Bài 7. Đài Truyền hình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Bài 7.

THỜI GIAN
HỘI THOẠI
1. Hỏi giờ
Lan: Xin lỗi bác. Bác làm ơn cho cháu hỏi mấy giờ rồi ạ?
Ông già: 10 giờ kém 10 cô ạ.
Lan: Cám ơn bác.
2. Bà và cháu trước giờ đi học
Bà: Cháu chưa đi học à? Đến giờ rồi.
Cháu: Nhưng hôm nay cháu được nghỉ giờ đầu bà ạ.
Bà: Thế mấy giờ cháu mới phải đi?
Cháu: Dạ, 8 giờ 10 bà ạ.
3. Harry hỏi Jack giờ để lấy lại giờ
Harry: Đồng hồ cậu mấy giờ rồi?
Jack: 4 giờ hơn.
Harry: Chính xác là 4 giờ mấy phút?
Jack: Để làm gì thế? 4 giờ 7 phút.
Harry: Mình cần lấy lại giờ. Đồng hồ của mình bị chết.
4. Ra sân bay để đi Bangkok
Helen: Ngày mai mấy giờ Jack phải đi ra sân bay?
Jack: 6 giờ sáng.
Helen: Sao sớm thế? Hôm nọ Harry đi khoảng 10 giờ kia mà.
Jack: Là vì hôm đó Harry đi máy bay Việt Nam. Ngày mai mình đi máy bay Thái nên
phải đi sớm. Đúng 8 giờ máy bay cất cánh, mình sợ bị muộn lắm.
NGỮ PHÁP
1. ......... hả..........
Từ hả đứng cuối câu hỏi, được dùng như sau:
a. hả tương đương với “phải không?”
Ví dụ: Tuần sau anh đi công tác hả?
(= Tuần sau anh đi công tác phải không?)
b. hả đứng cuối các câu hỏi có từ để hỏi như “gì, ai, đâu, nào” nhằm định hướng câu hỏi đến
một người xác định.
Ví dụ: - Chị hỏi gì hả chị Hoa?
(→ Câu hỏi hướng đến chị Hoa)
- Ngày mai anh đi đâu hả anh Tân?
(→ Câu hỏi hướng đến anh Tân)
c. Đứng sau từ hả thường là một đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (anh, chị, em...) hoặc một tên
gọi. Nếu chỉ dùng một mình từ hả thì câu hỏi trở nên không lịch sự.
Ví dụ: - Mấy giờ rồi hả? (không lịch sự)
- Mấy giờ rồi hả chị? (lịch sự)
d. Mặc dù vậy, từ hả chỉ nên dùng với những người ngang hàng hoặc ở vị trí thấp hơn. Với
người ở vị trí cao hơn, ta nên dùng từ ạ.
2. ....... nào cũng........ /....... ai cũng........ /........ gì cũng.........
Cách nói này được dùng để nhấn mạnh tính chất “tất cả, toàn thể” của sự vật hay hành động.
Chúng gồm những kết cấu sau:
a. Kết cấu nhấn mạnh chủ ngữ:
Danh từ + nào + cũng + động từ / tính từ
 = Tất cả mọi + danh từ + đều + động từ / tính từ
Ví dụ: - Quyển sách nào cũng hay.
(= Tất cả mọi quyển sách đều hay)
- Sinh viên nào ở lớp tôi cũng học chăm chỉ.
(= Tất cả mọi sinh viên ở lớp tôi đều học chăm chỉ)
Mẫu:   
Ai + cũng + động từ
Người nào     tính từ
= Tất cả mọi người đều + động từ + tính từ
Ví dụ: - Ở Việt Nam ai cũng biết bác Hồ
(= Ở Việt Nam tất cả mọi người đều biết bác Hồ)
- Ở đây người nào cũng biết nói tiếng Việt.
(= Ở đây tất cả mọi người đều biết nói tiếng Việt)
Mẫu:   
Gì + cũng + động từ
Cái gì     tính từ
= Tất cả mọi cái/ Tất cả mọi thứ  + đều + động từ 
    tính từ
Ví dụ: - Ở Nhật Bản cái gì cũng đắt.
(= Ở Nhật Bản tất cả mọi thứ đều đắt)
- Trong nhà này cái gì cũng do anh ấy mua.
(= Tất cả mọi thứ trong nhà này đều do anh ấy mua)
Mẫu: 
Nơi đâu  + cũng   + động từ
Nơi nào     tính từ
Chỗ nào
= Tất cả mọi nơi  + đều  + động từ
    tính từ
Ví dụ: - Ở thành phố này nơi nào cũng đẹp.
(= Ở thành phố này tất cả mọi nơi đều đẹp)
- Nơi đâu trong Việt Nam cũng là quê hương tôi.
(= Tất cả mọi nơi trong Việt Nam đều là quê hương tôi)
b. Kết cấu nhấn mạnh bổ ngữ:
Mẫu: 
    Bổ ngữ + nào / gì  + chủ ngữ + động từ
= Chủ ngữ + động từ + tất cả + bổ ngữ
Ví dụ: - Món ăn nào chị ấy nấu cũng rất ngon.
