Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 64

Câu 1: Giải phẫu xương cột sống?

Vẽ hình thể hiện đặc trưng của


mỗi đốt sống cổ, ngực, thắt lưng
- Cột sống là 1 xương dài uốn éo từ mặt dưới xương chẩm đến hết xương cụt, bao bọc và bảo
vệ tủy gai
- Nhìn nghiêng: cột sống có 4 đoạn cong:
+ Cổ: lồi ra trước
+ Ngực: lồi ra sau
+ Thắt lưng: lồi ra trước
+ Cùng: lồi ra sau
- 24 đốt trên rời nhau tách thành: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng
- 5 đốt sống tiếp dưới dính lại thành xương cùng
- 4-6 đốt cuối dính lại thành xương cụt
I. Cấu tạo chung của 1 đốt sống
- Thân đốt sống:
+ Hình trụ, có 2 mặt: trên và dưới, hơi lõm ở giữa
+ 1 vành xương đặc xung quanh
- Cung đốt sống: cùng thân đốt sống tạo thành lỗ đốt sống
+ Gồm 2 mảnh và 2 cuống
+ Bờ trên và dưới mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới
+ Khi 2 đốt sống khớp nhau, các khuyết tạo thành lỗ gian đốt sống
- Các mỏm:
+ Mỏm gai: từ chính giữa mặt sau cung đốt sống đi ra sau và xuống dưới
+ Mỏm ngang: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh đi ngang ra ngoài
+ Mỏm khớp: đi ra từ chỗ nối giữa cuống và mảnh
- Lỗ đốt sống:
+ Giới hạn trước: thân đốt sống
+ Giới hạn sau và 2 bên: cung đốt sống
+ Khi các đốt sống ghép lại thành cột sống: các lỗ đốt sống tạo thành ống sống

II. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống


1. Các đốt sống cổ
- Đặc điểm chung:
+ Thân dẹt bề ngang, trước dày hơn sau
+ Cuống tách ra từ sau mặt bên thân, khuyết sống trên sâu bằng khuyết sống dưới
+ Mảnh hình vuông, chiều rộng →chiều cao
+ Đỉnh mỏm gai tách 2 củ
+ Mỏm ngang:
Dính vào thân đốt sống bởi 2 rễ giới hạn nên lỗ ngang
Đỉnh tách ra 2 củ: trước và sau đốt sống cổ
Mặt trên có rãnh thần kinh gai sống
+ Mỏm khớp có diện khớp phẳng, nằm ngang
+ Lỗ đốt sống hình tam giác, lớn hơn lỗ đốt sống ở ngực và thắt lưng
- Đặc điểm riêng của 1 vài đốt sống cổ:
+ Cổ I (đốt đội):
Không có thân, hố khớp trên khớp với lồi cầu xương chẩm, hố khớp dưới
khớp với đốt sống cổ II
2 bên nối với nhau phía trước bởi cung trước, phía sau bởi cung sau
Trước cung trước là củ trước, sau cung trước: hố răng
Sau cung sau: củ sau
Trên có rãnh động mạch đốt sống
+ Cổ II (đốt trục):
Dày và khỏe nhất trong các đốt sống cổ
Có 1 mỏm mọc lên trên thân đốt sống gọi là răng
Trước răng: diện khớp trước: khớp với hố răng đốt đội
Sau răng: diện khớp sau: khớp với dây chằng ngang đốt đội
+ Cổ VI: mỏm ngang lồi to thành củ cảnh
+ Cổ VII:
Mỏm gai ko chẻ đôi và dài hẳn ra
Lỗ ngang rất nhỏ, có khi không có

2. Các đốt sống ngực


- Đặc điểm chung:
+ Có hố sườn ở 2 bên thân đốt sống: khớp với đầu xương sườn
+ Thân dày hơn đốt sống cổ, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên
+ Mỏm gai dài và chúc xuống dưới
+ Mỏm ngang có hố sườn ngang: khớp với củ xương sườn
+ Mỏm khớp có diện khớp đứng ngang
+ Lỗ đốt sống gần hình tròn
- Đặc điểm riêng của 1 vài đốt sống ngực:
+ Ngực I:
Có nhiều đặc điểm giống cổ VII
Hố sườn trên: hố trọn vẹn: khớp với chỏm xương sườn 1
Hố sườn dưới: 1 nửa hố: khớp với 1 phần chỏm xương sườn 2
+ Ngực X: ko có hố sườn dưới
+ Ngực XI, XII:
Chỉ có 1 hố sườn: khớp toàn bộ vào các xương sườn tương ứng
Mỏm ngang không có hố sườn ngang

3. Các đốt sống thắt lưng


- Đặc điểm chung:
+ Thân rất lớn, rộng bề ngang
+ Cuống dày, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên
+ Mỏm gai hình chữ nhật, hướng ngang ra sau
+ Mỏm ngang dài còn gọi là mỏm sườn, có mỏm phụ
+ Mỏm khớp:
Mỏm khớp trên: mặt trong có diện khớp lõm, mặt ngoài có mỏm núm vú
Mỏm khớp dưới: có diện khớp lồi hình trụ
+ Lỗ đốt sống: hình tam giác, nhỏ hơn đốt sống cổ, lớn hơn đốt sống ngực
+ Ko có hố sườn bên thân, ko có lỗ ngang
- Đặc điểm riêng của 1 vài đốt sống thắt lưng:
+ Thắt lưng I: mỏm sườn kém phát triển nhất
+ Thắt lưng V:
Thân: trước dày hơn sau
2 mỏm khớp dưới xa nhau hơn
Mỏm gai nhỏ nhất

4. Xương cùng
Do 5 đốt sống cùng tạo thành
Ở trên khớp với đốt sống thắt lưng V tạo thành ụ nhô, 2 bên khớp với xương chậu tạo thành
chậu hông
Có hình tháp 4 mặt: gồm 2 mặt, 1 nền, 1 đỉnh và 2 phần bên
- Mặt chậu hông:
+ Quay ra trước, lõm
+ Có 4 đường ngang
+ 2 bên đầu các đường ngang: lỗ cùng chậu hông
- Mặt lưng:
+ Lồi, gồ ghề
+ Dọc đường giữa: mào cùng giữa
Đầu dưới mào chẻ đôi thành 2 sừng cùng
Giữa 2 sừng: lỗ cùng thông với ống cùng
+ 2 bên mào cùng giữa: mào cùng trung gian
+ Phía ngoài mào cùng trung gian: các lỗ cùng lưng
+ Phía ngoài các lỗ cùng lưng: mào cùng bên
+ Giữa mào cùng giữa và 2 mào cùng trung gian: 2 rãnh cùng
- Nền xương cùng:
+ Tương ứng với mặt trên đốt sống cùng I
+ Giữa nền: đầu trên của ống cùng
+ 2 bên: mỏm khớp trên: khớp với mỏm khớp dưới của đốt sống thắt lưng V
+ Đường góc tròn liên tiếp giữa nền với mặt chậu hông: tạo nên phần sau đường cung
xương chậu
- Phần bên:
+ Hình tam giác, nền ở trên, đỉnh ở dưới
+ Trước nền có diện tai, sau diện tai là lồi củ cùng
- Đỉnh xương cùng:
Khớp với nền xương cụt = 1 diện khớp hình soan
- Ống cùng
+ Liên tiếp với ống sống, chứa các nhánh của đuôi ngựa
+ Thiết diện hình tam giác
+ Thông với các lỗ cùng chậu hông và lỗ cùng lưng bởi 4 lỗ gian đốt sống
5. Xương cụt
- Tạo bởi 4-6 đốt sống cụt
- Cằn cỗi, được coi như di tích đuôi ở các loài vật
- Hình tháp 4 mặt: mặt chậu hông, mặt lưng, 2 mặt bên, 1 nền và 1 đỉnh
- Có 2 sừng cụt: nối với 2 sừng cùng bởi 1 dây chằng
Câu 2: Cấu tạo, chức năng, thần kinh chi phối cơ hoành, các cơ
thành bụng trước bên
I. Cơ hoành
1. Cấu tạo
+ Cơ hoành là 1 cơ dẹt, rộng, ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng
+ Hình vòm, mặt lõm hướng về phía bụng
+ Gồm phần cơ ở xung quanh và phần gân ở giữa
+ Có nhiều lỗ để các tạng, mạch máu, thần kinh đi qua
- Nguyên ủy:
+ Phần ức: bám vào mặt sau mỏm mũi kiếm xương ức
+ Phần sườn: bám vào 6 xương sườn cuối bởi các trẽ cơ
+ Phần thắt lưng: bám vào cột sống thắt lưng bởi các trụ và dây chằng
- Bám tận: gân trung tâm
+ Gân trung tâm có hình 3 lá: trước, phải, trái
+ Tim và màng tim đè lên gân trung tâm tạo nên vòm hoành phải và trái
- Các lỗ của cơ hoành:
+ Lỗ tĩnh mạch chủ:
Nằm ở gân trung tâm, giữa lá phải và lá trước
Qua lỗ có: tĩnh mạch chủ dưới từ ổ bụng lên ngực vào nhĩ phải
Đôi khi có thần kinh hoành phải đi qua
+ Lỗ động mạch chủ:
Nằm ngay trước cột sống, ngang mức đốt sống ngực 12
Qua lỗ có: động mạch chủ từ ngực xuống ổ bụng, ống ngực (sau động mạch
chủ) từ ổ bụng lên ngực
Đôi khi có nhánh của tĩnh mạch đơn (bên phải) hoặc tĩnh mạch bán đơn (bên
trái)
Có khi thần kinh tạng đi qua
+ Lỗ thực quản:
Nằm ở phần cơ, ngang mức đốt sống ngực 10
Qua lỗ có: thực quản, 2 thân thần kinh lang thang phải và trái từ ngực xuống
Ngoài ra còn nhánh nối của động mạch hoành trên và dưới, các nhánh nối của
hệ tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ
- Các khe của cơ hoành:
+ Mỗi trụ phải và trái của cơ hoành thường tách thành 3 phần nhỏ bởi 2 khe dọc
+ Qua khe phía trong có: thần kinh tạng lớn và thần kinh tạng bé
+ Qua khe phía ngoài có: chuỗi hạch giao cảm và tĩnh mạch đơn (bên phải) hoặc tĩnh
mạch bán đơn (bên trái)
+ Qua khe ức sườn có: bó mạch thượng vị trên
2. Thần kinh chi phối
- Thần kinh vận động chính: thần kinh hoành: nhánh của đám rối cổ (C3-C5)
- Ngoài ra còn nhánh của 6 thần kinh gian sườn cuối

3. Chức năng
- Là cơ quan trọng nhất của sự hô hấp: khi cơ co thì vòm hoành hạ xuống →lồng ngực giãn to
theo chiều dọc → áp lực trong lồng ngực giảm xuống → ko khí từ bên ngoài đi vào phổi
- Đè ép vào gan → tăng áp lực ổ bụng → đẩy máu từ các TM trong gan và ổ bụng về tim dễ
dàng
- Góp phần cùng các cơ thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng khi rặn lúc đại tiện, sinh đẻ…
- Còn có tác dụng như 1 cơ thắt thực quản

II. Các cơ thành bụng trước bên

1. Cấu tạo và thần kinh chi phối


- Cơ chéo bụng ngoài: cơ rộng, ở nông, đi xuống dưới và vào trong tạo nên dây chằng bẹn
+ Nguyên ủy: bám vào mặt ngoài của 8 xương sườn dưới
+ Bám tận: đường trắng, mép ngoài mào chậu
+ Thần kinh vận động:
Các nhánh của 6 thần kinh gian sườn dưới
Thần kinh dưới sườn
Đôi khi cả thần kinh chậu-hạ vị

