Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Xu hướng công nghệ

Trong bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số ngày càng phát triển, các quy trình và mô hình
kinh doanh cũng cần đổi mới, các công ty du lịch buộc phải chuyển từ cách tiếp cận
truyền thống sang các phương thức kinh doanh hiện đại để kết nối và hỗ trợ khách hàng
tốt hơn.
Ngành du lịch và lữ hành đang nhanh chóng hướng tới các nền tảng đặt phòng thống
nhất, tự động hóa trực tuyến, chiến lược tổng hợp và phân phối để rút ngắn quy trình đưa
sản phẩm/dịch vụ ra thị trường. Các công ty du lịch cũng đang dần thích ứng với các
công cụ kỹ thuật số mới hơn: dễ dàng hợp tác với nhà cung cấp, phát triển cổng thông tin,
giao dịch và làm việc qua cổng thông tin điện tử nhằm tiết kiệm chi phí để phát triển thị
phần.
1.       Điện toán đám mây (Cloud Computing)
1.1. Giới thiệu
Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet
với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung
tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng
điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
1.1. Ứng dụng điện toán đám mây trong ngành kinh doanh du lịch và lữ hành
1.1.1. Cộng tác và giao tiếp
Việc giao tiếp và cộng tác của một doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng ở
nhiều vùng địa lý không còn là rào cản khi bạn sử dụng đám mây. Mọi người đều có thể
dễ dàng cộng tác trong thời gian thực trên mọi thiết bị, phá bỏ rào cản về khoảng cách và
ngôn ngữ.
Đám mây có khả năng cho phép hàng nghìn người cùng cộng tác, chia sẻ, truy cập, gọi
thoại hoặc video cùng lúc. Với tính năng này, các công ty du lịch không chỉ tiết kiệm chi
phí đào tạo, quản lý nhân sự mà còn tăng cường kết nối, quảng bá, chia sẻ thông tin với
hàng loạt khách hàng cùng lúc. Một số ví dụ như các ứng dụng và phần mềm như Zalo,
Messenger, Telegram, Skype,...
1.1.2. Khả năng mở rộng
Vì ngành du lịch được điều chỉnh bởi tính thời vụ, nên có những đột biến theo nhu cầu
của xu hướng thị trường và theo mùa. Khả năng mở rộng trong môi trường đám mây có
thể giúp bạn đối phó với những cơn sốt theo mùa như vậy, đặc biệt trong thời gian cao
điểm. Bạn thậm chí có thể tăng hoặc giảm nhu cầu lưu trữ của mình trên đám mây dựa
trên nhu cầu hoặc theo thời vụ mà không gặp bất cứ trở ngại gì.
1.1.3. Bảo mật cao
Bảo mật và an ninh mạng đương nhiên trở thành vấn đề chú trọng hàng đầu. Để tăng
sự tin cậy và giảm thiểu rủi ro, đám mây cung cấp một nền tảng bảo mật ấn tượng với
nhiều lớp bảo mật cấp cao, ngăn chặn và phát hiện xâm nhập trái phép, sao lưu và khôi
phục dữ liệu sau thảm họa…. Do được vận hành hầu hết bởi các tập toàn lớn về công
nghệ như Microsoft, Apple, Google,  mặt an toàn dữ liệu với khối lượng lớn luôn được
đảm bảo
1.1.4. Phân tích dựa trên nền tảng đám mây
Ngành du lịch vô cùng cạnh tranh, các xu hướng và hành vi khách hàng phức tạp khiến
