Tài liệu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG


THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN MẦM NON HẠNG III

Đề tài:
Chủ Đề 4: TÌM HIỂU BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI
TRƯỜNG TÂM LÝ – XÃ HỘITRONG GIÁO DỤC TRẺ
Ở TRƯỜNG MẦM NON

Họ và tên học viên: ĐỖ QUỲNH NHƯ


Ngày sinh: 11/6/1993
Cơ quan công tác: Trường Mầm non 1 Quận 11
Địa điểm học: Trường Đại Học Vinh
Điểm bài thu hoạch và nhận xét của Giảng viên chấm
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Giảng viên chấm


(Ký, ghi rõ họ tên)

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
I. Phần mở đầu:.........................................................................................
II. Phần nội dung:.....................................................................................
1. Khái niệm: ..............................................................................................
2. Đặc điểm: ...............................................................................................
3. Ảnh hưởng của môi trường tâm lý – xã hội đến sự phát triển của trẻ
mầm non: ...................................................................................................
4. Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong giáo
dục trẻ ở trường mầm non: ........................................................................
5.Vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường tâm lý – xã
hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non...................................................
6. Các biện pháp xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong giáo dục trẻ
ở trường mầm non.......................................................................................
A. Xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử dựa trên tinh thần cộng tác: ...........
B: Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện.....................................
C. Xây dựng hành vi tích cực.....................................................................
III. Thực trạng..........................................................................................
1. Về tình hình đội ngũ giáo viên:..............................................................
2.cơ sở vật chất của trường.........................................................................
3. phòng bộ môn, phòng đa chưc năng.......................................................
IV. Phần kết luận......................................................................................

2
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường, với những kiến thức lý luận đã
được các thầy cô truyền đạt, bản thân em đã tiếp thu được những kiến
thức và các kĩ năng chung, kĩ năng nghề nghiệp chuyên nghành và đạo
đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non.
Chuyên đề “xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong giáo dục trẻ
ở trường mầm non”là một trong những nội dung có tầm quan trọng đối
với người giáo viên mầm non trong bối cảnh hiện nay, giúp em hiểu sâu
hơn về lí luận, thực trạng cũng như tạo môi trường giao tiếp cởi mở,
thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường
xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn,
trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt
động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường Đại
Học Vinh Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo, đã tạo điều kiện tốt nhất để em
có thêm những tri thức mới.
Sau cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe, thành
công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện: ĐỖ QUỲNH NHƯ

3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 quy định
tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề
nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Đối tượng áp dụng dành cho giáo viên, cán bộ giáo dục đang làm
nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo
dục chuyên biệt công lập hoặc đang giảng dạy chương trình giáo dục
thường xuyên trong các trung tâm cấp tỉnh/cấp huyện, trung tâm giáo
dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục)
và được xếp hạng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, các tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng
các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề
nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong
thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ
sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời
gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ
luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
 Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của
chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ 
Chính vì vậy giáo viên có nhu cầu thi nâng ngạch còn thiếu một số
kỹ năng cần thiết như kĩ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đánh giá…
Việc bồi dưỡng các chuyên đề sẽ giúp giáo viên có kỹ năng cần thiết cho
4
công việc cũng như công tác của mình. Vậy nên em đã tham gia học tập
11 chuyên đề với 2 phần chính.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất,
tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó,
mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng
đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ
trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song
song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà
trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải
nghiệm. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù
hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ
và từng lứa tuổi.
Đốivới phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo
dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp
của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển
của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kỳ
* Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm
non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên
thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu
cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được
hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có
sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện
có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn
thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ
hoạt động
5
tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với
trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội
cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ
với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt
động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ
yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn,
truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non ở
hạng III, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:
– Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, giáo dục mầm non trong xu thế đổi mới, các
mô hình quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường…. Những
mặt được và mặt hạn chế của các mô hình quản lý phát triển chương
trình giáo dục nhà trường đó. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc
vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào
thực tiễn giáo dục học sinh mầm non của bản thân và đồng nghiệp.
Chủ động, tích cực phối họp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và
cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh mầm non.
– Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa
phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng
nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ
chương trình và kế hoạch giáo dục mầm non; hướng dẫn được đồng
nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục mầm non.
6
– Để viết bài thu hoạch này, tôi đã sử dụng một số phương pháp
như sau:

+ Phương pháp thu thập tài liệu.


