ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 HKI NĂM HỌC 2020

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 HKI NĂM HỌC 2020-2021

A. TRẮC NGHIỆM
PHẦN SỐ HỌC
Câu 1. Kí hiệu a  b có nghĩa là:
A. a < b. B. a > b. C. a < b hoặc a = b. D. a > b hoặc a = b.
Câu 2. Lựa chọn công thức đúng của a (với n  0) là:
n

A. an = a + a + …+ a B. an = a.a. … a B. an = a.a. … a
n số hạng a n thừa số a n + 1 thừa số a

Câu 3. Điều kiện để có phép trừ hai số tự nhiên a – b là:


A. a < b. B. a ≤ b. C. a > b. D. a  b.
Câu 4. Điều kiện để có phép chia hai số tự nhiên a : b là:
A. a = 0. B. a  0. C. b = 0. D. b  0.
Câu 5. Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu:
A. { } B. ( ) C. [ ] D. | |
Câu 6. Lựa chọn quy tắc đúng cho phép tính am : an, với a  0 và m  n là:
A. am : an = am – n . B. am : an = am . n .
C. am : an = am + n . D. am : an = am : n .
Câu 7. Lựa chọn quy tắc đúng cho phép tính am . an, với a  0 là:
A. am : an = am – n . B. am : an = am . n .
C. am : an = am + n . D. am : an = am : n .
Câu 8. Lựa chọn khẳng định đúng:
A. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N và N = {1; 2; 3; 4; …}.
B. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N và N = {0; 1; 2; 3; …}.
C. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N* và N* = {0; 1; 2; 3; …}.
D. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N* và N* = {1; 2; 3; 4; …}.
Câu 9. Kí hiệu a ≤ b có nghĩa là:
A. a < b. B. a > b. C. a < b hoặc a = b. D. a > b hoặc a = b.
Câu 10. Lựa chọn định nghĩa đúng cho khái niệm tập hợp con
A. Nếu có ít nhất một phần tử của tập hợp A thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là tập hợp con
của tập hợp B.
B. Nếu có ít nhất một phần tử của tập hợp B thuộc tập hợp A thì tập hợp A gọi là tập hợp con của
tập hợp B.
C. Nếu mọi phần tử của tập hợp B đều thuộc tập hợp A thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp
B.
D. Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp
B.

Câu 11. Chỉ ra biểu diễn đúng cho số

A. . B. . C. . D. .

Câu 12. Chỉ ra biểu diễn đúng cho số

A. . B. .
C. . D. .
Câu 13. Chọn khẳng định đúng:
A. A  B thì A = B. B. B  A thì A = B.
C. A  B hoặc B  A thì A = B. D. A  B và B  A thì A = B.
Câu 14. Chỉ ra định nghĩa đúng về “ước” và “bội” là:
A. Nếu có số tự nhiên a chia cho b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
B. Nếu có số tự nhiên a chia cho b thì ta nói b là bội của a và a là ước của b.
C. Nếu có số tự nhiên a chia hết cho b thì ta nói a là bội của b và b là ước của a.
D. Nếu có số tự nhiên a chia hết cho b thì ta nói b là bội của a và a là ước của b.
Câu 15. Lựa chọn cách đọc đúng cho kí hiệu 1  A là:
A. 1 thuộc A. B. 1 không thuộc A. C. A thuộc 1. D. A không thuộc 1.
Câu 16. Để viết hoặc minh họa tập hợp ta dùng :
A. Liệt kê các phần tử của tập hợp. C. Biểu đồ Venn.
B. Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. D. Cả A, B, C.
Câu 17. Khẳng định “Nếu hai số a, b đều chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng đều chia
hết cho c” là đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 18. Lựa chọn cách đọc đúng cho kí hiệu a4 là:
A. a mũ 4. B. Lũy thừa bậc 4 của a. C. a lũy thừa 4. D. Cả A, B, C.

Câu 19. Tìm thương của phép chia .


A. 10. B. 11. C. 100. D. 111.
Câu 20. Khẳng định “Mọi số nguyên tố đều là số lẻ” là đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 21. Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau của số 99.
A. (97, 98). B. (98, 99). C. (99, 100) D. (98, 100).
Câu 22. Viết số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số.
A. 789. B. 889. C. 899. D. 999.
Câu 23. Viết số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau.
A. 987. B. 978. C. 798. D. 897.

