Xã hội học

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

ĐAI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN


Khoa Nhật Bản học
--------o0o---------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Học kỳ 1 năm học 2021-2022

MÔN: XÃ HỘI HỌC

Hệ Chất lượng cao

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


VIỆT NAM VÀ NGUỒN VỐN FDI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Họ và tên: Phạm Phúc Nghị


MSSV: 1956191073
GV PHỤ TRÁCH: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

I. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. .......................................................2

II. Những tác động của FDI vào công cuộc phát triển đất nước. ........................2

1. Những tác động tích cực. ..................................................................................2

a. Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. ..........2

b. Chuyển giao công nghệ. ................................................................................3

c. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. ..........................................3

d. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế..........................................3

2. Những tác động tiêu cực. ..................................................................................4

a. Ô nhiễm môi trường. .....................................................................................4

b. Xảy ra tình trạng phụ thuộc kinh tế. ...........................................................4

c. Nhiều công ty không thể cạnh tranh được ngay tại sân nhà. ....................4

III. Phân tích chính sách và kiến nghị một số giải pháp. ...................................5

Nguồn Tham Khảo ...................................................................................................7

1
I. Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Kể từ chính phủ thực hiện chính sách đổi mới vào năm 1986 đến nay, Việt Nam là một trong những
nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trên thế giới. Mỗi năm, các nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam rất nhiều, đây là đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế đất nước. Theo đó vào năm 1991, số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 2,07 tỷ USD, trong
đó số vốn FDI thực hiện là 428,5 triệu USD, đạt trên 20% tổng vốn đăng ký. Mặc dù chịu ảnh
hưởng do đại dịch virus Corona, nhưng theo các số liệu từ chính phủ, trong năm nay tính đến 20/10,
Việt Nam đã thu hút thành công tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ
USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Nếu so với năm 1991, thì tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam
đã tăng hơn 20 tỷ USD sau 20 năm. Trong năm 2021, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có
94 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam, tính đến tháng 10 năm nay, các nước có
vốn đầu tư FDI vào Việt Nam cao nhất tiếp tục là Singapore với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD,
chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,42 tỷ
USD, chiếm 14,6%; Tiếp sau đó là Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký
2,17 tỷ USD, chiếm 9,2%; Các nước như Nhật Bản, Thái Lan và Đài loan đều có mặt trong top 10.
Các ngành được đầu tư nhiều nhất bao gồm : Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn
đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp sau đó là ngành sản xuất,
phân phối điện với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3%. Ngành kinh doanh bất động sản
xếp vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,12 tỷ USD. Tính đến hết nửa đầu năm 2021,
Long An là tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI đăng ký với hơn 3,5 tỷ USD, trong đó
dự án nhà máy điện LNG (3 tỷ USD) chiếm đến 84,2% tổng vốn đầu tư của tỉnh. Xếp sau Long
An là các tỉnh thành như Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình dương, Hải Phòng,...

II. Những tác động của FDI vào công cuộc phát triển đất nước.
1. Những tác động tích cực.
a. Đóng góp vào tăng trưởng GDP và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Một lợi ích FDI đem lại mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là FDI góp phần giúp nền kinh
tế đất nước phát triển. Kể từ khi mở cửa đất nước, Việt Nam đã đón nhận một làn sóng đầu tư FDI
khổng lồ. Và nguồn tiền thu được từ FDI giúp cho nhà nước có thêm nguồn kinh phí để phát triển
đất nước. Trong hơn 30 năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam thu hút được hơn 7 tỷ USD / năm,

