Huong Dan Viet Tieu Luan & Ôn Tap

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: Lý luận và vận dụng
Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.
-Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ
thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến
học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa
biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ
và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức được sự nguy hiểm của
dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà
để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
-Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải phát huy tính năng
động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và trau dồi tri thức cho bản thân mình,
bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà
phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của ngày hôm đó để đánh
dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi thường xuyên tích cực phát biểu và
thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ học tôi sẽ tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập
thêm, trau dồi thêm kiến thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi cũng tích cực tham gia
các hoạt động ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội.
Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức, phẩm chất của mình qua
việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.
-Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ động, bảo thủ,
không chủ quan trước mọi tình huống.
Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những điều hay mà các
thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế hoạch. Hay khi đăng ký học
phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản
thân không kham nổi.
Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp xúc với người đó và lắng
nghe những đánh giá của những người xung quanh về người đó, không thể chủ quan “trông
mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó.

Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC


I. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
• Nguồn gốc, khái niệm, tính quy luật của sự hình thành
• vấn đề đối tượng của triết học :cổ đại, trung cổ, phục hưng, cổ điển đức, mác lê
• vấn đề cơ bản :nội dung , chủ nghĩa duy vật - duy tâm ,thuyết có thể biết (khả tri luận)
và ko thể bít (bất khả tri luận )
• biện chứng siêu hình :khái niệm ,hình thức,p.pháp
II. Triết học Mác - Lênin và vai trò của triết học Mác - Lênin đối với nhận thức và thực
tiễn.
• sự ra đời và phát triển : các ĐKLS: ĐK kinh tế -XH, nguồn gốc lí luận , tiền đề KHTN ,
vai trò của Mác-angghen . Các thời kỳ . Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng TH :sự
thống nhất giữa CN duy vật và phép biện chứng, sáng tạo Cn duy vật, thống nhất KH vs
tính cách mạng của GCVS, thống nhất lí luận vs thực tiễn , xđ mối quan hệ TH vs KH cụ
thể, giai đoạn Lenin trong phát triển Mác
• đối tượng vs vai trò : khái niệm, đối tượng, vai trò d/v nhận thức thực tiễn :thế giới
quan, pp luận

Chuyên đề I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng - Cơ sở lý của thế giới quan khoa học
I. Thế giới quan và thế giới quan khoa học
 TG quan : Khái niệm ,cấu trúc , hình thức , vai trò
 TG quan KH (TGQ duy vật biện chứng) : nguồn gốc, đặc điểm
II. Nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện cách là hạt nhân của thế giới quan
khoa học.
 Nội dung : vật chất :các quan điểm ,ý nghĩa pp luận ,hính thức, phương thức ,ko gian-
tg, tính thống nhất . Ý thức : ,nguồn gốc tư nhiên, nguồn gốc XH ,kết cấu, bản chất ,
 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
 Bản chất :giải quyết vd cơ bản , thống nhất TG quan duy vật vs pp biện chứng , cn duy
vật triệt để , thống nhất tính KH VS cách mạng , thống nhất lý luận vs thực tiễn ,tính
sáng tạo

