Lịch sử Nhật Bản

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN


Khoa Nhật Bản học
--------o0o---------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Học kỳ 1 năm học 2021-2022

MÔN: LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Hệ Chất lượng cao

TÊN ĐỀ TÀI
Taira Kiyomori và mối quan hệ với nhà Minamoto

Họ và tên: Phạm Phúc Nghị


MSSV: 1956191073
GV PHỤ TRÁCH: PGS.TS Nguyễn Tiến Lực

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2021


Mục Lục

Mở đầu. .....................................................................................................................2

1. Giới thiệu chung. ..................................................................................................3

a. Taira Kiyomori (平 清盛). ................................................................................3

b. Gia tộc Taira (平氏). .........................................................................................3

c. Gia tộc Minamoto (源氏). .................................................................................4

2. Mối quan hệ giữa Taira Kiyomori và nhà Minamoto. .....................................5

a.Trong chiến loạn Hōgen (1156). .......................................................................5

b. Mâu thuẫn càng thêm sâu sắc dẫn đến chiến loạn Heiji (1160). ..................6

3. Nhà Taira và nhà Minamoto hậu chiến loạn Heiji. ..........................................9

a. Nhà Taira. ..........................................................................................................9

b. Nhà Minamoto. ...............................................................................................10

4. Sự chuyên quyền của Taira Kiyomori và động thái của nhà Minamoto. ....10

Kết............................................................................................................................13

Nguồn Tham Khảo. ................................................................................................14

1
Mở đầu.
Lịch sử Nhật Bản từ trước đến nay luôn là một chủ đề thú vị cho những người yêu
thích lịch sử. Đất nước này nổi tiếng với một vương triều kéo dài nhất trong lịch sử,
vương triều Yamato. Và thật thiếu sót nếu bỏ qua chế độ Mạc Phủ đã kéo dài hơn
600 năm. Tuy nhiên, ai là người đã đặt nền móng cho chế độ Mạc Phủ hình thành?
Đó chính là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất Taira Kiyomori. Chính nhờ vào những
chiến công của mình đã giúp ông đánh bại nhiều đối thủ trong đó có nhà Minamoto,
và đạt đến đỉnh cao quyền lực Nhật Bản thời bấy giờ. Giai đoạn của ông được nhiều
nhà sử học đánh giá là giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, bởi vì nó đã
góp phần định hình nước Nhật về sau này. Và trong giai đoạn lịch sử này, không thể
không nhắc đến mối quan hệ giữa nhà Taira do ông lãnh đạo và nhà Minamoto, mối
quan hệ đi từ đồng minh đến kẻ thù và sau cùng là sự thất bại của nhà Taira. Thông
qua bài tiểu luận này, tôi sẽ cung cấp đến mọi người cái nhìn đầy đủ nhất có thể về
mối quan hệ giữa nhà Taira do Taira Kiyomori đứng đầu với nhà Minamoto.

2
1. Giới thiệu chung.

a. Taira Kiyomori (平 清盛).

Taira Kiyomori (平 清盛) sinh năm 1118, mất năm 1181. Ông là con trai trưởng

của Taira Tadamori, người đứng đầu gia tộc Taira lúc bấy giờ. Tuy là con trưởng,
nhưng theo truyền thống Nhật Bản xưa thì ông sẽ không được thừa kế gia tộc do mẹ
ông không phải là chính thất của cha ông. Tuy nhiên, vào năm 1149 sau cái chết của
người con trai chính thất là Taira Iemori, ông chính thức trở thành người thừa kế của
gia tộc Taira. Và vào năm 1153, sau cái chết của cha mình thì ông đã trở thành người
đứng đầu gia tộc.

Taira Kiyomori.

b. Gia tộc Taira (平氏).

Gia tộc Taira còn được gọi với cái tên khác là Heishi hay Heike, là một trong bốn
gia tộc hùng mạnh nhất vào thời Heian, và đạt đến đỉnh cao quyền lực vào thời Taira
Kiyomori lãnh đạo. Gia tộc xuất hiện khi các con cháu của các thiên hoàng như thiên
hoàng Kanmu, thiên hoàng Montoku, thiên hoàng Kōkō, ... trở thành những người
dân bình thường, và những người này được thiên hoàng ban họ. Nhà Taira có rất
nhiều chi, những chi này là hậu duệ của các thiên hoàng khác nhau, được phân biệt
3
bằng tên thiên hoàng đứng trước chữ Heike. Chi của thiên hoàng Kanmu là chi mạnh
nhất, Taira Kiyomori cũng thuộc chi này.