2
bình quân khoảng 2,2 triệu USD / người, và trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2019, nguồn
vốn FDI thực hiện được đạt khoảng 47%. Theo số liệu từ tổng cục thống kê, trong năm 2019 vốn
FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp đến
20,35% trong giá trị GDP. Không những vậy, các doanh nghiệp FDI cũng góp phần giải quyết vấn
đề thất nghiệp cho người lao động. Tính đến hết năm 2019, có khoảng 6,1 triệu số lao động đang
làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI.
b. Chuyển giao công nghệ.
Đối với một quốc gia có xuất phát điểm thấp như Việt Nam, việc bắt kịp các quốc gia phát triển
trong thời đại hiện nay là một điều không dễ dàng gì. Việc tự mình phát minh, sáng tạo ra công
nghệ mới ngay lập tức để bắt kịp với các quốc gia phát triển thì được xem như một việc bất khả
thi do nước ta thiếu những thiết bị, máy móc hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo bà
Lê Thị Khánh Vân, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thì
Chuyển giao công nghệ chính là con đường ngắn nhất để công nghiệp hóa. Hiện nay, thông qua
các doanh nghiệp FDI, Việt Nam kỳ vọng sẽ được các doanh nghiệp chuyển giao các công nghệ
mới nhất nhằm phát triển đất nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các tập
đoàn lớn nhằm thu hút họ đầu tư vào Việt Nam và kỳ vọng sẽ có được một số công nghệ mới nhất
của các tập đoàn này. Một ví dụ thực tế là tập đoàn Samsung. Samsung khi đầu tư vào Việt Nam
đã được hưởng ưu đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư với mức thuế thu nhập DN chỉ 10% cho suốt
quá trình triển khai dự án. Và tập đoàn này sẽ được miễn thuế trong 4 năm đầu, và 9 năm tiếp theo
được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp.
c. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.
Việc các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia vào quá trình phát triển kinh tế có thể giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam phải liên tục
đổi mới cách thức làm việc, công nghệ, nắm bắt các cơ hội nhằm cạnh tranh với những kinh nghiệm,
nguồn vốn của doanh nghiệp khối FDI, qua đó sẽ góp phần nâng cao năng lực cho nền kinh tế
quốc gia. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2019 Việt Nam xếp hạng 67 trên 141
nước trên thế giới về năng lực cạnh tranh, tăng 10 bậc so với năm 2018.
d. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một lợi ích mà FDI mang lại đó chính là chất xúc tác giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Việt Nam. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp lạc hậu.
Nhưng hiện nay, nhờ vào các nguồn vốn FDI, nền kinh tế đất nước đã có sự thay đổi rõ rệt. Theo

3
số liệu của Tổng cục Thống kê, về cơ cấu nền kinh tế năm 2020 thì khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch
vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%.

2. Những tác động tiêu cực.


a. Ô nhiễm môi trường.
Vấn đề ô nhiễm là một trong những vấn đề đang nhức nhối hiện nay tại Việt Nam. Các doanh
nghiệp FDI cũng có một phần trách nhiệm trong vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp FDI đã cố tình
xả thải không qua xử lý, trốn nộp các loại phí bảo vệ môi trường nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của
mình. Công ty sản xuất bột ngọt Miwon (2014), Formosa Hà Tĩnh (2016), nhà máy giấy Lee and
Man Hậu Giang (2017),... là những ví dụ điển hình cho việc các doanh nghiệp nước ngoài gây ô
nhiễm môi trường trầm trọng tại Việt Nam. Ngoài ra, việc nhiều quốc gia phát triển như Trung
Quốc, Nhật Bản,... lợi dụng FDI để xuất khẩu những loại rác thải vào Việt Nam gây ra tình trạng
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
b. Xảy ra tình trạng phụ thuộc kinh tế.
Một tác động tiêu cực nữa của FDI là dễ làm xảy ra tình trạng phụ thuộc kinh tế ở nước nhận đầu
tư. Các quốc gia phát triển thông qua các công ty FDI này có thể kiểm soát các kênh tiêu thụ hàng
hóa ở đất nước nhận đầu tư, qua đó có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước nhận
đầu tư. Hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo chính phủ khi tỷ lệ phụ thuộc vào FDI của
Việt Nam là rất lớn. Các doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 70% kim ngạch xuất khẩu cả nước
và 64,3% kim ngạch nhập khẩu trong năm 2020. Điều này sẽ làm cho Việt Nam dễ bị ảnh hưởng
từ những cú sốc bên ngoài và hơn hết là nhiều công ty Việt Nam sẽ dần dần không thể cạnh tranh
nổi ngay chính tại sân nhà của mình.
c. Nhiều công ty không thể cạnh tranh được ngay tại sân nhà.
Việc xảy ra tình trạng phụ thuộc kinh tế như tôi đã trình bày bên trên cùng với việc nhiều công ty
FDI với nguồn vốn mạnh và được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước khi bắt đầu đầu tư
vào Việt Nam đã làm cho nhiều công ty Việt Nam gặp khó trong quá trình cạnh tranh. Trên nhiều
lĩnh vực như bán lẻ, xuất khẩu, công nghiệp,... các doanh nghiệp trong nước đều chịu “lép vế”
trước các doanh nghiệp FDI. Nhiều công ty trong nước đã không thể cạnh tranh nổi, và dẫn đến
việc bị các tập đoàn nước ngoài thâu tóm. Vào năm 2017, công ty Sabeco, công ty sản xuất nhiều
sản phẩm nước giải khát quen thuộc với người Việt như bia Sài Gòn, đã bị một doanh nghiệp Thái