Câu 24. Tìm số tự nhiên có 4 chữ số dạng , biết số đó chia hết cho 2, chia hết cho 3
và chia hết cho 5.
A. 8310. B. 8340. C. 8370. D. Cả A, B, C.
Câu 25. Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
A. 1000. B. 1234. C. 2013. D. 1023.
Câu 26. Tập hợp D gồm các số tự nhiên sao cho x.0 = 10.
A. Không có phần tử nào. B. Có một phần tử.
C. Có một phần tử. D. Có vô số phần tử.
Câu 27. Tìm số tự nhiên x, biết 1234 : x = 2.
A. x = 671. B. x = 617. C. x = 716. D. x = 176.
4 5
Câu 28. Kết quả phép tính 2 . 2 bằng :
4 9
A. B. 2 C. 4 D.
Câu 29. Kết quả phép tính bằng :
A. B. C. D.
Câu 30. Kết quả phép tính bằng :
A. B. C. D.
Câu 31. Viết gọn các tích sau bằng cách dùng lũy thừa: 2.2.2.3.6.6.
A. 2 .3 .
3 5
B. 25.33. C. 23.33 D. 25.35
Câu 32. Tìm tập hợp các số nguyên tố có một chữ số.
A. {0; 2; 3; 5; 7}. B. {0; 1; 2; 3; 5; 7}. C. {1; 2; 3; 5; 7}. D. {2; 3; 5; 7}.
Câu 33. Viết các tập hợp ƯC(12, 30).
A. {1; 2; 3; 6}. B. {1; 2; 3; 6; 12}. C. {1; 2; 3; 6; 12; 15}. D. {1; 2; 3; 6; 12; 15; 30}.
Câu 34. Tập hợp A gồm các số tự nhiên sao cho x + 5 = 12 có bao nhiêu phần tử ?
A. Không có phần tử nào. B. Có một phần tử.
C. Có ba phần tử. D. Có vô số phần tử.
Câu 35. Tập A = {5; 6; 7; … ; 100} có bao nhiêu phần tử ?
A. 94. B. 95. C. 96. D. 97.
Câu 36. Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + … + 99 + 100.
A. 2020. B. 3030. C. 4040. D. 5050.
Câu 37. Lựa chọn khẳng định đúng:
A. Tập hợp các số nguyên là Z = {…; -3; -2; -1; 0}.
B. Tập hợp các số nguyên là Z = {0; 1; 2; 3; …}.
C. Tập hợp các số nguyên là Z = {-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3}.
D. Tập hợp các số nguyên là Z = {…; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …}.
Câu 38. Lựa chọn cách viết đúng:
A. 0  N*. B. -6  Z. C. -8  N. D. Cả A, B, C.
Câu 39. Cho A = {x  Z | -3 < x < 3}. Các phần tử của A là:
A. -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3. B. -2; -1; 0; 1; 2.
C. -3; -2; -1. D. -2; -1; 1; 2.
Câu 39. Cho A = {x  Z | -3 ≤ x  3}. Các phần tử của A là:
A. -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3. B. -2; -1; 0; 1; 2.
C. -3; -2; -1. D. -2; -1; 1; 2.
Câu 40. Số nguyên liền sau số -12 là
A. -13. B. -11. C. -14. D. -10.
Câu 41. Trong tập hợp các số nguyên sau, tập hợp nào có các số nguyên được sắp xếp theo
thứ tự tăng dần
A. {3 ; -19 ; 5 ; 1 ; 0}. B. {-3 ; -19 ; 0 ; 1 ; 3 ; 5}.
C. {0 ; 1 ; -3 ; 3 ; 5 ; -19}. D. {-19 ; -3 ; 0 ; 1 ; 3 ; 5}.
Câu 42. Khi bỏ dấu ngoặc trong biểu thức 2009 – (5 – 9 + 2008) ta được
A. 2009 + 5 – 9 – 2008. B. 2009 – 5 – 9 + 2008.
C. 2009 – 5 + 9 – 2008. D. 2009 – 5 + 9 + 2008.
Câu 43. Tổng các số nguyên x thỏa mãn -10 < x ≤ 10 là
A. 33. B. 10. C. 0. D. 36.
Câu 44. Tổng các số nguyên x thỏa mãn -8  x ≤ 8 là
A. -4. B. 8. C. 0. D. 16.
Câu 45. Tính giá trị của |a| biết: |a| = 12 ?
A. a = 12. B. -12. C. a = 12 hoặc a = -12.
Câu 46. Tìm x, biết: (x – 5) + 10 = 0.

