Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu Phần mềm (Software) và ứng dụng


trong kinh doanh du lịch khách sạn

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Trương Hoàng


Lớp học phần : 02
Nhóm : 01
Năm học : 2022 - 2023

Hà Nội, 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu về Phần mềm (Software) và ứng dụng


trong kinh doanh du lịch khách sạn

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phạm Trương Hoàng


Lớp học phần : 02
Nhóm : 01
Thành viên nhóm : Nguyễn Thị Minh Tú
Đỗ Nguyễn Huy Hoàng
Vũ Đức Anh
Hoàng Thành Trung
Nguyễn Thế Tùng
Trần Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Nhường
Cao Thị Thu Hằng
Phoutthavong Thipphachanh

2
Hà Nội, 2023

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC


STT Họ và tên MSV Phân công công việc Điểm
Phoutthavong - 1. Tìm hiểu chung về phần mềm
1 11207824 8.5
Thipphachanh - Trả lời câu hỏi

- 2. Phần mềm quản lý dữ liệu


2 Đỗ Nguyễn Huy Hoàng 11201583 - Thuyết trình 10
- Thiết kế PowerPoint

- 2. Phần mềm quản lý dữ liệu


3 Cao Thị Thu Hằng 11201284 9
- Trả lời câu hỏi

- 2. Phần mềm quản lý dữ liệu


4 Nguyễn Thị Nhường 11203072 9
- Trả lời câu hỏi

- 3. Phần mềm bảng tính


5 Vũ Đức Anh 11200430 9.5
- Trả lời câu hỏi

- 3. Phần mềm bảng tính


6 Trần Bảo Ngọc 11202880 9
- Trả lời câu hỏi

- 3. Phần mềm bảng tính


7 Hoàng Thành Trung 11208225 - Thuyết trình 9.5
- Thiết kế Powerpoint
- 4. Xu hướng công nghệ
8 Nguyễn Thế Tùng 11207378 9.5
- Trả lời câu hỏi

- 4. Xu hướng công nghệ


9 Nguyễn Thị Minh Tú 11208281 - Thuyết trình 10
- Viết báo cáo

3
Mục lụ

4
c
1. Giới thiệu chung về phần mềm............................................................................- 6 -
1.1. Khái niệm........................................................................................................- 6 -
1.2. Phân loại phần mềm.......................................................................................- 6 -
1.2.1. Phần mềm ứng dụng (Application Software).............................................- 6 -
1.2.2. Phần mềm hệ thống (Systems Software)....................................................- 6 -
1.2.3. Phần mềm độc hại (Virus).........................................................................- 7 -
1.2.4. Các công cụ lập trình................................................................................- 7 -
2. Phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database).......................................- 7 -
2.1. Khái niệm........................................................................................................- 7 -
2.2. Quá trình phát triển........................................................................................- 7 -
2.3. Ứng dụng của phần mềm quản lý dữ liệu trong doanh nghiệp.....................- 8 -
2.3.1. MySQL......................................................................................................- 8 -
2.3.2. SQL.........................................................................................................- 10 -
3. Phần mềm xử lý bảng tính (Spreadsheet).........................................................- 12 -
3.1. Khái niệm......................................................................................................- 12 -
3.2. Quá trình phát triển......................................................................................- 13 -
3.3. Ứng dụng phần mềm bảng tính trong doanh nghiệp du lịch khách sạn....- 13 -
3.3.1. Khái niệm (Excel)....................................................................................- 13 -
3.3.2. Một số tính năng của Excel.....................................................................- 14 -
3.3.3. Doanh nghiệp ứng dụng bảng tính xử lý các vấn đề...............................- 15 -
Tài chính kế toán và phân tích............................................................................- 15 -
Theo dõi và quản lý sản phẩm.............................................................................- 15 -
Lập kế hoạch công việc........................................................................................- 15 -
Lợi tức đầu tư.......................................................................................................- 16 -
Quản lý dữ liệu khách hàng................................................................................- 16 -

5
3.3.4. Ưu điểm và nhược điểm của Excel..........................................................- 16 -
4. Xu hướng công nghệ đang phát triển................................................................- 17 -
4.1. Điện toán đám mây (Cloud Computing)......................................................- 17 -
4.1.1. Giới thiệu................................................................................................- 17 -
4.1.2. Ứng dụng điện toán đám mây trong kinh doanh du lịch khách sạn.........- 17 -
4.2. Công nghệ AI (Artificial Intelligence)........................................................- 18 -
4.2.1. Giới thiệu................................................................................................- 18 -
4.2.2. Ứng dụng công nghệ AI trong kinh doanh du lịch khách sạn..................- 19 -
4.3. Công nghệ thực tế ảo (VR)...........................................................................- 21 -
4.3.1. Giới thiệu................................................................................................- 21 -
4.3.2. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo(VR)trong kinh doanh DLKS.................- 22 -
4.3.3. Tiềm năng phát triển...............................................................................- 23 -

6
1. Giới thiệu chung về phần mềm
1.1. Khái niệm
Phần mềm hay còn gọi là phần mềm máy tính, đây là một tập hợp dữ liệu hoặc các câu
lệnh để hướng dẫn máy tính cho máy tính biết cách để làm việc. Trong khoa học máy tính
và kỹ thuật phần mềm thì phần mềm máy tính bao gồm tất cả thông tin được xử lý bởi hệ
thống máy tính, chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu. Phần mềm và phần cứng vật
lý có khái niệm trái ngược với nhau nhưng chúng yêu cầu lẫn nhau và không thể tự sử
dụng một cách thực tế.
1.2. Phân loại phần mềm
1.2.1. Phần mềm ứng dụng (Application Software)
Phần mềm ứng dụng là một tập hợp các chương trình được thiết kế để thực hiện một
nhiệm vụ cụ thể. Phần mềm ứng dụng không kiểm soát hoạt động của máy tính nên máy
tính vẫn chạy bình thường khi không có phần mềm ứng dụng. Với phần mềm ứng dụng,
người dùng có thể dễ dàng cài đặt hoặc gỡ bỏ. Phần mềm ứng dụng thường được thiết kế
giao diện đơn giản, dễ sử dụng, mang đến những tiện ích tối ưu nhất cho người sử dụng.
Ví dụ: Các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), trò chơi điện tử
(game), phần mềm các  các công cụ & tiện ích khác (ví dụ như phần mềm quản lý chi tiêu
cá nhân, phần mềm quản lý công việc,…).
1.2.2. Phần mềm hệ thống (Systems Software)
Phần mềm hệ thống quản lý hành vi phần cứng của máy tính, cung cấp các chức năng
cơ bản được người dùng yêu cầu hoặc phần mềm khác để chạy đúng. Một phần mềm hệ
thống sẽ bao gồm:
- Hệ điều hành (operating system): là  phần mềm quản lý tài nguyên và cung cấp
các dịch vụ chung cho các phần mềm khác chạy trên đỉnh của chúng. Phần cốt lõi của hệ
điều hành sẽ bao gồm có các chương trình giám sát, bộ tải khởi động, hệ vỏ và hệ thống
cửa sổ.
Ví dụ: Một số hệ điều hành tiêu biểu: Windows ( 10/11, XP), IOS (Apple), Linus,
Android, 
- Trình điều khiển thiết bị (drive): đây là một thiết bị cụ thể được gắn vào máy tính
mà mỗi thiết bị cần ít nhất một trình điều khiển.
- BIOS: Là một loại phần mềm hệ thống, được lưu trữ trong Bộ nhớ Chỉ Đọc
(ROM) nằm trên bo mạch chủ hoặc trong bộ nhớ flash. Khi bật máy tính, BIOS là phần

