Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ THÔNG QUA TỔ

CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÂU LẠC BỘ CIVT Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
 Các giáo viên chính thức nhiều kinh nghiệm được đào tạo kỹ năng trước khi hành nghề vì
để thành công trong giáo dục đòi hỏi sự chuyên nghiệp của giáo viên. Vi vậy, sinh viên
cần tăng cường những kỹ năng của mình.
 Nhưng bên cạnh đó họ cũng còn có những khó khăn riêng và chưa định hướng được
những điều đấy nên không có được hướng giải quyết hay khắc phục.
 Nghiên cứu này được thực hiện tại trường ĐH Sư Phạm Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
Việt Nam nhằm khuyến khích các sinh viên tích cực cải thiện những kỹ năng cũng như
khó khăn trong việc giảng dạy.
 Vì vậy nhóm tác giả đã có bài nghiên cứu “PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGỮ THÔNG QUA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TẠI CÂU LẠC BỘ CIVT Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN”
 Bài nghiên cứu về kỹ năng sư phạm, cụ thể là: lập kế hoạch, sự nắm bắt về vấn đề và
quản lí lớp học
 Sinh viên sẽ mất nhiều thời gian để lên kế hoạch giảng dạy so với các giáo viên nhiều
năm kinh nghiệm
 Không hiểu rõ về đối tượng học-> giảm hiệu quả
 Quản lí lớp học kém có thể gây sự hoang mang và mất thời gian
*Giải pháp:
Bài nghiên cứu đưa ra giải pháp là tham gia câu lạc bộ CIVT( trung tâm hợp tác quốc tế và đào
tạo)
Đối tượng tham gia đa số là sinh viên đhsp, chủ yếu giúp người nước ngoài học tiếng Việt bằng
cách làm trợ giảng và hướng dẫn dần làm quen với cuộc sống ở Việt Nam.
Dễ dàng quản lí lớp học, tiết kiệm thời gian, có nhiều hoạt động hơn, sinh viên tình nguyện có
thể học tập các kỹ năng có hiệu quả.
*Ưu điểm:
+thêm nhiều kỉ niệm đáng nhớ
+hiểu biết thêm về các nền văn hóa màu sắc
+tích lũy kiến thức giảng dạy từ giáo viên kì cựu
+áp dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tế

*Nhược điểm:
+giảm thời gian tự học
*Đối tượng nghiên cứu: 7 sinh viên năm 3 lần đầu tham gia câu lạc bộ.
+Thời gian: 5 tuần
+Làm khảo sát trước và sau khi tham gia để so sánh
*Kết quả:
Người tham gia giảm thời gian viết giáo án
Áp dụng nhiều kỹ năng để thiết kế hoạt động cho người học
Chủ động trong hoạt động kết thức bài học
Nắm bắt được vấn đề, tìm cách khắc phục
Nắm được cách sử lí trong việc quản lí lớp học
*Kết quản pp: phát triển phần tram các tiêu chí đã đề cập
-> Kết luận:
 2 tuần đầu: sinh viên còn nhút nhát, rụt rè trong việc giúp đỡ người học vì:
+Họ có những bối rối trong việc sửa lỗi, hướng dẫn người học
+Mất nhiều thời gian để chuẩn bị hoạt động
+Mối quan hệ giữa người dạy và người học chưa được thắt chặt
 Sau 5 tuần: tình nguyện viên cải thiện kỹ năng tổ chức:
+Chủ động trong việc giúp đỡ người học
+Thời gian soạn giáo án giảm
+Nhiều hoạt động nhóm được tổ chức, vận dụng nhiều kỹ năng hơn

ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC THEO DỰ ÁN DIVERSIFYING FOREIGN LANGUAGES TEACHING BY MEANS OF
PROJECT-BASED TEACHING METHOD
 Ngày nay, bên cạnh những kiến thức chuyên môn vững người ta còn yêu cầu thêm những
kỹ năng mềm khác
 Đa hình thức giảng dạy sẽ giúp cho người dạy người học có nhiều lợi ích hơn
 Vì vậy bài nghiên cứu này tìm hiều về ppgd theo dự án để giúp người học có thể thuận
lợi cho việc học tập ngoại ngữ
 Là hình thức sư phạm lấy học viên làm trung tâm, trong đó học viên tham gia vào một dự
án để xây dựng và phát triển kiến thức của mình. Tất cả sinh viên đều đóng vai trò tích
cực trong khi thực hiện dự án. Kết thúc dự án sinh viên được yêu cầu cho ra một sản
phẩm cụ thể
 Tác dụng:
- Người học tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng và khó quên
- Thúc đẩy việc học đi đôi với hành
- Củng cố phương pháp học tập theo nhóm
- Nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
- Rèn luyện khả năng thuyết trình trước đám đông
*Những dự án khả thi trong thực hiện dạy học theo dự án môn tiếng Pháp
- Tổ chức các hoạt động tham quan bằng tiếng Pháp (rạp chiếu phim, nhà hát, triển lãm, bảo
tàng, vv.)
- Đề xuất trao đổi: trao đổi giữa các lớp học, giao tiếp bằng tiếng Pháp thông qua Internet với các
lớp khác trên thế giới, kết nghĩa với một lớp học Pháp, hay lớp ở châu Phi nói tiếng Pháp hoặc
Canada ...
- Tổ chức một bữa tiệc bằng tiếng Pháp, một cuộc gặp gỡ ẩm thực - bánh kếp, pho mát, vv
- Xây dựng các tài liệu thực tế: một trang web, phiên bản tiếng Pháp ca ta lô của một bảo tàng
của thành phố
- Tham gia các cuộc thi
*Một dự án thí điểm:
Đặt vấn đề:
 Các hoạt động học tập của sinh viên chỉ giới hạn trong trường.
 Sinh viên thiếu thực tế, thiếu tính tự chủ và tinh thần hợp tác trong học tập, thiếu kiến
thức văn hóa.
Nhu cầu:
 Được thực hành các kỹ năng giao tiếp.
 Được làm quen với công việc thực tể (trong lãnh vực du lịch): tiếp xúc với các chuyên
gia, thực địa, tìm hiểu văn hóa…
*Thuận lợi:
 Có nhiều điểm tham quan du lịch gần thành phố.
 Được sự giúp đỡ của các chuyên gia du lịch địa phương( các nhà tuyển dụng, các hướng
dẫn viên du lịch)
*Mục đích:
 Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.
 Giúp hòa nhập nghề nghiệp.
*Mục tiêu:
 giao tiếp: Giới thiệu một điểm du lịch
 văn hóa: Tăng cường kiến thức văn hóa qua tham quan các điểm du lịch.
 chuyên môn nghề nghiệp: tăng cường kỹ năng làm việc nhóm ( tổ chức làm việc nhóm,
phân công công việc, thu thập thông tin, xử lý thông tin….)
-Các sinh viên lên kế hoạch hành trình các bước cụ thể và nhiệm vụ của từng thành viên
*Kết quả ban đầu và triển vọng:
Dự án “Nâng cao kỹ năng giao tiếp và chuyên môn cho sinh viên qua hoạt động tham quan các
điểm du lịch” được cụ thể hóa qua dự án ‘Tham quan Bảo tàng Chăm” tiến hành thực nghiệm tại
Khoa Pháp - Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng và được tích cực hưởng ứng, tất cả sinh viên
tham gia đều tỏ ý mong muốn được tiếp tục tham gia các dự án khác

You might also like