(= Chị ấy nấu rất ngon tất cả các món ăn)
- Bài hát gì tôi cũng biết hát.
(= Tôi biết hát tất cả các bài hát)
c. Kết cấu nhấn mạnh trạng ngữ: 
Mẫu:
Trạng ngữ thời gian + nào + chủ ngữ + cũng + động từ (năm, tháng, tuần, ngày, giờ, lúc, khi... )
 Hàng năm / tháng / tuần / ngày / giờ + chủ ngữ + động từ
Luôn luôn
Ví dụ: - Ngày nào tôi cũng đi học.
(= Hàng ngày tôi đi học)
- Lúc nào anh ấy cũng muốn ngủ.
(= Anh ấy luôn luôn muốn ngủ)
Mẫu: 
Trạng ngữ địa điểm + nào + chủ ngữ + cũng + động từ (nơi, chỗ, vùng, thành phố, tỉnh,
làng...) 
Ví dụ: - Thành phố nào ở Việt Nam tôi cũng đã đến.
(= Tôi đã đến tất cả các thành phố ở Việt Nam)
- Ở phố nào bạn cũng có thể thấy quán cơm bình dân.
(= Bạn có thể thấy quán cơm bình dân ở tất cả các phố)
3. .......... nhỉ?
Từ nhỉ đứng sau câu hỏi thường biểu thị ý tự hỏi, không hướng tới người nào cả.
Ví dụ: - Bây giờ, tôi phải làm gì nhỉ?
- Sao anh ấy không gọi điện cho mình nhỉ?
4. ........... thì phải / Hình như.......... thì phải
Mẫu:  
Mệnh đề + thì phải
Hình như + mệnh đề + thì phải  
Các kết cấu này dùng để chỉ sự phỏng đoán, người nói không chắc chắn lắm về phỏng đoán
của mình, ý nghĩa gần giống như có lẽ.
Ví dụ: - Họ yêu nhau thì phải.
- Hình như cô ấy quên tôi rồi thì phải.
5. ............. không........ (một)........... nào
Mẫu: 
Chủ ngữ + không + động từ + (một) + bổ ngữ  
Hoặc:
Không + (một) + chủ ngữ + nào + động từ
Kết cấu này biểu thị sự phủ định hoàn toàn.
Ví dụ: - Tôi không biết một người nào ở đây.
(= Tôi không biết tất cả mọi người ở đây)
- Không một sinh viên nào nghỉ học.
(= Tất cả các sinh viên đều đi học)

BÀI TẬP
1. Biến đổi các câu sau thành câu hỏi, dùng từ  “hả” ở cuối câu:
Mẫu: - Ngày mai là thứ bảy.
→ - Ngày mai là thứ bảy hả em?
a. Bây giờ là 7 giờ đúng.
..............................................................................................................................................
b. Chị ấy mới lấy chồng.
..............................................................................................................................................
c. Ngày mai chúng ta được nghỉ học.
..............................................................................................................................................
d. Cô ấy không biết nói tiếng Pháp.
..............................................................................................................................................
e. Hôm nay có mưa.
..............................................................................................................................................
f. Anh không quen ông ấy.
..............................................................................................................................................
g. Chị ấy nấu ăn ngon lắm.
..............................................................................................................................................
h. Nhà hàng xóm mới mua tivi màn hình phẳng.
..............................................................................................................................................
2. Biến đổi các câu sau thành câu hỏi, dùng từ “nhỉ” ở cuối câu:
Mẫu: - Đồng hồ của tôi ở trên bàn.
→ - Đồng hồ của tôi ở đâu nhỉ?
a. Ga này là ga Thừa Thiên  Huế.
..............................................................................................................................................
b. Anh ấy đang tìm ông giám đốc.
..............................................................................................................................................
c. Tôi để ví trong túi áo khoác.
..............................................................................................................................................
d. Anh ấy vẫn còn nhớ người yêu cũ.
..............................................................................................................................................
e. Bánh mỳ ngon thì mua ở hiệu Như Lan.
..............................................................................................................................................
f. 8 giờ rồi.
..............................................................................................................................................
g. Chị ấy đã nhận được thư của mình.
..............................................................................................................................................
h. Xe máy Hàn Quốc không tốt lắm.
..............................................................................................................................................
3. Chuyển các câu sau sang kết cấu “... nào... cũng...”
Mẫu: - Tất cả các cô gái đều đáng yêu.
→ - Cô gái nào cũng đáng yêu.
a. Tất cả các sinh viên đều cố gắng để đạt kết quả tốt trong kỳ thi.
..............................................................................................................................................
b. Tất cả mọi nơi trên đất nước, tôi đều muốn đến.
..............................................................................................................................................
c. Mọi bài tập đều dễ, tôi có thể làm rất nhanh.
..............................................................................................................................................
d. Tôi định mua một cái máy ghi âm, nhưng tất cả những cái mà tôi xem, tôi đều không thích.
..............................................................................................................................................
e. Hôm kia trời mưa, hôm qua trời mưa, hôm nay trời vẫn mưa.