7
mềm đầu tiên được kích hoạt, nó tải các trình điều khiển của đĩa cứng vào bộ nhớ cũng
như hỗ trợ hệ điều hành tự tải vào bộ nhớ.

1.2.3. Phần mềm độc hại (Virus)


Hay thường được biết tới tên là “Vi-rút máy tính”, những phần mềm này được phát
triển để gây hại, đánh cắp thông tin và phá hỏng máy tính, đây là phần mềm độc hại
không mong muốn mà liên quan chặt chẽ đối với các tội phạm liên quan đến máy tính.
Các trường hợp nhiễm Virus nổi tiếng ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp như: Virus
WannaCry (2016), ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trên toàn thế giới với số tiền lên đến
1 tỷ đô 
1.2.4. Các công cụ lập trình
Đây cũng là một loại phần mềm ở dưới dạng chương trình hoặc ứng dụng được các
nhà phát triển phần mềm sử dụng để tạo, gỡ lỗi, bảo trì và hỗ trợ phần mềm. Đối với một
phần mềm có thể được viết từ 1 hay nhiều hơn các ngôn ngữ lập trình khác nhau, mỗi
ngôn ngữ có ít nhất một triển khai, mỗi ngôn ngữ đó sẽ bao gồm một bộ công cụ lập trình
riêng đi kèm. Các công cụ này là các chương trình khép kín như trình dịch biên, trình gỡ
lỗi, trình thông dịch, trình liên kết, trình soạn thảo.

2. Phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Database)


2.1. Khái niệm
Phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu là một tiện ích hay chương trình phần mềm
được phát triển để tạo, chỉnh sửa, lưu trữ, tìm kiếm, trích xuất, tự động hóa, duy trì các
thư mục database và ghi lại chúng. Database Management System (DBMS) giúp người
dùng quản lý dữ liệu dưới dạng các trường, cột và bảng. Nói một cách đơn giản, phần
mềm cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu theo một cách có hệ thống qua các ứng dụng web.
2.2. Quá trình phát triển
Cơ sở dữ liệu (CSDL) được xem như bắt đầu xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ
trước, khi máy tính bắt đầu được sử dụng tương đối rộng rãi. Ban đầu, đây chỉ là các mô
hình mạng, mỗi bản ghi có liên quan đến bản ghi chính và phụ. CSDL có quy mô lớn đầu
tiên được công ty IBM thực hiện cho Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia
(National Aeronautics and Space Administration hay NASA) của Mỹ để hỗ trợ cho việc
quản lý dự án Apollo dùng để thám hiểm mặt trăng. Sau đó hệ cơ sở dữ liệu này được

8
thương mại hóa với tên IMS (Information Management System). Hệ này sử dụng mô
hình dữ liệu phân cấp (hierarchical).
Cơ sở dữ liệu quan hệ (Relation Database) được phát triển những năm 1970, nối tiếp
sau đó là dạng hướng đối tượng ra đời vào năm 1980. E.F Codd chính là người đã tạo ra
Cơ sở dữ liệu quan hệ khi còn làm việc tại IBM.
Năm 1976, Peter Chen đã hoàn thiện thêm hệ CSDL này bằng mô hình thực thể - liên
kết (Entity-Relationship hay E-R).
Cùng với sự phát triển của máy tính, bên cạnh các tập tin văn bản, dữ liệu được thể
hiện dưới dạng những ký tự, ta còn có những loại tập tin khác, các tập tin hình ảnh, các
bản vẽ được tạo ta từ những phần mềm CAD, dữ liệu được thể hiện bằng những phương
thức khác. Vì thế từ thập niên 1980, Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng (object-oriented
DBMS) bắt đầu được nghiên cứu và đến những năm 1990, chúng bắt đầu được đưa ra thị
trường.
Cũng bắt đầu từ thập niên 1990, cùng với sự bùng nổ của internet và các dịch vụ trực
tuyến, các CSDL phục vụ cho thị trường này phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh các sản phẩm
của các đại gia như Oracle Database của Oracle, DB2 Universal Database của IBM, SQL
Server của Microsoft, Sybase Adaptive Server của Sybase, cũng xuất hiện các phần mềm
miễn phí, mã nguồn mở, nổi bật hơn cả là MySQL, PostgreSQL, SQLite.
Bên cạnh đó, một xu hướng khác cũng xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 là các CSDL theo
hướng NoSQL (được hiểu là “not only SQL”), như MongoDB, có khả năng làm việc với
các dữ liệu có cấu trúc ít bị ràng buộc chặt chẽ hơn, có thể hoạt động trong điều kiện có
cấu hình phần cứng hạn chế như trên điện thoại di động.
Cơ sở dữ liệu quan hệ tiến hành kết hợp với sự phát triển của Internet vào những năm
1990. Ngày nay, không chỉ IT, nhiều ứng dụng kinh doanh và tiêu dùng phụ thuộc phần
lớn vào Database chuyên biệt.
2.3. Ứng dụng của phần mềm quản lý dữ liệu trong doanh nghiệp 
2.3.1. MySQL
MySQL là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở (Relational Database
Management System, viết tắt là RDBMS) hoạt động theo mô hình client-server. RDBMS
là một phần mềm hay dịch vụ dùng để tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu (Database) theo
hình thức quản lý các mối liên hệ giữa chúng.
MySQL là một trong số các phần mềm RDBMS. RDBMS và MySQL thường được
cho là một vì độ phổ biến quá lớn của MySQL. Các ứng dụng web lớn nhất như