- Cơ chéo bụng trong: lớp giữa (giữa cơ chéo bụng ngoài và cơ ngang bụng), đi lên trên và
vào trong
+ Nguyên ủy: cân ngực-thắt lưng, mào chậu, dây chằng bẹn
+ Bám tận: đường trắng, mào lược xương mu, 3 xương sườn cuối
+ Thần kinh vận động:
2 thần kinh gian sườn dưới
Thần kinh dưới sườn
Thần kinh chậu-hạ vị
Đôi khi cả thần kinh chậu bẹn

- Cơ ngang bụng: sâu dưới cơ chéo bụng trong, gồm các sợi chạy ngang
+ Nguyên ủy: cân ngực-thắt lưng, mào chậu, dây chằng bẹn, mặt trong 6 xương sườn
và sụn sườn cuối
+ Bám tận: đường trắng, mào lược xương mu
+ Thần kinh vận động:
5-6 thần kinh gian sườn dưới
Thần kinh dưới sườn
Thần kinh chậu-hạ vị
Thần kinh chậu bẹn

- Cơ thẳng bụng:
Là dải cơ dài đi từ xương ức →xương mu
Có các trẽ gân ngang
Có bao cơ thẳng bụng được tạo bởi: cân cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong, cơ ngang
bụng và mạc ngang
+ Nguyên ủy: mỏm mũi kiếm xương ức, sụn sườn 5, 6, 7
+ Bám tận: thân xương mu
+ Thần kinh vận động:
5-6 thần kinh gian sườn dưới
Thần kinh dưới sườn
- Cơ tháp: ko quan trọng và thường ko có
+ Nguyên ủy: thân xương mu
+ Bám tận: đường trắng
+ Thần kinh vận động: thần kinh dưới sườn

2. Chức năng
- Giữ và bảo vệ cho các tạng trong ổ bụng ko sa ra ngoài
- Chức năng chính của cơ thẳng bụng là gập thân
- Các cơ: chéo bụng ngoài, chéo bụng trong, ngang bụng cùng cơ hoành làm tăng áp lực ổ
bụng khi rặn lúc đại tiện, sinh đẻ, nôn mửa…
- Không hoạt động lúc hô hấp bình thường mà chỉ giúp đỡ hô hấp khi thở ra gắng sức
- Trợ giúp các cơ cạnh sống trong các động tác xoay thân thể và giữ vững tư thế

Câu 3: Liệt kê và mô tả động tác của các cơ hô hấp. Mô tả cấu tạo


cơ hoành
I. Các cơ hô hấp
1) Cơ gian sườn ngoài: nâng xương sườn khi hít vào
2) Cơ gian sườn trong:
- 4-5 cơ gian sườn trên: nâng xương sườn khi hít vào
- Các cơ gian sườn dưới: hạ xương sườn khi thở ra

3) Các cơ dưới sườn: trợ giúp động tác hít vào

4) Cơ ngang ngực: hạ xương sườn khi thở ra


5) Cơ nâng sườn:
- Được xem như cùng lớp với cơ gian sườn ngoài
- Nâng xương sườn khi hít vào
6) Các cơ thành bụng trước bên:
Kéo xương sườn xuống, ép các tạng trong ổ bụng đẩy cơ hoành lồi lên khi thở ra gắng
sức
7) Cơ răng sau trên: nâng xương sườn khi hít vào
8) Cơ răng sau dưới: hạ xương sườn khi thở ra
9) Cơ bậc thang (trước, giữa, sau):
Nâng xương sườn 1, 2 khi hít vào gắng sức
10) Cơ răng trước:
Nếu tì vào xương thì kéo xương sườn lên khi hít vào gắng sức
11) Cơ ức đòn chũm:
Nâng xương ức lên khi hít vào gắng sức
12) Cơ hoành:
- Là cơ quan trọng nhất của sự hô hấp: khi cơ co thì vòm hoành hạ xuống -> lồng
ngực giãn to theo chiều dọc -> áp lực trong lồng ngực giảm xuống -> ko khí từ bên
ngoài đi vào phổi
- Đè ép vào gan -> tăng áp lực ổ bụng -> đẩy máu từ các TM trong gan và ổ bụng về
tim dễ dàng
- Góp phần cùng các cơ thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng khi rặn lúc đại tiện, sinh
đẻ
- Còn có tác dụng như 1 cơ thắt thực quản

II. Cấu tạo cơ hoành


+ Cơ hoành là 1 cơ dẹt, rộng, ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng
+ Hình vòm, mặt lõm hướng về phía bụng
+ Gồm phần cơ ở xung quanh và phần gân ở giữa
+ Có nhiều lỗ để các tạng, mạch máu, TK đi qua
- Nguyên ủy:
+ Phần ức: bám vào mặt sau mỏm mũi kiếm xương ức
+ Phần sườn: bám vào 6 xương sườn cuối bởi các trẽ cơ
+ Phần thắt lưng: bám vào cột sống thắt lưng bởi các trụ và dây chằng
- Bám tận: gân trung tâm
+ Gân trung tâm có hình 3 lá: trước, phải, trái
+ Tim và màng tim đè lên gân trung tâm tạo nên vòm hoành phải và trái
- Các lỗ của cơ hoành:
+ Lỗ TM chủ:
Nằm ở gân trung tâm, giữa lá phải và lá trước
Qua lỗ có: TM chủ dưới từ ổ bụng lên ngực vào nhĩ phải
Đôi khi có TK hoành phải đi qua
+ Lỗ ĐM chủ:
Nằm ngay trước cột sống, ngang mức đốt sống ngực 12
Qua lỗ có: ĐM chủ từ ngực xuống ổ bụng, ống ngực (sau ĐM chủ) từ ổ bụng
lên ngực
Đôi khi có nhánh của TM đơn (bên phải) hoặc TM bán đơn (bên trái)
Có khi TK tạng đi qua
+ Lỗ thực quản:
Nằm ở phần cơ, ngang mức đốt sống ngực 10
Qua lỗ có: thực quản, 2 thân TK lang thang phải và trái từ ngực xuống
Ngoài ra còn nhánh nối của ĐM hoành trên và dưới, các nhánh nối của hệ TM
cửa và TM chủ
- Các khe của cơ hoành:
+ Mỗi trụ phải và trái của cơ hoành thường tách thành 3 phần nhỏ bởi 2 khe dọc
+ Qua khe phía trong có: TK tạng lớn và TK tạng bé
+ Qua khe phía ngoài có: chuỗi hạch giao cảm và TM đơn (bên phải) hoặc TM bán
đơn (bên trái)
+ Qua khe ức sườn có: bó mạch thượng vị trên

Câu 4: Cấu tạo các xương tham gia tạo nên lồng ngực. Vẽ hình và
chú thích 1 xương sườn thật
Ngực được tạo bởi 1 khung xương gồm: 12 đốt sống ngực, các xương sườn và xương ức,
khung này quây lấy 1 khoang gọi là lồng ngực

I. Xương sườn
Gồm 12 đôi, là những xương dài, dẹt, cong, ở 2 bên lồng ngực:
+ 7 đôi trên nối trực tiếp với xương ức = sụn riêng: xương sườn thật
+ 5 đôi cuối: xương sườn giả:
3 đôi 8, 9, 10: nối với xương ức nhờ sụn sườn thứ 7
2 đôi 11, 12: ko có sụn nối với xương ức

1. Đặc điểm chung của các xương sườn


Mỗi xương sườn gồm: 1 đầu, 1 cổ và 1 thân
- Đầu sườn:
+ Có 1 diện khớp gồm 2 mặt chếch, ngăn cách nhau bởi mào đầu sườn
+ Diện này khớp với hố sườn ở mặt bên thân 2 đốt sống kề nhau
- Cổ sườn:
+ Phần thắt lại nối từ đầu sườn tới củ sườn
+ Bờ trên có mào cổ sườn
- Củ sườn:
+ Nằm sau chỗ nối giữa cổ và thân
+ Phía dưới trong có 1 diện khớp: khớp với hố sườn ngang của mỏm ngang đốt sống
- Thân sườn:
+ Dài, dẹt và rất cong
+ Phần nối giữa đoạn sau và đoạn bên như gập lại thành góc sườn
+ Mặt ngoài nhẵn: có cơ bám
+ Mặt trong lõm: dọc theo bờ dưới có rãnh sườn

2. Đặc điểm riêng của 1 vài xương sườn


- Xương sườn 1:
+ Rộng nhất, ngắn nhất, ko bị vặn xoắn, có 2 mặt: trên và dưới
+ Mặt trên có 2 rãnh: trước là rãnh TM dưới đòn, sau là rãnh ĐM dưới đòn
Giữa 2 rãnh: củ cơ bậc thang trước
Sau rãnh ĐM dưới đòn: chỗ bám của cơ bậc thang giữa và cơ răng trước
+ Mặt dưới ko có rãnh sườn
- Xương sườn 2:
+ Có 2 mặt chếch: trên ngoài và dưới trong
+ Giữa mặt trên ngoài: lồi củ cơ răng trước để cơ cùng tên bám vào

- Xương sườn 11, 12:


+ Đầu sườn chỉ có 1 mặt khớp
+ Không có: cổ sườn, củ sườn, góc sườn
+ Xương sườn 12 có độ dài rất thay đổi
3. Sụn sườn
- Tiếp nối với thân sườn ở trước để khớp với xương ức
- Có 2 mặt: trước và sau
- 7 sụn trên bám trực tiếp vào xương ức
- 3 sụn 8, 9, 10 bám gián tiếp vào xương ức qua sụn sườn 7
- 2 xương sườn 11, 12 ko có sụn mà lơ lửng nên còn được gọi là xương sườn cụt
- Các sụn sườn bám vào xương ức ở các khuyết sườn:
+ Sụn sườn 1 bám vào cán ức
+ Sụn sườn 2 bám vào chỗ nối giữa cán và thân ức
+ Sụn sườn 7 bám vào chỗ nối giữa thân và mỏm mũi kiếm
II. Xương ức
- Là 1 xương dẹt nằm ở thành trước lồng ngực gồm 3 phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi
kiếm
- Cán ức hợp với thân ức thành góc ức lồi ra phía trước
- Xương ức có: 2 mặt: trước và sau, 2 bờ bên, 2 đầu: trên (nền) và dưới (đỉnh)
+ Mặt trước: hơi cong lồi ra trước, có những mào ngang
+ Mặt sau: nhẵn, cong lõm ra sau
+ Bờ bên: có 7 khuyết sườn: khớp với 7 sụn sườn
+ Nền: có khuyết TM cảnh ở giữa và khuyết đòn ở 2 bên: khớp với đầu ức của xương
đòn
+ Đỉnh:
Mỏng và nhọn như 1 mũi kiếm nên còn gọi là mỏm mũi kiếm
Đôi khi thủng 1 lỗ: lỗ mũi kiếm
Thường được cấu tạo bởi sụn

III. Các đốt sống ngực


- Đặc điểm chung:
+ Có hố sườn ở 2 bên thân đốt sống: khớp với đầu xương sườn
+ Thân dày hơn đốt sống cổ, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên
+ Mỏm gai dài và chúc xuống dưới
+ Mỏm ngang có hố sườn ngang: khớp với củ xương sườn
+ Mỏm khớp có diện khớp đứng ngang
+ Lỗ đốt sống gần hình tròn
- Đặc điểm riêng của 1 vài đốt sống ngực:
+ Ngực I:
Có nhiều đặc điểm giống cổ VII
Hố sườn trên: hố trọn vẹn: khớp với chỏm xương sườn 1
Hố sườn dưới: 1 nửa hố: khớp với 1 phần chỏm xương sườn 2
+ Ngực X: ko có hố sườn dưới
+ Ngực XI, XII:
Chỉ có 1 hố sườn: khớp toàn bộ vào các xương sườn tương ứng
Mỏm ngang ko có hố sườn ngang