Gia huy của gia tộc Taira.

c. Gia tộc Minamoto (源氏).

Gia tộc Minamoto hay còn được gọi là gia tộc Genji, là một trong bốn gia tộc có sức
ảnh hưởng nhất thời Heian. Gia tộc này bắt nguồn từ thời thiên hoàng Saga, khi con
cháu của vị thiên hoàng này được ban họ Minamoto. Về sau con cháu của các thiên
hoàng như thiên hoàng Seiwa, thiên hoàng Murakami, thiên hoàng Uda và thiên
hoàng Daigo, cũng ban họ này cho con cháu của mình. Cũng giống như các thiên
hoàng có con cháu thuộc nhà Taira, con cháu của các thiên hoàng này được phân
biệt bằng tên thiên hoàng trước chữ Genji. Người đầu tiên được ban họ Minamoto
là Minamoto no Makoto, con trai thứ bảy của Thiên hoàng Saga. Minamoto
Yoritomo, người sau này thành lập mạc phủ Kamakura thuộc chi của thiên hoàng
Seiwa.

Gia huy của gia tộc Minamoto.

4
Như vậy, cả hai gia tộc Taira và Minamoto đều thuộc dòng dõi các thiên hoàng. Hơn
thế nữa, cả hai gia tộc đều là họ hàng xa của nhau. Thiên hoàng Kanmu (thiên hoàng
thứ 50), vị thiên hoàng đầu tiên ban họ Taira cho con cháu của mình là cha của thiên
hoàng Saga (thiên hoàng thứ 52), vị thiên hoàng đầu tiên ban họ Minamoto cho con
cháu của mình.

2. Mối quan hệ giữa Taira Kiyomori và nhà Minamoto.


a.Trong chiến loạn Hōgen (1156).
Sau khi Taira Kiyomori lên nắm quyền gia tộc Taira,
ông tiếp tục phục vụ dưới trướng triều đình thiên
hoàng. Sau khi pháp hoàng Toba băng hà, triều đình
Nhật Bản đã chia làm hai phe. Một phe ủng hộ thiên
hoàng Go-Shirakawa lên ngôi, phe còn lại ủng hộ
Loạn Hōgen
thượng hoàng Sutoku (người bị pháp hoàng Toba ép
phải nhường ngôi cho em trai mình là thiên hoàng Konoe) quay trở lại ngôi vị. Ba
gia tộc lớn lúc bấy giờ là Taira, Minamoto và Fujiwara cũng không nằm ngoài việc
phân tranh này. Mỗi thành viên của ba gia tộc đều bị chia rẽ. Các võ sĩ trẻ như Taira
Kiyomori, Minamoto Yoshitomo và Fujiwara Tadamichi thì được ủy thác giúp đỡ
thiên hoàng mới lên ngôi Go-Shirakawa, trong khi phe còn lại gồm Taira Tadamasa,
Minamoto Tameyoshi và Fujiwara Yorinaga ủng hộ thượng hoàng Sutoku. Kết quả
là phe của thiên hoàng Go-Shirakawa chiến thắng trong sự kiện được gọi là loạn
Hōgen (保元の乱) vào năm 1156. Có thể nói, trong trận chiến này Taira Kiyomori

và Minamoto Yoshitomo, người sau này trở thành trưởng tộc Minamoto có quan hệ
tốt, khi họ đều là những cận thần quan trọng, được ủy tác để phò trợ thiên hoàng Go-
Shirakawa.

5
Tuy nhiên, sau chiến loạn quan hệ giữa hai nhà Taira mà đứng đầu là Taira Kiyomori
và nhà Minamoto mà đứng đầu là Minamoto Yoshitomo trở nên xấu đi. Trong cuộc
chiến loạn Hōgen, Minamoto Yoshitomo cho rằng ông là người có công lớn nhất,
khi chính ông là người đưa ra ý tưởng đốt cung điện của phe thượng hoàng Sutoku
trong đêm. Yêu cầu này của ông sau đó đã được chấp thuận, phe ông đã đốt cháy
cung điện của phe đối thủ. Và sau đó, cánh quân của Minamoto Yoshitomo là cánh
đầu tiên tấn công vào cung điện. Nhờ vậy cánh quân của nhà Taira mới có thể tấn
công vào nội cung. Đây chính là bước ngoặt của trận chiến khi việc này đã làm cho
sĩ khí quân sĩ tăng cao và tiếp tục đánh bại các lực lượng của thượng hoàng Sutoku,
qua đó giành lấy thắng lợi. Tuy nhiên sau chiến thắng loạn Hōgen, so với Taira
Kiyomori và nhà Taira thì nhà Minamoto của Yoshitomo được ban thưởng ít hơn,
không có nhiều quyền lợi. Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa hai nhà Taira và
Minamoto. Hơn thế nữa, việc Taira Kiyomori ủng hộ quyết định xử tử cha của
Minamoto Yoshitomo là Minamoto Tameyoshi và các người em của ông bất chấp
việc ông đã cầu xin rất tha thiết cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
mối thù địch giữa hai nhà.