9
Facebook, Twitter, YouTube, Google, và Yahoo! đều dùng MySQL cho mục đích lưu trữ
dữ liệu. Kể cả khi ban đầu nó chỉ được dùng rất hạn chế nhưng giờ nó đã tương thích với
nhiều hạ tầng máy tính quan trọng như Linux, macOS, Microsoft Windows, và Ubuntu.
2.3.1.1. Cách thức hoạt động 

Hình ảnh trên giải thích cấu trúc cơ bản về việc giao tiếp client-server model. Một máy
client sẽ liên lạc với máy server trong một mạng nhất định. Mỗi client có thể gửi một
request từ giao diện người dùng (Graphical user interface – GUI) trên màn hình, và server
sẽ trả về kết quả như mong muốn. Miễn là cả hai hiểu nhau. Cách vận hành chính trong
môi trường MySQL cũng như vậy:
- MySQL tạo ra bảng để lưu trữ dữ liệu, định nghĩa sự liên quan giữa các bảng đó.
- Client sẽ gửi yêu cầu SQL bằng một lệnh đặc biệt trên MySQL.
- Ứng dụng trên server sẽ phản hồi thông tin và trả về kết quả trên máy client.
Từ máy client, việc chọn giao diện người dùng (GUI) của MySQL khá quan trọng.
GUI càng nhẹ chừng nào, thì các thao tác quản lý data sẽ càng dễ dàng và nhanh chừng
đó.
MySQL GUI phổ biến nhất MySQL WorkBench, SequelPro, DBVisualizer, và
Navicat DB Admin Tool. Một vài trong số chúng miễn phí, một vài bản thương mại, một
vài bản chỉ chạy được trên macOS, và một vài ứng dụng chạy được hết trên các hệ điều
hành phổ biến.
2.3.1.2. Ứng dụng vào doanh nghiệp du lịch khách sạn
 MySQL là sự lựa chọn thông dụng và phổ biến nhất cho các ứng dụng web, ứng
dụng xử lý giao dịch trực tuyến và website thương mại điện tử. MySQL tích hợp đầy đủ
các tiện ích, dễ sử dụng, lại thêm khả năng giao dịch an toàn, chi phí thấp,... nên được
xem là  cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới

10
 MySQL là cơ sở dữ liệu có tốc độ cao và ổn định, công cụ này cũng tương đối dễ
sử dụng, lại hoạt động được trên nhiều hệ điều hành. Ngoài ra, tính bảo mật của MySQL
mạnh và sử dụng được trên nhiều ứng dụng
 MySQL có một khung công cụ lưu trữ riêng biệt tạo điều kiện cho các nhà quản trị
hệ thống cấu hình hóa máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL, cho hiệu suất tốt. Cho dù là bạn
thiết kế trang web du lịch cho một công ty lữ hành đa quốc gia, một thiết kế trang web có
hàng triệu truy vấn mỗi ngày hay hệ thống xử lý giao dịch tốc độ cao, MySQL được thiết
kế để đáp ứng ngay cả các ứng dụng đòi hỏi khắt khe nhất trong khi vẫn đảm bảo tốc độ
tối ưu, chỉ mục toàn văn bản và bộ nhớ đơn để tăng hiệu suất.
 Hầu như doanh nghiệp nào hiện nay nếu muốn phát triển và theo kịp với xu hướng
công nghệ thì cần sử dụng đến Internet. Đặc biệt trong đó là những website online, mà
những website đó được hình thành nhờ những phần mềm nền tảng như MySQL để có thể
lưu trữ và quản lý dữ liệu và thông tin một cách bao quát và dễ dàng kiểm soát hơn. Cho
nên doanh nghiệp du lịch muốn sử dụng hình thức trực tuyến để kinh doanh thì càng cần
đến các phần mềm như MySQL.
Ví dụ các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn như cPanel, DirectAdmin hay
WordPress khi mua hosting lại phụ thuộc vào MySQL.
 Thông tin được đưa ra một cách có hệ thống và dễ kiểm soát giúp cho việc tra cứu
cũng như hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn bởi tất cả
đều được lưu trữ trong một hệ thống.
 Kịp thời xử lý các yêu cầu và vấn đề của khách trong thời gian khách sử dụng các
dịch vụ tại điểm đến hoặc các vấn đề liên quan khi order các dịch vụ.
 Thời gian tìm kiếm, tra cứu thông tin của khách hàng về sản phẩm du lịch hay là
thông tin của khách hàng được gửi đến doanh nghiệp được xử lí nhanh gọn hơn, tiết kiệm
thời gian hơn đáng kể.
 Khách hàng không phải đến trực tiếp khách sạn để tham khảo bảng giá hay xem
phòng nữa mà thay vào đó có thể truy cập website để biết thêm rất nhiều thông tin như
giá, hình ảnh phòng hay các dịch vụ khác.
2.3.2. SQL 
2.3.2.1. Cách thức hoạt động
SQL - Structured Query Language (ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc), đây là một
domain-specific language (DSL) – hiểu nôm na là ngôn ngữ máy tính chuyên biệt cho
một application domain nào đó, được sử dụng để quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ và thực

