Bài 8. Trên đường phố

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 17.

(Chủ nhật ngày 14 tháng 12 năm 2019)


NGỮ PHÁP
1. Kết cấu:
Mẫu:
Động từ  + xem
 Động từ  +  thử xem
 Thử  +  động từ  +  xem
a. Xem đứng sau một động từ, dùng trong câu cầu khiến khi muốn đề nghị, khuyến khích
người nào đó làm một việc gì.
Ví dụ: - Anh tìm xem cô ấy ở đâu?
- Chị nghĩ xem việc đó có nên làm không?
b. Động từ + thử xem hay Thử + động từ + xem cũng được dùng với ý nghĩa trên.
Ví dụ: - Cam ngon lắm, anh ăn thử xem.
- Anh thử hỏi ông ấy xem!
2. Cấm:
Mẫu:
Cấm  +  động từ
              mệnh đề
Cấm dùng để biểu thị ý không cho phép làm việc gì, có tính chất mệnh lệnh, qui định.
Ví dụ: - Cấm hái hoa?
- Cấm vứt rác
-  Bố cấm con hút thuốc lá!
3. Thế mà (vậy mà / ấy thế mà)
Thế mà có ý nghĩa tương tự như “nhưng”, tuy nhiên về cách dùng có khác nhau một chút.
a. Khi dùng từ “nhưng”, luôn luôn phải có một ý kiến (A) đứng trước từ “nhưng” và đối lập
với ý kiến (B) đứng sau “nhưng”.
A  nhưng  B
Ví dụ: - Anh ấy thông minh nhưng lười.
                     A                   B                     
 - Đài báo hôm nay trời mưa nhưng thực ra trời nắng.
                                A                                 B
b. Khi dùng từ “thế mà”, có hai trường hợp:
- Trường hợp 1, dùng giống như “nhưng”
A  thế mà  B
Ví dụ: - Ông ấy đã cao tuổi rồi, thế mà vẫn rất khỏe.
 - Anh ấy sắp đi nước ngoài, thế mà không nói với gia đình.
- Trường hợp 2, dùng trong đối thoại, và “thế mà” đứng đầu câu của người thứ hai (khi ý kiến
đề xuất là của người thứ nhất) để biểu thị sự ngạc nhiên.
Người đối thoại 1:  - A
Người đối thoại 2:  - Thế mà B
Ví dụ: + Ngày mai chúng ta nghỉ học đấy. 
- Thế mà tôi không biết gì cả.
+ Anh Hòa nói với tôi anh ấy bỏ thuốc lá rồi.
- Thế mà hôm qua tôi vẫn thấy anh ấy hút.
4. Bất cứ... nào... cũng
Kết cấu “bất cứ... nào... cũng” là cách nói nhấn mạnh của kết cấu nào... cũng.
Ví dụ: - Bất cứ quyển sách nào của nhà văn Nguyễn Tuân, tôi cũng thích. 
- Bất cứ đường phố nào trong thành phố này, chúng tôi cũng đã đến.
BÀI TẬP
1. Chọn động từ thích hợp để điền vào các câu sau đây:
Mẫu: - Quyển tạp chí Mỹ thuật đâu nhỉ?
  - Anh xem trên giá sách xem!
a. - Chị có thấy cái kính của em ở đâu không?
    - Hình như ở trên bàn thì phải. Em............................ lại xem!
b. Anh.............................. xem, kia có phải là thầy Minh không?
c. Hùng ơi, cậu................................... Hoa xem, sáng mai lớp ta có nghỉ học không?
d. Cháu......................... xem, trong báo viết gì hả cháu?
e. Nam, tại sao em không nghe thầy giảng? Thầy vừa nói câu gì, em.................... lại xem!
2. Dùng kết sau “thử + động từ + xem” để hoàn chỉnh các câu sau:
Mẫu: - Cam ngọt lắm, chị...............
→ - Cam ngọt lắm, chị ăn thử xem!
a. Băng nhạc Trịnh Công Sơn này hay lắm, em.......................................................
b. Loại bút bi này viết rất tốt, chị.....................................
c. Kem đánh răng “Close-up”, mọi người rất thích. Bác...........................................
d. Bài báo thú vị quá, cậu..............................................................................
e. Tớ đã hỏi nhưng cô ấy không nói, cậu......................................................
f. Cô đã bao giờ ăn thịt chó chưa? Nếu chưa thì...................................................?
g. Cái mũ này có lẽ hợp với chị, chị.....................................................................
3. Anh / chị nói thế nào khi muốn gợi ý hay khuyến khích người khác làm những việc sau:
(dùng kết cấu “động từ + thử xem” hoặc “thử + động từ + xem”)
a. Bạn của anh / chị bị ốm và không biết nên uống thuốc gì.
..........................................................................................................................................
b. Em của anh / chị muốn đến nhà bạn em ấy chơi, nhưng không biết bạn ấy có ở nhà không.
..........................................................................................................................................
c. Anh / chị mới đọc tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” và nghĩ rằng cuốn sách đó rất hay.
Anh / chị muốn giới thiệu cho các bạn đọc.
..........................................................................................................................................
d. Có một bạn nước ngoài chưa bao giờ ăn nước mắm. Anh / chị muốn bạn ấy ăn thử.
..........................................................................................................................................
e. Hai người bạn của anh / chị yêu nhau, nhưng họ quyết định chia tay nhau. Anh / chị khuyên
họ nên nói chuyện với nhau một lần nữa.
..........................................................................................................................................
4. Hãy viết thông báo “Cấm...............” ở các địa điểm sau:
(Mỗi địa điểm có thể có nhiều thông báo khác nhau):
Mẫu: - Trong rạp chiếu phim: “Cấm hút thuốc”