III. Bồi dưỡng thế giới quan khoa học.


 Tôn trọng nguyên tắc tính KQ
 Phát huy nặng động chủ quan –tích cực sáng tạo của ý thức
 Khắc phục bịn chủ quan, duy ý chí
Chuyền để II: Phép biện chứng duy vật - Phương phổ biến của nhận thức và thực tiễn.
I. Phép biện chứng - Một số vấn đề lý luận chung.
 Khái niệm
 Nội dung : nguyên lí mối Lh , nguyên lí phát triển , các cặp phạm trù (chung riêng,
nguyên nhân kết quả, tất nhiên ngẫu nhiên , nd-hình thức,bản chất-hiện tượng, khả
năng-hiện tượng, hệ thống yếu tố ), các quy luật (chất –lượng , đối lặp , phủ định của
phủ định )
 Phép biện chứng vs tính cách là 1 hệ thống :đặc trưng, thành phần , cấu trúc, chức năng
 Phương pháp và pp luận : khái niệm , vai trò, nguồn gốc, các cấp độ
II. Phép biện chứng duy vật với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
 Một số KL
 Vận dụng vào VN:toàn diện, lịch sử, phát triển, chất lượng, phủ định
Chuyên đề III: Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
1. Quan niệm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác
2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
 Nguyên tắc, đối tượng, bản chất
 Thực tiễn và vai trò của nó vs nhận thức
 Quan điểm của lenin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý
 Vấn đề chân lý :khái niệm , tính chất ,vai trò , ý nghĩa pp luận
3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
 Bịn giáo điều ,bịn kinh nghiệm
Chuyên đề IV. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
I. Tiền đề xuất phát của triết học về xã hội
II. Biện chứng của xã hội và những đặc điểm cơ bản của nó
III. Biện chứng của sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
1. SX vật chất là cơ sở của sự tồn tại XH
2. Biện chứng LLSX và QHSX :vận dụng vào VN
3. Biện chứng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
4. Sự phát triển các hình thái KT-XH là 1 quá trình LSTN
IV. Cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội.
1. Cấu trúc dọc
2. Cấu trúc ngang
V. Động lực phát triển của xã hội
VI. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam
Chuyên đề V. Triết học chính trị
I. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp :các quan điểm ,nguồn gốc, kết cấu
II. Cách mạng xã hội - hình thức phát triển cao nhất của đấu tranh giai cấp :khái niệm, nguyên
nhân , nhiệm vụ , tính chất
III. Dân tộc và quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại
IV. Nhà nước - Tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị
 Nguồn gốc, bản chất, chức năng , các kiểu của nhà nước
V. Vấn đề đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Chuyên đề VI. Ý thức xã hội.
I. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội....
II. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội....
III. Một số vấn đề cơ bản của việc xây dựng nên tảng tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay..
Chuyên đề VII. Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người
Việt Nam hiện nay
I. Quan điểm cơ bản của triết học Mác-Lênin về bản chất con người
II. Con người - yếu tố tổng hợp của hệ thống xã hội
III. Quan điểm triết học Mác-Lênin về giải phóng con người : khái niệm tha hoá
IV. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo
Chuyên đề VIII. Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học
I. Vai trò của các khoa học đối với triết học .
II. Vai trò của triết học đối với các khoa học

