Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 70

Hấp thụ - Hấp phụ (6 tiết)

I. Quá trình hấp thụ


1. Đại cương về quá trình hấp thụ
2. Thiết bị hấp thụ
II. Quá trình hấp phụ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
3. Động học quá trình hấp phụ
4. Các thiết bị hấp phụ

2
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
HẤP THỤ - HẤP PHỤ
Mục tiêu học tập
1. Phân biệt hai quá trình hấp thụ và hấp phụ.
2. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
hấp thụ và cân bằng hấp phụ.
3. Trình bày được đặc điểm, tính chất, ứng dụng của các
chất hấp phụ sử dụng trong sản xuất dược phẩm.
4. Trình bày được động học của quá trình hấp phụ.
5. Trình bày được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của
một số thiết bị hấp thụ, hệ thống hấp thụ và thiết bị
hấp phụ dùng trong sản xuất dược phẩm.
3
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
HẤP THỤ - HẤP PHỤ

Tài liệu học tập


- Bùi Thị Thúy Luyện, Tài liệu phát tay.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa
chất và thực phẩm, tập 4, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, 2011.
- Dag Eimer, Gas Treating: Absorption Theory and
Practice, Wiley, 2014.
- Walter J. Weber JR., Adsorption processes, The
University of Michigan, College of Engineering, Ann
Arbor, Michigan 48104, USA.
4
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.1 Khái niệm
 Hấp thụ (absorption) là hiện tượng vật lý hay hóa học
mà ở đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút
hoặc khuếch tán qua bề mặt phân cách vào trong vật
lỏng hoặc rắn.
 Khi quá trình hấp thụ diễn ra chủ yếu là sự hút khí
bằng chất lỏng, vật chất di chuyển từ pha khí vào pha
lỏng. Khí được hút gọi là chất bị hấp thụ, chất lỏng
để hút gọi là dung môi, khí không bị hấp thụ gọi là
khí trơ.
5
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
 Quá trình hấp thụ được dùng để:
 Thu hồi các cấu tử quý
 Làm sạch khí
 Tách hỗn hợp khí thành từng cấu tử riêng biệt
 Chọn dung môi theo những tính chất sau:
 Có tính hòa tan chọn lọc
 Độ nhớt dung môi phải bé
 Nhiệt dung riêng bé
 Có nhiệt độ sôi khác xa với nhiệt độ sôi của cấu tử
hòa tan
 Có nhiệt độ đóng rắn thấp
 Không tạo thành tủa khi hòa tan
 Ít bay hơi
 Không độc và ăn mòn thiết bị
6
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.1 Phương trình đường cân bằng của quá trình
hấp thụ
 Cân bằng pha được xác định bởi áp suất, nhiệt độ và
nồng độ. Khi nhiệt độ không đổi thì độ hòa tan phụ
thuộc vào áp suất và được biểu thị bằng định luật
Henry:
𝒚𝒄𝒃 = 𝒎𝒙
m: hằng số cân bằng; m = /P
x: nồng độ phần mol trong dung dịch
: hệ số Henry, phụ thuộc vào tính chất
của khí, lỏng và nhiệt độ.
7
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.1 Phương trình đường cân bằng của quá trình
hấp thụ
 Đối với khí lý tưởng m là hằng số nên đường cân bẳng
là một đường thẳng.
 Đối với khí thực, m phụ thuộc vào hệ số Henry nên
đường cân bằng là đường cong.
 Khi tính toán quá trình hấp thụ, ta thường dùng phần
mol tương đối Y, X và quan hệ với phần mol x, y theo
𝑌 𝑋
công thức sau: y= x=
𝑌+1 𝑋+1

8
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.1 Phương trình đường cân bằng của quá trình
hấp thụ

Ta có phương trình
đường cân bằng tính
theo phần mol tương
đối là:
𝑚𝑋
Y=
1+ 1−𝑚 𝑋

Đường cân bằng của hệ khí lỏng

9
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.2 Phương trình đường làm việc của quá trình
hấp thụ
Ta có:
Gy: Lượng hỗn hợp khí vào thiết bị hấp thụ, kmol/h
Yđ: Nồng độ đầu của hỗn hợp khí, kmol/kmol khí trơ
Yc: Nồng độ cuối của hỗn hợp khí, kmol/kmol khí trơ
Gx: Lượng dung môi vào thiết bị hấp thụ, kmol/h
Xđ: Nồng độ đầu của dung môi, kmol/kmol dung môi
Xc: Nồng độ cuối của dung môi, kmol/kmol dung môi
Gtr: Lượng khí trơ, kmol/h
10
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.2 Phương trình đường làm việc của quá trình
hấp thụ
Lượng khí trơ được tính theo công thức:
1
Gtr = Gy = Gy (1-yđ), kmol/h
1+𝑌đ
Phương trình cân bằng vật liệu trong tháp hấp thụ:
Gtr (Yđ – Yc) = Gx (Xc – Xđ)