A. x = 7. B. x = 6. C. x = -5. D. x = 4.
Câu 47. Lựa chọn quy tắc đúng:
A. Khi cộng hai số nguyên cùng dấu, ta cộng các giá trị tuyệt đối của chúng với nhau.
B. Khi cộng hai số nguyên cùng dấu, ta cộng các giá trị tuyệt đối của chúng với nhau rồi đặt trước
kết quả dấu chung của chúng.
Câu 48. Lựa chọn quy tắc đúng:
A. Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của số đối của a và b.
B. Hiệu của hai số nguyên a và b là tổng của a và số đối của b.
Câu 49. Lựa chọn quy tắc đúng:
A. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
B. Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngặc: dấu
“+” thành dấu “-” và dấu “-” thành dấu “+”.
Câu 50. Kết quả của phép tính 15 + (-7) là
A. 22. B. -8. C. 8. D. -22.
Câu 51. Trên hình 1, điểm A cách điểm mốc M về phía Tây 3 km, ta quy ước: “Điểm A
được biểu thị là -3km”. Tìm số biểu thị điểm B.

A. -1. B. -2. C. 2. D. 1.

Câu 52. Kết quả phép tính bằng


A. 0 . B. . C. . D. .
x−12=14 .
Câu 52: Cho biết Khi đó x bằng:
A. . B. . C. 2. D. .
Câu 53. Tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC” là:
A. . B. .
C. . D. .
Câu 54. Kết quả phân tích số 140 ra thừa số nguyên tố là:
A. 22.5.7 . B. 32.5.7. C. 22.3.5.7. D. 22.32.5.
Câu 55. Bạn Lan đánh số trang sách bằng các số tự nhiên từ 1 đến 100. Bạn Lan phải viết tất
cả bao nhiêu chữ số? (VDC)
A. 204 chữ số B. 192 chữ số C. 198 chữ số D.100 chữ số
Câu 56. Viết số 14 thành số La Mã là số. NB)
A. . B. . C. XVI. D. XIV.
Câu 57. Tập hợp ước của 21 là:
A.1; 7; 3; 21. B.1; 7; 21. C. 7; 3; 21. D. 1; 3; 7.
Câu 58. Bội của 8 là:
A.0 ;1 ;3.5 ;7 B.0 ;8 ;24. C. 0 ;8 ;24 ;… D. 0 ;8 ;24 ;42 ;…

Câu 59. Kết quả của phép tính là:


A. . B. . C. . D. .
Câu 60. Kết quả phép tính bằng:
A. . B. . C. . D. .
Câu 61. Giá trị của thỏa mãn = 16 là :
A. 2 . B. 4 . C. 1 . D. 16 .
Câu 62. Số nào dưới đây chia hết cho cả 2 và 5 ?
A. 1502 . B. 2105 . C. 2015 . D. 1250 .
Câu 64. Giá trị của biểu thức bằng:
A. 7500 . B.70 . C.7000 . D. 700 .

Câu 65. Giá trị của biểu thức bằng :


A.7 . B. 6 . C. 11 . D. 10 .
Câu 66. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào?

