Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI MÔN : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Hình thức thi : Tiểu luận

Mã đề thi : 08

Tiêu đề tiểu luận: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty lương
thực thực phẩm Colusa-Miliket năm 2019-2020

Thời gian làm bài thi : 01 ngày

Họ và tên : Nguyễn Ngọc Diệp Linh Mã sinh viên : 18CL73403010087

Khoá/Lớp tín chỉ :CQ56/21CL2-LT2 Lớp niên chế : CQ56/21.04CLC

STT: 08 ID phòng thi :580-058-0007

Ngày thi:28/08/2021 Giờ thi:18h

Hà Nội – 2021
Mục Lục

I- Lý luận về phân tích khái quát tình hình kinh doanh..........................................1


1.1 Mục đích phân tích kết quả kinh doanh:..........................................................1
1.2 Chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh:.............................................................1
1.3 Phương pháp phân tích kết quả kinh doanh:....................................................1
II- Tổng quan về công ty cổ phần lương thực-thực phẩm Colusa-Miliket..............1
2.1 Giới thiệu chung về công ty:............................................................................1
2.2 Lịch sử hình thành:...........................................................................................2
2.3 Hoạt động kinh doanh:.....................................................................................2
III. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Colusa-Miliket.....4
3.1 Phân tích tình hình kết quả kinh doanh...........................................................4
3.2 Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế...............................................................9
3.3 Những đề xuất đối với doanh nghiệp...............................................................9
Nguồn tài liệu tham khảo:.......................................................................................10
I- Lý luận về phân tích khái quát tình hình kinh doanh
1.1 Mục đích phân tích kết quả kinh doanh:
- Đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Xác định điểm mạnh, yếu trong thực hiện mục tiêu kết quả
- Đề xuất giải pháp để quản trị doanh thu, nhằm tăng kết quả
1.2 Chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh:
- Các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh
- Các chỉ tiêu tỉ suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và khả năng sinh lời hoạt
động
1.3 Phương pháp phân tích kết quả kinh doanh:
- Sử dụng phương pháp so sánh…
- Căn cứ vào kết quả so sánh, độ lớn của các chỉ tiêu, thực tế của đơn vị, xem xét
mục tiêu phân tích.

II- Tổng quan về công ty cổ phần lương thực-thực phẩm Colusa-Miliket


2.1 Giới thiệu chung về công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket
Trụ sở chính: 1230 Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam
Mã số thuế: 0304517551
E-mail: Colusa@comifood.com
Website: www.comifood.com
Ngày 10/7/2017, công ty được niêm yết trên sàn UpCoM với mã chứng khoán
CMN.
Hiện Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa-Miliket có 2 cổ đông tổ
chức lớn: Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) sở hữu 30,72% vốn và
Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (Vinataba) nắm 20,41% vốn.