11
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.2 Phương trình đường làm việc của quá trình
hấp thụ
 Lượng dung môi cần thiết:
𝑌đ −𝑌𝑐
Gx = Gtr kmol/h
𝑋𝑐 −𝑋đ
 Khi đó phương trình đường cân bằng vật liệu ở tiết
diện bất kỳ của tháp là:
Gtr (Y-Yc) = Gx (X-Xđ)
 Phương trình đường nồng độ làm việc của quá trình
hấp thụ là:
𝐺𝑥 𝐺𝑥
Y= X + Yc - X
𝐺𝑡𝑟 𝐺𝑡𝑟 đ 12
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.3 Ảnh hưởng của lượng dung môi đến quá trình
hấp thụ
 Vai trò cuả dung môi trong hấp thụ được xác định dựa
vào phương trình chuyển khối chung và phương trình
đường nồng độ làm việc.
 Lượng khí bị hấp thụ được tính: G = KyFΔYtb
 Ở điều kiện xác định, G và hệ số chuyển khối Ky không
thay đổi → Bề mặt tiếp xúc pha F phụ thuộc vào động
lực trung bình ΔYtb sao cho tích F*ΔYtb là không đổi.

13
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội
Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.3 Ảnh hưởng của lượng dung môi đến quá trình
hấp thụ

• Ứng với đường BA4 thì F, Xc là


lớn nhất, giá trị Gx/Gtr bé nhất
→ Lượng dung môi là bé nhất.
• Ứng với đường BA thì F, Xc là
nhỏ nhất, giá trị Gx/Gtr lớn nhất
→ Lượng dung môi là lớn nhất.
Đường quan hệ X-Y

14
Bộ môn Công nghiệp dược
Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất lên quá
trình hấp thụ
 Nhiệt độ và áp suất ảnh hưởng chủ yếu lên trạng thái cân
bằng và động lực của quá trình hấp thụ.
 Theo phương trình Henry: khi nhiệt độ tăng thì hệ số Henry
tăng và đường cân bằng dịch chuyển về phía trục tung.
 Nếu đường làm việc không đổi thì động lực trung bình sẽ
giảm do đó cường độ chuyển khối cũng giảm theo.
 Tiếp tục tăng nhiệt độ thì tại một nhiệt độ nào đó cả quá
trình không thực hiện được do đường cân bằng và đường
làm việc cắt nhau nên không đạt được nồng độ Xc.
15
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất lên quá
trình hấp thụ

16
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ
1.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất lên quá
trình hấp thụ
 Khi tăng áp suất thì hệ số cân băng m = ψ/P sẽ giảm
do đó cân bằng dịch chuyển về phía trục hoành, động
lực trung bình tăng lên và quá trình chuyển khối sẽ tốt
hơn.
 Áp suất tăng cũng gây khó khăn về mặt thiết bị nên
quá trình hấp thụ chỉ được thực hiện ở áp suất cao đối
với những khí khó hòa tan như khí CO, CO2.
17
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp thụ
1.3 Quá trình nhả hấp thụ
 Được thực hiện khi cần thu hồi cấu tử quý hoặc hoàn
nguyên dung môi.
 Quá trình này là quá trình ngược với hấp thụ nên nó vẫn có
các quan hệ cân bằng giống như quá trình hấp thụ.
𝑃
x=y
𝜓
 Sử dụng khí trơ là hơi nước bão hòa khi cấu tử cần thu hồi
hoặc không khí nóng khi cấu tử không có ý nghĩa kinh tế.
 Quá trình nhả hấp thụ được tiến hành ở áp suất thấp và
nhiệt độ cao.

18
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
Yêu cầu:
 Có bề mặt tiếp xúc lớn.
 Trở lực trong thiết bị nhỏ.
 Cấu tạo đơn giản, dễ gia công, dễ chế tạo, dễ vận hành.
 Giá cả hợp lý.
Các thiết bị thường dùng trong sản xuất:
 Thiết bị loại bề mặt.
 Thiết bị loại màng.
 Thiết bị loại phun.
 Thiết bị loại đệm (Tháp đệm).
 Thiết bị loại đĩa (Tháp đĩa). 19
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.1 Thiết bị loại bề mặt