Câu 5: Đặc điểm đặc trưng, đặc điểm phúc mạc, hình thể ngoài,
hình thể trong, mạch máu nuôi dưỡng ruột già
I. Đặc điểm đặc trưng
1. Vị trí
Tạo thành 1 khung chữ U ngược quây quanh ruột non, từ phải sang trái là:
- Manh tràng và ruột thừa
- KT lên
- Góc KT phải
- KT ngang
- Góc KT trái
- KT xuống
- KT xích ma
- Trực tràng
- Ống hậu môn
2. Kích thước
- Dài 1.4-1.8 m, = 1/4 chiều dài ruột non
- Đường kính manh tràng: 7 cm, giảm dần đến KT xích ma, ở trực tràng phình ra thành bóng
II. Đặc điểm phúc mạc
1. Phúc mạc manh tràng và ruột thừa
- Manh tràng được bọc hoàn toàn bởi phúc mạc nên di động
- Có thể 2 bên bờ manh tràng dính vào thành bụng sau tạo thành ngách sau manh tràng
- Mạc treo ruột thừa: gắn ruột thừa vào hồi tràng, có bờ tự do: chứa ĐM ruột thừa
2. Mạc treo KT lên
Dính vào phúc mạc thành bụng sau tạo thành mạc dính KT phải
3. Mạc treo KT xuống
Dính vào phúc mạc thành bụng sau tạo thành mạc dính KT trái
4. Mạc treo KT ngang
- Là giới hạn dưới của hậu cung mạc nối
- Rễ mạc treo là giới hạn trên của mạc dính KT phải và trái
- Chia ổ bụng làm 2 tầng: trên và dưới
5. Mạc treo KT xích ma
Có 2 rễ:
- Rễ nguyên thủy: do rễ của mạc treo ruột nguyên thủy đi từ ụ nhô đến trước đốt sống cùng 3
- Rễ thứ phát: là giới hạn dưới của mạc dính kết tràng trái
III. Hình thể ngoài
Trừ trực tràng, ruột thừa, ống hậu môn có hình dạng đặc biệt, phần ruột già còn lại có các đặc
điểm:
- 3 dải cơ dọc: đi từ manh tràng → KT xích ma:
+ Dải mạc treo ở sau trong
+ Dải mạc nối ở sau ngoài
+ Dải tự do ở trước
- Túi phình kết tràng:
+ Là những túi nằm giữa các dải cơ dọc, cách nhau bởi những chỗ thắt ngang
+ Di chuyển thường xuyên và ko cố định
- Túi thừa mạc nối:
+ Là những túi phúc mạc nhỏ chứa mỡ bám vào các dải cơ dọc
+ Trong có 1 nhánh động mạch
IV. Cấu tạo và hình thể trong
1. Cấu tạo chung
5 lớp:
- Lớp niêm mạc:
+ Không có nếp vòng, mao tràng
+ Chỉ có các nếp bán nguyệt
+ Nhiều nang bạch huyết đơn độc, ko có nang bạch huyết chùm (trừ ruột thừa)
- Tấm dưới niêm mạc: chứa mạch máu + thần kinh
- Lớp cơ: 2 tầng:
+ Vòng trong
+ Dọc ngoài: tập trung thành 3 dải cơ dọc: thấy rõ ở manh tràng và KT lên, phân tán ở
KT xuống, ko thấy ở KT xích ma
- Tấm dưới thanh mạc
- Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng, có túi thừa mạc nối

2. Manh tràng
- Van hồi manh tràng có 2 lá: trên và dưới, dưới dài hơn
- Mỗi lá có hình môi, giữa là lỗ hồi manh tràng
- Ở 2 đầu: có hãm van hồi manh tràng
3. Ruột thừa
- Đổ vào manh tràng qua lỗ ruột thừa
- Thành dày nhưng khi viêm dễ vỡ
- Thanh mạc có thể tách ra dễ khi viêm
- Có rất nhiều nang bạch huyết chum

4. Trực tràng
- Niêm mạc có nhiều nếp dọc khi trực tràng trống, mất khi trực tràng căng
- Có 3-4 nếp ngang hình bán nguyệt: van trực tràng:
+ Nếp trên
+ Nếp giữa: lớn nhất và cố định nhất
+ Nếp dưới: ko cố định, thường ở bên trái, dưới nếp giữa
+ Đôi khi có nếp thứ 4: bên trái, trên nếp giữa
5. Ống hậu môn
- Trên: được lót bởi biểu mô trụ
- Chứa các tế bào bài tiết và hấp thu với nhiều ống tuyến
- Mô dưới biểu mô di động, khá căng phồng, chứa mạch máu phong phú
- Có 6-10 nếp dọc: các cột hậu môn: 1 cột chứa nhánh tận của Đ-TM trực tràng trên
- Đáy các cột: các van hậu môn
- Giữa các van: các xoang hậu môn
=> Van và xoang tạo nên đường lược
- Có khoảng 6 tuyến hậu môn đổ vào các van hậu môn
- Niêm mạc dưới đường lược mềm mại: được lót bởi biểu mô lát tầng ko sừng hóa
- Niêm mạc mở rộng xuống rãnh gian cơ thắt
- Niêm mạc dưới rãnh gian cơ thắt được lót bởi biểu mô lát tầng và sừng hóa
- Chỗ nối giữa biểu mô trụ và biểu mô lát: vùng chuyển tiếp hậu môn
- Lớp cơ niêm trực tràng liên tục xuống ống hậu môn, đi xuyên qua cơ thắt trong tạo nên cơ
niêm dưới hậu môn
V. Mạch máu nuôi dưỡng ruột già
1. Mạch máu KT phải
- ĐM mạc treo tràng trên cho các nhánh:
+ ĐM hồi KT cho các nhánh: KT lên, manh tràng trước-sau, ruột thừa
+ ĐM KT phải
+ ĐM KT giữa
2. Mạch máu KT trái
- ĐM mạc treo tràng dưới:
+ NU: 5 cm trên chỗ phân đôi của ĐM chủ bụng
+ Đường đi-tận cùng: đi xuống dưới và sang trái, trong mạc treo KT xuống, tận cùng
ở trước đốt sống cùng 3
+ Nhánh bên:
ĐM KT trái: đi lên trên, sang trái chia 2 nhánh lên và xuống nối với KT giữa
và KT xích ma
Các ĐM xích ma: 2-4 nhánh nối với nhau
ĐM trực tràng trên: nối với ĐM xích ma và trực tràng giữa
Câu 6: So sánh hỗng tràng, hồi tràng. Mô tả mạc treo ruột non.
Mạch máu nuôi dưỡng, dẫn lưu máu của ruột non

I. Phân biệt hỗng tràng, hồi tràng


- Đường kính: hỗng tràng hơi lớn hơn hồi tràng
- Thành hỗng tràng dày hơn, nhiều mạch máu hơn, có nhiều nếp vòng, mao tràng hơn hồi
tràng
- Mô bạch huyết:
+ Hỗng tràng: nang đơn độc
+ Hồi tràng: mảng bạch huyết
- Các quai hỗng tràng nằm ngang trên trái ổ bụng, các quai hồi tràng nằm dọc dưới phải ổ
bụng
- 1%-3% có 1 túi thừa hồi tràng
II. Mạc treo ruột
Là nếp phúc mạc dính các quai ruột non vào thành bụng sau
1. Rễ mạc treo
- Đường dính của mạc treo vào thành bụng sau
- Đi từ góc tá hỗng tràng -> góc hồi manh tràng, dài 15 cm
- Đi từ đốt sống TL 2 xuống dưới đi trước đốt sống TL 3 và 4 rồi sang phải đến trước khớp
cùng chậu ở hố chậu phải
- Đi ngang qua:
+ Phần ngang tá tràng
+ ĐM chủ bụng
+ TM chủ dưới
+ Cơ thắt lưng
+ Niệu quản phải
+ ĐM sinh dục phải
- Chía tầng dưới mạc treo KTN làm 2 khu:
+ Phải: thông với hố chậu phải
+ Trái: thông với chậu hông bé

2. Bờ mạc treo
- Đường dính của mạc treo vào các quai ruột non, ko cách đều 2 mặt: lấn sang phải nhiều hơn
- Tại bờ mạc treo: 2 lá phúc mạc cách nhau 7-10 mm
- Dài = ruột non nên mạc treo gấp nếp như váy, mỗi nếp là 1 quai ruột
3. Chiều rộng của mạc treo
- Là khoảng cách từ rễ → bờ mạc treo
- Tối đa ở khoảng giữa (12-15 cm), giảm dần ở 2 đầu
4. Cấu tạo mạc treo
Do 2 lá phúc mạc áp sát nhau, ở giữa có:
+ Các nhánh ruột của ĐM và TM mạc treo tràng trên
+ Bạch mạch và chuỗi hạch bạch huyết
+ Các nhánh TK của đám rối mạc treo tràng
+ Tổ chức mỡ: lúc đầu có nhiều ở rễ, xuống dưới thì tập trung ở bờ mạc treo
III. ĐM mạc treo tràng trên
1. Nguyên ủy
- Mặt trước ĐM chủ bụng
- Dưới ĐM thân tạng 1 cm
- Ngang mức đốt sống thắt lưng 1
2. Đường đi
- Dài 20-25 cm
- Đi thẳng, từ sau tụy đi xuống mỏm móc tụy và phần ngang tá tràng, vào rễ mạc treo tràng
đến hố chậu phải
- Đi ở bên trái và hơi sau TM
3. Tận cùng
Cách góc hồi manh tràng 8 cm
4. Liên quan
Chia làm 4 đoạn:
- Đoạn sau tụy: ĐM chủ bụng ở sau và tụy tạng ở trước, xung quanh là 1 tứ giác TM:
+ Sau phúc mạc:
Phải: TM chủ dưới
Dưới: TM thận trái
+ Trước phúc mạc:
Trái: TM mạc treo tràng dưới
Trên: TM lách
- Đoạn trên và trước tá tràng:
+ Trên: eo tụy
+ Phải: TM mạc treo tràng trên
+ Trái: phần lên tá tràng
+ Sau: mỏm móc tụy, phần ngang tá tràng
- Đoạn trong rễ mạc treo tràng:
+ Sau: khe giữa ĐM và TM chủ
+ Trước: các quai ruột non
- Đoạn trong mạc treo tràng:
+ Đi giữa 2 lá của mạc treo tràng
+ Chia nhiều nhánh bên và tận cùng = 1 nhánh nối với nhánh hồi tràng của ĐM hồi
kết tràng