11
hiện các hoạt động khác nhau trên dữ liệu được lưu trữ bên trong. SQL được sử dụng làm
ngôn ngữ chuẩn cho hầu hết các RDBMS (Relational Database Management System – hệ
thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ) như Oracle, Informix, Posgres, SQL server,
MySQL, MS Access, và Sybase.
Đối tượng của SQL là các bảng dữ liệu và các bảng này bao gồm nhiều cột và hàng.
Cột được gọi là trường và hàng là bản ghi của bảng. Cột với tên gọi và kiểu dữ liệu xác
định tạo nên cấu trúc của bảng. Khi bảng được tổ chức có hệ thống cho một mục đích,
công việc nào đó ta có một CSDL. SQL còn được dùng để cập nhật thông tin cho các
CSDL đã có.
Trong công việc hàng ngày thường gặp rất nhiều loại bảng khác nhau như bảng danh
sách nhân viên, danh sách phòng ban, bảng lương, bảng quyết toán... Khi bảng này được
lưu thành CSDL thì có thể dùng SQL để phân tích, xử lý thông tin trong đó. Kết quả thực
hiện của SQL thường là một bảng mới.
SQL luôn luôn thao tác trên các bảng. SQL dùng để phân tích, tổng hợp số liệu từ các
bảng đã có sẵn, tạo nên các dạng bảng mới, sửa đổi cấu trúc, dữ liệu của các bảng đã có.
Sau khi thực hiện một hay một chuỗi các lệnh SQL là có thể có đủ số liệu để tạo ra báo
cáo theo yêu cầu công việc. Vì mục tiêu của các chương trình quản lý CSDL là quản lý
dữ liệu được lưu trữ trong các bảng nên SQL được dùng rất thường xuyên trong mọi công
việc.
2.3.2.2. Ứng dụng vào doanh nghiệp du lịch khách sạn
Bất cứ ngành nghề, doanh nghiệp nào cũng đều cần đến dữ liệu và dữ liệu chính là tài
sản quý giá nhất và là nền tảng để doanh nghiệp có thể ra quyết định một cách chính xác
nhất.
Bên cạnh việc SQL hiện tại vẫn đang là ngôn ngữ nền tảng cho các hệ thống cơ sở dữ
liệu phổ biến nhất hiện nay, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như:
- Cho phép doanh nghiệp truy cập vào các dữ liệu trong RDBMS
- Cho phép doanh nghiệp có thể mô tả các dữ liệu của mình 
- Doanh nghiệp có thể xác định dữ liệu mà mình muốn trong hàng ngàn, hàng trăm
các dữ liệu khác nhau và tùy chỉnh các dữ liệu đó theo ý mình muốn.
- Với SQL, nhà quản trị có thể tạo ra và thả các cơ sở dữ liệu và các bảng trong cơ
sở dữ liệu đó.
- Cho phép nhà quản trị có thể xây dựng một bức tranh toàn cảnh về các dữ liệu của
mình, xây dựng và lưu trữ các quy trình và chức năng trong cơ sở dữ liệu

12
- Nhà quản trị có thể sử dụng SQL để cấp quyền chỉnh sửa, xem và lưu trữ các
bảng, quy trình và thiết lập chế độ xem trong cơ sở dữ liệu.
 Doanh nghiệp có thể ứng dụng để xử lý các vấn đề sau
- Bán hàng đa kênh nên phải sử dụng quá nhiều công cụ khác nhau khi cần xem báo
cáo như Google Sheet, CRM các nền tảng quảng cáo Facebook Ads, Google Ads, Google
Analytics
- Số liệu marketing cho đến bán hàng, vận đơn bị phân mảnh, nằm trên nhiều nền
tảng khác nhau nên không có sự liên kết, muốn xem cần mất nhiều công sức & thời gian.
- Thiếu các góc nhìn đa chiều để giúp đo lường hiệu quả thật sự của các hoạt động
marketing, sales, chăm sóc khách hàng.
- Khó khăn khi cần được tư vấn cách thức vận hành, cách lưu trữ số liệu phù hợp
với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
 Để giải quyết được những vấn đề trên 1 cách toàn diện và triệt để, doanh nghiệp
cần 1 hệ thống báo cáo có khả năng cung cấp đủ các góc nhìn chuyên sâu về toàn bộ hoạt
động doanh nghiệp, tổng hợp tất cả số liệu về một nơi và cập nhập số liệu liên tục để giúp
bạn đánh giá được hoạt động kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời.

3. Phần mềm xử lý bảng tính (Spreadsheet)


3.1. Khái niệm
Phần mềm xử lý bảng tính hay Bảng tính (tiếng Anh: Spreadsheet) là một phần mềm
ứng dụng dùng để tổ chức, phân tích và lưu trữ dữ liệu thông qua các bảng tính (gọi là
sheet ở các bảng tính ngày nay). Bảng tính được phát triển như là mô phỏng bằng máy
tính các bảng tính toán trên giấy.
Một bảng tính thường được thiết kế để chứa dữ liệu số và chuỗi văn bản ngắn. Trong
một chương trình bảng tính, các khoảng trống chứa các mục dữ liệu được gọi là các ô
bảng tính. Chúng có thể được đổi tên để phản ánh tốt hơn dữ liệu mà chúng nắm giữ và
có thể được tham chiếu chéo thông qua số hàng và chữ cái cột.

13
Ngoài việc thực hiện các chức năng số học và toán học cơ bản, bảng tính hiện đại cung
cấp các chức năng được xây dựng trong hoạt động tài chính và thống kê chung. Các tính
toán như giá trị hiện tại thuần hoặc độ lệch chuẩn có thể được áp dụng cho dữ liệu dạng
bảng với một chức năng được lập trình sẵn trong một công thức. Ứng dụng bảng tính
cũng cung cấp các biểu thức điều kiện, chức năng để chuyển đổi giữa văn bản và số, và
các chức năng hoạt động trên các chuỗi văn bản.

3.2. Quá trình phát triển


Phần mềm xử lý bảng tính ngày nay đã thay thế các hệ thống tính toán giấy tờ ở hầu
hết các doanh nghiệp. Mặc dù chúng được phát triển đầu tiên cho nhiệm vụ kế toán hoặc
sổ sách, chúng đang được sử dụng rộng rãi trong mọi hoàn cảnh mà danh sách bảng biểu
được xây dựng, sắp xếp và chia sẻ.
Ra đời năm 1969, LANPAR là bảng tính điện tử đầu tiên trên máy tính lớn
(mainframe) và máy tính chia sẻ thời gian (time sharing computer). LANPAR là từ viết
tắt của: LANguage for Programming Arrays at Random.
Daniel Bricklin và Bob Frankston đã tạo ra ứng dụng bảng tính đầu tiên, được đặt tên
là VisiCalc cho "máy tính hiển thị". Nó phổ biến trên Apple II, một trong những máy tính
đầu tiên được sử dụng bởi các doanh nghiệp.

14
Lotus 1-2-3 đã vượt qua VisiCalc để trở thành chương trình giúp IBM PC trở thành
máy tính cá nhân ưu việt trong kinh doanh trong những năm 1980 và 1990. IBM mua lại
Lotus vào năm 1995 và tiếp tục bán Lotus 1-2-3 cho đến năm 2013, khi hãng này ngừng
ứng dụng bảng tính, vốn đã tụt hậu so với Microsoft Excel vào những năm 90 và không
bao giờ phục hồi được.
Excel hiện nay có thị phần lớn nhất trên nền tảng Windows và Macintosh. Một ứng
dụng bảng tính là một tính năng tiêu chuẩn của một bộ phần mềm văn phòng; kể từ sự ra
đời của các ứng dụng web, ứng dụng văn phòng bây giờ cũng tồn tại dưới dạng ứng dụng
web, như Google Sheets.