các công ty du lịch càng khó dự đoán xu hướng du lịch bất kể mức độ phức tạp như thế
nào. 
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã tích hợp mạnh AI, Big Data để giúp bạn phân
tích toàn diện quá trình kinh doanh như phân tích marketing, phân tích khách hàng, quản
lý doanh thu và phân tích kỹ thuật số. Từ đó, giúp bạn vẽ nên bức tranh toàn cảnh về
ngành với số liệu thực tế và trực quan nhất, dựa vào đó để có kế hoạch phát triển hợp lý
nhất.
1.1.5. Tự động hóa
Các giải pháp đám mây được thiết kế với các tính năng thông minh, tự đề xuất các
nhiệm vụ cần thiết, tự ghi nhớ các tác vụ lặp đi lặp lại để thực hiện… Đám mây cung cấp
cho bạn khả năng tự động hóa phần mềm quy mô doanh nghiệp để quản lý dự án của bạn
từ đầu đến cuối.
1.1.6. Quan hệ đối tác với các nhà cung cấp
Dịch vụ đám mây mang đến cho bạn khả năng tiếp cận toàn cầu, vừa rút ngắn thời
gian tìm kiếm đối tác phù hợp vừa mở rộng kết nối với nhiều đối tác trên thế giới. Điều
này sẽ giúp bạn điều phối, lên lịch và đàm phán theo lợi ích tốt nhất của bạn và khách
hàng.
Hiện nay, tiến bộ công nghệ kỹ thuật đã cách mạng hóa ngành du lịch lên một tầm cao
mới. Đó là điện toán đám mây. Điện toán đám mây mang lại nhiều lợi ích cho ngành du
lịch, tuy nhiên, nhiều công ty du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vẫn không
chuyển dữ liệu lên đám mây. Họ vẫn muốn giữ tất cả các ứng dụng và dữ liệu của họ trên
các hệ thống ở cơ sở của mình do lo ngại về tính bảo mật dữ liệu, về tính hợp pháp hoặc
về sự chuyển đổi. Tuy nhiên,  hiện nay phần lớn các mối lo ngại của doanh nghiệp đã
được giải quyết bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.
1.2. Các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ
Buffalo Tour đã chọn Google Workspace làm đối tác đám mây của mình.Trước khi sử
dụng Google Workspace, các nhân viên của hãng thường than phiền về việc mất email,
email hợp pháp những vẫn rơi vào thư mục thư rác. Ngoài ra, lỗi mất email hoặc gửi
email không thành công chiếm 5% tổng số lượng email gửi hàng tháng. Buffalo Tour
cũng sử dụng một máy chủ email riêng, các vấn đề về xử lý lỗi, bảo trì sửa chữa cũng là
một vấn đề, thường xuyên làm gián đoạn quá trình làm việc.
Sau khi chuyển sang sử dụng Google Workspace đặc biệt là Gmail, các vấn đề trên đã
được khắc phục triệt để. Gmail đã giúp Buffalo Tours “quản lý email theo cách chuyên
nghiệp hơn và cải thiện hiệu quả công việc cũng như dịch vụ với khách hàng.”
Expedia, gã khổng lồ du lịch này đã sử dụng AWS (Amazon Web Services). Họ bắt
đầu sử dụng dịch vụ đám mây cho Expedia Suggest Service của mình vào năm 2018, và
trong những năm tới 80% ứng dụng của họ sẽ chuyển sang AWS. Nhờ AWS, Expedia có
thể phát triển ứng dụng nhanh hơn, mở rộng quy mô dễ dàng và khắc phục sự cố một
cách nhanh chóng.
Airbnb cũng là một ví dụ đã chuyển sang AWS vào năm 2016 để tăng tính phản hồi và
tính linh hoạt.

