pháp.

11.2.3. Công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Tòa
án nước ngoài

Việc công nhận và cho thi hành quyết định giải quyết phá sản của Tòa án
nước ngoài được thực hiện theo quy định của hiệp định tương trợ tư pháp mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định khác của pháp
luật về tương trợ tư pháp.

12. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và thi hành quyết định
tuyên bố phá sản

Tuyên bố DN, HTX phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản đó là
những thủ tục cuối cùng trong chuổi thủ tục giải quyết phá sản đối với DN, HTX
mất khả năng thanh toán. Quy trình ra tuyên bố DN, HTX phá sản của Luật phá
sản năm 2014 có sự khác biệt cơ bản sơ với quy trình tương tự tại Luật phá sản
năm 2004. Cụ thể, theo Luật phá sản năm 2004, thủ tục thanh lý tài sản phải
được thực hiện xong thì DN, HTX mới có thể bị tuyên bố phá sản. Thực tế cho
thấy, quy định này là bất hợp lý và gây nhiều khó khăn trong việc chấm dứt thủ
tục tố tụng phá sản tại tòa án. Khắc phục tình trạng này, Luật phá sản năm 2014
sửa đổi quy trình theo hướng DN, HTX có thể bị tuyên bố phá sản theo thủ tục
rút gọn trong một số trường hợp, hoặc có thể bị tuyên phá sản ngay sau khi

114
HNCN không thành hoặc sau khi có nghị quyết của HNCN. Các vấn đề liên
quan đến nghĩa vụ tài sản của DN, HTX sau khi phá sản được giải quyết theo
quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật khác có
liên quan.

12.1. Trình tự, thủ tục, nội dung quyết định tuyên bố phá sản

12.1.1. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

Theo quy định hiện hành, TAND giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn
đối với các trường hợp sau:

- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động, đại diện
công đoàn, chủ DN tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần,
Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở
hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
mà DN, HTX mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí
phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

- Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà DN, HTX mất khả năng
thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

Trường hợp TAND xét thấy DN, HTX thuộc một trong hai trường hợp nêu
trên, phải thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc tòa án giải
quyết theo thủ tục rút gọn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày TAND thông báo
cho người tham gia thủ tục phá sản về việc giải quyết vụ việc theo thủ tục rút
gọn, TAND xem xét, tuyên bố DN, HTX phá sản đối với những trường hợp kể
trên hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người
tham gia thủ tục phá sản biết. Trường hợp TAND ra quyết định tuyên bố DN,
HTX phá sản thì người nộp đơn không được hoàn lại lệ phí phá sản, tiền tạm ứng
chi phí phá sản đã nộp.

115
12.1.2. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản khi Hội nghị chủ nợ
không thành

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp HNCN,
TAND ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, trong trường hợp triệu tập HNCN lần hai mà vẫn không đủ số
chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm, thì tòa
án có thể ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.

Thứ hai, tòa án cũng có thể tuyên bố DN, HTX phá sản trong trường hợp
HNCN không thông qua được nghị quyết. Cụ thể, nghị quyết của HNCN không
được thông qua vì không có đủ quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có
mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán
thành.

Thứ ba, TAND ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản trong trường hợp
không tổ chức lại được HNCN hoặc HNCN không thông qua được nghị quyết
trong đó quyết định phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX
mất khả năng thanh toán.

12.1.3. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết
Hội nghị chủ nợ

Đây là trường hợp tòa án tuyên bố DN, HTX phá sản dựa trên quyết định
của các chủ nợ thể hiện trong nghị quyết HNCN. Cụ thể, trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được nghị quyết của HNCN đề nghị tuyên bố phá sản thì TAND
xem xét quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.

Ngoài ra, sau khi HNCN thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ
tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây thì TAND cũng ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản:

116
- DN, HTX không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày HNCN thông qua nghị quyết có nội
dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;

- HNCN không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của
DN, HTX;

- DN, HTX không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

12.1.4. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Ngày, tháng, năm;

- Tên của TAND; họ và tên thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản;

- Tên, địa chỉ của DN, HTX bị tuyên bố phá sản;

- Căn cứ của việc tuyên bố phá sản;

- Chấm dứt hoạt động của DN, HTX xã phá sản; đình chỉ giao dịch liên
quan đến DN, HTX; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với DN, HTX; giải
quyết hậu quả của giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết
hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động,
giải quyết quyền lợi của người lao động;

- Chấm dứt quyền hạn của đại diện DN, HTX;

- Thanh lý tài sản và bán đấu giá tài sản còn lại của DN, HTX;

- Phương án phân chia giá trị tài sản trước và sau khi tuyên bố phá sản của
DN, HTX theo thứ tự phân chia tài sản;

- Chuyển yêu cầu giải quyết tranh chấp cho TAND có thẩm quyền;

- Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi DN, HTX bị tuyên bố phá sản đối với
một số chức danh quản lý của DN, HTX phá sản;

117
- Giải quyết vấn đề khác theo quy định pháp luật.

Quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra
quyết định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố DN,
HTX phá sản, TAND phải gửi cho người nộp đơn, DN, HTX mất khả năng
thanh toán, chủ nợ, VKSND cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế,
cơ quan đăng ký kinh doanh nơi DN, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên
Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia, Cổng thông tin điện tử của TAND và 02
số báo địa phương liên tiếp nơi DN, HTX có trụ sở chính; đồng thời gửi trích lục
tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố Dn, HTX phá sản có nội
dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, HTX cho Sở Tư
pháp nơi TAND có trụ sở.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố DN,
HTX phá sản, TAND phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để
xoá tên DN, HTX trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp TAND tối cao
ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định thì thời hạn
có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án TAND tối
cao ra quyết định.