Thiết bị hấp thụ loại bề mặt


kiểu vỏ Thiết bị hấp thụ loại bề mặt kiểu ống

20
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.1 Thiết bị loại bề mặt
 Trong thiết bị khí và lỏng chuyển động ngược chiều nhau
và tiếp xúc với nhau trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
 Thiết bị có bề mặt tiếp xúc pha bé nên chỉ dùng khi chất
khí hòa tan trong lỏng như hấp thụ khí hydro clorua
bằng nước lạnh.
 Các thiết bị thường được nối tiếp nhau thành từng dãy.
Trong trường hợp cần làm nguội người ta tưới nước lên
bề mặt thiết bị hoặc nhúng toàn bộ thiết bị vào trong bể
nước lạnh.
21
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.2 Thiết bị loại màng

Thiết bị loại màng kiểu ống Thiết bị loại màng kiểu tấm
22
1-thân; 2-ống 1-bản; 2-Phân phối chất lỏng
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.2 Thiết bị loại màng
2.2.1 Thiết bị loại màng kiểu ống
 Cấu tạo: Bao gồm thân thiết bị trong có lắp nhiều ống
trao đổi nhiệt. Cửa vào và ra của lỏng và khí, nước làm
lạnh và nước ngưng.
 Hoạt động: Chất lỏng chảy từ trên xuống theo thành
ống, chất khí từ dưới lên tiếp xúc với màng chất lỏng và
quá trình hấp thụ được thực hiện ở màng chất lỏng trên
thành ống. Để lấy nhiệt tỏa ra khi hấp thụ, người ta cho
nước lạnh vào khoảng giữa các ống.
23
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.2.2 Thiết bị loại màng kiểu tấm
Cấu tạo: Gồm các bản bằng kim loại hoặc chất dẻo, xếp
thẳng đứng song song với nhau ở khoảng cách nhất định.
thân thiết bị và máng phân phối.
Hoạt động: Chất lỏng tử trên xuống chảy thành màng trên
bề mặt bản nhờ bộ phận phân phối. Khí đi ngược chiều từ
dưới lên tiếp xúc với màng chất lỏng, thực hiện quá trình
hấp thụ.

24
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
Ưu điểm:
 Cấu tạo đơn giản, trở lực nhỏ.
 Có thể tạo ra vận tốc chất lỏng lớn 5m/s.
Nhược điểm:
 Hiệu suất phân tách thấp.
 Bề mặt tiếp xúc không lớn.
 Thiết bị cồng kềnh.
 Độ dài ống hoặc tấm lớn thì khó phân bố chất lỏng
thành màng trên ống hoặc tấm.
Ứng dụng:
 Chưng và hấp thụ ở áp suất chân không.
 Hấp thụ loại khí khó hòa tan trong lỏng.
25
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.3 Hệ thống hấp thụ
 Trong thực tế, quá trình hấp thụ có thể là một tháp
hoặc nhiều tháp và làm việc theo nguyên tắc ngược
chiều: khí đi từ dưới lên và lỏng đi từ trên xuống.
 Hỗn hợp khí có nồng độ thấp tiếp xúc với dung môi
loãng và ngược lại do đó có thể tách hoàn toàn các cấu
tử ra khỏi hỗn hợp khí, chất hấp thụ thu được ở độ bão
hòa lớn, dung dịch đậm đặc.
 Hệ thống hấp thụ thực tế còn kèm theo quá trình làm
lạnh dung môi. Đồng thời để tăng nồng độ đậm đặc của
dung dịch người ta cho tuần hoàn một phần dung môi
để tăng hiệu quả làm việc.
26
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.3 Hệ thống hấp thụ
2.3.1 Hệ thống hấp thụ một tháp có làm lạnh và
tuần hoàn dung môi

Cấu tạo: Tháp hấp thụ, Thiết


bị gia nhiệt, Bơm.
Một phần chất hấp thụ được
lấy ra và được bù lại bằng
đúng một lượng dung môi
tương ứng.
Hệ thống hấp thụ có tuần hoàn
27
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.3 Hệ thống hấp thụ
2.3.2 Hệ thống hấp thụ nhiều tháp làm việc theo
nguyên tắc ngược chiều và có làm lạnh dung môi.
 Chất lỏng được
chuyển từ tháp này
sang tháp kia nhờ
bơm.
 Các thiết bị gia
nhiệt giữa các tháp
giúp lấy nhiệt tỏa
ra trên đường lỏng.
 Ở mỗi tháp có thể
thực hiện tuần Hệ thống hấp thụ nhiều tháp
28
hoàn chất hấp thụ.
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.3 Hệ thống hấp thụ
2.3.3 Hệ thống hấp thụ nhiều tháp có tuần hoàn và
nhả chất bị hấp thụ