a. Trong rạp chiếu phim: ...................................................................................
b. Ở công viên: ...................................................................................................
c. Trên đường phố:..............................................................................................
d. Ở đường một chiều:.........................................................................................
e. Ở bệnh viện:.....................................................................................................
f. Trên máy bay:...................................................................................................
g. Ở trạm bán xăng:.............................................................................................
5. Dùng từ “thế mà” để chuyển đổi các câu sau:
Mẫu: - Anh ấy đã về nước rồi, nhưng tôi không biết điều đó.
→ - Anh ấy đã về nước rồi, thế mà tôi không biết điều đó.
a. Chị Lan là em của chị Mai nhưng tôi không biết.
..........................................................................................................................................
b. Tôi đã dặn đi dặn lại, nhưng cô ấy vẫn quên.
..........................................................................................................................................
c. Anh ấy học tiếng Việt ở trường đại học, nhưng anh ấy không muốn sang Việt Nam.
..........................................................................................................................................
d. Anh ấy nói thật nhưng chị ấy không tin.
..........................................................................................................................................
e. Đường đông nhưng Minh phóng xe rất nhanh.
..........................................................................................................................................
f. Đài báo hôm nay trời nắng nhưng trời lại mưa.
..........................................................................................................................................
g. Bạn Hồng rất chăm viết thư cho Hồng nhưng Hồng lại rất lười viết thư cho bạn.
..........................................................................................................................................
h. Cô Nhàn vừa lấy chồng, nhưng không ai biết.
..........................................................................................................................................
6. Hoàn thành các câu sau:
Mẫu: - Anh biết, thế mà............................
→ - Anh biết, thế mà chẳng nói gì cho em cả!
a. Trời mưa to quá, thế mà................................................................................
b. Đường từ nhà anh ấy đến trường rất xa, thế mà................................................................
c. Cô ấy chỉ mới 20 tuổi, thế mà...........................................................................................
d. Ông ấy nói là ông ấy sẽ về nước vào ngày hôm nay, thế mà............................................
e. Chị Hồng vừa mới khỏi ốm, thế mà..................................................................................
f. Đây là đường một chiều, thế mà........................................................................................
g. Bây giờ đã là 10 giờ sáng, thế mà.....................................................................................
h. Ngày mai tôi có bài kiểm tra, thế mà.................................................................................
7. Thêm từ “bất cứ” vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
Mẫu: - Bài hát nào của Beatles, anh ấy cũng biết.
→ - Bất cứ bài hát nào của Beatles, anh ấy cũng biết.
a. Bài toán nào nó cũng giải được.
..........................................................................................................................................
b. Khi nào gặp cô ấy, anh ấy cũng hồi hộp.
..........................................................................................................................................
c. Người nào cũng phải học và làm việc.
..........................................................................................................................................
d. Lúc nào anh ấy cũng lạc quan.
..........................................................................................................................................
e. Buổi họp nào bà ấy cũng vắng mặt.
..........................................................................................................................................
f. Nơi nào anh ấy cũng đã đến.
..........................................................................................................................................
g. Ngày nào cậu bé cũng đi học đúng giờ.
..........................................................................................................................................
h. Tuần nào ông ấy cũng đi câu cá.