12.1.5. Đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã

Quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản của tòa án có thể bị đề nghị xem
xét lại hoặc bị kháng nghị theo các quy định của LPSDN. Cụ thể, những người
sau đây được quyền đề nghị xem xét lại quyết định phá sản DN, HTX: (i) người
nộp đơn, (ii) DN, HTX mất khả năng thanh toán, và (ii) chủ nợ. Việc kháng nghị
quyết định tuyên bố phá sản DN, HTX thuộc về VKSND cùng cấp với tòa án ra
quyết định tuyên bố phá sản. Thời hạn đề nghị xem xét lại, kháng nghị là 15
ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được thông báo hợp lệ quyết định
118
tuyên bố DN, HTX phá sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đề nghị xem xét lại, kháng nghị, TAND đã ra quyết định tuyên bố DN,
HTX phá sản phải gửi hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị
cho TAND cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng
nghị, TAND cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải
quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản và gửi hồ
sơ vụ việc phá sản cho VKSND cùng cấp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá
sản do TAND chuyển đến, VKSND cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho TAND.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo
đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong
các quyết định sau:

- Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên
bố DN, HTX phá sản;

- Sửa quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản;

- Huỷ quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản và giao hồ sơ cho TAND cấp
dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

Phiên họp của Tổ thẩm phán có VKSND tham gia và có Thư ký TAND
ghi biên bản phiên họp; trường hợp cần thiết, TAND triệu tập người đề nghị,
người khác có liên quan tham gia phiên họp để trình bày ý kiến. Quyết định giải
quyết đơn đề nghị, kháng nghị của TAND cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật
kể từ ngày ra quyết định.

Đơn đề nghị, kiến nghị về quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản còn có
thể được xem xét lại theo thủ tục đặc biệt. Cụ thể, trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày TAND cấp trên trực tiếp ra quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị mà có

119
đơn đề nghị xem xét lại của người tham gia thủ tục phá sản, kiến nghị của
VKSND tối cao hoặc kiến nghị của TAND thì Chánh án TAND tối cao xem xét
lại quyết định đó khi có một trong các căn cứ sau:

- Có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về phá sản;

- Phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định
tuyên bố phá sản mà TAND, người tham gia thủ tục phá sản không thể biết được
khi TAND ra quyết định.

Trường hợp có căn cứ nêu trên, TAND tối cao yêu cầu TAND đã ra quyết
định giải quyết đề nghị, kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc phá sản cho TAND để
xem xét giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị,
kiến nghị, Chánh án TAND tối cao có quyền ra một trong các quyết định sau:

- Không chấp nhận đề nghị xem xét lại, kiến nghị và giữ nguyên quyết định
của TAND cấp dưới;

- Huỷ quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản của TAND cấp dưới, quyết
định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị của TAND cấp trên trực tiếp và
giao hồ sơ về phá sản cho TAND cấp dưới giải quyết lại.

Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị của Chánh án TAND tối cao
là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

12.2. Thi hành quyết định tuyên bố phá sản

Về cơ bản, sau khi tòa án ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản thì các
nghĩa vụ tài sản phát sinh đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi
hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Quyết định tuyên bố
phá sản DN, HTX theo thủ tục rút gọn, khi HNCN không thành hoặc sau khi có
nghị quyết của HNCN không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ DN tư nhân,
thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán

120
nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thoả thuận khác hoặc pháp
luật có quy định khác.

12.2.1. Các vấn đề chung

Về thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản, luật phá sản hiện
hành quy định các vấn đề thi hành quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện
theo quy định của LPSDN, tuy nhiên sẽ áp dụng chủ yếu các quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản, pháp luật quy định: trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi
hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp
hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Sau khi nhận được quyết định
phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên thực hiện
các nhiệm vụ sau:

- Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi
được của DN, HTX phá sản;

- Giám sát quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản;

- Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được
tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

- Sau khi nhận được báo cáo của quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản
về kết quả thanh lý tài sản, chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản
theo quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.

Về yêu cầu quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản tổ chức thực hiện
thanh lý tài sản, pháp luật hiện hành quy định như sau: trong thời hạn 02 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu quản tài viên, DN quản lý,

121
thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản. Văn bản yêu cầu quản tài viên,
DN quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản phải được gửi cho
TAND, VKSND, người tham gia thủ tục phá sản. Tài sản mà quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được việc thanh lý sau 02 năm kể từ
ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên thì quản tài viên, DN quản
lý, thanh lý tài sản phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy
tờ, tài sản của DN, HTX phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý
tài sản theo quy định của pháp luật.

12.2.2. Định giá, định giá lại và bán tài sản

Định giá và bán tài sản là cách thức thanh lý tài sản điển hình tại các DN,
HTX mất khả năng thanh toán và đã bị tuyên bố phá sản. Việc định giá tài sản
được thực hiện khi giá trị của tài sản là mơ hồ, chưa định hình, định tính một
cách rõ rệt. Việc định giá tài sản phục vụ cho công tác thanh lý tài sản và việc
bán tài sản nhằm mục đích vốn hóa các tài sản của DN, HTX khi không còn có
thể sử dụng để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Về bán tài sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định
tuyên bố phá sản, quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức định
giá tài sản theo quy định của pháp luật. Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức
thẩm định giá thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản không được ký hợp
đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan.
Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá
trị thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản xác định giá trị tài sản và thanh
lý theo quy định của pháp luật.

Về định giá lại tài sản, việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi
phạm nghiêm trọng trong khâu định giá tài sản lần đầu dẫn đến sai lệch kết quả
định giá tài sản. Thẩm phán quyết định định giá lại đối với trường hợp bán tài

122
sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán để đảm bảo chi phí phá sản. Chấp
hành viên quyết định định giá lại đối với trường hợp thanh lý tài sản.

Về bán tài sản, pháp luật có quy định khá chi tiết. Cụ thể, việc bán tài sản
được thực hiện theo một trong các cách sau: (i) bán đầu giá, hoặc (ii) bán không
qua thủ tục đấu giá. Việc bán đấu giá đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên
10.000.000 đồng và bất động sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về
bán đấu giá tài sản. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản có quyền thoả
thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ
ngày định giá. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản ký hợp đồng dịch vụ
bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Trường hợp quản tài viên, DN quản
lý, thanh lý tài sản không thoả thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức
bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng dịch
vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm
định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là
30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán
đấu giá tài sản. Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản bán đấu giá tài sản
thanh lý trong các trường hợp sau:

- Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức
bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán
đấu giá tài sản;

- Động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là
30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận
được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá. Quản tài viên, DN
quản lý, thanh lý tài sản bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có
giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản quy định tại khoản có nguy cơ bị phá
hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài

123
sản xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật. Việc bán tài
sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày
ban hành quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bán
tài sản.