Hệ thống hấp thụ có tuần hoàn và nhả


29
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Thiết bị hấp thụ
2.3 Hệ thống hấp thụ
2.3.3 Hệ thống hấp thụ nhiều tháp có tuần hoàn và
nhả chất bị hấp thụ
 Mắc thêm vào hệ thống một tháp chưng hoặc tháp nhả
để tách cấu tử được hấp thụ ra khỏi dung dịch.
 Chất lỏng ra khỏi tháp được bơm một phần tuần hoàn trở
lại, một phần chuyển sang tháp tiếp theo.
 Ở tháp cuối, dung dịch được đưa vào tháp chưng qua
thiết bị gia nhiệt để đun nóng đến nhiệt độ sôi.
 Khí hòa tan trong dung dịch được đưa tách ra khỏi chất
hấp thụ. Chất hấp thụ được tái sinh và đưa qua thiết bị
gia nhiệt để vào thiết bị hấp thụ.
30
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
I. Quá trình hấp thụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
Câu hỏi lượng giá
1. Nêu một số ứng dụng của quá trình hấp thụ trong sản
xuất. Phân tích các yêu cầu của dung môi sử dụng trong
quá trình hấp thụ?
2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ?
3. Trình bày các yêu cầu của một thiết bị hấp thụ? Kể tên
một số thiết bị hấp thụ thường được sử dụng trong sản
xuất?
4. Trình bày nguyên tắc hoạt động, ứng dụng và ưu, nhược
điểm của thiết bị hấp thụ loại bề mặt, loại màng kiểu ống
và loại màng kiểu tấm?
5. Trình bày đặc điểm, cấu tạo của hệ thống hấp thụ: một
tháp có làm lạnh và tuần hoàn dung môi, nhiều tháp làm
việc theo nguyên tắc ngược chiều và có làm lạnh dung
31
môi, nhiều tháp có tuần hoàn và nhả chất bị hấp thụ?
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.1 Khái niệm
 Hấp phụ (Adsorption): là quá trình hút các chất trên bề
mặt các vật liệu xốp nhờ các lực bề mặt. Các vật liệu xốp
được gọi là chất hấp phụ (adsorbent), chất bị hút gọi là
chất bị hấp phụ (adsorbate).
 Sự hấp phụ có thể xảy ra giữa các pha: rắn và rắn, rắn
và lỏng, hoặc rắn và khí.
 Ứng dụng :
 Tinh chế hoạt chất hoặc các chế phẩm từ dược liệu
 Sử dụng trong mặt nạ phòng độc
 Lọc vi khuẩn
 Sắc ký lỏng-rắn
32
 Tổng hợp hóa dược
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
 Các quá trình chuyển chất trong hấp phụ được
xem như gồm ba giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Khuếch tán từ môi trường lỏng đến bề mặt
hạt chất hấp phụ. Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chất
vật lý và thủy động lực của chất lỏng.
 Giai đoạn 2: Khuếch tán theo các mao quản trên bề
mặt.
 Giai đoạn 3: Tương tác hấp phụ.
Hai gian đoạn sau phụ thuộc vào các tính chất và cấu trúc
hấp phụ.
33
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2. Một số chất hấp phụ sử dụng trong công nghệ
dược phẩm.
 Chủ yếu gồm ba loại
- Chất hấp phụ chứa oxy: silica gel, zeolits.
- Chất hấp phụ chứa cacbon: than hoạt, graphite
- Chất hấp phụ là các polymer: nhựa hấp phụ
1.2.1 Cấu trúc xốp của chất hấp phụ:
Các yêu cầu cơ bản của chất hấp phụ:
- Có bề mặt riêng lớn.
- Có các mao quản đủ lớn để các phân tử hấp phụ đến
được bề mặt, nhưng cần đủ nhỏ để loại các phân từ xâm
nhập và có tính chọn lọc.
- Có thể hoàn nguyên dễ dàng.
- Bền năng lực hấp phụ nghĩa là kéo dài thời gian làm việc.
34
- Đủ bền để chịu được rung động và va đập.
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2.2 Than hoạt tính
 Than hoạt tính được chế tạo từ các nguyên liệu giàu
cacbon như than bùn, than đá, thực vật, xương động
vật.
 Cấu trúc xốp và độ hoạt động của than phụ thuộc vào
loại nguyên liệu và chế độ hoạt hóa nên than có nhiều
loại với phạm vi hoạt động khác nhau.
 Than dùng trong hấp phụ khí thường là loại giàu mao
quản nhỏ, hấp phụ trong dung dịch cần giàu mao quản
trung bình.