4
Lan thu mua; hay HighLands Coffee, chuỗi cafe đạt lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam trong những
năm qua đã bị tập đoàn Jollibee mua lại vào năm 2012.

III. Phân tích chính sách và kiến nghị một số giải pháp.
Hiện nay, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh công bằng, lành mạnh thì Việt Nam đã
tích cực xây dựng, hoàn thiện các bộ luật, chính sách về đầu tư nước ngoài. Nhà nước Việt Nam
luôn đảm bảo về các quyền cơ bản cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời luôn hỗ trợ, ưu đãi
về thuế hay đất đai đối với họ. Luật đầu tư hiện nay đã quy định rất cụ thể về các hoạt động liên
quan đến việc mua bán của các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thuộc khu vực FDI. Tuy nhiên, trong
xu thế đất nước đang có tốc độ phát triển vượt bậc như hiện nay thì chúng ta cần phải hoàn thiện
hơn nữa các chính sách của mình góp phần tạo dựng được một môi trường lành mạnh và thu hút
được nhiều vốn FDI hơn.
Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư FDI.
- Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có nhiều cải cách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, thủ tục hành chính tại Việt Nam vẫn còn quá rườm rà. Tại hội
nghị sơ kết 3 năm hoạt động của Tổ công tác về đầu tư và lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp,
tập đoàn trong và ngoài nước nhằm cải thiện môi trường đầu tư do UBND Thành Phố Hồ Chí
Minh tổ chức, Bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH xử lý chất thải Việt
Nam, cho hay ngay sau khi nhận được đề nghị của UBND TP.HCM chuyển đổi công nghệ từ chôn
lấp hợp vệ sinh sang đốt rác phát điện thì doanh nghiệp đã làm việc với Sở TN-MT về các thủ tục
thực hiện. Nhưng sau đó, Sở TN-MT lại chuyển qua Sở KH-CN thẩm định về công nghệ, kế tiếp
Sở KH-CN trả lời rằng do giá trị đầu tư lớn, không thuộc thẩm quyền của Sở KH-CN mà cần phải
đưa qua Bộ KH-CN. Khi ra Bộ KH-CN thì bộ này trả lời phải chuyển qua Bộ KH-ĐT, tiếp đó Bộ
KH-ĐT lại chuyển về Sở KH-CN1. Rõ ràng có thể thấy thủ tục hành chính rườm rà không chỉ làm
ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn làm ảnh hưởng đến cả những
doanh nghiệp trong nước. Chính phủ cần phải có những chính sách, điều luật nhằm quy định rõ
ràng các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan ban ngành, đồng thời giảm bớt một vài thủ tục không
cần thiết. Như trong trường hợp trên, ngay từ lúc đầu UBND Thành Phố nên giúp đỡ doanh nghiệp

1
Sỷ Đông & Nhật Linh, Doanh nghiệp 'phát nản' với thủ tục hành chính, báo Thanh niên, https://thanhnien.vn/doanh-
nghiep-phat-nan-voi-thu-tuc-hanh-chinh-post1047973.html