12.2.3. Xử lý tài sản của DN, HTX sau khi có quyết định tuyên bố DN, HTX
phá sản

Sau khi quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản mà phát hiện giao dịch dân
sự vô hiệu theo quy định của LPSDN thì quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài
sản có quyền yêu cầu TAND tuyên bố giao dịch vô hiệu, xử lý hậu quả của giao
dịch vô hiệu và phân chia tài sản của DN, HTX. Sau khi quyết định tuyên bố
DN, HTX phá sản mà phát hiện tài sản của DN, HTX chưa chia thì TAND đã
tuyên bố phá sản xem xét và quyết định phân chia tài sản theo quy định tại. Cơ
quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện quyết định phân chia tài sản theo quy
định của pháp luật.

124
PHẦN THỨ 3

THAM KHẢO PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN
THẾ GIỚI40

I. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở NHẬT BẢN

Nhật Bản vẫn được coi là một quốc gia công nghiệp hóa phát triển cao
mặc dù quốc gia này đã trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với sự
sụt giảm đáng kể GDP trong 20 năm qua. FDI của Nhật Bản cũng đã sụt giảm từ
mức $ 12.3tỉ năm 1999 còn 8 tỉ $ năm 2004.

Luật phá sản hiện nay của Nhật Bản có nguồn gốc từ một số luật như Luật 
Thương mại số 48 năm 1899, Luật Phá sản số 48 năm 1900, Luật Tái tổ chức
doanh nghiệp số 172 năm 1952, và gần đây nhất là Luật về thỏa hiệp và Bộ Luật
Phục hồi dân sự năm 2000. Sau nhiều lần sửa đổi, năm hệ thống pháp luật này
được pháp luật Nhật Bản quy định chung thành 2 thủ tục là thủ tục thanh lý tài
sản và thủ tục phục hồi.

Thủ tục thanh lý tài sản bao gồm phá sản, hasan (được điều chỉnh bởi
Luật phá sản, giải quyết trường hợp thanh lý đặc biệt), tokubetsu-seisan (thỏa
hiệp- được điều chỉnh bởi Luật Thương mại). Căn cứ để nộp đơn xin phá sản
theo thủ tục thanh lý tài sản là: khi các con nợ liên tục không có khả năng thanh
toán và khi khoản nợ vượt quá tổng tài sản của doanh nghiệp đó. Theo thủ tục
này thì toàn bộ tài sản của công ty được chuyển thành tiền mặt và thanh toán cho
các chủ nợ, chấm dứt sự hoạt động cũng như chấm dứt sự tồn tại của công ty.

a) Phá sản: được điều chỉnh theo Luật Phá sản và là hinh thức thường
được chọn để giải quyết vấn đề phá sản sự giám sát chặt chẽ của Toà án. Quy
trình chung của thủ tục này là: gửi đơn yêu cầu phá sản, Quyết định phá sản của
40
Tài liệu tham khảo từ một số nguồn thông tin rộng rãi trên internet (truy cập tại:
http://ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=434&distid=3526#_ftn1http://
ttbd.gov.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=108&catid=434&distid=3526#_ftn1 và tại
http://vietrustlaw.com.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=635:tim-hiu-phap-lut-pha-sn-
tren-th-gii) .

125
Toà án, Quản lý và bán tài sản của doanh nghiệp, Xác định tổng số nợ và tổng số
chủ nợ, Thanh toán khoản nợ và chấm dứt thủ tục phá sản.

Luật Phá sản Nhật Bản còn quy định sự phục quyền. Sự phục quyền được
đưa vào Luật năm 1952 dưới ảnh hưởng của Luật phá sản Mỹ. Sự phục quyền là
hoàn toàn và ngay lập tức khi các điều kiện theo quy định của pháp luật được
đáp ứng. Công ty phá sản vào bất cứ lúc nào có thể yêu cầu Toà án ra lệnh phục
quyền. Lệnh phục quyền được ban hành sẽ hủy bỏ tất cả các quyền đòi nợ khi đã
trả tiền lãi, trừ một số khoản nợ như nợ thuế, các khoản tiền phạt hình sự.

b) Hasan: Thủ tục thanh lý đặc biệt hay còn gọi là thủ tục phá sản tự
nguyện. Theo thủ tục này, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ gửi
đơn cho Toà án và nói rõ sẽ áp dụng thủ tục thanh toán đặc biệt.

Thủ tục thanh lý đặc biệt chỉ được áp dụng cho loại Công ty cổ phần.
Thông thường, doanh nghiệp lựa chọn thủ tục này vì chi phí khi áp dụng thủ tục
phá sản là rất cao. Nhưng thực tế thì thủ tục này cũng không được áp dụng nhiều
vì phạm vi áp dụng rất hạn hẹp.

c) Tokubetsu-seisan: Luật về thỏa hiệp quy định rằng, thủ tục thỏa hiệp
được đưa ra theo yêu cầu của công ty phá sản kèm theo một kế hoạch thỏa hiệp.
Sau khi yêu cầu thỏa hiệp được đưa ra, Toà án chỉ định một hay nhiều Ủy viên
Hội đồng thỏa hiệp. Các Ủy viên Hội đồng này xem xét và đưa ra ý kiến về cơ
hội tạo lập thủ tục thỏa hiệp. Toà án xem xét, nếu thấy yêu cầu có thể chấp
nhận thì tuyên bố tạo lập thủ tục thỏa hiệp. Mục tiêu của thỏa hiệp là tránh phá
sản, phục hồi lại quyền của người mắc nợ. Toà án chỉ định một người quản lý
tài sản thỏa hiệp. Người quản lý này có trách nhiệm xem xét thái độ của người
mắc nợ và theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp dưới sự kiểm soát của
Toà án.

Thủ tục phục hồi sẽ được xem xét, xử lý thông qua việc tái tổ chức, phục
hồi dân sự và Sắp xếp lại công ty.
126
Tái tổ chức công ty chỉ áp dụng cho những công ty lớn, cho phép một
công ty tìm cách thoát khỏi phá sản thay vì phải bán thanh lý. Mục tiêu của thủ
tục này là bảo tồn giá trị của công ty với tư cách là một thực thể hoạt động và
vẫn đảm bảo quyền của các bên liên quan. Nếu tòa án chấp nhận khả năng phục
hồi của công ty nợ với sự đồng ý của cả chủ nợ và tòa án thì các khoản
nợ sẽ được giảm và công ty nợ sẽ được phép tái cơ cấu.