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm , và là một số chia hết cho 3
A. B. C. D.
Câu 67. Nhiệt độ buổi trưa ở Mát-xcơ-va là -7 0C. Buổi chiều nhiệt độ giảm
6 0C. Hỏi nhiệt độ buổi chiều ở Mát-xcơ-va là bao nhiêu
A. -13 0C B. -1 0C C. 1 0C D. 13 0C
Câu 68. Mực nước ở bến sông Hoàng Long (Trường Yên – Hoa Lư) trong
một ngày lũ, buổi sáng mực nước thấp hơn báo động 2 là 60cm vào buổi trưa
mực nước cao hơn buổi sáng là 80cm và đến buổi chiều mực nước lại giảm so
với buổi trưa là 30cm. Hỏi mực nước buổi chiều ở bến sông Hoàng Long cao
hơn hay thấp hơn báo động 2 và cao hơn hay thấp hơn bao nhiêu cm?
A.  Thấp hơn báo động 2 là 10cm B. Cao hơn báo động 2 là 10cm
C.  Thấp hơn báo động 2 là 40cm D. Cao hơn báo động 2 là 40cm
Câu 69. Để chia đều 96 cái kẹo và 36 cái bánh vào các đĩa thì có thể chia được nhiều nhất
bao nhiêu đĩa?
A. 36 đĩa. B. 24 đĩa. C. 18 đĩa. D. 12 đĩa.
Câu 70. Trên dãy phố, mỗi căn nhà được đánh theo thứ tự các số chẵn liên tiếp từ 12 đến 46.
Dãy phố có bao nhiêu căn nhà ?
A. 34. B. 35. C. 17. D. 18.
Câu 71. Lớp 6A có 18 học sinh nữ và 24 học sinh nam. Giáo viên chủ nhiệm chia lớp thành
cả nam và nữ, số nam được chia đều vào các tổ, số nữ cũng vậy. Số tổ nhiều nhất có thể chia là:
A.8 . B. 3 . C. 2 . D. 6 .
Câu 72. Nhiệt độ của Mát-xcơ-va vào một buổi trưa là . Đến buổi chiều cùng ngày,
nhiệt độ giảm so với buổi trưa. Nhiệt độ buổi chiều là:

A. . B. . C. D. . .
B. TỰ LUẬN
Bài 1. Thực hiện phép tinh (tính hợp lí nếu có thể)

a) b) (-2017) + + 57 c)

d) 445 – 52 + 155 + 452 e) 39.213 + 87.39 f) 30 : {175:[355 – (135 + 37.5)]}


g) 56.65 + 65.44 – 2020 h) 126 + (-100) + 200 + (-126) i) 32.5 + 23.10 – 81:3
k) (-2002) – (57 – 2002) l) (2736 – 75) – 2736
Bài 2. Tìm x, biết
a) x + 13 = 42 b) x – 23 = 30 c) 60 – x = 43 d) 3.x = 42

e) x : 13 = 41 f) 90 : x = 9 g) x – (-14) = 21 h)
i) k) và l) và
và 5 < x < 25
m) n) và

p) x Ư(12) và

q) r) s) x + 2 = -6 t) 7 - x = 8 – 3
u) x - 5 = -9 v) 60 – 3x = 24
Bài 3. Học sinh lớp 6A khi xếp thành hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết
số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh lớp 6A.
Bài 4. Học sinh khối 6 của một trường khi xếp thành hàng 12, hàng 15, hàng 18 đều dư 5.
Biết số học sinh khối 6 trong khoảng từ 200 đến 400. Tính số học sinh khối 6.
Bài 5. Đội văn nghệ của một trường có 48 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn. Muốn
phục vụ đồng thời tại nhiều địa điểm, đội dự định chia thành các tổ gồm cả nam và nữ, số nam được
chia đều vào các tổ, số nữ cũng vậy. Có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu tổ? Khi đó mỗi tổ
bao nhiêu nữ, bao nhiêu nam?
Bài 6. Hai đội công nhân nhận trồng một số cây như nhau. Mỗi công nhân đội Một phải trồng
8 cây, mỗi công nhân đội II phải trồng 9 cây. Tính số cây mỗi đội phải trồng, biết số cây đó khoảng
từ 100 đến 200.
Bài 7. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng 36m. Người ta muốn trồng
cây xung quanh vườn sao cho mỗi góc vườn có một cây và khoảng cách giữa hai cây liên tiếp bằng
nhau. Hỏi số cây phải trồng ít nhất là bao nhiêu?
Bài 8. Đội văn nghệ của một trường có 48 nam và 72 nữ về một huyện để biểu diễn. Muốn
phục vụ đồng thời tại nhiều địa điểm, đội dự định chia thành các tổ gồm cả nam và nữ, số nam
được chia đều vào các tổ, số nữ cũng vậy.Có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu tổ ? Khi đó
mỗi tổ có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ ?
PHẦN HÌNH HỌC
1) Ba điểm thẳng hàng:
- Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng.
- Trong 3 điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm.