5. Nhánh bên
- Các ĐM tá tụy dưới
- Các ĐM hỗng tràng và hồi tràng:
+ Có 12-20 nhánh: đi song song nhau đến ruột non
+ Có 2 nhóm: nhóm trên vào các quai hỗng tràng, nhóm dưới vào các quai hồi tràng
+ Mỗi ĐM chia 2 nhánh: lên và xuống nối với các ĐM kế cận tạo thành cung ĐM thứ
1, từ đây có thể sinh ra cung thứ 2, 3, 4
+ Từ cung ĐM gần ruột nhất: có nhánh ĐM thẳng đến ruột, ĐM thẳng hỗng tràng dài
gấp đôi hồi tràng
- ĐM hồi kết tràng: chia 5 nhánh
+ ĐM lên: đi dọc bờ mạc treo kết tràng lên, nối với nhánh xuống của kết tràng phải
+ ĐM manh tràng trước: đến mặt trước manh tràng
+ ĐM manh tràng sau: đến mặt sau manh tràng
+ ĐM ruột thừa: đi sau hồi tràng, đến bờ tự do của mạc treo ruột thừa
+ ĐM hồi tràng: đi dọc hồi tràng, nối với nhánh tận của ĐM mạc treo tràng trên
- ĐM kết tràng phải: đến góc kết tràng phải, chia 2 nhánh:
+ Nhánh xuống: nối với ĐM lên (hồi KT)
+ Nhánh lên: nối với nhánh phải (KT giữa)
- ĐM kết tràng giữa: chia 2 nhánh
+ Phải: nối với KT phải
+ Trái: nối với KT trái
6. Vòng nối
- Với ĐM thân tạng: tá tụy dưới nối với vị tá tràng
- Với ĐM mạc treo tràng dưới: qua kết tràng giữa và kết tràng trái
Câu 7: Khái niệm, hình tượng phúc mạc (vẽ hình), lá phúc mạc, ổ
phúc mạc, ngách phúc mạc, nếp phúc mạc. Mối tương quan của
tạng với phúc mạc
I. Khái niệm
Phúc mạc là 1 thanh mạc trơn láng và óng ánh, che phủ tất cả các thành ổ bụng, bao bọc các
tạng thuộc hệ tiêu hóa (kể cả mạch máu và TK), che phủ phía trước hoặc phía trên các tạng
thuộc hệ tiết niệu sinh dục
II. Hình tượng phúc mạc
- Nếu xem ổ bụng như vỏ da quả banh
- Bỏ vào vỏ da này các tạng trong ổ bụng rồi nhét ruột quả banh vào vỏ da
- Ruột quả banh là 1 túi kín mà thành túi áp sát vào nhau sẽ len lỏi giữa các tạng, che phủ các
mặt của các tạng và thành vỏ da
- Ruột quả banh tương đương với phúc mạc
III. Một số khái niệm
- Ổ bụng:
+ Là 1 khoang kín, giới hạn xung quanh bởi thành bụng, trên là cơ hoành, dưới là đáy
chậu
+ Chứa các tạng và phúc mạc
- Ổ phúc mạc:
+ Là 1 khoang ảo, kín ở nam và hở ở nữ
+ Được giới hạn bởi phúc mạc tạng và phúc mạc thành
- Lá phúc mạc: gồm:
+ Phúc mạc thành: lót mặt ngoài thành bụng
+ Phúc mạc tạng: bọc mặt ngoài các tạng
+ Liên tiếp giữa phúc mạc thành và phúc mạc tạng: các mạc treo, mạc nối, mạc chằng,
mạc dính: gồm 2 lá treo các tạng vào ổ bụng hoặc nối 2 tạng với nhau
+ Giữa 2 lá các mạc: mạch máu và TK
- Túi cùng:
+ Do phúc mạc lách giữa các tạng ở chậu hông tạo nên túi sâu của phúc mạc, dịch
trong ổ bụng thường đọng lại ở đây
+ Vd: túi cùng bàng quang-sinh dục, sinh dục-trực tràng
- Hố:
+ Do phúc mạc thành lót vào chỗ lõm xuống của ổ bụng
+ Vd: hố trên bàng quang, hố bẹn trong, hố bẹn ngoài
- Ngách:
+ Do phúc mạc lách giữa các tạng hoặc giữa các tạng với thành bụng tạo nên các rãnh
hoặc các hốc nhưng ko là chỗ thấp nhất ổ bụng
+ Vd: ngách tá tràng trên-dưới, ngách dưới gan, ngách gan thận…
- Nếp:
+ Nơi phúc mạc bị đội lên, đẩy lồi vào ổ phúc mạc bởi 1 tổ chức hoặc mạch máu nổi
lên trong ổ bụng
+ Vd: nếp tá tràng trên-dưới
IV. Tương quan của tạng với phúc mạc
- Tạng trong ổ phúc mạc:
+ Nằm hoàn toàn trong ổ phúc mạc
+ Ko có phúc mạc tạng che phủ
+ Duy nhất buồng trứng
- Tạng trong phúc mạc:
+ Được phúc mạc che phủ gần hết mặt ngoài
+ Có mạc treo hoặc mạc chằng
+ Vd: ống tiêu hóa từ dạ dày -> trên trực tràng, gan, tụy, lách
- Tạng ngoài phúc mạc:
+ Chỉ được phúc mạc che phủ 1 phần mặt ngoài
+ Ko có mạc treo hoặc mạc chằng
+ Chia 2 loại:
Sau phúc mạc: thận, niệu quản…
Dưới phúc mạc: bàng quang, tử cung, túi tinh…
- Tạng bị thành hóa:
+ Lúc đầu được phúc mạc che phủ gần hết
+ Sau đó mạc treo và phúc mạc tạng dính vào phúc mạc thành của thành bụng sau
+ Vd: tá tràng, kết tràng lên, kết tràng xuống
- Tạng dưới thanh mạc:
+ Là tạng trong phúc mạc nhưng phúc mạc dễ bóc tách khỏi tạng
+ Vd: ruột thừa, túi mật

Câu 8: Sự phân khu ổ phúc mạc. Các đường vào hậu cung mạc
nối. Vẽ hình minh họa
I. Phân khu ổ bụng
Các nếp phúc mạc chia ổ bụng ra từng khu làm cho mủ đọng lại trong khu hoặc cô lập 1 vùng
phúc mạc bị viêm
- Mạc nối lớn và các mạc nối khác (nhỏ, vị-lách, tụy-lách) quây trong ổ phúc mạc lớn 1 hậu
cung mạc nối
- Mạc treo KTN chia ổ phúc mạc làm 2 tầng: trên và dưới
+ Ở tầng trên:
Gan, dạ dày, lách, tá tràng, tụy quây quanh hậu cung mạc nối
Dây chằng treo gan chia khoảng dưới cơ hoành làm 2 ô:
Ô dưới hoành phải (ô gan): thông xuống dưới theo rãnh thành kết tràng
phải
Ô dưới hoành trái: thông vào ô dạ dày, ô lách
Đều bị giới hạn ở sau bởi lá trên của dây chằng vành
+ Ở tầng dưới:
Mạc treo tiểu tràng chạy chếch từ trái sang phải: từ đốt sống thắt lưng 1 và 2 -
> khớp cùng chậu
Chia ổ phúc mạc làm 2 khu: phải và trái mạc treo tiểu tràng
- Kết tràng lên và xuống tạo với thành bụng bên rãnh thành kết tràng phải và trái
+ Rãnh thành kết tràng phải: thông ô gan với hố chậu phải
+ Rãnh thành kết tràng trái: thông ô dạ dày, ô lách với hố chậu trái
- Mạc treo kết tràng xích ma tùy theo lớn hay nhỏ sẽ đậy kín hay hở trên chậu hông bé tạo
thành ô chậu hông bé tách riêng các tạng ở đây khỏi ổ phúc mạc lớn
II. Đường vào hậu cung mạc nối
- Qua lỗ mạc nối: để lách ngón tay thám sát cuống gan
- Làm sập phần mỏng của mạc nối nhỏ: quan sát mặt sau dạ dày
- Rạch mạc nối lớn theo bờ cong lớn dạ dày trên hoặc dưới vòng ĐM vị mạc nối
- Bóc mạc dính giữa mạc nối lớn và mạc treo KTN
- Làm 1 lỗ thủng ở mạc treo KTN: để nối dạ dày với hỗng tràng

Câu 9: Vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong của tim
I. Vị trí
Tim nằm trong trung thất giữa của lồng ngực, trên cơ hoành, sau xương ức, giữa 2 phổi, hơi
lệch sang trái
II. Hình thể ngoài
- Có hình tháp 3 mặt, 1 đáy, 1 đỉnh
- Đỉnh quay ra trước và sang trái
- Đáy quay ra sau và sang phải
- Trục lớn đi từ sau ra trước, xuống dưới và sang trái
1. Đáy tim
- Quay ra sau ứng với mặt sau 2 tâm nhĩ
- Giữa 2 tâm nhĩ: rãnh gian nhĩ
- Nhĩ phải quay sang phải:
+ Liên quan với màng phổi phải, TK hoành phải
+ Trên có TM chủ trên, dưới có TM chủ dưới
+ Rãnh tận cùng nối bờ phải TM chủ trên và TM chủ dưới
+ Phần nhĩ phải nơi có TM chủ trên + dưới đổ vào phình ra sau thành xoang TM chủ
- Nhĩ trái quay ra sau:
+ Có TM phổi đổ vào
+ Liên quan với thực quản
2. Mặt ức sườn
- Rãnh vành: ngăn cách tâm nhĩ ở trên, tâm thất ở dưới
- Tâm nhĩ: có các ĐM từ tim ra che lấp
+ ĐM phổi: trái
+ ĐM chủ: phải
- 2 bên ĐM có 2 tiểu nhĩ phải và trái
- Tâm thất: rãnh gian thất trước chạy dọc từ sau ra bên phải đỉnh tim
+ Ngăn đôi 2 tâm thất
+ Trong rãnh có: nhánh gian thất trước của ĐM vành trái và TM tim lớn
3. Mặt hoành
Liên quan với cơ hoành, qua cơ hoành liên quan với thùy gan trái và đáy dạ dày
- Có rãnh vành: liên tiếp với rãnh vành ở mặt ức sườn, chia tim làm 2 phần:
+ Sau: tâm nhĩ
+ Trước: tâm thất
- Rãnh gian thất sau: đi từ sau ra trước:
+ Nối với rãnh gian thất trước ở bên phải đỉnh tim
+ Trong rãnh có nhánh gian thất sau của ĐM vành phải và TM tim giữa
4. Mặt phổi
Liên quan với phổi và màng phổi trái
5. Đỉnh tim
- Nằm chếch sang trái, ngay sau lồng ngực
- Bên phải có: khuyết đỉnh tim: nơi 2 rãnh gian thất trước và sau gặp nhau
II. Hình thể trong
Tim được chia làm 4 buồng: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, ngăn cách nhau bởi các vách:
+ Vách nhĩ thất: ngăn cách nhĩ phải và thất trái
+ Vách gian nhĩ: ngăn cách 2 tâm nhĩ
+ Vách gian thất: ngăn cách 2 tâm thất

1. Tâm nhĩ
Nằm ở đáy tim, có các đặc điểm:
+ Thành mỏng hơn tâm thất vì chỉ làm nhiệm vụ hút máu về tim
+ Có các TM đổ vào
+ Thông với tiểu nhĩ
+ Thông với tâm thất cùng bên = lỗ nhĩ thất có van đậy kín
- Tâm nhĩ phải:
+ Thành trong có hố bầu dục và viền hố bầu dục
+ Trước có lỗ nhĩ thất phải: thông nhĩ phải với thất phải
+ Trên thông với tiểu nhĩ phải
+ Sau dưới là lỗ TM chủ dưới, có van TM chủ dưới
+ Gần lỗ nhĩ thất có lỗ xoang TM vành: được đậy 1 phần bởi van xoang TM vành
+ Trên có lỗ TM chủ trên: ko có van
+ Mào tận cùng nối bờ phải TM chủ trên và dưới: ứng với rãnh tận cùng bên ngoài
+ Bên phải mào tận cùng: có các cơ lược
+ Dưới thành sau đôi khi có củ gian TM
+ Nhiều lỗ TM nhỏ đổ vào nhĩ phải
- Tâm nhĩ trái:
+ Thành trong có van lỗ bầu dục
+ Trước có lỗ nhĩ thất trái: thông nhĩ trái với thất trái
+ Trên thông với tiểu nhĩ trái
+ Có 4 lỗ TM phổi đổ vào