Cũng tương tự như thủ tục tổ chức lại công ty, thủ tục phục hồi dân sự
cũng nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp mắc nợ tiếp tục kinh doanh, tạo cơ hội
cho doanh nghiệp mắc nợ phục hồi kinh tế sau khi gặp khó khăn về tài chính chứ
không phải thanh lý. Tuy nhiên, nếu thủ tục tổ chức lại công ty chỉ áp dụng cho
những công ty lớn thì thủ tục phục hồi dân sự được áp dụng cho cả cá nhân kinh
doanh và những công ty vừa và nhỏ. Nhìn chung, thủ tục phục hồi dân sự tương
tự như thủ tục tổ chức lại công ty, tuy nhiên điểm khác biệt căn bản giữa thủ tục
phục hồi dân sự và thủ tục tổ chức lại công ty, đó là Quyền bảo đảm của chủ nợ
trên tài sản thế chấp của công ty ở thủ tục phục hồi dân sự không bị hạn chế, còn
ở thủ tục tổ chức lại công ty thì bị đình chỉ.

Trong thủ tục phá sản và thủ tục tố tụng phục hồi, các cổ đông không tham


gia vào quá trình tố tụng, và theo quy tắc quyền của họ không thay đổi. Tuy
nhiên, Trong thủ tục tổ chức lại, các cổ đông bị ràng buộc bởi quá trình này, và
có thể thay đổi trong các quyền của họ.

Thủ tục sắp xếp lại công ty thường linh hoạt hơn nhiều so với tổ chức lại
và được xây dựng để giúp công ty giải quyết các vấn đề về khả năng thanh toán
của mình mà không cần thanh lý. Sắp xếp công ty thường có sự dàn xếp giữa con
nợ và chủ nợ cho phép các công ty tiếp tục hoạt động. Thủ tục này về bản chất
cũng là thủ tục phục hồi lại công ty nhưng được giải quyết ngoài Toà
án. Điểm khác biệt chính giữa tổ chức lại công ty và sắp xếp lại công ty đó là
việc công ty không mất quyền kiểm soát và quản lý của công ty.

127
  II. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở HÀN QUỐC

Hàn Quốc, cũng như Nhật Bản, trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới vào năm 1995. Từ năm 2000 đến năm 2004, Hàn Quốc đã vượt qua
Nhật Bản cả về tỷ lệ phần trăm hàng năm của tổng sản phẩm trong nước và
FDI. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP củaHàn Quốc đã tăng chậm trong đầu thế kỷ
21. Sự sụt giảm này do tác động khủng hoảng toàn cầu năm 2008 nói
chung và sự sụt giảm trong kim ngạch xuất khẩu của nước này

Thủ tục tái tổ chức công ty và thỏa hiệp đều được sử dụng ở Hàn Quốc
trong việc giải quyết các vấn đề về phá sản doanh nghiệp. Thỏa hiệp cho phép
các công ty tiếp tục được hoạt động. Tổ chức lại công ty được áp dụng đối với
các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Thủ tục này yêu cầu phải có một người ủy thác
được tòa án chỉ định để giám sát, quản lý quá trình tái tổ chức công ty.

Hiện nay, Luật phá sản của Hàn Quốc chỉ được áp dụng trên lãnh thổ Hàn
Quốc, chưa được công nhận đối với các trường hợp phá sản có yếu tố nước ngoài
hay bên ngoài lãnh thổ Hàn Quốc. Nếu công ty nợ nằm trong Hàn Quốc mà thủ
tục phá sản được tiến hành bên ngoài quốc gia thì thủ tục tố tụng không được
công nhận. Chỉ có một số ít trường hợp phá sản xuyên quốc gia thì sẽ được giải
quyết riêng biệt ở một phần khác.

III. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở CỘNG HÒA NHÂN DÂN


TRUNG HOA

Trong vài năm qua Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã chứng minh
sự tăng trưởng phi thường trung bình hàng năm qua tỷ lệ phần trăm GDP và
dòng vốn FDI so với các nước châu Á khác. Trung Quốc trở thành thành viên
của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001 và tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm là 8% vào năm 2000 và 10% 2003-2005, với FDI tăng từ $ 38.8B năm
1999 lên $ 55.5B trong năm 2005.

128
Luật Phá sản doanh nghiệp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lần
đầu tiên được thông qua năm 1986. Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1986 chỉ áp
dụng cho các doanh nghiệp nhà nước.  Năm 2006, Luật Phá sản doanh nghiệp
mới được ban hành. Luật này chỉ có phạm vi áp dụng trên Trung Hoa đại lục mà
không áp dụng tại các vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Phá sản năm 2006 là
phạm vi áp dụng đã được mở rộng. Bất kỳ pháp nhân nào ở Trung Quốc đều có
thể là con nợ theo luật mới, bất kể đó là doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hay đầu
tư nước ngoài. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật của Trung Quốc, sự phá
sản của tất cả các pháp nhân ở Trung Quốc sẽ được điều chỉnh bởi một luật phá
sản thống nhất. Trước kia, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1986 của Trung
Quốc chỉ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Việc phá sản của doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi một luật
khác. Tuy nhiên, luật mới này vẫn không áp dụng đối với cá nhân.

Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2006 không chỉ củng cố và làm rõ hơn
những điều khoản về thanh lý tài sản của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1986
mà còn bổ sung những quy định về tổ chức lại với tư cách là một sự lựa chọn về
mặt pháp lý. Với thủ tục tổ chức lại, một công ty có thể tự bảo vệ mình trước các
chủ nợ khi mà bản thân công ty đó vẫn có thể tiếp tục hoạt động được. Điều này
có nghĩa là doanh nghiệp mắc nợ phải nỗ lực xây dựng và thực hiện kế hoạch
giải quyết các bất đồng trong trường hợp các bất đồng này là có khả năng giải
quyết. Cả chủ nợ và bên nợ đều có thể đưa đơn lên tòa án để áp dụng thủ tục tổ
chức lại. Trong quá trình tổ chức lại, bên mắc nợ, sau khi nộp đơn và nhận được
sự chấp thuận của tòa án, có thể quản lý tài sản và hoạt động kinh doanh của
mình dưới sự giám sát của một người quản lý, hoặc người này có thể hoạt động
kinh doanh và quản lýtài sản bằng cách tham gia quản lý.