1.3. Kết luận


Điện toán đám mây không còn là tương lai mà là xu hướng hiện nay của các công ty
du lịch.
Tất cả các ví dụ trên đã chứng minh điện toán đám mây là sự lựa chọn tốt hơn cho các
công ty du lịch, bất kể họ là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn.

2. Công nghệ AI (Artificial Intelligence)


2.1. Giới thiệu
Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hiện đang là công nghệ được quan tâm phát
triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nhận dạng
khuôn mặt, xử lý giọng nói, kỹ thuật ước tính đám đông … đến các hệ thống an ninh, bảo
mật, hay hệ thống pháp luật, chính phủ.
Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và
ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mặc dù được John McCarthy – nhà
khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày
nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn”
của làng công nghệ chạy đua phát triển.
AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà
bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất. Đặc
trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán,
phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả
năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao. Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có
khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được
các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay
Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data). Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực
liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí
tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các
công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành
vi thông minh như con người.
Dự báo đến năm 2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu
có thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều
ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư
trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe. AI đã thúc đẩy hầu hết
các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người.

2.2. Các ứng dụng của công nghệ AI trong kinh doanh du lịch khách sạn
2.2.1. Hệ thống chatbot
Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI có thể là chìa khóa để tiến tới việc cải tiến cải cách hành
chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kế và giải quyết nhiều vấn đề bất cập hiện nay
về quản lý và điều hành của doanh nghiệp. Điển hình là việc ứng dụng AI vào hệ thống
chatbot (trả lời tự động) và trợ lý ảo trong quá trình tư vấn bán cung cấp thông tin dịch vụ
hay chăm sóc khách hàng trong và sau khi hoàn thành cung cấp dịch vụ. Hệ thống
chatbot sẽ cho phép khách hàng truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng,
hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng quá tải như trước kia.
Với lượng dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, AI có khả
năng tổ chức và kết hợp nhiều bộ dữ liệu để rút ra thông tin, cũng như tóm tắt một loạt
các dạng dữ liệu. Tuy nhiên để triển khai được tốt hiệu quả, vấn đề an ninh mạng và bảo
mật thông tin cũng cần được hệ thống AI quan tâm và vá kín.
2.2.2. Hỗ trợ khách hàng đặt lịch, thanh toán một cách dễ dàng
Với mục tiêu tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, hiện nay tính năng đặt lịch và thanh
toán đã được các doanh nghiệp du lịch tích hợp ngay trong chatbot.
Theo Zion Market Research, giá trị của thị trường đặt phòng du lịch trực tuyến toàn
cầu được ước tính đạt 1.955 tỷ đô la vào năm 2026. Trước đây, khi đặt vé phòng, đặt vé
máy bay hay tour du lịch, khách hàng thường phải điền các biểu mẫu trên trang web. Quá
trình phức tạp này đang dần được thay thế bằng những thao tác đơn giản ngay trên các
nền tảng nhắn tin như Facebook Messenger, Viber, Zalo...
Sau khi khách hàng hoàn tất các lựa chọn trong khâu đặt lịch, chatbot sẽ nhanh chóng
điều hướng người dùng  đến trang “Thanh toán”, nơi khách hàng sẽ chọn hình thức thanh
toán cùng với các thông tin cần thiết khác. Do đó, quy trình thanh toán được đơn giản hóa
đáng kể nhờ sự xuất hiện của chatbot.

2.2.3. Chăm sóc khách hàng


Việc tạo một chatbot hiệu quả cho phép doanh nghiệp chăm sóc khách hàng 24/7 mà
không bị gián đoạn bởi sự thiếu hụt nhân lực, ngày nghỉ lễ, đêm muộn không thể tương
tác... Nhờ đó, yêu cầu cơ bản của khách hàng sẽ được giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.
Đặc việt, với những tác vụ như đặt lại lịch máy bay, đổi phòng khách sạn... chatbot AI
cũng cho thấy năng lực xử lý vấn đề nhanh gọn với độ chính xác cao.
Do đó, chatbot có thể xem là cánh tay đắc lực cho bộ phận chăm sóc khách hàng. Theo
số liệu từ Juniper Research công bố năm 2017, bằng cách tiết kiệm $0,7 cho mỗi tương
tác khách hàng, Chatbot sẽ tiết kiệm $8.000.000 cho doanh nghiệp vào năm 2022.

2.2.4. Liên kết chatbot với hoạt động Marketing


Chatbot đang dần trở thành một công cụ Marketing không thể thiếu của ngành du lịch.
Vậy các công ty du lịch có thể liên kết chatbot với hoạt động tiếp thị như thế nào? Câu trả
lời nằm ở 3 “bí kíp” sau:
 Cá nhân hóa thông tin khách hàng bằng cách sử dụng các biến với các nội dung
như ngân sách, điểm đến, thời gian...để đưa phản hồi phù hợp.
  Mở rộng khả năng tiếp cận của chatbot thông qua tích hợp vào đa dạng các kênh
truyền thông như Facebook Messenger, Zalo, Viber...
 Thường xuyên cập nhật thông tin dịch vụ, các chương trình khuyến mãi mới nhằm
giữ kết nối với khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

