Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt

- Giới thiệu sơ về nền văn minh Đại Việt (chú ý nền văn minh mở đầu năm 938 kết thúc 1858)
(Bảo – Đức Minh)
- Giới thiệu về các triều đại ở Văn minh Đại Việt (chọn 1 sự kiện hoặc thành tựu tiêu biểu của từng triều
đại)
+ Ngô: Mở đầu nền Văn Minh
+ Đinh: Dẹp loạn 12 sứ quân
+ Tiền Lê
+ Lý: Dời đô
+ Trần: ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên
+ Hồ
+ Lê Sơ: Đánh bại nhà Minh, Chế độ quân chủ chuyên chế đạt đến đỉnh cao
+ Lê Trung Hưng(Mạc Trịnh – Nguyễn): Nội chiến
+ Tây Sơn: Đánh bại quân Thanh
+ Nguyễn: Kế thúc nền Văn Minh
(Cường)
Năm 938 Ngô Quyền (độc lập)
(Linh – Châu – Mai Hưng)
Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô (tự chủ)
(Thùy Trang – Danh Long)
Lý do kết thúc nền văn minh (lí do chính: Pháp Xâm lược, bàn thêm về thời kì, đời sống bla bla)
(Danh Hiếu – Trí Đức)

Sơ lược văn minh Đại Việt

Thời gian:
- Tồn tại và phát triển từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trải dài gần 1000 năm
- Gắn liền với kinh đô Thăng Long nên con được gọi là văn minh Thăng Long
Ý chính:
*Cơ sở hình thành:
- Được phát triển trong điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia
- Kế thừa thành tựu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc
- Nền độc lập, tự chủ của dân tộc Đại Việt

- Tiếp thu có chọn lọc văn minh bên ngoài


*Các giai đoạn chính:

- Thế kỉ X: bước đầu được định hình

- Thế kỉ XI – XV: phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thể hiện rõ nét tính dân tộc

- Thế kỉ XV – XVII: tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ

- Thế kỉ XVII I – giữa thế kỉ XIX: bắt đầu thể hiện dấu hiệu suy thoái.

Giới thiệu các triều đại trong nền văn minh


Đại Việt
* Ngô: Năm 939, Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch
Đằng trước quân Nam Hán mở đầu cho nền văn minh Đại Việt.
* Đinh: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà nước
Đại Cồ Việt
* Tiền Lê:
* Lý: Dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long
* Trần: 3 lần đánh bại quân Mông-Nguyên
* Hồ:
* Hậu Lê: đánh bại quân Minh xâm lược, chế độ quân quyền đạt đến đỉnh cao,
mọi quyền lực nằm trong tay nhà vua
* Lê Trung Hưng(Mạc-Trịnh-Nguyễn): Thời kỳ đất nước rơi vào loạn lạc, nội
chiến xảy ra giữa 2 miền đất nước, đời sống nhân dân khổ cực, dù vậy những văn
hóa, giao thương trở nên phát triển, các thương nhân từ nước ngoài, lãnh thổ mở
rộng về phía Nam
* Tây Sơn: đánh bại quân Xiêm xâm lược(1785), quân Thanh xâm lược(1789)
* Nguyễn: quốc gia Đại Việt từng bước rơi vào khủng hoảng, đến năm 1858, thực
dân Pháp bắt đầu quá trình xâm lược, chính thức kết thúc văn minh Đại Việt
TRẬN BẠCH ĐẰNG 938
Bối cảnh :
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành lại quyền tự
chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.
- Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi
Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn
tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ. Kiều Công Tiễn sợ
hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm
nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.
Diễn biến:
- Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô
Quyền mang quân từ Ái Châu ra Bắc đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn
bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
- Trong khi vua Nam Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại
La (Tống Bình). Kiều Công Tiễn bị túng thế không đủ sức chống lại nên
thành nhanh chóng bị hạ, Kiều Công Tiễn bị giết chết. Lúc đó quân Nam
Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới 2 nước.
- Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch
Đằng.
- Ông dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước
triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
- Cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một
đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ
Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ,
quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra
lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông
mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc
cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân
ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ
mạng với hơn một nửa quân sĩ.
Kết quả :
- Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở
tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành
"thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui". Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn
mộng xâm lược Tĩnh Hải quân.
Ý nghĩa lịch sử:
- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta
- Phá bỏ nền thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc. Đánh dấu sự trưởng thành
của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng
chục thế kỉ.
- Nền tảng độc lập cho sự ra đời của văn minh Đại Việt

Lý Công Uẩn rời đô năm 1010


* Bối cảnh và nguyên nhân rời đô:
- Bối cảnh: Sau khi lên ngôi(1009), Lý Công Uẩn lúc này vẫn đóng đô ở Hoa
Lư(Ninh Bình). Trong một chuyến đi du ngoạn đến vùng Đại La (nay là Hà Nội).
LCU đã thấy được những lợi ích về lâu dài của nơi đây. Vì vậy ngài đã quyết định
chọn nơi đấy là nơi để rời đô.
- Nguyên nhân chọn Đại La để rời đô:
+ Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài
+ Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
*Chiếu rời đô(trích): Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô,nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần
dời đô,há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ
giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên
vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi
theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn
hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ
ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất
cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt
đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn
đời………..