129
Tóm lại, khái niệm phá sản theo quy định của pháp luật Trung Quốc là khi
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn thì bị xem xét khả
năng doanh nghiệp bị phá sản. Chủ nợ, người mắc nợ có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản và có 2
phương án được đưa ra là: thủ tục thanh lý và tổ chức lại. Khi thực hiện thủ tục
thanh lý các vụ kiện liên quan đến tài sản của người mắc nợ sẽ tạm dừng kể từ
ngày Toà án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và chấp nhận đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản đó. Thủ tục tổ chức lại có thể được áp dụng nếu giữa chủ nợ và
người mắc nợ đạt được thoả thuận. Quá trình này chỉ kéo dài tối đa trong thời
hạn 02 năm.

IV. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở ĐÀI LOAN

Đài Loan đã trải qua tăng trưởng kinh tế tuyệt vời với tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân hàng năm tăng 3,1% từ năm 2001 đến năm 2005 và 4,3% trong
năm 2010. Trong số bốn nước nghiên cứu, Đài Loan là thành viên mới
nhất (2002) của Tổ chức Thương mại Thế giới. Sự cần thiết phải cải cách các
thủ tục phá sản là kết quả của sự tăng trưởng kinh tế tích cực, nhưng cho đến
nay Đài Loan vẫn chưa có một bộ luật thống nhất về Luật phá sản. Tranh
chấp phá sản tại Đài Loan không liên quan đến các vụ kiện hoặc tranh chấp
pháp lý.

Ở Đài Loan, thủ tục phá sản được điều chỉnh bởi các đơn vị khác nhau. Ví
dụ việc tái tổ chức các doanh nghiệp, ngoại trừ các công ty con, được điều chỉnh
bởi Luật Doanh nghiệp dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế. Thanh lý và thủ tục tố
tụng được điều chỉnh bởi Luật phá sản.

Cải cách luật phá sản tại Đài Loan bắt đầu vào những năm 1990 và kể từ
thời điểm đó, Luật Doanh nghiệp và Luật Phá sản đã được sửa đổi với các ý kiến
cho rằng Luật mẫu về Phá sản xuyên quốc gia của Ủy ban Liên hợp Quốc về
Luật Thương mại quốc tế được sử dụng trong quá trình sửa đổi luật phá sản ở

130
Đài Loan. Không có bằng chứng nào cho thấynhững nỗ lực cải cách để tạo ra
một luật thống nhất nhằm giải quyết tình trạng vỡ nợ ở Đài Loan đã có những
thay đổi đáng kể.

Như vậy, thủ tục giải quyết hậu quả kinh doanh thua lỗ của doanh nghiệp
rất đa dạng và linh hoạt. Điểm chung của các nước là tuỳ theo tình hình cụ thể
của các doanh nghiệp mà áp dụng thủ tục phục hồi hay thủ tục thanh lý (phá
sản). Trong quá trình thực hiện không cứng nhắc trong một thủ tục mà có thể
chuyển từ thủ tục này sang thủ tục khác một cách linh hoạt.

V. PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN Ở PHÁP

Quy định của pháp luật hiện đại về phá sản của Pháp được đưa ra trong
các luật năm 1955, năm 1967. Hiện tại, việc giải quyết phá sản ở Pháp được quy
định tại Luật ngày 25-01-1985 (được sửa đổi theo Luật Phá sản ngày 20-10-
1994). Một trong những đặc trưng của pháp luật phá sản hiện đại của Pháp là
khuyến khích sự sống sót của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Pháp luật
cũng phân biệt rõ các quyền yêu cầu Toà án tuyên bố phá sản và sự phân biệt thứ
tự ưu tiên các quyền của chủ nợ đối với người mắc nợ. 

Pháp luật về phá sản của Pháp cũng quy định hai thủ tục: Thủ tục phục hồi
và thủ tục phá sản. Luật Phá sản năm 1985 quy định, theo những chứng cứ do
người nộp đơn đưa ra, Toà án sẽ quyết định áp dụng thủ tục nào, nếu áp dụng thủ
tục phục hồi thì Toà án sẽ chỉ định người giám sát doanh nghiệp. Người giám sát
doanh nghiệp sẽ đánh giá khả năng của doanh nghiệp, nếu có khả năng phục hồi,
người này sẽ đề nghị Toà án cho áp dụng thủ tục phục hồi. Người đề nghị sẽ xây
dựng kế hoạch phục hồi. Trong trường hợp ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị làm thủ
tục phá sản. Người giám sát doanh nghiệp sẽ xây dựng và chuẩn bị kế hoạch bán
doanh nghiệp.

Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 quy định thủ tục phục hồi tư pháp. Thủ tục
này cấp cho thẩm phán chỉ trong những trường hợp mà sự phục hồi rõ ràng là có
131
thể, quyền ấn định một giai đoạn giám sát mà thời hạn của nó có thể dao động từ
06 tháng đến 20 tháng. Trong khoảng thời gian này, việc quản lý doanh nghiệp
được đặt dưới sự giám sát của Toà án. Kết thúc giai đoạn giám sát, Toà án ra
quyết định thanh lý công ty hoặc có thể yêu cầu người mắc nợ và các chủ nợ một
kế hoạch phục hồi. Kế hoạch của người giám sát phải được Toà án thông qua và
chấp thuận. Trong thời gian thực hiện kế hoạch giám sát, mọi khiếu nại (đòi nợ)
đối với doanh nghiệp bị giám sát sẽ tạm ngừng. Toà án sẽ xem xét chấp thuận
hoặc không chấp nhận kế hoạch do người được Toà án chỉ định đệ trình mà
không cần phải có ý kiến của các chủ nợ.

Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 đã có những quy định cụ thể hơn để tạo
thêm khả năng có thể bỏ qua quá trình áp dụng thủ tục phục hồi, nếu doanh
nghiệp không thể có khả năng phục hồi thì sẽ áp dụng thủ tục thanh toán ngay,
còn trong trường hợp áp dụng thủ tục phục hồi thì cũng có những quy định chặt
chẽ để hạn chế quá trình giám sát doanh nghiệp. Thực tế này cho thấy họ đã bỏ
bớt những giai đoạn không cần thiết giúp nhanh chóng thực hiện được mục tiêu:
hoặc là áp dụng thủ tục phục hồi, hoặc là nhanh chóng thanh lý được doanh
nghiệp không còn khả năng tồn tại. 

Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 cũng thể hiện xu hướng thay đổi trong
pháp luật phá sản của Pháp. Nếu như trước năm 1994, mục tiêu của pháp luật
phá sản “hướng vào người mắc nợ” rất rõ nét với quan điểm rõ ràng là trong tình
trạng thất nghiệp cao, khả năng về việc làm và sản xuất phải được đảm bảo bằng
mọi biện pháp thì Luật Phá sản sửa đổi năm 1994 đã làm giảm nhẹ mục tiêu
hướng vào người mắc nợ, tăng quyền hạn của các chủ nợ và nâng cao tính hiệu
quả của quá trình tổ chức lại doanh nghiệp.

Khác với Luật Phá sản của Nhật Bản yêu cầu kế hoạch tổ chức lại doanh
nghiệp phải được một tỷ lệ nhất định các chủ nợ ở mỗi nhóm chủ nợ thông qua,
Luật Phá sản của Pháp cho phép Toà án quyết định chấp thuận hay từ chối kế

132
hoạch do người được Toà án chỉ định đưa ra mà không cần các chủ nợ lớn phải
thông qua. Người được Toà án chỉ định có trách nhiệm tư vấn cho các nhà quản
lý doanh nghiệp, những người đại diện cho người lao động, các chủ nợ của
doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan khác và yêu cầu họ cho biết quan điểm
của họ là nên để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại hay là thanh toán nó. Nhưng quyết
định cuối cùng lại do Toà án quyết định mà không cần sự đồng ý của các chủ nợ.
Đây là đặc điểm riêng của Luật Phá sản của Pháp.

VI. PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở NGA

Theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1992 của Liên bang
Nga thì tình trạng phá sản của doanh nghiệp được hiểu là việc mất khả năng đáp
ứng yêu cầu của chủ nợ về thanh toán hàng hóa (công việc, dịch vụ) kể cả việc
mất khả năng bảo đảm các thanh toán phải nộp ngân sách và các quỹ ngoài ngân
sách do nghĩa vụ của người mắc nợ vượt quá tài sản của mình hoặc do mất cân
đối trong cán cân thanh toán của người mắc nợ.

Dấu hiệu bên trong về tình trạng phá sản của doanh nghiệp là sự ngừng
việc thanh toán bình thường của mình, nếu doanh nghiệp không bảo đảm hoặc rõ
ràng không có khả năng thực hiện các yêu cầu của chủ nợ trong thời hạn 3 tháng
kể từ ngày đến hạn thực hiện các yêu cầu đó. Doanh nghiệp bị coi là phá sản kể
từ thời điểm Toà án trọng tài công nhận tình trạng phá sản hoặc từ thời điểm
doanh nghiệp mắc nợ chính thức tuyên bố phá sản tự nguyện (Điều 1 Luật Phá
sản doanh nghiệp của Cộng hòa Liên bang Nga năm 1992).

Luật Phá sản doanh nghiệp của Liên bang Nga quy định các thủ tục gồm:

(1) Thủ tục tổ chức lại;

(2) Thủ tục thanh lý.

Thủ tục tổ chức lại bao gồm: việc quản lý tài sản của người mắc nợ và
phục hồi doanh nghiệp mắc nợ. 

133
Thủ tục thanh lý bao gồm: Giải thể bắt buộc doanh nghiệp mắc nợ theo
quyết định của Toà án trọng tài; Giải thể tự nguyện bởi doanh nghiệp bị phá sản
dưới sự kiểm soát của các chủ nợ (Điều 2 Luật Phá sản doanh nghiệp của Liên
bang Nga năm 1992). 

(1) Thủ tục tổ chức lại

- Quản lý tài sản của doanh nghiệp mắc nợ:

Chủ nợ, người mắc nợ và chủ sở hữu người mắc nợ có thể nộp đơn yêu
cầu quản lý tài sản người mắc nợ đến Toà án trọng tài;

Nếu xét thấy có đủ điều kiện thì Toà án trọng tài đồng ý cho tiến hành thủ
tục quản lý tài sản của người mắc nợ. Thời hạn áp dụng tối đa không quá 18
tháng; Toà án trọng tài bổ nhiệm một Quản tài viên (người này được hưởng thù
lao); Quản tài viên có quyền quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp, chịu trách nhiệm
quản lý doanh nghiệp; 

Tổ chức Hội nghị chủ nợ: Bầu uỷ ban chủ nợ; Phê duyệt kế hoạch quản lý
tài sản của người mắc nợ; Bổ nhiệm (chỉ định một số doanh nghiệp) có nghĩa vụ
chuyển tiền vào tài khoản ký quỹ tại Toà án trọng tài; phê duyệt kế hoạch quản
lý tài sản của người mắc nợ…

Tuỳ tình hình cụ thể, Quản tài viên có quyền đề nghị Toà án trọng tài
quyết định đối với doanh nghiệp: Chấm dứt quản lý tài sản và tuyên bố doanh
nghiệp bị phá sản; tiếp tục thực hiện quản lý doanh nghiệp; tuyên bố doanh
nghiệp thoát khỏi tình trạng trên và chấm dứt quản lý tài sản của doanh nghiệp.
- Phục hồi doanh nghiệp mắc nợ: 

Chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp mắc nợ có thể
nộp đơn yêu cầu phục hồi doanh nghiệp đó đến Toà án trọng tài;
Nếu thấy có đủ điều kiện thanh toán các khoản nợ từ phía doanh nghiệp mắc nợ

134
thì có thể áp dụng thủ tục phục hồi. Khi đó sẽ có sự giúp đỡ về mặt tài chính từ
phía chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc từ những người khác;

Nếu trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được lá đơn thứ nhất, Toà án
trọng tài nhận được đơn thứ hai yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với chính doanh
nghiệp đó thì sẽ không được áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp.

- Nếu chấp nhận phục hồi doanh nghiệp mắc nợ thì theo yêu cầu của chủ
nợ, doanh nghiệp mắc nợ, Toà án trọng tài tuyên bố tổ chức cuộc thi chọn người
tham gia phục hồi doanh nghiệp. Quá thời hạn dự kiến mà không ai đăng ký
tham gia cuộc thi chọn người phục hồi doanh nghiệp thì Toà án trọng tài sẽ ra
một trong những quyết định sau:

+ Công nhận doanh nghiệp bị phá sản và tiến hành thủ tục phá sản đối với
doanh nghiệp;

+ Bác đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì doanh nghiệp có khả năng đáp
ứng yêu cầu của doanh nghiệp chủ nợ và có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Nếu có đủ người thì những người tham gia phục hồi doanh nghiệp sẽ có cuộc
họp để đưa ra thoả hiệp. Bản thoả hiệp không được đưa ra yêu cầu buộc doanh
nghiệp mắc nợ chuyển giao tài sản cho người tham gia phục hồi. Những người
tham gia phục hồi phải cộng đồng trách nhiệm với doanh nghiệp bị phục hồi.