5
trong việc xin giấy phép liên quan, giúp cho dự án được thông qua nhanh chóng. Nếu Việt Nam
có thể giải quyết được việc này, chúng ta có thể thu hút thêm được các nhà đầu tư đến từ các nước
Âu-Mỹ, những quốc gia luôn đòi hỏi môi trường đầu tư minh bạch, thủ tục nhanh gọn.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng là một trong những biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiện nay nguồn vốn FDI chủ yếu đổ về các thành phố lớn hoặc những tỉnh thành xung quanh các
thành phố này. Việc này xuất phát từ nguyên nhân nhằm tiết kiệm chi phí của các doanh nghiệp
FDI. Hiện nay, với chủ trương của nhà nước nên hầu hết ở các tỉnh đều có những khu chế xuất,
khu công nghiệp. Tuy nhiên, những khu công nghiệp ở những tỉnh thành cách xa các thành phố
lớn đều rơi vào tình trạng đìu hiu do điều kiện thiếu cơ sở vật chất, cùng với chi phí vận chuyển
về các thành phố lớn để tiêu thụ, hoặc xuất cảng ra nước ngoài. Thậm chí ngay cả đối với một khu
công nghiệp nằm tại một Thành phố trực thuộc trung ương như Thành Phố Cần Thơ cũng không
ngoại lệ. Khu công nghiệp hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản khánh thành vào năm 2018 với kỳ vọng
sẽ thu hút được các nhà đầu tư Nhật Bản. Tuy nhiên, đến nay khu công nghiệp chỉ có 1-2 công ty,
nhà máy hoạt động, phần đất còn lại đa số đều để trống.
- Việt Nam nên tập trung thu hút nguồn vốn FDI liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao. Trong thời
đại công nghệ như hiện nay, các quốc gia đều tập trung chạy đua công nghệ. Việt Nam với xuất
phát điểm là một quốc gia kém phát triển cần phải tận dụng các thời cơ để rút ngắn khoảng cách
so với các quốc gia khác. Thông qua việc các doanh nghiệp nước ngoài công nghệ cao đầu tư vào,
Việt Nam có thể học tập, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến đó qua quá trình chuyển giao
công nghệ.
- Để có thể thuận lợi thu hút vốn FDI và quá trình chuyển giao công nghệ thì các doanh nghiệp
trong nước và người lao động chiếm một vai trò rất quan trọng. Các doanh nghiệp trong nước phải
cố gắng nâng cao năng lực của mình về công nghệ, trình độ quản lý, nhằm có thể hợp tác được với
các doanh nghiệp FDI, và đủ năng lực để có thể tiếp thu những công nghệ mới nhất của họ. Đối
với người lao động, việc có nền tảng kiến thức là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp họ dần dần thay
thế được những lao động từ nước đầu tư, từ đó tiếp thu được những công nghệ, kỹ thuật mới để
sau này có thể giúp ích cho nước nhà.

6
Nguồn Tham Khảo.
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CỤC ĐẦU TƯ (2021), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam 10 tháng năm 2021, https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/457641e2-2605-4632-bbd8-
39ee65454a06/NewsID/72aeb599-b547-42e4-a8c2-a1ab3e9a12e9/MenuID.

ThS. Đỗ Thị Thu (2021), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam, Cổng thông tin điện tự bộ Tài Chính,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-
tin?dDocName=MOFUCM205169.

Anh Thơ (2021), Khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI, báo Phú Thọ, http://baophutho.vn/kinh-
te/202109/khai-thac-hieu-qua-nguon-von-fdi-179286.

ThS. Phạm Thiên Hoàng (2019), Tầm quan trọng của khu vực FDI đối với phát triển kinh tế - xã
hội Việt Nam, tạp chí tài chính, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-
cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-308893.html.

Nguyễn Thị Ngọc Anh (2017), Luận văn thạc sĩ: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam, trường đại học Dân Lập Hải Phòng.

André Munro, dependency theory, Bách khoa toàn thư mới Britannica,
https://www.britannica.com/topic/dependency-theory.

You might also like