2) Các vị trí tương đối của 2 đường thẳng:


a) Trùng nhau: Có vô số điểm chung.
Ví dụ: ta nói 2 đường thẳng AB và CB trùng nhau

b) Cắt nhau: có 1 điểm chung (giao điểm).


VD: ta nói 2 đường thẳng DB và DC cắt nhau tại A và A được gọi là giao điểm.

c) Song song: Không có điểm chung.


VD: Hai đường thẳng xy và zt là hai đường thẳng song song với nhau
 Hai đường thẳng không trùng nhau được gọi là 2 đường thẳng phân biệt. Hai đường
thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có điểm chung nào.
VD: Hai đường thẳng cắt nhau và hai đường thẳng song song là hai đường thẳng
phân biệt.
 Có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt.
3) Tia
- Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là 2 tia đối nhau.
- điểm trên đường thẳng là gốc chung của 2 tia đối nhau.
- Hai tia không trùng nhau được gọi là 2 tia phân biệt.
4) Trung điểm của đoạn thẳng:
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
M nằm giữa 2 điểm A và B

MA = MB =
5) Tính độ dài đoạn thẳng:
* Phương pháp giải:
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB =


A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hình ảnh của điểm trên trang giấy là gì?
A. Dấu chấm nhỏ. B. Đường tròn. C. Hình vuông. D. Hình chữ nhật.
Câu 2. Người ta thường dùng cái gì để đặt tên điểm?
A. Chữ cái in thường. B. Chữ cái in hoa. C. Chữ số. D. Chữ số La Mã.
Câu 3. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng khi đó có thể xảy ra trường hợp nào?
A. A nằm giữa B và C. B. B nằm giữa A và C. C. C nằm giữa A và B. D. Cả A, B, C.
Câu 4. Khẳng định “Đường thẳng và tia là giống nhau” là đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 5. Cho hình vẽ bên. Điểm A thuộc những đường thẳng
nào?
A. A  a, A  b. B. A  a, A  c.
C. A  b, A  c. D. A  a, A  b, A  c.
Câu 6. (Sử dụng hình ảnh của câu 5). Điểm A không thuộc
những đường thẳng nào?
A. A  a. B. A  b. C. A  c. D. Cả A, B, C.
Câu 7. (Sử dụng hình ảnh của câu 5). Điểm B nằm trên đường thẳng nào?
A. B  a, B  b. B. B  a, B  c.
C. B  b, B  c. D. B  a, B  b, B  c.
Câu 8. (Sử dụng hình ảnh của câu 5). Điểm B không nằm trên đường thẳng nào?
A. B  a. B. B  b. C. B  c. D. Cả A, B, C.
Câu 9. (Sử dụng hình ảnh của câu 5). Những đường thẳng nào đi qua điểm C?
A. C  a, C  b. B. C  a, C  c.
C. C  b, C  c. D. C  a, C  b, C  c.
Câu 10. Từ ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kẻ được bao nhiêu đường thẳng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 11. Cho hình vẽ


Hỏi: Tia Ax trùng với tia nào?
A. AB. B. Ay. C. Bx. D. By.
Câu 12. (Sử dụng hình ảnh của câu 11).
Hỏi: Tia Ax đối với tia nào?
A. AB. B. Ay. C. Bx. D. By.
Câu 13. Khẳng định “Mỗi điểm trên đường thẳng đều là góc chung của hai tia đối nhau” là
đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.
Câu 14. Cho điểm M là điểm nằm giữa A và B, biết AM = 3 cm, AB = 5 cm. Tính MB?
A. 2 cm. B. 4 cm. C. 6 cm. D. 8 cm.
Câu 15. Cho đường thẳng d và ba điểm A, B, C. Ba điểm A, B, C là thẳng hàng khi:
A. A  d, B  d và C  d. B. A  d, B  d và C  d.
C. A  d, B  d và C  d. D. A  d, B  d và C  d.
Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hai tia có một điểm gốc chung và một điểm chung khác nữa thì trùng nhau.
B. Hai tia có vô số điểm chung thì trùng nhau.
C. Hai tia phân biệt có gốc chung là hai tia đối nhau.
D. Hai tia Ox, Oy cùng tạo thành 1 đường thẳng là hai tia đối nhau.
Câu 17. Cho 3 điểm M, N, P thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm M và P