2. Tâm thất
Đặc điểm:
+ Thành rất dày, đặc biệt ở thất trái
+ Trong thành sần sùi vì có nhiều cơ nổi lên
+ Có các ĐM lớn đi ra, có van đậy kín
- Tâm thất phải:
+ Hình tháp 3 mặt, 1 nền ở sau, 1 đỉnh ở trước
+ Nền có lỗ nhĩ thất phải: được đậy bởi van 3 lá gồm: lá trước, lá sau, lá vách
+ Trước trên lỗ nhĩ thất phải: lỗ thân ĐM phổi: được đậy bởi van thân ĐM phổi
Gồm 3 van nhỏ hợp lại: bán nguyệt trước, phải, trái
Mỗi van có cục van bán nguyệt
+ Gần lỗ thân ĐM phổi hẹp lại thành nón ĐM
+ Giữa nón ĐM và phần còn lại của tâm thất: nổi lên mào trên tâm thất
+ Có 3 cơ nhú: trước, sau, vách: có các thừng gân dính đỉnh cơ vào các lá của van 3 lá

- Tâm thất trái:


+ Hình nón dẹt với 2 thành trái và phải, 1 nền, 1 đỉnh
+ Nền có lỗ nhĩ thất trái: được đậy bởi van 2 lá gồm: lá trước và lá sau
+ Bên phải lỗ nhĩ thất trái: lỗ ĐM chủ: được đậy bởi van ĐM chủ
Gồm 3 van nhỏ hợp lại: bán nguyệt sau, phải, trái
Mỗi van có cục van bán nguyệt
+ Có 2 cơ nhú: trước và sau: có các thừng gân dính đỉnh cơ vào các lá của van 2 lá

Câu 10: Hình thể trong, cấu tạo của tim. Vẽ hình đối chiếu của các van tim
và vị trí nghe các van tim trên ngực
I. Hình thể trong: câu 9

II. Cấu tạo


Thành tim được cấu tạo bởi 3 lớp: ngoại tâm mạc, cơ tim, nội tâm mạc
1. Ngoại tâm mạc
Màng ngoài tim, gồm:
- Ngoại tâm mạc sợi:
+ Bọc ngoài tim
+ Có các thớ sợi dính với: cơ hoành, cột sống, xương ức, khí quản, phế quản, thực
quản
+ Phần dính với xương ức biệt hóa thành dây chằng ức-ngoại tâm mạc
- Ngoại tâm mạc thanh mạc:
+ Gồm lá thành và lá tạng
+ Giữa 2 lá: ổ ngoại tâm mạc
+ 2 lá liên tiếp nhau tại các mạch máu lớn ở đáy tim tạo nên 2 bao:
Bao ĐM ở trước: bọc ĐM chủ + thân ĐM phổi
Bao TM ở sau: bọc TM phổi + TM chủ trên
Giữa 2 bao: xoang ngang ngoại tâm mạc
+ Giữa 2 TM phổi phải và 2 TM phổi trái ở mặt sau nhĩ trái: xoang chếch ngoại tâm
mạc

2. Cơ tim
Mỏng ở nhĩ, dày ở thất đặc biệt ở thất trái, gồm:
- Các sợi cơ co bóp:
+ Bám vào 4 vòng sợi quây quanh: 2 lỗ nhĩ thất, lỗ ĐM chủ, lỗ thân ĐM phổi
+ Phần sợi giữa lỗ ĐM chủ và 2 lỗ nhĩ thất: tam giác sợi
+ Các thớ cơ bám vào vòng sợi gồm 2 loại:
Riêng cho từng tâm nhĩ hoặc từng tâm thất
Chung cho 2 tâm nhĩ hoặc 2 tâm thất
- Hệ thống dẫn truyền của tim:
Các sợi cơ kém biệt hóa lẫn trong các sợi co bóp: duy trì co bóp tự động của tim, gồm:
+ Nút xoang nhĩ: nằm ở thành phải nhĩ phải, ngoài lỗ TM chủ trên
+ Nút nhĩ thất: nằm trong thành nhĩ phải, giữa lá trong của van 3 lá và lỗ xoang TM
vành
+ Từ nút nhĩ thất: tách ra bó His nằm ở mặt phải vách nhĩ thất, đi hết phần màng vách
gian thất thì chia 2 trụ
Trụ phải: phân nhánh trong thành thất phải, nằm trong bè vách viền, tận cùng
ở chân các cơ nhú
Trụ trái: chui qua vách tỏa đến thành thất trái, tận cùng ở chân các cơ nhú
3. Nội tâm mạc
Màng trong tim:
- Mỏng, dính chặt vào mặt trong các buồng tim
- Liên tiếp với nội mạc của các mạch máu từ tim ra hoặc vào

Câu 11: Chi phối của TKTV lên tim, hệ dẫn truyền tự động trong
tim, ĐM nuôi tim. Vẽ hình minh họa
I. Hệ dẫn truyền tự động trong tim: câu 10
II. Chi phối của TKTV lên tim
Gồm các sợi giao cảm: làm tim đập nhanh và phó giao cảm: làm tim đập chậm
- Giao cảm gồm: 3 TK tách ra từ hạch cổ:
+ TK tim cổ trên tách từ hạch cổ trên
+ TK tim cổ giữa tách từ hạch cổ giữa
+ TK tim cổ dưới tách từ hạch cổ ngực
- Phó giao cảm gồm: các nhánh tách từ TK X:
+ Các nhánh tim cổ trên
+ Các nhánh tim cổ dưới
+ Các nhánh tim ngực
=> Các sợi tạo thành đám rối tim, qua hạch tim nằm dưới cung ĐM chủ để vào tim

III. ĐM nuôi tim


1. ĐM vành phải
- Tách từ cung ĐM chủ, ngay trên van ĐM chủ
- Đi qua khe giữa thân ĐM phổi và tiểu nhĩ phải đến mặt trước tim
- Vòng sang phải, đi trong rãnh vành rồi xuống mặt hoành tim
- Đi vào rãnh gian thất sau, tận cùng ở đỉnh tim
- Trên đường đi cho các nhánh nuôi tim, lớn nhất là nhánh gian thất sau
2. ĐM vành trái
- Tách từ cung ĐM chủ, ngay trên van ĐM chủ
- Đi qua khe giữa thân ĐM phổi và tiểu nhĩ trái đến mặt trước tim thì chia 2 nhánh:
+ Nhánh gian thất trước: đi trong rãnh gian thất trước đến đỉnh tim rồi vòng ra sau nối
với ĐM vành phải
+ Nhánh mũ: vòng sang trái trong rãnh vành, đi xuống mặt hoành, nối hoặc ko nối với
ĐM vành phải

Câu 12: Sự phân chia phân thùy của phổi và phế quản. Vẽ hình
minh họa
- Mỗi phế quản chính đến rốn phổi → chia thành các phế quản thùy: dẫn khí cho 1 thùy phổi
- Mỗi phế quản thùy chia thành các phế quản phân thùy: dẫn khí cho 1 phân thùy phổi
- Mỗi phế quản phân thùy chia thành các phế quản hạ phân thùy
- Các phế quản hạ phân thùy chia nhiều lần nữa cho tới phế quản tiểu thùy: dẫn khí cho 1 tiểu
thùy phổi
- Tiểu thùy phổi là đơn vị cơ sở của phổi, gồm các tiểu phế quản hô hấp: dẫn khí vào ống phế
nang → túi phế nang → phế nang
Phổi phải Phổi trái
A. Thùy trên A. Thùy trên
1. Phân thùy đỉnh 1-2. Phân thùy đỉnh-sau
2. Phân thùy sau
3. Phân thùy trước 3. Phân thùy trước
B. Thùy giữa
4. Phân thùy bên 4. Phân thùy trên
5. Phân thùy giữa 5. Phân thùy dưới
C. Thùy dưới C. Thùy dưới
6. Phân thùy đỉnh 6. Phân thùy đỉnh
6’. Phân thùy dưới đỉnh 6’. Phân thùy dưới đỉnh
7. Phân thùy đáy giữa 7. Phân thùy đáy giữa
8. Phân thùy đáy trước 8. Phân thùy đáy trước
9. Phân thùy đáy bên 9. Phân thùy đáy bên
10. Phân thùy đáy sau 10. Phân thùy đáy sau
Câu 13: Thành phần, chức năng hệ bạch huyết. Kể tên, vị trí và
vùng dẫn lưu của bạch huyết đầu, mặt, cổ
I. Thành phần
Bạch huyết, mạch bạch huyết, mô bạch huyết, hạt bạch huyết, hạch bạch huyết, hạch họng, lá
lách và tuyến ức
II. Chức năng
3 chức năng chính:
- Dẫn lưu dịch kẽ dư thừa
- Vận chuyển lipid từ ống tiêu hóa qua đường tiêu hóa vào máu
- Bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch
III. Bạch huyết đầu, mặt, cổ
Đầu-mặt:
1. Các hạch chẩm
- Vị trí: sau đầu, trên chỗ bám của cơ bán gai đầu
- Dẫn lưu: vùng chẩm da đầu
2. Các hạch sau tai
- Vị trí: trên chỗ bám mỏm chũm của cơ ức đòn chũm, bên trong cơ tai sau
- Dẫn lưu:
+ Sau vùng thái dương đỉnh
+ Sau ống tai ngoài
+ Trên mặt sọ của vành tai
3. Các hạch mang tai nông
- Vị trí: trước bình tai
- Dẫn lưu:
+ Mặt ngoài loa tai
+ Da gần vùng thái dương
4. Các hạch mang tai sâu
Có 2 nhóm:
- 1 nhóm nằm trong tuyến mang tai
=> Dẫn lưu:
+ Gốc mũi
+ Mi mắt
+ Vùng trán thái dương
+ Ống tai ngoài
+ Hòm nhĩ
+ Phần sau khẩu cái
+ Nền ổ mũi
- 1 nhóm nằm giữa tuyến mang tai và thành bên hầu
=> Dẫn lưu:
+ Mũi hầu
+ Sau ổ mũi
5. Các hạch sau hầu
- Vị trí: trong mạc má hầu, sau phần trên hầu, trước cung đốt đội
- Dẫn lưu:
+ Ổ mũi
+ Mũi hầu
+ Vòi tai
6. Các hạch má
- Vị trí: bên trong ngành hàm dưới, trên mặt ngoài cơ chân bướm ngoài
- Dẫn lưu:
+ Hố thái dương
+ Hố dưới thái dương
+ Mũi hầu
7. Các hạch hàm dưới
- Vị trí: trên mặt ngoài hàm dưới, trước cơ cắn
- Dẫn lưu:
+ Mi mắt
+ Kết mạc
+ Da và niêm mạc mũi và má
Cổ:
1. Các hạch dưới hàm
- Vị trí: gần thân xương hàm dưới trong tam giác dưới hàm, trên mặt nông của tuyến nước bọt
dưới hàm
- Dẫn lưu:
+ Khe mí mắt trong
+ Má
+ Bên mũi
+ Môi trên
+ Phần ngoài môi dưới
+ Lợi-răng
+ Phần trước bờ lưỡi
+ Mạch đi của hàm dưới và dưới cằm
2. Các hạch dưới cằm
- Vị trí: giữa bụng trước của các cơ 2 thân
- Dẫn lưu:
+ Trung tâm môi dưới
+ Sàn miệng
+ Đầu lưỡi
3. Các hạch cổ nông
- Vị trí: bên ngoài cơ ức đòn chũm
- Dẫn lưu:
+ Dưới loa tai
+ Vùng bên tai
4. Các hạch cổ sâu
2 nhóm:
- Trên: nằm sâu dưới cơ ức đòn chũm
=> Dẫn lưu:
+ Vùng chẩm da đầu
+ Vành tai
+ Sau cổ
+ Phần lớn lưỡi
+ Thanh quản
+ Tuyến giáp
+ Khí quản
+ Mũi hầu
+ Ổ mũi
+ Khẩu cái
+ Thực quản
- Dưới: vượt quá bờ sau cơ ức đòn chũm, đi vào tam giác trên đòn
=> Dẫn lưu:
+ Vùng sau da đầu và cổ
+ Vùng ngực nông
+ 1 phần cánh tay
+ Mạch đi của cổ sâu trên
Câu 14: Cấu tạo, mạch máu nuôi dưỡng, TK chi phối lưỡi
I. Cấu tạo
1. Khung của lưỡi
Gồm: xương móng và các cân, các cân gồm:
- Cân lưỡi:
+ Nằm theo mp đứng ngang, cao 1 cm
+ Phía dưới bám vào bờ trên xương móng
+ Từ đó đi thẳng lên trên lẫn vào bề dày của lưỡi
- Vách lưỡi:
+ Nằm theo mp đứng dọc
+ Hình liềm dính vào chính giữa mặt trước cân lưỡi
+ Chia các cơ ở lưỡi làm 2 nhóm: phải và trái