35
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ

1.2.2 Than hoạt tính


 Than hoạt tính thường được dùng ở hai dạng:
 Dạng bột thường dùng khi năng suất nhỏ, đem trộn
vào dung dịch cần hấp phụ sau đó lọc.
 Dạng viên thuận lợi cho việc hoàn nguyên than và
tái sử dụng nên thường dùng cho các hệ thống có
năng suất lớn.
 Nhược điểm: dễ cháy nổ.

36
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ

1.2.3 Silica gel


 Silica gel là chất hấp phụ ưa nước. Nó hấp phụ tốt
nước và nhiều chất có cực do có bề mặt riêng lớn, từ
200-800m2/g.
 Ứng dụng:
 Sử dụng trong sắc ký cột để tách các hợp chất tinh
khiết từ dược liệu hoặc tổng hợp hóa học và tinh chế
làm giàu hoạt chất.
 Hút ẩm, khí để hạn chế sự biến đối các thành phần
hóa học và biến tính hoạt chất trong thuốc.

37
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ

1.2.3 Silica gel


Ưu điểm:
 Bền, không độc, bảo quản, vận chuyển dễ dàng.
 Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao và được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lịch vực.
 Silica gel không ảnh hưởng tới sản phẩm mà nó
tiếp xúc và dễ tái sử dụng.
 Bền cơ học ở nhiệt độ cao.

38
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2.4 Nhựa hấp phụ (macroporous resin)
 Nhựa hấp phụ là các polymer liên kết chéo, không ion
hóa, được tổng hợp nhân tạo như styren, divinyl,
benzen, polyme, copolyme…, được đặc trưng bởi số
lượng lớn các lỗ xốp có khả năng hấp phụ các phân tử
lớn.
 Nhựa xốp hấp phụ là các vật liệu bề mặt kỵ nước,
không có cực hoặc có cực yếu, trương nhẹ trong dung
môi hữu cơ.
 Ái lực hấp phụ chủ yếu là lực Van der Waals. Chúng
được chế tạo để có tính chọn lọc, dùng tốt đối với một
số chất nào đó.
39
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2.4 Nhựa hấp phụ (macroporous resin)
Các thông số đặc trưng của mỗi loại nhựa macroporous :
 Diện tích bề mặt trong: thường từ 100 đến 1000 m2/g
 Đường kính lỗ xốp: dao động từ 100 đến 300 Å
 Độ phân cực bề mặt: phụ thuộc vào loại monome được
sử dụng trong quá trình tổng hợp hoặc cách xử lý hóa
học bổ sung sau trùng hợp.

40
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2.4 Nhựa hấp phụ (macroporous resin)
Khả năng hấp phụ chọn lọc của nhựa macroporous phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như:
 Bản chất polymer
 Đường kính lỗ xốp
 Diện tích bề mặt riêng
 Độ phân cực
 Khối lượng phân tử
 Kích thước và độ phân cực của phân tử đích
 Các điều kiện tiến hành 41
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2.4 Nhựa hấp phụ (macroporous resin)
Phân loại nhựa macroporous
Kích Diên tích
Loại hạt
Cấu trúc thước hạt bề mặt Ví dụ
nhựa (mm) (m2/g)
D1400,
Không
Styren 0,3-1,2 500-600 D101,
phân cực
D4020
Phân cực
Polystyren 0,3-1,0 500-650 AB-8
yếu
Polystyren,
Phân cực Styren- >1050
0,3-1,2 XAD-8
trung bình divinyl 550
benzen
Polystyren,
Phân cực
Styren, 0,3-1,2 100-220 DA201
mạnh
Sulfonic
42
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
1.2.4 Nhựa hấp phụ (macroporous resin)
Ứng dụng:
 Tinh chế đường.
 Hấp phụ khí.
 Xử lý nước thải.
 Tinh chế, phân lập các hoạt chất tinh khiết, làm giàu
hoạt chất trong các cao dược liệu.
Ưu điểm:
 Đa dạng, giá thành rẻ, khả năng lặp lại và ổn định tốt.
 Có thể tái sử dụng.
 Phù hợp khi triển khai ở quy mô lớn.
43
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
1. Đại cương về quá trình hấp phụ
Câu hỏi lượng giá

1. Hãy phân biệt hai quá trình hấp thụ và hấp phụ?
2. Trình bày các giai đoạn của quá trình hấp phụ và ứng
dụng trong sản xuất dược phẩm?
3. Trình bày các yêu cầu của chất hấp phụ?
4. Trình bày đặc điểm cấu tạo, ưu và nhược điểm của các
chất hấp phụ sử dụng trong sản xuất dược phẩm?

44
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.1 Cân bằng hấp phụ

 Lượng chất bị hấp phụ tối đa bởi một đơn vị chất hấp phụ

ở trạng thái cân bằng được gọi là hoạt độ hấp phụ α.