b. Mâu thuẫn càng thêm sâu sắc dẫn đến chiến loạn Heiji (1160).
Sau chiến loạn Hōgen, thiên hoàng Go-Shirakawa đã tiến hành ban thưởng cho
những người đã có công giúp ông trong trận chiến, trong đó có cả Taira Kiyomori
và Minamoto Yoshitomo. Tuy nhiên, triều đình lại ưu tiên Taira Kiyomori nhiều hơn
và ban cho gia tộc Taira rất nhiều đặc quyền so với gia tộc Minamoto. Sau chiến
loạn, Minamoto Yoshitomo được ban chức Hữu Mã Quyền Đầu (右馬権頭), một

chức quan thuộc cơ quan Mã Liêu (馬寮) chuyên về quản lí mảng ngựa. Chức quan

này tương đương với hàm tùng ngũ vị thượng. Còn đối với Taira Kiyomori, mặc dù
ít tuổi hơn nhưng do địa vị cao hơn, nên ông được nắm giữ chức quan tương đương

6
với hàm chánh tứ vị hạ từ khi ông chỉ mới 28 tuổi. Điều này đã làm cho Minamoto
Yoshitomo trở nên bất mãn với Taira Kiyomori.

Biểu đồ các tước vị quan của Nhật Bản.

Hơn thế nữa, Nhật Bản trong thời kỳ thiên hoàng Toba trị vị, khắp nơi đã hình thành
nhiều trang viên riêng của các lãnh chúa. Chính điều này đã làm cho trung ương dần
dần mất đi quyền lực của mình. Do đó, sau chiến loạn Hōgen triều đình quyết định
tiến hành cải cách đất nước, và Taira Kiyomori cùng nhà Taira đã được trọng dụng.
Taira Kiyomori lúc này được đảm nhận chức quan Daizai Daini (大宰大弐) , chức

phó quan quản lý các vùng Kyushu, Tsushima, Iki. Hơn thế nữa, ông còn tiến hành
thu gom rất nhiều trang viên. Chính sách của ông là công nhận có mức độ đối với
quyền lợi của các đền thờ thần đạo nhằm tranh thủ sự ủng hộ. Còn đối với những
người thuộc gia tộc Taira đều được phong chức tước, có thể kể đến như: con trai thứ
năm của Taira Kiyomori là Taira Yorimori được giao trấn thủ vùng Aki; Taira
Noritomo, em trai của Taira Kiyomori được giao trấn thủ Awaji,... Lúc này, triều
đình Nhật Bản đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn, mà nổi bật hơn hết chính là mâu thuẫn
giữa nhà Taira và nhà Minamoto.

7
Bản đồ quyền lực nhà Taira trước và sau loạn Hōgen.

Năm 1160, nhân lúc Taira Kiyomori đang


đi đến Kumano ( 熊 野 ), Minamoto

Yoshitomo đã tổ chức một tấn công bất


ngờ vào cung điện Kyoto và bắt giam
Loạn Heiji
thiên hoàng Nijō cùng thượng hoàng Go-
Shirakawa. Lịch sử Nhật Bản gọi đây là loạn Heiji (平治の乱). Sau khi nhận được

tin biến loạn, Taira Kiyomori đã nhanh chóng trở về Kyoto, và đánh bại Minamoto
Yoshitomo. Yoshitomo chạy trốn nhưng trên đường đi đã bị một tên phản bội giết
chết. Còn về phần những người con trai của Yoshitomo là Yoshitsune, Yoritomo và
Noriyori thì chỉ bị Taira Kiyomori bắt đi đày hoặc quản thúc tại những nơi khác
nhau. Việc Taira Kiyomori tha chết cho những người con của Minamoto Yoshitomo
được nhiều người cho rằng đây chính là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời ông. Khi về
sau, chính những người này đã đánh bại nhà Taira của ông, và mở ra thời đại Mạc
phủ Kamakura.