Tuỳ tình hình cụ thể mà doanh nghiệp mắc nợ, chủ nợ, chủ sở hữu doanh
nghiệp mắc nợ có quyền làm đơn yêu cầu Toà án trọng tài ra một trong những
quyết định: công nhận doanh nghiệp đã được phục hồi và đình chỉ thủ tục phá
sản; chấm dứt phục hồi và tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản; 

(2) Thủ tục thanh lý tài sản

Thanh lý tài sản là nhằm đáp ứng một phần yêu cầu của các chủ nợ và giải
phóng cho người mắc nợ khỏi nghĩa vụ. 

135
Sau khi công nhận doanh nghiệp bị phá sản, Toà án trọng tài ra quyết định
giải thể bắt buộc doanh nghiệp mắc nợ. Quyết định giải thể bắt buộc cũng như
quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản được đăng trên Tờ tin của Toà án
trọng tài tối cao Nga, chi phí đăng tin là từ tài sản trong tài khoản ký quỹ tại Toà
án trọng tài.

Chức năng của Toà án trọng tài trong thủ tục thanh lý tài sản:

+ Mở và kết thúc thủ tục thanh lý tài sản;

+ Bổ nhiệm nhân viên thanh lý tài sản;

+ Ra quyết định buộc người lãnh đạo doanh nghiệp thôi thực hiện nghĩa
vụ quản lý doanh nghiệp;

+ Ra quyết định về tính hợp pháp trong hành vi của những người tham gia thủ
tục thanh lý tài sản trong các trường hợp theo quy định của Luật Phá sản.

PHỤ LỤC A

136
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN NĂM
2014

137
DIẾN GIẢI SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN

THEO LUẬT PHÁ SÁN NĂM 2014

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản  nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản  Tòa án trả lại
đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và
tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người
yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn)  Tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong
trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa giải trước khi mở
thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên
lại nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản  Tòa án ra quyết định mở hoặc
không mở thủ tục phá sản.

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản  Thông báo quyết định mở
hoặc không mở thủ tục phá sản  Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp
bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người
mắc nợ.

Bước 4: Hội nghị chủ nợ

Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:

* Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham gia HNCN vắng mặt;

138
* Thông qua nghị quyết của HNCN về các giải pháp tổ chức lại hoạt động
kinh doanh; về Kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ…

 Phục hồi DN; hoặc

 Thủ tục thanh toán tài sản phá sản.

Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp

Phục hồi DN  Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản

+ Thanh lý tài sản phá sản;

+ Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của DN, HTX cho các đối tượng
theo thứ tự phân chia tài sản.

139
PHỤ LỤC B

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN NĂM
2004

140
DIỄN GIẢI SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO

LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II)

Khi nhận thấy DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản (Điều 3) thì các chủ
thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (các điều 13, 14, 15,
16, 17 và Điều 18) và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Chương II)

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản  Trả lại đơn
(Điều 24) hoặc Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp lệ phí phá
sản (Điều 22) hoặc Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản trong trường hợp
đặc biệt (Điều 87). Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án ra
quyết định mở/ không mở thủ tục phá sản (Điều 28) và Thông báo quyết định
mở thủ tục phá sản trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định (Điều 29).

Bước 3: Lập danh sách chủ nợ, người mắc nợ, kiểm kê tài sản và thanh lý
trong trường hợp đặc biệt (Chương III, IV)

- Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc kiểm kê tài sản (Điều 50), lập
danh sách chủ nợ (Điều 51, Điều 52); lập danh sách người mắc nợ (Điều 53);

- Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt
(Điều 78);

Bước 4: Hội nghị chủ nợ (Chương V)

Triệu tập HNCN (Điều 61), quyền và nghĩa vụ tham gia HNCN (Điều 62,
Điều 63) HNCN lần thứ nhất (Điều 64), Điều kiện hợp lệ của HNCN (Điều 65),
Hoãn HNCN (Điều 66); Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham
gia HNCN vắng mặt (Điều 67).

Bước 5: Thủ tục phục hồi, thủ tục thanh lý (Chương VI)

141
Thủ tục phục hồi (từ Điều 68 đến Điều 74) hoặc Thủ tục thanh lý (Điều
79, khoản 1, 2 Điều 80)  Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
(Điều 76) hoặc Quyết định mở thủ tục thanh lý (khoản 3 Điều 80).

Bước 6: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản (Chương VII)

Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định
định chỉ thủ tục thanh lý tài sản khi DN, HTX không còn tài sản để thực hiện
phương án phân chia tài sản; hoặc Phương án phân chia tài sản đã được thực
hiện xong (Điều 85, Điều 86).

142
PHỤ LỤC C

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO LUẬT PHÁ SẢN
DOANH NGHIỆP NĂM 1993

143
DIỄN GIẢI SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÁ SẢN THEO

LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP NĂM 1993

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

DN lâm vào tình trạng phá sản (Điều 2) nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
DN (các Điều 7, 8, 9)  nộp tiền tạm ứng lệ phí phá sản (khoản 3 Điều 9).

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu tuyên bố PSDN  Tòa án thụ lý đơn
yêu cầu tuyên bố PSDN (Điều 12):

+ Tòa án ra quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố
PSDN (Điều 13); hoặc

+ Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố PSDN
(Điều 15).

Bước 3: Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố PSDN (Điều
15)  phân công thẩm phán (Tổ thẩm phán) giải quyết yêu cầu tuyên bố PSDN
 thành lập tổ quản lý tài sản.

Tòa án lập danh sách chủ nợ và số nợ (Điều 22);

Bước 4: Hội nghị chủ nợ (Điều 24)

+ Triệu tập HNCN (Điều 27)  phương án hòa giải và các giải pháp tổ
chức lại hoạt động kinh doanh của DN:

- Tạm đình chỉ giải quyết việc PSDN (Điều 33); hoặc

- Đình chỉ việc yêu cầu tuyên bố PSDN (Điều 35).