+ Phương pháp phân loại tài liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp tổng hợp.
– Chuyên đề này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về “xây dựng môi
trường tâm lý - xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non”, biết những
yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong giáo dục
trẻ ở trường mầm non. Các biện pháp xây dựng môi trường tâm lý – xã
hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non.
II. NỘI DUNG:
1. Khái niệm:
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào đó, chúng tác động lên hệ thống này và xác
định xu hướng cũng như tình trạng tồn tại của nó.
Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non gồm hai phần không thể
tách rời:
+ Môi trường vật chất: phòng học, hành lang, sân vườn, đồ dùng
dạy
học,……
+ Môi trường tinh thần: mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà
trường với nhau, mối quan hệ giữa nhà giáo dục với ngườ học, mối quan
hệ giữa người học với nhau. Môi trường tâm lý – xã hội là môi trường
7
được tạo dựng trên cơ sở bầu không khí sư phạm trong nhà trường, mối
quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường với nhau, mối quan hệ tác
động qua lại giữa người lớn với trẻ (GVMN, CBCNV, phụ huynh,
khách), người lớn với người lớn, trẻ với trẻ.
2. Đặc điểm của môi trường tâm lý – xã hội ở trường mầm
non:
 Theo UNESCO môi trường giáo dục cần tạo cho trẻ cảm thấy:
+ Được an toàn
+ Được có giá trị
+ Được yêu thương
+ Được hiểu
+ Được tôn trọng
 Môi trường tâm lý – xã hội ở trường mầm non cần mang tính
chất của môi trường gia đình:
+ Môi trường an toàn: Đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, dạy dỗ
bằng tình cảm yêu thương, gần gũi. Để trẻ yên tâm vui tươi, hồn nhiên,
mạnh dạn. Và người lớn chăm sóc giáo dục bằng tình cảm yêu thương,
thỏa mãn nhu cầu của trẻ kịp thời và hợp lý
+ Môi trường phong phú:
Trường mầm non có nhiều thành viên hiệu trưởng, hiệu phó, giáo
viên, nhân viên, trẻ, phụ huynh tạo ra các mối quan hệ phong phú, đa
dạng. Từ đó mở rộng kiến thức, cơ hội giao tiếp, học hỏi, rèn luyện kỹ
năng sống, hành vi ứng xử tích cực, hình thành thái độ tốt, thói quen tốt
+ Môi trường mà người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ bằng giao tiếp
trực tiếp và thường xuyên: Nhà trường cần kết hợp khéo léo và tự nhiên
để rèn luyện kỹ năng cần thiết cho trẻ như kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp,
8
ứng xử, giúp trẻ lĩnh hội tinh hoa văn hóa dân tộc một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên
+ Môi trường tự do:
Tất cả trẻ đều tự do hoạt động, có cơ hội để phát triển tối ưu những
tiềm năng sẵn có, tâm sinh lý riêng biệt của trẻ cần được tôn trọng,
khuyến khích dể trẻ được hoạt động một cách độc lập và chủ động
+ Môi trường có sự tôn trọng, tin lẫn nhau: Trong môi trường tâm
lý - xã hội lành mạnh, mọi người tôn trọng sự lựa chọn hoạt động của
trẻ, đặt niềm tin vào trẻ.
+ Môi trường khuyến khích trẻ tích cực, chủ động hoạt động:
Để xây dựng môi trường nhân văn và thân thiện, giáo viên cần có
kỹ năng lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ, thấu hiểu, công bằng, động viên
trẻ trong chăm sóc và giáo dục
3. Ảnh hưởng của môi trường tâm lý – xã hội đến sự phát triển
của trẻ mầm non:
- Sự phát triển thể chất: tiếp xúc trực tiếp với trẻ giúp giáo viên
chăm sóc trẻ tốt và kịp thời phát hiện những bất thường, thay đổi trong
cơ thể trẻ.
- Sự phát triển tâm lý:
+ Mặt nhận thức: Thông qua việc thực hiện thăm dò, khám phá,
thử nghiệm với thế giới xung quanh và hoạt động giao tiếp với mọi
người sẽ giúp hình thành cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tình
cảm
+ Mặt tình cảm: Nhờ có sự giao tiếp qua lại với mọi người ngay từ
khi mới ra đời đã giúp hình thành trạng thái “phức cảm hớn hở”. cảm
giác này là nền tảng cho sự phát triển tình cảm sau này
9
+ Mặt hành vi: Khi hoạt động trong môi trường an toàn, lành
mạnh, thân thiện nơi có những chuẩn mức về đạo dức, quy tắc, quy định
sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt
4. Yêu cầu đối với việc xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong
giáo dục trẻ ở trường mầm non:
Xây dựng được nội quy, quy tắc, mối quan hệ thân thiện, hành vi
tích cực giữa các thành viên trong trường mầm non với trẻ. Xây dựng
được nội quy, quy tắc, mối quan hệ thân thiện, hành vi tích cực giữa các
thành viên trong trường mầm non với nhau.
Xây dựng được nội quy, quy tắc, mối quan hệ thân thiện, hành vi
tích cực giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên, trẻ với các thành viên khác.
4. Vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường tâm lý –
xã hội trong giáo dục trẻ ở trường mầm non:
Môi trường giáo dục là người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng
dẫn trẻ chơi, rẻ hoạt động để nhận thức và phát triển. Môi trường hoạt
động đó vừa thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp, nhận thức, nhu cầu
hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng của
mình, qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được hình thành, củng cố và
bổ sung, đây là những nhân tố góp phần hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ mầm non.
Khi trẻ được hoạt động trong môi trường giáo dục phù hợp sẽ hình
thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp
lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền
tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