2. Các cơ của lưỡi


15 cơ, gồm 2 loại:
- Cơ nội tại: 7 cơ bám vào khung lưỡi, tận hết ở trong lưỡi:
+ 1 cơ dọc lưỡi trên
+ 2 cơ dọc lưỡi dưới
+ 2 cơ ngang lưỡi
+ 2 cơ thẳng lưỡi
- Cơ ngoại lai: 4 đôi cơ đi từ các bộ phận lân cận đến lưỡi:
+ Cằm lưỡi
+ Móng lưỡi
+ Trâm lưỡi
+ Sụn lưỡi
II. Mạch máu và TK

1. ĐM lưỡi
- NU: tách ra từ ĐM cảnh ngoài, 1 cm trên ĐM giáp trên
- Đường đi:
+ Chạy ra trước vào khu trên móng
+ Lúc đầu áp vào cơ khít hầu giữa, sau đó nằm giữa cơ này và cơ móng lưỡi
- Nhánh bên:
+ Nhánh trên móng
+ Các nhánh lưng lưỡi
- Nhánh tận:
+ ĐM dưới lưỡi: cấp máu cho tuyến nước bọt dưới lưỡi, hãm lưỡi, tận hết ở cằm
+ ĐM lưỡi sâu: chạy ngoằn ngoèo dưới niêm mạc, tận hết ở đỉnh lưỡi, cấp máu cho
phần di động của lưỡi
2. TK lưỡi
- 2/3 trước lưỡi có:
+ TK lưỡi: nhánh của TK hàm dưới, thuộc TK sinh 3: cảm giác thân thể
+ Thừng nhĩ: nhánh của TK trung gian: cảm giác vị giác
- 1/3 sau lưỡi có:
+ Nhánh lưỡi của TK thiệt hầu
+ Nhánh lưỡi của TK mặt (có hoặc ko)
+ Nhánh thanh quản của TK lang thang
- TK hạ thiệt vận động tất cả các cơ ở lưỡi
Câu 15: Vị trí, lỗ đổ của các ống tiết của 3 cặp tuyến nước bọt
chính trong cơ thể. Cấu tạo, các phần của răng, công thức răng
sữa, răng vĩnh viễn. Vẽ hình thể hiện sự khác nhau giữa các loại
răng
I. Các tuyến nước bọt
Gồm 3 cặp tuyến lớn: mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi
Nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác: tuyến môi, tuyến má, tuyến khẩu cái, tuyến lưỡi
Về chế tiết:
+ Tuyến nước: mang tai
+ Tuyến nhầy: dưới lưỡi
+ Tuyến hỗn hợp: dưới hàm
1. Tuyến mang tai
- Vị trí:
+ Tuyến nước bọt lớn nhất, nằm dưới ống tai ngoài, giữa ngành lên của xương hàm
dưới và cơ ức đòn chũm
+ Được bọc trong mạc tuyến mang tai
- Ống tuyến mang tai:
+ Đi ra từ bờ trước của tuyến
+ Qua mặt trước cơ cắn, uốn cong theo bờ trước cơ này, xuyên qua khối mỡ má, cơ
mút
+ Đổ ra 1 lỗ nhỏ ở má, đối diện với cơ răng cối trên thứ 2
2. Tuyến dưới hàm

- Vị trí:
+ Tuyến lớn thứ 2, nằm trong tam giác dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới
+ Gồm 2 phần nông và sâu: nối với nhau ở bờ sau cơ hàm móng, ngăn cách với tuyến
mang tai bởi 1 vách cân (đi từ cơ ức đòn chũm tới quai hàm)
- Ống tuyến dưới hàm:
+ Đi ra từ mõm sâu
+ Chui vào và đổ ra 1 lỗ nằm 2 bên hãm lưỡi, nơi có cục dưới lưỡi
3. Tuyến dưới lưỡi
- Vị trí:
+ Tuyến nhỏ nhất, nằm 2 bên sàn miệng, phía dưới lưỡi
- Các ống tiết:
+ 5-15 ống tiết nhỏ đổ ra ở nếp dưới lưỡi
+ 1 ống tiết lớn đổ ra ở cục dưới lưỡi
II. Răng

1. Cấu tạo của răng


- Mỗi răng có mô liên kết đặc biệt là tủy răng
- Phủ bởi 3 lớp mô canxi là ngà răng, men răng và chất xương răng
- Bên ngoài có thể có đá răng do muối canxi của nước bọt đọng lại
2. Các phần của răng
- Mỗi răng gồm:
+ Thân răng: phần răng được phủ bởi lớp men răng
+ Chân răng: phần phủ bởi chất xương răng, nằm trong huyệt răng
+ Cổ răng: nối liền thân và chân răng
- Trong mỗi răng có buồng tủy răng gồm: buồng thân răng và ống chân răng, ống này mở ra 1
hay nhiều lỗ đỉnh chân răng, qua lỗ này có: mạch máu, TK, bạch huyết đi vào buồng tủy răng
- Các răng trước gồm: cửa và nanh, các răng sau gồm: tiền cối và cối
- Cung răng cong như hình chữ C nên các mặt răng được xác định:
+ Mặt giữa: là mặt trong của các răng trước, mặt trước của các răng sau
+ Mặt xa: là mặt ngoài của các răng trước, mặt sau của các răng sau
+ Mặt tiền đình: là mặt đối diện với tiền đình miệng
+ Mặt lưỡi: là mặt đối diện với lưỡi
+ Mặt khép: là mặt tiếp xúc với răng của hàm đối diện khi cắn chặt 2 hàm răng lại
3. Răng sữa, răng vĩnh viễn
- Răng sữa: chỉ mọc từ 6-30 tháng tuổi, có 20 cái: 5 răng cho 1 nửa hàm: 2 cửa, 1 nanh, 2 cối
viết theo công thức:
2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 cối
- Răng vĩnh viễn: bắt đầu thay thế răng sữa từ 6 tuổi và hoàn toàn thay thế răng sữa khi 12
tuổi, có 32 cái: 8 răng cho 1 nửa hàm: 2 cửa, 1 nanh, 2 tiền cối, 3 cối viết theo công thức:
2/2 cửa + 1/1 nanh + 2/2 tiền cối + 3/3 cối

Câu 16: Vị trí, hình thể ngoài, phương tiện cố định gan, phương
tiện có bản chất là phúc mạc
I. Vị trí
- Gan nằm trong ổ bụng
- Tầng trên mạc treo KTN
- Trong ô dưới hoành phải
- Lấn sang ô thượng vị và ô dưới hoành trái
II. Hình thể ngoài
- Gan màu nâu đỏ, trơn bóng
- Người chết nặng: 1.5 kg, người sống nặng: 2.3 kg
- Kích thước: ngang-trước sau-cao: 28x18x8 cm
- Hình quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải theo 1 bình diện nhìn lên trên, ra trước, sang
phải
1. Mặt hoành
4 phần
- Phần trên:
+ Lồi, trơn láng, dưới cơ hoành
+ Có vết ấn tim
- Phần trước:
+ Tiếp xúc với cơ hoành và thành bụng trước
+ Được chia đôi bởi dây chằng liềm
- Phần phải: đối diện với các cung sườn 7-11 bên phải
- Phần sau:
+ Nhỏ nhất, hình tam giác, có vùng trần và thùy đuôi
+ Rộng phải, hẹp trái, dính vào cơ hoành
+ Bên phải thùy đuôi: rãnh TM chủ
+ Bên trái thùy đuôi: khe dây chằng TM
2. Mặt tạng
Nhìn xuống dưới và ra sau
Lõm ko đều: do các tạng trong ổ bụng ấn vào
Có 2 rãnh dọc + 1 rãnh ngang
- Rãnh dọc phải:
+ Tạo bởi: trước là hố túi mật, sau là rãnh TM chủ
+ Giữa 2 rãnh: mỏm đuổi của thùy đuôi
- Rãnh dọc trái:
+ Hẹp và sâu, cách rãnh dọc phải 6 cm
+ Trước là khe dây chằng tròn, sau là khe dây chằng TM
- Rãnh ngang:
+ Là cửa gan
+ Lệch về sau hơn về trước
+ Dài 6 cm, chạy từ phải sang trái
=> 2 rãnh dọc + 1 rãnh ngang tạo thành hình chữ H chia mặt tạng và phần sau mặt hoành làm
4 thùy:
+ Bên phải rãnh dọc phải: thùy phải
+ Bên trái rãnh dọc trái: thùy trái
+ Trước cửa gan: thùy vuông
+ Sau cửa gan: thùy đuôi
- Thùy phải: ấn kết tràng ở trước, ấn thận phải ở sau, ấn tá tràng ở trong
- Thùy trái: ấn dạ dày
- Thùy vuông: úp lên dạ dày, môn vị, tá tràng
- Thùy đuôi:
+ Có 1 phần thuộc phần sau mặt hoành
+ Có mỏm đuôi (bên phải) và mỏm nhú (bên trái) cách nhau bởi ấn TM cửa

3. Bờ dưới
- Rõ và sắc, tạo bởi phần trước của mặt hoành và mặt tạng, đi từ phải sang trái
- Có khuyết túi mật và khuyết dây chằng tròn
- Ở sau ko rõ
III. Phương tiện cố định gan

1. TM chủ dưới
Nối với các TM trong gan
2. DC hoành gan
Nối vùng trần của gan với cơ hoành
3. DC vành
- Đi từ phần sau mặt hoành -> cơ hoành
- Tạo nên bởi phúc mạc quặt ra trước và ra sau khi phủ từ gan lên cơ hoành
- Đi từ đầu phải -> đầu trái gan, liên tiếp với DC tam giác phải, trái
- Hẹp lên trên: liên tiếp với DC liềm
- Hẹp ra sau: liên tiếp với DC gan vị
4. DC tam giác phải, trái
- Ở 2 đầu phải và trái của DC vành
- Do 2 lá phúc mạc chập vào nhau tạo nên 2 nếp phúc mạc hình tam giác: nối 2 đầu phần sau
gan vào cơ hoành
- Mỗi DC tam giác có 3 cạnh:
+ 1 cạnh dính vào cơ hoành
+ 1 cạnh dính vào gan
+ 1 cạnh tự do ở trước ngoài
5. DC liềm
- 1 nếp phúc mạc treo mặt hoành gan vào mặt dưới cơ hoành và thành bụng trước
- Kéo dài từ DC vành -> rốn
- Có 3 bờ:
+ 1 bờ dính vào cơ hoành và thành bụng trước
+ 1 bờ dính vào mặt hoành gan
+ 1 bờ tự do
6. Mạc nối nhỏ
Gồm:
- DC gan vị: là phúc mạc đi từ bờ cong nhỏ dạ dày -> khe dây chằng TM của gan
- DC gan tá tràng: là phúc mạc đi từ môn vị và phần trên tá tràng -> cửa gan
7. DC tròn
Do thoái hóa của TM rốn
- Đi từ rốn -> mặt tạng của gan tạo nên khe DC tròn
- Tận cùng ở nhánh trái của TM cửa
8. DC TM
Do thoái hóa của ống TM
- Tạo nên khe dây chằng TM
- Đi từ TM gan trái đến TM chủ dưới
IV. Phương tiện có bản chất là phúc mạc
Trừ TM chủ dưới và DC hoành gan