..........................................................................................................................................
8. Chuyển đổi các câu sau sang kết cấu “Bất cứ... nào... cũng”:
Mẫu: - Ông ấy đã đến thăm tất cả các nước ở châu Âu.
→ - Bất cứ nước nào ở châu Âu, ông ấy cũng đã đến thăm.
a. Tất cả những người bạn của anh ấy đều tốt.
..........................................................................................................................................
b. Tất cả các con đường ở thành phố này đều có cây xanh.
..........................................................................................................................................
c. Tôi không thích tất cả các tác phẩm của nhà văn ấy.
..........................................................................................................................................
d. Tất cả các bể bơi trong thành phố này đều rất sạch.
..........................................................................................................................................
e. Tất cả mọi khó khăn đều được anh ta giải quyết.
..........................................................................................................................................
f. Ông giám đốc không đồng ý với tất cả các kế hoạch mà chúng tôi đưa ra.
..........................................................................................................................................
g. Chồng thích tất cả các món ăn mà vợ nấu.
..........................................................................................................................................
h. Ông ấy đọc tất cả các mục trong tờ báo.
..........................................................................................................................................
3. Dựa vào ý nghĩa của các cách nói: bỏ quá, ối giời ơi, đen, thôi chết, phóng, để dùng trong
các trường hợp sau cho thích hợp (có thể thêm các từ khác, nếu cần).
a. Hôm nay tôi quên mang áo mưa thì trời mưa rất to.................................................!
b. - Anh vi phạm luật lệ giao thông. Đề nghị anh theo tôi về đồn công an.
    -.......................................................!
c. Chị đừng giận em, em không biết gì về việc này. Chị................................. cho em.
d. Tôi xin lỗi anh, tôi vô ý quá. Anh....................................................................
e. .............................................! Con làm vỡ bát rồi phải không?
f. Hôm nay tôi chuẩn bị đi làm thì xe máy hỏng. Định gọi xe ôm thì không có xe
nào..............................................!
g. Đi cẩn thận cháu nhé! Đừng................................................!
4. Các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Chữa lại các câu sai cho đúng.
a. Cấm không được vứt rác trên đường phố.
..........................................................................................................................................
b. Truyện này hấp dẫn lắm, anh đọc xem thử xem.
..........................................................................................................................................
c. Bất cứ người nào, anh ấy không biết.
..........................................................................................................................................
d. Cấm đi xe vào đường một chiều.
..........................................................................................................................................
e. Ông ấy giúp đỡ bất cứ người nào cũng.
..........................................................................................................................................
f. Chị đùng thử loại xà phòng này xem!
..........................................................................................................................................
g. Bất cứ thành phố nào ở Việt Nam, cũng anh Kim biết.
..........................................................................................................................................
5. Chọn câu trả lời thích hợp:
a. Chị thử nhìn xem, cá.................... lắm, nấu canh chua rất ngon. 
A. tốt  C. đẹp
B. sống D. tươi
b. Bất cứ người nào.................... biết cô ấy vì cô ấy rất nổi tiếng.
A. đều C. cũng
B. rất D. (không cần)
c. Cấm sử dụng.................... trong khi thi.
A. giấy tờ C. tài liệu
B. tin tức D. thông báo
d. Anh thử.................... cho tôi việc làm của anh xem?
A. suy nghĩ C. nghe
B. giải thích D. giải quyết

ĐÁNH VẦN
am ăm âm om ôm ơm
em êm im um
nam năm nâm nom nôm nơm nem nêm nim num
tam tăm tâm tom tôm tơm tem têm tim tum

quả cam đom đóm xem phim tìm kim


chăm làm lom khom bơm xe tổ chim
mầm non con tôm que kem chùm nhãn
tăm tre nấm rơm nằm đệm cảm cúm
đi chậm chôm chôm thềm nhà chúm chím

- Bé cho đàn gà con ăn tấm. Bố khen bé chăm làm.


- Thứ năm, mẹ cho bé đi xem phim.
- Bé Thơm bị ốm, hôm qua bà cho bé đi khám ở trạm y tế
xã.

You might also like