SV - Chương 1 - TongQuan

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ
QUẢN TRỊ TÀI
CHÍNH
Nội
dung
• Tài chính là gì?
• Các hình thức tổ chức doanh nghiệp
• Mục tiêu tài chính chính yếu
• Xung đột giữa các nhà quản lý và cổ đông
• Xung đột giữa cổ đông và chủ nợ

2
ThS. Lê Thị Thanh
Học xong chương này, bạn có
• Giải thích tài chính là gì.
• So sánh các lợi thế và bất lợi giữa hình thức công ty tư nhân và công ty cổ phần.
• Phân biệt giá thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu.
• Nhận diện các xung đột tiềm năng trong công ty.

ThS. Lê Thị Thanh 3


Tài chính là gì?

ThS. Lê Thị Thanh 4


Tài chính là gì?
• Theo từ điển Webster, tài chính là “một hệ thống bao gồm lưu thông tiền tệ,
cung
cấp tín dụng, thực hiện đầu tư và cung cấp các tiện ích ngân hàng”.
• Các lĩnh vực của tài chính:
1) Quản trị tài chính
2) Thị trường vốn
3) Đầu tư
• Các lĩnh vực này không tách rời mà phụ thuộc lẫn nhau.

ThS. Lê Thị Thanh 5


Quản trị tài
Liên quan đến các quyết định quản trị tài chính trong một công ty:
• Những loại tài sản nào cần mua và mua bao nhiêu. → Quyết định
đầu tư
• Cách huy động lượng vốn cần thiết để mua tài sản. → Quyết định tài
trợ
• Nên điều hành công ty như thế nào để để tối đa hóa giá trị của công ty.

ThS. Lê Thị Thanh 6


Thị trường
Liên quan đến hoạt động cung cấp vốn cho doanh nghiệp.
• Các đối tượng liên quan gồm: các tổ chức tài chính, lãi suất, chứng khoán...
• Các tổ chức tài chính: Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo
hiểm, quỹ tương hỗ…

ThS. Lê Thị Thanh 7


Đầu
Liên quan đến các quyết định đầu tư chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng
khoán phái sinh,...)
• Gồm các hoạt động như:
• Phân tích chứng khoán
• Phân tích thị trường
• Xác định danh mục đầu tư

ThS. Lê Thị Thanh 8


Các hình thức tổ chức doanh
nghiệp

ThS. Lê Thị Thanh 9


Các hình thức tổ chức doanh
Có 4 tổ chức doanh nghiệp chính:
• Công ty tư nhân
• Công ty cổ phần
• Công ty trách nhiệm hữu hạn
• Công ty hợp danh

ThS. Lê Thị Thanh 1


Công ty tư
• Là loại hình doanh nghiệp không có tính pháp nhân được sở hữu bởi 1 cá nhân.
• Lợi thế quan trọng của công ty tư nhân:
• Được thành lập dễ dàng, không tốn nhiều chi phí.
• Chịu ít quy định quản lý của chính phủ.
• Hạn chế quan trọng của công ty tư nhân:
• Người chủ chịu trách nhiệm vô hạn.
• Vòng đời của doanh nghiệp bị giới hạn theo tuổi thọ của người tạo nên
doanh
nghiệp.
• Gặp khó khăn khi huy động một lượng vốn lớn.
ThS. Lê Thị Thanh 1
Công ty cổ
• Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Là một thực thể riêng lẻ và tách
biệt với các chủ sở hữu và những người quản lý.
• Lợi thế quan trọng của công ty cổ phần:
• Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp của mình.
• Có đời sống vô hạn.
• Quyền sở hữu công ty có thể chuyển nhượng dễ dàng hơn.
• Các công ty cổ phần lớn dễ dàng huy động vốn trên thị thường hơn các loại
hình công ty khác khi có nhu cầu tăng vốn.
• Hạn chế quan trọng của công ty cổ phần:
• Chịu thuế 2 lần.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Công ty cổ
• Lợi thế quan trọng: Giá trị của bất kỳ doanh nghiệp nào không phải là một
doanh nghiệp tương đối nhỏ sẽ được tối đa hóa nếu nó được tổ chức như
một công ty cổ phần.
• Lý do:
• Giá trị của công ty phụ thuộc vào cơ hội phát triển của công ty, những cơ
hội
này phụ thuộc vào khả năng thu hút vốn.
• Trách nhiệm hữu hạn làm giảm các rủi ro mà các nhà đầu tư gánh chịu.
• Giá trị của một tài sản phụ thuộc vào tính thanh khoản của nó.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Mục tiêu tài chính chính yếu