XA, XB: Phần mol của cấu tử A và B trong pha hấp phụ
YA, YB: Phần mol của cấu tử A và B trong pha lỏng

45
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ

2.1 Cân bằng hấp phụ

 Giá trị của α phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
 Chất hấp phụ và bị hấp phụ,

 Cấu trúc chất hấp phụ,

 Nồng độ chất bị hấp phụ,

 Áp suất, nhiệt độ và thành phần các cấu tử bị hấp


phụ khác.

46
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.2. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ
Các đường đẳng nhiệt hấp phụ được phân thành 5 loại:
Loại I: cho các chất hấp phụ chỉ chứa các mao quản nhỏ
hoặc quá trình hấp phụ chất lỏng.

47
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.2. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ
Loại II và III: cho các chất hấp phụ lên các vật rắn
không xốp.

48
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.2. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ
Loại IV: gồm một đường cong
lõm xen giữa hai đoạn lồi.
 Đoạn lồi phía dưới tương
ứng với hấp phụ một lớp.
 Đoạn lồi phía trên tương
ứng với hiện tượng ngưng
tụ trong các mao quản
trung bình.
 Đoạn lõm biểu thị vùng hấp
phụ nhiều lớp.

49
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.2. Các đường đẳng nhiệt hấp phụ
Loại V: tương ứng với các trường hợp mà tương tác giữa
các phân tử bị hấp phụ mạnh hơn tác dụng của lực hấp
phụ, cho các chất hấp phụ xốp.

50
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt độ hấp phụ
• Công thức tính hoạt độ hấp phụ khí và hơi như sau:
Wo: thể tích của không gian giới hạn hấp
phụ;
b: thể tích một milimol khí ở trạng thái
𝑇2 𝑇 2 𝑝𝐾
𝑊𝑜 −𝐵 𝛽 lg х 2 đã bị hấp phụ cm3/m.mol.
𝑇2
α= 𝑒 𝑘
𝑝
β: hệ số affin B: hằng số
𝑏
TK, pK: nhiệt độ và áp suất tới hạn.

• Nhiệt độ tăng làm giảm hoạt độ hấp phụ khí và hơi rất
nhiều, làm thay đổi cả đường cân bằng.

51
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ

52
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.4 Hấp phụ nhiều cấu tử
 Hoạt độ hấp phụ của từng chất không những phụ thuộc
vào tính chất của chính nó, tính chất của chất bị hấp phụ,
mà còn phụ thuộc vào tính chất và nồng độ các chất khác
có trong hỗn hợp.

 Tính chọn lọc hướng về phía các chất có ái lực, với bề


mặt mạnh hơn, các phân tử có kích thước lớn hơn như
dung dịch lỏng, chất hữu cơ hòa tan tốt hơn.

53
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.5 Ảnh hưởng của cấu trúc mao quản, tính chất bề
mặt của chất hấp phụ và của pH.
 Các chất hấp phụ giàu mao quản nhỏ hấp phụ rất nhiều
các chất khí, song lại có hoạt độ thấp khi sử dụng để hấp
phụ chất lỏng hữu cơ.

 pH của môi trường ảnh hưởng nhiều lên tính chất của bề
mặt chất hấp phụ và chất bị hấp phụ trong dung dịch.

Ví dụ: chất kỵ nước hấp phụ tốt nhất ở pH tương đương


điểm đẳng điện của nó.
54
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
2. Cân bằng hấp phụ và cơ chế hấp phụ
2.5 Ảnh hưởng của cấu trúc mao quản, tính chất
bề mặt của chất hấp phụ và của pH.

 Xét tính chất bề mặt, các chất hấp phụ gồm hai loại
chính: bề mặt có cực và không cực.

 Các chất hấp phụ có cực như silica gel sẽ có hoạt độ


lớn hơn khi hấp phụ các chất có cực như nước.

 Các chất hấp phụ không cực như than hoạt tính sẽ
hấp phụ tốt chất hữu cơ.