3.3. Ứng dụng phần mềm bảng tính trong doanh nghiệp du lịch khách sạn
3.3.1. Khái niệm (Excel)
Excel là một phần mềm bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office. Phần mềm này giúp
người dùng ghi lại dữ liệu, trình bày thông tin dưới dạng bảng, tính toán, xử lý thông tin
nhanh chóng và chính xác với một lượng dữ liệu lớn. 
3.3.2. Một số tính năng của Excel
3.3.2.1. Tính năng cơ bản
- Nhập và lưu dữ liệu: Bạn có thể nhập dữ liệu vào các trang tính, sau đó lưu lại và
khi dùng có thể mở ra.
- Hỗ trợ các công thức để tham gia tính toán: Có rất nhiều công thức để tính toán
như: SUM, TODAY, IF,...
- Vẽ biểu đồ: Dựa trên số liệu được đưa ra, bạn có thể vẽ biểu đồ để dễ dàng hơn
trong việc đánh giá.
- Tạo và liên kết nhiều bảng tính: Giúp dữ liệu được liên kết chặt chẽ hơn.
- Liên kết dữ liệu bảng tính và biểu đồ để sử dụng trong các chương trình khác như
Microsoft PowerPoint và Word.
- Nhập dữ liệu vào các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu khác để phân tích.
- Hỗ trợ bảo mật an toàn: Hỗ trợ người dùng cài password khi mở file

3.3.2.2. Tính năng nâng cao của Excel


Flash Fill
Chức năng tiên đoán tự động, nó sẽ tự động giúp bạn điền những giá trị, tiết kiệm thời
gian và hạn chế các công thức tính toán không cần thiết.

15
Quick Analysis
Quick Analysis sẽ giúp bạn phân tích và thực hiện nhanh các tác vụ trong vùng dữ liệu
được chọn. Sử dụng tính năng bằng cách chọn vùng dữ liệu, sau đó bấm nút “Quick
Analysis”.
Timelines
Với Timelines, bạn có thể sử dụng tính năng này để tạo bảng xoay vòng theo thời gian.
Nếu có bảng xoay vòng, việc tạo Timelines càng trở nên đơn giản hơn.
Recommended Charts
Khi sử dụng tính năng này, Excel sẽ cho bạn danh sách đề nghị các biểu đồ phù hợp
với bảng tính của bạn và bạn chỉ cần lựa chọn bảng biểu đồ cho bảng tính của mình.
Recommended Pivottable
Recommended Pivottable là tính năng này được sử dụng tương tự như Recommended
Charts, nhưng đây là tạo ra một Pivottable được nhiều người sử dụng để tạo báo cáo.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây được update vào năm 2013, tính năng này giúp bạn truy cập nhanh
chóng và dễ dàng các tập tin Excel.
Data Model và Relationships
Excel có thể liên kết các mối quan hệ giữa các bảng với nhau và hỗ trợ mô hình tích
hợp dữ liệu.
Apps for Office
Apps for Office cho phép bạn truy cập nhanh vào các chương trình tại Office Store,
bạn cần có một tài khoản Microsoft để đăng nhập và tải ứng dụng.

3.3.3. Doanh nghiệp ứng dụng bảng tính xử lý các vấn đề


Đối với người dùng, phần mềm này thể hiện tốt nhất giá trị của máy tính cá nhân đối
với các doanh nghiệp nhỏ, giảm công việc ghi sổ 20 giờ mỗi tuần xuống còn vài phút
nhập dữ liệu trong một số trường hợp nhất định.
Tài chính kế toán và phân tích
- Đây là lĩnh vực có thể khai thác sử dụng Excel nhiều nhất. Việc thực hiện các tác
vụ tính toán thủ công sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng với Excel, việc sử dụng các công
thức tính toán giúp bạn hoàn toàn tiết kiệm được một khoảng thời gian nhất định.

16
- Excel giúp các doanh nghiệp ghi nhận sổ sách kế toán và lập kế hoạch tài chính.
Họ tạo ra chương trình kế toán cơ bản để sử dụng cho các giao dịch tài chính, báo cáo kết
quả kinh doanh và theo dõi các hoạt động thu, chi của doanh nghiệp.
- Mặc dù có những ứng dụng quản trị riêng cho các doanh nghiệp nhưng Excel luôn
là lựa chọn hàng đầu khi doanh nghiệp cần thực hiện một số tác vụ đơn giản, cần đến sự
nhanh gọn và thuận tiện.
Theo dõi và quản lý sản phẩm
- Excel giúp đội ngũ phụ trách việc xúc tiến sản phẩm doanh nghiệp có thể dễ dàng
lập những kế hoạch mục tiêu, theo dõi tiến độ để đảm bảo KPI, quản lý doanh số.
- Excel giúp lưu trữ dữ liệu thông tin của khách hàng cũ để đưa ra các chương trình
khuyến mãi ưu đãi đến khách hàng cũ. Đối với nhóm khách hàng tiềm năng, Excel phân
tích thông tin khách hàng để giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến dịch xúc tiến hiệu quả.
Lập kế hoạch công việc
- Việc lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên sẽ giúp cho quá trình
hoạt động đạt được năng suất tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Kiểm soát các khoản chi phí lương, thông tin nhân sự được phân bổ theo ngày giờ
để đưa ra tổng kết đúng với từng công vụ, chức năng.
Lợi tức đầu tư
- Excel sẽ giúp bạn theo dõi xác suất đầu tư một cách chính xác. Chủ doanh nghiệp
có thể biết các khoản đầu tư được thực hiện cho doanh nghiệp và lợi nhuận thu được cho
doanh nghiệp là bao nhiêu.
- Có thể lập kế hoạch doanh số bán hàng, doanh nghiệp sẽ biết được xác suất để đạt
được kết quả đề ra, tổ chức các hoạt động bán hàng để đảm bảo đúng tiến độ.
Quản lý dữ liệu khách hàng
- Lưu trữ thông tin khách hàng là đều cần thiết đối với doanh nghiệp. Với Excel,
doanh nghiệp có thể phân tích được các nhóm khách hàng, sản phẩm/ dịch vụ đang được
khách hàng sử dụng nhằm đưa ra phương án hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất cho
khách hàng.
3.3.4. Ưu điểm và nhược điểm của Excel
3.3.4.1. Ưu điểm
Một công cụ tin học văn phòng quá quen thuộc, excel gần gũi và vô cùng thích hợp
làm công cụ kế toán. Sau đây là một số ưu điểm của phần mềm kế toán excel:

