Ngư I Lái Đò Sông Đà

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

MỞ BÀI Văn học luôn cần cái đẹp để tồn tại, cái đẹp cũng luôn cần văn

học để khai hoa, kết

quả, để tỏa hương cho đời, mà nhà văn, không ai khác chính là “người mở đường

để vào xứ sở của cái đẹp” (Paustovsky). Nguyễn Tuân chính là một người mở

đường như thế, một người mở đường tài năng độc nhất vô nhị đã để lại cho kho

tàng văn học Việt Nam vô số tác phẩm giá trị. Trong số đó, không thể không nhắc

đến “Người lái đò sông Đà” - một trong những chiến công sáng chói nhất của

người chiến sĩ văn nghệ Nguyễn Tuân, được viết nên từ tình yêu thiên nhiên, tình

yêu quê hương đất nước tha thiết và những con người lao động bình dị, chân chất

nơi đây.

Con sông Đà ở quãng thác này quả thật là một con quái vật

đúng nghĩa, một con mãnh thú ngàn năm tuổi với sự hung hãn và sức mạnh khủng

khiếp trời ban, như nhà thơ Bằng Việt đã từng miêu tả: “Con khủng long vươn dài

hai trăm cây số dốc/ Quật nát những rừng già khoét lõm những hang sâu”(Mai

mốt đến sông Đà).

- Nhà văn Nga Tolstoi đã từng viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Chính
tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, lòng yêu thương con người là chất xúc tác thôi thúc
người nghệ sĩ tìm thấy “chất vàng mười” cho văn chương của họ. Xuyên suốt cuộc hành
trình du ngoạn, khám phá cùng người lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện biết bao tình yêu da
diết của mình dành cho những người lao động, cho thiên nhiên đất Việt.

- Với Nguyễn Tuân, “văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết

phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo”. Trong

đoạn trích trên nói riêng và tùy bút “Người lái đò sông Đà” nói chung, ông đã thể

hiện quan niệm này một cách sâu sắc triệt để, cũng như cái tôi tài hoa, uyên bác

đặc trưng trong phong cách viết của mình. Cái tôi tài hoa được thể hiện qua những

rung động của nhà văn trước vẻ đẹp choáng ngợp hùng vĩ của thiên nhiên đất đất

nước,
- Nguyễn Minh Châu đã từng nhận định “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng

tâm mà tâm điểm của nó chính là con người”. Suy cho cùng văn học dù đề cập đến vấn

đề nào thì điểm xuất phát và đích đến của văn học vẫn luôn là cuộc sống con người và

con người là “diễn viên chính” làm nên giá trị của những áng văn chương nhờ cái cách

mà hình tượng đó đi vào tâm trí người đọc và sống ở đó trong cảm xúc mà nó mang lại.

Không là ngoại lệ, thật tài tình khi Nguyễn Tuân đã cho ta thấy một hình tượng nghệ

thuật phi thường trong những thứ đời thường, vốn nhìn qua tưởng như chẳng có gì đặc

biệt nếu như không có đôi mắt và cái óc quan sát tinh tế của ông chịu khó tìm tòi.

-       Nguyễn Tuân đã từng nhận định rằng: “ví ngôn ngữ như một thứ âm binh, nhà
văn phải là thứ phù thuỷ cao tay mới điều khiển nổi” bởi thế mà bất cứ cảnh vật và
cuộc sống của vùng đất nào khi được lựa chọn để trở thành đối tượng tuỳ bút của
Nguyễn Tuân thì nó lại hiện lên y hệt những hạt ngọc lấp lánh.

- “Chinh phục bất cứ một sự khó khăn nào luôn đem lại cho người ta một niềm vui
sướng thầm lặng, bởi điều đó cũng có nghĩa là đẩy lùi một đường ranh giới và tăng
thêm tự do của bản thân.” (Henri Frederic Amiel) Chính vì thế, Nguyễn Tuân không
miêu tả ông lái đò trong cuộc sống mưu sinh phẳng lặng, nhàn nhạt trên sông nước
hiền hòa, mà nhà văn đưa người đọc vào chặng đường chinh phục từng khúc sông đầy
gay go và ác liệt, để họ thán phục trước kỳ tài của một người lái đò trí dũng song toàn,
đầy khéo léo trong nghệ thuật vượt thác sông Đà.

- Đó chính là một khí chất, một cốt cách cao đẹp của ông lái đò, qua đó ta nhận ra rằng
ông lão ấy chính là một loài “hoa thơm cỏ quý” tỏa hương nơi núi rừng Tây Bắc, một con
người nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những gì đó lớn lao khiến người ta mến phục như
Thanh Thảo đã từng viết:

“Tôi yêu chất người đầu tiên


Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương.

(Dấu chân qua tràng cỏ)

TIẾP NHẬN VĂN HỌC Khép lại những dòng văn lai láng chất tài hoa “Người lái đò sông Đà”, ngòi bút
nở

hoa của Nguyễn Tuân như đặt một dấu triện vào tâm trí người đọc, hân hoan trong

“niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”. Ở cái xứ sở ấy, người ta mải mê

đắm mình trong dòng sông huyền thoại mà thưởng ngoạn nét đẹp bình dị lặng lẽ cống
hiến của người dân Tây Bắc vô danh của một chủ nghĩa anh hùng dân tộc không chỉ ở

trên chiến trường ác liệt mà còn trên mặt trận lao động. Người lái đò Lai Châu mang tư

thế xứng đáng với tầm vóc dân tộc 4000 năm văn hiến dù trong thời chiến hay thời bình.

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Thanh Hải)

KẾT BÀI Nguyễn Tuân yêu sông Đà, yêu miền rừng núi Tây Bắc xa xôi, yêu cả những con

người lao động chân chất thật thà nơi đây. Ông đã dành cả tấm lòng, cả tâm hồn

say mê cùng cái tôi tài hoa, uyên bác của mình để viết nên “Người lái đò sông Đà”,

một trong những áng tùy bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Bởi vậy mà

dù đoạn trích trên chỉ là một đoạn ngắn trong thiên tùy bút ấy, chỉ nói về những nét

đẹp của Đà giang ở quãng hạ nguồn, ta vẫn cảm nhận được cái hay, cái đẹp và chất

riêng ấn tượng trong văn Nguyễn Tuân. Gấp lại “Người lái đò sông Đà”, ấn tượng

về con sông Đà kì vĩ, hung bạo mà thơ mộng, trữ tình vẫn như âm vang lại trong

lòng độc giả, và ở đâu đó, ta nghe như văng vẳng bên tai những dòng thơ của Vũ

Quần Phương:

“Sau ánh mắt lặng yên

Vui buồn đâu dễ thấy

Sông Đà quen thuộc ấy

Nói hết cùng tôi chưa?”

You might also like