1
2.2 Lịch sử hình thành:
Xí nghiệp Chế biến lương thực thực phẩm Colusa được thành lập năm 1972
với tên gọi “Công ty Sản xuất chế biến mì ăn liền Safoco – Sài Gòn thực phẩm”
Sau ngày giải phóng năm 1975, đổi tên thành “Công ty Cổ phần Lương thực Thực
phẩm Colusa”.
Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket năm 1995 được sáp nhập từ 2 cửa
hàng Lương thực Thủ Đức và Lương thực Quận 5 thành Xí nghiệp Lương thực
thực phẩm Miliket.
Tháng 4/2004: 2 đơn vị: Xí nghiệp chế biến Lương thực thực phẩm Colusa
và Xí nghiệp Lương thực thực phẩm Miliket được sáp nhập với tên gọi Xí nghiệp
chế biến Lương thực thực phẩm Colusa-Miliket để thực hiện cổ phần hóa.
2.3 Hoạt động kinh doanh:
Với chỉ một vài sản phẩm mì ăn liền truyền thống từ thuở ban đầu, đến nay
sản phẩm Colusa-Miliket đã được phát triển đa dạng hóa bao gồm trên 60 mặt hàng
thực phẩm chế bến các loại, nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu thị hiếu người tiêu
dùng.
Hiện nay, với đội ngũ cán bộ chuyên viên và công nhân có chuyên môn kỹ
thuật cao và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh lương thực
thực phẩm chế biến, Colusa – MILIKET đã cung ứng cho thị trường người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mì ăn liền, bao gồm nhiều mẫu
mã, hương vị khác nhau mang đặc trưng của người Á Đông như : Gà, Tôm Cua,
Heo, Bò, Vịt, Thập cẩm, Chay nấm, Tôm chua cay…Năm 2012, Công ty đạt doanh
thu hơn 539 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 37 tỷ đồng.
Bên cạnh sản phẩm mì ăn liền truyền thống, sản phẩm Colusa – MILIKET ngày
càng trở nên phong phú hơn với các mặt hàng thực phẩm chế biến khác như : Miến
,Bún, Phở, Hủ tiếu, cháo ăn liền…, và các mặt hàng gia vị như : Nước tương,
tương ớt, bột canh, nước chấm thực vật,… Đặc biệt các loại sản phẩm này được
2
sản xuất với nhiều hương vị khác nhau, đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về
khẩu vị thị hiếu, tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng hiện tại và tiềm
năng trong tương lai.
Xác định chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, từ năm 2001 Công ty đã
xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn và thực hiện làm việc theo hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI (Tên gọi hiện nay la BVC) của Anh Quốc
chứng nhận. Thực hiện các chương trình đầu tư mạnh cho sản xuất, hiện nay công
ty đã nhập khẩu dây chuyền máy mới hiện đại theo công nghệ Nhật Bản với công
suất 500.000 gói mì/ngày.
Cùng với hệ thống phòng thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm hiện đại, Công ty
đã sản xuất ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.
Phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước, Colusa – MILIKET có mạng lưới
phân phối trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, với trên 200 Nhà phân phối đều tập
trung hướng tới sự thỏa mãn khách hàng và người tiêu dùng trong cả nước. Ngoài
ra, sản phẩm Colusa – MILIKET cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế
giới như: Pháp, Úc, Mỹ, Đức, Nga, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Lào, Campuchia,
Samoa, vv..
Thương hiệu sản phẩm Colusa – MILIKET đã được tặng thưởng nhiều huy chương
vàng tại các kỳ hội chợ, triển lãm, liên tục nhiều năm liền được người tiêu dùng
bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hai năm liền 2006 – 2007, thương
hiệu Colusa – MILIKET nằm trong danh sách 100 Thương Hiệu Mạnh – 100
Thương hiệu dẫn đầu, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do nhà
cung cấp thông tin chính thức AC Nieisen Việt Nam và Phòng Thương Mại &
Công Nghiệp Việt Nam chứng nhận.

3
III. Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Colusa-
Miliket
3.1 Phân tích tình hình kết quả kinh doanh
Bảng tính 3.1.1
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và
614.463,17 625.259,91 (10.796,74) (2)
cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh
3.155 3.226,79 (71,79) (2)
thu
3. Doanh thu thuần từ bán
611.308,17 622.033,11 (10.724,94) (2)
hàng và cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán và cung
470.573,11 471.780,34 (1.207,23) (0,26)
cấp dịch vụ
5. Lợi nhuận gộp 140.735,06 150.252,77 (9.517,71) (6)
Doanh thu hoạt động tài chính 8.968,59 7.592,09 1.394,5 18
Chi phí tài chính 162,38 79,74 82,64 104
Chi phí bán hàng 92.265,75 94.443,68 (2.177,93) (2)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 29.222,57 32.099,41 (2.876,84) (9)
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt
28.070,96 31.222,05 (3.151,09) (10)
động kinh doanh
Thu nhập khác 244,10 31.222,05 (462,67) (65)
Chi phí khác 200,34 507,57 (307,23) (61)
7. Lợi nhuận khác 43,76 199,20 (155,44) (78)
8. Lợi nhuận kế toán trước
28.114,72 31.421,25 (3.306,53) (11)
thuế