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào không đúng?
A. Hai tia NM và NP đối nhau.
B. Hai tia MN và MP trùng nhau.
C. Hai tia PM và PN đối nhau.
D. Hai tia PM và PN không trùng nhau.
Câu 18. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:
A. Hai đường thẳng phân biệt thì song song với nhau.
B. Hai đường thẳng không trùng nhau thì song song.
C. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song.
D. Hai đường thẳng không song song thì cắt nhau.
Câu 19. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:
A. Nếu M là điểm nằm giữa hai điểm A và B thì nó là trung điểm của đoạn thẳng AB
B. Nếu MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

C. Nếu AM = thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.


D. Nếu AM + MB = AB và MA = MB thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Câu 20. Trên tia Ox, lấy các điểm M, N, P sao cho: OM =2 cm, ON = 5cm,
OP = 8cm.
Khi đó:
A. MO = MN = 2cm. C. MN = NP = 3cm.
B. NO = NP = 5cm. D. MO = NP = 2cm.
Câu 21. Cho Az và At là 2 tia đối nhau, trên Az lấy điểm H sao cho AH = 4cm, trên tia At
lấy điểm K sao cho AK = 6cm. Độ dài đoạn thẳng HK là:
A. 2cm. B. 4cm D. 6cm. D. 10cm
Câu 22. Nhìn hình vẽ và cho biết: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào không đúng?
A. Ba điểm M, K, P thẳng hàng.
B. Ba điểm M, Q, N thẳng hàng.
C. Ba điểm N, P, R không thẳng hàng.
D. Ba điểm M, K, R không thẳng hàng.
Câu 23. Cho AH + HK = AK. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điểm A nằm giữa 2 điểm H và K.
B. Ba điểm A, H, K thẳng hàng.
C. Điểm K nằm giữa hai điểm A và H.
D. Ba điểm A, H, K không thẳng hàng.
Câu 24. Cho I là trung điểm của đoạn thẳng PQ với PQ = 18cm. Gọi E và M lần lượt là các
trung điểm của các đoạn thẳng PI và QI. Khi đó, độ dài đoạn thẳng EM bằng:
A. 4,5cm. B. 5cm. C. 10cm. D. 9cm.
Câu 25. Cho đoạn thẳng MN dài 7cm. Lấy điểm P nằm giữa hai điểm M và N sao cho
NP = 3cm. Trên tia đối của tia PM lấy điểm Q sao cho PQ = 8cm. Độ dài của đoạn thẳng MQ là:
A. 15cm B. 12cm C. 10cm D.11cm
Câu 26. Cho hình vẽ bên dưới, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Đường thẳng x đi qua điểm B và không đi qua điểm K.