*Quá trình:
- Vào thời xưa, các phương tiện di chuyển còn thô sơ, hệ thống giao thông
đơn giản. Chính vì vậy việc dời đô thời đó là một việc hết sức quan trọng và
khó khăn. Theo các ghi chép và các nghiên cứu của các nhà sử học, Lý Công
Uẩn dời kinh đô về thành Đại La bằng con đường thủy và đi vào thời điểm
cuối hè.
- Quá trình dời đô của Lý Công Uẩn đi qua tổng cộng 6 con sông. Trong đó,
3 sông Sào Khê, Hoàng Long, Châu Giang là đi xuôi dòng. Còn lại (Đáy,
Hồng, Tô Lịch) là đi ngược dòng.
* Câu hỏi: Có nhiều người cũng thắc mắc tại sao Lý Công Uẩn không đi
đường biển cho nhanh?
- Như các bạn cũng đã biết thì thời đó, các phương tiện đường biển rất thô sơ,
đơn giản. Thêm cả việc tải nặng nữa thì khi qua biển, thuyền sẽ không chịu
được các đợt sóng lớn.
*Kết quả:
+ Đại Việt lúc bấy giờ trở thành một quốc gia phồn thịnh, có nền quân sự
đứng đầu Đông Nam Á. ĐV còn đánh bại quân tống lần 2.Thuỷ binh thời này
rất mạnh,biết tận dụng ưu thế đường sông.
+ Là trung tâm tôn giáo Phật giáo lớn thứ 5.
+ Nhân dân ấm no. Buôn bán trở nên nhộn nhịp.Đo thị trở nên sầm uất.
+ Bốn phương biển cả thanh bình.
*Ý nghĩa:
+ Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý
Công Uẩn và các quan đại thần thời bấy, tạo đà cho sự phát triển của đất
nước.
+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn trong suốt tiến trình lịch
sử. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt.Đánh dấu và khẳng
định nền độc lập tự chủ của nước nhà.
+ Góp phần thế hiện sự hùng mạnh có thể sánh ngang với đế chế phương Bắc
của văn minh Đại Việt,khiến chúng phải e ngại.
 Như vậy,kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế lập nghiệp cho
muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.
Nguyên do kết thúc nền văn minh Đại Việt
* Giới thiệu: Nền văn Minh Đại Việt kết thúc từ Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân
Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị ở Việt Nam đã chấm dứt thời kì phát triển của
nền văn minh Đại Việt đó được gọi là cuộc Chiến tranh Pháp–Đại Nam là một cuộc
chiến tranh giữa nhà Nguyễn và Đế chế Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884.
Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Pháp.
* Diễn biến:
+ Vào giữa thế kỷ 19, ở Đại Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Kitô. Hầu
hết các giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Do
những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm
1838 đã khiến dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng.
(mâu thuẫn từ trước)
+ Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu chiến Catinat đưa phái viên Pháp mang quốc
thư đến Đà Nẵng nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại Nam để có thể thông
thương và tự do truyền đạo, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp.
+ Tháng 7 năm 1857, Napoleon III quyết định can thiệp vào Đại Nam bằng vũ
lực. Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp
do tàu chiến Catina đem đến tháng 9 năm 1856, vì cho là "làm nhục quốc kì" Pháp.
Mặt khác, họ còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Đại Nam.
+ Trận Sơn Trà (1/9/1858) mở đầu chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân
Pháp
+ Nhiều cuộc chiến đấu giữa ta và pháp trải dài 3 miền Bắc Trung Nam
+  Ngày 25 tháng 8, dưới sức ép quân sự của Pháp, nhà Nguyễn phải chấp thuận
ký hòa ước với Pháp, theo đó chấp thuận sự bảo hộ của Pháp tại Bắc Kỳ, mất
quyền tự chủ.
+ 6/6/1884 Kí hiệp ước Pa-tơ-nốt, chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn với
tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến
chính thức kết thúc nền văn minh Đại Việt.

You might also like