8
3. Nhà Taira và nhà Minamoto hậu chiến loạn Heiji.
a. Nhà Taira.
Sau chiến thắng loạn Heiji, Taira Kiyomori đã trở thành người nắm quyền cao nhất
của Nhật Bản. Ông tiếp tục thi hành nhiều chính sách nhằm củng cố quyền lực cho
bản thân và gia tộc của mình, và từng bước nhằm thay thế nhà Fujiwara, vốn là dòng
họ nắm nhiều chức quan quyền lực trong triều đình trong đó có chức vụ nhiếp chính
quan. Taira Kiyomori đã tiến cử những người thuộc dòng họ Taira hoặc thuộc hạ của
ông vào triều đình. Taira Kiyomori đã gả em vợ của mình là Taira Shigeko cho
thượng hoàng Go-Shirakawa. Sau này, bà đã sinh cho thượng hoàng hoàng tử
Norihito, tức thiên hoàng Takakura. Ông cũng gả con gái của mình là Taira Moriko
cho Konoe Motozane, người nắm giữ chức quan bạch dưới thời thiên hoàng Nijō và
thái chính quan dưới thời thiên hoàng Rokujō. Năm 1167, Kiyomori khi đó đang là
Đại Nạp Ngôn được phong chức Thái Chính Đại Thần (太政大臣), chức vụ cao nhất

thời bấy giờ. Ông trở thành võ sĩ đầu tiên được giữ chức vụ quan trọng này.

Biểu đồ minh họa địa vị của Taira Kiyomori.

9
b. Nhà Minamoto.
Sau loạn Heiji, nhà Minamoto đã bị nhà Taira đánh bại và trở nên suy yếu. Tộc
trưởng nhà Minamoto là Yoshitomo cùng nhiều người thuộc gia tộc Minamoto đã bị
giết chết. Ba người con trai của Minamoto Yoshitomo không bị giết chết mà chỉ bị
đày ra các vùng khác nhau của Nhật Bản. Minamoto Yoshitomo bị đày đến Izu,
Minamoto Yoshitsune thì được tha mạng và ông đã bị quản thúc ở ngôi đền Kurama,
gần kinh đô Kyoto, còn đối với Noriyori thì nhiều người cho rằng ông được nuôi
dưỡng bí mật tại quê hương của mình là tỉnh Tōtōmi. Các thành viên của dòng tộc
Minamoto như Minamoto Yorimasa, Minamoto Nakatsuka,… nhờ đứng ngoài cuộc
chiến nên họ vẫn được giữ các chức quan trong triều đình. Tuy nhiên những chức
quan này dường như không có quyền lực thật sự.

4. Sự chuyên quyền của Taira Kiyomori và động thái của nhà Minamoto.
Taira Kiyomori đã từ chức Thái Chính Đại Thần sau khi nhận chức được một thời
gian ngắn. Năm 1168, ông đã xuất gia với lí do là bị bệnh, tuy nhiên ông vẫn điều
khiển triều đình Nhật Bản từ xa. Vào thời gian này, quyền lực của nhà Taira đã đạt
đến đỉnh cao. Nhà Taira sở hữu, chi phối đến hơn 30 vùng trên tổng số 66 vùng của
Nhật Bản thời đó, hơn 500 trang viên trên toàn quốc, nhiều người thuộc gia tộc Taira
đạt các chức cao trong triều đình có thể kể đến như Taira Shigemori, con trai lớn
nhất được giữ chức vụ Đại Nạp Ngôn hay Taira Munemori, người con trai thứ ba
của Kiyomori được giữ chức Hữu Cận Vệ Trung Tướng vào năm 1167,… Tất nhiên,
việc một gia tộc võ sĩ nắm quyền khiến nhiều quý tộc không hài lòng. Theo truyền
thống thời xa xưa của Nhật Bản, võ sĩ là tầng lớp dưới, phục vụ cho các gia đình quý
tộc. Vì vậy, việc chấp nhận một gia tộc võ sĩ lãnh đạo là điều tuyệt đối không thể
chấp nhận được. Ngay cả thượng hoàng Go-Shirakawa cũng bắt đầu bất mãn với sự
chuyên quyền của Taira Kiyomori. Năm 1171, Taira Kiyomori đã sắp xếp một cuộc

10
hôn nhân giữa con gái của mình là Taira Tokuko và thiên hoàng Takakura. Sau đó
đến năm 1178, khi hoàng tử Tokihito, tức Thiên Hoàng Antoku sau này ra đời, Taira
Kiyomori đã tiến hành đảo chính bắt giam thượng hoàng Go-Shirakawa và xóa bỏ
viện chính. Hai năm sau, ông tiếp tục ép thiên hoàng Takakura nhường ngôi cho
cháu ngoại của mình tức thiên hoàng Antoku chỉ mới 2 tuổi. Điều này như “giọt
nước làm tràn ly” khiến nhiều người cảm thấy bất mãn, và là cơ hội để gia tộc
Minamoto quay trở lại.