4
9. Chi phí thuế TNDN hiện
5.983,48 6.641,58 (658,10) (10)
hành
10. Lợi nhuận sau thuế TNDN 22.131,24 24.779,67 (2.648,43) (11)

Bảng tính 3.1.2


Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Tổng luân chuyển thuần =
620.538,86 630.331,97 (9.793,11) (1,55)
DTT + DTTC + TN khác
Doanh thu kinh doanh = DTT
620.294,76 629.625,20 (9.330,44) (1,48)
+ DTTC
Lợi nhuận bán hàng = LNG –
19.246,74 23.709,69 (4.462,94) (18,82)
CPBH – CPQLDN
Hệ số sinh lời hoạt động
0,036 0,039 (0,004) (9,28)
(ROS) = LNST/LCT
Hệ số sinh lời hoạt động trước
0,045 0,05 (0,005) (9,11)
thuế = LNTT/LCT
Hệ số sinh lời hoạt động kinh
doanh = LNT từ hoạt động 0,045 0,05 (0,005) (9,22)
kinh doanh / DTKD
Hệ số sinh lời từ hoạt động
0,03 0,04 (0,01) (17,4)
bán hàng = LNBH/DTT
Hệ số chi phí = 1-ROS 0,964 0,961 0,004 0,38
Hệ số giá vốn hàng bán =
0,77 0,76 0,01 1,49
GVHB/DTT
Hệ số chi phí bán hàng = 0,151 0,152 (0,001) (0,59)