2.2.5. Nhận dạng khuôn mặt


Nhận diện khuôn mặt bằng AI là ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc xác minh đặc tính
gương mặt, máy tính tự động xác định, nhận dạng một người nào đó từ một bức hình ảnh
kỹ thuật số hoặc một khung hình trong video. Nhận diện khuôn mặt bằng công nghệ AI
thuộc một nhánh của thị giác máy tính, mà thị giác máy tính tốt hơn rất nhiều so với mắt
thường của con người.
Với cơ chế FR- điểm nút, một mạng lưới dạng thần kinh được hình thành trong hệ
thống bằng cách nhập dữ liệu để tạo nhận dạng mẫu và những dữ liệu này bao gồm hình
ảnh khuôn mặt của hàng triệu người được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như mạng
xã hội, trang web, camera giám sát có chức năng ghi nhận các ứng dụng khác có khai báo
nhận dạng khuôn mặt…AI triển khai thuật toán lưu trữ khoảng cách các điểm nút trong
cơ sở dữ liệu của nó, quét nhận dạng và khớp định danh cá nhân với dữ liệu đang có.
Đây là công nghệ giúp tối đa hóa trải nghiệm của du khách: qua cửa tự động, check-in
trong vòng 3 giây hoặc mở cửa phòng, mua hàng và thanh toán bằng… nụ cười.
Theo đại diện đơn vị này, trong giai đoạn đầu, ứng dụng này được triển khai tại
Vinpearl Nha Trang với các tính năng nhận diện khách ra vào khuôn viên khách sạn - khu
nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land và các nhà hàng. 
"Công nghệ này cho phép nhận diện, xác thực danh tính của khách hàng một cách
chính xác, nhanh chóng thông qua thiết bị quan sát mà không cần đến các thủ tục kiểm
soát khác. Đặc biệt, khi sử dụng các dịch vụ đặc quyền tại khu nhà hàng buffet, các khu
trò chơi riêng… du khách không cần mang theo thẻ phòng", vị đại diện này cho biết.
Hiện nay ứng dụng này được tích hợp tại nhiều với các hệ thống giám sát như tại cổng
chấm công của công ty, các hệ thống giám sát tại sân bay, ga tàu, nơi công cộng; nhận
diện khuôn mặt trong hệ thống an ninh quốc gia; trong hệ thống bảo an ngân hàng, tòa
nhà…
Vận chuyển hành khách (Vận tải – ô tô tự lái- đúng tiến độ+ an toàn)
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô.
Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi
phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc ứng dụng
này vẫn chưa được phổ biến vì vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng với sự hỗ trợ của
thuật toán Deep Learning (học sâu) với hàng hoạt các chức năng như nhận dạng và xử lý
hình ảnh; nhận dạng và điều khiển bằng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; phát hiện vật
cản, giải quyết bài toán điều khiển thời gian thực (real time) và xây dựng được một cơ cở
dữ liệu khổng lồ về hệ thống giao thông và các tình huống giao thông… thì ứng dụng này
trong tương lai sẽ sớm được đưa vào sử dụng.
Xe tự lái sẽ an toàn và xử lý thông minh các tình huống vì chúng được tích hợp nhiều
tính năng tự động, các bộ cảm biến xung quanh xe luôn được phát tín hiệu phủ đủ rộng và
đủ xa để phát hiện vật cản giúp phát hiện nhanh chóng các chướng ngại vật, các camera
nhận dạng các tín hiệu ảnh để phân tích xử lý kịp thời theo các thuật toán với dữ liệu có
sẵn (biển báo, chỉ dẫn giao thông, theo dõi phương tiện, người đi đường…)
Với việc tích hợp giải pháp và thiết bị công nghệ này, đơn vị vận hành phương tiện
giao thông công cộng có thể dễ dàng tính toán thời gian xe di chuyển trên đường bằng AI
và cung cấp cho hành khách các thông tin chính xác về chuyến xe trên các bảng LED
điện tử được lắp đặt trên xe và tại các điểm đón/trả khách, giám sát hành trình của xe và
lái xe cũng như bảo đảm cung cấp thông tin chính xác nhất về tình trạng, điều kiện môi
trường bên trong phương tiện và chung quanh trạm trung chuyển theo thời gian thực.