55
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
3. Động học quá trình hấp phụ
Quá trình hấp phụ từ pha lỏng hoặc khí lên bề mặt xốp
của chất hấp phụ gồm ba giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Chuyển chất trong pha liên tục
 Trong dòng lỏng khí, chất bị hấp phụ được chuyển dần
đến gần bề mặt của hạt chất hấp phụ nhờ đối lưu.
 Ở gần bề mặt hạt luôn có lớp màng giới hạn làm cho
sự truyền chất và nhiệt bị chậm lại.
 Đồng thời với quá trình truyền chất còn có quá trình
truyền nhiệt hấp phụ từ bề mặt hạt. Lượng nhiệt đó tỷ
lệ với lượng chất.
56
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
3. Động học quá trình hấp phụ
Giai đoạn 2: Chuyển chất trong mao quản hạt.
 Ở các mao quản đường kính lớn hơn quãng đường tự do
trung bình của phân tử diễn ra khuếch tán phân tử.
 Ở các mao quản nhỏ hơn thì do kích thước lỗ xốp nhỏ
hơn nhiều so với chiều dài bước nhảy tự do trung bình
của phân tử khí nên các phân tử sẽ va chạm vào thành lỗ
xốp là chính và mỗi phân tử chuyển động độc lập với các
phân tử còn lại.
 Cùng với chúng còn có cơ chế khuếch tán bề mặt, các
phân tử di chuyển bề mặt mao quản vào trong lòng hạt,
đôi khi giống như chuyển động trong lớp màng.
57
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
3. Động học quá trình hấp phụ
Giai đoạn 3: Hấp phụ.

 Quá trình diễn ra do tương tác của bề mặt chất hấp


phụ và chất bị hấp phụ bởi chủ yếu là các lực vật lý.

 Lực tương tác là khác nhau đối với các phân tử khác
nhau, tạo nên một tập hợp bao gồm các lớp phân tử
nằm trên bề mặt, như một màng chất lỏng, tạo nên
trở lực chủ yếu cho giai đoạn hấp phụ.

58
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1 Thiết bị hấp phụ gián đoạn
4.1.1 Chu trình trên thiết bị gián đoạn
 Quá trình hấp phụ đối với khí và hơi thường gồm 4
giai đoạn chính: hấp phụ, nhả, làm khô, làm nguội.
 Từng giai đoạn của một chu trình sẽ tiến hành lần lượt
trong từng điểm một của thiết bị.
 Tùy tính chất và yêu cầu của quá trình mà bốn giai
đoạn đó được thực hiện theo một trong các phương
thức sau:
- Bốn giai đoạn: hấp phụ, nhả bằng hơi nước, sấy khô
chất hấp phụ bằng khí nóng, làm nguội chất hấp phụ
bằng khí lạnh. Làm việc trong trường hợp nồng độ
hỗn hợp khí cao. 59
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1 Thiết bị hấp phụ gián đoạn
4.1.1 Chu trình trên thiết bị gián đoạn
- Ba giai đoạn: Hấp phụ, nhả bằng khí trơ nóng, làm
nguội bằng khí lạnh. Làm việc trong trường hợp khí có
nồng độ trung bình và nhỏ.
- Hai giai đoạn: Hấp phụ phần đầu trong dòng khí nóng
và khô để kết hợp hấp phụ với sấy khô chất hấp phụ.
Sau đó sẽ hấp phụ trong dòng khí nguội nhả bằng hơi
nước. Dùng trong trường hợp hỗn hợp khí có sự phân
bố nhiệt độ đều và nhỏ hơn 35oC. Chất bị hấp phụ
không tan trong nước.
60
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1.2 Thiết bị gián đoạn loại đứng BTP
Cấu tạo:
 Thân hình trụ chứa lớp hấp phụ được đặt trên giá bằng
gang đúc với các rãnh hình chữ nhật.
 Các lưới đỡ với kích thước lỗ nhỏ dần phủ lên nhau.
Mặt trên của lớp hấp phụ cũng được phủ bằng lưới để
tránh chất hấp phụ theo khí.
 Các cửa khí hỗn hợp đầu, cửa nạp chất hấp phụ, cửa
tháo chất hấp phụ, cửa quan sát, cửa dẫn khí thải, cửa
dẫn hỗn hợp nhả, hệ thống ống dẫn hơi nước, ống thải
nước ngưng, ống nối van an toàn và lớp chất xốp lọc. 61
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1.2 Thiết bị gián đoạn loại đứng BTP
Thiết bị hấp phụ khí loại
đứng BTP
1- Lớp hấp phụ
2- Lưới chắn trên
3- Cửa khí hỗn hợp đầu vào
4- Lớp xốp
5- Cửa nạp chất hấp phụ
6- Cửa tháo chất hấp phụ
7- Lưới phân phối
8-Ống dẫn hơi nước
9- Ống thải nước ngưng
10- Cửa quan sát
11- Cửa dẫn khí thải
12-Cửa dẫn hỗn hợp nhả
13- Ống nối van an toàn
14- Lưới đỡ 62
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1.2 Thiết bị gián đoạn loại đứng BTP
 Chu trình làm việc:
 Hỗn hợp khí đi qua cửa khí và được lọc qua lớp xốp
lọc, đi vào lớp hấp phụ.
 Quá trình nhả được tiến hành nhờ phun hơi nước qua
ống dẫn hơi nước. Hỗn hợp nhả theo cửa dẫn ra ngoài
đến hệ thống ngưng tụ và phân riêng.
 Khí nóng được đưa vào để sấy khô và tiếp đó là khí
nguội để làm nguội chất hấp phụ. Khí thải của cả ba
giai đoạn được đưa ra cửa dẫn khí thải.
 Ưu điểm: Thiết bị đơn giản.
 Nhược điểm: Năng suất không cao (dưới 3000m3/h). 63
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1.3 Thiết bị hấp phụ có lớp chất hấp phụ hình xuyến
 Trong trường hợp năng suất lớn, thiết bị loại đứng được
làm với dạng lớp hấp phụ hình xuyến.