1. Nhận thức kinh nghiệm (gọi tắt là kinh nghiệm)


– Nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học.
– Loại nhận thức này tạo thành tri thức kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách
trực tiếp từ thực tiễn, tức là từ lao động sản xuất, đấu tranh xã hội hoặc thí nghiệm khoa học.
Có hai loại tri thức kinh nghiệm:
+ Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ những quan sát hàng ngày
trong cuộc sống lao động và sản xuất.
+ Tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học.
Trong sự phát triển của xã hội, hai loại tri thức kinh nghiệm nêu trên ngày càng thâm nhập lẫn
nhau.
– Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận
được từ quan sát và thí nghiệm. Tri thức kinh nghiệm đã mang tính trừu tượng và khái quát,
song mới là bước đầu và còn hạn chế.
– Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi
hình thức lao động chân tay và lao động trí óc và nhất là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội – một sự nghiệp mới mẻ, vô cùng khó khăn, phức tạp.
Chúng ta không thể tìm câu giải đáp cho mọi vấn đề của thực tiễn cách mạng đặt ra từ trong
sách vở hay bằng suy diễn thuần túy từ lý luận có sẵn. Chính kinh nghiệm của đông đảo quần
chúng nhân dân trong xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ đem lại cho chúng ta những bài học quan
trọng.
2. Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận)
Nhận thức lý luận là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát hóa về bản chất và quy
luật về các sự vật, hiện tượng.
Như thế, lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức
khái quát từ tri thức kinh nghiệm.
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài
người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử.
Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm.
Nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận
đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Tuy nhiên, điều đó vẫn không làm mất đi mối liên hệ
giữa lý luận và kinh nghiệm.
Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó đem lại sự hiểu
biết sâu sắc về bản chất, về tính quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan. Vì vậy, nhiệm
vụ của nhận thức lý luận là đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự
vận động bên trong thực sự.
Như thế, lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nghĩa là có
tính bản chất sâu sắc hơn và do đó, phạm vi ứng dụng của nó cũng phổ biến, rộng hơn nhiều so
với tri thức kinh nghiệm.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, nhưng có
quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện qua những điểm chính sau:
3.1. Kinh nghiệm là cơ sở để kiểm tra lý luận, sử đổi, bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát
thành lý luận mới.
Nhận thức kinh nghiệm cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Nó
gắn trực tiếp với thực tiễn tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận
đã có và tổng kết, khái quát thành lý luận mới.
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm lại có hạn chế bởi nó chỉ mới đem lại sự hiểu biết về mặt riêng
rẽ, về các mối liên hệ bên ngoài của sự vật và còn rời rạc.
Ở trình độ của mình, tri thức kinh nghiệm chưa thể nắm bắt được cái tất yếu sâu sắc nhất, mối
quan hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng. Do đó, sự quan sát dựa vào kinh nghiệm tự nó
không bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu.
Vì vậy, không thể coi thường tri thức kinh nghiệm, song cũng không thể cường điệu tri thức
kinh nghiệm, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần phát triển lên trình độ lý luận.
3.2. Lý luận có tính độc lập tương đối so với kinh nghiệm và có thể đi trước những dữ kiện
kinh nghiệm.
Do có tính chân lý sâu sắc hơn, lý luận có vai trò dẫn dắt hình thành những tri thức kinh
nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, góp
phần làm biến đổi đời sống của con người.
Tri thức lý luận nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở
thành những cái khái quát, phổ biến.
4. Ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
Việc nắm vững bản chất, chức năng của nhận thức kinh nghiệm, nhận thức lý luận và mối
quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong việc đấu tranh
khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều.
Bởi vì, trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, nếu tuyệt đối hóa vai trò của
nhận thức kinh nghiệm, coi thường nhận thức lý luận sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Điều
đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”.
Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức lý luận, hạ thấp kinh nghiệm, không quan
tâm đến nhận thức kinh nghiệm sẽ dẫn đến căn bệnh giáo điều.
Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin; học
tập lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng… giải quyết
cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta.

Thực chất sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều là vi phạm sự thống nhất giữa thực
tiễn và lý luận, giữa kinh nghiệm và lý luận.

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ


-Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối mà xuất
phát từ đòi hỏi thực tiễn, nhằm đảm bảo phát độc lập tự chủ về chính trị, đảm bảo phát triển
bền vững có hiệu quả cho nền kinh tế, cho mở cửa.
-Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, người
khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ
ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viên trở... để áp đặt, khống chế, làm
tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ. Để xây dựng thành công nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với tích cực và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
+Thứ nhất, hoàn thiện, bổ sung đường lối chung và đường lối kinh tế, xây dựng và phát triển
đất nước.
Thứ hai, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu
tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước khác.
Thứ ba, đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động HNKTQT đáp ứng yêu cầu và lợi ích
của đất nước trong quá trình phát triển.
Thứ tư, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế bằng đổi mới, hoàn thiên thể chế kinh
tế, hành chính, đặc biệt là tăng cường áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị thế của Việt Nam.
Thứ năm, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hội nhập quốc
tế.
-Về mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Độc lập, tự chủ là khẳng định chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hiệu quả của hội nhập quốc tế được đo bằng mức độ thực hiện các mục tiêu phát triển, an ninh
và gia tăng vị thế đất nước.
Độc lập, tự chủ còn là cơ sở để giữ gìn bản sắc của dân tộc. Cảng hội nhập sâu rộng càng đòi
hỏi khẳng định bản sắc, càng có nhu cầu giữ gìn giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc.
Hội nhập quốc tế cũng tạo nên những thách thức mới đối với nhiệm vụ giữ vững độc lập, tự
chủ. Để hội nhập có hiệu quả, không thể tuyệt đối hóa độc lập, tự chủ và quan niệm về độc
lập, tự chủ là bất biến.

You might also like