MTVPT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Các hoạt động du lịch có những tác động vào môi trường theo hai hướng tích cực

và tiêu
cực, cụ thể:
 Tác động tích cực:
-Nâng cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Cùng với việc phát triển các loại hình du
lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người vào môi trường nhằm
bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; việc khoanh vùng đầu tư, tu bổ phục vụ hoạt động du lịch
ngày càng chú trọng hơn đến những yếu tố tự nhiên; diện tích tự nhiên tại các khu du lịch, đặc
biệt là khu bảo tồn thiên nhiên; giữ gìn môi trường sống; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
-Nâng cấp cơ sở hạ tầng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu đi lại và lưu trú của du
khách, việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng ở các địa phương (như sân
bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc) là hết sức cần thiết.
Thông qua các hoạt động du lịch, cơ sở hạ tầng ở các địa phương được đầu tư nâng cấp.
-Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch
phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao đổi và giao
tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,
cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, các tiêu chí về môi trường sẽ thúc đẩy
cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước,
đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác tốt hơn.
HẬU QUẢ CỦA VIỆC PHÁ RỪNG.
Phá rừng ảnh hưởng đến động vật hoang dã, thực vật và con người theo ít nhất bốn cách riêng
biệt:
Xói mòn đất: có thể dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn nước, sạt lở đất và các vấn đề khác.
Vòng tuần hoàn của nước bị ảnh hưởng có thể dẫn đến sa mạc hóa và mất môi trường sống.
Khí nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu
Mất đa dạng sinh học có thể dẫn đến sự tuyệt chủng và mất đi vẻ đẹp của tự nhiên.
HẠN CHẾ CỦA CNH-HĐH
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu
vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu
người thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghệ
thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động
còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Chỉ số ICOR ngày càng cao, cao hơn nhiều so với
các nước trong khu vực ở vào thời điểm có trình độ phát triển như nước ta.
- Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao; tài nguyên, đất đai và các
nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân
chưa được phát huy.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Trong
công nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp, sản xuất
chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn còn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Tỷ trọng lao
động trong nông nghiệp còn cao, tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc
làm và không việc làm còn nhiều.
- Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu
kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan
tâm đúng mức.
- Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được
đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần
kinh tế.
- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù
hợp với cơ chế thị trường.
=> Nhìn chung, mặc dù đã cố sắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn
còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều hành của Nhà
nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh
tế với tiến độ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường còn hạn chế; công tác dự báo chưa tốt.
- Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các
nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ
tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
-Chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA:
-Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc
lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc
hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế
xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế
tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất như
luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có
những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị
trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, năng lực xây dựng tăng
nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết
cấu hạ tầng được xây dựng: sân bay, cảng biến, đường bộ, cầu, nhà máy điện, bưu chính -
viễn thông... theo hướng hiện đại.
-Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt
được những kết quả nhất định: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng tỷ trọng nông, lâm
nghiệp và thủy sản giảm (tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên
41.1% năm 2010; còn tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% năm 2000
xuống còn 21,6% năm 2010). Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ
cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường.
-Ba là, những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa
nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10 năm 2001 - 2010 là 7,26%/năm.
Điều đó đã góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu
người hàng năm tăng lên đáng kể. Năm 2005, đạt 640 USD/ người, năm 2010 đạt 1.168
USD/người. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cài thiện.

You might also like