Câu 17: Cấu tạo gan, phân thùy gan theo đường mật. Cấp máu và
dẫn lưu máu ở gan
I. Cấu tạo và hình thể trong
Gan cấu tạo bởi: bao gan, mô gan, mạch máu, đường mật
1. Bao gan (bao xơ của gan)
Gồm:
- Lớp thanh mạc: lá tạng của phúc mạc bọc bên ngoài gan

- Lớp xơ:
+ Là 1 bao xơ riêng biệt của gan
+ Dính chặt với lớp thanh mạc và tổ chức gan
+ Ở cửa gan: đi cùng mạch máu, ống mật vào gan tạo thành bao xơ quanh mạch

2. Mô gan
Gồm: tb gan, mạch máu, đường mật
- Các tb gan xếp thành các bè tạo nên các tiểu thùy gan
- Trung tâm mỗi tiểu thùy có 1 TM nối với nhánh của TM cửa rồi đổ về các TM gan
- 3 hoặc 4 tiểu thùy quây lấy 1 khoang gian tiểu thùy
- Trong khoang gian tiểu thùy có: nhánh của ĐM gan, TM cửa, ống dẫn mật
II. Phân thùy gan theo đường mật
1. Khe giữa gan
- Mặt hoành: đi từ bờ trái TM chủ dưới -> khuyết túi mật
- Mặt tạng: đi từ bờ trái TM chủ dưới -> hố túi mật
- Chứa TM gan giữa, chia gan làm 2 nửa: phải và trái
2. Khe liên phân thùy phải
- Đi từ bờ phải TM chủ dưới, theo dây chằng vành rồi vòng xuống, song song với bờ phải gan
và cách bờ này 3 khoát ngón tay
- Chứa TM gan phải, chia gan phải làm 2 phân thùy: sau và trước
3. Khe liên phân thùy trái
- Mặt hoành: đường bám của DC liềm
- Mặt tạng: tương ứng với rãnh dọc trái
- Chứa TM gan trái, chia gan trái làm 2 phân thùy: giữa và bên
4. Khe phụ giữa thùy phải
- Nằm ngang qua giữa gan phải
- Chia phân thùy trước làm 2 hạ phân thùy: 5 và 8, phân thùy sau làm 2 hạ phân thùy: 6 và 7
5. Khe phụ giữa thùy trái
- Mặt hoành: đi từ bờ trái TM chủ dưới -> nơi nối 1/3 sau và 2/3 trước bờ dưới gan trái
- Mặt tạng: đi từ đầu trái cửa gan -> nơi nối 1/3 sau và 2/3 trước bờ dưới gan trái
- Chia phân thùy bên làm 2 hạ phân thùy: 2 và 3
=> Như vậy có 8 hạ phân thùy:
- Gan trái:
+ Phân thùy giữa:
Mặt hoành: 4
Mặt tạng: 4 và 1, 1 tương ứng với thùy đuôi
+ Phân thùy bên: 2 và 3
- Gan phải:
+ Phân thùy trước: 5 và 8
+ Phân thùy sau: 6 và 7
III. Cấp máu
- ĐM gan riêng tách từ ĐM gan chung-nhánh của ĐM thân tạng
- ĐM gan chung đến bờ trái TM cửa thì chia 2 ngành:
+ ĐM vị tá tràng
+ ĐM gan riêng
- ĐM gan riêng chạy ngược lên trên, trước TM cửa, qua mạc nối nhỏ, đến cửa gan chia 2
ngành cùng:
+ Ngành phải: vào gan phải, chia các nhánh: túi mật, thùy đuôi, phân thùy trước-sau
+ Ngánh trái: vào gan trái, chia các nhánh: thùy đuôi, phân thùy giữa-bên
- ĐM gan riêng có 1 nhánh bên cho dạ dày: ĐM vị phải
IV. Dẫn lưu máu
1. TM cửa
- Hợp bởi TM mạc treo tràng trên và TM lách, TM lách nhận thêm 1 nhánh lớn là TM mạc
treo tràng dưới
- Nhận các nhánh:
+ Túi mật
+ Cạnh rốn
+ Vị trái
+ Vị phải
+ Trước môn vị
- Chạy chếch sang phải và ra trước vào mạc nối nhỏ, cùng ĐM gan riêng và ống mật chủ tạo
nên cuống gan
- Đến cửa gan, chia 2 ngành: phải và trái
- Ngành trái nhận thêm 2 TM:
+ TM rốn: tắc thành DC tròn
+ Ống TM: tắc thành DC TM
- Vòng nối: TM cửa thông với hệ TM chủ bởi:
+ Vòng nối thực quản: TM vị trái (hệ cửa) nối với TM thực quản (hệ chủ)
+ Vòng nối trực tràng: TM trực tràng trên (hệ cửa) nối với TM trực tràng giữa và dưới
(hệ chủ)
+ Vòng nối quanh rốn: TM dây chằng tròn (hệ cửa) nối với TM thượng vị trên-dưới
và TM ngực trong (hệ chủ)
+ Vòng nối qua phúc mạc: nối các TM ruột với TM chủ dưới
2. TM gan
- Bắt nguồn từ các TM gian tiểu thùy gan
- TM gan phải, gan giữa, gan trái dẫn máu ở các thùy gan -> TM chủ dưới
- 1 số TM nhỏ chạy từ thùy đuôi -> TM chủ dưới

Câu 18: Đường dẫn mật ngoài gan. Vẽ hình


- Gồm: ống gan, ống mật chủ, ống túi mật, túi mật
- Ống gan và ống mật chủ: đường mật chính, ko cắt bỏ được
- Ống túi mật và túi mật: đường mật phụ, cắt bỏ được
1. Ống gan
- Mật tiết ra từ các tb gan đổ vào các tiểu quản mật -> đổ vào ống gan phải và ống gan trái ở
ngoài gan
- 2 ống gan phải và trái hợp lại thành ống gan chung:
+ Dài 3 cm, đường kính 5 mm
+ Chạy trong cuống gan
- Tới bờ trên tá tràng thì cùng ống túi mật đổ vào ống mật chủ
2. Ống mật chủ
- Đi từ bờ trên tá tràng -> sau phần trên tá tràng rồi lách sau tụy đổ vào nhú tá lớn ở niêm mạc
phần xuống tá tràng
- Ở nhú tá lớn đổ vào bóng gan tụy
- Dài 5-6 cm, đường kính 5-6 mm
- Chia làm 4 đoạn
+ Trên tá tràng:
Nằm trong cuống gan
Liên quan bên trái: ĐM gan riêng, sau: TM cửa
+ Sau tá tràng: sau phần trên tá tràng
+ Sau tụy: xẻ vào đầu tụy 1 rãnh
+ Trong thành tá tràng: vào thành tá tràng ở phần xuống nơi nối 1/3 dưới và 2/3 trên
3. Túi mật
- Vai trò: lưu giữ, cô đặc mật trước khi chảy vào tá tràng
- Nằm trong hố túi mật ở mặt tạng của gan
- Hình quả lê, dài 8 cm, chỗ rộng nhất là 3 cm, có 3 phần:
+ Đáy: nằm trong khuyết túi mật ở bờ dưới gan
+ Thân: ra sau, lên trên, sang trái, mặt trên dính vào gan
+ Cổ:
Phình ở giữa thành 1 bể con
Hẹp 2 đầu: đầu trên gấp vào thân, đầu dưới gấp vào ống túi mật
Nằm cách xa gan, có 1 mạc treo, chứa ĐM túi mật
4. Ống túi mật
- Nằm dưới cổ túi mật: dẫn mật từ túi mật xuống ống mật chủ
- Dài 3 cm, đường kính 3 mm
- Ở trong có nếp niêm mạc hình xoắn ốc

Câu 19: Cấu tạo nhãn cầu. Vẽ hình minh họa


- Nhãn cầu nằm 1/3 trước ổ mắt
- Nhô ra khỏi thành ngoài ổ mắt
- Có hình 1 khối cầu
I. Các lớp vỏ của nhãn cầu
1. Lớp xơ
Được coi là lớp bảo vệ nhãn cầu, chia làm 2 phần: giác mạc và cũng mạc
- Giác mạc:
+ Phần trong suốt nằm trước nhãn cầu
+ Chiếm 1/6 khối cầu
+ Đường kính 12 mm
+ Giữa giác mạc và cũng mạc: rãnh củng mạc
+ Trong rãnh củng mạc có: xoang TM cũng mạc
+ Có 2 mặt: trước và sau, ngoại biên dày 1 mm, trung tâm dày 0.5 mm: đỉnh
+ Cấu tạo: ngoài vào trong
Thượng mô trước giác mạc
Lá giới hạn trước
Chất riêng giác mạc
Lá giới hạn sau
Nội mô tiền phòng
- Cũng mạc:
+ Chiếm 5/6 phía sau nhãn cầu, còn gọi là lòng trắng của mắt
+ Trước có kết mạc và mạch máu
+ Sau liên tục với bao ngoài của TK thị giác
+ Từ chỗ TK thị giác ra khỏi nhãn cầu có: mảnh sàng
+ Cấu tạo: ngoài vào trong
Lá trên củng mạc
Chất riêng củng mạc
Lá sắc tố củng mạc
2. Lớp mạch: gồm màng mạch, thể mi và mống mắt
- Màng mạch:
+ Là 1 màng mỏng ở 2/3 sau nhãn cầu
+ Nằm giữa củng mạc và võng mạc
+ Chức năng:
Dinh dưỡng
Có hắc tố -> làm thành phòng tối cho nhãn cầu
+ Cấu tạo:
Lá trên màng mạch
Lá mạch
Lá đệm mao mạch
Lá nền
- Thể mi:
+ Là 1 vòng dẹt, phần dày lên của màng mạch, nối màng mạch với mống mắt
+ Gồm: cơ thể mi và mỏm mi -> điều tiết cho thể thấu kính
+ Được lót bởi 1 tầng sắc tố thể mi
- Mống mắt:
+ Là 1 lớp sắc tố hình vành khăn
+ Nằm theo mp trán phía trước thể thấu kính, đường kính 12 mm, dày 0.5 mm
+ Hợp với giác mạc thành góc mống mắt-giác mạc
+ Bờ trung tâm (bờ con ngươi) giới hạn 1 lỗ tròn gọi là con ngươi hay đồng tử
+ Bờ ngoại biên (bờ thể mi) liên tục với thể mi và giác mạc bởi dây chằng lược
+ Có 2 mặt: trước và sau
+ Chia khoảng nằm giữa giác mạc và thể thấu kính làm 2 phòng: chứa thủy dịch
Tiền phòng: nằm giữa giác mạc và mống mắt
Hậu phòng: nằm giữa mống mắt, thể mi và thể thấu kính
+ Cấu tạo:
Mặt trước phủ bởi nội mô tiền phòng, liên tục với nội mô giác mạc
Chất đệm mống mắt chứa: mạch máu, TK, đặc biệt là cơ trơn gồm: cơ giãn
đồng tử và co đồng tử
3. Lớp võng mạc
- Nằm trong cùng, chia làm 3 vùng:
+ Ở cực sau nhãn cầu: võng mạc thị giác, đến gần mỏm mi tạo thành miệng thắt
+ Lót mặt trong thể mi: võng mạc thể mi
+ Từ mặt sau mống mắt đến bờ con ngươi: võng mạc mống mắt
- Các tầng của võng mạc: nông đến sâu:
+ Tầng sắc tố: dính vào màng mạch, chứa các hạt sắc tố
+ Tầng não: gồm 3 tầng phụ
Thượng bì TK
Hạch võng mạc
Hạch TK thị
- Trên bề mặt võng mạc có 2 vùng đặc biệt:
+ Vết võng mạc (điểm vàng):
Nằm cạnh cực sau nhãn cầu
Trong có 1 vùng vô mạch
Được nuôi dưỡng bởi màng mạch
+ Đĩa TK thị (điểm mù):
Nằm trong và dưới cực sau nhãn cầu
Ko có sự thụ cảm AS
- Mạch máu của võng mạc:
+ Phần ngoài lớp TK được nuôi dưỡng bởi màng mạch
+ Phần trong: do ĐM trung tâm võng mạc, nhánh của ĐM mắt, theo dây TK thị vào
nhãn cầu chia 2 nhánh: trên và dưới: ko thông nối với nhau và với các nhánh khác
II. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu
Sau ra trước gồm:
1. Thể thủy tinh
- 1 khối trong suốt như lòng trắng trứng
- Chứa đầy ở 4/5 sau nhãn cầu, dính với miệng thắt võng mạc
- Cấu tạo như thủy dịch và chứa thêm nhiều sợi keo, mucopolysaccarid
- Trục có ống thủy tinh đi từ đĩa TK thị đến thấu kính
- Trong có thủy tinh dịch
2. Thấu kính
- Hình thấu kính, hơi vàng, trong suốt
- Nằm giữa mống mắt và thể thủy tinh
- Có 2 mặt: trước và sau
+ Mặt sau lồi hơn mặt trước
+ 2 mặt gặp nhau ở xích đạo thấu kính
+ Điểm trung tâm mặt trước: cực trước
+ Điểm trung tâm mặt sau: cực sau
+ Đường nối 2 cực: trục thấu kính
- Cấu tạo:
+ Ngoài là bao thấu kính
+ Trong là chất thấu kính
+ Ngoại biên mềm gọi là vỏ
+ Trung tâm rắn gọi là nhân thể thấu kính
+ Đơn vị cấu tạo là các sợi thấu kính
- Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc nhờ dây treo thấu kính
3. Thủy dịch
- Chứa trong tiền phòng + hậu phòng của nhãn cầu
- Thành phần giống như huyết tương nhưng ko có protein