2.2.6. Dự báo thời tiết


Theo phương pháp truyền thống, dự báo khí tượng thủy văn sử dụng các phương pháp
chính là synop, thống kê, số trị trên cơ sở ứng dụng các mô hình số thống kê, động lực.
Trong các phương pháp này, phương pháp số trị là phương pháp tiên tiến và phức tạp
nhất. Nhưng mô hình số cũng có nhiều hạn chế bắt nguồn từ sự chưa chắc chắn đến từ
các yếu tố như: ước lượng gần đúng các tham số mô hình, các giả thiết trong mô hình,
các ước lượng gần đúng trong tích phân, vi phân của quá trình tính toán số. Trí tuệ nhân
tao (AI) và các phương pháp dựa trên dữ xử lý dữ liệu lớn đã ra đời để giảm thiểu một
phần các hạn chế này.
Trí tuệ nhân tạo thực ra không phải là vấn đề mới trong lĩnh vực khí tượng thủy văn,
nó đã được ứng dụng trong dự báo thời tiết từ những năm 80 khi mạng nơ-ron lần đầu
tiên được giới thiệu. Việc ứng dụng các mô hình AI đã thu được nhiều kết quả vật bậc
trên một số ngành công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác trong những năm gần đây. Trong
khí tượng thủy văn, các nhà nghiên cứu cũng đang áp dụng công nghệ này để xử lý dữ
liệu vệ tinh, dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan, dự báo bão…
Với những cải tiến trong công nghệ để ứng dụng thì đây là XXX trong ngành du lịch
3. Công nghệ thực tế ảo (VR)
3.1. Giới thiệu
Thực tế ảo đề là hình ảnh hoặc video tương tác cho phép người xem khám phá toàn bộ
360 độ của cảnh quay . Không giống như hình ảnh video thông thường, được quay từ một
điểm xem cố định, quá trình sản xuất VR ghi lại mọi phần của một địa điểm du lịch, cho
người xem cảm thấy được gần như trải nghiệm về mặt hình ảnh tại điểm đến.

3.2. Ứng dụng trong kinh doanh du lịch


3.2.1. Hiểu rõ hơn về nơi lưu trú
Một trong những ví dụ điển hình nhất về thực tế ảo đang hoạt động trong ngành du lịch
là việc các đại lý sử dụng công nghệ để cung cấp các chuyến tham quan ảo đến các khách
sạn và phòng khách sạn. Lợi ích chính của việc này là nó cho phép khách hàng tiềm năng
trải nghiệm khách sạn trông như thế nào trước khi đến, mang lại thông tin rõ ràng hơn so
với hình ảnh phẳng .
Nội dung này thường được cung cấp trên trang web của khách sạn hoặc trang web của
nhà phân phối và thường sẽ yêu cầu tai nghe VR để trải nghiệm. Trong nhiều trường hợp,
trải nghiệm ảo chủ yếu bao gồm một hình ảnh 360 độ đơn giản, cũng tương thích với các
nền tảng truyền thông xã hội và công nghệ VR cơ bản hơn, như Google Cardboard ( chỉ
cần sử dụng smartphone là có thể cung cấp hình ảnh dễ dàng cho khách).
Link thử: https://digitalera360.com/virtual-tours-airbnb/

3.2.2. Trải nghiệm thử điểm đến


Trải nghiệm du lịch thực tế ảo thường đề cập đến các video du lịch VR dành cho tai
nghe VR. Những trải nghiệm du lịch ảo này nhằm mục đích tạo ra cảm giác giống như
đang ở điểm đến thực nhất có thể.
Ở đỉnh cao của 360 VR, trải nghiệm du lịch thực tế ảo mang đến điều gì đó thực sự
độc đáo và đáng nhớ cho người dùng. Số lượng các đại lý du lịch và công ty du lịch sử
dụng công nghệ này đang không ngừng tăng lên và họ hứa hẹn một tương lai tươi sáng
trong ngành.
Một trong những cách sử dụng tai nghe VR phổ biến nhất trong du lịch là do chính các
công ty du lịch thực hiện. Họ cung cấp cho khách hàng tiềm năng trải nghiệm du lịch ảo
tại cửa hàng, khiến cho khách hàng hiểu rõ hơn về điểm đến của mình. Thay vì cho du
khách xem tài liệu quảng cáo và màn hình máy tính, các đại lý du lịch có thể cung cấp
cho khách hàng của họ trải nghiệm ảo. Cách tiếp cận này cũng có thể được sử dụng để
đạt hiệu quả cao tại các sự kiện và triển lãm thương mại, nhanh chóng nhận được sự quan
tâm từ công chúng.
Việc sử dụng VR cho phép các thương hiệu du lịch có lợi thế cạnh tranh và nó mang
lại cho người dùng trải nghiệm độc đáo. Nhiều công ty du lịch đã sử dụng công nghệ VR
và sử dụng nó để cải thiện doanh số bán hàng cũng như để quảng bá thương hiệu.
Grand Canyon VR Video

