Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tên:Nguyễn Thị Hà

Mã sinh viên:715606030
Đề bài:Phân tích những giá trị độc đáo trong kiến trúc của người Chăm pa thông qua 1 đền tháp cụ
thể.
Bài làm

Là một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời.Thật tự hào Việt Nam ta có rất nhiều các công
trình kiến trúc đồ sộ nhưng nổi bật hơn hết phải kể đến những công trình kiến trưc của
người Chăm pa trong số đó không thể không kể đến tháp Pô Rome.Vậy công trình kiến trúc
này có những gì ,độc đáo ra sao?Đầu tiên phải kể đến là ngôi tháp cuối cùng được xây dựng
bằng gạch tại vùng Panduranga, tháp Po Rome là những gì còn sót lại của một thời vàng
son sau hơn 17 thế kỷ tồn tại trên dải đất miền Trung. Tuy không phải là công trình kiến trúc
đền tháp uy nghi, rộng lớn như bao đền tháp khác nhưng đền tháp Po Rome đã để lại cho
hậu thế một giá trị về văn hóa lẫn tinh thần to lớn. Quan trọng, tháp là nơi ghi dấu công ơn
về cuộc đời và sự nghiệp của vị vua độc lập cuối cùng Champa là Po Rome.
1.Vị trí, lịch sử xây dựng tháp Po Rome
Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng 15 km, tháp
Po Rome nằm trên ngọn đồi thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu (Ninh Phước). Tháp được
xây dựng từ cuối thế kỷ thứ XVI đầu thế kỷ thứ XVII.
Tháp được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992. Tháp Po Rome là nơi được
đồng bào Chăm thường xuyên tổ chức những lễ hội và ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Theo như tài liệu ghi chép của Champa, tháp Po Rome được xây dựng vào cuối thế kỷ XVI
đầu thế kỷ XVII vào thời vua Po Rome (1627 – 1653). Tổng thể kiến trúc được xây theo
phong cách kiến trúc muộn như tháp Po Klong Garai. Cũng như tháp Po Klong Garai, đây là
ngôi tháp không phải thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà là thờ vua Po Rome, vị
vua được người Chăm hóa thần khi băng hà.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về tháp Po Rome, giới nghiên cứu cho rằng tháp Po
Rome là bản sao không hoàn hảo của tháp Po Klong Garai. Bởi lẽ, tổng thể công trình tháp
được xây dựng hoàn toàn theo phong cách muộn (Tk XIII – XVII) giống hệt với tháp Po Klong
Garai. Không những vậy, trong ba công trình tháp tại Ninh Thuận, tháp Po Rome là công
trình kiến trúc có rất ít hoa văn, phù điêu cũng như chạm khắc so với hai công trình còn lại.
Tuy là công trình không được xây dựng hoàn tráng như hai công trình kiến trúc tháp Hoa Lai
(TK IX) và Po Klong Garai (cuối TK XIII – đầu TK XIV). Thế nhưng tháp Po Rome vẫn là một
công trình bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm. Đặc biệt là công trình có giá trị
lớn về mặt nghệ thuật kiến trúc và nguyên vẹn nhất cho đến ngày nay.
2.Kiến trúc,nghệ thuật của tháp Po Rome
Về phong cách kiến trúc, thì giới nghiên cứu cho rằng, đây là bản sao không hoàn hảo của
tháp Po Klong Garai. Tiêu điểm, tháp Po Rome được xây theo phong cách kiến trúc hậu Bình
Định – thời kì muộn (phong cách muộn), phong cách tiêu biểu sau phong cách Hòa Lai (TK IX
– XII).
Cụ thể khi quan sát, tháp là một công trình gồm hai ngôi tháp, tháp chính, tháp phụ và một
cái miếu nhỏ. Trong đó, tháp chính là nơi thờ phượng vua Po Rome và hoàng hậu Po Bia
Sancan. Tháp còn lại là tháp phụ thờ hoàng hậu Pra Sucih, đặc biệt gần tháp phụ còn là khu
mộ táng của vua Po Rome.
Điểm nhấn, đặc sắc của công trình này là tập trung hết vào ngôi tháp chính. Ngôi tháp cao
khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m. Tháp có mặt chính quay về hướng Đông, trên cửa chính
có các tầng hình vòng cung, dưới các hình vòng cung là hình tượng thánh Siva và hình ngọn
lửa. 
Cũng như ngôi tháp chính Po Klong Garai, tháp Po Rome có một cửa chính ra vào, ở các cửa
giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản
địa.
Về phần mái của ngôi tháp thì có ba tầng, mỗi tầng có 4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có
trang trí búp sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc. Đặc biệt trong mỗi hốc giả là
hình ảnh một vị thần đang ngồi chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong là tượng bò
thần Nadin nằm bên tay trái.
Từ những điều này, trong quá trình nghiên cứu và đánh giá của giới nghiên cưu: “Tháp Po
Rome là công trình kiến trúc lớn, nhưng nếu so với các tháp cổ hơn hiện còn thì tháp Po
Rome quả là thô và nghèo nàn. Điều này thể hiện rất rõ qua hình dáng và kích thước của
tháp. 
Nội thất bên trong là bài trí đơn giản của tượng thờ vua Po Rome cao 1,2m được tạc từ
Linga 8 tay đặt trên một bệ gỗ. Gần với tượng vua Po Rome là tượng bán nữ thần hoàng
hậu Po Bia Sancan cao khoảng 0,75m.”
Bằng những đánh giá này, có thể kết luận rằng, tháp Po Rome là công trình kiến trúc có quy
mô nhỏ nhất trong số các đền tháp ở Ninh Thuận. Làn ngôi tháp có tuổi đời trẻ nhất trong
tất cả đền tháp Chăm ở Việt Nam, đồng thời là công trình còn nguyên vẹn nhất.
3.Văn hoá Champa trong tháp Po Rome
Hiện nay tháp Pôrômê là nơi để đồng bào người Chăm tiến hành các nghi lễ cầu khấn của
mình. Trong đó, hàng năm diễn ra bốn lễ chính là Lễ cầu đạo (Yuer yang) khai mạc vào
tháng 4 âm lịch; lễ hội Kate (Mbeng Katê) diễn ra vào tháng 7 âm lịch; lễ cúng tưởng nhớ
người mẹ Xứ sở vào tháng 9 âm lịch và lễ mở cửa tháp (diễn ra vào tháng 11 âm lịch, theo
lịch người Chăm)
Ngoài ra, vào những dịp này, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng các lễ nghi đặc sắc mang
đậm văn hóa Champa với những nghi lễ múa, tấu nhạc,… độc đáo thu hút.
4.Bảo tồn và phát triển tháp Po Rome
Trải qua bao biến cố thăng trầm cùng thời gian, ngôi đền đến nay vẫn còn nguyên vẹn, là
nơi đóng vai trò quan trọng trong đời sống, văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm Ninh
Thuận nói chung và cộng đồng Chăm theo tín ngưỡng Bàlamôn giáo nói riêng. Ngày 31
tháng 8 năm 1992, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) công nhận
là di tích kiến trúc nghệ thuật tháp.Tháp Po Rome mặc dù là một tháp có tuổi đời khá trẻ
nhưng ẩn mình trong đó là những giá trị văn hoá vô cùng dặc sắc và cần được lưu trữ. Vậy
nên những người dân và nhà nước cần có những biện pháp bảo tồn và phát triển cụ thể để
góp phẩn đưa tháp Po Rome ngày càng được anh em bạn bè quốc tế nhiều hơn.

You might also like