5
CPBH/DTT
Hệ số chi phí quản lí doanh
0,048 0,052 (0,004) (7,37)
nghiệp = CPQLDN/DTT

Căn cứ vào bảng tính trên ta thấy tình hình kinh doanh tại thời điểm cuối năm 2020
giảm so với đầu năm. Các chỉ số về lợi nhuận sau thuế và hệ số sinh lời hoạt động
(ROS) đều có chiều hướng đi xuống. Để có đánh giá chính xác ta cần đi sâu phân
tích chi tiết.
Tổng luân chuyển thuần và hệ số sinh lời hoạt động trước thuế đều giảm so với
cùng kì năm trước. Cụ thể: Tổng luân chuyển thuần tại thời điểm cuối năm 2020 đã
giảm 9.793,11 triệu đồng tương đương với 1,55% so với thời điểm cuối năm 2019,
hệ số sinh lời hoạt động trước thuế cũng có sự sụt giảm ở quy mô nhỏ (từ 0,05
triệu đồng xuống 0,045 triệu đồng – tương đương với 9,11%), có sự thay đổi như
vậy là do ảnh hưởng của 1 vài nhân tố: hoạt động kinh doanh, các khoản giảm trừ
doanh thu, giá vốn hàng bán,…
Hoạt động kinh doanh là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho doanh nghiệp.
Ta thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng giảm 10.724,94 triệu đồng tương đương
với 2% so với cùng kì năm trước. Từ đó cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự thu
hút khách hàng, hoạt động quảng cáo truyền thông chưa phát huy được hiệu quả,
giá bán chưa hợp lí. Bên cạnh đó một phần cũng là do nền kinh tế bị ảnh hưởng từ
đại dịch COVID-19, do tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty đối thủ,…
Do vậy, hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh đã sụt giảm 0,045 triệu đồng.
Đối với các khoản giảm trừ doanh thu chủ yếu từ chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại,…. Chiết khấu thương mại là trường hợp doanh
nghiệp giảm tiền cho khách hàng do khách hàng mua số lượng lớn với mục đích là
để kích cầu khách hàng mua nhiều sản phẩm từ đó làm tăng doanh thu. Doanh thu
giảm nghĩa là chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp chưa phát huy
6
hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp nên cân nhắc phân loại các mức chiết khấu khác
nhau với từng đối tượng khách hàng. Giảm giá hàng bán là việc doanh nghiệp giảm
tiền cho khách hàng đối với những mặt hàng bị hỏng (bao bì hỏng, hết hạn sử
dụng,…) với mục đích là để nhanh chóng giải phóng lượng hàng tồn khó từ những
kì trước. Doanh thu giảm cho thấy chính sách giảm giá hàng bán của doanh nghiệp
chưa phát huy được hiệu quả, từ đó cho thấy doanh nghiệp nên xem xét lại sự định
mức giá bán với từng loại sản phẩm. Hàng bán bị trả lại là việc doanh nghiệp giảm
tiền cho khách hàng. Do hàng đã xuất khẩu những bị đem trả lại vì không đáp ứng
được đúng như yêu cầu hoặc thỏa thuận ban đầu. Doanh nghiệp cần nhanh chóng
xác định được nguyên nhân lí do hàng bịt rả lại do khâu sản xuất, khâu bán hàng
tiêu thụ hay khâu vận chuyển từ đó đưa ra biện pháp xử lí kịp thời, tránh để kéo
dàu sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí
của doanh nghiệp. Căn cứ vào bảng tính, giá vốn hàng bán vào thời điểm năm
2020 đã giảm từ 471.780,34 triệu đồng xuống còn 470.573,11 triệu đồng, nghĩa là
giá vốn hàng bán đã giảm 1.207,23 triệu đồng tương ứng với 0,26%. Sự sụt giảm
này là do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đối với nguyên
nhân khách quan: giá cả các loại nguyên vật liệu hàng hóa tăng lên, do lạm phát
khiến đồng tiền mất giá hoặc cũng có thể do chính sách của nhà nước thuế suất
thuế nhập khẩu tăng,... Đối với nguyên nhân chủ quan: có thể do doanh nghiệp sử
dụng lãng phí các nguyên vật liệu, doanh nghiệp đã có sự thay đổi định mức sản
xuất, trình độ sử dụng lao động thấp,… Do đó, hệ số giá vốn hàng bán đã tăng lên
0.01 triệu đồng tương đương với 1,49% so với cùng kì năm trước. Hệ số giá vốn
hàng bán tăng lên cho thấy việc sử dụng chi phí giá vốn hàng bán của doanh
nghiệp kém hiệu quả, Điều này không tốt cho doanh nghiệp. Để cải thiện tình trạng
trên, doanh nghiệp nên có sự khảo sát nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường để tích trữ
nguyên vậy liệu hàng hóa cho phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên có sự
7
đàm phán với các nhà cung cấp đặtc biệt là các nhà cung cấp lâu năm để được
hưởng những ưu đãi về giá vốn hàng bán.
Đối với công tác chi phí ngoài giá vốn như: chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh
nghiệp,… Chi phí bán hàng bao gồm: chi phí thuê cửa hàng, chi phí thuê nhân viên