3.2.3. Một số ứng dụng khác


- Cho phép người dùng tưởng tượng mình đang ở một địa điểm du lịch
- Có thể hiển thị 360 độ của điểm đến với độ phân giải cao
- Cho phép người dùng khám phá một cảnh theo ý muốn của riêng họ
- Tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ và độc đáo cho người dùng
- Tạo sự gắn kết thương hiệu độc đáo
- Cho phép các công ty du lịch nổi bật giữa đám đông
- Cung cấp kinh nghiệm du lịch cho những người không thể đi du lịch
- Giảm tác động của du lịch đến các điểm đến dễ bị tổn thương

3.3. Tiềm năng phát triển


Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Statista (xem bên dưới), gần 50% mọi người sẽ sử
dụng VR làm công cụ để xem xét chọn điểm đến cho kỳ nghỉ của họ . 13% trong số
những người được khảo sát thực sự sẵn sàng trả tiền cho VR.
Hơn nữa, nghiên cứu do Tourism Australia thực hiện cho thấy gần 20% người tiêu
dùng đã sử dụng VR để lựa chọn điểm đến cho kỳ nghỉ. Khoảng 25% người tiêu dùng
cho biết họ dự định sử dụng VR trong tương lai để giúp họ quyết định điểm đến trong kỳ
nghỉ.
Nhìn chung, nghiên cứu của Tourism Australia cho thấy VR có khả năng biến một
điểm đến trở nên sống động và khiến người tiêu dùng cân nhắc việc đi du lịch đến những
nơi mà họ sẽ không cân nhắc nếu không. Đặc biệt, người tiêu dùng quan tâm nhất đến nội
dung VR liên quan đến thiên nhiên, động vật hoang dã và bờ biển.
Nhóm không thể dự đoán phần mềm này áp dụng sẽ phát triển như thế nào hoặc những
công nghệ du lịch VR mới nào sẽ được phát triển. Tuy nhiên, chúng ta có thể phát hiện ra
các xu hướng mới nổi trong ngành.
3.3.1. Xu hướng du lịch VR
- Kinh nghiệm du lịch VR của các công ty du lịch
- Tour khách sạn ảo của các công ty du lịch và khách sạn
- Các công nghệ giúp du lịch VR chân thực hơn
- Trải nghiệm du lịch VR cho người lớn tuổi hay người không thể trải nghiệm
- Trải nghiệm chuyến bay VR
- Trải nghiệm ảo về các điểm đến mang tính bước ngoặt
- Giao diện đặt phòng ảo
- Trải nghiệm ảo về các điểm đến: Các điểm đến nổi tiếng thường phải chịu các vấn
đề môi trường liên quan đến quá nhiều khách du lịch. Bằng cách tạo trải nghiệm VR cho
các mốc này, số lượng người dùng có thể được kiểm soát, giảm tác động đến môi trường.

3.3.2. Một số doanh nghiệp đã ứng dụng


Thomas Cook Airlines: Chuyến tham quan VR 360 độ
 Vấn đề: Thomas Cook Airlines ở Manhattan hoạt động trong một thị trường rất
bão hòa, cung cấp các chuyến bay trực thăng qua Manhattan. Vì lượng đặt trước của họ
đang giảm dần nên họ đã quyết định tận dụng VR.
 Giải pháp: Công ty đã liên kết với một studio VR và tạo chuyến tham quan VR
bằng cách sử dụng các bản ghi 360 độ thực tế về chuyến bay trực thăng của họ.
 Kết quả:. Lượng đặt trước đã tăng lên con số 180% khi VR giúp công ty nổi bật
giữa các đối thủ và mang đến điều gì đó độc đáo cho khách du lịch đến thăm Big Apple.

Ghé thăm xứ Wales: Video VR về cá heo


Vấn đề Sau khi nhận thấy rằng các điểm tham quan động vật hoang dã của họ không
nhận được lượng đặt trước như dự kiến, Visit Wales, một công ty có trụ sở tại Vương
quốc Anh, đã quyết định sử dụng VR để mang các điểm tham quan động vật hoang dã
đến với du khách tiềm năng.
Giải pháp Công ty du lịch đã thuê các chuyên gia VR để tạo video VR về cá heo và
chim bói cá. Mục đích của các video là thu hút thêm nhiều người quan tâm đến việc đặt
các chuyến tham quan các điểm tham quan động vật hoang dã.
Kết quả:. Sau khi xuất bản các video VR, Visit Wales đã ghi nhận lượng đặt phòng
tăng 60%.

You might also like