ThS. Lê Thị Thanh 1


Mục tiêu tài chính chính
• Các mục tiêu tài chính: Tăng trưởng doanh thu, gia tăng lợi nhuận trên mỗi cổ
phần, gia tăng thị phần…
• Mục tiêu tài chính chính yếu: Tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư, cụ thể là các
cổ đông của công ty.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Các yếu tố quyết định
• Trong tài chính, giá trị của tài sản là giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai
mà tài sản này đem lại cho người sở hữu của chúng.
• Yếu tố quyết định giá trị của cổ phiếu: Dòng tiền và Rủi ro trong tương lai của
công ty.
• Các hành động quản trị, kết hợp với các điều kiện kinh tế, thuế và chính trị
ảnh hưởng đến độ lớn và độ rủi ro của các dòng tiền trong tương lai của
công ty.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Giá trị thị trường và Giá trị
Mỗi cổ phiếu có giá trị thị trường và giá trị nội tại:
• Giá trị thị trường (market value): Là giá trị cổ phiếu giao dịch thực tế. Giá trị
này được xác lập dựa vào thông tin về rủi ro và dòng tiền của công ty trong
tương lai “được nhận thấy”. “Được nhận thấy” có nghĩa là những gì mà
nhà đầu tư dự kiến với các thông tin giới hạn mà họ có.
• Giá trị nội tại (intrinsic value): Là một ước lượng về Giá trị “thực” của cổ
phiếu. Giá trị “thực” nghĩa là giá trị được xác lập dựa trên số liệu chính xác
về rủi ro và dòng tiền của công ty trong tương lai.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Giá trị nội
• Các nhà phân tích khác nhau với dữ liệu và cách nhìn khác nhau về tương lai sẽ
đưa ra các ước lượng khác nhau về giá trị nội tại của cổ phiếu.
• Các nhà quản lý của công ty có các thông tin tốt nhất về triển vọng tương lai
của công ty, do đó các ước lượng của họ về giá trị nội tại thông thường tốt
hơn các ước lượng của các nhà đầu tư bên ngoài.
• Giá trị nội tại là một ý niệm dài hạn. Mục tiêu của quản trị nên là thực hiện
các hành động để tối đa hóa giá trị nội tại của công ty, không phải là giá trị
thị trường hiện tại.

ThS. Lê Thị Thanh 1


Xung đột giữa các nhà quản lý và cổ
đông, giữa cổ đông và chủ
nợ

ThS. Lê Thị Thanh 1


Xung đột giữa các nhà quản lý và cổ
• Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền điều hành có thể đưa đến mâu
thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và người điều hành. Các nhà quản lý có thể quan
tâm nhiều hơn tới tối đa hóa của cải của họ hơn là tối đa hóa của cải cho cổ
đông.
• Những công cụ thúc đẩy các nhà quản trị hành động cho lợi ích tốt nhất của các
cổ đông:
• Các gói trả công hợp lý.
• Sa thải các nhà quản lý điều hành không tốt.
• Nguy cơ công ty bị thâu tóm.

ThS. Lê Thị Thanh 2


Xung đột giữa cổ đông và chủ
• Các chủ nợ nhận được các khoản thanh toán cố định bất kể công ty hoạt
động tốt như thế nào, trong khi các cổ đông hưởng lợi hơn khi công ty có kết
quả hoạt động tốt hơn. Do đó, các cổ đông thường sẵn sàng chấp nhận các
dự án rủi ro trong khi các chủ nợ thì không.
• Ngoài ra, xung đột giữa cổ đông và chủ nợ còn phát sinh khi công ty sử dụng
thêm nợ.
• Các chủ nợ sẽ đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn khi rủi ro tăng cao.

ThS. Lê Thị Thanh 2


Câu
• Ba lĩnh vực tài chính được đề cập là những lĩnh vực nào? Kể tên một số quyết
định trong quản trị tài chính?
• So sánh lợi thế và bất lợi của loại hình công ty tư nhân và công ty cổ phần?
• Phân biệt giá trị nội tại và giá trị thị trường?
• Tại sao các xung đột có thể nảy sinh giữa các cổ đông và nhà quản lý? Ba công
cụ khuyến khích các nhà quản lý tối đa hóa giá trị cổ phiếu trong dài hạn là gì?
• Tại sao các xung đột có thể nảy sinh giữa các cổ đông và chủ nợ?

ThS. Lê Thị Thanh 2

You might also like