Câu 20: Giới hạn các phần của tai? Vị trí, cấu tạo tai trong? Giải
thích cơ chế nghe có hình minh họa
I. Giới hạn các phần của tai
Tai là cơ quan phức tạp, ngoài nhiệm phụ nhận cảm âm thanh còn giúp điều chỉnh thăng bằng
cho cơ thể, gồm:
1. Tai ngoài
- Từ loa tai -> màng nhĩ
- Gồm: loa tai và ống tai ngoài
- Thu nhận và dẫn truyền âm thanh
2. Tai giữa
- Gồm hòm nhĩ nằm trong phần đá xương thái dương
+ Chứa 3 xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp
+ Dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ -> tai trong
+ Có vai trò quan trọng trong điều chỉnh âm thanh
- Ngoài ra còn có vòi tai và các xoang chũm
3. Tai trong
- Gồm mê đạo xương và mê đạo màng
- Chứa các bộ phận cảm giác quan trọng trong việc chuyển xung động âm thanh thành xung
động TK và giúp điều chỉnh thăng bằng

II. Vị trí tai trong


Nằm trong phần đá xương thái dương
III. Cấu tạo
1. Mê đạo màng
2.
Là 1 hệ thống các ống và khoang chứa nội dịch, gồm:
- Các ống bán khuyên:
+ Ống bán khuyên trước: nằm thẳng đứng, thẳng góc với trục xương đá
+ Ống bán khuyên sau: nằm thẳng đứng, song song với trục xương đá
+ Ống bán khuyên ngoài: nằm trên mp ngang
Mỗi ống bán khuyên có 2 trụ:
+ Trụ màng bóng:
Tận cùng = bóng màng rồi đổ vào xoang nang
Trong bóng màng có mào bóng: nơi tận cùng của các TK tiền đình
+ Trụ màng đơn:
Đổ vào soan nang
Trụ màng đơn của 2 ống bán khuyên trước và sau hợp lại thành trụ màng
chung rồi đổ vào soan nang
- Soan nang, cầu nang:
+ Soan nang nhận 5 lỗ đổ của 3 ống bán khuyên và nối với cầu nang bởi ống soan cầu
+ Cầu nang nối với ống ốc tai bởi ống nối
+ Trong có vết soan nang và vết cầu nang: nơi tận cùng của các TK tiền đình
+ Từ soan nang có ống nội dịch đi trong cống tiền đình, tận cùng bằng túi nội dịch
nằm dưới màng cứng ở mặt sau phần đá xương thái dương
- Ống ốc tai:
+ Dài 32 mm, xoắn 2.5 vòng, nằm trong ốc tai của mê đạo xương
+ Cắt ngang, ống có hình tam giác với 3 thành:
Thành dưới là mảnh nền:
Đi từ bờ tự do của màng xoắn -> thành ngoài ốc tai
Thượng bì mảnh nền dày lên thành cơ quan xoắn ốc: nơi tận cùng của các TK
ốc tai
Thành ngoài:
Nằm sát thành ngoài ốc tai
Thượng bì dày lên thành dây chằng xoắn ốc tai
Thành trên: đi từ bờ tự do của màng xoắn -> dây chằng xoắn ốc tai
- Nội dịch, ngoại dịch, khoang ngoại dịch:
+ Mê đạo màng chứa nội dịch, thành phần như dịch nội bào nhưng ít pro hơn, có lẽ
được tiết ra từ dây chằng xoắn
+ Khoang ngoại dịch bao quanh mê đạo màng, chứa ngoại dịch, thành phần như dịch
não tủy nhưng nhiều pro hơn
+ Ở ốc tai, ống ốc tai chia khoang ngoại dịch làm 2 phần:
Trên màng tiền đình là thang tiền đình
Dưới mảnh nền là thang nhĩ
2 thang thông nhau ở khe xoắn ốc
Từ thang nhĩ có ống ngoại dịch: thông ngoại dịch với mặt dưới xương thái
dương
3. Mê đạo xương

Là 1 hốc xương nằm trong phần đá xương thái dương, chứa khoang ngoại dịch và mê đạo
màng, gồm 2 phần:
- Tiền đình:
+ Các ống bán khuyên xương
Chứa các ống bán khuyên màng cùng tên
Có các thành phần: trụ xương đơn, trụ xương chung, trụ xương bóng, bóng
xương
Đổ vào tiền đình
+ Tiền đình thật sự:
Chứa soan nang, cầu nang
Thành ngoài là thành tiền đình của hòm nhĩ, có cửa sổ bầu dục được đậy lại
bởi xương bàn đạp
Thành trong có: ngách bầu dục do soan nang tựa vào và ngách cầu do cầu
nang tựa vào, lỗ thông với cống tiền đình
- Ốc tai:
+ Chứa ống ốc tai, xoắn 2.5 vòng
+ 1 phần đáy tạo thành ụ nhô ở tai giữa, đỉnh hướng về phía trước ngoài
+ Có 1 trụ, từ đây có mảnh xoắn xương nhô ra: các TK ốc tai đi trong mảnh xoắn đến
cơ quan xoắn
+ Ống ốc tai gắn vào mảnh xoắn xương: chia khoang ngoại dịch -> thang tiền đình và
thang nhĩ, thang nhĩ được đậy lại bởi màng nhĩ phụ
IV. Cơ chế nghe
- Âm thanh được tiếp nhận bởi loa tai, truyền qua ống tai ngoài, làm rung màng nhĩ
- Làm rung cán xương búa, truyền qua xương đe và xương bàn đạp
- Xung động truyền qua cửa sổ bầu dục: làm rung chuyển ngoại dịch từ thang tiền đình đến
thang nhĩ, làm phình màng nhĩ phụ
- Ngoại dịch rung chuyển làm rung chuyển nội dịch và cơ quan xoắn ốc
- Từ đó xung động âm thanh chuyển thành xung động TK qua TK ốc tai

Câu 21: Màng phổi? Đối chiếu các mốc của phổi và màng phổi lên
thành ngực? Ứng dụng để xác định vị trí chọc dò màng phổi?
I. Màng phổi
Là 1 thanh mạc gồm 2 lá: màng phổi thành và màng phổi tạng, giữa 2 lá là ổ màng phổi
1. Màng phổi tạng
- Bọc sát và dính chặt vào nhu mô phổi, lách tất cả vào các khe gian thùy phổi
- Ở rốn phổi: quặt ra liên tiếp với màng phổi thành
- Đường quặt có hình 1 cái vợt bóng bàn mà cán hướng xuống dưới: nơi 2 lá màng phổi sát
vào nhau tạo nên dây chằng phổi
2. Màng phổi thành
Áp sát ngoài màng phổi tạng, gồm:
- Màng phổi trung thất: áp sát phần trung thất của màng phổi tạng
- Màng phổi sườn: áp sát mặt trong lồng ngực, ngăn cách với lồng ngực bởi mạc nội ngực
- Màng phổi hoành: áp sát mặt trên cơ hoành, ngăn cách với cơ hoành bởi mạc hoành-màng
phổi
- Đỉnh màng phổi:
+ Tương ứng với đỉnh phổi
+ Được giữ bởi các dây chằng bám từ các xương sống và xương sườn lân cận
+ Phần mạc nội ngực được gọi là: màng trên màng phổi
- Góc hợp bởi 2 màng phổi thành: ngách màng phổi, có 2 ngách:
+ Ngách sườn hoành: do màng phổi sườn gặp màng phổi hoành
+ Ngách sườn trung thất: do màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất
3. Ổ màng phổi
- Là 1 khoang ảo nằm giữa màng phổi thành và màng phổi tạng
- 2 màng áp sát vào nhau và có thể trượt lên nhau dễ dàng -> phổi nở ra hoặc bé lại lúc hít
vào hoặc thở ra
- 1 phổi có 1 ổ màng phổi riêng, ko thông nối với nhau
II. Đối chiếu phổi và màng phổi lên thành ngực
1. Phổi
- Đỉnh phổi:
+ Ngang mức đầu sau xương sườn 1
+ Trên xương đòn 3 cm
+ Cách đường giữa 4 cm
- Bờ trước:
+ Ngay sát đường giữa
+ Kéo dài từ đỉnh phổi tới sát đầu trong sụn sườn 6
+ Ở bên trái bị khuyết ở dưới thành khuyết tim của phổi trái: đường chiếu của bờ
trước tới đầu trong sụn sườn 4 thì vòng ra ngoài và xuống dưới tới đầu trong sụn sườn
6
- Bờ dưới:
+ Từ đầu trong sụn sườn 6 qua khoang gian sườn 7 ở đường nách
+ Tới sát cột sống thắt lưng ở đầu sau xương sườn 11
- Bờ sau:
+ Chạy dọc bờ bên cột sống, trên các mỏm ngang
+ Từ đốt sống ngực 2 -> ngực 11
- Các khe gian thùy:
+ Khe chếch:
Đầu sau trên: tương ứng với đầu sau khoang gian sườn 3
Đầu trước dưới: nằm giữa xương sườn 6 và sụn sườn 6
+ Khe ngang:
Tách ra từ khe chếch ngang khoang gian sườn 4 trên đường nách
Chạy ra trước, chiếu lên trước sụn sườn 4
2. Màng phổi
- Ngách sườn hoành:
+ Ngang mức xương sườn 10 ở đường giữa nách, xương sườn 11 ở cách đường giữa
sau 10 cm
+ Tận hết ở khoang gian đốt sống ngực 12 và thắt lưng 1
- Ngách sườn trung thất:
Giống bờ trước phổi trừ phần dưới bên trái thì gần đường giữa hõm khuyết tim của bờ
trước phổi trái
III. Ứng dụng xác định vị trí chọc dò màng phổi
- Chọc dò màng phổi: khoang liên sườn 8-9 đường nách sau
- Chọc hút khí màng phổi: khoang liên sườn 1-2 đường giữa đòn

You might also like