B. Đường thẳng x không đi qua điểm B và không đi qua điểm K.
C. Đường thẳng x đi qua hai điểm B và K.
D. Đường thẳng x đi qua hai điểm D và K.
Câu 27. Trên tia At, lấy điểm 3 điểm A, E, B thẳng hàng sao cho: AB = 10cm, EB = 4cm.
Trên tia đối của tia At, lấy điểm C sao cho A là trung điểm của đoạn thẳng CE. Độ dài đoạn thẳng
AC là:
A. 16cm. B. 4cm. C. 8cm. D. 2cm.
Câu 28. Hai tia đối nhau là hai tia...
A. chung gốc. B. cùng thuộc một đường thẳng.
C. chung gốc và tạo thành một đường thẳng. D. tạo thành đường thẳng.
Câu 29. Hai đoạn thẳng cắt nhau có bao nhiêu điểm chung?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30. Đoạn thẳng AB là hình gồm....
A. hai điểm A, B.
B. các điểm nằm giữa hai điểm A và B.
C. điểm A và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
D. điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Câu 31. Nếu M nằm giữa A và B thì
A. MA + AB = MB. B. AM + MB = AB. C. AB + MB = AM. D. MB + BA = MA.
Câu 32. Cho hình vẽ bên. Số đoạn thẳng có trên hình là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 33. Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN nếu
MN
IM  IN 
A. 2 . B. IM = IN. C. IM + IN = MN. D. IM = 2 IN.
Câu 34. Nếu DG + HG = DH thì
A. D nằm giữa H và G. B. H nằm giữa D và G.
C. G nằm giữa D và H. D. DG = GH.
Câu 35. M là trung điểm của đoạn thẳng AB khi:
A. MA = MB và MB +AB = MA B. MA + AB = MB và MA = MB
C. MA + MB = AB D. MA + MB = AB và MA = MB
Câu 36. Cho đoạn thẳng AB = 6 cm . Điểm K nằm giữa AB, biết KA = 4 cm thì đoạn thẳng
KB bằng:
A. 10 cm B. 6 cm C. 4cm D. 2cm
Câu 37. Cho MN = 8cm. Điểm M là trung điểm của PQ. Khi đó độ dài đoạn PM là:
A. 8 cm B. 4 cm C. 4,5 cm D. 5 cm
Câu 38. A là trung điểm của đoạn thẳng CD . Biết CD = 16 cm . Độ dài đoạn thẳng CA và
AD là:
A. 32 cm B. 8 cm C. 9 cm D. 16 cm
Câu 39. Cho ba điểm thẳng hàng A, B, M và AI + IB = AB. Điểm nào nằm giữa hai điểm
còn lại:
A. Điểm I B. Điểm A C. Điểm B D. Không có điểm nào
Câu 40. Mỗi đoạn thẳng có bao nhiêu độ dài:
A. 1 B. 2 C. 0 D. vô số
Câu 41. Cho hình vẽ, biết AB = 4cm, AC = 6cm. Độ dài đoạn thẳng BC là:

A. 2cm. B. 3cm.             C. 4cm.        D. 10cm.


B. TỰ LUẬN
CÁCH CHỨNG MINH ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM:
* Cách 1: Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. (Thường dùng khi đã biết
đầy đủ số đo của các đoạn thẳng).

* Cách 2: Trên tia Ox, có OA = a cm; OB = b cm.


Trên tia Ox, nếu OA< OB (a < b) thì A nằm giữa hai điểm O và B.
* Cách 3: Nếu OA và OB là 2 tia đối nhau thì O nằm giữa 2 điểm A và B

TÍNH ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG:


* Phương pháp giải:
Cách 1: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

Cách 2: Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB =


* Các bước giải:
Bước 1: Xác định điểm nằm giữa.
Bước 2: Áp dụng công thức và tính độ dài.
Bước 3: Kết luận.
Bài 1. Trên tia Ox vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 6cm, OB = 9cm.
a/ Điểm A có nẳm giữa hai điểm O và B không?
b/ So sánh OA và AB.
c/ Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng OA. Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng IB.
Bài 2. Trên tia Oa vẽ hai điểm A và B sao cho OA = 4cm, OB = 6cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không?
b) So sánh OA và AB.
c) Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng OA. Chứng tỏ A là trung điểm của đoạn thẳng IB.
Bài 3. Cho đường thẳng xy, lấy điểm A thuộc xy. Trên tia Ay vẽ đoạn thẳng
AB = 5cm và AC = 8cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC
b) Trên tia đối của tia By, lấy điểm M sao cho BM = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Bài 4. Trên tia vẽ các đoạn thẳng Trên tia đối của tia vẽ

đoạn thẳng
a) Tính độ dài đoạn thẳng
b) Điểm có là trung điểm của đoạn thẳng không? Vì sao?
c) Tính độ dài đoạn thẳng
Bài 5. Trên tia lấy hai điểm và sao cho .
a) Trong ba điểm điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
b) So sánh và
c) Điểm có là trung điểm của đoạn thẳng không ? Vì sao ?
d) Trên tia đối của tia lấy điểm sao cho Tính độ dài đoạn thẳng ?
Bài 6. Trên tia Ox, lấy 2 điểm M và N sao cho: OM = 3cm, ON = 6cm.
a) Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?
Bài 7. Trên tia Ox, lấy 3 điểm A, B, C sao cho: OA = 2cm, OB = 5cm, OC = 8cm.
c) Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
d) So sánh AB và BC.
--Chúc các em thi tốt--

You might also like