17
- Excel quen thuộc với mọi nhân viên văn phòng đặc biệt là kế toán viên. Do đó
việc sử dụng excel không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu và không đòi hỏi kế toán
viên là người có kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó mô hình của excel
cũng thuận tiện cho việc tạo danh sách, hỗ trợ tối đa cho nhân viên kế toán.
- Excel phân phối rộng rãi, không mất phí sử dụng và được cài đặt sẵn trên máy
tính. Điều này giúp người giảm bớt thời gian làm quen, cài đặt và giá rẻ khi sử dụng.
- Excel có nhiều tính năng phân tích, lập báo cáo nhanh chóng mà không cần bất kỳ
phần mềm nào khác hỗ trợ.
3.3.4.2. Nhược điểm của Excel
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng excel cũng có rất nhiều hạn chế trong quá trình mà kế
toán viên làm kế toán với excel.
- Làm kế toán bằng excel phù hợp cho những công ty nhỏ, khi cơ sở dữ liệu không
lớn, kế toán viên có thể quản lý hết. Tuy nhiên, khi cơ sở dữ liệu lớn, kế toán viên không
thể kiểm soát hết thì excel lại trở nên bị động và gây nhiều khó khăn khi làm kế toán.
- Tính bảo mật thấp, có thể dễ dàng bị xóa file và không thể phục hồi lại dữ liệu.
- Làm kế toán bằng excel chỉ làm được 1 người tại 1 thời điểm do đó khó san sẻ
công việc và khó bàn giao.
- File lưu riêng lẻ, khi làm báo cáo tài chính cuối năm thì vô cùng bất tiện và phải rà
soát lại từ đầu.
- Tìm kiếm chứng từ, sổ sách, dữ liệu vô cùng khó khăn
- Muốn tổng hợp dữ liệu thì phải tự thống kê và gõ lại từ đầu vô cùng mất thời gian.

4. Xu hướng công nghệ đang phát triển


Trong bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số ngày càng phát triển, các quy trình và mô hình
kinh doanh cũng cần đổi mới, các công ty du lịch buộc phải chuyển từ cách tiếp cận
truyền thống sang các phương thức kinh doanh hiện đại để kết nối và hỗ trợ khách hàng
tốt hơn.
Ngành du lịch và lữ hành đang nhanh chóng hướng tới các nền tảng đặt phòng thống
nhất, tự động hóa trực tuyến, chiến lược tổng hợp và phân phối để rút ngắn quy trình đưa
sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Các công ty du lịch cũng đang dần thích ứng với các
công cụ kỹ thuật số mới hơn: dễ dàng hợp tác với nhà cung cấp, phát triển cổng thông tin,
giao dịch và làm việc qua cổng thông tin điện tử nhằm tiết kiệm chi phí để phát triển thị
phần.

18
4.1. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
4.1.1. Giới thiệu
Theo Viện tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ (NIST), điện toán đám mây được định
nghĩa như sau:
“Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán
dùng chung (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách
dễ dàng, mọi lúc mọi nơi, theo yêu cầu . Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết
lập hoặc hủy bỏ nhanh chóng bởi người dùng mà không cần sự can thiệp của Nhà cung
cấp dịch vụ”
4.1.2. Ứng dụng điện toán đám mây trong kinh doanh du lịch khách sạn
Phân bố ở nhiều vị trí – dễ dàng truy cập dữ liệu ở mọi nơi
Dịch vụ đám mây mang đến cho bạn khả năng tiếp cận toàn cầu, vừa rút ngắn thời
gian tìm kiếm đối tác phù hợp vừa mở rộng kết nối với nhiều đối tác trên thế giới. Điều
này sẽ giúp bạn điều phối, lên lịch và đàm phán theo lợi ích tốt nhất của bạn và khách
hàng.
Đám mây có khả năng cho phép hàng nghìn người cùng cộng tác, chia sẻ, truy cập, gọi
thoại hoặc video cùng lúc. Với tính năng này, các công ty du lịch không chỉ tiết kiệm chi
phí đào tạo, quản lý nhân sự mà còn tăng cường kết nối, quảng bá, chia sẻ thông tin với
hàng loạt khách hàng cùng lúc.
Tự động hóa
Các giải pháp đám mây được thiết kế với các tính năng thông minh, tự đề xuất các
nhiệm vụ cần thiết, tự ghi nhớ các tác vụ lặp đi lặp lại để thực hiện… Đám mây cung cấp
cho bạn khả năng tự động hóa phần mềm quy mô doanh nghiệp để quản lý dự án của bạn
từ đầu đến cuối.
Khả năng mở rộng lưu trữ
Vì ngành du lịch được điều chỉnh bởi tính thời vụ, nên có những đột biến theo nhu cầu
của xu hướng thị trường và theo mùa. Khả năng mở rộng trong môi trường đám mây có
thể giúp bạn đối phó với những cơn sốt theo mùa như vậy, đặc biệt trong thời gian cao
điểm. Bạn thậm chí có thể tăng hoặc giảm nhu cầu lưu trữ của mình trên đám mây dựa
trên nhu cầu hoặc theo thời vụ mà không gặp bất cứ trở ngại gì.
 Hiện nay, tiến bộ công nghệ kỹ thuật đã cách mạng hóa ngành du lịch lên một tầm
cao mới. Đó là điện toán đám mây. Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho ngành

19
du lịch, tuy nhiên, nhiều công ty du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vẫn không
chuyển dữ liệu lên đám mây. Họ vẫn muốn giữ tất cả các ứng dụng và dữ liệu của họ trên
các hệ thống ở cơ sở của mình do lo ngại về tính bảo mật dữ liệu, về tính hợp pháp hoặc
về sự chuyển đổi. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các mối lo ngại của doanh nghiệp đã
được giải quyết bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
Điện toán đám mây không còn là tương lai mà là xu hướng hiện nay của các công ty
du lịch. Tất cả các ví dụ trên đã chứng minh điện toán đám mây là sự lựa chọn tốt hơn
cho các công ty du lịch, bất kể họ là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn.

