Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1.

 Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị
cấp châu?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 2. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng.
B. Làm gốm.
C. Làm giấy.
D. Làm mộc.
Câu 3. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị
cấp quận?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 4. Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp
dụng luật pháp hà khắc và
A. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
B. nắm độc quyền về muối và sắt.
C. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
D. đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

Câu 5. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong
kiến phương Bắc đã
A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
C. nắm độc quyền về sắt và muối.
D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt.
Câu 6. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là
A. sản xuất muối.
B. trồng lúa nước.
C. đúc đồng, rèn sắt.
D. buôn bán qua đường biển.
Câu 7. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng.
B. Làm gốm.
C. Làm thủy tinh.
D. Làm mộc.
Câu 8. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người Việt với chính quyền đô hộ.
B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
Câu 9. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc là
A. nông dân công xã, hào trưởng người Việt.
B. địa chủ người Hán và nông dân lệ thuộc.
C. hào trưởng người Việt và nô tì, lạc dân.
D. địa chủ người Hán và nông dân công xã.
Câu 10. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của
những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?
A. Địa chủ người Hán.
B. Hào trưởng người Việt.
C. Nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân công xã.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh
vực chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời
Bắc thuộc?
A. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Xây đắp nhiều thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận.
C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
D. Để cho quan lại người Việt cai trị từ cấp châu trở xuống.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách bóc lột về kinh
tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề.
B. Chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo.
C. Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý.
D. Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân
tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.
Câu 14. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân
Âu Lạc đã để lại hậu quả gì?
A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của đất nước dần bị vơi cạn.
C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
Câu 15. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều
hương liệu, sản vật quý đã để lại hậu quả gì?
A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn.
C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.

Phần 2:

Câu 1: Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của
nhân dân ta là chính sách cai trị của

A. Nhà Hán
B. Nhà Tùy
C. Nhà Đường
D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán

Câu 2: Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?

A. Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân
B. Năm 43, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang tái chiếm
C. 400 năm các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Đại Việt bị Trung Quốc xâm lược
D. Triệu Đà diệt An Dương Vương

Câu 3: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng


B. Thành lập quốc gia thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Câu 4: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc

A. Địa chủ với nông dân


B. Tư sản với công nhân
C. Quý tộc với nông dân
D. Nhân dân ta với chính quyền đô hộ Phương Bắc
Câu 5: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu
Chân, Nhật Nam là

A. Thứ sử
B. Thái thú
C. Huyện lệnh
D. Tiết độ sứ

Câu 6: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để
bóc lột nhân dân ta?

A. Bóc lột, cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, lập đồn điền, nắm độc quyền
về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đề tận thu
nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm
ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

Câu 7: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ
chức bộ máy cai trị?

A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt
B. Chia Âu Lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện
D. Chia Âu Lạc thành 3 quận, sáp nhập vào quận Giao Chỉ

Câu 8: Đến thời kì nào của chế độ phong kiến phương Bắc nước ta bị chia thành
nhiều châu?

A. thời kì nhà Triệu

B. thời kì nhà Hán.

C. thời kì nhà Đường.

D. thời kì nhà Minh.


Câu 9: Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ
thế kỉ I đến thế kỉ VI?

A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.


B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.

C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.

D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.


Câu 10: Ở thời kì bị đô hộ, xã hội nước ta xuất hiện thêm những nông dân không
có ruộng đất, phải cày cấy thuê, lịch sử gọi đó là?

A. nông dân công xã.

B. nô tì

C. nô lệ

D. nông dân lệ thuộc


Câu 11: Thời nhà Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn
tăng cường chế độ gì?

A. Tô thuế

B. Địa tô

C. Thuế khóa và lao dịch

D. Chiếm đoạt của cải của nhân dân


Câu 12: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo?

A. Nho giáo được ra đời từ sớm.

B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là "Thiên tử" và có quyền quyết
định tất cả.

C. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.

D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.


Câu 13: Nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách
thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?

A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.


B. Có sự mở mang và phát triển.

C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.

D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt. 


Câu 14: Trong tổ chức cai trị, chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc
đối với nước Âu Lạc là gì?

A. Chia đất nước ta thành các quận, cử quan lại đến cai trị.

B. Chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý, hương liệu, vàng bạc...

C. Tăng cường thuế khoá và lao dịch nặng nề.

D. Tìm cách xoá bỏ những phong tục tập quán của người Việt. 
Câu 15: Chính quyền đô hộ phương Bắc truyền bá Nho giáo, tư tưởng lễ giáo
phong kiến Trung Quốc vào Việt Nam nhằm mục đích gì? 

A. Để khai hoá văn minh cho dân tộc ta.

B. Để đào tạo ra tầng lớp người tài, phục vụ cho chính quyền đô hộ.

C. Để phát triển văn hoá Hán trên lãnh thổ nước ta.

D. Để nô dịch và đồng hoa nhân dân ta.


Câu 16: Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu Lạc thành mấy quận?

A. 2 quận

B. 3 quận

C. 4 quận

D. 5 quận
Câu 17: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?

A. Rèn sắt

B. Nghề đúc đồng


C. Nghề làm giấy

D. Nghề làm gốm


Câu 18: Câu nào sau đây sai về nội du lịch sử?

A. Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta.

B. Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam.

C. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà
Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta.

D. Khuôn đúc đồng, gốm men, đất nung được tìm thấy ở Luy Lâu chứng tỏ các
nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển trong thời kì Bắc thuộc.
Câu 19: Thời kì Bắc thuộc, ngoài nông dân công xã, trong xã hội còn xuất hiện
một bộ phận mới là

A. Nông dân lĩnh canh

B. Nông dân vô sản

C. Nông dân lệ thuộc

D. Nông dân bị chiếm hữu


Câu 20: Thời Bắc thuộc, người dân đã trồng thêm được các loại cây mới nào?

A. Cây ăn quả, nho, oliu

B. Cây dâu, cây bông, cây ăn quả

C. Cây gai, đay

D. Lúa mì, lúa mạch  

You might also like