 Đường kính thiết bị lên đến 3m, chiều cao 7m.

 Hỗn hợp khí nguyên liệu, sấy khô, làm nguội và hơi nước
đều đi vào từ cửa vào của khí và hơi nước, xuyên hướng
tâm qua lớp chất hấp phụ. Khí thải ra qua ống dẫn khí thải
và hơi nhả hấp phụ ra ngoài qua cửa tháo nước ngưng.

64
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.1.3 Thiết bị hấp phụ có lớp chất hấp phụ hình xuyến

Ưu điểm:
 Trở lực nhỏ.
 Năng suất cao.
Nhược điểm:
 Thiết bị có kích
thước lớn.
 Cấu tạo phức tạp.
 Đắt tiền.
Thiết bị hấp phụ khí loại đứng
với lớp hấp phụ hình xuyến 65
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.2 Hệ thống làm việc liên tục
4.2.1 Hệ thống tháp làm việc luân phiên
 Đối với chất lỏng, hệ thống hấp phụ làm việc liên tục,
đơn giản và hiệu quả là hệ thống các tháp đứng ghép
liên tiếp, làm việc luân phiên.

Hệ thống tháp làm


việc luân phiên

66
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.2 Hệ thống làm việc liên tục
4.2.2 Hệ thống hấp phụ tầng sôi.
 Lớp chất hấp phụ ở trạng
thái lỏng giả (tầng sôi)
được dùng trong cả hấp
phụ gián đoạn và liên tục.
Loại làm việc liên tục có
nhiều kiểu khác nhau.

Hệ thống hấp phụ tầng sôi 61


67
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.2 Hệ thống làm việc liên tục
4.2.2 Hệ thống hấp phụ tầng sôi.
Hỗn hợp khí mang chất hấp phụ vừa được làm nguội ở
thiết bị làm nguội 4 đi qua lớp hấp phụ ở trạng thái tầng
sôi 2, nơi diễn ra quá trình hấp phụ. Chất hấp phụ theo
phễu xuống thiết bị đun nóng 3 được tác nhân nhả (hơi
quá nhiệt) thổi sang lớp tầng sôi 5 để thực hiện quá
trình nhả. Sau nhả chất hấp phụ theo phễu đi xuống
thiết bị làm nguội 4. Sản phẩm nhả qua thiết bị làm lạnh
3 để đi ra ngoài.
68
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ
4.2 Hệ thống làm việc liên tục
4.2.2 Hệ thống hấp phụ tầng sôi.
Ưu điểm:
 Cường độ mãnh liệt.
 Bề mặt tiếp xúc pha lớn.
 Không tạo ra góc chết.
 Trở lực nhỏ.
 Nhiệt độ phân bố đồng đều.
 Năng suất lớn,
 Dễ dàng vẫn chuyển chất hấp phụ.
69
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ
4. Thiết bị hấp phụ

4.2 Hệ thống làm việc liên tục


4.2.2 Hệ thống hấp phụ tầng sôi.
Nhược điểm:
 Chất hấp phụ dễ bị gãy vụn, bào mòn.
 Động lực quá trình giảm do có sự trộn lẫn giữa các
hạt đã thực hiện hấp phụ và chưa hấp phụ.
 Ma sát vào thành thiết bị nên thành thiết bị bị bào
mòn.

70
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm
II. Quá trình hấp phụ HẤP THỤ - HẤP PHỤ

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hấp phụ?

2. Trình bày đặc điểm các đường đẳng nhiệt hấp phụ?

3. Trình bày động học quá trình hấp phụ?

4. Trình bày cấu tạo, chu trình làm việc, ưu và nhược


điểm của thiết bị hấp phụ gián đoạn?

5. Trình bày nguyên tắc hoạt động, ưu và nhược điểm


của hệ thống làm việc liên tục?
71
Bộ môn Công nghiệp dược
Trường Đại học Dược Hà Nội Một số quá trình và thiết bị trong công nghệ dược phẩm

You might also like