4.2. Công nghệ AI (Artificial Intelligence)


4.2.1. Giới thiệu
Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát
triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng
khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông … đến các hệ thống an ninh, bảo
mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ.
Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và
ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mặc dù được John McCarthy – nhà
khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày
nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn”
của làng công nghệ chạy đua phát triển.
Dự báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu
có thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều
ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư
trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe. AI đã thúc đẩy hầu hết
các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.

4.2.2. Ứng dụng công nghệ AI trong kinh doanh du lịch khách sạn
4.2.2.1. Hệ thống chatbot
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể là chìa khóa để tiến tới việc cải tiến cải cách hiệu
quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kế và giải quyết nhiều vấn đề bất cập hiện nay về quản lý
và điều hành của doanh nghiệp. Điển hình là việc ứng dụng AI vào hệ thống chatbot (trả
lời tự động) và trợ lý ảo trong quá trình tư vấn bán cung cấp thông tin dịch vụ hay chăm
sóc khách hàng trong và sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ. Hệ thống chatbot sẽ cho

20
phép khách hàng truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng
như ngăn chặn tình trạng quá tải như trước kia.
Với lượng dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, AI có khả
năng tổ chức và kết hợp nhiều bộ dữ liệu để rút ra thông tin, cũng như tóm tắt một loạt
các dạng dữ liệu.

Hỗ trợ tư vấn khách hàng đặt lịch, thanh toán một cách dễ dàng
Với mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, hiện nay tính năng đặt lịch và thanh
toán đã được các doanh nghiệp du lịch tích hợp ngay trong chatbot.
Theo Zion Market Research, giá trị của thị trường đặt phòng du lịch trực tuyến toàn
cầu được ước tính đạt 1.955 tỷ đô la vào năm 2026. Trước đây, khi đặt vé phòng, đặt vé
máy bay hay tour du lịch, khách hàng thường phải điền các biểu mẫu trên trang web. Quá
trình phức tạp này đang dần được thay thế bằng những thao tác đơn giản ngay trên các
nền tảng nhắn tin như Facebook Messenger, Viber, Zalo...
Sau khi khách hàng hoàn tất các lựa chọn trong khâu đặt lịch, chatbot sẽ nhanh chóng
điều hướng người dùng  đến trang “Thanh toán”, nơi khách hàng sẽ chọn hình thức thanh
toán cùng với các thông tin cần thiết khác. Do đó, quy trình thanh toán được đơn giản hóa
đáng kể nhờ sự xuất hiện của chatbot.

Chăm sóc khách hàng


Việc tạo một chatbot hiệu quả cho phép doanh nghiệp chăm sóc khách hàng 24/7 mà
không bị gián đoạn bởi sự thiếu hụt nhân lực, ngày nghỉ lễ, đêm muộn không thể tương
tác... Nhờ đó, yêu cầu cơ bản của khách hàng sẽ được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.
Đặc việt, với những tác vụ như đặt lại lịch máy bay, đổi phòng khách sạn... chatbot AI
cũng cho thấy năng lực xử lý vấn đề nhanh gọn với độ chính xác cao.
Do đó, chatbot có thể xem là cánh tay đắc lực cho bộ phận chăm sóc khách hàng. Theo
số liệu từ Juniper Research công bố năm 2017, bằng cách tiết kiệm $0,7 cho mỗi tương
tác khách hàng, Chatbot sẽ tiết kiệm $8.000.000 cho doanh nghiệp vào năm 2022.

Liên kết chatbot với hoạt động Marketing


Chatbot đang dần trở thành một công cụ Marketing không thể thiếu của ngành du lịch.
 Cá nhân hóa thông tin khách hàng bằng cách sử dụng các biến với các nội dung
như ngân sách, điểm đến, thời gian...để đưa phản hồi phù hợp.

21
  Mở rộng khả năng tiếp cận của chatbot thông qua tích hợp vào đa dạng các kênh
truyền thông như Facebook Messenger, Zalo, Viber...
 Thường xuyên cập nhật thông tin dịch vụ, các chương trình khuyến mãi mới nhằm
giữ kết nối với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

4.2.2.2. Nhận diện khuôn mặt


Nhận diện khuôn mặt bằng AI là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính
gương mặt, máy tính tự động xác định, nhận dạng một người nào đó từ một bức hình ảnh
kỹ thuật số hoặc một khung hình trong video. Nhận diện khuôn mặt bằng công nghệ AI
thuộc một nhánh của thị giác máy tính, mà thị giác máy tính tốt hơn rất nhiều so với mắt
thường của con người.
Đây là công nghệ giúp tối đa hóa trải nghiệm của du khách: qua cửa tự động, check-in
trong vòng 3 giây hoặc mở cửa phòng, mua hàng và thanh toán bằng… nụ cười.
Theo đại diện phía bên Vingroup, trong giai đoạn đầu, ứng dụng này được triển khai
tại Vinpearl Nha Trang với các tính năng nhận diện khách ra vào khuôn viên khách sạn -
khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land và các nhà hàng. 
"Công nghệ này cho phép nhận diện, xác thực danh tính của khách hàng một cách
chính xác, nhanh chóng thông qua thiết bị quan sát mà không cần đến các thủ tục kiểm
soát khác. Đặc biệt, khi sử dụng các dịch vụ đặc quyền tại khu nhà hàng buffet, các khu
trò chơi riêng… du khách không cần mang theo thẻ phòng", vị đại diện này cho biết.

4.2.2.3. Vận chuyển hành khách


Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô.
Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi
phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên việc ứng dụng này vẫn chưa được phổ biến vì vẫn trong giai đoạn thử
nghiệm, nhưng với sự hỗ trợ của thuật toán Deep Learning (học sâu) với hàng hoạt các
chức năng như nhận dạng và xử lý hình ảnh; nhận dạng và điều khiển bằng giọng nói, xử
lý ngôn ngữ tự nhiên; phát hiện vật cản, giải quyết bài toán điều khiển thời gian thực (real
time) và xây dựng được một cơ cở dữ liệu khổng lồ về hệ thống giao thông và các tình
huống giao thông… thì ứng dụng này trong tương lai sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Xe tự lái sẽ an toàn và xử lý thông minh các tình huống vì chúng được tích hợp nhiều
tính năng tự động, các bộ cảm biến xung quanh xe luôn được phát tín hiệu phủ đủ rộng và

22
đủ xa để phát hiện vật cản giúp phát hiện nhanh chóng các chướng ngại vật, các camera
nhận dạng các tín hiệu ảnh để phân tích xử lý kịp thời theo các thuật toán với dữ liệu có
sẵn (biển báo, chỉ dẫn giao thông, theo dõi phương tiện, người đi đường…)
Với việc tích hợp giải pháp và thiết bị công nghệ này, đơn vị vận hành phương tiện
vận chuyển khách du lịch có thể dễ dàng tính toán thời gian xe di chuyển trên đường
bằng AI và cung cấp cho hành khách các thông tin chính xác về chuyến xe trên các bảng
LED điện tử được lắp đặt trên xe và tại các điểm đón/trả khách, giám sát hành trình của
xe và lái xe cũng như bảo đảm cung cấp thông tin chính xác nhất về tình trạng, điều kiện
môi trường bên trong phương tiện và chung quanh trạm trung chuyển theo thời gian thực.