văn phòng, chi phí mua công cụ dụng cụ phục vụ bán hàng, chi phí khấu hao tài
sản cố định dành cho bán hàng,… Chi phí quản lí doanh nghiệp gồm: chi phí thuê
văn phòng, chi phí thuê nhân viên quản lí, chi phí mua công cụ dụng cụ văn phòng
phẩm, chi phí khấu hao tài sản cố định dung trong quản lí doanh nghiệp,… Hệ số
chi phí bán hàng của doanh nghiệp đã giảm 0.001 triệu đồng tương ứng với 0,59%,
so với cùng kì năm trước, hệ số chi phí quản lí doanh nghiệp vào thời điểm năm
2020 cũng đã giảm 0,004 triệu đồng so với năm 2019. Điều đó cho thất doanh
nghiệp đã sử dụng lãng phí, không hiệu quả các nguồn chi phí. Doanh nghiệp nên
kiểm tra, rà soát lại các khoản chi phí không cần thiết để cắt giảm bớt.
Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp gồm các yếu tố: doanh thu tài chính,
chi phí tài chính,… Doanh thu tài chính năm 2020 đã tăng 1,394,5 triệu đồng so
với năm 2019 có thể do doanh nghiệp đã tăng tiền cho vay, tiền gửi ngân hàng đẫn
đến tiền lãi tăng, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng tăng. Bên cạnh
đó, có thể doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán tiền sớm
hơn cho nhà cung cấp hoặc phát sinh từ tiền lãi doanh nghiệp nhận được khi bán
hàng theo phương thức trả chậm, trả góp. Chi phí tài chính của doanh nghiệp cũng
tăng 82,64 triệu đồng so vớ cùng kì năm trước có thể do doanh nghiệp áp dụng
chiết khấu thanh toán cho khác khách hàng đac thanh toán sớm hoặc do phát trinh
từ tiền lãi khi doanh nghiệp mua hàng hóa – doanh nghiệp thanh toán theo phương
pháp trả chậm, trả góp. Từ đó cho thấy lợi nhuận từ hoạt động tài chính đã tăng lên
đáng kể (1.293,86 triệu đồng). Đối với các hoạt động mang tính đột biến, bất
thường từ thu nhập khác (giảm 462,67 triệu đồng) và chi phí khác (giảm 307,23
triệu đồng). Đây là nguồn thu chi không thường xuyên của doanh nghiệp do doanh
8
nghiệp thanh lý, nhượng bán tài sản cũ, không dùng đến, hoặc do doanh nghiệp bị
phạt tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng.
Như vậy, tình hình kinh doanh của công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-
Miliket năm 2020 đã giảm so với năm 2019. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã
giảm các chỉ tiêu về tổng luân chuyển thuần, hệ số sinh lời, các hoạt động tài
chính,…. Doanh nghiệp cần cải thiện trong những năm tiếp theo.
3.2 Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế
III- Ưu điểm: Trong năm 2020, doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng
lên do doanh nghiệp đã thu xếp thanh toán tiền sớm hơn cho nhà cung cấp để được
hưởng các chiết khấu thanh toán và phát sinh từ tiền lãu đối với các đơn bán hàng
theo phương thức trả chậm, trả góp
Hạn chế: Tổng luân chuyển thuần trong năm 2020 đã giảm so với năm 2019 do sự
giảm sút của 1 loạt chỉ tiêu và hệ số: hoạt động kinh doanh, các khoản giảm trừ
doanh thu, các hệ số của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,…
3.3 Những đề xuất đối với doanh nghiệp
Trong thời gian tới, tùy vào tình hình thực tế, công ty có thể:
Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các khoản mục doanh thu, chi phí xem doanh thu của
mặt hàng nào đang giảm, các loại chi phí nào đang tăng cao để có biện pháp xử lí
kịp thời và có kế hoạch quản trị doanh thi, chi phí hiệu quả.
Cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu để tăng tiềm lực về tài chính, có chính
sách huy động vốn hợp lí. Có thể điều chỉnh giảm nguồn vốn vay dài hạn để giảm
bớt chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó có thể tận dụng đòn bẩy tài chính từ các
khoản phải trả người bán, các khoản vay ngắn hạn,…
Có các kế hoạch trả nợ cụ thể để tránh tinfht rạng rủi ro về thanh khoản và đảm
bảo uy tín cho doanh nghiệp.
Có các kế hoạch, chiến lược marketing, truyền thông, quan hệ công chúng,… để
tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
9
Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt độgn sản xuất kinh doanh để
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách
hàng.
Nguồn tài liệu tham khảo:
Báo cáo tài chính công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-Miliket
năm 2019
Báo cáo tài chính công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa-Miliket
năm 2020
Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (2015)
Web: Comifood.com

10

You might also like