Trong giai đoạn nhà Taira nắm quyền, chỉ có số ít những thành viên nhà Minamoto
được giữ các chức vụ, tuy nhiên những chức vụ này cũng không có nhiều quyền lực.
Người được cho là có địa vị nhất trong gia tộc Minamoto thời bấy giờ là Minamoto
Yorimasa, khi vào năm 1178 ông đã được Taira Kiyomori thăng chức đến chức quan
tương đương với hàm tùng tam vị. Tuy nhiên, bất chấp việc được Taira Kiyomri
thăng chức nhằm lôi kéo ông về phe mình, sau khi Kiyomori phế truất thiên hoàng
Takakura thì ông vẫn đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi của hoàng tử Mochihito nhằm
đánh đuổi nhà Taira. Còn đối với những người con của Minamoto Yoshitomo là
Minamoto Yoritomo, Minamoto Yoshitsune, và Minamoto Noriyori thì họ cũng đã
trốn thoát khỏi nơi quản thúc của mình và tập họp binh mã nhằm tiến đánh nhà Taira.
Tháng 5 năm 1180, hoàng tử Mochihito cùng với Minamoto Yorimasa đã phất cờ
đứng lên chống lại nhà Taira, mở đầu cho chiến tranh Genpei giữa hai gia tộc Taira
và Minamoto.

Một năm sau khi chiến tranh Genpei nổ ra, Taira Kiyomori mất vì bệnh. Cái chết
của ông được truyện kể Heike miêu tả rằng “Lúc sắp mất đi, nhiệt độ thân thể của
Kiyomori cao đến mức bất kỳ ai cố đến gần ông đều bị đốt cháy vì nhiệt. Vì thế, xác
của ông phải để làm mát vài giờ rồi mới chuyển đi được”. Cái chết của ông đã để lại
tổn thất quá lớn cho gia tộc Taira, khi người con trai của ông là Taira Munemori
không thể gánh vác được trọng trách mà ông giao phó. Và cuối cùng đã dẫn đến thất

11
bại của nhà Taira trước nhà Minamoto trong trận Dan no Ura, qua đó kết thúc sự
thống trị ngắn ngủi của nhà Taira mà Taira Kiyomori đã tạo dựng nên.

Trận Dan no Ura – Trận chiến cuối cùng giữa nhà Taira và nhà Minamoto.

12
Kết.
Nhật Bản thời kỳ này thì tình hình xã hội thật sự rất rối ren. Các thế lực chiến tranh
lẫn nhau nhằm giành lấy quyền lực, và Taira Kiyomori cũng không ngoại lệ. Ông đã
tiến hành đàn áp những kẻ chống lại mình, mà ví dụ điển hình nhất chính là nhà
Minamoto. Mối quan hệ giữa ông với những thành viên thuộc nhà Minamoto cũng
là một chủ đề được nhiều người đem ra bàn luận trong những năm gần đây. Cho dù
mọi người có nghiêng về ai đi chăng nữa thì một điều không thể chối cãi là chính
mối quan hệ giữa Taira Kiyomori và nhà Minamoto đã góp phần tạo nên những ảnh
hưởng đối với Nhật Bản về sau này.

13
Nguồn Tham Khảo.
Tiếng Anh:

Louis Frédéric (2002), Japan Encyclopedia, Cambridge, Massachusetts: Harvard


University Press.

Mark Cartwright (2017), Minamoto clan, worldhistory.org.

Keigo Hogetsu, Taira Family, Britannica.com.

Tiếng Nhật:

吉川英治 (1989), 新・平家物語, truyện kể Heike phiên bản mới, 講談社.

市川浩史, 「朝敵」考, http://ajih.jp/backnumber/pdf/26_02_03.pdf

高橋昌明 (2007), 平清盛 福原の夢, 講談社.

Tiếng Việt:

Bùi Thị Ngọc Minh (2014), ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI
HEIAN (1086 - 1185), Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà
Nội.

Sakaiya Taichi (1993) , 12 người lập ra nước Nhật, chương III, NXB. Chính trị quốc
gia sự thật.

14

You might also like