4.3. Công nghệ thực tế ảo (VR)


4.3.1. Giới thiệu

Thực tế ảo đề là hình ảnh hoặc video tương tác cho phép người xem khám phá toàn bộ
360 độ của cảnh quay. Không giống như hình ảnh video thông thường, được quay từ một
điểm xem cố định, quá trình sản xuất VR ghi lại mọi phần của một địa điểm du lịch, cho
người xem cảm thấy được gần như trải nghiệm về mặt hình ảnh tại điểm đến.

4.3.2. Ứng dụng công nghệ thực tế ảo(VR) trong kinh doanh du lịch khách sạn
Hiểu rõ hơn về nơi lưu trú
Một trong những ví dụ điển hình nhất về thực tế ảo đang hoạt động trong ngành du lịch
là việc các đại lý sử dụng công nghệ để cung cấp các chuyến tham quan ảo đến các khách
sạn và phòng khách sạn. Lợi ích chính của việc này là nó cho phép khách hàng tiềm năng
trải nghiệm khách sạn trông như thế nào trước khi đến, mang lại thông tin rõ ràng hơn so
với hình ảnh phẳng .
Nội dung này thường được cung cấp trên trang web của khách sạn hoặc trang web của
nhà phân phối và thường sẽ yêu cầu tai nghe VR để trải nghiệm. Trong nhiều trường hợp,
trải nghiệm ảo chủ yếu bao gồm một hình ảnh 360 độ đơn giản, cũng tương thích với các
nền tảng truyền thông xã hội và công nghệ VR cơ bản hơn, như Google Cardboard ( chỉ
cần sử dụng smartphone là có thể cung cấp hình ảnh dễ dàng cho khách).
Link thử: https://digitalera360.com/virtual-tours-airbnb/

Video trải nghiệm thử điểm đến

23
Trải nghiệm du lịch thực tế ảo thường đề cập đến các video du lịch VR dành cho tai
nghe VR. Những trải nghiệm du lịch ảo này nhằm mục đích tạo ra cảm giác giống như
đang ở điểm đến thực nhất có thể.
Ở đỉnh cao của 360 VR, trải nghiệm du lịch thực tế ảo mang đến điều gì đó thực sự
độc đáo và đáng nhớ cho người dùng. Số lượng các đại lý du lịch và công ty du lịch sử
dụng công nghệ này đang không ngừng tăng lên và họ hứa hẹn một tương lai tươi sáng
trong ngành.
Một trong những cách sử dụng tai nghe VR phổ biến nhất trong du lịch là do chính các
công ty du lịch thực hiện. Họ cung cấp cho khách hàng tiềm năng trải nghiệm du lịch ảo
tại cửa hàng, khiến cho khách hàng hiểu rõ hơn về điểm đến của mình. Thay vì cho du
khách xem tài liệu quảng cáo và màn hình máy tính, các đại lý du lịch có thể cung cấp
cho khách hàng của họ trải nghiệm ảo. Cách tiếp cận này cũng có thể được sử dụng để
đạt hiệu quả cao tại các sự kiện và triển lãm thương mại, nhanh chóng nhận được sự quan
tâm từ công chúng.
Việc sử dụng VR cho phép các thương hiệu du lịch có lợi thế cạnh tranh và nó mang
lại cho người dùng trải nghiệm độc đáo. Nhiều công ty du lịch đã sử dụng công nghệ VR
và sử dụng nó để cải thiện doanh số bán hàng cũng như để quảng bá thương hiệu.
Grand Canyon VR Video
4.3.3. Tiềm năng phát triển
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Statista (xem bên dưới), gần 50% mọi người sẽ sử
dụng VR làm công cụ để xem xét chọn điểm đến cho kỳ nghỉ của họ . 13% trong số
những người được khảo sát thực sự sẵn sàng trả tiền cho VR.
Hơn nữa, nghiên cứu do Tourism Australia thực hiện cho thấy gần 20% người tiêu
dùng đã sử dụng VR để lựa chọn điểm đến cho kỳ nghỉ. Khoảng 25% người tiêu dùng
cho biết họ dự định sử dụng VR trong tương lai để giúp họ quyết định điểm đến trong kỳ
nghỉ.
Nhìn chung, nghiên cứu của Tourism Australia cho thấy VR có khả năng biến một
điểm đến trở nên sống động và khiến người tiêu dùng cân nhắc việc đi du lịch đến những
nơi mà họ sẽ không cân nhắc nếu không. Đặc biệt, người tiêu dùng quan tâm nhất đến nội
dung VR liên quan đến thiên nhiên, động vật hoang dã và bờ biển.
Nhóm không thể dự đoán phần mềm này áp dụng sẽ phát triển như thế nào hoặc những
công nghệ du lịch VR mới nào sẽ được phát triển. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện ra
các xu hướng mới nổi trong ngành.

24
Xu hướng du lịch VR
- Kinh nghiệm du lịch VR của các công ty du lịch
- Tour khách sạn ảo của các công ty du lịch và khách sạn
- Các công nghệ giúp du lịch VR chân thực hơn
- Trải nghiệm du lịch VR cho người lớn tuổi hay người không thể trải nghiệm
- Trải nghiệm chuyến bay VR
- Trải nghiệm ảo về các điểm đến mang tính bước ngoặt
- Giao diện đặt phòng ảo
- Trải nghiệm ảo về các điểm đến: Các điểm đến nổi tiếng thường phải chịu các vấn
đề môi trường liên quan đến quá nhiều khách du lịch. Bằng cách tạo trải nghiệm VR cho
các mốc này, số lượng người dùng có thể được kiểm soát, giảm tác động đến môi trường.

25

You might also like