10
Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực
chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết
định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách
nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay
thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân
mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như
cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, … trên cơ sở đó giúp trẻ tái
hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách
làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản
thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.
Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú
cho trẻ và cả giáo viên, góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ
thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
5. Các biện pháp xây dựng môi trường tâm lý – xã hội trong
giáo dục trẻ ở trường mầm non:
A. Xây dựng nội quy, quy tắc ứng xử dựa trên tinh thần cộng
tác:
- Nội quy, quy tắc trong giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong
trường mầm non với trẻ:
a. Nội quy, quy tắc chung
b. Nội quy, quy tắc trong giao tiếp, ứng xử củacô giáo với trẻ
– Yêu thương trẻ như con em của mình
– Giao tiếp, ứng xử với trẻ bằng sự thành tâm ,thiện ý
– Thỏa mãn hợp lý các nhu cầu cơ bản của trẻ Giao tiếp, ứng xử
với trẻ bằng hành vi, cử chỉ diệu hiền, nhẹ nhàng, thài độ cởi mở, vui

11
tươi của cô giáo tạo cho trẻ cảm giác an toàn, cảm xúc tích cực. Kết hợp
giữa nuôi và dạy trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nội quy, quy tắc trong giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong
trường mầm non với nhau, với phụ huynh của trẻ và cộng đồng:

Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp trong xã hội vị thế khác
nhau nhưng nhân cách thì bình đẳng, sẽ tạo được niềm tin và giúp họ cởi
mở hơn trong giao tiếp
+ Tôn trọng người khác thì người khác cũng tôn trọng lại
Thiện ý trong giao tiếp là luôn nghĩ tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
đối tượng giao tiếp. Vô tư trong giao tiếp là không bao giờ lợi dụng đối
tượng giao tiếp cả về vật chất lẫn tinh thần
- Đồng cảm trong giao tiếp
Nội quy, quy tắc trong giao tiếp, ứng xử của trẻ với trẻ; trẻ với
giáo viên; trẻ với các thành viên khác trong trường mầm non:
+ Trẻ với trẻ: Tôn trọng, thiện ý,đoàn kết, hợp tác, cởi mở trong
giao tiếp. Biết nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp.
+ Trẻ với giáo viên; trẻ với các thành viên khác trong trường mầm
non. Kính trọng, lễ phép, vâng lời, cởi mở trong giao tiếp
B. Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện
- Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện giữa các thành
viên trong trường mầm non với trẻ.
a. Phương thức giao tiếp ứng xử của cô giáo như mẹ:
Cách xưng hô cô – con. Cô tận tụy, khéo léo, dịu dàng, hy sinh cho
trẻ chăm sóc trẻ, yêu thuong trẻ, thỏa mãn nhu cầu chính đáng cho trẻ
12
.Chăm sóc, giáo dục trẻ có tình thương, có sự công bằng, tính tới đặc
điểm tâm sinh lý riêng của trẻ .Khích lệ, động viên, quan tâm tới trẻ với
tấm lòng của người mẹ, dành nhiều thời gian chăm sóc từng trẻ. Tạo bầu
không khí gia đình trong lớp học, quan tâm, yêu thương trẻ, trẻ quan tâm
đến cô.
b. Phương thức giao tiếp ứng xử của cô là cô giáo:
Nhiệm vụ của cô giáo là hình thành, phát triển nhân cách của trẻ
theo mục tiêu GDMN, đó là
+ Phát triển thể chất: giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh hài hòa,
cân đối
+ Phát triển nhận thức: giúp trẻ phát triển cảm giác, tri giác, tư
duy, tưởng tượng, khả năng sáng tạo… thông qua các hoạt động với thế
giới xung quanh
+ Phát triển ngôn ngữ: thông qua các hoạt động giao tiếp thường
ngày sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nghe hiểu và trình bày những điều
mình hiểu một cách rõ ràng, mạch lạc hơn
+ Phát triển thẩm mỹ: giúp trẻ biết yêu quý, cảm thụ cái đẹp dần
dần xây dựng cho trẻ thói quen tạo ra cái đẹp và giữ gìn cái đẹp
+ Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội: trong các quan hệ giao tiếp
ứng xử hằng ngày, các câu chuyện, các trò chơi sẽ giúp trẻ hình thành
các hành vi thích cực, thái độ đúng đắng nơi trẻ
- Xây dựng mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong trường
mầm non với nhau
– Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp
– Thiện ý trong giao tiếp
– Vô tư trong giao tiếp
13
- Xây dựng các mối quan hệ tích cực, thân thiện giữa trẻ với trẻ; trẻ
với giáo viên; trẻ với các thành viên khác
+ Với bạn: Biết hợp tác, thân thiện, nhưỡng nhị với tất cả các bạn
(khuyết tật …) Chủ động đề nghị kết bạn, biết hỏi mượn đồ chơi, cùng
nhau thực hiện nhiệm vụ
+ Với người lớn: Kính trọng, lễ phép, thể hiện sự biết ơn bằng lời
nói và hành động Biết kìm chế cảm xúc, lắng nghe, trình bày ý kiến với
người khác
C. Xây dựng hành vi tích cực
- Xây dựng hành vi tích cực giữa các thành viên trong trường mầm
non với trẻ
- Xây dựng hành vi tích cực giữa các thành viên trong trường mầm
non với nhau
- Xây dựng hành vi tích cực giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo viên, trẻ
với các thành viên khác trong trường mầm non
III. PHẦN KẾT LUẬN
Qua thời gian học tập, bản thân đã tích lũy thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn để góp phần nâng cao hơn
nữa chất lượng của chương trình giáo dục mầm non. Được cập nhật các
xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện nay;
quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục và đào tạo, bài kinh nghiệm trong phát triển các năng lực cốt lõi của
người giáo viên. Từ đó vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp
vụ chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý
luôn chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
14
Đảng, tận tụy, sáng tạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong
sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao; tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng
cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực
công tácTôi luôn gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, chuẩn mực
trong tác phong lời nói có trình độ chuyên môn vững vàng, có tinh thần
trách nhiệm , dám chịu trách nhiệm. Giải quyết khéo léo trong các tình
huống xảy ra nhóm, lớp học, có uy tín với phụ huynh và đồng nghiệp.
Tôi thường xuyên tự rèn luyện bản thân mình, luôn trau dồi phẩm chất
đạo đức, thực hiện tốt theo chuẩn giáo viên và nhận xét đánh giá hằng
năm đạt tốt. Tôn trọng, thân thiết ân cần với phụ huynh. Luôn lắng nghe
ý kiến đóng góp của các bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện mở lớp trực tuyến bồi dưỡng tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III tại trường đại
học Huế để bản thân tôi và nhiều giáo viên mầm non trong thành phố đã
được tham dự. Xin trân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại
học Huế đã dành hết tâm huyết để truyền giảng lại nội dung kiến thức và
trao đổi những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi được học hỏi, mở
mang thêm kiến thức về chuyên môn và nghiệp vụ để áp dụng vào thực
tế giảng dạy tại đơn vị.
Từ tất cả các chuyên đề đã được học giúp em có được những kiến
thức vô cùng hữu ích, giúp em có thể áp dụng vào công việc giảng dạy
một cách khoa học và hiệu quả hơn rất nhiều. Cảm ơn các thầy cô đã
truyền đạt những kiến thức quý giá cho chúng em

15

You might also like