..............................................................................................................................................
f. Tất cả các tuần, anh ấy đều đến lớp vào ba buổi sáng: thứ hai, thứ tư, thứ sáu.
..............................................................................................................................................
g. Hai chiếc áo này đều rất đẹp nên tôi rất khó quyết định sẽ mua cái nào.
..............................................................................................................................................
h. Hàng năm, vào mùa hè, gia đình chúng tôi đều đi biển một thời gian.
..............................................................................................................................................
4. Hoàn thành các câu sau:
a. Bà ấy muốn xem tất cả các chương trình ti vi vì chương trình nào cũng......................
b. Bức tranh nào cũng đẹp nên tôi rất.......................
c. Tôi có nhiều bạn bè, người nào cũng.......................
d. Tối thứ bảy nào, hai người cũng...........................
e. Cô gái ấy rất thích thể thao. Sáng nào tôi cũng thấy cô ấy..................
f. Truyện ngắn nào của nhà văn ấy cũng.......................
g. Loài hoa nào cũng......................
h. Sáng chủ nhật nào ông tôi cũng.......................
5. Dùng mẫu “... lúc nào cũng...”  để chuyển đổi các câu sau:
Mẫu: - Hai vợ chồng trẻ ấy cãi nhau thường xuyên.
→ - Hai vợ chồng trẻ ấy lúc nào cũng cãi nhau.
a. Bạn cô ấy luôn phải đợi cô ấy vì cô ấy thường đến muộn.
..............................................................................................................................................
b. Anh ấy luôn giúp đỡ bạn bè rất nhiệt tình.
..............................................................................................................................................
c. Ông ta luôn thích nói về bản thân mình.
..............................................................................................................................................
d. Vì thằng bé này là con một nên nó thường chỉ chơi một mình.
..............................................................................................................................................
e. Chồng chị ấy thường xuyên đưa vợ đi làm.
..............................................................................................................................................
f. Nó luôn luôn nói dối.
..............................................................................................................................................
g. Bạn tôi là một cô gái vui tính, cô ấy luôn luôn thích đùa.
..............................................................................................................................................
6. Dùng các từ dưới đây để hoàn chỉnh các câu sau:
đắt nói  tin
học tốt nhận
quan tâm   hạnh phúc
a. Họ làm gì tôi cũng không........................
b. Anh ấy nói gì, bạn anh ấy cũng.........................
c. Anh ta tặng gì, cô ấy cũng không.........................
d. Mẹ tôi nói rằng làm nghề gì cũng.......................
e. Chúng tôi hỏi gì, bà ấy cũng không.........................
f. Muốn làm nghề gì cũng phải..................... cẩn thận.
g. Trong chợ này, cái gì cũng.................. hơn bình thường.
h. Ai cũng muốn có.........................
7. Chuyển đổi các câu sau theo mẫu “... không... nào...”
Mẫu: - Người nào cũng thích bộ phim này.
→ - Không người nào thích bộ phim này.
a. Phòng nào cũng sạch sẽ.
..............................................................................................................................................
b. Ngày nào trời cũng mưa.
..............................................................................................................................................
c. Buổi học nào anh ấy cũng đến muộn.
..............................................................................................................................................
d. Thứ bảy nào chúng tôi cũng gặp nhau ở đây.
..............................................................................................................................................
e. Món ăn nào ở Huế anh ấy cũng cảm thấy ngon.
..............................................................................................................................................
f. Mưa to, người nào cũng muốn ra khỏi nhà.
..............................................................................................................................................
g. Bài hát nào của nhạc sĩ ấy cũng hay.
..............................................................................................................................................
h. Bộ phim nào anh ấy cũng muốn xem.
..............................................................................................................................................
8. Chọn câu trả lời thích hợp:
a. Hôm qua trên ti vi có phim “Cuốn theo chiều gió”....................... cũng nói rằng, bộ phim này
hay.
A. lúc nào B. người nào
C. cái gì D. ai nào
b. Bạn tôi là phóng viên báo Tuổi trẻ,..................... anh ấy cũng bận.
A. khi nào B. ai
C. nơi nào D. cái gì
c. Chị ấy làm việc cho hai cơ quan nên lúc nào chị ấy cũng..................
A. ở nhà B. rỗi
C. đi chơi  D. bận
d. Xin anh gọi điện thoại cho tôi vào buổi tối. Tối nào tôi cũng..................
A. đi vắng B. đi chơi
C. đi làm D. ở nhà

9. Sắp xếp các câu sau để trở thành một hội thoại hợp lý:
A. Dạ, bật bây giờ ạ?
B. Mai là chủ nhật hả bố? Thích quá, chủ nhật có nhiều chương trình tivi lắm. Sáng, chiều, tối,
buổi nào cũng có!
C. Ừ... bố không biết. Hình như họ sắp giới thiệu chương trình thì phải, con xem đi?
D. Khánh ơi, bật tivi lên con!
E. Nhưng nếu lúc nào cũng xem tivi thì không tốt, con ạ.
F. Ừ, bật lên để xem chương trình tivi ngày mai thế nào.
G. Vâng... nhưng.... À, ngày mai họ có chiếu phim “Điệp viên 007” không hả bố?
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

You might also like