- Ra quyết định TBPSDN (Điều 36)

Bước 5: Tuyên bố phá sản doanh nghiệp (Mục III Chương III)
144
+ Quyết định tuyên bố PSDN (Điều 37);

+ Phân chia giá trị tài sản còn lại của DN (Điều 39).

Bước 6: Thi hành Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp (Chương IV)

+ Thành lập tổ thanh toán tài sản (Điều 42);

+ Thanh toán tài sản phá sản (các điều 43, 44, 45, 46 và Điều 47);

+ Quyết định chấm dứt việc thi hành Quyết định tuyên bố PSDN và xóa
tên DN trong Sổ Đăng ký kinh doanh (Điều 48).

145
PHỤ LỤC D

NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA

ĐẠI DIỆN QUẢN LÝ PHÁ SẢN (QUẢN TÀI VIÊN)

Theo Khuyến nghị của Hướng dẫn xây dựng pháp luật về phá sản của

Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL)

Trích:

“49. Luật phá sản thường quy định rõ nhiệm vụ và chức năng mà đại diện
quản lý phá sản sẽ phải thực hiện trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản và
điều quan trọng là luật phá sản phải cho đại diện quản lý phá sản những thẩm
quyền cần thiết nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng này một cách hiệu
quả. Nhiệm vụ và chức năng liên quan đến tổ chức thực hiện thủ tục và bảo toàn
cũng như bảo vệ tài sản thường bao gồm những nhiệm vụ và chức năng được
quy định dưới đây (mặc dù danh sách sau đây không phải là danh sách đầy đủ và
trong một số trường hợp các chức năng khác nhau có thể bị trùng lặp hoặc không
phù hợp do thiết kế của luật phá sản) và một số có thể phù hợp hơn với trường
hợp thanh lý, và ít phù hợp hơn cho trường hợp tái tổ chức:

(a) Ngay lập tức kiểm soát tài sản của doanh nghiệp phá sản và hồ sơ kinh
doanh của DN phá sản;

(b) Đại diện cho tài sản của DN phá sản;

(c) Có được nguồn tài chính để tái cơ cấu;

(d) Thực hiện quyền vì lợi ích của tài sản của DN phá sản liên quan đến thủ
tục tòa án, trọng tài, hoặc thủ tục phá sản đang thực hiện;

(e) Có được thông tin liên quan đến con nợ, tài sản, nợ, và giao dịch trong
quá khứ của con nợ (đặc biệt những giao dịch diễn ra trong giai đoạn nghi ngờ),
bao gồm việc xem xét con nợ và bất kỳ bên thứ ba nào đã giao dịch với con nợ;

146
(f) Thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ và bảo quản tài sản của DN
phá sản và hoạt động kinh doanh của con nợ, kể cả ngăn chặn việc bán tài sản
trái phép và thực hiện quyền tránh các giao dịch trái phép trước khi phá sản
(avoidance powers);

(g) Đăng ký quyền của tài sản (nơi việc đăng ký là cần thiết để hoàn thiện
quyền của tài sản đối với người mua ngay thật);

(h) Bổ nhiệm và trả thù lao cho kế toán, luật sư và những nhà chuyên môn
khác cần thiết để hỗ trợ đại diện quản lý phá sản thực hiện chức năng của mình;

(i) Xem xét kiểm tra các hợp đồng chưa được thực hiện xong để quyết định
liệu có tiếp tục thực hiện hay từ chối;

(j) Giải quyết các vấn đề với nhân viên và quyền của họ, kể cả quyền nhận
lương hưu;

(k) Trong trường hợp thanh lý, bán các tài sản của DN phá sản;

(l) Thẩm định và công nhận các yêu cầu đòi nợ và duy trì một danh sách cập
nhật các yêu cầu đòi nợ đã được thẩm định và công nhận;

(m) Định kỳ cung cấp thông tin cho tòa án và chủ nợ, với chi tiết về việc thực
hiện thủ tục phá sản. Ví dụ, thông tin sẽ bao gồm chi tiết về tài sản đã bán trong
giai đoạn xem xét, mức giá bán, chi phí bán và những thông tin mà tòa án có thể
yêu cầu hoặc ủy ban chủ nợ có thể yêu cầu một cách hợp lý; giấy biên nhận và
giải ngân; và tài sản còn phải được xử lý;

(n) Tham dự hội nghị chủ nợ;

(o) Tiếp tục vận hành và quản lý hoạt động kinh doanh trong trường hợp tái
tổ chức và trong trường hợp thanh lý nếu DN được bán nhưng vẫn tồn tại mà
không bị giải thể;

147
(p) Trong trường hợp tái tổ chức, chuẩn bị và hỗ trợ chuẩn bị kế hoạch tái tổ
chức hoặc báo cáo về lý do tại sao không thể thực hiện tái tổ chức (trong khi
chức năng này do đại diện quản lý phá sản thực hiện);

(q) Giám sát việc phê duyệt kế hoạch tái tổ chức và, trong trường hợp cần
thiết, việc thực hiện kế hoạch;

(r) Phân chia số tiền từ bán tài sản thanh lý và đóng cửa DN một cách nhanh
chóng, hiệu quả và vì lợi ích tốt nhất của các bên liên quan trong vụ việc;

(s) Nộp báo cáo cuối cùng và bản kê phân chia tài sản của DN phá sản cho
tòa án hoặc chủ nợ, theo yêu cầu; và

(t) Bất kỳ vấn đề nào khác do chủ nợ hoặc tòa án chuyển cho đại diện quản lý
phá sản.

50. Ngoài những nhiệm vụ và chức năng cụ thể này, luật phá sản thường áp
dụng những nghĩa vụ chung nhất định đối với đại diện quản lý phá sản. Những
nghĩa vụ này có thể bao gồm nghĩa vụ tối đa hóa giá trị và bảo vệ tài sản của DN
phá sản và trách nhiệm có được mức giá tốt nhất có thể đạt được khi bán tài sản
của DN.

51. Khi việc tái tổ chức liên quan đến con nợ đang chiếm hữu tài sản và
không có đại diện quản lý phá sản được bổ nhiệm, nhiều trong số các chức năng
được liệt kê trên đây sẽ được con nợ thực hiện, với mức độ giám sát khác nhau
của tòa án hoặc chủ nợ.”

148

You might also like